Thiên lý mệnh cảo
MỤC LỤC
Chương Thiên can. 1
Chương Địa chi. 6
CHƯƠNG NHÂN NGUYÊN.. 10
Chương Ngũ hành 11
CHƯƠNG CƯỜNG, NHƯỢC 15
Chương Lục Thần. 18
Chương Cách cục. 36
Chương Ngoại Cách. 45
Chương Vận Hạn 52
Chương Lưu Niên. 57
Chương Nguyệt kiến 58
Chương Lục Thân. 60
Chương Nữ mệnh . 64
Chương Phú, Quý,Cát, Thọ. 66
Chương Bần, Tiện, Hung, Yểu. 68
Chương Bổ sung. 70
Chương Bình đoán mệnh . 89
Chương Ứng Vận 95
Khởi lệ vấn đáp 101
Chương Thiên can
1. Giáp
– Ngũ hành: thuộc mộc.
– Giới tính: thuộc dương.
– Phương vị: Đông phương.
– Khí : Trường sinh ở Hợi, Mộc dục ở Tý, Quan đới ở Sửu, Lâm quan ở Dần, Đế vượng ở Mão (bên trên là khí thịnh);
Suy ở Thìn, Bệnh ở Tị, Tử ở Ngọ, Mộ ở Mùi, Tuyệt ở Thân, Thai ở Dậu, Dưỡng ở Tuất (bên trên là khí suy).
– Thế : Vượng ở mùa Xuân (tối vượng), Tướng ở mùa Đông (thứ vượng); Hưu ở mùa Hạ (suy), Tù ở Tứ Lập, trước mỗi mùa 18 ngày (thứ suy); Tử ở mùa Thu (tối suy).
Chú thích: Tứ Lập là Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông.
– Sinh : Giáp sinh Bính Đinh Tị Ngọ; Nhâm Quý Hợi Tý sinh Giáp.
– Khắc: Giáp khắc Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi; Canh Tân Thân Dậu khắc Giáp.
– Hợp : Giáp Kỷ tương hợp.
– Hóa : Nhật can là Giáp, gặp Kỷ thổ, tại tháng Thìn Tuất Sửu Mùi thì hóa thổ. VD Giáp khắc Mậu Thìn là Giáp khắc suy. Giáp khắc, hợp Giáp Kỷ Mùi là Giáp khắc mộ. Sinh Giáp, như Quý Tị là Giáp sinh bệnh.
2. Ất
– Ngũ hành: thuộc mộc.
– Giới tính: thuộc âm.
– Phương vị: Đông phương.
– Khí : Trường sinh ở Ngọ, Mộc dục ở Tị, Quan đới ở Thìn, Lâm quan ở Mão, Đế vượng ở Dần (Bên trên là khí thịnh);
Suy ở Sửu, Bệnh ở Tý, Tử ở Hợi, Mộ ở Tuất, Tuyệt ở Dậu, Thai ở Thân, Dưỡng ở Mùi (bên trên là khí suy).
– Thế : Vượng ở mùa Xuân (tối vượng), Tướng ở mùa Đông (thứ vượng); Hưu ở mùa Hạ (suy), Tù ở Tứ Lập trước mỗi mùa 18 ngày (thứ suy); Tử ở mùa Thu (tối suy).
– Sinh : Ất sinh Bính Đinh Tị Ngọ; Nhâm Quý Hợi Tý sinh Ất.
– Khắc: Ất khắc Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi; Canh Tân Thân Dậu khắc Ất.
– Hợp : Ất Canh tương hợp.
– Hóa : Nhật can là Ất, gặp Canh kim, ở tháng Tị Dậu Sửu Thân thì hóa kim.
3. Bính
– Ngũ hành: thuộc Hỏa.
– Tính chất: thuộc dương.
– Phương vị: Nam phương.
– Khí : Trường sinh tại Dần, Mộc dục tại Mão, Quan đái tại Thìn, Lâm quan tại Tị, Đế vượng tại Ngọ (Lấy ở trên là khí thịnh);
Suy tại Mùi, Bệnh tại Thân, Tử tại Dậu, Mộ tại Tuất, Tuyệt tại Hợi, Thai tại Tý, Dưỡng tại Sửu (Lấy ở đây là khí suy).
– Thế : Vượng tại Hạ (tối vượng), Tướng Tại xuân (thứ vượng); Hưu tại Tứ Lập trước mỗi mùa là 18 ngày (suy), Tù tại Thu (thứ suy), Tử tại Đông (tối suy).
– Sinh : Bính sinh Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi; Giáp Ất Dần Mão sinh Bính.
– Khắc: Bính khắc Canh Tân Thân Dậu; Nhâm Quý Hợi Tý khắc Bính.
– Hợp : Bính Tân tương hợp.
– Hóa : Nhật can là Bính, gặp Tân kim, tại tháng Hợi Thân Tý Thìn thì hóa thủy.
4. Đinh
– Ngũ hành: thuộc Hỏa.
– Tính chất: thuộc âm.
– Phương vị: Nam phương.
– Khí : Trường sinh tại Dậu, Mộc dục tại Thân, Quan đái tại Mùi, Lâm quan tại Ngọ, Đế vượng tại Tị (Lấy ở trên là khí thịnh);
Suy tại Thìn, Bệnh tại Mão, Tử tại Dần, Mộ tại Sửu, Tuyệt tại Tý, Thai tại Hợi, Dưỡng tại Tuất (Lấy ở đây là khí suy).
– Thế : Vượng tại Hạ (tối vượng), Tướng Tại xuân (thứ vượng); Hưu tại Tứ Lập trước mỗi mùa là 18 ngày(suy), Tù tại Thu (thứ suy), Tử tại Đông (tối suy).
– Sinh : Đinh sinh Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi; Giáp Ất Dần Mão sinh Đinh.
– Khắc: Đinh khắc Canh Tân Thân Dậu; Nhâm Quý Hợi Tý khắc Đinh.
– Hợp : Đinh Nhâm tương hợp.
– Hóa : Nhật can là Đinh, gặp Nhâm thủy tại tháng Hợi Mão Mùi Dần thì hóa mộc.
5. Mậu
– Ngũ hành: thuộc Thổ.
– Tính chất: thuộc dương.
– Phương vị: Trung ương.
– Khí : Trường sinh tại Dần, Mộc dục tại Mão, Quan đái tại Thìn, Lâm quan tại Tị, Đế vượng tại Ngọ (Lấy ở trên là khí thịnh);
Suy tại Mùi, Bệnh tại Thân, Tử tại Dậu, Mộ tại Tuất, Tuyệt tại Hợi, Thai tại Tý, Dưỡng tại Sửu (Lấy ở đây là khí suy).
– Thế : Vượng tại Tứ Lập trước mỗi mùa là 18 ngày (tối vượng), Tướng tại Hạ (thứ vượng), Hưu tại Thu (suy), Tù tại Đông (thứ suy), Tử tại Xuân (tối suy).
– Sinh : Mậu sinh Canh Tân Thân Dậu; Bính Đinh Tị Ngọ sinh Mậu.
– Khắc: Mậu khắc Nhâm Quý Hợi Tý; Giáp Ất Dần Mão khắc Mậu.
– Hợp : Mậu Quý tương hợp.
– Hóa : Nhật can là Mậu, gặp Quý thủy, tại tháng Dần Ngọ Tuất Tị thì hóa hỏa.
6. Kỷ
– Ngũ hành: thuộc Thổ.
– Tính chất: thuộc âm.
– Phương vị: Trung ương.
– Khí : Trường sinh tại Dậu, Mộc dục tại Thân, Quan đái tại Mùi, Lâm quan tại Ngọ, Đế vượng tại Tị (Lấy ở trên là khí thịnh);
Suy tại Thìn, Bệnh tại Mão, Tử tại Dần, Mộ tại Sửu, Tuyệt tại Tý, Thai tại Hợi, Dưỡng tại Tuất (Lấy ở đây là khí suy).
– Thế : Vượng tại Tứ Lập trước mỗi mùa là 18 ngày (tối vượng), Tướng tại Hạ (thứ vượng), Hưu tại Thu (suy), Tù tại Đông (thứ suy), Tử tại Xuân (tối suy).
– Sinh : Kỷ sinh Canh Tân Thân Dậu; Bính Đinh Tị Ngọ sinh Kỷ.
– Khắc: Kỷ khắc Nhâm Quý Hợi Tý; Giáp Ất Dần Mão khắc Kỷ.
– Hợp : Giáp Kỷ tương hợp.
– Hóa : Nhật can là Kỷ, gặp Giáp Mộc, tại tháng Thìn Tuất Sửu Mùi, thì hóa là thuần Thổ.
7. Canh
– Ngũ hành: thuộc Kim.
– Tính chất: thuộc dương.
– Phương vị: Tây phương.
– Khí : Trường sinh tại Tị, Mộc dục tại Ngọ, Quan đái tại Mùi, Lâm quan tại Thân, Đế vượng tại Dậu (Lấy ở trên là khí thịnh);
Suy tại Tuất, Bệnh tại Hợi, Tử tại Tý, Mộ tại Sửu, Tuyệt tại Dần, Thai tại Mão, Dưỡng tại Thìn (Lấy ở đây là khí suy).
– Thế : Vượng tại Thu (tối vượng), Tướng tại Tứ Lập trước mỗi mùa là 18 ngày (thứ vượng), Hưu tại Đông (suy), Tù tại Xuân (thứ suy), Tử tại Hạ (tối suy).
– Sinh : Canh sinh Nhâm Quý Hợi Tý; Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi sinh Canh.
– Khắc: Canh khắc Giáp Ất Dần Mão; Bính Đinh Tị Ngọ khắc Canh.
– Hợp : Ất Canh tương hợp.
– Hóa : Nhật can là Canh, gặp Ất mộc, nếu tại tháng Tị Dậu Sửu Thân, thì hóa làm thuần kim.
8. Tân
– Ngũ hành: thuộc Kim.
– Tính chất: thuộc âm.
– Phương vị: Tây phương.
– Khí : Trường sinh tại Tý, Mộc dục tại Hợi, Quan đái tại Tuất, Lâm quan tại Dậu, Đế vượng tại Thân (Lấy ở trên là khí thịnh);
Suy tại Mùi, Bệnh tại Ngọ, Tử tại Tị, Mộ tại Thìn, Tuyệt tại Mão, Thai tại Dần, Dưỡng tại Sửu (Lấy ở đây là khí suy).
– Thế : Vượng tại Thu (tối vượng), Tướng tại Tứ Lập trước mỗi mùa là 18 ngày (thứ vượng), Hưu tại Đông (suy), Tù tại Xuân (thứ suy), Tử tại Hạ (tối suy).
– Sinh : Tân sinh Nhâm Quý Hợi Tý; Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi sinh Tân.
– Khắc: Tân khắc Giáp Ất Dần Mão; Bính Đinh Tị Ngọ khắc Tân.
– Hợp : Bính Tân tương hợp.
– Hóa : Nhật can là Tân, gặp Bính hỏa, tại tháng Thân Tý Thìn Hợi thì hóa thủy.
9. Nhâm
– Ngũ hành: thuộc Thủy.
– Tính chất: thuộc dương.
– Phương vị: Bắc phương.
– Khí : Trường sinh tại Thân, Mộc dục tại Dậu, Quan đái tại Tuất, Lâm quan tại Hợi. Đế vượng tại Tý (Lấy ở trên là khí thịnh);
Suy tại Sửu, Bệnh tại Dần, Tử tại Mão, Mộ tại Thìn, Tuyệt tại Tị, Thai tại Ngọ, Dưỡng tại Mùi (Lấy ở đây là khí suy).
– Thế : Vượng tại Đông (tối vượng), Tướng tại Thu (thứ vượng), Hưu tại Xuân (suy), Tù tại Hạ (thứ suy), Tử tại Tứ Lập trước mỗi mùa là 18 ngày (tối suy).
– Sinh : Nhâm sinh Giáp Ất Dần Mão; Canh Tân Thân Dậu sinh Nhâm.
– Khắc: Nhâm khắc Bính Đinh Tị Ngọ; Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi khắc Nhâm.
– Hợp : Nhâm Đinh tương hợp.
– Hóa : Nhật can là Nhâm, gặp Đinh hỏa, tại tháng Hợi Mão Mùi Dần thì hóa làm mộc.
10. Quý
– Ngũ hành: thuộc Thủy.
– Tính chất: thuộc âm.
– Phương vị: Bắc phương.
– Khí : Trường sinh tại Mão, Mộc dục tại Dần, Quan đái tại Sửu, Lâm quan tại Tý, Đế vượng tại Hợi (Lấy ở trên là khí thịnh);
Suy tại Tuất, Bệnh tại Dậu, Tử tại Thân, Mộ tại Mùi, Tuyệt tại Ngọ, Thai tại Tị, Dưỡng tại Thìn (Lấy ở đây là khí suy).
– Thế : Vượng tại Đông (tối vượng), Tướng tại Thu (thứ vượng), Hưu tại Xuân (suy), Tù tại Hạ (thứ suy), Tử tại Tứ Lập trướng mỗi mùa là 18 ngày (tối suy).
– Sinh : Quý sinh Giáp Ất Dần Mão; Canh Tân Thân Dậu sinh Quý.
– Khắc: Quý khắc Bính Đinh Tị Ngọ; Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi khắc Quý.
– Hợp : Mậu Quý tương hợp.
– Hóa : Nhật can là quý, gặp Mậu thổ, tại tháng Dần Ngọ Tuất Tị thì hóa thành hỏa.
Chương Địa chi
1. Tý
– Ngũ hành: Thuộc Thủy.
– Tính chất: Thuộc dương.
– Phương vị : Bắc phương.
– Nguyệt lệnh: Tháng 11.
– Tiết khí: Đại Tuyết là Tiết của tháng Tí; Đông Chí là Khí của tháng Tí.
– Tàng Can: Quý.
– Sinh : Tí sinh Giáp Ất Dần Mão; Canh Tân Thân Dậu sinh Tí.
– Khắc : Tí khắc Bính Đinh Tị Ngọ; Mậu Kỉ Thìn Tuất Sửu Mùi khắc Tí.
– Hợp : Tí Sửu tương hợp.
– Hình : Tí Mão tương hình.
– Xung: Tí Ngọ tương xung.
– Hại : Tí Mùi tương hại.
– Tam hợp: Thân Tí Thìn hợp thành Thủy cục.
– Phương hợp: Hợi Tí Sửu hợp thành Bắc phương.
2. Sửu
– Ngũ hành: Thuộc Thổ.
– Tính chất: Thuộc âm.
– Phương vị : Trung ương.
– Nguyệt lệnh: Tháng 12.
– Tiết khí: Tiểu Hàn là Tiết tháng Sửu; Đại Hàn là Khí tháng Sửu.
– Tàng Can: Kỉ Quý Tân.
– Sinh : Sửu sinh Canh Tân Thân Dậu; Bính Đinh Kỉ Ngọ sinh Sửu.
– Khắc : Sửu khắc Nhâm Quý Hợi Tí; Giáp Ất Dần Mão khắc Sửu.
– Hợp : Tí Sửu tương hợp.
– Hình : Sửu Tuất tương hình.
– Xung : Sửu Mùi tương xung.
– Hại : Sửu Ngọ tương hại.
– Tam hợp: Tỵ Dậu Sửu hợp thành Kim cục.
– Phương hợp: Hợi Tí Sửu hợp thành Bắc phương.
3. Dần
– Ngũ hành: Thuộc Mộc.
– Tính chất: Thuộc dương.
– Phương vị : Phương Đông.
– Nguyệt lệnh: Tháng giêng (Tháng 1, Chính nguyệt).
– Tiết khí: Lập Xuân là Tiết tháng Dần, Vũ Thủy là Khí của tháng Dần.
– Tàng Can: Giáp Bính Mậu.
– Sinh : Dần sinh Bính Đinh Tị Ngọ, Nhâm Quý Hợi Tí sinh Dần.
– Khắc : Dần khắc Mậu Kỉ Thìn Tuất Sửu Mùi, Canh Tân Thân Dậu khắc Dần.
– Hợp : Dần Hợi tương hợp.
– Hình : Dần Tị tương hình.
– Xung : Dần Thân tương xung.
– Hại : Dần Tị tương hại.
– Tam hợp: Dần Ngọ Tuất hợp thành Hỏa cục.
– Phương hợp: Dần Mão Thìn hợp thành Đông phương.
4. Mão
– Ngũ hành: Thuộc Mộc.
– Tính chất: Thuộc âm.
– Phương vị : Phương Đông.
– Nguyệt lệnh: Tháng 2.
– Tiết khí: Kinh Trập là Tiết tháng Mão; Xuân Phân là Khí tháng Mão.
– Tàng Can: Ất.
– Sinh : Mão sinh Bính Đinh Tị Ngọ, Nhâm Quý Hợi Tí sinh Mão.
– Khắc : Mão khắc Mậu Kỉ Thìn Tuất Sửu Mùi, Canh Tân Thân Dậu khắc Mão.
– Hợp : Mão Tuất tương hợp.
– Hình : Tý Mão tương hình.
– Xung : Mão Dậu tương xung.
– Hại : Mão Thìn tương hại.
– Tam hợp: Hợi Mão Mùi hợp thành Hỏa cục.
– Phương hợp: Dần Mão Thìn hợp thành Đông phương.
5. Thìn
– Ngũ hành: Thuộc Thổ.
– Tính chất: Thuộc Dương.
– Phương vị : Phương Đông.
– Nguyệt lệnh: Tháng 3.
– Tiết khí: Thanh Minh là Tiết tháng Thìn, Cốc Vũ là Khí tháng Thìn.
– Tàng Can: Mậu Ất Quý.
– Sinh : Thìn sinh Canh Tân Thân Dậu; Bính Đinh Tị Ngọ sinh Thìn.
– Khắc : Thìn khắc Nhâm Quý Hợi Tí; Giáp Ất Dần Mão khắc Thìn.
– Hợp : Thìn Dậu tương hợp.
– Hình : Thìn- Thìn Tự hình.
– Xung : Thìn Tuất tương xung.
– Hại : Mão Thìn tương hại.
– Tam hợp: Thân Tí Thìn hợp thành Thủy cục.
– Phương hợp: Dần Mão Thìn hợp thành Đông phương.
6. Tị
– Ngũ hành: Thuộc Hỏa.
– Tính chất: Thuộc âm.
– Phương vị : Phương Nam.
– Nguyệt lệnh: Tháng 4.
– Tiết khí: Lập Hạ là Tiết tháng Tị; Tiểu Mãn là Khí tháng Tị.
– Tàng Can: Bính Mậu Canh.
– Sinh : Tị sinh Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi; Giáp Ất Dần Mão sinh Tị.
– Khắc : Tị khắc Canh Tân Thân Dậu; Nhâm Quý Hợi Tí khắc Tị.
– Hợp : Tị Thân tương hợp.
– Hình : Dần Tị tương hình, Tị Thân tương hình.
– Xung : Tị Hợi tương xung.
– Hại : Dần Tị tương hại.
– Tam hợp: Tị Dậu Sửu hợp thành Kim cục.
– Phương hợp: Tị Ngọ Mùi hợp thành Nam phương.
7. Ngọ
– Ngũ hành: Thuộc Hỏa.
– Tính chất: Thuộc dương.
– Phương vị : Phương Nam.
– Nguyệt lệnh: Tháng 5.
– Tiết khí: Mang Chủng là Tiết tháng 5, Hạ Chí là Khí tháng 5.
– Tàng Can: Đinh, Kỉ.
– Sinh : Ngọ sinh Mậu Kỉ Thìn Tuất Sửu Mùi; Giáp Ất Dần Mão sinh Ngọ.
– Khắc : Ngọ khắc Canh Tân Thân Dậu; Nhâm Quý Hợi Tí khắc Ngọ.
– Hợp : Ngọ Mùi tương hợp.
– Hình : Ngọ- Ngọ tự hình.
– Xung : Tí Ngọ tương xung.
– Hại : Sửu Ngọ tương hại.
– Tam hợp: Dần Ngọ Tuất hợp thành Hỏa cục.
– Phương hợp: Tị Ngọ Mùi hợp thành Nam phương.
8. Mùi
– Ngũ hành: Thuộc Thổ.
– Tính chất: Thuộc âm.
– Phương vị : Trung Ương.
– Nguyệt lệnh: Tháng 6.
– Tiết khí: Tiểu Thử là Tiết tháng Mùi; Đại Thử là Khí tháng Mùi.
– Tàng Can: Kỉ Đinh Ất.
– Sinh : Mùi sinh Canh Tân Thân Dậu; Bính Đinh Tị Ngọ sinh Mùi.
– Khắc : Mùi khắc Nhâm Quý Hợi Tí; Giáp Ất Dần Mão khắc Mùi.
– Hợp : Ngọ Mùi tương hợp.
– Hình : Tuất Mùi tương hình.
– Xung : Sửu Mùi tương xung.
– Hại : Tí Mùi tương hại.
– Tam hợp: Hợi Mão Mùi hợp thành Mộc cục.
– Phương hợp: Tị Ngọ Mùi hợp thành Nam phương.
9. Thân
– Ngũ hành: Thuộc Kim.
– Tính chất: Thuộc dương.
– Phương vị : Phương Tây.
– Nguyệt lệnh: Tháng 7.
– Tiết khí: Lập Thu là Tiết tháng Thân, Xử Thử là Khí tháng Thân.
– Tàng Can: Canh Mậu Nhâm.
– Sinh : Thân sinh Nhâm Quý Hợi Tý; Mậu Kỉ Thìn Tuất Sửu Mùi sinh Thân.
– Khắc : Thân khắc Giáp Ất Dần Mão; Bính Đinh Tị Ngọ khắc Thân.
– Hợp : Tị Thân tương hợp.
– Hình : Tị Thân tương hình.
– Xung : Dần Thân tương xung.
– Hại : Thân Hợi tương hại.
– Tam hợp: Thân Tý Thìn hợp thành Thủy cục.
– Phương hợp: Thân Dậu Tuất hợp thành Tây phương.
10. Dậu
– Ngũ hành: Thuộc Kim.
– Tính chất: Thuộc âm.
– Phương vị : Phương Tây.
– Nguyệt lệnh: Tháng 8.
– Tiết khí: Bạch Lộ là Tiết tháng Dậu; Thu Phân là Khí tháng Dậu.
– Tàng Can: Tân.
– Sinh : Dậu sinh Nhâm Quý Hợi Tí; Mậu Kỉ Thìn Tuất Sửu Mùi sinh Dậu.
– Khắc : Dậu khắc Giáp Ất Dần Mão; Bính Đinh Tị Ngọ khắc Dậu.
– Hợp : Thìn Dậu tương hợp.
– Hình : Dậu -Dậu Tự hình.
– Xung : Mão Dậu tương xung.
– Hại : Dậu Tuất tương hại.
– Tam hợp: Tị Dậu Sửu hợp thành Kim cục.
– Phương hợp: Thân Dậu Tuất hợp thành Tây phương.
11. Tuất
– Ngũ hành: Thuộc Thổ.
– Tính chất: Thuộc dương.
– Phương vị : Trung ương.
– Nguyệt lệnh: Tháng 9.
– Tiết khí: Hàn Lộ là Tiết tháng Tuất, Sương Giáng là Khí tháng Tuất.
– Tàng Can: Mậu Tân Đinh.
– Sinh : Tuất sinh Canh Tân Thân Dậu; Bính Đinh Tị Ngọ sinh Tuất.
– Khắc : Tuất khắc Nhâm Quý Hợi Tý; Giáp Ất Dần Mão khắc Tuất.
– Hợp : Mão Tuất tương hợp.
– Hình : Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi.
– Xung : Thìn Tuất tương xung.
– Hại : Dậu Tuất tương hại.
– Tam hợp: Dần Ngọ Tuất hợp thành Hỏa cục.
– Phương hợp: Thân Dậu Tuất hợp thành Tây phương.
12. Hợi
– Ngũ hành: Thuộc Thủy.
– Tính chất: Thuộc âm.
– Phương vị : Bắc phương.
– Nguyệt lệnh: Tháng 10.
– Tiết khí: Lập Đông là Tiết tháng Hợi, Tiểu Tuyết là Khí tháng Hợi.
– Tàng Can: Nhâm, Giáp.
– Sinh : Hợi sinh Giáp Ất Dần Mão; Canh Tân Thân Dậu sinh Hợi.
– Khắc : Hợi khắc Bính Đinh Tị Ngọ; Mậu Kỉ Thìn Tuất Sửu Mùi khắc Hợi.
– Hợp : Dần Hợi tương hợp.
– Hình : Hợi- Hợi tự hình.
– Xung : Tị Hợi tương xung.
– Hại : Thân Hợi tương hại.
– Tam hợp: Hợi Mão Mùi hợp thành Mộc cục.
– Phương hợp: Hợi Tí Sửu hợp thành Bắc phương.
CHƯƠNG NHÂN NGUYÊN
Nhân nguyên tức là Địa Chi bên trong có tàng chứa Thiên Can vậy, đã nêu ở chương Địa chi, có thể tham khảo thêm.
1. Nhân nguyên có lợi
(1) Có thể lấy làm phụ trợ cho Thiên can, Địa chi không tốt, như:
Quý Mão |
Đinh Tị |
Giáp Dần |
Giáp Tý |
Ất |
Bính,Mậu,Canh |
Giáp,Bính,Mậu |
Quý |
Bát tự bên trong có 6 thủy mộc cư trú, thổ kim hoàn toàn không có, gánh lấy thân cường không có khắc chế là gây nên hoạn nạn. Song, trong Tị có tàng chứa Mậu thổ gồm cả Canh kim, thổ có thể khắc thủy, kim có thể chế mộc, vốn là Thiên can Địa chi đều là vô dụng, mà bên trong tàng chứa nhân nguyên, đơn độc có thể phụ trợ kỳ bất đãi (không tốt) vậy.
(2) Có thể lấy tăng thêm lực lượng cho Thiên can, Địa chi, như:
Giáp Dần |
Nhâm Thân |
Giáp Dần |
Giáp Tý |
Giáp,Bính,Mậu |
Canh,Mậu,Nhâm |
Giáp,Bính,Mậu |
Quý |
3 Giáp 2 Dần, mộc nhiều như rừng, lại có Nhâm thủy Tý thủy sinh mộc, thì mộc càng thêm phồn thịnh, bản thân mừng có Thân kim khắc chế, chính là Nhất kim Ngũ mộc; chỉ có một thì khó thắng, thì không thể không nhờ vào Dần bên trong có tàng chứa Mậu thổ, lấy sinh kim khắc mộc, vốn là lấy Mậu thổ nhân nguyên để tăng gia thêm lực lượng cho Thân kim vậy.
2. Nhân nguyên có hại
(1) Bang trợ cho Thiên can, Địa chi gây nên tai vạ, như:
Mậu Thân |
Canh Thân |
Giáp Thân |
Canh Ngọ |
Canh,Mậu,Nhâm |
Canh,Mậu,Nhâm |
Canh,Mậu,Nhâm |
Đinh,Kỷ |
Một Giáp có Năm kim khắc, cũng biết là suy, làm sao kham nổi ở bên trong Thân lại tàng chứa thêm Mậu thổ, Ngọ trong lại tàng chứa thêm Kỷ thổ, dụng Mậu Kỷ thổ nhân nguyên, lại tiếp tục sinh kim, sao không phải chuyên trợ cho Canh Thân kim gây ra tai vạ ư.
(2) Phá hư tinh hoa của Thiên can, Địa chi. Ví như:
Ất Mùi |
Mậu Dần |
Mậu Thìn |
Canh Thân |
Kỷ,Đinh,Ất |
Giáp,Bính,Mậu |
Mậu,Quý,Ất |
Canh,Mậu,Nhâm |
Mậu thổ quá nặng (trọng), đương tiết tú khí tại Canh Thân nhị kim, sao không thể là quá đẹp; thế nhưng, ở trong Dần lại tàng chứa Bính hỏa, đã có thể khắc khứ can giờ là Canh kim, mà Chi giờ là Thân bên trong có chứa Canh kim, cũng phá vỡ Dần trong tàng chứa Bính hỏa xung khứ, sao không phải là tinh hoa đã bị phá hỏng hết ư.
3. Phân tích lực lượng Nhân nguyên
(1) Tối trọng: Chi tháng bên trong tàng chứa Nhân nguyên thuộc bản khí của Chi tháng (như tháng Thân có bản khí là Canh, Canh cùng Thân đều thuộc kim, Canh tức là bản khí của Thân), là lực lượng Tối trọng (đứng đầu).
(2) Thứ trọng: Bên trong Chi tháng có ám tàng ở Nhân nguyên (ví như tháng Thân, trong Thân có Mậu Nhâm ám tàng), tuy không phải là bản khí của tháng Thân, lực lượng thì Thứ trọng (quan trọng thứ yếu).
(3) Sảo khinh (Hơi nhẹ): Bên trong địa chi Năm, Ngày, Giờ có tàng chứa Nhân nguyên, cùng Chi tháng chứa nhân nguyên ganh đua lẫn nhau, thì lực cũng bị giảm nhẹ.
Chương Ngũ hành
Ngũ hành là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, có 5 loại.
1. Kim
– Vốn là : Thuộc âm ở hướng Tây , dừng lại ở mùa Thu mà sinh ra táo khô , Táo chính là sinh ra kim.
– Tính chất : thuộc Thiếu Âm, trầm (chìm) ở bên dưới mà phát sinh ra ngăn cản (dừng lại).
– Hình Thể : Cực Âm bên trong có chứa cực Dương , do đó ánh sáng có thể chiếu ra.
– Thể chất : Cứng, bền chặt .
– Thiên can : Canh, Tân thuộc kim .
– Địa chi : Thân, Dậu thuộc kim .
– Chi tàng : Thân Dậu Tuất Tị Sửu bên trong đều tàng chứa kim .
– Sinh khắc : Thu nhận thổ để sinh thủy ; gặp hỏa là bị khắc ; kim khắc mộc .
– Chủng loại : kim phân ra 6 loại , các loại lại có Hỉ Kỵ .
(1) Cường kim , tức là kim nắm lệnh hoặc được sinh là Cường. Hỉ có mộc phân bớt lực, có hỏa để đun luyện , có thủy để thanh tú . Kỵ có thổ sinh kim thì kim càng thêm nặng.
(2) Nhược kim , tức là kim không nắm lệnh hoặc kim quá ít là Nhược. Hỉ có thổ sinh kim, có kim được Tỉ trợ giúp đỡ. Kỵ gặp thủy thì bị phân lực , gặp hỏa khắc chế, gặp thủy tiết khí .
(3) Mai kim , thổ nhiều thì kim dễ bị chôn vùi. Hỉ có mộc chế thổ. Kỵ có hỏa trợ giúp thổ.
(4) Trầm kim , thủy nhiều thì kim dễ bị chìm. Hỉ có thổ khắc thủy, thủy tiết mộc. Kỵ có kim trợ giúp cho thủy chảy tràn lan.
(5) Khuyết kim , mộc nhiều thì kim dễ bị gẫy. Hỉ có thổ sinh kim. Kỵ có mộc làm gia tăng thêm nặng.
(6) Dong kim , hỏa nhiều thì kim dễ bị nung chảy. Hỉ có thủy chế hỏa để lưu tồn kim, có thổ tiết hỏa sinh kim. Kỵ có mộc trợ cho hỏa cháy càng mạnh .
– Kim, hỉ kỵ ở 4 Mùa :
+ Xuân : Nắm lệnh Tù . Hỉ : Khí chưa tận , quý ở gặp Hỏa khí thì vinh; do thể tính nhu nhược, thích có thổ ít mà được sinh; đã gặp hỏa , thì mừng lại có kim đến tỷ trợ giúp. Kỵ : thủy thịnh thì kim bị lạnh , hữu dụng chẳng khác nào vô dụng; mộc thịnh thì kim gẫy, mạnh quá thì chuyển thành không mạnh .
+ Hạ : Nắm lệnh Tử. Hỉ : Tính nhu, gặp thổ mỏng thì sinh ra có ích , hình dáng chưa đủ, cần được kim tỷ trợ, phù trợ thì giữ được sự tinh hoa, mạnh mẽ. Phương hướng đang ở mùa rất nóng, gặp thủy sinh sôi thì kim được Nhuận Trạch (thấm ướt). Kỵ: Hỏa nhiều thì kim bị nung chảy, mộc thịnh thì thân bị thương tổn, thổ dầy thì bị chôn vùi mà không có ánh sáng.
+ Thu : Nắm lệnh Vượng. Hỉ : Nắm lệnh, gặp hỏa thì được nung luyện thành đỉnh chung là Tài ; thấy thủy thì thổ tú , thì tinh thần phát việt ; gặp mộc thì thi hành vót gọt, trổ tài uy quyền . Kỵ : Kim trợ giúp thì càng cương mãnh, cương quá thì khuyết; gặp thổ tiếp tục được sinh trái lại là ngu trọc (đục) .
+ Đông : Nắm lệnh Hưu. Hỉ : Hình thể sợ lạnh, gặp thổ có thể chế thủy thì thể chất kim không bị lạnh; hỏa thổ đều đến, làm ấm dưỡng kim càng tuyệt diệu. Kỵ : Mộc nhiều thì khó thi hành chặt gọt, thủy thịnh thì không thể không bị chìm mà mang bệnh hoạn, tai nạn.
2. Mộc:
– Vốn là : Phương Đông thì dương tán, lấy khí tiết mà sinh ra Phong, Phong chính là sinh Mộc.
– Tính chất : Thuộc Thiếu Dương , bốc lên trên cao mà không có chỗ dừng.
– Hình thể: Dương trong có chứa âm , cho nên bên ngoài thấy cành lá xum xuê, tươi tốt mà bên trong thì lại trống rỗng.
– Thể chất : Mềm mỏng, ôn hòa .
– Thiên can : Giáp Ất thuộc mộc.
– Địa chi : Dần Mão thuộc mộc.
– Chi tàng : Dần Mão Thìn Hợi Mùi bên trong đều tàng chứa mộc.
– Sinh khắc : Chịu thủy sinh ; sinh hỏa ; bị kim khắc ; khắc thổ .
– Chủng loại : Mộc phân ra làm 6 loại , các loại có Hỉ Kỵ .
+ (1) Cường mộc, đương lệnh hoặc được sinh mà mạnh mẽ (cường). Hỉ có thổ phân bớt lực, có kim chặt phá , có hỏa tiết tú khí; Kỵ : Thủy sinh mộc, mộc càng nặng hơn.
+ (2) Nhược mộc, mất lệnh hoặc rất ít là Nhược . Hỉ có thủy sinh mộc , mộc tỷ trợ; Kỵ có thổ phân tán bớt lực, có kim khắc hại, có hỏa tiết khí .
+ (3) Phù mộc, thủy nhiều dễ bị phù phiếm (trôi nổi). Hỉ có thổ chế thủy , Kị có kim trợ thủy .
+ (4) Phần mộc , hỏa nhiều thì mộc dễ bị thiêu đốt. Hỉ có thủy khắc hỏa , thổ tiết hỏa; Kỵ có mộc sinh trợ giúp hỏa cháy càng mãnh liệt.
+ (5) Chiết mộc , thổ nhiều thì mộc dễ bị gẫy. Hỉ có thủy sinh mộc , Kỵ thổ dày nặng .
+ (6) Đoạn mộc , kim nhiều thì mộc dễ dàng bị chặt đứt. Hỉ có hỏa chế kim để lưu tồn mộc , có thủy tiết kim sinh mộc ; Kỵ có thổ trợ kim , kim cứng bén nhọn thì mộc càng bị chặt đứt nhanh.
– Mộc Hỉ Kỵ ở bốn mùa:
+ Xuân : Nắm lệnh Vượng. Hỉ : Khí dư vẫn còn lạnh, thích có hỏa để làm ấm áp; gặp thủy được sinh sôi phù trợ, thì ung dung mà thông suốt; gặp thổ mỏng thì của cải phong phú. Kỵ : có thổ nhiều thì trái lại tổn lực; kim nặng thì bị tổn hại, thì sức sống buồn tẻ.
+ Hạ : Nắm lệnh Hưu. Hỉ : Có căn gốc thì lá kết lại, có thủy thịnh thì ẩm ướt, không có thổ thì căn gốc không kiên cố, khuyết kim thì không thể bị chặt đốn. Kỵ : Hỏa vượng thì bị thiêu đốt mà gặp tại họa; thổ dày thì trái lại là gặp tai vạ, bất hạnh; kim nhiều cũng chuyển thành thương tàn; mộc quá nhiều cũng không thể làm dụng .
+ Thu : Nắm lệnh Tử. Hỉ : Mùa Thu khí càng thê lương , hình hài bị điêu tàn, lụn bại; gặp mộc nhiều thì có nhiều Tài năng, là tốt đẹp; đầu mùa Thu hỉ có thủy thổ tương sinh , giữa Thu thì được ưu ái do kim cứng vốn là có gốc để vót mộc, đến tiết Hàn Lộ gặp được hỏa thì mộc đầy đủ. Kỵ :Thổ dày thì bản thân không thể gánh nổi Tài , tiết Sương Giáng thủy thịnh , thì mộc bị nổi trôi mà gặp tai họa.
+ Đông : Nắm lệnh Tướng. Hỉ : Được kim nhiều thì lấy làm dụng , gặp hỏa lấy thành công , cần có thổ dày mà bồi dưỡng . Kỵ : Thủy thịnh thì mất hình dạng, mộc tuy nhiều mà trợ giúp khó khăn.
3. Thủy:
– Vốn là: Ở Bắc phương, âm cực mà sinh ra hàn lạnh, hàn chính là sinh thủy.
– Tính chất : thuộc Thái Âm, là Nhuận Hạ (bên dưới ẩm ướt).
– Hình thể : Tích trữ khí âm hàn lạnh chuyển thành thủy. Thủy tuy là âm vật nhưng có dương hàm chứa bên trong, cho nên hình thể của thủy bên trong quang minh, chính đại .
– Thể chất : Thâm trầm, giấu kín bên trong.
– Thiên can : Nhâm Quý thuộc thủy .
– Địa chi : Hợi Tý thuộc thủy .
– Chi tàng : Hợi Tý Sửu Thìn Thân bên trong đều tàng chứa thủy.
– Sinh khắc : Được kim sinh ; sinh mộc ; bị thổ khắc ; khắc hỏa .
– Chủng loại : thủy phân ra làm 6 loại , các loại có Hỉ Kỵ .
+ (1) Cường thủy , đương lệnh hoặc được trợ giúp mạnh là Cường. Hỉ có hỏa phân bớt lực, gặp thổ thì thành đê điều, gặp mộc tiết tú khí. Kỵ: kim sinh thủy , thủy càng nặng .
+ (2) Nhược thủy , thất lệnh hoặc quá ít là Nhược. Hỉ có kim sinh thủy, có thủy trợ giúp. Kỵ: gặp hỏa phân bớt lực mà sinh cho thổ; gặp thổ khắc chế , gặp mộc tiết khí .
+ (3) Trệ thủy , kim nhiều thủy dễ bị đọng (đình trệ). Hỉ có hỏa chế kim , Kỵ có thổ trợ kim .
+ (4) Súc thủy , mộc nhiều thủy dễ bị cạn khô. Hỉ có hỏa tiết mộc, có kim chế mộc ; Kỵ có thủy sinh trợ thì mộc càng phồn thịnh .
+ (5) Phí thủy, hỏa nhiều thủy dễ thành nước sôi. Hỉ có kim sinh thủy, Kỵ có hỏa thì hỏa càng mạnh.
+ (6) Ứ thủy , gặp thổ nhiều thủy dễ bị ứ đọng. Hỉ có mộc khắc thổ lưu tồn thủy, có kim tiết thổ sinh thủy; Kỵ có hỏa trợ thổ , thổ càng dày cứng.
– Thủy : Hỉ Kỵ ở 4 mùa:
+ Xuân : Nắm lệnh Hưu. Hỉ : có thổ thịnh thì không lo thủy chảy tràn lan; gặp mộc thì có thể làm nên việc lớn; gặp đất kim thì được sinh phù, rất thích gặp hỏa để tương tế (cứu giúp). Kỵ : Thủy thịnh thì dẫn đến sụp đổ không chịu nỗi; kim nhiều, hỏa thịnh đều như nhau thì trái lại đều không thích hợp.
+ Hạ : Nắm lệnh Tù. Hỉ : Thời tiết đang khô hạn, rất thích được kim sinh, mong có được đồng loại để bang phù . Kỵ : Hỏa vượng thì khô cạn không kham nổi, mộc thịnh thì khí tiêu hao, thổ nặng thì dòng chảy bị bế tắc.
+ Thu : Nắm lệnh Tướng. Hỉ : Mẫu vượng Tử tướng , bề ngoài thì sáng sủa, bên trong thì trong suốt; gặp kim thì càng thêm sáng tỏ, “Hỏa đa Tài thịnh, Mộc trọng Thê vinh”. Kỵ : Gặp thổ thì hỗn trọc cho nên lo sợ; thủy nhiều thì chảy tràn lan không kham nổi (thủy đã trọng nặng, mà phương gặp được Thổ thì thanh bình) . Mộc hỏa quá nhiều , cũng không phải là thích hợp.
+ Đông : Nắm Vượng lệnh . Hỉ : chuyên quyền nắm lệnh, gặp hỏa thì tăng thêm ấm áp, mộc thịnh là hữu tình , gặp thổ thì không bị chảy tràn lan. Kỵ : kim nhiều thì không có nghĩa , thổ nhiều thì vô ân (duy chỉ có mùa nước chảy mạnh tràn lan, thì chỉ có thể lấy đê điều để phòng thủ) .
4. Hỏa
– Vốn là: Phương Nam, dương cực mà sinh ra nhiệt, nhiệt chính là sinh ra hỏa.
– Tính chất: Thuộc Thái dương là Viêm Thượng (nóng ở trên).
– Hình thể: Tồn trữ khí dương nóng, chuyển thành hỏa. Hỏa tuy là dương mà âm tồn tại bên trong, cho nên nói Hỏa thể tính bên trong mờ ám.
– Thể chất: Lửa cháy mãnh liệt.
– Thiên can : Bính Đinh thuộc hỏa .
– Địa chi : Tị Ngọ thuộc hỏa .
– Chi tàng : Tị Ngọ Mùi Dần Tuất bên trong đều tàng chứa hỏa .
– Sinh khắc : Được mộc sinh , sinh thổ , bị thủy khắc , khắc kim .
– Chủng loại : Hỏa phân ra làm 6 loại , hòa có hỉ kỵ.
+ (1) Cường hỏa, đương lệnh hoặc được sinh phù mạnh là Cường. Hỉ có kim phân bớt lực, có Thủy tương tế, có thổ tiết tú; Kỵ: mộc sinh hỏa, hỏa càng mạnh.
+ (2) Nhược hỏa , thất lệnh hoặc quá ít là Nhược. Hỉ: có mộc sinh hỏa ,có hỏa trợ giúp; Kỵ: có kim phân bớt lực, gặp thủy khắc bị tắt, gặp thổ che làm mờ tối.
+ (3) Sí hỏa: Mộc nhiều dễ bị mờ tối. Hỉ có kim tiết thổ, có mộc chế thổ; Kỵ: Hỏa sinh thổ, thổ quá nặng. ( Câu này khó hiểu, đúng ra là Mộc nhiều thì hỏa cháy càng mạnh. Hỉ có kim khắc mộc, Kỵ có mộc nhiều)
+ (4) Hối hỏa , thổ nhiều thì cũng dễ bị mờ tối. Hỉ: có kim tiết thổ , có mộc chế thổ; Kỵ có hỏa sinh thổ thì thổ càng nặng.
+ (5) Tức hỏa , kim nhiều hỏa dễ bị tắt. Hỉ có mộc sinh hỏa , Kị có kim quá nặng.
+ (6) Diệt hỏa , thủy nhiều dễ bị biến mất. Hỉ thổ chế thủy mà lưu tồn hỏa , mộc tiết thủy sinh hỏa; Kỵ kim trợ thủy , thủy thịnh vượng .
– Hỏa 4 mùa hỉ kỵ:
+ Xuân : Nắm lệnh Tướng. Hỉ : Mẫu vượng Tử tướng, thấy kim thì có thể thực hiện việc lớn, gặp nhiều quá thì không có đề phòng; gặp mộc ít thì có thể được sinh phù (quá nhiều thì Hỏa Viêm). Thủy dừng thích hợp mà thành Lưỡng Tế . Kỵ : Hỏa thịnh thì gặp nhiều thương tổn, quá khô; thổ nhiều thì không thuận lợi, hàn lạnh mà không phát sáng.
+ Hạ : Nắm lệnh Vượng. Hỉ : Vốn là ở thế nắm quyền, gặp kim thì lương thiện, được Thổ thì thành Giá Sắc (Thổ kim tuy đẹp, nhưng thiếu thủy thì kim khô, thổ bị cháy khét) . Gặp thủy thì tự bản thân không khỏi bị thiêu hủy. Kỵ : Gặp hỏa thì càng lo lắng gặp nguy hiểm, gặp mộc thì bệnh hoạn, chết yểu.
+ Thu: Nắm lệnh Tù. Hỉ : Tính chất là dừng lại, hình thể thì ngưng nghĩ, trùng điệp gặp hỏa mà phát ra ánh sáng rực rỡ, gặp mộc thì được sinh , cũng có thể phục hồi ánh sáng mà gặp điều vui mừng. Kỵ : Gặp thổ nặng thì làm mờ ánh sáng; gặp thủy khắc thì bị diệt; gặp nhiều kim, thì hình thể bị tổn thương .
+ Đông : Nắm lệnh Tử. Hỉ : Gặp Hưu Tuyệt thì hình dạng bị mất , có mộc sinh mà thì được cứu giúp; có thổ chế thủy lấy làm vinh , gặp thủy tương tế thì có lợi. Kỵ : Gặp kim thì khó gánh nổi Tài, gặp thủy khắc tất nhiên gặp phải tai ương .
5. Thổ
– Vốn là: Thuộc Trung ương, âm dương giao nhau mà sinh thấp, Thấp chính là sinh ra thổ.
– Tính chất : thổ không có tính bình thường, vốn là 4 mùa dư khí. Hỉ được tương tế , Kỵ Thái quá hoặc Bất cập (nhiều quá hoặc không đủ).
– Hình thể : Thổ bao bọc 4 loại (ý nói ngũ hành các loại) , cho nên thường kiêm cả Hư lẫn Thật .
– Thể chất : Ngầm chứa khí phân tán mà giữ lại đầy đủ.
– Thiên Can : Mậu Kỷ thuộc thổ .
– Địa Chi : Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc thổ .
– Chi tàng : Thìn Tuất Mùi Tị Ngọ Dần Thân bên trong đều tàng chứa thổ .
– Sinh khắc : Được hỏa sinh ; sinh kim ; bị mộc khắc ; khắc thủy .
– Chủng loại : Thổ phân ra làm 6 loại , các loại đều có Hỉ Kỵ .
+ (1) Cường thổ , đương lệnh hoặc sinh phù nhiều là Cường. Hỉ có thủy phân tán lực, có mộc để khai thông , có kim tiết tú; Kỵ: hỏa sinh thổ thì thổ càng quá nặng .
+ (2) Nhược thổ , thất lệnh hoặc quá ít là Nhược . Kỵ: Thủy phân tán lực , mộc khắc chế , kim tiết khí; Hỉ: hỏa sanh thổ , thổ tỷ trợ .
+ (3) Tiêu thổ , hỏa nhiều thổ dễ bị cháy khét. Hỉ thủy chế hỏa , Kỵ: mộc trợ hỏa .
+ (4) Phần thổ , kim nhiều thổ dễ bị đốt ( Câu này khó hiểu?). Hỉ: Hỏa chế kim , thủy tiết kim;Kỵ: thổ trợ kim , kim cứng cáp đầy đủ .
+ (5) Lưu thổ , thủy nhiều thổ dễ bị đỗ. Hỉ: hỏa sinh thổ , Kỵ: thủy quá nặng.
+ (6) Khuynh thổ , mộc nhiều thổ dễ bị ngã nghiêng. Hỉ: kim chế mộc để lưu tồn thổ , hỏa tiết mộc sinh thổ; Kỵ: thủy trợ mộc , mộc phồn thịnh .
– Thổ 4 mùa Hỉ Kỵ:
+ Xuân : Nắm Tử lệnh. Hỉ : Thế thổ hư nhược , mừng có hỏa sinh phù , thổ tỷ trợ giúp, kim có thể chế mộc mà thành tường vách ( Ghi chú : Kim nhiều vẫn có thể ngầm rút khí thổ). Kỵ : mộc thái quá , thủy phiếm lạm (chảy tràn lan) .
+ Hạ : Nắm Tướng lệnh . Hỉ : Thổ thế táo khô mãnh liệt, gặp thủy thịnh thì tư nhuận thành công , gặp thủy lại gặp kim sinh , càng là hữu ích . Kỵ : Vượng hỏa thì thổ bị nung luyện cháy khét trơ trụi, gặp hỏa lại gặp mộc sinh , thì sinh khắc không có tốt (duy chỉ có thổ thái quá thì hỉ mộc) , gặp thổ nhiều thì bị trục trặc, bị lấp kín mà không thông.
+ Thu : Nắm Hưu lệnh . Hỉ : Tử vượng Mẫu suy , không ngại hỏa trọng , luyện kim thành Tài , yêu thích nhất là mộc thịnh , chế phục thuần lương . Thổ nhiều thì không bằng trợ lực (duy có đến Sương Giáng , phương không có dụng thổ tỷ) . Kỵ: Kim nhiều mà tiêu hao khí , thủy chảy tràn lan thì không còn là tường vách nữa.
+ Đông : Nắm Tù lệnh . Hỉ : Bên ngoài thì lạnh mà bên trong thì ấm. Mộc ấm thì hỏa ấm , thì mùa lạnh trở thành mùa Xuân, tiếp tục gia tăng có thổ trợ giúp, thì lại càng tốt đẹp. Kỵ : Kim thủy khí đều hàn lạnh, thì thổ dễ bị đóng băng, lại tiếp tục gia tăng thân nhược, gốc là bị tổn thọ .
CHƯƠNG CƯỜNG, NHƯỢC
Luận mệnh lấy Nhật can làm chủ, là bản thân. Thân có cường hoặc nhược, quan hệ rất là trọng yếu, cho nên lấy để luận.
1. Luận Thân cường
* Cấu thành thân cường
(1) Nguyệt lệnh vượng tướng: như nhật can là Giáp mộc, sinh tại mùa Xuân, mùa Đông.
(2) Nhiều phù trợ: Như Nhật can Giáp mộc, tứ trụ nhiều thủy, nhiều mộc (Tứ trụ, tức là năm tháng ngày giờ, là 4 loại Can Chi vậy).
(3) Chi được khí: Như nhật can Giáp mộc, sinh tại năm Hợi, ngày Dần, giờ Mão (Giáp sinh tại Hợi, Lộc tại Dần, Vượng tại Mão, khí thịnh là đắc khí).
* Phân biệt thân cường
(1) Mạnh nhất: Đương lệnh lại còn nhiều trợ giúp (Đương lệnh tức là nguyệt lệnh vượng tướng).
Ví dụ :
Giáp Dần |
Đinh Mão |
Giáp Tý (Nhật chủ) |
Giáp Tý |
Giáp,Bính,Mậu |
Ất |
Quý |
Quý |
Lộc |
Đế vượng |
Mộc dục |
Mộc dục |
Giáp mộc vượng ở mùa Xuân, lại gặp tháng Mão là Đế vượng cho nên đương lệnh (nắm lệnh) tứ trụ, lại có 4 mộc 2 thủy bang phù trợ giúp, cho nên thành Tối cường (mạnh nhất).
(2) Mạnh trung bình: nhiều phù trợ mà không được lệnh ( Thất lệnh là không được lệnh, tức là Nguyệt lệnh suy nhược).
`Ví dụ :
Giáp Dần |
Quý Dậu |
Ất Hợi (Nhật chủ) |
Bính Tý |
Giáp,Bính,Mậu |
Tân |
Nhâm,Giáp |
Quý |
Đế vượng |
Tuyệt |
Tử |
Bệnh |
Ất mộc Tử ở mùa Thu, lại gặp Dậu là nơi Tuyệt địa, cho nên thất lệnh. Song, Tứ trụ có 3 thủy trợ giúp, 3 mộc bang phù, cho nên là Trung Cường (mạnh trung bình).
+ Chỉ đắc lệnh mà ít bang phù.
Ví dụ:
Giáp Dần |
Bính Tý |
Nhâm Dần (Nhật chủ) |
Bính Ngọ |
Giáp,Bính,Mậu |
Quý |
Giáp,Bính,Mậu |
Đinh,Kỉ |
Bệnh |
Đế vượng |
Bệnh |
Thai |
Nhâm thủy vượng ở mùa Đông, tháng Tý lại là Đế vượng cho nên đắc lệnh. Song, tứ trụ hoàn toàn không phân bố vị trí kim thủy để trợ giúp, cho nên cũng thành Trung Cường.
(3) Thứ cường: Đã không nắm lệnh, lại ít được bang phù, nhưng năm ngày giờ thì đắc khí.
Ví dụ:
Tân Hợi |
Đinh Dậu |
Giáp Dần (Nhật chủ) |
Đinh Mão |
Nhâm,Giáp |
Tân |
Giáp,Bính,Mậu |
Ất |
Trường sinh |
Thai |
Lộc |
Đế vượng |
Giáp mộc Tử ở mùa Thu, cho nên mất lệnh, thiên can lại hoàn toàn không có thủy mộc bang trợ giúp đỡ, năm Hợi gần kề được Trường sinh, ngày Dần thì được Lộc, giờ Mão thì Đế vượng, tháng Dậu ở Thai, đều đắc khí, cho nên thành là Thứ Cường vậy.
* Hỉ Kị khi gặp Thân cường
Thân cường thì hỉ Ức. Ức cấu thành có 4 nguyên nhân:
(1) Thụ khắc: Tức là cái khắc ta, như Giáp mộc gặp kim khắc.
(2) Bị tiết khí: Tức là cái Ta sinh, như Giáp mộc gặp hỏa tiết.
(3) Bị phân bớt khí lực: Tức cái Ta khắc, như Giáp mộc gặp thổ phân bớt lực.
(4) Khí bị suy: Như Giáp mộc gặp Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất (xem chương luận khí Giáp mộc bị suy).
Thân cường kỵ phù trợ. Phù cấu thành có 3 nguyên nhân:
(1) Thụ sinh: Tức sinh cho Ta, như Giáp mộc gặp thủy sinh.
(2) Đắc thụ: Tức cùng hành với Ta, như Giáp mộc gặp mộc.
(3) Khí thịnh: Như Giáp mộc gặp Hợi Tý Sửu Dần Mão (xem chương luận khí Giáp mộc thịnh).
Thiếu bá thử 1 đoạn cùng anh lesoi, nếu không sai nhiều thì có thời gian sẽ phụ cùng anh:
2. Luận Thân nhược
* Cấu thành thân Nhược:
(1) Nguyệt lệnh suy nhược: Như Nhật can Giáp mộc sinh vào mùa Hạ, mùa Thu.
(2) Nhiều Khắc Tiết: Như nhật can Giáp mộc, tứ trụ có nhiều kim, nhiều hỏa.
(3) Chi bị mất khí: Như Nhật can Giáp mộc, gặp năm Tị, ngày Ngọ, giờ Thân (Giáp mộc Bệnh ở Tị, Tử ở Ngọ, Tuyệt ở Thân, khí suy là mất khí).
* Phân biệt thân Nhược
(1) Tối nhược: Đã mất lệnh, lại gặp nhiều khắc tiết, ví như:
Mậu Thân |
Canh Thân |
Giáp Ngọ (Nhật chủ) |
Canh Ngọ |
Canh,Mậu,Nhâm |
Canh,Mậu,Nhâm |
Đinh,Kỉ |
Đinh,Kỉ |
Tuyệt |
Tuyệt |
Tử |
Tử |
Giáp mộc Tử vào mùa thu (cực suy), cho nên mất lệnh. Tứ trụ lại có Đinh hỏa tiết khí, có 4 kim khắc chế, cho nên thành cực nhược.
(2) Nhược trung bình: nhiều khắc tiết mà đương lệnh.
Ví như:
Bính Thìn |
Canh Dần |
Giáp Ngọ (Nhật chủ) |
Canh Ngọ |
Mậu,Ất,Quý |
Giáp,Bính,Mậu |
Đinh,Kỉ |
Đinh,Kỉ |
Suy |
Lộc |
Tử |
Tử |
Nhật can Giáp mộc, tứ trụ dù có 3 hỏa tiết khí, 2 kim một lúc khắc. Song, Giáp mộc vượng ở mùa xuân (vượng nhất), không bằng nắm lệnh, cho nên thành Trung Nhược.
+ Thất lệnh mà ít bị khắc tiết.
Ví như:
Giáp Dần |
Bính Tý |
Đinh Mão (Nhật chủ) |
ẤtTị |
Giáp,Bính,Mậu |
Quý |
Ất |
Bính,Mậu,Canh |
Tử |
Tuyệt |
Bệnh |
Đế vượng |
Đinh hỏa tuy Tử ở mùa đông (cực nhược) mà mất lệnh. Song, tứ trụ lại đều không gặp thủy khắc cùng thổ tiết, mà lại có 4 mộc 2 hỏa trợ giúp, cho nên cũng thành là Trung Nhược.
(3) Thứ nhược: không mất lệnh, ít bị khắc tiết, nhưng năm ngày giờ lại vô khí. Ví như:
Tân Tị |
Tân Sửu |
Nhâm Dần (Nhật chủ) |
Quý Mão |
Bính,Mậu,Canh |
Kỉ,Quý,Tân |
Giáp,Bính,Mậu |
Ất |
Tuyệt |
Suy |
Bệnh |
Tử |
Nhâm thủy vượng vào mùa Đông, đương lệnh. Thiên Can lại có 2 kim 1 thủy trợ giúp. Năm Tị, Nhâm ở Tuyệt; ngày Dần, Nhâm ở Bệnh; giờ Mão, Nhâm ở Tử; tháng Sửu, Nhâm ở Suy. Cả 4 Chi đều bị mất khí, cho nên Nhật chủ thành là Thứ Nhược.
* Hỉ Kỵ khi gặp thân nhược
(1) Thân nhược, Hỉ có phù trợ. Phù được cấu thành như trên đã luận về thân cường gặp Hỉ hoặc Kỵ.
(2) Thân nhược, Kỵ bị Ức chế. Ức Chế được cấu thành như trên đã luận về thân cường gặp Hỉ hoặc Kỵ.
Ghi chú:
+ Chữ Lộc là Lâm Quan (tính theo vòng Trường sinh)
+ Trụ ngày, tôi viết thêm chữ ” Nhật chủ” nhằm giúp các bạn mới nhập môn dễ nhận ra. Chứ đúng ra thì không cần ghi, chỉ cần biết từ trái sang phải là trình tự theo năm, tháng, ngày, giờ.
+ Do Tử Bình có quá nhiều thuật ngữ cần phải biết, cho nên tôi cố gắng hạn chế các từ ngữ Hán Việt; thay vào đó tìm những từ mang tính Việt hóa để cho các bạn mới nhập môn dễ hiểu.
Chương Lục Thần
Lý của Ngũ hành vốn chỉ là sinh Ta, khắc Ta, Ta sinh, Ta khắc. Nhưng không đặt danh tính thì sinh ra bất tiện khi tường thuật, cho nên dùng danh từ để thay thế ngũ hành âm dương sinh khắc vậy. Đương nhiên việc lập ra các danh từ thay thế này, vẫn giữ ngũ hành sinh khắc để đánh giá nhân mệnh. Những ngũ hành sinh khắc tỉ hòa gồm có: Thương Quan, Thất Sát, Chính Quan, Thực Thần, Thiên Tài, Chính Tài, Kiêu thần, Chính Ấn, Tỉ kiên, Kiếp Tài , cộng lại có 10 loại. Mà thần thì chỉ có 6, là tại sao vậy? Bởi vì Tỉ kiên Kiếp tài không thể thành cách, mà Thiên- Chính Tài, Thiên- Chính Ấn, lại có tên là Tài Ấn; vừa bỏ Tỉ Kiếp mà lại hợp thành Tài Ấn, cho nên cộng các Thần lại chỉ còn có 6 mà thôi.
1. Thương Quan
* Cấu thành Thương quan :
Là cái Ta sinh, mà cùng hành với ta nhưng dị tính (khác tính chất) vậy.
Ví như:
Nhật can là Giáp mộc gặp Đinh hỏa, mộc có thể sinh hỏa, Đinh hỏa là do Giáp mộc sinh ra. Mà Giáp là dương tính, Đinh là âm tính, âm dương khác nhau do đó Đinh là Thương Quan của Giáp.
Chú thích: Giáp thấy Đinh, thấy Ngọ; Ất thấy Bính, thấy Tị; Bính thấy Kỷ, thấy Sửu Mùi; Đinh thấy Mậu, thấy Thìn Tuất; Mậu thấy Tân, thấy Dậu; Kỷ thấy Canh, thấy Thân; Canh thấy Quý, thấy Tý; Tân thấy Nhâm, thấy Hợi; Nhâm thấy Ất, thấy Mão; Quý thấy Giáp, thấy Dần; đều là Thương Quan.
* Sơ lược giải thích Thương Quan:
Giáp mộc thấy Đinh hỏa là Thương Quan. Đinh hỏa là do Giáp mộc sinh ra, chính là cha con trong một gia đình. Đinh dựa vào thế lực của Giáp, để phát ra tú khí cho Giáp mộc, cho nên là người nhiều thông minh, có năng lực. Nhưng mà chỉ có đơn độc lấy tên Thương Quan, là sao vậy? Giáp mộc lấy Tân kim làm Chính Quan. Chính Quan giống như một Huyện có Quan chủ trì. Nhân dân cư ngụ ở bên dưới, ở nơi tốt thì nhờ có quy tắc, khuôn phép, không dám tùy tiện ngông cuồng làm bậy, làm trái làm xấu. Mà Đinh hỏa thấy Tân kim Chính Quan, chính là dựa vào thế lực để tấn công gây hại, cho nên gọi là Thương Quan. Nếu con người không có phục tùng sự quản lý của Quan, nhất định là muốn vượt qua khỏi sự trói buộc của bản thân, thấy Quan tinh đến thì nhất định muốn tấn công gây hại. Cho nên Thương Quan cách đa số là người hay kiêu ngạo, hay giấu kín không cho ai biết mình, song bản thân cũng rất nhiều tài năng. Năng lực thích tấn công nhiều hơn là chịu đựng, bản thân không chịu gò bó, trói buộc, hay coi thường pháp luật, vượt qua khuôn phép, làm nên điều xằng bậy, không có ác thì không làm vậy. Vốn là như thế, giả sử một lòng chịu sự quản lý ở dưới, thì sợ hình phạt nghiêm khắc của pháp luật, còn không cần rèn luyện bản thân trước đó thì phải chịu nhận lấy hình phạt vậy. Cho nên Thương Quan nhất định có nhiều tài năng hơn người, mà lại cũng gặp nhiều thảm khốc, tai họa lớn vậy.
* Năng lực của Thương quan: Tiết thân, sinh tài, địch Sát, tổn Quan.
Sự việc trong Thiên hạ, có lợi thì nhất định cũng có hại. Lợi hại cũng cần phân biệt, tức là ở chỗ gánh chịu cùng không gánh chịu vậy. Lục Thần đã có năng lực, ở trên phối hợp đã có gánh chịu cùng không gánh chịu, thì nhất định cũng có lợi, có hại. Đã có lợi, có hại, lại có hỉ kỵ, tất cả kết thành kể ra các Lợi, Hại, Hỉ, Kỵ như sau:
* Thương Quan có lợi:
+ Tiết thân: Nhật can cường. Tài Quan không có khí, tức là lấy cường làm bệnh hoạn, vì thế thích Thương Quan. Thương Quan có thể phát ra cường khí của Nhật can, khiến cho hành lộ hết ra ngoài vậy.
Ví như: Quý Sửu/ Ất Mão/ Ất Hợi/ Bính Tý
Ất mộc sinh ở mùa Xuân, lại có nhiều thủy mộc sinh phù. Bản thân mừng có Thời thượng (can giờ) nạp hỏa Thương Quan tiết thân, thổ tú. Nếu không, dứt khoát chỉ là một Ngoan Mộc (là Mộc ngu, không biết gì mà lại làm càng) vậy.
+ Sinh Tài: Thân cường, Tài nhược, càng thích Thương Quan. Thương Quan có thể lưu thông khí của Nhật can. Phát sinh của cải về sau, giúp cho bản thân sử dụng, như: Mậu Dần/ Giáp Dần/ Ất Hợi/ Bính Tý
Mộc vượng thành rừng, Mậu thổ là Tài, chịu khắc quá nặng. May mắn có Bính hỏa Thương Quan tiết mộc sinh thổ, Nhật can vượng khí được lưu thông mà lại vừa cứu hộ Tài tinh còn bất túc (không đủ), làm nên sự nghiệp lớn vậy.
+ Địch Sát: Sát trọng thân khinh, hết cử động gây ra bị kềm chế, cũng thích Thương Quan. Thương Quan có thể địch Sát để bảo vệ thân, khiến cho bản thân được tự do.
Ví như: Mậu Tý/ Tân Dậu/ Ất Dậu/ Bính Tý
Ất mộc sinh Mùa Thu vốn là điêu tàn, sợ nhất là Tân kim Thất Sát khắc phạt. May mắn có Bính hỏa Thương Quan chế địch Sát, giải nguy cho Nhật nguyên vậy.
+ Tổn Quan: Quan trọng (nặng) thân khinh (nhẹ), hết cử động là bị trói buộc. Cũng rất thích có Thương Quan, Thương Quan có thể tổn thương Quan để bảo vệ thân, khiến cho bản thân được thoải mái.
Ví như: Canh Thân/ Giáp Thân/ Ất Mão/ Bính Tuất
Ất mộc sinh ở đầu mùa Thu, chồng chất gặp dương kim khắc, tức là Quan trọng mà thân khinh. Bính hỏa Thương quan, có khả năng ức chế kim Quan tinh. Tuy không có thể phù nhược, nhưng lại có công trừ cường, cũng đủ dẫn đến yên ổn.
* Thương Quan có hại:
+ Tiết thân: Nhật can nhược, sợ gặp Thương Quan. Tự bản thân không có thời gian nhàn rỗi, sao lại kham nỗi tiếp tục gặp tên cướp Thương Quan làm tổn hại.
Ví như: Tân Sửu / Đinh Dậu/ Ất Mão/ Bính Tuất
Nhật nguyên Ất mộc, gặp kim khắc phạt, hỏa là tên trộm làm tổn khí, gặp thổ thì bị dày vò tổn thất, lại vừa gặp tiết giữa Thu là Tử lệnh, quá suy nhược. Trong trường hợp đó gặp Bính hỏa Thương Quan tiết thân, cũng là Kỵ thần vậy.
+ Sinh Tài: Tài quá vượng, càng sợ Thương Quan. Thân nhược đã không thể gánh nỗi Tài, sao chịu nổi lại tiếp tục gặp Thương Quan sinh Tài.
Ví như: Bính Thân /Mậu Tuất /Ất Sửu /Ất Mão
Thổ trọng mộc chiết (Thổ nặng thì mộc gẫy), Tài vượng thân khinh. Bính hỏa Thương Quan sinh Tài chính là Hổ mọc thêm cánh, trợ lực cho kẻ giết người gây ra tai vạ, đáng sợ thay!
+ Địch Sát: Thân cường Sát yếu, tức là sợ Thương Quan. Thân là nơi mượn Sát làm quyền, cớ sao lại còn tiếp tục gặp Thương Quan đối địch mà khứ mất.
Ví như: Bính Dần /Tân Mão /Ất Hợi /Quý Mùi
Xuân mộc là phương vượng, địa chi hội thành Mộc cục. Nguyệt thượng (can tháng) Tân kim Thất Sát, lấy Búa Rìu theo mùa mà nhập sơn lâm, chất mộc không thể dùng được. Là vừa lại có Bính hỏa Thương Quan làm đối địch, chất lượng giảm sút là không phải nhẹ.
+ Tổn Quan: Thân trọng Quan khinh, cũng sợ Thương Quan. Phương bản thân lấy Quan làm tôn kính, sao kham nổi tiếp tục gặp Thương Quan làm tổn hại.
Ví như: Giáp Dần /Bính Dần /Ất Mão /Canh Thìn
Bát tự bên trong chứa đến 5 mộc. Rừng đầy dãy, hoàn toàn nhờ Thời thượng (can giờ) Canh kim Chính Quan, phạt mộc thành vật dùng, không may gặp Bính hỏa Thương Quan khắc Canh, cùng với ví dụ ở trên để lại đồng nhất một sự đáng tiếc.
* Thương Quan là Hỉ:
+ Tiết thân: Nhật can cường, thích hợp có Thương Quan. Đã gặp Thương, mừng gặp Tài để lưu thông; Nhật can nhược, sợ Thương Quan. Đã gặp Thương, mừng có Ấn thụ để chế phục.
+ Sinh Tài: Thân cường thì thích Thương Quan. Đã gặp Thương, mừng có Tài nhiều để phát sinh hưng thịnh; Thân nhược Tài nhiều có Thương Quan. Đã gặp Thương, mừng có Ấn thụ lấy để chế phục.
+ Địch Sát: Sát trọng thân khinh, thích Thương Quan. Đã gặp Thương, mừng có Tỉ Kiếp Thực Thương sinh trợ; Thân cường Sát ít sợ Thương Quan, tức là gặp Thương, hỉ gặp Tài để hòa giải.
+ Tổn Quan: Quan trọng Thân khinh, mừng gặp Thương Quan. Đã gặp Thương, hỉ có Tỉ Kiếp Thực Thần để sinh trợ; Thân cường Quan nhược, sợ Thương Quan, đã gặp Thương, hỉ gặp Tài để hòa giải.
* Thương Quan là Kỵ:
+ Tiết thân: Nhật can cường, thích Thương Quan. Đã gặp Thương, kỵ gặp Ấn để khắc khứ; Nhật can nhược, sợ Thương Quan, đã gặp Thương thì lại tiếp tục sinh Tài, thân chuyển thành tiết nhược.
+ Sinh Tài: Thân cường Tài nhược thích hợp Thương Quan, đã gặp Thương thì kỵ gặp Ấn để khắc khứ; Thân nhược Tài nhiều, sợ Thương Quan, đã gặp Thương, kỵ tiếp tục sinh Tài, chuyển thành tiết nhược.
+ Địch Sát: Sát trọng Thân khinh, thích Thương Quan. Đã gặp Thương, kỵ Tài vượng sinh Sát;
Thân cường Sát ít, sợ Thương Quan. đã gặp Thương, kỵ Tỉ Kiếp Thực Thương để sinh trợ.
+ Tổn Quan: Quan nhiều Thân nhược, thích Thương Quan. Đã gặp Thương, kỵ Tài vượng sinh Quan; Thân trọng Quan khinh, sợ Thương Quan. Đã gặp Thương, kỵ Tỉ Kiếp Thực Thương để sinh trợ.
2. Thất Sát (còn gọi là Thiên Quan)
* Cấu thành Thất sát: Khắc Ta mà đồng tính với Ta, chính là Thất Sát.
Ví như: Nhật can là Giáp mộc, gặp Canh kim. Kim có thể khắc mộc, là Canh kim khắc Giáp mộc. Mà Giáp là dương tính, Canh cũng là dương tính. Dương dương đồng tính, cho nên Canh tức là Thất Sát của Giáp.
Ghi chú: Giáp gặp Canh gặp Thân; Ất gặp Tân gặp Dậu; Bính gặp Nhâm gặp Hợi; Đinh gặp Quý gặp Tý; Mậu gặp Giáp gặp Dần; Kỷ gặp Ất gặp Mão. Canh gặp Bính gặp Tị; Tân gặp Đinh gặp Ngọ; Nhâm gặp Mậu gặp Thìn Tuất; Quý gặp Kỷ gặp Sửu Mùi. Đều là Thất Sát.
* Giải thích sơ lược về Thất Sát: Thất sát còn có tên là Thiên Quan. Hai dương tương khắc, hai âm tương khắc, cũng như 2 nam không thể ở chung được, 2 nữ cũng không thể chung sống với nhau, không thể phối ngẫu (kết duyên), cho nên gọi là Thiên Quan. Lại lấy cách nhau 7 ngôi, mà cùng nhau khắc chiến, cho nên gọi là Thất Sát. Thất Sát là thảm thương bao trùm không có ân nghĩa, chuyên lấy công thân làm đầu. Ví như kẻ tiểu nhân nhiều hung bạo, không có kỵ kiêng sợ. Nếu không có phép tắc chế tài, không có trừng trị, không có giới hạn, nhất định là đã thương chủ. Cho nên nếu có chế, thì gọi là Thiên Quan. Không có chế, gọi là Thất Sát. Nhất định cần có chế hợp sinh hóa, không có thái quá (quá nhiều), bất cập (không đủ), vốn là mượn thế lực của kẻ tiểu nhân, hộ vệ cho vua, lấy thành uy quyền, tạo ra mệnh nhiều đại phú, đại quý. Nếu khiến cho sinh hóa bất cập, Nhật chủ suy nhược, Thất Sát gặp nhiều, họa đến không thể nói hết. Nếu Thất Sát chỉ có một, chế phục quá nặng, nếu như tiếp tục gặp hành vận chế phục, thì cũng như hết pháp luật mà không có dân; tuy mạnh như Hổ, cũng không thi hành mệnh lệnh vậy.
* Năng lực của Thất Sát : Háo Tài, sinh Ấn, công thân, chế Kiếp.
– Thất Sát có lợi:
+ Hao Tài (tổn hao Tài): Thân nhược, Ấn khinh Tài trọng, rất thích Thất Sát, lấy Sát có thể làm hao Tài, đều có thể trợ giúp Ấn vậy.
Ví như: Đinh Mão/ Giáp Thìn/ Tân Mão/ Mậu Tý
Tân kim Tù ở mùa Xuân, cả bầy mộc vượng ở mùa xuân, vừa nhìn có thể thấy được là Tài trọng,Thân khinh. Mậu tuy sinh Tân nhưng chính là bị khắc ở Giáp, thì chỉ có Đinh hỏa Thất Sát, tiết khí làm tiêu hao Giáp mộc là vượng Tài, sinh Mậu thổ là độc Ấn đang suy mà lập nên sự nghiệp vậy.
+ Sinh Ấn: Thân và Ấn cùng suy, thích nhất là Thất Sát. Sát có thể sinh Ấn, khiến cho Ấn tiếp tục sinh thân vậy.
Ví như: Mậu Dần/ Giáp Dần/ Tân Mão/ Đinh Dậu
Nhật chủ Tân kim sinh ở mùa Xuân không có lực. Tuy có Dậu kim Mậu thổ giúp đỡ, nhưng chính Mậu bị Giáp khắc, Mão với Dậu xung mà lại còn gặp vượng mộc thành rừng, là Tài đa Thân nhượclà bệnh. May mắn có Đinh hỏa Thất Sát tiết khí Giáp mộc là vượng Tài, sinh Mậu thổ là Ấn đang bị suy, khiến Ấn tiếp tục sinh thân. Hết sức bổ cứu cho sự thiên lệch là tốt vậy.
+ Công thân: Xem Thiên Can quá vượng, quá vượng thì thân không có chỗ dựa, cho nên rất thích Thất Sát. Thất Sát tuy công thân, nhưng lực của thân có thể gánh nổi, cho nên lấy được quyền uy vậy.
Ví như: Tân Dậu/ Đinh Dậu/ Tân Dậu/ Giáp Ngọ
Tân kim sinh ở mùa Thu, tiếp tục gặp 3 Dậu 1 Tân, cường vượng đạt đến cực điểm, diệu kỳ là có Đinh hỏa Thất Sát. Luyện kim mà thành khí, công thân để lấy uy quyền, đây là mệnh cục rất tốt vậy.
+ Chế Kiếp: Thân cường Tài nhược, lại gặp Kiếp Tài, khắc Tài là cùng cực, cũng thích Thất Sát. Thất Sát có thể chế phục Kiếp Tài, khiến cho không bị bại vậy.
Ví như: Đinh Dậu/ Canh Tuất/ Tân Dậu/ Giáp Ngọ
Nhất trọng Giáp mộc Chính Tài, Canh kim Kiếp Tài nắm lệnh , cướp đoạt hầu như hết. May mắn có Đinh hỏa Thất Sát chế Kiếp Tài, luận kỳ công dụng, thứ nhất là chế Kiếp, thứ hai là cứu Tài, thay đổi chế Kiếp tức là cứu Tài vậy.
– Thất Sát có hại:
+ Háo Tài: Nhật can cường, Ấn trọng Tài khinh, tức là sợ Thất Sát, Sát đã làm hao Tài, lại trợ Ấn vậy.
Ví như: Đinh Sửu/ Canh Tuất/ Tân Sửu/ Ất Mùi
Tân gặp thổ nặng, may mắn có Nguyệt thượng (Can tháng) là Canh kim giá hợp trợ giúp, kim chưa bị chôn vùi, gọi là Thân Ấn lưỡng cường. Ất mộc là Thiên Tài, để Đinh hỏa Thất Sát làm tiêu hao, chưa lập được công khai thông thổ, Bát tự vẫn thuộc loại Thiên khô, thì Thất Sát làm hao Tài là điều hung dữ, cho nên khó khăn là không thể không gặp.
+ Sinh Ấn: Nhật can nhược, Ấn cường, càng sợ Thất Sát, Ấn nhiều thì thân ít mà thành “Mẫu đa Tử bệnh” (Mẹ mạnh, con bệnh). Không kham nổi nếu tiếp tục gặp Thất Sát, sinh Ấn khắc thân.
Ví như: Mậu Tuất/ Kỷ Mùi/ Tân Mùi/ Đinh Dậu
Thổ vượng mà nhiều, giống như núi băng. Nhật nguyên là Tân, Mẫu vượng Tử hư, là kim bị chôn vùi thì không thích hợp vậy. Đinh hỏa Thất Sát, sinh thổ Ấn để trợ giúp mà gây ra tai vạ, khắc chế Nhật chủ suy nhược mà bắt nạt chủ, sinh ra họa hoạn, làm sao mà thích hợp được.
+ Công thân: Nhật can suy nhược, tức sợ Thất Sát, nhật nhược vừa là chủ uể oải, sao lại kham nổi mà tiếp tục gặp Thất Sát.
Ví như: Đinh Mão/ Ất Tị/ Tân Mão/ Ất Mùi
Tân sinh tháng Tị, đã lo lắng bị mất lệnh. Quần mộc vượng hỏa, tranh giành tồi tàn. Lại ít được trợ giúp, kỳ nhược cũng biết, hoặc lấy Đinh hỏa Thất Sát công thân mà nói, cùng chúng Tài ức chế Nhật chủ là bệnh, cân đo khinh trọng thì giống như 50 bộ với 100 bộ vậy. ( Bộ: là đơn vị đo độ dài ngày xưa, một bộ bằng 5 thước)
+ Chế kiếp: Nhật can nhược nương nhờ Kiếp, cũng sợ Thất Sát. Phương mà Thân dựa vào Kiếp để duy trì, sao lại kham nổi tiếp tục gặp Thất Sát chế khứ.
Ví như: Giáp Thìn/ Đinh Mão/ Tân Mùi/ Canh Dần
Tân kim sinh ở mùa Xuân là mất lệnh, đối địch với mùa của bầy mộc, có thể dựa vào Canh kim Kiếp Tài, giúp cho Tân kim cũng có khả năng khắc mộc. Chính là mừng không thiếu sự trợ giúp để đánh giặc, nhưng gặp Đinh hỏa Thất Sát chế trụ Canh kim, góp thêm cánh tay mà chặn đứng cổ họng, đành ôm quá thất vọng.
* Thất Sát là Hỉ:
– Háo Tài: Thân nhược, Ấn khinh (nhẹ) Tài trọng (nặng), thích Thất Sát. Đã gặp Sát, hỉ Ấn Tỉ giúp thân; Thân cường, Ấn trọng Tài khinh, sợ Thất Sát. Đã gặp Sát, hỉ Thương Thực lấy chế Sát mà sinh Tài.
– Sinh Ấn: Thân Ấn đều suy, thích Thất Sát. Đã gặp Sát, hỉ Sát trọng sinh Ấn; Nhật nhược, Ấn cường giống Thất Sát. Đã gặp Sát, hỉ Thực Tài lấy chế cả hai.
– Công thân: Nhật can cường, thích Thất Sát. Đã gặp Sát, hỉ Tài vượng để sinh; Nhật can nhược, sợ Thất Sát, đã gặp Sát, hỉ Ấn vượng để giải trừ.
– Chế Kiếp: Thân cường, có Kiếp, thích Thất Sát. Đã gặp Sát, hỉ Tài vượng để sinh; Thân nhược, cậy nhờ Kiếp, sợ Thất Sát. Đã gặp Sát, hỉ Thực Thương lấy để chế.
* Thất Sát là Kỵ:
– Háo Tài: Thân nhược, Ấn khinh Tài trọng, thích Thất Sát, đã gặp Sát, kỵ Thương Thực sinh Tài chế Sát; Thân cường, Ấn trọng Tài khinh, sợ Thất Sát, đã gặp Sát, kỵ Sát tiếp tục gia tăng thêm cường.
– Sinh Ấn: Thân Ấn đều suy, thích Thất Sát, đã gặp Sát, kỵ Thực Thương chế khứ; Nhật nhược, Ấn cường sợ Thất Sát, đã gặp Sát kỵ Sát tiếp tục gia tăng thêm cường.
– Công thân: Nhật can cường, thích Thất Sát, đã gặp Sát, kỵ Thực Thương tiếp tục chế khứ; Nhật can nhược, sợ Thất Sát, đã gặp Sát kỵ Tài lại sinh.
– Chế Kiếp: Nhật cường có Kiếp, thích Thất Sát, đã gặp Sát, kỵ Thực Thương đến chế khứ; Nhật nhược, dựa vào Kiếp, sợ Thất Sát, đã gặp Sát, kỵ Tài vượng tiếp tục sinh.
3. Chính Quan
* Cấu thành Chính quan : Khắc TA mà cùng TA là dị tính, tức là Chính Quan. Ví như:
Nhật can Giáp mộc, gặp Tân kim, kim có thể khắc mộc, Tân kim khắc Giáp mộc , mà Giáp là dương tính, Tân là âm tính, âm dương khác nhau, cho nên Giáp gặp Tân là Chính Quan.
Chú thích: Giáp gặp Tân gặp Dậu; Ất gặp Canh gặp Thân; Bính gặp Quý gặp Tý; Đinh gặp Nhâm gặp Hợi; Mậu gặp Ất gặp Mão; Kỷ gặp Giáp gặp Dần; Canh gặp Đinh gặp Ngọ; Tân gặp Bính gặp Tị; Nhâm gặp Kỷ gặp Sửu Mùi; Quý gặp Mậu gặp Thìn Tuất. Đều là Chính Quan.
* Sơ lược giải thích về Chính Quan:
Chính Quan là 6 cách chính khí, tôn danh là Trung Tín, có đạo “Tề gia trị quốc”. Cái dương gặp âm khắc, âm gặp dương khắc, như người có 1 chồng, 1 vợ. Âm dương điều hòa, cương nhu phối hợp, là thành đạo vậy, Quan phủ là cai quản vậy. Một Huyện có Quan nhân cư ngụ trị vì, ở dưới đều chịu quản thúc, dù có ngông cuồng cũng phải tuân theo quy cũ, phép tắc. Đạo lý làm người là hợp với lẽ phải, không nên phóng túng, buông thả mà làm trái. Tùy tiện không có Quan nhân cai quản , thì sẽ vượt qua khuôn khổ pháp luật, do đó lấy chế thân ta chính là Chính Quan, vạn lần không thể gặp tổn phá vậy. Nguyệt lệnh đề cương là Quan, giống như là nơi phủ làm việc của Thái Thú (chức Quan ngày xưa), vốn là Quan Huyện lệnh, đứng đầu để quản lý. Niên thượng (Can năm) là Quan địa vị cao nhất. Nhưng mà cũng cần xem kỹ kỳ cường nhược như thế nào, mà nhận định so sánh vậy.
* Năng lực của Chính Quan: Dẫn Tài, Sinh Ấn, câu thân, chế Kiếp.
– Chính Quan có lợi:
+ Dẫn Tài: Thân cường, Tài nhược, vì thế mừng có Chính Quan. Chính Quan có thể dẫn Tài, câu thân (hạn chế thân cường), để giữ Tài vậy. Ví như:
Ấn |
Chính Tài |
Nhật chủ |
Chính Quan |
Ất Tị |
Tân Tị |
Bính Tý |
Quý Tị |
Bính,Mậu,Canh |
Bính,Mậu,Canh |
Quý |
Bính,Mậu,Canh |
Tỉ,Thực,Thiên Tài |
Tỉ,Thực,Thiên Tài |
Chính Quan |
Tỉ,Thực,Thiên Tài |
Lộc |
Lộc |
Thai |
Lộc |
Bính hỏa sinh đầu mùa Hạ, có 3 Tị Lộc có thể nói là vượng. Tân kim là Tài, không khỏi bị Hỏa đa tiêu dong (hỏa nhiều nấu chảy tiêu tan), trở lại cậy nhờ kim thủy Chính Quan khắc hỏa cứu kim, vốn gọi là Dẫn Tài vậy.
+ Sinh Ấn: Thân cường Ấn nhược, càng thích Chính Quan. Chính Quan có thể câu thúc (hạn chế) Nhật can, mà sinh cho Ấn thụ vậy. Ví như:
Chính Tài |
Chính Quan |
Nhật chủ |
Ấn |
Tân Tị |
Quý Tị |
Bính Tý |
Ất Mùi |
Bính,Mậu,Canh |
Bính,Mậu,Canh |
Quý |
Kỉ,Đinh,Ất |
Tỉ,Thực,Thiên Tài |
Tỉ,Thực,Thiên Tài |
Chính Quan |
Thương,Kiếp,Ấn |
Lộc |
Lộc |
Thai |
Suy |
Ất mộc thoái khí, bỏ đi không bằng như Bính hỏa đang vượng, sao so sánh Bính được 2 Lộc, không phải Mẫu đa Tử hoạn quá yếu. Can tháng Quý thủy Chính Quan, hạn chế bớt uy lực của hỏa, trợ giúp thế lực cho mộc, có công sinh Ấn cũng lớn vậy.
+ Câu thân: Nhật can quá vượng, quá vượng thì thân không có chỗ dựa, tức là thích Chính Quan. Chính Quan có thể câu thúc (hạn chế) Nhật can, không dám làm trái gây ác vậy. Ví như:
C. Tài |
C. Quan |
Nhật chủ |
Tỉ |
Tân Mão |
Quý Tị |
Bính Ngọ |
Bính Thân |
Ất |
Bính,Mậu,Canh |
Đinh,Kỉ |
Canh,Mậu,Nhâm |
Ấn |
Tỉ,Thực,T.Tài |
Kiếp,Thương |
T.Tài,Thực,Sát |
Mộc dục |
Lộc |
Đế vượng |
Bệnh |
Bính Nhật chủ quá vượng. May mắn có hỉ Quý thủy Chính Quan khắc hỏa làm cho bớt nóng, có công quản chế thân, tiếc là “Bôi thủy xa tân” (dùng chén nước để cứu hỏa). Song, có Tân Thân lưỡng kim sinh cho Quý thủy còn yếu, chủ được sinh liên tục, vẫn có thể đạt được vậy.
+ Chế Kiếp: Nhật can đã vượng, lại gặp Kiếp Tài, Kiếp thịnh tức là trợ thân làm nghịch, cũng thích Chính Quan. Chính Quan có thể chế khứ Kiếp Tài, khiến cho Nhật can bản thân được tốt vậy. Ví như:
C.Quan |
Kiếp |
Nhật chủ |
Kiếp |
Quý Tị |
Đinh Tị |
Bính Tý |
Đinh Dậu |
Bính,Mậu,Canh |
Bính,Mậu,Canh |
Quý |
Tân |
Tỉ,Thực,T.Tài |
Tỉ,Thực,T.Tài |
Quan |
C.Tài |
Lộc |
Lộc |
Thai |
Tử |
Nhật chủ đã vượng, thêm lấy 2 Tỉ 2 Kiếp, Dậu kim là Tài tinh gặp nguy vậy. Quý thủy Chính Quan, khắc chế hỏa Tỉ kiên, vốn là ganh đua nhưng không đủ mạnh. Song, Quý thủy được Lộc ở Tý, được sinh ở Dậu, cũng đủ lấy khứ lưỡng Đinh Kiếp Tài, không thể luận như “Dương thang chỉ phí” (nước sôi ngừng lại bốc hơi) vậy.
– Chính Quan có hại:
+ Dẫn Tài: Thân nhược, Tài cường, vì thế sợ Chính Quan, lấy Tài cường thân đã sợ không thể gánh nổi, sao còn kham nổi lại gặp tiếp tục Chính Quan, dẫn Tài mà trói buộc thân. Ví dụ như:
C.Quan |
C.Tài |
Nhật chủ |
Tỉ |
Quý Sửu |
Tân Dậu |
Bính Tý |
Bính Thân |
Kỉ,Quý,Tân |
Tân |
Quý |
Canh,Mậu,Nhâm |
Thương,Quan,C.Tài |
C.Tài |
Quan |
T.Tài,Thực,Sát |
Dưỡng |
Tử |
Thai |
Bệnh |
Kim nhiều hỏa ít, ở giữa mùa Thu, nhật nguyên là Bính, mệnh thuộc Tài cường Thân nhược, lại gặp tiếp Quý thủy Chính Quan, dẫn vượng Tài. Khắc suy Nhật chủ, càng nguy, cho nên lấy Tài làm gốc của bệnh, cũng lấy Quan làm dấu hiệu của bệnh vậy.
+ Sinh Ấn: Thân nhược, Ấn cường, lại càng sợ gặp Chính Quan. Ấn nhiều thì thân ít, Mẫu đa Tử bệnh, sao lại kham thêm Chính Quan hại thân sinh Ấn. Ví như:
C.Quan |
C.Ấn |
Nhật chủ |
C. Ấn |
Quý Mão |
Ất Mão |
Bính Tý |
Ất Mùi |
Ất |
Ất |
Quý |
Kỉ,Đinh,Ất |
C.Ấn |
C.Ấn |
Quan |
Thương,Kiếp,Ấn |
Mộc dục |
Mộc dục |
Thai |
Suy |
Bính hỏa sinh ở mùa xuân, lại vừa gặp 4 mộc, Ấn nhiều mà vượng, tức không khỏi Mẫu đa Tử bệnh. Quý thủy Chính Quan khắc thân chắc chắn không phải mừng, nhưng mà kỳ sinh Ấn chẳng những trợ giúp gánh vác mà càng làm gia tăng gây ra tai vạ vậy.
+ Câu thân: Nhật can suy nhược, tức sợ Chính Quan. Thân nhược, đã chủ uể oải, sao lại tiếp tục kham nổi gặp Chính Quan hại thân. Ví như:
T.Tài |
T.Tài |
Nhật chủ |
Tỉ |
Canh Thìn |
Canh Thìn |
Bính Tý |
Bính Thân |
Mậu,Ất,Quý |
Mậu,Ất,Quý |
Quý |
Canh,Mậu,Nhâm |
Thực,Ấn,Quan |
Thực,Ấn,Quan |
Quan |
T.Tài,Thực,Sát |
Quan đái |
Quan đái |
Thai |
Bệnh |
Nhật nguyên Bính hỏa, trừ thời thượng (can giờ) chuyên nhất Tỉ kiên, bên ngoài là giúp thân, còn lại đều là Thần tiết khắc, yếu và không có gánh nổi Tài, đảm đương Thân Tý Thìn hội cục, Quan tinh kết thành bè đảng, trói buộc thân mà gặp tai vạ, gây ra hung hăng bạo ngược vậy.
+ Chế Kiếp: Thân nhược dụng động, cũng sợ Chính Quan. Thân cậy nhờ động để duy trì. Sao còn kham nổi tiếp tục gặp Chính Quan chế khứ. Ví như:
Kiếp |
Quan |
Nhật chủ |
Kiếp |
Đinh Dậu |
Quý Sửu |
Bính Tý |
Đinh Dậu |
Tân |
Kỉ,Quý,Tân |
Quý |
Tân |
Tài |
Thương,Quan,Tài |
Quan |
Tài |
Tử |
Dưỡng |
Thai |
Tử |
Bính tuy mất lệnh ở mùa đông, may mắn gặp Đinh hỏa Kiếp Tài, can đầu lưỡng thấu, mà có thể dựa lấy để giúp thân, nhưng kề bên lại có Quý thủy Chính Quan chế khứ Kiếp Tài, làm tinh hoa mất hết, kỳ thế nguy hiễm vậy.
* Chính Quan là Hỉ:
– Dẫn Tài: Thân cường, Tài nhược thích Chính Quan, đã gặp Quan, hỉ Tài vượng để sinh. Tài đa thân nhược sợ Chính Quan, đã thấy Quan, hỉ Ấn vượng để tiết.
– Sinh Ấn: Thân cường, Ấn nhược thích Chính Quan, đã gặp Quan, hỉ Quan vượng sinh Ấn; thân nhược Ấn cường sợ Chính Quan, đã gặp Quan, hỉ Thực Tài để cả 2 cùng chế.
– Câu thân: Nhật can cường, thích Chính Quan, đã gặp Quan, hỉ Tài vượng để sinh. Nhật can nhược, sợ Chính Quan, đã gặp Quan, hỉ Ấn vượng để giải.
– Chế Kiếp: Thân cường có Kiếp, thích Chính Quan, tức gặp quan, hỉ Tài vượng lấy sinh. Thân nhược dựa vào Kiếp, sợ Chính Quan, đã gặp Quan, hỉ Ấn lấy sinh thân.
* Chính Quan là Kỵ:
– Dẫn Tài: Thân cường, Tài nhược thích Chính Quan, đã gặp Quan, kỵ Thiên Ấn lấy tiết nhược. Thân nhược Tài cường, sợ Chính Quan, đã gặp Quan, kỵ Tài Quan tiếp tục gia tăng thêm trọng.
– Sinh Ấn: Thân cường Ấn nhược thích Chính Quan, đã gặp Quan, kỵ Thực Thương lấy hợp chế . Thân Ấn đều cường, sợ Chính Quan, đã gặp Quan, kỵ Quan Ấn tiếp tục gia tăng thêm trọng.
– Câu thân: Nhật can cường, thích Chính Quan, đã gặp Quan, kỵ Thực Thương lấy hợp chế. Nhật can nhược, sợ Chính Quan, đã gặp Quan, kỵ Tài vượng phát sinh.
– Chế Kiếp: Thân cường có Kiếp, thích Chính Quan, đã gặp Quan, kỵ Thực Thương lấy hợp chế. Thân nhược cậy nhờ Kiếp, sợ Chính Quan, đã gặp Quan, kỵ Tài Quan tiếp tục gia tăng thêm trọng.
4. Thực Thần
* Cấu thành Thực thần: Là cái TA sinh ra, mà cùng với TA là đồng tính vậy. Ví như:
Nhật can Giáp mộc, gặp Bính hỏa, mộc có thể sinh hỏa. Bính hỏa là do Giáp mộc sinh, mà là dương tính, Bính cũng là dương tính, lưỡng tính tương đồng, cho nên Giáp gặp Bính tức là Thực Thần.
Ghi chú: Giáp gặp Bính gặp Tị; Ất gặp Đinh gặp Ngọ; Bính gặp Mậu gặp Thìn Tuất; Đinh gặp Kỷ gặp Sửu Mùi; Mậu gặp Canh gặp Thân; Kỉ gặp Tân gặp Dậu; Canh gặp Nhâm gặp Hợi; Tân gặp Quý gặp Tý; Nhâm gặp Giáp gặp Dần; Quý gặp Ất gặp Mão. Đều là Thực Thần vậy.
* Sơ lược về Thực Thần:
Thực Thần là một tên của Tước tinh, lại còn có tên là Thọ tinh. Cái dương sinh dương, âm sinh âm, tuy là tiết khí, mà Thực thần là chỗ sinh ra Tài. Nguyên chính là Dưỡng Mệnh, thân cùng Thực thần cũng như Phụ Tử, Tử vượng thì sinh khởi cho Tài, lấy phụng dưỡng Phụ Mẫu, sao không phải là Tước tinh ư. Thân vừa lại lo sợ nhất là Thất Sát đến khắc Thọ tức là không lâu dài, Thực thần chính là có thể chế phục được Thất Sát, khiến cho không dám đến khắc, để cho toàn thân được thoải mái đi lại làm cho giàu có hơn, là lực của Thực thần vậy, sao không phải là Thọ tinh ư. Tài được Thực sinh, giàu có, rộng rãi, phong phú không hết, tiếp theo là con người được tước lộc, giàu có phong phú. Sát bị Thực chế mà không dám gây ra họa, sau đó là con người được sống thọ lâu dài, Thực thần này sở dĩ có nhiều là do ở nhân mệnh tạo ra vậy.
* Năng lực của Thực thần: Tiết thân, sinh Tài, chế Sát, tổn Quan.
– Thực Thần có lợi:
+ Tiết thân: Nhật can cường, Tài Quan vô khí, tức là lấy cường không biết gì mà làm càn, là bệnh, vì thế thích Thực thần. Thực thần có thể giúp cho Nhật can tiết ra tú khí vậy. Ví như: Quý Sửu/ Ất Mão/ Giáp Tý/ Bính Dần
Giáp Ất Dần Mão hoàn toàn ở Đông phương. Xuân mộc chính vượng, cũng biết là thân cường, lại thêm Quý Tý lưỡng thủy sinh mộc càng sợ quá nhiều, toàn cục đều không thông suốt, duy chỉ có hỉ Bính hỏa Thực thần, phát tiết tú khí, ở trên không đến nổi gây nên Ngoan Mộc (Mộc làm càn) vậy.
+ Sinh Tài: Thân cường, Tài nhược, càng thích Thực thần, Thực thần có thể tiết ra tú khí sinh Tài vậy. Ví như: Kỷ Mão/ Bính Dần/ Giáp Tý / Ất Hợi
Can Giáp Ất, chi Dần Mão. Kiếp Tỉ như rừng, cướp đoạt hết mất Kỷ thổ Chính Tài. Nếu không có Bính hỏa Thực thần sinh Tài, thế lực sã là Thân vượng mà không có chỗ dựa thì là Hạ mệnh vậy.
+ Chế Sát: Sát trọng Thân khinh, thân hết cử động được là bị kềm chế. Tức là thích Thực thần, Thực thần có thể chế phục Thất Sát. Ví như một tướng mà đảm nhận cửa ải để thâu phục quần tà, mà thân được lấy tự do vậy.
Ví như: Canh Thân/ Giáp Thân /Giáp Tuất/ Bính Dần
3 mộc 3 kim, lấy chất lượng để luận, không có phân chia cao thấp. Nhưng mà Thu kim đang vượng, Thu Mộc điêu linh, lấy thế lực để luận. Mộc tự không địch nổi kim, Sát chính là mạnh hơn thân, mà cần ở Bính hỏa Thực thần để chế Sát vậy.
+ Tổn quan: Quan cường, thân nhược, thân hết cử động nghĩa là bị trói buộc, cũng thích Thực thần. Thực thần có thể hợp Quan để thân tồn tại, khiến thân dần dần được thoải mái. Ví như:
Tân Dậu/ Bính Thân/ Giáp Tuất/ Bính Dần
Giáp mộc ở mùa Thu, gặp Thân Dậu Tuất Tân, Quan vượng quá sợ. Bính hỏa Thực thần, khắc hợp Tân kim, khiến cho thế lực của kim bị giảm xuống, nhật chủ được nâng lên, phép Tổn Quan tức là có thể cứu chủ vậy.
– Thực Thần có hại:
+ Tiết thân: Nhật can nhược, vì thế sợ Thực thần. Ở trên Thân đã không khỏe mạnh, sao còn kham nổi lại tiếp tục gặp Thực thần tiết khí. Ví như: Ất Dậu/ Bính Tuất/ Giáp Tuất/ Ất Sửu
Thiên can Giáp Ất Bính, Địa chi Sửu Tuất Dậu, mùa sinh ở tháng 9 mùa Thu. Thổ kim chiếm ưu thế, Giáp nhật chủ vẫn lo sợ Tài Quan vượng, Bính hỏa Thực thần đã sinh Tài lại vừa tiết thân, quả thật chủ đã nhược thì không phải là hỉ vậy.
+ Sinh Tài: Tài Quan, thân nhược, càng sợ Thực thần. Thân đã không thể gánh nổi Tài, hà cớ sao kham nổi lại tiếp tục gặp Thực thần tiết thân sinh Tài.
+ Chế Sát: Thân cường Sát ít, tức sợ Thực thần. Phương mà Thân lấy Sát làm quyền, cớ sao kham nổi lại tiếp tục gặp Thực thần chế khứ. Ví như:
Sát |
Thực |
Nhật chủ |
Kiếp |
Canh Dần |
Bính Tuất |
Giáp Dần |
Ất Hợi |
Giáp,Bính,Mậu |
Mậu,Tân,Đinh |
Giáp,Bính,Mậu |
Nhâm,Giáp |
Tỉ,Thực,T.Tài |
T.Tài,Quan,Thương |
Tỉ,Thực,T.Tài |
Kiêu,Tỉ |
Lộc |
Dưỡng |
Lộc |
Trường sinh |
Giáp tuy mất lệnh ở mùa Thu, gặp 2 Dần Lộc, giờ được Trường sinh. Cả Hình cùng Khí đều không nhược, mà sợ sinh ra tạp. Đang có Canh kim Thất Sát khắc phạt, sao Bính hỏa Thực thần lại chế trụ Canh kim. Búa rìu (kim) chưa lập công hoàn thành nhiệm vụ thì sao giúp thành Đống Lương (Người có tài gánh vác được việc quan trọng cho đất nước (như Tể Tướng), gọi là Đống Lương).
+ Tổn Quan: Thân vượng Quan nhược, cũng sợ Thực thần. Phương mà Thân lấy Quan làm tôn kính, sao lại kham nổi còn tiếp tục gặp Thực thần hợp khứ. Ví như:
Thực |
Quan |
Nhật chủ |
Kiếp |
Bính Tuất |
Tân Mão |
Giáp Tý |
Ất Hợi |
Mậu,Tân,Đinh |
Ất |
Quý |
Nhâm,Giáp |
T.Tài,Quan,Thương |
Kiếp |
Ấn |
Kiêu,Tỉ |
Dưỡng |
Đế vượng |
Mộc dục |
Trường sinh |
Xuân mộc mà còn nhiều trợ giúp, đã vượng mà cường thì mất đi sự tinh hoa, mở đầu nhờ cậy Tân kim Chính Quan, nhưng mà lại có Bính hỏa Thực thần khắc hợp Tân Quan chính là dụng oai không có đất, Tổn thất hết một Quan, cho nên Bát tự chỉ là tầm thường, giảm mất thần sắc làm sao mà cho tốt.
* Thực thần là Hỉ:
– Tiết thân: Nhật can cường, thích Thực thần, đã gặp Thực, hỉ Tài lấy lưu thông. Nhật can nhược, sợ Thực thần, đã gặp Thực, hỉ Ấn để hợp chế.
– Sinh Tài: Thân cường, Tài nhược, thích Thực thần, đã gặp Thực, hỉ Tài nhiều sinh phát. Thân nhược, Tài cường, sợ Thực thần, đã gặp Thực, hỉ Ấn trợ thân vượng.
– Chế Sát: Sát trọng thân khinh, thích Thực thần, đã gặp Thực, hỉ Tỉ Kiếp Thực Thương sinh trợ. Thân cường, Sát thiển, sợ Thực thần, đã gặp Thực, hỉ gặp Tài để hòa giải.
– Tổn Quan: Quan nhiều, thân nhược, thích Thực thần, đã gặp Thực, hỉ Tỉ Kiếp Thực Thương sinh trợ. Thân trọng, Quan khinh, sợ Thực thần, đã gặp Thực, hỉ gặp Tài để hòa giải.
* Thực thần là Kỵ:
– Tiết thân: Nhật can cường, thích Thực thần, đã gặp Thực, kỵ Kiêu Ấn đoạt khứ mất. Nhật can nhược, sợ Thực thần, đã gặp Thực, sợ tiếp tục sinh Tài. Chuyển thành tiết nhược.
– Sinh Tài: Thân cường, Tài nhược, thích Thực thần, đã gặp Thực, kỵ Kiêu Ấn đoạt khứ. Thân nhược, Tài cường, sợ Thực thần, đã gặp Thực, kỵ Tài nhiều chuyển thành tiết nhược.
– Chế Sát: Sát trọng, thân khinh, thích Thực thần, đã gặp Thực, kỵ Tài tinh sinh Sát. Thân cường Sát ít, sợ Thực thần, đã gặp Thực, kỵ Tỉ Kiếp Thực Thương tiếp tục trợ Thực.
– Tổn Quan: Quan nhiều, thân nhược, thích Thực thần, đã gặp Thực, kỵ Tài trọng tiết Thực sinh Quan. Thân trọng, Quan khinh, sợ Thực thần, đã gặp Thực, kỵ Tỉ Kiếp Thực Thương tiếp tục trợ Thực.
5. Thiên, Chính Ấn (Thiên Ấn còn gọi là Kiêu Thần)
* Cấu thành Thiên, Chính ấn: Sinh TA mà cùng TA đồng tính là Thiên Ấn. Sinh TA mà cùng TA là dị tính là Chính Ấn. Ví như:
Nhật chủ Giáp mộc thấy Nhâm Quý thủy, thủy có thể sinh mộc, Giáp mộc là Nhâm Quý thủy sinh. Giáp là dương tính, Nhâm cũng là dương tính, lưỡng tính tương đồng, do đó Giáp gặp Nhâm vốn là Thiên Ấn. Giáp là dương tính, Quý là âm tính, âm dương tương dị, do đó Giáp gặp Quý vốn là Chính Ấn.
Ghi chú: Giáp gặp Nhâm gặp Hợi; Ất gặp Quý gặp Tý; Bính gặp Giáp gặp Dần; Đinh gặp Ất gặp Mão; Mậu gặp Bính gặp Tị; Kỷ gặp Đinh gặp Ngọ; Canh gặp Mậu gặp Thìn Tuất; Tân gặp Kỷ gặp Sửu Mùi; Nhâm gặp Canh gặp Thân; Quý gặp Tân gặp Dậu. Đều là Thiên Ấn.
Giáp gặp Quý gặp Tý; Ất gặp Nhâm gặp Hợi; Bính gặp Ất gặp Mão; Đinh gặp Giáp gặp Dần; Mậu gặp Đinh gặp Ngọ; Kỷ gặp Bính gặp Tị; Canh gặp Kỉ gặp Sửu Mùi; Tân gặp Mậu gặp Thìn Tuất; Nhâm gặp Tân gặp Dậu; Quý gặp Canh gặp Thân. Đều là Chính Ấn.
* Sơ lược về Thiên, Chính Ấn:
Ấn thụ, chính là ngũ hành sinh ra TA. Chính là nguyên khí của TA, là sinh khí, là Phụ Mẫu, lại vừa có thể hộ Quan tinh của ta khiến cho thân không bị thương khắc. Cách này vốn là chủ thông minh, nhiều trí tuệ. Tính tình hiền lành, nhân ái, gọi là Thiện lương, bình sinh ít bệnh, mà cũng ít gặp hung tàn. Nếu làm Quan thì nhất định thanh liêm, không hạn chế là văn hay võ, đều giữ ấn tín.
* Năng lực của Thiên – Chính Ấn: Sinh thân, tiết Quan Sát, ngự Thương, tỏa Thực
* Thiên, Chính Ấn có lợi:
– Sinh thân: Nhật can nhược, đang cậy nhờ Ấn thụ sinh phù giúp cho thân vượng. Ví như:
Đinh Mão/ Tân Hợi/ Mậu Tý/ Bính Thìn
Hợi Mão bán hợp Mộc cục, Tý Thìn bán hợp Thủy cục, mùa sinh ở đầu mùa Đông là thủy lệnh, thì trọng ở thủy mộc Tài Quan, mà Mậu thổ Nhật chủ lại nhẹ. Mừng có Đinh hỏa Chính Ấn, Bính hỏa Thiên Ấn, hợp lực sinh thân, khiến cho Nhật chủ có thể gánh được Tài Quan. Sự nghiệp ích lợi, sao còn ít tốt đẹp ư.
– Tiết Quan Sát: Nhật can nhược, Quan Sát lực cường, Thân không thể đảm nhận. Có thể cậy nhờ vào Ấn thụ tiết Quan Sát mà trợ thân. Ví như: Quý Mão/ Ất Mão/ Mậu Tý / Đinh Tị
Quan trọng, Thân khinh, lấy Ất mộc Chính Quan đắc lệnh. Mậu thổ Nhật nguyên nhờ Đinh hỏa Chính Ấn, trộm tiết khí vượng Quan mà sinh trợ cho Nhật chủ suy nhược, cứu nguy cho nguyên cục. Cho nên Ấn thụ rất nhiều tạo ra sinh cho mệnh dân.
– Ngự Thương: (Chống lại Thương Quan) Nhật can nhược, Thương Quan lực trọng, hoàn toàn nhờ cậy Ấn thụ hộ giá chống lại Thương Quan. Ví như: Mậu Tuất/ Tân Dậu/ Mậu Thân/ Đinh Tị
Kim nhiều (Thân,Dậu,Tuất hội phương Tây) mà còn ở Kim lệnh, trộm khí làm tiêu hao Mậu thổ mãnh liệt. Tuy có trụ năm lưỡng Tỉ, có thể giúp đỡ thân, nhưng mà không bằng Đinh Tị lưỡng Ấn ngự chế Thương Quan, lập công càng lớn. Tục ngữ nói: “Dương thang chỉ phí, bất như phủ để trừu tân” (nghĩa là: Nước nóng bốc lên thì chỉ có sôi, không bằng cái búa đến bửa thì củi ngắn lại), tức là ý này vậy.
– Tỏa Thực: (Áp chế Thực Thần), Nhật can nhược, Thực thần thái trọng, đang cần nhờ Ấn tỏa Thực tư thân (Áp chế Thực thần để sinh thân). Ví như: Bính Thân/ Bính Thân/ Mậu Tuất/ Canh Thân
Mậu gặp 1 Canh 3 Thân. Tiết khí gia tăng, hỉ gặp Bính hỏa Thiên Ấn (Kiêu thần) sinh thân để áp chế Thực, mà lấy tình thế quyền hành. Việc thay đổi Sát sinh thân là quan trọng, nếu như câu nệ ở Thuyết lấy Kiêu đoạt Thực thì là kỵ rồi.
* Thiên, Chính Ấn có hại:
– Sinh thân: Nhật can cường, Tài Quan lực yếu, càng sợ Ấn thụ trợ thân. Ví như: Bính Thìn/ Mậu Tuất/ Mậu Ngọ/ Nhâm Tuất
Trọng thổ, trọng hỏa, nhật can cực cường, mà Quan tàng không có lực. Tài lộ bị Kiếp, thuộc Hạ mệnh. Trong trường hợp đó, cần gì có Bính Ngọ lưỡng Ấn sinh thân nữa, vì Ấn đã làm quá nặng. Việc trước mắt cần khứ bỏ là thượng sách thôi.
– Tiết Quan Sát: Nhật can cường, Quan Sát lực yếu, càng sợ Ấn thụ tiết. Ví như: Ất Mùi/ Bính Tuất/ Mậu Ngọ/ Kỷ Mùi
Bát tự trong chứa đến 5 thổ, Tỉ Kiếp đã nhiều, Nhật chủ cường, may mắn có Ất mộc Chính Quan dùng để khai thông thổ, hạn chế bớt thân cường. Nhưng lại có Bính hỏa Ngọ hỏa, Ấn thụ tiết Quan. Dẫn đến Quan không thể trực tiếp khắc Nhật chủ, sao không phải là sự nghiệp bị tiêu hết đó sao.
– Ngự Thương: Nhật can cường, Thương Quan lực yếu, càng sợ Ấn thụ ngự khứ Thương Quan. Ví như: Bính Tuất/ Tân Sửu/ Mậu Tuất/ Mậu Ngọ
Thổ vượng, thân cường, cần dựa vào Tân kim Thương Quan, phát tiết tú khí, song Bính hỏa Kiêu Ấn, ngự khứ Tân kim dẫn đến Nhật chủ vượng không có chỗ dựa. Mệnh cục không thể cứu vãn, tức là do chữ Ấn vậy.
– Tỏa Thực: Nhật can cường, Thực Thần lực yếu, càng sợ Ấn phong tỏa Thực. Ví như: Canh Tý/ Bính Tuất/ Mậu Tuất/ Mậu Ngọ
Mệnh này cùng với ở trên là gần như giống nhau, vượng thổ dựa vào Canh kim Thực thần để thổ tú, không thích Bính hỏa Kiêu Ấn phong tỏa chế Thực thần, cũng là mệnh có Bệnh nặng mà Dược nhẹ. Thổ trọng là Bệnh, Bính hỏa càng làm thêm bệnh vậy.
* Thiên, Chính Ấn là Hỉ:
– Sinh thân: Nhật can nhược, có Ấn thụ sinh thân, tốt nhất là có Quan tinh sinh Ấn. Nhật can cường, lại còn có Ấn thụ sinh thân, tức Hỉ có Tài để chế.
– Tiết Quan Sát: Nhật can nhược, Quan Sát cường, có Ấn thụ tiết Quan Sát. Hỉ Ấn Thân lưỡng vượng. Nhật can cường, Quan Sát nhược, lại có Ấn thụ tiết Quan Sát, hỉ có Tài phù Quan Sát.
– Ngự Thương: Nhật can nhược, Thương Quan cường, có Ấn thụ hộ giá ngự chế Thương Quan. Hỉ Ấn vượng ngự Thương, trợ thân. Nhật can cường, Thương Quan nhược, lại có Ấn thụ hộ giá ngự chế Thương Quan. Hỉ Tài vượng khắc Ấn lấy chế.
– Tỏa Thực: Nhật can nhược, Thực thần cường, có Ấn thụ hợp Thực, Hỉ Ấn vượng trợ thân khứ Thực. Nhật can cường, Thực thần nhược, lại có Ấn tỏa Thực, Hỉ Tài vượng khắc Ấn để chế.
* Thiên, Chính Ấn là Kỵ:
– Sinh thân: Nhật can nhược, Hỉ có Ấn thụ trợ thân, kỵ Tham Tài Phôi Ấn. Nhật can cường, lại có Ấn thụ trợ thân, kỵ lại gặp Ấn phù thân vượng.
– Tiết Quan Sát: Nhật can nhược, Quan Sát cường, may mắn có Ấn thụ tiết Quan, Sát, kỵ Tham Tài Phôi Ấn. Nhật can, Quan Sát nhược, lại có Ấn thụ tiết Quan Sát, tái kỵ Ấn phù thân vượng.
– Ngự Thương: Nhật can nhược, Thương Quan cường, mừng có Ấn thụ ngự Thương, kỵ Tham Tài Phôi ấn. Nhật can cường, Thương Quan nhược, lại có Ấn thụ ngự chế Thương, kỵ Ấn phù thân vượng.
– Tỏa Thực: Nhật can nhược, Thực thần cường, mừng có Ấn phong tỏa Thực, kỵ Tham Tài Phôi Ấn. Nhật can cường Thực thần nhược, lại có Thiên Ấn đoạt Thực, kỵ Ấn phù thân vượng.
6. Thiên, Chính Tài
* Cấu thành Thiên, Chính Tài : Là cái TA khắc, cùng TA mà Dị tính là Chính Tài. Đồng tính là Thiên Tài. Ví như:
Nhật chủ là Giáp mộc, gặp Mậu Kỷ thổ, mộc có thể khắc thổ, Giáp mộc khắc Mậu Kỷ thổ. Giáp là dương tính, Mậu cũng là dương tính, lưỡng tính tương đồng, do đó Mậu là Thiên Tài; Giáp là dương tính, Kỷ là âm tính, âm dương khác tính cho nên Kỷ của Giáp là Chính Tài.
Chú thích: Giáp gặp Mậu Thìn Tuất; Ất gặp Kỷ gặp Sửu Mùi; Bính gặp Canh Thân; Đinh gặp Tân Dậu; Mậu gặp Nhâm Hợi; Kỷ gặp Quý Tý; Canh gặp Giáp Dần; Tân gặp Ất Mão; Nhâm gặp Bính Tị; Quý gặp Đinh Ngọ. Đều là Thiên Tài.
Giáp gặp Kỷ Sửu Mùi; Ất gặp Mậu Thìn Tuất; Bính gặp Tân Dậu; Đinh gặp Canh Thân; Mậu gặp Quý Tý; Kỷ gặp Nhâm Hợi; Canh gặp Ất Mão; Tân gặp Giáp Dần; Nhâm gặp Đinh Ngọ; Quý gặp Bính Tị. Đều là Chính Tài.
* Sơ lược giải thích về Thiên, Chính Tài:
Nguyên nhân làm sao mà con người luôn đi tìm cái lợi, không dùng tinh thần tâm lực cũng không thể được. Cái TA khắc tại sao gọi là Tài? Tức là phải bỏ ra công lao sức lực của Ta, mà về sau Ta hưởng được vậy. Có tinh lực, sau đó có thể mưu tính được tài, có thể dùng để hưởng thụ, Bát tự cũng như vậy. Lấy ở thân cường, là phương có thể gánh nổi Tài; thân nhược Tài vượng, thì y như con người bị suy mà không thể đảm nhận được Dù có được Tài ngẫu nhiên, cũng không thể hưởng thụ. Mà lại có thể Tài là nguyên nhân gây ra họa, cho nên hành mệnh mà luận Tài, cũng cần trước tiên là xem vào Thân mệnh, cũng không phải là cứ có Tài nhiều định là đẹp vậy. Tục lấy Chính Tài làm Thê Tài, còn Thiên Tài làm của cải mọi người, cũng có khi lấy Chính Tài làm nên từ mồ hôi, nước mắt mà có Tài, còn Thiên Tài làm từ ngoài ý muốn, may mắn mà được Tài, đều là trái với thông lý, không thể câu nệ, cố chấp.
* Năng lực của Thiên, Chính Tài: Sinh Quan Sát, tiết Thương Thực, chế Kiêu, phôi Ấn.
– Thiên, Chính Tài có lợi:
+ Sinh Quan Sát: Nhật can cường, Quan Sát lực khinh, ở trên hoàn toàn không tốt, đương cậy nhờ Chính Thiên Tài sinh khởi Quan Sát, phương có thể thành là quý cách. Ví như:
Ất Hợi/ Giáp Thân/ Canh Dần / Đinh Sửu
Đinh hỏa như hạt đậu không thể chế ngự cả một khối lớn kim, thân quá nặng mà Quan quá nhẹ. Giáp Ất song Tài đều thấu, sinh trợ Chính Quan, đủ giúp cho thân quá nặng. Cho nên Bát tự có thể gánh nổi thành quý; cùng dựa vào ở Tài sinh Quan, không phải gần Quan là khắc thân vậy.
+ Tiết Thương Thực: Nhật can cường, Thương Thực lực lượng cũng cường, tuy Nhật can thấu khí, để tiết khí ở Thương Thực, mà Thương Thực thì ngăn chặn ức chế chưa thư thả, đang cậy nhờ vào Chính Thiên Tài tiết khí, dựa vào để khai thông. Ví như:
Quý Mão/ Canh Thân/ Canh Tý/ Canh Thìn
Đầu Thu, có 3 Canh, chi toàn là Thân Tý Thìn, Can năm thấu Quý, kim thủy đều lộ, Mẫu cường Tử kiện, bởi lẽ Canh sinh thủy, mà tú khí phát ra Quý thủy Thương Quan, lấy Mão mộc Chính Tài tiết khí mà cũng được nương nhờ, sinh sinh không ngừng vậy.
+ Chế Kiêu: Nhật can cường, Thiên Ấn lực lượng cũng cường, thân vượng sao lại cần Ấn thụ. Đương cậy nhờ vào Thiên Tài chế khứ Kiêu thần, khiến cho thân không bị hung tàn, ví như:
Giáp Thìn/ Mậu Thìn/ Canh Thân/ Giáp Thân
Canh kim lưỡng đắc Thân lộc, không lo yếu đuối suy nhược, một Mậu 2 Thìn là Kiêu Ấn sinh thân, trái lại như 2 con ngựa đóng kèm thân, không bằng nhờ cậy Giáp mộc Thiên Tài lấy để khứ mất mà thanh tịnh vậy.
+ Phôi Ấn: Nhật can cường, Chính Ấn lực lượng cũng cường, thân vượng không cần Chính Ấn. Đương cậy nhờ Chính Tài phá bớt Ấn, khiến cho thân không quá vượng. Ví như:
Ất Hợi/ Kỷ Sửu/ Canh Thân/ Ất Dậu
Canh Nhật đắc Lộc ở Thân, thừa Vượng ở Dậu, đầu Khố ở Sửu, căn cơ cực thâm, cho nên không cần gặp bang phù. Trong trường hợp đó, Ất mộc Chính Tài, phá hư Kỷ thổ Chính Ấn, chính là lấy khứ đi cái rườm rà mà còn lại cái giản đơn vậy.
– Thiên, Chính Tài có hại:
+ Sinh Quan Sát: Nhật can nhược, rất sợ Tài vượng sinh Quan Sát đến khắc Nhật can. Ví như:
Giáp Dần/ Đinh Mão/ Canh Ngọ/ Ất Dậu
Mộc vượng kim suy, Tài đa Thân nhược, kị nhất là tiếp tục gặp Tài sinh Quan, khiến cho Quan đến khắc thân, tình thế càng nguy hiểm, chính là mộc hỏa Tài Quan loài sói lang làm phản tặc, lần lượt gây ra tai vạ, lại càng không coi thường vậy.
+ Tiết Thương Thực: Nhật can nhược, rất sợ gặp Thương Thực tiết Tài, lấy lực lượng của Nhật can để phân biệt. Ví như:
Quý Mùi/ Ất Mão/ Canh Tý/ Canh Thìn
Canh kim mất lệnh, lại thiếu giúp đỡ, cho nên sợ bầy thủy tiết khí. Song, nếu chỉ gặp thủy tinh, sao lại gặp thêm mộc đến tiết thủy, chuyển thành bị phân tán lực. Thì Tài tiết Thương Thực mà phong tỏa lực của Nhật chủ. Cùng Tài sinh Quan Sát mà khắc thân vậy.
+ Chế Kiêu: Nhật can nhược, rất sợ Tài tinh chế khứ Kiêu thần là nguồn để sinh cho Nhật can. Ví như: Mậu Thìn/ Giáp Tý/ Canh Dần/ Giáp Thân
Thủy mộc thành bầy, Canh kim bị tiết không ngừng. Mậu thổ Kiêu Ấn tuy sinh Canh, làm sao mà sinh vì bị thụ chế ở Giáp Tài. Tài thần trái lại gần như gây ra hoạn nạn cho thân, mà có thể hại Mẫu, loại bỏ căn gốc. Làm họa càng sâu là ở nơi tiết Thương Thực, sinh Quan Sát vậy.
+ Phôi Ấn: Nhật can nhược, rất sợ Tài tinh, phá hư Chính Ấn, tuyệt đứt kỳ sinh trợ, ví như:
Ất Mùi/ Kỷ Mão/ Canh Tý / Giáp Thân
Canh kim vô sự (nhàn) ở Thủy Mộc bao vây, Kỷ thổ Chính Ấn, dựa vào Ất Tài để phá hư, bản thân giống như không có. Thế lực lớn thích hợp làm địch thân, thế lực nhỏ khó làm trợ thân, cùng mệnh ở trên, đồng nhất cùng ôm hối tiếc vậy.
* Thiên, Chính Tài là Hỉ:
– Sinh Quan Sát: Nhật can cường, có Tài sinh Quan Sát, hỉ Quan Sát vượng thì thành công. Nhật can nhược, có Tài sinh Quan Sát, hỉ Ấn sinh Tỉ Kiếp lấy để chế.
– Tiết Thương Thực: Nhật can cường, Thương Thực trọng, có Tài tiết Thương Thực, hỉ Tài vượng sinh phát. Nhật can nhược, Thương Thực khinh, có Tài tiết Thương Thực, hỉ Tỉ Kiếp lấy chế Tài.
– Chế Kiêu: Nhật can cường, không cần Kiêu thần sinh thân, hỉ Tài đến chế Kiêu. Nhật can nhược, có Tài tinh chế Kiêu, hỉ Tỉ Kiếp lấy để giải.
– Phôi Ấn: Nhật can cường, không cần Ấn thụ trợ thân, hỉ Thương Thực sinh Tài, trợ Tài phá Ấn. Nhật can nhược, có Tài phá Ấn, hỉ Tỉ Kiếp khắc khứ Tài tinh để bảo tồn Ấn.
* Thiên, Chính Tài là Kỵ:
– Sinh Quan Sát: Nhật can cường, may mắn có Tài đến sinh Quan Sát, kỵ Thương Thực khắc Quan Sát. Nhật can nhược, lại có Tài khứ sinh Quan Sát, kỵ gặp Quan Sát tiếp tục vượng mà khắc thân.
– Tiết Thương Thực: Nhật can cường, mừng có Tài đến tiết Thương Thực, kỵ Tỉ Kiếp đoạt Tài. Nhật can nhược, lại có Tài khứ tiết Thương Thực, kỵ gặp Tài vượng mà phân bớt lực.
– Chế Kiêu: Nhật can cường, mừng có Thiên Tài chế Kiêu, kỵ gặp Tỉ Kiếp tiếp tục đoạt Tài. Nhật can nhược, lại có Thiên Tài chế Kiêu, kỵ Thương Thực sinh Tài.
– Phôi Ấn: Nhật can cường, mừng có Chính Tài phá Ấn, kỵ gặp Tỉ Kiếp tiếp tục đoạt Tài. Nhật can nhược, lại có Chính Tài phá Ấn, kỵ Thương Thực sinh Tài.
Tỉ, Lộc, Kiếp, Nhận
Ngũ hành phân ra khắc TA, TA khắc, sinh TA, TA sinh, Tỉ hòa, có 5 loại. Lại còn có âm dương đồng tính cùng dị tính mà phân ra. Chính là các danh từ thay thế, gồm có: Thất Sát, Chính Quan, Thương Quan, Thực thần, Thiên Chính Ấn, Thiên Chính Tài, cùng Tỉ kiên, Kiếp Tài . Thất Sát, Thực thần, Chính quan, Thương quan. Lấy thành mỗi cách ở trong chương Lục Thần, Thiên Chính Tài, Thiên Chính Ấn, cũng không phân biệt là Thiên hay Chính, đều viết là Ấn, là Tài cũng đã tường thuật tại chương Lục Thần ở phần trên.
Riêng tường thuật về lợi hại của Tỉ kiên, Kiếp Tài, Lộc cùng Nhận chính là vật để trợ thân, công dụng lợi hại, cùng Tỉ kiên Kiếp Tài, đều có vị trí tương tự. Cho nên là phụ luận.
* Cấu thành Tỉ Kiên:
Cùng với TA là đồng loại, mà lại đồng tính thì là Tỉ Kiên vậy. Như Giáp gặp Giáp, Dần, đã cùng thuộc loại Mộc là cùng là dương tính vậy.
Chú thích: Giáp thấy Giáp thấy Dần; Ất thấy Ất thấy Mão; Bính thấy Bính thấy Tị; Đinh thấy Đinh thấy Ngọ; Mậu thấy Mậu thấy Thìn Tuất; Kỷ thấy Kỷ thấy Sửu Mùi; Canh thấy Canh thấy Thân; Tân thấy Tân thấy Dậu; Nhâm thấy Nhâm thấy Hợi; Quý thấy Quý thấy Tý. Đều là Tỉ kiên.
* Cấu thành Kiếp Tài:
Cùng với TA đồng loại mà khác tính thì là Kiếp Tài vậy. Như Giáp Nhật gặp Ất, Giáp là mộc, Ất cũng là mộc, vốn là đồng loại. Giáp là dương tính, Ất là âm tính, vốn là đồng loại mà khác tính vậy. Cho nên Ất gặp Giáp là Kiếp Tài.
Chú thích: Giáp gặp Ất gặp Mão; Ất gặp Giáp gặp Dần; Bính gặp Đinh gặp Ngọ; Đinh gặp Bính gặp Tị; Mậu gặp Kỷ gặp Sửu Mùi; Kỷ gặp Mậu gặp Thìn Tuất; Canh gặp Tân gặp Dậu; Tân gặp Canh gặp Thân; Nhâm gặp Quý gặp Tý; Quý gặp Nhâm gặp Hợi; Đều là Kiếp Tài.
* Cấu thành Lộc:
TA là bản khí vậy. Như Giáp mộc bản khí tại Dần, Dần tức là Lộc của Giáp vậy.
Chú thích: Giáp gặp Dần, Ất gặp Mão, Bính Mậu gặp Tị, Đinh Kỷ gặp Ngọ, Canh gặp Thân, Tân gặp Dậu, Nhâm gặp Hợi, Quý gặp Tý, đều là Lộc.
* Cấu thành Nhận:
Trước Lộc một vị trí là Nhận. Như Giáp lộc tại Dần, Mão chính là trước Dần một vị trí, cho nên là Giáp Nhận. Duy chỉ có dương thuận âm nghịch, âm can sau này lấy trước, cho nên trước Lộc một vị trí đều là Nhận, tức là sau Lộc một vị trí là Nhận, như Ất lộc tại Mão, Dần chính là sau Mão một vị trí, cho nên là Ất Nhận.
Chú thích: Giáp gặp Mão, Ất gặp Dần, Bính Mậu gặp Ngọ, Đinh Kỷ gặp Tị, Canh gặp Dậu, Tân gặp Thân, Nhâm gặp Tý, Quý gặp Hợi, đều là Nhận.
* Sơ lược giải thích Tỉ Kiếp Lộc Nhận:
Xem ở Can là Tỉ, ở Chi là Lộc, ở Can là Kiếp, ở Chi là Nhận. Lý này là rất thông, cái Giáp Lộc tại Dần bên trong có Giáp mộc Tỉ kiên; Ất Lộc tại Mão, Mão bên trong có Ất mộc Tỉ kiên; Bính Mậu Lộc tại Tị. Trong Tị có Bính Mậu Tỉ kiên; Đinh Kỉ Lộc tại Ngọ, trong Ngọ có Đinh Kỉ Tỉ kiên; Canh Lộc tại Thân, trong Thân có Canh kim Tỉ kiên; Tân Lộc tại Dậu, trong Dậu có Tân kim Tỉ kiên; Nhâm Lộc tại Hợi, trong Hợi có Nhâm thủy Tỉ kiên. Quý Lộc tại Tí, trong Tí có Quý thủy Tỉ kiên.
Giáp Nhận tại Mão, trong Mão có Ất mộc, là Kiếp tài của Giáp. Ất Nhận tại Dần, trong Dần có Giáp mộc, với Ất là Kiếp tài. Bính Mậu Nhận tại Ngọ, trong Ngọ có Đinh Kỉ, gặp Bính Mậu Kiếp Tài. Đinh Kỉ Nhận ở Tị, trong Tị có Bính Mậu, là Kiếp Tài của Đinh Kỉ. Canh Nhận ở Dậu, Dậu chứa Tân kim, gặp Canh là Kiếp Tài. Tân Nhận tại Thân, Thân chứa Canh kim, gặp Canh là Kiếp Tài. Nhâm Nhận ở Tí, Tí chứa Quý thủy, gặp Nhâm là Kiếp Tài; Quý Nhận ở Hợi, Hợi chứa Nhâm thủy, gặp Quý là Kiếp Tài. Bởi vậy, cái gặp dương can là Nhận, ở Dần Thân Tị Hợi là đáng tin vậy.
Nhận là vượng mà vượt quá kỳ phân ra vậy. Cho nên trước Lộc một vị trí là Nhận, trước Lộc một vị trí tức là Đế vượng vậy. Lý Âm dương của vạn vật đều là sự việc cực xấu, cái gọi là “Mãn dịch chiêu tổn” (đầy tràn thì tổn thất). Nhận là bởi do thái vượng, cho nên tính cương bạo, mãnh liệt. Kỳ khí ác độc, tàn nhẫn. Lộc thì sau Nhận một vị trí, chính là đã thịnh mà chưa cực điểm, cho nên ôn hòa, thông suốt. Giáp Nhận ở Mão, Bính Mậu Nhận ở Ngọ, Canh Nhận ở Dậu, Nhâm Nhận ở Tí, không có một thì không phải Đế vượng vậy. Dương thuận âm nghịch, dương lấy trước làm trước, âm thời lấy sau làm trước, mà trước Lộc tức là sau Lộc, cho nên Ất Lộc tại Mão mà Nhận ở Dần, Đinh Kỷ Lộc ở Ngọ mà Nhận ở Tị, Tân Lộc ở Dậu mà Nhận ở Thân, Quý Lộc ở Tí mà Nhận ở Hợi, đều không có một là không phải Đế vượng vậy. Muốn lấy can âm là Nhận, Thìn Tuất Sửu Mùi, mà Thìn Tuất Sửu Mùi là Mộ địa, không phải là vượng địa, sao lại lấy là Nhận, không đủ tin vậy, đủ sáng tỏ rồi.
* Năng lực của Tỉ Kiếp Lộc Nhận: Bang thân, Nhâm (đảm nhận) Quan Sát, đại tiết (thay mặt tiết khí), đoạt Tài.
* Tỉ Kiếp Lộc Nhận có lợi:
– Bang thân: Nhật can nhược, không luận Tài Quan Thực Thương, đều đủ làm tiêu hao thân, mà không làm phúc cho TA. Được có Tỉ Kiếp Lộc Nhận giúp thân, phép làm tiêu hao thân thì có thể lấy TA làm dụng vậy. Ví như:
Kỷ Tị/ Bính Dần/ Nhâm Tý/ Nhâm Dần
Tài Quan Thực thần tuy đẹp, chính là Nhật chủ hư nhược, giống như con người phú quý mà có bệnh thì sao có thể hưởng thụ vinh hoa. Trở lại bắt lấy thân bù vào chỗ này. Ở Nhâm thủy Tỉ kiên, Tý thủy Kiếp Nhận, có thể cầu để giúp thân, là có thể quý vậy.
– Đảm nhận Quan Sát: Nhật can nhược, gặp Quan thì bị trói buộc, gặp Sát thì bị áp chế. Nhìn thấy Quan tức là rất lo sợ, nói là đủ yên tâm để đảm nhận, nếu như được Tỉ Kiếp Lộc Nhận đối địch Quan Sát mà không kiêng sợ, trái lại là đủ đảm nhận để có làm vậy. Ví như:
Mậu Tý/ Mậu Ngọ/ Nhâm Tuất/ Nhâm Dần
Nhâm thủy kiêng sợ ở thổ nặng đè nén, vốn là Sát trọng Thân khinh. Đã có Nhâm thủy Tỉ kiên, Tý thủy Kiếp Nhận hợp lực để đối địch, Nhật chủ có thể đảm đương Sát vậy.
– Thay mặt tiết khí (Đại tiết): Nhật can nhược, gặp Thương xác thực là TA không có phúc, mà trái lại đủ lấy trộm tiết khí, Tỉ Kiếp Lộc có đủ, có thể lấy TA bị tiết khí, thì Thương Thực trái lại là Phúc thần vậy. Ví như:
Ất Mão/ Quý Mùi/ Nhâm Tý/ Ất Tị
Cả bầy mộc trộm khí thủy, may có Quý Tý lưỡng Kiếp, thay mặt Nhật chủ được tiết, thời Ất Thực thần Thủy là Kỵ thần mà sau làm Phúc tinh. Là Kỵ thần kiêng sợ bị tiết vậy, là Phúc tinh đã có Kiếp Tài thay mặt được tiết, không làm hại TA. Có thể bình yên đảm nhận, lại có thể là có sinh Tài chế Sát mà có lợi vậy.
– Chế Tài: Nhật can nhược, gặp Tài thì thân càng nhược, được Tỉ Kiếp Lộc Nhận chế Tài, thì không làm nô lệ cho Tài vậy. Ví như:
Nhâm Thân/ Bính Ngọ/ Nhâm Dần/ Bính Ngọ
Hỏa viêm thủy chước (Hỏa nóng, thủy bỏng), Tài trọng Thân khinh, không có Ấn Tỉ sinh phù, mất hỉ Nhâm thủy Tỉ kiên chế Tài. Chế Tài mà mạnh mẽ, vốn là loại Ta ra vậy. Thắng được là do ở đồng khí tương trợ nhiều vậy.
* Tỉ Kiếp Lộc Nhận có hại:
– Bang thân: Nhật can cường, sợ Tỉ Kiếp Lộc Nhận trợ giúp, cường quá thì không có chỗ dựa vậy. Ví như: Quý Tị/ Quý Hợi/ Nhâm Thân/ Nhâm Dần
Nhâm sinh ở tháng Hợi, tọa ở Thân kim Tị lâm đất vượng, cần gì can đầu Tỉ Kiếp bang thân, đủ để thúc đẩy thành thân vượng, không có chỗ dựa là nguy hiểm, Tị là đáng sợ vậy.
– Đảm nhận Quan Sát: Nhật can cường, Hỉ Quan Sát làm dụng, sợ Tỉ Kiếp Lộc Nhận địch Quan Sát, mà phân ra lực lượng của Quan Sát. Ví như:
Kỷ Hợi/ Nhâm Thân/ Nhâm Tý/ Bính Ngọ
Nhâm sinh tháng Thân, nguồn nước chảy dài. Chính Hỉ Kỷ thổ Chính Quan đắp đê để quản thúc thân vượng. Quả là can tháng có Nhâm Tỉ, Chi năm là Hợi Lộc. Lấy cùng ở dưới là Tý Nhận, trợ giúp cho sóng càng dâng cao, xung kích bờ đê. Kỳ phân chia Chính Quan đảm nhận, khiến cho Nhật chủ chảy tràn ra khắp nơi mà không có tiết chế, làm hại sao mà tốt được.
– Thay mặt tiết khí: Nhật can cường, gặp Thương Thực thì tú khí có thể tiết ra, sợ gặp thêm Tỉ Kiếp Lộc Nhận ganh đua thay mặt chịu tiết. Ví như: Quý Hợi/ Quý Hợi/ Nhâm Thân/ Ất Tị
Ất mộc Thương Quan, tiết khí vượng Nhâm mà thổ tú, chỉ có lấy Thủy đa mộc phiêu, tác dụng làm hết khí. Cho nên mệnh thân cường thì không mừng có Kiếp trọng nặng, Tỉ thay mặt tiết, duy chỉ có một lý do tức là Mẫu đa Tử hư. Cũng như con người được ân huệ thái quá, trái lại là gặp nhiều điều tệ hại vậy.
– Chế Tài: Nhật can cường, mừng nhất là gặp Tài, sợ Tỉ Kiếp Lộc Nhận ức chế Tài. Ví như:
Nhâm Ngọ/ Nhâm Tý/ Nhâm Tý/ Bính Ngọ
Mùa Đông, Nhâm thủy bản thân mừng gặp Bính hỏa Ngọ hỏa, huống chi lại có chỗ dựa lấy làm dưỡng mệnh là Tài vậy. Không may lại gặp Kiếp Tỉ mọc lên như rừng, Kiếp đoạt 1/0, như người sinh Tài mà dựa vào cảnh túng bẩn, mà lại còn có dấu hiệu khắp nơi trên đất. Khúc ca hành lộ bị gian nan vậy.
* Tỉ Kiếp Lộc Nhận là Hỉ:
– Bang thân: Nhật can nhược, có Tỉ Kiếp Lộc Nhận bang thân, hỉ thân vượng sinh phát. Nhật can vượng, có Tỉ Kiếp Lộc Nhận bang thân, hỉ Quan Sát để chế.
– Đảm nhận Quan Sát: Nhật can nhược, có Tỉ Kiếp Lộc Nhận đối địch Quan Sát, hỉ Thân Sát lưỡng đình. (Đình là bình quân vậy). Nhật can cường, lại có Tỉ Kiếp Lộc Nhận địch Quan Sát, hỉ có lực lượng Tài sinh Quan Sát.
– Thay mặt tiết khí: Nhật can nhược, Thương Thực nhiều, có Tỉ Kiếp Lộc Nhận thay mặt làm tiết khí, hỉ Ấn chế Thương Thực mà sinh Thân. Nhật can cường, lại có Tỉ Kiếp Lộc Nhận thay mặt bị Thương Thực tiết khí, hỉ Tài Quan lưỡng vượng.
– Chế Tài: Nhật can nhược, có Tỉ Kiếp Lộc Nhận chế Tài, hỉ Ấn sinh thân. Nhật can cường, lại có Tỉ Kiếp Lộc Nhận chế Tài, hỉ Quan Sát chế .
* Tỉ Kiếp Lộc Nhận là Kỵ:
– Bang thân: Nhật kiền nhược, mừng có Tỉ Kiếp Lộc Nhận bang thân, kỵ Quan Sát lại chế. Nhật can cường, lại có Tỉ Kiếp Lộc Nhận bang thân, kỵ tái có Ấn sinh thân vượng.
– Đảm nhận Quan Sát: Nhật can nhược, mừng có Tỉ Kiếp Lộc Nhận nhâm quan sát, kỵ tài vượng trợ quan sát. Nhật kiền cường, hựu hữu bỉ kiếp lộc nhận nhâm quan sát, kỵ tái ấn vượng sinh thân nhi tiết quan sát.
– Thay mặt tiết khí: Nhật can nhược, Thương Thực nhiều, có Tỉ Kiếp Lộc Nhận thay mặt làm tiết khí, hỉ Ấn chế Thương Thực mà sinh Thân. Nhật can cường, lại có Tỉ Kiếp Lộc Nhận thay mặt bị Thương Thực tiết khí, hỉ Tài Quan lưỡng vượng.
– Chế Tài: Nhật can nhược, có Tỉ Kiếp Lộc Nhận chế Tài, hỉ Ấn sinh thân. Nhật can cường, lại có Tỉ Kiếp Lộc Nhận chế Tài, hỉ Quan Sát chế .
– Thay mặt tiết khí: Nhật can nhược, mừng có Tỉ Kiếp Lộc Nhận, thay mặt bị Thương Thực tiết khí, kỵ Quan Sát tương Tỉ Kiếp Lộc Nhận khắc khứ. Nhật can cường, lại có Tỉ Kiếp Lộc Nhận, thay mặt bị Thương Thực tiết khí, kỵ Ấn đến phá Thực sinh Thân.
– Chế Tài: Nhật can nhược, Tài nhiều thì càng nhược, mừng có Tỉ Kiếp Lộc Nhận chế Tài, kỵ Thương Thực sinh Tài. Nhật can cường, gặp Tài mà lại bị Tỉ Kiếp Lộc Nhận chế khứ, kỵ tái có Ấn vượng sinh thân.
Chương Cách cục
Mệnh con người nhất định phải có một Cách. Bát tự có Cách Cục, cũng giống như người có danh tính. Mỗi con người, dù ở trên đạt Quan quý hiển, cho tới người tầm thường, không người nào là không có Cách cục vậy. Duy chỉ có Cách thành hay bại, thái quá, bất cập, không giống nhau, cho nên người có bần tiện phú quý cũng đều không giống nhau. Danh mục Cách Cục có nhiều chủng loại, song phân ra thì có 2 loại là Bát cách và Ngoại cách. Sau đây là chương Bát cách và Ngoại cách:
Bát Cách
1. Phép lấy Bát cách
Bát cách bao gồm: Chính Tài Cách, Thiên Tài cách , Chánh Quan cách , Thất Sát cách , Chánh ấn cách , Thiên ấn cách , Thực thần cách , Thương Quan cách các loại vậy .
(1), Bản khí của Chi tháng thấu ra ở Thiên Can (như tháng Dần thấu Giáp, Tháng Mão thấu Ất, tháng Thìn thấu Mậu, tháng Tị thấu Bính, tháng Ngọ thấu Đinh, tháng Mùi thấu Kỷ, tháng Thân thấu Canh, tháng Dậu thấu Tân, tháng Tuất thấu Mậu, tháng Hợi thấu Nhâm). Ứng ra trước thì lấy làm Cách.
(2), Can ở trên chưa thấu bản khí của Chi tháng, mà thấu thần tàng khác ở chi tháng, thì lấy thần đó làm Cách (Như tháng Dần chưa thấu Giáp mộc tại can thượng, mà thấu Bính hoặc thấu Mậu thì có thể lấy Bính hoặc Mậu làm Cách), nếu chi tàng cả 2 thần đều thấu can thượng thì đắn đo chọn một để làm Cách (ưu tiên lấy thần có lực mà không bị khắc hợp).
(3) Bản khí Chi tháng chưa thấu, các thần tàng trong Chi tháng cũng không thấu thì lấy nhân nguyên tàng trong Chi tháng, đo lường khinh trọng, ưu tiên chọn một thần có lực mà không bị khắc hay hợp làm Cách.
(4) Tỷ Kiếp Lộc Nhận đều lấy ngoài Bát Cách.
2. Thuyết minh lấy Cách sinh ở 12 tháng
Trên là nói phép lấy Bát cách, tính ra có 4 loại. Bát tự thông thường không thoát ra khỏi phạm vi 4 loại này. Chỉ lấy Cách mà suy ra mệnh là đệ nhất bộ thủ tục định Cách; song, sau đó thì có thể lấy Dụng thần và xem kỳ Hỉ Kỵ. Đây là mối quan hệ quan trọng nhất. Sau đây là tường thuật để làm sáng tỏ:
GIÁP
– Giáp sinh tháng Dần, Dần là Lộc của Giáp, không phải ở trong Bát cách, mà ở Ngoại Cách.
– Giáp sinh tháng Mão, Mão là Kiếp Nhận, không phải là Bát Cách mà là Ngoại Cách.
– Giáp sinh tháng Thìn, can thấu Mậu thổ là Thiên Tài cách, thấu Quý thủy là Chính Ấn cách, nếu không thấu Mậu Quý thì chọn lấy Thiên Tài cách làm ưu tiên.
– Giáp sinh tháng Tị, can thấu Bính hỏa là Thực thần cách, thấu Canh kim là Thất Sát cách, thấu Mậu thổ là Thiên Tài cách. Nếu cả 3 đều không thấu, thì lấy Thực Thần cách.
– Giáp sinh tháng Ngọ, can thấu Đinh hỏa là Thương Quan cách, thấu Kỷ thổ là Chính Tài cách. Nếu cả 2 đều không thấu thì lấy Thương Quan cách.
– Giáp sinh tháng Mùi, can thấu Kỷ thổ là Chính Tài cách, thấu Đinh hỏa là Thương Quan cách. Nếu cả 2 thần đều không thấu thì lấy Chính Tài Cách.
– Giáp sinh tháng Thân, can thấu Canh kim là Thất Sát cách, thấu Mậu thổ là Thiên Tài cách, thấu Nhâm thủy là Thiên Ấn cách. Nếu cả 3 thần đều không thấu thì lấy Thất Sát làm cách.
– Giáp sinh tháng Dậu, can thấu Tân kim làm Chính Quan cách. Không thấu cũng lấy Chính Quan làm cách.
– Giáp sinh tháng Tuất, can thấu Mậu thổ là Thiên Tài cách, thấu Tân kim là Chính Quan cách, thấu Đinh hỏa là Thương Quan cách. Nếu cả 3 thần đều không thấu thì ưu tiên lấy Thiên Tài làm cách.
– Giáp sinh tháng Hợi, can thấu Nhâm thủy là Thiên Ấn cách. Không thấu cũng lấy Thiên Ấn làm cách.
– Giáp sinh tháng Tý , can thấu Quý thủy . Là Chánh Ấn cách . Không thấu thì cũng có thể lấy làm dụng.
– Giáp sinh tháng Sửu, can thấu Kỷ thổ , là Chánh Tài cách . Thấu Quý thủy , là Chánh Ấn cách . Thấu Tân kim , là Chánh Quan cách . Nếu Kỷ Quý Tân đều không thấu , cũng có thể lấy Chánh Tài cách.
ẤT
– Ất sinh tháng Dần, can thấu Mậu thổ , là Chánh Tài cách . Thấu Bính hỏa , là Thương Quan cách . Nếu Bính Mậu đều không thấu , cũng có thể xét là Chánh Tài cách.
– Ất sinh tháng Mão. Mão là Lộc của Ất, bên trong không phải là Bát cách. Tường thuật theo Ngoại cách.
– Ất sinh tháng Thìn, can thấu Mậu thổ, là Chánh Tài cách . Thấu Quý thủy, là Thiên Ấn cách . Nếu Mậu Quý đều không thấu , thì lấy Chánh Tài cách.
– Ất sinh tháng Tị, can thấu Bính hỏa , là Thương Quan cách . Thấu Canh kim , là Chánh Quan cách . Thấu Mậu thổ , là Chánh Tài cách . Nếu Bính Canh Mậu đều không thấu, thì lấy Thương Quan cách .
– Ất sinh tháng Ngọ, can thấu Đinh hỏa là Thực Thần cách . Thấu Kỷ thổ , là Thiên Tài cách . Nếu Đinh Kỷ đều không thấu , thì lấy Thực Thần cách .
– Ất sinh tháng Mùi, can thấu Kỷ thổ , là Thiên Tài cách . Thấu Đinh hỏa , là Thực thần cách . Nếu Đinh Kỷ đều không thấu, thì lấy Thiên Tài cách .
– Ất sinh tháng Thân, can thấu Canh kim, là Chánh Quan cách . Thấu Mậu thổ, là Chánh Tài cách . Thấu Nhâm thủy là Chánh Ấn cách . Nếu Canh Nhâm Mậu đều không thấu, thì lấy Chánh Quan cách .
– Ất sinh tháng Dậu, can thấu Tân kim, là Thất Sát cách . Không thấu cũng lấy là Thất Sát cách .
– Ất sinh tháng Tuất, can thấu Mậu thổ , là Chánh Tài cách . Thấu Tân kim, là Thất Sát cách . Thấu Đinh hỏa , là Thực Thần cách. Nếu Tân Đinh Mậu đều không thấu, thì ưu tiên lấy là Chánh Tài cách .
– Ất sinh tháng Hợi, can thấu Nhâm thủy, là Chánh Ấn cách, không thấu cũng lấy Chánh Ấn cách.
– Ất sinh tháng Tý, can thấu Quý thủy, là Thiên Ấn cách . Không thấu cũng là Thiên Ấn cách .
– Ất sinh tháng Sửu, can thấu Kỷ thổ , là Thiên Tài cách; thấu Tân kim là Thất Sát cách. Thấu Quý thủy là Thiên Ấn cách . Nếu Kỷ Quý Tân đều không thấu, thì ưu tiên lấy Thiên Tài cách.
BÍNH
– Bính sinh tháng Dần, can thấu Giáp mộc là Thiên Ấn cách . Thấu Mậu thổ là Thực Thần cách . Nếu Giáp Mậu đều không thấu, thì cũng lấy Thiên Ấn cách .
– Bính sinh tháng Mão, can thấu Ất mộc là Chánh Ấn cách . Không thấu cũng lấy Chánh Ấn cách .
– Bính sinh tháng Thìn, can thấu Mậu thổ là Thực Thần cách. Thấu Ất mộc, là Chánh Ấn cách. Thấu Quý thủy là Chánh Quan cách. Nếu Mậu Ất Quý đều không thấu, thì lấy Thực Thần cách .
– Bính sinh tháng Tị. Tị là Lộc của Bính, không phải là Bát cách, mà theo Ngoại cách.
– Bính sinh tháng Ngọ, can thấu Kỷ thổ, là Thương Quan cách. Không thấu cũng lấy cách này mà dùng.
– Bính sinh tháng Mùi, can thấu Kỷ thổ là Thương Quan cách. Thấu Ất mộc là Chánh Ấn cách. Nếu Ất Kỷ đều không thấu, thì lấy Thương Quan cách.
– Bính sinh tháng Thân, can thấu Canh kim, là Thiên Tài cách. Thấu Mậu thổ là Thực Thần cách. Thấu Nhâm thủy là Thất Sát cách. Nếu Canh Nhâm Mậu đều không thấu, thì lấy Thiên Tài cách.
– Bính sinh tháng Dậu, can thấu Tân kim là Chánh Tài cách. Không thấu cũng lấy cách này mà dùng.
– Bính sinh tháng Tuất, can thấu Mậu thổ, là Thực Thần cách. Thấu Tân kim, là Chánh Tài cách. Nều Mậu Tân đều không thấu, thì lấy Thực Thần cách.
– Bính sinh tháng Hợi, can thấu Nhâm thủy là Thất Sát cách. Thấu Giáp mộc là Thiên Ấn cách. Nếu Nhâm Giáp đều không thấu, thì lấy Thất Sát cách.
– Bính sinh tháng Tý, can thấu Quý thủy là Chánh Quan cách . Không thấu cũng lấy cách này mà dùng.
– Bính sinh tháng Sửu, can thấu Kỷ thổ là Thương Quan cách. Thấu Tân kim, là Chánh Tài cách. Thấu Quý thủy là Chánh Quan cách. Nếu Kỷ Quý Tân đều không thấu, thì lấy Thương Quan cách.
ĐINH
– Đinh sinh tháng Dần, can thấu Giáp mộc là Chính Ấn cách. Thấu Mậu thổ, là Thương Quan cách. Nếu Giáp Mậu đều không thấu, thì lấy Chính Ấn cách.
– Đinh sanh tháng Mão, can thấu Ất mộc, là Thiên Ấn cách. Không thấu cũng lấy cách này mà dùng.
– Đinh sinh tháng Thìn, can thấu Mậu thổ là Thương Quan cách.Thấu Ất mộc là Thiên Ấn cách. Thấu Quý thủy, là Thất Sát cách. Nếu Ất Mậu Quý đều không thấu. Thì lấy Thương Quan cách.
– Đinh sanh tháng Tị, can thấu Canh kim, là Chính Tài cách. Thấu Mậu thổ, là Thương Quan cách, nếu Mậu Canh đều không thấu, thì lấy Chính Tài cách.
– Đinh sinh tháng Ngọ. Ngọ là Lộc của Đinh, không phải là Bát cách, mà là xét Ngoại cách.
– Đinh sanh tháng Mùi, can thấu kỷ thổ, là Thực Thần cách. Thấu Ất mộc là Thiên Ấn cách. Nếu Ất Kỷ đều không thấu, thì lấy Thực Thần cách.
– Đinh sinh tháng Thân, can thấu Canh kim, là Chính Tài cách. Thấu Nhâm thủy, là Chính Quan cách. Thấu Mậu thổ, là Thương Quan cách. Nếu Canh Nhâm Mậu đều không thấu, thì lấy Chính Tài cách.
– Đinh sinh tháng Dậu, can thấu Tân kim, là Thiên Tài cách. Không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
– Đinh sinh tháng Tuất, can thấu Mậu thổ, là Thương Quan cách, thấu Tân kim là Thiên Tài cách. Nếu Mậu Tân đều không thấu, thì lấy Thương Quan cách.
– Đinh sinh tháng Hợi, can thấu Nhâm thủy, là Chính Quan cách. Thấu Giáp mộc, là Chính Ấn cách. Nếu Nhâm Giáp đều không thấu. Thì lấy Chính Quan cách.
– Đinh sinh tháng Tý, can thấu Quý thủy, là Thất Sát cách. Không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
– Đinh sinh tháng Sửu, can thấu Kỷ thổ là Thực Thần cách. Thấu Tân kim là Thiên Tài cách, thấu Quý thủy, là Thất Sát cách. Nếu Kỷ Quý Tân đều không thấu, thì lấy Thực Thần cách.
MẬU
– Mậu sinh tháng Dần, can thấu Giáp mộc, là Thất Sát cách. Thấu Bính hỏa là Thiên Ấn cách. Nếu Giáp Bính đều không thấu, thì lấy Thất Sát cách.
– Mậu sinh tháng Mão, can thấu Ất mộc là Chánh Quan cách. Không thấu cũng lấy cách này mà dùng.
– Mậu sinh tháng Thìn, can thấu Ất mộc, là Chánh Quan cách. Thấu Quý thủy, là Chánh Tài cách. Nếu Ất Quý đều không thấu, thì lấy Chánh Quan cách.
– Mậu sinh tháng Tị . Tị là Lộc của Mậu. Không phải là Bát cách mà theo Ngoại cách để xét.
– Mậu sinh tháng Ngọ, can thấu Đinh hỏa là Chánh Ấn cách. Không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
– Mậu sinh tháng Mùi, can thấu Đinh hỏa là Chánh Ấn cách. Thấu Ất mộc là Chánh Quan cách. Nếu Ất Đinh đều không thấu, thì lấy Chánh Ấn cách.
– Mậu sinh tháng Thân, can thấu Canh kim là Thực thần cách. Thấu Nhâm thủy là Thiên Tài cách. Nếu Canh Nhâm đều không thấu, thì lấy Thực thần cách.
– Mậu sinh tháng Dậu, can thấu Tân kim, là Thương Quan cách. Không thấu cũng lấy cách này mà dùng.
– Mậu sinh tháng Tuất, can thấu Tân kim là Thương Quan cách. Thấu Đinh hỏa là Chánh Ấn cách. Nếu Tân Đinh đều không thấu. Thì lấy Thương Quan cách.
– Mậu sinh tháng Hợi, can thấu Nhâm thủy là Thiên Tài cách. Thấu Giáp mộc, là Thất Sát cách. Nếu Nhâm Giáp đều không thấu. Thì lấy Thiên Tài cách.
– Mậu sinh tháng Tý, can thấu Quý thủy là Chánh Tài cách. Không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
– Mậu sinh tháng Sửu, can thấu Quý thủy là Chánh Tài cách. Thấu Tân kim là Thương Quan cách. Nếu Tân Quý đều không thấu, thì lấy Chánh Tài cách.
KỶ
– Kỷ sinh tháng Dần, can thấu Giáp mộc là Chánh Quan cách. Thấu Bính hỏa là Chánh Ấn cách. Nếu Giáp Bính đều không thấu, thì lấy Chánh Quan cách.
– Kỷ sinh tháng Mão, can thấu Ất mộc, là Thất Sát cách. Không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
– Kỷ sinh tháng Thìn, can thấu Ất mộc là Thất Sát cách. Thấu Quý thủy là Thiên Tài cách. Nếu Ất Quý đều không thấu thì lấy Thất Sát cách.
– Kỷ sanh tháng Tị, can thấu Bính hỏa là Chánh Ấn cách. Thấu Canh kim là Thương Quan cách. Nếu Bính Canh đều không thấu thì lấy Chánh Ấn cách.
– Kỷ sinh tháng Ngọ. Ngọ là lấy Lộc không phải ở Bát cách mà theo Nguyệt Kiếp cách.
– Kỷ sinh tháng Mùi, can thấu Ất mộc là Thất Sát cách. Thấu Đinh hỏa là Thiên Ấn cách. Nếu Ất Đinh đều không thấu thì lấy Thất Sát cách.
– Kỷ sinh tháng Thân, can thấu Canh kim là Thương Quan cách. Thấu Nhâm thủy là Chánh Tài cách, nếu Canh Nhâm đều không thấu thì lấy Thương Quan cách.
– Kỷ sinh tháng Dậu, can thấu Tân kim là Thực Thần cách. Không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
– Kỷ sinh tháng Tuất, can thấu Đinh hỏa là Thiên Ấn cách. Thấu Tân kim là Thực Thần cách. Nếu Đinh Tân đều không thấu thì lấy Thiên Ấn cách.
– Kỷ sinh tháng Hợi, can thấu Nhâm thủy là Chánh Tài cách. Thấu Giáp mộc là Chánh Quan cách. Nếu Nhâm Giáp đều không thấu thì lấy Chánh Tài cách.
– Kỷ sinh tháng Tý, can thấu Quý thủy là Thiên Tài cách , không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
– Kỷ sinh tháng Sửu, can thấu Tân kim là Thực Thần cách. Thấu Quý thủy là Thiên Tài cách, nếu Tân Quý đều không thấu thì lấy Thực Thần cách.
CANH
– Canh sinh tháng Dần. Can thấu Giáp mộc là Thiên Tài cách. Thấu Bính hỏa, là Thất Sát cách. Thấu Mậu thổ là Thiên Ấn cách. Nếu Giáp Bính Mậu đều không thấu thì lấy Thiên Tài cách.
– Canh sinh tháng Mão, can thấu Ất mộc là Chánh Tài cách. Không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
– Canh sinh tháng Thìn, can thấu Mậu thổ là Thiên Ấn cách. Thấu Ất mộc là Chánh Tài cách. Thấu Quý thủy là Thương Quan cách. Nếu Ất Mậu Quý đều không thấu, thì lấy Thiên Ấn cách.
– Canh sinh tháng Tị, can thấu Bính hỏa, là Thất Sát cách. Thấu Mậu thổ là Thiên Ấn cách. Nếu Bính Mậu đều không thấu, thì lấy Thất Sát cách.
– Canh sinh tháng Ngọ, can thấu Đinh hỏa là Chánh Quan cách. Thấu Kỷ thổ là Chánh Ấn cách. Nếu Đinh Kỷ đều không thấu thì lấy Chánh Quan cách.
– Canh sinh tháng Mùi, can thấu Kỷ thổ là Chánh Ấn cách. Thấu Ất mộc là Chánh Tài cách. Thấu Đinh hỏa là Chánh Quan cách, nếu Ất Kỷ Đinh đều không thấu thì lấy Chánh Ấn cách.
– Canh sinh tháng Thân, Thân là Lộc của Canh, không phải ở tại Bát cách mà là xem Ngoại cách.
– Canh sinh tháng Dậu, Dậu là Kiếp Nhận, không phải là Bát cách mà là xem ở Ngoại cách vậy.
– Canh sinh tháng Tuất, can thấu Mậu thổ là Thiên Ấn cách. Thấu Đinh hỏa là Chánh Quan cách. Nếu Đinh Mậu đều không thấu thì lấy Thiên Ấn cách.
– Canh sinh tháng Hợi, can thấu Nhâm thủy là Thực Thần cách. Thấu Giáp mộc là Thiên Tài cách. Nếu Nhâm Giáp đều không thấu thì lấy Thực Thần cách.
– Canh sinh tháng Tý, can thấu Quý thủy là Thương Quan cách. Không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
– Canh sinh tháng Sửu, can thấu Kỷ thổ là Chánh Ấn cách. Thấu Quý thủy là Thương Quan cách. Nếu Kỷ Quý đều không thấu, thì lấy Chánh Ấn cách.
TÂN
– Tân sinh tháng Dần, can thấu Giáp mộc là Chánh Tài cách. Thấu Bính hỏa là Chánh Quan cách. Thấu Mậu thổ là Chánh Ấn cách, nếu Giáp Bính Mậu đều không thấu thì lấy Chánh Tài cách.
– Tân sinh tháng Mão, can thấu Ất mộc là Thiên Tài cách, không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
– Tân sinh tháng Thìn, can thấu Mậu thổ là Chánh Ấn cách. Thấu Ất mộc là Thiên Tài cách. Thấu Quý thủy là Thực Thần cách. Nếu Ất Mậu Quý đều không thấu thì lấy Chánh Ấn cách mà dùng.
– Tân sinh tháng Tị, can thấu Bính hỏa , là Chánh Quan cách. Thấu Mậu thổ , là Chánh Ấn cách. Nếu Bính Mậu đều không thấu, thì lấy Chánh Quan cách mà dùng.
– Tân sinh tháng Ngọ, can thấu Đinh hỏa là Thất Sát cách. Thấu Kỷ thổ là Thiên Ấn cách. Nếu Đinh Kỷ đều không thấu thì lấy Thất Sát cách.
– Tân sinh tháng Mùi, can thấu Kỷ thổ là Thiên Ấn cách. Thấu Đinh hỏa là Thất Sát cách. Thấu Ất mộc là Thiên Tài cách. Nếu Ất Kỷ Đinh đều không thấu thì lấy Thiên Ấn cách mà dùng.
– Tân sinh tháng Thân, can thấu Nhâm thủy là Thương Quan cách. Thấu Mậu thổ là Thiên Ấn cách. Nếu Mậu thổ đều không, thì lấy Thương Quan cách.
– Tân sinh tháng Dậu. Dậu là Tân lộc, không phải ở Bát cách mà là Ngoại cách.
– Tân sinh tháng Tuất, can thấu Mậu thổ là Chánh Ấn cách. Thấu Đinh hỏa là Thất Sát cách. Nếu Đinh Mậu đều không thấu thì lấy Chánh Ấn cách.
– Tân sinh tháng Hợi, can thấu Nhâm thủy là Thương Quan cách. Thấu Giáp mộc là Chánh Tài cách. Nếu Nhâm Giáp đều không thấu thì lấy Thương Quan cách.
– Tân sinh tháng Tý, can thấu Quý thủy là Thực Thần cách, không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
– Tân sinh tháng Sửu, can thấu Kỷ thổ là Thiên Ấn cách. Thấu Quý thủy là Thực Thần cách. Nếu Kỷ Quý đều không thấu thì lấy Thiên Ấn cách mà dùng.
NHÂM
– Nhâm sinh tháng Dần, can thấu Giáp mộc là Thực thần cách. Thấu Bính hỏa là Thiên Tài cách. Thấu Mậu thổ là Thất Sát cách. Nếu Giáp Bính Mậu đều không thấu thì lấy Thực thần cách.
– Nhâm sinh tháng Mão, can thấu Ất mộc là Thương Quan cách, không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
– Nhâm sinh tháng Thìn, can thấu Mậu thổ là Thất Sát cách. Thấu Ất mộc là Thương Quan cách. Nếu Ất Mậu đều không thấu thì lấy Thất Sát cách.
– Nhâm sinh tháng Tị, can thấu Bính hỏa là Thiên Tài cách. Thấu Canh kim là Thiên Ấn cách. Thấu Mậu thổ là Thất Sát cách. Nếu Bính Canh Mậu đều không thấu thì lấy Thiên Tài cách mà dùng.
– Nhâm sinh tháng Ngọ, can thấu Đinh hỏa là Chánh Tài cách. Thấu Kỷ thổ là Chánh Quan cách . Nếu Đinh Kỷ đều không thấu thì lấy Chánh Tài cách.
– Nhâm sinh tháng Mùi, can thấu Kỷ thổ là Chánh Quan cách. Thấu Đinh hỏa là Chánh Tài cách. Thấu Ất mộc là Thương Quan cách. Nếu Ất Kỷ Đinh đều không thấu thì lấy Chánh Quan cách.
– Nhâm sinh tháng Thân, can thấu Canh kim là Thiên Ấn cách. Thấu Mậu thổ là Thất Sát cách. Nếu Mậu Canh đều không thấu, thì lấy Thiên Ấn cách.
– Nhâm sinh tháng Dậu. Thấu Tân là Ấn cách, không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
– Nhâm sinh tháng Tuất. Can thấu Mậu thổ là Thất Sát cách, thấu Tân là Chánh Ấn cách. Thấu Đinh hỏa , là Chính Tài cách . Nếu Mậu Tân Đinh đều không thấu thì lấy Thất sát cách mà dùng.
– Nhâm sinh tháng Hợi, Hợi là Nhâm lộc không phải ở tại Bát cách mà là Ngoại cách.
– Nhâm sinh tháng Tý, Tý là Kiếp Nhận không phải là Bát cách mà là Ngoại cách.
– Nhâm sinh tháng Sửu, can thấu Kỷ thổ là Chính Quan cách. Thấu Tân kim là Chính Ấn cách . Nếu Kỷ Tân đều không thấu thì lấy Chính Quan cách.
QUÝ
– Quý sinh tháng Dần, can thấu Giáp mộc, là Thương Quan cách. Thấu Bính hỏa là Chánh Tài cách. Thấu Mậu thổ là Chánh Quan cách. Nếu Giáp Bính Mậu đều không thấu, thì lấy Thương Quan cách.
– Quý sinh tháng Mão, can thấu Ất mộc là Thực Thần cách, không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
– Quý sinh tháng Thìn, can thấu Mậu thổ là Chánh Quan cách. Thấu Ất mộc là Thực Thần cách. Nếu Mậu Ất đều không thấu thì lấy Chánh Quan cách mà dùng.
– Quý sinh tháng Tị, can thấu Bính hỏa là Chánh Tài cách, thấu Mậu thổ là Chánh Quan cách, thấu Canh kim là Chánh Ấn cách. Nếu Bính Mậu Canh đều không thấu thì lấy Chánh Tài cách mà dùng.
– Quý sinh tháng Ngọ, can thấu Đinh hỏa là Thiên Tài cách, thấu Kỷ thổ là Thất Sát cách. Nếu Đinh Kỷ đều không thấu thì lấy Thiên Tài cách mà dùng.
– Quý sinh tháng Mùi, can thấu Kỷ thổ là Thất Sát cách, thấu Đinh hỏa là Thiên Tài cách. Thấu Ất mộc là Thực thần cách. Nếu Ất Đinh Kỷ đều không thấu thì lấy Thất Sát cách mà dùng.
– Quý sinh tháng Thân, can thấu Canh kim là Chánh Ấn cách. Thấu Mậu thổ là Chánh Quan cách, nếu Canh Mậu đều không thấu thì lấy Chánh Ấn cách mà dùng.
– Quý sinh tháng Dậu, can thấu Tân kim là Thiên Ấn cách, không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
– Quý sinh tháng Tuất, can thấu Mậu thổ là Chánh Quan cách. Thấu Đinh hỏa là Thiên Tài cách. Thấu Tân kim là Thiên Ấn cách. Nếu Mậu Đinh Tân đều không thấu thì lấy Chánh Quan cách mà dùng.
– Quý sinh tháng Hợi, can thấu Giáp mộc là Thương Quan cách, không thấu thì cũng lấy cách này mà dùng.
– Quý sinh tháng Tý. Tý là Quý lộc, không phải ở Bát cách mà dùng theo Ngoại cách.
– Quý sinh tháng Sửu, can thấu Kỷ thổ là Thất Sát cách. Thấu Tân kim là Thiên Ấn cách. Nếu Kỷ Tân đều không thấu thì lấy Thất Sát cách mà dùng.
BÁT CÁCH THÀNH CÔNG
1. Chính Quan cách
(1) Nhật can cường, lại có Tài đến sinh Quan .
(2) Nhật can nhược, Chính Quan cường, có Ấn sinh thân .
(3) Chính Quan không thấy Thất Sát hỗn tạp.
2. Thiên, Chính Tài cách
(1) Nhật can cường , Tài cũng cường , tiếp tục gặp Quan tinh .
(2) Nhật can nhược , Tài tinh cường , có Ấn Tỷ hộ thân .
(3) Nhật can cường , Tài tinh nhược , có Thương Thực sinh Tài .
3. Thiên, Chính Ấn cách
(1) Nhật can cường , Ấn khinh (nhẹ) gặp Quan Sát.
(2) Nhật can cường , Ấn cũng cường , có Thương Thực tiết thân .
(3) Nhật can cường , Ấn lại gặp nhiều, Tài thấu xuất , giảm bớt lực của Ấn thụ (Song, không thể Tài tinh có căn quá thâm sâu, cùng Ấn không hỗ trợ nhau mà Ấn thua) .
4. Thực thần cách
(1) Nhật can cường, Thực cũng cường, lại gặp Tài .
(2) Nhật can cường, Sát nổi bật quá, Thực thần chế Sát mà không gặp Tài .
(3) Nhật can cường , Thực thần tiết khí thái quá , gặp Ấn hộ thân .
5. Thất Sát cách
(1) Thân cường.
(2) Nhật can cường , Sát quá nổi bật, có Thực chế Sát .
(3) Nhật can nhược, Sát vượng, có Ấn sinh thân .
(4) Thân Sát lưỡng đình, không có Quan Sát hỗn tạp.
6. Thương Quan cách
(1) Nhật can cường , Thương Quan sinh Tài .
(2) Nhật can nhược, Thương Quan tiết khí, có Ấn hộ thân .
(3) Nhật can nhược , Thương Quan vượng , mà Sát Ấn song thấu .
(4) Nhật can cường, Sát trọng (nặng), Thương Quan giá (hộ) Sát .
BÁT CÁCH BỊ PHÁ HỎNG
1. Chính Quan cách
(1) Gặp Thương Quan mà không có Ấn .
(2) Gặp hình, xung, phá, hại.
(3) Có sát đến hỗn tạp.
2. Chính, Thiên Tài cách
(1) Nhật can cường, Tài khinh Kiếp Tỉ lại trọng .
(2) Gặp hình, xung, phá, hại.
(3) Nhật can nhược , Thất Sát trọng , Tài lại sinh Sát.
3. Chính, Thiên Ấn cách
(1) Nhật can nhược , Ấn khinh, lại gặp Tài phá .
(2) Nhật can nhược , Ấn thái trọng (quá nặng), mà lại nhiều Quan Sát .
(3) Gặp hình, xung, phá, hại.
4. Thực thần cách
(1) Nhật can cường , Thực khinh lại gặp Kiêu .
(2) Nhật can nhược , Thực thần sinh Tài , mà lại có Sát lộ.
(3) Gặp hình, xung, phá, hại.
5. Thất Sát cách
(1) Gặp hình, xung, phá, hại.
(2) Nhật can nhược.
(3) Tài sinh Sát mà không có chế.
6. Thương Quan cách
(1) Gặp Quan tinh.
(2) Nhật can nhược, lại có nhiều Tài.
(3) Nhật can cường, Thương Quan khinh, mà lại có nhiều Ấn.
(4) Gặp hình, xung, phá, hại.
BÁT CÁCH THÁI QUÁ
1. Chính Quan cách
(1) Quan tinh đắc lệnh, vừa lại đông nhiều, Nhật chủ suy nhược không kham nổi.
(2) Quan cường Thân nhược , lại nhiều Tài tinh sinh Quan .
2. Thiên, Chính Tài cách
(1) Tài đắc lệnh , mà lại nhiều. Nhật chủ suy nhược không thể kham nổi.
(2) Tài vượng Thân nhược , lại nhiều Thương Thực tiết thân sinh Tài .
3. Thiên, Chính Ấn cách
(1) Ấn trọng lại vừa đắc lệnh , Nhật chủ nhược mà Tài khinh .
(2) Ấn cùng Kiếp Tỉ đều cường, đơn độc chỉ có Thương Thực Tài Quan nhẹ mà ít .
4. Thực thần cách
(1) Thương Thực quá nặng mà Nhật chủ quá nhẹ, không có Ấn hoặc nhiều Tài .
(2) Thân cường Sát yếu , Thương Thực nặng mà chế Sát thái quá, lại không có Tài giải cứu.
5. Thất Sát cách
(1) Sát thái trọng , thân thái khinh , không gặp Thương Thực .
(2) Tài đa thân nhược , Sát lại được Tài sinh.
BÁT CÁCH BẤT CẬP
1. Chính Quan cách
(1) Thân cường vượt qua khỏi Quan tinh, lại không có Tài để sinh Quan.
(2) Thân cường vượt qua khỏi Quan tinh, lại có nhiều Ấn tiết khí Quan tinh, có Thương Thực khắc chế Quan tinh.
2. Thiên, Chính Tài cách
(1) Thân cường mà lại gặp nhiều Tỷ Kiếp Lộc Nhận.
(2) Tài không có Thương Thực sinh, mà lại nhiều Kiếp Ấn cướng đoạt.
3. Thiên, Chính Ấn cách
(1) Tài nặng không có Quan tinh.
(2) Nhiều Tỷ Kiếp Lộc Nhận.
4. Thực thần cách
(1) Ấn trọng, thân khinh.
(2) Thân nhược mà Tài Quan quá nhiều.
5. Thất Sát cách
(1) Thực nặng mà không có Tài.
(2) Thân cường, Ấn cường.
DỤNG THẦN BÁT CÁCH
Nhật chủ có cường, có nhược, cách cục có thành, có bại, có thái quá, có bất cập. Trước mắt có một chữ, có thể hỗ trợ cách cục thành công. Cứu giúp Cách cục bị phá bại, ức chế cách cục bị thái quá. Nhật chủ thái cường, phù trợ cách cục bất cập, hộ nhật chủ thái nhược, chữ này chính là Dụng thần vậy. Mệnh lấy dụng thần có lực là cao, dụng thần không có lực là thấp, không có dụng thần là càng thấp. Nhật chủ cách cục, cũng như hình dáng thân thể của con người. Dụng thần, cũng như linh hồn của con người. Linh hồn cùng thân thể không thể tách rời nhau, cho nên dụng thần ở trong mệnh cục rất là trọng yếu, có thể thấy được vậy. Luận mệnh là luận dụng thần vậy, có thể đặc biệt kể ra phép lấy dụng thần của Bát cách như sau:
1. Chính Quan Cách
– Nhật can nhược, Chánh Quan là cách, Tài tinh trọng, lấy Tỷ Kiếp làm dụng , không có Tỉ Kiếp thì dụng Ấn .
– Nhật can nhược, Chánh Quan là cách, Thương Thực nhiều, lấy Ấn làm dụng.
– Nhật can nhược, Chánh Quan là cách, Quan Sát trọng, lấy Ấn làm dụng .
– Nhật can cường, Chánh Quan là cách, Kiếp Tỉ nhiều, lấy Quan làm dụng .
– Nhật can cường, Chánh Quan là cách, Ấn nhiều, lấy Tài làm dụng .
– Nhật can cường, Chánh Quan là cách, gặp nhiều Thương Thực, thì dụng Tài .
2. Thiên, Chính Tài cách
– Nhật can nhược, Tài là cách, Thương Thực nhiều, lấy Ấn làm dụng.
– Nhật can nhược, Tài là cách, Tài trọng thì dụng Tỉ Kiếp .
– Nhật can nhược, Tài là cách, Quan Sát gặp nhiều, thì dụng Ấn .
– Nhật can cường, Tài là cách, nếu Kiếp Tỉ trùng trùng, dụng Thương Thực là tốt nhất, dụng Quan Sát cũng được.
– Nhật can cường, Tài là cách, Ấn gặp nhiều, dụng Tài là tốt.
3. Thiên, Chính Ấn cách
– Nhật can nhược, Ấn là cách, nhiều Quan Sát, thì dụng Ấn .
– Nhật can nhược, Ấn là cách, nhiều Thương Thực, tốt nhất là dụng Ấn .
– Nhật can nhược, Ấn là cách, nhiều Tài, thì dụng Kiếp Tỉ .
– Nhật can cường, Ấn là cách, Tỉ Kiếp trùng trùng, có Quan Sát thì dụng Quan Sát, không có Quan Sát thì dụng Thương Thực .
– Nhật can cường, Ấn là cách, Ấn trọng thì cần dụng Tài .
– Nhật can cường, Ấn là cách, Tài nhiều thì dụng Quan Sát .
4. Thực Thần cách
– Nhật can nhược, Thực Thần là cách, Quan Sát gặp nhiều, thì dụng Ấn .
– Nhật can nhược, Thực thần là cách, Quan Sát gặp nhiều, thì dụng ấn.
– Nhật can nhược, Thực thần là cách, Thương Thực trọng, lấy Ấn làm dụng.
– Nhật can cường, Thực thần là cách, Ấn nhiều, lấy Tài làm dụng.
– Nhật can cường, Thực thần là cách, Kiếp Tỉ trùng trùng, lấy Thực Thương làm dụng.
– Nhật can cường, Thực thần là cách, Tài nhiều, lấy Quan Sát làm dụng.
5. Thất Sát cách
– Nhật can nhược, Thất Sát là cách, Tài nhiều, lấy Kiếp Tỉ làm dụng.
– Nhật can nhược, Thất Sát là cách, Thương Thực gặp nhiều, lấy Ấn làm dụng.
– Nhật can nhược, Thất Sát là cách, Quan Sát trùng trùng. Lấy Ấn làm dụng.
– Nhật can cường, Thất Sát là cách, Tỉ Kiếp gặp nhiều. Lấy Sát làm dụng.
– Nhật can cường, Thất Sát là cách, Ấn gặp nhiều, lấy Tài làm dụng.
– Nhật can cường, Thất Sát là cách, Quan Sát trùng trùng, lấy Thương Thực làm dụng.
6. Thương Quan cách
– Nhật can nhược, Thương Quan là cách, Tài nhiều, lấy Tỉ Kiếp làm dụng.
– Nhật can nhược, Thương Quan là cách, Quan Sát nhiều, lấy Ấn làm dụng.
– Nhật can cường, Thương Quan là cách, Thương Thực trùng trùng, lấy Ấn làm dụng.
– Nhật can cường, Thương Quan là cách, Tỉ Kiếp nhiều, thì dụng Thất Sát.
– Nhật can cường, Thương Quan là cách. Ấn nhiều, lấy Tài làm dụng.
BỔ SUNG PHẦN DỤNG THẦN CỦA BÁT CÁCH
1. Yêu cầu Dụng thần:
(1) Có thế lực, có gốc (như dụng Giáp mộc, thích hợp ở các tháng mùa Xuân).
(2) Có sự trợ giúp (như dụng Giáp mộc, thấy Ất mộc hoặc Quý thủy trợ giúp).
(3) Thiên can phải đắc khí (như dụng Giáp mộc, địa chi là Dần Mão)
(4) Thiên Can không gặp khắc, hợp (như dụng Giáp mộc, không có Canh khắc, Kỷ hợp).
(5) Địa chi được Thiên Can sinh, trợ giúp (như dụng Tị hỏa, được Giáp mộc tương sinh, Bính hỏa bang trợ).
(6) Địa chi không có hình, xung, hợp, hại (như dụng Tị hỏa, không gặp Hợi xung, Dần hình).
(7) Đã gặp xung khắc, mà có giải cứu (như dụng Giáp mộc bị Canh khắc, may mắn có Ất mộc hợp Canh, hoặc Bính hỏa khắc hết. Lại có như dụng Tị hỏa, bị Hợi xung, may mắn gặp Mão mộc tam hợp Hợi thủy).
2. Phân biệt Dụng thần
(1) Kiện toàn: Dụng thần không có khắc, hợp, hình, xung. Gọi là Kiện toàn.
(2) Tướng thần: Dụng thần có lực không đủ, may mắn có chữ khác sinh trợ. Dụng thần bị hình xung khắc hợp, may mắn có chữ khác giải cứu. Chữ sinh trợ hoặc giải cứu này, gọi là Tướng thần. Trong mệnh cục, quan trọng là cùng dụng thần có sự tương đồng.
(3) Cách cục tương kiêm: Như lấy Tài làm cách. Dụng thần cũng thuộc là Tài, chính là Cách cục mà kiêm dụng thần, rất quan trọng cần phải biết.
Chương Ngoại Cách
Luận mệnh là căn cứ vào âm dương ngũ hành, can chi sinh khắc, mà dẫn đến lấy Bát Cách cùng Dụng thần, đã có thể 10 phần mà đạt 8,9 phần. Song, ở trên có vượt qua ngoài lý lẽ thông thường, không phải chỉ có Bát cách mà thôi, còn có cách sắp xếp theo Ngoại cách. Ngoại cách danh mục có nhiều, tuy nhiên cũng cần nên phân biệt một số Ngoại cách như sau:
Khúc trực cách
1. Cấu thành cách Khúc Trực
Can ngày Giáp Ất, sinh ở mùa Xuân, Địa chi toàn Dần Mão Thìn phương đông, hoặc Hợi Mão Mùi mộc cục, mà không có các loại Canh Tân Thân Dậu. Ví như:
Nhâm Dần/ Quý Mão/ Giáp Thìn/ Giáp Tý
Giáp mộc sinh ở tháng Mão, chi toàn Dần Mão Thìn phương Đông, một khối thiên can tú khí, lại được Nhâm Quý Giáp nhờ sinh Tỷ giúp, hoàn toàn không có Canh Tân Thân Dậu, vốn là Khúc Trực cách.
Lại tiếp:
Quý Hợi/ Ất Mão/ Ất Mão/ Quý Mùi
Ất mộc sinh ở tháng Mão, địa chi Hợi Mão Mùi kết thành Mộc cục, thiên can lại được Quý Ất tư sinh, Tỷ trợ, cũng hoàn toàn không có Canh Tân Thân Dậu xung khắc, là Khúc Trực Cách.
2. Dụng thần của cách Khúc Trực
Đã lấy thành Khúc Trực Cách, thì kỳ tú khí hoàn toàn hội tụ tại Nhật can là mộc. Tức lấy mộc làm dụng thần. Kỵ kim khắc phạt. Mừng có thủy mộc tương trợ, gặp hỏa thổ thanh tú cũng hiền lanh, gặp thổ là Tài có hỏa thì không sợ.
Viêm thượng cách
1. Cấu thành Viêm Thượng cách
Nhật can Bính Đinh, sinh ở mùa Hạ, địa chi toàn là Tị Ngọ Mùi phương Nam; hoặc Dần Ngọ Tuất kết thành Hỏa cục, không có Nhâm Quý Hợi Tý. Tỷ như:
Đinh Tị/ Bính Ngọ/ Bính Dần/ Ất mùi
Bính hỏa sinh tại tháng Ngọ, chi toàn Tị Ngọ Mùi hội tụ phương Nam, một khối khí chân hỏa, thiên can lại được Ất Bính Đinh sinh cho, có Tỷ phụ trợ, hoàn toàn không có Nhâm Quý Hợi Tý xung khắc, vốn là Viêm Thượng Cách.
Bính Tuất/ Giáp Ngọ/ Đinh Mão/ Nhâm Dần
Đinh hỏa sinh ở tháng Ngọ, trong trụ tuy có Nhâm Thủy nhưng thủy hoàn toàn vô khí, mà cùng nhật can Đinh hỏa hợp, địa chi Dần Ngọ Tuất kết thành Hỏa cục, thiên can lại được Giáp Bính sinh cho, có Tỷ trợ giúp, không có Quý thủy Tý thủy, cũng là Viêm Thượng cách.
2. Dụng thần cách Viêm Thượng
Đã lấy thành Viêm Thượng Cách, thì kỳ tú khí hoàn toàn quy tụ về Nhật can là hỏa. Tức lấy hỏa làm dụng thần, kỵ thủy khắc diệt. Mừng có mộc thủy tương trợ, gặp thổ thổ tú cũng thiện. gặp kim là Tài, có thổ thì Tài không ngại.
Giá sắc cách
1. Cấu thành Giá Sắc cách
Nhật can Mậu Kỷ, sinh ở các tháng Tứ Quý, địa chi hoàn toàn là Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, hoặc tứ trụ thuần thổ, mà không có Giáp Ất Dần Mão xuất hiện. Như:
Mậu Tuất/ Kỷ Mùi / Mậu Thìn/ Quý Sửu
Mậu thổ sinh tại tháng Mùi, chi hoàn toàn là Thìn Tuất Sửu Mùi một khối khí thổ, Thiên Can lại có Mậu Kỷ lộ phụ trợ, không có Giáp Ất Dần Mão xung khắc, là Giá Sắc cách.
Mậu Thìn/ Kỷ Mùi/ Kỷ Mùi/ Mậu Thìn
Nhật chủ Kỷ thổ sinh ở tháng Mùi, địa chi Thìn Mùi đều là thổ, thiên can lại có Mậu Kỷ một khối khí thổ, đều không có Giáp Ất Dần Mão xung khắc , cũng là Giá Sắc cách .
2. Dụng thần của Giá Sắc cách
Đã thành Giá Sắc cách, thì kỳ tú khí đều tụ hợp tại nhật can là thổ, tức lấy thổ là dụng thần. Kỵ mộc khắc, mừng hỏa thổ sinh trợ, gặp kim tú khí cũng tốt. Phùng thủy là Tài, có kim thì không sợ.
Tòng Cách cách
1. Cấu thành Tòng Cách cách
Nhật can là Canh Tân, sinh ở mùa Thu, địa chi hoàn toàn là Thân Dậu Tuất hội về Tây phương , hoặc có Tị Dậu Sửu kết thành Kim cục, không có các chữ Bính Đinh Ngọ Mùi, Như:
Mậu Thân/ Tân Dậu/ Canh Tuất/ Ất Dậu
Canh kim sinh ở tháng Dậu, địa chi toàn là Thân Dậu Tuất hội về Tây phương , một khối Kim khí . Thiên can Mậu Tân lại tương sinh, hoàn toàn không có Bính Đinh Ngọ Mùi xung khắc, là Tòng Cách cách .
Mậu Tuất/ Tân Dậu/ Tân Tỵ/ Kỷ Sửu
Tân kim sinh ở tháng Dậu, địa chi Tị Dậu Sửu , kết thành Kim cục . Thiên can lại được Mậu Kỷ Tân tương sinh trợ giúp, không có Bính Đinh Ngọ Mùi xung khắc . Cũng là Tòng Cách cách .
1. Dụng thần của cách Tòng Cách
Đã lấy cấu thành Tòng Cách cách , thì kỳ tú khí hoàn toàn tụ họp ở Nhật can là Kim . Tức là lấy Kim làm dụng thần, kỵ hỏa khắc , hỉ thổ kim tương trợ , gặp thủy thổ tú cũng tốt. Gặp mộc là Tài , có thủy Tài cũng không ngại.
Nhuận hạ cách
1. Cấu thành Nhuận Hạ cách
Nhật can là Nhâm Quý, sinh ở mùa Đông . Địa chi hoàn toàn là Hợi Tý Sửu hội về Bắc phương , hoặc Thân Tý Thìn kết thành Thủy cục, không có các chữ Mậu Kỷ Mùi Tuất, như :
Nhâm Thân/ Nhâm Tý/ Nhâm Thìn/ Canh Tý
Nhâm thủy sinh tại tháng Tý, địa chi Thân Tý Thìn kết thành Thủy cục . Thiên can lại được Canh Nhâm tương sinh trợ giúp, không có Mậu Kỷ Mùi Tuất xung khắc, là Nhuận Hạ cách .
Tân Hợi /Canh Tý/ Quý Sửu/ Quý Sửu
Quý thủy sinh ở tháng Tý, địa chi hoàn toàn là Hợi Tý Sửu Bắc phương . Thiên can lại được Canh Tân Quý tương sinh cho, không có Mậu Kỷ Mùi Tuất các loại xung khắc, cũng là Nhuận Hạ cách .
2. Dụng thần của Nhuận Hạ cách
Đã thành lập được Nhuận Hạ cách , thì kỳ tú khí hoàn toàn tụ họp ở Nhật can là Thủy , tức lấy thủy làm dụng thần . Kỵ thổ khắc , hỉ kim thủy tương trợ , gặp mộc thổ tú cũng tốt. Gặp Hỏa là Tài , có mộc Tài cũng không sợ.
Tòng Tài cách
1. Cấu thành Tòng Tài cách
Nhật chủ suy nhược, sinh ở tháng là Tài (chi tháng là Tài địa), lý lấy Chính Thiên Tài làm cách. Mà địa chi thuần túy thuộc Tài địa , hoặc kết thành Tài cục . Thiên can tiếp tục thấu xuất sinh chữ Tài, Nhật can không có được một điểm khí sanh vượng, không thể đảm nhận được Tài , chỉ còn phải tòng theo mà thôi.
Canh Tuất/ Ất Dậu/ Bính Thân/ Kỷ Sửu
Nhật can Bính hỏa sinh ở tháng Dậu lâm Tử địa, đề cương là Chính Tài, địa chi lại toàn là Thân Dậu Tuất Tài địa, thiên can Ất mộc bị Canh hợp, Kỷ thổ lại vừa sinh Tài, Nhật can hoàn toàn không có một điểm sinh khí, khó mà đảm nhận được Tài, là Tòng Tài cách vậy.
Mậu Thân/ Tân Dậu/ Đinh Tị/ Tân Sửu
Nhật can Đinh hỏa, sinh ở tháng Dậu là Tài địa , địa chi Tị Dậu Sửu hội thành Tài cục , thiên can Mậu Tân, lại càng sinh trợ cho Tài tinh, Nhật can không có khí, cũng lấy Tòng Tài luận .
2. Dụng thần Tòng Tài cách
Đã lấy cấu thành Tòng Tài cách , Tài kỳ tú khí hoàn toàn tụ ở tòng chi Tài , tức là lấy Tài làm dụng thần. Hỉ Thương Thực Tài trợ giúp, kỵ Tỉ Kiếp cướp đoạt . Cũng kỵ Ấn trợ thân, gặp Quan không trở ngại.
Tòng Sát cách
1. Cấu thành Tòng Sát cách
Nhật chủ suy nhược , Sát vượng mà nhiều, không có Ấn sinh thân, thân thật sự không thể đảm nhận được Sát , chỉ còn cách tòng theo vậy. Ví như :
Mậu Tuất/ Tân Dậu/ Ất Dậu/ Ất Dậu
Nhật can Ất mộc, sinh tại tháng Dậu là lâm tuyệt địa , năm tháng giờ lại đều lâm vào đất Mộ Tuyệt. Thất Sát nắm lệnh , mà mệnh lại nhiều Ất mộc, hoàn toàn không có sinh khí , há sao thân chịu đựng nổi được . Chỉ còn phải Tòng Sát , tức là Tòng Sát cách vậy .
2. Dụng thần cách Tòng Sát
Đã lấy cấu thành Tòng Sát cách, thì kỳ thế lực hoàn toàn ở Sát . Tức lấy Sát làm dụng thần . Duy chỉ cùng Bát Cách dụng Sát là không đồng nhất, độc nhất là Hỉ Tài Sát tương sinh, kỵ Ấn tiết Sát sinh thân , Kiếp Tỉ kháng Sát cũng không thích hợp. .
Tòng Nhi cách
Tòng Nhi cách:
1. Cấu thành Tòng Nhi cách
Nhật chủ suy nhược , không có Ấn sinh thân , Thương Thực đương vượng , hoặc lại có Thiên Can kết thành bè đảng . Địa chi hội cục , thân không thể chịu nổi sự tiết khí quá nhiều, chỉ còn có thể phải tòng theo. Thương Thực là cái TA sinh ra, cho nên gọi là Tòng Nhi cách . Ví dụ như :
Đinh Mão/ Nhâm Dần/ Quý Mão/ Bính Thìn
Quý thủy sinh ở đầu mùa xuân, mộc vượng thừa quyền, chi toàn Dần Mão Thìn Đông phương nhất khí, tứ trụ không có kim . Nhật chủ có tiết mà không có sinh , thật sự không thể chịu được mộc này quá vượng. Bất đắc dĩ phải tòng, cách thành Tòng Nhi vậy .
2. Dụng thần Cách Tòng Nhi
Đã lấy thành Tòng Nhi cách, thì lấy Thực Thương là tú khí, là dụng thần khả dĩ vậy, không sợ Tỉ Kiếp, vì Tỉ Kiếp vẫn đi sinh trợ cho Thực Thương vậy. Mừng phùng Tài tinh, gọi là Nhi lại có Nhi sinh cho, lại được chuyển tiếp cho tú khí lưu hành vậy. Gặp Quan Sát không có lợi, vì Quan Sát khắc thân, thế lực tất nhiên mình lại hại mình vậy, huống hồ Quan Sát cùng với Thực Thương như lửa với nước không dung hòa vậy. Tối Kỵ gặp Ấn thụ, là do Ấn có thể khắc chế Thực Thương vậy. Phùng Thực Thương là trợ giúp cho dụng thần, cũng khả ái vậy.
Tòng Vượng cách
1. Cấu thành Tòng Vượng cách
Tứ trụ đều là Tỉ Kiếp. Tuyệt đối không có Quan Sát chế, hoặc có Ấn thụ sinh cho, vốn là cực vượng vậy, chỉ còn cách là Tòng theo Vượng thần.
Quý Mão/Ất Mão/ Giáp Dần/ Ất Hợi
Giáp mộc sinh ở giữa xuân , chi gặp lưỡng Mão là vượng , Dần là Lộc , Hợi là Sinh , Can có Ất là Kiếp, Quý là Ấn, là cực vượng vậy. Không có thể lấy Tài Quan Thương Thực, duy chỉ có lấy Tòng theo Vượng mà luận.
2. Dụng thần cách Tòng Vượng
Đã lấy thành Tòng Vượng cách, thì lấy Tỷ Kiếp làm dụng thần, mừng có Ấn Thụ Tỷ Kiếp sinh trợ. Gặp Quan Sát gọi là phạm Vượng, hung họa lập tức đến ngay. Gặp Tài tinh, Quần Tỷ tương tranh, thì 9 phần là chết, chỉ còn 1 phần là sống. Nếu trong cục Ấn khinh, phùng Thực Thương cũng không ngại.
Tòng Cường cách
1. Cấu thành Tòng Cường cách
Tứ trụ Ấn thụ trùng trùng, Tỷ Kiếp cũng nhiều, nhật chủ lại không mất lệnh, tuyệt đối không có một hào khí Tài tinh Quan Sát, gọi là Nhị Nhân đồng tâm. Thích thuận mà không thích nghịch, thì tức là Tòng Cường cách vậy.
Nhâm Tý/ Quý Mão/ Giáp Tý/ Giáp Tý
Giáp sinh tháng Mão, là đất tối vượng, Can thấy Nhâm Quý là Ấn , Giáp mộc là Tỉ , địa chi lại có Tý thủy là 3 bè đảng, Tài Quan tuyệt tích , cực cường vậy. Ngoài Tòng cường , không có cách nào hơn vậy.
2. Dụng thần cách Tòng Cường
Đã thành Tòng Cường cách, tức lấy cường thần làm dụng thần (có thể lấy Ấn thụ cùng Tỷ Kiếp đều làm dụng thần). Phùng Tỷ Kiếp, Ấn thụ thuận kỳ cường thần thì rất là tốt. Thực Thương mà cùng có Ấn thụ xung khắc thì rất hung; gặp Tài tinh Quan Sát, gọi là Xúc nộ Cường thần (gây phẫn nộ cường thần), thế lực càng nguy hiểm vậy.
Hóa khí cách
1. Cách thành Hóa Khí cách
– Ngày Giáp giờ Kỷ, ngày Kỷ giờ Giáp, ngày Giáp tháng Kỷ, tháng Kỷ ngày Giáp, sinh tháng Tứ Quý (Thìn,Tuất,Sửu,Mùi), không gặp mộc là hóa Thổ Cách.
– Ngày Ất giờ Canh, ngày Canh giờ Ất, ngày Ất tháng Canh, ngày Canh tháng Ất, sinh các tháng Tị Dậu Sửu Thân, không gặp hỏa là hóa Kim Cách.
– Ngày Bính giờ Tân, ngày Tân giờ Bính, ngày Bính tháng Tân, ngày Tân tháng Bính, sinh các tháng Thân Tý Thìn Hợi, không gặp thổ là hóa Thủy Cách.
– Ngày Đinh giờ Nhâm, ngày Nhâm giờ Đinh, ngày Đinh tháng Nhâm, ngày Nhâm tháng Đinh, sinh các tháng Hợi Mão Mùi Dần, không gặp kim, là hóa Mộc Cách.
– Ngày Mậu giờ Quý, ngày Quý giờ Mậu, ngày Mậu tháng Quý, ngày Quý tháng Mậu, sinh các tháng Dần Ngọ Tuất Tị, không gặp thủy, là hóa Hỏa Cách.
Ví dụ:
Mậu Thìn/ Nhâm Tuất/ Giáp Thìn/ Kỷ Tị
Giáp mộc sinh ở tháng 9 mùa thu, thổ vượng thừa quyền, Giáp Kỷ hợp mà hóa thổ; không thấy mộc, thì không khắc phá, mà cách cục thuần túy vậy.
Giáp Thân/ Quý Dậu/ Ất Sửu /Canh Thìn
Ất Canh hợp mà hóa kim, mùa tại chính Thu, hóa thần đắc lệnh, tứ trụ không có hỏa khắc phá, mệnh này gần như xuất ra tài trí hơn người vậy.
Giáp Thìn/ Bính Tý/ Tân Sửu/ Nhâm Thìn
Đông thủy phương vượng, Bính Tân hợp hóa thủy, lại còn gặp Nhâm thủy nguyên thần tuyệt vời không tầm thường. Thìn Sửu đều là nhuận thổ, không thể luận khắc phá vậy.
Ất Mão/ Đinh Mão/ Nhâm Ngọ/ Quý Mão
Đinh Nhâm hợp mà hóa mộc, dựa vào ở giữa xuân, là mộc thời lệnh tối vượng, cách cục càng thuần túy. Bát tự không có kim, càng đáng khen vậy.
Bính Tuất/ Mậu Tuất /Quý Tị /Giáp Dần
Mậu Quý hợp mà hóa hỏa, dù lệnh không còn là mùa hạ hỏa đang vượng, song có Bính Tị lưỡng hỏa dẫn hóa, Giáp Dần lưỡng mộc trợ hỏa, mà không gặp thủy khắc, hiển nhiên mà cũng hóa.
2. Hóa khí cách bị phá bại
(1) Là do khắc mà phá.
Tỷ như: Canh Tuất /Mậu Tý /Tân Mùi/ Bính Thân
Bính Tân tương hợp, sinh giữa mùa đông, hóa thủy thành công, thế là Mậu thổ, Mùi thổ, Tuất thổ cạnh tranh tương khắc thủy, cách cục bị phá vỡ vậy.
(2) Nguyên nhân là do đố kỵ mà phá vậy.
Giáp Tuất /Đinh Mão /Nhâm Ngọ /Đinh Mùi
Tháng Mão giữa Xuân mộc vượng, Đinh Nhâm hóa mộc, đúng hóa là do hợp mà thành, hiện tại thì do có 2 Đinh đố hợp 1 Nhâm, hợp mà lại do đố mà bị phân chia lực, vội luận hóa ư.
(3) Do hóa mà phá.
Nhâm Thìn /Đinh Mùi /Giáp Tý /Kỷ Tị
Giáp Kỷ hóa thổ tại cuối mùa Hạ, chỉ vì Đinh Nhâm hóa mộc tại năm tháng, mộc đến khắc thổ vốn là hóa thần, phá hại hóa thần, cách này cũng hỏng vậy.
3. Hóa khí cách chuyển bại làm thành
(1) Là do khắc mà phá, phá mà lại thành.
Tân Dậu /Bính Thân /Ất Sửu /Canh Thìn
Ất Canh hóa kim tại tháng mùa thu, nhưng lại sợ Bính hỏa khắc phá kim, may mắn có can năm Tân kim hợp bán, Bính hỏa hại mà không thành, mệnh này do hợp mà chuyển từ bại mà thành vậy.
Giáp Tý /Mậu Thìn /Bính Thân /Tân Mão
Mùa sinh ở tháng Thìn, chi toàn Thân Tý Thìn, Bính Tân hợp mà hóa thủy, sợ có Mậu thổ phá hóa, song nhờ có Giáp ở phía trước khắc chế Mậu, Mậu không thể hại hóa thần, mệnh này nhờ khắc mà chuyển bại sang thành vậy.
Giáp Tuất /Đinh Sửu /Giáp Thân /Kỷ Tị
Giáp Kỷ hóa thổ mà được lệnh, tiếc là trụ năm có Giáp mộc khắc thổ, may mắn nhờ có Đinh hỏa ở can tháng, ngầm tiết khí Giáp mộc mà sinh trợ hóa thần này, nhờ sinh trợ mà chuyển từ bại sang thành vậy.
(2) Là do Đố mà phá, phá mà lại thành.
Nhâm Dần/ Đinh Mùi/ Nhâm Tý/ Đinh Mùi
Ngày Nhâm, bên phải trái đều có Đinh, sinh tại tháng Mùi, do đố mà hóa mộc không thành, song can năm cũng là Nhâm, thành 2 Đinh 2 Nhâm như Ngọc Bích song song, sao lại có đố kỵ. Cho nên, nhờ hợp mà chuyển từ bại sang thành vậy.
Đinh Sửu /Tân Hợi /Bính Ngọ /Tân Mão
Bính hỏa sinh mùa đông, ngưng tụ tại 2 Tân đố hợp, không thể hóa thủy, may mắn có Đinh ở trụ năm khắc khứ tháng Tân, nhật Bính vẫn có thể hợp Tân trụ giờ, mà hóa thành thủy vậy. Mệnh này nhờ khắc mà chuyển từ bại sang thành vậy.
4. Hóa Khí cách nhất định không thành
(1) Xa cách vị trí.
Ví dụ:
Tân Hợi /Canh Tý /Bính Dần /Nhâm Thìn
Bính sinh tháng Tý, năm thấu Tân, năm ngày vị trí cách xa, hợp mà miễn cưỡng, làm sao có thể hóa thủy được ?
(2) Không được nguyệt lệnh.
Bính Ngọ /Mậu Tuất /Đinh Hợi /Nhâm Dần
Đinh Nhâm tuy gần kề trói buộc, song mùa sinh không phải mộc lệnh, không thể hóa mộc, thả hóa vậy, cũng không được vượng cực, cách cục làm sao có thể thành lập, tuy không cần ngày xuân mộc lệnh, phương có thể hóa mộc, nhưng cũng cần tồn tại các tháng Hợi Mùi, vì mộc Sinh tại Hợi mà Khố tại Mùi vậy.
5. Dụng thần của Hóa Khí cách
Đã thành Hóa Khí Cách, bản thân mừng sinh trợ hóa thần. Duy chỉ có hóa thần thái cường. Cũng mừng có Tiết khí mà Tiết là dụng thần, hoặc hóa cách gặp phá hại mà được cứu, thì lấy cứu thần làm dụng thần. Song, kết cục là không lấy khắc phá hóa thần làm dụng thần vậy. Về phần hỉ kỵ, thuận với dụng thần là hỉ, nghịch với dụng thần là kỵ. Tức lấy 2 đầu thuận nghịch, có thể Tiêu Tức(Tiêu là diệt đi, Tức là tăng lên, thời vận tuần hoàn, lên lên xuống xuống gọi là tiêu tức) vậy.
Kiến Lộc cách
1. Cấu thành cách Kiến Lộc
Thông thường nhật can gặp Lộc ở chi tháng. Như ngày Giáp tháng Dần, ngày Ất tháng Mão, ngày Bính Mậu tháng Tị, ngày Đinh Kỷ tháng Ngọ, ngày Canh tháng Thân, ngày Tân tháng Dậu, ngày Nh6m tháng Hợi, ngày Quý tháng Tý, đều là Kiến Lộc Cách. Do không có trong Bát cách, cho nên là Ngoại Cách vậy.
2. Nguyên nhân lấy cách Kiến Lộc
Mệnh cục đề ra Bát cách là từ Chi tháng, nhật can cường nhược, cũng do cách này mở rộng xác định. Đề cương được Lộc, trước tiên được nguyệt lệnh vượng khí, nhật chủ nhất định không suy. Cũng như con người tinh thần sung túc, có thể làm nên sự nghiệp. Nếu lại tiếp tục Tài Quan Ấn Thực các loại, đang phối hợp thích hợp, càng là mệnh đẹp không nghi ngờ. Chi năm, chi ngày, chi giờ được Lộc, phụ trợ cho thân nhược, tục thư lấy tuy có nhiều cách, song cuối cùng không bằng Kiến Lộc làm trọng yếu, không đủ có thể Quý vậy.
3. Dụng Thần Kiến Lộc Cách
+ Kiến Lộc cách , Tài nhiều thân nhược, dụng Tỉ Kiếp là tốt nhất .
+ Kiến Lộc Cách , Tài nhiều thân cường, dụng Quan Sát là tốt nhất, không có Quan Sát dụng Thương Thực cũng tốt đẹp.
+ Kiến Lộc cách , Quan Sát nhiều, thân nhược, dụng Ấn là tốt nhất.
+ Kiến Lộc cách , Quan Sát nhiều, thân cường, dụng Tài là tốt nhất.
+ Kiến Lộc cách , Thương Thực nhiều , thân nhược, dụng Ấn là tốt nhất.
+ Kiến Lộc cách , Thương Thực nhiều, thân cường, dụng Tài là tốt nhất.
+ Kiến Lộc cách , Tỉ Kiếp nhiều, dụng Quan Sát là tốt nhất.
+ Kiến Lộc cách , Ấn nhiều, dụng Tài là tốt nhất.
Nguyệt Nhận cách
1. Cấu thành Nguyệt Nhận cách
Thông thường Nhật Can gặp Chi tháng là Nhận như ngày Giáp tháng Mão, ngày Canh tháng Dậu, ngày Nhâm tháng Tý đều là Nguyệt Nhận Cách, là dựa vào bên trong không có Bát cách, cho nên luận bổ sung ở chương Ngoại Cách.
2. Nguyên nhân lấy cách Nguyệt Nhận
Ngày Giáp tháng Mão, ngày Canh tháng Dậu, ngày Nhâm tháng Tý, nguyệt kiến đều là Kiếp Tài. Cái lý không lấy cách Kiếp Tài, chỉ có được lấy là Nguyệt Nhận. Nhận là ở vị trí cực vượng, Nhật Can đã cực cường, nếu nhiều Tài Sát, cũng là mệnh tốt. Duy chỉ không có phù hợp là tiếp tục có nhiều Tỷ Kiếp bang thân. Nếu không thì nhất định là Hạ mệnh vậy.
3. Không lấy Nguyệt Nhận
Nhận chính là vượng mà vượt quá mức, luôn là vật hung bạo. Lâm tại đề cương, thế lực quá mạnh mẽ, thông suốt mà lại kết hợp được nắm quyền, lại vừa đến lấy trợ thân địch Sát. Nếu không đoạt Tài lấy họa, ảnh hưởng càng lớn. Loại trừ ngày Giáp tháng Mão, ngày Canh tháng Dậu, ngày Nhâm tháng Tý, không có cách khác để lấy, đành phải lấy Nhận. Dưới đây liệt kê những mệnh không nên lấy Nhận cách mà nên dùng cách khác. Như:
+ Ngày Ất, tháng Dần, không lấy Nhận cách, mà lấy Dần trong có chứa Bính hỏa Thương Quan, hoặc Mậu thổ Thiên Tài làm cách.
+ Ngày Bính tháng Ngọ, không lấy Nhận cách, mà lấy Ngọ trong có chứa Kỷ thổ Thương Quan làm cách.
+ Ngày Mậu tháng Ngọ, không lấy Nhận cách, mà lấy Ngọ trong tàng chứa Đinh hỏa Chính Ấn làm cách.
+ Ngày Đinh tháng Tị, không lấy Nhận cách, mà lấy trong Tị tàng chứa canh kim là Chính Tài cách, hoặc Mậu thổ Thương Quan làm cách.
+ Ngày Kỷ tháng Tị, không lấy Nhận cách, mà lấy trong Tị có chứa Bính hỏa Chính Ấn cách, hoặc Canh kim Thương Quan cách.
+ Ngày Tân tháng Thân, không lấy Nhận Cách, mà lấy trong Thân tàng chứa Mậu thổ là Chính Ấn cách, hoặc Nhâm thủy Thương Quan cách.
+ Ngày Quý tháng Hợi, không lấy Nhận Cách, mà lấy trong Hợi tàng chứa Giáp mộc Thương Quan làm cách.
4. Dụng thần Nguyệt Nhận cách
+ Nguyệt Nhận nhiều Tài , phù hợp dụng Quan Sát .
+ Nguyệt Nhận nhiều quan sát , phù hợp dụng Tài .
+ Nguyệt Nhận nhiều Thương Thực , cũng phù hợp dụng Tài .
+ Nguyệt Nhận nhiều Tỉ Kiếp , tất nhiên dụng Quan Sát .
+ Nguyệt Nhận nhiều ấn , phù hợp dụng Tài .
+ Nguyệt Nhận mà đầy Quan Thương Thực , phù hợp lấy Ấn làm dụng .
Chương Vận Hạn
Mệnh con người có giàu sang, nghèo hèn, thuận lợi, khó khăn, lương thiện, hung ác, đều lấy trong Bát Tự mà xác định. Lại do hành vận gây ra chăng, Sao thế vậy! ? Theo người xưa thì thuận lợi, khó khăn, tốt xấu tuy không thể vượt ra ngoài Bát tự, mà hành vận hướng đến là trợ giúp hay ức chế, cũng đủ khiến cho cái Thiện (tốt) thì càng tăng thêm thiện, cái Ác (xấu) thì càng thêm ác, cho nên hành vận này cần phải chú ý vậy.
1. Năng lực của Hành Vận
* Bát Tự thuần Thiện , đều không có Ác thần phá hỏng
(1) Hành vận giúp thiện, cũng đủ làm cho chữ thiện thì càng thêm thiện , công danh phú quý , không thể có định lượng .
(2) Hành vận phá hỏng, mặc dù không có hại, nhất định đối diện với những việc bị ức chế hoặc bế tắc, ít nhiều cũng không thể theo như ý nguyện.
* Bát Tự tuy là Thiện, nhưng có Ác thần phá hỏng.
(1) Hành khứ (loại trừ) Ác vận, thì trong bát tự có việc tốt sẽ đến ngay.
(2) Lại tiếp tục để gặp phá hỏng Thiện thần, cùng có Ác thần đến chế ngự, thì việc phá hư cũng lập tức thấy.
* Bát tự thuần Ác, đều không có Thiện thần chế phục.
(1) Lại tiếp tục kích động hành Ác vận, cũng đủ khiến cho cái Ác càng thêm ác. Kỳ bần tiện, tai họa, thảm thương không đành lòng thấy.
(2) Hành vận chế phục, tuy không thể là phúc, mà cũng có thể hưởng được một chút ít toại nguyện.
* Bát tự tuy ác, lại có Thiện thần chế phục.
(1) Hành vận khứ đi cái Thiện, thì trong Bát tự việc phá hư cũng lập tức thấy.
(2) Lại tiếp tục thấy cái Thiện đến chế ngự , thì việc tốt cũng lập tức thấy.
2. Phân tích Thiện vận, Ác vận
(1) Chính Quan cách
– Nhật can nhược, Chính Quan là cách, Tài tinh trọng, lấy Tỉ Kiếp làm dụng. Không có Tỉ Kiếp thì dụng Ấn. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan vận là ác.
– Nhật can nhược, Chính quan là cách, Thực Thương nhiều, lấy Ấn làm dụng. Gặp Quan Ấn vận là thiện, Thương Tài vận là ác.
– Nhật can nhược, Chính quan là cách, Quan Sát trọng, lấy Ấn làm dụng. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan Thất Sát vận là ác.
– Nhật can cường, Chính Quan là cách, Kiếp Tỉ nhiều, lấy Quan làm dụng. Gặp Tài Quan vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
– Nhật can cường, Chính Quan là cách, Ấn nhiều, lấy Tài làm dụng. Gặp Tài Thực vận dụng thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
– Nhật can cường, Chính Quan là cách, thấy nhiều Thương Thực, thì dụng Tài. Gặp Tài Quan vận là thiện, Tỉ Kiếp vận là ác.
(2) Tài cách
– Nhật can nhược, Tài là cách, Thương Thực nhiều, lấy Ấn làm dụng. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Thương Tài vận là ác.
– Nhật can nhược, Tài là cách, Tài trọng dụng Tỉ Kiếp, gặp Tỉ Kiếp vận là thiện, Thương Thực Tài hương là ác.
– Nhật can nhược, Tài là cách, Quan Sát thấy nhiều, Dụng Ấn. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan Thất Sát vận là ác.
– Nhật can cường, Tài là cách, nếu Kiếp Tỉ trọng trọng, dụng Thương Thực hoặc dụng Quan Sát. Gặp Thương Thực Quan Sát vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
– Nhật can cường, Tài là cách, Ấn thấy nhiều, dụng Tài là tốt. Gặp Thực Tài vận là thiện, Ấn Tỉ Quan Sát vận là ác.
(3) Ấn cách
– Nhật can nhược, Ấn là cách, nhiều Quan Sát, dụng Ấn. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan vận là ác.
– Nhật can nhược, Ấn là cách, nhiều Thương Thực, dụng Ấn. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, gặp đất Thương Thực Tài là ác.
– Nhật can nhược, Ấn là cách, nhiều Tài, dụng Kiếp Tỉ. Gặp Kiếp Tỉ vận là thiện, gặp đất Thương Thực Tài là ác.
– Nhật can cường, Ấn là cách, Tỉ Kiếp trọng trọng, có Quan Sát thì dụng Quan Sát. Không có Quan Sát thì dụng Thương Thực, gặp Quan Sát Thương Thực vận là thiện, gặp đất Kiếp Tỉ Ấn là ác.
– Nhật can cường, Ấn là cách, Ấn trọng, dụng Tài. Gặp Thương Tài vận là thiện, Quan Ấn Tỉ Kiếp vận là ác.
– Nhật can cường, Ấn là cách, Tài nhiều, dụng Quan Sát. Gặp Quan Ấn vận là thiện, Thương Tài vận là ác.
(4) Thực thần cách
– Nhật can nhược, Thực thần là cách, Quan Sát thấy nhiều, dụng Ấn. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan Thất Sát vận là ác.
– Nhật can nhược, Thực thần là cách, Tài nhiều, dụng Tỉ Kiếp. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Thương Tài Quan Sát vận là ác.
– Nhật can nhược, Thực thần là cách, Thương Thực trọng, lấy Ấn làm dụng. Gặp Quan Ấn vận là thiện, Thương Thực Tài hương là ác.
– Nhật can cường, Thực thần là cách, Ấn nhiều, lấy Tài làm dụng. Gặp Thương Thực Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
– Nhật can cường, Thực thần là cách, Kiếp Tỉ trọng trọng, lấy Thực thần làm dụng. Gặp lấy Thực Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
– Nhật can cường, Thực thần là cách, Tài nhiều, lấy Quan Sát làm dụng. Gặp Quan Sát Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
(5) Thất Sát cách
– Nhật can nhược, Thất Sát là cách, Tài nhiều, lấy Kiếp Tỉ làm dụng. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Thương Tài vận là ác.
– Nhật can nhược, Thất Sát là cách, Quan Sát trọng trọng, lấy Ấn làm dụng. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan vận là ác.
– Nhật can cường, Thất Sát là cách, Tỉ Kiếp thấy nhiều, lấy Sát làm dụng. Gặp Tài Sát vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
– Nhật can cường, Thất Sát là cách, Ấn thấy nhiều, lấy Tài làm dụng. Gặp Thương Tài vận là thiện, Quan Ấn Tỉ Kiếp hương là ác.
– Nhật can cường, Thất Sát là cách, Quan Sát trọng trọng, lấy Thương Thực làm dụng. Gặp Thương Thực vận là thiện, Quan Ấn vận là ác.
(6) Thương Quan cách
– Nhật can nhược, Thương Quan là cách, Tài nhiều, lấy Tỉ Kiếp làm dụng. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan vận là ác.
– Nhật can nhược, Thương Quan là cách, Quan Sát nhiều, lấy Ấn làm dụng. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan vận là ác.
– Nhật can nhược, Thương Quan là cách, Thương Thực trọng trọng, lấy Ấn làm dụng. Gặp Quan Ấn vận là thiện, gặp đất Thương Thực Tài là ác.
– Nhật can cường, Thương Quan là cách, Tỉ Kiếp nhiều, dụng Thất Sát. Gặp Tài Sát vận là thiện, Ấn vận là ác.
– Nhật can cường, Thương Quan là cách, Ấn nhiều, lấy Tài làm dụng. Gặp Thương Thực Tài hương là thiện, Tỉ vận là ác.
(7) Ngoại cách
– Khúc Trực cách, gặp thủy mộc hỏa vận là thiện, kim vận là ác.
– Viêm Thượng cách,gặp mộc hỏa thổ vận là thiện, thủy vận là ác.
– Giá Sắc cách, gặp hỏa thổ kim vận là thiện, mộc vận là ác.
– Tòng Cách cách, gặp thổ kim thủy vận là thiện, hỏa vận là ác.
– Nhuận Hạ cách, gặp kim thủy mộc vận là thiện, thổ vận là ác.
– Tòng Tài cách, gặp Thương Thực Quan Sát vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
– Tòng Sát cách, gặp Tài Sát vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
– Tòng Nhi cách, gặp Thương Thực Tài hương là thiện, gặp Quan Sát Ấn thụ là ác.
– Tòng Vượng cách, gặp Ấn thụ Tỉ Kiếp vận là thiện, gặp Tài Quan Thương Thực vận là ác.
(8) Hóa Khí cách
– Hóa Thổ cách, gặp hỏa thổ kim vận là thiện, mộc vận là ác.
– Hóa Kim cách, gặp thổ kim thủy vận là thiện, hỏa vận là ác.
– Hóa Thủy cách, gặp kim thủy mộc vận là thiện, thổ vận là ác.
– Hóa Mộc cách, gặp thủy mộc hỏa vận là thiện, kim vận là ác.
– Hóa Hỏa cách, gặp thủy hỏa thổ vận là thiện, thủy vận là ác.
(9) Kiến Lộc cách
– Kiến Lộc cách, Tài nhiều, thân nhược có Tỉ Kiếp. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan vận là ác.
– Kiến Lộc cách, Tài nhiều, thân cường, dụng Quan Sát. Gặp Tài Quan vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
– Kiến Lộc cách, Quan Sát nhiều, thân nhược, dụng Ấn. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, gặp Tài Quan vận là ác.
– Kiến Lộc cách, Quan Sát nhiều, thân cường, dụng Tài. Gặp Thương Thực Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
– Kiến Lộc cách, Thương Thực nhiều, Thân nhược, dụng Ấn. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Thương Tỉ vận là ác.
– Kiến Lộc cách, Tỉ Kiếp nhiều, dụng Quan Sát. Gặp Tài Quan vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
– Kiến Lộc cách, Ấn nhiều, dụng Tài. Gặp Thương Thực Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
(10) Nguyệt Nhận cách
– Nguyệt Nhận nhiều Tài, dụng Quan Sát. Gặp Tài Quan vận là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
– Nguyệt Nhận nhiều Quan Sát, dụng Tài. Gặp Thương Thực Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
– Nguyệt Nhận nhiều Thương Thực, dụng Tài. Gặp Thương Thực Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
– Nguyệt Nhận nhiều Kiếp Tỉ, dụng Quan Sát. Gặp Tài Quan vận là thiện, Ấn Tỉ Thương Thực vận là ác.
– Nguyệt Nhận nhiều Ấn, dụng Tài. Gặp Thương Thực Tài hương là thiện, Ấn Tỉ vận là ác.
– Nguyệt Nhận mà nguyên cục đầy Tài Quan Thương Thực, lấy Ấn làm dụng. Gặp Ấn Tỉ vận là thiện, Tài Quan Thương Thực vận là ác.
3. Tổng luận Vận hạn thiện, ác
– Lợi cho Dụng thần là vận tốt (thiện).
– Vận có lợi cho dụng thần, mà trong trụ bị thần khác khắc khứ hoặc hợp trụ, thiện mà không có thiện, ác cũng không phải là ác, bình thường mà thôi.
– Không có lợi cho dụng thần, là vận xấu (ác).
– Vận không có lợi cho dụng thần, mà trong trụ bị thần khác khắc khứ hoặc hợp trụ, ác mà không ác, Thiện cũng không phải thiện, chỉ là bình thường mà thôi.
4.Số năm Hành Vận
Phép xưa lấy một Can cùng một Chi làm một vận, một vận quản 10 năm. Người thời nay, tách lấy ra một Can, một Chi, mỗi loại là một vận, một vận quản 5 năm. Lập phép này là không có đồng nhất, mà gây nên sai lầm vậy. Phép xưa nói một vận cát hung, cần phải xem cả Can Chi, còn người thời nay thì tách ra Thiên Can vận, tức là lấy Can cai quản để luận cát hung, đến Địa Chi vận thì lấy Chi cai quản để luận cát hung. Then chốt để bình luận là Biện pháp Chiết Trung (tức là dùng Phép Điều hòa), là tinh hoa quan trọng nhất hiện nay. Sao gọi là Biện pháp Chiết trung? chính là, như Giáp Ngọ vận, 5 năm đầu tiên chú trọng chữ Giáp, kiêm xem chữ Ngọ, Giáp chiếm 7 phần, Ngọ chiếm 3 phần; 5 năm sau, chú trọng chữ Ngọ, kiêm xem chữ Giáp, Ngọ chiếm 7 phần, Giáp chiếm 3 phần.
Dùng ví dụ minh chứng như:
Giáp Tý/ Đinh Sửu/ Tân Hợi/ Ất Mùi
Tân gặp Giáp Ất, lại gặp Hợi Tý Sửu, Tài đa thân nhược là bệnh. Vận gặp Giáp Tuất, kỵ Giáp giúp cho Tài, hỉ Tuất bang thân. 5 năm đầu Giáp 7 phần, Tuất 3 phần thì hung nhiều hơn cát; 5 năm sau, Tuất 7 phần, Giáp 3 phần thì Cát nhiều hơn hung.
5. Hành vận nối liền lẫn tạp
– Thân vượng mà Tứ trụ có Thương tận Quan tinh, hành Tài vận thì đương nhiên sẽ phát phúc.
– Dụng Quan mà thấy Thương Quan, tốt nhất là nhập Tài Ấn vận.
– Dụng Thương Quan mà nhiều, thích hợp với Ấn vận.
– Dụng Thương Quan mà ít, kỵ Ấn vận.
– Dụng Thương Quan mà gặp Quan, vận nhập đất Quan vượng, họa không thể kham nổi. Tuy có Cát thần giải cứu, cũng sinh nhiều ác tật, thậm chí tàn phế, hoặc gặp việc Quan.
– Thương Quan vốn có Quan tinh, hành vận khứ mất Quan thì phát phúc.
– Thương Quan mang theo Ấn, không thích hợp lại gặp hành Tài vận.
– Thương Quan dụng Ấn, vận hành Quan Sát là tốt nhất, Ấn vận cũng cát, Thương Thực không ngại, gặp Tài vận thì hung.
– Thương Quan gặp nhiều Ấn Tỉ, mà Tài ít, hỉ hành Tài vận hoặc Thương Quan vận.
– Thương Quan dụng Tài, hành Tài đắc địa vận phát phúc, gặp Kiếp Tài vận tất chết.
– Thương Quan dụng Tài, không nên gặp Tỉ Kiếp vận.
– Thương Quan dụng Tài, hành Tài vượng thân khinh vận thì cát.
– Thương Quan mà có Sát Ấn, Ấn vận lợi nhất, Thương Thực cũng hanh thông, tạp Ấn không cát, gặp Tài lập tức nguy.
– Tứ trụ Sát vượng, vận thuần, thân vượng là Quan thanh quý (vận thuần, độc hành chế sát vận vậy.)
– Thời thượng (can giờ) Thiên Quan không có chế phục, hành chế vận cũng có thể phát phúc.
– Trong trụ có Thất Sát, tọa Lộc là thừa vượng. Tự tọa Trường sinh, Lâm quan, Đế vượng, lại có gặp Tỉ Kiếp, Tài có thể hóa Quỷ làm Quan, vận nhập Ấn hương (đất của Ấn thụ) tất nhiên phát.
– Chế Sát thái quá là bần nho, chính là hành Tài vận trợ giúp Sát, cũng phát uy quyền.
– Thất Sát thừa vượng, thân lại gặp Nhận, quý không thể nói, chỉ có kỵ Tài vượng sinh Sát. Tuế Vận gia tăng, thân vượng mà nhiều tai vạ, thân nhược thì càng nặng.
– Sát cường, thân nhược, có Ấn, tối kỵ Tài vận.
– Sát vượng, thân nhược, hành thân nhược vận, tai họa không trở tay kịp.
– Thân cường , Sát ít, Sát vận không có ngại.
– Thân Sát đều vượng, không có chế phục, lại có hành Sát vượng vận, tuy quý cũng không thể lâu dài.
– Sát trọng rất thích hợp có chế, nếu như gặp hành Quan Sát vận, thì không chết cũng bần cùng.
– Thất Sát gặp hành vận Quan Sát hỗn tạp, hoặc gặp vận chế phục thái quá, nhiều khả năng sẽ bị mất Quan thoái chức, thậm chí gặp việc bất hạnh mà chết.
– Sát dụng Thực chế, Sát trọng Thực khinh, thì hỉ có vận trợ giúp cho Thực. Sát khinh Thực trọng, thì hỉ vận trợ Sát.
– Sát Thực bình quân (bằng nhau), mà Nhật chủ căn khinh, thì hỉ có vận trợ thân.
– Mang cả Sát lẫn Quan, không luận Khứ Quan Lưu Sát, Khứ Sát Lưu Quan, mà thân khinh thì hỉ trợ thân, Thực khinh thì hỉ trợ Thực.
– Nhật can suy nhược, nhưng mà không thể Tòng Sát, Sát tức là có chế có hóa, Tuế Vận gặp đất Tài vượng Sát vượng, tất nhiên thành tai họa. Nhưng càng không có chế, hóa, Tuế Vận gặp Tài gặp Sát vượng địa, tất sẽ nguy vong (chết).
– Thân Sát bằng nhau, hành vận tốt nhất là gặp phù trợ cho thân.
– Nguyên có chế phục, Sát xuất ra là phúc. Nguyên không có chế phục, sát xuất ra là họa. (Nguyên có tức là bát tự đã có Thất Sát, lại có chế Sát; Sát xuất, tức là hành Sát vận vậy, cách này chỉ nói đến thân nhược mà thôi).
– Quan tinh thuần chính, hành vận lại được đất Quan vượng, hoặc vận Quan tinh thành cục, hoặc đất Tài vượng sinh Quan, đều vốn là ở chỗ tác phúc (cách này chỉ nói thân cường).
– Nhật can nhược, Tài Quan vượng, lại có Sát hỗn, hành vận lại gặp, mệnh càng xấu thêm.
– Chính Quan như Tháng, Giờ phạm nặng, Thiên Can thấu ra nhiều, lại tiếp tục hành về đất Quan vượng, thì Quan biến thành Quỷ, vượng quá nhất định phải bị nghiêng đổ, gây nên nhiều tai vạ, hoặc chết yểu.
– Chính Quan cách, hành Sát vận, tức là Sát đến hỗn Quan.
– Chính Quan cách, hành Mộ vận, tức là Quan tinh nhập mộ.
– Tài quan vượng cường, nhật chủ suy nhược, hành vận đến đất Tài Sát vượng, mắc nhiều lao lực, bệnh tật.
– Chính Quan là dụng, đại kỵ hành vận đến đất Thương Quan, càng kỵ vận hình xung phá hại.
– Chính Quan mà dụng Tài Ấn, thân hơi khinh, thì hỉ có vận trợ thân, Quan hơi khinh, thì hỉ có vận trợ Quan.
– Chính Quan dụng Tài, vận hỉ đến đất Ấn thụ, thân vượng. Thiết kỵ Thực Thương, song nếu thân vượng mà Tài khinh Quan nhược, thì hỉ vận Tài Quan vậy
– Chính quan mang theo Thương Thực mà dụng Ấn chế, vận hỉ gặp đất Quan vượng Ấn vượng. Chính Quan mà mang theo Sát, kỳ trong mệnh dụng Tỉ hợp Sát, thì Tài vận khả thi, Thương Thực khả thi, chỉ có không thể lại gặp lộ ra Thất Sát, nếu trong mệnh Thương Quan hợp Sát, thì Thương Thực cùng Tài đều khả thi, mà chỉ không phù hợp gặp Ấn thôi.
– Thực thần nhiều, phù hợp hành Ấn vận.
– Thực thần ít, kỵ hành Ấn vận.
– Thực thần hỉ hành thân vượng địa, gặp Kiêu gặp Tỉ thành con số không.
– Thân vượng Ấn nhiều, Tài vận không có hại. Thân nhược có Ấn, Sát vận sợ gì làm trở ngại.
– Ấn có Tỷ kiên, hỉ hành Tài vận, Ấn không có Tỷ kiên, sợ hành Tài vận.
– Tham Tài phá Ấn, hỉ hành về đất Tỷ Kiếp.
– Ấn thụ thái quá, không hỉ tiếp tục gặp hành thân vượng địa.
– Tài có Tỷ kiên, hỉ hành Tỷ Kiếp.
– Ấn quá khinh, thích hợp Quan Sát vận sinh, Ấn quá nhiều, cần gặp Tài vận chế .
– Tài nhiều, thân nhược, sợ nhập vận đất của Tài.
– Tài nhiều, thân nhược, vận thân vượng lấy làm vinh. Thân vượng Tài suy, gặp đất Tài vượng mà phát phúc.
– Tài nhiều hoàn toàn dựa vào Ấn để phù thân.
– Trong trụ không có Tài, nếu hành Tài vận, tuy đẹp nhưng có danh mà vô thực.
– Tài nhiều, thân nhược, lại vừa hành về đất Quan, hoặc vận Tài vượng, gặp hoạn nạn chồng chất.
– Tài nhiều, thân nhược, cần có Ấn phù thân; thân vượng Tài suy, sợ Kiếp cướp đoạt.
– Nhận trợ giúp Quan, thì vận hỉ trợ Quan, nếu trong mệnh Quan căn rễ thâm sâu, thì phương Ấn thụ Tỉ Kiếp, không phải là mỹ vận. Nhận dụng Sát, Sát không quá vượng, thì vận hỉ trợ Sát, Sát nếu thái trọng, thì vận hỉ thân vượng.
– Tài nhiều, thân nhược, gặp Kiếp là phúc.
– Tài nhược thân vượng, gặp Kiếp là họa.
– Nhiều Kiếp lại gặp Kiếp vận, lấy đường cùng cực mà thê lương, đau buồn.
Chương Lưu Niên
1. Phép xem Lưu Niên
– Can Chi Lưu niên, có lợi cho Dụng thần là Thiện.
– Can Chi Lưu niên, không có lợi cho Dụng thần là Ác.
– Can Chi Lưu niên, có lợi cho Dụng thần. Nhưng mà ở trong có thần khác đến khắc khứ hoặc hợp trụ, Thiện mà không Thiện, song Ác cũng không Ác, chỉ bình thường mà thôi.
– Can Chi Lưu niên, không có lợi cho Dụng thần. Nhưng mà ở trong có thần khác đến khắc khứ hoặc hợp trụ, Ác mà không Ác, song Thiện cũng không Thiện, chỉ bình thường mà thôi.
2. Quan hệ giữa Lưu Niên và Đại vận
– Lưu niên Thiện, Vận cũng Thiện, thì càng tốt.
– Lưu niên Thiện, vận Ác, thì Thiện Ác đều gặp.
– Lưu niên Ác, vận cũng Ác, thì càng Ác.
– Lưu niên Ác, vận Thiện, thì Thiện Ác cùng gặp.
– Lưu niên Thiện, duy chỉ có bị ở trong có một thần nào đó đến khắc hợp, nếu vận đến lại có thần chế trụ hoặc khắc hợp, thì vẫn là tốt.
– Lưu niên Ác, duy chỉ có bị ở trong có một thần nào đó đến khắc hợp, nếu vận đến lại có thần chế trụ hoặc khắc hợp, thì vẫn là xấu.
– Lưu niên Thiện, duy chỉ có bị ở trong có một thần nào đó đến khắc hợp, nếu vận đến lại có thần sinh ra khắc hợp, thì hung nhiều mà cát ít.
– Lưu niên Ác, duy chỉ có bị ở trong có một thần nào đó đến khắc hợp, nếu vận đến lại có thần sinh ra khắc hợp, thì cát nhiều mà hung ít.
– Lưu niên Thiện, vận nếu sinh trợ, thì càng Thiện.
– Lưu niên Ác, vận nếu sinh trợ, thì càng Ác.
– Lưu niên Thiện, vận nếu áp chế khắc, thì lực Thiện sẽ giảm nhẹ.
– Lưu niên Ác, vận nếu áp chế khắc, thì lực Ác sẽ giảm nhẹ.
3. Can Chi Lưu niên
Có nói rằng Lưu niên trọng Thiên Can, cũng có nói lấy Thiên Can làm nửa năm đầu, Địa Chi làm nửa năm cuối, đều là không phải chân thực. Phải xem cả Can và Chi thì mới chính xác. Phép này có 12 cách:
(1) Can Chi Lưu niên xuất hiện có lợi cho Dụng thần thì chính là một năm Đại Cát.
(2) Can Chi Lưu niên xuất hiện không có lợi cho Dụng thần thì chính là một năm Đại Hung.
(3) Thiên Can Lưu niên, lợi cho Dụng thần, Địa chi bất lợi cho Dụng thần, chính là năm có ½ Cát, 1/2 Hung.
(4) Thiên Can Lưu niên, không có lợi cho Dụng thần, Địa Chi ích trợ Dụng thần, cũng là một năm có Cát Hung đều gặp.
(5) Thiên Can Lưu niên, lợi cho Dụng thần, mà Địa chi tiếp tục phụ trợ, là một năm Đại Cát.
(6) Thiên Can Lưu niên, bất lợi cho Dụng thần, mà Địa chi tiếp tục phụ trợ, là một năm Đại Hung.
(7) Địa Chi Lưu niên, lợi cho Dụng thần, mà Thiên Can tiếp tục phụ trợ, là một năm Đại Cát.
(8) Địa Chi Lưu niên, bất lợi cho Dụng thần, mà Thiên Can tiếp tục phụ trợ, là một năm Đại Hung.
(9) Thiên Can Lưu niên, lợi cho Dụng thần, mà Địa Chi áp chế khắc, lực Cát giảm nhẹ.
(10) Thiên Can Lưu niên, bất lợi cho Dụng thần, mà Địa Chi áp chế khắc, lực Hung giảm nhẹ.
(11) Địa Chi Lưu niên, lợi cho Dụng thần, mà Thiên Can áp chế khắc, lực Cát giảm nhẹ.
(12) Địa Chi Lưu niên, bất lợi cho Dụng thần, mà Thiên Can áp chế khắc, lực Hung giảm nhẹ.
Chương Nguyệt kiến
1. Phép xem Nguyệt kiến
– Can chi Nguyệt kiến, lợi cho dụng thần là Thiện.
– Can chi Nguyệt kiến, không lợi cho dụng thần là Ác.
– Can chi Nguyệt kiến, lợi cho dụng thần, nhưng mà trong cục có thần khác khắc vận hoặc hợp trụ, thiện mà không thiện, song cũng không ác, mà bình thường thôi.
– Can chi Nguyệt kiến, không lợi cho dụng thần, nhưng mà trong cục có thần khác khắc vận hoặc hợp trụ, ác mà không ác, song cũng không thiện, mà bình thường thôi.
2. Quan hệ giữa Nguyệt kiến cùng lưu niên
– Nguyệt kiến thiện, lưu niên cũng thiện, thì càng đẹp.
– Nguyệt kiến thiện, lưu niên ác. Thì trong thiện có ác.
– Nguyệt kiến ác, lưu niên cũng ác, thì càng ác.
– Nguyệt kiến ác, lưu niên thiện, thì trong ác có thiện.
– Nguyệt kiến thiện, duy chỉ bị trong cục có thần nào đó khắc hợp, nếu lưu niên có thần chế trụ, khắc, hợp, thì vẫn đều đẹp.
– Nguyệt kiến ác, duy chỉ bị trong cục có thần khác khắc, hợp, nếu lưu niên có thần chế trụ, khắc, hợp, thì vẫn xấu.
– Nguyệt kiến thiện, duy chỉ có bị trong cục có thần khác khắc, hợp, nếu lưu niên có thần sinh phụ khắc hợp, thì hung nhiều mà cát ít.
– Nguyệt kiến ác, duy chỉ có bị trong cục có thần nào đó khắc hợp, nếu lưu niên có thần sinh phụ khắc hợp, thì cát nhiều mà hung ít.
– Nguyệt kiến thiện, lưu niên tiếp tục sinh trợ, thì càng thiện.
– Nguyệt kiến ác, năm đảm nhiệm tiếp tục sinh trợ, thì càng ác.
– Nguyệt kiến thiện, lưu niên nếu áp chế khắc, thì lực thiện giảm nhẹ.
– Nguyệt kiến ác, lưu niên nếu áp chế khắc, thì lực ác giảm nhẹ.
3. Can Chi Nguyệt kiến
Phép xem Nguyệt kiến, Can tháng trọng ở Chi tháng là căn cứ vào Can lưu động, mà Chi cố định. Nguyệt kiến tức là tháng di động vậy. Hoặc có lấy Can làm nửa tháng đầu, Chi làm nửa tháng sau là không có thể tin, mà cần phải xem cả Can lẫn Chi. Cũng có lấy Chi tháng tàng chứa Nhân Nguyên, phân ra kỳ đang vượng vài ngày, mà định vài ngày cát hung thì càng không đủ tin, cái này hoàn toàn nghiêng về ở Chi tháng. Thuyết mà trở thành như thế này thì Nguyệt kiến có thể không cần ở Can tháng vậy. Xem vận mệnh cường nhược, không thể lấy trong Nhân Nguyên vượng vài ngày để xác định cái ngọn, huống chi Nguyệt kiến thì di động trong Lưu niên (một năm) vậy.
4.Nguyệt kiến cùng thời lệnh
Chính nguyệt tất nhiên là tháng Dần, tháng 2 là tháng Mão, Chi tháng luôn cố định, cho nên không bằng coi trọng Can tháng. Nhưng mà Thời lệnh cùng Nguyệt kiến, đều có quan hệ chỗ này. Đặc biệt tự thuật như sau:
(1) Xuân lệnh mộc vượng, tháng Giáp Dần, tháng Ất mão, tháng Giáp Thìn, thì mộc càng thịnh. Tháng Bính Dần, tháng Đinh Mão, Bính Thìn, thì hỏa được mộc sinh mà cũng cường. Tháng Mậu Dần, tháng Kỷ Mão, tháng Mậu Thìn, thì thổ bị mộc khắc mà không cường. Tháng Canh Dần, tháng Tân Mão, tháng Canh Thìn, thì kim làm mộc trói buộc mà không có lực. Tháng Nhâm Dần, tháng Quý Mão, tháng Nhâm Thìn, thì thủy bị mộc tiết cũng là nhược.
(2) Hạ lệnh hỏa vượng. Tháng Đinh Tị, tháng Bính Ngọ, tháng Đinh Mùi, thì hỏa càng thịnh. Tháng Kỷ Tị, tháng Mậu Ngọ, tháng Kỷ Mùi, thì thổ được hỏa sinh mà cũng cường. Tháng Tân Tị, tháng Canh Ngọ, tháng Tân Mùi, thì kim bị hỏa nấu chảy mà không có lực. Tháng Quý Tị, tháng Nhâm Ngọ, tháng Quý Mùi, thì thủy làm vi hỏa đốt mà không có lực. Tháng Ất Tị, tháng Giáp Ngọ, tháng Ất Mùi thì mộc bị hỏa tiết cũng là nhược.
(3) Thu lệnh kim vượng. Tháng Canh Thân, tháng Tân Dậu, tháng Canh Tuất, thì kim càng thịnh. Tháng Nhâm Thân, tháng Quý Dậu, tháng Nhâm Tuất, thì thủy được kim sinh mà cũng cường. Tháng Giáp Thân, tháng Ất Dậu, tháng Giáp Tuất, thì mộc bị kim khắc mà không mạnh. Tháng Bính Thân, tháng Đinh Dậu, tháng Bính Tuất, thì hỏa làm kim diệt mà mất lực. Tháng Mậu Thân, tháng Kỷ Dậu, tháng Mậu Tuất thổ bị kim tiết cũng là nhược.
(4) Đông lệnh thủy vượng, tháng Quý Hợi, tháng Nhâm Tý, tháng Quý Sửu , thì thủy càng thịnh. Tháng Ất Hợi, tháng Giáp Tý, tháng Ất Sửu, thì mộc được thủy sinh mà cũng cường. Tháng Đinh Hợi, tháng Bính Tý, tháng Đinh Sửu, thì hỏa bị thủy khắc mà không mạnh. Tháng Kỷ Hợi, tháng Mậu Tý, tháng Kỷ Sửu, thì thổ bị thủy chảy tràn lan mà mất lực. Tháng Tân Hợi, tháng Canh Tý, tháng Tân Sửu, thì kim bị thủy tiết cũng làm nhược.
(5) Bốn mục trước đều có 18 ngày thổ vượng. Tháng Mậu Thìn, tháng Kỷ Mùi, tháng Mậu Tuất, tháng Kỷ Sửu, thì thổ càng mạnh. Tháng Canh Thìn, tháng Tân Mùi, tháng Canh Tuất, tháng Tân Sửu, thì kim được thổ sinh mà cũng cường. Tháng Nhâm Thìn, tháng Quý Mùi, tháng Nhâm Tuất, tháng Quý Sửu, thì thủy bị thổ khắc mà không mạnh. Tháng Giáp Thìn, tháng Ất Mùi, tháng Giáp Tuất, tháng Ất Sửu, thì mộc làm thổ hao tổn mà không có lực. Tháng Bính Thìn, tháng Đinh Mùi, tháng Bính Tuất, tháng Đinh Sửu, thì hỏa bị thổ tiết cũng là nhược.
Chú thích:
– Chuôi sao trỏ vào đâu gọi là Kiến. Như lịch ta gọi tháng giêng là Kiến Dần 建寅, tháng hai gọi là Kiến Mão 建卯 nghĩa là cứ coi chuôi sao chỉ về đâu thì định tháng vào đấy vậy. Vì thế nên gọi tháng là Nguyệt Kiến 月建, tháng đủ gọi là Đại Kiến 大建, tháng thiếu gọi là Tiểu Kiến 小建, v.v.
Chương Lục Thân
1. Lục Thân là sao?
Lục thân chính là cha mẹ, anh em, vợ con.
2. Quyết định thay đổi Lục Thân
Xưa luận cha con rất nhiều sai lầm ( Xem tường thuật Mệnh lý Ước ngôn), đặc biệt phép xem Lục Thân như sau:
(1) Cha: nam, nữ mệnh đều lấy Ấn sinh ra ta làm cha.
(2) Mẹ: giống như cha.
(3) Chồng: Khắc ta chính là Quan Sát, là chồng.
(4) Vợ: Ta khắc là Tài, là vợ.
(5) Anh em: Nam nữ mệnh, đều lấy ngang vai ta là Tỉ Kiếp, là anh em.
(6) Con: Nam nữ mệnh, đều lấy Ta sinh ra là Thực Thương, là con.
3. Vị trí quan hệ Phụ Mẫu Thê Tử (cha, mẹ, vợ, con)
(1) Tháng là cha mẹ.
(2) Chi ngày là vợ (nữ mệnh là chồng).
(3) Giờ là con cái.
4. Luận phân tích Lục Thân
(1) Vợ (Thê tinh)
* Vợ tốt
– Dụng thần là Tài tinh thì vợ đẹp (tốt) lại phú quý.
– Dụng thần cùng Tài tinh không phản nghịch thì vợ cũng tốt đẹp.
– Tài vượng, thân cường thì mệnh phú quý và nhiều thê tiếp.
– Quan tinh yếu gặp Thực thương lại có Tài, vợ hiền mà không khắc.
– Kiếp Nhận vượng mà Tài yếu nhưng có Thực Thương, vợ hiền mà không khắc.
– Chi ngày (cung vợ) là Tài tinh, Tài lại là dụng thần tất nhiên là vợ sẽ có lực giúp mình.
– Tài tinh yếu, trong bát tự có chữ trợ giúp Tài tinh; hoặc Tài vượng thân nhược có Tỉ Kiếp trợ giúp; Hoặc Tài phá Ấn nhưng có Quan tinh; hoặc Tài ít Quan nhiều, có Thương quan sinh Tài thì chủ có vợ hiền (tốt).
– Thân cường Sát ít, Tài tinh sinh Sát; hoặc Quan yếu Thương mạnh, Tài tinh hóa Thương; hoặc Ấn thụ trùng điệp (lặp lại nhiều lần), Tài tinh đắc khí, đều chủ về vợ hiền lại phú quý. Hoặc Tài tinh đắc thế, tỉ kiếp nhiều, Tài tàng trong khố (như Giáp là nhật chủ mà có nhiều Ất (Kiếp tài), Kỷ ẩn tàng trong Sửu thổ. Ý nói gặp vợ hiền giúp đỡ, mà không khắc.
– Tài tinh ẩn sâu, có xung động dẫn trợ (như nhật chủ Canh thì Ất là Tài tinh, Ất tàng chứa trong Thìn, có Tuất xung khai, lộ Đinh hỏa hộ Ất, hoặc Quý thủy sinh Ất) đều chủ gặp vợ hiền.
* Vợ không tốt
– Tài tinh bị tiết khí nhiều thì vợ không trợ giúp được.
– Thân vượng không có Tài tinh, vợ khó khăn đến già. Tài nhẹ mà không có Quan, Tỉ kiếp nhiều là khắc vợ .
– Tài tinh nặng mà Thân nhược, không có Tỉ Kiếp, khắc vợ.
– Quan Sát vượng mà dụng Ấn. Nếu gặp Tài tinh thì gặp vợ xấu, mà khắc.
– Quan Sát nhẹ mà Thân vượng, gặp Tài tinh còn có Tỉ kiếp chủ vợ đẹp mà khắc.
– Kiếp Nhận nặng, mà Tài yếu, có Thực Thương. Gặp phải Ấn thụ thì chủ về vợ gặp hung tai .
– Chi ngày (cung vợ) gây bất lợi cho dụng thần, chủ vợ không có lực.
– Chi ngày bị xung, vợ mất mạng.
– Tài tinh nhỏ, Quan Sát vượng, không có Thực thương, có Ấn thụ , thì chủ vợ bị suy yếu và bệnh tật.
– Kiếp Nhận vượng mà không có Tài tinh, có Thực thương thì vợ hiền mà bị khắc, vợ xấu mà không bị hại.
– Nhật chủ Hỉ Tài, nhưng Tài bị hợp hóa thì chủ vợ có ngoại tình.
– Sát nặng, thân nhẹ, Tài tinh sinh Sát; hoặc Quan nhiều dụng Ấn, Tài tinh phá Ấn; hoặc Thương quan mang Ấn, Tài tinh đắc cục, đều chủ về vợ không hiền mà lại xấu; hoặc chủ về vợ gây ra họa thương thân.
(2) Chồng (Phu tinh)
* Chồng tốt, xấu:
– Quan tinh quá vượng, lấy Thương Quan cứu giải, Thương Quan lực lượng có thừa thì chồng vinh, nếu không đủ thì chồng xấu.
– Quan tinh quá nhỏ, lấy Tài cứu giải, Tài lực lượng có thừa thì chồng vinh, nếu không đủ thì chồng xấu.
– Thương Quan vượng mà không có Tài Quan, lấy Ấn cứu giải, Ấn lực lượng có thừa thì chồng vinh, nếu không đủ thì chồng xấu.
– Quan tinh quá vượng, không có Tỉ Kiếp, lấy Ấn cứu, Ấn lực lượng có thừa thì chồng vinh, nếu không đủ thì chồng xấu.
– Quan tinh quá nhược có Thương Quan, lấy Tài cứu, Tài lực lượng có thừa thì chồng vinh, nếu không đủ thì chồng xấu.
– Cục đầy Tỉ Kiếp, mà không có Ấn, không có Quan, lấy Thương Thực cứu, Thương Thực lực lượng có thừa thì chồng vinh, nếu không đủ thì chồng xấu.
– Cục đầy Ấn thụ, mà không có Quan, không có Thương, thì lấy Tài cứu, Tài llực lượng có thừa thì chồng vinh, nếu không đủ thì chồng xấu.
– Thương Quan vượng, Nhật chủ suy, lấy Ấn cứu, Ấn lực lượng có thừa thì chồng vinh, nếu không đủ thì chồng xấu.
– Nhật chủ vượng, Thương Thực nhiều, lấy Tài cứu, Tài lực lượng có thừa thì chồng vinh, nếu không đủ thì chồng xấu.
– Quan tinh nhẹ, Ấn thụ nặng, cũng lấy Tài cứu, Tài lực lượng có thừa thì chồng vinh, nếu không đủ thì chồng xấu.
– Quan có Sát hỗn, lấy Thực Thần cứu, Thực Thần lực lượng có thừa thì chồng vinh, nếu không đủ thì chồng xấu.
– Nhật chi có lợi cho Dụng thần thì chồng vinh, bất lợi cho Dụng thần thì chồng xấu.
* Phu tinh hình khắc:
– Quan tinh nhỏ, không có Tài tinh, Nhật chủ cường, Thương Quan nặng, thì khắc phu.
– Quan tinh nhỏ, không có Tài tinh, Nhật chủ vượng, Ấn thụ nặng, thì khắc phu.
– Tỉ Kiếp vượng, mà không có Quan, thì khắc phu.
– Ấn vượng không có Tài, thì khắc phu.
– Quan tinh vượng, Ấn thụ khinh, thì khắc phu.
– Tỉ Kiếp vượng, không có Quan tinh, có Thương Quan, Ấn thụ nặng, thì khắc phu.
– Thực thần nhiều, Quan tinh ít, có Ấn thụ, gặp Tài tinh, thì khắc phu.
– Nhật chi là Quan gặp xung, chồng gian nan đến già.
(3) Cha Mẹ
* Cha mẹ tốt:
– Năm tháng có Quan Ấn tương sinh, ngày giờ có Tài Thương không phạm, tất nhiên được bề trên che chở.
– Năm Quan, tháng Ấn, tháng Quan năm Ấn, tổ tiên ông bà thanh cao.
– Năm là Tài tháng là Ấn, Nhật chủ hỉ Ấn, giờ ngày gặp Quan, cho biết là cha mẹ trợ giúp gia đình hưng thịnh.
– Năm là Thương tháng là Ấn, Nhật chủ hỉ Ấn, ngày giờ gặp Quan, cho biết là cha mẹ tự gầy dựng cơ nghiệp.
– Năm là Quan tháng là Ấn, Nhật chủ hỉ Quan, ngày giờ có Tài, xuất thân phú quý, giữ gìn khi trưởng thành.
– Ấn không luận là Thiên hay Chính, nhưng không gặp xung khắc, thì phụ mẫu đều trọn vẹn.
– Ấn được phù, ức, hợp thích hợp thì phụ mẫu song thọ.
– Ấn đeo theo quý khí (như Ấn được Quan sinh, hoặc Ấn kiêm cả Quý nhân, hoặc Ấn làm Dụng thần) thì phụ mẫu vinh hiển.
* Cha mẹ không được tốt:
– Nhật chủ hỉ Quan, can tháng có Thương Quan.
– Nhật chủ hỉ Tài, can tháng lộ Kiếp Tài.
– Nhật chủ hỉ Ấn, can tháng lộ Tài.
– Nhật chủ hỉ Tỉ Kiếp, can tháng lộ Quan Sát.
– Nhật chủ hỉ Sát, can tháng Thực thần.
– Nhật chủ hỉ Thương Thực, can tháng gặp Ấn.
(Những điều ở trên đều chủ là Cha Mẹ không có lực)
– Ấn gặp xung khắc, phụ mẫu không trọn vẹn.
– Ấn phá dụng thần, phụ mẫu nhiều vất vã.
– Ấn suy, nhiều Tài, phụ mẫu mất sớm.
– Tài Quan Ấn thụ, ở tại Can Tháng, Nhật chủ là kỵ, phụ mẫu không bần cũng tiện.
– Ấn trọng Thân khinh, cũng là chủ không được phụ mẫu chăm lo, mà con gánh nặng vất vã.
– Ấn trọng mà Quan Sát lại có nhiều, phụ mẫu cũng không có lực.
(4) Con cái
* Con cái tốt:
– Nhật chủ vượng, không có Ấn thụ, có Thực Thương, con cái nhất định nhiều.
– Nhật chủ vượng, Ấn thụ trọng, Thực Thương khinh, có tài tinh, con nhiều mà hiền.
– Nhật chủ vượng, không có Ấn thụ, Thực Thương ẩn, có Quan Sát, con nhất định nhiều.
– Nhật chủ vượng, Tỉ Kiếp nhiều, không có Ấn thụ, Thực Thương ẩn, con tất nhiên nhiều.
– Nhật chủ vượng, Thương Quan vượng, không có Tài Ấn, con nhiều mà mạnh.
– Nhật chủ vượng, Thương Quan khinh, có Ấn thụ, Tài đắc cục, con nhiều mà giàu có.
– Thương Thực phù trợ Dụng thần, con cái đều tốt.
– Nhật chủ nhược, Thực Thương trọng, có Ấn thụ, không có Tài tinh, thì có con.
– Nhật chủ nhược, không có Quan tinh, có Thương Thực, tất nhiên có con.
– Thực Thương không gặp xung khắc, thì có con.
– Thực Thương hỉ phù mà được phù, hỉ cầu mà được cầu, thì nhiều con.
– Trong mệnh có Dụng thần là Thực Thương thì con nhiều mà đắc lực.
– Dụng thần ở trụ giờ, thì con đông hoặc có lực được nhờ cậy.
* Con cái không tốt:
– Nhật chủ vượng, Ấn thụ trọng, Thực Thương khinh, con ít.
– Nhật chủ nhược, Ấn thụ khinh, Thực Thương trọng, con ít.
– Nhật chủ nhược, Thực Thương khinh, không có Tỉ Kiếp, có Quan tinh, không có con.
– Nhật chủ nhược, Thực Thương vượng, có Ấn thụ, gặp Tài tinh, tuy có cũng như không.
– Nhật chủ vượng, có Ấn thụ, không có Tài tinh, con ít.
– Nhật chủ vượng, Ấn thụ trọng, không có Tài tinh, không có con.
– Nhật chủ nhược, Quan Sát vượng, không có con.
– Nhật chủ nhược, Thực Thương vượng, không có Ấn thụ, không có con.
– Hỏa viêm thổ táo (Hỏa quá nóng thì đất quá khô), không có con.
– Thủy phiếm mộc phù (Thủy quá nhiều thì mộc trôi nổi), không có con.
– Kim hàn thủy lãnh (Kim bị lạnh, Thủy cũng lạnh), không có con.
– Trọng điệp Ấn thụ (Ấn quá nhiều), không có con.
– Tài Quan quá vượng, không con.
– Cục đầy Thực Thương, không con.
– Thực Thương gặp xung khắc, không có con.
– Thực Thương bị phù trợ thái quá, không con.
– Thực Thương bị chế ức thái quá, cũng không có con.
– Thực Thương phá hư Dụng thần, ít con, hoặc con không có lực.
– Có chữ khắc phá Dụng thần, ở tại Can Giờ, con không có lực.
(5) Anh em
* Anh em tốt:
– Sát vượng, không có Thực, hoặc Sát trọng không có Ấn, được Kiếp Tài hợp Sát, tất nhiên huynh đệ có lực.
– Sát vượng Thực khinh, hoặc Ấn nhược mà gặp Tài, được Tỉ kiên trợ địch Sát, chế Tài, cũng chủ huynh đệ có lực.
– Tài sinh bè đảng với Sát, có Tỉ Kiếp bang thân, anh em cũng tốt.
– Nhật chủ tuy suy, Ấn vượng tại chi tháng, huynh đệ thành đàn (có nhiều).
– Tài khinh Kiếp trọng, Thực Thương hóa Kiếp, anh em hòa đồng.
– Tài khinh gặp Kiếp, Quan tinh minh hiển, không lấy cây đậu mà vứt vào sọt rác (tốt).
– Chủ suy có Ấn, Tài tinh gặp Kiếp, trái lại em mình gặp nhiều điều tốt.
– Tỉ Kiếp không có vượt quá, cũng không bất cập, huynh đệ kính trọng nhau.
– Tỉ Kiếp làm Dụng thần, anh em càng có lực.
* Anh em không được tốt:
– Quan khinh Thương trọng, Tỉ Kiếp sinh Thương, tất nhiên huynh đệ sẽ vất vã.
– Chế Sát thái quá, Tỉ Kiếp trợ Thực, cũng chủ huynh đệ nhiều vất vã.
– Tài khinh Kiếp trọng, Ấn thụ chế Thương, không khỏi bị gian nan.
– Sát trọng không có Ấn, chủ suy mà Thương ẩn, cũng không tốt.
– Thân vượng gặp Kiêu, Kiếp trọng không có Quan, bản thân tự gánh vác.
– Kiêu Tỉ quá nặng, Tài khinh thì không có sự giúp đỡ của anh em mà đau buồn, khóc lóc.
– Tỉ Kiếp phá hư Dụng thần, huynh đệ vất vã nhiều.
– Tỉ Kiếp bị Dụng thần phá hư, tự bản thân hưng thịnh mà anh em suy tàn.
– Tỉ Kiếp ứng phù mà không được phù, hoặc ứng ức mà không được ức, huynh đệ không có lực tức là xấu.
Chương Nữ mệnh
Phép xem mệnh Nữ, cùng mệnh Nam không có khác nhau lớn. Chỉ có điều Nữ thì lấy 2 sao chồng và sao con (Phu tinh và Tử tinh) làm phương hướng để thủ dụng. Năng lực chồng con và bản thân, cả ba đều phải tốt, bằng không thà rằng thân chủ nên nhược. Phu tinh cùng Tử tinh không thể gặp cản trở, tiếp theo nhất định nhìn Phu tinh được bảo toàn, hơn nữa cũng nhìn Tử tinh được bảo toàn, cả hai đều hoàn hảo thì đó là mệnh của người bề trên. Ít nhất hoặc Phu hoặc Tử, có 1 tin cậy. Nếu toàn bộ đều không được nhờ cậy thì phán quyết là Hạ mệnh (mệnh thấp hèn).
1. Phép chọn dụng thần cho nữ mệnh
(1) Nhật chủ cường, nhiều Thương Thực, lấy Tài làm dụng thần.
(2) Nhật chủ cường, nhiều Thương Thực, không có Tài tinh, lấy Ấn làm dụng thần.
(3) Nhật chủ cường, nhiều Thương Thực, không có tài tinh, không Ấn thụ, lấy Thực Thương làm dụng thần.
(4) Nhật chủ cường, nhiều Quan sát, lấy Thực Thương chế Quan Sát làm dụng thần.
(5) Nhật chủ cường, nhiều Quan sát, không có Thực Thương, lấy Tài làm dụng.
(6) Nhật chủ cường, nhiều Quan sát, không Thực thương, không Tài, lấy Quan Sát làm dụng thần.
(7) Nhật chủ cường, Tài nhiều, lấy Quan sát làm dụng.
(8) Nhật chủ cường, Tài nhiều, không có Quan sát lấy Thực Thương làm dụng.
(9) Nhật chủ cường, nhiều Tài, không có Quan Sát, không có Thực Thương lấy Tài làm dụng.
(10) Nhật chủ cường, nhiều Ấn, lấy Tài làm dụng.
(11) Nhật chủ cường, nhiều Ấn, không Tài, lấy Quan Sát làm dụng.
(12) Nhật chủ cường, nhiều Ấn, không Tài, không Quan Sát lấy Thực Thương làm dụng.
(13) Nhật chủ cường, nhiều Tỉ Kiếp, lấy Quan Sát làm dụng.
(14) Nhật chủ cường, nhiều Tỉ Kiếp, không có Quan sát lấy Thực Thương làm dụng.
(15) Nhật chủ cường, nhiều Tỉ Kiếp, không Quan sát, không Thực thương lấy Tài làm dụng.
(16) Nhật chủ nhược, nhiều Thực thương lấy Ấn làm dụng thần.
(17) Nhật chủ nhược, nhiều Thực thương, không có Ấn, lấy Tài làm dụng.
(19) Nhật chủ nhược, nhiều Quan Sát, lấy Ấn làm dụng.(18) Nhật chủ nhược, nhiều Thực thương, không Ấn, không Tài lấy Tỉ Kiếp làm dụng.
(20) Nhật chủ nhược , Quan Sát nhiều , không có Ấn , lấy Thương làm dụng .
(21) Nhật chủ nhược , Quan Sát nhiều, không có Ấn , không có Thương Thực , lấy Tỷ Kiếp làm dụng .
(22) Nhật chủ nhược , Tài nhiều , lấy Tỷ Kiếp làm dụng .
(23) Nhật chủ nhược , Tài nhiều , không có Tỉ Kiếp , lấy Quan Sát làm dụng .
(24) Nhật chủ nhược , Tài nhiều , không có Tỉ Kiếp , không có Quan Sát , lấy Ấn làm dụng .
(25) Nhật chủ nhược , Ấn nhiều , lấy Tài làm dụng .
(26) Nhật chủ nhược , Ấn nhiều , không có Tài , lấy Tỉ Kiếp làm dụng .
(27) Nhật chủ nhược , Ấn nhiều , không có Tài , không có Tỉ Kiếp , lấy Quan Sát làm dụng .
2. Giải thích lấy Dụng thần cho Nữ mệnh
(1) Nhật chủ cường, nhiều Thương Thực, thân đã mạnh, Tử tinh cũng đẹp, lấy Tài làm dụng. Cậy nhờ Tài sinh Quan Sát, thì Phu tinh cũng vinh vậy.
(2), Nhật chủ cường, nhiều Thực Thương, không có Tài, thân có Tử tinh tuy đẹp nhưng Quan Sát trực tiếp bị Thực Thương khắc chế. Phu tinh bị khuyết, lấy Ấn làm dụng. Nhờ có Ấn chế Thực Thương, dùng bảo vệ Quan Sát là Phu tinh vậy.
(3), Nhật chủ cường, nhiều Thực Thương, không có Tài, không có Ấn. Bản thân cùng Tử tinh tốt đẹp, Quan Sát bị Thực Thương khắc chế mà không có cứu, Phu tinh không đáng tin. Lấy Thực Thương làm dụng, chỉ có nuôi dưỡng con, cuối cùng nhờ cậy cho đến già thôi.
(4), Nhật chủ cường, nhiều Quan Sát, thân cùng Phu tinh đều mạnh. Lấy Thực Thương làm dụng,Tử tinh cũng được thành lập vậy. Còn Quan Sát nhiều mà dụng Thực Thương chế, cũng hướng về giúp đỡ chồng vậy.
(5), Nhật chủ cường, nhiều Quan Sát, không có Thực Thương, thân chủ ít cùng chồng vững chắc, lấy Tài làm dụng, nhờ cậy Tài trợ giúp chồng vậy.
(6), Nhật chủ cường, nhiều Quan Sát, không có Thực Thương, không có Tài tinh, chỉ có thân cùng chồng cả 2 cùng mạnh, lấy Quan Sát làm dụng, tòng theo chồng chịu quản thúc, cũng thuận đạo làm dâu vậy.
(7), Nhật chủ cường nhiều Tài, thân mạnh trợ cho chồng nặng, lấy Quan Sát làm dụng, thì chồng được Tài trợ giúp, có thể làm ra việc lớn vậy.
(8), Nhật chủ cường, nhiều Tài, không có Quan Sát, thân tuy mạnh, trợ giúp chồng tuy nặng, làm sao không có chồng giúp đỡ, thì lấy Thực Thương làm dụng, chồng cũng không đáng tin, chỉ nhờ cậy vào con vậy.
(9), nhật chủ cường, nhiều Tài, không có Quan Sát, không có Thực Thương, như người không có con, không có chồng đáng tin. Cầu Tài, ngỏ hầu còn có thể để ý đến sinh, thời không cần Tài tinh, sẽ theo về với ai?
(10), Nhật chủ cường, Ấn nhiều, thân đã mạnh, lại được Phụ Mẫu vượng khí, chỉ có thái cường thì theo cường, không phải thích hợp đạo làm dâu. Lấy Tài làm dụng, cái cậy nhờ Tài chế Ấn, Sát hơi thịnh, đều để trợ giúp chồng. Có người nói rằng sao không dụng Quan Sát câu thân, không biết là có nhiều Ấn tiết khí Quan Sát mà sinh thân, Quan Sát sao có thể chế thân, như vợ mà không chịu chồng quản thúc, dụng Tài thì còn có thể trợ giúp chồng vậy.
(11), Nhật chủ cường, Ấn nhiều, không có Tài chế Ấn, thân cực vượng, lấy Quan Sát làm dụng. Tuy không thể quản chế thân, Quan Sát rút cuộc thuộc phu tinh, giống như vợ mạnh tuy không chịu chồng quản thúc, nhưng kết cục cần lấy chồng thì phải theo chồng vậy.
(12), Nhật chủ cường, Ấn nhiều, không có Tài, không có Quan Sát, thân đã thái vượng, chồng lại vừa không dựa vào được thì chỉ có dựa vào con vậy, cho nên lấy Thực Thương làm dụng.
(13,14), Nhật chủ cường, Tỷ Kiếp nhiều, không có Quan Sát, vốn vượng mà không có chế, mà vốn không có phu tinh thì dụng Thực Thương để tiết khí, đều là thích hợp với Tử tinh vậy. (câu 14, cũng như câu 13)
(15), Nhật chủ cường, Tỷ Kiếp nhiều, không có Thực Thương, không có Quan Sát, vốn là vượng mà không có khắc tiết, mà chồng con không thể nương tựa, lấy Tài làm dụng, Tài sẽ phân phối bớt lực của thân, cũng có thể hơi sinh Sát khắc thân, mà lại lấy làm nguồn dưỡng mệnh vậy.
(16), Nhật chủ nhược, nhiều Thực Thương, lấy Ấn làm dụng. Ấn năng chế Thực Thương, bảo vệ Quan Sát, trợ giúp thân nhược, gọi là Phu Tử cùng bản thân tam hợp vậy. Đều là nhờ công lao của Ấn vậy.
(17), Nhật chủ nhược, Thực Thương nhiều, không có Ấn, thân đã cực nhược, phu tinh cũng nguy (Quan Sát nhiều Thực Thương khắc, không có Ấn cứu), lấy Tài làm dụng. Tài năng tiết khí Thực Thương mà sinh Quan Sát, chồng con vẫn được bảo vệ lưỡng toàn, nhưng thân vẫn nhược mà thôi.
(18), Nhật chủ nhược, nhiều Thực Thương, không có Tài, Ấn, Phu tinh nguy hiểm không đáng tin. Tử tức cũng khó khăn (Nhiều Thực Thương, thân nhược tất không có con), thì chỉ có bảo vệ thân là thượng sách. Cho nên, Tỷ Kiếp bang thân là dụng vậy.
(19), Nhật chủ nhược, nhiều Quan Sát, chồng vượng mà thân khinh, lấy Ấn làm dụng, Ấn có thể tiết khí Quan Sát mà sinh thân, cùng chồng được bình quân là đẹp vậy.
(20), Nhật chủ nhược, nhiều Quan Sát, không có Ấn, Phu tinh quá nặng, thân quá nhẹ, lấy Thực Thương làm dụng. Cậy nhờ để chế Quan Sát, bản thân dù càng nhược, chồng con được bình hòa, cũng là tính cách thiện vậy.
(21), Nhật chủ nhược, nhiều Quan Sát, không có Ấn, không Thực Thương, thì cả chồng con đều không đáng tin (không có Thực Thương, thì Tử tinh là bất cập; Quan Sát trọng thì Phu tinh thái quá), chỉ có dựa vào bản thân, cho nên lấy Tỷ Kiếp làm dụng vậy.
(22), Nhật chủ nhược, nhiều Tài, lấy Tỷ Kiếp làm dụng, cậy nhờ chế được Tài thì bảo vệ được thân, sinh Thương Thực thì bảo toàn cho Tử vậy.
(23), Nhật chủ nhược, nhiều Tài, không có Tỷ Kiếp, thì thân nhược mà con cũng khó khăn (Tài nhiều thì Thực Thương bị ngầm tiết khí, thân nhược thì Thực Thương thiếu sinh trợ, con tự nhiên gặp khó khăn vậy), lấy Quan Sát làm dụng. Quan Sát tiết Tài, vừa có thể lấy Tài sinh Sát, cũng là phu tinh được toàn vẹn mà tốt vậy.
(24), Nhật chủ nhược, nhiều Tài, không có Tỷ Kiếp,bản thân nhược thì con cũng gian nan, lại không có Quan Sát thì phu tinh cũng không nơi nương tựa, duy chỉ có tự nhờ bản thân, cho nên lấy Ấn sinh thân làm dụng.
(25), Nhật chủ nhược, Ấn nhiều, chồng con đều bất túc (không đủ) (thân nhược thì thân bất túc, Ấn nhiều thì khắc Thực Thương, thì Tử bất túc, Ấn nhiều thì tiết khí Quan Sát thì Phu cũng bất túc), lấy Tài làm dụng, Tài năng phá Ấn sinh Quan Sát, cả ba bệnh đều được khử bỏ.
(26), Nhật chủ nhược, Ấn nhiều, chồng con, bản thân đều đều bất túc, lại không có Tài sinh Quan Sát, đều khứ Ấn, thì dụng Tỷ Kiếp, bang thân mà sinh Thực Thương, để mà bản thân cùng con được lưỡng toàn vậy.
(27), Nhật chủ nhược, Ấn nhiều, không có Tỷ Kiếp, không có Tài, lấy Quan Sát làm dụng, mưu cầu cho phu tinh được thành lập vậy.
Chương Phú, Quý, Cát, Thọ
1. Phú (giàu có, sung túc)
– Tài tinh sinh Quan, Quan tinh bảo vệ Tài tinh.
– Ấn tinh là kị thần , có Tài tinh phá hư Ấn.
– Ấn tinh là hỉ thần , có Tài tinh sinh Quan tinh.
– Thương Thực nặng, gặp Tài thần được lưu thông.
– Tài tinh nặng mà Thực thương có hạn.
– Tài tinh không có mà nguyên cục có ám hợp thành Tài cục.
– Tài tinh lộ ra mà Thực Thương cũng lộ.
– Thân vượng, Tài cũng vượng, có Thực thương, hoặc có Quan sát.
– Thân vượng, Ấn vượng, Thực thương nhẹ mà Tài tinh được cục.
– Thân vượng, Quan suy, Ấn mạnh mà Tài tinh nắm lệnh.
– Thân vượng, Kiếp vượng, không có Tài Ấn mà có Thực Thương.
– Thân nhược mà Tài tinh nặng, không có Quan Ấn mà có Tỉ Kiếp.
– Dụng thần không bị khắc phá, có Tài tinh trợ cho Dụng thần mà có lực.
Thông thường trong mệnh cục có như tường thuật ở trên thì đều là giàu có vậy.
2. Quý (Sang trọng, Quý trọng)
– Quan vượng, thân vượng , có Ấn thụ bảo vệ Quan tinh.
– Tỉ Kiếp là kị thần, mà mệnh có Quan tinh mạnh khắc chế Tỉ Kiếp.
– Tỉ Kiếp là hỉ thần, mà gặp Quan mạnh sinh Ấn thụ.
– Tài tinh vượng, mà có Quan tinh thông đạt.
– Quan tinh vượng, mà Tài tinh cũng hữu khí.
– Không có Quan mà mệnh cục ám hợp thành Quan cục.
– Quan tinh ẩn mà Tài cũng ẩn.
– Thân vượng, Quan nhược, có Tài sinh Quan.
– Quan vượng, thân nhược, Quan có thể sinh Ấn.
– Ấn vượng, Quan suy, Tài có thể phá Ấn.
– Ấn suy, Quan vượng, không có Tài.
– Kiếp trọng, Tài khinh, Quan có thể khứ Kiếp.
– Tài tinh phá Ấn, Quan có thể sinh Ấn.
– Ấn lộ Quan cũng lộ, Quan là Dụng thần mà gặp khắc phá.
– Quan trợ giúp Dụng thần mà có lực.
(Lời nói ở trên là Quan tinh, bao gồm cả Thiên Quan và Chính Quan).
– Dụng Chính Quan mà không có Thiên Quan hỗn tạp.
– Dụng Thiên Quan mà không có Chính Quan hỗn tạp.
– Thiên Quan quá vượng hơn thân, mà có Thực thần chế trụ.
Phàm mệnh cục có như tường thuật ở trên thì đều là Quý vậy.
3. Cát (Thuận lợi, may mắn, tốt lành)
Cát có nghĩa là tốt đẹp, là thuận lợi, là may mắn. Tuy không được phú quý giàu sang, nhưng cũng ít nhất là không phải gặp phong ba hiểm ác. Được yên ổn thì cũng coi như mệnh tuyệt diệu rồi. Luận mệnh mà gặp được cát lợi, thì cũng có nghĩa ngũ hành tứ trụ được bình quân, dụng thần không bị khắc chế thì mệnh tốt.
– Thân vượng, Dụng thần, có Thực sinh Tài, hoặc có Quan Sát bảo vệ Tài.
– Thân vượng dụng Quan, có Tài sinh Quan, hoặc có Ấn bảo vệ Quan.
– Thân vượng dụng Sát, Sát trọng có Thương Thực chế, Sát khinh, có Tài sinh.
– Thân vượng dụng Thương Thực, có Tài làm lưu thông.
– Thân vượng dụng Ấn, có Quan Sát trợ Ấn.
– Thân nhược dụng Tỉ Kiếp, Quan tinh trọng, có Ấn sinh thân, tiết Quan, Tài tinh trọng, có Quan tiết Tài sinh Ấn.
– Thân nhược dụng Ấn, có Quan tinh sinh Ấn, hoặc Tỉ Kiếp bảo vệ Ấn.
Phàm mệnh cục có được như trên, đều là Cát vậy.
4. Thọ (Sống lâu)
– Ngũ hành đình quân.
– Tứ trụ không có xung, khắc.
– Tứ trụ có hợp đều là Nhàn thần (Chữ không có quan trọng , gọi là Nhàn thần).
– Có xung khứ, đều là Kỵ thần (Phương có chữ làm hại Dụng thần, hoặc có chữ tạo thành Thiên khô (ngũ hành bị thiên lệch), đều gọi là Kỵ thần).
– Lưu tồn đều là Tướng thần (Trợ giúp cho Dụng thần, gọi là Tướng thần).
– Nhật chủ vượng mà đắc khí (Nhật Can có địa chi ở các cung Trường sinh, Mộc dục, Quan đái, Lâm quan, gọi là Nhật chủ đắc khí).
– Mệnh cục không có xu hướng thái quá.
– Thân vượng, Quan nhược mà gặp Tài.
– Thân vượng, Tài khinh mà gặp Thực.
– Thân vượng mà có Thực Thương thổ tú.
– Thân nhược mà có Ấn thụ nắm quyền.
– Nguyệt lệnh không có xung, phá .
– Hành vận đều cùng Dụng thần, Tương thần không có quay lưng với nhau.
Phàm mệnh cục có được như trên thì mệnh đều Thọ vậy.
Chương Bần, Tiện, Hung, Yểu
1. Bần (Nghèo, túng thiếu)
– Thương nhẹ, Tài trọng.
– Tài khinh, Quan trọng.
– Thương trọng ,Ấn khinh , thân nhược .
– Tài trọng , Kiếp khinh , thân nhược .
– Tài khinh hỉ Thực , Thương mà có Ấn vượng .
– Tài khinh Kiếp trọng , Thực Thương không có hiện .
– Tài nhiều hỉ Kiếp , Quan tinh chế Kiếp .
– Hỉ Ấn mà Tài tinh phá Ấn .
– Kị Ấn mà Tài tinh sinh Quan .
– Hỉ Tài mà Tài thần bị hợp .
– Quan Sát vượng mà hỉ có Ấn , nhưng lại có Tài tinh được cục .
– Tài làm Kị thần .
– Dụng Tài mà bị xung phá .
Phàm mệnh cục có như trên thì đều là mệnh nghèo vậy.
* Phân biệt Bần:
(1) Tài khinh Quan suy, gặp Thực Thương mà gặp Ấn thụ, bần mà quý.
(2) Hỉ Ấn, có Tài tinh phá Ấn, mà được Quan tinh giải cứu, bần mà quý.
(3) Quan Sát vượng mà Thân nhược, Tài tinh sinh trợ Quan Sát. Có Ấn, thì một cách dễ dàng được, cho nên bần mà quý vậy. Không có Ấn, thì là kẻ Bần Nho, chính là cách Thanh bần.
(4) Tài nhiều Thân không đảm nhận nổi mà gặp nhiều gian nan, có trợ giúp thân mà không có thể lấy dùng được, để không thể theo Tài, đã bần mà tiện.
(5) Năm Tháng Tài tinh tuy đẹp, mà Chi ngày bị xung phá hết, chính là Tiên phú Hậu bần (trước giàu, sau nghèo), hoặc sản nghiệp của Tổ tiên bị lụn bại, mà sinh ra bần cùng.
2. Tiện (Hèn hạ)
Nói đến Tài, là xuất phát từ ý nghĩ hẹp hòi mà sinh ra hành động hèn hạ vậy , không phải chỉ có ở giai cấp thấp kém. Người bề trên chưa chắc là không có hèn hạ, người bề dưới cũng không hẳn là hèn hạ hết. Cho nên chữ “Tiện” cũng giống như chữ “Ngụy Quân tử”, là kẻ tiểu nhân, không thể nhất thời biện luận dễ dàng. Xem mệnh nhận định cũng là việc rất khó vậy.
– Quan khinh, Ấn trọng mà thân vượng.
– Quan trọng, Ấn khinh mà thân nhược.
– Quan, Ấn lưỡng bình mà Nhật chủ lại bị hưu, tù.
– Quan khinh, Kiếp trọng, không có Tài.
– Quan sát trọng, không có Ấn.
– Tài khinh, Kiếp trọng, Quan tàng ẩn.
– Quan vượng hỉ Ấn, có Tài tinh phá Ấn.
– Quan Sát trọng, không có Ấn, có Thực Thương cường chế.
– Quan nhiều kỵ Tài, có Tài tinh đắc cục.
Phàm mệnh cục có như trên thì đều là mệnh Tiện vậy.
3. Hung
Hung là nghịch vậy, là bất hạnh vậy. Bần khổ mà dễ dàng gặp Hình Thương Phá Bại, nhiều hiểm ác phong ba, đại để trong mệnh cục mà bị Thiên Khô không có cứu, thì mệnh cục đều Hung.
– Tài vượng, thân nhược không có Kiếp Ấn trợ giúp.
– Sát trọng, thân khinh, không có Thương Thực, Ấn thụ.
– Dụng Quan , nhiều Thương mà không có Tài.
– Quan nhiều thì thân nhược mà không có Ấn.
– Ấn Kiếp đều trọng mà Quan khinh Sát khinh chế trọng lại không có Tài.
– Mệnh cục đầy Tỉ Kiếp mà không có Quan Sát.
– Dụng Thực mà gặp nhiều Kiêu.
– Kỵ Sát mà gặp nhiều Tài.
– Hỉ Tài mà nhiều Kiếp Nhận.
– Mệnh cục đầy Thương Thực mà không có Ấn.
– Hỉ Ấn mà nhiều Tài.
– Quan khinh mà Ấn trọng.
– Hỉ Quan mà có Sát hỗn.
– Ngoại cách đã thành mà lại bị phá.
Phàm mệnh cục có như trên thì đều là mệnh Hung vậy.
4. Yêu (Yều mệnh)
– Ấn thụ quá vượng, Nhật chủ không có chổ dựa.
– Tài Sát quá vượng, Nhật chủ không có chổ dựa.
– Kỵ thần cùng Dụng thần, hỗn tạp mà còn tranh chiến.
– Hỉ xung mà không có xung.
– Kỵ hợp mà lại hợp.
– Kỵ xung mà lại bị xung.
– Hỉ hợp mà không có hợp.
– Nhật chủ mất lệnh, Dụng thần yếu mà kỵ thần thâm trọng.
– Hành vận cùng Dụng thần, Tương thần không có tình, trái lại cùng Kỵ thần kết bè đảng.
– Thân vượng mà khắc tiết hoàn toàn không có.
– Trọng dụng Ấn mà có Tài tinh phá Ấn.
– Thân nhược gặp Ấn, mà có Thực Thương trùng điệp.
– Kim hàn, thủy lãnh mà thổ thấp.
– Hỏa viêm thổ táo mà mộc khô.
Phàm mệnh cục, có những điều như trên thì đều là mệnh chết yểu vậy.
Tất cả là 4 câu:
+ Hỉ xung nhi bất xung
+ Kị hiệp nhi phản hiệp
+ Hỉ hiệp nhi bất hiệp
+ Kị xung nhi phản xung
Nghĩa là:
+ Mừng xung lại không xung
+ Đừng hợp thì lại hợp
+ Cần hợp lại không hợp
+ Tránh xung trái lại xung
Bởi vậy mới bị tai vạ hoặc yểu (chết non)
Chương Bổ sung
1. Thiên Can
Thập Can âm dương có khác biệt, chẳng qua là dương cương âm nhu, dương mạnh, âm theo. Dương không mạnh, chịu âm khắc; âm không mạnh, sợ dương khắc. Âm dễ tòng theo hành khác, dương ngược lại thì khó tòng. Khí Can dương Can thì vượng, còn chất Can âm thì bền chặt mà thôi. Các Mệnh gia bèn lấy sáng tác thành những bài ca phú, ví von thất thường. Như xưng danh: Giáp là Đống Lương, Ất là La Đằng, Bính là Thái Dương, Đinh là Chúc Đăng , Mậu là Tường thành, Kỷ là Điền Viên, Canh là Thiết Ngoan , Tân là Châu Ngọc, Nhâm là Hà Giang , Quý là Vũ Lộ, không có thể tin vậy.
Dương can chủ Cương, uy vũ bất khuất , mà tâm tư có trắc ẩn, xử thế không cẩu thả . Âm can chủ Nhu , thấy thế mạnh thì vong nghĩa , mà tư tưởng thì keo kiệt, bủn xỉn, kỳ xử thế nhiều kiêu căng, nịnh hót, đại đa số theo lợi mà quên nghĩa, đều là do âm khí thôi . Con người hào hiệp, khảng khái, chung quy đều là dương khí mà ra. Song, âm dương đình quân, không có thiên lệch, không có dựa dẫm, mệnh tốt nhất là chính thuận, bản thân không làm mất phẩm chất, không có vụ lợi riêng tư vậy.
Giáp là khí của Ất, Ất là chất của Giáp. Ở trên trời làm nên sinh khí mà lưu hành ở vạn vật, là Giáp vậy. Ở dưới đất là vạn vật mà nhận được sinh khí, chính là Ất vậy. Đồng thời phân ra nhỏ, sinh khí phân tán ra thì Giáp là ngôi thứ nhất; tiếp theo sinh khí được ngưng thành thì Giáp là ngôi thứ 2; Cho nên vạn vật hình thành ra lá, cánh hoa thì Ất là ngôi thứ nhất; tiếp theo là cây cỏ phát triển ra cành lá xum xuê thì Ất là ngôi thứ 2. Phương là Giáp mà khí Ất lấy đủ, cùng kỳ là Ất mà chất của Giáp chính là bền chặt. Giáp Ất đều có, thì mộc có đủ âm dương vậy. Lấy mộc mà suy ra, các hành khác cũng biết. Giáp cũng là dương mộc, mà mộc cũng là sanh khí; Ất là âm mộc, mộc này chính là hình dạng và thể chất vậy. Canh là dương kim, khí trời mùa Thu thì thu liễm lại vậy; Tân là âm kim, tính chất cứng cỏi như kim khí vậy. Sinh khí mộc là nương nhờ ở mộc, mà lưu thông ở trên trời, cho nên gặp khí trời mùa Thu bị thu liễm lại mà bị tiêu tan, khắc chế đến hết; mà kim là sắt, đao, búa trái lại không thể gây tổn thương. Hình chất của Mộc, gặp kim là đao búa chém chặt không chừa, mà khí túc sát thì chỉ làm rơi rụng quét sạch lá cây bên ngoài, mà gốc rễ cây càng kiên cố. Cho nên Giáp lấy Canh là Sát, lấy Tân là Quan; còn Ất thì không phải vậy, Canh làm Quan mà Tân làm Sát vậy. Bính là dương hỏa, là khí ấm áp vậy, Đinh là âm hỏa vậy, là củi giúp cho hỏa vậy. Mùa Thu, khí trời túc sát , gặp dương hòa thuận mà khắc khứ, mà kim thì tính chất cứng cỏi, không sợ dương hòa , cho nên Canh lấy Bính làm Sát, mà Tân lấy Bính làm Quan vậy; do tính chất cứng cỏi của kim, gặp Tân là bám vào hỏa mà lập tức hóa , mà khí túc sát thì không sợ Tân bám vào hỏa , cho nên Tân lấy Đinh làm Sát , mà Canh lấy Đinh là Quan vậy . Tức là lấy cách này suy ra, còn lại các loại tương khắc khác cũng có thể biết vậy .
2. Địa chi
Địa chi tàng chứa không chỉ có 1 Can. Cho nên, sinh khắc chế hóa, lý lẽ đa đoan, song chỉ lấy bản khí là chủ yếu. Dần tất nhiên trước tiên là Giáp mà tiếp sau là Bính, Thân tất nhiên trước tiên là Canh mà tiếp sau là Nhâm, còn lại là dư khí . Dương thì tính động mà mạnh mẽ, cát hung ứng nghiệm rất nhanh; âm thì tính tĩnh mà yếu đuối, phúc họa thì ứng nghiệm chậm hơn. Ở cục và ở vận, đều lấy ý này mà xác định gia tăng hay giảm đi.
Dần Mão lại vừa chuyển tải Giáp Ất phân ra âm dương thiên địa mà nói vậy . Lấy Giáp Ất mà phân ra âm dương , thì Giáp là dương, Ất là âm. Mộc lưu hành ở thiên mà có âm dương vậy. Lấy Dần Mão âm dương, thì Dần là dương, Mão là âm . Mộc lưu tồn ở đất mà có âm dương vậy. Lấy Giáp Ất Dần Mão hợp lại mà phân ra âm dương, thì Giáp Ất là dương, Dần Mão là âm. Mộc ở thiên thì thành tượng, mà ở địa thì thành hình vậy. Giáp Ất lưu hành ở thiên, mà Dần Mão thu nhận. Dần Mão tồn tại ở địa, mà Giáp Ất biến đổi vậy.
Tý Ngọ Mão Dậu, nắm khí tối chuyên ; Dần Thân Tị Hợi, dung nạp tích trữ mà mở rộng; Thìn Tuất Sửu Mùi, là nơi thu tàng co lại thích hợp nhất.
Tý, Ngọ không thuộc dương là căn cứ ở trong Tý tàng chứa Quý thủy, Ngọ bên trong tàng chứa Đinh hỏa, do đó hình thể là dương mà có âm, cho nên lấy âm để luận. Tị Hợi vốn thuộc âm, mà Tị bên trong tàng chứa Bính hỏa, Hợi trong tàng chứa Nhâm thủy, làm nên hình mà phép dụng dương, cho nên lấy dương để luận .
3. Âm dương sinh tử
Can động mà không ngừng, Chi tĩnh mà không đổi. Lấy mỗi Can lưu chuyển ở 12 địa chi của tháng, mà thành hệ thống Sinh Vượng Mộ Tuyệt. Dương chủ tụ họp, lấy tiến làm tiến, cho nên chủ Thuận. Âm chủ tán, lấy thoái làm tiến, cho nên chủ Nghịch. Trường sinh Mộc dục các loại, cho nên có Dương Thuận Âm Nghịch mà khác biệt vậy. Bốn mùa vận hành, loại trừ thành công, dẫn đến sử dụng như nhau . Cho nên mỗi Can lưu động ở Thập nhị Chi 12 tháng mà có Sanh Vượng Mộ Tuyệt. Lại vừa có quy định, dương sinh, thì âm tử, hỗ hoán cho nhau, vận hành tự nhiên vậy. Tức là lấy Giáp Ất luận, Giáp là dương mộc, sinh khí trên trời lưu hành cây cỏ, nguyên nhân đều là sinh ở Hợi mà tử ở Ngọ. Ất là âm mộc, mộc là cành nhánh lá thụ khí trời sanh cho, vốn là sinh ở Ngọ mà tử ở Hợi. Mộc đang ở tháng Hợi, chính là cành lá đang lột da, mà bên trong khí đang được sinh, lấy cất dấu để đủ ăn. Chờ đợi đến mùa Xuân là nảy mầm, cho nên thời kỳ này sinh tại Hợi vậy. Mộc đang ở tháng Ngọ, chính là thời gian cành là xum xuê tươi tốt, mà Giáp sao lại Tử, không biết rằng bên ngoài tuy là phồn thịnh, mà bên trong thì sinh khí đã phát tiết ra hết rồi. Cho nên thời kỳ này tử ở Ngọ vậy, Trái với Ất mộc, tháng Ngọ thì cành lá phồn thịnh tức là ở vị trí Sinh. Tháng Hợi cành lá đang lột da tức là ở vị trí Tử , lấy chất mà luận, thì Chất và Khí có khác biệt vậy. Lấy Giáp Ất làm ví dụ, còn các hành khác tự suy ra vậy.
Chi có 12 tháng, cho nên mỗi Can từ Trường sinh đến Thai Dưỡng , cũng phân biệt 12 vị trí. Khí do thịnh mà suy, suy mà phục thịnh, mà phân phối theo từng tiết khí thành lập ra 12 cung Mà Trường sinh Mộc dục cùng các chủng loại, chẳng qua là dùng lời văn để đặt tên vậy. Trường Sinh là khi con người mới sinh ra vậy; Mộc Dục là sau khi vừa sinh ra, mà Mộc Dục là lấy đi chất dơ bẩn vậy, như quả hạch vừa nảy mầm, thì trước đó võ có màu đen, rữa mà mất đi vậy. Quan Đái là hình dạng dần dần lớn lên, giống như con người trưởng thành mà đội nón mũ áo quan vậy; Lâm Quan là đã trưởng thành mà con người có thể đảm nhiệm chức vụ; Đế Vượng là cực tráng thịnh, giống như con người có thể làm quan mà giúp quá nhiều cho vua vậy; Suy, vật thịnh cực mà suy , tức bắt đầu biến đồi vậy ; Bệnh là đã quá suy vậy ; Tử là khí đã tận mà không có dư vậy; Mộ tức là tạo hóa đã thu tàng, giống như con người đã chôn vào lòng đất vậy; Tuyệt là trước khi khí tuyệt mà chuẩn bị tiếp tục vậy; Thai là sau khi khí tiếp tục mà kết tụ thành bào thai vậy; Dưỡng giống như con người mang thai trong bụng mẹ vậy. Hiển nhiên, rồi sau đó lại đến Trường sinh mà tuần hoàn không dứt vậy.
Đế vượng là cực thịnh, cực thịnh thì suy, không bằng Trường sinh, Mộc dục Quan đái là vị trí phương hưng thịnh chưa dứt. Tuyệt là cực suy, suy cực thì đến thịnh, Suy Bệnh Tử hoàn toàn là vô khí .
4. Can khắc
Thập can đại biểu cho ngũ hành, phân ra là lưỡng kim, lưỡng mộc, lưỡng thủy , lưỡng hỏa, lưỡng thổ. Kim khắc mộc, cho nên Canh Tân khắc Giáp Ất; mộc khắc thổ, cho nên phân ra Giáp Ất khắc Mậu Kỷ; thổ khắc thủy , cho nên Mậu Kỷ khắc Nhâm Quý ; thủy khắc hỏa , cho nên Nhâm Quý khắc Bính Đinh ; hỏa khắc kim , cho nên Bính Đinh khắc Canh Tân. Vốn là lấy Can Chi tương khắc, tức là đại biểu ngũ hành đánh nhau vậy.
a. Ảnh hưởng Can khắc
(1) Như Canh gặp Giáp. Canh là chủ khắc, Giáp là bị khắc. Bị khắc là đỗ nát hết mà không còn dư thừa nữa, Chủ khắc tuy là thắng nhưng cũng mất bớt lực, gọi là Lưỡng bại Câu thương vậy.
(2) Nhật Can là bản thân, gặp khắc TA hoặc TA khắc, không thể luận là Lưỡng bại Câu thương vậy. Cái khắc TA là Quan, TA khắc là Tài. Tài Quan vốn là của TA, làm sao mà lưỡng bại được .
(3) Như năm Canh, tháng Giáp tương khắc. Đã là Lưỡng bại Câu thương, tựa như trong cục không phải Hỉ. nhưng mà hoặc Canh hoặc Giáp, nếu là Hỉ thần trong cục, tương khắc cho nên hung; nếu là Kỵ thần trong cục, thì dựa vào khắc mà trái lại hóa giải hung vậy.
b. Phân biệt Can khắc
(1) Như năm Canh, tháng Giáp. Vị trí gần nhau nhất, khắc là tối quan trọng.
(2) Như Canh lại gặp Thân. Giáp lại gặp Dần, hoặc 2 Canh 2 Giáp, thế lực ngang nhau, lực khắc cũng nặng.
(3) Như 2 Canh 1 Giáp, lấy 1 Giáp không thể địch 1 Canh, gặp 2 Canh cũng giống như bẻ gãy cành khô không đủ cứng mạnh để chiến đấu với địch, trái lại khắc chiến nhẹ.
(4) Như 2 Giáp 1 Canh, 1 Giáp không thể địch 1 Canh, 2 Giáp thì lực lượng gah đua cứng mạnh, mà khắc chiến trái lại nặng.
(5) Như 1 Canh 1 Giáp. Giáp thì chịu khắc, song Giáp mộc đắc thời hoặc đắc thế thì Canh khó có thể thủ thắng, mà Giáp chưa chịu tổn thương Việc này tất nhiên nếu dùng 2 Canh nhược mà 1Giáp cường, thì phương trở thành Chiến cục vậy .
(6) Như năm Canh ngày Giáp, có trụ tháng xa cách, lực khắc rõ ràng nhẹ.
(7) Như năm Canh, giờ là Giáp. Có trụ tháng, trụ ngày xa cách, vị trí quá xa , lực khắc càng nhẹ.
(8) Như năm Canh tháng Nhâm ngày Giáp. Nhâm thủy tiết Canh kim mà sinh Giáp mộc, thì Canh cùng với Giáp, có Nhâm hòa giải, tự khắc mà không phải khắc .
(9) Như năm Canh tháng Bính ngày Giáp. Canh Giáp vốn khắc, kim gặp Bính hỏa khắc Canh, thì Canh Giáp không có khắc, mà chuyển làm người đồng hành với Canh tương khắc vậy.
(10) Như năm Canh, tháng Giáp, giờ Nhâm. Tuy Nhâm thủy tiết Canh kim mà sinh Giáp mộc, nhưng mà Nhâm thủy xa cách. Canh Giáp vị trí tiếp cận, vẫn lấy khắc để luận .
(11) Như năm Canh, tháng Giáp, Giờ Bính. Bính ở trụ giờ, Canh ở trụ năm, vị trí quá xa cách, không thể nói tương khắc. Canh cùng Giáp thì vị trí tiếp cận, cho nên vẫn lấy Canh kim khắc mộc luận vậy .
(12) Như năm Canh, tháng Giáp, ngày Mậu. Nếu Canh kim quá mạnh, thì lấy Canh khắc Giáp, không có nói Giáp khắc Mậu vậy. Nếu Giáp mộc quá mạnh, thì lấy Giáp khắc Mậu, không lấy Canh khắc Giáp vậy. Nếu Mậu thổ rất mạnh, thì chỉ có Canh khắc Giáp, mà Giáp không thể khắc Mậu .
(13) Dương can khắc Dương can, Âm can khắc Âm can, lực khắc rất nặng . Âm can khắc Dương can, là thứ yếu. Dương can thường hay không khắc Âm can, mà luận là can hợp.
5. Can hợp
Canh gặp Giáp, 2 dương đối nhau mà thành khắc; Tân gặp Ất, 2 âm bất túc mà thành khắc. Ất gặp Canh, hoặc Canh gặp Ất, thì âm dương cùng gặp mà hợp, như nam nữ cùng gặp, mà thành vợ chồng, mà thành đạo vậy. Căn cứ vào Dịch Kinh gọi là Nhất âm Nhất dương chi vị đạo, nghiêng về âm hay nghiêng về dương gọi là bệnh tật vậy.
a. Ảnh hưởng Can hợp
(1) Như ngày Giáp gặp Tân, Tân là Quan của Giáp. Nếu thấu Bính hợp Tân, thì Tân không còn là Quan của Giáp nữa. Bính là Thực của Giáp, song đã tác hợp cũng không còn là Thực vậy. Cho nên Hợp là đều mất đi mà cả 2 có sự trói buộc vậy.
(2) Nhật can là bản thân mà hợp thì không bị ảnh hưởng hợp khứ. Lục Dương mà gặp Tài, Lục Âm mà gặp Quan, đều là tác hợp; với ngày Ất gặp Canh, Ất Canh tác hợp, Canh là Quan của Ta, vốn là hợp với ta, sao là hợp khứ vậy!
(3) Như năm Bính, tháng Tân tác hợp. Cả 2 Bính Tân đã có sự trói buộc, giống như mệnh cục không được vậy. Song , hoặc là Bính hoặc là Tân, nếu là hỉ với Nhật can, hợp khứ thì gặp hung; nếu với Nhật can là kỵ, thì hợp khứ trái lại là giải hung vậy.
b. Phân biệt Can hợp
(1) Như năm Giáp, tháng Kỷ. Giáp Kỷ ở vị trí kề gần trói chặt, lực hợp đứng đầu.
(2) Như Giáp là can năm, Kỷ là can giờ. Vị trí ngăn cách rất xa, hợp mà không thể hợp vậy, gọi làHợp Bán vậy. Nếu đến kỳ gặp phúc thì chỉ được 2,3 phần 10 mà thôi.
(3) Như Bính Tân tương hợp. Nếu Bính hỏa đắc thời đắc thế, thao túng làm nên trói buộc, vẫn có 6, 7 phần năng lực. Tân kim mất thời, thất thế, lại vừa bị kiềm chế trói buộc, lực càng mỏng vậy.
(4) Như 2 Tân 1 Bính, 2 Bính 1 Tân, 2 Đinh 1 Nhâm, 2 Nhâm 1 Đinh. Giống như 2 nữ 1 chồng, 1 nữ 2 chồng, khó tránh tranh giành đố kỵ, cho nên là Hợp Đố. Tuy có hợp ý, mà tình thì không chỉ có một. Là họa là phúc, được 10 phần thì chỉ có 5,6 phần mà thôi.
(5) Như năm Canh, tháng Ất , ngày Giáp, giờ Ất. Tuy có 2 Ất hợp 1 Canh, dựa vào ngày Giáp ngăn cách mà hoàn toàn không có tranh giành đố kỵ vậy, năm Canh tháng Ất vẫn là hợp thuần túy vậy.
(6) Như năm Ất, tháng Canh, ngày Ất, Canh kim bên trái phải đều có thể hợp Ất, là Đố Hợp vậy. Năm Ất, tháng Ất, Ngày Canh thì tháng Ất cùng ngày Canh cùng nắm chặt nhau hơn so với năm Ất ở cách xa vị trí mặc dù vẫn có ý hợp với Canh mà không thể lấy luận hợp vậy. Năm Canh, tháng Ất, ngày Ất, thì năm Canh hợp với tháng Ất, ngày Ất lấy vị trí cách xa, tuy cũng có ý hợp cũng không thể luận hợp vậy.
c. Can khắc, Can hợp cùng gặp
Mệnh có Thiên can khắc hợp đều gặp. Nếu dụng thần ở tại địa chi, đương nhiên không luận khắc, nhất định là luận hợp. Chỉ có điều nếu dụng thần cần giúp ở can thượng, thì tất nhiên đầu tiên lấy lực của khắc hợp, cân đo nặng nhẹ, song sau đó lấy dụng thần là thỏa đáng. Đặc biệt phép lập ra theo 5 nguyên tắc như sau:
(1) Như năm Canh, tháng Ất, ngày Giáp. Lấy vị trí mà luận, Canh Ất gần kề, Canh Giáp xa cách, đương nhiên lấy hợp mà không lấy khắc vậy.
(2) Như năm Canh, tháng Tân, ngày Ất. Lấy vị trí mà luận, Tân khắc gần Ất. Canh Ất cách xa, đương nhiên lấy khắc mà không lấy hợp vậy.
(3) Như năm Giáp, tháng Canh, ngày Ất. Khắc hợp đều gặp, mà đều là gần kề cả, lấy chủ khắc, chịu khắc mà luận. Canh có thể thắng Giáp, Giáp không thể thắng Canh, thì Canh Ất tương hợp, Giáp không xâm phạm, đương nhiên lấy hợp để luận.
(4) Như năm Bính, tháng Canh, ngày Ất. Khắc hợp cùng gặp, cũng đều gần sát nhau. Lấy chủ khắc, chịu khắc để luận. Bính có thể thắng Canh, Canh không thể thắng Bính, thì Ất Canh tương hợp. Bính được đánh Canh, đương nhiên lấy khắc mà luận.
(5) Như năm Bính, tháng Canh, ngày Ất. Khắc hợp đều gặp, mà đều gần nhau, lấy thế lực mà luận. Nếu Bính hỏa đắc thời, đắc thế, thì Bính hỏa có thể khắc Canh, Canh không thể hợp Ất. Nếu Canh kim đắc thời, đắc thế, thì Canh có thể hợp Ất, Bính không thể khắc Canh. Tiếp tục nếu 3 chữ Bính Canh Ất thế lực ngang nhau, thì lấy khắc mà không lấy hợp, cái khắc lực lớn hơn ở hợp lực vậy.
d. Can hợp mà hóa
Vạn vật sinh ra ở thổ, Giáp Kỷ tương hợp là sớm nhất, cho nên hóa là thổ. Thổ thì sinh kim, cho nên thứ đến là Ất Canh hóa kim; kim sinh thủy, cho nên Bính Tân hợp hóa thủy là thứ nữa; thủy thì sinh mộc, cho nên Đinh Nhâm hóa mộc; mộc thì sinh hỏa cho nên Mậu Quý hợp mà hóa hỏa. Mà ngũ hành thì có khắp nơi, thập can hóa hợp, ý nghĩa gần như thế này mà thôi. Tục thư giải thích, nhiều chủng loại quanh co, chưa có thể tin. Nói thêm lại có thời lệnh, khách chủ, minh ám, vị trí, năm tuế vận.
(1) Mùa nắm lệnh:
Tháng Thìn Tuất Sửu Mùi có thể hóa thổ, tháng Hợi Mão Mùi có thể hóa mộc, tháng Tị Dậu Sửu có thể hóa kim, tháng Dần Ngọ Tuất có thể hóa hỏa, tháng Thân Tý Thìn có thể hóa thủy. Kiêm Tháng Dần có thể hóa mộc, kiêm tháng Tị có thể hóa hỏa, kiêm tháng Hợi có thể hóa thủy, kiêm tháng Thân có thể hóa kim.
(2) Khách, Chủ.
Nhật can gặp hợp thì có thể hóa, cái Nhật can làm mệnh lệnh, là Chủ vậy. Can khác gặp hợp thì không thể hóa, can khác làm mệnh lệnh, là Khách vậy. Cho nên ngày Giáp hợp tháng Kỷ, hoặc giờ Kỷ thì có thể hóa thổ. Nếu năm Giáp tháng Kỷ thì có hợp mà không thể hóa vậy (Cách này thì không nói là Hóa cách. Nếu bản thân hóa cách thành công, thì can khác gặp hợp cũng được hóa vậy).
(3) Minh, Ám.
Thấu can là Minh, tàng ẩn là Ám. Minh cùng Ám cũng chỉ có hợp không hóa. Như Kỷ thổ thấu can cùng bên trong Hợi tàng Giáp, chỉ có hợp mà không thể hóa.
(4) Vị trí
Như ngày Giáp năm Kỷ, vị trí bị trụ tháng ngăn cách, hợp mà miễn cưỡng, huống hồ so sánh ư.
(5) Tuế Vận
Như ngày Giáp gặp vận Kỷ hoặc năm Kỷ, luận là Chính Tài không thể luận là hóa thổ. Nếu Nhật can không phải là Giáp, can khác có một Giáp, gặp một vận Kỷ, năm Kỷ càng không thể hóa (Cách này thì không nói là Hóa cách. Nếu bản thân hóa thành cách, can khác gặp hợp Vận hoặc hợp Tuế được hóa vậy).
6. Chi Xung
Chi xung, là Địa chi tương cách 6 vị trí mà xung kích, như Tý Ngọ tương xung, trong Tý tàng chứa Quý thủy, khắc Ngọ trong tàng chứa Đinh hỏa, trong Ngọ lại tàng Kỷ thổ lại khắc Tý trong chứa Quý thủy, cùng tấn công đánh lẫn nhau vậy.
a. Ảnh hưởng của Biến Xung
(1) Trong Địa chi có tàng chứa nhiều can, ảnh hưởng tương xung rõ ràng là thiên can tương khắc làm trở nên lẫn tạp. Trước tiên là từ bản khí, thời lệnh cùng nhiều ít, cùng tham gia.
– Bản khí: (Khí gốc)
2 chi tương xung, tấn công đánh nhau không dứt, đang lấy bản khí làm trọng. Như Tý thì bản khí là thủy, Ngọ bản khí là hỏa, kết cục thuộc thủy khắc hỏa, cho nên Tý thắng mà Ngọ bại, Phép Tý Ngọ tương xung, Ngọ chính là chịu bị thương, Tý thì hao lực. Thời lệnh lấy bản khí luận, mặc dù Tý có thể thắng Ngọ, song, như tháng Ngọ thì hỏa vượng, gặp Tý thủy, Tý Ngọ tương xung, Ngọ thuộc đắc lệnh, Tý thì mất lệnh, thì Ngọ thắng mà Tý bại, đắc lệnh cho nên Ngọ không bị thương, thất lệnh cho nên Tý bị xung khử mất.
– Đa quả: (nhiều, ít)
Như năm Ngọ, tháng Tý, ngày Ngọ, giờ Ngọ, lấy bản khí mà luận. Lấy thời lệnh nói thì Tý thắng Ngọ. Song, 3 Ngọ 1 Tý, Ngọ nhiều Tý ít, ứng với Ngọ thắng. Nhưng mà Tý bại mà không chết. Rõ ràng là Tý không có lực mà thôi.
(2) Trong cục Hỉ thần xung bại thì hung, Hung thần xung bại thì tốt.
b. Phân biệt Chi xung
(1) Dần Thân Tị Hợi xung, Lưỡng bại câu thương. Giả như Dần Thân gặp xung, trong Thân Canh kim khắc trong Dần chứa Giáp mộc, trong Dần chứa Bính hỏa lại khắc Canh kim trong Thân. Trong Thân có Nhâm thủy khắc Bính hỏa chứa trong Dần; Dần chứa Mậu thổ khắc Nhâm thủy chứa trong Thân, khắc chiến không có yên tĩnh vậy. Hoặc là chủ khắc, hoặc đắc lệnh, hoặc ít nhiều, có thể chiếm ưu thế. Trái lại là phép Tỏa bại (giảm bớt bại).
(2) Thìn Tuất Sửu Mùi xung, bản khí đều là thổ, đều thuộc đồng loại, chẳng qua chỉ là Xung độngmà thôi, không có ý khắc chiến vậy. Cho nên xung động, thì thổ chẳng qua bị kích động mà càng thêm vượng. Nói đến chi tàng, Thìn trong chứa Quý thủy, khắc Tuất trong chứa Đinh hỏa; Tuất trong có chứa Tân kim, khắc Thìn trong có chứa Ất mộc, đương nhiên lấy đắc lệnh hoặc nhiều ít mà chiếm ưu thế, trái lại là bại vậy. Sửu trong tàng chứa Tân kim Quý thủy, có thể khắc Mùi trong có tàng chứa Ất mộc Đinh hỏa; vị trí thì Sửu dễ dàng chiến thắng. Song, cũng cần coi thêm Thời lệnh cùng có nhiều hay ít, mà quyết định thắng bại.
(3)Tý Ngọ Mão Dậu xung, lấy Can tàng mà quyết định, thắng bại cũng dễ dàng phân biệt. Tý tàng chứa Quý thủy, khắc Ngọ trong chứa Đinh hỏa. Ngọ chứa Kỷ thổ khắc Tý chứa Quý thủy. Dậu trong chứa Tân kim, thuần khắc Mão trong tàng chứa Ất mộc. Lấy mộc khí mà nói, Tý có thể thắng Ngọ, Dậu có thể thắng Mão. Tiếp tục xem Thời lệnh cùng với nhiều hay ít, không khó khăn khi quyết định vậy.
(4) Lưỡng Chi tương xung, một là năm, một là tháng, tục danh là Hải để xung. Thực ra thì vị trí cách xa, ý nghĩa là hoàn toàn không xung, cũng như con người đi xa khỏi 2 địa điểm khác nhau thì làm sao tiếp xúc mà gây chiến để đánh nhau.
(5), Lưỡng Chi tương xung, một là năm, một là ngày; hoặc một tại tháng, một tại giờ. Xa cách một vị trí, lực xung giảm mỏng.
(6), Lưỡng Chi tương xung, một là nhật chủ bị Tuần Không, lực xung cũng giảm ( Tuần Không sẽ tường thuật sau)
(7), Như năm Ngọ, tháng Ngọ, ngày Tý, chỉ lấy tháng Ngọ ngày Tý là tương xung, không lấy năm Ngọ tương xung ngày Tý.
(8), Như năm Ngọ, tháng Tý, ngày Ngọ, nếu Ngọ lực mạnh, thì Tý Ngọ xung kích nhau ngay cực điểm trong chốc lát. 2 Ngọ mạnh mà 1 Tý yếu, thắng bại cần được phân biệt, nếu Tý lực mạnh thì lực xung kịch liệt vậy. Còn 2 Ngọ yếu mà 1 Tý mạnh thì thế lực quân bình vậy.
7. Chi hợp
a. Các loại Chi hợp
(1) Lục hợp
Tý cùng Sửu, Dần cùng Hợi, Mão cùng Tuất, Thìn cùng Dậu, Tì cùng Thân, Ngọ cùng Mùi đều là Lục hợp. Lục hợp, lý lẽ là do Nhật Nguyệt hợp lại vào ngày mùng một âm lịch hàng tháng mà ra (gọi là Hợp Sóc). Tháng 11 thấy Tý, Hợp Sóc tại Sửu; tháng 12 thấy Sửu, Hợp Sóc tại Tý, cho nên Tý Sửu là Lục Hợp. Tháng 1 thấy Dần, Hợp Sóc tại Hợi; Tháng 10 thấy Hợi, Hợp Tượng tại Dần. Cho nên Dần Hợi là Lục Hợp.
(2), Hợp cục
Hợi Mão Mùi hợp thành Mộc cục; Dần Ngọ Tuất hợp thành Hỏa cục; Tị Dậu Sửu hợp thành Kim cục; Thân Tý Thìn hợp thành Thủy cục, đều là Hợp Cục. Lý lẽ Hợp Cục là, lấy Sinh Vượng Mộ là một khí từ đầu đến cuối vậy (Như Hợi Mão Mùi thì Hợi là mộc ở Sinh địa, Mão là mộc ở Vượng địa, Mùi là mộc ở Mộ địa vậy)
(3), Phương hợp
Dần Mão Thìn là phương Đông; Tị Ngọ Mùi là phương Nam; Thân Dậu Tuất là phương Tây; Hợi Tý Sửu là phương Bắc, đều là phương hợp lại. Lý lẽ phương hợp lại là lấy 3 Chi một khí liên quan vậy.
b. Ảnh hưởng Chi hợp
(1), Lục hợp: là 2 chi tương hợp, giống như bị buộc chân vậy. Hung thần gặp hợp thì giảm hung, Cát thần gặp hợp thì giảm cát.
(2), Hợp cục: là Hợi Mão Mùi hợp thành Mộc cục, trong mệnh hỉ mộc thì tốt, kị mộc thì hung. Dần Ngọ Tuất hợp thành hỏa cục, trong mệnh Hỉ hỏa thì tốt, Kỵ hỏa thì hung. Các loại khác cũng vậy.
(3), Phương hợp: Cũng giống như Hợp cục.
c. Phân biệt Chi hợp
(1) Hợp cục: ứng lấy Chi vượng là tối quan trọng. Hợi Mão Mùi, Mão là chi vượng. Tị Dậu Sửu, Dậu là chi vượng. Dần Ngọ Tuất, Ngọ là chi vượng. Thân Tý Thìn, Tý là Chi vượng. Nếu Hợi Mão, Mão Mùi, Tị Dậu, Dậu Sửu, Dần Ngọ, Ngọ Tuất, Thân Tý, Tý Thìn, mặc dù chỉ có 2 chi tương hợp, dựa vào có Chi vượng, lực không phải nhẹ, nhưng kém hơn 3 chi hợp toàn bộ vậy. Nếu Hợi Mùi, Dần Tuất, Thân Thìn, Tị Sửu, cũng có 2 Chi tương hợp nhưng không có Chi vượng thì lực yếu nhất, ý nghĩa là chỗ dựa không có hợp vậy.
(2) Phương hợp: lấy 3 chi đầy đủ mà có thể hợp, nếu chỉ có 2 chi, cũng luận hợp.
(3) Lục Hợp: lấy gần kề nhau thì hợp, xa cách 1 vị trí hoặc 3 vị trí, tức là không thể hợp.
(4) Phương hợp: Cục hợp mà đầy đủ 3 chi, có 1 chữ Nhàn (nhàn rỗi, vô sư) Gián cách (khoảng cách ngăn chặn), vẫn lấy hợp mà luận, chỉ có 2 chi mà gián cách thì không thể luận hợp được.
(5), Lục Hợp: mà có 1 Chi bị Tuần Không, lực hợp giảm nhẹ.
(6) Như ngày Mậu tháng Dần, đầy đủ trở thành Đông phương, đều lấy Sát mà luận. Ngày Mậu, tháng Mão, đầy đủ thành phương Đông, thì lấy Quan để luận. Ngày Mậu, tháng Thìn, đầy đủ thành phương Đông, so sánh Dần Mão hướng về thế lực nào trọng, lấy phân ra Quan hay Sát. Còn lại đều luận giống như vậy.
(7) Như có 2 Mão 1 Tuất, hoặc 2 Dần 1 Hợi, đều là Lục hợp mà Đố hợp vậy. Nhưng mà, Địa chi tàng chứa nhiều Can, Thiên Canganh đua nhau mà gây nên ẩn tàng lẫn tạp; mà Lục Hợp đã thành, không phải do âm dương sinh khắc, cho nên lực lượng đố kỵ, xa không bằng Thiên can đố hợp mới quan trọng vậy.
(8), Như Dần Mão Thìn hội phương Đông, nếu trong trụ có 2 Dần, hoặc 2 Mão, hoặc 2 Thìn. Như Hợi Mão Mùi Mộc cục, trong trụ có 2 Hợi, hoặc 2 Mão, hoặc 2 Mùi, đều không lấy Đố hợp mà luận. Mà đầy đủ thì lực hợp gia tăng lên vậy.
(9), Như Dần Mão Thìn hội phương Đông, thấy chữ Hợi là phương Sinh của thần đó, thấy chữ Mùi vốn là phương khắc là Tài, đều không phải là phương Hỗn cục vậy.
(10), Như Hợi Mão Mùi Mộc cục, thấy chữ Dần vốn là đồng khí, thấy chữ Thìn vốn là Tài thần, đều không phải là phương Hỗn cục vậy.
8. Chi Hình
Địa chi tương hình, là lấy hợp Cục cộng thêm phương hợp lại. Như Hợi Mão Mùi là Mộc cục, cộng thêm phương Hợi Tý Sửu, cho nên Hợi hình Hợi, Mão hình Tý , Mùi hình Sửu . Thân Tý Thìn Thủy cục, cộng thêm phương Dần Mão Thìn, cho nên Thân hình Dần , Tý hình Mão , Thìn hình Thìn . Dần Ngọ Tuất là Hỏa cục, cộng thêm phương Tị Ngọ Mùi, cho nên Dần hình Tị , Ngọ hình Ngọ , Tuất hình Mùi . Tị Dậu Sửu là Kim cục, cộng thêm phương Thân Dậu Tuất, cho nên Tị hình Thân , Dậu hình Dậu , Sửu hình Tuất. Ở trong trừ ra Mùi hình Sửu, Thân hình Dần, gắn liền tương xung ở ngoài, cho nên lấy Dần hình Tị , Tị hình Thân cùng Sửu hình Tuất , Tuất hình Mùi làm Tam hình, Tý Mão là tương hình, Thìn Ngọ Dậu Hợi là tự hình .
a. Phân biệt Chi Hình
(1) Dần hình Tỵ , Tỵ hình Thân , Sửu hình Tuất , Tuất hình Mùi là Tam Hình .
(2) Tý Mão là Tương hình .
(3) Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi là Tự Hình .
b. Ảnh hưởng Chi Hình
Dần hình Tỵ , chính là mộc hỏa tương sinh. Tỵ hình Thân, Tỵ Thân bản chất là Hợp. Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi, đều thuộc đồng loại là thổ. Tý Mão tương hình, lại vừa là thủy tương sinh. Thìn hình Thìn , Ngọ hình Ngọ, Dậu hình Dậu, Hợi hình Hợi, bản Thân là Tự Hình. Ý nghĩa không phải là gây chiến tranh với nhau, cho nên hình cùng xung là khác nhau. Hai chi tương hình, chẳng qua là động mà thôi, không có phân ra thắng bại vậy. Lực họa phúc thì rất nhẹ, một khi gián cách (có ngăn cách) thì cũng bình thản . Sinh mệnh mà gặp hình thì nắm uy quyền vậy. Tứ trụ vốn là tốt, có gặp phải hình mà nhiều hung họa, tứ trụ vốn là hung, không phải nhất định đều là nguyên nhân gặp phải hình. Phép khảo sát tương hình, hoặc là 3, hoặc là 2, hoặc là 1, các ví dụ đều thiên về lẫn lộn, tạp loạn, mà vừa lại không có lý lẽ chính xác, việc xây dựng nên hệ thống Mệnh học này thì rất là không đủ để mà tin tưởng vậy. Hoặc có đầy đủ các địa chi Sửu Tuất Mùi, Dần Tị Thân mà liền gặp tranh chấp, trong Chi tàng chứa các thần sinh khắc, gây nên quá ở tạp loạn, không phải do tương Hình gây ra mà thôi .
9. Chi Hại
a. Ảnh hưởng của Chi Hại
Địa chi tương hại là do tương hợp mà ra, xung ta hợp thần cho nên gọi là Hại. Như Tí hợp Sửu mà Mùi xung Sửu, cho nên Mùi hại Tí; Sửu hợp Tí mà Ngọ xung Tí, cho nên Ngọ hại Sửu; Dần hợp Hợi mà Tỵ xung Hợi, cho nên Tỵ hại Dần; Mão hợp Tuất mà Thìn xung Tuất, cho nên Thìn hại Mão; Thìn hợp Dậu mà Mão xung Dậu, cho nên Mão hại Thìn; Tỵ hợp Thân mà Dần xung Thân, cho nên Dần hại Tỵ; Ngọ hợp Mùi mà Sửu xung Mùi, cho nên Sửu hại Ngọ; Mùi hợp Ngọ mà Tí xung Ngọ, cho nên Tí hại Mùi; Thân hợp Tỵ mà Hợi xung Tỵ , cho nên Hợi hại Thân , Dậu hợp Thìn mà Tuất xung Thìn, cho nên Tuất hại Dậu; Tuất hợp Mão mà Dậu xung Mão, cho nên Dậu hại Tuất; Hợi hợp Dần mà Thân xung Dần, cho nên Thân hại Hợi. Gộp lại mà tính thì lấy 6 Chi hại 6 Chi, xung thần hợp ta, nhất định hợp thần xung ta vậy .
b. Phân biệt Chi Hại
Mệnh người mà gặp Hại, thì phân ra thành 4 loại ảnh hưởng:
(1) Như Tý Ngọ tương xung , Tý thắng Ngọ bại. Có Sửu hợp Tý hại Ngọ, nếu Tý là Cát thần, Ngọ là Hung thần, thì Sửu hợp Tý vốn làm giảm lực cát. Tuy hại cát , không thể so với xung Ngọ mạnh, vốn là giảm nhẹ lực để trừng trị hung, chính là không có lợi cho Mệnh Cục vậy. Nếu Tý là hung thần, Ngọ là cát thần, thì Sửu hợp Tý, vốn làm giảm lực hung. Tuy là hại Ngọ, không thể so với xung Ngọ mạnh, lực giảm nhẹ gây tổn hại cát, chính là có lợi cho Mệnh Cục vậy. Cho nên, Hại chẳng khác gì là Xung Hợp đều gặp vậy.
(2) Chỉ có 2 Chi tương hại, mà không có xung, thì mệnh cục không có ảnh hưởng nặng.
(3) Hai Chi tương hại, gặp một hợp, lấy hợp luận cát hung.
(4) Hai Chi tương hại, vị trí xa cách, không luận Hại.
10. Địa chi xung, hợp, hình, hại cùng gặp
Mệnh có địa chi xung hợp hình hại, là lẫn lộn hợp lại cùng gặp. Nếu dụng thần ở tại Thiên can, không cần bàn nhiều. Nếu dụng thần ở tại Địa chi, thì tất nhiên trước tiên lấy lực xung hợp hình hại, cân đo khinh trọng rõ ràng, song sau đó lấy dụng thần cho thỏa đáng, đặc biệt phép lập theo 6 nguyên tắc như sau :
(1) Hình xung hợp hại đều gặp, lấy gần kề là có lực. Như năm Sửu, tháng Tý, ngày Dần, giờ Ngọ; Tý Sửu gần, Tý Ngọ cách xa, lấy Hợp mà không lấy Xung.
(2) Phương hợp lực lớn hơn Cục hợp, thông thường có phương hợp, cục hợp đều gặp, thì lấy phương hợp mà luận; Hợp cục lực lớn hơn Lục Xung, khi Hợp cục, Lục Xung đều gặp thì lấy Hợp cục luận; Lục Xung lực lớn hơn Lục Hợp, khi Lục Hợp và Lục Xung đều gặp, lấy Lục Xung luận; Lục Hợp lực lớn hơn Hình Hại, khi Lục Hợp cùng Hình Hại đêù gặp, lấy Lục Hợp luận.
(3), Hợp cục mà đầy đủ cả 3 chi, vượng mà gặp xung gần kề, lấy Xung luận. vượng mà gặp xung cách xa, lấy Hợp cục luận. Cục hợp mà chỉ có 2 Chi, thì cũng như vậy.
(4) Hợp cục mà đủ 3 Chi, không phải Chi vượng gặp xung, tuy gần kề cũng không lấy Xung luận. Hợp cục mà chỉ có 2 Chi, thì cũng vậy.
(5) Phương hợp gặp xung, lấy Hợp không lấy xung.
(6) Chú trọng lực lượng bản thân, như năm Sửu, tháng Tý, ngày Ngọ, ở lý lẽ thì lấy lực Lục Xung lớn hơn lực Lục Hợp, ứng với lấy Tí Ngọ xung, không lấy Tí Sửu hợp. Song, nếu trong mệnh cục Sửu thổ có lực, đã chiếm ưu thế thì lấy Hợp mà không lấy xung vậy.
11. Ví dụ Hình, Xung, Khắc, Hại
Hình, xung khắc, hợp, hại, biến hóa rất nhiều, một số vì dụ điển hình như sau:
Ất Sửu /Canh Thìn/ Ất Hợi /Mậu Dần
(Thiên can) Tháng Canh hợp năm Ất, lại vừa hợp ngày Ất. Tình cảm không chỉ có một. (Địa chi) Dần Hợp là Lục hợp.
Ất Sửu /Ất Dậu /Canh Ngọ/ Mậu Dần
(Thiên can) tháng Ất hợp ngày Canh. (Địa chi) Dậu Sửu kim cục, Dần Ngọ hỏa cục.
Canh Thân/ Ất Dậu/ Ất Mão/ Đinh Sửu
(Thiên can) năm Canh hợp tháng Ất . (Địa chi) Mão Dậu xung , Dậu Sửu xa cách vị trí mà không hợp .
Canh Ngọ/ Ất Dậu/ Canh Thìn /Kỷ Mão
(Thiên can) tháng Ất hợp năm Canh, lại vừa hợp ngày Canh, kỳ tình không chỉ có một (bất chuyên). (Địa chi) Thìn Dậu hợp, Mão Thìn khuyết Dần, cho nên không lấy phương hợp. Mão Dậu ngăn cách bởi Thìn, cho nên không có khả năng xung .
Bính Ngọ/ Canh Dần/ Kỷ Mão/ Đinh Sửu
(Thiên can) Bính Canh tương khắc mà Canh bại , lấy khắc không lấy hợp để luận. (Địa chi) Dần Ngọ hợp, thành bán hỏa cục. Dần Mão khuyết Thìn, không lấy phương hợp để luận.
Giáp Ngọ/ Canh Ngọ/ Ất Sửu/ Đinh Sửu
(Thiên can) Canh Giáp tương khắc mà Giáp bại , lấy hợp mà không lấy khắc . (Địa chi) 2 Ngọ tự hình, tháng Ngọ ngày Sửu biến thành tương hại, song tất cả ở mệnh cục không ảnh hưởng .
Canh Ngọ/ Nhâm Ngọ/ Giáp Thân/ Giáp Tý
(Thiên can) Canh Nhâm kề nhau, Canh Giáp ngăn cách, lấy sinh để luận, không lấy khắc luận. (Địa chi) nhị Ngọ tự hình, Thân Tý hợp thành bán thủy cục .
Bính Ngọ/ Canh Dần /Giáp Thân/ Ất Sửu
(Thiên can) Bính Canh đầu tiên là khắc, Canh Giáp không khắc. (Địa chi) Dần mộc đắc lệnh, Dần lại nghiêng về hợp với Ngọ bán hợp hỏa cục, cho nên Thân không có khả năng xung Dần .
Ất Mùi /Canh Thìn/ Giáp Dần/ Ất Sửu
(Thiên can) Ất Canh đầu tiên hợp , Canh Giáp không có khắc. (Địa chi) Sửu Mùi xa cách mà không có xung, Dần Thìn khuyết Mão mà không phải phương hợp .
Ất Hợi/ Kỷ Mão /Tân Mùi/ Đinh Dậu
(Thiên can) Ất Kỷ tương khắc. Đinh Tân tương khắc. (Địa chi) Hợi Mão Mùi tam hợp. Dậu tuy xung Mão, do không gần nhau mà không lấy xung luận .
Ất Hợi/ Quý Mùi/ Kỷ Mão/ Quý Dậu
(Thiên can) Kỷ Quý tương khắc, Ất Kỷ xa cách mà không khắc. (Địa chi) Mão Dậu xung mà cận kề nhau nên lực xung mạnh, cho nên Hợi Mão Mùi là tam hợp Mộc cục, do xung mà lực lượng giảm nhẹ .
Giáp Tý /Đinh Sửu /Nhâm Ngọ/ Giáp Thìn
(Thiên can) Đinh Nhâm tương hợp. (Địa chi) Tý Sửu hợp gần kề nhau, Tý Ngọ ngăn cách bởi Sửu, lấy hợp để luận mà không lấy xung, Sửu Ngọ tuy Hại, nhưng không ảnh hưởng lớn.
Bính Thìn/ Canh Tý /Nhâm Thân/ Kỷ Dậu
(Thiên can) Bính Canh tương khắc. (Địa chi) Thân Tý Thìn tam hợp thủy cục , Thân Dậu khuyết Tuất, không lấy phương hợp để luận.
Bính Thìn/ Bính Thân/ Nhâm Tý/ Tân Sửu
(Thiên can) Bính Nhâm tương khắc, Bính Tân ngăn cách xa không có hợp. (Địa chi) Thân Tý Thìn tam hợp Thủy cục. Tý Sửu tuy hợp, nhưng bởi vì lực không bằng tam hợp, cho nên không thành lập.
Bính Tý/ Tân Sửu/ Ất Mùi /Nhâm Ngọ
(Thiên can) Bính Tân tương hợp. (Địa chi) Lực lục xung lớn hơn lục hợp cho nên lấy Sửu Mùi xung luận, không lấy Tý Sửu cùng Ngọ Mùi hợp để luận .
Bính Tý/ Tân Sửu/ Giáp Ngọ/ Tân Mùi
(Thiên can) Bính Tân tương hợp. (Địa Chi) lực Lục Hại nhỏ hơn Lục Hợp, cho nên lấy Tý Sửu hợp, Ngọ Mùi hợp, không lấy Sửu Ngọ hại để luận.
12. Các Thần Sát
(1) Thiên Nguyệt Đức
* Cấu thành Thiên Nguyệt Đức
(1) Thiên Đức : Tháng 1 ngày Đinh, tháng 3 ngày Nhâm, tháng 4 ngày Tân, tháng 6 ngày Giáp, tháng 7 ngày Quý, tháng 9 ngày Bính, tháng 10 ngày Ất, tháng 12 ngày Canh. Tháng 2,5,8,11 không có Thiên Đức .
(2) Nguyệt Đức: Tháng Hợi, tháng Mão, tháng Mùi gặp ngày Giáp; Tháng Dần, Ngọ Tuất gặp ngày Bính; Tháng Tị, Dậu, Sửu gặp ngày Canh; Tháng Thân, Tý, Thìn gặp ngày Nhâm.
* Thiên Nguyệt Đức là Cát Thần
(1) Nhân mệnh Nhật can gặp Thiên Đức hoặc Nguyệt Đức. Mệnh tốt thì tăng thêm tốt; Mệnh hung thì giảm hung.
(2) Nhân mệnh Nhật can gặp Thiên Nguyệt nhị Đức (như ngày Nhâm gặp tháng Thìn), càng tăng thêm tốt mà giảm hung.
(3) Nhân mệnh Nhật can vừa gặp Thiên Đức hoặc Nguyệt Đức, nếu có Can khác tiếp tục gặp Thiên Nguyệt Đức, là Cát thần thì lực phúc ở vị trí thịnh vượng, là Hung thần thì hung bạo tăng thêm, như:
Mậu Thìn/ Bính Thìn/ Nhâm Ngọ/ Nhâm Dần
Nhâm sinh tháng Thìn, Thiên Nguyệt Đức đều có, hỏa thổ như rừng, chủ nhược quá mức, may mắn có giờ Nhâm bang phù. Mà Can giờ là Nhâm, đã là Cát thần, lại vừa có Thiên Nguyệt Đức, thì mệnh này phúc lực bội dày đương nhiên vậy.
Tân Mùi/ Bính Dần/ Đinh Tị /Canh Tý
Đinh sinh tháng Dần là gặp Thiên Đức, Mộc Hỏa thái vượng là bệnh, tuy có Bính hỏa khắc Canh mà thắng, Hung thần, may mắn Bính ở tháng Dần là Thiên Nguyệt Đức đều gặp, cũng có thể làm giảm kỳ hung vậy .
(4) Thiên Nguyệt Đức mà bản thân bị khắc, không lấy Cát luận.
(2) Dịch Mã
* Cấu thành Dịch mả
Năm Hợi Mão Mùi gặp Tị; năm Dần Ngọ Tuất gặp Thân; năm Thân Tý Thìn gặp Dần; Năm Tị Dậu Sửu gặp Hợi .
* Ảnh hưởng của sao Dịch Mã
(1) Trong mệnh Cát thần là Mã, lớn thì mừng gặp nhiều thay đổi, nhỏ thì thuận theo hướng có lợi.
(2) Trong Mệnh Mã là Hung thần, lớn thì bôn tẩu gặp nhiều tai nạn, nhỏ thì gặp nhiều lao lực vất vã.
(3) Dịch Mã gặp Xung, giống như Ngựa gia tăng thêm roi vọt, Cát thì càng Cát, Hung thì càng Hung.
(4) Dịch Mã gặp Hợp, chẳng khác gì bị trói buộc chân cẳng, Cát Hung đều là bị trói buộc chặc mà việc phát đạt bị đình thệ, chậm chạp.
(5) Nhật can tọa Mã, lật đật mà nhiều động.
(3) Quý nhân
* Cấu thành Quý Nhân
Ngày Giáp gặp Sửu hoặc Mùi , ngày Ất gặp Tý hoặc Thân, ngày Bính gặp Dậu hoặc Hợi, ngày Đinh gặp Dậu hoặc Hợi, ngày Mậu gặp Sửu hoặc Mùi, ngày Kỷ gặp Tý Thân, ngày Canh gặp Sửu hoặc Mùi, ngày Tân gặp Dần hoặc Ngọ, ngày Nhâm gặp Mão hoặc Tị, ngày Quý gặp Mão hoặc Tị .
* Quý Nhân là Cát Thần
(1) Trợ giúp Tốt giải Hung.
(2) Thông minh.
(3) Dễ dàng được người tin tưởng cùng hỗ trợ giúp đỡ.
* Quý Nhân là Kỵ
(1) Kỵ xung hoặc hợp.
(2) Kỵ lạc vào Không Vong.
(4) Văn xương
* Cấu thành Văn Xương
Ngày Giáp gặp Tị , ngày Ất gặp Ngọ , ngày Bính gặp Thân , ngày Đinh gặp Dậu , ngày Mậu gặp Thân ,ngày Kỷ gặp Dậu , ngày Canh gặp Hợi , ngày Tân gặp Tý , ngày Nhâm gặp Dần , ngày Quý gặp Mão .
* Văn Xương Cát thần
(1) Gặp hung hóa cát.
(2) Trí tuệ thông minh hơn người.
(3) Là người có tài về Văn chương.
* Văn Xương là Kỵ
(1) Kỵ bị xung, bị hợp.
(2) Kỵ không vong.
(5) Tuần Không
* Cấu thành Tuần Không
+ Giáp Tý , Ất Sửu , Bính Dần , Đinh Mão , Mậu Thìn , Kỷ Tị , Canh Ngọ , Tân Mùi , Nhâm Thân , Quý Dậu , 10 ngày này là thuộc tuần Giáp Tý. Phàm sinh ra trong 10 ngày này , nếu gặp Tuất hoặc Hợi , Tuất Hợi đều thuộc Tuần Không .
+ Giáp Tuất , Ất Hợi , Bính Tý , Đinh Sửu , Mậu Dần , Kỷ Mão , Canh Thìn , Tân Tị , Nhâm Ngọ , Quý Mùi , 10 ngày này thuộc tuần Giáp Tuất. Phàm sinh 10 ngày này, địa chi gặp Thân hoặc Dậu , Thân Dậu đều thuộc Tuần Không .
+ Giáp Thân , Ất Dậu , Bính Tuất , Đinh Hợi , Mậu Tý , Kỷ Sửu , Canh Dần , Tân Mão , Nhâm Thìn , Quý Tị , 10 ngày này đều thuộc Tuần Giáp Thân. Phàm sinh 10 ngày này, địa chi gặp Ngọ hoặc gặp Mùi , Ngọ Mùi đều thuộc Tuần Không .
+ Giáp Ngọ , Ất Mùi , Bính Thân , Đinh Dậu , Mậu Tuất , Kỷ Hợi , Canh Tý , Tân Sửu , Nhâm Dần , Quý Mão , 10 ngày này đều thuộc Tuần Giáp Ngọ. Phàm sinh trong 10 ngày này , địa chi gặp Thìn hoặc gặp Tị , Thìn Tị đều thuộc Tuần Không.
+ Giáp Thìn , Ất Tị , Bính Ngọ , Đinh Mùi , Mậu Thân , Kỷ Dậu , Canh Tuất , Tân Hợi , Nhâm Tý , Quý Sửu , 10 ngày này đều thuộc Tuần Giáp Thìn. Phàm sinh 10 ngày này, địa chi gặp Dần hoặc gặp Mão , Dần Mão đều thuộc Tuần Không .
+ Giáp Dần , Ất Mão , Bính Thìn , Đinh Tị , Mậu Ngọ , Kỷ Mùi , Canh Thân , Tân Dậu , Nhâm Tuất , Quý Hợi , 10 ngày này là Tuần Giáp Dần. Phàm sinh trong 10 ngày này, địa chi gặp Tý hoặc Sửu , Tý Sửu đều thuộc Tuần Không.
* Nguyên nhân tạo ra Tuần Không
10 Thiên can phối 12 Địa Chi, thông thường trong 10 ngày thì có 2 địa chi bị bỏ sót. Như ngày Giáp Tý đến ngày Quý Dậu, 2 chi Tuất Hợi không tồn tại bên trong. Cho nên trong tuần Giáp Tý thì Tuất Hợi là Tuần Không . Thừa nhưng bị khước từ.
* Ảnh hưởng của Tuần Không
(1) Tuần Không gặp xung thì lực xung giảm nhẹ.
(2) Tuần Không gặp Hình, thì lực Hình giảm nhẹ.
(3) Tuần Không gặp hợp , thì lực hợp giảm nhẹ .
(4) Tuần Không gặp Hại , thì lực Hại giảm nhẹ .
(5) Cát thần là Tuần Không , kỳ Cát hư mà không có thật .
(6) Hung thần là Tuần Không , kỳ Hung hư mà không có thật .
(7) Vận tốt hay năm tốt là Tuần Không thì lực tốt sẽ giảm đi.
(8) Vận hung hay năm hung là Tuần Không thì lực hung sẽ giảm đi.
13. Nữ mệnh dâm tiện
– Nhật chủ vượng, Quan tinh ít, không có Tài tinh, Nhật chủ đủ để đối địch Quan tinh.
– Nhật chủ vượng , Quan tinh ít , Thương Thực nặng , không có Tài tinh , nhật chủ đủ để bắt nạt Quan tinh.
– Nhật chủ vượng , Quan tinh yếu , khí nhật chủ sinh trợ thần khác mà khử Quan tinh.
– Nhật chủ vượng, Quan tinh yếu, khí Quan tinh dựa vào thế lực của Nhật chủ.
– Nhật chủ vượng, không có Tài tinh, Quan tinh khinh, Thực Thương nặng, Quan tinh không có chỗ dựa.
– Nhật chủ vượng, Quan không có gốc, Nhật chủ không quan tâm đến Quan tinh, hợp Tài tinh mà khử mất Quan tinh.
– Nhật chủ yếu, Thực Thương nặng, Ấn thụ nhẹ .
– Nhật chủ yếu, Thực Thương nặng, không có Ấn thụ, có Tài tinh.
– Thực Thương nắm quyền, Tài Quan thất thế.
– Không có Quan Tài sinh, Tỉ Kiếp sinh Thực Thương.
– Cục đầy Thương Quan mà không có Tài tinh.
– Cục đầy Quan tinh mà không có Ấn.
– Cục đầy Tỷ Kiếp mà không có Thực Thương.
– Cục đầy Ấn thụ mà không có Tài.
14. Tật bệnh
Hành mệnh luận Tật Bệnh phù hợp lấy ngũ hành phối hợp với ngũ tạng . Mộc là Can, kim là Phế, thủy là Thận, hỏa là Tim, thổ là Tì. Trong Mệnh mộc thái quá hoặc bất cập (nhiều quá hoặc không đủ) Can tất có bệnh. Kim thái quá hoặc bất cập , Phế tất có bệnh. Thủy thái quá hoặc bất cập, Thận tất có bệnh. Hỏa thái quá hoặc bất cập, Tim tất có bệnh. Thổ thái quá hoặc bất cập, Tì tất có bệnh. Cho nên ngũ hành quý trung hòa, trung hòa thì không có bệnh tật. Gọi là ngũ hành trung hòa, trái lại sinh mà không có khắc, đầy đủ mà vị trí không có khuyết, chính là quý ở kỳ tiết khí vượng thần, tả và hữu dư thừa vậy. Chính có dư thừa mà vượng thần gây ra bệnh, bất túc không đủ thì thân suy nhược mà được ích lợi vậy. Nếu cưỡng chế Vượng thần, ít không thể địch nổi đông, gây ra tính khí phẫn nộ, vượng thần không thể tổn hại, nếu trái lại thì vượng thần bị tổn thương. Phàm là Vượng thần thái quá thì phù hợp được tiết, không có thái quá thì phương phù hợp khắc chế vậy.
15. Thê Tài
Tài tức là vợ, có thể thông luận. Song, giàu có mà vợ xấu, hoặc vợ hiền mà nghèo, tại sao vậy? Là do hoặc là Tài đắc dụng mà Nhật Chi là Kỵ thần; hoặc Tài không đủ mà Nhật chi là Hỉ thần. Sao vợ cùng cung vợ, khó có thể lấy cả 2 cùng tốt được vậy.
16. Tính tình
– Mộc chủ Nhân, Hỏa chủ Lễ, Kim chủ Nghĩa, Thủy chủ Trí, Thổ chủ Tín . Trong Bát tự ngũ hành không định hẳn, trung hòa thuần túy thì có trắc ẩn khiêm nhượng tình cảm cân nhắc. Nếu thiên khô hỗn trọc, thái quá bất cập, thì có chuyện lôi thôi, quậy phá, tính tình kiêu ngạo vậy.
– Hỏa nhiều không có chế, nóng tính mà không có kiềm chế, bao dung. Thủy nhiều không có chế, thông minh mà ý chí không kiên định, cũng có thể gây ra hiếu động. Mộc nhiều mà không có chế, tình nặng mà nhân hậu. Kim nhiều mà không có chế, có năng lực cao mà nhạy cảm. Thổ nhiều mà không có chế, có hậu mà thích yên tĩnh.
1. Nhật can là kim: Trong bát tự có 3 loại Vượng tướng, Thái quá, Bất cập. Và kim nhiều, mộc nhiều, hỏa nhiều, thổ nhiều, tất cả lại vừa không đồng nhất. Tính tình cộng lại kể ra có 8 loại, phân ra như ở dưới đây:
(1) Vượng tướng: là người thanh cao, nghĩa trọng, thân thể cường tráng, uy nghiêm, cương quyết mãnh liệt, khi vào sự việc thì tính quyết đoán.
(2) Thái quá: Dũng cảm nhưng không có nhiều mưu mô, nhiều dục vọng, mất tính bền vững, khắt khe, bên trong thâm độc, thích dâm dục, hiếu sát.
(3) Bất cập: Tâm tư sâu sắc, ít quyết đoán, sự việc bị nhiều áp chế, tuy có tình nghĩa song sự việc không có chung thủy trước sau.
(4) Kim nhiều: Cương trực, dũng cảm , gặp nghĩa thì làm quá không biết lễ nghĩa, hiếu thắng.
(5) Mộc nhiều: Là người biết phân rõ trắng đen, phải trái, ngay thẳng chính trực, bao gồm cả trí đức, dễ ngã lòng trước bạn bè.
(6) Hỏa nhiều: Có tài hùng biện, lợi hại, nhiều lễ nghi nhưng ít nghĩa khí, ngoài mặt thì khoan hào nhưng tâm thì bỉ lận (bủn xỉn, keo kiệt, gian trá)
(7) Thủy nhiều: Mưu kế tính toán, không thắng thì là người không có ân huệ, khi lâmj sự thì ba phải (bên nào mạnh thì theo).
(8) Thổ nhiều: Không có trọng tâm trở thành không có tài ăn nói, tâm hiền lành, hay giả vờ ngu ngốc, nhưng bên trong thì lại đa nghi.
2. Nhật can là mộc: Trong bát tự có 3 loại Vượng tướng, Thái quá, Bất cập. Và kim nhiều, mộc nhiều, hỏa nhiều, thổ nhiều, tất cả lại vừa không đồng nhất. Tính tình cộng lại kể ra có 8 loại, phân ra như ở dưới đây:
(1) Vượng tướng: Người nhân từ, minh mẫn, hiền hậu, tâm có nhiều trắc ẩn, trí tuệ sáng suốt thông minh, hình dáng khảng khái hào hiệp.
(2) Thái quá: Tính tình ngoan cố khó lay chuyển, tâm hay thiên lệch, ghen ghét, không có đức, hay tính kế phá hoại, ôm ấp những hoài bảo vụn vặt, phá phách.
(3) Bất cập: Tính cố chấp, bên trong mềm yếu, công việc trì trệ, chung quy là người bủn xỉn, có hoài bảo bất chánh, biển lận, thấp hèn.
(4) Kim nhiều: Khắc chế, tiều tụy, mà không dứt khoát, đông mà sinh, yên tĩnh mà hối hận, nghĩa cử không bình thường.
(5) Mộc nhiều: Tính tình nhu mì nhưng phù phiếm kết giao phân biệt trình tự phải trái, họa nhiều nhưng không thật thông minh, bề ngoài có vẽ thanh khiết.
(6) Hỏa nhiều: Thông minh, học tốt, không thân thiện, quang minh, cho nên dễ sai lầm trong việc làm, tính quyết đoán.
(7) Thủy nhiều: Phiêu lưu không có xác định, lời nói trong cách xử sự không giữ lời, chạy theo thời thế, tính quanh co khúc khuỷu.
(8) Thổ nhiều: Hay khuôn phép, quá tự tin, không bôn ba, giấu vẻ mềm yếu, giữ kín lợi nói mạnh mẽ, nhất định là người Giám thị.
3. Nhật can là thủy : Trong bát tự có 3 loại Vượng tướng, Thái quá, Bất cập. Và kim nhiều, mộc nhiều, hỏa nhiều, thổ nhiều, tất cả lại vừa không đồng nhất. Tính tình cộng lại kể ra có 8 loại, phân ra như ở dưới đây:
(1) Vượng tướng: trí tuệ thông minh, ý nghĩ sâu xa, mưu kế thâm sâu, giữ kín bí mật, học thức thông minh hơn người.
(2) Thái quá: Vốn không phải là hiếu động, phiêu đãng, đa dâm, chân tính giả dối, quỷ quyệt, tàn bạo không có chỗ dừng.
(3) Bất cập: Phản phúc, bất thường, nhát gan, không có mưu lược, thuộc loại trí thức vô lại, bế tắc.
(4) Kim nhiều: Hảo nghĩa không có thực, chí phần lớn là đa dâm, tính ỷ lại, nhờ cậy cấp trên giúp đỡ.
(5) Mộc nhiều: Lưu động không ngừng, câu chấp, chí hướng hay thay đổi, mềm mỏng, khi lâm sự thì lan man, tản mạn, tằn tiện quá đáng, đánh mất trung hiếu.
(6) Hỏa nhiều: Sùng bái lễ nghi, nhiều ưu phiền, đoạn hậu, lật đật, ít thành công.
(7) Thủy nhiều: ẩn nấp, trầm ngâm, tiểu xao, nhiều quyền biến, dạng nảy mầm mà chẳng ra hoa, tiếng tăm về tình ái quá mức.
(8) Thổ nhiều: Thâm trầm tiềm ẩn, không thông, dấu kín, ở ngoài thì biểu lộ ngu đần, bên trong thì tính toán vụ lợi , nhẫn nại mà nhiều hối hận, tín nghĩa mà không có tính quyết đoán.
4. Nhật can là hỏa: Trong bát tự có 3 loại Vượng tướng, Thái quá, Bất cập. Và kim nhiều, mộc nhiều, hỏa nhiều, thổ nhiều, tất cả lại vừa không đồng nhất. Tính tình cộng lại kể ra có 8 loại, phân ra như ở dưới đây:
(1) Vượng tướng: Tính nhanh nhẹn, phân biệt rõ ràng, văn chương minh mẫn, việc làm tinh hoa, học tập khiếm khuyết không có đủ sức.
(2) Thái quá: Tính tình mạnh mẽ, khốc liệt hay đả thương sự vật, tính cố chấp, táo bạo, hướng về vui vẽ nhưng tối thì khóc thầm mỗi lần gặp nguy hiểm.
(3) Bất cập: Sinh tính xảo quyệt, nịnh hót, cẩn thận, sợ sệt, thủ lễ, có ít biệt tài, gặp đại sự thì không quyết đoán.
(4) Kim nhiều: Chí hướng không tự mình hòa hợp được mà cương trực lễ nghĩa không trung trực, gây ra nhiều chê bai.
(5) Mộc nhiều: Tính tự kiêu, tự đại cậy vào trí thông minh, chí hướng yên tĩnh hèn nhát, tính bắt chước nhanh, nhưng không phải là sáng tạo.
(6) Hỏa nhiều: Sùng bái lễ nghĩa, rối loạn thị giác, ở ngoài thì hồ đồ, bên trong thích rực rỡ, mà tằn tiện không thể thành đạt nhanh.
(7) Thủy nhiều: Là đạo đức không quân bình, giả dối mà không lễ nghĩa, nhiều thay đổi, nhiều gian nan, mưu kế thâm sâu, phản trắc hảm hại người khác.
(8) Thổ nhiều: Dùng thâm trầm bí mật, lợi hại, can đảm, lời nói trong sáng nhưng hành động mờ ám, câu chấp mà không thay đổi.
5. Nhật can là thổ: Trong bát tự có 3 loại Vượng tướng, Thái quá, Bất cập. Và kim nhiều, mộc nhiều, hỏa nhiều, thổ nhiều, tất cả lại vừa không đồng nhất. Tính tình cộng lại kể ra có 8 loại, phân ra như ở dưới đây:
(1) Vượng tướng: Dốc lòng tin tưởng thần phật, không cần ước tình có thật , trung hiếu đến nỗi thành cẩn thận có thể quý trọng.
(2) Thái quá: tính câu nệ, bất chấp mà không che dấu, không thấy ngu dốt mà ương ngạnh bảo thủ, hạn hẹp khó dùng.
(3) Bất cập: Không được tình cảm mọi người, không thông lý sự, ngoan cố, độc đoán, trái lại làm ác ngông cuồng không kiêng sợ mà vẫn làm trái.
(4) Kim nhiều: Tín nghĩa tốt, cương ngạnh mà nhiều nóng nảy, không thể giữ trọng, xử sự không có tha thứ.
(5) Mộc nhiều: Hình dáng lao lực, chí hướng thì dùng lẫn lộn, điên cuồng theo dùng mềm mỏng, đi ngược lại chữ tín, không dứt khoát trong tình cảm.
(6) Hỏa nhiều: Thi hành lẽ phải mà quên người thân, bên ngoài thiếu đoạn tình, xa xỉ, tằn tiện, mất trung, miệng thì nói lễ nghĩa ân huệ.
(7) Thủy nhiều: Tham lam công việc, tiến lên tốt, thông thường làm theo như cái máy, chí hướng làm thiên lệch nếu không có mê muội làm theo cái ác.
(8) Thổ nhiều: Có hậu trọng, ẩn dấu bí mật, thủ tín, có dũng khí, dễ bị ân oán mà gây ra chê trách.
Tính tình của Thập thần
– Chánh Ấn là dụng thần, nhân từ đoan phương, duy Chính Ấn quá nhiều, tầm thường ít thành công.
– Kiêu thần là dụng thần, theo đuổi học tập thông suốt, duy Kiêu Thần quá nhiều, tham lam, bỉ lận, thấp hèn .
– Chánh Quan là dụng thầ , quang minh chính trực, duy Chánh Quan quá nhiều, ý chí không kiên định.
– Thất Sát là dụng thần, hào hiệp hiếu thắng , duy Thất Sát quá nhiều, người nhục chí không phấn chấn.
– Thương Quan là dụng thần, anh minh lợi hại, duy Thương Quan quá nhiều,thì kiêu ngạo, cố chấp không nghe ai cả.
– Thực thần là dụng thần, ôn hậu, cung kính, lương thiện , duy Thực Thần quá nhiều, cổ hủ, cố chấp.
– Tỉ kiên là dụng thần, ổn định, hòa bình, duy Tỉ kiên quá nhiều, tính quái gở, khó hòa hợp.
– Kiếp Tài là dụng thần, nhanh nhẹn, khéo léo, duy Kiếp Tài quá nhiều , quá ham chơi mà nghiện ngập .
– Chánh Tài là dụng thần, siêng năng, tiết kiệm , duy Chánh Tài quá nhiều, hèn yếu không có năng lực.
– Khúc trực cách , nhân hậu .
– Giá sắc cách , từ thiện ,
– Tòng Cách cách , lợi hại.
– Nhuận hạ cách , năng động .
– Viêm thượng cách , thẳng thắng, phóng khoáng .
– Tòng Tài , Tòng Sát , Tòng Nhi tuân thủ, hiền lành .
– Tòng vượng , Tòng Cường các loại , cương kiện .
– Hóa khí cách , trí tuệ .
* Bát tự có thân cường (mạnh): Có ức chế hoặc không có ức chế. Tính tình đặc biệt, tức là phân biệt làm 2:
(1) Bát tự thân cường mà có ức chế, đặc điềm tính tình là:
Bản tính minh bạch, thông suốt, độ lượng, hành sự theo lẽ phải, gặp sự việc đạo tuyệt luôn luôn vui vẽ, đều thi hành tốt, đa tình đa nghĩa, không sợ, không nghi ngờ.
(2) Bát tự thân cường mà không có ức chế, đặc diểm tính tình là:
Hiếu chiến, tàn bạo, tính khí bất thường, không tự kiềm chế, mặc dù nguy vong, gành ác mà coi thường thiện, lấy mạnh mà hiếp yếu.
* Bát tự thân nhược, có phù hoặc không có phù.
Đặc biệt về tính tình có phân ra làm 2:
(1) Thân nhược có phù trợ:
Tính tiết kiệm, hạn chế, không làm mất trật tự, lo nghĩ chặc chẽ, không đánh mất cơ hội, không hòa hợp, ít gặp mặt, nhiều nghi kỵ, câu nệ lễ tiết, lời nói đi đôi với hành động, dáng mạo trang sức chỉnh tề.
(2) Thân nhược không có phù trợ:
Tà dâm thiếu suy nghĩ, câu nệ cố chấp khó lay chuyển, khoe khong, kiêu căng quái dị. Nhiều thị phi, thiếu chính xác, suy sụp vì tình. Gây ra sự việc không chấm dứt.
Xem tính tình nhiều phép dư thừa, lại vừa không phải học lý lẽ mà từ kinh nghiệm dân gian hợp thành, khó mà chính xác, cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Cách nói khó mà diễn đạt truyền thụ, chính là cần phải linh động mà xem, không thể câu nệ vậy. Tường thuật ở trên, không có nêu các ví dụ cụ thể, cần phải nghiệm chứng nhiều.
17. Sự nghiệp
– Thương quan thương tận , hoặc có Sát có Nhận . Hoặc Sát Ấn tương sinh , phù hợp với võ bị (Quân ngũ) . Thương Thực sinh Tài , hoặc thân Tài lưỡng đình , phù hợp nghiêng về mua bán . Thực Thần thổ tú , hoặc mang theo Văn Xương , phù hợp Văn học . Chánh Quan thanh thuần , hoặc Quan Ấn tương sinh , phù hợp chính trị . Thân trọng Tài khinh , phù hợp nghề công trình xây dựng . Kiếp Tỉ thành đàn , phù hợp nghề nghiệp tự do, khi nhàn rỗi tìm lợi. Tài Quan đều đẹp, phù hợp làm nghề Tài chính .
– Tài Quan có lực , nhật chủ mạnh, sáng tỏ , có thể tự lập làm chủ. Thân vượng không có chỗ dựa , hoặc thân nhược không có trợ giúp, chỉ có phù hợp dựa vào người khác . Bát tự thiếu xung thiếu hợp , sự nghiệp đắc thành chỉ có một. Nhiều xung nhiều hợp , thì quanh năm biến đổi di dời, lật đật mà không thành công.
– Ngũ hành cần thủy , hoặc mệnh có Dịch Mã , phù hợp sự nghiệp lưu động, không cần chức vụ . Ngũ hành cần hỏa hoặc cần kim , phù hợp gần công xưởng cơ giới các loại. Ngũ hành cần mộc hoặc cần thổ . Thì phù hợp nghề nông lâm các loại, cố định nghề nông lâm .
– Mệnh có ngũ hành thiên khô (không quân bình), sự nghiệp gặp nhiều phong ba lên xuống, sự nghiệp có lúc thuận lợi mà cũng có lúc bất thuận , mệnh có ngũ hành quân bình, đại để sự nghiệp bình ổn , ít thăng trầm .
– Bát tự Bệnh nặng, Dược nhẹ . Mọi việc làm quá sức , phí lực mà không có kế hoạch tốt. Bát tự bệnh Dược cùng hỗ trợ cho nhau , sự việc ít khi biến động, thành công nhiều mà ít tốn sức lực .
Xem sự nghiệp, phép không cậu nệ. Lấy tường thuật ở trên, cần đưa thêm nhiều ví dụ để hiểu. Càng có tính tình, hoàn cảnh quan hệ, không thể câu nệ phán đoán, chính là Hoạt pháp (phép xem linh động). Chính là do tâm ý khó có thể hình dung vậy.
18. Quan Sát cùng gặp
* Ảnh hưởng khi Quan Sát cùng gặp
(1) Nhật chủ Hỉ khắc, Quan Sát cùng gặp, cát lực gia tăng .
(2) Nhật chủ kỵ khắc , Quan Sát cùng gặp , lực Hung càng mạnh .
(3) Ứng dụng Chánh Quan gặp hỗn tạp , bát tự không có thanh , chủ gặp nhiều cọ sát tổn thất .
(4) Ứng dụng Thất Sát gặp Quan hỗn tạp , mệnh cục rối loạn, cũng là chủ bôn ba .
(5) Dụng Quan mà Sát hỗn tạp, may mắn có thần khứ Sát, hung mà không có hung .
(6) Dụng Sát mà hỗn tạp Quan, may mắn có thần khứ Quan , hung mà không hung .
(7) Dụng Quan mà Sát hỗn tạp, đều không có thần khứ Sát, hung không thể không gặp .
(8) Dụng Sát mà có Quan hỗn tạp, đều không có thần khứ Quan, cũng lấy Hung luận
* Hỉ Kỵ khi Quan Sát cùng gặp
(1) Thân nhược có Ấn , hỉ Quan Sát cùng gặp .
(2) Thân cường có Tài , hỉ Quan Sát cùng gặp .
(3) Thân nhược không có Ấn , kỵ Quan Sát cùng gặp .
(4) Thân cường có Thương Thực mà không có Tài , kỵ Quan Sát cùng gặp.
(5) Bát tự kỵ Quan , có Thương Quan chế , kỵ lại gặp Thất Sát .
(6) Bát tự kỵ Sát , may mắn có Thực chế , kỵ lại gặp Chánh Quan .
* Khứ, Lưu khi gặp Quan Sát
(1) Quan Sát cùng gặp, sợ nhất là kỳ hỗn tạp, trước tiên cần phải khứ bỏ , một chữ khứ đi, còn một chữ thì lưu lại .
(2) Quan Sát cùng gặp, yêu thích kỳ hỗ tương hợp trợ giúp, không nên vừa khứ vừa lưu , mà chờ kỳ tự nhiên đến vậy .
(3) Quan Sát cùng gặp, chỉ có Thực thần . Khứ Sát mà lưu Quan .
(4) Quan Sát cùng gặp, chỉ có Thương Quan , khứ Quan mà lưu Sát .
(5) Quan Sát cùng gặp, Thực Thương cũng cùng gặp, Quan Sát đều có thể khứ (mất đi, không còn) sạch sẽ.
(6) Như ngày Giáp đều gặp Tân Quan Canh Sát , vừa có Bính hỏa hợp Tân , vốn là hợp Quan lưu Sát . Hợp là trói buộc chân vậy, trói buộc cũng là khứ mất đi vậy .
(7) Như ngày Giáp mà thấu Canh kim Thất Sát , lại gặp Dậu kim , vốn là Canh Sát quá vượng , không thể lấy Quan Sát hỗn tạp , không nên bàn kỳ khứ lưu vậy.
(8) Ngày Giáp Ất gặp Thân Dậu , lấy Tị khứ Thân , hoặc lấy Dần khứ Thân , lấy Ngọ khứ Dậu , hoặc lấy Mão khứ Dậu . Ngày Bính Đinh gặp Hợi Tý , lấy Thìn Tuất khứ Hợi , hoặc lấy Tị khứ Hợi , lấy Sửu Mùi khứ Tý , hoặc lấy Ngọ khứ Tý . Ngày Mậu Kỷ gặp Dần Mão , lấy Thân khứ Dần , lấy Dậu khứ Mão .Ngày Canh Tân gặp Tị Ngọ , lấy Hợi khứ Tị , lấy Tý khứ Ngọ . Ngày Nhâm Quý gặp Thìn Tuất Sửu Mùi , lấy Dần khứ Thìn Tuất , lấy Mão khứ Sửu Mùi .
(9) Ngày Mậu Kỷ gặp Dần Mão , lại gặp Ngọ Tuất , thì Dần hợp Ngọ Tuất thành hỏa , mà Mão độc nắm quyền . Ngày Canh Tân gặp Tị Ngọ , lại gặp Dậu Sửu , thì Tị hội Dậu Sửu thành kim , mà Ngọ độc nắm quyền . Ngày Giáp Ất gặp Thân Dậu , lại gặp Tý Thìn , thì Thân hội Tý Thìn thành thủy , mà Dậu độc nắm quyền . Ngày Bính Đinh gặp Hợi Tý , lại gặp Mão Mùi , thì Hợi hội Mão Mùi thành mộc , mà Tý độc nắm quyền . Ngày Nhâm Quý gặp Sửu Thìn hoặc Tuất Mùi , lại gặp Tý Thân hoặc Dần Ngọ thì Thìn hội Tý Thân thành thủy , Tuất hội Dần Ngọ thành hỏa , mà Sửu Mùi nắm quyền vậy .
(10) Ngày Bính Đinh gặp Hợi Tý , nếu Tý theo Thìn hợp nhập Khố , thì Hợi đương quyền . Ngày Canh Tân gặp Tị Ngọ , nếu Ngọ theo Tuất hợp nhập Khố , thì Tị đương quyền . Ngày Mậu Kỷ gặp Dần Mão , nếu Mão theo Mùi hợp nhập Khố , thì Dần đương quyền . Ngày Giáp Ất gặp Thân Dậu , nếu Dậu theo Sửu hợp nhập Khố , thì Thân đương quyền .
(11) Canh Tân Thân Dậu cùng gặp , đủ có thể lấy khứ 1 Giáp 1 Ất 1 Dần 1 Mão , cũng có thể khứ Giáp Dần Ất Mão . Nếu 1 Canh 1 Thân 1 Tân 1 Dậu , khứ Giáp Ất Dần Mão , thế lực tất nhiên không đủ .
(12) Quan Sát cùng gặp, Thương Quan Thực Thần cũng cùng gặp . Thương Quan rõ ràng là có lực . Thì khứ Quan , Thực thần rõ ràng là có lực , thì khứ Sát .
(13) Ngày âm Thương Quan , có thể dùng khứ quan , lại có thể lấy hợp Sát . Kề gần Chánh Quan , thì lấy khứ Quan mà luận . Kề gần Thất Sát , thì lấy hợp Sát mà luận . Dương nhật Thực thần , có thể lấy khứ Sát , mà lại có thể hợp Quan . Kề gần Thất Sát , thì lấy khứ Sát luận. Kế gần Chánh Quan , thì lấy hợp Quan luận . Âm nhật Thực thần , chỉ có thể khứ Sát , không thể hợp Quan . Dương nhật Thương Quan , chỉ có thể khứ Quan , không thể hợp Sát .
19. Táo thấp (Khô, ẩm)
Đại để mệnh cục vượt quá táo (khô) , thì Hỉ nhuận trạch (ẩm ướt) . Mệnh cục triều thấp (ẩm ướt), thì Hỉ huyên úc (ấm áp) .
– Bát tự không có thủy hoặc thiếu thủy , ở tại Hạ lệnh , hoặc nhiều mộc nhiều hỏa , chính là cục quá táo khô. Nếu trong mệnh Hỉ thổ , gặp táo thổ thì lợi táo , không thể tốt được, gặp thổ ẩm ướt thì được tư nhuận , cho nên là tốt vậy.
– Bát tự không có hỏa hoặc hỏa ít , mùa tại Đông lệnh , hoặc nhiều kim nhiều thủy , chính là quá ẩm ướt , như torng mệnh Hỉ thổ , gặp ôn thổ thì càng ẩm thấp , cho nên không thể nói là tốt được, nếu gặp táo thổ thì khứ được thấp , như hoa được thêu thêm gấm vào vậy.
– Thiên can ngũ hành , không có phân biệt táo thấp , Địa chi thì rõ ràng song cũng có phân biệt. Tý, Mão, Dậu, là thuần kim thuần thủy thuần mộc, cũng không phân biệt táo thấp. Sửu tàng Kỷ Tân, là thấp thổ thấp kim, còn có Quý thủy tàng vậy. Dần tàng Giáp Mậu , là táo mộc táo thổ , còn có Bính hỏa tàng vậy. Thìn tàng Mậu Ất , là thấp thổ thấp mộc , còn có Quý thủy tàng vậy . Tị tàng Mậu Canh , là táo thổ táo kim , còn có Bính hỏa tàng vậy . Ngọ tàng Kỷ , là táo thổ , còn có Đinh hỏa tàng vậy . Mùi tàng Kỷ Ất là táo thổ táo mộc , còn có Đinh hỏa tàng vậy . Thân tàng Canh Mậu , là thấp kim thấp thổ , còn có Nhâm thủy tàng vậy . Tuất tàng Mậu Tân , là táo thổ táo kim , còn có Đinh hỏa vậy . Hợi tàng Giáp , là thấp mộc , còn có tàng Nhâm thủy vậy.
20. Sơ học tiệp kính
(Ban đầu học đoán nhanh)
– Dụng Quan tinh không thể bị hại, không dụng Quan tinh có thể tổn hại hết. Dụng Tài tinh không thể có Kiếp, không dụng Tài tinh Kiếp có thể hết.
– Dụng Ấn thụ không thể hỏng, không dụng Ấn thụ có thể hỏng hết. Dụng Thực thần không thể bị đoạt, không dụng Thực Thần có thể đoạt hết.
– Dụng Thất Sát không thể chế, chế Sát thái quá trái lại là Hung. Thân Sát lưỡng đình phù hợp chế Sát, Sát trọng Thân khinh phù hợp hóa Sát.
– Thân cường Sát ít phù hợp chế sát, Dương Nhận trùng trùng hỉ Thực Thương. Nếu gặp Quan Sát thì sẽ gặp tai ương, Tài nhiều Thân nhược phù hợp có Kiếp Nhận.
– Kiếp nặng Tài khinh hỉ Thực thần. Quan vượng Thân suy phù hợp Ấn địa. Quan suy Ấn vượng của cải trói buộc. Đạo đức không có do Kiêu Thần vô dụng.
– Sát nhiều, Thực nặng là đẹp nhất. Chớ nói Dương Nhận là hung, Tài nhiều bè đảng của Sát cũng là trong thanh (Ý nói Sát chế Nhận là tốt).
21. Ngũ hành sinh, khắc, suy, vượng, đảo điên tinh vi
– Mộc vốn sinh hỏa, mộc nhiều thì hỏa cháy mạnh. Có kim khắc mộc, thì có thể sinh hỏa vậy.
– Hỏa vốn sinh thổ, hỏa nhiều thì thổ cháy khét. Có thủy khắc hỏa, thì có thể sinh thổ vậy.
– Thổ vốn sinh kim, thổ nhiều thì kim bị chôn vùi. Có mộc khắc thổ, thì có thể sinh kim vậy.
– Kim vốn sinh thủy, kim nhiều thủy yếu. Có hỏa khắc kim, thì có thể sinh thủy vậy.
– Thủy vốn sinh mộc, thủy nhiều thì mộc bị trôi nổi. Có thổ khắc thủy, thì có thể sinh mộc vậy.
– Mộc vốn sinh hỏa, hỏa nhiều thì mộc cháy. Thủy khắc hỏa thì sinh mộc, hỏa sinh thổ thì lưu tồn mộc vậy.
– Hỏa vốn sinh thổ, thổ nặng thì làm tắt hỏa. Mộv khắc thổ thì sinh hỏa, thổ sinh kim thì tồn tại hỏa vậy.
– Thổ vốn sinh kim, kim nhiều thì thổ bị tiết. Hỏa khắc kim thì sinh thổ, kim sinh thủy thì tồn tại thổ vậy.
– Kim vốn sinh thủy, thủy dầy thì kim chìm. Thổ khắc thủy thì sinh kim, thủy sinh mộc thì tồn tại kim vậy.
– Thủy vốn sinh mộc, mộc vượng thì thủy khô. Kim khắc mộc thì sinh thủy, mộc sinh hỏa thì lưu tồn thủy vậy.
– Mộc sinh thổ vậy, mộc hỏa đều vượng, phù hợp có thủy để dưỡng mộc vậy.
– Hỏa sinh thổ vậy, hỏa thổ đều vượng, phù hợp lấy mộc sinh hỏa vậy.
– Thổ sinh kim vậy, thổ kim đều vượng, phù hợp lấy hỏa trợ giúp thổ.
– Kim sinh thủy vậy, kim thủy đều vượng, phù hợp lấy thổ sinh kim.
– Mộc có thể sinh hỏa, song hỏa cũng có thể sinh mộc vậy. Thủy sinh mộc, đất ẩm mà giảm bớt táo khô vậy. Hỏa sinh mộc, giải bớt hàn lạnh mà cây sinh trưởng tốt vậy.
– Hỏa có thể sinh thổ, song thổ cũng có thể sinh hỏa vậy. Mộc sinh hỏa cũng như mùa Đông mộc khô, có hỏa làm ấm áp cây sinh thưởng tươi tốt vậy.
– Thổ có thể sinh kim, song kim cũng có thể sinh hỏa vậy. Hỏa sinh thổ cũng như hỏa làm ấm đất mà khứ đi thấp thổ vậy. Kim sinh thổ, cũng như phòng khi thổ bị nghiêng đổ vậy.
– Kim có thể sinh thủy, song thủy cũng có thể sinh kim vậy. Thổ sinh kim, cũng như thủy dùi mài đá mà tràn đầy vậy. Thủy sinh kim, cũng như thủy chế hỏa mà kim khỏi bị hỏa khắcvậy.
– Thủy có thể sinh mộc, song thủy cũng có thể sinh kim vậy. Kim sinh thủy là trở ngại kỳ tiết lộ vậy. Mộc sinh thủy cũng như khứ kỳ ứ tắcvậy.
– Mộc vốn khắc thổ, thổ nhiều thì mộc gãy. Thủy sinh mộc, thì mộc có thể khắc thổ.
– Hỏa vốn khắc kim, kim nhiều thì hỏa tắt. Mộc sinh hỏa, thì hỏa có thể khắc kim.
– Thổ vốn khắc thủy, thủy nhiều thì thổ bị tan rã. Hỏa sinh thổ, thì thổ có thể khắc thủy.
– Kim vốn khắc mộc, mộc nhiều thì kim khuyết. Thổ sinh kim thì kim có thể khắc mộc.
– Thủy vốn khắc hỏa, hỏa nhiều thì thủy khô. Kim sinh thủy, thì thủy có thể khắc hỏa.
– Mộc khắc thổ, mộcquá nhiều, phù hợp lấy kim để bảo vệ thổ vậy.
– Hỏa khắc kim, hỏa quá nhiều, phù hợp lấy thủy để dưỡng kim vậy.
– Thổ khắc thủy, thủy quá nhiều, phù hợp lấy mộc mà thu nhận thủy vậy.
– Kim khắc mộc, mộc quá nhiều, phù hợp lấy hỏa để mộc tươi tốt vậy.
– Thủy khắc hỏa, hỏa quá nhiều, phù hợp lấy thổ phù trợ hỏa vậy.
– Mộc khắc thổ vậy. Mộc thổ đều vượng, phù hợp lấy thủy sinh mộc mà làm nhuận thổ vậy.
– Thổ khắc thủy vậy. Thổ thủy cùng vượng, phù hợp lấy hỏa sinh thổ để ngăn thấp thủy vậy.
– Thủy khắc hỏa vậy. Thủy hỏa đều vượng, phù hợp lấy kim sinh thủy mà làm tắt hỏa vậy.
– Hỏa khắc kim vậy. Hỏa kim đều vượng, phù hợp lấy mộc mà sinh hỏa làm gãy kim vậy.
– Kim khắc mộc vậy. Kim Mộc đều vượng, phù hợp lấy thổ mà mộc gãy vậy.
– Mộc có thể khắc thổ, song thổ cũng có thể khắc mộc vậy. Mộc khắc thổ cũng như Xuân thổ thì thổ Hư vậy. Thổ khắc mộc cũng như Hạ thổ thì thổ quá táo khô vậy.
– Thổ có thể khắc thủy, song thủy cũng có thể khắc hỏa. Thổ khắc thủy, cũng như thủy ở mùa Hè bị khô cạn vậy. Thủy khắc thổ giống như Đông thủy thì hàn lạnh mà thổ đóng băng vậy.
– Thủy có thể khắc hỏa, song hỏa cũng có thể khắc thủy vậy. Thủy khắc hỏa, kim thủy thì hàn lạnh mà đóng băng vậy. Hỏa có thể khắc thủy, cũng như dùng chén nước mà cứu hỏa thì làm sao mà cứu vậy?
– Hỏa có thể khắc kim, song kim cũng thể khắc hỏa vậy. Hỏa khắc kim, Xuân hỏa thì tương trợ nhau để khắc kim vậy. Kim khắc hỏa, Đông hỏa thì hỏa bị Tù vậy.
– Kim có thể khắc mộc, nhưng mà mộc cũng có thể khắc kim vậy. Kim khắc mộc, cũng như kim cứng mộc đóng băng vậy. Mộc khắc kim, mộc thịnh thì kim gãy vậy.
– Vượng thì phù hợp khắc. Song, cực vượng thì phù hợp tiết mà không phù hợp khắc vậy. Cái gọi là giàu có mà đổ xuống bớt cho con cái, chính là Xuân mộc thì cây mọc xum xuê, phù hợp hỏa vượng chiếu sáng thông suốt. Hạ hỏa quá nóng, phù hợp thổ nhiều mà rút bớt uy nghiêm. Thu kim quá bén nhọn, phù hợp thủy thịnh để chảy trong suốt. Đông thủy nước chảy mênh mông, phù hợp có mộc nhiều mà thu nhận. Mùa thổ trùng điệp phù hợp kim trọng để thổ thanh tú.
– Nhược thì phù hợp được sinh. Song, cực nhược thì phù hợp khắc mà không phù hợp sinh vậy. Cái gọi là Hư thì bổ kỳ Mẫu, vốn lấy Thu mộc tàn héo rơi rụng thì phù hợp kim mà không phù hợp thủy vậy. Đông hỏa tức là bị hủy diệt, phù hợp thủy mà không phù hợp mộc. Cũng như Trọng Xuân thì thổ không có hỏa sinh, trái lại phù hợp mộc vậy. Trọng Thu thì mộc không có thủy sinh, trái lại phù hợp với kim vậy.
– Dương cực thì âm đến vậy. Âm cực thì dương đến vậy. Hàn cực thì sinh nhiệt vậy, nhiệt cực thì hàn sinh vậy.
Chương Bình đoán mệnh
1. Trình tự bình đoán
Mỗi một mệnh cục, hoặc ngũ hành hợp cả lại lẫn lộn, hoặc lục thần phân ra tạp loạn, bình đoán mà không có quy định trình tự, rất khó dùng.
Bàn luận thống nhất có 8 bước như sau:
(1) Xem Cường nhược.
(2) Định Cách cục.
(3) Lấy Dụng thần.
(4) Luận Hỉ Kỵ
(5) Xem Tuế Vận.
(6) Xét Lục Thân.
(7) Luận Tính tình .
(8) Đoán Sự nghiệp.
2. Tiêu chuẩn Bình đoán
(1) Xem Cường Nhược: Lấy Nhật can làm chủ. Lấy nhiều ít, thịnh suy, mất thời, đắc lệnh, làm tiêu chuẩn.
(2) Định Cách cục: Lấy Nguyệt lệnh làm tiêu chuẩn (Ngoại cách thì xét riêng).
(3) Lấy Dụng thần: Lấy Phù, Ức, Cường, Nhược làm tiêu chuẩn.
(4) Luận Hỉ Kỵ: lấy Dụng thần làm tiêu chuẩn.
(5) Xem Tuế Vận: Lấy Hỉ Kỵ làm tiêu chuẩn.
(6) Xét Lục Thân: Lấy Tứ trụ lục thần làm tiêu chuẩn.
(7) Luận Tính tình: Lấy ngũ hành các loại của Dụng thần làm tiêu chuẩn.
(8) Đoán Sự nghiệp: Lấy Dụng thần cùng Hỉ Kỵ làm tiêu chuẩn.
3. Các ví dụ khi bình đoán mệnh
(Một) Nam mệnh họ Lục.
Quan |
Kiêu |
Nhật nguyên |
Thương |
Quý Mùi |
Giáp Tý |
Bính Tuất |
Kỷ Hợi |
Kỷ,Đinh,Ất |
Quý |
Mậu,Tân,Đinh |
Nhâm,Giáp |
Thương,Kiếp,Ấn |
Quan |
Thực,Tài,Kiếp |
Sát,Kiêu |
Suy |
Thai |
Mộ |
Tuyệt |
Đại vận: Quý Hợi (1tuổi) /Nhâm Tuất (11tuổi)/Tân Dậu (21tuổi)/Canh Thân (3 1tuổi)/Kỷ Mùi (41tuổi)/Mậu Ngọ (5 1tuổi)/Đinh Tỵ (6 1tuổi)/Bính Thìn (7 1tuổi)
* Phân tích mệnh:
(1) Xem Cường Nhược:
Bính tử ở mùa Đông. Hợi Tý Quý 3 thủy, đã đắc lệnh lại cần cù đến khắc Nhật chủ, Mùi Tuất Kỷ 3 thổ tuy có thể chế thủy, nhưng chính bản thân trước đó lại tiết khí Bính hỏa, chỉ có can tháng Giáp mộc là sinh Bính. Xét toàn cục, ức chế thái quá, phù trợ thì quá ít, cho nên can Bính lấy nhược mà luận.
(2) Định Cách cục:
Bính sinh tháng Tý, can thấu Quý thủy, là Chính Quan cách.
(3) Lấy Dụng thần:
Bính đã nói nhược, tất nhiên cần sinh phù. Can tháng Giáp mộc tiết thủy có dư, sinh cho hỏa còn thiếu, lấy dụng không nghi ngờ, tức là Quan Cách mà dụng Ấn vậy.
(4) Luận Hỉ Kỵ:
Đã dụng Giáp mộc, bản thân hỉ mộc hỏa vừa trợ giúp cho dụng thần vừa trợ giúp cho thân, không sợ thổ tiết hỏa, thủy khắc hỏa, thổ đã có mộc chế, thủy có mộc nhận lấy vậy, nhưng cũng không phải hợp chỗ hỉ, kỵ nhất là kim sinh thủy trợ giúp tai vạ, khắc mộc thì tổn thương Dụng vậy.
(5) Xem Tuế Vận:
+ Sơ vận 1 tuổi nhập vận Quý Hợi, cùng là đất của thủy, lúc nhỏ nhiều năm bị bệnh tật.
+ 11 tuổi, hành vận đến Nhâm Tuất, thủy thổ phân nửa, cũng còn chưa tốt.
+ 21 tuổi bước vào vận Tân Dậu, năm Giáp Thìn, lưng quấn Hoàng Bạch, chính là gặp mộc hỏa lưu niên vậy. Cưới vợ được con cũng ở mùa này, tuy nhiên con cháu bôn tẩu thiếu sự nghiệp.
+ 31 tuổi vào vận Canh Thân, dụng thần bị tổn thương mà phiêu bồng trôi nổi. Bên trong nhà thì gửi nhờ. Đặc biệt sau 36 tuổi, lưu niên nhiều kim thủy, không có nhà để nương tựa.
+ 41 tuổi, vào vận Kỷ Mùi, có Giáp Tý , Ất Sửu , Bính Dần , Đinh Mão , 4 năm liền đều tốt. Tiếp theo sau cũng năm kim thủy, trưng cầu nhưng không có xa xỉ.
+ 51 tuổi, vào vận Mậu Ngọ, lấy 52,53,54,55 tuổi có làm nên chút ít. Ngọ vận chi Dương Nhận bị xung, bản thân bị nạn do xem nhạc, do đó sau 56 tuổi lấy sự cô đơn mà toàn cục chỉ nhận sự quanh co vậy.
(6) Xét Lục Thân:
+ Thiên Ấn là dụng, có phụ mẫu ở bên trên che chở mà có sự hoan hỉ.
+ Kiếp Tài vô lực, em trai yếu sức mà chết yểu.
+ Nhật chi tàng Tài, nhưng không phải hỉ thần, vợ chính là người đạo đức vậy.
+ Thương Thực cũng không phải hỉ thấy, cho nên trước tuy có con, sau đó mất ở Thân vận. Về sau Kỷ vận, có một chút danh vọng cầm được nửa viên ngọc, nhưng chỉ cầm được dây đàn mà thôi.
(7) Luận Tính tình:
Nhật can hỏa có thủy nhiều, chỗ này chính là khiếm khuyết, sự việc thiếu quyết đoán.
(8) Luận Sự nghiệp:
Quan cách dụng Ấn, bản thân đương nhiên tiếp cận quý trọng cần phải cầu danh, có lợi ở hướng Đông Nam, được một ít thanh danh vậy.
(Hai) Mệnh nữ họ Phan
Thực |
Thương |
Nhật nguyên |
Quan |
Nhâm Tý |
Quý Sửu |
Canh Tý |
Đinh Hợi |
Quý |
Kỷ,Quý,Tân |
Quý |
Nhâm,Giáp |
Thương |
Ấn,Thương,Kiếp |
Thương |
Thực,T.Tài |
Tử |
Mộ |
Tử |
Bệnh |
Đại vận: Nhâm Tý (5 tuổi)/Tân Hợi (15 tuổi)/Canh Tuất (25 tuổi)/Kỷ Dậu (35 tuổi)/Mậu Thân (45 tuổi)/Đinh Mùi (55 tuổi)/Bính Ngọ (65 tuổi)
* Phân tích mệnh:
(Một) Xem Cường Nhược:
Canh sinh cuối mùa Đông là hàn kim, thủy vượng tiết khí gắn liền với ốm đau hoạn nạn, càng có bệnh do Sửu thổ hội với Hợi Tý mà hóa thủy, mà hàn kim thì hỉ hỏa, cộng thêm Đinh hỏa lại bị khắc chế, vốn là nhược không thể đảm nhận nỗi vậy.
(Hai) Định Cách cục:
Canh sinh tháng Sửu, thấu Quý là Thương Quan cách.
(Ba) Lấy Dụng thần:
Thế thủy chảy ngập tràn lan trôi nổi, nếu dụng Sửu trong tàng Kỷ thổ, chẳng những không thể chế thủy, mà còn kích thích cho thủy phẫn nộ. Không bằng trong Hợi có chứa Giáp mộc lấy làm dụng, cậy nhờ Giáp mộc tiết thủy có dư, sinh cho hỏa còn thiếu, gọi là Tài năng cứu Quan vậy. Nhưng thân nhược mà không có trợ giúp là khuyết điểm, không thể tránh né được vậy.
(Bốn) Luận Hỉ Kỵ:
Tốt nhất là Hỏa Thổ Mộc, tối Kỵ là Kim Thủy.
(Năm) Xem Tuế Vận:
+ 5 tuổi đủ kết giao Nhâm Tý thủy vận, 10 phần bệnh 9 phần nguy hiểm.
+ 15 tuổi, đến Tân Hợi vận kim thủy, đến tuổi lấy chồng gặp nhiều trắc trở. Cùng với năm Canh Ngọ, đánh mất chỗ nương tựa, cùng nhau tiếp theo mà đón nhận. Năm Nhâm Thân sinh mệnh gặp cảnh đau buồn, hai lần gặp cảnh trùng điệp xảy ra. Mặc dù luôn gánh lấy xui xẽo, mà nhận được nhiều điều không phải, vẫn gánh nhận lò cạm bẫy hãm hại trong nhà tù. Chân thành chăng? do thời mệnh không mạnh vậy.
+ 25 tuổi gặp vận Canh Tuất, Canh là thuộc kim, ở trên khăn thoát ly ra khỏi thủy hỏa, trong Tuất tàng hỏa thổ, 33 tuổi gặp lưu niên Giáp Thân, dụng thần được trợ giúp, vui mừng nhận được chàng rễ, có thể nhìn lên ở trên vậy.
+ Sau 35 tuổi, vận Kỷ Dậu, Kỷ thổ không đủ chế thủy, Dậu tuy là Kiếp Nhận, cũng sợ sinh cho thủy, không vội vã đến nỗi gốc ngọn dồi dào trôi chảy, thế mà bệnh đau quá nặng.
+ 45 tuổi, vận Mậu Thân, lấy chữ Mậu là tốt nhất, sau 50 tuổi tuế vận đều là kim thủy, e rằng khó tránh bản tính trời cho trở về ở tâm bệnh dơ bẩn.
(Sáu) Xét Lục Thân:
Kim hàn, thủy thịnh thì không có con. Quan tinh không có lực thì dễ khắc phu. Thổ Ấn hóa thủy, cha mẹ cũng hư. Kiếp Tỷ rất ít, kết cục bốn mùa đều không tốt, có thể nói là không nghi ngờ vậy.
(Bảy) Luận Tính tình:
Nhật Canh kim gặp thủy nhiều, hỏa thổ không có lực, tính thủy dương hoa (giống như hoa cây Liễu, cũng là kỹ nữ), lý lẽ là đúng vậy.
(Ba) Mệnh Nữ họ Vương
Tài |
Ấn |
Nhật nguyên |
Thực |
Kỷ Hợi |
Quý Dậu |
Giáp Thìn |
Bính Dần |
Nhâm,Giáp |
Tân |
Mậu,Quý,Ất |
Giáp,Bính,Mậu |
Kiêu,Tỷ |
Quan |
T.Tài,Ấn,Kiếp |
Tỷ,Thực,T.Tài |
Trường sinh |
Thai |
Suy |
Lộc |
Đại vận: Giáp Tuất (3 tuổi)/Ất Hợi (13 tuổi)/Bính Tý (23 tuổi)/Đinh Sửu (33 tuổi)/Mậu Dần (43 tuổi)/Kỷ Mão (53 tuổi)/Canh Thìn (63 tuổi)/Tân Tỵ (73 tuổi)
* Phân tích mệnh:
(Một) Xem Cường Nhược: Giáp sinh tháng Dậu là mất lệnh, lại nhiều hỏa thổ, thì kim bị khắc tiết, bản thân dĩ nhiên lấy nhược để luận. Nhưng mà, Trường sinh ở Hợi, Thai ở Dậu, đắc Lộc ở Dần, địa chi có khí, ở trên không phải đến nổi là nhược vậy.
(Hai) Định Cách cục: Giáp sinh tháng Dậu là Chính Quan cách .
(Ba) Lấy Dụng thần: Quan Ấn Tài Thực đều đủ, duy chỉ có năm Kỷ tháng Quý, vị trí tiếp cận, Tài Ấn tương khắc, là bên trong không đủ để tốt, cho nên lấy Dậu Tân kim Chánh Quan làm dụng . Tài sinh Quan, Quan sinh Ấn, ngũ hành lục thần, dựa vào không có tương phản.
(Bốn) Luận Hỉ Kỵ: Trong mệnh ngũ hành không tương phản cho nên không có chỗ hỉ kỵ. Duy nữ giới thì lấy phu tinh làm trọng , lại lấy Chính Quan làm cách, là dụng thì không nên gặp nhiều lượng hỏa vậy.
(Năm) Xem Tuế Vận:
+ 3 tuổi khởi vận, sơ vận đến Giáp Tuất, Ất Hợi, nhờ có âm phúc che chỡ phong phú đầy đủ, cho nên thời thơ ấu không có xấu. 20 tuổi gặp lưu niên can Mậu, Thiên Tài trợ giúp phu tinh, lấy chồng rất có lợi .
+ 23 tuổi, Bính Tý vận, Bính là Thực thần, Tý là Chánh Ấn, thay phiên nhau mừng sinh con trai, gia đạo ngày càng hưng thịnh.
+ 33 tuổi gặp hành Đinh hỏa là Thương Quan vận , may mắn có Ấn để chế, song năm Tân Mùi chồng bị bệnh hơn 7 tháng, cũng rất nguy hiểm. 38 tuổi, Sửu vận là Tài, cửa nhà rực rỡ sắc màu, chồng con đều tốt đẹp .
+ 43 tuổi, Mậu Dần vận, một Tài một Tỉ, cũng an thân hạnh phúc. Tiếp sau Kỷ Mão vận vẫn tốt đẹp vậy.
(Sáu) Xét Lục Thân: Ấn có Quan sinh, cha mẹ cả 2 đều có phúc. Chính Quan là cách là dụng , phu tinh đã vinh hiển, phúc lớn nắm vững, cùng nhau trang trọng. Bên dưới trụ giờ có một Tỉ, em trai khắc với gia đình. Can giờ Thực thần thổ tú, con cái càng tài hoa đặc biệt hiển đạt vậy.
(Bảy) Luận Tính tình: Ngũ hành sinh hóa có tình, bên ngoài thì thanh tú, bên trong thì thông minh, nhiều tài nhiều nghĩa, là mệnh tốt vậy.
(Bốn) Nam mệnh họ Chiêm
Sát |
Sát |
Nhật nguyên |
T.Tài |
Canh Tý |
Canh Thìn |
Giáp Tý |
Mậu Thìn |
Quý |
Mậu,Quý,Ất |
Quý |
Mậu,Quý,Ất |
Ấn |
T.Tài,Ấn,Kiếp |
Ấn |
T.Tài,Ấn,Kiếp |
Mộc dục |
Suy |
Mộc dục |
Suy |
Đại vận: Tân Tỵ (6 tuổi) /Nhâm Ngọ (16 tuổi)/Quý Mùi (26 tuổi)/Giáp Thân (36 tuổi)/Ất Dậu (46 tuổi)/Bính Tuất (56 tuổi)/Đinh Hợi (66 tuổi)
* Phân tích mệnh:
(Một) Xem Cường Nhược: Giáp sinh cuối Xuân thổ nắm lệnh, lại gặp 3 thổ 2 kim, Tài Sát thái vượng. May mắn có Tý Thìn hợp thành chỗ sinh ra thủy cục, Thìn thổ là Tài, hóa Ấn sinh thân, cho nên chuyển nhược thành cường vậy.
(Hai) Định Cách cục: Giáp sinh tháng Thìn, can thấu Mậu thổ, gọi là Thiên Tài cách .
(Ba) Lấy Dụng thần: Can đầu đều là Tài Sát hết, bản thân lấy Chi năm Tý Quý là Ấn làm dụng, dựa vào lấy hóa Sát mà sinh thân vậy.
(Bốn) Luận Hỉ Kỵ: Tối hỉ là thủy mộc mà kỵ thổ, hỏa cũng bất lợi, bởi vì hỏa có thể sinh thổ vậy. Kim lại không kỵ bởi vì kim có thể sinh thủy.
(Năm) Xem Tuế Vận:
+ 6 tuổi bước vào hành vận Tân Tị, một kim một hỏ , chưa tốt.
+ 16 tuổi, Nhâm vận , 3 năm bệnh nặng.
Ghi chú: Nhâm thủy là Thiên Ấn, chẳng lẽ Đinh Tị , Mậu Ngọ , Kỷ Mùi là do 3 năm tải hỏa thổ liên tục gây ra . 20 tuổi, vận Ngọ hỏa ít tốt là do cấu kết xếp bày, gắn liền gặp lưu niên kim thủy gây ra. Tục ngữ nói: “Vận tốt không hưng thịnh bằng năm tốt, quả thật đúng”.
+ 26 tuổi vào vận Quý Mùi, áo lông cửu con ngựa đều đẹp, một lấy vận thắng , một lấy năm tốt vậy.
+ 36 tuổi, Giáp vận tuy được trợ thân , tiếc là bị Canh khắc, sợ không có đất dụng võ. 41 tuổi, Thân vận , tam hợp thành thủy cục , Sát Ấn tương sinh, vị trí quyền lợi yên vui, bước lên đỉnh cao vinh quang . Được bổ nhiệm làm Quan đặc biệt, duy có được danh vọng là ở mùa này vậy.
+ Đến Ất Dậu vận, không đủ để đạt được, Bính vận lại càng không thích hợp là vận tốt.
(Sáu) Xét Lục Thân: Lấy Ấn làm dụng, được sự che chở, phù hộ âm phúc của cha mẹ. Không gặp Thực Thương, cũng còn là Kỵ thần, gần Ngọ vận thì được một con. Chi ngày tọa Lộc, bên trong lấy tài năng hiền đức mà được bên trên tặng quà. Tỉ Kiếp ít thấy, người em tốt đẹp.
(Bảy) Luận Tính tình: Mộc được thủy dưỡng, ngũ hành thanh mà không tạp. Bát tự thuần dương, quang minh lỗi lạc, hào phóng, có thể thấy được vậy.
(Tám) Luận Sự nghiệp: Kỵ Tài Hỉ Ấn, tốt nhất là làm cơ quan nhà nước, có thể nắm lấy quyền hành, song cũng chỉ làm quan liêm khiết mà thôi.
(Năm) Nam mệnh họ Trần
Kiếp |
Tài |
Nhật nguyên |
Quan |
Nhâm Tý |
Bính Ngọ |
Quý Hợi |
Mậu Ngọ |
Quý |
Đinh,Kỷ |
Nhâm,Giáp |
Đinh,Kỷ |
Tỷ |
T.Tài,Sát |
Kiếp,Thương |
T.Tài,Sát |
Lộc |
Tuyệt |
Đế vượng |
Tuyệt |
Đại vận: Đinh Mùi (8 tuổi)/Mậu Thân (18 tuổi)/Kỷ Dậu(28 tuổi)/Canh Tuất(38 tuổi)/Tân Hợi(48 tuổi)/Nhâm Tý(58 tuổi)/Quý Sửu (68 tuổi)
* Phân tích mệnh:
(Một) Xem Cường Nhược: Quý thủy sinh ở tháng giữa mùa hạ, lại gặp giờ Ngọ, 3 hỏa 1 thổ, Tài Quan thái vượng . May mắn gặp chi Hợi là đất đế vượng, càng đẹp là có Can năm Nhâm thủy là Kiếp Tài, tiếp tục lại có Tý mà cũng là vượng địa, nếu mà có trợ lực thì được trung hòa là tốt vậy.
(Hai) Định Cách cục: Quý sinh tháng Ngọ là Thiên Tài cách.
(Ba) Lấy Dụng thần: Nhật nguyên hơi yếu, cần lấy Nhâm thủy, Kiếp Tài bang thân làm dụng vậy.
(Bốn) Luận Hỉ Kỵ: Hỉ kim thủy, Kỵ hỏa thổ, lại còn kỵ mộc sinh hỏa tiết thủy .
(Năm) Xem Tuế Vận:
+ 8 tuổi, vào vận Đinh Mùi là hỏa thổ vận, ấu niên chưa tốt.
+ 18 tuổi, vào Mậu vận, cậy nhờ lưu niên nhiều kim thủy, hầu như là thuận lợi. 21 tuổi, năm Nhâm Thân, còn nghèo khổ được vào ngành Ngân hàng làm luyện tập sinh; 23 tuổi chuyển sang Thân vận, Kiếp Tài được Trường sinh, có thể gánh lấy không có chân cẳng mà theo đuổi.
+ 28 năm sau, Kỷ Dậu vận, một lấy Lưu Niên thắng, một lấy hành Vận tốt, lên thẳng mây xanh, tiền đồ không dứt vậy .
+ 38 tuổi , Canh kim Chính Ấn vận , thành đạt nổi bật. 43 tuổi, Tuất vận, Tuế Vận đều là đất mộc hỏa thổ, đi thẳng mà không cần văn tự trong bóng tối, cũng nhất định khoa phủ đệ ngâm nga. Vượt qua bến sông này, sau đó được Tân Hợi, Nhâm Tý, vận đến Tây Bắc, giàu sang nào có khó.
(Sáu) Xét Lục Thân: Tài vượng thì đa thê, chi ngày chữ Hợi rất nhiều ích lợi cho mệnh cục, đương nhiên bên trong có sự trợ giúp của tài năng. Trong Hợi tàng chứa Giáp mộc là Thương quan không phải là hỉ thần, con cái rõ ràng gặp gian nan. Trụ năm Nhâm Tý là tinh hoa, xuất thân khoa đệ cao, có Kiếp Ấn to lớn, Đinh vận cha mẹ đều chết. Kiếp Tài làm dụng, đương nhiên anh cả và anh thứ đều có danh đương thời vậy.
(Bảy) Luận Tính tình: Hỏa có thủy tương tế, có thể cương mà cũng có thể nhu. Kiến giải nhất định rõ ràng, xử sự công việc thiết thực.
(Tám) Luận Sự nghiệp: Gốc mệnh vốn có thể giàu có, bản thân phù hợp trong giới Tài chính. Nếu đi theo về hướng Bắc, càng nổi danh tốt đẹp.
Chương Ứng Vận
Một số tứ trụ mẫu.
Mệnh của Tưởng Giới Thạch.
Kiêu |
Thương |
Nhật nguyên |
Thương |
Đinh Hợi |
Canh Tuất |
Kỷ Tị |
Canh Ngọ |
Nhâm,Giáp |
Mậu,Tân,Đinh |
Bính,Mậu,Canh |
Đinh,Kỷ |
Tài,Quan |
Kiếp,Thực,Kiêu |
Ấn,Kiếo,Thương |
Kiêu,Tỉ |
Thai |
Dưỡng |
Đế vượng |
Lộc |
Đại vận: Kỷ Dậu (9 tuổi)/Mậu Thân (19 tuổi)/Đinh Mùi (29 tuổi)/Bính Ngọ (39 tuổi)/Ất Tị (49 tuổi)/Giáp Thìn (59 tuổi)/Quý Mão (69 tuổi)
Canh kim Thương Quan, vừa được tháng 9 dư khí mùa thu, huống chi bao phủ song thấu Canh kim ở 2 bên nhật chủ, hay là có hỏa Ấn chế Thương, trời sinh thân thể cường tráng.
《 Tam Mệnh Thông Hội 》 có ghi: “Kim thần nhập hỏa hương” . Nói lấy Thương Quan bội Ấn làm dụng, vận hỉ gặp Ấn, không nên tiếp tục gặp lại Thương Thực. Thời niên thiếu vận Thân Dậu, có cốt cách tinh thần sung mãn nhưng không được tự do phải than thở trong nhà tù. Đinh Mùi vận hỏa lực chưa đủ, rồng còn ở ẩn nơi hang sâu. Cho đến Bính Ngọ vận, thời gian hỏa có lực mạnh mẽ, mây gió hội tụ đầy đủ. Ất Tị vận mộc hỏa đẹp như nhau, vẫn theo chỗ tâm ý mong muốn. Giáp Thìn vận, Thương Quan kiến Quan, từ quan trường về quê, là thượng sách.
Càn tạo:
Sát |
Kiêu |
Nhật nguyên |
Quan |
Ất Dậu |
Đinh Hợi |
Kỷ Sửu |
Giáp Tý |
Tân |
Nhâm,Giáp |
Kỷ,Quý,Tân |
Quý |
Thực |
Tài,Quan |
Tỉ,T.Tài,Thực |
T.Tài |
Trường sinh |
Thai |
Mộ |
Tuyệt |
Đại vận: Bính Tuất (9 tuổi)/Ất Dậu (19 tuổi)/Giáp Thân (29 tuổi)/Quý Mùi (39 tuổi)/Nhâm Ngọ (49 tuổi)/Tân Tị (59 tuổi)/Canh Thìn (69 tuổi)
Trước Hắc Long Giang thay mặt Chủ tịch Lang Quan Phổ Tiên sinh. Duyên Vi Giản phê bình nói:
Kỷ gặp Hợi Tý Sửu, bệnh ở thủy thịnh, trợ thành hàn thấp. Đẹp là có Đinh hỏa điều hòa làm ấm áp, lại hỉ ở bên cạnh có Ất mộc, Đinh được sinh trợ, thì có lực để chống lại hàn lạnh. Còn thủy sinh mộc và mộc lại sinh hỏa, Tài sinh Sát, Sát sinh Ấn vậy, sinh sinh không ngừng, có tốt lấy vậy. Hoặc nói mệnh này là Cách cục trời ban, gọi là Hóa Khí, không phải luận thuần nhất vậy. Hành vận thiếu niên, bình thường. Đến hành Mùi vận, trong tàng chứa Ất Đinh, đều hàm chứa Dụng thần, Hỉ thần, lại tiếp tục gặp năm Tân Mùi, nên bỗng nhiên nổi tiếng, một lúc lên tận trời xanh.Hành đến Nhâm vận, thì lại lấy thủy trợ thấp, trở về nơi bình thường, Ngọc bị nhơ bẩn vô ích, hay là do mệnh vậy. Ngọ vận Đinh hỏa đắc Lộc, phát triển mạnh mẽ. Tân vận cùng Ất Đinh xung đột lẫn nhau, công thành quy ẩn, an dưỡng tuổi già, cho nên Tùy Thời là vậy.
Càn tạo:
Kiêu |
Sát |
Nhật nguyên |
Thực |
Quý Mùi |
Tân Dậu |
Ất Dậu |
Đinh Hợi |
Kỷ,Đinh,Ất |
Tân |
Tân |
Nhâm,Giáp |
T.Tài,Thực,Tỉ |
Sát |
Sát |
Ấn,Kiếp |
Dưỡng |
Tuyệt |
Tuyệt |
Tử |
Đại vận: Canh Thân (11 tuổi)/Kỷ Mùi (21 tuổi)/Mậu Ngọ (31 tuổi)/Đinh Tị (41 tuổi)/Bính Thìn (51 tuổi)/Ất Mão (61 tuổi)/Giáp Dần (71 tuổi)
Mệnh này trước tiên luận Sát nặng, quý ở chế hóa, vốn là Mệnh của Diêm Tích Sơn, có thể đáng tin được.
Thu mộc điêu linh, Thu kim đắc thời, lại đắc lộc, Sát trọng Thân khinh, thân Sát lực lượng chênh lệch xa, khinh trọng không thể lấy đạo lý mà tính toán. May mắn có Quý Ấn sinh thân cùng hóa Sát, lại có Đinh hỏa Thực thần lấy chế Sát, chế hóa công hiệu, chính là hoàn mỹ. Thảo nào trấn giữ tỉnh lỵ nhà Tấn đến 24 năm, không có một chút sa ngã, phương hợp với Lý Quách thời Đường, tấm gương triều đình nhà Tống, khai sông ban ơn khắp nơi. Thi cử cả đời kinh nghiệm, rõ ràng nỗi bật rất lớn, như năm Tân Hợi đáp ứng quê hương cách mệnh, năm Nhâm Tý nhậm chức Đô Đốc tỉnh Sơn Tây, năm Đinh Tị kiêm chức tỉnh trưởng. Ngọ, Đinh 2 vận, vui mừng kết thúc chiến tranh, sông nước không hưng thịnh, cần Tuế Vận không phải thuộc thủy là hóa Sát, hoặc hỏa chế Sát, vì sao có thể đạt đến chỗ này? Tị vận vừa lấy xung Hợi, ưu khuyết cùng thấy tồn tại. Bính vận, lấy hai năm Bính Tý, Đinh Sửu, thời cực thịnh nhất, Thìn vận đố hợp Dậu kim, khó khăn giống như mở ra mới có nhân tài. Ất vận 5 năm, cảnh ngon ngọt ưu đãi người tài mà không thể hạn định số lượng chỗ này.
Càn tạo:
Quan |
Sát |
Nhật nguyên |
Ấn |
Đinh Mão |
Bính Ngọ |
Canh Ngọ |
Kỷ Mão |
Ất |
Đinh,Kỷ |
Đinh,Kỷ |
Ất |
Tài |
Quan,Ấn |
Quan,Ấn |
Tài |
Thai |
Mộc dục |
Mộc dục |
Thai |
Đại vận: Ất Tị (5 tuổi)/Giáp Thìn (15 tuổi)/Quý Mão (25 tuổi)/Nhâm Dần (35 tuổi)/Tân Sửu (45 tuổi)/Canh Tý (55 tuổi)/Kỷ Hợi (65 tuổi)
Mệnh này là Ngu Hiệp Khanh tiên sinh, hết thấy đều nói là Quan Sát hỗn tạp, Tài Quan quá cường là nghi ngờ. Riêng lấy Canh sinh tháng Ngọ, can thấu Đinh Kỷ, là thuần túy Chính Quan, Chính Ấn cách. Sát hỗn tạp Quan, vốn là không thương hại, mộc hỏa tuy thịnh, đẹp là có Kỷ thổ tiết hỏa sinh thân, nhược được có khí, hoàn toàn đắc lực ở can giờ có Chính Ấn. Nên là người ôn hòa, lương thiện, cung kính, tiết kiệm, khởi đầu dựng nên tấm bình phong, đúng rõ ràng là Giang Tả Văn Nhân. Sánh với bề trên vua chúa hiền đức, quê hương đều tôn xưng, cứu giúp người nghèo khổ, vui mà không chán, ơn huệ tổ tông rất phong phú. Sự dạy dỗ của mẹ đủ để nối gót mà giáo dục về sau, hơn nữa là Quan Ấn tương sinh có thừa. Duy chỉ có hỏa vượng mà không có thủy, như sợ quá nóng, cho nên danh cao mà lợi ít, chồng chất lao lực, ít nhàn hạ. Thời niên thiếu, nhiều vận mộc hỏa nếm đủ khốn khổ, khống chế. Nhâm vận lại đến, một mạch ở kim thủy, lấy bao gồm chỗ kinh doanh, kim thủy nhiều làm nghề thương mại, càng thích hợp như cung Trăng vĩnh cửu. Khắc ở Kỷ vận, việc ấy vẫn như cũ. 70 tuổi, Hợi vận, cảnh ngon ngọt có dư. Đến sau Mậu vận, khỏe mạnh lại gặp tốt, cảnh ngộ càng phong phú, không từ bỏ tương lai. Tuất vận hóa hỏa, quân tử phòng thân, hưởng thụ đến cuối đời.
Càn tạo:
T.Tài |
Thực |
Nhật nguyên |
T.Tài |
Kỷ Hợi |
Đinh Mão |
Ất Mùi |
Kỷ Mão |
Nhâm,Giáp |
Ất |
Kỷ,Đinh,Ất |
Ất |
Ấn,Kiếp |
Tỉ |
T.Tài,Thực,Tỉ |
Tì |
Tử |
Lộc |
Dưỡng |
Lộc |
Đại vận: Bính Dần (8 tuổi)/Ất Sửu (18 tuổi)/Giáp Tý (28 tuổi)/Quý Hợi (38 tuổi)/Nhâm Tuất (48 tuổi)/Tân Dậu (58 tuổi)/Canh Thân (68 tuổi)
Mệnh của Ngô Kinh Hùng tiên sinh, mang danh Hải thượng Luật sư vậy, học vấn uyên thâm, từng đảm nhận vị trí lãnh tụ Học phủ Pháp Viện. Lúc nhàn hạ ông nghiên cứu mệnh lý, gặp thời lấy tương quan ngũ hành sinh khắc để thảo luận. Mệnh này, Ất sinh tháng Mão, Hợi Mão Mùi hội thành Mộc cục, ngũ hành không có kim, chính là Khúc Trực Nhân Thọ cách, nổi bật là quý cách là can thấu Đinh hỏa Kỷ thổ, tinh hoa tú khí có đủ. Mệnh rất giống mệnh của Lý Hồng Chương, công danh như bức tranh thêu gấm, thấu hiểu các hợp đồng về chứng khoán. Tý vận, Lưu niên không cứu giúp, ngoài thì tròn mà bên trong thì khuyết. Đến Quý vận, sinh mộc trợ giúp cho Cách, tượng khí rất chuẩn mực, nổi bật là Bính Tý, Đinh Sửu năm lưỡng hỏa, bốc lên tận trời cao. Đến Hợi vận, tiếp tục là thương nhân lâu bền. Nhâm vận cũng an khang, yên ổn, cảnh ngọt ngào đầy sức sống. Tuất vận thuộc Tài, duy chỉ có bên trong Tân kim là bệnh, tuổi già lui về quê hương. Hay chăng quá khứ vị lai, hành vận nhiều cát, đủ cùng mệnh cục đẹp như nhau, quả thật thời đại kiệt xuất vậy.
Càn tạo:
Quan |
Thực |
Nhật nguyên |
Ấn |
Mậu Thìn |
Ất Sửu |
Quý Mão |
Canh Thân |
Mậu,Quý,Ất |
Kỷ,Quý,Tân |
Ất |
Canh,Mậu,Nhâm |
Quan,Tỉ,Thực |
Sát,Tỉ,Kiêu |
Thực |
Ấn,Quan,Kiếp |
Dưỡng |
Quan đái |
Trường sinh |
Tử |
Đại vận: Bính Dần (9 tuổi)/Đinh Mão (19 tuổi)/Mậu Thìn (29 tuổi)/Kỷ Tị (39 tuổi)/Canh Ngọ (49 tuổi)/Tân Mùi (59 tuổi)/Nhâm Thân (69 tuổi)/Quý Dậu (79 tuổi).
Chương Thái Viêm tiên sinh, danh tiếng khắp thiên hạ, lập đức, lập công, lập ngôn, gọi là Tam bất hủ. Mệnh này, xác thực là phẩm chất phi phàm. Cái Quan Ấn lưỡng thấu, Ấn Thực đều là được Lộc, Nhật tọa Văn Xương quý nhân, nên là bác thông kim cổ, lại là thầy Quốc học. Duy chỉ có Tài tinh là tuyệt tích, cho nên quý mà không phú. Vận trình đã qua, ngoại trừ Kỷ Tị vận hỗn Quan mà kiềm chế Ấn, ở tù 6 năm, còn lại là bình an, hòa thuận. Mùi vận xung đề cương, thổ trọng thái quá, may mắn sớm về đoàn tụ với gia đình, quả thật là người hiểu biết số mệnh vậy. Năm trước Giáp Tuất, hội tề Thìn Tuất Sửu Mùi, tính toán yên ổn không có việc gì, lại gặp rất nhiều may mắn, ứng với bộ trán tài năng, danh xưng là “Phúc”. Đến vận Nhâm Thân 10 năm, kim thủy trợ thân, giống như kẻ sĩ uyên bác văn chương mà về già không lợi mạnh mẽ, nuôi dưỡng khỏe mạnh, thọ nguyên tuy không thể sánh ngang với Ông Bành, Ông Đam (Lão Tử), nhưng đến Dậu vận là phương nguy hiểm, người dừng lại ở 80 tuổi vậy.
Mệnh của Vi Thiên Lý (T/g Thiên Lý Mệnh Cảo).
Càn tạo:
Kiếp |
Kiếp |
Nhật nguyên |
Tỉ |
Tân Hợi |
Tân Mão |
Canh Tý |
Canh Thìn |
Nhâm,Giáp |
Ất |
Quý |
Mậu,Ất,Quý |
Thực,T.Tài |
Tài |
Thương |
Kiêu,Tài,Thương |
Bệnh |
Thai |
Tử |
Dưỡng |
Đại vận: Canh Dần (9 tuổi)/ Kỷ Sửu (19 tuổi)/Mậu Tý (29 tuổi)/Đinh Hợi (39 tuổi)/Bính Tuất (49 tuổi)/Ất Dậu (59 tuổi)/Giáp Thân (69 tuổi)
Mệnh này là Vi Thiên Lý, tất cả người hiểu biết đều nói rằng: Tiếc là ở chỗ là không có hỏa.
Nhưng mà, Xuân kim vững chắc không phải nắm lệnh, thiếu thổ sinh, mà còn không có gốc, nhưng mà thiên can Canh Tân mọc lên như rừng, “Tử Bình Chân Thuyên” nói: “Đắc tam bỉ kiên, bất như đắc nhất trường sinh lộc nhận” . Có thể thấy lộ trình nhiều Tỉ Kiếp, mà Nhật nguyên không có khí, không phải là chân cường. Huống chi lại có Hợi Mão hội thành Mộc cục, Tý Thìn hội thành Thủy cục, Thủy cùng Mộc đều có làm giảm lực của kim do bị khắc tiết, hỏa có thể nấu chảy kim, có hỏa vững chắc có thể hiển đạt, không có hỏa thì chỉ có thể là hàn nho mà thôi. Như vậy, kim hàn nhược, gặp hỏa đương nhiên là được chí, gặp hỏa to thì khắc không được. Hoặc dựa vào quý hiển mà gây ra tai họa, việc này Khổng Tử gọi là: “Quá do bất cập” là vậy. Nếu nói thủy mộc lưỡng cục, Tài tinh thậm vượng, cũng ở《 Tích Đại Tủy 》 có nói: “Hà dĩ kỳ nhân phú, tài khí thông môn hộ” vậy, không như thân không gánh nổi tài, khó miễn là Phú ốc bần nhân vậy. Chỉ có hợp ta trước mắt làm nghề cầm bút hết đêm dài, là do nghiên mài mực mà để ruộng khô sáp vậy. Như vậy, phú quý đều không có hy vọng, ta cứ tự mình cái túi mà nuôi dưỡng thôi. Từng lấy mệnh thân nhược cùng mệnh có thân cường để so sánh, đều giống nhau là ở vận tốt, đồng nhau là ở xứ đẹp, mà ở tốc độ cùng phân lượng, to lớn đối với lơ lững thì có khác biệt. Thân cường thường vượt xa hơn đối với thân nhược. Chỗ này tôi thường dùng là không sai, do đó càng tin tưởng tạo thân nhược là vụng về, thì cuối cùng e rằng mệnh cũng bình thường mà thôi vậy. Xét hành vận, phương kim hành đến chữ Sửu, hầu như là thuận lợi, theo chữ Mậu hoặc lại càng tiến thêm một bước, vận Tý sợ gặp nguy do bệnh tật. Nhưng mà cái đầu thuộc Mậu, nhận lấy nguy hiểm không có sự sống, là do vận thiếu cứu giúp. Hợi, Bính vận, già lại không có thành vậy.
Khôn tạo:
Thực |
Sát |
Nhật nguyên |
Tài |
Tân Sửu |
Ất Mùi |
Kỷ Hợi |
Nhâm Thân |
Kỷ,Quý,Tân |
Kỷ,Đinh,Ất |
Nhâm,Giáp |
Canh,Mậu,Nhâm |
Tỉ,T.Tài,Thực |
Tỉ,Kiêu,Sát |
Tài,Quan |
Thương,Kiếp,Tài |
Mộ |
Quan đái |
Thai |
Mộc dục |
Đại vận: Bính Thân (7 tuổi)/ Đinh Dậu (17 tuổi)/Mậu Tuất (27 tuổi)/Kỷ Hợi (37 tuổi)/Canh Tý (47 tuổi)/Tân Sửu (57 tuổi)/Nhân Dần (67 tuổi)
Mệnh này là Sử Lan Anh vậy, nữ họ Sử lấy thiện để họa danh ở đương thời. Kỷ sinh tháng Mùi, thân chủ không nhược, địa chi Sửu Mùi tương xung, thiên can Tân Ất giao chiến, Thất Sát bị Thực thần truy chế,không như Hợi trong chứa Giáp mộc Chính Quan, sinh nhờ ở cung Mẫu hỏa là tốt. Ứng lấy Quan là phu tinh, giờ thấu Nhâm tài, thì Tài để sinh Quan, mà Quan không sợ Thương Thực khắc chế. Đương nhiên tài hoa, dáng dấp thùy mị, trong sáng, tài năng có một không hai, ích lợi cho chồng con đều tốt đẹp, chân thực mà gặp nhiều may mắn vậy. Mậu Tuất 10 năm Kiếp tài vận, mới đầu mà chồng bệnh gần nguy kịch, kế tiếp thì bản thân gặp cường đạo, cũng hơi nguy hiểm vậy. về sau Kỷ vận quân bình nhưng còn trì trệ, Hợi vận về sau, một mạch kim thủy, cảnh ngon ngọt dư thừa, nuôi dưỡng yên ổn nhàn hạ.
《 Thần phong thông khảo 》 cũng có một mệnh là Tân Sửu, Ất Mùi, Mậu Tuất, Canh Thân, chính là trọng thổ trọng kim, mà chỉ có một mộc, Chính Quan chịu tổn hại thái quá, vận đến Dậu kim, tiếp tục khắc mộc, kết thúc đến nỗi tự vẫn mà chết.
Ghi chú: Cả hai mệnh này, một là có lấy Tài, mà Quan không chịu tổn hại, cho nên trí tuệ mà hạnh phúc lâu dài; một là lấy không có Tài, mà thành cục thiên khô, cuối cùng bản thân phải tự vẫn, không thảm thương ư?
Tóm lại, nữ mệnh lấy chồng con hai chữ Phu Tử làm trọng, nhưng yêu cầu hai cung Phu Tử đều tốt, càng không phải Tài tinh không thành công hiệu vậy.
Khôn tạo:
Thực |
Thực |
Nhật nguyên |
Quan |
Nhâm Tý |
Nhâm Tý |
Canh Thìn |
Đinh Sửu |
Quý |
Quý |
Mậu,Ất,Quý |
Kỷ,Quý,Tân |
Thương |
Thương |
Kiêu,Tài,Thương |
Ấn,Thương,Kiếp |
Tử |
Tử |
Dưỡng |
Mộ |
Đại vận: Tân Hợi (9 tuổi)/Canh Tuất(19 tuổi)/Kỷ Dậu(29 tuổi)/Mậu Thân (39 tuổi)/Đinh Mùi (49 tuổi)/Bính Ngọ(59 tuổi)/Ất Tị (69 tuổi).
Chỗ này là người nổi tiếng, mệnh của Hoa Nguyệt Ảnh. Canh sinh giữa mùa Đông, thấy hai Nhâm Tý, Thìn Sửu lại đều là thấp thổ, ít Đinh hỏa, ánh ngọc không che đậy nỗi khuyết điểm, nguy hiểm một mạch như ngọn đuốc trước gió không biết tắt lúc nào. Phu tinh cùng thân chủ, cả hai đều có chỗ khuyết, nếu lấy tỉ mỉ mà nói thì sớm rơi ở cảnh an bình, khỏe mạnh, hàng năm đều cập bút, cảnh vui mừng không hết. 24 tuổi vào vận Tuất, Tuất chính là hỏa khố, cũng là táo thổ, lại đến lưu niên như Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, đúng phương Nam mà thuận hành, bấy giờ có quý khách lọt mắt xanh, thu nạp để ấp ủ hộ vệ, từ nay trở đi nhờ cậy người tài giỏi càng thêm vẻ vang, nắm giữ quản lý công việc gia đình. Vận tốt nối tiếp theo sau, hoặc thân phải kham chịu là nữ mệnh, phúc lộc ríu rít. Tuổi già thuần hành Nam phương hỏa vận, cảnh ngon ngọt càng quang vinh.Thơ nói: Nói mệnh kết duyên lâu dài, bởi thỉnh cầu mà nhiều phúc. Tra cứu mệnh tỉ mỉ mà nói là thủy thanh như cái gương soi, lý lẽ cần phải phong phú, tư chất phải sáng suốt, khí dương đầy sức sống, rõ ràng trắng như tuyết, giọng ca uyển chuyển, duyên dáng xinh đẹp mà danh tiếng chỗ này. Hoặc nói nữ mệnh thủy nhiều, tính chất như chim bồ câu, chim tước. Ôi! Vốn là phép nói lội qua sông thấp hèn, không có ý kính cẩn, sao người có học, có đạo đức mà bị mắc phải vậy ư!
Khởi lệ vấn đáp
Hỏi: Sao gọi là thập thiên can, thập nhị địa chi?
Đáp: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, chỗ này là Thập Thiên Can; Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, chỗ này là Thập nhị Địa chi.
Hỏi: Sao gọi là Lục Thập Hoa Giáp Tý?
Đáp: Thập Thiên can, thập nhị Địa chi, lấy thứ tự nối liền, tức là sắp xếp như ở dưới mà cấu thành Lục thập hoa Giáp Tý:
+ Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tị, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu,
+ Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tị, Nhâm Ngọ, Quý Mùi,
+ Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi, Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tị,
+ Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão,
+ Giáp Thìn, Ất Tị, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Tý, Quý Sửu,
+ Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tị, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi.
Hỏi: Có phải Tứ trụ là chỉ trụ năm, trụ tháng, trụ ngày, trụ giờ?
Đáp: Đúng, mỗi trụ gồm một can và một chi, tứ trụ cộng lại có bốn can và bốn chi, tức là chỗ thông tục hay gọi là Bát Tự vậy, ví dụ như:
+ Giáp Tý (chỗ này là trụ năm)
+ Bính Dần (chỗ này là trụ tháng)
+ Ất Sửu (chỗ này là trụ ngày)
+ Kỷ Mão (chỗ này là trụ giờ)
Hỏi: Giả như năm nay là Quý Dậu, có người 37 tuổi, làm sao mà biết chỗ năm sinh là Đinh Dậu?
Đáp: Chỗ này không dùng phép tính năm là không thể vậy, phép tính năm có nhiều cách, phân ra can chi mà suy ra, rất đơn giản, tường thuật như sau:
Lấy Can năm mà suy ra:
Nhất định trước tiên theo số lẻ số tuổi của mỗi người, theo thiên can của năm nay mà bắt đầu tính, đếm nghịch lại tới bao nhiêu ngôi, tức lấy là thiên can của năm sinh. (nếu số tuổi là chẵn 10 mà không có số lẻ, thì lấy số 10 mà nói) Ví dụ như năm 37 tuổi, 7 là số lẻ, năm nay là Quý Dậu, từ Quý tới Đinh, đếm nghịch là được 7 ngôi (Quý 1, Nhâm 2, Tân 3, Canh 4, Kỷ 5, Mậu 6, Đinh 7) tức là biết chỗ năm sinh có thiên can là chữ Đinh.
Lấy Chi năm mà suy ra:
Nhất định trước hết phải lấy theo số tuổi mỗi người trừ đi 12, số còn dư là bao nhiêu, theo địa chi năm nay mà bắt đầu, đếm nghịch lại tới bao nhiêu ngôi. Thì đó là địa chi của năm sinh. (nếu trừ hết mà không có dư, tức là lấy 12 số mà nói) Ví dụ như năm 37 tuổi, trừ đi 3 lần 12, còn dư 1 số. Năm nay là Quý Dậu, Dậu thuộc số 1, tức là biết chỗ năm sinh, địa chi gặp chữ Dậu (hợp lại ví dụ xem ở trên, có thể biết là năm sinh Đinh Dậu, tức là lấy 2 chữ Đinh Dậu, sắp xếp vào trụ năm vậy)
+ Lại như 48 tuổi. Trừ đi 4 lần 12, không có số dư. Cho nên nhất định cần lấy 12 số để nói, năm nay là Quý Dậu. Từ Dậu tới Tuất, đếm nghịch vừa được 12 ngôi (Dậu 1, Thân 2, Mùi 3, Ngọ 4, Tị 5, Thì 6, Mão 7, Dần 8, Sửu 9, Tý 10, Hợi 11, Tuất 12) tức là biết chỗ năm sinh, địa chi gặp chữ Tuất.
+ Lại như 40 tuổi. Trừ đi 3 lần 12, số dư là 4 số, năm nay Quý Dậu, từ Dậu tới Ngọ, đếm nghịch vừa đủ 4 ngôi (Dậu 1, Thân 2, Mùi 3, Ngọ 4). Tức là biết chỗ năm sinh, địa chi gặp chữ Ngọ.
Hỏi: Như năm Giáp Tý, từ ngày Nguyên Đán (ngày đầu năm âm lịch) tới ngày Trừ Tịch (giao thừa), phải tính toán bắt đầu là Giáp Tý?
Đáp: Không thể cố định. Lấy Lập Xuân làm tiêu chuẩn của một năm mà suy ra, phân biệt có 3 trường hợp vậy:
(1) Ở năm gốc sinh sau Lập Xuân, tức là lấy can chi năm gốc, sắp xếp thành trụ năm.
(2) Ở năm gốc sinh trước Lập Xuân, tức là lấy trước can chi một năm, sắp xếp thành trụ năm.
(3) Ở năm gốc tháng 12 sinh sau Lập Xuân, tức là lấy can chi sau một năm, sắp xếp thành trụ năm.
Liệt kê ví dụ như bên dưới:
VD 1:
Giả như 37 tuổi, người sinh tháng giêng, ngày 2, giờ Hợi. Chiếu theo năm nay Quý Dậu mà tính toán, 37 tuổi, nên là tuổi Đinh Dậu. Vạn niên lịch ghi rõ đúng năm, tháng giêng, ngày 2, giờ Tuất là Lập Xuân, đúng giờ Hợi là sau giờ Tuất, đã qua Lập Xuân, tức là lấy can chi năm gốc, là 2 chữ Đinh Dậu, sắp xếp thành trụ năm.
VD 2:
Giả như 37 tuổi, người sinh tháng giêng, ngày 2, giờ Dậu, chiếu thep năm nay là Quý Dậu mà tính toán, 37 tuổi, nên là năm Đinh Dậu, vạn niên lịch ghi rõ đúng năm, tháng giêng, ngày 2, giờ Tuất là Lập Xuân. Đúng giờ Dậu ở trước giờ Tuất, bởi vì chưa tới Lập Xuân. Ứng lấy can chi trước một năm là 2 chữ Bính Thân, sắp xếp thành trụ năm (trước năm Đinh Dậu là năm Bính Thân).
VD 3:
Giả như 36 tuổi, người sinh tháng 12, ngày 24, giờ Tị, chiếu theo năm nay là Quý Dậu mà tính toán, 36 tuổi, nên là năm Mậu Tuất, vạn niên lịch ghi rõ đúng năm, tháng 12, ngày 24, giờ Thìn là Lập Xuân, đúng giờ Tị ở sau giờ Thìn, đã qua Lập Xuân, ứng lấy can chi sau một năm, là 2 chữ Kỷ Hợi, sắp xếp thành trụ năm. (Mậu Tuất sau 1 năm là Kỷ Hợi).
Hỏi: Mỗi năm có 12 tháng, có phải là phép cố định?
Đáp: Chỗ này thành cố định vậy. Tháng giêng kiến Dần, tháng 2 kiến Mão, tháng 3 kiến Thìn, tháng 4 kiến Tị, tháng 5 kiến Ngọ, tháng 6 kiến Mùi, tháng 7 kiến Thân, tháng 8 kiến Dậu, tháng 9 kiến Tuất, tháng 10 kiến Hợi, tháng 11 kiến Tý, tháng 12 kiến Sửu.
Hỏi: Như năm Giáp Tý, tháng giêng kiến Dần, cho nên biết là tháng Dần, nhưng sao biết là tháng Bính Dần.
Đáp: Chỗ này không dùng phép suy tháng thì không thể vậy, Phép suy ra từ tháng trước tiên cần phải học thuộc một Ca quyết.
Ca viết:
Giáp Kỷ chi niên Bính tác thủ,
Ất Canh chi tuế Mậu vi đầu,
Bính Tân tất định tầm Canh khởi,
Đinh Nhâm Nhâm vị thuận hành lưu,
Canh hữu Mậu Quý hà phương mịch,
Giáp Dần chi thượng hảo truy cầu.
Dịch:
Năm Giáp Kỷ lấy Bính mà khởi,
Năm Ất Canh lấy Mậu làm đầu,
Bính Tân tất lấy Canh mà khởi,
Đinh Nhâm lấy Nhâm mà thuận hành,
Lại có Mậu Quý tìm phương nào?
Ở trên Giáp Dần mà truy cầu.
+Giáp Kỷ chi niên Bính tác thủ, là nói năm Giáp năm Kỷ, tháng giêng đều là Bính Dần, tháng 2 đều là Đinh Mão, tháng 3 đều là Mậu Thìn, các loại còn lại cứ suy ra.
+ Ất Canh chi tuế Mậu vi đầu , là nói năm Ất năm Canh, tháng giêng đều là Mậu Dần, tháng 2 đều là Kỷ Mão, tháng 3 đều là Canh Thìn, các loại còn lại cứ suy ra.
+ Bính Tân tất định tầm Canh khởi, là nói năm Bính năm Tân ở tháng giêng đều là Canh Dần, tháng 2 là Tân Mão, tháng 3 là Nhâm Thìn, các loại còn lại cứ suy ra.
+ Đinh Nhâm Nhâm vị thuận hành lưu, là nói năm Đinh năm Nhâm ở tháng giêng đều là Nhâm Dần, tháng 2 đều là Quý Mão, tháng 3 đều là Giáp Thìn, còn lại cứ suy ra.
+Canh hữu Mậu Quý hà phương mịch, Giáp Dần chi thượng hảo truy cầu. Là nói ở trên Giáp Dần mà truy cầu, năm Mậu năm Quý ở tháng giêng đều là Giáp Dần, tháng 2 đều là Ất Mão, tháng 3 đều là Bính Thìn, còn lại cứ suy ra.
Hỏi: Năm Giáp, tháng giêng là tháng Bính Dần, có phải là từ ngày mùng 1 đến ngày 30, đều lấy tháng giêng Bính Dần suy ra mà tính toán?
Đáp: Không thể cố định, phép suy ra từ tháng là lấy Tiết lệnh làm tiêu chuẩn, phân biệt có 3 trường hợp vậy:
(1) Ở tháng gốc sinh sau Tiết lệnh, tức là lấy tháng gốc chỗ độn can chi, sắp xếp thành trụ tháng.
(2) Ở tháng gốc sinh trước Tiết lệnh, tức là lấy tháng trước chỗ vừa đúng can chi, sắp xếp thành trụ tháng.
(3) Ở tháng gốc sinh trước tiếp theo là Tiết lệnh, tức là lấy tháng sau chỗ độn can chi, sắp xếp thành trụ tháng.
Hỏi: 12 tháng tiết lệnh, khác nhau như thế nào, xin nói rõ?
Đáp: Tháng giêng tiết Lập Xuân, tháng 2 tiết Kinh Trập, tháng 3 tiết Thanh Minh, tháng 4 tiết Lập Hạ, tháng 5 tiết Mang Chủng, tháng 6 tiết Tiểu Thử, tháng 7 tiết Lập Thu, tháng 8 tiết Bạch Lộ, tháng 9 tiết Hàn Lộ, tháng 10 tiết Lập Đông, tháng 11 tiết Đại Tuyết, tháng 12 tiết Tiểu Hàn.
VD 1:
Như sinh năm Quý Mão, tháng 3, ngày 9, giờ Mão, vạn niên lịch thấy rõ đúng năm, tháng 3, ngày 9, giờ Thìn là Thanh Minh, đúng giờ Mão là trước giờ Thìn, thì chưa đến tiết Thanh Minh (tức chưa đến tiết tháng 3) ứng với lấy tháng 2 chỗ độn can chi, sắp xếp thành trụ tháng, xếp theo kiểu ở dưới:
Quý Mão (năm)
Ất Mão (tháng)
VD 2:
Như sinh năm Quý Mão, tháng 3, ngày 9, giờ Thìn, vạn niên lịch xem rõ đúng năm, tháng 3, ngày 9, giờ Thìn là Thanh Minh, đúng giờ Thìn đã giao tiết Thanh Minh (tức là lấy giao tiết tháng 3), ứng lấy tháng 3 chỗ độn can chi mà sắp xếp trụ tháng, xếp theo kiểu ở dưới:
Quý Mão (năm)
Bính Thìn (tháng)
VD 3:
Như sinh năm Quý Mão, tháng 11, ngày 20, giờ Sửu, thấy rõ ở Vạn niên lịch đúng năm, tháng 11, ngày 20, giờ Sửu là Tiểu Hàn, đúng giờ Sửu là lấy giao tiết Tiểu Hàn, (tức lấy vào tiết tháng 12), ứng lấy tháng 12 chỗ độn can chi, sắp xếp trụ tháng, xếp như ở dưới:
Quý Mão (năm)
Ất Sửu (tháng)
VD 4:
Như sinh năm Quý Mão, tháng giêng, ngày 8, giờ Mão, thấy rõ ở Vạn niên lịch là đúng năm, tháng giêng, ngày 8, giờ Thìn là Lập Xuân, đúng giờ Mão ở trước giờ Thìn, chưa qua Lập Xuân (tức là chưa vào tiết tháng giêng) không đọc là năm Quý Mão mà lấy là năm Nhâm Dần (trước Quý Mão một năm là Nhâm Dần), mà cần lấy năm Nhâm Dần, chỗ độn can chi là tháng 12, xếp thành trụ tháng, (năm Quý Mão trước tháng giêng một tháng, tức là tháng 12năm Nhâm Dần), xếp theo ở dưới:
Nhâm Dần (năm)
Quý Sửu (tháng)
VD 5:
Như sinh năm Quý Mão, tháng giêng, ngày 8, giờ Thìn, thấy rõ ở Vạn niên lịch là đúng năm, tháng giêng, ngày 8, giờ Thìn là Lập Xuân, đúng giờ Thìn là giao tiết Lập Xuân (tức lấy vào tiết tháng giêng), ứng lấy năm Quý Mão tháng giêng chỗ độn can chi, xếp thành trụ tháng, xếp theo ở dưới:
Quý Mão (năm)
Giáp Dần (tháng)
VD 6:
Như sinh năm Quý Mão, tháng 12, ngày 20, giờ Thân, thấy rõ ở Vạn niên lịch là đúng năm, tháng 12, ngày 20, giờ Mùi là Lập Xuân, đúng giờ Thân là sau giờ Mùi, đã qua Lập Xuân (tức là lấy vào tiết tháng giêng), không đọc là năm Quý Mão mà lấy thành năm Giáp Thìn (năm Quý Mão ở sau môt năm là Giáp Thìn), mà cần phải lấy năm Giáp Thìn rụ tháng (năm Quý Mão sau tháng 12 một tháng, tức là năm Giáp Thìn, tháng giêng). Xếp theo ở dưới:
Giáp Thìn (năm)
Bính Dần (tháng)
VD 7:
Như sinh năm Quý Mão, tháng 12, ngày 20, giờ Ngọ. Thấy rõ ở Vạn niên lịch là đúng năm, tháng 12, ngày 20, giờ Mùi là Lập Xuân. Đúng giờ Ngọ ở trước giờ Mùi, là chưa đúng Lập Xuân (tức là chưa vào tiết tháng giêng), vẫn lấy tháng 12 năm Quý Mão chỗ độn can chi, xếp thành trụ tháng, xếp theo ở dưới:
Quý Mão (năm)
Ất Sửu (tháng)
Hỏi: Phép suy ra ngày là như thế nào?
Đáp: Rõ hơn suy năm suy tháng, đều là dễ dàng mà đơn giản, chỉ cần tra xem Vạn Niên Lịch, tức là biết chỗ ngày sinh, là can chi chính xác. Ví dụ như người sinh năm Quý Hợi, tháng giêng, ngày 8,chỗ ghi chép là đúng năm Vạn Niên lịch.
Thân (ngày mùng 1 là Canh Thân);
Tháng giêng là tháng thiếu Canh Ngọ (ngày 11 là Canh Ngọ)
Thìn (ngày 21 là Canh Thìn)
Đã biết ngày mùng 1 là Canh Thân, bấm thuận đốt ngón tay mà suy ra, thì biết ngày 8 tương ứng là Đinh Mão vậy (Canh Thân mùng 1, Tân Dậu mùng 2, Nhâm Tuất mùng 3, Quý Hợi mùng 4, Giáp Tý mùng 5, Ất Sửu mùng 6, Bính Dần mùng 7, Đinh Mão mùng 8), tức lấy 2 chữ Đinh Mão, xếp thành trụ ngày, xếp theo ở dưới:
Quý Hợi (năm)
Giáp Dần (tháng)
Đinh Mão (ngày)
Hỏi: Giả như ngày Giáp Tý giờ Dần, làm sao mà biết là giờ Bính Dần?
Đáp: Chỗ này không dùng phép suy giờ thì không thể vậy, phép suy giờ trước tiên cần phải thuộc một Ca Quyết.
Ca viết:
Giáp Kỷ hoàn gia Giáp,
Ất Canh Bính tác sơ,
Bính Tân tòng Mậu khởi,
Đinh Nhâm Canh Tý cư,
Mậu Quý hà phương phát,
Nhâm Tý thị chân đồ.
Dịch:
Giáp Kỷ lại thêm Giáp,
Ất Canh lấy Bính đầu,
Bính Tân theo Mậu khởi,
Đinh Nhâm ở Canh Tý,
Mậy Quý khởi phương nào?
Nhâm Tý là đúng đường.
Giáp Kỷ hoàn gia Giáp, là nói giờ Tý ngày Giáp ngày Kỷ, đều là Giáp Tý, giờ Sửu đều là Ất Sửu, giờ Dần đều là Bính Dần, còn lại suy ra.
Ất Canh Bính tác sơ, là nói giờ Tý ngày Ất ngày Canh nhật, đều là Bính Tý, giờ Sửu đều là Đinh Sửu, giờ Dần đều là Mậu Dần, còn lại mà suy ra.
Bính Tân tòng Mậu khởi, là nói giờ Tý ngày Bính ngày Tân, đều là Mậu Tý, giờ Sửu đều là Kỷ Sửu, giờ Dần đều là Canh Dần, còn lại suy ra.
Đinh Nhâm Canh Tý cư, là nói giờ Tý ngày Đinh ngày Nhâm, đều là Canh Tý, giờ Sửu đều là Tân Sửu, giờ Dần đều là Nhâm Dần, còn lại suy ra.
Mậu Quý hà phương phát, Nhâm Tý thị chân đồ, là nói giờ Tý ngày Mậu ngày Quý, đều là Nhâm Tý, giờ Sửu đều là Quý Sửu, giờ Dần đều là Giáp Dần, còn lại suy ra.
Hỏi: Xin nói âm dương Thập Thiên Can?
Đáp: Giáp Bính Mậu Canh Nhâm đều là dương, Ất Đinh Kỷ Tân Quý đều là âm.
Hỏi: Vị trí Đại Vận theo ở đâu mà khởi điểm, xin chỉ rõ?
Đáp: Khởi điểm đều dựa vào chỗ tháng sinh, như Nam mệnh chỗ năm sinh có thiên can thuộc dương, hoặc là Nữ mệnh chỗ năm sinh có thiên can thuộc âm, vận đều là thuận hành; Nam mệnh chỗ năm sinh thiên can thuộc âm, hoặc Nữ mệnh chỗ năm sinh có thiên can thuộc dương, vận đều là nghịch hành.
Ví dụ như: Nam mệnh năm sinh là Giáp Tý, tháng sinh là Bính Dần, Giáp thuộc dương, vận đều thuận hành, nên theo tháng Bính Dần mà khởi điểm, thuận mà suy ra. Vận thứ nhất bố trí là Đinh Mão, vận 2 là Mậu Thìn, các vận sau cứ thuận thế mà tiếp, xếp như ở dưới:
(Vận 1) Đinh Mão.
(Vận 2) Mậu Thìn.
(Vận 3) Kỷ Tị.
(Vận 4) Canh Ngọ.
(Vận 5) Tân Mùi.
(Vận 6) Nhâm Thân.
Lại như có Nam mệnh sinh năm Ất Sửu, tháng Mậu Dần, Ất thuộc âm, vận đều nghịch hành, nên theo tháng Mậu Dần mà khởi điểm, nghịch mà suy ra, vận 1 là Đinh Sửu, vận 2 là Bính Tý, lấy nghịch mà suy tiếp theo, xếp như ở dưới:
(Vận 1) Đinh Sửu.
(Vận 2) Bính Tý.
(Vận 3) Ất hợi.
(Vận 4) Giáp Tuất.
(Vận 5) Quý Dậu.
(Vận 6) Nhâm Thân.
Lại như một Nữ mệnh có năm sinh Ất Sửu , tháng Mậu Dần, Ất thuộc âm, vận đều thuận hành, nên theo tháng Mậu Dần mà khởi điểm, thuận mà suy tới, vận 1 là Kỷ Mão, vận 2 là Canh Thìn, cứ thế mà thuận tiếp theo, xếp như ở dưới:
(vận 1) Kỷ Mão.
(vận 2) Canh Thìn.
(Vận 3) Tân Tị.
(Vận 4) Nhâm Ngọ.
(Vận 5) Quý Mùi.
(Vận 6) Giáp Thân.
Lại như Nữ mệnh sinh năm Giáp Tý, tháng Bính Dần, Giáp thuộc dương, vận đều nghịch hành, nên phải theo tháng Bính Dần mà khởi điểm, nghịch mà suy ra, vận 1 là Ất Sửu, vận 2 là Giáp Tý, lấy tiếp như vậy suy ra, xếp theo ở dưới:
(vận 1) Ất Sửu.
(vận 2) Giáp Tý.
(vận 3) Quý Hợi.
(vận 4) Nhâm Tuất.
(vận 5) Tân Dậu.
(vận 6) Canh Thân.
Hỏi: Số tuổi hành vận, tính toán như thế nào, cũng xin tường thuật?
Đáp: Vận nếu thuận hành, theo ngày sinh giờ sinh, đếm tới ngày giờ gần nhất của tiết sắp tới; vận nếu nghịch hành, theo ngày sinh giờ sinh, đếm tới ngày giờ gần nhất của Tiết đã qua, cứ 3 ngày bằng 1 năm, mỗi 1 ngày bằng 120 ngày (tương đương 4 tháng), mỗi 1 canh giờ bằng 10 ngày. Như gặp tiết 3 ngày, thì 1 tuổi hành vận, như gặp tiết 1 ngày, thì ra đời lúc 120 ngày là hành vận, gặp tiết 1 giờ, thì ra đời lúc 10 ngày là hành vận, thường đủ 3 ngày, mới tính 1 năm, lại cần phải nắm vững chỗ tính toán là rõ ràng, lấy đúng năm sinh, tháng sinh, ngày sinh, giờ giao vận, không được nhầm lẫn với nhau, xếp theo như ví dụ ở dưới:
VD 1:
Nam mệnh: Sinh năm Giáp Tý, tháng giêng, ngày 15, giờ Tý. (tức ngày 19/2/1924 D.L). Sau tiết Lập Xuân là 14 ngày (giao tiết Lập Xuân lúc 9h50ph, ngày 5/2/1924), đến tiết Kinh Trập là ngày 6/3/1924 (giao tiết lúc 4h12ph, giờ Dần)
Giáp Tý (năm)
Bính Dần (tháng)
Mậu Thìn (ngày)
Nhâm Tý (giờ)
Nam mệnh can năm là dương, vận đều thuận hành, theo tháng mà thuận suy tiếp theo.
(vận 1) Đinh Mão.
(vận 2) Mậu Thìn.
(vận 3) Kỷ Tị.
(vận 4) Canh Ngọ.
(vận 5) Tân Mùi.
(vận 6) Nhâm Thân.
Vận thuộc thuận hành, đếm đến gày giờ gần nhất của tiết tiếp theo, sinh sau Lập Xuân, gần với tiết tiếp theo tức là tiết Kinh Trập, thấy rõ ở Vạn Niên Lịch là đúng năm, tháng 2, ngày mùng 2, giờ Dần là Kinh Trập, bởi vì từ tháng giêng ngày 15, giờ Tý, đếm tới tháng 2 ngày 2 là giờ Dần, cộng lại là 16 ngày và 2 giờ, (tháng giêng thiếu chỉ có 29 ngày) lấy đổi ra cứ 3 ngày bằng 1 năm, tức biết là 5 năm 1 ngày 2 giờ, ứng với ở 5 năm 140 ngày mới khởi vận, mỗi 1 vận quản 10 năm, cho nên vận thứ 1từ 5 tuổi là khởi hành, vận thứ 2 là 15 tuổi khởi hành, xếp ra như ở dưới đây:
(5 tuổi) Đinh Mão;
(15 tuổi) Mậu Thìn;
(25 tuổi) Kỷ Tị;
(35 tuổi) Canh Ngọ;
(45 tuổi) Tân Mùi;
(55 tuổi) Nhâm Thân;
Từ năm Giáp Tý, tháng giêng, ngày 15, giờ Tý mà tính toán, sẽ đến năm Kỷ Tị, tháng giêng, ngày 15, giờ Tý, (Ất Sửu 1, Bính Dần 2, Đinh Mão 3, Mậu Thìn 4, Kỷ Tị 5). Mới tính đủ 5 năm, lại thêm 140 ngày, tức biết là năm Kỷ Tị, tháng 6, ngày 5, mới hành vận thứ 1 là Đinh Mão, theo thứ tự lần lượt mà suy ra, là năm Kỷ Mão mới hành vận thứ 2 là Mậu Thìn, năm Kỷ Sửu là vận thứ 3 là Kỷ Tị vận, rõ mà dễ hiểu, một vận quản 10 năm, mà thập can cũng xoay vòng mà trở về ban đầu vậy, nếu gọi tắt thì mỗi lần gặp năm Kỷ tháng 6 ngày 5 giờ Tý thì là giao thời, cũng được.
VD 2:
Nữ mệnh, sinh năm Giáp Tý, tháng giêng, ngày 15, giờ Tý.
Giáp Tý (năm)
Bính Dần (tháng)
Mậu Thìn (ngày)
Nhâm Tý (giờ)
Nữ mệnh can năm là dương, vận đều nghịch hành, theo tháng mà nghịch suy.
(vận 1) Ất Sửu;
(vận 2) Giáp Tý;
(vận 3) Quý Hợi;
(vận 4) Nhâm Tuất;
(vận 5) Tân Dậu;
(vận 6) Canh Thân.
Vận thuộc nghịch hành, đếm tới ngày giờ gần nhất của Tiết đã qua, sinh sau Lập Xuân, gần Tiết đã qua là tiết Lập Xuân, thấy rõ ở Vạn niên lịch, đúng năm, tháng giêng , ngày mùng 1, giờ Tị là giao tiết Lập Xuân, bởi vì từ tháng giêng ngày 15, giờ Tý, đếm tới tháng giêng ngày mùng 1 giờ Tị, cộng lại là 13 ngày, còn thêm 7 giờ, lấy 3 ngày bằng 1 năm đổi ra, tức biết là 4 năm, 1 ngày, 7 giờ, ứng ở 4 năm 190 ngày mới khởi vận, mỗi một vận quản 10 năm, cho nên vào vận thứ 1 lúc 4 tuổi mà khởi hành, vận thứ 2 lúc 14 tuổi là khởi hành, xếp theo ở dưới:
(4 tuổi) Ất Sửu;
(14 tuổi) Giáp Tý;
(24 tuổi) Quý Hợi;
(34 tuổi) Nhâm Tuất;
(44 tuổi) Tân Dậu;
(54 tuổi) Canh Thân;
Từ năm Giáp Tý, tháng giêng, ngày 15, giờ Tý bắt đầu tính toán, sẽ đến năm Mậu Thìn, tháng giêng, ngày 15, giờ Tý, mới tính đủ 4 năm, (Ất Sửu 1, Bính Dần 2, Đinh Mão 3, Mậu Thìn 4) lại thêm 190 ngày nữa. Tức biết là năm Mậu Thìn, tháng 7, ngày 25, giờ Tý, mới bắt đầu hành vận thứ 1 là Ất Sửu vận, tiếp theo thứ tự mà suy ra. Năm Mậu Dần là vận thứ 2 vận Giáp Tý, năm Mậu Tý là hành vận thứ 3 tức là Quý Hợi vận, rõ và dễ hiểu, một vận quản 10 năm, thập can cũng xoay vòng mà trở về ban đầu vậy, nếu gọi tắt là cứ mỗi lần gặp năm Mậu, tháng 7, ngày 25, giờ Tý là lúc giao thời, cũng có thể hiểu vậy.
Hỏi: Sao gọi là Ngũ hành?
Đáp: Là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ vậy.
Hỏi: Thế nào là Ngũ hành sinh khắc?
Đáp: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim; Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.
Hỏi: Xin nói rõ ngũ hành của Thập Thiên can, Thập nhị Địa chi?
Đáp: Giáp Ất Dần Mão đều là mộc, Bính Đinh Tị Ngọ đều là hỏa, Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi đều là thổ, Canh Tân Thân Dậu đều là kim, Nhâm Quý Hợi Tý đều là thủy. Dần Thìn Tị Thân Tuất Hợi là dương, Tý Sửu Mão Ngọ Mùi Dậu là âm.
Hỏi: Thập Nhị Địa chi, bên trong tàng chứa vật gì vậy?
Đáp:
+ Trong Tý tàng Quý thủy.
+ Trong Sửu tàng Kỷ thổ, Tân kim, Quý thủy.
+ Trong Dần tàng Giáp mộc, Bính hỏa, Mậu thổ.
+ Trong Mão tàng Ất mộc.
+ Trong Thìn tàng Ất mộc, Quý thủy, Mậu thổ.
+ Trong Tị tàng Bính hỏa, Mậu thổ, Canh kim.
+ Trong Ngọ tàng Đinh hỏa, Kỷ thổ.
+ Trong Mùi tàng Ất mộc, Kỷ thổ, Đinh hỏa.
+ Trong Thân tàng Canh kim, Nhâm thủy, Mậu thổ.
+ Trong Dậu tàng Tân kim.
+ Trong Tuất tàng Mậu thổ, Tân kim, Đinh hỏa.
+ Trong Hợi tàng Nhâm thủy, Giáp mộc.
Hỏi: Như thế nào là Tài, Quan, Ấn, Thực, Tỉ, Kiếp, Thương, Sát?
Đáp: Đều là đại danh từ thay thế Ngũ hành sinh khắc vậy.
Hỏi: Xin nói rõ cấu thành các loại Tài Quan Ấn?
Đáp:
+ Sinh Ta như dương thấy dương, hoặc âm thấy âm, là Kiêu thần. Âm thấy dương, hoặc dương thấy âm, là Chính Ấn.
+ Ta sinh như dương thấy dương, hoặc âm thấy âm, là Thực thần. Âm thấy dương, hoặc dương thấy âm, là Thương quan.
+ Khắc Ta như dương thấy dương, hoặc âm thấy âm, là Thất Sát. Âm thấy dương, hoặc dương thấy âm, là Chính Quan.
+ Ta khắc như dương thấy dương, hoặc âm thấy âm, là Thiên Tài. Âm thấy dương, hoặc dương thấy âm, là Chính Tài.
+ Đồng Ta như dương thấy dương, hoặc âm thấy âm, là Tỉ kiên. Âm thấy dương, hoặc dương thấy âm, là Kiếp Tài.
Hỏi: Xin hỏi tiếp có ví dụ chứng minh chữ Ta là chỉ vật gì?
Đáp: Chữ Ta tức là Nhật can, ví dụ như Nhật can là Giáp mộc, gặp Đinh hỏa, Giáp là dương mộc, Đinh là âm hỏa, Giáp mộc có thể sinh Đinh hỏa, Đinh là Ta sinh mà dương thấy âm, tức là Thương quan vậy. Lại như Nhật can là Tân kim, gặp Ất mộc, Tân là âm kim, Ất là âm mộc, Tân kim có thể khắc Ất mộc, Ất là Ta khắc mà âm thấy âm, tức là Thiên Tài vậy, đặc biệt lập bảng ở phía sau, để tiện kiểm tra.
Hỏi: Chữ Địa Chi bên trong chỗ tàng sâu, Tài Quan Ấn thụ, phép suy như thế nào?
Đáp: Đều suy ra từ thiên can giống nhau, xem thêm bảng kiểm tra các loại thiên can Tài Quan Ấn.
(Có bảng biểu để kiểm tra các can thần tàng trong chi hoặc bảng tra thập thần)
Ghi chú: Can, Chi, Hoa Giáp Tý, xếp mệnh, xếp vận, ngũ hành, sinh khắc, các loại Tài Quan Ấn thụ, là bắt đầu suy ra mệnh, học giả không thể không biết, lại không thể không đọc thuộc, nếu không, giống như làm văn mà không thuộc đề mục, thì văn chương dựa vào chỗ nào mà thành ?!
Nhật can |
Tỉ kiên |
Kiếp tài |
Kiêu thần |
Chính Ấn |
Thiên Tài |
Chính Tài |
Thất Sát |
Chính Quan |
Thực Thần |
Thương Quan |
Giáp |
Giáp |
Ất |
Nhâm |
Quý |
Mậu |
Kỷ |
Canh |
Tân |
Bính |
Đinh |
Ất |
Ất |
Giáp |
Quý |
Nhâm |
Kỷ |
Mậu |
Tân |
Canh |
Đinh |
Bính |
Bính |
Bính |
Đinh |
Giáp |
Ất |
Canh |
Tân |
Nhâm |
Quý |
Mậu |
Kỷ |
Đinh |
Đinh |
Bính |
Ất |
Giáp |
Tân |
Canh |
Quý |
Nhâm |
Kỷ |
Mậu |
Mậu |
Mậu |
Kỷ |
Bính |
Đinh |
Nhâm |
Quý |
Giáp |
Ất |
Canh |
Tân |
Kỷ |
Kỷ |
Mậu |
Đinh |
Bính |
Quý |
Nhâm |
Ất |
Giáp |
Tân |
Canh |
Canh |
Canh |
Tân |
Mậu |
Kỷ |
Giáp |
Ất |
Bính |
Đinh |
Nhâm |
Quý |
Tân |
Tân |
Canh |
Kỷ |
Mậu |
Ất |
Giáp |
Đinh |
Bính |
Quý |
Nhâm |
Nhâm |
Nhâm |
Quý |
Canh |
Tân |
Bính |
Đinh |
Mậu |
Kỷ |
Giáp |
Ất |
Quý |
Quý |
Nhâm |
Tân |
Canh |
Đinh |
Bính |
Kỷ |
Mậu |
Ất |
Giáp |
Bảng 1: Bảng kiểm tra các loại Thiên can là Tài Quan Ấn
Nhật can |
Tỉ Kiếp |
Kiếp Tài |
Kiêu Thần |
Chính Ấn |
Thiên Tài |
Chính Tài |
Thất Sát |
Chính Quan |
Thực Thần |
Thương Quan |
Giáp |
Dần |
Mão |
Hợi |
Tý |
Thìn, Tuất |
Sửu, Mùi |
Thân |
Dậu |
Tị |
Ngọ |
Ất |
Mão |
Dần |
Tý |
Hợi |
Sửu, Mùi |
Thìn, Tuất |
Dậu |
Thân |
Ngọ |
Tị |
Bính |
Tị |
Ngọ |
Dần |
Mão |
Thân |
Dậu |
Hợi |
Tý |
Thìn, Tuất |
Sửu, Mùi |
Đinh |
Ngọ |
Tị |
Mão |
Dần |
Dậu |
Thân |
Tý |
Hợi |
Sửu, Mùi |
Thìn, Tuất |
Mậu |
Thìn, Tuất |
Sửu, Mùi |
Tị |
Ngọ |
Hợi |
Tý |
Dần |
Mão |
Thân |
Dậu |
Kỷ |
Sửu, Mùi |
Thìn, Tuất |
Ngọ |
Tị |
Tý |
Hợi |
Mão |
Dần |
Dậu |
Thân |
Canh |
Thân |
Dậu |
Thìn, Tuất |
Sửu, Mùi |
Dần |
Mão |
Tị |
Ngọ |
Hợi |
Tý |
Tân |
Dậu |
Thân |
Sửu, Mùi |
Thìn, Tuất |
Mão |
Dần |
Ngọ |
Tị |
Tý |
Hợi |
Nhâm |
Hợi |
Tý |
Thân |
Dậu |
Tị |
Ngọ |
Thìn, Tuất |
Sửu, Mùi |
Dần |
Mão |
Quý |
Tý |
Hợi |
Dậu |
Thân |
Ngọ |
Tị |
Sửu, Mùi |
Thìn, Tuất |
Mão |
Dần |
Bảng 2: Bảng kiểm tra Địa chi các loại Tài Quan Ấn