Hoàng Kim Sách

黃 金 策

HOÀNG KIM SÁCH

(劉 伯 溫 先 生 總 斷)

(Lưu Bá Ôn tiên sinh tống đoạn)

五 行 生 克

Ngũ hành sinh khắc

金生水,水生木,木生火,火生土,土生金,

金克木,木克土,土克水,水克火,火克金。

Kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim,

Kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ, thuỷ khắc hoả, hoả khắc kim.

六 親 生 克

Lục thân sinh khắc

子孫生妻財,妻財生官鬼,官鬼生父母,父母生兄弟,兄弟生子孫。生我者爲元辰,如子孫爲妻財之元辰也。

Tử tôn sinh thê tài, thê tài sinh quan quỷ, quan quỷ sinh phụ mẫu, phụ mẫu sinh huynh đệ, huynh đệ sinh tử tôn. Sinh ngã giả vy nguyên thần, như tử tôn vy thê tài chi nguyên thần dã

子孫克官鬼,官鬼克兄弟,兄弟克妻財,妻財克父母,父母克子孫。克我者爲忌神,如子孫爲官鬼之忌神也。

Tử tôn khắc quan quỷ, quan quỷ khắc huynh đệ, huynh đệ khắc thê tài, thê tài khắc phụ mẫu, phụ mẫu khắc tử tôn. Khắc ngã giả vy kỵ thần, như tử tôn vy quan quỷ chi kỵ thần dã

元神動能生,忌辰動能克,我生者動,謂之貪生,又謂之泄气,喜忌俱減矣。

Nguyên thần động năng sinh, kỵ thần động năng khắc, ngã sinh giả động, vị chi tham sinh, hựu vị chi tiết khí, hỷ kỵ câu giảm hỹ.

1. 動 靜 陰 陽, 反 覆 變 遷

ĐỘNG TĨNH ÂM DƯƠNG, PHẢN PHỤC BIẾN THIÊN

Âm dương động tĩnh thay đổi, đổi thay

Động là hào giao (tréo), ký hiệu là x; trùng ký hiệu là o, tĩnh là hào đơn, chiết. Giao và chiết thuộc âm, trùng và đơn thuộc dương. Hào đơn, chiết thì an tĩnh, an tĩnh thì chẳng biến hóa, hào giao trùng thì phát động, phát động rồi thì sẽ biến. Như giao-giao-giao vốn là quẻ Khôn thuộc âm vì động mà biến thành đơn-đơn-đơn là quẻ Càn thuộc dương. Đại phàm vật động sẽ biến, vì sao giao biến đơn, trùng biến chiết, đều do từ ý chữ động, chữ “cực”. Người xưa bảo: vật cực tất biến, khí mãn tất khuynh. Như khí trời quá nóng tất sẽ mưa, gió. Quá mưa thì sẽ ngưng. Do đó người xưa chú rằng: Lúc giã thành gạo, gạo nấu thành cơm, nếu chưa giã gạo, không nấu cơm tức chưa động thì lúa vẫn còn nguyên lúa, không động thì không biến. Trong sự phát động có lúc biến tốt, có lúc biến xấu; dương cực biến âm, âm cực biến dương, đó là ý động tĩnh, âm dương phản phục biến thiên.

2. 雖 萬 象 之 紛 紜, 鬚 一 理 以 融 貫

TUY VẠN TƯỢNG CHI PHÂN VÂN TU NHẤT LÝ DĨ DUNG QUÁN

Tuy ngổn ngang nhiều tượng nhưng chỉ một lý là tỏ thông

Câu này chỉ giảng về chữ lý. Chữ tượng dù có ngổn ngang ra sao, lúc giải thích chỉ có một lý trung dung. Trong một quẻ, hình xung, phục, hợp, động tĩnh, chế hóa, sinh khắc, mà trong đầu chỉ có 1 điều không đổi là cái lý bình luận trung dung, đến nơi chốn, thành ra dù có ngổn ngang, quanh co cũng chỉ có một lý là thông suốt.

3. 夫 人 有 賢 不 肖 之 殊,卦 有 過 不 及 之 异

太 過 者 損 之 斯 成,不 及 者 益 之 則 利

PHU NHÂN HỮU HIỀN, BẤT TIÊU CHI THÙ, QUÁI HỮU CẬP CHI DỊ

THÁI QUÁ GIẢ TỔN CHI TƯ THÀNH, BẤT CẬP GIẢ ÍCH CHI TẮC LỢI

Người đời có hiền có hư khác nhau, quẻ có bất cập, thái quá khác nhau, thái quá thì bớt sẽ thành, bất cập thì thêm vào sẽ lợi

Người sinh ra ở đời có hiền, hư khác nhau, quẻ thì khác nhau ở thái quá và bất cập. Người lấy đức trung dung làm chuẩn mực, quẻ lấy tượng trung hòa làm đẹp. Đức đến trung dung chẳng có gì chẳng đẹp (thiện), tượng đến trung hòa thì cầu gì mà không được. Cho nên động tĩnh, sinh khắc, hợp xung, không phá, mộ, suy, vượng, tuyệt, trong quẻ đều có lý thái quá, bất cập. Phàm lý trong quẻ chỉ luận được đạo trung hòa. Giả loạn động cần tìm tĩnh hào, an tĩnh cần gặp ngày xung, nguyệt phá cần xuất phá, điền hợp. Tuần thì chờ lúc xuất tuần; động thì đợi hợp, tĩnh thì đợi xung. Đó là những phép thái quá cần bớt để thành, bất cập cần thêm để lợi ích. Ngày xưa, chú giải dụng thần hiện nhiều là thái quá, dụng thần chỉ hiện một chỗ mà không vượng, không được mùa, vô khí là bất cập, thì ý đó là quá nông cạn mà không biết trong quẻ có thái quá, bất cập. Động tĩnh, sinh khắc, hợp xung, nguyệt phá, tuần không, vượng tướng, suy, mộ, tuyệt, phục tàng, xuất hiện, mỗi loại đều có thái quá, bất cập. Đấy là tự bên trong có vẻ huyềndiệu, linh động, học giả nên lưu tâm khảo nghiệm.

4. 生 扶 拱 合,時 雨 滋 苗,克 害 刑 衝

SINH PHÙ CỦNG HỢP THỜI VŨ TƯ MIÊU

Sinh phù củng hợp như mưa đúng lúc làm nẩy mầm

Sinh, phù, củng, hiệp, cũng như mưa đúng lúc thì tốt lúa (sinh phù củng hợp, thời vũ tương miêu). Sinh ta dụng hào gọi là sinh, phù ta dụng hào gọi là phù, củng ta dụng hào gọi củng, hợp ta dụng hào gọi là hợp.

Sinh là ngũ hành tương sinh,như kim sinh thủy.

Phù tức là Hợi phù Tý, Sửu phù Thìn, Dần phù Mão, Thìn phù Mùi, Tỵ phù Ngọ, Mùi phù Tuất, Thân phù Dậu.

Củng tức Tý củng Hợi, Mão củng Dần, Thìn củng Sửu, Ngọ củng Tỵ, Mùi củng Thìn, Dậu củng Thân, Tuất củng Mùi.

Hợp có nhị hợp, tam hợp, lục hợp.

Nhị hợp là: loại Tý Sửu hợp.

Tam hợp là loại: Hợi Mão Mùi hợp thành mộc cục.

Lục hợp là quẻ được quẻ lục hợp.

Phỏng như hào suy nhược xung phá, được sinh phù củng hiệp, củng như lúa bị nắng, gặp mưa thì nổi dậy liền.

5. 克 害 刑 衝,秋 霜 殺 草

KHẮC HẠI HÌNH XUNG, THU SƯƠNG SÁT THẢO

Khắc, hại, hình, xung, sương thu giết cỏ

Khắc tức tương khắc, giống như kim khắc mộc chẳng hạn. Hại như lục hại, tức Tí hại Mùi, Sửu hại Ngọ, Dần hại Tỵ, Mão hại Thìn, Dậu hại Tuất vậy. Hình tức là Dần, Tỵ, Thân chẳng hạn. Xung như Tý, Ngọ tương xung.

Câu này cũng dựa theo câu trước mà nói dụng thần suy nhược không có sinh phù cũng hợp mà ngược lại bị hại khắc hình xung cho nên ví như sương mùa thu giết cỏ. Đại phàm trong quẻ có 3 điều hình, xung, khắc thường nghiệm, không nên biện luận.

6. 長 生 帝 旺,爭 如 金 谷 之 園

TRƯỜNG SINH, ĐẾ VƯỢNG TRANH NHƯ KIM CỐC CHI VIÊN

Trường sinh, đế vượng tựa vườn có lúa vàng

Trường sinh giống như hỏa trường sinh ở Dần, đế vượng như hỏa đế vượng ở Ngọ. Dụng thần nếu gặp thì suy nhược cũng gọi là có khí, nên ví như kim cốc. Câu này luận về dụng thần có trường sinh, đế vượng tại nhật thần, không nói trường sinh, đế vượng ở biến hào. Nếu bảo biến hào nói đế vượng là lầm. Giả như Ngọ hoả hóa Ngọ là phục ngâm có gì là tốt mà ví như kim cốc. Đại phàm dụng thần có đế vượng ở nhật thần chủ nhanh, trường sinh ở nhật thần chủ chậm. Trường sinh giống như người mới nuôi lớn dần lúc mới sinh. Đế vượng thì giống như người đã trưởng thành mạnh mẽ mà luận, nên trường sinh chậm, đế vượng nhanh.

7. 死 墓 絕 空,乃 是 犁 泥 之 地

TỬ, MỘ, TUYỆT, KHÔNG NÃI THỊ NÊ LÊ CHI ĐỊA

Tử, mộ, tuyệt, không là đất địa ngục

Tử, mộ, tuyệt đều theo trường sinh mà khởi, không là tuần không.

Tử là chết, giống như người bệnh mà chết. Mộ là che lấp, giống như chết chôn ở mộ. Tuyệt là đoạn tuyệt giống như cây chết thì gốc rễ dứt hết. Không là hư không nơi vực sâu, băng giá, người ta không thể đặt chân đến. Nê lê là tên địa ngục ý nói là hung vậy. Bốn điều trên cùng với khắc hại hình xung cũng có ý tưởng phỏng theo ý bất cập, thái quá.

Nếu dụng thần không được sinh phù củng hợp mà ngược lại gặp tử, mộ, tuyệt, không nên ví dụ là nê lê. Đại phàm trong quẻ hào tượng chỉ dùng được trường sinh, mộ, tuyệt, rồi dựa vào nhật thần, coi hào biến, nếu hóa xuất thì lại dùng khắc, xung, hợp tiến thoái thần, phản ngâm, phục ngâm mà luận.

8. 日 辰 爲 六 爻 之 主 宰,喜 其 滅 項 以 安 劉

NHẬT THẦN VI LỤC HÀO CHI CHỦ TỂ, HỶ KỲ DIỆT HẠNG DĨ AN LƯU

Nhật thần là chúa tể của sáu hào gặp thời diệt Hạng Vũ để họ Lưu an nghiệp

Nhật thần là chủ trong Bốc phệ, không xem nhật thần tức không định cát hung nặng nhẹ trong quẻ. Vả lại nhật thần có thể xung khởi, xung thực, xung tán. Hào tượng là không tĩnh, vượng có thể nhờ đó mà hợp, điềm lấp, hào nào nguyệt phá suy nhược có thể nhờ đó để được phù trợ, giúp đỡ. Gặp cường vượng nhật thần có thể chế phục, gặp phát động cũng có thể chế, gặp phục tùng có thể đề bạt, có thể thành việc, có thể hư việc cho nên nhật thần là chúa tể của sáu hào.

Như kỵ thần vọng động, dụng thần hưu tù, nếu được nhật thần khắc chế kỵ thần này để sinh phù cho dụng thần thì mọi việc chuyển hung thành cát, nên ví như diệt Hạng an Lưu.

9. 月 建 乃 萬 卦 之 提 綱,豈 可 助 桀 而 爲 虐

NGUYỆT KIẾN NÃI VẠN QUÁI CHI ĐỂ CƯƠNG, KHỞI KHẢ TRỢ KIỆT NHI VI NGƯỢC

Nguyệt kiến là giềng mối của vạn quẻ há đi giúp Kiệt làm bạo ngược

Nguyệt kiến là cương lĩnh của bốc phệ, có thể cứu việc, phá việc cho nên bảo là đề cương của vạn quẻ. Nếu trong quẻ có kỵ thần phát động, khắc thương dụng thần, nếu được nguyệt kiến sinh phù kỵ thần là giúp Kiệt làm càn.

Nếu kỵ thần khắc dụng thần như gặp nguyệt kiến khắc chế kỵ thần sinh phù dụng thần đấy là cứu việc. Phàm xem nguyệt kiến sinh khắc cũng giống như nhật thần, họa phúc do nguyệt kiến chỉ nội trong tháng, chẳng ảnh hưởng từ đầu đến cuối của mọi việc, mà nhật thần thì chẳng luận lâu dài, thành ra có ảnh hưởng là tràng sinh, mộc dục quan đới, mười hai thần này với nhật thần vốn có quan hệ, với nguyệt kiến trên chẳng qua chỉ dựa vào để luận nguyệt phá, hưu tù, vượng tướng, sinh, khắc. Nay có người bảo suy, bệnh, tử, mộ tại nguyệt kiến là không tốt, tràng sinh, đế vượng tại nguyệt kiến là tốt, cái đó truyền lại lầm lẫn chẳng đáng tin được.

10. 最 惡 者 歲 君,宜 靜 不 宜 動

TỐI ÁC GIẢ TUẾ QUÂN, NGHI TĨNH BẤT NGHI ĐỘNG

Hết sức ác là Tuế quân, nên tĩnh chẳng nên động

Thái tuế của năm gọi là tuế quân, tượng thiên tử.

Đã là tối ác há không tối thiện sao. Đã là an tĩnh há không nên phát động sao, nếu thái tuế lâm hào phát động khắc, xung thế, thân, dụng, tượng chủ tai ách, không lợi trong năm đó, thường gặp nhiều lộn xộn cho nên gọi là tối ác thì nên an tĩnh. Câu này bảo nếu tuế quân lâm kỵ thần thì nên tĩnh không nên động. Nếu thái tuế ở hào động thì sinh hợp thế thân, tượng chủ địa vị trong một năm gia tăng hỉ khánh, cho nên cũng bảo là tối thiện thì nên phát động.

Nếu dụng thần lâm đấy thì việc liên quan đến triều đình, nếu nhật thần động hào xung tất phạm thượng. Mỗi khi luận việc công tư đều nên thận trọng.

11. 最 要 者 身 位,喜 扶 不 喜 傷

TỐI YẾU GIẢ THÂN VỊ, HỈ PHÙ BẤT HỈ THƯƠNG

Quan trọng nhất là thân vị, thích phù không thích bị thương

Thân tức là nguyệt quái thân vậy. Nếu thế dương tức khởi từ tháng tí, thế âm tức khởi từ tháng ngọ, đó là phép an thân. Sau khi quẻ đã lập xong, xem quái thânhiện hay không và với nhật thần, nguyệt kiến, động hào có can thiệp hay không thì biết được cát hung. Bói việc thì đó là sự thể, bói người thì đó là nhân thân chỉ mừng có sinh phù, củng, hợp không nên khắc, hại, hình xung. Phàm xemquẻ, lấy quái thân làm chủ việc xem cho nên gọi tối yếu vậy.

12. 世 爲 己,應 爲 人,大 宜 契 合,

動 爲 始,變 爲 終,最 怕 交 爭

THẾ VI KỶ, ỨNG VI NHÂN ĐẠI NGHI KHẾ HỢP

ĐỘNG VI THỦY, BIẾN VI CHUNG TỐI PHẠ GIAO TRANH

Thế là ta, ứng là người rất nên hợp;

Động là đầu, biến làcuối nên rất sợ giao tranh

Giao trùng là động, động tất âm biến dương, dương biến âm. Trong quẻ gặp vậy thì dùng động hào làm khởi đầu việc, biến hào làm cuối việc, hào phát động biến xung biến khắc là giao tranh. Phàm thế ứng nên sinh hợp, dụng thần sợ biến khắc xung.

13. 應 位 遭 傷,不 利 他 人 之 事

世 爻 受 制,豈 宜 自 己 之 謀

ỨNG VỊ TAO THƯƠNG BẤT LỢI THA NHÂN CHI SỰ,

THẾ HÀO THỤ CHẾ KHỞI NGHI TỰ KỶ CHI MƯU

Ứng vị bị thương không lợi việc của kẻ khác

Thế hào bị chế hoá nên tự mưu sự

Vị trí của ứng cũng dựa vào dụng thần để giải rõ. Xem cho người phải phân rõ dụng thần, với người giao thiệp sơ và không định rõ thứ bậc thì dùng ứng chỉ người khác, nếu xem cho cha mẹ bạn, gia chủ, thầy, thì dùng hào Phụ mẫu làm dụng thần, bạn bè của con cháu thì dùng hào Tử tôn là dụng thần, bạn bè của cha, của con cháu , tuy là người khác không thể lấy chung vị trí của ứng mà phải phân biệt già trẻ, xưng hô danh phận, để đoán khỏi lầm.

Nhưbói xem lợi hại cho mình lấy thế làm dụng thần, thế hào bị thụ chế há mình dám mưu sự sao?

14. 世 應 具 空,人 無 准 實

THẾ ỨNG CỤ KHÔNG, NHÂN VÔ CHUẨN THỰC

Thế ứng đều không, người không chuẩn thực

Câu này cũng nói về thế và ứng. Phàm xem sự việc phải luận thế – ứng. Thế không tức mình không thực. Ứng không tức người không thực, có chủ tâm lừa dối. Nếu thế, ứng đều không thì ta và người đều không thực, mưu sự chẳng thuận. Hoặc thế, ứng không hợp thì hư ước mà không thành tín. Như nhờ cậy bậc tôn trưởng mà được hào Phụ mẫu sinh hợp thế hào thì tự nhiên có ích. Nếu ứng gặp không thì vẫn được người trên giúp đỡ nhưng người giúp không thực tâm việc thì cũng khó mà thành được.

15. 內 外 競 發,事 必 翻 騰

NỘI NGOẠI CẠNH PHÁT SỰ TẤT PHIÊN ĐẰNG

Trong ngoài tranh nhau phát động, thì việc loạn động

Cạnh tức xung khắc vậy. Phát là phát động.

Phàm xem quẻ mà nội ngoại loạn động, loạn xung, loạn kích khắp nơi thì nhân tình không thường, tất chủ sự phản phúc, lật qua lật lại.

16. 世 或 交 重,兩 目 顧 瞻 于 馬 首

應 如 發 動,一 心 似 托 于 猿 攀

THẾ HOẶC GIAO TRÙNG, LƯỠNG MỤC CỐ CHIỀM VU MÃ THỦ

ỨNG NHƯ PHÁT ĐỘNG, NHẤT TÂM TỰ THÁC Ư VIÊN PHAN

Thế giao hoặc giao trùng hai mắt ngó trông đầu ngựa.

Ứng như phát động, trong lòng tựa như vượn leo

Mã thủ là nhìn Đông, nhìn Tây. Như viên phan là tâm chẳng tịnh. Thế là chỉ mình. Sách có nói: Ứng động sợ người có biến, thay đổi lòng, Thế động thì mình trì nghi, cũng tức là biến thiên thay đổi ý định nên không thể cùng chung ý tưởng được. Câu này cũng dựa theo câu trước về ý thế ứng là ta và người, lại dẫn ý giao trùng là có tráo trở, nhưng phải thêm rằng khi định cát hung không thể bỏ qua sinh, phù, củng, hợp, khắc hại, hình xung phá.

17. 用 爻 有 气 無 他 故,所 作 皆 成。

主 象 從 存 更 被 傷,凡 謀 不 遂。

DỤNG HÀO HỮU KHÍ VÔ THA CỐ, SỞ TÁC GIAI THÀNH

CHỦ TƯỢNG TÒNG TỒN CÁNH BỊ THUƠNG PHÀM MƯU BẤT TOẠI

Dụng thần có khí không bị khắc thì mọi việc đều thành.

Chủ tượng nếu xuất hiện mà bị thương mưu cũng bất lợi

Dụng thành là loại như xem văn thư, trưởng quái thì dùng hào Phụ mẫu làm dụng thần vậy. Chủ tượng cũng chỉ dụng thần, cho nên có chữ bệnh thì có chữ giải. Bị bệnh thì ra sao? Phàm dụng thần gặp hình, xung khắc hại gọi là bệnh, như trong quẻ dụng thần vượng tướng mà gặp bệnh, đợi lúc hết bệnh , cũng có thể thành việc.Nếu dụng thần vượng tướng mà chẳng bị các bệnh hình xung khắc hại thì những điều mong muốn đều thành. Nếu dụng thần suy nhược không khí mà gặp nguyệt kiến, nhật thần, hình, xung, khắc, hại giống như con người bản chất ốm yếu chẳng kham nổi lại gia thêm bệnh, cho nên hào suy nhược mà bị hình, xung, khắc, hại mưu sự cũng uổng phí sức lực tâm tư cuối cùng cũng chẳng thành, dụng hào này tuy có xuất hiện, chẳng sinh trợ mà trong quẻ không có nguyệt thần, nếu có thì lại bị không, phá, hoại, chủ tượng, đồ tồn có nghĩa gắng sức cũng vô ích, mưu sự không toại ý.

18.有 傷 鬚 救

HỮU THƯƠNG TU CỨU

Có bị thương cần cứu

Thương là thương khắc dụng thần, cứu là cứu hộ dụng thần. Như Thân kim là dụng thần mà bị Ngọ hoả phát động tức hào thân bị thương, nếu lại được nhật thần là tý hoặ cđộng hào là tý, tý xung khắc Ngọ hoả, tức Ngọ hoả bị chế mà Thân kim được cứu.

Nếu nguyệt kiến xung khắc dụng thần được nhật thần sinh hợp dụng thần, hoặc nhật thần khắc dụng thần mà trong quẻ xuất hiện một hào sinh dụng, đó là bị thương được cứu, mọi sự trước khó sau dễ, trước hung sau tốt, dụng thần được cứu thành hữu dụng.

19. 無 故 勿 空

VÔ CỐ VẬT KHÔNG

Không thụ thương chớ cố không vong

Cố là thụ thương, vật là nên khác là không.

Đại phàm hào có tuần không an tĩnh gặp nguyệt kiến, nhật thần khắc chế tức là bị không thái quá khiến gặp ngày ra khỏi tuần cũng không thể tốt mà hung. Cái dạng tuần không này cuối cùng cũng vô dụng vậy.

Nếu hào có tuần không phát động hoặc được nguyệt kiến, nhật thần sinh phù củng hợp, hoặc nhật thần xung khởi nó, hoặc động hào sinh hợp đó là không chẳng bị thụ thương, đợi lúc xuất tuần, gặp ngày, được lệnh, lại được việc, cho nên nói: Vô cố chi không thì chớ xem hào ấy là không vậy? Tuy đang bị tuần không mà chẳng chịu nguyệt kiến, nhật thần, khắc thương thì chẳng luận đó là “thực không”.

Lại như dụng thần hóa hồi đầu khắc, lại thấy hợp cục cũng khắc, khắc quá nhiều hóa chẳng bị thụ thương sao, nếu nhật nguyệt không thương nó và dụng thần có không tất chẳng chịu khắc cũng gọi là chẳng thụ thương (vô cố).

Xưa có nói về tránh hung cũng gần với lý vô cố này, mà chú lầm rằng hào không bị thương khắc đừng có bị không, nhật, nguyệt kiến, khắc hào đó lại nên có không thì mất diệu chỉ của lý tiên thiện, lại mất cả văn lý nữa.

20. 空 逢 衝 而 有 用

KHÔNG PHÙNG XUNG NHI HỮU DỤNG

Tuần không gặp xung mà hữu dụng

Phàm quái nào gặp tuần không, xưa nay không cần biết cát hung đều đoán là vô dụng, mà riêng chẳng biết gặp nhật thần xung có chỗ khả dụng.

Vả lại xung tất động, động thì chẳng không do đó không gặp xung mà hữu dụng.

21. 合 遭 破 以 無 功

HỢP TAO PHÁ DĨ VÔ CÔNG

Hợp gặp phá thì chẳng được gì

Câu này độc nhất nói về hợp xứ phùng xung

Hào quái gặp hợp là như có người đồng tâm, hiệp lực, việc tất sẽ thành. Mưu sự mà gặp quẻ như vậy tất sẽ toại nguyện. Nhưng nếu hợp mà gặp xung, hình, phá, khắc, thì sợ kẻ gian trá, tiểu nhân phá hại, tất sinh lòng nghi kỵ.

Như Dần với Hợi hợp vốn là tốt, nhưng nếu gặp ngày Thân hoặc hào Thân động xung khắc Dần mộc tất hại Hợi thủy vậy, cho nên bảo: hợp gặp phá thì vô công.

Hợp là thành, ý hòa hảo, phá có nghĩa tan, ý là xung khai. Phàm muốn thành việc mà gặp hợp xứ phùng xung quái, thì việc sắp thành lại tan. Phàm việc muốn tan mà gặp quẻ hợp xứ phùng xung thì tất toại ý.

Xung trung phùng hợp là ngược lại ý này.

22. 自 空,化 空,必 成 凶 咎

TỰ KHÔNG, HÓA KHÔNG TẤT THÀNH HUNG CỬU

Tự không, hóa không thì xấu

Tự không là hào có tuần không, hóa không là nói dụng hào hóa gặp tuần không. Hung cửu là nói không thể thành việc. Câu này cũng dựa vào trước mà nói về việc mưu vọng. Phàm mưu vọng ai cũng muốn thành việc. Nếu dụng hào gặp không, hay dụng hào hóa gặp tuần không, tức động biến thành không, tất nghi hoặc, việc tất chẳng thành, cho nên bảo là hung cửu vậy.

23. 刑 合 克 合,終 見 乖 淫

HÌNH HỢP KHẮC HỢP, CHUNG KIẾN QUAI DÂM

Hình hợp, khắc hợp kết quả ngang trái

Hợp là hòa hợp, xem quẻ mà thấy thì lúc nào cũng có lỗi. Nhưng phải biết trong hợp có hình, có khắc, hợp có khắc cuối cùng chẳng hòa. Hợp có hình cuối cùng ngang trái. Ví như dụng thần ở tài hào Mùi, Ngọ là phúc hào, Ngọ và Mùi hợp, nhưng Ngọ có mang tự hình do đó có hình hợp. Lại như Tí là tài hào, Tí và sSửu hợp mà Sửu thổ khắc Tý thuỷ nên cho là khắc hợp. Như xem thê thiếp lúc đầu hài hòa nhưng sau lại lộn xộn, mọi việc kết quả đều ngang trái.

24. 動 値 合 而 絆 住

ĐỘNG TRÚC HỢP NHI BAN TRÚ

Động mà có hợp là ràng buộc

Phàm hào động không gặp hợp thì mới động được. Nếu có hợp tất có ràng buộc mà không thể động vậy. Đã không động thì không thể khắc vật, sinh vật. Như nhật thần hợp hào thì nên đợi ngày xung hào đó mới ứng việc cát hung. Như hào động mà gặp hào hợp thì phải đợi đến ngày xung hào động, việc cát hung mới ứng nghiệm.

Giả như dụng thần là Sửu thổ là tài hào, và ngày Tí hợp sửu, thì phải đợi ngày Mùi việc mới ứng. Nếu hào Tí hợp thì phải đợi ngày Ngọ mới ứng việc. Lại như hào Tử tôn động mà được nhật thần hợp, thì không thể sinh tài, phải đợi đến ngày xung hào Tử tôn này mới có tài. Còn cứ phỏng thế mà luận.

25. 靜 得 衝 而 暗 興

TĨNH ĐẮC XUNG NHI ÁM HUNG

Tĩnh mà gặp xung thì ngầm hung

Phàm hào không động thì không thể bảo là yên tĩnh ngay được. Gặp nhật thần xung thì thành ám động, như đang ngủ mà có người gọi tất phải dậy. Đã là động thì cũng có thể xung khắc được. Hào ám động cũng cũng như người làm việc âm thầm, nếu sinh phù ta là có người ngầm giúp đỡ, nếu khắc hại ta tất sự hung ứng nghiệm vào ngày hợp hào ám động.

26. 入 墓 難 克, 帶 旺 匪 空

NHẬP MỘ NAN KHẮC, ĐỚI VƯỢNG PHI KHÔNG

Nhập mộ khó khắc, mang vượng chẳng phải không

Nhập mộ khó khắc ý nói, động hào nhập mộ không thể khắc hào khác vậy. Lại bảo hào đã nhập mộ thì không thể bị thương khắc nữa.

Giả như Dần mộc vốn khắc thổ, nếu xem quẻ gặp ngày Mùi thì mộc này nhập mộ ở ngày Mùi, hay hóa ra Mùi thì nhập mộ ở hào Mùi, thì chẳng thể khắc thổ vậy.

Giả như Dần động khắc thổ, nhưng thổ hào gặp ngày Thìn tức nhập mộ ở ngày này, hoặc hóa thìn thì nhập mộ biến hào này, đều chẳng chịu Dần mộc khắc. Cho nên bảo: NHẬP MỘ KHÓ KHẮC.

Vượng tướng là theo nguyệt lệnh. Vượng tướng như xuân lệnh, mộc vượng, hỏa tướng; hỏa lệnh, hỏa vượng, thổ tướng. Xưa bảo: “ Cái đang sinh là vượng, cái được sinh làt ướng”. Hào vượng tướng mà gặp tuần không thì chẳng luận không. Lại nói: hào vượng tướng qua tuần thì hữu dụng, cho nên bảo là phi không.

27. 有 助 ,有 扶 衰 弱 休 囚 亦 吉

HỮU TRỢ, HỮU PHÙ, SUY NHƯỢC, HƯU, TÙ DIỆC CÁT

Có trợ, có phù dù suy nhược, hưu tù cũng tốt

Câu này chỉ nói độc về dụng thần. Suy nhược, hưu tù theo Nguyệt lệnh vốn là không tốt. Như mùa xuân xem quẻ dụng hào thuộc thổ, là suy nhược, hưu tù chẳng hay, nhưng nếu được nhật thần sinh phù, củng hợp, thì tuy vô khí nhưng không luận là hung vậy, ví như người nghèo được quý nhân đề bạt, do đó kỵ thần dù vô khí cũng chẳng nên được phù trợ.

28. 貪 生 貪 合,刑 衝 克 害 皆 忘

THAM SINH, THAM HỢP, HÌNH XUNG, KHẮC HẠI GIAI VONG

Tham sinh, tham hợp đều quên hình xung khắc hại

Câu này chỉ nói về dụng thần. Nếu dụng thần gặp hình, xung, khắc hại đều chẳng tốt. Nhưng nếu có hào được kỵ thần sinh hay hợp thì kỵ thần tham sinh, tham hợp mà không tác hại nên gọi là quên xung quên khắc.

Giả như trong quẻ có Dần động, dụng thần là Tỵ, Dần vốn hình Tỵ nhưng Dần mộc có thể sinh cho Tỵ hoả cho nên Dần mộc tham sinh mà quên hình vậy. Lại như trong quẻ có hào Hợi động xung khắc Tỵ hoả, lại có hào động Mão, tức là Hợi tham sinh Mão mà quên khắc Tỵ. Như Dần động tức Hợi thủy tham hợp mà quên xung Tỵ vậy. Ấy là tham hợp, tham sinh, quên khắc, quên xung, quên hình. Ngoài ra cứ thế mà luận.

29. 別 衰 旺 以 明 克 合,辨 動 靜 以 定 刑 衝

BIỆT SUY VƯỢNG DĨ MINH KHẮC HỢP, BIỆN ĐỘNG TĨNH DĨ ĐỊNH HÌNH XUNG

Phân suy vượng để rõ khắc hợp, biện động tĩnh để định hìnhxung

Câu này phân biệt động, tĩnh, chế hóa âm dương, nếu chỉ nói suy vượng mà không biết đến biến động hay tĩnh tất lầm cách dùng vậy.

Như hào vượng vốn khắc được hào suy, nhưng an tĩnh thì không khắc được hào suy. Hào suy không khắc được hào vượng, nhưng nếu phát động thì vẫn khắc được hào vượng. Động ví như người ngồi dậy, tĩnh như người nằm, tuy vượng tướng chẳng qua chỉ là nhất thời vượng, tuy suy nhược cũng chỉ là trước mắt. Đến khi hào vượng thoái khí thì hào suy sẽ được phù, thì suy sẽ khắc được vượng; còn vượng mà động khắc hào suy, nếu không có cứu tất là khắc ngay.

Hào động không thể xung khắc được hào có nhật thần, mà chỉ có nhật thần mới có thể xung khắc được cả hào động và hào tĩnh. Nhưng nếu hào động có thêm nguyệt kiến, thì vẫn có thể xung khắc được hào có nhật thần. Như vậy, lý về suy vượng, động tĩnh đã rõ.

30. 並 不 並,衝 不 衝,因 多 字 眼

TÍNH BẤT TÍNH, XUNG BẤT XUNG, NHÂN ĐA TỰ NHÃN

Tính chẳng tính được, xung chẳng xung được, vì quá nhiều chữ

Tính là hào trong quẻ mà nhật thần lâm. Xung là hào trong quẻ mà nhật thần xung. Trong câu nói hào tính không thể tính, hào xung không thể xung. Sao lại bảo không thể tính? Giả như ngày Tí xem quẻ, trong quẻ có hào Tí làm dụng thần như vậy gọi là tính. Nếu hào Tí suy nhược mà có nhật thần thì luận vượng. Nhưng nếu hào Tí này hóa tuyệt, hóa mộ, hóa khắc, đó là nhật thần biến hoại, không thể nói là cát mà ngược lại là hung, ứng ngay tại ngày này vậy. Cho nên nói tính mà không thể tính.

Sao lại bảo xung không thể xung? Như ngày Tí xem quẻ, trong quẻ thấy hào Ngọ làm dụng thần, là xung, nếu hào Tí ở trong quẻ động thì xung khắc hào Ngọ. Nếu được hào Tí hóa mộ, hóa tuyệt, hóa khắc, đó là nhật thần hóa hoại, không thể hại được hào Ngọ, thì ngược lại ngày này lại tốt. Cho nên xung mà không phải xung.

Đó là hai điều xem quẻ nhân ngày Tí mà trong quẻ hào Tí biến hoại thì luận như vậy. Ngoài ra, các trường hợp khác cứ phỏng theo đó mà luận.

31. 刑 非 刑,合 非 合,爲 少 支 神

HÌNH PHI HÌNH, HỢP PHI HỢP VI THIỂU CHI THẦN

Hình chẳng hình, hợp chẳng hợp vì thiếu thần

Hình là tam hình, hợp là tam hợp cục. Như Dần – Tỵ – Thân là tam hình, Sửu – Tuất -Mùi là tam hình, Tí – Mão là nhị hình, Thìn – Ngọ – Dậu – Hợi là tự hình.

Giả như trong quẻ có Dần – Tỵ mà không có Thân, có Dần – Thân mà không có Tỵ, có Tỵ- Thân mà không có Dần, là thiếu 1 thần nên không thành tam hình.

Như tam hợp là Hợi – Mão – Mùi hợp, Dần – Ngọ – Tuất hợp, Tỵ – Dậu – Sửu hợp, Thân- Tí – Thìn hợp. Giả như có Hợi – Mão mà không có Mùi, Hợi – Mùi mà không có Mão, Mùi – Mão mà không có Hợi, là thiếu 1 thần mà chẳng thành hợp vậy.

Tam hình, tam hợp thì phải có đầy đủ cả 3 hào. Hai hào động có thể kéo theo 1 hào.Nếu chỉ có một hào động thì không thể hình, hợp được với 2 hào khác. Như trong quẻ có đủ cả 3 hào hình, hợp nhưng nếu an tĩnh cả thì cũng chẳng tạo thành tam hình, tam hợp. Như vậy, chiêm nghiệm sẽ rõ ràng thông suốt.

32. 爻 遇 令 星,物 難 害 我

HÀO NGỘ LỆNH TINH, VẬT NAN HẠI NGÃ

Hào có nguyệt kiến vật khó hại ta

Lệnh tinh là thần nguyệt kiến, vật chỉ động hào trong quẻ, nếu dụng thần là thần nguyệt kiến mạnh vượng, tức được lệnh tinh thì dù có bị thương, khắc cũng không đáng sợ, cho nên bảo vật khó hại ta vậy.

33. 伏 居 空 地,事 于 心 連

PHỤC CƯ KHÔNG ĐỊA, SỰ VU TÂM LIÊN

Phục ở đất không, việc trái với lòng

Phục là phục thần. Trong 6 hào của quẻ mà thiếu dụng thần, thì căn cứ vào quái đầu của cung xem dụng thần phục ở hào nào trong 6 hào, hào đó là phi thần. Phi thần là hiện rõ, phục thần là ẩn. Nếu trong 6 hào không có dụng thần, mà phục thần lại gặp tuần không, nếu chẳng đề bạt, mưu sự khó thành tựu, cho nên nói là việc trái nghịch với tâm.

34. 伏 無 提 協,終 從 爾

飛 不 推 開,亦 枉 然

PHỤC VÔ ĐỀ BẠT, CHUNG ĐỒ NHĨ

PHI BẤT THỐI KHAI DIỆC UỔNG NHIÊN

Phục không đề bạt chẳng ra chi

Phi không suy khai cũng uổng công.

Cũngtheo y câu trước, phục là nơi dụng thần chẳng xuất hiện mà ẩn phục nếu chẳng được nhật thần, động hào sinh phù, củng, hợp vị chi là phục chẳng được nâng đỡ.

Phi là hào tại đó dụng thần phục, là hiển lộ thần, suy là xung, tức bảo xung khắc phi thần thì phục thần có thể xuất hiện. Nếu phi thần không bị xung khai để cho phục thần xuất hiện thì việc chẳng ra gì.

35. 空 下 伏 神,易 于 引 拔

KHÔNG HẠ PHỤC THẦN DỊ Ư DẪN BẠT

Phục tại không có dẫn bạt đề xuất ra

Phục thần này ở tại hào phi có tuần không, hào này có không giống như không bị ràng buộc, tức phục thần dễ được dẫn bạt mà xuất ra. Dẫn là các thần giúp đỡ phục thần. Bạt là các thần xung khắc phi thần, mở lối cho phục thần xuất hiện.

36. 制 中 弱 主 難 以 維 持

CHẾ TRUNG NHƯỢC CHỦ NAN DĨ DUY TRÌ

Suy nhược bị chế khó duy trì.

Chế là nói bị Nguyệt kiến, Nhật thần khắc chế. Nhược chủ chỉ hào suy nhược. Như Dụng thần bị suy nhược mà lại bị Nhật Nguyệt xung khắc, nếu được động hào sinh cũng có trợ giúp. Vốn là hào suy nhược mà gặp Nhật Nguyệt khắc, như cành khô cây mục. Nếu có mưa thấm nhuần cũng khó mong sinh rễ mới. Đây là đề cập đến Dụng thần xuất hiện, nếu lại là Phục thần dù có được Tính dẫn [1] cũng vô dụng.

31. 日 傷 爻 真 罹 其 禍

爻 傷 日 徒 受 其 名

NHẬT THƯƠNG HÀO CHÂN LI KỲ HỌA

HÀO THƯƠNG NHẬT ĐỒ THỤ KỲ DANH

Nhật khắc hào mới thật gặp hoạ

Hào khắc Nhật chỉ mang lấy danh.

Nhật thần là chúa tể của sáu hào, nắm hết mọi việc. Sáu hào là bề tôi của Nhật thần, phân ra mà coi mọi việc. Vì thế Nhật thần có thể hình xung khắc hại được các hào, mà hào trong quẻ không thể hình xung khắc hại Nhật thần. Nguyệt kiến đối với hào trong quẻ cũng thế.

32. 墓 中 人 不 冲 不 發

MỘ TRUNG NHÂN BẤT XUNG BẤT PHÁT

Người trong Mộ không xung chẳng phát.

Tổng quát Dụng thần nhập Mộ thì nhiều cản trở, mọi việc tốn sức mà chẳng thành, nên đợi Nhật thần hay động hào xung, hoặc xung khắc hào Mộ mới được hữu dụng. Sách xưa bảo rằng:” Xung Không tức khởi, Phá Mộ tắc khai” (Xung Không thì làm trở dậy, Phá Mộ thì mở ra)

33. 身上 鬼不 去 不 安

THÂN THƯỢNG QUỶ BẤT KHỬ BẤT AN

Quỷ bên Thân không khử không yên.

Thân là mượn để nói đền Thế hào. Nhưng phàm Quan Quỷ trì Thế, nhưng mình không phải là người có chức vị thì hào Quan Quỷ là thần trở ngại ưu nghi, nên được Dụng thần, động hào xung khắc mà khử đi, mới được yên mà không lo. Hoặc Kỵ thần lâm ở Thế cũng như vậy, nhưng không thể quá khắc, sợ ta cũng bị thương. Tiên thánh nói: “Nhân nhi bất nhân tật kỷ thậm, loạn dã” (Người đã bất nhân, ghét quá sức thì nó làm loạn). Chỉ quí ở chỗ trung hoà mà thôi.[2]

34. 德 入 卦 而 無 謀 不 遂

忌 臨 身 而 多 阻 無 成

ĐỨC NHẬP QUÁI NHI VÔ MƯU BẤT TOẠI

KỴ LÂM THÂN NHI ĐA TRỞ VÔ THÀNH

Đức có ở trong quẻ không mưu tính gì không toại ý

Kỵ ở Thân thì nhiều trở ngại mà không thành.

Đức là hợp. Trong hoà hợp có ân tình đức nghĩa. Cho nên phàm mưu sự gì mà Dụng thần động hợp Thế hoặc Dụng thần hoá thành sinh hợp, hoặc Nhật thần lâm Dụng hợp Thế, hoặc Nhật thần sinh hợp Dụng hào đều gọi là Đức vào trong quẻ, thì không mưu sự gì không toại ý. Nhưng mà hợp xứ phùng xung thì e có biến động. Nếu Kỵ thần mà như thế thì nhiều cản trở khó thành.

[1] Dùng theo ý của tác giả : Tính là Nhật thần lâm tại hào này, Dẫn là củng phù. Như vậy thì trái với ý ở trước là hào này bị Nhật Nguyệt khắc thương.

[2] Luận với Kỵ thần lâmThế không hoàn toàn đúng như vậy. Nếu Thế vượng dù trì Kỵ thần, xem cho mình thì mọi việc cũng không thể xấu được.

35. 卦 遇 凶 星 避 之 則 吉

QUÁI NGỘ HUNG TINH TỊ CHI TẮC CÁT

Quẻ gặp hung tinh, tránh đi tất cát.

Hung tinh ấy là Kỵ thần. Phàm Dụng thần bị Nhật thần, Nguyệt kiến khắc thương, bất luận Không hay Phục, trước sau cũng bị thụ chế, không có nơi để tránh. Nếu không bị Nhật Nguyệt thương khắc, chỉ gặp Kỵ thần trong quẻ động khắc. Nếu Dụng hào lâm Tuần không, phục tàng thì không chịu khắc, gọi là tránh. Đợi ngày xung khắc Kỵ thần, thì hung tự tiêu tan. Nếu Dụng thần xuất hiện mà không lâm Không thì bị hại, khó tránh được thương khắc. Cho nên bảo “tránh đi thì cát”.

36. 爻 逢 忌 殺 敵 之 無 傷

HÀO PHÙNG KỴ SÁT ĐỊCH CHI VÔ THƯƠNG

Hào gặp kỵ sát, được cứu thì khỏi bị hại.

Hào là Dụng hào, như cầu tài lấy hào Tài làm Dụng thần chẳng hạn. Địch có nghĩa là cứu giúp. Ví như cầu tài, trong quẻ hào Tài thuộc Mộc, nếu có hào Kim động khắc Tài là hung, hoặc được hào Hoả phát động khắc Kim tức hào Kim tự chống không nỗi, làm sao có thể khắc Mộc được, hào Mộc khỏi lo. Cho nên bảo “được cứu thì không bị hại”.

37. 主 象 休 囚 怕 見 刑 冲 剋 害

用 爻 變 動 忌 遭 死墓 絕 空

CHỦ TƯỢNG HƯU TÙ PHẠ KIẾN HÌNH XUNG KHẮC HẠI

DỤNG HÀO BIẾN ĐỘNG KỴ TỬ MỘ TUYỆT KHÔNG

Chủ tượng hưu tù, sợ gặp hình xung khắc hại

Dụng hào biến động kỵ gặp Tử Mộ Tuyệt Không.

Chủ tượng cũng chỉ Dụng thần. Nếu hưu tù đã không thành việc, há lại bị hình khắc sao? Nếu Dụng thần phát động, như người mạnh mẽ tiến tới trước, há có thể hoá Mộ Tuyệt sao?

38. 用 化 用 有 用 無 用

空 化 空 雖 空 不 空

DỤNG HÓA DỤNG HỮU DỤNG VÔ DỤNG

KHÔNG HÓA KHÔNG TUY KHÔNG BẤT KHÔNG

Dụng hoá Dụng có lúc hữu dụng, có lúc vô dụng

Không hoá Không tuy là không mà chẳng không.

Dụng thần hoá Dụng thần có Dụng thần hữu dụng, có Dụng thần vô dụng. Hữu dụng là Dụng thần hoá Tiến thần. Vô dụng là Dụng thần hoá Thoái thần, cùng quẻ Phục ngâm. Cho nên mới phân biệt “hữu dụng” và “vô dụng”.

Hào lâm Không an tĩnh tất không thể hoá thành Không, chỉ hào phát động mới có thể biến thành. Đã phát động thì không phải là Không. Hoá thành Không cũng do động mà biến thành. Phàm hào động lâm Không hoặc hào động biến Không đều không thể luận là thực sự là Không, vì ra khỏi Tuần thì hữu dụng.

39. 養 主 狐 疑 – 墓 多 暗 昧

化 病 兮 傷 損 – 化 胎 兮 勾 連

DƯỠNG CHỦ HỒ NGHI – MỘ ĐA ÁM MUỘI

HÓA BỆNH HỀ THƯƠNG TỔN – HÓA THAI HỀ CÂU LIÊN

Dưỡng chủ nghi ngờ – Mộ nhiều ám muội

Hoá Bệnh thì tổn hại – Hoá Thai thì khó khăn.

Trường Sinh, Mộc Dục, quan đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bênh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai , Dưỡng là 12 Thần[1]. Trong quẻ chỉ ba giai đoạn Trường Sinh, Mộ, Tuyệt là cần xem xét ở mọi quẻ, mọi hào. Còn các giai đoạn khác như Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Thai, Dưỡng mỗi cái đều luận thành sinh khắc xung hợp, Tiến Thoái thần, Phục ngâm, Phản ngâm. Không thể câu chấp Dưỡng là nghi ngờ, Bệnh chủ tổn thương, Thai chủ khó khăn.

40. 凶 化 長 生 熾 而 未 散

HUNG HÓA TRƯỜNG SINH SÍ NHI VỊ TÁN

Hung hoá Trường Sinh, mạnh mẽ mà chưa tan.

Dụng thần hoá thành Trường Sinh là tốt. Nếu Hung thần hoá Trường Sinh thì căn hoạ đã manh nha, ngày tăng trưởng dần, tất đợi ngày Mộ, Tuyệt mới giảm bớt cái thế của hung thần được.

41. 吉 連 沐 浴 敗 而 不 成

CÁT LIÊN MỘC DỤC, BẠI NHI BẤT THÀNH

Cát hợp Mộc Dục, bại mà không thành.

Mộc Dục có tên là Bại thần, lại gọi là Mộc Dục Sát, là thần vô liêm sỉ, tính tình dâm bại, nhưng có phân ra nặng hay nhẹ. Tức như Kim bại ở Ngọ, trong bại có khắc; Dần mộc bại ở Tí, trong bại có sinh; Mão mộc bại ở Tí, trong bại có hình; Thuỷ bại ở Dậu, trong bại có sinh; Thổ bại ở Dậu, trong bại có tiết khí. Hoả bại ở Mão, trong bại có sinh. Chỉ xem hôn nhân là hết sức kỵ.

Nếu xem chọn vợ mà được hào Tài hoá Mộc Dục kèm sinh, tất bại gia phong; kèm khắc thì vì gian mà sát thân. Còn xem chuyện khác, nếu hào Thế hoá Mộc Dục, nếu kèm sinh thì vì sắc mà hại danh; kèm khắc thì vì gian mà táng thân. Được cứu thì trong chỗ hiểm có đường sống. Cho nên mới bảo : “Cát thần không nên hoá Mộc Dục”.

42. 戒 回 頭之 剋 我

勿 反 德以 扶 人

GIỚI HỒI ĐẦU CHI KHẮC NGÃ

VẬT PHẢN ĐỨC DĨ PHÙ NHÂN

Ngăn hồi đầu mà khắc ta

Chớ trái đức mà giúp người.

Hồi đầu khắc là Dụng thần tự hoá Kỵ thần. Như hào Hoả hoá Thuỷ chẳng hạn. Xem mọi chuyện mà Thế hào, Thân hào, Dụng hào gặp thế đều không tốt. Phàm Dụng thần động sinh hợp Thế thì là có tình với ta, mưu sự dễ thành. Hoặc Dụng thần động không sinh hợp Thế Thân, mà ngược lại sinh hợp với hào Ứng cùng hào khác đều gọi là “trái đức giúp người”. Phàm xem mà gặp thế mọi mưu sự khó khăn, vì tượng lợi người hại mình.

43. 惡 曜 孤 寒 怕 日 辰 之 併 起

ÁC DIỆU CÔ HÀN, PHẠ NHẬT THẦN CHI TỊNH KHỚI

Ác diệu mà cô hàn, thì chỉ sợ Nhật thần lâm ở đó.

Ác diệu là chỉ Kỵ thần; Cô là một mình không được sinh phù củng hợp; Hàn là suy nhược vô khí. Phàm xem quẻ gặp Kỵ thần cô hàn thì vĩnh viến không tổn hại được ta. Chỉ sợ Nhật thần lâm khởi ở đó, thì cô hàn mà được thế, cuối cùng không tránh được tổn hại. Nếu trị Nguyệt kiến cũng thật đáng sợ.

44. 用爻 重 疊 以 墓 庫 之 收 藏

DỤNG HÀO TRÙNG ĐIỆP DĨ MỘ KHỐ CHI THU TÀNG

Dụng hào trùng điệp thì nhờ Mộ khố để cất chứa.

Như trong quẻ Dụng thần trùng điệp thái quá, thích nhật là Mộ của Dụng thần lâm Thân Thế, ấy là qui về cất chứa ở ta.[2] [1] Từ này dùng rất phổ biến trong các môn Thuật số, có thể dùng để chỉ các tinh tú, can chi, ngày tháng, các hào trong quẻ…. ở đây nói đến 12 giai đoạn của ngũ hành.

[2] Câu này giảng không rõ. Khi Dụng thần trùng điệp tức xuát hiện quá nhiều trong quẻ. Như Dụng thần thuộc Thuỷ, mà trong quẻ có quá nhiều hào Thuỷ. Muốn Dụng thần có tác dụng thì phải đợi đến lúc Dụng thần nhập Mộ. Nếu là Dụng thần thuộc Thuỷ như trên thì phải đợi đến Thìn là Mộ khố của Thuỷ.

45. 事 阻 隔 兮 間 發

心 退 悔 兮 世 空

SỰ TRỞ CÁCH HỀ GIAN PHÁT

TÂM THOÁI HỐI HỀ THẾ KHÔNG

Việc ngăn cản vì gian hào động

Lòng dùng dằng vì Thê lâm Không.

Gian hào là hai hào ở giữ Thế và Ứng . Vốn hai hào ở giữa Thế Ứng này ngăn cách đường giữa ta và người. Gian hào động là có người cản trở. Muốn biết ai ngăn trở cứ lấy Lục thân mà suy. Như Phụ Mẫu động là bậc tôn trưởng chẳng hạn.

Phàm Thế hào gặp Tuần Không, thì trong lòng uể oải không muốn thăng tiến để thành tựu công việc. Cho nên bảo :”Tâm dùng dằng vì Thế lâm Không”.

46. 卦 爻 發 動 須 看 交 重

動 變 比 和 當 明 進 退

QUÁI HÀO PHÁT ĐỘNG TU KHÁN GIAO TRÙNG

ĐỘNG BIẾN TỈ HÒA ĐƯƠNG MINH TIẾN THOÁI

Hào trong quẻ phát đông cần xem giao hay trùng

Động biến thành cùng hành xem rõ Tiến hay Thoái.

Phàm hào phát động trong quẻ, giao thì chủ tương lai, trùng thì chủ quá khứ. Như xem về Đào vong (bỏ trốn) thấy Phụ Mẫu Chu Tước phát động, nếu hào này là giao, còn có người đến báo tin; nếu là trùng thì tin đã biết trước rồi. Các chuyện khác cứ phỏng theo như thế.

Động biến thành cùng hành , là chỉ đến Tiến thần và Thoái thần. Như Dần mộc hoá Mão mộc là Tiến Thần, Mão biến thành Dần là thoái thần. Tiến chủ đi lên phía trước, Thoái chủ lùi ra sau.

47. 煞 生 身 莫 將 吉 斷

用 剋 世 勿 作 凶 看

蓋 生 中 有 刑 害 之 兩 防

合 處 有 剋 傷 之 一 慮

SÁT SINH THÂN MẠC TƯƠNG CÁT ĐOẠN

DỤNG KHẮC THẾ VẬT TÁC HUNG KHAN

CÁI SINH TRUNG HỮU HÌNH HẠI CHI LƯỠNG PHÒNG

HỢP XỨ HỮU KHẮC THƯƠNG CHI NHẤT LỰ

Sát sinh Thân chớ đoán là tốt

Dụng khắc Thế chớ xem là hung.

Vốn được sinh cũng phòng hai điều Hình và hại.

Được hợp cũng có lo về khắc thương.

Sát là Kỵ thần. Sinh là hợp vậy. Thân là như tự xem thì lấy hào Thế . Nếu trong quẻ Kỵ thần phát động, tất thương khắc Dụng thần, như vậy dù đã sinh hợp với ta thì cũng chẳng ích gì. Huống gì trong sinh hợp có hình, có hại, có khắc. Như Kỵ thần sinh Thế kèm có Hình khắc, không những chỉ mưu sự không thành, điều mong cầu chẳng được, còn sợ vì mưu sự mà gặp xấu.

Nhưmột người đi thi hương ở tháng thìn, ngày quý dậu, bói được quẻ Tiết ra quẻKhảm:

Thuỷ trạch tiết

– – Huynh đệ Tý thuỷ

— Quan quỷ Tuất thổ

– – Phụ mẫu Thân kim (Ứng)

– – Quan quỷ Sửu thổ

— Tử tôn Mão mộc

— Thê tài Tỵ hoả (Thế)

Khảm

– – Huynh đệ Tý thuỷ (Thế)

— Quan quỷ Tuất thổ

– – Phụ mẫu Thân kim

– – Thê tài Ngọ hoả(Ứng)

— Quan quỷ Thìn thổ

– – Tử tôn Dần mộc

Thế hào Tị hoả hoá Kỵ thần là Dần mộc, trong sinh có Hình. Lại có Mão mộc Kỵ thần ám động sinh Thế. Về sau vào trường bị bệnh. Đấy là Kỵ sinh Thân, trong sinh có mang Hình, về hại cũng tương tự, còn khắc thì nặng hơn.

Lại như Dụng thần động khắc Thế, đó là “vật”[1] đến tìm ta, phàm mưu sự dễ thành, chớ thấy khắc ta mà cho là hung, được Dụng thần khắc Thế vốn là cát. Nhưng không nên đi sinh hợp với Ứng hào. Đó là hậu với người mà bạc với ta, thì tuy Dụng thần khắc Thế cũng xem là hung, không thể không biết đến.

48. 刑 害 八 宜 臨 用

死 絕 豈 可 持 身

HÌNH HẠI BẤT NGHI LÂM DỤNG

TỬ TUYỆT KHỞI KHẢ TRÌ THÂN

Hình hại chẳng nên lâm Dụng

Tử Tuyệt há lại trì Thân.

Phàm Dụng thần, Thân,Thế gặp Nhật thần tương hình, tất chủ bất lợi, xem việc thì chẳng thành. Xem vật thì không tốt, xem bệnh thì trầm trọng, xem người thì có bệnh, xem đàn bà thì bất trinh, xem văn thư thì sơ hở, xem kiện tụng thì hình. Hại thì không đến nỗi hư việc, đại khái cũng phỏng thế, mà hoá Hình hại cũng thế. Cần xem suy vượng sinh khắc, phân định nặng nhẹ kỹ càng. Hào Tử Tuyệt tại Nhật thần mà trì Thế Thân, Dụng thần xem mọi việc đều bất lợi. Biến động mà hoá Tử Tuyệt cũng vậy, nhưng có “Tuyệt xứ phùng sinh” người học cần nên biết.

49. 動 逢 冲 而 事 散

ĐỘNG PHÙNG XUNG NHI SỰ TÁN

Động gặp xung thì việc tan.

Vốn hào xung không phải theo một lệ mà đoán. Như hào Tuần không an tĩnh gặp xung thì gọi là khởi ; hào Tuần không phát động gặp xung gọi là thực ; hào an tĩnh bất Không gặp xung gọi là ám động ; hào phát động bất Không gặp xung gọi là tán , lại gọi là xung thoát . Phàm động hào mà gặp xung tán thoát, cát chẳng thành cát, hung không thành hung.

50. 絕 逢 生 而 事 成

TUYỆT PHÙNG SINH NHI SỰ THÀNH

Tuyệt mà gặp sinh thì việc thành.

Phàm Dụng thần ở Tuyệt địa, không thể câu chấp mà luận là phải Tuyệt tại Nhật thần. Dụng thần hoá Tuyệt cũng thế. Nếu gặp sinh phù là trong hung có cát, điềm đại tốt, gọi là “Tuyệt xứ phùng sinh”

51. 如 逢 合 住 須 冲 破 以 成 功

NHƯ PHÙNG HỢP TRÚ, TU XUNG PHÁ DĨ THÀNH CÔNG

Nếu gặp hợp, nên xung phá để thành công.

Trong quẻ Dụng thần, Kỵ thần gặp Nhật thần hợp, hoặc tự hoá thành hợp, hoặc có động hào đến hợp. Không kể là hung hay cát đều không có kết quả, phải chờ đến lúc xung phá thì việc cát hung mới ứng. Giả như Dụng hào động sinh Thế, việc dễ thành, nếu gặp hợp, tất lại ngăn trở, cần đợi ngày xung thì việc mới thành. Ở câu sau là phép đoán nhật kỳ.

52. 若 遇 休 囚 必 生 旺 而 成 事

NHƯỢC NGỘ HƯU TÙ TẤT SINH VƯỢNG NHI THÀNH SỰ

Nếu gặp hưu tù tất chờ lúc sinh vượng mới thành việc.

Phép đoán Nhật kỳ không thể chấp nhất, phải linh động mà suy đoán để không nhầm lẫn. Như:

– Dụng hào hợp trú thì dùng nhật kỳ xung để đoán.

– Dụng hào hưu tù tất lúc sinh vượng mới thành việc. Cho nên vô khí thì phải dùng tháng ngày vượng tướng mà đoán

– Dụng hào vượng tướng bất động thì dùng ngày tháng xung động mà đoán.

– Dụng hào hữu khí phát động thì lấy ngày hợp mà đoán. Hoặc hữu khí mà động mà hợp Nhật thần, hoặc Nhật thần lâm mà động sinh hợp Thế thân, tức lấy ngày đó mà đoán.

– Dụng hào bị thụ chế tất lấy tháng ngày chế sát mà đoán

– Dụng hào được thời vượng động mà lại được sinh phù, đấy là quá vượng, nên dụng tháng ngày Mộ khố để đoán.

– Dụng hào vô khí phát động mà được sinh phù tức lấy ngày tháng sinh phù mà đoán.

– Dụng hào nhập Mộ thì dùng ngày tháng xung Mộ mà đoán.

– Dụng hào Tuấn không an tĩnh, tất lấy ngày xuất Tuần gặp xung mà đoán.

– Dụng hào Tuần không phát động, tức dùng ngày trị [2] lúc xuất Tuần để đoán.

– Dụng hào phát động Tuần không mà bị hợp tức dùng ngày xung khi ra khỏi Tuần mà đoán.

– Dụng hào Tuần không phát động mà gặp xung, tức là xung thực, tất lấy ngày đó mà đoán

Trên đây là phép đoán tổng quát, trong đó lý lẽ vi diệu, học giả phải thông suốt, linh động phân ra nặng nhẹ , Phân định rõ Dụng và Kỵ thì đoán chẳng sai.

53. 速 則 動 而 剋 世

緩 則 靜 而 生 身

TỐC TẮC ĐỘNG NHI KHẮC THẾ

HOÃN TẮC TĨNH NHI SINH THÂN

Nhanh thì động mà khắc Thế

Chậm thì tĩnh mà sinh Thân.

Đây cũng là phép đoán nhật kỳ, để định ứng nhanh hay chậm. Nếu Dụng thần động mà khắc Thế thì việc đến nhanh, nếu động mà sinh Thế thì ứng chậm. Nếu tĩnh mà sinh Thế lại trì trệ. Lại dùng suy vượng động tĩnh mà suy nghiệm, tất vạn điều chẳng lầm. Như suy mà phát động khắc Thế so với vượng động mà khắc Thế thì xảy ra chậm hơn. Ngoài ra cứ phỏng thế.

[1] Dùng thuật ngữ ở câu 32. Vật ở đây chỉ hào động

[2] Trị nhật ngày mang địa chi của hào. Như hào Dần lâm Không thì đợi hết tuần sang đến ngày Dần.

54. 父 亡 而 事 無 頭 緒

福 隱 而 事 不 稱 情

PHỤ VONG NHI SỰ VÔ ĐẦU TỰ

PHÚC ẤN NHI SỰ BẤT XỨNG TÌNH

Phụ lâm Không thì việc không đầu mối

Phúc phục thì việc không vừa lòng.

Câu này chỉ nói đến việc công. Xem văn thư thì hào Phụ Mẫu là văn thư. Phàm xem công danh thì việc công, cơ quan đều dùng hào Phụ Mẫu làm đầu mối. Đầu tiên là dựa vào văn thư, tiếp đến mới theo Quan Quỷ, nếu hào văn thư gặp Không vong, sợ việc chưa xác đáng. Cho nên mới bảo : “Phụ Không vong thì việc không có đầu mối”.

Phàm xem việc tư lấy hào Tử Tôn làm thần giải ưu, lại dùng hào Tài làm căn nguyên. Há Tử Tôn phục mà không hiện sao. Cho nên mới bảo:” Phúc Đức ẩn mà việc chẳng vừa lòng”..

55. 鬼 雖 禍 災 伏 猶 無 氣

QUỶ TUY HỌA TAI, PHỤC DO VÔ KHÍ

Quỷ tuy là tai hoạ, phục thì vô khí.

Hào Quan Quỷ tuy bảo là thần sát về tai hoạ, nhưng trong sáu hào của quẻ không thể không có, nên xuất hiện mà an tĩnh, không nên phục tàng. Nếu phục thì trong quẻ vô khí. Vả lại hào Quan đó cũng là nơi dựa khi xem mọi chuyện, tức cũng cần. Như xem về quan chức thì Quan là Dụng thần; xem văn thư thì Quan là Nguyên thần; xem kiện tụng thì Quan là quan lại; xem bệnh tật thì Quan là bệnh; xem trộm cướp thì Quan là trộm cướp; xem việc quái dị thì Quan là quái dị; xem về tiền bạc nếu không có hào Quan sợ Huynh Đệ nắm quyền khó tránh tổn hại.

57. 子 雖 福 德 多 反 無 功

TỬ TUY PHÚC ĐỨC ĐA PHẢN VÔ CÔNG

Tử tuy là phúc đức, bị khắc nhiều thì vô ích.

“Đa”” là xuất hiện nhiều, “Phản” là chịu khắc. Chỉ xem công danh thì Tử Tôn là ác sát. Ngoài ra đều lấy Tử Tôn làm thần phúc đức. Như xem thuốc men đều lấy Tử Tôn làm Dụng thần, nếu trong quẻ xuất hiện nhiều hào Tử Tôn thì dùng thuốc lộn xộn, có uống cũng vô ích. Như xem cầu tài gặp hào Tử Tôn bị tương, không chỉ không lợi sợ còn bị hao vốn.

58. 究 夫 母 推 為 體 統

論 官 鬼 斷 作 禍 殃

財 乃 祿 神 ,子 為 福 德

兄 弟 交 重 必 至 ,凡 謀 多 阻 滯

CỨU PHỤ MẪU SUY VI THỂ THỐNG

LUẬN QUAN QUỶ ĐOẠN TÁC HỌA ƯƠNG

TÀI NÃI LỘC THẦN, TỬ VI PHÚC ĐỨC

HUYNH ĐỆ GIAO TRÙNG TẤT CHÍ, PHÀM MƯU ĐA TRỞ TRỆ

Xét Phụ Mẫu suy được thể thống

Luận Quan Quỷ đoán được hoa tai.

Tài là lộc thần, Tử là phúc đức

Huynh Đệ động tất mưu sự nhiều trở ngại.

Ở đây tuy nói đại lược về năm loại[1], nhưng cũng có phân ra để mà dùng. Giả như xem chung thân, lấy hào Phụ Mẫu để luận xuất thân, nếu gặp Quý Nhân mà có sát, tức hậu duệ của nhà quan lại, nếu bị hình hại vô khí là con nhà nghèo hèn. Giả như xem về tai hoạ nên xem Quan Quỷ lâm vào loại thú nào, nếu ở Huyền vũ thì hoạ về đạo tặc. Tài là thực lộc của người ta, cho nên gọi là lộc thần; Tử Tôn có thể giải ưu khắc Quan Quỷ cho nên gọi là phúc đức. Huynh Đệ là ngang hàng với ta mà lấn Tài, động thì khắc Tài mà tranh đoạt , cho nên mới bảo :”mưu sự nhiều trở ngại”.

59. 卦 摊 重 疊 須 知 事 體 兩 交 關

QUÁI THÂN TRÙNG ĐIỆP, TU TRI SỰ THẾ LƯỠNG GIAO QUAN

Quái thân trùng điệp, nên biết sự việc có liên quan đến hai nơi.

Quái thân là Nguyệt quái thân, phép khởi là “Thế dương khởi từ tháng Tí, Thế âm khởi từ tháng Ngọ” Cần phải luận rõ câu này. Phàm hào Quái thân là thể của sự việc cần xem. Nếu trong quẻ có đến hai hào xuất hiện, tức là việc có kết hợp, hoặc sự việc liên quan đến hai nơi. Nếu ở Huynh Đệ tất cùng mưu sự với người, Huynh Đệ khắc Thế, hoặc lâm Quan Quỷ phát động tất có người tranh giành việc này.

Trong quẻ không xuất hiện Quái thân, việc chưa định hướng; xuất hiện sinh Thế, trì Thế, hợp Thế thì sự việc đã định. Quái thân nên xuất hiện mà không nên động, động thì phòng có biến đổi, nếu biến hoại thì việc sẽ biến hoại. Nếu trì Thế thì biết việc này mình có thể điều động. Nếu Quái thân lâm Ứng thì việc này quyền bính ở người, hoặc do hào khác động biến thành tức biết người liên quan hào này cũng thuộc vào việc đó. Như Tử Tôn là tăng đạo hoặc bọn cháu chắt chẳng hạn, hoặc phục ở dưới hào khác cũng như theo vậy mà suy đoán.

Nếu sáu hào cùng Phi hào, Biến hào, Phục thần đều không có Quái thân, thì việc ấy chưa chắc, ở Không vong, Mộ, Tuyệt thì việc khó thành. Đại để Quái thân dùng để xem sự thể, không thể lầm là để xem thân mệnh, như xem tướng mạo xấu đẹp thì xem Quái thân có thể biết.

Phàm gặp Thân khắc Thế thì sự việc tìm tới ta là tốt, Thế khắc Thân thì hung. Nếu được hào Thân sinh hợp hào Thế lại càng tốt.

60. 虎 興 而 遇 吉 神 不 害 其 為 吉

龍 動 而 逢 凶 曜 難 掩 其 為 凶

玄 武 主 道 賊 之 事 亦 必 官 爻

朱 雀 本 口 舌 之 神 然 須 兄 弟

疾 病 大 宜 天 喜 若 臨 凶 煞 必 生 悲

出 行 最 怕 往 亡 如 係 吉 神 終 獲 利

是 故 吉 凶 神 煞 之 多 端 何 如 生 剋 制 化 之 一 理

HỔ HƯNG NHI NGỘ CÁT THẦN BẤT HẠI KỲ VI CÁT

LONG ĐỘNG NHI PHÙNG HUNG DIỆU NAN YỂM KỲ VI HUNG

HUYỀN VŨ CHỦ ĐẠO TẶC CHI SỰ DIỆC TẤT QUAN HÀO

CHU TƯỚC BỔN KHẨU THIỆT CHI THẦN NHIÊN TU HUYNH ĐỆ

TẬT BỆNH ĐẠI NGHI THIÊN HỶ, NHƯỢC LÂM HUNG SÁT TẤT SINH BI

XUẤT HÀNH TỐI PHẠ VÃNG VONG, NHƯ HỆ CÁT THẦN CHUNG HOẠCH LỢI

THỊ CỐ CÁT HUNG THẦN SÁT CHI ĐA ĐOAN, HÀ NHƯ SINH KHẮC CHẾ HÓA CHI NHẤT LÝ

Hổ động mà gặp cát thần chẳng hại, lại là tốt

Long động mà gặp sao hung khó tránh, ấy là hung.

Huyền Vũ chủ việ đạo tặc không nên ở hào Quan,

Chu Tước vốn thần khẩu thiệt nhưng không nên ở Huynh Đệ

Tật bệnh rất nên có Thiên Hỷ, nếu lâm hung sát tất sinh đau buồn.

Xuất hành rất sợ Vãng Vong, nếu gặp cát thần cuối cùng được lợi.

Cho nên Thần sát cát hoặc hung tuy quá nhiều, đâu bằng một lý sinh khắc chế hoá.

Đại để Bốc dịch nên định Ngũ hành của Lục thân, không thể dùng thần sát lộn xộn để đoán. Vốn Thần sát ở sách xưa đến lúc Kinh Phòng tiên sinh làm Dịch, để lại quá nhiều sao hung cát làm mê hoặc người học về sau, đại loại như Thiên Hỉ, Vãng Vong, Đại Sát, Đại Bạch Hổ. Nay người đời lấy làm tông chỉ, không gì là không tin. Nhưng thần sát quá nhiều, há có thể dùng được sao. Với phép dùng Lục thú mà nói, chẳng ai không lấy Thanh Long làm tốt, Bạch Hổ làm hung, thấy Chu Tước cho là khẩu thiệt, thấy Huyền Vũ cho là đạo tặc, không phân biệt lầm trì Dụng thần, Nguyên thần, Kỵ thần hay Cừu thần, đại khái lấy tinh chất của Lục thú để đoán mà thôi, làm mất diệu chỉ của tiên thiên. Chẳng lẽ Bạch Hổ động chắc chắn là hung, nếu lâm vào hào thích ứng để sinh phù củng hợp với Thế thân, thì có gì hại đến ta, cho nên bảo là hung mà chẳng hại, ấy là tốt.

Thanh Long động vốn là tốt, nếu lâm vào hào kỵ, hình xung khắc hại Dụng thần, thì có ích gì cho việc. Cho nên bảo là tốt mà chẳng ngăn được hung.

Chu Tước tuy chủ khẩu thiệt nhưng chẳng phải Huynh Đệ tính lâm, tất không thể thành khẩu thiệt.

Huyền Vũ tuy chủ đạo tặc, nếu không phải là hào Quan tính lâm, thì không gọi là đạo tặc.

Vốn Lục thú dựa vào sinh khắc ngũ hành của Lục thân.

Lại như Thiên Hỉ là cát tinh, xem bệnh mà gặp, tuy đại lợi nhưng hung hiểm, lại không đoán chết, là cớ nhớ Thiên Hỷ; nếu lâm vào Kỵ thần, thì ta lấy làm buồn mà chẳng lấy làm vui. Vãng Vong là hung sát, xuất hành mà gặp tuy đại tượng cát lợi, lại đoán hung, vì cớ là thần chết.

Nếu lâm vào hào ưa thích động mà sinh phù củng hợp với Thế thân Dụng thần, ta tất lấy làm lợi mà không cho là hại. Vì quyền của Thần sát là nhẹ mà quyền của Ngũ hành là nặng. Do vậy mà xem, gặp cát thì cát, gặp hung thì hung, do ở Ngũ hành mà không do ở Thần sát, nghiệm ở lý mà không nghiệm ở sát, hà tất phải theo thuyết ảo vọng đó. Nếu không thi ta quá lẫn lộn, đã hại lý lẽ mà loạn nhân tâm, há làm sao có thể chắc đúng được.

Thần sát vốn không bằng chứng,chỉ khiến việc đoán dịch rẽ ra nhiều lối, mà không ổn thoả bằng lẽ sinh khắc chế hoá, đã sáng tỏ lý lẽ mà linh động, rành mạch mà chẳng mê hoặc. Lục thân là cái gốc, Lục thú là cái ngọn. Đến như các cát thần hung sát như Thiên Hỷ, Thiên Y, Tang xa đều là từ ngọn này đến ngọn khác, muốn dùng thì chỉ có Lục Thú là được. Tức trọng ở gốc mà nhẹ ở ngọn vậy. Nhưng Lục thú chỉ có thể suy tính tình, hình trạng, còn như cát hung đắc thất, lấy sinh khắc của Lục thân làm chủ. Học như vậy thì gốc ngọn đều đầy đủ không mất diệu chỉ, mà từ một lẽ có thể thông suốt hết.

61. 嗚 呼 卜 易 者 知 前 則 易.

Ô HÔ ! BỐC DỊCH GIẢ TRI TIỀN TẮC DỊCH

Than ôi ! Người bói dịch trước hết phải biết thông biến.

Người đời bói dịch đều câu nệ vào cổ pháp, người biết biến thông hiếm có. Cho nên gặp Long, Hổ thì đoán vui buồn, thuỷ hoả thì đoán mưa tạnh, Không vong thì cho là hung, Nguyệt phá thì bảo vô dụng, Thân thì cho là mình, Ứng hào thì cho là người. Phàm loại như thế khó nêu lên cho hết. Lưu Bá Ôn tiên sinh viết sách này, dùng cái hay của lý lẽ mà bỏ cái hẹp hòi của ý nghĩa, tỏ rõ cái tối tăm xưa , định lại cho đúng sai lầm ngày nay. Người đời chấp mê vào cổ pháp chẳng ai là không lấy đó mà lý giải. Người có chí với thuật này nên xét những điều nói trên, thì tự biết linh động.

62. 求 占 者 鑑 後 則 靈

CẦU CHIÊM GIẢ GIÁM HẬU TẮC LINH

Người cầu bói phải xem xét sau đó mới linh

Người đoán Dịch đương nhiên phải thông biến, mà người cầu bói cũng không thể không biết đạo về bói. Đấy là thành tâm.

63. 筮 必 誠 心

PHỆ TẤT THÀNH TÂM

Bốc phệ phải thành tâm

Thánh nhân làm Dịch ca ngợi thần minh, vì đem đạo hợp với trời đất. Cho nên phàm bói Dịch, tất cần chân thành kính cẩn, hết lòng mà cầu, tất cát hung hoạ phúc không gì là không nghiệm. Ngày nay người cầu bói đông, mà cử chỉ chẳng nghiêm trang, ăn mặc bê bối, thậm chí có người chẳng thắp nhang, chẳng rửa tay. Lại có người giàu có tự kiêu, sai gia nhân xem bói thay mình, hoặc nhờ thân hữu đi coi giúp, mà không biết mình tuy phát tâm xem mà người đi thay tâm chưa kính. Cẩu thả như thế mà muốn cầu thần minh cảm ứng sao, há không thân trọng ư ?

64. 何 妨 子 日

HÀ PHƯƠNG TÍ NHẬT

Ngày Tí có hại gì.

Trong sách lịch âm dương có câu “Tí bất vấn quái” (Tí chẳng xem bói). Cho nên người đời nay phần lớn kỵ ngày Tí. Lưu quốc sư nói: Việc ứng hung cát đều do cảm của thần minh. Thần minh không lúc nào không có, không lúc nào không cảm. Cảm được với thần minh thì không lúc nào không nghiệm. Cho nên phàm bói Dịch do tại người có lòng thành hay không, chẳng do tại ngày Tí hay không phải ngày Tí.

Toàn chương trên đây trình bày chung phép đoán Dịch, là chương nói những nét chính yếu. Không theo như thế thì mọi việc khó quyết. Người có chí trước hết đọc chương này, nếu có thể suy đi nghĩ lại mãi, đọc kỹ chú thích tất rõ lý lẽ, thì mọi điều mọi việc xảy ra đều có thể lý giải. Nào có gì hơn được Bốc dịch.

[1] Tức lục thân gồm 5 loại Phụ Mẫu, Quan Quỷ, Tử Tôn, Thê Tài, Huynh Đệ, nếu thêm Ta vào thì thành 6.

(Chép lại từ facebook Diệp Khai Nguyên)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.