CÁCH GIẢI HỌA, NHỮNG SAO GIẢI

1. Cách giải họa qua các sao:

a. Chính tinh:

Có thể nói tất cả chính tinh đắc địa trở lên đều có ý nghĩa phúc đức, từ đó có ý nghĩa giải họa. Càng đắc địa, hiệu lực càng mạnh. ở vị trí đắc địa, chính tinh phải tránh hai sao Tuần, Triệt. Nếu chính tinh đắc địa bị hung sát tinh đi kèm thì may rủi thường đi liền nhau, hoặc có lúc được phúc, lúc bị họa. Trong số chính tinh miếu, vượng và đắc địa, có vài sao có hiệu lực giải họa mạnh: Vũ Khúc, Thiên Tướng, Tử Vi, Thiên Phủ, Thiên Lương, Thiên Đồng, Thái Dương, Thái Âm, Thiên Cơ.

Nếu hãm địa, khả năng cứu giải kém hẳn. Cho dù hãm địa mà bị Tuần, Triệt thì hiệu lực cứu giải cũng không được phục hồi như ở miếu, vượng địa mà chỉ tương đương với sao đắc địa.

Vũ Khúc: là sao giải họa mạnh nhất. Nếu Vũ Khúc miếu, vượng và đắc địa gặp Không, Kiếp, Kình, Đà, Hỏa, Linh thì không đáng lo ngại trong khi Tử Vi chỉ chế được Hỏa, Linh. Nếu Vũ Khúc đồng cung với Thiên Tướng thì khả năng chống đỡ với sát tinh càng mạnh thêm, cho dù sát tinh đó đắc địa hay hãm địa.

Thiên Tướng: khắc chế được sát tinh. Có võ tinh khác đi kèm, Tướng được thêm uy, thêm quân. Được Vũ Khúc đồng cung, hiệu lực của Thiên Tướng càng được tăng cường: tiêu trừ hay giảm thiểu tai họa, bệnh tật một cách đáng kể. Thiên Tướng chỉ e ngại Kình Dương, Thiên Hình và hai sao Tuần, Triệt. Với Kình Dương, hung nguy dễ gặp. Với Tuần Triệt và Thiên Hình, Thiên Tướng không những mất uy lực cứu giải mà còn báo hiệu bệnh, tật, họa nặng nề hơn nữa.

Tử Vi: là cách giải họa gián tiếp vì (i) Tử Vi che chở con người chống lại bệnh tật và họa nhưng Tử Vi chỉ ban phúc chứ không giải họa mạnh như Vũ Khúc hay Thiên Tướng. Đối chọi với sát tinh, Tử Vi chỉ khắc được Hỏa, Linh mà thôi. Gặp sát tinh khác như Kình, Đà, Không, Kiếp, Tử Vi ví như bị vây hãm một cách hiểm nghèo: tuy không chết nhưng gặp hung họa dẫy đầy, đấu tranh chật vật; (ii) Tử Vi mang lại tiền bạc, của cải giúp con người tránh được cảnh nghèo, đồng thời giúp con người tạo phúc cho mình bằng tiền bạc; (iii) Tử Vi ban cho công danh, quyền thế trong xã hội, không bị đè nén bởi sự cạnh tranh giai cấp.

Thiên Phủ: cũng có đặc tính như Tử Vi nhưng hiệu lực kém hơn. Tuy nhiên, Phủ mạnh hơn Tử trong việc đối chọi với sát tinh: có tác dụng khắc phục được cả Kình Đà nhưng hiệu lực này chỉ có đối với từng sao riêng lẻ hoặc nhiều lắm là hai hoặc ba sao phối hợp. Lẽ dĩ nhiên, Phủ chưa phải là địch thủ của Địa Không, Địa Kiếp và Phủ còn chịu thua Thiên Không nữa. Mặt khác, gặp Tuần Không và Triệt Không, Phủ bị giảm hẳn khả năng cứu giải.

Tử Vi, Thiên Phủ đồng cung: chế hòa được Kình, Đà, Hỏa, Linh phối hợp nhưng đây là cuộc đọ sức giữa các địch thủ hạng nặng, hẳn sẽ gây biến động lớn cho cuộc đời. Bản Mệnh chỉ vững chãi nếu được đắc cách Mệnh Cục tương sinh, Âm Dương thuận lý cùng với Tử Phủ đắc địa đồng cung. Bằng không, cuộc đời sẽ gặp nhiều sóng gió, hiểm tai nghiêm trọng. Phối cách này cũng tạm thời cầm chân được từng sao Địa Không, Địa Kiếp.

Tử, Phủ, Vũ, Tướng cách: cách hay nhất vì giải họa thập toàn nhất.

Thiên Lương: nếu đóng ở cung Phúc thì đức của ông bà di truyền được cho mình, nếu đóng ở Mệnh, Thân thì tự mình tu nhân, tích đức, gây được hậu thuẫn cho người đời. Nhưng Thiên Lương chỉ kìm chế được hung tinh mà thôi.

Thiên Đồng: ý nghĩa tương tự như Thiên Lương nhưng hiệu lực cứu giải kém hơn. Gặp hung tinh, Thiên Đồng ắt phải lận đận nhiều và chỉ kìm chế được nếu có thêm giải tinh trợ lực. Đối với bệnh tật, Thiên Đồng ắt phải lận đận nhiều và chỉ bệnh về bộ máy tiêu hóa vì Thiên Đồng giải bệnh tương đồng kém.

Thái Dương, Thái Âm sáng sủa: chỉ sự thông minh quán thế, khả năng nhận thức thời cuộc, sự am hiểu lẽ trời, tình người từ đó Nhật Nguyệt giúp con người thích nghi dễ dàng với nghịch cảnh với nhiều may mắn. Tuy nhiên, đối với bệnh tật, Nhật Nguyệt không mấy hiệu lực: chỉ bệnh căng thẳng tinh thần, bệnh thần kinh, bệnh tâm trí và nhất là bệnh mắt. Nhật Nguyệt có hiệu lực như Thiên Phủ đối với Kình, Đà, Hỏa, Linh nhưng bị Không, Kiếp lấn át. Nếu Nhật Nguyệt đồng cung ở Sửu Mùi có Tuần Triệt án ngữ, thêm Hóa Kỵ càng tốt, khả năng giải họa tất phải mạnh hơn, chống được hung và sát tinh đơn lẻ. Giá trị của Nhật Nguyệt trong trường hợp này tương đương với Tử Phủ đồng cung hay ít ra cũng bằng Đồng Lương hội tụ.

Thiên Cơ: chỉ người vừa hiền vừa khôn (tương tự như Nhật Nguyệt) nên có hiệu lực cứu giải. Nhưng về mặt bệnh lý, Thiên Cơ chỉ bệnh ngoài da hay tê thấp cho nên ít giải bệnh.

b. Phụ tinh:

+ Những giải tinh bắt nguồn từ linh thiêng: được cụ thể hóa qua: những hên may đặc biệt giúp cho con người thoát hay giảm được bệnh tật, tai họa; những vận hội tốt đẹp của thời thế, của hoàn cảnh, những diễn biến bất ngờ có lợi đặc biệt cho riêng mình. Gồm các sao: Ân Quang, Thiên Quý, Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần, Thiên Quan, Thiên Phúc

+ Những giải tinh bắt nguồn từ sự giúp đỡ của người đời: Tả Phù, Hữu Bật khi đắc địa ở Thìn, Tuất, Sửu, Mùi và có kèm theo nhiều cát tinh khác. Tả Hữu tượng trưng cho sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, thượng cấp, hạ cấp nhưng chỉ cứu họa chứ không giải bệnh. Tả Hữu còn có nghĩa là chính mình hay giúp đỡ kẻ khác nhờ đó được sự hỗ tương. Có hai sao này ở Mệnh, đương số dễ dàng thành đạt nhưng cần đi chung với chính tinh đắc địa.

+ Những giải tinh bắt nguồn ở chính năng đức con người:

Hóa Khoa: là giải tinh rất mạnh bao trùm cả bệnh, tật, họa.

Tam Hóa (Khoa, Quyền, Lộc): càng mạnh nghĩa hơn nữa. ý nghĩa đó càng mạnh nếu cả ba hội chiếu hoặc liên châu (Mệnh, Thân ở giữa có một Hóa, hai Hóa kia tiếp giáp hai bên). Thủ Mệnh hay Thân, Tam Hóa có hiệu lực mạnh hơn thế liên châu, nhất là không bị sát tinh xâm phạm. Tam Hóa sẽ tăng hiệu lực nếu đóng ở cung ban ngày và cung dương. Tam Hóa giải họa nhiều hơn giải bệnh,tật. Nếu bị sát tinh đi kèm, Hóa nào bị thì nguồn cứu giải của Hóa đó bị giảm sút hoặc bị họa về mặt đó. Cụ thể, Quyền gặp Không Kiếp thì quý cách bị giảm, Lộc gặp Không Kiếp thì hao tán tiền bạc, Khoa gặp Không Kiếp thì khoa bảng lận đận.

Tứ Đức (Long Đức, Nguyệt Đức, Thiên Đức và Phúc Đức): chỉ phẩm cách tốt, sự nhân hậu, khoan hòa của cá nhân, nết hạnh đó báo hiệu sự vô tai họa hay ít tai họa. Hiệu lực giải bệnh của Tứ Đức không có gì đáng kể.

Thiếu Âm, Thiếu Dương: ý nghĩa giống như Tứ Đức nhưng hiệu lực kém hơn và không có nghĩa giải bệnh.

+ Những giải tinh khác:

Thiên Tài: ý nghĩa giải họa của Thiên Tài chỉ có khi nào sao này gặp sao xấu vì nó làm giảm bớt tác hại của sao xấu. Do đó Thiên Tài có tác dụng như Tuần, Triệt tuy không mạnh bằng. Tuy nhiên, Thiên Tài gặp sao tốt sẽ làm giảm bớt cái hay.

Thiên La, Địa Võng: có tác dụng làm cho sao xấu thành tốt lên ít nhiều, do đó góp phần giảm họa riêng trong các hạn nhỏ.

Đại Hao, Tiểu Hao: nếu đóng ở cung Tật, Đại Tiểu Hao có hiệu lực giải họa đáng kể, cụ thể như làm họa, bệnh tiêu tán mau kiểu như bệnh chóng lành, người bị họa mau khôi phục thế quân bình. Vì la sao hao nên kỵ đóng ở cung Tài.

(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.