TỨ THƯ – TRUNG DUNG

TRUNG DUNG

Trong hội nghị của các nhà khoa học được trao giải Nô-ben hòa bình tổ chức tại Pa-ri, mọi người đã tuyên bố: ” Nhân loại nếu muốn sinh tồn trong thế kỷ XXI, phải hướng về học thuyết chung sống hài hòa của Khổng Tử – người của hơn hai nghìn năm trăm năm về trước “.

Trong lịch sử văn minh nhân loại, mỗi khái niệm hay một quan niệm được hình thành, mỗi một loại tư tưởng được kiến lập đúc kết nên, mỗi một nền văn hóa được xây dựng hình thành, đều trải qua quá trình tích lũy lịch sử lâu dài.

Những nhà hiền triết cổ đại, những bậc thánh nhân cổ Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc, … đều đề xướng tư tưởng Trung dung. Nguyên nhân sâu xa chính là vì đạo lý Trung Dung đã mang lại cho con người một lý tưởng sống chính đáng, một biện pháp, một cách giải quyết phù hợp thống nhất được hai cực đoan, làm cho cuộc sống giữa con người với con người hài hòa và vui vẻ, nhân loại nhờ đó mà không dẫn đến bị hủy diệt hay tan dã.

Trung Dung là một tư tưởng, giúp cho con người tìm được sự hoàn mỹ, hoàn hảo nhất ; không thiên lệch về bên nào ; hòa khí với mọi người nhưng không a dua hùa theo người ; không kéo bè kéo cánh ; hòa nhưng không đồng hóa ; hội nhập mà không hòa tan ; hòa mình vào quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng. Trung dung không phải là thỏa hiệp, nhượng bộ, bảo thủ, lạc hậu, mà Trung Dung chính là một đức sáng, giúp cho con người tự hoàn thiện bản thân, hướng con người theo xu hướng đạt tới phẩm chất đạo đức cao nhất.

Cho nên, khi nghĩ đến Trung Dung, là phải nghĩ đến một sự sắp xếp tốt nhất trong một điều kiện, một không gian, một thời gian nhất định. Không thể cho rằng, vì bất lực nên phải dựa vào Trung Dung, hay Trung Dung là nhường nhịn “chín bỏ làm mười”. Trung dung không những là quy phạm đạo đức, mà còn là phương pháp tư tưởng để quan sát thế giới, xử lý các vấn đề, thậm chí Trung dung trở thành thế giới quan của con người. Đặc biệt là trong Kinh Dịch – Dịch truyện

“Trung ư ! Trung là điều cơ bản lớn nhất trong thiên hạ.

Hòa ư ! Hòa là chuẩn tắc phổ biến nhất trong thiên hạ.

Trung hòa mà đạt đến tột cùng, thì mọi cái trong trời đất đều ở vị chí thỏa đáng, vạn vật sẽ sinh sôi nảy nở “.

Trung Dung đã trở thành phương pháp cơ bản để nhận thức thế giới, đồng thời Trung Dung cũng là chuẩn mực cơ bản để xử thế, thấm sâu vào tâm lý xã hội của con người phương Đông nói chung.

Tư tưởng Trung dung của Khổng Tử bao hàm nhân tố tư tưởng rất phong phú của phép biện chứng, đó là tôn trọng tính quy luật khách quan của mâu thuẫn, coi trọng sự liên kết dựa vào nhau để mà tồn tại của hai mặt đối lập trong cùng sự vật.

Theo Khổng Tử, mâu thuẫn hai bên đến một lúc nào đó sẽ xẩy ra bài xích lẫn nhau, để rồi đạt tới một sự cân bằng của mâu thuẫn, để mâu thuẫn lại được thống nhất. Đặc biệt khi luận chứng về làm thế nào, để đạt được sự cân bằng giữa hai bên, làm thế nào để duy trì sự cân bằng. Khổng Tử đã có những kiến giải rất có giá trị, làm phong phú sâu sắc thêm về những ý nghĩa bao hàm của phép biện chứng. Đây là một cống hiến to lớn của Khổng Tử trong lịch sử phát triển nhận thức của nhân loại.

(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.