NGUỒN GỐC PHI TINH ĐẨU SỐ

Phi Tinh Đẩu Số vốn từ đời Thiên Hoàng đầu tiên sáng lập ra thiên can, địa chi. Gọi “thiên can” tức Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý tất cả 10 can, nên còn gọi là “thập can”. Địa chi tức Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi cộng tất cả 12 cái, còn gọi là “thập nhị chi”.

Đến đời Hoàng Đế lại đem thiên can và địa chi phối hợp với nhau, gọi là Giáp Tý, như Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão… cứ mỗi 60 lần lại tuần hoàn một lần. Từ Đông Hán về trước, Giáp Tý chỉ dùng cho việc làm nhật kỳ, rất giản dị. Chỉ từ Kiến Vũ về sau được mở rộng ứng dụng để  dùng vào việc ghi năm, tháng, ngày, giờ.

Đến đời Ngũ Đại, có người đem năm, tháng, ngày, giờ sinh của người nọ bày ra làm một loại trò chơi, để đoán trước tương lai của người ấy. Đó chính là bắt đầu của thuật đoán mệnh và sau dần dần có người lại đem lý luận Bát Quái, tức lý luận Ngũ Hành gọi là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ thêm vào Ngũ Hành tương sinh, Ngũ Hành tương khắc, gán vào nghiên cứu.

Gọi là Bát Quái vì đời cổ Bào Hi Thị ngửa trông sự biến hóa của các sao trên trời, cúi xem xét sự sinh khắc của vạn vật trên mặt đất lại khảo sát trạng thái sinh hoạt của các loại chim muông, thú vật, hình trạng địa lý, v.v… mà nghiên cứu ra Bát Quái. Người xưa vô cùng tôn trọng Bát Quái gọi là “thông với đức của thần minh”, để sắp xếp tình của muôn vật, sự phát minh Bát Quái sách viết: Bát Quái định cát hung.

Người xưa thường hay dùng Bát Quái để bói sự việc, đoán biết kết quả, nghiên cứu sâu về Bát Quái và có được rất nhiều thành tựu. Chính là Chu Văn Vương, nên cho đến ngày nay, có người còn gọi là Bát Quái Văn Vương. Sự thực thì chẳng phải Chu Văn Vương phát minh ra Bát Quái mà là do rất nhiều người xưa góp lại dần dần từng chút từng chút mà thành. Môn Phi Tinh Đẩu Số đến nay nhiều người cho rằng do Trần Đoàn phát minh. Thực ra các vị như Trần Đoàn, Tôn Tư Mạo cũng là những người nghiên cứu Phi Tinh Đẩu Số nhưng có thành tựu tới mức huyền vi mà thôi vậy.

Trần Đoàn tên tự Đồ Nam, tự hiệu Phù Diêu tử, Tống Thái tông ban hiệu Hi Di tiên sinh, sinh vào cuối đời Đường. được tín đồ Đạo giáo tôn xưng là “Lão tổ”. Do xuất thân thấp hèn nên các chi tiết về quê quán, gia thế, năm sinh năm mất của ông sách sử đều không ghi chép. Sách Tống sử nói ông là người Chân Nguyên, Hào châu (nay là Hào huyện, An Huy),

 

thuyết khác lại cho ông là người Lộc Ấp, Hà Nam. Có thuyết nói Trần Đoàn sống tới 118 tuổi, có thuyết nói ông sống tới 190 tuổi. Theo truyền thuyết, Trần Đoàn thuở nhỏ rất thông minh, học một hiểu mười. Giống như mọi thư sinh thời xưa, ông cũng định thông qua con đường Khoa cử để bước vào quan trường. Nhưng không ngờ trong Khoa thi năm Tường Hưng thứ 2 thời Hậu Đường (931), ông không có tên trong bảng vàng. Ông tỉnh ngộ, quyết tâm rời nhà đi tu học khắp nơi. Trong lúc du sơn ngoạn thủy, ông gặp các cao sĩ Tôn Quân Phỏng và Chương Bì xử sĩ, đàm luận với nhau về Dịch học và Lão Trang hết sức tâm đắc, kéo dài 7 ngày 7 đêm không ngừng nghỉ. Được sự chỉ điểm của hai bạn, Trần Đoàn đến núi Võ Đang ở Hồ Bắc tu đạo. Ở đây, Trần Đoàn tu luyện khí công nội đan của Đạo giáo “phục khí tịch cốc hơn 20 năm nhưng mỗi ngày vẫn uống vài chén rượu”. Trong hơn 20 năm tu luyện, ông sở đắc công phu rất sâu, thâm hiểu kinh Dịch, giỏi xem tướng pháp, đoán việc vị lai “ứng nghiệm không kém gì bói cỏ thi mai rùa”. Năm hơn 70 tuổi ông đến Hoa Sơn ẩn cư.

Tương truyền Trần Đoàn sống trong thời đại nhiễu nhương loạn lạc, ông lên núi ẩn tu để tránh họa. Khi đã thấu được lẽ huyền vi của âm dương, ông thường đi đây đó để tìm anh hùng và chân chúa. Có một lần gặp người đàn bà gánh một đòn gánh nặng trĩu ở hai đầu. Ông hỏi: “Bà lão gánh gì vậy?” Người đàn bà mở nắp thúng cho Trần Đoàn coi, thở dài nói: “Tôi mang hai con đi chạy loạn.”

Vừa trông thấy hai đứa bé, Trần Đoàn đã kêu lên: “Một vai mà bà gánh những hai vị thiên tử sao?”

Lòng ông vui mừng khôn xiết, vì thiên hạ sắp hưởng thái bình mới có hai vị chân chúa xuất thế. Trần Đoàn liền lấy trong bọc ra mười lạng bạc biếu người đàn bà không quen biết, rồi lên lưng lừa đi thẳng.

Về sau khi nghe tin Triệu Khuông Dận là Tống Thái Tổ, Trần Đoàn đang ngồi trên lưng lừa liền ngửa mặt lên trời cười ha hả nói: “Thiên hạ thái bình rồi”. Sau này Tống Thái Tông (tức Triệu Khuông Nghĩa, em của Triệu Khuông Dận) có cho người mời Trần Đoàn ra làm quan nhưng ông từ chối, bỏ vào núi đi mất, không ai biết ở đâu. Mãi đến thập niên 80 của thế kỷ trước xuất hiện cuốn “Phi tinh kỳ phổ” được cho là do Trần Đoàn truyền lại, làm cho giới nghiên cứu Đẩu Số xôn xao.

Các thánh hiền đời xưa ngẩng trông thiên tượng, đem các sao Đại Hùng tinh, Tiểu Hùng tinh thêm vào sự thay đổi vị trí của Thái Dương, Thái Âm, diễn thành tượng dùng để đại biểu cho nhân sinh, phối hợp không gian với thời gian để suy tính ra cá tính và mệnh vận của mỗi cá nhân, đủ thấy trong vũ trụ đúng là có một định luật nào đó chi phối.

(TRẦN ĐOÀN PHI TINH ĐẨU SỐ – Hồng Khánh biên soạn)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.