Nguyên tắc Tam Hợp
Hầu hết các sách Tử-Vi đã phát hành và một số lớn những người biết nhiều về Tử-Vi, thường hướng dẫn những người mới nghiên cứu rằng muốn xét sự hung kiết của Phúc, Mệnh, Thân, Hạn, Tam Hợp, Nhị Hợp, Xung Chiếu, có sách và có vị cẩn thận hơn còn khuyến khích nên xem cả cung cường, cung nhược … Một tổng hợp như vậy có lúc cần mang tính chất trái ngược nhau, qủa đã gây bối rối không ít cho những người mới nghiên cứu hoặc gây chán nản cho người muốn nghiên cứu Tử-Vi. Đó là chưa kể đến hậu quả có thể gây sự nhầm lẫn trong việc giải đóan.
Ví dụ : Như có người nghiên cứu cung Mệnh, đã phối trí cung Tài, Quan, Di, rồi khi nghiên cứu cung Tài cho rằng chỉ cần thêm vào tổng hợp trên đặc tính của cung Điền và lọai trừ cung Di là đủ. Thật ra Tam Hợp không hẳn có nghĩa là phải phối hợp lại các đẩu tinh trong ba cung để luận đóan. Người xưa đã có những định luật, khi phối hợp các cung lọai trừ những đẩu tinh ít hoặc không ảnh hưởng đến lá số, những định luật này phần lớn thất truyền, có lẽ một phần do truyền thống “dấu nghề” của người Á-Đông, phần khác do chiến tranh khiến cho các sách quý của ta bị thất lạc, hậu qủa là với lối giải mơ hồ bất định đã đem lại cho người đời mối hoài nghi về Tử-Vi và thậm chí có người xếp khoa Tử-Vi vào thành phần đạo thuật.Trước đây một vị thâm cứu Tử-Vi, cụ Thiên Lương đã tiên phong khai sáng cái đạo lý Tử-vi qua cách giải đóan đại cương lá số bằng các Tam-Hợp, Thái-Tuế, Lộc-Tồn v.v… (đều tập trung vào 2 cuốn Tử-vi Nghiệm Lý và Tử-vi Đẩu số Tòan Thư) giúp cho người nghiên cứu, nhìn qua đã ước định được sự thành bại, hung kiết của đương số, thật bổ ích thay ! Noi gương cụ chúng tôi xin mạo muội trình bày với các bạn một ý kiến về cách thức loại trừ các đẩu tinh khi xét đóan cung Tam-Hợp mà chúng tôi may mắn và tình cờ học được.
r Phân định tam-hợp
Chúng ta thấy rằng trên Thiên bàn các cung (Tý, Sửu, Dần, Mẹo v.v… ) với các Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ) của chúng nằm ở ví trí cố định, thứ tự các biểu tượng liên quan đến lá số (Phụ-Mẫu, Phúc-Đức v.v… ) cũng cố định đối với cả người sinh Dương lẫn sinh Âm và vị trí các biểu tượng này trên Thiên-Bàn hòan tòan tùy thuộc vào vị trí của Mệnh. Phân định các cung và các biểu tượng của lá số thành Tam-Hợp, ta có :
Phần A :
a)- Thân-Tý-Thìn
b)- Tỵ-Dậu-Sửu
c)- Hợi-Mão-Mùi
d)- Dần-Ngọ-Tuất
Phần B :
1/- Mệnh-Tài-Quan
2/- Phụ-Tử-Nô
3/- Phúc-Phối-Di
4/- Điền-Bào-Ách.
Luận về Sinh-Khắc của Hành
Xét ngũ hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ ta thấy những hành liền nhau là Sinh, những hành cách khỏang nhau là Khắc. Vậy thì Sinh là liền nhau có tác dụng mạnh lên nhau, còn Khắc là gián đọan, có tác dụng xô đẩy và xa rời : khảo sát các hiện tượng vật lý cũng cho phép ta kết luận tương tự. Hơn nữa khoa Tử-Vi tuy được xem là một khoa học, nhưng chắc chắn căn bản dựa trên phước thiện của kiếp người, cổ nhân đã có câu “Nhân chi sơ, tính bổn thiện” cái Khắc chỉ do người tạo ra hoặc là từ kiếp này hay kiếp khác, và nó chẳng qua chỉ là cái “Quả” của một cái “Nhân” Sinh mà ra. Do đó chúng tôi cho rằng Sinh là nguồn gốc, là căn bản đến với mình và Khắc là phụ, xuất hiện từ cái Sinh. Vì vậy, tại ngay đây chúng tôi xin phép mở một ngoặc, để trả lời khi các bạn thắc mắc cho rằng Khắc cũng có ảnh hưởng, cũng có Khắc nhập, Khắc xuất v.v… trường hợp này chỉ là khi ta đi vào chi tiết tức là xét Hành của các tinh đẩu hoặc Hành chung của một Tam-hợp như Thái-Tuế chẵng hạn, để xem chúng có chung đụng với nhau được hay không mà thôi. Đây, ta chỉ xét các Hành nguyên thủy, mục đích tìm chiều vận hành của các cung để xem trong một Tam-Hợp, cung nào chịu ảnh hưởng cung nào, thứ tự ảnh hưởng và ảnh hưởng ra sao.
Trở lại đọan a – của Phần A
Xét Hành các cung Tam-Hợp, ta thấy :
1. Thìn (Thổ) sinh Thân (Kim) sinh Tý (Thủy)
2. Tỵ (Hỏa) sinh Sửu (Thổ) sinh Dậu (Kim)
3. Dần (Môc) sinh Ngọ (Hỏa) sinh Tuất (Thổ)
4. Hợi (Thủy) sinh Mão (Mộc) khắc Mùi (Thổ)
Thứ tự trên cho phép ta kết luận rằng Nếu Mệnh và 11 biểu tượng khác của nó nằm trong 3 Tam-Hợp đầu, các biểu tượng sẽ chịu ảnh hưởng nhau và thứ tự ảnh hưởng hay chiều tác dụng sẽ được chúng tôi trình bày ở phần dưới với thí dụ cụ thể (xem 4 trường hợp nêu ở dưới). Nếu các biểu tượng này lọt vào Tam hợp thứ 4 , ta thấy ngay chỉ có biểu tượng nằm tại Hợi và Mão chịu ảnh hưởng nhau, còn Hợi và Mùi, Mão và Mùi đều bị gián đọan và độc lập.
Chiều tác dụng
Sự Sinh-Khắc của các Hành vận chuyển theo một chiều nhất định và không có chiều ngược lại. Khi ta nói ảnh hưởng nhau, chỉ vì ta đã giải thích theo khoa học rằng “cung Sinh” thì bị hao hụt, cung “được Sinh” thì được bồi đắp và trong sự hao hụt hay bồi đắp này đều bao gồm cả cái tốt lẫn cái xấu, tùy theo đặc tính của từng đẩu tinh.
Tóm lại, hành thuận theo chiều Sinh có tác dụng. Hành đi ngược chiều Sinh ít tác dụng. Hành Khắc chiều Sinh không có tác dụng.
* Ví dụ : Tam-hợp Thân-Tý-Thìn
– Khi xét hung, kiết của cung Thân, ta chú trọng nhiều đến Thìn và Thân, riêng đối với cung Tý (Thủy) được cung Thân (Kim) sinh, ta giảm cường độ các Đẩu tinh tại Thân trước khi tổng hợp với đặc tính và cường độ của Đẩu tinh nơi cung Thìn chiếu nhập vào mà khỏi cần để ý đến tính chất của Đẩu tinh nơi cung Tý.
– Nếu xét đến cung Thìn, ta chỉ cần giảm cường độ của Đẩu tinh cư tại cung này (vì đã xuất chiếu cho Thân) không cần đếm xỉa đến tính chất của các Đẩu tinh tại cung Tý và Thân (vì khắc và nghịch chiều)
– Xét đến cung Tý, chỉ để ý đến đặc tính và cường độ, của Đẩu tinh tại cung này, và của cung Thân chiếu xuống, cung Thìn thì không kể đến.
Kết luận : Mệnh chỉ vận hành trên 12 cung Thiên Bàn, các bạn có thể dựa trên đặc tính Sinh-Khắc, của 4 Tam-Hợp mà chúng tôi vừa kể để lập thành một bản vị trí tương ứng của các biểu tượng, của Mệnh đối với các cung Thiên Bàn, để lọai bớt sự phức tạp khi cần xét một Tam-hợp.
Về cách thức giải đóan Tam-hợp như trên, chúng tôi có theo dõi một số trường hợp của người nhà trong nhiều năm nay, cũng xin nêu lên làm điển hình để các bạn nghiên cứu.
Sau đây là các ví dụ điển hình của 4 tam-hợp nêu trên. Còn các trường hợp khác các bạn tự suy luận, khi giải đóan nhớ suy luận và phối hợp các sao cho hợp lý, đứng cứng nhắc áp dụng một cách máy móc.
1-Trường hợp 1 :
Người này tuổi Mậu Dần, có Mệnh đóng tại Sửu, chiều Sinh đi từ Quan đến Mệnh đến Tài, từ Điền đến Ách đến Huynh, từ Phụ đến Nô đến Tử, từ Thê đến Phúc. Phúc gián đọan Di, Di gián đọan Thê. Trên thực tế, người này nhờ có chức Trưởng mà được thảnh thơi, có một thời gian nghỉ dài hạn vì suy sụp tiền của, không phải vì làm quan mà có, tiền của người ấy phần nhiều là do cha mẹ để lại, và trúng số mà có. Các sự rắc rối và tai họa, thường do chuyện nhà đất mà nên. Tuy nhiên, khi gặp rắc rối, anh em trong nhà đều phụ giúp, gánh đỡ. Ngược lại, không bao giờ vì anh em mà gặp tai ương, và cũng không vì tai ương mà sản nghiệp bị ảnh hưởng. Bạn bè (Nô) thường đến nhà ông bà cụ và con cái của người này được nhờ bạn bè giúp đỡ. Trái lại, các cháu nội cũng không nhờ được ông bà nội và bạn bè cũng không giúp đỡ gì được, ông bà cụ, dù rằng ăn ở trong nhà. Cung Phúc-Đức của người này tốt, nhưng khi ra ngòai, (Di) lại không hưởng được và khi ra ngòai chẳng làm hại mà cũng không làm lợi cho vợ con (người này có Thân cư Phúc-Đức tại Mão)
2-Trường hợp 2 :
Người này cũng tuổi Dần, có Mệnh đóng tại cung Mùi, cũng là người có chức Trưởng, kiếm được tiền nhờ ảnh hưởng chức vụ, nhưng Mệnh lại không được hưởng, thường bị mất cắp, hoặc bạn bè, người dưới lường gạt …, vì Mệnh bị gián đọan với Tài ở Mão, và Quan ở Hợi. Đối với Ách Huynh, Điền (Thuận chiều Sinh) người này nhờ anh em gánh chịu hết tai ương, và nhờ anh em mà tậu được nhà cửa; ngược lại không bao giờ gặp rắc rối vì việc nhà cửa. Đối với Thê, Di, Phúc (Thuận chiều Sinh) thường xa nhà vì Thê có sao khắc với đương số và khi ra ngòai thường gặp qúy nhân và được giúp đỡ, hưởng phúc. Đối với Tử, Phụ, Nô (Thuận chiều Sinh) con cái người này hiện ở với ông bà nội (cha mẹ của đương số) và ông bà cụ đã giúp đỡ cho bạn bè người này rất nhiều …
3-Trường hợp 3 :
Người này tuổi Qúy Dậu, có Mệnh đóng tại Tý, hiện có chức sắc và nhờ đó làm ra tiền của, luôn luôn lo nghĩ về tiền bạc. Nghịch chiều lại, tiền bạc không giúp cho địa vị của người này được thăng tiến và người này cũng không mấy vui thú với chức vị hiện tại của mình, lúc nào cũng nghĩ đến việc thóai vị để đổi sang nghề khác. Đối với Nô, Phụ, Tử vì ở xa nên thường nhờ bạn bè giúp đỡ cha mẹ và hiện tại ông bà cụ săn sóc các cháu nội, nhưng ngược lại bạn bè của người này thì ít, vì người này mà săn sóc con cái cho ông khi ông ở xa. Đối với Phúc, Di, Thê người này càng đi ra ngòai, càng được nhiều người coi trọng, nhờ đó giúp cho vợ được nhiều lợi lộc (!?). Đối với Huynh, Điền, Ách, người này cũng nhờ anh em mà có đất đai, nhưng các rắc rối trên đường đời lại chẳng có liên hệ gì đền sản nghiệp hoặc anh em.
4-Trường hợp 4 :
Người này tuổi Qúy Mùi, có Mệnh đóng tại Dậu, cũng là người có quyền chức, đặc biệt cung Tài Bạch rất tốt. Trên thực tế lại không được hưởng tiền của, mà phải sử dụng vào việc giữ vững địa vị của mình. Đối với Ách, Bào, Điền, anh em thường gánh chịu tai họa và cũng anh em phá tán sản nghiệp. Đối với Thê, Phúc, Di, vì có cung Phúc-Đức xấu nên mỗi lần đi ra ngòai là gặp chuyện không vừa lòng. Tuy nhiên, Thê cũng không chịu ảnh hưởng của Di và Phúc, bởi vì vợ của người này luôn luôn gặp may mắn (tôi cũng có nghiên cứu lá số của bà vợ và thấy cung Mệnh và cung Phúc Đức rất tốt). Đối với Nô, Tử, Phụ, con cái được bạn bè giúp đỡ và hiện giờ hai vợ chồng đi làm; con cái do ông bà ngọai nuôi giữ.
Trên đây là những trường hợp có thật, tôi cũng đã phối kiểm một số khá nhiều lá số của người nhà và xin tạm ngừng dành cho các bạn thích nghiên cứu, tự phối kiểm lấy các lá số của người thân để có một ý niệm chính xác hơn trong việc luận đóan./.
Q&A:To Bác phươcduyen:
Trong trường hợp3 : … Đối với Phúc, Di, Thê người này càng đi ra ngòai, càng được nhiều người coi trọng, nhờ đó giúp cho vợ được nhiều lợi lộc (!?)….
Câu này ko được rõ ràng cho lắm (hình như có tính bắc cầu ở đây?): Cháu có thể luận thế này được ko ạ?
Họ Hàng càng giúp đỡ cho xã hội thì xã hội sẽ giúp cho Vợ chồng. Nhưng trong trường hợp cung Di xấu thì ko hiểu giúp được gì ?
A:Cháu luận như thế là không ổn rùi ….!? . Qúa “ máy móc “ và hơi “ võ đóan”. Vì ở Trường hợp 3 : Tôi chỉ lấy Ví dụ điển hình là Tuổi Quý Dậu, mà tuổi Quý Dậu thì có Lộc Tồn tại Tý ngộ Triệt và Hóa Quyền tại cung Quan và còn nhiếu yếu tố khác nữa. Không phải tuổi nào có Mệnh đóng tại cung Tý (như trường hợp 3) đều phải đóan như vậy.
Bốn trường hợp nêu trên, tôi chỉ nêu cái chiều hướng sinh khắc của tam hợp. Không thể có một đáp số chung cho mọi tuổi. Còn vận dụng như thế nào cho hay và chính xác là ở các bạn tìm tòi thêm.
Vì Tử-Vi là môn Lý học tương quan, không phải là môn tóan học như cháu đã suy luận. Khi luận đóan bạn phải kết hợp Ngũ hành của sao và Ngũ hành của bản mệnh, các cách phú quý và sang hèn, hung sát tinh ….. từ đó gia giảm, chế hóa mới có kết luận chính xác. Cháu nên tham khảo một số sách Tử-vi (hay trong thư viện điện tử của diễn đàn) để học hỏi thêm.
Nhân tiện đây, tôi xin nói thêm cho vui về Tử-Vi :
Nhìn vào Lá số thì mới chỉ là kết luận chủ quan, một chiều, tương đối. Nhìn vào tướng, để nhận định khách quan, xem tướng số “ ăn ” vào sao nào, cách nào nhiều hơn trong lá số.
Ví dụ : Lá số của hai người cùng sinh ngày giờ như sau : Lá số độc giả
Hai lá số đều hòan tòan giống nhau. Cung Thê của hai người đều có : Thiên Tướng, Thiên Hình ngộ Tuần Triệt (tối độc). Thế mà một người thì vợ chết trước, một người thì vợ còn sống cuộc đời có phần an nhàn hơn.
Người có cái tướng “Diện Đại Tỵ Tiểu. Chung Tất Ly Tổ Phá Bại, Nam khắc Thê, Nữ khắc Phu” thì vợ chết trước.
Cùng một cung Mệnh, cung Thê có những bộ sao như nhau mà người kia lại lấy vợ “ cách sông cách nước” (ngày nay là dị chủng) họ lại sống ly hương … ngẫu nhiên hành xử theo Lý Học Tử-vi, nên lại nhẹ được sự hình khắc. /.
(Dẫn theo trang hoc-tuvi.blogspot.com)