Các bộ sao liên quan đến các nhà khoa học như trường hợp NBC (bài viết chú vuivui)

Trước hết tôi nói rõ, người nghiên cứu khoa học, dù nhận giải nobel hay fields cũng vậy không phải là người có lá số được xếp vào hạng phi thường cách theo thái thứ Lang. Chứ tôi không nói họ không phải là người phi thường. Nếu họ là những người phi thường, thời đương nhiên phải có lá số phi thường. Song những lá số phi thường này, từ xưa tới nay, chưa có sách vở nào đề cập đến nó cả. Từ xưa đến nay, chúng ta tuy không có những phân định về mặt nguyên tắc, nhưng cũng đều ngầm định mà hiểu với nhau rằng, có những nhà khoa học lớn và những nhà khoa học xuất sắc. Những nhà khoa học lớn là những người tiên phong, mang tầm vóc tư tưởng lớn, có học thuyết mang tính khai sáng. Nhưng nhà khoa học xuất sắc là những người có những công trình xuất sắc, giải được những bài toán đặc biệt, …cho nên, chúng ta có thể thấy, có những nhà khoa học xuất sắc được giải thưởng lớn, mà cũng có những nhà khoa học lớn lại không có giải thưởng nào. Hoặc có nhà khoa học lớn lại được giải thưởng ở những công trình không phải tầm vóc của họ.

Chẳng hạn như Einstein, là nhà khoa học lớn, nhưng được giải thưởng Nobel về công trình hiệu ứng quang điện, trong khi tầm vóc của ông, ông là nhà vật lý lớn bởi lý thuyết hấp dẫn của ông. Khi phân biệt như vậy, ta dễ dàng thấy rằng, những nhà khoa học lớn như vậy, mới chính là phi thường nhân, ứng với những lá số có phi thường cách. Còn những nhà khoa học xuất sắc, đương nhiên lá số của họ cũng sẽ có những cách cục đặc biệt, nhưng không thể là phi thường cách được. 

BCN là nhà toán học xuất sắc. Có thể so sánh trực tiếp, chứ không cần so sánh đâu xa, ngay với Robert Langlands cũng không thể so được. Có thể nói, BCN vẫn chỉ là một người giải toán. Một người giải toán xuất sắc, có số may mắn được thế giới đánh giá đúng giá trị của công trình bởi giải thưởng Fields. Tôi không biết Langlands có được giải thưởng fields hay không. Nhưng cho dù không được, cũng không vì thế mà liệt Langlands dưới hạng tài năng só với BCN được. Tầm vóc tài năng hai con người này khác hẳn nhau. Một người khai phá và mở ra chân trời mới, có tầm vóc tư tưởng lớn. Một người là anh thợ cày, cày trên những thửa ruộng đất cằn sỏi đá. Thành thử, có thể xem Langlands là phi thường nhân toán học, nhưng BCN thì không thể xem là phi thường nhân toán học được, mà là nhà toán học xuất sắc. 

Xem xét như vậy, việc định ra lá số sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Như 12 lá số trong ngày 28/06 dương lịch ấy, không thể tìm đâu ra một lá số phi thường được. Cho dù đó là số phi thường không theo cách xác định của VDTTL. 

Ta hãy xem xét liệt kê tiêu chuẩn số mà Thất Sát đã kê toa: 

-Ngoài lý TPVT Khoa Quyền Lộc sặc sỡ, thì Sát tinh đắc cách. 

Trước hết, một nhà Khoa học hàng đầu, có nhiều công trình sáng tạo, có tính cách mạng thì không thể có bộ TPVT làm chủ được. Cho dù có được KQL (Khoa Quyền Lộc) sặc sỡ bao nhiêu đi nữa. Tại sao vậy. Đã gọi là làm chủ, thì cách cục đó, hay bộ đó phải là chủ đạo, chi phối mệnh người có số. Ta biết, bộ này là bộ chính tắc, mang tính quy cũ, theo lề lối truyền thống. Với chính trị thì những người này rất hạp, rất tốt bởi sự phụng sự thiên hạ, đưa tới những sự phát triển ổn định của xã hội. Bộ này rất ghét cách mạng, rất ghét sự thay đổi mang tính cách mạng, sự lật đổ. Có đặc điểm trung thành với truyền thống, sự cống hiến cho sự phát triển tuyền thống, chứ không làm đảo lộn nó bằng những cải cách cách mạng, dù chỉ là trong tư duy. Vì vậy, bộ này càng hội cát tinh, càng sặc sỡ bao nhiêu thì tính “bảo thủ” càng lớn bấy nhiêu. Trong nckh muốn sáng tạo, rất kỵ điều này.

Nhưng Sát tinh đắc cách thì được. Nhưng chỉ với sát tinh đắc cách thôi, thì nặng về kỹ thuật, thừa hành, cho dù tính thực hành đó có sáng tạo bao nhiêu đi chăng nữa, cũng chỉ trở thành một Edixon hay Faraday mà thôi

-Mang VCD. Những người này thông minh thì có thông minh, nhưng chỉ là VCD thì chỉ là loại khôn vặt. Song ở những người này có những đặc tính cần có của người nckh, sáng tạo khoa học, lý thuyết gia. Đó là sự mẫn cảm, nhạy cảm hơn bình thường. Song cần nhớ rằng, không phải cứ người có sự nhạy cảm thì phải là VCD. Sự nhạy cảm của người VCD thường buông lung, bất định, nên sự tham gia của tư duy logic là rất hạn chế. Ở họ, nếu không có những cách cục định hướng tư duy thì chỉ co thể làm nghệ thuật mà thôi. 

-Không Kiếp. Kể cả đắc hay hãm, với người làm KH thì đặc biệt tốt. Nhưng chỉ với KK thôi thì không được. Bộ này phải được “chỉ huy” bới lực lượng khác mới phát huy tính cách mạng, sáng tạo phi thường được. Tuy nhiên, chớ có vì thế mà cho rằng có Phá quân đi với KK là hay !. Bởi bộ này chỉ hay với cách mạng xã hội mà thôi, do bản chất Phá quân phiêu lưu, lông bông bất định, lại là sao lớn, rất khó có sao định hướng được nó. Ở cấp độ NBC, thì bộ này không hợp lý. Đối với một nhà Khoa học có KK tham gia, nếu có cách cục thích ứng thì nhà khoa học đó sẽ là nhà khoa học lớn. Còn như không có KK mà thay vào bộ khác thì cũng không ênn cơm cháo gì, nếu có Thiên không Kiếp sát thì cũng chỉ tới tầm xuất sắc mà thôi. Cho nên, khi xem xét một lá số của một nhà KH mà có KK tham gia, thời phải rất cẩn thận, bởi rất dễ lầm lẫn một kẻ Khùng với một Nhà Khoa Học Vĩ Đại. 

-Chính tinh cực hãm hay cực miếu. Điều này chung chung quá, nó có cũng đúng mà không có cũng chẳng sai. Khó có thể dùng để luận được chính xác một lá số. 

Bài sau, Tôi sẽ liệt những tiêu chuẩn trên lý số cho một người làm khoa học, và tầm vóc của các tiêu chuẩn đó. 

Ta biết rằng, mỗi con người đều có tư duy logic và tư duy sáng tạo. Ở mỗi loại người trong xã hội, trình độ lý luận và mức độ sáng tạo có khác nhau. Có người nặng về lý luận, có người nặng về sáng tạo. Người nặng về lý luận, tư duy logic chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn tư duy sáng tạo thì thường hành nghề luật, thầy cãi, làm chính trị, … 

Tư duy logic mà nặng thực hành thì thường làm kỹ thuật, thực nghiệm. Tư duy sáng tạo chiếm tỷ trọng cao thì thường có thiên hướng văn học nghệ thuật. Người nghiên cứu khoa học không hẳn nghiêng về phía tư duy logic chiếm tỷ trọng cao, cũng không hẳn nghiêng về phía tư duy sáng tạo chiếm ưu thế. Ở những người làm công tác nghiên cứu khoa học, thường thì cả tư duy logic và tư duy sáng tạo đều ở tầm mức cao độ. Khiến cho đứng ở góc độ nào cũng không thể liệt họ về một bên này hay bên kia. 

Nói như thế, không có nghĩa là bất cứ nhà khoa học nào cũng đầy đủ tư duy logic và tư duy sáng tạo. Cũng có những nhà khoa học nặng về tư duy logic thuần túy và cũng có những nhà khoa học thiên về tư duy sáng tạo. Nhưng với những nhà khoa học loại này, có những đặc điểm rất dễ nhận ra, và có một sự phân loại đơn giản, mà lại rất chính xác. 

Ở những nhà khoa học nặng tư duy logic, thì óc sáng tạo của họ bị vùi lấp. Những nhà khoa học này, có thể kiến thức họ bao la, họ đọc thiên kinh vạn quyển, nói năng, trình bày khúc chiết, chặt chẽ. Có thể nói, cái gì họ cũng biết. Nếu đi học, thường họ là những người học rất giỏi, thầy cô và bạn bè thán phục với những thành tích học tập rất cao. Nhưng đứng ở góc độ của người làm khoa học mà có phát minh, sáng chế, thì sẽ nói họ như là những người: Cái gì cũng biết, nhưng thật sự là họ chả biết cái gì cả. Thật thế, nói tới sách vở thì họ có thể trích lục, sao dẫn chính xác, đầy đủ không thể chế được. Nhưng trao đổi với họ những vấn đề còn đang là hóc búa, hay chưa được nghiên cứu, hay còn mới mẻ, thì họ ngọng. Họ có thể trở thành những giáo sư, những nhà sư phạm giỏi, nhưng cả đời chẳng có phát minh nào cả. Nhưng đừng nói họ không thể có những công trình. Nói thế là sai. Bởi họ vẫn có, thậm chí những công trình có tầm vóc. Chẳng hạn như đó là những công trình có tính biên tập, khảo cứu, hệ thống hóa. Với những người này, những lĩnh vực thích hợp là khảo cứu lịch sử, viết sách giáo khoa, kể cả khoa học tự nhiên và xã hội, biên tập đại bách khoa toàn thư, … 

Ở những nhà khoa học nặng tư duy sáng tạo, thì đó là những nhà phát minh, những chuyên gia về ý tưởng. Họ có thể trình bày những ý tưởng, những đề án phát minh lớn lao. Song 10 may ra được 1, bởi những tư duy buông lung, mà người ta hay gọi đó là trí tưởng tượng phong phú. Ở những người này, thời đi học, họ thường là những học sinh bướng bỉnh, khó bảo, bất phục, được đánh giá là rất thông minh, nhưng thành tích học tập thường không ổn định, nhiều môn, ngành họ phải chấp nhận thành tích rất yếu, nhưng có những môn, ngành họ có thành tích xuất chúng, ít người bì kịp. 

Làm một nhà khoa học thực thu, nhất thiết phải có cả hai. Và tầm vóc của nhà khoa học đó tương ứng với tầm mức của cả hai loại tư duy này. Thế nhưng, oái oăm thay, hai loại tư duy này xung đột nhau, chèn ép nhau. Ở trong cùng một con người, với tầm vóc thấp thì chúng còn cùng tồn tại. Nhưng ở trình độ cao thì chúng khó mà dung nhau, khó mà đồng thời cùng có những thể hiện xuất sắc. Bởi môt bên tư duy logic là loại tư duy bảo thủ, trói buộc, lệ thuộc. Còn tư duy sáng tạo là loại tư duy cách mạng, cải cách, phá bỏ những lệ thuộc, không chịu sự ràng buộc. Loại tư duy này rất cần sự mẫn cảm, sự nhạy bén. Vì thế, khi phát triển tới trình độ cao – không nhất thiết là do được đào tạo, mà phần lớn có được bởi năng khiếu bẩm sinh – thì nước lửa không dung nhau. 

Khi người nghiên cứu khoa học, cho dù là tương lai, có tầm vóc tư duy lớn. Ở họ, thiên nhiên, hay nói là trời cho, đã cho họ một đường “thoát” ra khỏi sự xung đột của hai loại tư duy đó. Đường thoát đó, chính là sự thăng hoa, mà người đời gọi đó là sự thăng hoa của trí tuệ. Khi trí tuệ của họ thăng hoa, hiệu ứng này nó liên hệ với những biểu hiện của khả năng, tính tình, cá tính đặc biệt. Có người thì có năng lực thể hiện âm nhạc – như Einstein, có người thể hiện ra khả năng làm thơ, có người làm họa, nặn tượng, có người thể hiện ra sự ở sinh lý. 

Tuy nhiên, sự thể hiện loại này cần phải phân biệt với nhiều loại khác, chẳng hạn như họ không phải là người dâm dật, cũng không phải là loại tiện dâm, ..mà ở họ, chỉ đó là sự thăng hoa về sinh lý, một sự háo sắc đặc biệt, thông qua thể hiện những si cuồng bão táp trong tình yêu. Họ yêu mãnh liệt, tôn thờ tình yêu, yêu ngấu nghiến, nhưng không phải bởi sức lực tràn trề, mà đó là bởi sự ham muốn đặc biệt mạnh mẽ. Cũng có kẻ thăng hoa ở lĩnh vực khác, như thích tranh biện, đấu trí với đời, như làm những việc chẳng giống ai, nghịch thường, chống lại cả nhân loại, xã hội – kể cả làm mafia. Phương tây xem xét những người như thế, và phát hiện ra rằng, họ thường dễ mắc những bệnh như là Thống phong chẳng hạn.

Có một điểm cần lưu ý, những người có biểu hiện như vậy, chưa chắc đã là người nckh, nhưng những người làm công tác nckh mà có những biểu hiện xuất sắc như vậy thì họ có những tiền đề của một nhà khoa học lớn. 

Tử vi xem xét vấn đề này rất sâu sắc và rất cụ thể. Nhưng để có thể xem xét được, thời phải có phương pháp giải đoán, chí ít cũng phải giải được bài toán, vấn nạn của tử vi. Đó là bài toán sinh cùng năm tháng ngày giờ, bài toán sinh đôi, sinh ba, sinh tư, …bài toán sinh cùng tứ trụ – cách nhau 60 năm, … Theo lý, như từ trước tới nay, chúng ta đều biết, tổng toàn bộ số lá số khả dĩ chỉ có khoảng trên dưới nửa triệu. Nhưng số người trên trái đất này cỡ khoảng 6 tỷ người. Số người sinh ra cùng một giờ trên toàn trái đất, là bất định. Khi ấy, theo lẽ thường, số người có cùng một lá số là bất định, mặc dù về con số trung bình là xác định cỡ 12000 người. Nhưng bản chất nó vốn là bất định. Một khi bài toán này không giải được, thì khả năng phân biệt tầm vóc tư duy như trình bày ở trên là bất định. Bởi vậy, trở ngại này phải được khắc phục. 

Lý thuyết mệnh chủ, cho phép một lá số có nhiều cuộc đời. Về lý thuyết, số cuộc đời ứng với một lá số, tuy đã có giới hạn, bởi số lượng sao và tổ hợp khả dĩ của các sao trong một lá số là giới hạn, nhưng đó là một số rất lớn, và số mệnh chủ cụ thể, vốn có bản chất là bất định. Con số giới hạn mệnh chủ khả dĩ, chỉ là về mặt thực tế, chứ về mặt lý thuyết, nó có thể được bổ sung đến vô hạn, bởi trên phương diện lý thuyết, số lượng sao trong lá số tử vi, không có gì ngăn chặn nó chỉ có từng ấy sao như chúng ta đã biết hiện nay. 

Với lý thuyết mệnh chủ, chúng ta hoàn toàn có thể khảo sát bài toán về Giới NCKH.

—————–

Ở phần trước, tôi có đề cập tới hai loại tư duy, xung đột nhau, nhưng lại cùng tồn tại trong một con người. Ở tầm vóc cao, sự xung đột này được hóa giải bới sự thăng hoa. 

Kết luận này được phát biểu, sẽ có nhiều người nghi ngờ mà đặt câu hỏi: Tại sao lại là thăng hoa mà không phải là được hóa giải bởi những biến hóa khác, những thể hiện ở dưới dạng khác mà không phải là thăng hoa ?. Như đã mô tả sơ lược ở trên, sự thăng hoa đó biểu hiện qua như: Sự bộc lộ về khả năng âm nhạc, thơ văn, nghệ thuật, hay những cá tính khác thường về sinh lý, tình cảm. … Điều này không phải là sự suy đoán, mà đó là từ thực tiễn. Chúng ta hoàn toàn có thể nghiệm chứng bằng những thực tê. Chẳng hạn, chúng ta tưởng tượng như sau: Có một người bị bắt, nhốt trong lao tù. Khi ấy, họ sẽ đối mặt với những xung đột lớn trong tâm lý. Thứ nhất, người ta sẽ ở trong trạng thái trói buộc, tù túng. Và khát vọng tự do sẽ trỗi dậy trong con người của họ. Khát vọng tự do càng lớn, thì sự cảm nhận về tù túng, trói buộc càng cao. Hai thứ tình cảm này xung đột nhau dữ dội. Từ đó sẽ xảy ra những trường hợp sau. 

-Người đó sẽ rơi vào khủng hoảng tâm sinh ly. Một trong hai trạng thái đó là tuyệt vọng đến hóa điên, tâm trí mất khả năng kiểm soát, thần kinh trở nên hỗn loạn. Trạng thái nữa là sự suy sụp, khuất phục trước hoàn cảnh hiện tại, cũng dẫn đến những thể hiện tuyệt vọng. Cả hai, đó là những trạng thái của người đã bị mất thăng bằng. 

-Người đó vẫn giữ vững được tinh thần. Nhưng ở họ, chúng ta sẽ thấy. Rất phổ biến như khi họ bị biệt giam, để hóa giải tình trạng xung đột, họ hát to lên, hát nhiều, đến mức cai ngục những tưởng họ bị điên. Nhưng không phải, đó là liệu pháp tinh thần của họ. Có người thì tỉ mẩn làm những việc không đâu như lau chùi chỗ mình cư ngụ rất sạch sẽ, nhặt từng hạt bụi, lau đến bóng loáng, sạch như không thể sạch hơn được nữa, tỉ mẫn theo dõi những con kiến, đếm đi đếm lại, …khiến cho người bình thường khi nhìn thấy thế, cũng tưởng là họ điên. Có người thì đánh cờ trong tưởng tượng, có người thì làm thơ – cho dù là thơ con cóc, … đó chính là những liệu pháp hóa giải xung đột tâm lý của họ. Chúng ta có thể nghiệm chứng qua những thực tế mà chúng ta đã thấy. Như tôi thì đã thực chứng, chẳng hạn qua trường hợp GS Đoàn Viết Hoạt hát lên trong những ngày bị biệt giam. Nữ anh hùng Võ thị Sáu, hát lên khi ra pháp trường, … Nhiều lắm, đếm không hết. 

Quay trở lại hình thái của hai loại tư duy này. Cần nhớ rằng, chúng song song tồn tại trong mỗi con người. Chỉ là ít hay nhiều, lệch hay cân bằng. Khi tư duy logic chiếm ưu thế, chúng ta có những con người bảo thủ. Họ có thể rất giỏi, uy tín cao. Song sự nghiệp của họ ở đỉnh cao thì không thể sáng chói. Hay nói cách khác, họ không bao giờ đạt đến tầm vóc đỉnh cao trí tuệ của nhân loại được. Họ chỉ có thể là những con Gà to, đẹp mã trong một đàn gà, chứ không thể trở thành những con Công, con Phượng được. 

Khi tư duy sáng tạo chiếm ưu thế. Họ cũng có thể rất giỏi, nhưng là giỏi ở một lĩnh vực hẹp nào đó, nhiều sáng kiến, tư duy độc đáo. Song sự phát triển thường thái quá mà dẫn đến phóng túng, thiểu kiểm soát, thành ra thường có những ý tưởng điên rồ, không tưởng, thiếu thực tế, và trên hết, khả năng hiện thực hóa rất khó khăn. 

Một sự cân bằng giữa hai loại tư duy này là một trạng thái cân bằng, nhưng thể hiện bởi sự khác thường trong tâm sinh lý. Với những người làm công tác nghiên cứu khoa học. Cả ba trạng thái đều khả di, đó là loại tư duy logic chiếm ưu thê, tư duy sáng tạo chiếm tỷ lượng cao hơn, và loại cân bằng được hai loại tư duy trên. Chỉ những người cân bằng được hai loại tư duy trên mới cho ra được những nhà khoa học xuất sắc, phi thường. Ở chủ đề này, chúng ta xem xét những nhà nckh loại đó. 

Tư duy logic đòi hỏi sự chặt chẽ, có tính tổ chức, quy trình thực hiện và hành động đều được sắp đặt có thứ tự, theo những quy tắc, thể chế. Tư duy có điều khiển, có lớp lang, … 

Tư duy sáng tạo đòi hỏi sự nhạy bén, mẫn cảm, tính tự do, thoáng đạt. Không bị rằng buộc, hay trói buộc bởi những định kiến, không bảo thủ, mà luôn hướng tới sự sáng tạo, tìm ra cái mới. Vì thế, với họ, những người này khi tư duy, họ như chìm vào miên man, như nhập vào, hóa thân vào đối tượng mà họ đang quán xét. Có thể nói khi đó, họ như “nhập đồng” vậy. Ở họ, ta nói họ là những người có Ngộ tính cao. Sự hiểu biết của họ, đó là sự Giác Ngộ. 

Người nckh, khi có cả hai, họ là những người có dấu hiệu phi thường nhân. 

Trong tử vi, rất may là có tất cả những hệ sao này. 

Hệ sao Giác Ngộ. 

-Trước hết phải kể đó là các sao Không – Vong. Tử vi có Lục kông – vong, đó là những sao: Địa không, Địa kiếp. Tuần, Triệt. Thiên không, Kiếp sát. Tuy nhiên, mức độ, hay tầm vóc có sự phân loại, và sự khác biet rất rõ ràng. Như sao Không thì ngộ tính chiếm ưu thế so với sao Vong. Có thể nói, khi nói đến ngộ tính, người ta nghĩ đến các sao không là chính. Sao vong, có chăng chỉ có sao Triệt là còn có ý nghĩa. Còn địa kiếp và kiếp sát, ngộ tính của nó tập trung vào sự thăng hoa vô hạn của cá tính, như kiếp sát thì nóng nảy vô hạn, địa kiếp thì hung hãn vô độ. Khi đạt tới sự thăng hoa, ngộ tính xuất hiện. Song đáng tiếc, dù cho ngộ tính xuất hiện, thì hậu quả đã xảy ra, nên người đời chẳng có mấy khi còn có thể chứng kiến sự kiện giác ngộ của những sao này. Chỉ khi những sao này có sao kiềm chế, thì ngộ tính của chúng mới thể hiện. Đó là những điểm chói sáng, như ánh chớp trong bầu trời đêm vậy. 

Xem xét trên thang bậc của sự giác ngộ, thì bậc nhất phải là hai sao Địa không và Địa kiếp. Thứ mới đến Tuần và Triệt, sau cùng là Thiên không, Kiếp sát. Nếu như sự phân loại này được phân theo chủ nghĩa kinh nghiệm, thì có thể nhiều người sẽ phản đối, bởi vì họ có thể cho rằng, thiên không mới là sao giác ngộ bậc nhất, kế đến thì thường thấy là tuần không, sau chót là địa không. Nhưng thực thì không phải như vậy. Đó chỉ là do bởi ở họ, chưa thấy rõ bản chất và nguồn gốc của các sao Không này. Đồng thời, trong khi xem xét các trường hợp cụ thể, phương pháp luận giải cũng không hẳn đã chuẩn xác, theo đó mà có những minh chứng chuẩn xác về từng sao !. 

Tôi tuy không trình bày cụ thể bản chất và nguồn gốc của các sao không này ra đây. Nhưng có một lối có thể chỉ rõ và dễ dàng hiểu được hơn. Đó là, như chúng ta đều biết thiên không – câm đèn chạy trước ô tô. Địa không – đại nghịch bất đạo. Tuần không – trung dung. Cứ như thứ bậc hay cấp độ đó mà xét, địa không là mạnh nhất, tuân không trung dung mạnh nhì, và thiên không đứng cuối bảng, chỉ xem như là sự giác ngộ. Khi đó, chúng ta hiểu rằng, cấp độ của địa không là sáng tạo, nên người có địa không mà hỏng, là khùng khùng, điên điên, hành vi chả giống ai. Nên mới nói, phi thường là ở chỗ này, bất phi thường nhân thì thành khùng nhân. Với tuần không, chỉ có thể đưa người ta tới những bậc chân nhân, thấu hiểu lẽ biến hóa của trời đất. Với thiên không con người có thể giác ngộ. 

Sự phân loại này chỉ là tương đối trên một bình diện về thang bậc mạnh yếu, chứ không thể nói người tuần không, hay địa không thì không giác ngộ, cũng như người thiên không thì khó có sáng tạo. Bởi vậy, 6 sao này, quan trọng nhất là ba sao Không, đối với tư duy, chủ về sự sáng tạo, giác ngộ. 

-Hai sao Nhật Nguyệt. 

Cũng là hai sao sáng tạo, nhưng ở hai sao này, sự sáng tạo không cực đoan như các sao Không Vong. Ở chúng có sự hài hòa, nên mang tính triết lý rất cao, đồng thời có tính mẫn cảm, sự nhạy bén mà ta thường gọi đó là những thông minh đĩnh ngộ, học một biết 10. 

-Các sao mẫn cảm: Đó là các sao như: Đào, Hồng, Thai, Thiên riêu, Hóa khoa, Hóa kỵ, Khúc, Xương, Đà la, Phục binh, Thiên cơ, thiên mã, Thât sát. … 

Tuy nhiên, các sao này có khác nhau, đối với giơi nckh thì các sao có trọng lượng là: Thiên riêu, Đà la, Khoa, Kỵ, Phục. Xếp theo thứ tự thì Riêu, Phục, Khoa, Kỵ, Đà. 

Nghệ thuật thì có Hồng, Đào, Xương, Khúc đứng đầu bảng Có thể có nhiều người sẽ bảo rằng tôi phân loại theo cảm tính. Nhưng như đã trình bày với các sao không, thì sự phân loại ở đây cũng theo tiêu chuẩn xuất phát từ nguồn gốc các sao vậy. 

Hệ sao Logic. 

Điển hình là các Sao: 

Thiên hình, Thái tuế, Liêm trinh, Cự môn, Thái dươngThiên lương, Khốc, Hư, … 

Riêng với những người làm Toán, không thể không có những sao: Thiên hình, Thái tuế, Cự, Liêm trong kết cấu mệnh. 

Thái dương khi làm chủ đối với người làm nckh thì sẽ có thiên hướng, triết học, Vật lý, kỹ thuật, hoặc nếu làm trong ngành Hóa thì đó phải là Hóa Lý. Hoặc văn chương, nghệ thuật tùy theo sự gia hội thêm các sao. 

Sơ lược là như vậy. 

Khi xét một con người cụ thể, ta phải có sự phối hợp, giao hội các sao, các thế đứng cũng như nhiều sự phối chế khác nữa. Trên cơ sở lý mệnh chủ thì sự phối hợp mới rõ ràng được. 

(Dẫn theo trang vuihoctuvi.blogspot.com)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.