Chương 26: Kinh Dịch Và Huyền Không Học

Huyền Không Học là một học thuyết rút từ Kinh Dịch ( lấy Lạc Thư làm nền tảng ) , trải qua một thời kì bí ẩn và ít người hiểu về nó, tuy nhiên với tài nghệ của Thẩm Trúc Nhưng ( thời nhà Thanh) nên hiện nay Huyền Không học đang phát triển rầm rộ ở Trung Quốc.

Thẩm Trúc Nhưng (1849 – 1906), Nhà Dịch học nổi tiếng cuối thời Thanh Trung Quốc, là học giả quan trọng của môn phái Phong Thủy Huyền Không Học, ông được người đời sau tôn sùng vì tác phẩm Thẩm Thị Huyền Không Học xuất sắc của mình. Thẩm Trúc Nhưng từng dày công nghiên cứu Dịch học và tìm đọc tất cả các tác phẩm nổi tiếng về Lý luận Phong thủy các thời kỳ, sau đó tốn nhiều vàng bạc mới mượn được cuốn Âm Dương Nhị Trạch Lục nghiệm từ hậu nhân của Huyền không đại sư – Chương Trọng Sơn, kết hợp với những gì mình học được, cuối cùng hiểu rõ được Huyền không thiên cơ!

Huyền Không học lấy Lạc Thư làm nền tảng và chia làm 9 cung như sau:

  • Những màu sắc trên không giống Ngũ Hành, đây là quy định trong Tiên Thiên và Hậu Thiên.
  • Khi nói Nhất Bạch, Tứ Lục… thì ta hiểu ngay đó là cung Khảm và cung Tốn.
  • Nhất Bạch, Nhị Hắc -> Cửu Tử: thuộc về các “Khí”, nhiều khi người ta còn gọi là các Sao. Dữ nhất là Ngũ Hoàng Thổ người ta gọi đó là Sát Tinh.

Nhìn hình trên ta thấy khi đối chiếu Hậu Thiên Bát Quái của Văn Vương với số 8 phương của Lạc Thư phối thành một hình vẽ thống nhất thì sẽ được “hình bát quái Lạc Thư” hoặc còn gọi là hình “Lạc Thư Cửu Cung”. Nếu phối thêm vào “Lạc Thư Cửu Cung” khái niệm “Tinh Diệu” (Sao) thì gọi là “Hình Phương Vị Lạc Thư Cửu Cung”.

 

Số của 8 phương trong hình này ( bao gồm cả trung tâm là 9 phương ) đại biểu cho nhiều ý nghĩa như sau:

Nhất – Đại biểu cho quẻ Khảm, cung Khảm, phương Bắc, sao Tham Lang, thủy khí, ngũ hành là Thủy, trung nam, tượng vật của Khảm. Thông thường gọi là Nhất Bạch Thủy Tinh.

Nhị – Đại biểu cho quẻ Khôn, cung Khôn, phương Tây Nam, sao Cự Môn, thổ khí, ngũ hành là Thổ, bà già, tượng vật của Khôn. Thông thường gọi là Nhị Hắc Thổ Tinh.

Tam – Đại biểu cho quẻ Chấn, cung Chấn, phương Đông, sao Lộc Tồn, mộc khí, ngũ hành là Mộc, trưởng nam, tượng vật của Chấn. Thông thường gọi là Tam Bích Mộc Tinh.

Tứ – Đại biểu cho quẻ Tốn, cung Tốn, phương Đông Nam, sao Văn Khúc, mộc khí, ngũ hành là Mộc, trưởng nữ, tượng vật của Tốn, gọi là Tứ Lục Mộc Tinh.

Ngũ – Đại biểu thiên tâm, mậu, kỷ, quẻ vô định, còn gọi là cung giữa, phương vị ở Trung Tâm, sao Liêm Trinh, thổ khí, ngũ hành là Thổ, hoàng cực. ( lục thân bất định ). Thông thường gọi là Ngũ Hoàng Thổ Tinh.

Lục – Đại biểu cho quẻ Càn, cung Càn, phương Tây Bắc, sao Vũ Khúc, kim khí, ngũ hành là Kim, cha già, vật tượng của Càn, thông thường gọi là Lục Bạch Kim Tinh.

Thất – Đại biểu cho quẻ Đoài, cung Đoài, phương Tây, sao Phá Quân, kim khí, ngũ hành là Kim, thiếu nữ, tượng vật của Đoài. Thông thường gọi là Thất Xích Kim Tinh.

Bát – Đại biểu cho quẻ Cấn, cung Cấn, phương Đông Bắc, sao Tả Phụ, thổ khí, ngũ hành là Thổ, thiếu nam, vật tượng là Cấn. Thông thường gọi là Bát Bạch Thổ Tinh.

Cửu – Đại biểu quẻ Ly, cung Ly, phương Nam, sao Hữu Bật, hỏa khí, ngũ hành là Hỏa, trung nữ, tượng vật của Ly. Thông thường gọi là Cửu Tử Hỏa Tinh.

(Dẫn theo trang www.huyenhocvadoisong.com)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.