Tứ Hóa Phái: Phân tích trường hợp cung Phụ mẫu có sao Hóa kỵ
Dưới đây xin tóm tắt các ý tượng cơ bản của trường hợp Hóa Kị [năm sinh] ở cung phụ mẫu như sau:
(1) Cung phụ mẫu là đại biểu cho song thân, trường hợp Hóa Kị ở cung phụ mẫu, là chủ về cha mẹ sống với nhau không được hòa hợp, thậm chí còn có nhiều điềm báo khác. Như quan hệ giữa cha và mẹ không đơn thuần, có thể một trong hai người có thêm người khác. Cũng cùng một dạng, cung có thể dung nạp hai người là cung phu thê, có thể dựa vào lí này mà suy ra.
(2) Vì giữa các cung lục thân có ý nghĩa so sánh, nên chí ít mệnh tạo cũng cho rằng, trong song thân có một người không hơn mệnh tạo, bất luận về học lực, về kiến thức, hay ở phương diện nhân sinh quan, mệnh tạo đều cảm thấy cách suy nghĩ của mình đúng hơn, sáng suốt hơn.
(3) Hóa Kị còn có ý tượng là “làm cho rối rắm”, “làm phiền” và “phức tạp hóa tình cảm”. Vì vậy trường hợp cung phụ mẫu có Hóa Kị, là chủ về cỏ sự ngăn cách giữa hai đời, nhưng mệnh tạo lại rất quan tâm song thân, tức có hiện tượng vừa thương yêu vừa oán giận, hoặc thương yêu người này mà oán giận người kia; cũng có trường hợp đối đãi với cha mẹ không như nhau (có thể đặc biệt gần gũi cha mà xa lánh mẹ, hay ngược lại). Lúc lực tác động của Hóa Kị bị đại vận khơi động, thường thường song thân khó ở chung.
(4) Cung phụ mẫu là tượng trưng cho văn thư, công danh, khoa cử; trường hợp có Hóa Kị, tất nhiên sẽ tạo thành lực xung kích quá trình học tập của mệnh tạo, phần nhiều học lực sẽ không cao, hoặc việc học có thời gian đình chỉ tạm thời.
(5) Tiếp theo trên, vì Hóa Kị ở cung tượng trưng cho học lực, thông thường là mệnh tạo chọn loại nghề nghiệp khó phát huy những gì đã được học ở trường; phần nhiều sẽ tìm con đường khác, hay học môn mới để vận dụng; có thể trong quá trình học tập đã từng nỗ lực học hai lãnh vực khác nhau.
(6) Vì cung phụ mẫu còn tượng trưng cho văn thư, sự quang minh, trường hợp Hóa Kị ở cung phụ mẫu là chủ về mệnh tạo sẽ gặp phiền phức về văn thư, còn liên quan đến danh dự, cho nên khá dễ dính đến kiện tụng thị phi.
(7) Nghĩa rộng của cung phụ mẫu không chỉ đại biểu cho cha mẹ, mà còn có bậc trưởng bối, những người bề trên. Trường hợp Hóa Kị ở cung phụ mẫu, là chủ về không có duyên với cấp trên. Nói một cách khác, vì có ý tượng đối đãi đơn phương, nên cấp trên sẽ mang lại rất nhiều áp lực cho mệnh tạo.
(8) Cung phụ mẫu ở cung vị khí số của cung tử nữ, cho nên EQ của con cái không cao, thiếu lòng tự tin, và vấn đề thiếu lòng tự ti của con cái cũng sẽ ảnh hưởng đến mệnh tạo (xung kích cung tật ách của mệnh tạo), có hàm ý là, mệnh tạo rất quan tâm lo lắng cho con cái.
(9) Tiếp theo trên, vì Hóa Kị ở cung phụ mẫu, là ở “tha cung”, do đó sẽ xung kích cung tật ách. Cung tật ách là đại biểu cho nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn, là cái kho chứa tâm trạng và cách suy nghĩ ở tầng thâm sâu; mà đối tượng nội dung chứa trong cái kho này lại lẫn lộn tốt xấu, mâu thuẫn nhau. Lúc “nộ khí công tâm”, xung kích cung tật ách, mệnh tạo rất dễ tranh cãi với người khác, nhất định sẽ dùng lời lẽ khắc bạc, độc mồm độc miệng khiến cho người ta phải kinh ngạc hình tượng thường ngày bị sụp đổ.
(10) Cung tật ách đại biểu cho sinh mệnh và thể chất của mệnh tạo, còn cung phụ mẫu thì có hàm nghĩa “di truyền”; trường hợp cung phụ mẫu có Hóa Kị, là chủ về gene di truyền không được tốt; do Hóa Kị xung kích cung tật ách, nên tâm hồn và thể chất đều ngầm có nỗi lo. Lúc hành hạn khai động Hóa Kị ở cung phụ mẫu, hoặc có điềm triệu ở cung điền trạch của đại vận, thì bệnh tật do di truyền dễ bộc phát. Ngoài ra, vì tận nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn có cách suy nghĩ bế tắc, bị xung động, nên dễ sinh ra bệnh tâm lí, mệnh tạo có nguy cơ mắc chứng âu sầu, chứng cyclothyme cao hơn người người bình thường.
(Trung Châu Tử Vi – Tứ Hóa Phái- Nguyễn Anh Vũ Dịch, tập 1)