Chương 55: Sự Khác Nhau Giữa “Hóa Xuất” Và “Hóa Nhập”
Trích Một Phần Từ Sách Tử Vi Đẩu Số – Vận Mệnh Phân Tích ( Từ Tăng Sinh ) – Thiên Hỏa Đồng Nhân Hội Dịch và Quách Ngọc Bội Hiệu Đính.
Chương này muốn cùng mọi người bàn luận về cái gì gọi là [Xuất]? cái gì gọi là [Nhập]? Đây là quan niệm nhập môn Phi tinh Tử Vi Đẩu Số, không biết rõ phương pháp sử dụng của [Nhập] và[Xuất] thì không còn cách nào tiến vào phần cốt lõi của Phi Tinh Tử Vi Đẩu Số. Bởi vì những thứ ấy là quy tắc vận chuyển của Tứ Hóa, nếu như về quy tắc cơ bản mà cũng không hiểu thì sao có thể vận dụng Phi Tinh Tử Vi Đẩu Số để suy đoán vận mệnh.
Trong các sách bày bán trên phố thì có khả năng các vị từng xem qua suy đoán: “Năm gặp Kỵ xung hoặc tọa Kỵ thì coi chừng phát sinh các chuyện như tổn thất tiền tài, sự nghiệp thất bại,thân thể tổn thương”. Thế nhưng sau khi trải qua năm đó vẫn tung tăng vui vẻ, suôn sẻ cực kỳ. Vì sao suy luận và thực tế lại sinh ra sự khác biệt lớn như vậy? Ắt là bỏ quên sự khác biệt giữa [Nhập] và [Xuất]. Cho nên, đối với người học Tử Vi Đẩu Số thì Hóa Nhập và Hóa Xuất là quan niệm rất quan trọng. Nhưng, cái gì gọi là [Xuất]? cái gì gọi là [Nhập]?
Giả như đêm 12 cung vị trên lá số, căn cứ theo mối quan hệ giữa chúng với ta có tính gắn bó hay không để mà chia làm Tha cung (cung của nó) và Ngã cung (cung của ta). Như thế thì, một cung nào đó (lấy cung X để gọi) có Hóa nhập vào cung vị của ta, thì gọi là [Hóa Nhập]. Hóa Nhập vào cung vị của ta thì đương nhiên những sự việc được chủ bởi cái cung X đó [là cái ta nhận được, là cái ta dụng được], là ý nghĩa cát lợi. Nếu mà cung X hóa nhập cung vị của nó, tức là [Hóa Xuất], ý nghĩa như tên gọi, đó là những sự việc được chủ bởi cái cung X đó lại bị người khác đoạt được, hay được sử dụng vì người khác, thế thì đối với ta chính là cái hàm ý [tổn thất, không chiếm được]. Vì vậy phân chia rõ ràng sự khác biệt của [Xuất] và [Nhập], mới biết được Tứ Hóa của cái cung X đó phi ra thì đối với ta mà nói là ý nghĩa cát hoặc hung.
Phi tinh Tử Vi Đẩu Số dùng các cung vị gồm:
– Cung Mệnh(1) – Tài(5)- Quan(9)- Điền(10)- Phúc(11)- Tật(6), vì có sự gắn bó chặt chẽ với ta nên các cung vị của [Ta]được gọi là [Ngã Cung](nghĩa là cung của Ta).
– Còn các cung như Nô (8) – Bào(2) – Phối(3) – Tử(4) – Phụ(12) – Thiên Di(7), đều không thuộc về ta nên các cung vị của [nó] được gọi là [Tha Cung] (nghĩa là cung của Nó).
Những cung vị này phi xuất Tứ Hoá rơi vào các cung mệnh cục khác nhau, bởi vì cung vị phi nhập có sự phân biệt giữa Tha Cung với Ngã Cung, mà cái cung khởi phi lại cũng có sự phân biệt giữa Tha Cung với Ngã Cung. Do đó, có thể phân biệt được sự khác nhau của mối quan hệ [Xuất] và [Nhập] từ cung khởi phi của Tứ Hóa với cung mà chúng nhập vào, và cũng phân được ý nghĩa cát hung của chúng.
I. Tứ Hóa Phi Xuất Từ Ngã Cung
Nếu bàn về vận tiền tài của ta, thì lấy cung Tài Bạch làm bản cung, vì nó có liên quan với ta, mà Lộc với Kỵ đều từ bản cung phi xuất, căn cứ theo Lộc Phi xuất hoặc Kỵ nhập Ngã Cung hay Tha Cung mà phán định cát hung, các loại hình cơ bản gồm có:
(1) Lộc nhập Ngã Cung, Kỵ nhập Ngã Cung
Cái này tức là nói đến cát với hung của sự kiện đều do chính mình gánh chịu, không thông qua sự trung gian của người khác, như: [Tài Bạch Hóa Lộc nhập cung Mệnh, Hóa Kỵ nhập Quan Lộc] tức là biểu thị cát hung của tiền tài đều là yếu tố cá nhân chứ hoàn toàn không liên quan gì đến những người khác, chính mình có nỗ lực hay không, hưng suy của tài vận do chính mình quyết định, cũng có thể nói chính là cách cục tự lực cánh sinh.
(2) Lộc nhập Tha Cung, Kỵ nhập Ngã Cung
Tuy là Hóa Lộc đến cho người khác, chính mình dường như không chiếm được, thế nhưng Hóa Kỵ phi nhập Ngã Cung, căn cứ hiện tượng của [Lộc theo Kỵ đi] thì cái [Hóa Lộc] này sẽ bị [Hóa Kỵ] mang về Ngã Cung, nhưng là ta sở hữu, đối với ta thì tinh thần hoặc vật chất trước khi đầu tư trở về sau, đều có thể có sự quay trở lại, thuộc về loại hình [Đắng trước Ngọt sau], thí dụ như phương thức phi hóa của [cung Mệnh Hóa Lộc vào Nô, Hóa Kỵ vào Tài bạch] chính là loại hình này.
(3) Lộc nhập Ngã Cung, Kỵ nhập Tha Cung
Theo hiện tượng của [Lộc theo Kỵ đi] để giải thích, Hóa Lộc tuy nhập Ngã Cung, nhưng sẽ bị Hóa Kỵ mang đi ra ngoài đến Tha Cung. Thí dụ như: [Tài Bạch Hóa Lộc nhập vào cung Mệnh, Hóa Kỵ nhập vào cung Nô], loại hình thái phi hóa này nếu như có mối quan hệ qua lại về tiền tài với bạn bè thì ắt sẽcó tổn thất tiền bạc, tránh việc qua lại về tiền tài với bạn bè thì giảm thiểu được tổn thất, cũng có thể giữ được tình bạn.
(4) Lộc nhập Tha Cung, Kỵ nhập Tha Cung
Bất kể là tốt hay xấu đều giao cho người khác hết, đây là hiện tượng hung nhất. Thí như: [cung Tài Bạch Hóa Lộc nhập vào Phụ Mẫu, Hóa Kỵ nhập vào Nô] là đêm tiền của mình giao cho bạn bè, tự mình thành ông thần tài qua cửa nhà bạn mà thôi. Thậm chí cả cuộc đời đều đi làm kiếm tiền cho người khác, mà chính mình chẳng được gì cả, loại người có hình thái này rất phù hợp với dân đi làm công trong ngành tài chính, không nên ham muốn những quyền lợi không thỏa đáng, biết đủ thì mới được hạnh phúc, sẽ có thể bình an qua ngày.
II. Tứ Hóa Phi Xuất Từ Tha Cung
Đó là hiện tượng phi Tứ Hóa từ Tha Cung, xem chúng nhập vào Ngã Cung hay Tha Cung để mà luận về cát hung.
(1) Lộc nhập Ngã Cung, Kỵ nhập Ngã Cung
Là tượng may mắn, thí dụ như: [Phụ Mẫu Hóa Kỵ nhập vào Quan Lộc, Hóa Lộc nhập vào Tài Bạch], khi Hóa Kỵ nhập vào Quan Lộc của ta thì dường như có sự bất lợi về sựnghiệp, thế nhưng có Hóa Lộc nhập vào Tài Bạch của ta, căn cứ vào nguyên lý [Lộc theo Kỵ đi] thì chính là Tài Bạch của bạn bè (Nô) nhập vào Quan Lộc của ta, là có ý nghĩa rằng bạn bè mang tiền tới giúp đỡ, đầu tư cho ta.
(2) Lộc nhập Ngã Cung, Kỵ xung Ngã Cung
Hung tượng, chủ về tổn thất; đây cũng là hiện tượng của [Lộc theo Kỵ đi], tuy rằng Lộc nhập vào Ngã Cung, nhưng Kỵ tới xung Ngã Cung, cái Hóa Lộc ấy là Lộc ảo, sau khi có được thì còn trả lại hết, thậm chí còn phải trả cả vốn lẫn lãi. Cho nên gặp phải loại hình này thì không nên vì lúc đầu thu được Lộc mà ngộ nhận cho rằng đang ở tình thế tốt, mở rộng đầu tư, thường thường lúc này mới chính là thời khắc mấu chốt của việc thịnh đến cực sẽ sinh ra suy.
(3) Lộc xung Ngã cung, Kỵ nhập Ngã cung
Theo giải thích về tượng [Lộc theo kỵ đi], đây chính là cát tượng, thí dụ như: [Nô Hóa Lộc xung cung Mệnh, Hóa Kỵ nhập Tài Bạch] là hiện tượng bạn bè sẽ không đầu tư hoặc giúp đỡ ta, thế nhưng Hóa Kỵ nhập Ngã Cung thì vẫn sẽ dành cho sự ủng hộ về tinh thần hay đạo nghĩa, lúc này Ngã Cung không thể lại Tự Hóa, sẽ có sự khác biệt là điềm báo hiệu tổn thất, loại hiện tượng này sẽ không thể lại vay tiền bạn bè.
(4) Lộc và Kỵ cùng nhập Ngã Cung
Tốt xấu cát hung của Tha Cung, hoàn toàn từ Ngã Cung tiếp nhận, gặp Ngã Cung cát thì theo đó được cát, còn Ngã Cung hung thì theo đó xảy ra hung, thí dụ như: [cung Nô Hóa Lộc nhập vào cung Tài Bạch, Hóa Kỵ nhập vào cung Mệnh] là ý nghĩa bạn bè đem tiền giúp đỡ ta, thế nhưng Hóa Kỵ cũng nhập cung Mệnh của ta (Ngã), nếu như cung Mệnh là cát thì hiện ra cát tượng, còn cung Mệnh không cát thì sẽ sản sinh nguy hại, thật giống như cái ý [bạn bè lấy tiền giúp đỡ ta với mục đích là dụ ta cắn câu, sau đó sẽ tùy cơ để nuốt trọn sự nghiệp của ta].
(5) Lộc và Kỵ cùng xung Ngã Cung
Hung tượng, chủ về tổn thất to lớn, có lợi ở Tha Cung mà Ngã Cung không được hưởng, còn phải đề phòng Tha Cung tới xung vào Tài Bạch, Quan Lộc của ta. Chúng ta kiếm tiền, làm việc, cùng đối tượng qua lại với nhau, nhất định sẽ cùng Tha Cung sản sinh quan hệ, như tượng này chủ không được hưởng chỗ tốt, lại còn phải đề phòng bị nguy hiểm xung phá.
(6) Lộc nhập Tha Cung, Kỵ xung Ngã Cung
Cũng hiện ra hung tượng, nếu Lộc đã nhập vào Tha Cung, đối với ta cũng đã là bất lợi rồi, mà Kỵ lại tới xung phá Ngã Cung, cái tổn thất ấy càng lớn hơn nữa. Cái tượng (hình ảnh) này có ý nghĩa là chỗ tốt của nó dành cho người khác, lúc có chuyện hoặc gặp phải cửa ải khó khăn, thì mới tìm đến ta, đối với ta mà nói, ta nỗ lực trả giá mà không được hưởng chỗ tốt của nó, bởi vì nó đã bị người khác hớt tay trên hết rồi, chỉ có tới tìm ta cứu trợ. Nhưng mà trục Tài Bạch – Phúc Đức, thì không có cái loại hình Kỵ xung kiểu đó, bởi vì khi Kỵ nhập vào Tài Bạch hay Phúc Đức thì đều thuộc về Ngã Cung, cho nên không chủ về sự tổn thất, mất mát.
Những quy tắc bên trên có thể đem áp dụng vào Đại Hạn để mà luận cát hung của Đại Hạn, nếu luận về cát hung của chuyện vợ chồng, có thể lấy cung Phu Thê làm cung Mệnh, rồi tìm ra Ngã Cung và Tha Cung của Phu Thê,[thí dụ như: cung Phúc Đức của Ta chính là cung Quan Lộc của cung Phu Thê, là thuộc về Ngã Cung của cung Phu Thê], cân nhắc tổ hợp các sao tọa ở trong cung, cũng như phi Tứ Hóa, sẽ biết ngay tốt xấu, lúc này, phi Tứ Hóa ứng với quy về lá số của ta để mà luận cát hung [thí dụ như: lấy Can của cung Phúc Đức phi Tứ Hóa, nhập vàocung Quan Lộc của ta, đại biểu cho sự nghiệp của vợ chồng cùng vận trình cũng không tệ], nguyên tắc của những cung khác cũng như trên, cứ phỏng theo đó.
(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)