Chương 24: Phong Thủy Là Khoa Học Và Nghệ Thuật
Tôi thấu hiểu và cảm thông khi nhiều người vẫn còn hoài nghi bộ môn phong thủy, vì nó có nguồn gốc quá lâu đời, tư liệu gốc thất lạc nhiều, đồng thời trong quá trình truyền bá, thực hành đã bị huyễn hoặc, thần thánh hóa, do sự không đồng nhất trong truyền đạt lý thuyết (chân và ngụy) chân truyền hay không chân truyền, giấu bí kíp,…
Phong thủy là việc sử dụng không gian và thế đất bằng cách tận dụng những gì tự nhiên và những gì sẵn có trong môi trường của con người, tận dụng những điều sẵn có, những nguồn năng lượng đang tồn tại trong môi trường tự nhiên. Phong thủy còn chú trọng đến nhân tố Thời gian, Con người, Phương hướng, và Địa điểm của đất, nhà, hay tài sản của người sử dụng. Và những bộ môn khi thực hành không chú trọng đến tất cả những yếu tố trên hay ngược lại chú trọng đến những tục lệ thờ cúng, kính bái đều không phải là Phong thủy cổ đại.
Phong thủy đẹp nhất là nơi hội tụ tinh hoa của trời đất, núi sông
Trước đây thưa người, đất đai nhiều khi cho không ai lấy. Việc lựa chọn một khu đất vừa rộng vừa đẹp để xây nhà dễ như trở bàn tay, chỉ cần bỏ chút công sức khai hoang.
Ngày nay, khi cứ mỗi giây trôi qua có tới hàng ngàn người trên thế giới được sinh ra, đất đai lại chẳng nảy nở thêm nên người ta tranh giành nhau cả từng hạt bụi bay qua trước mặt.
Vì vậy, để sở hữu một thế đất tốt làm nhà nếu không phải đại gia bất động sản thì cũng là một người vừa thông minh, vừa giỏi giang biết thời hiểu thế.
Móng bền vững nhất là nơi cơ trạch ổn định
“Kiến trúc là vận, phong thủy là linh hồn”. Kiến trúc là nhà, là cái vỏ ở bên ngoài. Đất chính là một yếu tố tự nhiên thuộc phạm trù phong thủy. Đất và các cảnh quan môi trường tự nhiên xung quanh nó như gió, nước, nhiệt độ, ánh sáng, cây cối, hoa cỏ… chính là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người.
Nhà nằm trên đất thì phải chịu sự tác động bởi những gì diễn ra xung quanh nó. Có cả cái hữu hình và cả cái vô hình. Đất không tốt thì nhà sao bền. Cảnh quan xung quanh đất không đẹp thì làm gì có cái gọi là biệt thự nhà vườn, biệt thự ven hồ, biệt thự ở nông thôn hay biệt thự trên núi?
Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà ở mà không quan tâm tới các vấn đề này chẳng khác nào một cô gái biết trưng diện mà không có tri thức.
Chất lượng nền đất sẽ quyết định toàn bộ kết cấu ngôi nhà. Nếu bạn sở hữu một mảnh đất có cơ trạch yếu, không ổn định như: Bên dưới khu đất trước đây là sông, ao, hồ, đầm lầy, có mạch nước ngầm hoặc có những hiện tượng địa chất như rung, lắc, lứt, lún…sẽ ảnh hưởng vô cùng nặng nề khi xây nhà.
Trước thấp sau cao sinh bậc anh hào
Phong thủy nhà ở cho rằng một ngôi biệt thự đẹp hay ngôi nhà đẹp dù ở nơi dốc núi hay trên nền đất phẳng cũng đều phải có thế “Tiến long”: Trước thấp sau cao mới là thế lý tưởng.
Thế đất trước thấp sau cao sẽ có lợi cho việc “phụ âm bão dương”, âm dương tương trợ để năng lượng cân bằng. Theo đó, căn nhà được xây dựng trên nền đất này dễ dàng đón gió và ánh sáng mặt trời để không gian luôn thoáng đãng, mát mẻ, khô ráo và ấm áp. Căn nhà cũng phô khéo được vẻ đẹp từ ngoại thất, kiến trúc tới nội thất trước bàn dân thiên hạ dù đứng ngắm nhìn từ khoảng cách rất xa.
Cách thiết kế biệt thự và nhà ở có thế đất “trước thấp sau cao” như sau:
Thế đất trước thấp sau cao thì móng nhà cũng phải xây theo mô hình này. Như vậy từ ngoài bước vào thứ tự cao dần sẽ được mô tả:
Bắt đầu từ con đường từ ngõ dẫn vào sân vườn hoặc sân, rồi từ sân lên bậc thềm nhà, từ hiên nhà vào phòng khách, phòng bếp rồi ra sâu sau; tất cả đều có cảm giác mỗi bước đều cao dần.
Ngược lại, thứ tự từ trong bước ra sẽ cho cảm giác đi từ cao xuống thấp tạo cảm giác thông thoáng, nhẹ nhàng, khoan khoái.
Phong thủy phương Đông cho rằng, nền đất trước thấp sau cao sẽ mang lại nhiều tài lộc. Nó đại diện cho sự thăng tiến và phát triển, cứ mỗi bước cao lên cho cảm giác mỗi ngày một tốt đẹp hơn, hôm nay tốt hơn hôm qua, ngày mai tốt hơn ngày hôm nay; cứ như vậy, năm sau sẽ tốt hơn năm trước.
Phong Thủy Là Khoa Học Và Nghệ Thuật
Phong thủy không chỉ là một môn khoa học mà còn mang tính nghệ thuật. Vì nghệ thuật trong khoa học chính là việc chọn phương pháp, kỹ thuật thích hợp để áp dụng trong một trường hợp cụ thể và những trường hợp nào không được áp dụng những kỹ thuật hay phương pháp trên. Và cũng vì là khoa học nên Phong thủy có những quy tắc và công thức chung. Tuy nhiên, việc chọn quy tắc hay công thức nào là tùy vào sự quan sát, diễn giải, và đánh giá từng trường hợp cụ thể, đây chính là tính nghệ thuật trong Phong thủy, ví dụ như mỗi một nơi có tính chất môi trường khác nhau, thế núi, thế nước khác nhau sẽ sử dụng những quy tắc cụ thể khác nhau phù hợp với thế núi, thế nước và môi trường, đó chính là nghệ thuật. Tuy nhiên tất cả những quy tắc hay nghệ thuật đều xoay quanh nguyên lý âm dương và ngũ hành.
Ngày nay, nhiều người công nhận Phong thủy là một môn khoa học ứng dụng hơn là một môn khoa học đơn thuần. Tôi cũng hy vọng nó sẽ được mọi người công nhận là khoa học ứng dụng, để việc phổ cập, phổ biến rộng rãi những kiến thức chính thống nhiều hơn nữa trong giới học thuật và người thực hành giống như cách người phương Tây phổ biến tất cả học thuật để mọi người cùng học tập, hiểu biết thấu đáo, bởi việc xem đây mới là bí kíp, hay đây mới là chân truyền, thì nó sẽ tiếp tục lạc hậu so với các ngành khoa học khác. Chúng ta nên có kiến thức phong thủy, vì Phong thủy cũng có thể cung cấp cho người ứng dụng một công cụ mà qua đó có thể giúp họ cải thiện được chất lượng cuộc sống như sức khỏe, sự giàu có, và cả mối quan hệ xã hội.
Ngoài ra, bộ môn khoa học này có cơ sở để đảm bảo rằng nhà cửa, văn phòng, nơi làm việc, và môi trường sống nói chung sẽ làm thuận lợi cho những mục tiêu và nỗ lực của con người. Và khi chúng ta không nhập nhằng giữa tôn giáo và Phong thủy, thì cả hai có thể tồn tại song song nhau như thực tế, và giúp chúng ta có cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
* Các chương trước đã cung cấp cho bạn kiến thức cơ bản về cái gọi là “Khí” rồi đấy. “Khí” là Gió, là Nhiệt Độ, là Độ Ẩm nhưng 3 thứ này chỉ là điều kiện Cần chưa phải Đủ đâu. Các chương kế tiếp chúng ta sẽ đi vào cái gọi là Phong Thủy Huyền Không Phi Tinh.
* Phái này nghiên cứu và đánh giá chi tiết về sự dịch chuyển của các sao trong phong thủy bát trạch: Nhất Bạch tinh, nhị Hắc tinh, tam Bích tinh, tứ Lục tinh, ngũ Hoàng tinh, lục Bạch tinh, thất Xích tinh, bát Bạch tinh, cửu Tử tinh. Với mỗi sao sẽ có được quy luật di chuyển và cùng nắm giữ những đại vận khác nhau.
Cửu Tinh ( Thái Dương Hệ )
(Dẫn theo trang www.huyenhocvadoisong.com)