Chương 6: Bí Quyết Luận Đoán Căn Bản – “12 Cung 720 Tượng”
Luận giải lá số của Phi tinh Tử Vi Đẩu Số, trước khi chưa đề cập tới ý nghĩa tính chất các sao, bất kể là sự “Tự Hóa” của “đơn Cung” cho đến sự “Hỗ Hóa” của “cặp 2 cung vị”, đều có tồn tại tượng nghĩa đặc thù của chúng. Nói cách khác, Cung vị và Tứ Hóa xác định yếu tố tien quyết dẫn đến “mục tiêu gieo tượng”; sự khác nhau giữa các Cung vị, và tượng nghĩa của Tứ Hóa của chúng tất nhiên sẽ có những luận giải ra kết quả không giống nhau.
Trước khi luận giải lá số thì cần định vị “mục tiêu gieo tượng” cái đã, sau đó mới thêm tinh diệu để trình bày và phân tích tổng hợp các tính chất, ngõ hầu đạt được sự trọn vẹn. Nhưng mà, trên mệnh bàn có 12 cung vị còn trong thế gian “những vấn đề nhân sự” lại tồn tại phức tạp không tưởng tượng hết được. Cho nên sự gieo tượng của Tứ Hóa và Cung Vị, nhất định là phải “trải rộng” và “linh hoạt”, do đó cần phải:
V.1, Mỗi một định nghĩa “Bình Diện” của cung vị cho đến những ý nghĩa “Hoạt Bàn” của các tầng sâu hơn ở cung đó, nhất định phải nắm trong lòng cho rạch rõi, sau đó mới có thể hóa tượng đan xen của dạng “Lập Thể hóa”.
QNB chú: Thuật ngữ “Bình Diện” là chỉ các chức năng cung nhân sự ở lá số gốc. Thuật ngữ “Hoạt Bàn” là chỉ sự biến cung sau khi dịch chuyển linh hoạt. Thuật ngữ “Lập Thể hóa” là dạng biến hóa trong không gian 3 chiều, hình học lập thể.
Ví dụ, cung Phu Thê ở trên lá số gốc góc độ “bình diện” thì nó đảm nhiệm những vấn đề liên quan tới tình cảm, vợ chồng; ở góc độ “hoạt bàn” thì nó là cái nhà bếp, cái bệnh viện vì nó là [cung Điền Trạch của cung Tật Ách], lại nếu như ở hoạt bàn Đại Hạn (giả sử Mộc 3 Cục, Đại Hạn đi nghịch, hiện đang ở Đại Hạn 13-22 trên cung Huynh Đệ) thì cung Phu Thê gốc lại chính là [cung Huynh Đệ của Đại Hạn] và cũng là cái két sắt cất tiền của Đại Hạn 13-22 này vì lúc này nó chính là [cung Điền Trạch của cung Tài Bạch của Đại Hạn này],…
V.2, Suy xét về “nghĩa rộng”, giải thích về “đời sống hóa” những tượng nghĩa của Lộc-Quyền-Khoa-Kị ở giữa các cung vị, sẽ khiến cho những cung bậc cảm xúc hỉ nộ ái ố bừng bừng trên lá số.
Phàm tất cả những người tập luyện môn Phi tinh Tứ Hóa nhiều năm mà vẫn khó có thể tiến sâu hơn, đa phần đều cảm thấy vướng mắc khó khăn ở phân đoạn cơ bản của sự gieo tượng Tứ Hóa và Cung Vị, khiến cho chẳng có cách này đi sâu vào xương tủy của nó. Ở khái niệm cơ bản mà nhận thức chưa đủ như những kiểu chắp vá nghĩa gốc của chúng thì thường đưa ra các đáp án sai, thậm chí nói ngược lại, kết quả của những chuyện đó khiến cho người đến xem số chẳng thể hài lòng hoặc dở khóc dở cười.
Thí dụ như, Mệnh cung phi Lộc nhập vào Quan Lộc cung, chúng ta gọi cung Mệnh là cung “Hóa xuất”, còn cung Quan Lộc là cung “Hóa nhập”. Cái tượng này chúng ta gọi tắt là “Mệnh Lộc nhập Quan”.
Hóa của 2 cung mà sản sinh mối quan hệ đối đãi, dùng cái lập trường của sự đối đãi mà nói, cung của Hóa xuất thì chúng ta ước định có thể gọi là “Nhân cung” (QNB chú: cung nguyên nhân), còn cung Hóa nhập thì ước định gọi là “Quả vị” (QNB chú: vị trí kết quả). Mọi hiện tượng nhân sự và cát hung tốt xấu, đều sẽ không rời xa phạm trù của “Nhân – Quả”.
Những tượng tồn tại ở “Tĩnh bàn” (lá số gốc, hoặc gọi là Thiên bàn, Thái Cực bàn) thì chưa thể nói ngay lên cát hung, do có năm tháng lưu chuyển mà có “Động bàn” (các dạng lá số của Đại Hạn, Lưu Niên,…), có sự ăn khớp của Động bàn thì mới sinh ra sự tăng giảm về cát hung.
Cát hung tốt xấu sinh ra ư động, vậy là “Động” mà sinh (tứ) “Hóa”, hóa mà sau đó sinh “Tượng”, tiếp đó dùng tượng đển phán đoán cát hung. Giống như trong một năm, do thời gian lưu chuyển (động) mà có tứ tượng Xuân Hạ Thu Đông, do sự biến hóa của tượng mà sinh ra các hiện tượng nhân sự khác nhau như: hy vọng (Lộc), tráng thịnh (Quyền), thu hoạch (Khoa), ẩn chứa (Kị).
Đem hiện tượng sinh ra khi phi Hóa của cung nào đó trên lá số đối chiếu với sự thuận lợi theo quy luật của thế giới Tự Nhiên hoặc sự trở ngại theo quy luật của giới Tự Nhiên, để mà phán đoán cát hung tốt xấu.
Khi cái Động bàn (Dụng) biến động ăn khớp với Tĩnh bàn (Thể), thì xuất hiện “Hóa tượng đối đãi” mà sinh ra cát hung. Nói cách khác, Tĩnh bàn vốn có một hóa tượng nào đó, ở thời điểm khác nhau (Đại Hạn, Lưu Niên,… khác nhau), tình huống nhân sự khác nhau, đương nhiên sản sinh ra kết quả khác nhau. Đưa ra thí dụ để nói:
Chúng ta đều biết, 3 cung gồm Phụ Mẫu – Mệnh – Huynh Đệ ở trên mối quan hệ là các cung vị rất thân thiết. Giả sử cung Phu Thê của lá số gốc mà hóa Lộc nhập Mệnh, thì:
Lúc đi đến Đại Hạn thứ hai, chúng ta gọi là “Phu Thê gốc Lộc nhập [cung Huynh Đệ của Đại Hạn]” (nếu Đại hạn đi thuận) hoặc gọi là “Phu Thê gốc Lộc nhập [cung Phụ Mẫu của Đại Hạn]” (nếu Đại Hạn đi nghịch). Bất luận đó là cung Phụ Mẫu hay cung Huynh Đệ thì đều thuộc những cung rất thân thiết. Do đó có thể mạnh dạn suy đoán cái cung Phu Thê này phi Lộc nhập Mệnh gốc lúc ở Đại Hạn thứ hai, thế nào cũng khởi đầu tình cảnh gió xuân hôn lên khuôn mặt (QNB chú: ám chỉ má ửng hồng, tình nồng,…).
Đổi lại là khi tới Đại Hạn thứ ba, thì cung “Phu Thê gốc phi Lộc nhập [cung Phu Thê của Đại Hạn]” (nếu Đại Hạn đi thuận) hoặc “Phu Thê gốc phi Lộc nhập [cung Mệnh của Đại Hạn]” (nếu Đại Hạn đi nghịch). Thời khắc này, về mặt quan hệ đối đãi chính là trực tiếp ăn khớp vào cung vị đương sự, đương nhiên là chuyện tình duyên ắt sẽ trở nên chín muồi rồi.
Nếu như Hóa tinh diễn hóa ở cung vị nào đó mà vẫn là lạc tại “Bản cung” (không có sự phi nhập Tha cung), cái tượng này chúng ta gọi là Bản cung “Tự Hóa”. Hiện tượng Bản cung Tự Hóa này cũng tồn tại những tượng nghĩa đặc thù của nó.
Tỉ như Lộc tinh của cung Mệnh hóa Lộc, tinh diệu này vẫn tọa ở cung Mệnh gốc, cái tượng này chúng ta gọi là [Mệnh cung Tự Hóa “Lộc xuất”], gọi tắt là “Mệnh cung tự hóa Lộc”.
Ngoài ra Hóa Quyền, Hóa Khoa, Hóa Kị ở Bản cung, đều kiêu ngạo như tên tượng của chúng. Phàm “Tự Hóa” được gọi là cái “Xuất”, ý nghĩa của nó:
1, “Ở tính ở tình”: dễ dàng dùng tình cảm ngay, sau khi sự việc xảy ra thì đa phần “không thèm đếm xỉa gì nữa”, mặc dù trông có vẻ như là tự tại nhưng mà “thiếu tính nguyên tắc”, thậm chí là mắc phải những thiếu sót “kiêu căng vô vị”, “do dự bất quyết”, “không có tính nhẫn nại”, “vô trách nhiệm”, “không biết rút ra bài học kinh nghiệm”. Phàm sở hữu những khuyết điểm ấy đều không biết kiên định ở sự lựa chọn tốt đẹp theo lý trí.
2, “Ở sự ở vật”: ăn không nói có (Tự hóa Lộc), phô trương thanh thế (Tự hóa Quyền); hờ hững nhân sự, khi có khi không (Tự hóa Khoa), thậm chí gàn dở tự hại mình, có cũng biến thành không (Tự hóa Kị). Không có cái nhìn đại cuộc, chung quy không chịu nổi xung kích, thử thách.
Chính là, Tứ Hóa vốn gửi cái nghĩa ở tại “tự mình tiêu tán” của bản cung. Đặc biệt là “Tự hóa Lộc xuất” và “Tự hóa Kị xuất” tồn tại nguy cơ khá lớn. Tự hóa Lộc xuất giống như có tiền mà để lộ liễu, dễ gặp trộm cướp; Tự hóa Kị xuất thì bản cung tự mình ngầm tiêu tán, cuối cùng thì chẳng còn gì cả.
Dễ lấy lập trường tu hành dẫn dụ, Tự hóa (xuất) đa phần thuộc “cảm giác vô danh” tào lao kiểu như Tùy duyên, Buông xả, Hư không,… xa rời sự thông minh và sáng suốt, chứ chẳng phải là đã đạt được cái diệu hữu chân không của minh tâm kiến tánh.
“Thể” với “Dụng” cần phân biệt rõ ràng, nếu không thì gieo tượng của chúng sẽ tán loạn hoang mang.
Thế nào là “Thể” và “Dụng”?
Cái “Thể”, chính là “12 cung” lá số gốc; cái “Dụng”, là chỉ “cung vị trợ thủ” không thể thiếu khi luận sự việc.
Thí dụ như hỏi về sự việc anh em, lấy cung Huynh Đệ làm Dụng, còn 12 cung trên lá số gốc là Thể vậy. Giả sử, cung Huynh Đệ hóa Kị nhập Thiên Di, thì cái này nói rõ hàm ý là anh em thật thà ngay thẳng. Đây chính là cung “điểm rơi” của Kị được phi hóa bởi cung Huynh Đệ, cung này vẫn cần quy hồi về cung Thiên Di bản thể của đương số để mà giải thích tượng nghĩa. Đây chính là phép tắc gieo tượng được gọi là “Hồi quy Thái Cực”.
Nói cách khác, lấy cung vị của “Hóa xuất” là “Dụng”, còn cung vị “Hóa nhập” cần quy hồi về cung vị bản “Thể” của lá số gốc để mà diễn giải ý nghĩa. Nếu như Dụng không quy về Thể, thì chiêu thức trên có thể lại diễn giải thành ra cung Huynh Đệ hóa Kị nhập [cung Tật Ách của cung Huynh Đệ], thế thì chẳng hóa ra là anh em có cá tính chịu khó vất vả à??? Lời đó hoang đường lạc điệu mất rồi.
Chỗ hóa của “Dụng” cần phải quy hồi về chỗ gieo tượng “Hồi quy Thái Cực” của “Thể”, chính là con đường duy nhất của thủ pháp luận đoán sự việc của Phi tinh Tứ Hóa.
Đẩu Số chính là môn học trí tuệ nghiên cứu cuộc sống, nguyên lý của nó ăn khớp với hiện tượng nhân sự, là thuộc về quan niệm logic suy xét giải tượng, chứ không thể lấy nhân chia cộng trừ của Toán học để tính toán ra kết quả. Chính là bản thân “Tứ Hóa” được gọi là “Ký hiệu” hàm chứa ý nghĩa rộng rãi, có thể đem chúng làm “các giá trị năng lượng” trong một phạm vi nào đó, nhưng nhất định không thể coi là “tham số” giá trị xác định trong Toán học được.
Học tập Tứ Hóa gieo tượng, cần phải để tâm mà cân đo đong đếm giữa Tứ Hóa và Cung Vị. Nếu cẩu thả không nắm rõ tượng nghĩa cơ bản, kết quả phi Hóa cuối cùng sẽ loạn xạ ngập lá số, rồi hãi tới già vì ngay lúc ban đầu đã chưa có sự hiểu cho nó cẩn thận mà.
Phi tinh Tứ Hóa thập nhị cung “624 quyết” sau đây, chỉ muốn lập thành công thức hóa, thuần túy trình bày và phân tích mục tiêu duy nhất. Sau đây nói về chỗ biến hóa tương tác với Tứ Hóa của tha cung phi đến hoặc Tứ Hóa năm sinh giao hội tương tác, tượng nghĩa của chúng sẽ có thể sinh ra sự biến dịch to lớn. Huống hồ, luận mệnh chính là đánh giá tổng quát toàn cục, chứ không được lấy bất kỳ 1 hóa tượng đơn lẻ nào thì mới có thể làm thành kết quả luận đoán chém đinh chặt sắt, để tránh khỏi sai lầm kiểu vơ đũa cả nắm.
Lương Nhược Du cẩn thức.
(Dẫn theo trang www.huyenhocvadoisong.com)