Chương 37: Quẻ LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG

64 quẻ dịch lấy từ cuốn “Kinh Dịch – Đạo Của Người Quân Tử” của học giả Nguyễn Hiến Lê.

64 quẻ dịch lấy từ cuốn “Dịch Kinh Đại Toàn” của Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê.

64 quẻ dịch lấy từ cuốn “Bát Tự Hà Lạc – Lược Khảo” của Học Năng.

Quẻ LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG

“Kinh Dịch – Đạo Của Người Quân Tử” của học giả Nguyễn Hiến Lê.

||||:: Lôi Thiên Đại Tráng (大壯 dà zhuàng)

Quẻ Lôi Thiên Đại Tráng, đồ hình ||||:: còn gọi là quẻ Đại Tráng (大壯 da4 zhuang4), là quẻ thứ 34 trong Kinh Dịch.

* Nội quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天).

* Ngoại quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷).

Giải nghĩa: Chí dã. Tự cường. Ý chí riêng, bụng nghĩ, hướng thượng, ý định, vượng sức, thịnh đại, trên cao, chót vót, lên trên, chí khí, có lập trường. Phượng tập đăng sơn chi tượng: tượng phượng đậu trên núi.

Hết thời lui rồi thì tới thời tiến lên, tiến lên thì lớn mạnh, cho nên sau quẻ Độn tới quẻ đại tráng (lớn mạnh).

Thoán từ

大壯: 利貞.

Đại tráng, lợi trinh.

Dịch: Lớn mạnh, theo điều chính thì lợi.

Giảng: Quẻ này có 4 nét dương ở dưới, hai nét âm ở trên; dương đã lớn mạnh mà âm sắp bị diệt hết. Quẻ Càn ở trong, quẻ Chấn ở ngoài, thế là có đức dương cương mà động. Lại có thể giảng là sấm vang động ở trên trời, tiếng rất lớn, vang rất xa.

Lớn mạnh thì dĩ nhiên là tốt rồi, nhưng thường tình, gặp thời thịnh, người ta kiêu căng, làm điều bất chính, cho nên thoán từ phải dặn: giữ điều chính, lúc đắc ý nghĩ đến lúc thất ý, thì mới có lợi.

Đại tượng truyện bảo muốn giữ điều chính thì đừng làm cái gì phi lễ. (Quân tử phi lễ phất lí)

Thoán truyện bàn thêm: có chính thì mới có lớn (đại), chính đại là cái “tình” của trời đất, tức cái công dụng hiện ra ngoài của trời đất, (chính đại nhi thiên địa chi tình khả kiến hĩ). Chúng ta để ý: quẻ Phục mới có một nét dương hiện ở dưới cùng, cho nên bảo chỉ thấy cái lòng của trời đất (kiến thiên địa chi tâm), quẻ Đại tráng này, dương đã lớn, được 4 nét rồi, thì thấy được cái tình của trời đất.

Hào từ

1. 初九: 壯于趾, 征凶, 有孚.

Sơ cửu: Tráng vu chỉ, chinh hung, hữu phu.

Dịch: Hào 1, dương: mạnh ở ngón chân, đi lên thì xấu, có thể tin chắc như vậy (hữu phu ở đây không có nghĩa là có đức tin như những nơi khác).

Giảng: Hào này ở dưới cùng, dương cương, cho nên ví với ngón chân, ở địa vị thấp mà hăng hái muốn tiến, sẽ vấp, xấu.

2. 九二: 貞吉.

Cửu nhị: Trinh cát.

Dịch: Hào 2, dương : có đức chính ,tốt.

Giảng: Hào này dương cương, ở vị nhu, tuy không đắc chính, nhưng đắc trung, mà trung thì không bao giờ bất chính, vậy cũng là tốt.

3. 九三: 小人用壯, 君子用罔.貞厲, 羝羊觸藩, 羸其角.

Cửu tam: Tiểu nhân dụng tráng, quân tử dụng võng.

Trinh lệ, đề dương xúc phiên, luy kì giác.

Dịch: Hào 3, dương: tiểu nhân dùng sức mạnh, quân tử không; dù giữ điều chính cũng nguy, như con cừu đực húc vào cái dậu, bị thương cái sừng.

Giảng: Hào này dương cương, ở vào vị dương (lẻ) trong quẻ Đại tráng, lại ở cuối nội quái Càn, thế là cực kì hung mạnh, dù giữ được chính đáng cũng nguy; quân tử biết vậy mà không hành động, chỉ tiểu nhân mới hung hăng như con cừu đực, húc vào cái dậu.

Bốn chữ “quân tử dụng võng”, Chu Hi, J. Legge,R. Wilhelm đều giảng như vậy. Duy Phan Bội Châu bảo “võng” là gan liều, không sợ gì, và “quân tử dụng võng” là “quân tử hữu dũng mà vô nghĩa thì làm loạn”. Chữ at ở đây không phải là người có đức (như Chu Hi hiểu) mà là người trị dân.

4. 九四: 貞吉, 悔亡, 藩決不羸.壯于大輿之輹.

Cửu tứ: Trinh cát, hối vong, phiên quyết bất luy, tráng vu đại dư chi phúc.

Dịch: Hào 4, dương : theo điều chính thì tốt, hối hận mất hết; dậu đã mở không khốn nữa, mạnh mẽ tiến lên, như ngồi cỗ xe lớn mà trục xe vững vàng.

Giảng: Hào này dương cương, qua khỏi nội quái là Càn, mà lên ngoại quái là Chấn, là tráng thịnh đến cực điểm; nó ở trên hết các hào dương, làm lãnh tụ đám quân tử, sợ nó hăng quá mà lầm đường nên dặn kĩ: giữ điều chính thì mới tốt, khỏi ân hận.

Ở trên nó là hai hào âm, âm đã đến lúc suy, dễ đánh đổ; như cái dậu ở trước mặt hào 4 đã mở, không còn bị khốn nữa; nó có thể dắt ba hào dương ào ào tiến lên dễ dàng, cơ hội thuận lợi như ngồi cỗ xe lớn mà trục xe vững vàng.

5. 六五: 喪羊于易, 无悔.

Lục ngũ: táng dương vu dị, vô hối.

Dịch: Hào 5, âm: làm mất sự hung hăng của bầy cừu bằng cách vui vẻ dễ dại, thì sẽ không ân hận.

Giảng: Hào này ở vị chí tôn, nhưng vốn âm nhu, không thể áp đảo được 4 hào dương ở dưới, phải vui vẻ dễ dãi với họ thì họ sẽ hết hung hăng. Bốn hào dương đó ví như bầy dê hung hăng. Sở dĩ phải có thái độ đó vì ngôi của 5 quá cao đối với tư cách âm nhu của nó.

6. 上六: 羝羊觸 藩, 不能退, 不能遂, 无攸利, 艱則吉.

Thượng lục: đề dương xúc phiên, bất năng thoái, bất năng toại, vô du lợi, gian tắc cát.

Dịch: Hào trên cùng, âm: Cừu đực húc vào dậu, mắc kẹt, lui không được, tiến cho toại ý cũng không được, không có lợi gì cả; chịu khó nhọc thì tốt.

Giảng: hào này ở trên cùng quẻ Đại tráng là hết thời lớn mạnh, mà cũng ở trên cùng ngoại quái Chấn, là rất ham động mà bất lực (âm nhu); như con cừu đực hung hăng húc vào dậu, mắc kẹt, lui không được, tiến lên cho toại ý cũng không được, không lợi ở chỗ nào cả. Nếu bỏ tính hung hăng húc quàng đi mà chịu khó nhọc thì tốt.

***

Quẻ này là thời âm suy, dương lớn mạnh lên, đáng lẽ tốt; mà sáu hào không có hào nào thật tốt, chỉ tốt với điều kiện là giữ đạo chính của quân tử; cổ nhân khuyên muốn gặp vận hội tốt thì phải coi chừng hoạ nấp ở đâu đó, nên đề phòng.

“Dịch Kinh Đại Toàn” của Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê.

34. 雷天大壯 =”” lôi=”” thiên=”” đại=””>>

Đại Tráng Tự Quái   序 卦
Độn giả thoái dã.   退 
Vật bất khả dĩ chung Độn      
Cố thụ chi dĩ Đại Tráng     大壯

Đại Tráng Tự Quái

Đời mà trốn mãi cũng kỳ,

Nên rằng: Đại Tráng để ghi quật cường.

Quẻ Đại Tráng tiếp sau quẻ Độn, như để nói lên sự biến dịch, tuần hoàn, doanh hư, tiêu tức của Trời đất. Độn là thời Âm trưởng, Dương tiêu; Đại Tráng là thời Dương trưởng, Âm tiêu.

I. Thoán.

Thoán Từ.

大 壯:利=””>大>

Đại Tráng. Lợi trinh.

Dịch:

Lớn mạnh (Đại Tráng) muốn hay cần chính đáng.

Gọi bằng Đại Tráng, vì Dương là Đại, Âm là Tiểu; ở đây 4 Dương đang hồi cường thịnh, nên gọi bằng Đại Tráng. Hon nữa Quẻ Đại Tráng, dưới có Kiền là cương kiện, trên có Chấn là Lôi, là Động; thử hỏi còn gì mạnh hơn sấm sét được. Đại Tráng là thời kỳ Dương thịnh, mà Dương tượng trưng cho tinh hoa Trời đất, cho tất cả những gì chính đại quang minh. Cho nên trong Thoán Truyện đã đề cập đến 2 chữ Chính Đại.

Quẻ Đại Tráng, bàn về uy dũng, nhưng lại đề cao uy dũng tinh thần, uy dũng của đạo nghĩa nhân đức.

Uy dũng, nhưng minh chính, uy dũng nhưng vẫn biết Tri cơ hành sự, uy dũng nhưng hoạt động luôn theo quy định phương pháp. Cho nên, uy dũng ở đây không phải là vũ dũng. Sức mạnh con người có thể phân chia thành nhiều loại:

– Sức mạnh của thể chất hay Sức lực

– Sức mạnh của cơ mưu hay Trí lực,

– Sức mạnh của tâm tình hay Tâm lực,

– Sức mạnh của địa vị hay Thế lực.

– Sức mạnh của uy quyền hay Quyền lực

– Sức mạnh của đức độ.

Người ta có thể dùng sức mạnh mình sẵn có, để mà làm những chuyện hay, cũng như chuyện dở. Dịch khuyên dùng sức mạnh để làm điều hay, để thực hiện nghĩa lý mới tốt, mới lợi. Vì thế Thoán viết: Đại Tráng, lợi trinh. Dịch cho rằng, tất cả những năng lực tiềm tàng trong vũ trụ này là cốt giúp cho con người thực hiện sự cao đại. Hiểu được điều đó là hiểu được ý Trời.

Thoán truyện.

Thoán Truyện viết:

大 壯,大=”” 者=”” 壯=”” 也。=”” 剛=”” 以=”” 動,故=”” 壯。=”” 大=”” 壯=”” 利=”” 貞﹔=”” 大=”” 者=”” 正=””>大>

正 大=”” 而=”” 天=”” 地=”” 之=”” 情=”” 可=”” 見=””>正>

Đại Tráng. Đại giả Tráng dã. Cương dĩ động. Cố tráng. Đại Tráng lợi trinh.

Đại giả chính dã. Chính đại nhi thiên địa chi tình khả kiến hỹ.

Dịch.

Quẻ Đại Tráng, Dương đà tráng thịnh,

Cứng động, nên mới mạnh, mới cương.

Mạnh mà minh chính, đường hoàng,

Mới hay, mới lợi lẽ thường xưa nay.

Đại là chính đại, thẳng ngay,

Hoằng dương chính đại, biết ngay tình Trời.

Tào Thăng bình quẻ Đại Tráng như sau: Đại Tráng là chính đại. Dương trưởng mà cương động; đại là chính. Trời đất có chính khí, chính khí ấy lưu hành tràn ngập vũ trụ, cho nên trên trời thì sinh ra nhật nguyệt, tinh cầu; dưới đất thì sinh ra cúi cao, sông rộng. thánh nhân nuôi dưỡng khí hạo nhiên của Trời đất; chí đại chí cương; giữ nhân cách mình cho tôn nghiêm, và là sư biểu cho đời về nhân luân; các ngài không bao giờ có lời nghị luận kỳ quặc, không bao giờ có những hành động a dua; các ngài cương kiên, thiết thạch, chí trung, chí chính.

Người quân tử theo gương Thánh nhân cũng cố vươn lên cho tới cao đại, cố thực hiện công chính. Khi phú quý không hoang dâm, phóng túng, lúc bần hàn chẳng đổi dời tiết tháo, uy vũ không khuất phục được chí khí… cái quý của sĩ phu, chẳng phải là tại đó sao?

II. Đại Tượng Truyện.

象曰: 雷=”” 在=”” 天=”” 上,大=”” 壯﹔=”” 君=”” 子=”” 以=”” 非=”” 禮=”” 弗=””>象曰: >

Tượng Viết:

Lôi tại thiên thượng. Đại Tráng. Quân tử dĩ phi lễ phất lý.

Dịch.

Tượng rằng: Sấm động trên Trời;

Là to, là mạnh, khắp nơi vang rền.

Những điều chẳng phải, chẳng nên.

Đã là quân tử, tất nhiên chẳng làm.

Tượng truyện tiếp tục bàn rằng: muốn có sức mạnh tinh thần, người quân tử phải theo đúng định luật của Trời đất. Mà định luật của Trời đất là: Tập trung thời mạnh, phá tán thời yếu, cho nên người quân tử đừng để cho tâm thần bị phá tán trước những cám dỗ của dục vọng, của ngoại cảnh, thời mới trở nên mạnh được.

Sách xưa có câu: Lòng Chân nhân như hạt châu tại vực thẳm; lòng chúng nhân như bèo bọt trên mặt nước; thật là chí lý vậy. người dũng cảm đối với Nho gia là con người theo đúng thiên lý, xét lòng mình không thấy điều chi đáng trách, đáng thẹn.

Người dũng cảm là người biết liêm sỉ. Có liêm sỉ mới biết xấu hổ, vì thấy mình còn hèn kém, mới nỗ lực gắng công, mới có thể cải hóa, tự tân, cố gắng tiến bước, và như vậy nghị lực tinh thần mới dần dần tăng trưởng thêm được mãi.

III. Hào Từ & Tiểu Tượng Truyện.

Các Hào lại tiếp tục bàn về sức mạnh, và các cách thi triển về sức mạnh, dở cùng như hay.

Muốn hiểu sáu Hào này trước tiên, ta phải nhận định rằng: Chí khí, dũng cảm, đối với Đức Khổng không phải liều mạng, bạo hổ, bằng hà, không phải là cương dõng như người phương Bắc, mê thích binh đao; ngủ cũng đeo gươm, mặc giáp, chết cũng không sao. (Trung Dung X); mà dũng tức là giữ được niềm hòa khí, lúc nào cũng sống với đạo lý của mình, dù lúc nước nhà bình yên, hay lúc giang sơn nghiêng ngửa.

1. Hào Sơ Cửu.

初九: 壯 于=”” 趾,征=”” 凶,有=””>初九: 壯>

象曰: 壯=”” 于=”” 趾,其=”” 孚=”” 窮=””>象曰: >

Sơ Cửu. tráng vu chỉ. Chinh hung. Hữu phu.

Tượng viết:

Tráng vu chỉ. Kỳ phu cùng dã.

Dịch.

Mạnh mà mạnh ở ngón chân.

Ra đi ắt sẽ đâm xầm hung tai.

Tượng rằng: mạnh ở ngón chân,

Ra đi ắt sẽ đâm xầm hung tai.

Hào Sơ chê những người không biết tự lượng, ở cấp dưới mà cậy sức muốn làm đại sự, hoặc mới bắt tay vào một công việc mà cậy vũ dũng, cứ hùng hục mà tiến tới; những người như vậy ắt sẽ đi đến bại vong.

Hào này làm ta nhớ đến Long Đàm, một tên tiểu hiệu của vừa mới được thăng quan, đà muốn xin đi làm tiên phong, để đến nỗi bị nguyên soái Tiên Chẩn mắng cho một trận, vuốt mặt không kịp. (Đông Châu Liệt quốc, Võ Minh Trí 537)

Hào này làm ta liên tưởng đến Mạnh minh Thị và Kiển Thúc đem quân Tần đi đánh Tấn, nhơn nhơn cậy sức mạnh, mà không cần tìm hiểu về địa hình, địa thế, nên đã mắc nạn tại Hào Sơn, khiến quân sĩ bị tận diệt, còn mình thì giơ tay chịu trói. (Đông Châu Liệt quốc trang 566-568)

Vì thế Hào Sơ mới nói bóng bẩy mà rằng: Mới mạnh nơi ngón chân, mà đã tập tễnh ra đi, chắc chắn sẽ mắc hung họa, cùng khốn. Sơ Cửu: Tráng vu chỉ. Chinh hung, Hữu phu. Tượng viết: Tráng vu chỉ. Kỳ phu cùng dã. Chữ Hữu phu ở đây, phải hiểu là chắc chắn, chữ Kỳ phu cùng dã phải hiểu là chắc chắn sẽ bị khốn cùng.

2. Hào Cửu nhị.

九二: >九二: >

象曰: >象曰: >

Cửu nhị. Trinh cát.

Tượng viết:

Cửu nhị trinh cát. Dĩ trung dã.

Dịch.

Bền lòng, minh chính mới hay,

Tượng rằng: Cửu nhị mới hay,

Là vì trung đạo bấy nay chu toàn.

Hào Cửu nhị. Trinh cát. Tượng viết: Cửu nhị trinh cát. Dĩ trung dã. Thế là Hào Cửu nhị đề cao hai chữ Trung và Chính. (Trinh)

Tấn văn Công muốn tìm người làm nguyên soái. Triệu Thôi tiến cử Khước Cốc mà thưa rằng: làm nguyên soái, mạnh chẳng bằng trí, trí chẳng bằng có học; như dùng kẻ trí dõng thì không thiếu gì; bằng dùng kẻ có học, duy có một Khước Cốc mà thôi. Cốc năm mươi tuổi, ham học, biết lễ, có nhân, lại thông binh pháp. Binh là dân, biết thương dân thì dùng binh mới được. Văn Công khen phải, bèn vời Khước Cốc làm nguyên soái, cũng lấy nhân nghĩa, trung tín để thu phục lòng người, mà lập nên nghiệp bá. Thế là Trung Chính vẫn hay, vẫn lợi.

3. Hào Cửu Tam.

九 三: 小 人 用 壯,君 子 用 罔,貞 厲。 羝 羊 觸 藩,羸 其 角。

象 曰: 小 人 用 壯,君 子 罔 也。

Cửu tam. Tiểu nhân dụng tráng. Quân tử dụng võng. Trinh lệ.

Đê dương xúc phiên. Luy kỳ giốc.

Tượng viết:

Tiểu nhân dụng tráng. Quân tử võng dã.

Dịch.

Tiểu nhân cậy sức mạnh mình,

Còn người quân tử đã đành là không.

Dậu phên dê đực húc nhăng,

Húc càn phên dậu, vướng sừng chẳng ra.

Tượng rằng:

Tiểu nhân cậy sức mạnh mình,

Còn người quân tử đã đành là không.

Câu: Tiểu nhân dụng tráng. Quân tử dụng võng của Hào ba này có thể giải bằng hai cách:

Chu Hi, Trình Tử cho rằng: Dụng võng đây đây là khinh thường, là coi thường. Các ông cho rằng: tiểu nhân mà dùng lực, quân tử mà khinh thường, thời đều hay mắc họa.

Lai Trí Đức, Wilhelm, Legge, R.G.H, Siu đều dịch chữ quân tử dụng võng là người quân tử không làm như vậy.

Sở muốn đánh Tấn. Tiên Chẩn khuyên Tấn Văn Công xuất quân đánh, vì đánh ắt thắng. Hồ Yển trái lại khuyên Tấn Văn Công nên tránh quân Sở, và lui binh 90 dặm, để giữ lời Văn Công hứa với quân Sở khi xưa.

Khi phá Sở xong, Tấn Văn Công ban sư, luận công ban thưởng, phong cho Hồ Yển công đầu, Tiên Chẩn công thứ. Các quan tâu hỏi rằng: Vả trận Thành Bộc thì một tay Tiên Chẩn dùng kỳ mưu mà phá Sở, nay lại phong Hồ Yển làm đầu công là sao? Văn Công đáp: Trận Thành Bộc thì Tiên Chẩn dốc đánh Sở để thủ thắng, còn Hồ Yển thì dốc tránh Sở để thủ tín. Vả chăng cái công thủ thắng, làm nên trong một thủa, còn thủ tín làm có lợi muôn đời, thì có lý nào đem công một thủa mà gác lên công muôn đời hay sao? Vì vậy phải phong công đầu cho Hồ Yển. Chư tướng nghe rõ rồi, ai ai cũng đều khâm phục. (Đông Châu Liệt quốc, Võ Minh Trí – 534)

Thế là võ lực không bằng tín nghĩa (đức độ).

4. Hào Cửu tứ

九 四: =”” 貞=”” 吉=”” 悔=”” 亡,藩=”” 決=”” 不=”” 羸,壯=”” 于=”” 大=”” 輿=”” 之=””>九>

象 曰: =”” 藩=”” 決=”” 不=”” 羸,尚=”” 往=””>象>

Hào Cửu tứ. Cửu tứ. Trinh cát hối vong.

Phiên quyết bất luy. Tráng vu đại dư chỉ phúc.

Tượng viết:

Phiên quyết bất luy. Thượng vãng dã.

Dịch.

Một lòng minh chính mới hay,

Hết ngay hối hận, hết ngay phàn nàn.

Dậu phên giăng mắc đã tan,

Cưỡi xe trục mạnh, đàng hoàng ruỗi rong.

Tượng rằng: Dậu hết vướng ngăn,

Cưõi xe rong ruỗi, băng băng dặm trường.

Hào Cửu Tứ đứng đầu quần dương, tức là lãnh tụ trong đám quân tử, vì thế hào tứ khuyên hãy gìữ con đường minh chính mới hay, mới lành, mới khỏi ăn năn hối hận. Hào Cửu tứ trước mặt có hai Hào Âm, vì thế mới nói dậu phên đã bị khai phá, không còn là trở ngại nữa.

Lại nói có sức mạnh tinh thần, sẽ lướt thắng được mọi trở lực, cũng như nhờ sức mạnh vô hình của cốt xe, của trục xe, mà xe mang nổi được cả xe.

Cửu tứ. Trinh cát hối vong. Phiên quyết bất luy. Tráng vu đại dư chi phúc. Cũng có thể hiểu rằng: Nhờ sự kiên trì, bền bĩ, con người sẽ lướt thắng được mọi trở lực, cùng như nhờ sức mạnh vô hình của cốt xe, của trục xe, mà xe mang tải được nhưng trọng lượng lớn. Tấn Văn Công, nhờ ở sự kiên trì, bền bĩ, nên sau nhiều năm lưu lạc, đa trở về tấn mà lập nghiệp bá. Khi mà trở lực hết rồi, thòi có thể thẳng tiến mãi mãi. Vì thế Tượng bàn thêm: Phiên quyết bất luy. Thượng vãng dã. Thượng đây là tiến lên mãi mãi.

5. Hào Lục ngũ.

六 五: =”” 喪=”” 羊=”” 于=”” 易,無=””>六>

象 曰: =”” 喪=”” 羊=”” 于=”” 易,位=”” 不=”” 當=””>象>

Lục ngũ. Táng dương vu dị. Vô hối.

Tượng viết:

Táng dương vu dị. Vị bất đáng dã.

Dịch.

Ôn hòa, dê hết lố lăng,

Ôn hòa đối xử, ăn năn lẽ nào.

Tượng rằng: Ôn hòa dê hết lố lăng,

Vị ngôi chẳng đáng, hung hăng cách nào.

Hào Lục ngũ nói: Táng dương vu dị. Vô hối. Có nhiều cách giải nghĩa hào này: Trình Tử giải rằng: Hào năm Âm nhu, mà bốn Hào dưới toàn là Dương. Khí thế hung hăng, nhưng Lục ngũ có thể dùng Âm nhu, mà hóa giải được sự cương táo của quần Dương. Trương Trung Khê cũng gỉải như vậy, và trích lời vua Quang Võ: Ta lấy nhu mà trị thiên hạ.

Tượng viết: Táng dương vu dị. Vị bất đáng dã.

6. Hào Thượng lục.

上六 : =”” 羝=”” 羊=”” 觸=”” 藩,不=”” 能=”” 退,不=”” 能=”” 遂,無=”” 攸=”” 利,艱=”” 則=””>上六>

象曰: 不=”” 能=”” 退,不=”” 能=”” 遂,不=”” 祥=”” 也。=”” 艱=”” 則=”” 吉,咎=”” 不=”” 長=””>象曰: >

Thượng lục. Đê dương xúc phiên. Bất năng thoái.

Bất năng toại. Vô du lợi. Gian tắc cát.

Tượng viết:

Bất năng thoái. Bất năng toại. Bất tường dã.

Gian tắc cát. Cữu bất trường dã.

Dịch.

Dậu phên dê đực húc càn,

Tiến lui đều mắc, biết làm sao đây.

Bề nào cũng chẳng mắn may,

Biết mình gặp khó, mới hay, mới lành.

Tượng rằng:

Tiến lui đều chẳng được nào,

Thế là gặp lúc lao đao, chẳng lành.

Biết mình gặp bước chông chênh,

Là hay, vì biết tội tình làm sai.

Hào Thượng lục này tượng trưng cho một người đi quá trớn, thành ra mắc kẹt tiến thoái lưỡng nan, chẳng khác nào con dê húc càng vào dậu, vướng sừng không thể tiến lui được nữa. Nếu họ sớm nhận ra khuyết điểm của mình, thời tội lỗi cũng không bao nhiêu. Vì thế Thượng lục nói: Đê dương xúc phiên. Bất năng thoái. Bất năng toại. Vô du lợi. Gian tắc cát.

Áp dỤng quẺ ĐẠI TRÁNG vào thỜi đẠi.

Ta sinh ra đời, phải biết dùng sức mạnh mình mà thay đổi ngoại cảnh, để mọi sự sẽ tiến tới thành toàn. Chúng ta phải có kế hoạch cho cuộc đời ngay từ thủa còn thơ. Ta phải biết ta phải làm những gì, sẽ làm những gì; và cố gắng thực hiện nó. Nhưng đôi khi, kế hoạch dự định đó khó, thì ta cần phải có chí khí và dũng cảm.

Con người dũng cảm, chí khí, là con người:

– Thấy việc nghĩa nhất định phải làm.

– Thiết tha với hoài bão của mình.

– Tìm mọi biện pháp để thực hiện.

– Bền tâm, dốc chí thực hiện cho được hoài bão đó, không quản khó nhọc, gian lao.

Chúng ta phải hiểu rõ: sức mạnh của chân tay, chỉ giải quyết được những công việc nhỏ, nhưng sức mạnh của trí lực hơn gấp bội phần. Ví dụ: muốn phá núi để mở đường, nếu dùng sức người thì sao bằng dùng thuốc nổ.

* Một người mẹ thương con, họ có thể hy sinh hết cho con. Một người đang hư hỏng, hoang đàng, nếu yêu tha thiết một người nào, có thể thay đổi để trở thành một người tốt. Đó là sức mạnh tâm tình.

* Một người làm nên, có địa vị, hoặc giầu có, thì đi giao thiệp hay làm việc gì đều có lợi hơn một người không có gì cả. Đó là sức mạnh của Thể lực.

* Lưu manh, trộm cướp, phá hại xã hội, chỉ có chính quyền mới tiêu diệt nổi chúng. Đó là sức mạnh của Quyền lực.

Tóm lại, chỉ có sức mạnh của bạo tàn thì sẽ không đi tới đâu!

“Bát Tự Hà Lạc – Lược Khảo” của Học Năng.

34.Lôi thiên đại tráng

Ðại cương:

Tên quẻ: Đại Tráng là Chí (tức Ý chí là mạnh).

Thuộc tháng 2.

Lời tượng

Lôi tại thiên thượng: Đại tráng

Quân tử dĩ phi lễ nhất lý

Lược nghĩa

Sấm ở trên trời là quẻ Đại tráng. Người quân tử lấy đấy, thấy cái gì không hợp lẽ phải thì chẳng làm.

Hà Lạc giải đoán

Những tuổi Nạp Giáp:

Giáp hoặc Nhâm: Tý, Dần, Thìn.

Canh: Ngọ, Thân, Tuất

Lại sanh tháng 2 là cách công danh phú quý. Xuân hạ thì được phúc dày. Thu đông phúc mỏng, tháng 7, 8 hãy còn được mùa.

THƠ RẰNG:

Giữ chí, còn mưu chỉ họa tai,

Nước trời gặp được tốt hòa đôi.

Lập thân chính đại không hư hiểm

Tự thủ, trong rừng một quả khai.

Hào 1:

Tráng vu chỉ, chinh hung, hữu phu. Ý HÀO: Tiến liều là khốn.

MỆNH – HỢP – CÁCH: Có tài rắn giỏi sáng suốt, cứ thong dong mà xem cuộc biến, cứ hàm ý mà liệu cơ, không nóng dữ, thì giữ toàn vẹn được thân, gia.

XEM – TUẾ – VẬN: _Quan chức: Bị dèm pha, nhục. _Giới sỉ: Gặp không hay. _Người thường: Kiện tụng lôi thôi. Phòng bệnh chân.

Hào 2:

Trinh, cát. Ý HÀO: Trở lại đường chính.

MỆNH – HỢP – CÁCH: Khỏi thiên lệch, khỏi thái quá, thành người cốt cán của quốc gia.

MỆNH – KHÔNG – HỢP: Cũng là người ổn thực, phong lưu, đời ít tai nạn.

XEM – TUẾ – VẬN: _Quan chức: Ngôi vị thanh cao. _Giới sĩ: Tiến thủ thành danh _Người thường: Kinh doanh toại ý.

Hào 3:

Tiểu nhân dụng tráng, quân tử dụng võng, trinh lệ; đê dương xúc phiên, luy kỳ dốc Ý HÀO: Cậy sức đương hăng nên khó thoát nguy.

MỆNH – HỢP – CÁCH: Cũng là bậc quân tử nhưng coi việc thiên hạ không đáng làm, nên thiếu trì trọng để xét biến, coi người thiên hạ không ai đáng sợ, nên thiếu thong dong để tường cơ, vì vậy dù ngay thẳng cũng bị nguy.

MỆNH – KHÔNG – HỢP: Sinh khí huyết cương cường, hay tranh đấu, để khởi hấn, tổn tài, bại gia.

XEM – TUẾ – VẬN: _Quan chức: Hoạn nạn, tiến thoái đều khó tránh. _Giới sĩ: Bị trở trệ cả. _Người thường: Tụng sự, tang phục, hình khắc đa đoan người của đều bất lợi.

Hào 4:

Trinh cát, hối vong; Phiên quyết bất luy; tráng vu đạ dư chi phúc. Ý HÀO: Trở về đường chính, có thể tiến được.

MỆNH – HỢP – CÁCH: Sửa điều thiên lệch cho ngay lại, không dùng quá cương, nên tiến dễ dàng, dựng công lập nghiệp. Văn chương phát lên ở lúc thanh niên, muộn tuổi được hưởng phúc trạch.

MỆNH – KHÔNG – HỢP: Cũng bình sinh được an vui, chuyển bĩ thành thái, nghiệp nhà phong hậu.

XEM – TUẾ – VẬN: _Quan chức: Phận hẩm hiu thì khởi lên được. _Giới sĩ: Ðỗ cao. _Người thường: Hưởng phúc, tĩnh lâu thì động, tất được lành.

Hào 5:

Táng dương vu dị, vô hối. Ý HÀO: Ðức không đủ để tiến mà vẫn được việc.

MỆNH – HỢP – CÁCH: Lấy sự mềm dẻo để cảm phục cường bạo đổi khó thành dễ, cũng yên được việc.

MỆNH – KHÔNG – HỢP: Nhu nhược, phúc nhỏ, thọ ít.

XEM – TUẾ – VẬN: _Quan chức: Sơ khoáng Phận sự. _Giới sĩ: Mất tiếng. _Người thường: Mưu vọng chẳng được việc gì. Người ốm có triệu chứng nguy kịch.

Hào 6:

Ðê dương xúc phiên, bất năng thoái, bất năng toại, vô du lợi, gian tắc cát. Ý HÀO: Hết thời tráng rồi mà còn cứ tráng, thì không lợi gì.

MỆNH – HỢP – CÁCH: Cố thận trọng trong xét sự lý, ngoài thuận thời thế, khéo dùng sức tráng thì cũng tiến được.

MỆNH – KHÔNG – HỢP: Chí tráng tài nhược, chẳng lượng nên chặng, hay gặp nguy hiểm.

XEM – TUẾ – VẬN: _Quan chức: Bị truất giáng. _Giới sĩ: Khó tiến. _Người thường: Vượt Phận, trái nghĩa, thị phi tranh tụng, tiến thoái không thi thố được gì.

(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.