Thái Âm ở cung phụ mẫu
Thái Âm thủ cung phụ mẫu, thông thường không chủ về “hình khắc”. Nếu Thái Âm nhập miếu, dù gặp sát tinh, thường thường cũng chỉ chủ về sinh li.
Thái Âm lạc hãm thì bất lợi về mẹ; nếu đồng cung với Hóa Tinh, Linh Tinh, thì chi chủ về chia li; sát tinh nặng thì nên đề phòng “hình khắc”.
Thái Âm độc tọa không nên lạc hãm. Trường hợp nhẹ thì lúc bé cô độc, không được mẹ chăm sóc; nặng thì rời xa cha mẹ, hoặc mẹ bị “hình thương”.
Thái Âm có Kình Dương đồng độ, chủ về duyên phận với mẹ bạc bẽo, lạc hãm thì càng nặng.
Thái Âm có Đà La đồng độ, chủ về bất hòa với mẹ, lạc hãm cũng càng nặng.
Thái Âm có Thiên Mã, Thiên Hư đồng độ, không gặp Hỏa Tinh, Linh Tinh cũng chủ về rời xa cha mẹ; gặp Hỏa Tinh, Linh Tinh, lúc bé đã li tán cha mẹ; nếu gặp thêm “sao lẻ”, thường thường chủ về làm con nuôi.
Thái Âm có Thiên Lương, Thiên Thọ tương hội, dù lạc hãm và Hóa Kị, cũng chỉ chủ về nạn tai, bệnh tật, không chủ về “hình khắc”.
Thái Âm ở hai cung Mão hoặc Dậu, gặp Thiên Đồng Hóa Kị, chủ về cha mẹ sự nghiệp phá tán, thất bại; gặp. Thiên Đồng Hóa Lộc, cũng không được hưởng phúc ấm của cha. Ảnh hưởng của Thiên Đồng đối với cung phụ mẫu, ý nghĩa cơ bản là tự lập.
Thái Âm lạc hãm ở cung Thìn, “hình khắc” khá nặng; ở cung Tuất là nhập miếu, gặp sát tinh cũng chỉ chủ về không, có duỹên với cha mẹ. Có điều, Thái Âm ở hai cung Thìn hoặc Tuất, thủ cung phụ mẫu, đều không nên Hóa Kị, chủ về lúc bé “hình khắc”.
Thái Âm độc tọa ở hai cung Tị hoặc Hợi, ở cung Tị chủ về “hình khắc” chia li, ở cung Hợi thì không đúng. Có điều, nếu Thái Âm Hóa Kị ở cung Hợi, lúc bé cũng chủ về khắc cha.
Thái Âm Hóa Quyền hay Hóa Khoa ở cung phụ mẫu, mà Thái Dương vô lực (như không hội hóa cát), thì lúc bé mẹ thay cha nuôi con, hoặc mẹ gánh vác gia đình. Nếu Thái Âm ở cung Tị, thường thường là điềm tượng cha chia li với gia đình hoặc tử vong.
Cung phụ mẫu của lưu niên là Thái Âm hội các sao sát, hình, Bạch Hổ, chủ về mẹ bị thương tổn.
Thái Âm Hóa Kị gặp Kình Dương, Đà La, lại gặp thêm Văn Khúc, chủ về có người đâm thọc, khiến xảy ra bất hòa với cha mẹ hoặc cấp trên.
Theo Trung Châu Tam Hợp Phái – Nguyễn Anh Vũ biên dịch
Thái Âm lạc hãm thì bất lợi về mẹ; nếu đồng cung với Hóa Tinh, Linh Tinh, thì chi chủ về chia li; sát tinh nặng thì nên đề phòng “hình khắc”.
Thái Âm độc tọa không nên lạc hãm. Trường hợp nhẹ thì lúc bé cô độc, không được mẹ chăm sóc; nặng thì rời xa cha mẹ, hoặc mẹ bị “hình thương”.
Thái Âm có Kình Dương đồng độ, chủ về duyên phận với mẹ bạc bẽo, lạc hãm thì càng nặng.
Thái Âm có Đà La đồng độ, chủ về bất hòa với mẹ, lạc hãm cũng càng nặng.
Thái Âm có Thiên Mã, Thiên Hư đồng độ, không gặp Hỏa Tinh, Linh Tinh cũng chủ về rời xa cha mẹ; gặp Hỏa Tinh, Linh Tinh, lúc bé đã li tán cha mẹ; nếu gặp thêm “sao lẻ”, thường thường chủ về làm con nuôi.
Thái Âm có Thiên Lương, Thiên Thọ tương hội, dù lạc hãm và Hóa Kị, cũng chỉ chủ về nạn tai, bệnh tật, không chủ về “hình khắc”.
Thái Âm ở hai cung Mão hoặc Dậu, gặp Thiên Đồng Hóa Kị, chủ về cha mẹ sự nghiệp phá tán, thất bại; gặp. Thiên Đồng Hóa Lộc, cũng không được hưởng phúc ấm của cha. Ảnh hưởng của Thiên Đồng đối với cung phụ mẫu, ý nghĩa cơ bản là tự lập.
Thái Âm lạc hãm ở cung Thìn, “hình khắc” khá nặng; ở cung Tuất là nhập miếu, gặp sát tinh cũng chỉ chủ về không, có duỹên với cha mẹ. Có điều, Thái Âm ở hai cung Thìn hoặc Tuất, thủ cung phụ mẫu, đều không nên Hóa Kị, chủ về lúc bé “hình khắc”.
Thái Âm độc tọa ở hai cung Tị hoặc Hợi, ở cung Tị chủ về “hình khắc” chia li, ở cung Hợi thì không đúng. Có điều, nếu Thái Âm Hóa Kị ở cung Hợi, lúc bé cũng chủ về khắc cha.
Thái Âm Hóa Quyền hay Hóa Khoa ở cung phụ mẫu, mà Thái Dương vô lực (như không hội hóa cát), thì lúc bé mẹ thay cha nuôi con, hoặc mẹ gánh vác gia đình. Nếu Thái Âm ở cung Tị, thường thường là điềm tượng cha chia li với gia đình hoặc tử vong.
Cung phụ mẫu của lưu niên là Thái Âm hội các sao sát, hình, Bạch Hổ, chủ về mẹ bị thương tổn.
Thái Âm Hóa Kị gặp Kình Dương, Đà La, lại gặp thêm Văn Khúc, chủ về có người đâm thọc, khiến xảy ra bất hòa với cha mẹ hoặc cấp trên.
Theo Trung Châu Tam Hợp Phái – Nguyễn Anh Vũ biên dịch