Bính Thìn
1. Chu kỳ 1 – Bính Thìn – Thuần Cấn, hào 1
– “Sơ Lục, cấn kì chỉ, vô cữu, lợi vĩnh trinh.”
– “Sáu Đầu, biết ghìm chặn ở ngón chân khi cất bước, tất vô cữu hại, lợi về sự giữ vững chính bề lâu dài.”
– Tượng “Cấn kì chỉ, vị thất chính dã” – nói lên hành hào Sáu Đầu chưa từng vi phạm chính đạo.
2. Chu kỳ 2 – Bính Thìn – Sơn Hỏa Bí, hào 1
– “Sơ Cửu, bí kỳ chỉ, xả xa nhi đồ.”
– “Chín Đầu, văn sức cho ngón chân của mình, bỏ xe lớn mà cam lòng đi bộ.”
– Tượng “Xả xa nhi đồ, nghĩa phất thừa dã” – “Cam lòng đi bộ”, là do xét về ngôi vị mà hào Chín Đầu đang ở thì không nên đi xe lớn. “Bỏ thuyền xuống nước”, là tượng bỏ chỗ ích lợi mà tìm đến nơi tổn hại.
3. Chu kỳ 3 – Bính Thìn – Sơn Thiên Đại súc, hào 1
– “Sơ Cửu, hữu lệ, lợi dĩ.”
– “Chín Đầu, có nguy hiểm, lợi về sự tạm dừng không tiến.”
– Tượng “Hữu lệ tắc dĩ, bất phạm tai dã” – “Có nguy hiểm”, ý nói hào Chín Đầu không thể cứ dấn thân vào tai biến, hoạn nạn mà đi.
4. Chu kỳ 4 – Bính Thìn – Sơn Trạch Tổn, hào 1
– “Sơ Cửu, dĩ sự xuyền vãng, vô cữu, chước tổn chi.”
– “Chín Đầu, hoàn thành việc tự tu dưỡng, liền mau chóng đi lên giúp cho người ở ngôi cao, tất không có cữu hại ; nên châm chước giảm bớt chất cứng của bản thân.”
– Tượng viết: “Dĩ sự xuyền vãng, thượng hợp chí dã” – “Thành việc tu dưỡng bản thân rồi đi giúp người trên cao”, nói lên Chín Đầu tâm chí hợp nhất với bậc tôn trưởng.
5. Chu kỳ 5 – Bính Thìn – Hỏa Trạch Khuê, hào 1
– “Sơ Cửu, hối vong ; táng mã, vật trục tự phục ; kiến ác nhân, vô cữu.”
– “Chín Đầu, hối hận tiêu vong, ngựa chạy mất, chớ đuổi theo, bình tĩnh chờ nó tự trở về, khiêm tốn tiếp kẻ ác đối lập với mình, không bị cữu hại.”
– Tượng “Kiến ác nhân, dĩ tị cữu dã.” – “Khiêm tốn tiếp kẻ ác đối lập với mình”, là để tránh họa hại do sự trái lìa gây nên.
6. Chu kỳ 6 – Bính Thìn – Thiên Trạch Lý, hào 1
– “Sơ Cửu, tố lý, vãng vô cữu.”
– “Chín Đầu, chất phác trong trắng không hào hoa, thận trọng trong đi lại, cứ thẳng tiến tất không có cữu hại.”
– Tượng “Tố lý chi vãng, độc hành nguyện dã.” – “Chất phác trong trắng không hào hoa, thận trọng đi lại mà cứ thẳng tiến”, nói lên ý nguyện của Chín Đầu một lòng đi theo lễ.
7. Chu kỳ 7 – Bính Thìn – Phong Trạch Trung phu, hào 1
– “Sơ Cửu, ngu cát, hữu tha bất yến.”
– “Chín Đầu, yên giữ (lòng thành tín) thì được tốt lành, có lòng cầu mong khác thì không yên.”
– Tượng “Sơ Cửu ngu cát, chí vị biến dã.” – “Chín Đầu yên giữ”, là tượng tâm chí “không muốn cầu kẻ khác” chưa từng thay đổi. Chín Đầu ở ngôi “vật dụng” (chớ dùng), có thể cẩn thận giữ lòng thành tín mà không cầu ở nơi khác.
8. Chu kỳ 8 – Bính Thìn – Phong Sơn Tiệm, hào 1
– “Sơ Lục, hồng tiệm vu can ; tiểu tử lệ, hữu ngôn, vô cữu.”
– “Sáu Đầu, chim nhạn bay dần đến bên bờ nước (không được an toàn) ; giống như trẻ nhỏ gặp lúc nguy hiểm, bị trách mắng, nhưng nếu có thể tiến dần không vội thì tránh được họa hại.”
– Tượng “Tiểu tử chi lệ, nghĩa vô cữu dã” – “Sự nguy hiểm mà trẻ nhỏ gặp phải”, xét về ý nghĩa của việc Sáu Đầu tiệm tiến không vội thì không có hại gì. Chim Hồng nhạn là loài chim đi đến theo thời, theo mùa di chuyển, trước sau có trình tự.
(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)