Chương 1: Chu Dịch Quái Số
Chu Dịch Quái số:
Càn = 1; Đoài = 2; Ly = 3; Chấn = 4; Tốn = 5; Khảm = 6; Cấn = 7; Khôn = 8.
Ngũ Hành sinh, khắc:
- Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim
- Kim khắc Mộc; Mộc khắc Thổ; Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim.
Bát Cung thuộc Ngũ Hành:
- Càn Đoài thuộc Kim,
- Khôn, Cấn thuộc Thổ,
- Chấn, Tốn thuộc Mộc,
- Khảm thuộc Thủy,
- Ly thuộc Hỏa.
Quái Khí Vượng:
- Chấn, Tốn ==> Mộc vượng ở mùa Xuân.
- Ly ==> Hỏa vượng ở mùa Hạ.
- Càn Đoài ==> Kim vượng ở mùa Thu.
- Khảm ==> Thủy vượng ở mùa Đông.
- Khôn, Cấn ==> Thổ vượng ở Thìn (tháng 3), Tuất (tháng 9), Sửu (tháng 12), Mùi (tháng 6).
Quái Khí suy:
- Mùa Xuân ==> Khôn, Cấn;
- Mùa Hạ ==> Càn Đoài,
- Mùa Thu ==> Chấn, Tốn; – Mùa Đông ==> Ly.
- Thìn, Tuất, Sửu, Mùi ==> Khảm.
Thập Thiên Can:
- Giáp, Ất thuộc Mộc (phương Đông),
- Bính, Đinh thuộc Hỏa (phương Nam),
- Mậu, Kỷ thuộc Thổ (Trung ương),
- Canh, Tân thuộc Kim (phương Tây),
- Nhâm, Quý thuộc Thủy (phương Bắc).
Thập nhị Địa chi:
- Tý (Chuột) thuộc Thủy; Sửu (Trâu) thuộc Thổ.
- Dần (Cọp) thuộc Mộc; Mẹo (Thỏ hay Mèo) thuộc Mộc.
- Thìn (Rồng) thuộc Thổ; Tỵ (Rắn) thuộc Hỏa.
- Ngọ (Ngựa) thuộc Hỏa; Mùi (Dê) thuộc Thổ.
- Thân (Khỉ) thuộc Kim; Dậu (Gà) thuộc Kim.
- Tuất (Chó) thuộc Thổ; Hợi (Heo) thuộc Thủy.
Ngũ Hành tương sinh Địa chi:
- Mộc sinh ở Hợi; Hỏa sinh ở Dần; Kim sinh ở Tỵ; Hỏa, Thổ trường sinh ở Thân.
Thiên Can, Địa Chi thuộc Ngũ Hành:
- Giáp, Ất, Dần, Mẹo thuộc Mộc.
- Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ thuộc Hỏa.
- Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc Thổ.
- Quý, Nhâm, Hợi Tý thuộc Thủy.
Ngũ Hành, Tứ thời Vượng, Tướng, Hưu, Tù:
Mùa | Vượng | Tướng | Hưu | Tù |
Xuân | Mộc | Hỏa | Thủy | Thổ |
Hạ | Hỏa | Thổ | Mộc | Kim |
Thu | Kim | Thủy | Thổ | Mộc |
Đông | Thủy | Mộc | Kim | Hỏa |
4 tháng Tứ Quý (3, 6, 9, 12) | Thổ | Kim | Hỏa | Thủy |
Bát Quái Tượng Đồ:
Chiếm Pháp:
Dịch trung bí mật trùm trời đất,
Tạo hóa thiên cơ chửa vén màn.
Họa phước thần minh đều nắm trọn,
Đợi sau nên biết khó truyền ban.
Ngoạn Pháp:
Mỗi vật sinh ra có một thân,
Một thân lại có một Càn Khôn.
Biết hay muôn vật đều do Ngã,
Tam tài ắt hẳn chẳng đồng môn.
Trời nắm quyền chia phân Tạo hóa,
Người quyết tâm gây dựng kinh luân.
Thần Tiên còn lắm nỗi phân vân,
Đạo chẳng hư truyền tại thế nhân.
Luật Lệ Bố Quái – Bố quái (Toán quẻ)
Lấy số 8 mà trừ. Phàm bố quái bất kể số nhiều hay ít, chỉ lấy số 8 trừ bớt đi. Nếu trừ 1 lần 8 mà còn lớn, thì trừ nhiêu lần 8 tiếp theo cho tới khi nào số chỉ tồn (số còn lại) từ 8 trở xuống mà toán quẻ. Số 8 tức là quẻ Khôn, số 1 là quẻ Càn.
Hào
Lấy 6 mà trừ. Phàm khởi Động hào thì lấy tổng số của Thượng quái và Hạ quái và gia thêm số giờ mà trừ cho 6, trừ 1 hoặc nhiều lần 6, khi nào số còn lại từ 6 đến 1 mới được, rồi nên xem Động hào ấy là hào dương thì đổi ra âm. Nếu Động hào là âm thì đổi ra dương. (Tổng số của thượng quái và hạ quái đều phải gia số giờ trong ấy).
Hổ quái
Hổ quái thì chỉ dùng trong tám quái đơn, chẳng cần thiết đến 64 trùng quái. Hổ quái chỉ lấy thượng quái và hạ quái, hai đơn quái đó thay đổi lẫn nhau bằng cách bỏ hẳn sơ hào và đệ lục hào (tức là hào thứ nhất và hào thứ sáu), chỉ dùng bốn hào trung gian ở giữa thay đổi lẫn nhau, đoạn chia làm hai quái phụ gọi là Hổ quái.
– Hổ quái phần trên, lấy hai hào (hào 4 và hào 5) của thượng chánh quái và một hào (hào thứ 3) của hạ chánh quái, đem làm Hổ quái phần trên.
– Hổ quái phần dưới, lấy một hào của thượng chánh quái (hào thứ 4) và hai hào (hào thứ 2 và hào thứ 3) của hạ chánh quái, đem làm Hổ quái phần dưới. Thí dụ:
Chánh quái
Tên là Phong Lôi ích Hào 6 _____ Hào này bỏ. Hào 5 _____ Thượng quái Hào 4 __ __ là Tốn. Hào 3 __ __ Hạ quái Hào 2 __ __ là Chấn. Hào 1 _____ Hào này bỏ. |
Hổ quái
Tên là Phong lôi quan Hào 5 _____ Hào 4 __ __ Thượng quái Hào 3 __ __ là Cấn. Hào 4 __ __ Hào 3 __ __ Hạ quái Hào 2 __ __ là Khôn. |
Nếu trong trường hợp chánh quái trên Càn, dưới Khôn, thì không làm Hổ quái, trái lại dùng Biến quái mà lập Hổ quái. (Xem ở mục chiêm bệnh: trên Càn dưới Khôn)
Âm hào và Dương hào
Hào lại chia ra dương hào và âm hào. Dương hào có một gạch liền (_____). Âm hào là hào đứt đoạn ở giữa thành hai gạch ngắn ( __ __).
Biến quái
Sau khi dùng toàn tổng số, trừ cho 6 rồi, số còn lại bằng 6 và dưới 6 đó, tức là Động hào. Nếu còn 6 tức là hào 6 động (gọi là lục hào động), nếu còn 5 tức là hào 5 động (gọi là ngũ hào động), nếu còn 2 tức là hào 2 động (gọi là nhị hào động) v.v… Hào nào động thì biến (đổi) hào ấy.
Thí dụ 1:
Chánh quái
_____ _____ __ __ __ __ __ __ _____ * Sơ hào động. |
Biến quái
_____ _____ __ __ Thượng quái giữ nguyên. __ __ __ __ __ __ Hạ quái, |
sơ hào của chánh quái 1 gạch biến ra hai gạch, tức là: dương hào biến âm hào.
Thí dụ 2:
Chánh quái _____ _____ __ __ * Hào 4 động. __ __ __ __ _____ |
Biến quái
_____ _____ _____ Thượng quái, hào 4 động của chánh quái 1 gạch biến ra 2 gạch, tức là âm hào biến ra dương hào. __ __ __ __ _____ Hạ quái giữ nguyên. |
Trong toàn quái gồm có Chánh quái, Hổ quái và Biến quái. Theo cách đoán ta chỉ cần chú vào Chánh quái. Trong đó có Thể và Dụng, kế đến Hổ quái. Xét cả Thượng quái và Hạ quái mà suy sinh khắc; thứ đến Biến quái là Dụng quái ở Chánh quái biến ra, với Biến quái này, ta chỉ dùng độc quái đó mà suy thôi; nghĩa là quái nào biến ở Chánh quái ra, thì chỉ dựa vào quái biến đó mà suy. Tùy theo Dụng quái ở Chánh quái, nếu ở trên thì Biến quái cũng ở trên. Nếu Dụng quái của Chánh quái nằm dưới, thì Biến quái cũng ở dưới, còn ít khi xét đến quái nằm trên hay dưới của Biến quái đó. Vì chỉ có Biến quái, biến ở Dụng quái ra là chung kết sự việc của Dụng quái thôi. Tuy vậy nhiều khi cũng cần cả hai, để xưng danh trùng quái, mà suy nghiệm 64 quái từ và 384 hào từ.
(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)