Cổ biến quái
CỔ QUÁI-BIẾN
(233, tr. 517-8)
Trong bài kỳ 71 ta đã làm quen với quái-biến. Tuy nhiên, chính quái-biến cuả Vũ-Thức Như-Ngọc (314) đã dẫn đến ý-niệm tân-kỳ về quát. Bây giờ xin xét đến Cổ Quái Biến cuả thời-kỳ Tiên Tần Hán.
Hệ-Hạ VII/1 nói: “Dich chi vi thư dã bất khả viễn, vi đạo dã lũ thiên, biến-động bất cư, chu-lưu lục-hư, thượng hạ vô-thường, cương-nhu tương dịch, bất khả vi điển-yếu, duy biến sở thích = Dịch là một quyển sách không thể xa lià âm-dương vật-tượng được. Đạo Dịch thường đổi dời, biến-động chứ không ở yên, đi vòng quanh sáu cõi, trên dưới không thường, cứng mềm đắp đổi, chẳng nên dùng làm điển-yếu, chỉ biết biến-hoá bằng thích”.
Trong Quách-thị Truyền-gia Dịch-thuyết (406), Bạch-vân Quách-Ung nói: “Đạo Dịch thay đổi nhiều lần mà biến-động, không cứ chỉ chu-lưu trong sáu hào, hoặc lấy hạ mà thăng thượng, hoặc lấy thượng mà giáng hạ, để cương thế chỗ nhu, để nhu thế chỗ cương, không thể câu nệ vào đạo thường. Chỉ có biến bằng thích mà thôi. Đó chính là Dịch Đạo”.
Trong Hán Thượng Dịch-truyện (321), Chu Chấn nói: “Tụng Thoán bảo: cương lại mà được trung. Tùy Thoán bảo: cương lại mà đi xuống nhu. Cổ Thoán bảo: cương đi lên mà nhu đi xuống. Phệ-hạp Thoán nói: cương nhu phân-động mà sáng. Bí Thoán nói: nhu lại mà văn-minh, cương phân cương, cuơng đi lên rồi đi xuống nhu. Vô-võng Thoán nói: cương từ ngoài lại mà làm chủ bên trong. Đại-súc Thoán nói: cương đi lên mà chuộng hiền. Hàm Thoán nói: nhu đi lên mà cương đi xuống. Tổn Thoán nói: tổn trên, ích dưới. Lại nói: tổn cương, ích nhu. Ích Thoán nói: tổn trên, ích dưới. Lại nói: từ trên đi xuống dưới. Hoán Thoán nói: cương lại mà khôn cùng, nhu được ngôi nơi ngoài mà đi lên ngang hàng. Tiết Thoán nói: cương nhu phân, mà cương dương trung. Cương là hào dương vậy. Nhu là hào âm vậy. Hào cương nhu, hoặc gọi là lại, hoặc gọi là phân, hoặc gọi là đi lên, hoặc gọi là đi xuống, duy chỉ có biến để thích-hợp. Điều đó họ Ngu xét thuyết mà Cảnh-Quân, Phục Mạn-Dung, Thục-Tài, Lý Chi Tài, bảo là từ quẻ nào lại”.
Tô Đông-pha (1036-1101) (409) nói: “Phàm cái mà Dịch gọi là cương nhu đều bắt gốc từ hai quẻ Kiền-Khôn. Kiền thi-hành nhất dương nơi Khôn nhất âm để sinh ra ba quẻ nam chấn-khảm-cấn, đều là nhất dương mà hai âm. Phàm ba quẻ con, có nói cương lại mà sáng suả quả là gốc nơi Khôn, nhờ Kiền lại để hoá. Khôn thực thi nhất âm nơi Kiền để hoá hào này mà sinh ra ba quẻ nữ tốn-ly-đoài, đều là 1 âm mà 2 dương. Phàm ba quẻ nữ, có nói nhu lại mà sáng. Điều đó gốc ở Kiền mà khôn lại để hoá”.
Đông-cốc Trịnh Nhữ-Hài nói: “Dịch bắt đầu bằng vẽ vạch, và từ kiền-khôn suy ra bát-quái. Kiền-khôn biến cực. Bát-quái là do kiền-khôn sinh ra, ắt sáu-tư biệt-quái là do bát-quái sinh ra. Đó là bản chỉ làm ra Dịch. Người truyền Dịch sợ thuyết này quá thác-giản, nên mới đặt ra các thuyết hỗ-thể, quái-biến. Lại nói kiền-khôn là đại-phụ-mẫu, Phục-Cấu là tiểu-phụ-mẫu. Ôi! phụ-mẫu 10, làm sao phân-biệt được lớn nhỏ”.
Án: Tham-đồng-khế : “Kiền-khôn là cửa ngõ cuả Dịch. Là cha mẹ cuả chúng quái, vì chúng quái đều do kiền-khôn sinh ra.” Trong Tiên-thiên-học cuả Lý Đỉnh Chi và Thiệu-tử, quái-đồ đều do Phục, Cấu, Lâm, Độn, Thái, Bĩ, Đại-tráng, Quan sinh ra, điều này cho ta thấy rõ xuất-xứ là Tham-đồng-khế. Hơn nữa, thuyết cuả họ Lý, họ Thiệu không những đánh mất đích-truyền cuả Trần-Đoàn, mà còn mất luôn cả ý-chỉ cuả Thoán-truyện nữa.
Thoán-truyện nói: “Thái, nhỏ đi mà lớn lại, ắt hanh, ắt là trời đất giao mà muôn vật thông. Trên dưới giao mà thửa chí giống. Trong dương mà ngoài âm, trong kiện mà ngoài thuận, trong quân-tử mà ngoài tiểu-nhân. Đạo quân-tử tăng-trưởng, đạo tiểu-nhân tiêu tan. Bĩ là thời-đại không có đạo làm người, người quân-tử trinh-chính thì không lợi, cái lớn đi, cái nhỏ lại, ắt là trời đất không giao mà muôn vật không thông. Trên dưới không giao mà trời đất vô-bang. Trong âm mà ngoài dương, trong nhu mà ngoài cương, trong tiểu-nhân mà ngoài ngụy-quân-tử. Đạo tiểu-nhân tăng-trưởng, đạo quân-tử tiêu tan”.
Trong Tượng-số-luận, Lệ-châu Hoàng Tông-Hi (1610-1695) nói: “Thuyết quái-biến bắt nguồn từ “nhỏ đi, lớn lại”, “lớn đi, nhỏ lại” cuả hai quẻ Thái-Bĩ, mà phần nhiều Thoán-truyện cuả Phu-tử đã phát-minh quái-nghiã. Cho nên đó là một đại-tiết-mục của Dịch vậy. Thượng-Kinh 30 quẻ, phản-đối 12 cặp, Hạ-Kinh 34 quẻ, phản-đối 16 cặp. Kiền, Khôn, Di, Đại-quá, Khảm, Ly, Trung-phu, Tiểu-quá không phản-đối được, ắt đảo thửa chẵn lẻ để tương-phối quái-thể. Phản-hào từng đôi một cũng tùy quẻ mà biến, ngoảnh lại đó, ắt cát ở đó, ắt hung ở kia, đáng vị ở đó, không đáng vị ở kia. Nhờ vào phản-đối mà hiểu lẽ vãng lai ỷ-phục, đó chính là điều ta gọi là “nắm vững hai đầu” vậy. Thi-hành thì có giữ vững không làm xằng, phản thì có cái dụng cuả thiên-xung, thời-cơ thì có hội-ngộ phong-hanh, phản thì có nỗi buồn cuả ky-lữ (ở trọ). Không phải là quẻ này sinh ra quẻ kia. Lại cũng không phải là hào này tráo chỗ với hào kia”.
Án: Hệ-Thượng X/1 nói: “Dịch có bốn điều là đạo cuả thánh-nhân: về ngôn-ngữ thì chuộng lời, về hoạt-động thì chuộng biến-hoá, về sự chế đồ dùng thì chuộng hình-tượng, về bói toán thì chuộng lời đoán”. Biến cư nhất sao? Dịch cùng ắt biến, biến ắt thông, thông ắt lâu bền. Biến là đại-nghiã trong Dịch. Xem lời Khổng-tử nói: “Trên dưới vô-thường, cúng mềm đắp đổi, trong dương mà ngoài âm, trong nhu mà ngoài cương, ắt phàm trong Thoán-truyện cương-nhu vãng lai, trên dưới trong ngoài đều chủ quái-biến, mà lời có thể hiểu được”. Như vậy chư nho đại-khái lấy một hào làm duyên-cớ, chỉ có quẻ 3 hào âm, 3 hào dương là có thể thông, còn quẻ 2 hào âm, 2 hào dương không thể thông được. Vô-võng, cương từ ngoài lại, thăng lên nhu dùng thời-thăng. Chỉ lấy phản-đối mà nói, ắt chẳng thể thông được. Cho nên, quẻ có thể bao quát hào mà hào không thể bao hàm quẻ được. Quẻ biến ắt hào tùy tùng mà động. Khôn sách kiền, được chấn-khảm-cấn, lấy một hào cương làm chủ. Kiền sách khôn, được tốn-ly-đoài, lấy một hào nhu làm chủ. Thoán-truyện xưng là cương-nhu, hoăc chỉ quẻ, hoặc chỉ hào, tùy văn dựng nghiã, được đấy. Đại-để tam âm, tam dương, Thái-Bĩ phần nhiều lấy quẻ mà nói, kỳ dư đều lấy hào mà nói. Hai hào âm, hai hào dương, ắt là đạo trời đất lấy hào mà nói. Như vậy, thửa sở-chủ là một cương cuả quẻ dương, một nhu cuả quẻ âm vậy.
KẾT NGÔN
Kinh Dịch là gì? Kinh Dịch là quẻ, Thoán, hào kèm theo Thập Dực cuả Khổng-tử. Nghiệp tư bốn Thánh, đời trải Tam-cổ, nghiã là không phải là cuả riêng ai, cuả riêng đều là giao-hỗ, thác tổng, khác với Kinh Thư phân thành Ngu, Hạ, Thương, Chu, hoặc Kinh Thi phân thành Phong, Nhã, Tụng, khác với Kinh Xuân Thu phân thành 12 Công, nên chi là đầu mối cuả Thượng-Kinh. Khảm-ly là âm-dương đã thành chất, nên kết-thúc Hạ–Kinh. Không những chỉ có thế. Xem một Thiên Tự-quái-truyện mới thấy thứ-tự 64 quẻ không thể thay đổi được. Cho nên không đọc Toàn Kinh thì không thể nào hiểu nổi Dịch. Quẻ để biểu-thị tượng, hào để biểu-thị biến, quẻ hào hợp nhất, phân hai, quẻ thủ tượng, bàng-thông tương-thác. Kiền với khôn là bàng-thông, mà Bĩ-Thái là kiền-khôn tương-thác. Khảm với ly là bàng-thông, mà Ký-tế, Vị-tế là khảm-ly tương-thác. Phàm tương-thác, nghiã quẻ mỗi mỗi hỗ-chứng. Hào biến-động ở vị: đáng vị ắt cát, thất đạo ắt hung. Đáng vị là gì? Đáng vị là nhị-ngũ đi trước, sơ-tứ, tam-thượng theo sau để ứng. Tỷ như hai quẻ Kiền-Khôn, nhị sang ngũ, Kiền là Đồng-nhân, Khôn là Tỷ. Tứ sang sơ, Kiền là Gia-nhân, Khôn là Truân. Thượng sang tam, Kiền là Cách, Khôn là Kiển. Ấy gọi là đáng vị. Thất-đạo là gì? Không chờ nhị-ngũ đi, mà sơ-tứ, tam-thượng lại đi trước. Như hai quẻ Kiền-Khôn, nhị-ngũ chưa đi, tứ sang sơ, Kiền là Tiểu-súc, Khôn là Phục. Thượng sang tam, Kiền là Nhu, Khôn là Minh-di. Cho nên, thất-đạo. Bởi vậy, không thông 64 quẻ, không hiểu được quẻ nào cả. Không thông 384 hào, không hiểu được hào nào cả. Sở dĩ nghiên-cứu bản thân Kinh Dịch, nên thống-độc toàn thư mà nghiền ngẫm cho có thống-hệ, đồng thời theo sát phương-pháp khoa-học. Ngay từ đầu, nên tổng-quan toàn thể các ngôn-từ, chứ không nên đi ngay vào chi-tiết vội.
Đáng Vị Thất Đạo
Nhị-ngũ | Tứ-sơ | Thượng-tam | Tứ-sơ | Thượng-tam |
A M | A e | A q | Q I | A E |
B H | B C | B g | B X | B d |
BÀI TẬP
Trong mỗi ô, điền vào chỗ trống bên phải mỗi quẻ đơn chiếc.
Đáng Vị Thất Đạo
Nhị-ngũ | Tứ-sơ | Thượng-tam | Tứ-sơ | Thượng-tam |
K d | K | K | K | K |
L H | L | L | L | L |
THƯ TỊCH KHẢO (CHƯƠNG 08)
003 Hán Thư 漢書, Ban Cố 班固 soạn, do An Bình Thu 安平秋 & Trương Truyền Tỷ 張傳璽 Chủ-biên inNhị Thập Tứ Sử Toàn Dịch 二十四史全譯, do Hứa Gia Lộ 許嘉璐 Chủ-biên, Toàn 3 Sách, Đệ-nhất-bản, Hán-Ngữ Đại-Từ-Điển Xuất-bản-xã, Thượng-hải, Tháng 1-2004.
006 Tân Dịch Hoài-Nam-tử 新譯淮南子, Hùng Lễ Hối 熊禮匯 chú-dịch, Hầu Nãi Tuệ 候迺慧 hiệu-duyệt, 2 Tập, Tam-dân Thư-cục, Đài-bắc, 1997.
007 Tân Dịch Quốc-ngữ Độc-bản 新譯國語讀本, Dịch Trung Thiên 易中天 chú-thích, Hầu Nãi Tuệ 侯迺慧 hiệu duyệt, Tam Dân Thư-cục, Đài-bắc, 1995.
019 Hậu-Hán-Thư 後漢書, Phạm-Diệp 范嘩 soạn , do Hứa Gia-Lộ 許嘉璐 chủ-biên in Nhị Thập Tứ Sử Toàn Dịch 二十四史全譯, do Hứa Gia Lộ 許嘉璐 Chủ-biên, Toàn 3 Sách, Đệ-nhất-bản, Hán-Ngữ Đại-Từ-Điển Xuất-bản-xã, Thượng-hải, Tháng 1-2004.
022 Hoàng-Cực Kinh-Thế Thư-Truyện 皇極經世書傳, 8 quyển, Tống ● Tam Xuyên Thiệu Ung Nghiêu-phu 三川邵雍堯夫 soạn, Áo-châu Hoàng Kỳ 奧洲黃畿 tông-đại-truyện, Nam Tá Thái Tuyền hiệu 男佐泰泉校, Mạnh-hạ Ất-mùi trùng-hiệu, Trung-hoa Thư-cục ảnh-ấn.
027 Tam-Dịch Bị-di 三易備遺, Tống ● Chu Nguyên-Thăng 朱元昇 soạn, Khang-hi Nguyên-san bản, 1680.
045 Sử Ký 史記, Hán è Tư-mã Thiên 司馬遷soạn, Tống è Bùi Nhân 裴駰 tập-giải, Đường è Tư-mã Trinh 司馬真sách-ẩn, Đường è Trương Thủ Tiết 張守節chính-nghĩa, Hoằng-nghiệp Thư-cục tái-bản, Đài-bắc, 15.04.1995.
078 Thi Kinh Kim Chú 詩經今注, Mao Hanh 毛亨 chú, Trịnh Huyền 鄭玄tiên, Khổng Dĩnh Đạt 孔穎達sớ, Cao Hanh 高亨kim-chú, Thượng-hải Cổ-tịch xuất-bản-xã, nhị-thứ ấn-loát, tháng 8-1982.
248 Dịch Đồ Lược 易圖略, Tiêu-Tuần 焦循 (1763-1820) soạn, in Hoàng-Thanh Kinh-Giải Dịch-Loại Vựng Biên 皇清經解易類彙編 (tr. 1161-1217), Nghệ-văn Ấn-thư-quán, Đài-bắc.
257 Xuân Thu Tam Truyện 春秋三傳, 3 Quyển, Khổng-tử niên-soạn, bản dịch của Ân-sư, Cụ Sơn-mai Hoàng Khôi (1905-1970), Trung-tâm Học-liệu Bộ Giáo-dục, Sài-gòn, 1969-1971.
268 Học Dịch Bút-đàm 學易筆談, 2 Tập, Hàng Tân Trai杭辛齋 (1869-1924) trước, in Hàng-thị Dịch-học Thất Chủng杭氏易學七種 (Tập Thượng, tr. 251-446; Tập Hạ, tr. 449-651), Chu-dịch Công-tác-thất điểm-hiệu, Cửu-châu Xuất-bản-xã, Bắc-kinh, Tháng 1-2005.
274 Tiên Tần Hán Ngụy Dịch Lệ Thuật Bình 先秦漢魏易例述評, Tái-bản, Khuất Vạn Lý 屈萬里 trước, Học-sinh Thư-cục, Đài-loan, Tháng 3-1975.
278 Chu Dịch Chiết Trung 周易折中, Tái-bản, Thượng Hạ Tập, Thanh è Đại-học-sĩ Lý Quang-Địa 李光地 toản, Chân Thiện Mỹ, Đài-bắc, Tháng 7-1981.
280 Xuân Thu Phiền-Lộ Nghĩa Chứng 春秋繁露義證, Nhất bản, Tây-Hán è Đổng Trọng-Thư 董仲舒(179?-104 BC) nguyên-tác, Tô Dư 蘇輿 sọan, Chung Triết 鐘哲 điểm-hiệu, Trung-Hoa Thư-cục, Bắc-kinh, Tháng 12-1992.
290 Trung-Dung, Khổng-Cấp nguyên-tác, Chu-Hi tập-chú, Bản Việt-dịch của Cụ Cử Hồng-liên Lê-Xuân-Giáo, Trung-tâm Học-liệu Bộ Giáo-dục, Sài-gòn, 1972.
277 Tam-Dich Đỗng-Ky 三易洞璣, Minh è Hoàng Đạo Chu 黃道周 soạn, in Thuật-số Tùng-thư 15, Nhất-bản, Tân-văn-phong, Đài-bắc, Tháng 7-1995.
280 Xuân Thu Phiền-Lộ Nghĩa Chứng 春秋繁露義證, Nhất bản, Tây-Hán è Đổng Trọng-Thư 董仲舒 (179?-104 BC) nguyên-tác, Tô Dư 蘇輿 sọan, Chung Triết 鐘哲 điểm-hiệu, Trung-Hoa Thư-cục, Bắc-kinh, Tháng 12-1992.
308 ¢ Trang-tử Nam-Hoa-Kinh (Nội, Ngoại và Tạp-Thiên), Thu Giang Nguyễn-Duy-Cần dịch và bình-chú, Khai-Trí, Sài-gòn, 1962.
309 Tân-thích Trang-tử Độc-bản新譯莊子讀本, Hoàng Cẩm-Hoành 黃鋐錦 chú-dịch,
Tam-dân Thư-cục, Đài-bắc, tháng 11-1997.
314 Ngũ-phong Sơn-phòng Dịch-học 五峰山房易學, Sơ-bản, Thức-như Vũ-Ngọc 式如武鈺 trước, Tân-văn-phong, Đài-bắc, Tháng 10-1979.
316 Chu-Dịch Dữ Nho, Đạo, Mặc 周易與儒道墨, Sơ-bản, Trương Lập-Văn 張立文 trước, Đông-đại Đồ-thư Công-ty xuất-bản, Vụ-phong, Đài-bắc, Tháng 11-1991.
319 Dịch-học Tân-luận 易學新論, Đài tam-bản, Nghiêm Linh-Phong 嚴靈峰 biên-trước, Chính-trung Thư-cục, Đài-bắc, Tháng 11-1976.
321 Hán Thượng Dịch-Truyện 漢上易傳 (11 Q), phụ Quái-đồ 卦圖 (3 Q), Tùng-thuyết 叢說 (1 Q), Tống ● Chu Chấn 朱震 soạn, Thông-chí-đường Kinh-giải Bản.
324 Luận-Ngữ 論語 , Dịch-giả Lê Phục-Thiện, Nhà xuất-bản Văn-học, Sài-gòn, Tháng 3-1992.
409 Đông-Pha Tiên-sinh Dịch-truyện 東 坡先生易傳, Tống ● Tô-Thức 蘇軾 soạn, Lưỡng Tô Kinh-giải Bản, 1597.
(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)