Bàn về sao PHI LIÊM trong Tử Vi
(Lại nhân lúc dịch bệnh không đi chơi được 😃 😃 😃)
Trong Tử vi, cái tên sao PHI LIÊM nghe rất mơ hồ, khó hiểu. với những tinh tú khác, tên và tính lý có phần tương đồng, nghe dễ đoán hơn.
Đối với sao PHI LIÊM trong quan điểm ngày nay có rất nhiều suy diễn, không đúng với tính chất của Phi Liêm. Thậm chí có sách còn cho rằng Phi Liêm là … con gián (chắc tra từ điển nhầm sang chữ 蜚蠊 = con gián!!). Và có nhiều quan điểm vẫn luận rằng Phi Liêm là … cát tinh, chủ về mau mắn, thành công nhanh chóng… 😃.
Thực tế thì sao?
Phi liêm là một tiểu tinh hàng thứ 3, nó an theo thứ tự số 7 trong vòng sao Bác Sĩ. Có nghĩa rằng, vị trí của nó phụ thuộc vị trí của sao Bác Sỹ. Vòng sao này có 12 sao: Bác Sĩ, Lực Sĩ, Thanh Long, Tiểu Hao, Tướng Quân, Tấu Thư, Phi Liêm, Hỷ Thần, Bệnh Phù, Đại Hao, Phục Binh, Quan Phủ.
Trong Tử vi thì việc xem xét tác động của Phi Liêm không được nhiều người nhắc đến, thậm chí còn bỏ qua trong quá trình luận đoán, các tài liệu cũng không có nhiều. Nhưng tìm trong lịch sử của các môn Thuật số cổ đại, thì Phi Liêm lại là một cái tên rất đáng kể.
PHI LIÊM, trong thuật số cổ đại gọi là PHI LIÊM SÁT, hay đầy đủ là PHI THIÊN LIÊM SÁT. Là một hung thần rất có sức mạnh và sự tác động cực kỳ mạnh mẽ và nhanh chóng. Thiên văn học cổ đại thì định nghĩa “Phi thiên Liêm sát” là “Luồng sát khí bay xẹt ngang trời”, nó chính là các thiên thạch cháy sáng trên bầu trời mà cổ nhân đã quan sát được.
Trong thần thoại, PHI LIÊM là một Cổ Thần Thú, có hình dạng là “Điểu đầu, Hổ thân, Lộc túc” (Đầu chim, mình hổ, chân hươu) và có cánh. Là tổ tiên của họ Tần. Thần Phi liêm và thần Si Vưu (tổ tiên của người Miêu) là những hung thần chống lại Hoàng Đế, chuyên gây nên chiến tranh, tàn sát bách tính. Vị thần Phi Liêm Đại Tướng rất hiếu chiến, hiếu sát, ưa giết chóc, sát phạt, gây ra những tai họa kinh hoàng.
Khi đi vào các môn Thuật số cổ đại, thì Phi Liêm mang tính chất: Là một Đại Hung tinh, chủ cô khắc, giáng tai họa, hại lục thân, chiêu oán hận. Gặp Phi liêm nhẹ thì quan tụng, thị phi, gia đình không thuận, mắc vào chuyện ơn oán, biến tốt thành xấu, nếu nặng thì làm cho thương tích, nhân ly tài tán, bệnh họa triền miên, thậm chí thân yểu mạng vong.
Đặc biệt, trong tử vi cổ thuật, nếu Phi Liêm mà đi cặp với Bạch Hổ hoặc cặp với Tang môn thì khó tránh được tang tóc, huyết sát, vong thân, vong mạng. Nữ nhân ắt gặp nạn trong sinh nở, dễ trụy thai, băng huyết.
Cũng chính vì Phi liêm có tính hung sát mạnh mẽ như thế, nên tối kỵ nhập cung lục thân, sẽ làm cho thân nhân cô độc, khắc hại gia trung. Cung tử tức có Phi Liêm đóng, thì dễ bề hiếm muộn, sinh con hoặc nuôi dạy khó khăn. Khó tránh khỏi sa xẩy.
Phi Liêm nhập hạn, thì cần phải đề phòng những chuyện xui rủi không may, hoặc thị phi chiêu oán, hoặc thương tích chảy máu. Nếu bản thân được cát tinh cứu giải, thì cũng dễ làm hại đến trẻ em trong nhà. Công việc thường không được hanh thông, hay chịu thiệt thòi.
(Tác giả: Nguyễn Trọng Tuệ)
Trong Tử vi, cái tên sao PHI LIÊM nghe rất mơ hồ, khó hiểu. với những tinh tú khác, tên và tính lý có phần tương đồng, nghe dễ đoán hơn.
Đối với sao PHI LIÊM trong quan điểm ngày nay có rất nhiều suy diễn, không đúng với tính chất của Phi Liêm. Thậm chí có sách còn cho rằng Phi Liêm là … con gián (chắc tra từ điển nhầm sang chữ 蜚蠊 = con gián!!). Và có nhiều quan điểm vẫn luận rằng Phi Liêm là … cát tinh, chủ về mau mắn, thành công nhanh chóng… 😃.
Thực tế thì sao?
Phi liêm là một tiểu tinh hàng thứ 3, nó an theo thứ tự số 7 trong vòng sao Bác Sĩ. Có nghĩa rằng, vị trí của nó phụ thuộc vị trí của sao Bác Sỹ. Vòng sao này có 12 sao: Bác Sĩ, Lực Sĩ, Thanh Long, Tiểu Hao, Tướng Quân, Tấu Thư, Phi Liêm, Hỷ Thần, Bệnh Phù, Đại Hao, Phục Binh, Quan Phủ.
Trong Tử vi thì việc xem xét tác động của Phi Liêm không được nhiều người nhắc đến, thậm chí còn bỏ qua trong quá trình luận đoán, các tài liệu cũng không có nhiều. Nhưng tìm trong lịch sử của các môn Thuật số cổ đại, thì Phi Liêm lại là một cái tên rất đáng kể.
PHI LIÊM, trong thuật số cổ đại gọi là PHI LIÊM SÁT, hay đầy đủ là PHI THIÊN LIÊM SÁT. Là một hung thần rất có sức mạnh và sự tác động cực kỳ mạnh mẽ và nhanh chóng. Thiên văn học cổ đại thì định nghĩa “Phi thiên Liêm sát” là “Luồng sát khí bay xẹt ngang trời”, nó chính là các thiên thạch cháy sáng trên bầu trời mà cổ nhân đã quan sát được.
Trong thần thoại, PHI LIÊM là một Cổ Thần Thú, có hình dạng là “Điểu đầu, Hổ thân, Lộc túc” (Đầu chim, mình hổ, chân hươu) và có cánh. Là tổ tiên của họ Tần. Thần Phi liêm và thần Si Vưu (tổ tiên của người Miêu) là những hung thần chống lại Hoàng Đế, chuyên gây nên chiến tranh, tàn sát bách tính. Vị thần Phi Liêm Đại Tướng rất hiếu chiến, hiếu sát, ưa giết chóc, sát phạt, gây ra những tai họa kinh hoàng.
Khi đi vào các môn Thuật số cổ đại, thì Phi Liêm mang tính chất: Là một Đại Hung tinh, chủ cô khắc, giáng tai họa, hại lục thân, chiêu oán hận. Gặp Phi liêm nhẹ thì quan tụng, thị phi, gia đình không thuận, mắc vào chuyện ơn oán, biến tốt thành xấu, nếu nặng thì làm cho thương tích, nhân ly tài tán, bệnh họa triền miên, thậm chí thân yểu mạng vong.
Đặc biệt, trong tử vi cổ thuật, nếu Phi Liêm mà đi cặp với Bạch Hổ hoặc cặp với Tang môn thì khó tránh được tang tóc, huyết sát, vong thân, vong mạng. Nữ nhân ắt gặp nạn trong sinh nở, dễ trụy thai, băng huyết.
Cũng chính vì Phi liêm có tính hung sát mạnh mẽ như thế, nên tối kỵ nhập cung lục thân, sẽ làm cho thân nhân cô độc, khắc hại gia trung. Cung tử tức có Phi Liêm đóng, thì dễ bề hiếm muộn, sinh con hoặc nuôi dạy khó khăn. Khó tránh khỏi sa xẩy.
Phi Liêm nhập hạn, thì cần phải đề phòng những chuyện xui rủi không may, hoặc thị phi chiêu oán, hoặc thương tích chảy máu. Nếu bản thân được cát tinh cứu giải, thì cũng dễ làm hại đến trẻ em trong nhà. Công việc thường không được hanh thông, hay chịu thiệt thòi.
(Tác giả: Nguyễn Trọng Tuệ)