Tử-vi vào Việt-nam

TÌM HIỂU THÊM VỀ LỊCH SỬ TỬ VI

(Trích lục của Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ)

 Lịch sử khoa tử vi

Trung hoa và Việt nam

Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ

Quay về | Xem tiếp

V. Tử-vi vào Việt-nam

Có hai thuyết nói về khoa Tử-vi truyền vào Việt-nam.

1.- Thuyết thứ nhất

Nói rằng một nhân viên sứ đoàn Đại-việt thời Lý tên Trần Tự Mai đã trộm được trọn vẹn bộ Tử-vi chính nghĩa và bộ Ngự-giám tử-vi, rồi đem về nước. Nhưng chính Tự-Mai cũng chỉ nghiên cứu rồi truyền cho con cháu.

Ghi chú: Từ Trần Tự-Mai đến vua Trần Thái-tông gồm 8 đời. Trần Tự Mai sinh Trần Vỵ Hoàng. Trần Vỵ Hoàng sinh Trần Tự Quang. Trần Tự Quang sinh Trần Tự Kinh. Trần Tự Kinh sinh Trần Tự Hấp. Trần Tự Hấp sinh Trần Lý. Trần Lý sinh Trần Thừa. Trần Thừa sinh Trần Liễu, Trần Cảnh tức vua Thái-Tông nhà Trần.

Nên sau này Hoàng Bính đem Tử-vi cho vua Trần, thì có cuộc tranh luận về Tử-vi giữa Hoàng Bính với Chiêu Minh vương Trần Quang-Khải và Chiêu-Quốc vương Trần Ích- Tắc.

2.- Thuyết thứ nhì

Một thuyết khác nói khoa Tử-vi truyền vào Đại-việt từ niên hiệu Nguyên-phong thứ bảy đời vua Trần Thái-Tông (1257). Người truyền sang Đại-việt là tiến sĩ Hoàng Bính. Hoàng Bính sinh vào niên hiệu Gia-thái thứ nhì đời Tống Ninh-Tông (1203), đậu Tiến-sĩ làm Thị độc học sĩ (chức quan đọc sách và giang sách cho vua nghe) thời Tống Lý-Tông. Năm Bảo-hựu nguyên niên (1253), tiên sinh nhân ở chức vụ Thị độc học sĩ, nên nghiên cứu, hiểu tường tận các bộ sách Tử-vi chính nghĩa, Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh, tiên sinh nghiên cứu số Tử vi của vua, Hoàng-hậu, các vương thần, khanh sĩ, văn võ đại thần, thì thấy số người cũng sắp táng gia bại sản, hoặc chết thê thảm, hoặc gia đình ly tán. Lúc đầu tiên sinh cho rằng có cuộc thay đổi ngôi vua trong triều, nhưng sau xem đến số của các vị trấn thủ đại thần, cũng đều tương tự cả. Tiên sinh cho rằng đó là vận nước sắp mất. Tiên sinh lại xem số mình và vợ con đều thấy thân cư Thiên-di, mệnh lập tại Tý, cung Thiên-di ở Ngọ. Tiên sinh mới giải đoán rằng: Tý là phương Bắc, Ngọ là phương Nam, vậy gia đình mình có số lập nghiệp ở phương Nam. Lại xem thiên văn, thấy tất cả các tinh hoa đều tụ cả ở phương Nam, mới bàn với phu nhân rằng:

– Ta xem thiên văn thấy phương Nam sáng rực, tương lai thánh nhân đều xuất hiện ở đó. Nay quân Thát-đát (Mông-cổ) chiếm gần hết giang sơn rồi, mà triều đình trên thì vua hôn ám, các quan thì nhũng lạm, lòng dân đã mất, cái vạ vong quốc không xa cho lắm. Âu là ta cáo quan về hưu, rồi đem tộc thuộc xuống phương Nam lánh nạn.

Năm 1257, Hoàng Bính đem tộc thuộc hơn ba nghìn người, đến biên giới Hoa-Việt, xin được vào đất Đại-Việt làm cư dân. Vua Thái-tông nhà Trần sai người lên tra xét, thấy họ quả thật tình, không có chi giả dối, mới thuận cho Hoàng Bính lập nghiệp ở vùng Yên bang. Hoàng Bính dâng người con gái út 16 tuổi, nhan sắc diễm lệ, làu thông thi thư và thuật số, Tử-vi tên Hoàng Chu-Linh. Vua Trần Thái-Tông thu nhận, phong làm Huệ-Túc phu nhân rất sủng ái.

    1. Thư tịch về khoa Tử Vi
    2. Nguồn gốc khoa Tử Vi
    3. Khoa Tử Vi đời Tống
    4. Khoa Tử Vi sau Hi-Di
    5. Tử Vi vào Việt Nam
    6. Khoa Tử Vi đời Trần
    7. Khoa Tử Vi đời sau
    8. Dị biệt chính, Nam phái
    9. Kết luận

    Quay về | Trở về đầu | Xem tiếp

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.