VÌ BỊ XỬ TỘI NÊN PHẢI XA QUÊ HƯƠNG
Quan Phù giáp Hình ư Thiên Di, ly hương tao phối.
(Quan Phù giáp Hình ở Thiên Di, gặp phải tội đi đày xa nhà)
Chú văn nói rằng: “Nếu Lưu niên Quan Phù và Đương sinh Quan Phù (tức Quan Phù gốc) giáp Hình ở cung Thiên Di, hạn Thái Tuế đến đây, thì gặp hình phạt rời bỏ quê cha đất tổ.”
“Hạn Thái Tuế” ở đây là chỉ lưu niên. Ấy là vì cổ nhân khi luận mệnh không có tên gọi “lưu niên”. Theo thói quen, người ta vẫn gọi “niên” là “niên hạn”.
Toàn Thư xuất hiện vào cuối đời Minh, không rõ ý này thế là sửa thành “Thái Tuế tiểu hạn”, như vậy lưu niên đi theo tiểu hạn, hiển nhiên là không hợp.
Chú văn nói “tao hình ly cổ” (gặp hình phạt phải rời bỏ quê cha đất tổ), là chỉ vì bị hình phạt đến nỗi phải rời bỏ quê hương. Do đó Toàn Thư sửa thành “Tất tao hình biếm phối ly tổ” (Ắt phải gặp hình phạt, bị biếm truất, đi đày xa quê cha đất tổ). Nói như thế là rất rõ, tức là hoặc làm quan bị biếm truất, hoặc bị thành bị hình phạt thích chữ vào mặt, đi đày, vì thế phải rời bỏ quê nhà.
“Quan Phù” chỉ hai trường hợp: Một là Quan Phù trong “Bác Sĩ thập nhị tinh” (mười hai sao Bác Sĩ), hai là Quan Phù của “Lưu niên tuế tiền thập nhị tinh” (Mười hai sao Lưu niên tuế tiền). Quan Phù ở trường hợp thứ hai không bao giờ có khả năng giáp cung thiên di của Lưu niên. Do đó lời trong phú văn chắc chắn phải là Quan Phù trong Bác Sĩ thập nhị tinh.
Như thế nghĩa là nếu cung thiên di của Lưu niên bị Quan Phù của “Bác Sĩ thập nhị tinh” gốc và Quan Phù của “ Lưu niên Bác Sĩ thập nhị tinh” giáp (tức ở hai bên) (xem hình 103, 104, 105), mà cung thiên di bị giáp ấy có sao Hình thì chủ về vì phạm tội, bị hình phạt mà phải xa dời quê cha đất tổ. Sao Hình tức chỉ Kình Dương. Nhưng cần phải bổ sung: Sao Kình Dương nài lại phải là Lưu Kình Dương xung chiếu mới được. (Người xưa có khi cho Thiên Hình là sao Hình).
Tại sao không coi trọng Quan Phù trong “Tuế tiền thập nhị tinh”? Ngoài lý do nởi trên là Quan Phù này không bao giờ giáp cung thiên di, còn có một lý do khác là trong “Tuế tiền thập nhị tinh” một ngôi sao là Quán Sách. Hễ Quán Sách và Văn Xương đồng cung thì chủ về bị kiện tụng, phạm tội bị hình phạt (xem hình 106,107). Đã coi trọng Quán Sách thì ý nghĩa của Quan Phù sẽ kém hơn một chút.
Hình 103: Sơ đồ phân bố Bác Sĩ thập nhị tinh ở người sinh năm dương.
Hình 104: Sơ đồ phân bố Bác Sĩ thập nhị tinh ở người sinh năm Âm
Hình 105: Sơ đồ phân bố sao Quan Phù của Bác Sĩ thập nhị tinh.
Hình 106: Cung mệnh có Văn Xương, Quán Sách chủ về bị hình phạt.
Hình 107: Cung mệnh có Văn Xương, Quán Sách chủ về bị hình phạt. (Lá số đầy đủ của hình 106)
(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)