“Cự Cơ đồng lâm” cũng có khuyết điểm
“Cự Cơ đồng lâm cách” – tức cung mệnh có Cự Môn và Thiên Cơ đồng thủ cung Mão Dậu (có hình). Cổ ca rằng:
Cự Môn miếu vượng ngộ Thiên Cơ
Cao tiết thanh phong thế hãn hi
Học tựu nhất triều đằng đạt khứ
Nguy nguy đức nghiệp chấn hoa di”
(Cự Môn miếu vượng gặp Thiên Cơ, như đời gặp cảnh cây cao gió mát (hiếm), sự học thành tựu thẳng một đường phẳng lặng mà tạo sự nghiệp vẻ vang, vinh hiển.)
Thiên Cơ Cự Môn đồng cung một tại cung Mão, một tại Dậu. Cổ nhân bình: “Thiên Cơ dữ Cự Môn đồng cư mão dậu, tất thoái tổ nhi tự hưng” (Cự Cơ mão dậu tất tổ nghiệp suy vi, tự mình phải vực dậy” hay như “Cơ Cự dậu thượng hóa cát giả, túng ngộ tài quan dã bất vinh” (Cơ Cự cư dậu hóa cát, nhưng Tài Quan cư đấy cũng khó vinh hiển), đổi lại cư Mão lại tốt hơn, nguyên nhân vì Thiên Cơ hành mộc, vào cung dậu thụ Kim khắc chế, không bằng tại Mão cung đắc được mộc vượng khí.
Bởi vậy có thể thấy trong “Cự Cơ đồng lâm” cách, Thiên Cơ mới thật sự là yếu tố mấu chốt, chủ yếu do Thiên Cơ chủ cơ biến, linh động, nếu Thiên Cơ bị khắc chế, kềm hãm tất Ám tinh là Cự Môn cũng khó mà dễ dàng dàn xếp ổn thỏa.
Song “Cự Cơ đồng lâm” dù có khuyết điểm, nhưng nó dễ linh động cho phù hợp với hoàn cảnh, có điểm xấu nữa là “đa học vô thành” (học nhiều mà không thành). Cổ ca khi nói sự học là “Học tựu nhất triều đạt đằng khứ”, chỉ là cho rằng “học nghiệp thành tựu”, chứ cho rằng nhất định thành quan công hầu bá, thì e rằng phải xem hậu thiên bổ cứu như thế nào đã.
“Cự Môn giao nhân, thủy thiện chung ác ” (giao du với người Cự Môn, trước lành sau ác), thấy rằng “Cơ cự đồng lâm cách” có khuyết điểm riêng, nhưng nếu nhận biết rõ khuyết điểm ấy mà tiến hành tu chỉnh như gần người quân tử, xa lánh tiểu nhân, tất tự nhiên trở nên “cao phong lượng tiết” (thanh cao độ lượng) vậy.
(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)