Tạp ghi các bài viết hay về Tử vi
Những quan điểm của các triết gia trung hoa về số mệnh + Các bài viết hay về Tử Vi.
Trong lịch sử hình thành nên 3 luồng tư tưởng chính của các triết gia Trung Hoa về số mệnh, đó là:
1. Tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử :
Hai người cho rằng có mệnh trời và đó là điều vô hình, huyền diệu của tạo hoá, của trời đất. Con người có thể hiểu được cũng có thể không. Tuy nhiên họ không cho đó là kịch bản cố định mà con người phải tuân thủ hoàn toàn mà hoàn toàn bằng nhân lực của mình, con người có thể cải sửa số mệnh. Khuyên bảo người đời “Tận nhân lực, tri thiên mệnh” nghĩa là hãy cố gắng làm hết sức mình rồi thành bại thế nào mới biết được mệnh trời. Cho nên Khổng Tử mới nói: Ngũ Thập Tri Thiên Mệnh là vậy.
2. Tư tưởng của Trang Tử, Vương Sung:
Ông cho rằng con người quá nhỏ bé trong vũ trụ và chịu sự chi phối hoàn toàn vào định mệnh. Họ đều cho rằng con người thành bại, nghèo hèn hay giầu sang đều do định mệnh, ngay cả vận nước cũng do thiên mệnh chi phối không thể thay đổi. Cả hai người có phần bi quan, quá tin vào số mệnh và khuyên con người nên an phận.
3. Tư tưởng của Tuân Tử, Mặc Tử :
Hai vị này phủ nhận sự tồn tại của số mệnh và cho rằng tất cả hoạ phúc con người đều do chính hành động của họ tạo thành. Họ khuyên con người nên gắng sức làm mọi việc, nếu việc chưa thành là do chưa gắng hết sức chứ không phải do số mạng. Con người có thể thắng số và việc tìm hiểu Thiên mạng là điều không cần thiết. Đây là tư tưởng lạc quan đầy niềm tin vào sức mạnh con người.
Trong 3 tư tưởng trên chúng ta thấy tư tưởng Khổng Mạnh ở vị trí trung dung rất có sức thuyết phục. Biết số để cải số, để sống và làm việc cho hợp với vận mệnh của chính mình để cải biến nó, vận dụng linh hoạt điều đó tuỳ theo từng cá nhân, từng hoàn cảnh, từng thời điểm thiết nghĩ là bí quyết huyền diệu của thuật Nhân Sinh.
Từ khi Trần Đoàn đời nhà Tống phát minh ra môn Tử Vi, khoa này xuất phát từ trung Hoa nhưng lại được nhân dân Việt Nam ta kế thừa và phát huy thành môn sở trường, ngày nay càng ngày càng thịnh vượng và thu được nhiều thành tựu. Biết mình để sửa mình, biết người để xử thế, để sửa người cả hai đều mang lại hạnh phúc cho cá nhân và xã hội.
Cái biết trước bao giờ cũng làm cho con người ta tự tin hơn, mạnh mẽ và chủ động hơn trong cuộc sống, chủ động đón nhận những khó khăn mất mát. Cá nhân dùng cái biết đó để cải tạo tâm lý, hướng thiện, tích đức sẽ tạo thêm điều kiện thành công trong cuộc sống, mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh. Lúc đó con người không còn bị chi phối hoàn toàn vào số mệnh mà làm chủ được số mệnh, tự mình xây dựng nên chính mình. Triết lý của Tử Vi thật vĩ đại ở điều đó.
Nguồn gốc khoa Tử Vi
Toàn bộ mệnh học Phương Đông đều lấy âm dương, ngũ hành và Dịch học làm cơ bản. Có nhiều học thuật về mệnh học khác nhau là :
– Sơn : Các phép tu tiên
– Y : Chữa bệnh, đó là Đông Y ngày nay
– Mệnh : Gồm các môn đoán giải mệnh vận là Tử Bình và Tử Vi
– Bốc : Bói toán, hỏi vũ trụ thiên nhiên gồm bốc dịch, lục nhâm, kỳ môn, thái ất
– Tướng : Phép xem hình thế gồm phép xem vân tay, xem tướng người, xem tướng nhà, âm phần tức Phong Thuỷ và xem Thiên Văn.
Thiên Văn và Thái Ất Thần Kinh thường xem vận nước và những biến cố lịch sử lớn lao nay đã thất truyền. Phong Thuỷ xem hoạ phúc cho cả dòng họ, Y đứng riêng ra một ngành. Còn lại chỉ có các môn Nhân Tướng học, Tử Bình và Tử Vi là phổ biến nhất hiện nay. Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng như Nhật Bản, Hàn Quốc đều dùng Tử Bình. Duy nhất tại Việt Nam khoa Tử Vi được ứng dụng và phát triển mạnh.
Trước đây khoa Tử Vi chỉ là khoa mệnh học dành riêng cho tầng lớp vua chúa, quan lại nên khoa này không được phổ biến ra ngoài dân gian. Khi có biến động chính trị, một số bậc vua chúa chạy nạn sang nước ta mà truyền sang nước ta.
Tử Vi có nghĩa là một loài hoa tường vi màu đỏ sẫm, xuất phát từ việc người xưa thường dùng loài hoa này vào việc chiêm bốc. Giống như việc thầy Quỷ Cốc trước khi từ giã hai học trò là Tôn Tẫn và Bàng Quyên xuống núi bảo mỗi người ngắt một cành hoa tường vi rồi đưa thầy xem. Qua đó thầy Quỷ Cốc đã đoán được Tôn Tẫn phải mất nhiều năm vất vả chạy nạn vì bị Bàng Quyên hãm hại.
Khoa Tử Vi không rõ hình thành từ bao giờ, nó bắt đầu được biết đến từ thời Minh có lưu truyền cuốn Tử Vi Đẩu số Toàn Thư của la Hồng Tiên biên soạn, còn nguyên tác là của Hi Di Trần Đoàn trên núi Hoa Sơn truyền lại. Tử Vi hình thành từ năm tháng ngày giờ sinh của đương số rồi lập thành lá số gồm 12 cung và hơn 100 vì sao an vào các cung trong lá số. Từ lá số người giải đoán kết hợp luận đoán về bản mệnh, hoạ phúc, vận hạn tất cả năm tháng thậm chí ngày, giờ và tất cả các yếu tố chi phối khác nhau của cuộc đời đương số như cha mẹ, anh em, gia đình, con cái,…
Mặc dù Tử Vi từ Trung Quốc truyền sang nhưng trải qua bao nhiêu thế hệ, Tử Vi đã được tiền nhân ta kế thừa phát huy khiến nó trở thành một học thuật gần như là của riêng Việt Nam mà không có một nước nào khác biết đến.
Số người nghiên cứu, xem Tử Vi và số người tin vào khoa này ngày càng đông đảo. Một môn khoa học chỉ tồn tại được nếu nó khẳng định được tính đúng đắn của mình trong thực tiễn. Khoa Tử Vi trải qua nhiều triều đại, từ thời nhà Trần nó đã được hình hành trong tầng lớp vua chúa, quan lại. Đến nay Tử Vi luôn khẳng định được vai trò độc tôn trong việc giải đoán số mệnh một cách đúng đắn, đầy đủ, chi tiết. Áp dụng cho mọi người từ những bậc lãnh đạo muốn tìm quyết định trước khi hành động, cho các thương gia trước khi đầu tư, … Hầu như ai cũng muốn tìm lời giải bài toán số mệnh của mình qua Tử Vi.
Khoa Tử Vi mang lại nhiều giá trị, nó làm phong phú hiểu biết của người đời. Đánh giá đúng người tốt kẻ xấu, biết mình biết người từ đó tìm ra con đường nhân sinh hợp với cá tính và hoàn cảnh. Rèn luyện đức tính tốt, từ bỏ những thói xấu phát huy sở trường, sở đoản nhằm cải thiện đời sống và bản thân ngày một hoàn thiện.
Những quan niệm sai lầm về Tử Vi
Hiện nay có rất nhiều người nhìn nhận Tử Vi là một học thuật giải đáp mọi bí ẩn về số phận con người, tiên liệu được mọi biến cố, đề ra các kết luận chính xác về cốt cách, nhân phẩm, tâm tính, gia đình, bè bạn, quan trường, tài sản,…gói ghém mọi thiên định của Trời Đất dành cho một cá nhân. Chung quy coi Tử Vi như một thuật duy tâm huyền bí, Tử Vi chỉ cần mở lá số ra là có thể biết tất cả mọi việc từ quá khứ đến tương lai chính xac tuyệt đối: bao giờ phát tài, lên chức, bao giờ cưới vợ, sinh con, làm nhà,…Quan niệm này đề cao quá đáng vai trò của Tử Vi, cho nó một giá trị huyền bí quá lớn. Các vì sao được xem như một vị thần hộ mệnh hay án mệnh mà không ai có thể cưỡng lại nổi. Và con người không thề chủ động tạo được tương lai của mình, mà phải chịu phó mặc cho Thiên Mệnh.
Trái lại có người cho rằng Tử Vi là một dị đoan, mê tín, thậm chí là một tà thuật của những nhà bói toán nhằm trục lợi trên tín ngưỡng của thiên hạ. Mọi luận đoán của Tử Vi đều là sai, không đáng tin cậy.
Hai ý kiến trên đều là những ý kiến không chính xác, thể hiện quan điểm nhìn nhận phiến diện. Tử Vi thật sự không có một giá trị huyền bí nào, các vì sao trong Tử Vi không phải là những vị thần linh giám sát điều khiển vận mệnh con người gì cả. Đó chỉ là yếu tố có ảnh hưởng đến con người. Chứ không hề có sự điều khiển của đấng chí tôn nào cả. Các sao trong Tử Vi chỉ là các tên gọi tượng trưng, mượn tên một vật thể để mệnh danh một yếu tố trong con người. Các sao trong Tử Vi là những danh từ chỉ mức năng lượng (*) trong cơ thể con người và chu kỳ họat động của nó, qua đó phân tích con người thành những yếu tố nhỏ rồi hợp lại.
Giá trị của khoa Tử Vi mang tính chất nhân văn nhiều hơn, thông qua dự đoán để định hướng con người nhằm đóng góp tốt hơn khả năng bản thân cho gia đình và xã hội, nó không phải mê tín mà là một khoa học nhân văn chân chính phục vụ cho chính bản thân con người.
Tính chất 12 cung trong Tử Vi
Luận về tính chất và ý nghĩa của 12 cung địa chi ta chỉ có thể hiểu rõ thêm một phần nào khi ngoài căn cứ căn bản về 6 trục, tức dựa vào thiên văn, dịch lý tuần hoàn thăng giáng của Âm Dương độ, vị trí cao thấp của 12 cung, cần phải có kinh nghiệm của người nghiên cứu, một loại mang tính hoàn toàn cá biệt nhưng lại tối quan trọng đối với mọi khoa chiêm nghiệm của Đông Phương.
Nguyên ủy là do nền tảng về lý quá sâu xa, đôi khi mơ hồ, mâu thuẫn, hoặc quá cô đọng do người xưa để lại nên mỗi người nhìn mỗi khác. Kinh nghiệm tức là xem nhiều, tổng hợp, xắp xếp theo một khuôn khổ nào đó về vị trí, những việc tương đồng xảy ra dù bất luận năm tháng ngày giờ sinh như thế nào đều được ghi chép, gạn đục khơi trong để hy vọng một giải đáp mang tính mẫu số chung, từ đó mới hiểu rõ những sai biệt một cách đúng đắn, tuy sai biệt mà vẫn ẩn tàng và không ngoài cái tương đồng, cái thống nhất, có thế mới gọi là định mệnh.
Vị trí ta có thể tin tưởng để khảo sát là vị trí cung Mệnh.
Vì khoa Tử Vi tuy diễn tả sinh mệnh con người qua sự tổng hợp 12 cung như thập nhị nhân duyên, nhưng các cung khác sở dĩ mỗi cung đều có vị trí cùng nội dung riêng đều xuất phát từ vị trí cung mệnh. Cung Mệnh là cung đầu tiên trong sự thiết lập cho toàn lá số.
Trong 12 cung vị trí cao thấp giữa các cung được định bằng trục Tý Ngọ, trục Bắc Nam phân chia Âm Dương mà người xưa diễn tả bằng câu Thiên Khai Ư Tý với một hào dương xuất hiện trong quẻ Phục làm biểu tượng cho cung Tý.
Tuần tự nhi tiến theo chiều kim đồng hồ đến cung Hợi ta được quẻ Thuần Khôn. Vậy hai cung Tý Hợi chính là các cung Đáy, cung thấp nhất trong 12 cung địa chị Trục Tý Ngọ tuy phân định âm dương, nhưng cái chính của sự phân định này nhằm diễn tả sự thăng giáng của âm dương bằng các hào về mặt Lý.
Đi vào thực tế, cung Tý tuy là cung thấp nhất, thuộc nghi âm, đáng lý nó phải là nơi lạnh nhất, nơi của tháng Tý trong một năm, nhưng thực tế cho thấy tháng lạnh nhất phải là tháng Sửu thuộc Tiết Đại Hàn nhằm ngày 21 tháng giêng dương lịch, và ngược lại tháng nóng nhất phải là tháng Mùi thuộc tiết Đại Thử nhằm ngày 23 tháng 7 dương lịch.
Như vậy trục Sửu Mùi là biến tướng của trục Tý Ngọ nhằm xác định sự phân chia quân bình về nóng lạnh, tức về thời tiết. Đã là thời tiết thì sự chuyển đổi giữa các mùa thường âm thầm, chậm chạp mà bền bỉ và rõ rệt (tạm thời ta bỏ qua các trường hợp đột biến về tháng nhuận, các đột biến do con người gây ra những thiên tai như hiệu ứng nhà kính, tầng ozone).
Từ đó ta có thể hiểu tại sao cách bất hiển công danh, hoặc sau 30 năm mới thành công của cách Âm Dương đồng cung, cách Vũ Tham đồng cung, cách Liêm Sát đồng cung, cách giáp Tham Vũ, giáp Liêm Sát là các cách chủ sự chậm chạp chỉ có khi Mệnh đóng tại trục Sửu Mùị Đối ảnh của trục này là trục Thìn Tuất cũng mang nghĩa tương tự.
Sự thăng giáng tuần tự của các hào âm và dương đi đến trục Dần Thân với 3 hào dương quân bình với 3 hào âm được quẻ Thái tại cung Dần (tam dương khai thái) và quẻ Bỉ tại cung Thân, tức trục Dần Thân là trục quân bình tốt nhất về âm dương (trục nào cũng có một cách quân bình âm dương dù có chệnh lệch giữa các hào âm và dương). Chính vì đây là nơi lý tưởng của sự quân bình âm dương nên nó là nơi xuất phát cho cục của mệnh và an chính tinh.
Trục thẳng góc với trục Dần Thân là trục Tỵ Hợị Trục Tỵ Hợi cũng là trục quân bình âm dương, nhưng sự quân bình trong thế nghiêng lệch tuyệt đối với 2 quẻ Thuần Càn và Thuần Khôn. Sự quân bình này ví như một người đi trên một sợi dây căng thẳng trong đám xiếc, cho nên chỉ một cơ hội nhỏ nhoi, hoặc một sơ xuất bất kỳ (niệm khởi) ta có thể vươn nhanh ở dạng phát dã như lôi, hoặc bị nhận chìm vĩnh viễn và té nhào (sinh địa của Không Kiếp). Do tính chất này nên hầu hết các chính tinh đều hãm địa, và mệnh đóng ở đây đều là cách giang hồ lãng tử, hay gặp trở lực và còn được lý giải thêm khi so kè với các cung khác.
Trục Mão Dậu thẳng góc với trục Tý Ngọ, là trục phân chia âm dương bằng các mùa, Xuân Hạ từ Mão tới Thân, Thu Đông từ Dậu tới Dần.
Tháng Mão với quẻ Lôi Thiên Đại Tráng, sấm mùa xuân bắt đầu vang, sức sống của vạn vât mới mạnh, làm thức ngủ động vật, sự sống thực sự hiện diện chứ không còn ngủ vùi, cái ăn và tính gia đình, cộng đồng bắt đầu đem đến sự ràng buộc trong mọi sinh hoạt, nên phải chăng với ý này ngưòi xưa cho cung Mão là cung của Đông Trù Táo Quân?
Từ những dò tìm mang tính sơ lược trước các bí ẩn của các cung do tính chất của các trục, dựa vào các trục để chiêm nghiệm, nay ta thử dùng vị trí cung Mệnh ứng vào từng loại cung để thử tìm cái tổng quát tính chất của từng cung, xem có được một chút ánh sáng nào về vận mệnh cố hữu ẩn tàng trong từng cung hay không ?
Trước tiên cần phải nhận định việc đi tìm tính chất cùng ý nghĩa tổng quát của từng cung đều dựa vào tính chất của các trục mà không dựa vào ngũ hành của cung vì lối an 14 chính tinh rõ ràng có sự liên kết, khóa ngàm giữa các sao bằng trục chứ không phải ngũ hành với 2 chòm sao Tử Phủ lấy trục Dần Thân làm căn cứ.
Trường hợp Mệnh tại Tý. Đây là cung đáy cho nên cách này luôn cần phải có chính tinh tốt hợp hành Mệnh, cần nhiều trung tinh, tam hóa mới thành công. Do một hào dương đầu tiên xuất hiện tại đây nên là mẫu người mang tính cải cách, sáng tạo, tay trắng làm nên, hoặc quan niệm sống cùng đời sống thay đổi hoàn toàn với quá khứ, hành xử đôi khi mang tính táo bạo, nhiều tính tranh đấu, ít mang tính van lơn xin xỏ, giữ lập trường.
Muốn được như vậy thì chính bản thân phải có những xảo thuật đặc biệt, khác người, dám nói dám làm. Chính vì vậy tại sao Quan Lộc ở Thìn luôn luôn cần Kình Dương, các sát tinh để làm lưỡi dao bén xé toang La Võng, một nhát lao vào cứu cánh một cách dứt khoát, hoặc là người có nghề hoặc ưa thích những gì tinh xảo, chế biến tài tình, nghệ thuật cao tay với cách Cơ Lương đồng cung.
Do cung Điền tại Mão là cung của Đông Trù Táo Quân, chẳng những chủ về bếp núc theo nghĩa hẹp, nó còn chủ cái gia cang của gia đình, gia tộc, lớn hơn nữa là nhân loại theo nghĩa rộng, nên cách này thường là những lý thuyết gia, những nhà cách mạng, lãnh tụ tôn giáo, đại diện cho một trường pháị Mộng cao thì té cũng cao nên đời thường vương lụy vào pháp luật, sự ghen ghét, có thương tích, tàn tật, bệnh khó chữa, dễ gặp nguy khốn do quan niệm cứng ngắt của mình, phái nữ thì duyên nợ lận đận.
Với cung Phúc ở Dần là nơi quân bình Âm Dương lý tưởng nên sự may mắn về gia thế, âm phần là đương nhiên, nhưng cũng chính vì vậy trong lòng luôn ôm mang giấc mộng lớn, luôn CẦU TOÀN trong công việc cũng như tình cảm. Vì Thiên Di tại Ngọ là nơi của Đế Tinh ngồi nên hay đi xa thì thành công, ngoại giao thì tốt lành.
Cần lưu ý sự chiêm nghiệm này chỉ ở mức độ có các sao tốt, bình thường, nếu có nhiều sao xấu ở các vị trí nói trên ta cần phải luận đoán ngược lại, nhưng phần đại thể vẫn lấy từ đây làm căn cứ.
Đối nghịch với cung Tý là cung Ngọ. Cung này là nơi cao nhất, nơi ngồi của đế tinh, triều đình, nội các nên trong cách hành xử ưa chuyện cao sang, quyền quý, chỉ đi khi gặp người đáng gặp, chuyện đáng cần. Đây là cách được Trời phú cho sinh ra đã được thế hơn người, thông minh, tài trí, phước lộc đầy đủ, nếu không như vậy thì chỉ gian nan trong một thời gian ngắn cũng có cơ hội gặp người tiến dẫn hoặc có cơ hội giữ được địa vị tốt. Vì là nội các nên tử huyệt của cách này là cung quan tại Tuất.
Do đó là mẫu người làm được việc lớn, luôn có phong thái “người lớn, kẻ cả” đôi khi kiêu kỳ, nặng bề ngoài. Nên nếu gặp Tuần, Triệt, các sao không hợp cách ở Mệnh hay Quan thì chỉ là hư danh, chính khách salon, hoặc những chức vụ hữu danh vô thực. Cuộc sống tha hương, vô định chẳng có thực lực, mượn oai hùm, tốt hay xấu lúc này đều phải dựa vào cung Nô Bộc, Huynh Đệ ở Tỵ Hợi của trục Tỵ Hợi.
Cung Tử Tức tại Mão là cung Táo Quân nên nặng lo người nối dõi, hoặc đào luyện đệ tử theo ý hướng, truyền thống, trường phái của mình, tức có tính bảo thủ. Các cung Phúc Đức, Điền cũng tương tự như trường hợp tại Tý.
Trả lời với phần trích dẫn kèm theo
Trường hợp cung Sửu thuộc trục Sửu Mùi. Đây là chủ sự chậm chạp như đã được nói ở trên. Nếu đem so với các cung khác ta lại càng thấy ý nghĩa này càng rõ rệt.
Mệnh ở Sửu thì Nô ở Ngọ là nơi ngồi của Đế tinh và cũng là cung lục hại của cung Sửụ Trường hợp này cho thấy phần lớn Mệnh ở đây thường cô độc, lụy vào bè bạn, tốt hay xấu đều tùy thuộc vào cung Nộ Huống chi cung Quan tại Tỵ thuộc trục Tỵ Hợi là trục có độ nghiêng tuyệt đối giữa các hào Âm Dương, lại gặp phải cung Ngọ chắn ngang đường đi, muốn tiến thì phải vượt qua nơi ngồi của Đế Tinh với nhiều công sức. Cho nên đường công danh hay gặp trở lực, hay thay đổi, dù vẫn có nghị lực, đôi khi liều lĩnh, nhiều sáng tạo, đời sống dù lang bạt nhưng vẫn chung sống với đồng hương, sống cùng với gia đình bên mình hay người hôn phối, công việc chức vụ đều có liên quan đến thân tộc tiến dẫn hay giúp đỡ qua lại (cung Phúc tại Mão, cung Táo Quân). Càng có nhiều sao tốt hậu vận càng thành công, tình gia tộc, bè bạn, cộng đồng tốt đẹp. Bằng trái lại số phận coi như bị đè nén, không có cơ hội thi thố, làm cũng ham mà vui cũng thích, hữu danh vô thực, chóng chán, bi quan, hoàn cảnh bên ngoài, người ngoài làm chủ thân mình khiến hay bị lụy thân, phong trần phiêu bạt, nghèo khó, mẫu người của lý thuyết, nghiên cứu, trong phòng thí nghiệm, tàng kinh các.
Trường hợp cung Mùi thì lại khác, do cung này nhị hợp với cung của Đế Tinh nên đây là cách cố vấn, quân sư, cách làm thầy người, người tính khách khí, biện tài, mô phạm, sống chuẩn mực, lý trí mạnh hơn tình cảm, chịu khó ( Gia Cát Lượng có cách này). Khởi đầu thường vất vả, ước mộng ban đầu về tình cảm, nghề nghiệp hay bị đứt đoạn do tính chất của trục Sửu Mùị Nếu thời trẻ tuổi sớm thành công hoặc muốn tiến nhanh thì lại dễ bị hỏng, thất bại nhanh chóng.
Điểm kế tiếp là cung Quan tại Hợi là cung đáy cho nên muốn thành công phải có nghị lực, tài năng phi thường để vươn lên, đương đầu và kiên gan với những việc khó ai làm nổi.
Cung Phúc tại Dậu là cung Thiên Di thứ hai nên tha phương, hay lo hết chuyện này sang chuyện kia, không bao giờ để nước đến chân mới nhẩy, dễ đoản thọ hoặc hay có thương tích vĩnh viễn, bệnh khó chữa.
Trường hợp cung Dần. Do cung này thuộc trục Dần Thân là trục quân bình âm Dương lý tưởng nhất và do cung Quan là cung Ngọ Đế Tinh nên vận mệnh thường chiều lòng người, dễ gặp cơ hội tốt, có sự nghiệp tốt đẹp, tài giỏi, vượng phu ích tử, có nghề tay trái đặc biệt hỗ trợ cho công danh, tình cảm. Hai cung Dần Ngọ dù có gặp sao xấu cũng không đáng lo ngại, cũng có lúc vươn lên hoặc xã hội cũng có cơ hội xắp xếp cho mình một vị trí yên ổn, nhất là cung Phu Thê ở Tý là cung đáy nơi xuất hiện hào dương đầu tiên sẽ giúp đỡ và nâng đỡ cho mình, nói khác đi cung này là nơi thoái thân của mình để trú ẩn.
Đáng ngại nhất là cung Nô ở Mùi nhị hợp với cung Ngọ, nếu gặp sao xấu thì lại vất vả, khó gặp cơ hội hoặc người cứu vãn, suốt đời khó làm nên việc.
Trường hợp cung Thân. Tuy do cung này thuộc trục Dần Thân là trục quân bình âm Dương lý tưởng nhất nhưng cung Quan tại Tý là cung đáy dễ bị suy sụp khi gặp khó khăn, khó vươn lên, cần phải có chí bền. Do đó đây là mẫu người hăng say, suốt đời tranh đấu, tính toán, thích hợp các ngành kinh doanh, thương gia, kỹ nghệ gia, tay trắng làm nên. Nếu có xuất thân từ giàu có, danh giá thì đến đời mình cũng không còn được bao nhiêu, nhưng vẫn có thừa hưởng chút ít về gia tài hoặc nghề nghiệp, thời trẻ đã phải tha hương tự mình gầy dựng lại.
Đây là kết quả của cung Phụ Mẫu ở Dậu, cung Điền ở cung Hợi là cung đáy, nơi phát sinh bộ Không Kiếp. Cung Đế Tinh tại Ngọ là cung Phu Thê rất quan trọng cho nữ hơn nam, có người hôn phối danh giá. Nhưng nếu có sao xấu và không hợp cách thường là người lận đận tình duyên, đảm đang mà hạnh phúc lợt lạt, nhiều mối lương duyên chật vật, ngang trái, hoặc sống cô độc. Nam thì đa thê nếu cung Tý gặp Tuần Triệt.
Trường hợp cung Mão. Do đây là cung Táo Quân chủ cái gia cang của gia đình, thân tộc nên làm gì cũng có dính líu đến người thân, đồng hương, bằng hữu, ưa thích tham gia vào những hiệp hội mang tính cộng đồng về xứ xở, ngành nghề, tôn giáo, có óc gia đình nên công việc hay có sự lôi kéo người thân tham gia . Như vậy sự tốt xấu đều tùy thuộc vào cung Mão và cung Phúc tại Tỵ.
Nếu các cung này xấu là người tha phương, nay đây mai đó, lạc lõng tình thương, mồ côi, nương thân nơi người khác, duyên nợ lận đận, khó khăn. Ngoài ra cung Dậu còn là cung Thiên Di thứ hai nên hay đi xa và càng làm gia tăng các tính nói trên.
Tuy nhiên vì cung Điền là cung Đế Tinh và cũng là cung Phúc thứ hai nên đi đâu cũng có nơi ăn chốn ở, hậu vận vẫn có nơi chốn cư trú yên ổn, trở về mái nhà xưa. Nếu lập nghiệp nơi xa cũng lôi kéo và là nơi trú ngụ tạm thời cho người thân. Đặc điểm tốt là cung Quan tại Mùi nhị hợp cung Ngọ Đế tinh nên thường thân cận với người có chức quyền, có tài, có khả năng giúp đỡ mình.
Trường hợp cung Dậu. Sách xưa cho là cung của thần phật, yếm thế, phải chăng do đây là sinh địa của sao Thiên Hình chủ sự khắc khổ, sát phạt, hình phạt, hình thương, tù tội, nên mới đặt định như vậy ?
Đứng về phương diện trục thì trục Mão Dậu phân chia qua mùa, sự tuần hoàn tuần tự, kế tiếp và liên tục từ xuân hạ sang Thu Đông rồi trở lại nên hai cung Mão Dậu chủ sự thay đổi, biến động không bao giờ ngừng.
Đứng về phương diện quẻ tháng 8 tại cung Dậu là quẻ Phong Địa Quán. Theo tượng quẻ, Tốn ở trên, Khôn ở dưới, là gió thổi trên mặt đất, tượng trưng cho sự cổ động khắp mọi loài, hoặc xem xét khắp mọi loàị Với các yếu tố này ta có thể xem cung Dậu là một loại cung Thiên Di thứ hai vậy.
Nếu cho cung Mệnh tại Dậu thì cung Phúc tại Hợi, là cung đáy, thuộc trục Tỵ Hợi, nơi có sự quân bình âm dương nghiêng lệch nhất như đã nói ở trên. Cung quan tại Sửu thuộc trục Sửu Mùi, trục chủ sự biến đổi chậm chạp và luôn bị cung lục hại là cung Ngọ đế tinh kiềm chế, cản trở, cung Điền tại Tý cũng là cung đáy, cung tài tại Tỵ cũng thuộc trục Tỵ Hợi, cung Thiên Di tại Mão là cung táo quân chủ sự ràng buộc về gia cang và nhân thế.
Xét về mặt trục và quẻ cũng như xét sự phối hợp tương quan giữa các cung với nhau đều cho thấy một phần nào cung Dậu được gọi là cung của yếm thế, trải qua bao mối buộc ràng trong nhân tình thế thái, tung hoành một thời sau cũng nghiêng về lẽ Đạo.
Do cung Dậu là cung Thiên Di thứ hai nên là mẫu người tha phương, bôn ba khắp chốn, dù trẻ tuổi có sống với gia đình nhưng lại hay thích ở nhà người, chòm xóm. Vận hạn công danh thay đổi liên tục khiến cho bản thân tự có bản lĩnh, tính cương quyết, nhiều mưu trí, có tay nghề khéo tinh xảo, hoặc có tài gia công chế biến vì luôn chú ý đến mọi tiểu tiết để phòng thủ, đôi khi có sự liều mạng để đương đầu, luôn mơ ước một nơi trú ẩn yên ổn dù là gia đình, vật chất hay tâm linh. Nếu gặp nhiều sao tốt thì công danh lên mạnh, có những đột biến trong đời, thỏa chí hạnh phúc, nặng tình gia đình lo toan mọi mặt (Phu Thê và Tử Tức là hai cung nhị hợp Ngọ và Mùi). Nếu gặp nhiều sao xấu trong các cung trên thì suốt đời bị đè nén, phát nhanh tàn nhanh, hay gặp hiểm nguy, người thân trong gia đình hay gặp chuyện không may, sống đời cô độc, thoát ly trần tục.
Trường hợp cung Thìn. Do cung Thìn là cung Thiên La nên ở đây cần Tuần, Triệt hoặc hung tinh đắc cách nhất là Kình Dương để mở lưới giăng trên đầu, giải trừ hung họạ Đây là mẫu người tuổi trẻ thường chịu nhiều vất vả nhưng có tính chiến đấu rất cao, giỏi chịu đựng, có niềm kiêu hãnh riêng trong lòng (cung Phúc tại Ngọ Đế tinh), dám làm bạo, chủ trương táo bạo và quan niệm sống khác người, không có sự cầu xin. Cung nhị hợp là cung Dậu, loại cung Thiên Di thứ hai, nên ra ngoài thành công hay thất bại tùy thuộc rất nhiều vào cung này.
Trường hợp cung Tuất. Do cung Tuất là cung Địa Võng nên ở đây cũng cần các sao như trường hợp ở cung Thìn. Vị trí cung này tốt hơn vì dù sao cung Tài vẫn là cung Ngọ Đế tinh, cung Quan ở Dần là nơi sinh ra Cục, vị trí âm dương quân bình nhất nên là người mẫu mực, thẳng thắn, óc thực tế với thân phận hiện tại và thời cuộc, dễ thành công, biết hài hòa giữa tham vọng và sự thiệt hạị Cho nên dù gă.p sao xấu đời có lúc tăm tối nhưng cũng có cơ hội vươn lên nhờ không chạy theo hào nhoáng.
Trường hợp cung Tỵ. Do thuộc trục Tỵ Hợi vốn dĩ thế quân bình âm Dương đã bị nghiệng lệch tuyệt đối, lại thêm cung Dậu là cung Thiên Di thứ hai nên là cách phiêu bồng giang hồ, đa tình, đa lụy, đa sầu, xuất ngoại là tốt hơn hết. Tuy nhiên nếu gặp sao tốt và hợp cách trở thành người lịch lãm, phong lưu khoái lạc, đời thong dong, thích hợp những ngành nghề lưu động, thuyết phục, ý tưởng, như quảng cáo, du lịch, tư vấn, ngoại giao, bán bảo hiểm, chủ hụi, vận chuyển, thông tin, tin chuyện đồng bóng, huyền bí và làm từ thiện, tu hành đạo đức, nhà nghiên cứu, học giả.
Trường hợp cung Hợi cũng giống như trường hợp cung Tỵ, nhưng vì là cung đáy và cung Mão với quẻ Lôi Thiên Đại Tráng, cũng là cung Táo Quân, nên tuy vẫn là cách giang hồ phiêu bồng, chóng chán, nhưng cũng có lúc phát nhanh tàn nhanh trong cơ nghiệp.
Nói chung ở đây chỉ nêu ra những kinh nghiệm đã từng ứng dụng trong việc tổng hợp phân loại trên nhiều lá số. Vấn đề còn nhiều bí ẩn, vì tính chất căn bản của mỗi cung đã bị các sao làm đảo lộn khá nhiều nên khó có thể nhìn thấy. Cần nêu ở đây là ta vẫn có niềm tin rằng qua sự phân định của các trục, ắt hẳn mỗi cung phải tồn tại một tính chất riêng tư nào đó, làm căn bản nhằm giải thích những trường hợp về khởi điểm của các sao, sự mâu thuẫn vị trí đắc hãm khi dựa vào ngũ hành, cùng tính chất đặc thù của chúng, cũng như xem các cung đại hạn, tiểu hạn.
Cách Thế của cung Mệnh và cung Thân trên 12 cung
Khi cung Mệnh hay cung Thân được an vào 1 vị trí nào trên 12 cung lá Số thì hẳn nhiên cung Mệnh-Thân có nói lên 1 phần ý nghĩa của cuộc đời; những khía cạnh trong cuộc sống ảnh hưởng mạnh đến cá nhân đó như Nô Bọc, Huynh Đệ, Tật Ách, Tử Tức. Tùy theo cung Mệnh-Thân tọa lạc cung nào trên 12 cung, người luận giải lá số có thể nhìn thấy vị Thế (hay Cách) của đương số đối với gia đình, với xã hội, với cộng đồng. Chính nhờ vào vị Thế hay tư Cách (phong Cách) của Mệnh-Thân mà ta có thể dự đoán được 1 phần nào đời sống của đương số, sự thành công của đương số trong xã hội, v.v..
Các Cung trên số Tử Vi theo Hậu Thiên Bát Quái Đồ
Theo sự hiểu biết của KC thì trước năm 1975 (*), tất cả các sách vở hay tài liệu đều ghi lại việc dùng Tiên Thiên Bát Quái cho các dự đoán về Trời Đất (Thiên Văn Kỳ Môn Độn Giáp), về Vận Nước (tiêu biểu là khóa Thái Ất), Hậu Thiên Bát Quái được dùng vào các dự đoán về vận mệnh của con người (tiêu biểu là khoa Tử Vi).
Lá Số Tử Vi được lập ra từ 8 cung theo Hậu Thiên Bát Quái Đồ: Càn – Khảm – Cấn – Chấn – Tốn – Ly – Khôn – Đoài
Càn Khảm – thuộc Thủy
Cấn Chấn – thuộc Mộc
Tốn Ly – thuộc Hỏa
Khôn Đoài – thuộc Kim
4 Hành (1 Âm 1 Dương) nằm liên tiếp với nhau và thiếu đi yếu tố dung hòa chuyển tiếp từ hành này qua hành kia. Hành Thổ là hành có khả năng chứa được 4 hành kia (Thổ có thể chứa được Thủy Mộc Hỏa Kim) cho nên hành Thổ được dùng là yếu tố dung hòa chuyển tiếp 4 Hành Thủy Mộc Hỏa Kim. Để tách rời 4 Hành nằm liên tiếp với nhau trên Hậu Thiên Bát Quái Đồ, tổ sư Trần Đoàn đã đặt ra 4 cung Thổ nằm ở giữa | Càn Khảm | Cấn Chấn | Tốn Ly | Khôn Đoài |
Đây là lý do mà lá số Tử Vi có 12 cung (thoát vị từ Hậu Thiên Quái Đồ). 4 cung Thổ được đặt vào vị trí Thìn Tuất Sửu Mùi theo vị trí Âm Dương xen kẽ (alternate).
Bạn có thể nhìn lá số Tử Vi theo hình tròn thì sẽ thấy vòng tròn được chia làm 12 cung thay vì 8 cung như Hậu Thiên Bát Quái đồ. Trục Nam Bắc là Tý Ngọ, trục Đông Tây là Mão Dậu. Giả sử lá số hình tròn như quả Địa Cầu (mà chúng ta đang ở ), và nếu trục Nam Bắc (cung Tý Ngọ) là 1 đường thẳng đứng (vertical) thì trục Sửu Mùi sẽ có 1 độ nghiêng khoảng 23 độ in hệt như độ nghiêng của trục Địa Cầu… Đây là sự việc ngẫu nhiên (co-incident)??? hay tổ sư Trần Đoàn đã thông thạo Thiên Văn Địa Lý hiểu thấu được huyền cơ mà lập thành 12 cung huyền diệu của lá số Tử Vi
Liên hệ của các Cung trên lá số
Tử Vi Đẩu Số Tân Biên trang 40 có nói về các Cung Tam Hợp, Nhị Hợp (Lục Hợp), Xung chiếu, và Lục Hại. Áp dụng lên lá Số thì ta thấy:
Nhóm Tam Hợp gồm có:
Mệnh – Quan – Tài
Phụ – Nô – Tử
Phúc – Di – Thê
Điền – Ách – Bào
Đặc điểm của cung Tam Hợp là tất cả những điều tốt và xấu trên 3 cung này để ảnh hưởng trực tiếp đến nhau. Từ Ý Nghĩa của Cung cho đến các Tinh Đẩu đóng trên 3 cung này để ảnh hưởng lẫn nhau. Thí dụ: Mệnh Quan Tài, dĩ nhiên con người (Mệnh) sống trong xã hội thì có 2 khía cạnh ảnh hưởng mạnh mẽ nhất vào Mệnh, đó là Công Danh Sự Nghiệp (Quan) và Tiền Tài (Tài)
Nhóm Xung Chiếu gồm có:
Mệnh – Di
Phụ – Ách
Phúc – Tài
Điền – Tử
Quan – Thê
Nô – Bào
Ý nghĩa đầu tiên của Xung chiếu là kình chống lại, hay đối nghịch, chống đối lại. Ý nghĩa thứ hai của cung Xung chiếu là được trợ giúp với 1 điều kiện: sao phải có đủ bộ – 1 Sao thủ tại Cung, còn 1 Sao kia thủ tại cung Xung chiếu – trường hợp này thì cả bộ Sao sẽ trợ giúp cho 2 cung xung chiếu chứ không chống (hay phá) cung Xung chiếu
thí dụ: Di (môi trường sinh sống, cộng đồng) luôn luôn Xung chiếu cung Mệnh cho thấy là lực lượng đối nghịch hay đưa đến khó khăn/tai họa cho Mệnh chính là cung Di. Nếu cung Mệnh an tại Thìn thì cung Di an tại Tuất và nếu đương số sinh tháng Giêng thì sao Tả sẽ thủ tại cung Thìn, Hữu thủ tại cung Tuất – trong trường hợp này thì bộ Tả Phù Hữu Bật sẽ trợ giúp (mang đến may mắn, cứu giải tai ương) cho cung Mệnh khi việc giao tiếp với xã hội và cộng đồng
Nhóm Lục Hợp và Lục Hại
Tùy theo cung Mệnh an tại cung nào trên lá số thì ý nghĩa của các Cung Nhị hợp sẽ thay đổi, ta có 6 trường hợp khi cung Mệnh an ở các vị trí khác nhau trên lá Số:
Mênh Thân ở trục Tý Ngọ
– Nếu Mệnh (hay Thân) an tại cung Tý thì ta sẽ có 6 cặp Nhị hợp sau đây:
Mệnh – Phụ
Phúc – Bào
Điền – Thê
Quan – Tử
Nô – Tài
Di – Ách
Cung Nhị Hợp là Cung mang đến những ảnh hưởng ngấm ngầm, có thể nói là đầu giây mối nhợ nguyên nhân của các diễn biến (tốt) đều xảy ở trong cung Nhị Hợp
Mệnh – Phụ: cung Phụ sinh cho cung Mệnh cho thấy là người này được cha mẹ giúp đỡ rất nhiều.
Phúc – Bào: cung Bào sinh cho cung Phúc cho thấy là nhờ anh chị nên cung Phúc của người này được bồi dưỡng, mà hễ khi Phúc được bồi dưỡng thì cá nhân (Mệnh) sẽ được hưởng…., v..v..
Cách suy luận Mệnh (Thân) ỏ các trục Sửu Mùi, Dần Thân, Mão Dậu, Thìn Tuất, Tỵ Hợi cũng tương tự như vậy
Mệnh Thân ở trục Sửu Mùi
Mệnh Thân ở trục Dần Thân
Mệnh Thân ở trục Mão Dậu
Mệnh Thân ở trục Thìn Tuất
Mệnh Thân ở trục Tỵ Hợi
Cung Lục Hại là Cung mang đến những ảnh hưởng ngấm ngầm, có thể nói là đầu giây mối nhợ nguyên nhân của các diễn biến (xấu) đều xảy từ cung Lục Hại
Mênh Thân ở trục Tý Ngọ
– Nếu Mệnh (hay Thân) an tại cung Tý thì ta sẽ có 6 cặp Lục Hại sau đây:
Mệnh – Ách
Phụ – Di
Phúc – Nô
Điền – Quan
Bào – Tài
Thê – Tử
Mệnh – Ách: cung Mệnh sinh xuất cho cung Ách nên Hại (sinh xuất là hao tổn đi)
Phụ – Di: cung Phụ bị cung Di khắc nên Hại (trường hợp khắc nhập nên bị thiệt hại nặng)
Phần bổ túc và nói thêm về Âm Dương Ngũ Hành Can Chi Cung
Ngũ Hành và Tính Tình
– Mệnh Kim thì nghĩa khí
– Mệnh Hoả chủ về lễ, trong cư xử thường có lễ. Nếu Hoả nhiều (Hoả vượng) thì nóng nảy dễ hỏng việc
– Mệnh Thổ giữ chữ tín, Thổ vượng thì thích tịnh, không thích động, do đó hay để mất thời cơ
Mệnh Mộc thì hiền từ, chữ Nhân. Nhưng Mộc vượng thì tính không khuất phục, đặc biệt Tang Đố Mộc thà chết chứ không chịu sống quì gối
Mệnh Thuỷ thì mưu trí, thông minh ham học, nhưng phải trải qua nhiều gian khổ. Thuỷ vượng thì tính tình nóng nảy, hung bạo dễ gây ra tai họa (Theo Thiệu Vĩ Hoa)
Địa Chi và Tam Hợp Cục
Trên bước đường nghiên cứu Tử Vi, thế nào các bạn cũng đọc thấy (hay nghe thấy) danh từ Tam Hợp Cục. Chỉ cần nhớ là Tam Hợp Cục cũng là Tam Hợp Tứ Chính
– Dần Ngọ Tuất thuộc tam hợp Dương Hỏa (Hỏa cục) – nói 1 cách khác thì Dần Ngọ Tuất hợp thành Hỏa cục
– Thân Tí Thìn thuộc tam hợp Dương Thủy (Thủy cục)
– Tỵ Dậu Sửu thuộc tam hợp Âm Kim (Kim cục)
– Hợi Mão Mùi thuộc tam hợp Âm Mộc (Mộc cục)
Nếu các bạn để ý thì không có Tam Hợp cục Thổ Không có Thổ vì Tam Hợp Cục là Tam Hợp Tứ Chính, mà Tứ Chính là Thủy Hỏa Mộc Kim, Thổ là Trung Ương.
Lục Hợp (cung Nhị Hợp)
Nhị Hợp là hai cung đối nhau theo hàng ngang trên Địa Bàn
Cung Dương thì hợp với Cung Âm và ngược lại (khí Âm Dương thì hút nhau) – không có chuyện Bán Bán mà hợp nhau nhá
Như vậy thì phải khác Âm Dương mới có sự hợp nhau (và phải có sự tương sinh về ngũ hành – tương sinh theo Tam Hợp Cục)
Lục Hại (cung Nhị Hại)
Lục Hại phát sinh từ Lục hợp
– Tý nhị hợp với Sửu, mà Sửu Xung với Mùi nên Tý Mùi tương hại
– Sửu hợp với Tý, mà Tý bị Ngọ xung nên Sửu Ngọ tương hại
Các bạn theo nguyên tắc giải đoán trên thì sẽ suy ra được lý do của Lục Hại
Lục Xung
– Hai Cung phải cùng Âm Dương mới có Xung (hay Hình).
– Có lý thuyết cho rằng Xung (Hình) cần phải cùng Âm Dương và Ngũ Hành khắc nhau thì mới Xung. Thí dụ: Tý Ngọ Xung vì Tí (cung Dương Thủy) và Ngọ (Dương Hỏa)
Nếu giả thuyết đúng thì trên nguyên tắc Thìn và Tuất, Sửu và Mùi không Xung (Hình). Nhận định của KC thì giải thuyết này không đúng vì những người tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi gặp những năm Xung thì rất là mệt mỏi và có chuyện không hay xảy ra. Tuổi Đinh Mùi gặp năm Ất Sửu (1985) chẳng hạn
Tử Địa La Võng
Ngoài Sinh Vượng Bại Tuyệt thì các sách/tài liệu Tử Vi còn đề cập đế 2 cung Tử Địa Thìn (Thiên La) Tuất (Địa Võng). Có rất nhiều câu Phú nói về Tử Địa Thìn Tuất, hầu hết các Tử Vi gia đều đồng ý là hạn vào La Võng thì xấu, tai ương xảy đến cho đương số. Phải có gì đặc biệt tại La Võng?…… La Võng là lưới của trời đất, và không ai có thể thoát qua màn lưới của Thiên Địa
Có 1 lối giải thích cho rằng Thìn Tuất là 2 cung Dương Thổ, là lòng đất – nơi phát xuất ra 4 bộ Trung Tinh lớn biểu hiệu cho năm, tháng, ngày và giờ:
– bộ Long Phượng (theo năm) khởi từ Thìn Tuất
– bộ Tả Hữu (theo tháng) khởi từ Thìn Tuất
– bộ Xương Khúc (theo giờ) khởi từ Thìn Tuất
– bộ Ân Quang Thiên Quý (theo ngày) khởi từ Xương Khúc
Ai cũng ngán Tử Địa, nhưng lại có nhiều lá số bộc phát và thành công ngay trong Đại Vận La Võng? bác Cầm giải thích – đừng sợ La Võng, Thìn Tuất là 2 cung báo hiệu cho biết là đương số sẽ bị bận tâm, lo lắng suốt cuộc đời về 2 cung đó, còn tốt hay xấu thì còn tùy Âm Dương Ngũ Hành Tinh Đẩu của 2 cung đó
Thí dụ: Mệnh tại Mão thì Thìn là Phụ, Tuất là Ách…….. như vậy thì 2 khía cạnh đương số bị bận tâm và chi phối trong đời là cha mẹ, và Tật Ách
Phụ Luận
Các bạn đọc tiếp các phần phụ luận, nếu có thắc mắc gì về các phần phụ luận thì sẽ tiếp tục bàn thảo
– Nhận định về Mùa Sinh và Giờ Sinh
(TVDSTB trang 287-288)
– Luận số Tiểu Nhi
(TVDSTB trang 304-307)
– Phụ Luận Bản Mẹnh thuộc Ngũ Hành
(TVDSTB trang 308-312)
Phụ Luận về Ngũ Hành
Theo nguyên tắc căn bản – khi Hành A sinh ra Hành B thì Hành A sẽ bị tiêu hao đi, điều đó không tốt vì Sinh như vậy gọi là Sinh Xuất
– Hành A sinh xuất cho Hành B
(thí dụ: Hành Mộc sinh xuất cho Hành Hỏa)
– Hanh B được sinh nhập từ Hành A
(thí dụ: Hành Hỏa được sinh nhập từ Hành Mộc)
Khi áp dụng vào Đại Vận thì sinh xuất (tiêu hao) là mệt mỏi, khó khăn vì hao tán
(thí dụ: bản Mệnh Mộc đi vào Đại Vận cung Hỏa – sinh xuất). Một Đại Vận là 10 năm, 10 sinh xuất thì đúng là mệt mỏi hao mòn, háo sức dễ bị ốm đau tán tài v..v..
Nhưng khi áp dụng vào con người thì lại khác, tiêu hao là mệt mỏi nhưng lại có lợi cho người được Sinh Nhập
thí dụ: người vợ mệnh Mộc, người chồng mệnh Hỏa thì mệnh vợ sinh mệnh chồng, Tử Vi gọi là Vượng Phu – vượng phu vì làm cho chồng được Vượng lên, Hỏa không có Mộc thì không phát lên được
Hay ngược lại, người chồng mệnh Hỏa, người vợ mệnh Thổ thì mệnh chồng sinh mệnh vợ, Tử Vi gọi là Vượng Thê – vượng thê vì làm cho thê được Vượng lên, giúp đỡ được vợ trong nhiều khía cạnh của cuộc sống
Cũng trong lập luận đó, giữa 2 người bạn thì hễ mệnh người này sinh cho mệnh người kia thì 1 người bị tiêu hao, còn 1 người được Vượng – tuy nhiên 2 người sẽ hợp nhau. Chỉ có Ngũ Hành khắc thì mới giải đoán là không hợp nhau, không tốt cho nhau, và khắc hại nhau
Thế nên giải đoán cần cẩn thận, cùng là thế “Sinh Xuất” nhưng áp dụng cho Đại Vận (hay sự việc) thì khác và áp dụng cho con người thì lại khác
Luận Hạn
Đại Hạn, Lưu niên Đại Hạn và Lưu niên Tiểu Hạn
Trước khi tập giải đoán Tinh đẩu thì các bạn tập giải luận các Đại Hạn (hay Đại Vận) theo Âm Dương Ngũ Hành luận. Luận Đại Hạn dùng Âm Dương Ngũ Hành sẽ giúp cho người giải đoán nhìn thấy rõ hơn từng giai đoạn thăng trầm của đương số – mỗi giai đoạn của cuộc đời được phân chia ra từng 10 năm một (gọi là Đại Hạn). Cách khởi Đại Hạn được ghi rõ trong TVDSTB trang 31- 35.
– Cách A là cách thông dụng nhất, và dĩ nhiên là cách trúng nhất (do đó mới thông dụng trong làng Tử Vi), bác C. cũng dùng cách A để khởi hạn và luận giải Đại Hạn trên lá số. Nếu muốn nghiên cứu tường tận hơn các bạn có thể tham vấn thêm với bác C. về cách khởi Đại Hạn.
– Cách B sở dĩ được ghi lại là vì cách này cũng có ghi chép trong các tài liệu xưa (phái Đông A dùng cách khởi hạn này). Thầy Vân Đằng không muốn thiên vị và loại bỏ cách B vì thầy muốn để cho người nghiên cứu về Tử Vi có cơ hội học hỏi và tự chứng về 2 phương pháp khác nhau (mặc dù chính thầy VĐ đã chứng nghiệm và áp dụng cách A).
Tóm lại, sau khi các bạn đã định được Cách Cục toàn diện của 1 lá số (cả đời) thì các bạn sẽ đi sâu hơn 1 bước nữa bằng cách nhận định các giai đoạn cuộc đời của đương số bằng cách phân định Âm Dương Ngũ Hành của từng Đại Hạn
Bài tập, các bạn dùng lại lá số của chính mình (và các lá số của người quen)
(1) Tập khởi các Đại Hạn
(2) Giải đoán các ĐH theo Âm Dương Ngũ Hành Luận
(3) Suy nghĩ và nhận định xem các giai đoạn (Đại Hạn) của cuộc đời mình (hay của người quen) có đúng không?
(Sưu tầm)