Sưu tập các bài viết của Quách Ngọc Bội – Phần 2

Bài viết gom nhặt các bài viết riêng lẻ trên facebook của tác giả Quách Ngọc Bội để mọi người tham khảo, nghiên cứu.

Bàn sơ qua về nghi thức của Tứ Hóa phái

Tứ Hóa của Tử Vi Đẩu Số chia ra làm: Lộc, Quyền, Khoa, Kị

Hóa Lộc đại biểu xuân;

Hóa Quyền đại biểu hạ;

Hóa Khoa đại biểu thu;

Hóa Kỵ đại biểu đông.

Chính là giống như thời tiết bốn mùa biến hóa.

Xuân đại biểu sinh xuất nguyên nhân khởi đầu. Hạ đại biểu sinh trưởng. Thu đại biểu thu thành gặt hái. Đông đại biểu quy tàng nguyên nhân kết thúc.

Tử Vi Đẩu Số tứ hóa chú trọng nhất đến Hóa Lộc với Hóa Kị, đại biểu cho khởi nguyên và kết quả của sự việc.

Nhưng phép tắc của Tứ Hóa cũng có những quy ước nhất định của nó.

1. Phân biệt sự xuất nhập:

TVĐS có tổng cộng 12 cung là = 1 mệnh cung; 2 huynh đệ; 3 phu thê; 4 tử nữ; 5 tài bạch; 6 tật ách; 7 thiên di; 8 nô bộc; 9 quan lộc; 10 điền trạch; 11 phúc đức; 12 phụ mẫu.

Trong đó thì cung 1, 5, 9, 10 là cung Số Sinh, không hợp với bị hóa Kị xung vào, bị xung gọi là “phá Thể”, Kị đại biểu quy tàng, nếu như đi xung vào cung Số Sinh, đại biểu nguyên bản thu tàng quy về bản ngã sở hữu, bấy giờ bị xung thì có tổn thất, lại gọi là “Kị xuất”, nếu Hóa Kị nhập cung Số Sinh, đại biểu thu tàng quy về bản ngã sở hữu, cũng gọi là “Kị nhập”.

2. Thiên nhân hợp nhất:

Tử Vi Đẩu Số tứ hóa có phân chia thành Đại xung Tiểu, và Tiểu xung Đại.

a. Đại xung Tiểu, Mệnh bàn gốc Tứ Hóa xung Đại hạn bàn, chủ một năm cát hung. Đại hàn bàn Tứ Hóa xung Lưu niên bàn, chủ một tháng cát hung.

b. Tiểu xung Đại, Đại hạn bàn Tứ Hóa xung Mệnh bàn gốc, chủ mười năm cát hung. Lưu niên bàn Tứ Hóa xung Đại Hạn bàn, chủ một năm cát hung.

Thiên Địa Nhân tam bàn đại biểu cho: Mệnh bàn gốc là Thiên; Đại hạn bàn là Địa; Lưu Niên bàn là Nhân.

Nói cái này đòi hỏi cát hung biến hóa là phải phù hợp với quy tắc thiên nhân hợp nhất.

Ví dụ như cung Quan Lộc của Mệnh gốc mà Hóa Kị xung vào cung Quan Lộc của Đại hạn, Hóa Kị này gọi là “Kị xuất”, đại biểu cho sự nghiệp công việc có tổn thất mất mát, cái này phải chờ tới Lưu Niên đi đến cung vị của Kị xung thì gặp ứng nghiệm sự việc.

Mệnh bàn gốc là Thiên, Lưu Niên bàn là Nhân, khi phù hợp quy tắc Thiên Nhân hợp nhất thì cát hung biến hóa liền sinh ra.

Lại ví cung Tài Bạch của dụ Đại hạn có hóa Kị xung vào cung Điền cung Điền Trạch của Mệnh gốc, Hóa Kị này gọi là “Kị xuất”, đại biểu tiền tài có sự tổn thất, cái này phải chờ tới Lưu Niên đi đến cung vị của Kị xung thì gặp ứng nghiệm sự việc.

Biến hóa ví dụ, cung Tài Bạch của Lưu Niên hóa Kị xung vào cung Tài Bạch của Đại Hạn, cái cung vị bị Kị xung ấy lại vốn là cung Nô Bộc của Mệnh gốc. Đại biểu cho việc bị mất tiền tài vì bạn bè.

————————

Nguyên lý sáng tác của Tử Vi Đẩu Số

QuachNgocBoi lược dịch.

(Mục 1: Thập bát phi tinh với Thiên can Tứ Hóa)

Tư liệu dành cho: phòng học đẩu số Hân Liên

Tạ Hân Nhuận lão sư: trình bày

Trương Tuấn Tường, Lâm Phẩm Lương, Tằng A Thuần, Lý Tú Dung: chỉnh lý.

LỜI MỞ ĐẦU

Loạt bài viết “Nguyên lý sáng tác của Tử Vi Đẩu Số” là lý luận học thuật nghiêm cẩn thấu đáo, có hệ thống mà vén mở cấu trúc sáng tác của Tử Vi Đẩu Số đã bị thất truyền từ lâu. Các mục bài đều là từ các văn bản kinh điển của lịch sử TVĐS mà bình thường rất khó có thể được trông thấy dù chỉ 1 lần. Đầu tiên đưa ra mục 1: Thập Bát Phi Tinh với Thập Can Tứ Hóa (dưới đây gọi tắt là “Bài này/Bản gốc”).

Sáng tác của 18 Phi Tinh cùng với quan hệ của 10 Can Tứ Hóa chính là như sự mật thiết bất khả phân chia của mối liên hệ cốt nhục. Trên khía cạnh lịch sử Tử Vi Đẩu Số thì tác phẩm loại này của tôi trước tác là “Nguyên lý Tứ Hóa của Tử Vi và ứng dụng” (năm 1999, tháng 1, NXB Bách Quan phá hành), cũng có thể gọi là bản đầu tiên trong bao nhiêu năm qua trong lịch sử TV Đẩu Số, cũng là loại tư liệu hoàn chỉnh nhất, từ lúc phát hành tới nay nhận được rất nhiều ái mộ và hứa hẹn nghiên cứu của các học giả trong giới TVĐS; mà Bài này chính là lấy thủ pháp thô thiển cũ kỹ khác biệt để nói rõ những khía cạnh quan trọng của nó, nội dung nghiêng nặng về tính học thuật, đặc biệt phù hợp với tất cả học giả nghiên cứu Tử Vi Đẩu Số cùng với cả các học giả nghiên cứu Dịch học.

Nếu như mà những người đã từng bó tay chẳng cách nào để thẩm thấu môn Tử Vi Đẩu Số, hoặc những ông hiểu biết nửa vời, lơ tơ mơ, sau khi đọc thông Bài này thì có thể đả thông 2 mạch Nhâm Đốc, khiến cho công lực tăng cường tới cả chục năm.

Đối với những ông mà đã trải qua thuần thục với ứng dụng của Tử Vi Đẩu Số thì đọc thông bài này tất sẽ có thể tăng cường sự biến hóa về chiều sâu cũng như rộng đối với các kỹ xảo ứng dụng ấy.

Còn đối với những ông chỉ nghiên cứu về Dịch học thì đọc thông bài này là các ngài liền nắm bắt phát hiện được Tử Vi Đẩu Số chính là môn nhu hợp trọn vẹn, là khoa ứng dụng học của lý luận Dịch học.

NỘI DUNG

▼ mục lục

. Đặc điểm của Tiên thiên bát quái

. Đặc điểm của Hậu thiên bát quái

. Hậu thiên bát quái phối số Lạc Thư

. Bát quái nạp giáp

. Thiên Can thủ số

. Hà đồ

. Bát quái nạp Chi

. Hậu thiên bát quái theo các tham số Thiên Can, Địa Chi, Ngũ Hành, Lạc Thư số, Hà Đồ số xâu chuỗi thành nhất thể

. Nguyên lý của Hóa Kỵ

. Nguyên lý của sự đưa đến hai nhóm sao lớn Tử Vi, Thiên Phủ, cùng với sự bài bố của chúng tại mệnh bàn.

. Nguyên lý của Hóa lộc

. Nguyên lý của Hóa Quyền

. Văn khúc đại diện Phá Quân hóa Kỵ, Văn Xương đại diện Thiên Lương hóa Kỵ

. Nguyên lý của Hóa khoa

. Nguyên lý của sự đưa đến Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Khúc, Văn Xương và sự bài bố của chúng tại mệnh bàn.

. Hậu ký ( tổng hợp tham thảo )

▼ mục lục ( đồ biểu bộ phân )

. Đồ 1: Tiên thiên bát quái

. Đồ 2: Hậu thiên bát quái

. Đồ 3: Lạc thư

. Đồ 4: Hậu thiên bát quái phối lạc thư số

. Đồ 5: Tiên thiên bát quái nạp giáp

. Đồ 6: Hậu thiên bát quái nạp giáp phối lạc thư số

. Đồ 7: Hà đồ

. Đồ 8: 24 sơn

. Biểu 9: Bát quái phối âm dương ngũ hành, phối lạc thư số, nạp giáp, nạp chi, phối Hà đồ số

. Đồ 10: Hậu thiên bát quái cửu cung phối Lạc thư số và Hà đồ số

. Đồ 11: Thiên can, Địa chi, lạc thư số chi đối ứng quan hệ

. Đồ 12: Hóa Kỵ

. Đồ 13: vi Lạc thư số mệnh danh

. Đồ 14: Tử Vi tinh quần (5→1→6→3→8 nghịch hành )

. Đồ 15: Thiên Phủ tinh quần (5→2→7→4→9 thuận hành )

. Đồ 16: Bài bố của các hệ tinh quần Tử Vi, Thiên Phủ

. Đồ 17: Lộc Quyền tương sinh bát quái

. Đồ 18: Lộc Quyền tương sinh bát quái nạp giáp

. Đồ 19: Hóa Lộc, Hóa Quyền

. Đồ 20: Hóa Khoa dẫn đến từ Hóa Kỵ đích thị là năm vị trí Thổ – Thìn thổ, Tuất thổ, Sửu thổ, Mùi thổ, Trung thổ

. Đồ 21: Hóa Khoa

————————

Nguyên lý của sự đưa đến hai nhóm sao lớn Tử Vi, Thiên Phủ, cùng với sự bài bố của chúng tại mệnh bàn.

Dịch Thược (trang 189) viết: “Số từ 1 đến 10 thì 5 ở giữa, cho nên 5 là trung tâm… Phàm đã là ở vị trí trung tâm thì có thể thượng lên, có thể hạ xuống, cũng có thể qua Đông, có thể qua Tây, giống như là nắm giữ trọng tâm vậy. Cho nên, 5 vừa là Trung cũng là Tâm, có thể khiến cho trên dưới bốn phương thăng bằng, Thân Tâm cũng cân bằng, đó là lý do mà sách nói “Doãn chấp quyết trung” (QNB chú: tạm dịch là “chính Trung chính Tâm”, cái này hình mà siêu hình, diễn nghĩa ra thì thành Đạo, khó mà ngắn gọn được. Nguyên câu này ở trong Kinh Thi là ghi lại lời các ông Nghiêu – Thuấn – Vũ truyền cho nhau). Có thể “quyết Trung” thì mới có thể ứng biến ngự biến. Chúng ta nhất định phải nắm rõ số 5 trung tâm là một chìa khóa quan trọng, cũng thiện dụng cho các dịch giả nắm cái thường quản cái biến, là một phương pháp biến thông. Lại nói, 5 là số trung gian, bởi vì chỉ có 5 ở giữa làm trung gian cho sinh thành thể dụng được toàn vẹn thủy chung, cho nên bất luận sinh thành thể dụng đều không được rời nó, nó chính là then chốt trung tâm của âm dương biến hóa”.

Như vậy, đem một đường cắt ngang các số Lạc Thư ở đồ hình 12 với đồ hình 13 thì sẽ phân cách thành 2 bộ phận trên dưới. Số 5 nằm ở trung cung cũng bị phân cắt thành 5A và 5B, cái đồ hình số Lạc Thư đó được trình bày với quy tắc sau đây:

1. Bộ phận phía dưới của đường phân cắt: từ 5A (tại trung cung) → đến 1 (tại Sửu) đến 6A (tại Hợi) → đến 6B (tại Tuất) → đến 3 (tại Mão) → đến 8 (tại Dần). Tính quy tắc của phương hướng bài bố các số Lạc Thư hình thành ngược chiều kim đồng hồ (5→ 1→ 6→ 3→ 8). Mà sở dĩ phương hướng bài bố nghịch chiều kim đồng hồ chính là do các số Lạc Thư này buộc đối ứng 4 quái dương (Càn, Khảm, Cấn, Chấn), dương tượng cho Trời, nguyên cớ của “Thiên đạo nghịch (tả) toàn” (Đạo Trời quay nghịch về bên trái).

2. Bộ phận phía trên của đường phân cắt: từ 5B (tại trung cung) → đến 2A (tại Mùi) → đến 2B (tại Thân) → đến 7 (tại Dậu) → đến 4 (tại Thìn) → đến 9 (tại Tị). Tính quy tắc của hướng bài bố các số Lạc Thư hình thành thuận chiều kim đồng hồ (5→2→7→4→9). Mà sở dĩ phương hướng bài bố thuận chiều kim đồng hồ chính là do các số Lạc Thư buộc đối ứng 4 quái âm (Tốn, Ly, Khôn, Đoài), âm tượng cho Đất, nguyên cớ của “Địa đạo thuận (hữu) toàn” (Đạo Đất quay thuận về bên phải).

Dịch Thược (trang 212) viết:

“Hà đồ Lạc thư, vốn xuất ra từ âm dương của Thái Cực nhất khí, ngũ hành, bát quái, cửu cung, thập can, thập nhị chi, ngũ thanh, thập nhị luật, hết thảy đều sinh ra từ doanh hư tiêu tức”.

“Tiên thiên Hà Đồ, hậu thiên Lạc Thư, là gốc của bát quái, cho nên tương thông”.

Trở lại với đồ hình 10, trung cung có Lạc Thư hậu thiên số 5, cùng với số Hà Đồ tiên thiên số 5 của phương Cấn là tương thông. Tiến thêm một bước nữa mà nó, nguyên bản số 5 động ở trung cung khởi nên, hơn nữa tiến nhập cung Dần là sở đối ứng của quái Cấn.

Theo phép tắc Thiên Đạo nghịch, đem 5Α→1→6Α→6Β→3→8 dựa vào phương hướng nghịch kim đồng hồ mà sắp xếp vị trí nhập Địa Chi, chỉ có điều không nhập vị trí Tý nhưng lại vào vị trí Ngọ, được đồ hình 14, cái đồ hình mà bày bố chính tinh vẫn quen gọi là nhóm sao Tử Vi hệ;

Còn theo phép tắc Địa Đạo thuận, đem 5Β→2Α→2Β→7→4→9 dựa vào phương hướng thuận chiều kim đồng hồ mà sắp xếp vị trí nhập Địa Chi, chỉ có điều không vào vị trí Ngọ nhưng lại vào vị trí Tý, như đồ hình 15 là sự bài bố chính tinh mà vẫn quen gọi là nhóm sao Thiên Phủ hệ.

Tham khảo

1. Trong đồ hình 10, số 5 Lạc Thư hậu thiên ở trung cung , với số 5 của Hà Đồ tiên thiên ở phương Cấn, hỗ cảm tương ứng mà sinh ra Tử Phủ 2 đại tinh quần.

“Dịch số không thể không lấy Trung làm điểm xuất phát. Trung thì trên dưới trước sau đều là các dạng phù hợp với trung gian của nó. Dịch số không thể không lấy Bình làm tiêu chuẩn. Bình thì trái phải nặng nhẹ cũng đều là các trạng thái của nó. Âm dương cương nhu nhất thiết giao thác đan xem lẫn lộn biến hóa. Không thể không từ cái nửa này với cái nửa kia tiến thoái giao dịch tác dụng mà phát sinh biến hóa ảnh hưởng”.

(Dịch Thược, trang 190)

Sự thiết kế các tinh thần trong hai tinh quần Tử Phủ của Đẩu Số, chính là từ số 5 Lạc Thư hậu thiên với số 5 Hà Đồ tiên thiên hỗ cảm tương ứng mà xuất ra. Hơn nữa bộ phận bổ xung, bù vào nơi thiếu mà ứng dụng thì không thể xem nhẹ cái phép tắc cái lý trừu tượng trung gian của số 5. Đến như “Thượng hạ đắc kỳ bán” (trên dưới đều được 1 nửa của nó) chỗ bài bố ở trong chỗ của 12 Địa Chi chuẩn như thế mà nói thì có còn dám bảo Tử Vi Đẩu Số không có nguyên lý sáng tác nữa ru?

2. Vì sao Tử Vi tinh quần lại bài bố đi ngược chiều, Thiên Phủ tinh quần lại bài bố đi thuận chiều?

Như đã nói ở trên, chư tinh chẳng qua chỉ là danh từ đại diện của số Lạc Thư. Cái ông thiết kế môn Đẩu Số này đem số của Lạc Thư cửu cung mà chia ra làm đôi được “Thượng hạ đắc kỳ bán” (trên dưới mỗi phần được 1 nửa của nó), với lại số trung cung (5) cũng phân chia sự khác biệt rồi kết hợp cùng với nửa phần dưới (1, 6, 3, 8) cũng cùng với nửa phần trên (2, 7, 4, 9), mà hình thành hai chuỗi số lớn là 5→1→6→3→8 và 5→2→7→4→9.

Cái chuỗi đầu (tức 5→1→6→3→8) phối cùng với 4 quái dương của Hậu thiên bát quái. Dương tượng cho Trời, mà “Thiên đạo nghịch (tả) toàn”, cho nên Tử Vi tinh quần mới bài bố đi nghịch.

Cái chuỗi sau (tức 5→2→7→4→9) phối cùng với 4 quái âm của Hậu Thiên bát quái. Âm tượng cho Đất, mà “Địa đạo thuận (hữu) toàn”, cho nên Thiên Phủ tinh quần mới bài bố đi nghịch.

3. Đồng thời Tử Vi tinh quần đã phái Liêm Trinh nhập vị trí Ngọ hỏa, cùng với Thiên Phủ tinh quần đã phái Phá Quân nhập vị trí Tý thủy. Cái này đều chính là chỗ kỳ diệu của mỗi điểm âm dương ở trong thái cực. Phép tắc bài bố này một lần nữa chứng tỏ rằng nguyên tắc của Đẩu Số với Thái cực của Dịch có sự tương thông. Cho nên cổ phú có viết: “Đẩu Số chi liệt chúng tinh, do đại dịch chi phân bát quái” (Đẩu Số bày biện ra chúng tinh, bởi Dịch phân chia ra bát quái. Xin xem phần “Tăng bổ Thái Vi Phú”, bài “Huyền vi luận”, đã được QNB dịch trong cuốn TVĐS Toàn Thư).

Đem đồ hình 14 cùng đồ hình 15 mà kết hợp lại thành đồ hình 16, cái đồ hình này sẽ nói tới tiếp lần nữa ở trong một tiết khác về “Hóa Lộc”.

Nguyên lý của Hóa Lộc

Trước hết, “Như đồ hình 1 Tiên thiên bát quái, khiến vị trí 2 quái Càn Khôn bất động (cái này gọi là “thiên địa định vị”); khiến vị trí 2 quái Ly Khảm hỗ hoán đổi trao (cái này gọi là “thủy hỏa tương xạ”); khiến 4 quái ở các góc Đoài, Chấn, Cấn, Tốn đồng thời nghịch chuyển 2 quái vị, khiến vị trí của nó vẫn nhập vào chỗ 4 góc, chuyển vị sau này vẫn không khỏi nằm ngoài cái lý của “sơn trạch thông khí, lôi phong tương bạc”

(Nguyên lý Tứ Hóa của Tử Vi Đẩu Số và ứng dụng, trang 49, Tạ Hân Nhuận trước tác, NXB Bách Quan)

Như vậy ta có thể thu được đồ hình 17 với biến thể quái, bút giả tạm gọi là “Lộc Quyền tương sinh bát quái”.

————————

Nguyên lý của Hóa Quyền

Ngay sau nguyên lý của “Hóa Lộc”, cần phải vạch rõ luôn nguyên lý của “Hóa Quyền” bởi vì 2 cái này chính là có nguyên ủy tương tự.

“Bát quái tương đãng”, phương thức tương giao của “Lộc Quyền tương sinh bát quái” trong các đồ hình 17 và đồ hình 18:

Càn Khôn hỗ đãng (Càn Khôn giao hỗ lẫn nhau),

Cấn Đoài hỗ đãng (Cấn Đoài giao hỗ lẫn nhau),

Khảm Ly hỗ đãng (Khảm Ly giao hỗ lẫn nhau),

Chấn Tốn hỗ đãng (Chấn Tốn giao hỗ lẫn nhau).

Dựa vào cái phép tắc tương đãng này, chiểu theo đồ hình 19, từ cung vị của 12 Địa Chi hình thành cũng có thể “Bản Đối tương đãng”. Phổi hợp đồ hình 17 và 18, nói rõ nguyên lý các Thiên Can hóa Quyền như sau:

Can Giáp: Giáp tại cung Ngọ, năng lượng của nó làm “Liêm Trinh hóa Lộc, lúc giao nhau tới vị trí đối cung là cung Tý thời chuyển năng lượng làm “Phá Quân hóa Quyền”, Địa Chi tương đãng tại Tý Ngọ tuyến.

Can Ất: Ất tại cung Sửu, năng lượng của nó làm “Thiên Cơ hóa Lộc”, lúc giao nhau tới vị trí đối cung là cung Mùi thời chuyển năng lượng làm “Thiên Lương hóa Quyền”, Địa Chi tương đãng xoay thuận tới Sửu Mùi tuyến.

(Thuyết minh: trên đây, cung vị của các thiên can giao nhau phân biệt từ Ngọ tới Tý, từ Sửu đến Mùi. Lấy “Lộc Quyền tương sinh bát quái” mà nói, Ngọ Mùi cùng Tý Sửu vẫn thuộc trong phạm vi của sự tương đãng hai quái Càn Khôn).

Can Bính: can Ất từ cung Sửu giao đến cung Mùi, nếu như lấy phép tắc thuận tự tương đãng của Địa Chi mà nói thì ứng với sự chuyển thuận tới Dần Thân tuyến, chỉ có điều 2 cung Dần Thân không nạp Thiên Can, cho nên sẽ chuyển thuận tới Mão Dậu tuyến.

Lấy “Lộc quyền tương sinh bát quái” mà nói thì cũng do nguyên là “Càn Khôn tuyến” chuyển thuận tới chỗ “Cấn Đoài tuyến”.

Lúc này, năng lượng của can Bính tại Dậu cung làm “Thiên Đồng hóa Lộc”, mà nguyên bản tại Thiên Cơ của can Ất hóa Lộc, đến thời tới can Bính thì thăng hoa làm Hóa Quyền, để mà kết nối kéo dài sinh khí từ “Càn Khôn tuyến” chuyển thuận đến “Cấn Đoài tuyến”.

Can Đinh: lấy “Lộc Quyền tương sinh bát quái” mà nói, từ can Đinh đến can Mậu, cũng là từ “Đoài Cấn tuyến” chuyển thuận đến “Khảm Ly tuyến”. Lúc này can Mậu tại cung Thìn, năng lượng của nó làm “Tham Lang hóa Lộc”, mà nguyên bản tại Thái Âm của can Đinh hóa Lộc, đến thời tới can Mậu thì thăng hoa làm Hóa Quyền, để mà kết nối kéo dài sinh khí của “Đoài Cấn tuyến” chuyển thuận đến “Khảm Ly tuyến”.

Can Kỷ: Can Kỷ ở tại cung Tuất, năng lượng của nó làm “Vũ Khúc hóa Lộc”, đến thời giao đãng tới vị trí đối cung là Thìn, thì chuyển năng lượng làm “Tham Lang hóa Quyền”, Địa Chi tương đãng ở tại Thìn Tuất tuyến.

Can Canh: lấy “Lộc Quyền tương sinh bát quái” mà nói, từ can Kỷ đến can Canh, cũng là từ “Khảm Ly tuyến” thuận chuyển tới “Chấn Tốn tuyến”. Lúc này, can Canh tại cung Hợi, năng lượng của nó làm “Thái Dương hóa Lộc, mà nguyên bản tại Vũ Khúc của can Kỷ hóa Lộc, đến thời tới can Canh thì thăng hoa làm Hóa Quyền, để mà kết nối kéo dài sinh khí của “Khảm Ly tuyến” thuận chuyển tới “Chấn Tốn tuyến”.

Can Tân: can Tân ở tại cung Tị, năng lượng của nó làm “Cự Môn hóa Lộc”, giao đãng đến vị trí đối cung là Hợi, thì chuyển năng lượng làm “Thái Dương hóa Quyền”, Địa Chi tương đãng tại Tị Hợi tuyến.

Can Nhâm: Lấy “Lộc Quyền tương sinh bát quái” mà nói, từ can Tân tới can Nhâm, can Quý, ấy chính là từ “Chấn Tốn tuyến” lại quay trở lại “Càn Khôn tuyến”. Nhâm ở tại cung Mùi, năng lượng của nó làm Thiên Lương hóa Lộc”, chỉ có điều Địa Chi Sửu Mùi tương đãng thì lúc trước đã được can Ất sử dụng rồi. Cho nên Nhâm ở tại cung Mùi tương đãng hướng đối cung thời mượn lân cung của Sửu – là Dần cung, trong đó lấy Tử Vi hóa Quyền. Phàm là những ông quen với Kham Dư thì tất sẽ biết cái sở dụng La Bàn 24 Sơn của Kham Dư, mỗi quái đều chiếm 3 Sơn. Trong đó, quái Cấn hậu thiên chính là bao hàm cả cung Sửu lẫn cung Dần. Cho nên, can Nhâm hóa Quyền, cung vị thủ Dần thay mặt cho Sửu nhưng vẫn phù hợp với lý lẽ của quái.

Can Quý: can Quý tại cung Tý, năng lượng của nó làm “Phá Quân hóa Lộc”, chỉ có điều Địa chi Tý Ngọ tương đãng cũng đã từng được can Giáp sử dụng rồi. Cho nên can Quý tại cung Tý tương đãng hướng đối cung thời mượn lân cung của Ngọ – là Tị cung, trong đó lấy Cự Môn hóa Quyền. Việc dùng Tị hỏa để thay thế cho Ngọ hỏa cũng phù hợp với Ngũ Hành.

Đến đây, 10 Can hóa Lộc, hóa Quyền của chư tinh đã được xác định, đem quy nạp lại:

Giáp: Liêm Trinh hóa Lộc, Phá Quân hóa Quyền.

Ất: Thiên Cơ hóa Lộc, Thiên Lương hóa Quyền.

Bính: Thiên Đồng hóa Lộc, Thiên Cơ hóa Quyền.

Đinh: Thái Âm hóa Lộc, Thiên Đồng hóa Quyền.

Mậu: Tham Lang hóa Lộc, Thái Âm hóa Quyền.

Kỷ: Vũ Khúc hóa Lộc, Tham Lang hóa Quyền.

Canh: Thái Dương hóa Lộc, Vũ Khúc hóa Quyền.

Tân: Cự Môn hóa Lộc, Thái Dương hóa Quyền.

Nhâm: Thiên Lương hóa Lộc, Tử Vi hóa Quyền.

Quý: Phá Quân hóa Lộc, Cự Môn hóa Quyền.

————————

Văn Khúc thay mặt Phá Quân hóa Kỵ, Văn Xương đại diện Thiên Lương hóa Kị

Ở đây, trở lại để mà thuyết minh vì cái gì mà Văn Khúc đại diện Phá Quân hóa Kị, Văn Xương đại diện Thiên Lương hóa Kỵ? Bút giả dự đoán có 2 loại khả năng:

1. Tham khảo đồ hình 19, bởi vì Càn nạp 2 can Giáp Nhâm, mà 2 can Giáp với Nhâm lại phân ra nhập vào trong 2 cung Ngọ Mùi. Trong đó, Liêm Trinh ở trong cung Ngọ tại Hậu thiên bát quái Nạp giáp thì bản thân được can Bính hóa Kị, ý tứ hàm xúc rõ rệt ở trong “Lộc Quyền tương sinh bát quái” và hàm chứa ở 2 sao Liêm Trinh Thiên Lương của quái Càn, đã từ Liêm Trinh đại biểu hóa Kị cho nên Thiên Lương không tái hóa Kị, mà từ năng lượng khác – là Văn Xương thay mặt cho nó.

Cùng cái lý lẽ, bởi vì Khôn nạp 2 can Ất Quý, mà 2 can Ất Quý lại phân ra nhập vào 2 cung Tý Sửu. Trong đó, Thiên Cơ ở trong cung Sửu tại Hậu thiên bát quái Nạp giáp thì đã được can Mậu hóa Kị, ý tứ hàm xúc rõ rệt trong “Lộc Quyền tương sinh bát quái” và hàm chứa ở 2 sao Thiên Cơ Phá Quân của quái Khôn, đã từ Thiên Cơ đại biểu hóa Kị cho nên Phá Quân không tái hóa Kị, mà từ năng lượng khác – là Văn Khúc thay mặt cho nó.

2. Có khả năng sáng tác nguyên thủy của Tử Vi Đẩu Số vẫn là “can Kỷ thì Phá Quân hóa Kị”, “can Tân thì Thiên Lương hóa Kị”, thế nhưng trong quá trình lưu truyền sau này, bị nhân sĩ cố ý thoán cải làm can Kỷ thì Văn Khúc hóa Kị, can Tân thì Văn Xương hóa Kị, đến nỗi khiến cho cái sở dụng của chúng hiện nay đều là cái đã được thoán cải đó.

————————

Nguyên lý của Hóa Khoa

Đem Tử Phủ có vị trí cư trung thổ ở đồ hình 13, cho phân chia ra cư ở Thìn Tuất Sửu Mùi tứ thổ (khố vị chỗ các sao Thiên Lương, Vũ Khúc, Thiên Cơ, Thái Âm. Biểu hiện trong đồ hình 20.

Đẩu số hóa Khoa thường gắn liền với 6 sao đó phối với 10 thiên can, mà chỉ có 6 sao là chưa đủ (cho 10 can) nên bổ xung vào bằng Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Khúc, Văn Xương, như ở đồ hình 21.

 Lấy năm số Sinh trong 10 Thiên Can – tức Giáp (1), Ất (2), Bính (3), Đinh (4), Mậu (5) phân chia và phối với Tuất thổ, Trung thổ, Sửu thổ, có 4 quái Dương hậu thiên (chú ý màu của vị trí quái dương), được kết quả như sau (tham khảo đồ hình 21):

Can Giáp tại Tuất thổ khiến Vũ Khúc hóa Khoa;

Can Ất tại Trung thổ khiến Tử Vi hóa Khoa;

Can Bính tại Tuất thổ khiến Văn Xương hóa Khoa;

Can Đinh tại Sửu thổ khiến Thiên Cơ hóa Khoa;

Can Mậu tại Tuất thổ khiến Hữu Bật hóa Khoa;

(Thuyết minh: Trong đó Tuất thổ phối với 3 Thiên Can Dương gắn với nguyên do Tuất là Địa Chi dương, cho nên phối 3 Thiên Can dương Giáp Bính Mậu. Mà Giáp chính là Can đứng đầu 10 Thiên can, nên phối với số Lạc Thư 6 (thủ danh là Vũ Khúc) là sở đối ứng của quái Càn; Ngoài ra 2 thiên can là Bính Mậu thời phân chia ra đối ứng với 2 sao “Văn Xương”, “Hữu Bật”).

Cùng cái lý ấy, năm số Thành trong mười Thiên Can là Kỷ (6), Canh (7), Tân (8), Nhâm (9), Quý (10) phân chia ra phối với Thìn thổ, Trung thổ, Mùi thổ, có 4 quái âm hậu thiên (chú ý màu của vị trí quái âm) được kết quả như sau (tham khảo đồ hình 21):

Can Kỷ tại Thìn thổ khiến Thiên Lương hóa Khoa;

Can Canh tại Trung thổ khiến Thiên Phủ hóa Khoa; (chú 1 *)

Can Tân tại Thìn thổ khiến Văn Khúc hóa Khoa;

Can Nhâm tại Thìn thổ khiến Tả Phụ hóa Khoa;

Can Quý tại Mùi thổ khiến Thái Âm hóa Khoa;

Thuyết minh: trong đó Thìn thổ phối 3 thiên can Kỷ Tân Nhâm gắn với nguyên nhân:

1. Can Kỷ là số Thành 6, với can Giáp của số Sinh 1, vốn có cùng tính chất “nhất lục cộng tông” (1 với 6 cùng gốc). Cho nên can Kỷ phối trí tại cung Thìn thổ là đối cung của cung Tuất thổ là chỗ sở tại của can Giáp. Mà can Giáp phối nguyên lý hóa Kị đã nói trước đây lại rơi vào cung Tuất của Vũ Khúc (số Lạc Thư 6) hóa Khoa, bởi vậy từ can Kỷ phối nguyên lý hóa Kị đã từng nói thì rơi vào cung Thìn của Thiên Lương (số Lạc Thư 4) hóa Khoa. Một trước một sau của chúng vốn có tính đối xứng;

2. Can Tân là số Thành 8, với can Bính của số Sinh 3, vốn có cùng tính chất “tam bát vi bằng” (3 với 8 là bằng hữu sánh đôi). Cho nên can tân phối trí tại cung Thìn thổ là đối cung của cung Tuất thổ là chỗ sở tại của can Bính. Mà can Bính phối “Văn Xương hóa Khoa”, cho nên tính đối xứng của nó khiến Văn Khúc can Tân hóa Khoa;

3. Như đối chiếu với cái lý của can Tân hóa Khoa ở trên, nên từ can Quý (phối số là 10) nhập vào Thìn thổ, chỉ có điều cái bố sáng tác ra Đẩu Số lại đem can Nhâm (phối số là 9) với can Quý hỗ hoán đổi chỗ cho nhau. Bút giả suy đoán nguyên nhân có 2 khả năng là:

a, Dùng Nhâm (dương Can) nhập Thìn (dương Chi), Quý (âm Can) nhập Mùi (âm Chi);

b, Quý là can đứng cuối cùng của 10 Thiên Can, lại là âm Can, cho nên phối trí từ nguyên lý hóa Kị đã nói trước đây thì đối ứng tại cung mùi của quái Khôn (số Lạc Thư 2, thủ tinh tên là Thái Âm) để đạt được tính đối xứng trước sau với Can đầu tiên trong 10 Thiên can là Giáp hóa Khoa phối quái Càn.

* chú 1: Giới Đẩu Số có bất đồng đối với can Canh hóa Khoa, một thuyết cho rằng Thái Âm hóa Khoa; một thuyết cho rằng Thiên Đồng hóa Khoa; một thuyết cho rằng Thiên Phủ hóa Khoa.

Dựa vào lý học mà nói, thì trong quá trình suy diễn Bài này có thể rất rõ ràng các bước nhìn ra các phép tắc cơ bản từ Hóa Kị, Hóa Lộc một mạch cho đến Hóa Quyền với Hóa Khoa, đều phù hợp Dịch lý, âm dương, ngũ hành, Tiên Hậu thiên bát quái, Hà Đồ, Lạc Thư, cùng bát quái nạp giáp, nạp chi,… Chúng ta quay lại với can Canh hóa Khoa, tham khảo đồ 21, Trung thổ của nó vốn có 2 sao Tử Vi với Thiên Phủ, trong đó Tử Vi dụng ở can Ất (số Sinh 2) hóa Khoa, như thế cùng ở tại Trung thổ là Thiên Phủ hóa Khoa can Canh (số Thành 7) không chỉ thượng hạ đối xứng, mà còn phù hợp phép tắc “nhị thất đồng đạo” (2 với 7 cùng chung lối) trong số tiên thiên Hà Đồ.

Dựa vào logic mà nói, Trung thổ với 4 vị trí thổ Thìn Tuất Sửu Mùi cùng sở hữu 6 sao Tử Vi, Thiên Phủ, Thiên Lương, Vũ Khúc, Thiên Cơ, Thái Âm. Thiết kế trên theo 6 sao này phân phối 6 trong 10 Thiên Can, còn lại 4 Thiên can dư ra (Bính, Mậu, Tân, Nhâm) lại đối phân làm đôi, chia tới 2 cung Thìn Tuất vốn có tính đối xứng cũng hợp lý. Nếu nói can Canh là Thái Âm hóa Khoa, can Quý lại cũng là Thái Âm hóa Khoa, cùng 1 sao Thái Âm mà hóa Khoa 2 lần với 2 Thiên Can thì không chỉ không hợp logic mà không hợp lý học như nói trên.

Dựa vào nghiệm đoán trên thực tế, cũng là can Canh Thiên Phủ hóa Khoa có ứng nghiệm cao hơn can Canh Thái Âm hóa Khoa.

Còn như cái thuyết can Can Thiên Đồng hóa Khoa thì lại càng không đủ cơ sở lý học, cũng không hợp logic.

————————

Nguyên lý của sự đưa đến Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Khúc, Văn Xương và sự bài bố của chúng tại mệnh bàn.

Trong nguyên lý Thiên Can hóa Khoa, đồng thời liên quan tới phép tắc bài bố trên mệnh bàn đẩu số các hệ sao theo tháng là Tả Phụ Hữu Bật và các hệ sao theo giờ là Văn Khúc Văn Xương:

Tả Phụ, Văn Khúc đều khởi ở cung Thìn, hơn nữa nguyên nhân của sự bài bố thuận chiều là bởi vì Thìn cung trong phối trí hậu thiên bát quái là thuộc vào một phương của 4 quái âm, âm vi địa, mà nguyên cớ “Đạo Địa thuận (hữu) toàn” (Đạo Đất xoay thuận sang phải);

Cùng cái lý, Hữu Bật, Văn Xương đều khởi ở cung Tuất, hơn nữa nguyên nhân của sự bài bố nghịch chiều là bởi vì Tuất cung trong phối trí với Hậu thiên bát quái thì thuộc vào 1 phương của 4 quái dương, dương vi thiên, mà nguyên cớ “Thiên Đạo nghịch (tả) toàn” (Đạo Trời xoay nghịch về bên trái).

————————

(Tiếp theo và hết toàn văn loạt bài của ông Tạ Hân Nhuận).

▼ Hậu ký ( tổng hợp tham thảo )

1.

Đồ hình 12, can Bính tại vị trí Dần thì hóa Kị, số Lạc thư 8; Đồ hình 19, can Giáp tại vị trí Ngọ thì hóa Lộc, số Lạc thư cũng là 8 (tạm thời đem số này mà mệnh danh là sao Liêm Trinh) chỗ này hình thành mối quan hệ phức tạp của Thiên Can, Địa Chi, số Lạc Thư 3:

1.1 Quan hệ của số Lạc Thư (tức là cái được gọi là sao) với Thiên Can:

“Số” Lạc Thư với Thiên Can hình thành đối đãi Tứ Hóa riêng biệt, như 8 (sao Liêm Trinh) với Giáp thành quan hệ Hóa Lộc, với Bính thành quan hệ Hóa Kị; như 1 (sao Thiên Cơ) với Ất thành quan hệ Hóa Lộc, với Bính thành quan hệ Hóa Quyền, với Đinh thành quan hệ hóa Khoa, với Mậu thành quan hệ Hóa Kị,…

1.2 Quan hệ của số Lạc Thư (sao) với Địa Chi: như 1 (sao Thiên Cơ) từ Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa đến Hóa Kị đều luôn ở vị trí Sửu; như 3 (sao Thiên Đồng) tại vị trí Dậu hóa Lộc với Hóa Quyền, tại vị trí Mão hóa Kị; như 2A (sao Thái Âm) tại vị trí Mão hóa Lộc với hóa Quyền, tại vị trí Mùi hóa Khoa với hóa Kị,… số Lạc Thư với Địa Chi hình thành mối quan hệ riêng biệt nào đó.

1.3 Quan hệ của Thiên Can với Địa Chi, can Giáp tại chi Ngọ hóa Lộc, tại chi Hợi hóa Kị; can Ất tại chi Sửu hóa Lộc, tại chi Mùi hóa Kị,… Từ đó giữa quan hệ đối ứng của Can – Chi diễn sinh ra quan niệm dưới đây:

Nguyên lý sáng tác Tứ Hóa ở tại mối quan hệ sinh khắc của cường độ “Thiên Can (động năng)” với “Địa Chi (thế năng)” (cái quan niệm này với Tử bình bát tự tương thông) cũng chính là Tiên thiên bát quái dẫn đến Lộc chủ sinh (cát), Hậu thiên bát quái dẫn tới Kị chủ khắc (hung). Quan niệm này trong thực tế đoán mệnh thì có thể diễn sinh ra Thiên Can của cung chức nào đó (QNB chú: “cung chức” tức là ý nói đến Mệnh, Bào, Thê, Tử,…), nếu phát xạ Tứ Hóa có khả năng phân biệt với sự giao dịch qua lại 4 cung chức Địa Chi, nhưng chưa hẳn là hội với cung chức của Thiên Can phát xạ hình thành mối quan hệ tam phương tứ chính hoặc là giáp hiệp. Do đó, phương thức Tứ Hóa đoán mệnh là đả phá giới hạn của cung viên.

2.

“Sách thiên thập bát phi tinh” mà giới mệnh lý Đẩu Số nói tới, bút giả chẳng có cách nào khảo tra, bất quá thì ở trong cuốn “Tử Vi tùy bút, nguyên tập” của tiên sinh Chung Nghĩa Minh đề cập “Đẩu Số sở dụng chi tinh, khả phân vi đẩu tinh (quan hệ Nam Đẩu Bắc Đẩu) với cát hung tinh (thần sát); cát hung thần sát đại đa số là dẫn tới “Lộc mệnh pháp” mà Tinh Tông sử dụng,… Rất có khả năng là được thêm vào bởi các phái giang hồ đẩu số luận mệnh ở thời 2 triều đại nhà Minh với nhà Thanh.

Như vậy, đem các sao sở dụng của đẩu số vừa mới phân chia tham dự vào nhóm phi tinh của Tứ Hóa, cùng với 2 loại cát hung thần sát (ước chừng trăm ngôi), mà 2 loại này về sau lại diễn biến thành 2 hệ thống đại luận mệnh.

Hệ thống thứ nhất: Lấy Thiên Can Tứ Hóa kết hợp với Thập Bát Phi Tinh diễn thành hình thức của việc chuyên lấy Tứ Hóa mà luận mệnh.

Hệ thống thứ hai: Lấy Thập Bát Phi Tinh kết hợp với trăm ngôi thần sát cát hung diễn hóa ra hình thức của việc lấy tính chất của sao mà luận mệnh.

Cùng một lý luận sáng tác tổng quát mà lại diễn hóa ra các hình thức đoán mệnh bằng Tứ Hóa với hình thức đoán mệnh bằng tính chất các sao. Điều này, có khả cái bố sáng tác ra môn Đẩu Số cũng phải bất ngờ.

Đương nhiên, cũng có những ông dùng cả 2 cách đoán mệnh ấy hợp tham, tổng hợp Tứ Hóa, Phi Tinh, cùng hơn trăm sao Thần Sát lại để mà đoán. Nhưng mà, cái lý học nguyên thủy sáng tác của hơn trăm sao thần sát cát hung đó như thế nào? Và nguyên ý của các cát hung thần sát với tứ hóa hoặc với thập bát phi tinh có xảy ra xung đột?

Ở đây, bút giả trích dẫn một đoạn luận điểm trong đại tác phẩm “Lục Hào Thần Quái” của Trương Giác tiên sinh, mượn kinh nghiệm lâu năm của tiền nhân cung cấp cho quý độc giả tham khảo:

[Thuyết về thần sát, trong các sách vở Bốc Phệ cùng các loại Mệnh thư, từ cổ chí kim bàn luận nhiều đến hơn trăm loại, ngay như việc lấy thần sát để mà đoán cát hung nhưng dùng thần sát mà lại không chú trọng đến cái dụng thần cho nên thường đa phần không ứng nghiệm. Trong tổng đoán ở “Hoàng Kim sách” của đại ca dịch học Lưu Bá Ôn thời nhà Minh, chỉ ra rõ ràng những điểm sai lầm đối với việc ít dùng thần sát và lục thần để đoán cát hung. Giải thích “Hổ phát động mà ngộ cát thần, không làm hại cái cát của nó, Long phát động mà gặp hung diệu, cũng có ém được cái hung của nó,… Với Tật bệnh thì rất hợp với Thiên Hỉ, nếu lâm hung sát thì tất sinh ra bi thương, với Xuất Hành thì khiếp nhất vãng Vong, nếu như gắn với cát thần thì cuối cùng lại thu hoạch được cái lợi, là nguyên cớ đa đoan của cát hung thần sát, cái lý sinh khắc chế hóa ra làm sao?”. Tổng kết kinh nghiệm trong “Tăng San Bốc Dịch” của thánh sư Hà Lạc Dã Nhân thời nhà Thanh, cho rằng: “Các sao thần sát rất nhiều, ta lưu tâm hơn bốn chục loại, chỉ độc nghiệm chứng Quý Nhân, Lộc Thần, Dịch Mã, Thiên Hỉ, tuy nhiên cũng không thể nắm chắc chắn cái quyền họa phúc. Như dụng thần mà vượng, gặp thời càng tốt hơn, dụng thần mà thất hãm, thì dẫu có cũng như không”. Cho nên, đoán quẻ lấy dụng thần làm chủ, mà thần sát chỉ là cái dụng phụ trợ mà thôi.]

Lại tiếp tục khiến cho chúng ta quay trở lại điểm ban đầu để khảo xét vấn đề này. Căn cứ vào quá trình suy đoán của Bài này (tức bài “Thập Bát Phi Tinh với Thập Can Tứ Hóa” như đã chú từ đầu) với kết quả thì có thể thấy:

Sáng tác nguyên thủy nhất của Tử Vi Đẩu Số cô đọng lại chỉ có 16 ngôi sao (Tử Vi tinh quần có 6 ngôi, Thiên Phủ tinh quần có 6 ngôi, gia thêm Tả Hữu Xương Khúc, tổng cộng là 16 ngôi), cùng với mối quan hệ của thập Thiên Can và Tứ hóa của 16 ngôi sao. Đây là một bộ phận tinh hoa thượng thừa của Tử Vi Đẩu Số, cũng là chỗ sở tại của dụng thần trong Đẩu Số. Tới đây thì quý ngàu đã trông ra được manh mối gì chưa?

Ba.

Tử Vi Đẩu Số chính là sự diễn hóa biến đổi liên tục của một chuỗi số.

3.1 Đẩu số phân chia ra đối với mệnh danh của các số Lạc Thư, như “1” mệnh danh là Thiên Cơ, “7” mệnh danh là “Cự Môn”, v.v… cho nên bản thân các phi tinh chính là đại danh từ của “Số”.

3.2 Thiên Can là mười “Số” tiến vị (có số vị luôn tiến tới), Địa Chi là mười hai “Số” tuần hoàn, mà cấu thành một cuộc tình tay ba trên mệnh bàn Đẩu Số của 3 nhân vật chính là: “Cung, Tinh, Tứ Hóa tượng”. Cung chính là “Số” của mười hai Địa Chi. Phi Tinh chính là “Số” Lạc Thư. Tứ Hóa tượng thì thống hợp Thiên Can, Địa Chi và Lạc Thư số, chính là “Số”;

3.3 “Tử Vi tinh” đại diện thay thế cho số 5 trung cung, “5 là số trung gian, bất luận sinh thành thể dụng gì đều không thể ly khai nó, nó chính là then chốt trung tâm của âm dương biến hóa” (Dịch Thược). Cho nên “Tử Vi đế tọa lấy Phụ Bật làm phụ tá, làm chủ tinh của số trung, chính là nguyên lưu của cái dụng. Chính là lấy Nam Bắc đẩu tụ tập lại mà thành số, là linh hồn của vạn vật (Tinh viên luận). Từ những điều trên đây có thể thấy, Tử Vi Đẩu Số chính là biến hóa của một chuỗi số.

Bốn.

(QNB chú: sau đây, chữ “Dịch” đa nghĩa, là dễ, là biến đổi, là trao đổi, là chuyển dịch, là Dịch vậy,… như chúng ta vốn đã biết, nên tôi không dịch mà để nguyên chữ ấy).

Dịch Khiết nói: “Dịch ấy, cùng dịch mà không gì không dịch, thượng hạ dịch, âm dương dịch, việc này khiến thành cái Dụng của Thiên Địa. Mà chỗ của Càn Khôn, há có một cái nhất định nào đó của lý bất dịch chăng… Chính là với âm dương bát quái đều trọng yếu ở cái sự linh hoạt, bức tranh của Tiên Hậu thiên, những tồn tại những nét đại thể chính, vạn lần không thể câu nệ cố chấp vậy”. Cái đoạn thoại này thuyết minh về cái dụng linh hoạt trọng yếu ở trong dịch lý, thuật số.

Đa số trong các môn thuật số mệnh lý, Đẩu Số là một môn cự kỳ đặc biệt, nhất là Tứ Hóa của nó lại càng đặc biệt. Bởi vì, lý niệm thiết kế của Đẩu Số là vô cùng xác thực, đầy đủ điều hòa mà linh hoạt cả về Dịch lý, âm dương, ngũ hành, bát quái, nạp giáp, thiên can, địa chi, hà đồ, lạc thư,… thống hợp hết thảy các phép tắc cơ bản của ngũ đại thuật số.

Quan trọng hơn cả là thiết kế Tứ Hóa của Đẩu Số cũng đồng thời liên đới đến thiết kế các tinh quần Tử Vi Thiên Phủ, Tả Hữu Xương Khúc. Cho nên nếu như Đẩu Số mà không bàn tới Tứ Hóa thì các sao khác cũng không có nhiều giá trị mà khiến cho môn đẩu số khó mà được thừa nhận. Từ xưa tới nay, người trong giới đẩu số hoặc không nắm được cái lý học cơ bản của Đẩu Số, hoặc nói gì biết nấy, quan một cũng ừ mà quan tư cũng gật, chẳng chịu tìm hiểu sâu xa, hoặc gió chiều nào xoay chiều đó, cho nên mới khiến cái học của Đẩu Số mệnh lý dẫn đến lộn xộn tứ tung, chân nam đá chân chiêu. Bút giả chỉ đem nguyên lý của Đẩu Số Tứ Hóa công khai ra, giúp Tứ Hóa khẳng định lại địa vị của nó ở trong Đẩu Số.

Năm.

Tử Vi Đẩu Số với Hà Lạc Lý Số có cùng ngọn nguồn mà lại phân chia nhánh.

“Cái gọi là Hà Lạc Lý Số, ý nghĩa như tên gọi, đương nhiên không nằm ngoài việc lấy lý số của Hà Đồ Lạc Thư làm chuẩn tắc. Bất quá, phương pháp của nó chính là lấy 10 số Thiên Can, 12 số Địa Chi, phối hợp tượng số của Bát Quái mà cấu thành một bộ lý niệm, công thức tính toán trừu tượng. Điều đó có uyên nguyên ở trong phương pháp nạp giáp của Dịch học tượng số thời Tây Hán (QNB chú: ám chỉ đến Nạp Giáp của Kinh Phòng) mà phát triển thành một loại lý học cùng công thức đoán mệnh”.

Đoạn này chính là một đoạn miêu tả về Hà Lạc Lý Số trong trang 90 của sách “Tinh Mệnh với Chiêm Bốc của Dịch học”. Nếu đem mấy chữ “Hà Lạc Lý Số” trong đoạn văn đó mà hoán đổi thành “Tử Vi Đẩu Số” thì cũng có thể thấy rường như đó chính là đoạn văn mô tả căn nguyên sáng tác của Tử Vi Đẩu Số.

Trên phương diện phát triển về sau, Hà Lạc Lý Số định hướng từ số khởi quái, lại từ bát quái tương đãng trở thành dẫn đến bản mệnh quái; Tử Vi Đẩu Số thì từ số chuyển hóa thành sao, cùng với mối quan hệ đối ứng của số của Thiên Can định vị Tứ Hóa. “Huống hồ trong phương pháp các môn thuật số toán mệnh, thực sự thì lấy Dịch lý làm chủ thể, chỉ có Hà Lạc Lý Số là chuyên nhất” (Tinh Mệnh với Chiêm Bốc của Dịch học). Bút giả cho rằng, ngoài Hà Lạc Lý Số ra thì còn phải kể đến Tử Vi Đẩu Số.

————————

Khai phá nguyên lý bài bố Tứ Hóa

(QNB chú: Dưới đây là bài nghiên cứu của học giả Minh Đăng. Đây là một bài viết hoàn toàn độc lập, chẳng liên quan gì đến ông Tạ Hân Nhuận, nhưng vì có sự liên quan đến phương pháp nghiên cứu cách bài bố Tứ Hóa).

1, Lời nói đầu

Thập can tứ hóa, Giáp liêm phá vũ dương, Ất cơ lương tử âm,… là phương pháp và lý luận nòng cốt của kỹ thuật tử vi đẩu số truyền thống. Xưa nay vốn được biết như thế nhưng không biết cái cơ sở của nó thế nào, nguyên lý sắp xếp phân bố của nó đặc biệt huyền bí khó hiểu. Tuy nhiều người có tìm tòi nghiên cứu nỗ lực để giải quyết nan đề này, nhưng những quan điểm được đề xuất bởi họ vẫn không tránh được các khiếm khuyết thiếu sức thuyết phục. Những năm gần đây, có người phát hiện sự bài bố của Tứ Hóa với Nạp Giáp Thai Dục pháp có quan hệ (giải thích nguyên lý của nó dưới đây), nhưng bởi vì không có liên hệ đến Nạp Giáp Lưu Hành pháp cùng Huyền Không Quái pháp, cho nên chỉ có thể lấy cái huyền ảo mà giải thích cái huyền ảo, không tránh được có chứa cái mùi vị của trò đùa giỡn với các con số.

Bài này là một thành quả nghiên cứu của Minh Đăng trong những năm gần đây, vạch ra bản ý của sự bài bố thiết kế Thập Can hóa Lộc, hóa Quyền, hóa Khoa, hóa Kị, cũng trong mức độ phù hợp mà chứng minh tính quy luật nội tại của sự phân bố của chúng, tính quan hệ trong chỉnh thể. Trong đó có những chỗ hy vọng là thuộc loại “sơn cùng thủy tận” không dễ đạt được.

Bài này thanh đàm chẳng có gì gọi là huyền ảo cả, chỉ có suy luận lô gic trên lý số mà thôi, người nghiên cứu nắm được bát quái cùng phép nạp giáp thì có thể thông qua sự tự mình suy ngẫm khảo cứu mà đánh giá cái tính hợp lý hay không của nó.

Dù rằng như vậy, vẫn cần phải trình bày cho rõ, đối với Minh Đăng thì tính ứng dụng của Tứ Hóa vẫn còn tồn tại một thái độ thận trọng, đối với tư tưởng thiết kế loại này của tác giả ấy cũng không hoàn toàn nhất trí, cũng chẳng biết vận dụng như thế nào. Bởi vì nguyên lý và ứng dụng là không thể nhập lại làm một để mà đánh đồng mà nói được. Cho nên Tử Vi tượng học cũng không có nhiều ứng dụng đến Tứ Hóa.

2, Nạp giáp

Nạp Âm cùng Nạp Giáp là cặp đại lý luận trụ cột của lý luận trong Tử Vi Đẩu Số truyền thống. Chính tinh vốn từ Nạp Âm, Tứ Hóa vốn từ Nạp Giáp, hai cái này đều là bí pháp ở trong các môn thuật số cổ đại của Trung Quốc, rất có giá trị nhưng đại đa số mấy bố học giả học thật của phái Thư Phòng cứ hay nói vu vơ (chứ không tiết lộ), bỗng có bí bản dân gian tiết lộ một chút sự thực, nhưng cũng quả là ngàn vàng cũng khó mà có được.

2.1 Nạp giáp thai dục pháp

Phép nạp giáp có 2 loại, lấy quẻ lục hào của Kinh Phòng làm nạp pháp đặc trưng, Càn nạp Nhâm Giáp, Khôn nạp Ất Quý, Cấn nạp Bính, Đoài nạp Đinh, Khảm nạp Mậu, Ly nạp Kỷ, Chấn nạp Canh, Tốn nạp Tân.

Như “Thiết Bản Thần Số” có viết:

Nhâm giáp tòng càn số,

Ất quý hướng khôn cầu.

Canh lai chấn thượng lập,

Tân tại tốn phương du.

Mậu tòng khảm xử xuất,

Kỷ dĩ ly vi đầu.

Bính vu cấn môn lập,

Đinh hướng đoài gia thu.

=

Nhâm Giáp theo số Càn,

Ất Quý tìm hướng Khôn

Canh đến lập trên Chấn,

Tân dạo ở Tốn phương

Mậu theo nơi Khảm xuất,

Kỷ lấy Ly làm đầu

Bính lập nơi cửa Cấn,

Đinh hướng nhà Đoài thu.

Xem đồ hình 1 “Nạp Giáp Thai Dục đồ”

 Phép nạp của quẻ Kinh Phòng là ở trong quẻ kép 6 hào phân bố Hồn Thiên Giáp Tý, ưu tiên nạp Thiên Can. Nội dung quan trọng của nó là lấy Càn Khôn (trùng quái) bao quát Thiên Địa, cho nên cặp quái Càn Khôn trong ngoài có sở nạp không giống nhau. Nội quái Giáp Ất, ngoại quái Nhâm Quý, coi là phụ mẫu của quái, phản ánh cái lý của trời đất sinh hóa dưỡng dục.

Tử Vi tượng học gọi loại phép nạp này là “Nạp Giáp Thai Dục pháp”. Lại còn gọi là Hậu Thiên Nạp Giáp, bởi vì nó chính là từ sự diễn hóa của phép “Nạp giáp Lưu Hành pháp” của quẻ đơn 3 hào mà ra.

Nạp Giáp Lưu Hành pháp

Trong Huyền Không Địa Lý học áp dụng phổ biến phép “Nạp Giáp Lưu Hành pháp”, loại phép nạp này không lấy Càn Khôn bao Thiên Địa, bởi vì dụng ý ở trên quái tam hào, phản ánh chính là lấy Mậu Kỷ làm trung tâm lưu lành. Như hình 2 nêu lên:

Tức Càn nạp Giáp, Khôn nạp Ất, Cấn nạp Bính, Đoài nạp Đinh, Chấn nạp Canh, Tốn nạp Tân, Ly nạp Nhâm, Khảm nạp Quý, mà Mậu Kỷ cư Trung Hư không dùng. Kết quả của việc để trống (hư) Mậu Kỷ mà không dùng đó là biểu hiện nơi 24 Sơn là không có Mậu Kỷ.

(QNB chú: trong hình 2, không thấy ghi Ly nạp Nhâm, Khảm nạp Quý, nên QNB chú ra bên cạnh.

Mậu Kỷ đã “hư” đi nên không dùng, chỉ ghi vào giữa vì nó vẫn “cư trung”).

Loại phép nạp này ở trong Tử Vi tượng học gọi là Nạp Giáp Lưu Hành pháp, còn gọi là Tiên Thiên Nạp Giáp.

 2.3 Nguyên lý và công dụng của phép Nạp Giáp

Số của Nạp Giáp vi diệu tinh thâm, trước đây người ta chẳng biết là từ đâu, như “Tham Đồng Khế” của Ngụy Bá Đương lấy sự tròn khuyết của Trăng mà giải thích, thực chẳng phải xuất phát từ cái lý tự nhiên, còn Giang Vĩnh trong “Hà Lạc Tinh Uẩn” lấy tượng số của Hà Lạc để mà giải thích thì sâu sắc chí lý, rất có sức thuyết phục.

Xem hình 3 (Nạp giáp hình thành đồ, xuất phát từ “Hà Lạc Tinh Uẩn”, quyển 8):

Khai phá nguyên lý bài bố Tứ Hóa

(tiếp theo)

Ứng dụng của Nạp Giáp chủ yếu ở trong Huyền Không Địa Lý học và Kinh Phòng Dịch, chẳng những như thế, phép Nạp Giáp có thể dùng để giải thích quá trình diễn biến của Tiên Thiên Bát Quái với Hậu Thiên Bát Quái:

 Như đồ hình 4 cho thấy:

Căn bản của 4 quái Dương tiên thiên biến hậu thiên ở chỗ theo Thiên Ấn, tức Giáp → Bính → Mậu → Canh → Nhâm → Giáp.

(QNB chú: thay vì dùng thuật ngữ “Thiên Ấn” của Tứ Trụ, ta có thể sử dụng ngôn ngữ của Âm Dương Ngũ Hành mà nói, là sự tương sinh của ngũ hành của Thiên Can cùng tính âm dương, cụ thể là Can dương tương sinh cho Can dương).

Ví dụ như quái Càn tiên thiên nạp can Giáp, Giáp là Thiên Ấn của Bính (tức dương Mộc sinh dương Hỏa), Bính là chỗ nạp quái Cấn, cho nên quái Càn hậu thiên di chuyển đến vị trí quái Cấn tiên thiên. Cùng cái lý đó, Mậu là Thiên Ấn của Canh (tức dương Thổ sinh dương Kim), Canh là Thiên Ấn của Nhâm (dương Kim sinh dương Thủy), Nhâm là Thiên Ấn của Giáp (dương Thủy sinh dương Mộc), cho nên quái nạp giáp tương ứng của nó tuân theo cái quy tắc di chuyển vị trí này, tức là hình thành nên quái vị của 4 quái dương Hậu Thiên, duy chỉ có Cấn di chuyển đến trung cung (Bính đến Mậu), nhưng cần phải di chuyển đến vị trí Chấn (Mậu đến Canh), bởi vì trung cung để trống (hư) vậy, chư quái không được nhập.

Lại như đồ hình 5 nêu lên, căn bản của 4 quái âm Tiên thiên biến Hậu Thiên là ở chỗ theo Thất Sát, tức là tức Ất → Tân → Đinh → Quý → Kỷ → Ất. Cái này không nói rườm rà.

(QNB chú: thay vì dùng thuật ngữ “Thất Sát” của Tứ Trụ, ta có thể sử dụng ngôn ngữ của Âm Dương Ngũ Hành mà nói, đó là sự tương khắc của ngũ hành của Thiên Can có cùng tính âm dương, cụ thể là Can âm tương khắc Can âm).

Khai phá nguyên lý bài bố Tứ Hóa

(tiếp theo)

3. Thứ tự danh sách Chính Tinh

Nhất tử nhị cơ tứ thái dương,

Ngũ vũ lục đồng cửu liêm phương.

Lục tinh nghịch bài hư tam vị,

Thập tứ khứ tử thiên phủ tàng.

Thiên phủ thái âm dữ tham lang,

Cự môn thiên tướng cập thiên lương.

Thất sát phá quân thập nhất sổ,

Bát tinh thuận bố lưỡng đối đương.

(Một Tử, hai Cơ, bốn Thái Dương

Năm Vũ, sáu Đồng, chín Liêm phương

Sáu sao bày nghịch, trống ba vị

Mười bốn bỏ Tử, Thiên Phủ nương

Thiên Phủ, Thái Âm, với Tham Lang

Cự Môn, Thiên Tướng, cùng Thiên Lương

Thất Sát, Phá Quân số mười một

Tám sao bày thuận, cặp đối đương).

Đây là miêu tả đối với đồ hình 6 (Tử Phủ lưỡng hệ Hậu Thiên vị tự đồ):

 Bởi vậy mà thấy, thực ra thì các học giả môn Đẩu Số đều đang nghiên cứu về 14 loại nhân tố căn bản (gen) cùng với các biến thể của chúng – 12 cung với nhân tố “đột biến” chính là Tứ Hóa.

QNB chú: có lẽ tác giả đưa ra góc độ quan sát Tử Vi dưới con mắt của nhà sinh học di truyền với các loại gen cũng như coi Tứ Hóa là các nhân tố gây đột biết gen.

Thái Ất vi Thổ, phân ra Âm Dương động tĩnh, là Tử Vi Thiên Phủ, cho nên hai chuỗi nhân tố căn bản cùng lấy Tử Vi làm đầu, ngụ ý cái nội dung lý lẽ của Càn Khôn. Chuỗi sao của Tử Vi hệ thuộc dương, các hóa Lộc cùng với hóa Kị của nó phải lấy dương Can mới có thể dẫn động. Chuỗi sao của Thiên Phủ hệ thuộc âm, các hóa Lộc với hóa Kị của nó phải lấy âm Can mới có thể dẫn động được (để rõ hơn hãy xem trước tác “Chính Tinh bản nguyên luận” của Minh Đăng”).

Lấy một cục dương làm đồ hình hậu thiên bản vị của 14 chính tinh, lúc này Tử Vi Thiên Phủ tương hội ở Dần cung, Liêm Trinh Thiên Tướng tương hội ở Ngọ cung, ngoài ra 10 sao còn lại mỗi sao cư 1 cung mà không có cung nào trống cả. Loại phân bố đều đều này của chính tinh biểu hiện nội hàm sâu sắc của Đẩu Số. Để rõ hơn xem trước tác “Chính Tinh bản nguyên luận” của Minh Đăng.

————————

Khai phá nguyên lý bài bố Tứ Hóa

(tiếp theo)

4, Hóa Lộc và Hóa Kị

4.1 Tiên Thiên hóa Lộc hóa Kị

Như đồ hình 8 – Chính tinh Tiên Thiên hóa Lộc hóa Kị đồ

 Đồ hình này, quái phân chia ra trong ngoài 2 tầng, thực là nói đến cái đối đãi vậy, quái ở tầng ngoài cùng với các quái ở đồ hình bên trên hoàn toàn tương đồng, chẳng sai một tẹo nào.

Do đó có thể thấy, nguồn gốc Hậu Thiên hóa Lộc ở Huyền Không, hoặc giả với Huyền Không có sự phù hợp, xác đáng không còn gì nghi ngờ nữa. Nhân đây, Minh Đăng suy luận giả thuyết là có khả năng người thiết kế (Tứ Hóa trong Đẩu Số) lấy thiết kế ở trong Huyền Không quái pháp để mà bài bố hóa Lộc.

Kết Luận:

1, Hóa Lộc hóa Kị mà chúng ta biết là Hậu Thiên hóa Lộc, chúng từ Tiên thiên hóa Lộc hóa Kị mà tới;

2, Tiên thiên hóa Lộc hóa Kị với Huyền Không thiên định quái là phù hợp hoặc là có khả năng có nguồn gốc từ Huyền Không thiên định quái;

3, Tiên Thiên hóa Lộc hóa Kị đều phản ánh sự biến hóa của Địa đạo, vốn có quy luật đối xứng xoay quanh Sửu Mùi cung;

Tử Vi hệ 5 chính tinh phối với 5 dương can, Thiên Phủ hệ 5 chính tinh phối với 5 âm can, Can hóa Lộc với Can hóa Kị của chúng là mối quan hệ Thất Sát.

4. Hậu Thiên hóa Lộc chính là cái lý của Nạp giáp thai dục pháp, với Huyền Không Hậu Thiên phụ mẫu đồ phù hợp.

5. Trong Tử Vi truyền thống, can Kỷ sao Văn Khúc hóa Kị trên thực tế là sao dại diện thay thế của Phá Quân, can Tân sao Văn Xương hóa Kị trên thực tế là sao dại diện thay thế của Thiên Lương.

————————

” Bút giả phát hiện nghiệm lý được qua vô số kinh nghiệm luận mệnh, có nhiều lá số với cung Phu Thê gần như là tương đồng về cát hung vậy mà xuất hiện kết quả về hôn nhân với tình cảm hoàn toàn không tương đồng. Một cung Phu Thê khán thấy dường như “đại cát”, lý ra ứng với hôn nhân mỹ mãn, bạch đầu giai lão, nhưng mà kết quả cuối cùng thì lại là sinh ly với tử biệt. Ngược lại, cung Phu Thê có Kị sát giao xung khắp nơi đầy hung tượng, nhưng hôn nhân cả đời lại êm ả chẳng có sóng gió gì cả, thành tựu nhân duyên tốt đẹp. Cát hung của cung Phu Thê ấy, cùng với hôn nhân thực tế hình thành ví dụ thực tế trái ngược lại về mệnh lý. Phàm những người vốn có kinh nghiệm về mệnh lý, chắc cũng đều đã gặp những trường hợp như thế.”

Vỗ tay hoan hô cụ Quách Ngọc Bội ! Cảm ơn cụ bỏ công sức thời gian dịch sách cho đồng bào đọc. Quyển “Tử Vân luận hôn nhân” nghe nói đc đánh giá rất cao. Cụ có thời gian xin tiếp tục.

————————

Sau khi lược lại một số kiến thức về Dịch học, chúng ta có thể vận dụng ngay sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong các môn Huyền học. Dưới đây là thí dụ áp dụng vào bộ môn Phong Thủy, tôi đã viết cách đây vài năm, khi một bạn có hỏi tôi thử dùng lý luận để giải thích 1 hiện tượng thực tế trong Phong Thủy.

Trường phái Phong Thủy của thày Quảng Đức có một khái niệm là “Lỗ Đen”, dùng để gọi một hiện tượng xấu trong Phong Thủy sau khi phân cung điểm hướng, mà xét thấy một cặp yếu tố nào đó rơi vào tương quan của 2 quái [Càn & Chấn], thì ít nhiều sẽ gây ra tai họa cho nhà này. Thí dụ, nhà có cửa tại cung/hướng Càn mà đặt bếp tại cung/hướng Chấn. Hoặc thí dụ, nhà cửa hướng Đông, cầu thang từ Tây Bắc,… Đây là những thực tế hiện hữu nhưng chưa có lý giải rõ ràng bằng lý luận.

—————————–

Vận dụng các kiến thức trong Chương “Dịch học đại cương” mà tôi đã trình bày, ta xét:

Càn (111) với Chấn (001) : gọi là cặp A.

Đoài (011) với Ly (101) : gọi là cặp B.

Tốn (110) với Khôn (000) : gọi là cặp C.

Cấn (100) với Khảm (010) : gọi là cặp D.

Phối nhau sẽ thành Ngũ Quỷ.

Cái tên gọi “Ngũ Quỷ” của trường phái Bát Trạch và tên gọi “Ngũ Hoàng” của trường phái Huyền Không, đều dùng chữ “Ngũ” (số 5), đều phối với sao Liêm Trinh là sao thứ 5 của chòm Bắc Đẩu (Tham 1, Cự 2, Lộc 3, Văn 4, Liêm 5, Vũ 6, Phá 7; còn 2 sao Tả Hữu mang thứ tự 8, 9).

Chữ “Quỷ” được dùng với ý nghĩa của sự tương khắc về Ngũ Hành (khắc ngã giả vi quan quỷ). Theo như 4 cặp quái A, B, C, D, bên trên thì:

A có Càn kim khắc Chấn mộc.

B có Ly hỏa khắc Đoài kim.

C có Tốn mộc khắc Khôn thổ.

D có Cấn thổ khắc Khảm thủy.

Vì sao 4 cặp trên khi phối với nhau đều thành 1 kết quả chung là Ngũ Quỷ?

Là do phép Giao Hào của 1 cặp Quái.

Phép Giao Hào này căn cứ trên nền tảng lý luận của Âm (Ngẫu, chẵn) và Dương (Cơ, lẻ).

A: Càn (111) + Chấn (001)

Hào dương + Hào âm = lẻ + chẵn = lẻ (dương)

Hào dương + Hào âm = lẻ + chẵn = lẻ (dương)

Hào dương + Hào dương = lẻ + lẻ = chẵn (âm)

——————————————

Càn…….+…Chấn…=…………Tốn

B: Đoài (011) với Ly (101)

Hào âm + hào dương = chẵn + lẻ = lẻ (dương)

Hào dương + hào âm = lẻ + chẵn = lẻ (dương)

Hào dương + hào dương = lẻ + lẻ = chẵn (âm)

——————————————-

Đoài……+…Ly…..=…………Tốn

C: Tốn (110) với Khôn (000)

Hào dương + hào âm = lẻ + chẵn = lẻ (dương)

Hào dương + hào âm = lẻ + chẵn = lẻ (dương)

Hào âm + hào âm = chẵn + chẵn = chẵn (âm)

——————————————-

Tốn……+…Khôn…=…………Tốn

D: Cấn (100) với Khảm (010)

Hào dương + hào âm = lẻ + chẵn = lẻ (dương)

Hào âm + hào dương = chẵn + lẻ = lẻ (dương)

Hào âm + hào âm = chẵn + chẵn = chẵn (âm)

——————————————-

Cấn……+…Khảm…=…………Tốn

Như vậy, có thể thấy rằng, bằng phép Giao Hào thì cả 4 cặp A, B, C, D, đều cho cùng 1 kết quả là quái Tốn. Chính là quái đứng 5 trong thứ tự của Tiên Thiên Bát Quái.

Tại sao trong 4 cặp trên, chỉ có riêng cặp A (Càn và Chấn) mới hình thành hung tượng Lỗ Đen?

Chúng ta có thể sử dụng ngay kết quả phép Giao Hào là quái Tốn làm trung gian so sánh.

Quái Tốn (tính âm) ở trong Tiên Thiên Bát Quái có vị trí đối lập với quái Chấn (tính dương).

Quái Tốn (tính âm) ở trong Hậu Thiên Bát Quái có vị trí đối lập với quái Càn (tính dương).

Chỉ có duy nhất cặp A (Càn với Chấn) mới có mối quan hệ như vậy với Tốn trên Tiên Hậu Thiên Đồ. Còn lại, các cặp B, C, D, khi xét tương quan với quái Tốn (kết quả phép Giao Hào) đều không xảy ra hiện tượng như cặp A.

Điều này sẽ khiến ta thấy rằng, Âm Dương tương giao phụ mẫu kết hợp mà sinh ra con ở vị trí đối lập với cha mẹ, tạo nên ảnh hưởng xung động, thì sẽ hình thành hung tượng.

Hung tượng này có, chưa chắc đã phát động hung tính, chỉ khi gặp yếu tố dẫn động nào đó từ Loan Đầu như mũi nhọn, đòn dông, đường đi,… đâm vào thì sẽ kích động hung tượng có điều kiện phát tác.

I, Xét về Nạp Giáp

……………………………………..Thái Cực………………………………………

……………..Dương nghi………………………….Âm nghi…………………..

…..Thái Dương……Thiếu Âm……….Thiếu Dương……Thái Âm……

Càn…….Đoài…….Ly…….Chấn…….Tốn…….Khảm…….Cấn…….Khôn

Phân tính Âm Dương của Quái bằng phép Giao Hào:

1, Càn (111) = lẻ + lẻ + lẻ = lẻ -> là Dương quái.

2, Đoài (011) = chẵn + lẻ + lẻ = chẵn -> là Âm quái.

3, Ly (101) = lẻ + chẵn + lẻ = chẵn -> là Âm quái.

4, Chấn (001) = chẵn + chẵn + lẻ = lẻ -> là Dương quái

5, Tốn (110) = lẻ + lẻ + chẵn = chẵn -> là Âm quái.

6, Khảm (010) = chẵn + lẻ + chẵn = lẻ -> là Dương quái.

7, Cấn (100) = lẻ + chẵn + chẵn = lẻ -> là Dương quái.

8, Khôn (000) = chẵn+ chẵn + chẵn = chẵn -> là Âm quái.

Phần Dương của Thái Cực gồm quái Càn (dương, tượng Cha) dẫn theo ba con là Đoài (âm, thiếu nữ), Ly (âm, trung nữ), Chấn (dương, trưởng nam).

Phần Âm của của Thái Cực gồm quái Khôn (âm, tượng Mẹ) dẫn theo ba con là Cấn (dương, thiếu nam), Khảm (dương, trung nam), Tốn (âm, trưởng nữ).

Tiên Thiên Bát Quái đồ:

Đoài……….Càn……….Tốn

Ly……………………….Khảm

Chấn……..Khôn……….Cấn

A, Nạp Giáp thai dục pháp

Càn dương nạp Giáp dương, Khôn âm nạp Ất âm, chính là Thiên Địa định vị.

Cấn dương nạp Bính dương, Đoài âm nạp Đinh âm, chính là Sơn Trạch thông khí.

Khảm dương nạp Mậu dương, Ly âm nạp Kỷ âm, chính là Thủy Hỏa bất tương xạ.

Chấn dương nạp Canh dương, Tốn âm nạp Tân âm, chính là Lôi Phong tương bác.

Tám quái đã đủ một lượt, đối đãi lẫn nhau theo âm dương chính là Bát Quái tương thác. Nhưng 10 Thiên Can thì mới dùng có 8 , còn dư 2 Can là Nhâm và Quý. Liền vòng trở lại nạp vào ngoại quái của Phụ Mẫu là Càn Khôn, với Nhâm dương nạp vào Càn dương và Quý âm nạp vào Khôn âm.

Như vậy chính là phép Nạp Giáp theo Kinh Phòng.

Sắp xếp lại theo thứ tự 10 Thiên Can:

Thiên Can: Giáp…..Ất…..Bính…..Đinh….Mậu……Kỷ…..Canh…..Tân

Bát Quái:….Càn…Khôn….Cấn…..Đoài…Khảm…..Ly…..Chấn…..Tốn

……………..Nhâm…Quý.

Tên Tượng: Thiên…Địa….Sơn….Trạch…Thủy….Hỏa…..Lôi…Phong

Như vậy ta thu được nhóm 4 quái đầu tiên gồm Càn, Khôn, Cấn, Đoài (Thiên, Địa, Sơn, Trạch) chính là Tây Cục, Tây tứ trạch. Còn nhóm 4 quái sau gồm Khảm, Ly, Chấn, Tốn (Thủy, Hỏa, Lôi, Phong) chính là Đông Cục, Đông tứ trạch.

B, Nạp Giáp lưu hành pháp

Tiên Thiên Bát Quái nạp giáp phối Cửu Cung Lạc Thư đồ:

[Đoài, Đinh, 4]………[Càn, Giáp, 9]………[Tốn, Tân, 2]

………………………………………………………………………..

[Ly, Nhâm, 3]…………[Mậu, Kỷ, 5]……..[Khảm,Quý, 7]

…………………………………………………………………………

[Chấn, Canh, 8]……..[Khôn, Ất, 1]………[Cấn, Bính, 6]

Khi đem Bát Quái nạp giáp mà phối vào Cửu Cung, liền đem Mậu Kỷ thổ trả về Trung cung thổ, gọi là Hư trung (bỏ trống) không dùng đến, vì các Quái không được phép nhập Trung Cung.

Như vậy thì Ly là con đi theo cha Càn, cho nên đem Nhâm tại Càn mà nạp lại cho Ly; còn Khảm là con đi theo mẹ Khôn, cho nên đem Quý tại Khôn để nạp lại cho Khảm.

Kết quả của đồ hình Cửu Cung trên chính là Nạp Giáp của môn Phong Thủy Địa Lý. Nó cũng chính là nguyên cớ mà trong 24 Sơn Hương của Phong Thủy không có Mậu Kỷ vậy.

II, Mối quan hệ của nhóm Ngũ Quỷ và hiện tượng Lỗ Đen của cặp Càn Chấn

Càn (111) với Chấn (001) : gọi là cặp A.

Đoài (011) với Ly (101) : gọi là cặp B.

Tốn (110) với Khôn (000) : gọi là cặp C.

Cấn (100) với Khảm (010) : gọi là cặp D.

Sự tương khắc về Ngũ Hành (khắc ngã giả vi Quan Quỷ). Theo như 4 cặp quái A, B, C, D, bên trên thì:

A có Càn kim khắc Chấn mộc.

B có Ly hỏa khắc Đoài kim.

C có Tốn mộc khắc Khôn thổ.

D có Cấn thổ khắc Khảm thủy.

Đồng thời:

Cặp A, Chấn có Canh dương kim khắc Giáp dương mộc của Càn.

Cặp B, Ly có Nhâm dương thủy khắc Đinh âm hỏa của Đoài.

Cặp C, Tốn có Tân âm kim khắc Ất âm mộc của Khôn.

Cặp D, Khảm có Quý âm thủy khắc Bính dương hỏa của Cấn.

Như vậy, 4 cặp trên, ngoài ngũ hành bản thể của các Quái có sự tương khắc, thì ngũ hành khách thể của Thiên Can nạp trong các Quái cũng có sự tương khắc. Trong đó, cặp A và cặp D có sự tương khắc nghịch trở lại tạo thành hai chiều xung đột, còn cặp B và cặp C chỉ có sự tương khắc một chiều.

Xét mối quan hệ tương khắc của Thiên Can nạp trong các cặp A, D, ta thấy:

Cặp A có sự tương khắc cùng tính âm dương, là Thiên Quan hay còn gọi là Thất Sát, do đó mối quan hệ này thực sự đáng lo ngại tàng hung tượng.

Cặp D có sự tương khắc khác tính âm dương, là Chính Quan, mối quan hệ này không đến nỗi nguy hại như của cặp A.

Như vậy, trong 4 cặp nói trên, rốt cuộc thì cặp A (Càn với Chấn) có chứa mối quan hệ tương khắc xung đột hai chiều dữ dội nhất, cho nên về mặt lý luận có thể thấy cặp này có hung tượng mạnh nhất vì kể cả ở nơi khí tốt thì khí cũng bị phân tán không thể điều hòa được, còn nếu tại nơi khí xấu thì tạo nên sự xung sát, hình thành Lỗ Đen như các trường hợp đã xảy ra trên thực tế chứng minh.

Tuy nhiên, chúng ta lại có thể nhận thấy một câu hỏi nảy sinh, rằng Ngũ Hoàng vốn hung hiểm nhưng không phải lúc nào nó cũng tác họa, vì trên thực tế có thể thấy năm nào chả có Ngũ Hoàng tọa ở một phương nào đó, nhà nào chả có Ngũ Hoàng ở một góc nào đó, nhưng không phải nhà nào cũng có họa, năm nào cũng có họa. Dao kề cổ cũng chưa chắc đã bị đâm. Mà họa chỉ có thể xảy khi có một yếu tố nào đó xung kích làm dẫn động cho hung tượng có điều kiện phát tác.

Điều này cũng giống như lý luận của môn Tử Vi thôi, lá số nào chẳng có ngần ấy sát tinh, giả như gặp Kình Dương cư Ngọ là hung cách Mã Đầu Đới Kiếm thì cũng chưa chắc đã có tai họa, nếu như có sao chế giải thì vẫn khỏe re, nếu mà có thêm các sao hợp cách cục thì còn có thể luận là có thành tựu quân sự to lớn, oai chấn biên thùy, uy danh nhất thế,… nhưng nếu không có sự hợp cách hay chế giải mà còn hội thêm các sát bại tinh khác thì chắc chắn xảy ra hung họa, tàn phế, yểu vong.

Hiện tượng Lỗ Đen cũng vậy, được thầy Quảng Đức phát hiện trên thực tế hàng trăm trường hợp trong quá trình mấy mươi năm làm nghề Phong Thủy, có những nhà phạm một hai yếu tố Lỗ Đen mà tai họa rất nặng hoặc đến rất nhanh là do có tác nhân xung kích làm cho hung tượng phát động, cũng có nhà phạm Lỗ Đen nhưng tai họa lại nhẹ nhàng hoặc ứng rất chậm là do không có tác nhân khác kích động hung tượng.

Cuối cùng, khi chúng ta đã xét rõ được về mặt lý luận và có những kiểm nghiệm qua các ví dụ thực tế. Thì mong rằng mọi người sẽ sớm đưa ra được biện pháp hóa giải được hung tượng Lỗ Đen, góp phần ứng dụng học thuật vào đời sống thực tiễn.

Hiện tại, giải pháp đầu tiên chúng ta có thể nghĩ đến là: Do nguyên nhân của Lỗ Đen xuất phát từ yếu tố xung khắc, nên để giải quyết vấn đề này thì lại áp dụng quy luật Tham Sinh Vong Khắc và Tham Hợp Vong Khắc, tức là dùng yếu tố tương sinh tương hợp để đưa vào điều hòa mối quan hệ xung khắc của Lỗ Đen Càn-Chấn.

————————

Đếm Sao

Trời lạnh quá, ngủ gật, trong giấc mơ màng bỗng nhiên lại thấy 1 bóng đạo sĩ quen quen đang phất phơ áo đen đi lướt qua, bèn gọi giật lại:

– Ma Y đạo trưởng đi đâu vội thế?

– Ồ, tiểu huynh đệ đấy hả, lâu nay vẫn mạnh giỏi chứ, đi đâu mà lạc tới đây. Bần đạo đang vội tới chỗ lão Cóc Trắng để uống trà chanh chém gió.

– A, khéo quá, vừa hay tiểu đệ cũng đang muốn tới Vũ Di Sơn để kiếm Bạch Ngọc Thiềm tiên sinh thỉnh giáo một chuyện.

– Vậy chúng ta cùng đi mau kẻo tối trời.

Đỉnh Vũ Di chiều đông lạnh lẽo,

Đại Hồng Bào ấp ủ Ô Long.

Tam tam lục lục lượn vòng,

Hữu tình sơn thủy mặc lòng mộng mơ.

– … Quách lão đệ, mơ màng chi đó. Núi vẫn 36 ngọn, suối vẫn là 9 khúc, trà Ô Long vừa pha xong, nóng hổi mới ra lò. Hôm nay lại tới hỏi chuyện luyện đan hả.

– Thưa, không phải. Hôm nay tiểu đệ chỉ hỏi một câu thôi. Rốt cuộc thì tại sao lại sáng chế ra cái môn Đẩu Số?

– Haizzz… hỏi chi xoáy vậy, thôi đệ hỏi lão Áo Đen đi.

– Khà khà… lão Bạch xem giải Ngoại Hạng Anh nhiều nên chuyền bóng khéo thế. Ma Y tôi tới đây uống trà chứ có tới để đếm sao đâu. Rốt cuộc cũng là tại sao… tại vì sao cả đó mà.

– À, tiểu đệ hiểu rồi. Tại vì uống trà nhiều nên mất ngủ, mất ngủ nên nằm ngắm các vì sao, ngắm sao thì phải đếm sao, mà Đếm Sao thì sinh ra cái môn Đẩu Số, ahihi…

– À, còn chuyện này nữa, nhưng mà tiểu đệ cần hỏi trước rằng bộ phú Hoàng Kim ở trong môn Đẩu Số có phải có một tay của Ma Y đạo trưởng góp vào để chế ra hay không?

– Cái này sao lại hỏi ta. Cả nhà cả cửa ta gom góp vốn liếng, chế được mỗi một bộ phú Ma Thị thôi mà, đem đi in bán lấy tiền uống rượu mà tụi xuất bản xã nó mặc cả bản quyền hẻo quá, cho nên ta tung ra nhân gian free luôn cho nó oách xà lách. Cái vụ phú Hoàng Kim là do huynh đệ nhà lão Bạch làm đấy.

– Hây da,… lão Hắc à. Ta chuyền bóng xong thì lão dứt điểm đi chứ, cớ sao lại trả bóng cho tuyến hai vậy. Nhớ lại hồi đó, ta bảo Hoàng lão đệ ghi chép lại 2 bộ phú Thái Vi và Cốt Tủy để sau này hậu học có cái mà photocopy, đâu dè hắn nổi hứng chế riêng ra một bộ phú nữa. Cái tay này căn cơ linh lợi, vốn tinh thông nhiều môn, đặc biệt là Bốc Phệ, đã từng chế một bộ phú cho môn ấy rồi. Nhưng mà chỉ có điều hắn rất tinh quái, chơi chữ giấu chiêu là kỹ thuật thường xuyên sử dụng… Mà chuyện này thì có liên quan gì đến việc tiểu đệ muốn nói?

– Thì đệ muốn minh oan cho Cự Môn một phen.

– Oan khuất ở đâu?

– Thì ở trong Hoàng Kim Phú đó, cái câu “Cự Môn hợi tý kị ngộ Lộc Tồn, nhi phùng Quyền Lộc, kiếm xạ Đẩu Ngưu” khiến lâu nay người ta cứ ngỡ nói về vấn đề mồm miệng, nói đại ngôn, ví cái sự bốc phét của Cự Môn trong trường hợp này như chỉ kiếm lên trời đòi bắt tú Đẩu tú Ngưu. Nhưng có phải như vậy đâu, chẳng qua là lão Hoàng vịn vai chú Cự Môn để làm điểm đánh dấu bố cục Chính Tinh trên thiên bàn, còn lại điểm trọng tâm thì lão giấu đi.

– Giấu như thế nào?

– Lẽ thường, theo âm vận, người ta đọc 4 chữ một hơi, thế mà lão Hoàng lại chơi dư lày:

Cự Môn Hợi,

Tý kị ngộ Lộc Tồn,

nhi phùng Quyền Lộc,

kiếm xạ Đẩu Ngưu.

Nghĩa là:

Cự Môn ở Hợi,

Mệnh lập tại Tý thì không ưa có Lộc Tồn đóng tại đó,

mà còn gặp thêm Quyền Lộc,

chỉ kiếm vào sao Đẩu sao Ngưu.

Thực chất cái câu phú ấy là nói về Mệnh cung có Thiên Tướng tọa thủ tại Tý chứ không phải nói đến Cự Môn, mà chỉ dùng Cự Môn làm điểm đánh dấu bố cục Chính Tinh và dùng Lộc Tồn làm điểm đánh dấu Thiên Can của tuổi.

Khi mà Cự Môn đóng ở Hợi thì ở cung Tý là cặp Liêm Tướng tọa thủ, mà Mệnh lập tại cung Tý với bố cục Chính Tinh như thế thì không ưa (nói trắng ra là rất sợ) đồng cung với Lộc Tồn tại Tý, bởi vì như thế nghĩa là tuổi Quý, nó khiến cho Triệt án ngữ tại Mệnh. Dù có Lộc Tồn tọa thủ nhưng bị Không Vong, có Phá Quân hóa Quyền hội về và Cự Môn hóa Lộc giáp cung cũng thành vô dụng. Bởi vì Thiên Tướng là sao tối kị, cự kỳ sợ, bị Triệt án ngữ do dễ gây ra tai nạn thảm khốc hoặc ra trận trên chiến trường hoặc làm hỏng việc ở triều đình là sẽ bị chém đầu (Tướng có tượng là đầu là khuôn mặt, Triệt là chặt chém là cắt đứt). Phú Nôm ở nước Nam nhà đệ còn có câu:

Thiên Tướng ngộ Triệt tại miền

Vừa ra tới trận, đầu liền phân thây

Cái cụm từ “kiếm xạ Đẩu Ngưu” là cách dùng từ ngữ thành ngữ rất “đắt”, phải nói là tuyệt hảo trong câu phú này. Thành ngữ ấy ám chỉ những người nói mồm thì hay nhưng làm thì chẳng đến nơi đến chốn, kiểu như là cầm thanh kiếm mà chỉ (xạ) lên trời đòi bắt sao Đẩu sao Ngưu. Nó mô tả đúng với tính tình của cái ông Thiên Tướng bị Triệt án ngữ, chỉ to mồm mà sợ chết, chưa ra trận thì ăn như rồng cuốn nói như rồng leo mà làm thì như mèo mửa, cho nên khi vào việc thì làm hỏng, hoặc xông ra trận chưa đánh đấm được gì đã bị chém bay đầu. Nói cái cách dùng thành ngữ rất “đắt” còn bởi vì khi Lộc Tồn ở cung Tý thì Kình Dương ở cung Sửu, mà cung Sửu chính là chỗ của các tú Đẩu và tú Ngưu của chòm Huyền Vũ tại phương Bắc – lúc nãy đếm sao thì tiểu đệ có dòm thấy chúng, đồng thời Kình Dương (hóa khí là Hình) có tượng là thanh kiếm nằm ngay tại chỗ 2 tú Đẩu Ngưu ấy cho nên mới gọi là “kiếm xạ Đẩu Ngưu”, nhưng Kình Dương ở đó ngộ Triệt thì có tượng là thanh kiếm gãy nên chỉ có thể chỉ trỏ vớ vỉn chứ chẳng thể chém với bắt được cái gì hết, ý là vô dụng, cũng mô tả tính chất y như Tướng Triệt với Lộc Triệt vậy.

– Khà khà, thì ra là như vậy, lão Hoàng chơi ác thật.

————————

Giải mã Thiên Môn – Địa Hộ

Do sự suy xét chu kỳ 12 năm của 12 Thần với chu kỳ 12 tháng của 1 năm, lại sinh ra khái niệm của 12 Nguyệt Kiến với 12 Nguyệt Tướng, hai cái này đều biểu thị 12 cung Hoàng Đạo nhưng có sự khác biệt.

12 Nguyệt Kiến, chính là chỗ cái chuôi của chòm Bắc Đẩu chỉ vào 12 cung, lấy 12 Địa Chi để biểu thị, nguyên nhân do Bắc Đẩu chuyển thuận theo chiều kim đồng hồ tính theo tháng, cho nên 12 cung cũng thuận chiều kim đồng hồ mà bài bố là Tý, Sửu, Dần, Mão,…Hợi, gianh giới phân chia của cung tương ứng với “Tiết” của Hoàng Đạo trong Lịch Pháp, các môn Lục Hào chiêm bốc, thuật Kỳ Môn, Bát Tự đều dùng thuận số cả.

12 Nguyệt Tướng, tức là triền cung mà Thái Dương đi qua, chính là do mỗi năm có vị trí xác định của 12 tháng Thái Dương. Bởi vì ở trên đường Hoàng Đạo thì Thái Dương đi nghịch chiều kim đồng hồ, cho nên cứ ngược chiều kim đồng hồ mà bài bố 12 cung, lần lượt là Đăng Minh, Hà Khôi, Tòng Khôi, Truyền Tống, Tiểu Cát, Thắng Quang, Thái Ất, Thiên Cương, Thái Xung, Công Tào, Đại Cát, Thần Hậu, phân giới của cung tương ứng với “Khí” của Hoàng Đạo trong Lịch Pháp, thuật số Lục Nhâm, Chiêm Tinh Tây phương, thuật Thất Chính Tứ Dư đều dùng cả.

Thái Huyền Kinh viết:

“Đẩu tả hành, kiến thập nhị thứ; Nhật hữu hành, chu nhập bát xá”.

Nghĩa là:

Đẩu từ trái mà đi, thiết lập 12 Thứ, Nhật từ phải mà đi, vòng quanh 28 Xá.

Cho nên, khác biệt của Nguyệt Kiến với Nguyệt Tướng ở chỗ không cùng hệ tham chiếu. Nguyệt Kiến thì thuận chiều kim đồng hồ mà từ trái đi sang, còn Nguyệt Tướng thì nghịch chiều kim đồng từ phải sang. Mặt khác, do bình quân 15 ngày sai khác của Tiết với Khí, cho nên Nguyệt Kiến với Nguyệt Tướng tồn tại 15 độ sai lệch về cung vị.

Liên quan về mối quan hệ của Nguyệt Kiến với Nguyệt Tướng, cổ nhân có một kết luận rất quan trọng: Đẩu Bính (chuôi chòm Bắc Đẩu) chỉ vào Tý thì Nhật Nguyệt hội ở Sửu, Đẩu Bính chỉ Sửu thì Nhật Nguyệt hội ở Tý, Đẩu Bính chỉ Dần thì Nhật Nguyệt hội ở Hợi, Đẩu Bính chỉ Hợi thì Nhật Nguyệt hội ở Dần. Tức là Nguyệt Kiến với Nguyệt Tướng vĩnh viễn có mối quan hệ tương hợp, đây cũng chính là nguồn cơn của quan niệm Địa Chi lục hợp. Lục Hợp lại cũng thường thấy ở trong các điển tịch về âm luật cổ đại.

Thái Dương mỗi ngày đi chừng 1 độ (nhất nhật hành nhất độ), nghịch chiều.

Cho nên mới sinh ra 12 Nguyệt Tướng đi nghịch 12 “tháng” theo các Khí [n, n+1] (chú ý là không phải theo Tiết).

Kể từ Nguyệt Tướng Đăng Minh bắt đầu từ Khí Vũ Thủy tới Khí Xuân Phân, lúc Thái Dương tại điểm 330 độ đi tới điểm 0 độ Hoàng Kinh, thì nó đi vào địa phận cung Hợi, lần lượt trải qua các Tú là Thất và Bích. Cho tới Nguyệt Tướng Hà Khôi bắt đầu từ Khí Xuân Phân tới khí Cốc Vũ, lúc Thái Dương tại điểm 0 độ đi tới điểm 30 độ, thì nó đi vào địa phận cung Tuất, lần lượt trải qua các Tú là Khuê và Lâu.

Khoảng thời gian ấy, ở trên Địa Cầu, cổ nhân nhận thấy lúc Xuân Phân thì Ban Ngày dài bằng Ban Đêm, những ngày sau đó thì nhận thấy Ban Ngày như đang dài dần ra và Ban Đêm như ngắn dần lại (hiểu đơn giản thì từ mùa Xuân đang chuyển dần sang mùa Hạ). Cảm giác như Cửa Trời đang mở ra, khí dương đang lớn mạnh thịnh vượng dần lên, khí âm đang suy yếu. Bởi thế mà gọi Hợi Tuất là Thiên Môn. Bản chất của nó là mối quan hệ đối ứng của Thái Dương tại các tú Thất Bích Khuê Lâu có mối quan hệ với sự biến đổi khí hậu trên Địa Cầu.

Tương tự lý luận này cho khoảng thời gian mà Mặt Trời đi qua các tú Dực Chẩn Giác Cang, tương ứng các cung Tị và Thìn, các Nguyệt Tướng là Thái Ất và Thiên Cương, các Khí là Xử Thử – Thu Phân – Sương Giáng. Ban Ngày như đang ngắn dần lại, Ban Đêm như đang dài dần ra (đơn giản là từ mùa Thu đang chuyển dần sang mùa Đông). Cảm giác như Cửa Đất đang mở ra, khí dương đang suy yếu, khí âm đang thịnh vượng dần lên. Bởi thế mà gọi Tị và Thìn là Địa Hộ.

Từ những cái này mà suy ngẫm rộng ra thì biết được bản chất Thiên Văn học của Tả Hữu và Hình Riêu, của Khúc Xương và Không Kiếp.

Hiểu được chúng sẽ biết bản chất vì sao mà Nhật Nguyệt sẽ Hỉ (ưa) gặp Tả Hữu Xương Khúc, Kị (ghét) gặp Hình Diêu Không Kiếp.

Tiến thêm 1 bước nữa sẽ xác minh được nguyên do mà Tả Hữu Xương Khúc tham gia vào các Cách Cục cưới hỏi hỉ tín sinh con đẻ cái, còn Hình Diêu Không Kiếp lại có tính chất trong các Cách Cục tình duyên đứt đoạn, phụ bạc, hình khắc chia ly,… sẽ nhận thấy rõ ảnh hưởng mạnh yếu tới Nam Mệnh và Nữ Mệnh như thế nào.

————————

Giải mã xong Thiên Môn, bi chừ tới lượt câu tiếp theo trong bộ phú Hoàng Kim:

Cự Nhật dần thân thiên môn nhật lãng, kị ngộ Lộc Tồn ái giao Quyền Phượng.

Sắp xếp lại:

Cự Nhật dần, thân,

Thiên Môn nhật lãng,

Kị ngộ Lộc Tồn

Ái giao Quyền Phượng.

Key để giải câu phú này là Nhật hóa Kị với Nhật hóa Quyền.

Thái Dương chủ công danh quan lộc, chủ hiển lộ, nếu mà hóa Kị là hỏng, còn hóa Quyền là ngon.

Nhưng chữ “Kị” trong câu phú vẫn có nghĩa là ghét, không thích, không ưa, sợ,… Tuy nhiên, đó không phải là nói Cự Môn ghét Lộc Tồn, mà nó chỉ không thích trong trường hợp này thôi.

Cự Nhật ở Dần, nếu đồng cung với Lộc Tồn thì đồng nghĩa đó là can Giáp nên khiến cho bản cung Nhật hóa Kị (mà Cự Kị cũng là cách xấu), đồng thời khi ấy Hóa Lộc & Hóa Quyền lại rơi cả vào cung Tật (Liêm Phá) nên vô dụng (Thái Thứ Lang gọi là không được việc).

Vì thế mà trường hợp này em nó không thích (kị) chung buồng với anh Lộc Tồn.

Cự Nhật ở Thân thì thích (ái) giao Quyền Phượng vì Nhật mà hóa Quyền đồng nghĩa với can Tân, nên Cự hóa Lộc, tức là có cả Hóa Lộc và Hóa Quyền đồng cung.

Cần Phượng để làm gì? để có Giải mà giúp cho Đà La nó đỡ tương anh Thái Dương vỡ mồm

a, Cái vế “Kị ngộ Lộc Tồn” (ghét gặp Lộc Tồn) là nói cho trường hợp Cự Nhật ở Dần, nếu đồng cung với Lộc Tồn thì đồng nghĩa đó là can Giáp nên khiến cho bản cung Nhật hóa Kị (mà Cự Kị cũng là cách xấu), đồng thời khi ấy Hóa Lộc & Hóa Quyền lại rơi cả vào cung Tật (Liêm Phá) nên vô dụng (Thái Thứ Lang gọi là không được việc).

Vì thế mà trường hợp này em nó không thích (kị) chung buồng với anh Lộc Tồn.

b, Cái vế “Ái giao Quyền, Phượng” (thích gặp Hóa Quyền, Phượng Các) là nói cho 2 vị trí, mỗi vị trí thì thích 1 sao là:

b1, Vị trí thứ nhất là về chữ Thân (khỉ), Cự Nhật ở Thân thì thích (ái) gặp Hóa Quyền vì Nhật mà hóa Quyền đồng nghĩa với can Tân, nên Cự hóa Lộc, tức là có cả Hóa Lộc và Hóa Quyền đồng cung.

b2, Vị trí thứ hai là “Thiên Môn Nhật lãng”, với Thiên Môn = cung Hợi (hoặc cung Tuất, nhưng do có chữ Lãng ở sau nên ta biết đây là nói riêng cung Hợi) và chữ “lãng” 浪 này là buông thả phóng túng phiêu lãng trên sóng (cung Hợi là thủy cung còn có tượng biển) chứ không phải là chữ “lãng” 朗 mang nghĩa sáng rực rỡ. Nhật lãng = Thái Dương lênh đênh phiêu lãng ở đó.

Cần Phượng để làm gì? để có Giải mà giúp cho Đà La nó đỡ tương anh Thái Dương vỡ mồm Bởi vì sao Thái Dương ở Hợi cung đồng cung với Phượng Các nghĩa là tuổi Hợi. Tuổi Tân Hợi thì Thái Dương hóa Quyền, Cự Môn ở đối cung hóa Lộc, là cát hóa 2 vị trí hãm địa, vốn không gặp Đà La. Nhưng tuổi Quý Hợi thì Cự Môn hóa Quyền và Thái Dương không được cát hóa, liền nảy sinh ra vấn đề khá nghiêm trọng là Thái Dương đã hãm lại còn gặp khắc tinh của nó là Đà La. Nhưng thật may mắn là tuổi Hợi có Phượng Các và Giải Thần đồng cung thì Phượng Giải có thể hóa giải cái tai họa ấy. Tuổi Quý cũng sẽ khiến cho Thái Dương phản bối tại Hợi gặp được Khôi Việt ngoại triều (từ các cung Mão và Tị cùng chầu về), Thái Âm đang hãm tại Mão được cát hóa bởi Khoa. Đây cũng chính là một trong 12 bố cục điển hình của câu “Nhật Nguyệt phản bối, hà vọng thanh quang, tối hỉ ngoại cung, lai triều Khôi Việt”.

Phượng Các và Giải Thần chính là cặp sao chuyên giải họa của cặp Kình Đà.

Chúng ta có thể thấy rõ với câu phú nói trường hợp Đồng Âm cư Ngọ là hãm địa, tuổi Bính tuổi Mậu gặp Kình Dương tại Ngọ là cách Mã Đầu Đới Kiếm/Tiễn (kiếm/tên kề cổ ngựa) rất nguy hiểm, nhưng có Phượng Giải đồng cung thì lại thành uy danh nhất thế (một đời được uy danh hiển hách), trấn ngự biên cương (trấn giữ biên thùy),…

Hoàng Kim Phú là một bộ phú rất hiểm hóc, như câu phú bên trên trong 1 câu mà đưa ra 3 vị trí ở vế đầu của câu, rồi lại sử dụng 3 dữ kiện ở vế sau của câu để bổ nghĩa cho từng vị trí ở vế đầu ấy.

Giải những câu phú như thế này, nếu không tỉnh táo thì hoặc là bị rối khiến cho khó hiểu hoặc là thừa thiếu dữ kiện tùm lum rồi đi vào thế bí.

————————

Nguyên lý Cục Số

 Sách “Thái Ất Tinh Kinh” viết:

Ngũ tinh chi thứ tự, thổ mộc hỏa kim thủy, tự trung ương hỏa khởi, nghịch số tam, lịch hỏa thổ kim mộc thủy nhi vô cùng, cố hỏa nhất thổ nhị kim tam mộc tứ thủy ngũ, dĩ thất khứ chi, hỏa lục thổ ngũ kim tứ mộc tam thủy nhị, cố hỏa hàm thổ, thổ hàm kim, kim hàm mộc, mộc hàm thủy, tử phủ thụ khí nhi phát, xuất thân nhập dần, dĩ thành hóa dục chi công hĩ.

=

Thứ tự của Ngũ Tinh, Thổ – Mộc – Hỏa – Kim – Thủy, từ chính giữa là Hỏa mà khởi, đếm nghịch số 3, trải qua sẽ là Hỏa -> Thổ -> Kim -> Mộc -> Thủy … cứ thế đến vô cùng. Cho nên Hỏa 1, Thổ 2, Kim 3, Mộc 4, Thủy 5. Lấy 7 mà trừ đi sẽ được Hỏa 6, Thổ 5, Kim 4, Mộc 3, Thủy 2. Cho nên Hỏa hàm Thổ, Thổ hàm Kim, Kim hàm Mộc, Mộc hàm Thủy, Tử Phủ thụ nhận khí mà phát sinh, xuất ra ở Thân nhập vào ở Dần, mà thành cái công sinh hóa dưỡng dục vậy.

 Dùng 7 để trừ đi chứ anh.

Dùng 7 là vì đó là số của Thất Chính (Nhật Nguyệt + Ngũ Tinh).

————————

Thất Chính nhập viên, Nguyệt Tướng và Nguyệt Kiến, chính là căn nguyên của Nhị Hợp.

 Cái thuyết “Địa Chi lục hợp hóa” nói rằng: Tí Sửu hợp hóa Thổ; Dần Hợi hợp hóa Mộc; Mão Tuất hợp hóa Hỏa; Thìn Dậu hợp hóa Kim; Tỵ Thân hợp hóa Thủy; Ngọ Mùi hợp hóa Hỏa.

Nhưng mà, Thiệu Khang Tiết thì cho rằng: Tí và Sửu hợp hóa Thổ; Dần và Hợi hợp hóa Mộc; Mão và Tuất hợp hóa Hỏa; Thìn và Dậu hợp hóa Kim; Tỵ và Thân hợp hóa Thủy; Ngọ và Mùi hợp, Ngọ là Thái Dương, Mùi là Thái Âm, hợp với nhau thành Thổ.

Nhờ có kiến thức Thiên Văn học và qua đồ hình Thất Chính nhập vào 12 cung viên bên trên, chúng ta nhận thấy rằng, nói “Ngọ Mùi hợp hóa Hỏa” là không đúng. Ngay cả cái quan điểm được cho là của Thiệu Khang Tiết, mặc dù nhận thức được Ngọ là chỗ của Thái Dương, Mùi là chỗ của Thái Âm, nhưng nói rằng chúng “hợp với nhau hóa thành Thổ” thì cũng không đúng. Bởi vì sự Lục Hợp có bản chất là Tinh (sao), của Nhật Nguyệt và Ngũ Tinh nhập vào 12 cung viên, chứ không phải sự tương hợp của các Khí Ngũ Hành, cho nên không luận về sự biến hóa của Khí. Sau này khi luận về sự tương tác Lục Hợp (còn gọi là Nhị Hợp) giữa 2 cung Địa Chi thì chúng ta cần loại bỏ hoàn toàn việc dùng Địa Chi hợp Hóa, mà chỉ luận là hai cung Địa Chi Nhị Hợp với nhau thì có tương tác với nhau, trong môn Tử Vi Đẩu Số thì chỉ dùng các sao ở trong 2 cung đó mà luận xem có tương tác tạo thành Cách hay không mà thu thập các thông tin để giải đoán.

 Trong “Hoàng Cực kinh thế” Thiệu Khang Tiết đã chỉ ra, trong khoảng trời đất có 2 loại nhịp điệu của tính căn bản là 12 với 30 (hoặc 10). Người xưa từ rất sớm đã phát hiện ra ở trong tính quy luật chu kỳ của Thiên Văn với Địa Lý, rồi tổng kết ra quan niệm của 12 Thứ.

Mặt Trời cùng với Mặt Trăng theo vành Hoàng Đạo mà vận hành một vòng là một năm, hội hợp 12 Thứ, tức 12 tháng, mỗi Thứ hội hợp đều có vị trí riêng biệt, thông qua sự quan sát trường kỳ mà cổ nhân đem vòng Hoàng Đạo quanh trời 360 độ chia ra làm 12 đoạn, mỗi đoạn là 30 độ, gọi là Thập Nhị Thứ, mỗi Thứ có một Tiết và một Khí, một vòng (1 năm) có 12 cặp Tiết-Khí. Tên của 12 Thứ lần lượt là Tinh Kỷ, Huyền Hiêu, Tưu Tử, Giáng Lâu, Đại Lương, Thực Trầm, Thuần Thủ, Thuần Hỏa, Thuần Vĩ, Thọ Tinh, Đại Hỏa, Tích Mộc, các Thứ đều có tiêu chí định ra đối với Nhị Thập Bát Tú.

Cổ nhân cho rằng, trong 5 hành tinh lớn, thì sao Mộc có ảnh hưởng tới con người mạnh nhất. Các số liệu Thiên văn học hiện đại chứng tỏ khối lượng của sao Mộc là gấp bội tổng khối lượng của 8 loại hành tinh trong Thái Dương hệ, sự bức xạ tín hiệu của nó đối với sự sống trên Trái Đất có ảnh hưởng rất lớn (cổ đại gọi là “Mộc tinh đại xung”). Chu kỳ quay quanh Mặt Trời của Mộc Tinh là 11.86 năm, và điểm tương đối gần Mặt Trời nhất của nó cùng với Trái Đất hội hợp là đúng 12 năm, trong một chu kỳ hội hợp có 11 lần Mộc tinh đại xung, mà thân thể con người có 12 đường kinh mạch, lại có 11 tạng phủ (lục phủ ngũ tạng), dường như đều cùng có mối quan hệ này, do đó có 12 năm là một chu kỳ của sự thay đổi.

Tiến sĩ Lý Ước, học giả người Hán cho biết, tiền nhân Trung Quốc đã giả tưởng ra một thiên thể mà tương phản với sự vận hành của sao Mộc, gọi là “phản Mộc tinh”, lấy 12 cung viên làm chu kỳ, thay thế khái niệm 12 Thứ trước đó, tức 12 Thần, cái thiên thể giả tưởng đó chính là “Thái Tuế”, tuế chính biệt hiệu của Mộc Tinh từ thời cổ đại. Sao Mộc trên thực tế đi nghịch chiều còn Thái Tuế (phản Mộc tinh) là giả tinh thì đi thuận chiều.

Do sự suy xét chu kỳ 12 năm của thập nhị Thần tới chu kỳ 12 tháng của 1 năm, lại diễn sinh ra khái niệm của 12 Nguyệt Kiến với 12 Nguyệt Tướng, hai cái này đều biểu thị hoàng đạo thập nhị cung nhưng có sự khác biệt.

12 Nguyệt Kiến, chính là cái chuôi của Bắc Đẩu chỉ vào 12 cung, lấy 12 Địa Chi để biểu thị, nguyên nhân do Bắc Đẩu chuyển thuận theo chiều kim đồng hồ tính theo tháng, cho nên 12 cung cũng thuận chiều kim đồng hồ mà bài bố là Tý, Sửu, Dần, Mão,… phân giới của cung tương ứng với “Tiết” của Hoàng Đạo trong Lịch Pháp, các môn Lục Hào chiêm bốc, thuật Kỳ Môn, Bát Tự học đều dùng thuận số cả.

12 Nguyệt Tướng, tức là triền cung của Thái Dương, chính là do mỗi năm có vị trí xác định của 12 tháng Thái Dương. Bởi vì ở trên hoàng đạo thì Thái Dương vận chuyển nghịch chiều kim đồng hồ, cho nên ngược chiều kim đồng hồ mà bài bố 12 cung, lần lượt là Đăng Minh, Hà Khôi, Tòng Khôi, Truyền Tống, Tiểu Cát, Thắng Quang, Thái Ất, Thiên Cương, Thái Xung, Công Tào, Đại Cát, Thần Hậu, phân giới của cung tương ứng với “Khí” của Hoàng Đạo trong Lịch Pháp, thuật số Lục Nhâm, Chiêm Tinh Tây phương, thuật Thất Chính Tứ Dư đều dùng cả.

“Thái Huyền Kinh” viết:

“Đẩu tả hành, kiến thập nhị thứ, nhật hữu hành, chu nhập bát xá”,

=

Đẩu từ trái mà đi, thiết lập 12 Thứ, Nhật từ phải mà đi, vòng quanh 28 Xá.

Cho nên, khác biệt của Nguyệt Kiến với Nguyệt Tướng ở chỗ không cùng hệ tham chiếu. Nguyệt Kiến thì thuận chiều kim đồng hồ mà từ trái đi sang, còn Nguyệt Tướng thì nghịch chiều kim đồng từ phải sang. Mặt khác, do bình quân 15 ngày sai khác của Tiết với Khí, cho nên Nguyệt Kiến với Nguyệt Tướng tồn tại 15 độ sai lệch về cung vị.

Liên quan về mối quan hệ của Nguyệt Kiến với Nguyệt Tướng, cổ nhân có một kết luận rất quan trọng: Đẩu Bính (chuôi sao Đẩu) chỉ vào Tý thì Nhật Nguyệt hội ở Sửu, Đẩu Bính chỉ Sửu thì Nhật Nguyệt hội ở Tý, Đẩu Bính chỉ Dần thì Nhật Nguyệt hội ở Hợi, Đẩu Bính chỉ Hợi thì Nhật Nguyệt hội ở Dần. Tức là Nguyệt Kiến với Nguyệt Tướng vĩnh viễn có mối quan hệ tương hợp, đây cũng chính là nguồn cơn của quan niệm Địa Chi lục hợp. Lục Hợp lại cũng thường thấy ở trong các điển tịch về âm luật cổ đại.

Mối quan hệ tương ứng của 12 Thứ, 12 Cung, 12 Nguyệt Tướng, 12 chòm sao, với ngày tháng Công Lịch, Tiết Khí nông lịch, cùng Hoàng kinh độ số, 28 Tú, có thể biểu thị dưới đây (phải chú ý đến vấn đề khác biệt cung vị):

————————

Ngày nay chúng ta quen thuộc với tuần lễ từ Chủ Nhật, Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy. Rồi thi thoảng thấy người phương Tây hoặc các phù thủy người Di Gan, Ai Cập, phương Tây sử dụng 7 cây nến có 7 màu khác nhau, thắp mỗi hôm 1 cây để làm phép,…

Nhiều người nghĩ rằng điều đó hiển nhiên hoặc huyền bí, nhưng kỳ thực là nó rất đơn giản, căn nguyên đều ở Thiên Văn mà ra vậy.

Tinh Kỳ (Tuần Lễ)

Người Ai Cập cổ đại đối với Thất Chính đã có những kiến giải đặc thù, người ta đem Thất Chính phân ra trị mỗi ngày, 7 ngày là một chu kỳ, quan niệm đó cũng là sản phẩm của Thái Âm lịch của người Ai Cập cổ đại. Căn cứ vào Tháng Sóc Vọng từ Sóc (mồng 1) tới Thượng Huyền (mồng 8), từ Thượng Huyền tới Vọng (Rằm, 15), từ Vọng tới Hạ Huyền (22), từ Hạ Huyền tới Hối (29/30), đều trải qua 7 ngày.

Thế kỷ thứ 3 sau Công Nguyên, phương Tây đem quan niệm này nạp vào lịch pháp Thái Dương của họ, tạo thành 7 ngày của Tuần Lễ (QNB chú: Tinh Kỳ có nghĩa là chu kỳ của sao, vì chu kỳ đó là 7 ngày nên cứ 1 chu kỳ thì gọi là 1 Tuần Lễ).

Tuần Lễ (Tinh Kỳ, viết tắt TK), là khái niệm thời gian của người ta thường dùng, nhưng có biết bao nhiêu người hàng ngày vẫn sử dụng mà không biết được cái lý của nó. Mà từ tiếng Nhật Bản hoặc tiếng Triều Tiên phản ánh rõ về quan hệ tương ứng của Tuần Lễ đối với Thất Chính:

(Hình bên dưới)

Thực ra thì, không chỉ trong tiếng Nhật với tiếng Hàn, mà ngay cả trong Tiếng Anh cũng có thể thấy có sự liên quan như Sun-day, Mo(o)n-day,… Satur(n)-day; còn Tuesday thì trong tiếng Đức (vốn là gốc của tiếng Anh) gọi là “Tiu day” với Tiu là vị thần cai quản chiến tranh và bầu trời theo phong tục của dân Scandinavia, chiến tranh là đặc trưng được gán cho sao Hỏa; hay như Wednesday vốn xuất xứ từ “Woden day” với Woden là vị thần có quyền năng cao nhất của người Đức,…

Giang Vĩnh triều Thanh cho rằng, “Trung Quốc có Giáp Tý, mà không biết lấy Tú trị ngày. Các nước phương Tây lấy Tú để trị ngày, mà lại không biết Giáp Tý. Về sau hợp nhất lịch Trung Quốc và lịch Công Nguyên (chú: chỉ triều Thanh ban hành lịch Thời Hiến dùng cho tới nay), cho nên lịch ngày nay cũng có phép lấy Tú mà trực nhật”, cái đó gọi là phép lấy Tú trị nhật (ngày), tức Tinh Kỳ (Tuần Lễ). Giang Vĩnh còn phát hiện việc Nhị Thập Bát Tú (28 chòm sao) cùng với Thất Chính là đích thực có quy luật đối ứng, là thực chất của Tinh Kỳ:

“28 Tú, tức là 4 lần của 7 vậy, là căn cứ theo trình tự cao thấp của Thất Chính, mà lấy Tú phối vào. Mỗi Tú trị một ngày, mỗi một ngày phân chia thành 24 tiểu giờ ( chú: tức 24 tiếng. Lúc Giang Vĩnh còn sống thì lịch Thời Hiến đã được ban hành, đã tiến hành chế độ dùng 24 tiếng một ngày theo Tây phương), mỗi tiểu giờ trải qua một Diệu (ngôi sao – Diệu, thuộc trong chòm sao – Tú). Như ở phương Đông có Thanh Long 7 Tú, lấy tú Giác làm đầu, cho nên Giác thuộc Mộc, từ đầu đến cuối thì mỗi tiểu giờ trải qua 1 Diệu, tất 24 tiểu giờ sẽ được 1 ngày, đến ngày kế tiếp là tú Cang trị nhật, tới Kim, nên Cang thuộc Kim, sau đó đều cách 4 Diệu mà đếm đi (chú: thực tế thì 28 trừ 24 chính là được hiệu số 4), thứ Thổ, thứ Nhật, thứ Nguyệt, thứ Hỏa, thứ Thủy, mà trở lại ở Mộc”.

————————

Nhị Thập Bát Tú

Các hằng tinh (định tinh) được Thiên Văn học cổ đại phân thành Tam Viên và Nhị Thập Bát Tú.

Tam Viên là chỉ 3 khu vực phân bố các hằng tinh trên bầu trời, tức là Tử Vi Viên (còn gọi là Tử Vi cung, Tử cung), Thái Vi Viên (Thái Vi cung) và Thiên Thị Viên. Trong đó, Tử Vi Viên là cung viên nằm ở chính giữa, ở Đông Bắc của Bắc Đẩu, có 15 chòm sao, bày ra Đông Tây, lấy Bắc Cực tinh là trung tâm để xoay quanh mà tạo thành một hàng rào bảo vệ; Còn Thái Vi Viên là cung viên ở phía trên, tại phía Nam của Bắc Đẩu, gồm Chẩn và sao Dực có 10 sao, lấy Ngũ Đế Tòa làm trung tâm để xoay quanh mà làm hàng rào bảo vệ; Còn Thiên Thị Viên là cung viên phía dưới, ở Đông Bắc gồm Phòng với Tâm có 12 sao, lấy Đế Tòa làm trung tâm để xoay quanh mà làm hàng rào bảo vệ.

Người xưa khi xem xét bầu trời có phân biệt thời gian, kinh độ mà đo đạc dài hạn đối với Ngũ Tinh tại Thiên Xích Đạo với các vùng phụ cận Hoàng Đạo, lựa chọn 28 nhóm hằng tinh, mệnh danh là Nhị Thập Bát Tú, cũng gọi là 28 Xá hoặc 28 Tinh, gọi tắt là các chòm sao.

Hai mươi tám sao này là:

Đông phương có Thanh Long 7 sao: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ.

Nam phương có Chu Tước 7 sao: Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.

Tây phương có Bạch Hổ 7 sao: Khuê, Lâu, Vị, Chủy, Tất, Mão, Sâm.

Bắc phương có Huyền Vũ 7 sao: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích.

Mỗi Tú đều có một hằng tinh tạo ra khởi điểm của Tú ấy, gọi là Cự Tinh, khoảng cách ở giữa 2 bên của Cự Tinh gọi là Cự Độ. Nhật Nguyệt và Ngũ Tinh khi vào trong Tú ấy tương đối với góc độ Cự Tinh gọi là Nhập Cự Độ, tương đối với góc độ của Bắc Cực tinh thì gọi là Cự Độ của Thất Chính. Các yếu tố này cùng tạo thành hệ thống tọa độ Thiên Cầu cổ đại, để mà biểu thị vị trí của tinh thể trên bầu trời.

Tên và Cự Độ của 28 Tú theo cách sắp xếp nghịch chiều kim đồng hồ là:

1, Đông phương Thanh Long bảy tú, hình dạng thì như con rồng, sắc như màu xanh: Giác 12 độ, Cang 10 độ, Đê 15 độ, Phòng 5 độ, Tâm 5 độ, Vĩ 8 độ, Cơ 17 độ.

2, Bắc phương Huyền Vũ bảy tú, hình dạng như con rắn con rùa, sắc như màu đen: Đẩu 26 độ, Ngưu 8 độ, Nữ 12 độ, Hư 10 độ, Nguy 17 độ, Thất 16 độ, Bích 9 độ.

3, Tây phương Bạch Hổ bảy tú, hình dạng như con hổ, sắc như màu trắng: Khuê 16 độ, Lâu 14 độ, Vị 14 độ, Mão 11 độ, Tất 16 độ, Chủy 2 độ, Sâm 9 độ.

4, Nam phương Chu Tước bảy tú, hình dạng như con chim, sắc như màu đỏ: Tỉnh 33 độ, Quỷ 4 độ, Liễu 15 độ, Tinh 7 độ, Trương 18 độ, Dực 18 độ, Chẩn 17 độ.

(Xem hình bên dưới)

Tên gọi đầy đủ, sự đối ứng Kinh – Vĩ của 28 Tú với Thất Chính và Cầm Tinh (cầm thú làm chủ tượng trưng cho sao) cụ thể như sau:

1, Giác Mộc Giao:

(Kinh tinh) Chòm sao Giác,

(Vĩ tinh) sao Mộc,

(Cầm tinh) con thuồng luồng.

2, Cang Kim Long:

(Kinh tinh) Chòm Sao Cang,

(Vĩ tinh) sao Kim,

(Cầm tinh) con rồng.

3, Đê Thổ Hạc:

(Kinh tinh) Chòm Sao Đê

(Vĩ tinh) sao Thổ

(Cầm tinh) chim hạc.

4, Phòng Nhật Thố:

(Kinh tinh) Chòm Sao Phòng

(Vĩ tinh) Mặt Trời:

(Cầm tinh) con thỏ.

5, Tâm Nguyệt Hồ:

(Kinh tinh) Chòm Sao Tâm,

(Vĩ tinh) Mặt Trăng,

(Cầm tinh) con cáo.

6, Vĩ Hỏa Hổ:

(Kinh tinh) Chòm Sao Tâm,

(Vĩ tinh) sao Hỏa,

(Cầm tinh) con hổ.

7, Cơ Thủy Báo:

(Kinh tinh) chòm sao Cơ,

(Vĩ tinh) sao Thủy,

(Cầm tinh) con báo.

8, Đẩu Mộc Giải:

(Kinh tinh) Chòm sao Đẩu,

(Vĩ tinh) sao Mộc,

(Cầm tinh) con giải.

9, Ngưu Kim Ngưu:

(Kinh tinh) Chòm sao Ngưu,

(Vĩ tinh) sao Kim,

(Cầm tinh) con trâu.

10, Nữ Thổ Bức:

(Kinh tinh) Chòm sao Nữ,

(Vĩ tinh) sao Thổ,

(Cầm tinh) con dơi.

11, Hư Nhật Thử:

(Kinh tinh) Chòm sao Hư,

(Vĩ tinh) Mặt Trời,

(Cầm tinh) con chuột.

12, Nguy Nguyệt Yến:

(Kinh tinh) Chòm sao Nguy,

(Vĩ tinh) Mặt Trăng,

(Cầm tinh) chim yến.

13, Thất Hỏa Trư:

(Kinh tinh) Chòm sao Thất,

(Vĩ tinh) sao Hỏa,

(Cầm tinh) con lợn.

14, Bích Thủy Du:

(Kinh tinh) Chòm sao Bích,

(Vĩ tinh) sao Thủy, du (không rõ con gì).

15, Khuê Mộc Lang:

(Kinh tinh) Chòm Sao Khuê

(Vĩ tinh) sao Mộc

(Cầm tinh)con chó sói.

16, Lâu Kim Cẩu:

(Kinh tinh) Chòm sao Lâu,

(Vĩ tinh) sao Kim,

(Cầm tinh) con chó.

17, Vị Thổ Trĩ:

(Kinh tinh) Chòm sao Vị,

(Vĩ tinh) sao Thổ,

(Cầm tinh) chim trĩ.

18, Mão Nhật Kê:

(Kinh tinh) Chòm sao Mão,

(Vĩ tinh) Mặt Trời,

(Cầm tinh) con gà.

19, Tất Nguyệt Ô:

(Kinh tinh) Chòm sao Tất,

(Vĩ tinh) Mặt Trăng,

(Cầm tinh) con quạ.

20, Chủy Hỏa Hầu:

(Kinh tinh) Chòm sao Chủy,

(Vĩ tinh) sao Hỏa,

(Cầm tinh) con khỉ.

21, Sâm Thủy Viên:

(Kinh tinh) Chòm sao Sâm,

(Vĩ tinh) sao Thủy,

(Cầm tinh) con vượn.

22, Tỉnh Mộc Ngan:

(Kinh tinh) Chòm sao Tỉnh,

(Vĩ tinh) sao Mộc,

(Cầm tinh) con chó rừng.

23, Quỷ Kim Dương:

(Kinh tinh) Chòm sao Quỷ,

(Vĩ tinh) sao Kim,

(Cầm tinh) con dê.

24, Liễu Thổ Chương:

(Kinh tinh) Chòm sao Liễu,

(Vĩ tinh) sao Thổ,

(Cầm tinh) con hoẵng.

25, Tinh Nhật Mã:

(Kinh tinh) Chòm sao Tinh,

(Vĩ tinh) Mặt Trời,

(Cầm tinh) con ngựa.

26, Trương Nguyệt Lộc:

(Kinh tinh) Chòm sao Trương,

(Vĩ tinh) Mặt Trăng,

(Cầm tinh) con hươu.

27, Dực Hỏa Xà:

(Kinh tinh) Chòm sao Dực,

(Vĩ tinh) sao Hỏa,

(Cầm tinh) con rắn.

28, Chẩn Thủy Dẫn:

(Kinh tinh) Chòm sao Chẩn,

(Vĩ tinh) sao Thủy

(Cầm tinh) con giun.

 Do có tồn tại Tuế Sai, nên liệt tú ước chừng khoảng 70 năm lại dịch về phía Tây 1 độ, cho nên trải qua các thời đại đều có số liệu không đồng nhất.

Bởi vì 12 cung thì về cơ bản là chia đều nhau, mà 28 Tú lại rộng hẹp không được đồng nhất, cho nên một số sao lại vượt ra ngoài cung, số liệu cận đại về cung độ của chúng như bên dưới:

 Vì sao mà lại có con số 28 Tú?

Cổ nhân cho rằng, 28 Tú lúc ban đầu là do khi quan sát hành độ của Mặt Trăng mà được, bởi vì số ngày mà Mặt Trăng di chuyển ước chừng 27 và 1/3 ngày là hết một vòng chu thiên, khoảng chừng mỗi ngày hành trình qua 1 Tú, trải qua 28 ngày lại quay lại chỗ Tú ban đầu, cho nên hình thành con số 28 hằng tinh đó.

Trải qua sự nghiên cứu của người ngày nay thì thấy độ số của 28 Tú là ít nhiều không đồng đều với nhau, với sao ít thì không được 1 độ, với sao nhiều thì lên tới 31 độ, nên mới đưa ra mối quan hệ về quy luật của 28 Tú với Nguyệt Thực. Thí dụ như, cự ly ngắn nhất của khoảng không gian điểm Nguyệt Thực là chưa đến 1 độ, còn cự ly lớn nhất của khoảng ấy là hơn 30 độ. Bởi vì cứ 19 năm thì có 28 lần Nguyệt Thực, cho nên mới có con số 28 của các Tú ấy.

28 Tú cũng đối ứng với Thất Chính, xưa có môn thuật số Diễn Cầm Pháp, tức là lấy Thất Chính phối với 28 Tú, được sự đối ứng của chúng như dưới đây:

Mộc…..Kim…….Thổ……Nhật……Nguyệt……Hỏa……Thủy

Giác…..Cang……..Đê……Phòng…….Tâm……….Vĩ ……….Cơ

Tỉnh……Quỷ……..Liễu…..Tinh …..Trương …….Dực …..Chẩn

Khuê……Lâu……..Vị……..Mão………Tất………..Chủy……Sâm

Đẩu…….Ngưu…..Nữ………Hư……….Nguy……..Thất…….Bích

Cái này chính là hình thức bài bố của Thất Chính mà cũng là biến dạng của thứ tự gốc của Thất Chính.

————————

Vì sao Đẩu Số lại có đúng 14 Chính Tinh?

Chúng ta cùng xâu chuỗi lại thông tin sau khi đã biết về căn nguyên của Cục Số, Thất Chính và Nhị Thập Bát Tú:

1, Cục Số là sự vận động của Ngũ Tinh được tính toán dựa trên Thất Chính. Cục Số cũng chính là cơ sở để an 14 Chính Tinh lên Thiên Bàn.

2, Định Tinh (Hằng Tinh) là các sao cố định, là Nhị Thập Bát Tú phân bố quanh Thiên Cầu và được dùng làm các Kinh Tinh (lấy các sao cố định giả lập làm Kinh tuyến đánh dấu Kinh độ).

Hành Tinh là các sao di chuyển, là Thất Chính và chúng đi ngang qua bầu trời nên các Thiên Văn gia dùng làm các Vĩ Tinh (lấy đường đi các sao di chuyển ngang bầu trời giả lập làm Vĩ tuyến đánh dấu Vĩ độ).

Kinh và Vĩ đan xen nhau thành chữ Văn trên trời, điểm giao cắt của Kinh và Vĩ có tọa độ xác định được giả lập thành 1 Sao. Con số 28 & 7 chính là căn nguyên của 14 Chính Tinh trong môn Đẩu Số, được giả lập ra từ kiến thức của thuyết Cái Thiên (lấy 1 nửa Thiên Cầu quan sát được, để mà ngoại suy ra toàn thể Thiên Cầu của thuyết Hồn Thiên).

 28 Tú lấy làm Kinh còn Ngũ Tinh chính là Ngũ Vĩ, thực chất cả Thất Chính cũng đều lấy làm Vĩ cả anh ạ.

Kinh Tinh bài bố cố định quanh Thiên Cầu, nhưng khi quan sát thì người ta chỉ có thể nhìn thấy mộ nửa Thiên Cầu như thuyết Cái Thiên, do đó chỉ có thể thấy 14 / 28 Kinh Tinh mà thôi.

————————

Tên các Cầm Thú của 12 cung do đâu mà có?

Bản thân các chữ Tý, Sửu, Dần, Mão,… Hợi, ở trong Hán ngữ không có nghĩa là các con vật Chuột, Trâu, Hổ, Mèo (Thỏ),… Lợn. Mà cái ý nghĩa tương quan đến 12 loài cầm thú làm 12 Thần của đến từ sự trú ngụ của Nhị Thập Bát Tú tại 12 cung.

Cung Tý thì tú Hư chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Hư Nhật Thử: (Kinh tinh) Chòm sao Hư, (Vĩ tinh) Mặt Trời, (Cầm tinh) con chuột. Vì vậy lấy con Chuột làm tượng của Tý.

Cung Sửu thì tú Ngưu chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Ngưu Kim Ngưu: (Kinh tinh) Chòm sao Ngưu, (Vĩ tinh) sao Kim, con trâu. Vì vậy lấy con Trâu làm tượng của Sửu.

Cung Dần thì tú Vĩ chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Vĩ Hỏa Hổ: (Kinh tinh) Chòm Sao Vĩ, (Vĩ tinh) sao Hỏa, (Cầm tinh) con hổ. Vì vậy lấy con Hổ làm tượng của Dần.

Cung Mão thì tú Phòng chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Phòng Nhật Thố: (Kinh tinh) Chòm sao Phòng: (Vĩ tinh) Mặt Trời, con thỏ. Vì vậy lấy con Thỏ làm tượng của Mão (nhưng Việt Nam dùng con Mèo làm tượng cung Mão có lẽ là do các lý luận: vì trong Mão có chứa tú Tâm có Cầm Tinh là con Cáo; vì lấy Tứ Chính là Tý Ngọ Mão Dậu phối tượng các con vật gần gũi hay xuất hiện trong nhà là Chuột, Ngựa, Mèo, Gà; vì cung Mão còn giáp với cung Dần có tượng con Hổ là cùng loài con Mèo).

Cung Thìn thì tú Cang chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Cang Kim Long: (Kinh tinh) Chòm sao Cang, (Vĩ tinh) sao Kim, (Cầm tinh) con rồng. Vì vậy lấy con Rồng làm tượng của Thìn.

Cung Tị thì tú Dực chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Dực Hỏa Xà: (Kinh tinh) Chòm sao Dực, (Vĩ tinh) sao Hỏa, (Cầm tinh) con rắn. Vì vậy lấy con Rắn làm tượng của Tị.

Cung Ngọ thì tú Tinh chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Tinh Nhật Mã: (Kinh tinh) Chòm sao Tinh, (Vĩ tinh) Mặt Trời, (Cầm tinh) con ngựa. Vì vậy lấy con Ngựa làm tượng của Ngọ.

Cung Mùi thì tú Quỷ chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Quỷ Kim Dương: (Kinh tinh) Chòm sao Quỷ, (Vĩ tinh) sao Kim, con dê. Vì vậy lấy con Dê làm tượng của Mùi.

Cung Thân thì tú Chủy chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Chủy Hỏa Hầu: (Kinh tinh) Chòm sao Chủy, (Vĩ tinh) sao Hỏa, con khỉ. Vì vậy lấy con Khỉ làm tượng của Thân.

Cung Dậu thì tú Mão chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Mão Nhật Kê: (Kinh tinh) Chòm sao Mão, (Vĩ tinh) Mặt Trời, (Cầm tinh) con gà. Vì vậy lấy con Gà làm tượng của Dậu.

Cung Tuất thì tú Lâu chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Lâu Kim Cẩu: (Kinh tinh) Chòm sao Lâu, (Vĩ tinh) sao Kim, (Cầm tinh) con chó. Vì vậy lấy con Chó làm tượng của Tuất.

Cung Hợi thì tú Thất chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Thất Hỏa Trư: (Kinh tinh) Chòm sao Thất, (Vĩ tinh) sao Hỏa, (Cầm tinh) con lợn. Vì vậy lấy con Lợn làm tượng của Hợi.

————————

Tiết thứ sáu: Lịch Pháp

6.1 Thuật sơ lược về Lịch Pháp

Lịch Pháp chính là các đơn vị tính toán thời gian theo Năm Tháng Ngày Giờ, theo một tổ hợp các quy tắc nhất định, tạo điều kiện cho loài người có thể tính toán rõ ràng một hệ thống thời gian dài hạn. Từ cổ chí kim, trong và ngoài nước thì có rất nhiều cách làm lịch, nhưng mà xét cho tới cùng thì không nằm ngoài 3 loại là: Thái Dương lịch, Thái Âm lịch, và Âm Dương hợp lịch. Ngoài ra, còn có một dạng ghi chép lại hệ thống Can Chi (thực tế thì Can Chi không phải là Lịch Pháp, mà nó chỉ là một loại phương pháp ghi chép của thời gian thời gian mà thôi).

Trong ba loại lịch pháp trên, thì Năm với Ngày căn cứ theo yếu tố của Thiên Tượng gọi là Dương Lịch. Tháng với Ngày căn cứ theo yếu tố của Thiên Tượng gọi là Âm Lịch. Năm Tháng Ngày đều căn cứ vào yếu tố Thiên Tượng gọi là Âm Dương hợp Lịch.

Thái Dương Lịch là hoàn toàn căn cứ vào quy luật Địa Cầu quay quanh Thái Dương mà đặt ra lịch pháp, Dương Lịch hiện tại chính là 1 dạng thông dụng (thuộc nhóm Lịch Cao-Thụy, tức Lịch Gregory) của Thái Dương Lịch, nó hoàn toàn không suy xét đến các tình huống mà Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Thái Âm lịch là dựa vào quy luật mà Mặt Trăng quay quanh Trái Đất để mà đặt ra Lịch Pháp. Thời cổ đại, người ta đã tổng hợp quy luật tròn khuyết của Mặt Trăng, lấy cái ngày mà Trăng tròn gọi là ngày Vọng , lấy cái ngày mà hoàn toàn không có Trăng gọi là ngày Sóc, quy định mỗi tháng thì ngày mồng Một là ngày Sóc, mỗi tháng thì ngày 15 hoặc 16 là ngày Vọng (Rằm). Bởi vì sự thay đổi hình tướng của Mặt Trăng có chu kỳ là 29.53 ngày, cho nên lại phân chia ra có tháng đủ 30 ngày và có tháng thiếu 29 ngày, cứ lấy ngày đầu tháng nhất định là Sóc, ngày giữa tháng nhất định là Vọng, đây chính là Thái Âm Lịch thuần túy.

Do quy tắc ấy của Thái Âm Lịch không quan tâm đến các tình huống của năm Hồi Quy (tức là năm theo Mặt Trời), thời gian một ngày là bao lâu, cho nên sẽ gặp phải tình huống mà mùa Hạ xuất hiện ở tháng 11 hay tháng 12, khiến cho có sự bất lợi đối với việc trồng trọt nông nghiệp cũng như các hoạt động xã hội. Chính vì vậy đã tự nhiên đưa đến nhu cầu sinh ra một loại Lịch Pháp mới, đó là loại lịch phối hợp để điều hòa giữa Thái Âm Lịch với Tiết Khí Dương Lịch, loại Lịch Pháp mới này gọi là Âm Dương hợp Lịch.

Âm Dương hợp Lịch là loại Lịch Pháp mà vừa dựa vào sự Tròn hay Khuyết của Mặt Trăng, lại vừa khảo sát trù định tháng Nhuận sao cho cân đối với năm Mặt Trời. Cho nên trên thực tế nó phải chú ý đồng thời đến cả Hoàng Đạo (chu kỳ của Thái Dương) và Bạch Đạo (chu kỳ của Thái Âm).

Âm Dương hợp Lịch lấy Nông Lịch làm điển hình, (QNB chú: thực ra gọi bộ Âm Dương hợp Lịch là Nông Lịch thì cũng không chính xác lắm, vì Nông Lịch là lịch dùng phục vụ con người làm nông nghiệp, điều này thì nó gắn chặt chẽ với Tiết Khí Dương Lịch chứ không mấy liên quan tới Sóc Vọng Âm Lịch, nhưng mà cách gọi này đã quen dùng thành truyền thống cho nên chúng ta tạm chấp nhận vậy), Nông Lịch ước chừng có tới 1 vạn năm lịch sử, lấy Lịch Pháp triều Hạ để làm đại biểu, cho nên gọi là “Hạ Lịch”. Trừ thời Thái Bình Thiên Quốc ban hành bộ “Thiên Lịch” ra, trước cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc thì lịch pháp đều thuộc về Âm Dương hợp lịch. Ngoài những đặc thù là đã coi trọng hình tướng của Nguyệt tròn khuyết như thế nào, lại kiêm cả biểu thị Tiết Khí nóng lạnh ra làm sao, độ dài của tháng đều dựa vào thiên tượng. Lịch tháng với lịch năm quả thực là có giá trị quân bình ở tháng Sóc Vọng với năm Mặt Trời, tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày, mỗi tháng lấy Nguyệt Tướng mà khởi điểm, trung bình 1 năm có 12 tháng, có 354 hoặc 355 ngày, cứ 19 năm lại có 7 năm nhuận; năm nhuận có 13 tháng và cả năm có 384 hoặc là 385 ngày.

Từ xưa tới nay, Nông Lịch đều là lịch pháp có thành văn, lịch sử từ thời khai thủy Chuyên Húc lịch, trước sau đã có cả thảy 94 lần thay đổi Lịch, xuất hiện rất nhiều bộ lịch pháp như Chuyên Húc lịch (từ thời tối cổ cho đến thời Hán), Tứ Phân lịch (thời kỳ Chiến Quốc), Thái Sơ lịch (Đông Hán), Tam Thống lịch (Tây Hán), Càn Tượng lịch (Tam quốc – Ngô), Cảnh Sơ lịch (Tam quốc – Ngụy), Nguyên Gia lịch, Đại Minh lịch (Nam triều), Khai Hoàng lịch, Đại Nghiệp lịch (triều đại Tùy), Sùng Nguyên lịch (triều đại Đường), Thống Thiên lịch (Triều đại Tống), Thụ Thời lịch (Triều đại Nguyên),… Nông Lịch hiện hành chính là Nông Lịch tốt nhất được triều Thanh ban hành gọi là Thời Hiến lịch.

————————

6.2 Sơ lược về Công Lịch (dương lịch phương Tây).

Công Lịch ngày nay còn được gọi là Cách Liệt lịch (Lịch Gregory), ngày nay có thể coi là một loại Thái Dương lịch thuần túy, là loại lịch pháp quốc tế thông dụng hiện nay (QNB chú: hầu hết các Chính Phủ của các quốc gia đều sử dụng loại Lịch này trong việc quản lý hành chính công vụ và bang giao quốc tế) và được công nhận có tính chính xác. Từ năm 1911, khi Dân Quốc thành lập trở về sau, tại Trung Quốc vẫn luôn chọn dùng loại lịch pháp này.

Gốc gác của nó là từ bộ Lịch Roma, và nguyên gốc thì bộ Lịch này cũng có sử dụng thuộc tính Âm – Dương. Thuộc tính Âm theo Mặt Trăng – biểu hiện ở việc chọn chu kỳ Tháng là ~ 30 ngày. Cụ thể là bộ Lịch này quy định 1 năm gồm có 10 tháng là

Tháng 1 – Martius (Vũ Thần) có 31 ngày.

Tháng 2 – Aprilis (Nảy Mầm) có 30 ngày.

Tháng 3 – Maius (Phồn Vinh) có 31 ngày.

Tháng 4 – Junius (Mẫu Thần) có 30 ngày.

Tháng 5 – Quintilis (số thứ tự thứ năm) có 31 ngày.

Tháng 6 – Sextilis (số thứ tự thứ sáu) có 30 ngày.

Tháng 7 – September (số thứ tự thứ bảy) có 30 ngày.

Tháng 8 – October (số thứ tự thứ tám) có 30 ngày.

Tháng 9 – November (số thứ tự thứ chín) có 30 ngày.

Tháng 10 – December (số thứ tự thứ mười) có 31 ngày.

Tên gọi của bốn tháng đầu tiên mang ý nghĩa Tôn Giáo tâm linh và Trồng Trọt, còn tên gọi của sáu tháng sau thì là mang ý nghĩa số thứ tự. Có bốn tháng có 31 ngày là các tháng 1, 3, 5, 10, còn lại sáu tháng là 30 ngày, do đó một năm chỉ có 304 ngày. Ngày đầu tháng gọi là Calendae, ngày giữa tháng gọi là Idus.

Thế nhưng, do 1 năm của bộ Lịch này chỉ có 304 ngày cho nên nó bị lệch với chu kỳ năm thời tiết (365 lẻ ¼ ngày) khoảng chừng hai tháng, vì thế mà chẳng bao lâu sau, thì tháng 2 Aprilis (Nảy Mầm) lại bị rơi vào mùa Thu chứ không còn là mùa Xuân nữa. Điều này thật là bất lợi cho cả việc trồng trọt lẫn tâm linh, do đó mà dẫn đến nhu cầu phải cải cách sửa chữa. Vào thời Numa, người ta đã sửa chữa Công Lịch từ 10-tháng/năm đã trở thành 12-tháng/năm do được thêm vào cuối năm 2 tháng là “Tháng 11 – Januarius (Môn Thần)” và “Tháng 12 – Ferbuarius (Tẩy Uế)”. Tháng 11 chỉ có 29 ngày, tháng 12 chỉ có 28 ngày, các tháng 2, 4, 6, 7, 8, 9 trước đây có 30 ngày thì giờ rút xuống còn có 29 ngày. Thành ra, tổng số ngày trong một năm có 355 ngày – tương đối phù hợp với số ngày của một năm các chu kỳ 12 Tuần Trăng. Tuy nhiên nó vẫn ngắn hơn một năm thời tiết chừng 10 ngày, cho nên cứ sau 2 năm người ta lại thêm vào 1 tháng nhuận gồm có 22 ngày để cho 1 năm trung bình có 366 ngày.

Tuy nhiên, việc 1 năm trung bình có 366 ngày lại hơi dài hơn số ngày của năm thời tiết (365 lẻ ¼ ngày), khiến cho mùa màng lại xảy ra sớm hơn lịch. Cho nên, vào thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên (năm 46 TCN), vị đại đế độc tài của La Mã là ông Khải Tát (tức Gaius Julius Caesar) đã mời chuyên gia thiên văn học của Ai Cập là ông Sisogene, lấy lịch pháp Thái Dương của người Ai Cập làm cơ sở, tiến hành lần chỉnh sửa Lịch trọng đại. Người Ai Cập cổ đại căn cứ vào sự ẩn hiện của sao Thiên Lang cùng với quy luật ngập lụt của con sông Ni – La (tức sông Nin, còn gọi là Ni La hà), tính toán ra một năm có 365 ngày, rồi theo đó mà bày ra Thái Dương lịch, về sau dần dần được các dân tộc khác tiếp thu lấy để dùng. Bộ Lịch sau lần chỉnh sửa quan trọng này được người đời sau gọi là “Khải Tát Lịch” (Lịch Julius), điểm thành quả chính yếu trong Khải Tát lịch chính là “Tứ niên nhất nhuận” (4 năm có 1 năm nhuận).

Nguyên nhân của 4 năm có 1 nhuận là, mỗi chu kỳ của năm Mặt Trời là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, mà trong phép làm lịch chỉ có khả năng sử dụng số ngày là con số nguyên để làm đơn vị. Thông thường thì lấy 365 ngày làm 1 năm Nhật lịch, nhưng như thế thì cứ 4 năm lại sai lệch 23 giờ 15 phút 4 giây, là gần một ngày, cứ 50 năm sau thì lại sai lệch chừng 50 ngày, cứ thế mãi về sau, thì có thể sẽ xảy ra tình huống mà ngày đầu năm bị rơi vào mùa Hè, trong khi trên thực tế thì ngày đầu năm phải rơi vào mùa Đông. Thế nên Khải Tát Lịch quy định: năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba mỗi năm đều là 365 ngày, gọi là năm thường (Bình niên), đến năm thứ tư thì cộng thêm 1 ngày là 366 ngày, gọi là năm nhuận (Nhuận niên).

Sisogene giữ con số 12 tháng, nhưng đặt “Tháng 11 – Januarius (Môn Thần)” và “Tháng 12 – Ferbuarius (Tẩy Uế)” thành hai tháng đầu năm. Do đó mà Tháng Martius (Vũ Thần) trước đây vốn là Tháng 1 thì nay bị đẩy xuống thành Tháng 3, các tháng sau đó đều lần lượt bị đẩy lùi xuống 2 vị trí. Điều này giải thích tại sao mà ngày nay chúng ta thấy Tháng 9 lại mang tên September (trong khi nghĩa La Tinh của nó là “thứ bảy”), Tháng 10 mang tên October (nghĩa La Tinh là “thứ tám”), Tháng 11 mang tên November (nghĩa La Tinh là “thứ chín”), Tháng 12 mang tên December (nghĩa La Tinh là “thứ mười”).

Sisogene xây dựng bộ Khải Tát Lịch lấy mỗi năm chia thành 12 tháng riêng biệt, trong đó tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12 đều là tháng đủ 31 ngày, ngoài ra đều là tháng thiếu, mỗi tháng đều có 30 ngày, riêng tháng 2 là có 28 ngày. Nguyên nhân gây ra cái tình huống này, nghe nói là Khải Tát đại đế sinh vào tháng 7, Giả Áo Cổ Tư Đô hoàng đế (tức ông Augustus) – người sinh vào tháng 8. Cả hai ông này đều khăng khăng lấy cái tháng sinh của mình phân định là tháng đủ 31 ngày, cho nên các ông hiệu đính lịch khi ấy chẳng biết làm thế nào đành phải xử lý ở tháng 2 mà trước đó vốn đã được định là 30 ngày, lấy ra 2 ngày để phân vào tháng 7 và tháng 8, làm thỏa mãn yêu cầu của Hoàng Đế, rồi đến năm nhuận mà thêm vào 1 ngày thì sẽ thêm vào ở tháng 2. Theo đó mà mỗi năm thường thì tháng 2 có 28 ngày, còn đến năm nhuận thì tháng 2 có 29 ngày.

Ngoài ra, còn có một đặc điểm nữa về tên gọi của các tháng trong Công Lịch, đó là lấy hai cái tên Julius Caesar và Augustus để mà đặt làm tên gọi của Tháng 7 và Tháng 8, xếp vào ngay sau tên của các vị thần của sáu tháng trước đó. Như vậy, Lịch Julius (Khải Tát Lịch) có cấu trúc như sau:

Tháng 1 – Januarius (Môn Thần) có 31 ngày

Tháng 2 – Ferbuarius (Tẩy Uế) có 28 ngày (năm Nhuận có 29 ngày)

Tháng 3 – Martius (Vũ Thần) có 31 ngày.

Tháng 4 – Aprilis (Nảy Mầm) có 30 ngày.

Tháng 5 – Maius (Phồn Vinh) có 31 ngày.

Tháng 6 – Junius (Mẫu Thần) có 30 ngày.

Tháng 7 – Julius (tến của Hoàng đế Julius Caesar) có 31 ngày.

Tháng 8 – Augustus (tên của Hoàng đế Augustus) có 31 ngày.

Tháng 9 – September (số thứ tự thứ bảy) có 30 ngày.

Tháng 10 – October (số thứ tự thứ tám) có 31 ngày.

Tháng 11 – November (số thứ tự thứ chín) có 30 ngày.

Tháng 12 – December (số thứ tự thứ mười) có 31 ngày.

Phép xử lý năm nhuận kể trên trong lịch pháp Khải Tát còn chưa đủ độ chính xác, nguyên nhân là nó đem 23 giờ 15 phút 4 giây mà coi như là 1 ngày, thiếu so với thực tế là 44 phút 56 giây. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng làm sai lệch mối quan hệ giữa Lễ Phục Sinh và điểm Xuân Phân – một điều hết sức quan trọng của Cơ Đốc Giáo. Để giải quyết vấn đề này, năm 1582 thì Giáo Hoàng Cách Liệt Cao Thụy (QNB chú: Giáo Hoàng Gregory XIII đã bỏ đi 10 ngày sai lệch trong tháng 10/1582 là từ 4/10 nhảy ngay sang 15/10) đã tiến hành lần cải cách trọng đại tiếp theo và quy định: Năm nhuận phải có số chia hết cho 4. Và năm cuối cùng của thế kỷ (tức là năm có số cuối là 00) thì phải chia hết cho 400 mới được coi là nhuận. Đó chính là Cách Liệt lịch (Lịch Gregory) mà ta đang sử dụng cho đến ngày nay.

Sau khi trải qua những lần cải cách nói trên, thì Công Lịch càng trở nên chính xác, nhưng mà vẫn đang còn sai số nhỏ sau dấu phẩy, đòi hỏi cứ 4000 năm lại phải giảm đi 1 năm nhuận. Vì vậy, người ta lại bổ xung quy định: phàm là các năm công nguyên 4000, 8000, 12000,… mà chia hết cho 4000, thì không tính là năm nhuận.

————————

6.3 Sơ lược về bộ Lịch Thời Hiến

Bộ lịch Thời Hiến thuộc thời kỳ Thuận Trị triều Thanh, do một người Đức có tên là Thang Nhược Vọng (Johann Adam Schall von Bell, vẫn gọi tắt là Adam Schall) từ triều đại nhà Minh sửa chữa dựa trên cơ sở của bộ “Sùng Trinh lịch thư” mà hoàn thành được bộ Âm Dương hợp lịch này. Chọn dùng các số liệu thiên văn của Tây phương, nhưng vẫn bảo lưu hình thức lịch pháp truyền thống của Trung Quốc, tuần tự có hai phiên bản “Giáp Tý nguyên lịch” cùng “Ất Mão nguyên lịch”. Phiên bản đầu thì lấy năm Khang Hi thứ 23 (tức là năm 1684, Giáp Tý) làm khởi điểm suy tính, chọn áp dụng số liệu năm hồi quy Đệ Cốc (Tycho Brahe) là 365.24218 ngày, còn phiên bản sau thì lại lấy năm Càn Long thứ nhất (1735, Ất Mão) làm khởi điểm, áp dụng số liệu năm hồi quy Ngưu Đốn (Newton) là 365.2423 ngày. Loại lịch này chính là loại Âm Dương hợp lịch tiên tiến nhất và khoa học nhất, hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc và các Hoa kiều.

So với lịch pháp trước đây thì Lịch Thời Hiến có hai sự cải cách lớn nổi bật:

a, Lần đầu dùng phép Định Khí thay cho phép Bình Khí để xác định Tiết-Khí, qua đó xác định tháng Nhuân, tháng Nhuận là một tháng như tháng kế trước đó, nhưng tháng được coi là Nhuận phải không chứa Trung Khí.

b, Thời triều Minh mạt thì lịch Đại Thống dùng phương pháp một giờ trăm khắc vạn phút, áp dụng đồng hồ do phương Tây chế ra, quy định mỗi nửa Thần (tức là nửa canh giờ cũ) coi là một tiểu giờ (1 tiếng đồng hồ ngày nay), mỗi tiểu giờ đó có 4 khắc, mỗi Thần là 8 khắc, mỗi khắc là 15 phút, một ngày là 96 khắc, tức 1440 phút. Tức là phương pháp chia thời gian như là ngày nay thông dụng.

Chú: Đặc điểm thứ hai trong lịch Thời Hiến nói trên thì có mối quan hệ cực kỳ mật thiết đối với môn Thiết Bản Thần Số. Còn đặc điểm thứ nhất thì có mối quan hệ mật thiết với môn Tử Vi Đẩu Số.

Ngoài ra thì lịch Thời Hiến còn có các đặc điểm như dưới đây:

c, Quy luật 19 năm 7 nhuận

Năm thường của Nông Lịch có 24 Tiết Khí, gồm 12 Tháng, mỗi tháng Sóc Vọng đó có bình quân là 29.53 ngày, 12 x 29.53 = 354.36, cho nên năm thường của lịch Thời Hiến là 354 hoặc 355 ngày, mà năm thực tế (năm thời tiết, theo một vòng hoàng đạo) là 365.2422 ngày. Hai cái ấy, lệch nhau khoảng 11 ngày, lấy bội số chung nhỏ nhất của năm thực tế 365.2422 với Sóc Sách (độ dài tháng Sóc Vọng) 29.53, thì được 6939.6 ngày, tức khoảng 19 năm mặt trời (năm hồi quy), 235 tháng Sóc Vọng, 235 – 19×12 = 7, cho nên cứ 19 năm thì phải thiết lập 7 tháng nhuận.

Khoảng thời gian 19 năm được gọi là 1 Chương (hay Chương Tuế), chính là chu kỳ Meton (tên nhà thiên văn người Hy Lạp cổ).

d, Thiếp lập tháng Nhuận

Có hai loại phương pháp xác định Tiết Khí, một loại là phép Bình Khí (các khoảng thời gian giữa các Tiết Khí là bằng nhau), loại thứ hai là phép Định Khí (lúc giao Tiết Khí thì vị trí của Thái Dương là cố định bất biến), lịch Thời Hiến áp dụng phép Định Khí.

Tiết Khí bình quân là 30.44 ngày, độ dài một tháng Sóc Vọng là 29.53 ngày, giá trị sai lệch của nó tạo thành Nhuận dư, gần bằng 1 ngày, cho nên trong lịch Thời Hiến thì mỗi Tiết hoặc mỗi Khí đều lui về sau 1 ngày, tích lũy gần 15 ngày, Trung Khí sẽ chạy tới cuối tháng, như thế thì vào tháng sau tất nhiên không còn Trung Khí, mà chỉ có 1 Tiết mà thôi, tháng này chính là tháng Nhuận (nó không có tên tháng, nhưng được tiếp tục sử dụng tên của tháng ngay trước đó, gọi là “tháng … nhuận”).

Các tháng không được Nhuận là các tháng Một (tháng 11 âm lịch), Chạp (tháng 12 âm lịch, tháng Sửu), Giêng (tháng 1 âm lịch, tháng Dần). Quy tắc này nhằm cố định điểm Trung Khí – Đông Chí luôn luôn nằm trong tháng Một (tháng 11 âm lịch, tháng Tý), tức là Mặt Trời luôn đi qua điểm Đông Chí (đi vào cung Capricorn – Ma Kết – Tý) trong tháng Một. Trong trường hợp tháng Chạp hay tháng Giêng mà không chứa điểm Trung Khí thì tháng được coi là Nhuận sẽ là:

1, Tháng Hai (tháng Mão) ngay sau tháng Giêng kể cả khi Tháng Hai có chứa điểm Trung Khí (lúc này Tháng Hai Nhuận sẽ gọi là Giả Nhuận), trong trường hợp 13 tháng Sóc Vọng chỉ có 1 tháng không chứa Trung Khí.

2, Tháng mà không chứa Trung Khí còn lại, trong trường hợp 13 tháng Sóc Vọng có tới 2 tháng không chứa Trung Khí.

e, Hiện tượng năm nhuận

Có tháng Nhuận, nên thành ra là năm Nhuận. Năm nhuận Nông Lịch có 25 Tiết-Khí, trong đó có 2 Tiết Lập Xuân ở đầu năm và ở cuối năm, gọi là “Lưỡng đầu Xuân”, mà năm tiếp theo của năm Nhuận thì tất nhiên không có Lập Xuân, mà chỉ có 23 Tiết Khí, gọi là “Cách đầu Xuân” (chữ “Cách” có nghĩa là cách trở, ngăn cách, xa cách).

Bảng năm Nhuận theo lịch Thời Hiến đối chiếu từ năm công nguyên 1800 đến 2050:

 (hình bên dưới)

Trong bảng này cứ mỗi 19 năm lại có 7 năm nhuận, theo đó mà từ 1800 đến 2050 cộng 150 năm. Không nhuận vào các tháng: Giêng, tháng Một (Đông nguyệt), tháng Chạp (Tịch nguyệt).

Lưu ý, trong bảng này đang nói về bộ Lịch Thời Hiến xây dựng tại Trung Quốc, còn ở Việt Nam thì có một vài thời kỳ sử dụng Lịch Vạn Niên chính là bộ Lịch Thời Hiến này, nhưng cũng có những thời kỳ đã tính toán ra các bộ Lịch riêng phù hợp với vị trí địa lý kinh tuyến địa phương (105 độ kinh Đông) làm chuẩn.

f, Tháng đủ với tháng thiếu

Tháng đủ là 30 ngày, so với tháng Sóc Vọng nhiều hơn 11 tiếng 15 phút 58 giây; còn tháng thiếu thì có 29 ngày, so với tháng Sóc Vọng thì ít hơn 12 tiếng 44 phút 2 giây. Trung bình thì mỗi tháng đủ và tháng thiếu lệch với tháng Sóc Vọng 1 tiếng 48 phút 4 giây, do đó mà tháng đủ phải nhiều hơn so với tháng thiếu mới có thể giữ nguyên được sự đồng bộ của Sóc Vọng. Trải qua thống kê, các tháng đủ ước chiếm 53% tổng số tháng, còn tháng thiếu thì ước chiếm 47%, hơn nữa là trong mỗi năm thì tháng nào đủ tháng nào thiếu là không giống nhau giữa năm nọ với năm kia.

g, Tiết Khí

Nông Lịch chính là Âm Dương hợp Lịch, trong đó cái gọi là “Dương” biểu thị có quan hệ với Thái Dương, biểu hiện tại chỗ chú giải thuyết minh về Tiết Khí.

Tiết Khí đối với việc trồng trọt nông canh là rất có sự tương trợ, tổng số 24 thành phần, biểu thị vị trí của Thái Dương ở trên đường Hoàng Đạo, một loại dùng đem Hoàng Kinh ra để mà đo lường, theo điểm bắt đầu 0 độ tại Xuân Phân, mỗi khoảng 15 độ, là 1 Khí hoặc là 1 Tiết. Trong đó thì mỗi tháng sẽ có 1 Tiết với 1 Khí, tổng cộng là 12 loại Tiết và 12 loại Trung Khí (tháng Nhuận là ngoại lệ).

Trên thư tịch của lịch Thời Hiến, có thể hiểu rõ về ngọn ngành về Tiết với Khí. Các Tiết Khí đều có chu kỳ ngày Dương Lịch tương đối cố định, nhưng đối với chu kỳ ngày Âm Lịch thì chẳng hề có quan hệ gì cả.

h, Tháng Giêng

Lịch Thời Hiến lấy tháng Dần làm tháng Giêng, xưng là “Kiến Dần” hoặc là “Dần Chính”.

Kiến Dần quy định từ triều Hán cho suốt về sau các triều đại đều tiếp tục sử dụng, chưa từng bao giờ thay đổi. Nhưng trước thời đại nhà Hán thì từng xuất hiện các loại Lịch Pháp không giống thế mà lại Kiến Tý hoặc Kiến Sửu hoặc Kiến Hợi.

 Chú 1: phép Định Khí là phương pháp tính lịch mà coi điểm Trung Khí trên Hoàng Đạo là cố định. Còn phép Bình Khí là phương phâp tính lịch mà lấy trung bình giữa các điểm Trung Khí liên tiếp [n, n+1] là có số ngày bằng nhau.

  Chú 2: vì Chu Nguyên Chương kinh hãi tài của Lưu Bá Ôn mà phải ban lệnh cấm nghiêm ngặt không cho dân chúng học Thiên Văn. Điều này khiến cho nền Toán học và Thiên Văn học ở thời Minh bị suy thoái, đến mức về sau tính lịch sai be bét, nên Đông Cục (những Thiên Văn gia người Hán) đã thua toàn diện trong các cuộc thi dự đoán ngày Nhật Thực, Nguyệt Thực, so với các giáo sĩ phương Tây (tại Tây cục của Khâm Thiên Giám) và những giáo sĩ Hồi giáo (tại Cục Hồi Hồi của Khâm Thiên Giám).

Do đó, Lịch Pháp của Trung Quốc đã phải dựa vào những người phương Tây để điều chỉnh và áp dụng cho chính xác.

 Chú 3: việc sử dụng quy tắc Cấm Nhuận vào các tháng Một (11, tháng Tý), Chạp (12), Giêng (1), vốn lại có quan hệ sâu sắc với người Hồi Giáo – xin tham khảo thêm ở bộ kinh Koran, phần lời răn của Mohammed.

Nên nhớ, ngày nay chỉ có duy nhất người Hồi giáo vẫn sử dụng Lịch Thái Âm thuần túy phục vụ cho mục đích tâm linh của họ.

————————

6.4 Tử Vi với Lịch Pháp

Tử Vi với Lịch Pháp có mối liên hệ rất mật thiết, nó áp dụng Thái Âm Lịch, nhưng lại không phải loại Thái Âm Lịch thuần túy mà là Âm Dương hợp Lịch.

Cái gọi là Thái Âm Lịch thuần túy, phải là không xét đến việc Thái Dương đi qua các cung, không xét đến Tiết Khí và vấn đề tháng Nhuận của Lịch Pháp. Bởi vì, về cơ bản thì Thái Âm Lịch thuần túy không có khả năng xảy ra vấn đề tháng Nhuận, mỗi năm nó chỉ có 354 hoặc 355 ngày. Giá trị sai số của nó so với 365.2425 ngày của Tuế Chu hàng năm cứ tích lại ngày càng lớn, rồi sẽ có lúc xuất hiện mùa Hè theo Lịch Pháp lại xuất hiện ở trên thực tế đang là mùa Đông. Như thế thì bất lợi cho việc trồng trọt nông nghiệp cùng với các hoạt động xã hội, tôn giáo, nên dần phải bị đào thải, và hiện nay thì tạm không tìm được nhiều thư tịch ghi chép đầy đủ về nó nữa. Ngày nay chỉ có người Hồi Giáo vẫn sử dụng Thái Âm Lịch thuần túy cho các hoạt động tôn giáo của họ.

Tử Vi biểu lộ rõ ràng sự giải quyết riêng của nó đối với tháng Nhuận, nó vẫn cứ phải suy xét đến vấn đề Tuế Chu của Mặt Trời, tại các tháng trước và sau của tháng Nhuận, điều đó với Âm Dương hợp Lịch (mà điển hình là Lịch Thời Hiến) là hoàn toàn tương đồng. Nói cách khác, Tử Vi tuy rằng không suy xét đến việc Thái Dương đi đến cung nào nhưng lại phải khảo xét chu kỳ của năm Hồi Quy (năm thời tiết, năm Thái Dương), chứ không phải là hoàn toàn không suy xét đến Thái Dương. Bởi vì vậy, nếu mà nói là Tử Vi suy xét đến việc Thái Dương đi tới các cung, hay là nói nó chỉ dùng Lịch Pháp thuần túy Thái Âm lịch, thì đều là các kiểu kiến giải rất phiến diện.

Nguyên nhân của việc không suy xét đến Thái Dương đi đến cung nào thì rất đơn giản, 14 chính tinh của Tử Vi phải lấy ngày tháng Âm Lịch để định vị. Thái Dương và Thái Âm, mỗi loại đều đi trên con đường của nó (Hoàng Đạo và Bạch Đạo), mỗi tháng theo tháng Thái Dương có 30.44 ngày, mỗi tháng theo tháng Thái Âm có 29.53 ngày, mà ngày âm lịch là hoàn toàn căn cứ vào những tình huống xác định Sóc Vọng theo Thái Âm, cho nên trường hợp mà ngày mồng Một của âm lịch trở thành ngày Tiết Khí là rất khó xảy ra ở trong Âm Dương hợp Lịch. Vì thế, nếu như mà áp dụng Tiết Khí để định tháng sinh trong khi lại áp dụng ngày của Âm Lịch (phản ánh vị trí của Thái Âm) để mà định 14 chính tinh, thì sẽ sa vào một tình cảnh cực kỳ khó xử:

Giả sử như vào ngày mồng 6 tháng 6 Âm lịch năm Giáp Thân (2004), tra cứu về Tiết Khí thì thấy Thái Dương vẫn còn chưa quá cung để đến chỗ Tiểu Thử, vậy là tháng thứ 5 vẫn đang nắm lệnh, nhưng theo âm lịch đã sang tới tháng 6 rồi; Nếu như tính theo Tiết Khí, thì đang ngày mồng 6 tháng 5, thế nhưng ngày mồng 6 tháng 5 của Âm Lịch lại sớm đã qua lâu rồi. Hơn nữa, cái ngày mồng 6 của Âm lịch này với tháng 5 của tháng Thái Dương lại chẳng có tí liên quan gì đến nhau cả, mà nó chỉ cùng với tháng 6 của tháng Thái Âm có liên quan thôi, biểu hiện là ngày thứ tự thứ 6 của tháng này. Do đó, số của tháng này chỉ có thể là số chu kỳ của tháng Thái Âm, mà tuyệt đối không thể là số chu kỳ của tháng Thái Dương.

Tử Vi coi trọng Thái Âm Bạch Đạo, còn các môn Bát Tự thì coi trọng Thái Dương Hoàng Đạo, căn cứ lập luận của hai cái môn đó hoàn toàn không giống nhau. Một trong những căn cứ của việc nhập bàn của 14 Chính Tinh là theo ngày tháng Âm Lịch, cũng chính là trạng thái Sóc Vọng của Trăng, lại tiến thêm một bước nữa mà nói là vị trí của Bạch Đạo.

Cơ thể con người có 80% là nước, chính như hiện tượng thủy triều đối với tác dụng của lực hấp dẫn của mặt trăng, khí huyết của cơ thể con người, kinh mạch của con người chịu ảnh hưởng lớn nhất của Mặt Trăng. Cho nên Tử Vi Đẩu Số đặc biệt coi trọng vị trí và tác dụng của Thái Âm, cái điều này so với lý luận về nhịp sinh học hiện đại là trùng khớp.

Nguyên nhân chính là như thế, một Tuần Trăng là 29.53 ngày, hay là một chu kỳ Bạch Đạo, là Số chu kỳ của “tháng Thái Âm” (tháng Sóc Vọng), chứ tuyệt đối không thể là Số chu kỳ của “tháng Thái Dương”. Không được phép, tại lúc an 14 Chính Tinh thì dùng tháng Thái Âm, mà tại lúc tính toán số tháng thì lại dùng tháng Thái Dương được. Do đó mà tại vấn đề tháng sinh nêu trên, nó không xét đến Tiết Khí.

————————

Các đơn vị thời gian cơ bản

Gom các Giờ thành Ngày, gom các Ngày thành Tháng, gom các Tháng thành Năm. Năm Tháng Ngày Giờ chính là 4 dạng tham số thời gian đầu vào của Tử Vi Đẩu Số, cũng chính là 4 loại đơn vị Thời Gian tiêu biểu của Lịch Pháp.

7.1 Năm

Phép biểu thị Năm gồm có 3 loại:

– loại thứ nhất là ghi năm theo Công Lịch, lấy con số biểu thị, thí dụ năm Công Nguyên 2004;

– loại thứ hai là ghi năm theo Dân Quốc, lấy năm Công Nguyên 1911 là năm đầu tiên của Dân Quốc (do cách mạng Tân Hợi xảy ra năm 1911), hiện nay ở Đài Loan vẫn còn sử dụng, thí dụ năm 2004 là năm Dân Quốc thứ 93;

– loại thứ ba là ghi năm theo Can – Chi, như năm nay (2004) là năm Giáp Thân.

Năm có 3 loại hàm nghĩa:

Thứ nhất theo Công Lịch thì biểu thị mỗi một năm từ ngày 1 tháng 1 cho đến ngày 31 tháng 12, trong khoảng thời gian này có tổng độ dài là 365 hoặc 366 ngày;

Thứ nhì, ở Bát Tự học là khoảng thời gian mà Thái Dương đi trên Hoàng Đạo từ điểm Lập Xuân này đến điểm lập Xuân kế tiếp, tổng độ dài là 365.2422 ngày;

Thứ ba, ở Tử Vi Đẩu Số là thời gian của Nhật Nguyệt hội hợp 13 lần, tức là khoảng thời gian từ ngày mồng 1 tháng Giêng cho đến ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp của Âm Lịch, tổng trường độ thời gian là 354 hoặc 355 ngày (năm Nhuận là 383 hoặc 384 ngày).

Tử Vi Đẩu Số cùng với Bát Tự học đều áp dụng phép ghi năm theo Can-Chi, đều có thể lấy Can Chi để mà biểu thị Năm. Tuy nhiên như thế cũng không có nghĩa là đánh đồng mối quan hệ của năm Can Chi trong Bát Tự học với Tử Vi Đẩu Số đâu đấy, điểm này phải phân biệt cho rõ. Chính như đã nói từ trước, Tử Vi Đẩu Số áp dụng Âm Dương hợp Lịch, nhưng không khảo xét đến việc Thái Dương quá cung, tất nhiên là tồn tại sự bất đồng với Thái Dương lịch nhưng cái nổi trội của nó lại là “Niên”.

Tục ngữ vẫn nói “Tuế tuế niên niên”, nhưng kỳ thực thì Niên với Tuế vốn không phải 2 khái niệm giống nhau, trong Thiên Văn Lịch Pháp thì Tuế là chỉ 1 vòng chu thiên của Thái Dương, tức là theo Thái Dương đi qua điểm Xuân Phân cho đến lúc Thái Dương quay lại điểm Xuân Phân là 1 chu kỳ. Thí dụ như theo lời người xưa chính là Tuế Thực, Tuế Sai, Tuế Chu, Tứ thời thành Tuế, Lưu niên Thái Tuế,… còn Niên là chỉ chu kỳ của 12 tháng Sóc Vọng trong Lịch Pháp, lấy Ngày đối Ngày, tức là theo ngày mồng 1 tháng Giêng cho tới ngày cuối cùng của tháng Chạp là 1 năm.

Niên thì đại diện cho Âm lịch, Tuế thì đại diện cho Dương lịch, hai cái hợp dụng là minh chứng cho việc dùng Âm Dương hợp Lịch.

Thông thường thì người hiện đại cứ nói Niên là chỉ năm Thái Dương hồi quy (năm Mặt Trời), bất kể là năm Công Nguyên nào theo lịch Cách Liệt Cao Thụy, hay là năm Can Chi nào trong Bát Tự học, đều là do Thái Dương định đoạt, là 365 ngày, bởi lẽ người hiện đại thường áp dụng Thái Dương lịch, cho nên cái khái niệm Niên với Tuế nó mới cơ bản không phân chia. Bởi vì bất kể là theo Công Lịch hay là theo Bát Tự học đều lấy 365 ngày là 1 chu kỳ của năm hồi quy. Còn Tử Vi Đẩu Số thì cơ bản là không khảo xét Thái Dương quá cung với Tiết Khí, vì vậy mà mỗi năm của nó là tổng số có 12 tháng Sóc Vọng riêng biệt, tức là mỗi năm 354 hoặc 355 ngày (năm Nhuận là ngoại lệ).

Bởi thế mà trong Bát Tự học có thuyết Vận Tuế, mà ở trong kỹ thuật của Tử Vi lại biến thành Hạn Niên, nguyên nhân nằm ở chỗ Vận với Hạn là đúng so về Tháng, ở Bát Tự lại dùng tháng Thái Dương (tháng Tiết Khí) gọi là Vận, còn trong Đẩu Số dùng tháng Sóc Vọng nên gọi là Hạn, ở trong Bát Tự dùng Thái Tuế là năm Thái Dương, còn trong Đẩu Số dùng Niên là năm Thái Âm, các loại này cần phải phân biệt mà nắm cho rõ.

Thí dụ như, người nào đó sinh ra vào tháng Chạp của Nông Lịch năm Nhâm Tý (1972), có thể tra cứu Hoàng Đạo Tiết Khí, đã qua tiết Lập Xuân, như thế năm sinh của người này là tính là năm sau ư? Hay là vẫn tính theo chính năm ấy? Nói cách khác, rốt cuộc là người này cầm tinh con gì?

Niên Can (Thiên Can của Năm) của kỹ thuật của Tử Vi truyền thống là số thứ tự chu kỳ của Hoàng Đạo, mà các Can cung của mệnh bàn là do “độn” Niên Can mà ra. Rất nhiều người bị ảnh hưởng của lý luận trong Bát Tự học, câu nệ vào thành kiến, mà đều đã nghĩ đến việc dùng “Tháng” của Hoàng Đạo để thay thế cho số thứ tự chu kỳ của Bạch Đạo, cái này chắc hẳn là tưởng rằng nó đương nhiên như thế.

Căn cứ vào Lịch pháp Thái Âm, năm của kỹ thuật Tử Vi bên trên, chính là 354 hoặc 355 ngày, tháng sinh là ám chỉ chu kỳ thứ mấy của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất trong năm đó, chứ không phải là cung vị thứ mấy của Mặt Trời ở trên Hoàng Đạo. Năm với Tháng của Âm Lịch vẫn có thể dùng Can Chi để biểu thị như cũ, chứ không phải Can Chi là “độc quyền” của Hoàng Đạo.

Do đó, đối với đáp án cho đề mục nêu trên, nếu mà dùng Bát Tự học thì người ấy phải thuộc tuổi Trâu (Sửu), nếu mà dùng kỹ thuật Tử Vi thì người ấy thuộc về tuổi Chuột (Tý). Có thể thấy sự bất đồng của Lịch Pháp sẽ dẫn đến năm Can Chi bất đồng ở 2 môn ấy. Nhưng thông thường dân gian vẫn nói việc cầm tinh con gì, bất luận Tiết Khí là gì, chỉ nói về năm mới thôi.

Tóm lại, chính là như ngày Tết của người Trung Quốc không khảo xét đến tiết Lập Xuân, chỉ lấy điểm gianh giới của ngày 30 tháng Chạp năm cũ với ngày mồng 1 tháng Giêng năm mới để làm chuẩn. Kỹ thuật Tử Vi lấy ngày mồng 1 tháng Giêng mỗi năm làm điểm bắt đầu.

Tóm lại là điểm bắt đầu của năm trong kỹ thuật Tử Vi ở tại ngày mồng 1 tháng Giêng của Âm Dương hợp Lịch (tại Trưng Quốc thì lấy bộ lịch Thời Hiến làm tiêu biểu), ngày cuối cùng của năm âm lịch là ngày 30 tháng Chạp, tổng cộng có 354 hoặc 355 ngày (năm nhuận là ngoại lệ).

7.2 Tháng

Tháng có 3 loại phương pháp biểu thị, một là tháng của Công Lịch, hai là tháng theo Nông Lịch, ba là tháng Can-Chi.

Tuy rằng các kỹ thuật Tử Vi truyền thống đều không lấy tháng Can Chi ra biểu thị, nhưng trên thực tế thì Đẩu Số vẫn cứ có tháng Can Chi. Thiên Can của các cung trên lá số là lấy Can năm dùng “Ngũ Hổ độn” mà tính ra, trên thực tế chính là Thiên Can của Tháng trong năm ấy.

Do đó, kỹ thuật Tử Vi và Bát Tự học đều áp dụng phép ghi tháng Can Chi. Tháng đều lấy Can Chi để biểu thị. Tuy là như thế, Tháng Can Chi trong Bát Tự học với Tháng Can Chi trong Tử Vi Đẩu Số không phải là đánh đồng như nhau được, điểm này nhất thiết phải chú ý.

Bát Tự học áp dụng Thái Dương lịch, trọng yếu ở Tiết Khí mà định tháng Sinh. Bởi vậy, điểm đầu cuối của Can Chi tháng của nó là từ bắt đầu Tiết của tháng này cho đến hết Trung Khí của tháng này. Chúng ta hãy xem lại bảng Tiết Khí tương ứng với các Tháng trong các môn Bát Tự học (Tử Bình Tứ Trụ, Bát Tự Hà Lạc,…):

(Xem hình bên dưới)

Kỹ thuật Tử Vi Đẩu Số áp dụng Âm Dương hợp Lịch, tháng với ngày đều lấy Thái Âm Bạch Đạo làm chuẩn, điểm đầu cuối của Can Chi tháng là ngày Sóc mỗi tháng cho đến ngày Hối là 29 hoặc 30 cuối tháng đó.

Về mặt số thứ tự của tháng, cũng lấy Thái Âm Bạch Đạo làm chuẩn, tức là Số của tháng âm lịch trong sách lịch. Thí dụ như, hôm nay là ngày 8 tháng 11 dương lịch năm 2004, tra ngày tháng âm lịch là 26 tháng 9 năm Giáp Thân, thì Tháng theo kỹ thuật của Tử Vi là tháng 9 al, có Can Chi là tháng Giáp Tuất; nhưng mà đối chiếu với quy tắc của Bát Tự học thì có sự bất đồng, vì ngày 7 tháng 11 dương lịch đã tới tiết Lập Đông cho nên Tháng theo Bát Tự học là tháng 10 al, có Can Chi là Ất Hợi.

Trong giới Tử Vi thì có người lấy Tiết Khí để mà xác định Tháng, phương pháp kiểu này là có sai lầm ở chỗ có sự hiểu sai khá lớn đối với lịch pháp trong kỹ thuật của Tử Vi, lẫn lộn giữa Bát Tự học Thái Dương lịch pháp với Đẩu Số Thái Âm lịch pháp. Xin xem lại ở phần Lịch Pháp có nội dung liên quan.

Nói tóm lại, Tử Vi Đẩu Số là áp dụng Số của Tháng Âm Lịch, tức là Số thứ tự của Tuần Trăng thứ mấy trong năm Âm Lịch.

7.3 Ngày

Ngày có ba loại phương pháp biểu thị, một là ngày theo Công Lịch (Dương Lịch), hai là ngày theo Âm Lịch, ba là ngày Can – Chi.

Bát Tự học dùng ngày Can – Chi, kỹ thuật Tử Vi dùng ngày Âm Lịch, mà ngày Âm lịch chỉ có thể thông qua việc tra ở sách lịch mới có thể biết được, nhưng từ trước tới nay đều có những người giỏi nghề, có những người tìm ra được việc lợi dụng công thức số học để mà hoán chuyển ngày Dương Lịch thành ngày Âm Lịch.

Phép dùng công thức số học của việc hoán chuyển ngày dương lịch thành ngày âm lịch:

Giả thiết số của năm Công Nguyên là N, lấy N trừ đi 1977 hoặc 1901, số đạt được lại chia cho 4, thì được thương số là Q với số dư là R.

tìm M = 14Q+10.6(R+1)+số thứ tự của ngày trong năm,

Lại lấy M chia cho 29.5 xem số dư được bao nhiêu, số dư này chính là ngày âm lịch.

Ví dụ: tìm ngày âm lịch của ngày Dương lịch là 7 tháng 5 năm 1994?

1994 – 1977 = 17

17 / 4 = 4 dư 1

Do Q = 4 và R = 1

nên M = 14 x 4 + 10.6(1 +1) + (31 + 28 + 31 + 30 + 7)

<=> M = 56 + 10.6 x 2 + 127 = 21.2 + 183 = 204.2

204.2 / 29.5 = 6 dư 27.

Vậy âm lịch chính là ngày 27.

Chú ý: ứng dụng công thức này có thể thu được kết quả với hầu hết các trường hợp, nhưng có một vài trường hợp bị sai lệch 1 ngày.

7.4 Giờ

Giờ có 2 loại phép biểu thị, một là dùng 24 tiểu giờ của lịch Công Nguyên, lấy số để biểu thị, như 12 giờ, 23 giờ,… thứ hai là dùng 12 Thời Thần (Canh Giờ) như người xưa, thông thường dùng Can Chi để biểu thị, Đẩu Số và Bát Tự học đều dùng cái này.

Quy định Thập Nhị Thời Thần vào thời Tây Chu đã sử dụng, vào thời Hán có những tên gọi như:

Bán Dạ (nửa đêm), Kê Minh, Bình Đán (tảng sáng), Nhật Xuất (Mặt trời mọc), Thực Thời (giờ ăn), Ngung Trung (giữa góc), Nhật Trung (giữa trưa), Nhật Điệt (xế bóng), Bô Thời (quá trưa), Nhật Nhập (đang lặn), Hoàng Hôn, Nhân Định (người nghỉ ngơi).

Nhưng cũng lại vừa sử dụng 12 Địa Chi để sử dụng, lấy nửa đêm lúc khoảng chừng 23h00 đến 1h00 là giờ Tý, từ 1h00 đến 3h00 là giờ Sửu,… Từ thời nhà Tống về sau lại thực hiện quy định 24 khoảng chia cho 12 Thời Thần, lấy mỗi canh giờ chia đôi ra làm nửa Sơ và nửa Chính, có dạng như Tý sơ, Tý chính, Sửu sơ, Sửu chính,… theo đó chia làm 24 khoảng, tương đương với cách dùng 24 giờ hiện nay. Đến nhà Thanh ban hành lịch Thời Hiến, phát triển quy định 24 tiểu giờ theo phương Tây, nhưng trong dân gian vẫn quen dùng 12 Thời Thần.

Việc xác định của Thời Thần (Canh Giờ) đối với người xưa không phải là vấn đề gì cả, bởi vì ngay ấy không có loại thời gian cho 1 nước thống nhất, lại cũng không có cái gọi là “múi giờ”, càng không có loại đồng hồ phổ cập như bây giờ. Người ta đều dùng thời gian địa phương để làm chuẩn. Nhưng khoa học hiện đại phát triển khiến cho thời gian có thể đo được hết sức chính xác đến từng giây, cho nên lại xuất hiện vấn đề: rốt cuộc là lấy thời gian vùng nào làm chuẩn? Trung Quốc nằm trên 5 múi giờ thì việc xác định thời gian sẽ như thế nào?

Tử Vi chủ yếu là căn cứ vào Tự Nhiên ở bản xứ mà có sự thay đổi thời gian để mà xác định Chính Tinh của đương số, điều này phù hợp với vận khí và sự tương ứng với Tự Nhiên của Con Người, tùy sự thay đổi của tự nhiên mà có sự biến hóa theo quy luật.

Do đó, các địa phương mà căn cứ vào thời gian Bắc Kinh để xác định giờ sinh là sai lầm lớn. Các khu vực đều có vị trí Kinh độ là không giống nhau trên bề mặt của trái đất, và tự nhiên ở đó cũng thay đổi có sớm có muộn, cho nên cần phải lấy thời gian địa phương làm chuẩn. Các kiểm nghiệm thực tiễn cũng đã chứng minh sáng tỏ, phải lấy “thời điểm quan sát Thái Dương” ở “tại địa phương” mà làm chuẩn.

Trong giới Bát Tự học với Đẩu Số có một thuyết là “Giờ Thái Dương chuẩn xác”, chủ trương thống nhất tiêu chuẩn giờ đều hoán chuyển thời gian giờ thành giờ ở địa phương, khảo xét tính toán sự chuyển động không đều của Địa cầu mà suy tính ra “giờ Thái Dương chuẩn xác”.

————————

7.5 Mối quan hệ về phương pháp xác định Ngày-Tháng

Thời gian của 1 Ngày-Đêm (gọi tắt là Ngày) đưọc định nghĩa là:

Khoảng thời gian giữa 2 lần mọc liên tiếp (n, n+1) của Mặt Trời.

Trong đó:

– Từ lúc Mặt Trời mọc lần thứ n đến lúc Mặt Trời lặn lần thứ n, được gọi là Ban Ngày.

– Từ lúc Mặt Trời lặn lần thứ n đến lúc Mặt Trời mọc lần thứ n+1, được gọi là Ban Đêm.

Vì đêm thì tối đen, vậy làm thế nào để biết vào lúc nào là giờ Tý?

Thưa, cổ nhân đã biết dùng phép “ngoại suy” từ rất lâu rồi. Người xưa đem cắm 1 cái cọc thật thẳng (dùng sợi dây buộc viên đá vào 1 đầu rồi thả xuống lơ lửng cách mặt đất, và cầm đầu kia để so, nếu cọc mà song song với sợi dây thì cọc đó thẳng đứng). Hãy xem họ làm như thế nào nhé:

Vào trưa của ngày thứ n, khi Mặt Trời ở vị trí cao nhất trên bầu trời của kinh tuyến địa phương, thì bóng của cái cọc sẽ ngắn nhất hoặc trùng đúng vào chân của cái cọc.

Vào trưa của ngày thứ n+1, khi Mặt Trời ở vị trí cao nhất trên bầu trời của kinh tuyến địa phương, thì bóng của cái cọc sẽ ngắn nhất hoặc trùng đúng vào chân của cái cọc.

Khoảng thời gian từ “lúc đứng bóng thứ n đến lúc đứng bóng thứ n+1” cũng chính bằng khoảng thời gian của 1 Ngày-đêm.

Để đặt tên cho từng giờ và xác định từng giờ, người xưa đem khoảng thời gian của 1 Ngày-đêm chia thành 12 đơn vị, dùng tên của 12 Địa Chi mà gọi, mỗi một đơn vị có tên theo Địa Chi ấy được gọi là Giờ.

Dùng cái lý của Âm Dương là:

– “Dương trưởng thì Âm tiêu, Âm trưởng thì Dương tiêu”,

– “Dương cực thì sinh Âm, Âm cực thì sinh Dương”,

– “Sinh (lúc xuất hiện, ló ra, mọc) – Vượng (lúc thịnh vượng, đứng bóng) – Mộ (lặn)”

thì người xưa đem gán Chính Ngọ là lúc mà Mặt trời đứng bóng, là lúc mà Dương đến lúc Cực, lúc Vượng nhất.

Từ thời điểm Chính Ngọ này có thể ngoại suy các khoảng thời gian của 11 khoảng giờ còn lại trong 1 Ngày-đêm và biết giờ Tý bắt đầu vào lúc nào. Cách đơn giản nhất là đưa 12 Giờ từ Tý tới Hợi lên một vòng tròn, khi đã xác định được giờ Ngọ thì lấy đối xứng qua tâm thì sẽ suy ra được giờ Tý. Sau này, có Đồng-Hồ thì việc phân chia càng chính xác hơn.

(Đồng-Hồ là cái thùng nước bằng đồng mà đục 1 rất nhỏ để nước trong thùng chảy từ lúc đầy đến lúc hết sạch là đúng bằng khoảng thời gian của 1 Ngày-đêm, trên đó người ta có khắc lên nhiều vạch tương ứng với các Giờ, các Khắc, và thả vào đó một cái thẻ tre nổi để lấy nó chỉ vào cái vạch khắc cho chính xác).

Từ đây, 1 Ngày-đêm đã được định nghĩa lại là:

Khoảng thời gian bắt đầu từ lúc nửa đêm, tương ứng với bắt đầu giờ Tý cho đến hết giờ Hợi.

Bằng phương pháp tương tự khi khảo sát Mặt Trăng từ lúc tròn thứ n đến lúc tròn thứ n+1, thì người xưa gọi là 1 Tuần Trăng và đã định ra Tháng Sóc Vọng âm lịch. Rồi lại theo lý Âm Dương để mà định nghĩa lại rằng: Tháng Sóc Vọng âm lịch bắt đầu từ ngày Mồng 1 (ngày Sóc, Newmoon) cho đến hết ngày 29 hoặc ngày 30, trong đó cuối giờ Hợi ngày 15 thì Trăng tương đối tròn nhất.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, đầu mối của 1 Ngày được bắt đầu vào giờ Tý và căn cứ theo Thái Dương để mà thiết lập, còn đầu mối của 1 Tháng được bắt đầu vào Ngày Mồng 1 (ngày Sóc) và căn cứ theo Thái Âm để mà thiết lập.

Môn Tử Vi Đẩu Số, áp dụng Số của Ngày, Tháng, cho nên việc xác định thời điểm Chính Ngọ, Sóc, Vọng, tại địa phương nơi sinh là vô cùng quan trọng để việc lập Mệnh bàn được đảm bảo chuẩn xác.

————————

7.6 Âm Dương hợp Lịch của Việt Nam

Dưới đây là phần trích dẫn các bài viết của các tác giả Hồ Ngọc Đức, Trần Tiến Bình để độc giả nắm được khái quát về Lịch Việt Nam.

A, Âm lịch Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (Hồ Ngọc Đức)

Âm Lịch dùng tại Việt Nam (mà đúng hơn phải gọi là Âm-Dương lịch) là loại Lịch có nguồn gốc tại Trung Quốc. Các hệ thống Âm Lịch đều được tính dựa trên những nguyên tắc cơ bản giống nhau: Tháng Âm Lịch bắt đầu vào ngày Sóc; tháng Nhuận đặt vào tháng không có Trung Khí. Trong lịch sử có nhiều giai đoạn người Việt sử dụng lịch của Trung Quốc nhưng cũng có nhiều thời kỳ chúng ta tự tính âm lịch cho mình dùng. Tuy dựa vào các nguyên tắc chung nhưng vì cách áp dụng nguyên tắc khi tính lịch có thể khác nhau (chẳng hạn, xác định Sóc và Trung khí dựa trên chuyển động thực hay chuyển động trung bình; hoặc tính lịch theo các múi giờ khác nhau) nên âm lịch Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt. Khi đọc các tác phẩm lịch sử Việt Nam cổ chúng ta có thể nhận thấy nhiều khi ngày tháng ghi trong đó khác với ngày tháng trong âm lịch Trung Quốc. Nhiều tháng trong sử ta ghi là tháng nhuận nhưng trong lịch Tàu thì tháng đó không nhuận. Có tháng theo lịch ta là tháng thiếu nhưng theo lịch Tàu lại là tháng đủ và ngược lại.

Âm Lịch dùng tại Việt Nam là lịch nào?

Dựa vào kết quả của một công trình nghiên cứu công phu về lịch và lịch Việt Nam của giáo sư Hoàng Xuân Hãn, chúng ta biết được trước năm 1945 tại Việt Nam dùng lịch nào và lịch đó khác với lịch Trung Quốc ở những giai đoạn nào.

Thời Bắc thuộc: Lịch Trung Quốc được sử dụng tại Việt Nam.

Từ nhà Ngô đến đầu nhà Lý (khoảng 939-1078): Có lẽ các vương triều đầu tiên của nước Việt Nam độc lập vẫn dùng lịch Tàu.

Nhà Lý và nhà Trần (1080-1300): Việt Nam tự tính lịch riêng (theo một phép lịch thời nhà Tống bên Trung Quốc). Có nhiều điểm khác biệt giữa lịch ta và lịch Trung Quốc trong giai đoạn này. Đáng tiếc là không có đủ tài liệu lịch sử để phục hồi lịch này.

Nhà Trần, Hồ và Lê (1306-1644): Thời kỳ này Việt Nam sử dụng lịch giống như lịch nhà Nguyên và Minh dùng tại Trung Quốc (có thể người Việt đã học được phép lịch Thụ Thời khi đi sứ nhà Nguyên khoảng 1300 và sau đó có thể tự tính lịch). Ngay cả trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627 trở đi), các chúa Nguyễn ở miền Nam vẫn dùng lịch giống nhà Lê-Trịnh. Năn 1384 nhà Minh ở Trung Quốc đổi tên lịch Thụ Thời thành Đại Thống nhưng vẫn giữ nguyên cách tính. Cho đến hết đời Minh (1644) Lịch Ta và Lịch Tàu không khác nhau.

Từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh đến đầu nhà Nguyễn (1645-1812): Việt Nam dùng lịch riêng, tính theo phép lịch Đại Thống. Tại Trung Quốc, năm 1644 nhà Thanh lên đã dùng phép lịch mới (lịch Thời Hiến). Lịch ta và lịch Tàu khác nhau nhiều.

Thời Tây Sơn (1789-1801): Không rõ nhà Tây Sơn dùng lịch gì vì các văn kiện thời Tây Sơn sau bị phá hủy hết. Có lẽ Tây Sơn đã chuyển sang dùng lịch giống lịch nhà Thanh bên Trung Quốc. Tại vùng chúa Nguyễn kiểm soát trong giai đoạn này vẫn sử dụng lịch của nhà Lê (tính theo phép lịch Đại Thống). Sau khi Gia Long lên ngôi vẫn duy trì lịch cũ (tên là lịch Vạn Toàn) đến 1812.

Thời nhà Nguyễn và thuộc Pháp (1813-1945): Dùng lịch Hiệp Kỷ (tính theo phép lịch Thời Hiến của nhà Thanh). Không có sự khác biệt giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc.

Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1954): Có lẽ Việt Nam không còn cơ quan tính lịch riêng nên làm lịch theo sách Vạn Niên Thư của Trung Quốc. Như thế Lịch Ta và Lịch Tàu không khác nhau.

Thời kỳ hai miền chia cắt (1955-1975): Âm lịch tại hai miền Bắc Nam có chỗ khác nhau (và khác với lịch Trung Quốc) do sử dụng các múi giờ khác nhau cho việc tính toán. Ở miền Bắc dùng múi giờ thứ 8 tới năm 1967 và múi giờ thứ 7 từ 1968 trở đi. Tại miền Nam sử dụng múi giờ thứ 8.

Từ 1976 trở đi: Cả nước Việt Nam tính lịch âm theo múi giờ thứ 7. Do khác múi giờ nên có nhiều điểm lịch ta và lịch Tàu khác nhau.

Ghi chú: Từ 1943 đến 1967 có vài lần thay đổi múi giờ chính thức, tuy nhiên có lẽ việc thay đổi múi giờ chỉ liên quan tới việc tính giờ chứ không làm ảnh hưởng tới việc tính ngày tháng âm lịch. Từ 01/01/1943 theo múi giờ thứ 8 (GMT+8, sớm hơn 1h so với giờ chuẩn). Từ 1/4/1945 theo giờ Nhật Bản dùng múi giờ thứ 9. Từ 1/4/1947 quay trở lại dùng múi giờ thứ 8. Ở miền Nam từ 1/7/1955 sử dụng múi giờ thứ 7, sau đó từ 1/1/1960 quay lại dùng múi giờ thứ 8. Ở miền Bắc thì từ 8/8/1967 trở đi dùng múi giờ thứ 7 (trước đó theo múi giờ thứ 8). Phải từ 1968 trở đi âm lịch tại miền Bắc và từ 1976 trong cả nước mới được tính dựa theo múi giờ chuẩn của Việt Nam.

Quy luật của âm lịch Việt Nam

Âm Lịch Việt Nam là một loại Lịch Thiên Văn. Nó được tính toán dựa trên sự chuyển động của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng. Ngày tháng âm lịch được tính dựa theo các nguyên tắc sau:

1, Ngày đầu tiên của tháng âm lịch là ngày chứa điểm Sóc.

2, Một năm bình thường có 12 tháng âm lịch, một năm nhuận có 13 tháng âm lịch.

3, Đông Chí luôn rơi vào tháng 11 âm lịch.

4, Trong một năm nhuận, nếu có 1 tháng không có Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông chí là tháng nhuận

5, Việc tính toán dựa trên kinh tuyến 105° đông.

Sóc là thời điểm hội diện, đó là khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời nằm trên một đường thẳng và Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. (Như thế góc giữa Mặt Trăng và Mặt Trời bằng 0 độ). Gọi là “hội diện” vì Mặt Trăng và Mặt Trời ở cùng một hướng đối với Trái Đất. Chu kỳ của điểm Sóc là khoảng 29,5 ngày. Ngày chứa điểm Sóc được gọi là ngày Sóc, và đó là ngày bắt đầu tháng âm lịch.

Trung Khí là các điểm chia đường Hoàng Đạo thành 12 phần bằng nhau. Trong đó, bốn Trung khí giữa bốn mùa là đặc biệt nhất: Xuân Phân (khoảng 20/3), Hạ Chí (khoảng 22/6), Thu Phân (khoảng 23/9) và Đông Chí (khoảng 22/12).

Bởi vì dựa trên cả Mặt Trời và Mặt Trăng nên Lịch Việt Nam không phải là thuần Âm Lịch mà là Âm-Dương hợp Lịch. Theo các nguyên tắc trên, để tính ngày tháng âm lịch cho một năm bất kỳ trước hết chúng ta cần xác định những ngày nào trong năm chứa các thời điểm Sóc (New moon) . Một khi bạn đã tính được ngày Sóc, bạn đã biết được ngày bắt đầu và kết thúc của một tháng âm lịch: ngày mùng một của tháng âm lịch là ngày chứa điểm sóc. Sau khi đã biết ngày bắt đầu/kết thúc các tháng âm lịch, ta tính xem các Trung Khí (Major solar term) rơi vào tháng nào để từ đó xác định tên các tháng và tìm tháng nhuận.

Đông Chí luôn rơi vào tháng 11 của năm âm lịch. Bởi vậy chúng ta cần tính 2 điểm sóc: Sóc A ngay trước ngày Đông chí thứ nhất và Sóc B ngay trước ngày Đông chí thứ hai. Nếu khoảng cách giữa A và B là dưới 365 ngày thì năm âm lịch có 12 tháng, và những tháng đó có tên là: tháng 11, tháng 12, tháng 1, tháng 2, …, tháng 10. Ngược lại, nếu khoảng cách giữa hai sóc A và B là trên 365 ngày thì năm âm lịch này là năm nhuận, và chúng ta cần tìm xem đâu là tháng nhuận. Để làm việc này ta xem xét tất cả các tháng giữa A và B, tháng đầu tiên không chứa Trung khí sau ngày Đông chí thứ nhất là tháng nhuận. Tháng đó sẽ được mang tên của tháng trước nó kèm chữ “nhuận”.

Khi tính ngày Sóc và ngày chứa Trung Khí bạn cần lưu ý xem xét chính xác múi giờ. Đây là lý do tại sao có một vài điểm khác nhau giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc.Ví dụ, nếu bạn biết thời điểm hội diện là vào lúc yyyy-02-18 16:24:45 GMT thì ngày Sóc của lịch Việt Nam là 18 tháng 2, bởi vì 16:24:45 GMT là 23:24:45 cùng ngày, giờ Hà nội (GMT+7, kinh tuyến 105° đông). Tuy nhiên theo giờ Bắc Kinh (GMT+8, kinh tuyến 120° đông) thì Sóc là lúc 00:24:45 ngày yyyy-02-19, do đó tháng âm lịch của Trung Quốc lại bắt đầu ngày yyyy-02-19, chậm hơn lịch Việt Nam 1 ngày.

Ví dụ 1: Âm lịch năm 1984

Chúng ta áp dụng quy luật trên để tính âm lịch Việt nam năm 1984.

– Sóc A (ngay trước Đông chí năm 1983) rơi vào ngày 4/12/1983, Sóc B (ngay trước Đông chí năm 1984) vào ngày 23/11/1984.

– Giữa A và B là khoảng 355 ngày, như thế năm âm lịch 1984 là năm thường. Tháng 11 âm lịch của năm trước kéo dài từ 4/12/1983 đến 2/01/1984, tháng 12 âm từ 3/1/1984 đến 1/2/1984, tháng Giêng từ 2/2/1984 đến 1/3/1984 v.v.

Ví dụ 2: Âm lịch năm 2004

– Sóc A – điểm sóc cuối cùng trước Đông chí 2003 – rơi vào ngày 23/11/2003. Sóc B (ngay trước Đông chí năm 2004) rơi vào ngày 12/12/2004.

– Giữa 2 ngày này là khoảng 385 ngày, như vậy năm âm lịch 2004 là năm nhuận. Tháng 11 âm của năm 2003 bắt đầu vào ngày chứa Sóc A, tức ngày 23/11/2003.

– Tháng âm lịch đầu tiên sau đó mà không chứa Trung khí là tháng từ 21/3/2004 đến 18/4/2004 (Xuân phân rơi vào 20/3/2004, còn Cốc vũ là 19/4/2004). Như thế tháng ấy là tháng nhuận.

– Từ 23/11/2003 đến 21/3/2004 là khoảng 120 ngày, tức 4 tháng âm lịch: tháng 11, 12, 1 và 2. Như vậy năm 2004 có tháng 2 nhuận.

 B, Lịch Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (Trần Tiến Bình, Lịch Việt Nam Thế Kỷ XX-XXI)

Điểm qua các lịch đã được sử dụng ở Việt Nam từ xưa đến nay: Việc nghiên cứu, phục hồi cổ lịch vượt ra ngoài nội dung này nên chỉ trình bày một số tóm lược dựa chủ yếu vào các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này của GS. Hoàng Xuân Hãn và PGS. Lê Thành Lân – những trích lục từ các nguồn sử liệu khác cũng được lấy lại từ hai tác giả trên. Ngoài ra có một số ý kiến chưa được kiểm chứng kỹ hay nhất trí rộng rãi cũng được đưa vào để bạn đọc tham khảo, hy vọng trong tương lai sẽ có một bức tranh đầy đủ hơn về lịch Việt Nam qua các giai đọan lịch sử .

Lịch trong xã hội xưa:

Lịch giữ một vị trí đặc biệt trong quan niệm của người Á Đông thời xưa, ở Trung Hoa thì Lịch được xem là lệnh trời bày cho dân để theo đó mà làm nông vụ cũng như tế lễ, còn vua là thiên tử, thay trời trị vì thiên hạ và hàng năm ban lịch cho thần dân và các nước phiên bang. Ở Việt Nam mỗi năm lễ ban lịch gọi là Ban Sóc cũng được tổ chức rất long trọng có nhà vua và hàng trăm văn võ bá quan tham dự. Các cơ quan làm lịch ở nước ta trước đây rất quy củ, Thời Lý có Lầu Chính Dương, Thời Trần có Thái Sử Cục, thời Lê có Thái Sử Viện, thời Lê Trung Hưng có Tư Thiên Giám, thời Nguyễn có Khâm Thiên Giám,… Các cơ quan này không chỉ làm Lịch mà còn “Coi các việc”: suy lượng độ số của trời, làm lịch, báo thời tiết, như thấy việc tai dị hay điềm lành, được suy luận làm khải trình lên.

Trích từ Nguyên Sử và Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì vào thời Trần (1301), Đặng Nhữ Lâm khi đi sứ sang Nguyên đã bí mật vẽ đại đồ Cung Uyển, thành Bắc Kinh, mang sách cấm về, sự việc lộ ra và bị vua Nguyên trách cứ. Có thể trong các sách cấm đó có thư tịch về Lịch Pháp nên sau này con cháu ông là Đặng Lộ ra làm quan Thái Sử Cục Lệnh Nghi Hậu Lang đã chế ra Lung Linh Nghi để khảo sát thiên tượng tỏ ra rất đúng và vào năm 1339 Đặng Lộ trình vua Trần Hiến Tông xin đổi lịch Thụ Thời sang lịch Hiệp Kỷ đã được vua chấp thuận.

Như vậy các cơ quan làm lịch bao gồm cả chức năng dự báo thời tiết, thiên văn và chiêm tinh học. Tuy nhiên, hiện nay tư liệu về lịch Việt Nam còn lại rất ít nguyên nhân một phần do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chiến tranh liên miên tàn phá, một phần do lịch pháp gần như là một thứ bí thuật không phổ biến, cộng với việc khoa học nhất là khoa học tự nhiên không được chú trọng phát triển trong thời phong kiến. Điều này gây trở ngại cho việc tìm hiểu về lịch Việt Nam trong quá khứ và đó cũng là lý do khiến các nghiên cứu về lịch ở nước ta rất hiếm hoi.

Các nhân vật nổi tiếng về Lịch Pháp thời xưa có Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán vào cuối thời Trần (1325-1390) và Trần Hữu Thận (1754-1831), Nguyễn Hữu Hồ (1783-1844) ở thời Nguyễn … Trần Nguyên Đán là người thông hiểu Thiên Văn, Lịch Pháp và đã viết sách Bách Thế Thông Kỷ tiếc rằng đến nay không còn, ông chính là cháu tằng tôn Trần Quang Khải là ngoại tổ Nguyễn Trãi.

Liên quan đến nguồn sử liệu còn có các cuốn lịch cổ đáng chú ý sau: Khâm Định Vạn Niên Thư (lưu trữ tại thư viện quốc gia Hà Nội) in lịch từ năm 1544 đến năm 1903, trong đó các năm từ 1850 trở đi là lịch dự soạn cho thời gian tới, Bách Trúng Kinh ( lưu giữ tại Viện hán nôm) in lịch thời Lê Trung Hưng (Lê – Trịnh) từ năm 1624 đến năm 1785, Lịch Đại Niên Kỷ Bách Trúng Kinh (lưu giữ tại Viện hán nôm ) in lịch từ năm 1740 đến năm 1883, ngoài ra còn cuốn Bách Trúng Kinh khác thấy ở Hà nội năm 1944, sách này chép lịch từ năm 1624 đến năm 1799 nhưng nay không còn.

Lịch Việt cổ và nguồn gốc Lịch Âm Dương Á Đông:

Lịch âm Dương Á Đông mà Trung Quốc và Việt Nam đang sử dụng hiện nay được xem là lịch nhà Hạ (2140 trước c.n -1711 trước c.n , tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng Lịch Âm Dương là kết quả của sự giao thoa văn hoá giữa hai vùng Hoa Bắc và Hoa Nam của Bách Việt hay Việt cổ. Vùng Hoa Bắc trồng kê mạch và chăn nuôi còn vùng Hoa Nam tiêu biểu cho nền văn minh lúa nước. Lịch với chức năng chính là phục vụ nông nghiệp (tục gọi là lịch nhà nông) nên phải phù hợp với thời tiết khí hậu của vùng Hoa Nam là vựa thóc chính của Trung Hoa. Mặt khác sử sách cũng ghi lại một số tư liệu về sự tồn tại lịch của người Việt cổ như truyền thuyết về Lịch Rùa mà Việt Thường thị khi sang chầu đã dâng lên vua Nghiêu đời Đào đường (sách Việt Sử Thông Giám Cương Mục) hoặc theo thư của Hoài Nam Vương Lưu An gửi vua nhà Hán (thế kỷ 2 trước c.n) thì “từ thời Tam đại thịnh trị đất Hồ đất Việt không tuân theo lịch của Trung Quốc” (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư). Ngoài ra cũng có những bằng cớ chứng tỏ là từ lâu trước thời kỳ Bắc thuộc cư dân nước Văn Lang đã sử dụng một thứ lịch riêng, chẳng hạn các tư liệu về lịch của dân tộc Mường và nhứng điều được miêu tả trong Đại Nam Thống Nhất Chí: “Thổ dân ở huyện Bất Bạt và Mỹ Lương, hàng năm lấy tháng 11 làm đầu năm, hàng tháng lấy ngày 2 làm đầu tháng, gọi là ngày lui tháng tiến, lại gọi là ngày nội, dùng trong dân gian, còn ngày quan lịch, thì gọi là ngày ngoại, chỉ dùng khi có việc quan”.

 Lịch Việt Nam trong các giai đoạn khác nhau

Các sự kiện lịch sử ở nước ta vốn được ghi chép theo theo Lịch âm Dương Á Đông và để có một niên biểu lịch sử chính xác cần biết rõ loại lịch nào đã được sử dụng trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Tuỳ thuộc vào quan hệ bang giao giữa hai nước trong từng thời kỳ mà lịch Việt Nam có lúc trùng có lúc lại lại khác với lịch Trung Quốc. Mặt khác bản thân lịch Trung Quốc đã trải qua nhiều lần thay đổi, cải cách (tính từ thế kỷ 14 trước c.n là năm bắt đầu xuất hiện đến nay riêng lịch Trung Quốc đã trải qua hơn 50 cải cách khác nhau), điều này làm cho việc so sánh đối chiếu niên đại lịch sử giữa hai nước thêm phức tạp. Các kết quả khảo cứu của GS. Hoàng Xuân Hãn và PGS. Lê Thành Lân cho biết:

Trong 1000 năm Bắc thuộc (từ khi Triệu Đà đánh bại nhà Thục và xâm chiếm nước ta đến lúc Đinh Bộ Lĩnh lập nên Đại Cồ Việt) lịch dùng chính thức ở nước ta là lịch Trung Quốc hoặc thuộc phần phía nam Trung Quốc bị phân chia (Việt sử ở thời kỳ này được ghi chép rất sơ sài gây khó khăn cho việc khảo cứu). Trong thời kỳ đầu của nền độc lập từ đời Đinh (969) đến hết thời Lý Thái Tông (1054) nước ta vẫn tiếp tục sử dụng lịch nhà Tống (như lịch Ung Thiên hoặc lịch Sùng Thiên).

Từ đời Lý Thánh Tông lên ngôi cuối năm 1054 Việt Nam có lẽ bắt đầu tự soạn lịch riêng, Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt, chấn hưng việc nhà nông, việc học. Lý Nhân Tông nối ngôi năm 1072 và 3 năm sau chiến tranh bùng nổ giữa Đại Việt và Tống (Lý Thường Kiệt xuất quân đánh Tống để ngăn chặn), bang giao gián đoạn giữa hai nước cho đến năm 1078, trong thời gian này chắc chắn nước ta đã dùng lịch riêng.

Các đời Lý và Trần từ 1080 đến năm 1399; lúc đầu nước ta dùng lịch được soạn theo phép lịch đời Tống , sau chuyển sang sử dụng lịch Thụ Thời (có từ năm 1281 đời Nguyên) và năm 1339 vua Trần Hiến Tông đổi tên lịch Thụ Thời thành lịch Hiệp Kỷ.

Năm 1401 nhà Hồ (thay nhà Trần từ năm 1399) đổi lịch Hiệp Kỷ sang lịch Thuận Thiên, không rõ chỉ đổi tên hay phép làm lịch cũng thay đổi.

Năm 1407 nhà Hồ bị mất, nhà Minh đô hộ nước ta và dùng lịch Đại Thống (nhà Minh lên thay nhà Nguyên năm 1368 và dến năm 1384 thì đổi tên lịch Thụ Thời thành lịch Đại Thống, nhưng phép lịch vẫn như cũ. Năm 1428 nước ta được giải phóng nhưng triều Lê tiếp tục sử dụng phép lịch Đại Thống cho đến năm 1644 và theo Gs. Hoàng Xuân Hãn thì phép lịch này còn tiếp tục được sử dụng cho đến năm 1812 (Gia Long thứ 11 đời Nguyễn), mặc dù từ năm 1644 nhà Thanh đã thay thế nhà Minh và khoảng 3 năm sau thì chuyển sang dùng lịch Thời Hiến.

GS. Hoàng Xuân Hãn rút ra kết luận trên dựa vào sự phục tính lịch Đại Thống từ đời nhà Hồ đến năm 1812 và đem so sánh với quyển Bách Trúng Kinh do ông sưu tầm được, quyển này in lịch từ năm Lê Thần Tông Vĩnh Tộ thứ 6 (1624) đến năm Tây Sơn Cảnh Thịnh thứ 7 (1799). Theo một số tư liệu thì vào thời Lê Trịnh (từ năm 1593 đến năm 1788) lịch nước ta có tên là lịch Khâm Thụ và Gs. Hoàng Xuân Hãn đồ rằng tên này có từ đầu triều Lê, tên khác nhưng phép lịch có thể vẫn là phép lịch Đại Thống nếu như kết quả phục tính của Gs. Hoàng Xuân Hãn ở trên là đúng. Nhà Mạc từ năm 1527-1592 nằm trong khoảng thời gian giữa đầu triều Lê và thời Lê – Trịnh có lẽ đã dùng lịch Đại Thống do nhà Minh phát hành ít nhất cũng là từ năm 1540.

 Về giai đọan từ thời Lê – Trịnh đến năm 1802 có một số ý kiến khác:

Qua khảo cứu cuốn Khâm Định Vạn Niên Thư (hiện lưu giữ tại thư viện quốc gia Hà Nội), PGS. Lê Thành Lân cho biết trong vòng 100 năm từ năm Giáp Thìn 1544 đến năm 1643 lịch Việt Nam và Trung Quốc khác nhau 12 lần, trong đó có 11 ngày Sóc, 1 ngày nhuận và Tết. Điều này khác với nhận định của Gs. Hoàng Xuân Hãn cho rằng trước năm 1644 vào thời Lê-Trịnh lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc cùng dùng theo phép lịch Đại Thống nên giống nhau. Cũng theo Pgs. Lê Thành Lân từ năm Tân Mùi (1631) đến năm Tân Dậu (1801) lịch ở Đàng Trong trong cuốn Khâm Định Vạn Niên Thư khác với lịch Trung Quốc 92 lần. Lịch ở Đàng Trong tồn tại song hành với lịch Lê-Trịnh (hai lịch khác nhau 45 lần) và lịch Tây Sơn (hai lịch khác nhau 5 lần), mặt khác lịch thời Tây Sơn từ năm Kỷ Dậu (1789) đến năm Tân Dậu (1801) khác với lịch nhà Thanh nhưng chưa có sử liệu chứng minh điều này. Lịch Đàng trong lúc này có tên là lịch Vạn Toàn (hay Vạn Tuyền, phải đổi tên kị huý).

Từ năm 1813 đến năm 1945: Nhà Nguyễn dùng phép lịch Thời Hiến (giống như nhà Thanh) và gọi là lịch Hiệp Kỷ. Sau khi Pháp cai trị nước ta họ cũng lập các bảng đối chiếu Lịch Dương với Lịch Âm Dương lấy từ Trung Quốc, trong khi nhà Nguyễn vẫn soạn và ban lịch của mình ở Trung Kỳ.

Việc chuyển sang dùng phép lịch Thời Hiến là do công của Nguyễn Hữu Thuận, khi đi sứ sang Trung Quốc ông đã mang về bộ sách có tên là Lịch Tượng Khảo Thành và dâng lên vua Gia Long, sau đó vua sai Khâm Thiên Giám dựa vào đấy để soạn lịch mới. Bộ sách về thiên văn và lịch pháp này do vua Khang Hy sai các lịch quan Trung Hoa cùng với các giáo sỹ Tây phương kết hợp biên soạn và vua Ung Chính sai đem khắc vào năm 1723. Vào tháng chạp năm 1812 lịch Vạn Toàn được đổi tên thành Hiệp Kỷ.

Từ năm 1946 đến năm 1967: Trong giai đọan này Việt Nam không biên soạn Lịch Âm Dương mà các nhà xuất bản dịch từ lịch Trung Quốc sang.

Từ năm 1968 đến năm 2010: vào năm 1967 Nha Khí Tượng công bố Lịch Âm Dương Việt Nam soạn theo múi giờ 7 cho các năm từ 1968 đến năm 2000 (Sách Lịch Thế kỷ XX). Trước đó vào năm 1959 Trung Quốc cũng công bố Lịch Âm Dương mới soạn theo múi giờ 8. Sau đó Ban lịch do K.s Nguyễn Mậu Tùng phụ trách tiếp tục biên soạn lịch Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2010 in trong cuốn lịch n 1901-2010 (xuất bản năm 1992).

(Tổ biên soạn Nha Khí Tượng được chuẩn bị thành lập từ năm 1959 dưới sự chỉ đạo của Gs. Nguyễn Xiển là giám đốc Nha Khí Tượng. Tổ làm nhiệm vụ quản lý lịch nhà nước và biên soạn, dịch thuật lịch Thiên văn Hàng hải cung cấp cho Hải Quân. Đến năm 1967 tổ soạn được 33 năm Âm Lịch, thi hành ở miền Bắc từ 1968. Lịch Thiên văn Hàng hải xuất bản đến năm 1989, 1990 thì kết thúc. Năm 1979 theo quyết định của Chính Phủ, phòng Vật Lý Khí Quyển và Thiên Văn cùng bộ phận tính lịch chuyển từ tổng cục Khí Tượng Thuỷ Văn sang Viện Khoa Học Việt Nam. Bộ phận quản lý lịch nhà nước được đặt trụ sở thuộc Uỷ Ban Nghiên Cứu Vũ Trụ Việt Nam. Trong các năm từ 1968-1992 Ban lịch đã soạn thêm được một số năm Âm lịch và kết quả thành bảng lịch Việt Nam (1901-2010). Từ năm 1993-1997 do thay đổi về tổ chức hành chính (Uỷ Ban Nghiên Cứu Vũ Trụ giải tán) nên Ban lịch (thực tế chỉ còn một vài người) chuyển về văn phòng thuộc Trung Tâm KHTN&CNQG. Ngày 16/4/1998 Giám đốc Trung tâm KHTN&CNQG đã quyết định Ban Lịch (ban lịch nhà nước) trực thuộc Trung tâm thông tin Tư liệu.

Để thống nhất việc tính giờ và tính lịch dùng trong các cơ quan nhà nước và giao dịch dân sự trong xã hội, ngày 8-8-1967 chính phủ đã ra quyết định số 121/CP do cố thủ tướng Phạm Văn Đồng ký (ngày 14-10-2002 Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã ký quyết định số 134/2002/QĐ-TTg sửa một vài câu chữ trong Điều 1 của QĐ 121/Cp cho chính xác hơn nhưng về cơ bản tinh thần của QĐ 121/CP không có gì thay đổi). Theo QĐ 121/Cp giờ chính thức của nước ta là múi giờ thứ 7 bên cạnh Dương lịch (lịch Gregorius) được dùng trong các cơ quan với nhân dân thì Âm lịch vẫn dùng để tính năm tết dân tộc, một số ngày kỷ niệm lịch sử và lễ tết cổ truyền. QĐ 121/Cp cũng nêu rõ Âm lịch dùng ở Việt Nam là Âm lịch được tính theo giờ chính thức của nước ta chư Chỉ thị số 354/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Thông tư liên bộ số 88-TT/LB ngày 23-11-1970 của Bộ Văn Hoá và Nha Khí tượng, Quyết định 129-CP ngày 26-3-1979 của Hội đồng Chính phủ…

 Những thay đổi về Giờ pháp định trong Thế kỷ 20 ở Việt Nam:

Mặc dù hầu hết đát liền nước ta nằm dọc theo múi giờ 7 (kinh tuyến 105 độ đông đi qua gần Hà Nội) nhưng trong Thế kỷ 20 này giờ pháp định của nước ta đã bị nhiều lần thay đổi) theo ý định của chính quyền thực dân và hà đương cục. Sự biến động chính trị trong Thế kỷ qua ở Việt Nam đã khiến cho giờ pháp định trong cả nước hay từng miền bị thay đổi tới 10 lần. Sau đây là các mốc thay đổi giờ pháp định trong 100 năm qua ở nước ta kể từ khi hình thành khái niệm này:

Ngày 1/7/1906

Khi xây dựng xong Đài thiên văn Phủ Liễn, Chính quyền Đông dương ra Nghị định ngày 9/6/1906 (Công báo Đông Dương ngày 18/6/1906)ấn định giờ pháp định cho tất cả các nước Đông Dương theo kinh tuyến đi qua Phủ Liễn (104°17’17” đông Paris) kể từ 0 giờ ngày 1/7/1906

Ngày 1/5/1911

Sau khi nước Pháp ký Hiệp ước quốc tế về múi giờ, theo nghị định ngày 6/4/1911 (Công báo Đông Dương ngày 13/4/1911-trang 803) quy định giờ mới lấy theo múi giờ 7 (tính từ kinh tuyến đi qua Greenwich) cho tất cả các nước Đông Dương bắt đầu từ 0 giờ ngày 1/5/1911.

Ngày 1/1/1943

Chính phủ Pháp ra nghị định ngày 23/12/1942 (Công báo Đông Dương ngày 30/12/1942) liên kết Đông Dương vào múi giờ 8 và do vậy đồng hồ được vặn nahnh lên 60 phút vào lúc 23 giờ ngày 31/12/1942.

Ngày 14/3/1945

Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp và buộc các nước Đông Dương theo múi giờ của Tokyo (Nhật Bản) tức là múi giờ 9 nên giờ chính thức lại được vặn nhanh lên 1 giờ vào 23 giờ ngày 14/3/1945.

Ngày 2/9/1945

Sau cách mạng tháng Tám Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên bố lấy múi giờ 7 làm giờ chính thức (Sắc lệnh số 01/SL Của Bộ nội vụ).

Ngày 1/4/1947

Theo nghị định ngày 28/3/1947 của chính quyền thực dân (Công báo Đông Dương ngày 14/10/1947) thì trong các vùng bị tạm chiếm ở Việt Nam, ở Lào và Campuchia giờ chính thức là múi giờ 8 kể từ ngày 1/4/1947. Tuy nhiên trong các vùng giải phóng vẫn giữ múi giờ 7 và sau Hiệp định giơnevơ các vùng giải phóng ở miền bắc cũng theo múi giờ 7 (Hà nội từ 10/1954 và Hải phòng cuối tháng 5/1955); riêng Lào trở lại múi giờ 7 vào ngày 15/4/1955.

Ngày 1/7/1955

Miền Nam Việt Nam trở lại múi giờ 7 từ 0 giờ ngày 1/7/1955.

Ngày 1/1/1960

Chính quyền Sài Gòn ra Sắc lệnh số 362-TTP ngày 30/12/1959 quy định giờ chính thức của Nam Việt Nam là múi giờ 8, đồng hồ phải vặn nhanh lên 1 giờ kể từ 23 giờ đêm ngày 31/12/1959 (tức 0 giờ ngày 1/1/1960)

Ngày 31/12/1967

Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra Quyết đinh 121/CP ngày 8/8/1967 khẳng định giờ chính thức của nước ta là múi giờ 7 kể từ 0 giờ ngày 1/1/1968.

Ngày 13/6/1975

Sau khi Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, chính phủ cách mạng Lâm thời đã ra quyết định chính thức trở lại múi giờ 7 và giờ Sài Gòn được vặn chậm lại 1 giờ.

————————

7.7 Chuyển đổi chính xác Giờ hiện đại về Canh Giờ theo Thái Dương tại Việt Nam

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, ngày nay ở Việt Nam chúng ta có thể dễ dàng chuyển đổi qua lại các đơn vị Năm, Tháng, Ngày theo Công Lịch (Dương Lịch) thành các đơn vị Năm Can-Chi, Tháng Can-Chi và Số của Tháng Âm Lịch, Ngày Can-Chi và Số của Ngày Âm Lịch. Những việc chuyển đổi đó đã có các bộ Lịch Âm Dương của Việt Nam, các phần mềm mà điển hình nhất là phần mềm của Hồ Ngọc Đức, có thể giúp chúng ta rất thuận tiện.

Tuy nhiên, trong các môn thuật số thì đơn vị Giờ Can-Chi (Thời Thần, Canh Giờ) lại là một đơn vị cực kỳ quan trọng, thí dụ như trong Tử Vi Đẩu Số thì cần biết đương số sinh vào “X giờ Y phút” theo đồng hồ hiện đại của ngày hôm ấy thì sẽ tương ứng với Canh Giờ nào để mà an sao lập số. Các phần mềm lập lá số Tử Vi (trình an sao) hiện nay, đều đang sử dụng một quy ước tương đối là: coi Giờ Tý tương ứng với 23h00’ ngày hôm trước đến 0h59’ ngày hôm nay, Giờ Sửu tương ứng 1h00’ – 2h59’,… Giờ Ngọ tương 11h00’ – 12h59’,… Giờ Hợi tương ứng 21h00’ – 22h59’.

Thế nhưng quy ước ấy chỉ là tương đối chính xác chứ chưa đạt được độ chuẩn xác tối cao, bởi vì chúng ta đã biết rằng Ngày và Giờ là hoàn toàn dựa vào Mặt Trời, lấy thời điểm Chính Ngọ (lúc Mặt Trời đứng bóng, lúc Mặt trời đi qua kinh tuyến địa phương, lúc mà bóng của cây cọc đo bóng nắng là ngắn nhất) để mà xác định, rồi thông qua đó mà ngoại suy để xác định chính xác các Canh Giờ khác trong Ngày. Hơn nữa, tại các địa phương (vị trí địa lý) khác nhau thì thời điểm Chính Ngọ trong ngày sẽ khác nhau, và vào các mùa khác nhau thì thời điểm Chính Ngọ cũng khác nhau.

Thí dụ, ngày 01/6/2015 thì Chính Ngọ tại Hà Nội (Vĩ tuyến 21.30 độ Bắc, Kinh tuyến 105.85 độ Đông) xảy ra vào lúc 11h54’, tức là giờ Ngọ tương ứng với khoảng thời gian 10h54’ – 12h54’, từ đó mà suy ra các Canh Giờ còn lại trong ngày.

Thí dụ, Ngày 01/6/2015 thì Chính Ngọ tại Hải Phòng (Vĩ tuyến 20.51 độ Bắc, Kinh tuyến 106.40 độ Đông) xảy ra lúc 11h51’, tức là giờ Ngọ tương ứng với khoảng thời gian từ 10h51’ – 12h51’.

Thí dụ, Ngày 01/6/2015 thì Chính Ngọ tại Sài Gòn (Vĩ tuyến 10.46 độ Bắc, Kinh tuyến 106.40 độ Đông) xảy ra lúc 11h51’, tức là giờ Ngọ tương ứng với khoảng thời gian từ 10h51’ – 12h51’.

Qua các thí dụ trên ta thấy, ở các vị trí địa lý khác nhau, thì mỗi 1 độ kinh tuyến sẽ chênh lệch với nhau chừng 4 phút đối với thời điểm Chính Ngọ (thời điểm mà Mặt Trời đi qua kinh tuyến địa phương, lúc đứng bóng).

————————

7.8 Chuyển đổi chính xác Ngày Tháng Âm Lịch cho người sinh tại các địa phương khác trên thế giới

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các mối bang giao quốc tế và những tin tức sự kiện đã theo Internet đến với mọi người trên khắp thế giới một cách nhanh chóng, chẳng những là cập nhật mà thậm chí là nhanh tới mức tức thời. Giới nghiên cứu và bói toán ở Việt Nam hiện nay dĩ nhiên cũng theo đó mà có được những thuận lợi về tra cứu và nắm bắt thông tin, tổng hợp thống kê những con người và sự kiện để tạo thành bộ sưu tập nghiên cứu, đồng thời dễ dàng kết nối với nhau và bói toán cho nhau mà bất chấp các khoảng cách về không gian. Một trong những công cụ giúp cho giới nghiên cứu các môn thuật số nhằm tiết kiệm tối đa thời gian an sao lập số bài bố tinh bàn là các phần mềm dùng online và offline kể cả cho máy tính lẫn trên các thiết bị di động. Đó là kết quả sáng tạo và công lao của những người giỏi về lập trình đã tham gia vào giới nghiên cứu các môn thuật số.

Riêng về các phần mềm an sao của người Việt Nam cho môn Tử Vi Đẩu Số cũng có rất nhiều loại và nhiều phiên bản khác nhau. Tuy nhiên có một đặc điểm rất quan trọng mà mọi người cần phải hiểu rõ là các phần mềm ấy hầu hết đều sử dụng cơ sở dữ liệu Lịch Pháp là Âm Dương Lịch Việt Nam, do đó việc quy đổi từ ngày tháng Dương Lịch về Âm Lịch ở chế độ mặc định là tính toán theo vị trí địa lý với Kinh tuyến 105 độ Đông, tương ứng múi giờ GMT+7. Dùng các phần mềm này mà nhập các thông số đầu vào bằng Dương Lịch để an sao lập lá số Tử Vi cho người bạn sinh ra tại Bắc Kinh thì liệu có đúng không, có được chấp nhận không?

Thí dụ anh A sinh lúc 22h00’ ngày 18/12/1984 DL tại Bắc Kinh, nếu như dùng các phần mềm an lá số Tử Vi của Việt Nam thì sẽ cho ta kết quả là Giờ Hợi ngày 26/11 ÂL năm Giáp Tý, lá số có Mệnh cung lập tại Sửu với Thiên Cơ thủ Mệnh. Ví thử anh A đưa lá số này cho giới nghiên cứu Đẩu Số ở Trung Quốc thì dĩ nhiên là hầu hết bọn họ sẽ bác bỏ lá số này vì họ sẽ lập ra một lá số hoàn toàn khác có Mệnh cung lập tại Tý với Phá Quân thủ Mệnh. Nguyên nhân là vì theo Lịch Pháp của Trung Quốc (chính là bộ Lịch Thời Hiến) sẽ quy đổi tại Bắc Kinh cho các đơn vị thời gian trên thành kết quả là Giờ Hợi ngày 26 tháng 10 (Nhuận) ÂL năm Giáp Tý.

Lại thí dụ chính bạn cũng sinh lúc 22h00’ ngày 18/12/1984 DL, nhưng tại Hà Nội, ở Việt Nam vẫn luôn dùng lá số Tử Vi lập theo giờ Hợi ngày 26/11 ÂL năm Giáp Tý, nhưng một ngày đẹp giời nào đó, bạn đi du lịch qua xứ Tàu và đi coi Tử Vi, chẳng may mà thấy lá số của mình bị lập theo giờ Hợi ngày 26/10(Nhuận) ÂL năm Giáp Tý, thì cũng đừng có tá hỏa tam tinh lên nhé.

Thông qua các phần đã nói về Thiên Văn – Lịch Pháp, chúng ta biết rằng thời điểm xảy ra Chính Ngọ của Mặt Trời và Sóc Vọng của Mặt Trăng là phụ thuộc vào vị trí địa lý khảo sát. Khi thay đổi vị trí địa lý thì các yếu tố trên sẽ thay đổi tương ứng, đồng nghĩa với việc làm thay đổi lệch đi một số Ngày Tháng của Âm Lịch vì các yếu tố đó chính là các đơn vị thành phần quan trọng để xây dựng nên Âm Dương Lịch. Ở trong giới Mệnh Lý bên ngoài Việt Nam có những lý số gia và môn phái làm việc rất khoa học và hệ thống đều phải tuân thủ việc sử dụng việc tính toán vị trí địa lý nơi sinh của đương số mà tính toán hiệu chỉnh cho chuẩn xác Năm Tháng Ngày Giờ, tạm gọi là tính toán để xác định Âm Lịch Địa Phương, điển hình như phái Tử Vân – các bạn có thể thấy điều này ngay ở phần đầu loạt bài dịch của tôi trong topic “Quan niệm và lời răn của Tử Vân đại sư về Đẩu Số” đăng tại diễn đàn tuvilyso.org.

Như vậy, một vấn đề quan trọng đặt ra là phải chuyển đổi chính xác Ngày Tháng Âm Lịch tại địa phương nơi sinh cho những đương số sinh ra ở các vị trí địa lý ở nước ngoài theo các Kinh tuyến khác nhau. Có dữ liệu về Số của Ngày Tháng Âm Lịch chính xác, Giờ chính xác, Năm chính xác, thì mới có thể an sao lập số một cách đúng đắn. Có lá số đúng thì mới có thể đảm bảo về phương pháp luận giải là đồng bộ để đưa ra những nghiệm lý hoặc dự đoán với xác suất chuẩn xác cao nhất, bởi vì làm như thế sẽ loại bỏ được việc lập sai lá số và sẽ tránh được việc suy luận lung tung hoặc dùng cảm tính để luận số hoặc ghép sao để gọt số,… Mà đã luận và gọt số trên những lá số sai thì làm sao có thể đồng bộ với phương pháp luận cho được, thế nên sẽ dẫn đến hiện tượng đoán sai mà không biết tại sao sai và sai ở đâu để mà sửa chữa, chẳng may đoán trúng thì cũng chẳng biết tại sao đoán trúng để tích lũy kinh nghiệm, dần dần sẽ dẫn đến xa rời phương pháp luận, rơi vào tình cảnh mơ hồ mông lung trong cái mớ kinh nghiệm rối loạn hỗn tạp.

Bởi vì các nước Âu Mỹ là không sử dụng Lịch Âm Dương của riêng họ, cho nên việc chuyển đổi Ngày Tháng Dương Lịch về Âm Lịch cho một địa phương bất kỳ nào đó trên thế giới là một việc tương đối phức tạp, tuy nhiên khi nắm vững các nguyên tắc của Lịch Pháp và tra cứu được các dữ liệu Thiên Văn thì chúng ta cũng vẫn thực hiện được mà không gặp nhiều khó khăn. Và việc chuyển đổi này cũng có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, có thể tính toán theo Tiết Khí, Sóc Vọng, Chính Ngọ,… để suy ra.

Sau đây tôi giới thiệu phương pháp đơn giản và nhanh chóng nhất để bất kỳ ai cũng có thể làm được, đó là sử dụng phần mềm VNCal của Hồ Ngọc Đức, lấy ví dụ trực tiếp bằng trường hợp của Công Chúa nước Anh là Charlotte Elizabeth Diana với thông tin từ Astro databank như sau:

Name Princess of Cambridge, Charlotte Gender: F

Birthname Charlotte Elizabeth Diana

born on 2 May 2015 at 08:34 (= 08:34 AM )

Place London St Mary’s Hospital, England, 51n31’02”, 0w10’23”

Timezone GDT h1e (is daylight saving time)

Datasource BC/BR in hand

Rodden Rating AA

Bước 1: Mở chương trình VNCal, chọn chế độ “Calendar Tool” với tính năng “Lunar Date/Time”. Nhập thông số ngày tháng Dương Lịch là 02/5/2015 vào các ô ngày tháng năm. Tại ô địa điểm không có sẵn địa phương London nên ta phải để lựa chọn là “Custom” nhập Vĩ tuyến = 51 độ 31’ Vĩ Bắc (~ 53.5 độ Vĩ, vì 1 độ = 60’) và Kinh tuyến = 0 độ 10’ Kinh Tây (~ – 0.16 độ Kinh, vì Kinh tuyến nằm phía Tây của Kinh tuyến gốc 0 Greenwich nên chọn giá trị âm) của Bệnh viện St Mary’s vào các ô “Latitude” và “Longitude”. Sau đó bấm “Compute” để phần mềm thực hiện chuyển đổi, sẽ được kết quả:

(Hình bên dưới)

Như vậy, ta thấy kết quả theo Âm Lịch Thiên Văn của địa phương là ngày 15/3 năm Ất Mùi.

Công chúa sinh lúc 8h34’ AM ở địa phương là giờ mùa Hè “Tiết kiệm ánh sáng ban ngày” (Daylight Saving Time – DST) nên đồng hồ được chỉnh sớm hơn tự nhiên Thiên Văn 1 tiếng (ký hiệu “h1e” là viết tắt của “Hour 1 East (of Greenwich)”, nghĩa là sớm hơn 1 tiếng về phía Đông của Kinh tuyến Greenwich), tức là so với Thiên Văn thì Công Chúa sinh vào lúc 7h34’, đồng nghĩa với việc hoàn toàn thuộc vào giờ Thìn vì theo kết quả tính toán ở trên thì giờ Thìn tương ứng với khoảng 06h58’ – 08h58’.

Bước 2: Kiểm tra xem tại London thì năm Ất Mùi có phải năm Nhuận không, và nếu Nhuận thì sẽ rơi vào tháng nào.

Cực kỳ đơn giản, giữ nguyên các thông số đã nhập, chỉ cần chọn tính năng “Leap Months (Astro)” rồi bấm “Compute”, phần mềm sẽ tính toán cho ta Năm nhuận và Nhuận vào tháng nào trong năm ấy với một dãy các kết quả trong vòng 100 năm kể từ năm đã chọn. Như kết quả tính toán hiển thị dưới đây thì ta thấy rằng năm 2015 tại London không phải năm Nhuận.

Kết Luận: Công Chúa Charlotte Elizabeth Diana sinh vào lúc 8h34’ AM (h1e), 02/5/2015 DL, tại Bệnh Viện St Mary’s (51n31’02”, 0w10’23”), sẽ được quy đổi thành Âm Lịch địa phương là giờ Thìn ngày 15 tháng Ba năm Ất Mùi.

Lập lá số Tử Vi theo các thông số đầu vào là các dữ liệu Âm Lịch này.

Chú ý: Việc kiểm tra Năm Tháng Âm Lịch tại địa phương có Nhuận hay không tại bước 2 cũng hết sức quan trọng.

Tuy rằng đối với những năm thường thì bước này không làm thay đổi các kết quả mà chúng ta đã tra cứu được ở bước 1, nhưng nếu như gặp năm Nhuận thì sẽ có sự khác biệt rất quan trọng đối với Số của Tháng được tính là Tháng Nhuận, bởi vì một trong những thành phần cơ sở thiết lập nên lá số Tử Vi là áp dụng Số của Tháng.

Thí dụ như vào năm Ất Tị (1965) tại London (Anh) sẽ Nhuận vào tháng Mười, trong khi đó thì ở Hà Nội (Việt Nam) và Bắc Kinh (Trung Quốc) thì năm ấy không Nhuận mà lại Nhuận vào tháng Ba năm Bính Ngọ (1966). Hoặc thí dụ như năm Giáp Tý (1984) tại Bắc Kinh (Trung Quốc) xảy ra Nhuận vào tháng Mười, nhưng ở Hà Nội (Việt Nam) và London (Anh) thì năm đó không Nhuận mà lại Nhuận vào tháng Hai năm Ất Sửu (1985),… Qua đó chúng ta thấy rằng, nếu không cẩn thận tra cứu các thông số Âm Lịch địa phương thì có thể dẫn đến sai lệch Số của Ngày, Tháng, trong Âm Lịch địa phương nơi sinh, theo đó sẽ đưa đến lập ra lá số sai hoàn toàn.

————————

Ngũ Hành và Can Chi số học

Chính Ngũ Hành (tức Ngũ Hành đơn), Can Chi và Ngũ Hành Nạp Âm (tức Ngũ Hành kép) ở trong Tử Vi Đẩu Số đều là nội dung rất cơ bản, thuộc về những kiến thức nền tảng quan trọng bậc nhất.

Hệ thống Chính Ngũ Hành là phép tắc tính toán cơ bản của thuật số, ở trong môn Tử Vi Đẩu Số tuy dung nạp Chính Ngũ Hành nhưng lại không bị Chính Ngũ Hành dung nạp ngược lại. Vì thế, cần lưu ý tính chất tiết chế khi áp dụng Chính Ngũ Hành ở trong quá trình luận giải Tử Vi.

Ngũ Hành Nạp Âm là một loại (ngũ hành) đặc thù ở trong lĩnh vực thuật số, nhưng ở trong Tử Vi nó lại chiếm một vị trí vô cùng quan trọng so với Chính Ngũ Hành.

Can Chi là phù hiệu, là ký hiệu rất thông dụng của Lịch Pháp và tất cả các môn thuật số Phương Đông, nó là ngôn ngữ của thuật số, tính trọng yếu của nó khỏi cần nói cũng biết.

5.1 Chính Ngũ Hành đại cương

Ngũ Hành là nói đến các Hành Khí mang danh Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ. Các tổ hợp âm dương cùng với cả Sinh – Khắc – Chế – Hóa của chúng ở trong đó cấu thành nên hệ thống Chính Ngũ Hành, vốn là kết cấu chủ yếu của hệ thống Ngũ Hành, cũng là cơ sở rất quan trọng của môn Bát Tự. Nội dung này có ứng dụng hạn chế trong cơ sở kết cấu của Tử Vi, bởi vì căn nguyên của Tử Vi Đẩu Số đa phần đều là Thiên Văn, lại dùng Ngũ Hành Nạp Âm làm chủ. Nhưng nội dung này vẫn là lý luận nòng cốt của Bát Tự học với các môn thuật số khác, mấu chốt đích thực của ngũ hành cần dựa vào đích thân sở ngộ của từng người. Cho nên áp dụng phương thức nói đơn giản bằng biểu đồ. Nắm vững nội dung này thì đối với các Tượng trong Tử Vi cũng đã đủ để ứng dụng.

Nguồn gốc của thuyết Ngũ Hành, thông qua chương Thiên Văn và tiết nói về Hà Lạc đã chỉ ra rồi, nó chính là bắt nguồn từ Ngũ Tinh, mượn mối quan hệ của 5 Hành Tinh với những biểu hiện về khí hậu và sự sống của sinh vật trên Địa Cầu để tạo thành một hệ thống lý luận về Ngũ Hành. Cái chữ “Hành” đó nghĩa là di chuyển, ở trên trời thì Ngũ Tinh là các sao di chuyển không cố định, ở dưới đất thì là các Khí vận động chuyển hóa lẫn nhau, đó là một bước phát triển từ Thiên Văn sang Vũ Trụ quan mang tính triết học, từ Tinh mà luận sang Khí để lý giải về vạn vật của người xưa. Nếu nói theo ngôn ngữ ngày nay thì đây chính là chuyên ngành Vật Lý Lý Thuyết. Thuyết Âm Dương cũng như vậy, chúng ta đã biết đến qua tiết học nói về Lưỡng Nghi của chương Dịch Học, ban đầu là mượn mỗi quan hệ của Thái Dương và Thái Âm đối với Địa Cầu mà luận về sự biểu hiện và vận động của các Khí. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, thuyết Âm Dương và Ngũ Hành không chỉ luận về Khí của Vật Chất mà còn luận về Tinh Thần và những thứ Phi Vật Chất, thí dụ như những trạng thái tình cảm như vui buồn, giận, nhớ, sợ,… đều có các thuộc tính Ngũ Hành của chúng. Nói chung thì các thuyết Âm Dương và Ngũ Hành có mối quan hệ nguồn gốc gắn liền với Thất Chính, ban đầu chúng là các thuyết tồn tại độc lập với nhau và độc lập với Chu Dịch, sau này được các Y gia, Âm Dương gia và các Nho gia kết hợp lý luận để dung hợp cả hai thuyết trở thành một thuyết Âm Dương Ngũ Hành và gắn liền nó với Dịch Học như ngày nay vẫn thấy.

Nói về Ngũ Hành sớm nhất có thể thấy ở trong Cửu Trù Hồng Phạm, sau này được các đại diện như Trâu Diễn (thời Chiến Quốc, Đông Chu), Đổng Trọng Thư (thời Tây Hán) phát triển lý luận mà hình thành một hệ thống lý luận có các quy luật Tương Sinh, Tương Khắc, sau này lại có những người khác phát triển thêm mà có các quy luật Tương Thừa, Tương Vũ, Chế, Hóa,… Đó cũng là cả một quá trình rất lâu dài do nhu cầu tất yếu của sự phát triển về lý luận, bởi vì từ Âm Dương mà triển khai thành Tứ Tượng, cũng như thuyết Tứ Nguyên Tố của người Ấn Độ và Tây Phương, các mối quan hệ của chúng chỉ có thể luận về Xung và Hợp giữa 2 yếu tố thành phần, nhưng không thể nói rõ giữa 2 yếu tố mà Xung thì cái gì sẽ thắng cái gì sẽ bị hại, giữa 2 yếu tố mà Hợp thì cái gì sẽ được lợi. Thuyết Ngũ Hành có thể bổ khuyết cho điều đó với quy luật Tương Sinh (cái được Sinh thì được lợi, cái phải đi Sinh thì sẽ hao khí), quy luật Tương Khắc (cái đi Khắc thì thắng được cái bị Khắc), ngoài ra còn dùng những sự phối hợp mối quan hệ đồng loại về số lượng giữa 2 thành phần hoặc mối quan hệ giữa 3 thành phần mà có các luật Thừa, Vũ, Chế, Hóa… Và thuyết Ngũ Hành theo đó, không chỉ mang ý nghĩa về sự chuyên luận về tính chất (định tính) mà còn luận cả về số lượng (định lượng).

 5.1.1 Tính chất của Ngũ Hành

Trong cả khoảng Trời Đất, chỉ có Thái Cực, bởi vì có Động Tĩnh, liền phân Âm Dương, trong Dương lại có phân ra làm sơ động và cực động, là Thiếu Dương và Thái Dương. Trong Âm có phân ra làm sơ tĩnh và cực tĩnh, là Thiếu Âm và Thái Âm. Liền nảy ra Tứ Tượng, Tứ Tượng với tiêu chuẩn phân định riêng của nó mà thành Ngũ Hành, cho nên Thiếu Dương là Mộc, Thái Dương là Hỏa, Thiếu Âm là Kim, Thái Âm là Thủy. Khí của Thái Thiếu Âm Dương tương giao với nhau, động tĩnh tương hợp với nhau thì quy tụ thành Thổ. Cho nên Mộc – Hỏa – Kim – Thủy – Thổ gọi là Ngũ Hành, các tên gọi cổ của chúng thì lấy tính chất của chúng: Mộc là Khúc Trực (cong thẳng, phải trái, ngay gian), Hỏa là Viêm Thượng (nồng cháy bốc lên), Kim là Tòng Cách (thuận theo thay đổi), Thủy là Nhuận Hạ (thấm nhuần giáng xuống), Thổ là Giá Sắc (việc đồng áng, trồng trọt gặt hái).

Mộc điều đạt hữu hình làm Sinh khí, Hỏa nồng nhiệt quang minh làm Trưởng khí, Kim xơ xác lão thành làm Thâu khí, Thủy ẩm thấp bế tàng làm Tàng khí, Thổ bao hàm vạn vật làm Hóa khí, bốn trạng thái Sinh – Trưởng – Thâu – Tàng là các trạng thái của sinh vật chuyển biến theo khí hậu của các mùa trong năm, Thổ từ Trung Ương mà phân bố ra Tứ Duy tại các cung Thìn Tuất Sửu Mùi là trạng thái điều hòa trước khi chuyển hóa từ mùa này sang mùa khác, từ Hành này sang Hành khác. Ngũ Hành lấy khí chất mà nói, Kim rất kiên cố rắn chắc, Hỏa rất nóng nảy nồng nhiệt, Thủy rất nhu hàn, Mộc rất lay động, Thổ rất bao dung. Cần nhớ rằng, Ngũ Hành gồm có cả những thứ là Vật Chất và Ý Thức, những thứ hữu hình và những thứ vô hình, nhưng để cho hậu học dễ hình dung về Ngũ Hành, cổ nhân tạm dùng các vật chất gần gũi với con người làm các Tượng điển hình cho Ngũ Hành, đó là nói Kim là những thứ có khí chất như kim loại, Mộc là những thứ có khí chất như cây như gỗ, Thủy là những thứ có khí chất như nước, Hỏa là những thứ có khí chất như lửa, Thổ là những thứ có khí chất như đất.

Sinh khắc của Ngũ Hành, ngọn nguồn ở cái lý của tự nhiên. Lấy mùa Xuân làm khởi đầu của 1 năm, thì Xuân mộc, Hạ hỏa, Thu kim, Đông thủy, tức Ngũ Hành trải qua tuần tự nhau. Cái “Sinh” là thông thuận vậy, gọi là thuận sinh. Cái “Khắc” là ngăn cách vậy, gọi là cách khắc. Thuận sinh là thường đạo, Cách khắc là nghịch đạo, chính là Ngũ Hành thuận sinh thì lưu thông và được phù trợ, Ngũ Hành cách khắc thì trở trệ ngăn cản và ức chế.

 Trong mối quan hệ Sinh Khắc của Ngũ Hành thì cũng dựa vào sự tương hỗ qua lại lẫn nhau mà thành Chế – Hóa, như Thủy vốn khắc Hỏa, có Thổ đến thì Hỏa sinh Thổ để cho Thổ khắc Thủy mà cứu Hỏa vốn đang bị Thủy khắc, ấy gọi là Chế, nhờ sự kiềm chế của Thổ đối với Thủy mà Hỏa không còn bị tổn hại nữa; lại như Thủy vốn khắc Hỏa, có Mộc đến thì [Thủy -> Mộc -> Hỏa] tương sinh, khi có Mộc đặt vào giữa thì đã kết nối một khối Thủy sinh cho Mộc và Mộc sinh cho Hỏa đồng thời Thủy mải sinh Mộc mà quên khắc Hỏa biến trở trệ thành lưu thông, ấy được gọi là Hóa, cái này chỉ lấy chất (định tính) mà nói. Còn nếu lấy lượng (định lượng) mà luận thì Sinh cũng có sự khác biệt của Hợp và Không Hợp, Khắc cũng có phân rõ làm Có Khả Năng hay Không Có Khả Năng. Như Mộc vốn sinh Hỏa, giả sử khí Hỏa vốn không đủ, khí Mộc lại thái vượng, thì Hỏa không kham nổi việc nhận được sự tương sinh; lại như Thủy khắc Hỏa, giả sử Thủy mạnh quá mà Hỏa yếu quá thì sẽ khiến cho Hỏa tê liệt tắt ngúm, ấy gọi là thừa thế (Tương Thừa), ỷ cái mạnh của bề trên mà vùi dập kẻ dưới; lại như Kim vốn khắc Mộc, giả sử Mộc quá vượng mà Kim lại quá nhược, thì Kim không có khả năng khắc Mộc, ngược lại bị Mộc khinh nhờn, gọi là phản vũ (hoặc Tương Vũ), cũng là ỷ vào cái mạnh nhưng là của kẻ dưới mà lấn áp người trên. Ngũ Hành cần có sự cân bằng, vạn vật cần có sự ổn định thì đó là cát, thái quá (nhiều quá) hay bất cập (không đủ) đều là mất cân bằng, mất ổn định thì theo đó mà nảy ra hung.

  Ngũ Hành cũng có Âm Dương với nhau, Mộc Hỏa cùng là Dương nhưng lấy Hỏa làm cực của Dương; Kim Thủy cùng là Âm, lấy Thủy làm cực của Âm; Thổ là gianh giới của Âm Dương. Bởi vì có Âm Dương, thế là phân chia ra Thiên – Chính (thiên lệch và ngay ngắn). Sinh thì có sinh của khác tính, gọi là Chính Sinh, cái mà cũng gọi là Hóa vậy. Còn sinh mà cùng tính gọi là Thiên Sinh, mà lấy Chính Sinh rất hợp sự sinh hóa. Khắc cũng có khắc khác tính, gọi là Chính Khắc, có khắc cùng tính gọi là Thiên Khắc, cái mà cũng gọi là Chế vậy. Còn khắc cùng tính thì rất là vô tình.

Do đều có Âm Dương, cho nên Sinh – Khắc – Chế – Hóa cùng liên quan tới 3 Hành, thí dụ như Thổ vốn khắc Thủy mà bên cạnh đó lại sinh Kim, nhưng Kim này đang bị khắc thì khó sinh cho Thủy này vậy. Hay như, Thủy vốn sinh Mộc, mà bên cạnh đó Thủy lại khắc Hỏa, nhưng cái Mộc này bị khắc thì khó sinh được cho Hỏa này vậy. Kim chế Mộc, thì Mộc khó có khả năng chế Thổ nữa. Mộc chế Thổ thì Hỏa có khả năng Hóa. Cho nên cái Chế là đạo của cái hành cường mạnh, còn cái Hóa là cái tình của tự nhiên.

 Học thuyết Âm Dương không nằm ngoài thuận nghịch, thuận thì sinh, nghịch thì vong. Nguyên gốc của Âm Dương tức là thuật của đảo ngịch, người đời đều biết thuận sinh mà không biết thuận cũng có tử; đều biết nghịch tử mà không biết nghịch cũng có sinh. Âm dương vốn là nhất thể, thuận nghịch có thể chuyển hóa thay đổi, trong thuận có vong, trong nghịch có sinh. Theo âm dương thì sinh, nghịch lại thì tử, theo đó mà sắp đặt quản trị, nghịch thì loạn, phản thuận thành nghịch chính là nội cách. Nguyên gốc của âm dương, đạo của sinh khắc, cái lý của thuận nghịch, thuật của đảo ngược, đều có thể dùng Ngũ Hành để thuyết minh.

Cái Cương là cực của thịnh, cái Chế là do cực mà ức chế. Đạo của Âm Dương Ngũ Hành, Cương cực thì gàn dở, cường nhược tổn hại qua lại lẫn nhau, cho nên phàm có thịnh thiên lệch thì tất sẽ có chỗ phế thiên lệch. Hỏa thừa lấy Thủy thì Hỏa tự có cái kiềm chế mà không bùng lên quá mạnh; Thủy thừa lấy Thổ thì Thủy tự có cái đê che chắn mà không bị tràn lan quá; Thổ thừa lấy Mộc thì thổ tự có cái để phát huy tác dụng mà không bị bế tắc; Mộc thừa lấy Kim, thì Mộc sẽ tự có cái xén gọt mà không ngang tàng; Kim thừa lấy Hỏa, thì Kim tự có cái giúp cho tôi luyện mà không cố chấp. Cương thì hại, Thừa mới có thể Chế, Chế rồi thì sinh Hóa. Cái mà gọi là Thừa, không phải theo cái bên ngoài của nó mà thêm vào, chính là vốn có sẵn ở bên trong của nó; cái gọi là Chế, là nguyên cớ tạo thành của vạn vật, từ sơ khai cho đến thành tựu cuối cùng. Cái Thừa ẩn giấu cái Chế ở lúc chưa xảy ra. Mộc được Kim chế, thì không đến nỗi tán loạn lan tỏa mà lực chuyên cho Hỏa; Hỏa được Thủy chế, thì không đến nỗi tản mát hời hợt mà tinh tụ cho Thổ, như vậy thì có lợi cho sự sống của vạn vật, là trong Chế có Sinh; Mộc cương mà không thành Hỏa, là do cái ẩm ướt vậy, được Kim chế thì Mộc khô táo mà Hỏa mới được sinh thành; Hỏa cương mà không thành Thổ, là do cái sự khô táo vậy, được Thủy chế thì sẽ nhuận mà Thổ được hình thành,…

 Sinh và Khắc của Ngũ Hành, trong tiền đề không phân chia Âm Dương, cứ theo quy luật Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, cấu thành một vòng tuần hoàn Tương Sinh của Ngũ Hành, quá trình này, kỳ thực chính là nói về sự vận chuyển lưu hành (Lưu Hành thuyết). Chúng còn tuân theo quy luật Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, cấu thành một vòng tuần hoàn Tương Khắc của Ngũ Hành, quá trình này kỳ thực là nói về sự trở ngại (Trở Trệ thuyết).

Sinh và Khắc của Ngũ Hành, trong tiền đề có phân chia Âm Dương, là sự vận động Sinh Khắc của các loại khác tính chất về Âm Dương với quy luật Dương Mộc sinh Âm Hỏa, Âm Hỏa sinh Dương Thổ, Dương Thổ sinh Âm Kim, Âm Kim sinh Dương Thủy, Dương Thủy sinh Âm Mộc, Âm Mộc sinh Dương Hỏa, Dương Hỏa sinh Âm Thổ, Âm Thổ sinh Dương Kim, Dương Kim sinh Âm Thủy, Âm Thủy sinh Dương Mộc, cấu thành một vòng tuần hoàn của ngũ hành Tương Sinh với các thành phần Ngũ Hành có tính Âm Dương, quá trình này kỳ thực nói về mối quan hệ mẹ con (Mẫu Tử thuyết). Chúng còn có quy luật Dương Mộc khắc Âm Thổ, Âm Thổ khắc Dương Thủy, Dương Thủy khắc Âm Hỏa, Âm Hỏa khắc Dương Kim, Dương Kim khắc Âm Mộc, Âm Mộc khắc Dương Thổ, Dương Thổ khắc Âm Thủy, Âm Thủy khắc Dương Hỏa, Dương Hỏa khắc Âm Kim, Âm Kim khắc Dương Mộc, cấu thành một vòng tuần hoàn của Tương Khắc của Ngũ Hành, quá trình này kỳ thực là nói về mối quan hệ vợ chồng (Phu Thê thuyết).

 Trong môn Lục Hào Bốc Phệ tổng kết thành quy luật vai vế là:

Sinh ngã giả vi Phụ Mẫu,

Ngã sinh giả vi Tử Tôn,

Khắc ngã giả vi Quan Quỷ,

Ngã khắc giả vi Thê Tài,

Tỉ hòa giả vi Huynh Đệ.

Nghĩa là:

Cái mà sinh cho Ta, chính là Cha và Mẹ của ta, là những đối tượng bỏ công sức nuôi dưỡng phù trợ ủng hộ cho ta.

Cái mà Ta sinh cho, chính là Con và Cháu của ta, là những đối tượng mà ta bỏ công ra để chăm sóc và nuôi dưỡng.

Cái mà khắc Ta, chính là Quan Sự và Quỷ Thần Bệnh Tật, là những đối tượng khiến ta bị ức chế, đàn áp hay làm hại ta, khiến ta lao tâm khổ tứ.

Cái mà Ta khắc chế, chính là Vợ và Của Cải, là những đối tượng mà ta có thể chi phối, kiểm soát và làm chủ được.

Cái mà ngang hòa với Ta, chính là Anh Em và Bạn Bè, là những đối tượng cùng vai vế, không bên nào chi phối hay phụ thuộc vào bên nào.

Vào môn Tử Bình Tứ Trụ, còn phân chia quy luật trên cụ thể hơn việc phối Âm Dương cùng với Ngũ Hành :

Sinh ngã giả vi Phụ Mẫu (Ấn Thụ), đối tượng sinh cho Ta mà khác tính Âm Dương thì gọi là Ấn Thụ (Chính Ấn), đối tượng sinh cho Ta mà cùng tính Âm Dương thì gọi là Kiêu Ấn (Thiên Ấn).

Ngã sinh giả vi Tử Tôn (Thực Thương), đối tượng Ta sinh cho mà khác tính Âm Dương thì gọi là Thương Quan, đối tượng Ta sinh cho mà cùng tính Âm Dương thì gọi là Thực Thần.

Khắc ngã giả vi Quan Quỷ (Quan Sát), đối tượng khắc Ta mà khác tính Âm Dương thì gọi là Chính Quan, đối tượng khắc ta mà cùng tính Âm Dương thì gọi là Thiên Quan (Thất Sát).

Ngã khắc giả vi Thê Tài (Tài Bạch), đối tượng bị Ta khắc mà khác tính Âm Dương thì gọi là Chính Tài, đối tượng bị Ta khắc mà cùng tính Âm Dương thì gọi là Thiên Tài.

Tỉ hòa giả vi Huynh Đệ (Tỉ Kiếp), đối tượng tương hòa với Ta mà khác tính Âm Dương thì gọi là Kiếp Tài, đối tượng tương hòa với Ta mà cùng tính Âm Dương thì gọi là Tỉ Kiên.

 Ngoài ra, Ngũ Hành có có các quy luật vận động như sau:

Mộc đa tắc Hỏa sí, Thổ khuynh, Kim khuyết, Thủy hạc

Mộc khắc Thổ, Mộc thiểu tắc bồi thành giá sắc

(Mộc nhiều thì khiến Hỏa rực, Thổ khuynh, Kim khuyết, Thủy khô

Mộc khắc Thổ, Mộc vừa phải được vun đắp thành cây hoa màu)

Hỏa đa tắc Mộc phần, Thổ tiêu, Kim dung, Thủy phí

Hỏa khắc Kim, Hỏa thiểu tắc đoán luyện

(Hỏa nhiều thì Mộc bị đốt, Thổ khô cháy, Kim chảy, Thủy bay hơi

Hỏa khắc Kim, Hỏa vừa phải thì rèn luyện cho nó).

Thổ đa tắc Mộc chiết, Hỏa hối, Kim mai, Thủy ứ

Thổ khắc Thủy, Thổ thiểu tắc vi đê ngạn.

(Thổ nhiều thì Mộc gãy, Hỏa tối tăm, Kim bị vùi, Thủy ứ trệ

Thổ khắc Thủy, Thổ vừa phải thì làm bờ đê con đập).

Kim đa tắc Mộc đoạn, Hỏa tức, Thổ tiết, Thủy sáp

Kim khắc Mộc, Kim thiểu tắc Mộc thành khí.

(Kim nhiếu Mộc bị chặt, Hỏa tắt, Thổ hao lộ, Thủy đục

Kim khắc Mộc, Kim vừa phải thì Mộc thành khí cụ hữu dụng)

Thủy đa tắc Mộc phù, Hỏa diệt, Thổ đãng, Kim trầm

Thủy khắc Hỏa, Thủy thiểu tắc ký tế.

(Thủy nhiều thì Mộc trôi nổi, Hỏa bị diệt, Thổ thành ao hồ, Kim bị chìm

Thủy khắc Hỏa, Thủy vừa phải thì thành ra có ích lợi, có thành tựu).

Kim nhờ Thổ sinh, Thổ nhiều thì Kim lại bị chôn vùi,

Thổ nhờ Hỏa sinh, Hỏa nhiều thì Thổ lại bị cháy khô khốc,

Hỏa nhờ Mộc sinh, Mộc nhiều thì Hỏa quá mãnh liệt,

Mộc nhờ Thủy sinh, Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt,

Thủy nhờ Kim sinh, Kim nhiều thì Thủy bị đục.

Kim có thể sinh Thủy, Thủy nhiều thì Kim bị chìm,

Thủy có thể sinh Mộc, Mộc nhiều thì Thủy bị cạn,

Mộc có thể sinh Hỏa, Hỏa nhiều thì Mộc bị đốt hết,

Hỏa có thể sinh Thổ, Thổ nhiều thì Hỏa u ám mờ mịt,

Thổ có thể sinh Kim, Kim nhiều thì Thổ biến thành cằn cỗi.

Kim có thể khắc Mộc, Mộc cứng thì Kim sứt mẻ,

Mộc có thể khắc Thổ, Thổ dày thì Mộc bị gãy,

Thổ có thể khắc Thủy, Thủy nhiều thì Thổ cuốn đổ,

Thủy có thể khắc Hỏa, Hỏa nhiều thì Thủy bị nóng bốc hơi,

Hỏa có thể khắc Kim, Kim nhiều thì Hỏa bị tắt.

Kim yếu gặp Hỏa, tất sẽ tan chảy

Hỏa yếu gặp Thủy, tất sẽ tắt ngấm

Thủy yếu gặp Thổ, tất bị tắc nghẽn

Thổ yếu gặp Mộc, tất sẽ sụt lở

Mộc yếu gặp Kim, tất bị chém đứt.

Cường Kim đắc Thủy, như mũi (gươm) cùn được mài sắc

Cường Thủy đắc Mộc, như được tiết bớt được khí

Cường Mộc đắc Hỏa, như dốt đặc được biến hóa thành sáng ra

Cường Hỏa đắc Thổ, như ngăn được cuồng nhiệt

Cường Thổ được Kim, như hạn chế được cái hại của nó.

 Dựa vào sự lưu hành của ngũ hành ở trong 4 mùa. Ngũ Hành vào mỗi quý tiết đều có thể phân làm 5 chủng loại: Vượng – Tướng – Hưu – Tù – Tử.

Vượng là biểu thị ở vào chỗ có trạng thái thịnh vượng,

Tướng là biểu thị ở vào chỗ có trạng thái thứ vượng,

Hưu là biểu thị ở vào chỗ có trạng thái ngừng nghỉ, tức là không vượng không suy mà ở trung gian,

Tù là biểu thị ở vào chỗ có trạng thái suy bại, bị hại,

Tử là biểu thị ở vào chỗ có trạng thái hoàn toàn bị khắc chế, trạng thái chẳng có tí sinh khí nào cả.

 Năm trạng thái Vượng – Tướng – Hưu – Tù – Tử khi xét mối quan hệ kết hợp cũng có thể giúp chúng ta định lượng sơ lược được chúng. Lấy mối quan hệ Chủ – Khách mà nói, thì Ta là Chủ tức là Hành đang xét, đang nắm lệnh, thì bằng mối quan hệ Sinh Khắc sẽ suy luận được từ Ta (Chủ) mà biết được trạng thái của 4 Hành là Khách, tổng kết theo bài sau:

Đồng hành giả Vượng.

Ngã sinh giả Tướng.

Sinh ngã giả Hưu.

Khắc ngã giả Tù.

Ngã khắc giả Tử.

Nghĩa là:

Các đối tượng cùng Hành kết hợp với nhau thì tạo thành trạng thái Vượng.

Đối tượng mà được Ta Sinh cho thì có trạng thái Tướng.

Đối tượng mà Sinh cho Ta thì có trạng thái Hưu.

Đối tượng mà đi Khắc Ta thì có trạng thái Tù.

Đối tượng mà bị Ta Khắc thì có trạng thái Tử.

————————

5.3 Ngũ Hành Nạp Âm

Nạp Âm là đem Âm Thanh quy nạp các thông số theo hệ số đếm Can Chi và gán cho các đặc tính Ngũ Hành, nguyên lý của Nạp Âm là dùng các nhịp điệu Luật Lã trong Âm Nhạc cổ, nhưng mục đích của Nạp Âm cũng là để tính toán các nhịp điệu vận hành của 5 Hành Tinh qua các cung độ của 28 Tú trong Thiên Văn nhằm thiết lập Lịch Pháp và cũng suy diễn ra đặc tính của các 5 Hành Khí sử dụng trong các môn thuật số.

Trong phần Ngũ Hành đã có nhắc đến Ngũ Hành phối Ngũ Âm là Cung (Thổ) – Thương (Kim) – Giốc (Mộc) – Chủy (Hỏa) – Vũ (Thủy), dưới đây là bảng mô tả mối quan hệ giữa Ngũ Âm với các nốt nhạc hiện đại cùng bước sóng âm (wavelength) của chúng, số làm tròn của các bước sóng mà giản ước 100 (số Thiên Địa) chính là số theo quy luật ẩn hiện của Ngũ Tinh cũng chính là số của Ngũ Hành theo Hà Đồ, thế mới thấy cổ nhân có những tính toán gần đúng nhưng quả thực siêu phàm.

(Hình 1 bên dưới)

Luật Lã có 12 nhịp với các nhịp Lẻ thuộc Dương thì gọi là Luật và các nhịp Chẵn thuộc Âm thì gọi là Lã.

(Hình 2 bên dưới)

[Tị – Dậu – Sửu] = Trọng Lã, Nam Lã, Đại Lã

[Hợi – Mão – Mùi] = Ứng Chung, Giáp Chung, Lâm Chung

[Dần – Ngọ – Tuất] = Thái Thốc, Nhuy Tân, Vô Dịch

[Thân – Tý – Thìn] = Di Tắc, Hoàng Chung, Cô Tẩy.

(Hình 3 bên dưới)

(Hình 4 bên dưới)

Ngũ Âm phối 12 Luật Lã hình thành 60 Âm ( = 5×12) vừa khớp với 60 Hoa Giáp của hệ đếm phối hợp Can Chi. Nạp Âm với Nạp Giáp (sẽ nói ở phần sau) có liên quan nương tựa vào nhau. Nguyên tắc trong phép Nạp Âm, cùng loại lấy nhau mà cách 8 sinh con, cái gọi là “cùng loại” là như Giáp với Ất, như Bính với Đinh, hay như cùng là Âm của Thương hoặc cùng là Âm của Giốc,… cái gọi là “cách 8” là như từ Ất đếm là 1 tới Nhâm thì cách 8 hay như từ Đại Lã đếm là 1 thì tới Di Tắc là 8, có 3 vòng (Tam Nguyên) cách 8 dùng tên gọi là Mạnh (thứ nhất) – Trọng (thứ nhì) – Quý (thứ ba).

Theo phép Luật Lã tương sinh,

Giáp Tý là Kim cuả Trọng Lã (Thương của Hoàng Chung), lấy vợ cùng loại là Ất Sửu (Thương cuả Đại Lã), cách 8 sinh con Nhâm Thân là Mạnh cuả Kim (Thương cuả Di Tắc).

Nhâm Thân lấy vợ cùng loại là Quý Dậu (Thương cuả Nam Lã), cách 8 sinh con Canh Thìn là Quý cuả Kim (Thương cuả Cô Tẩy), Kim này kết thúc Tam Nguyên.

Canh Thìn lấy vợ cùng loại là Tân Tị (Thương của Trọng Lã), cách 8 sinh con Mậu Tý là Trọng cuả Hoả (Chủy cuả Hoàng Chung), Kim đã chấm dứt, thì đi về phía trái truyền cho Hỏa ở phương Nam.

Mậu Tý lấy vợ Kỷ Sửu (Chủy cuả Đại Lã), cách 8 sinh con Bính Thân, là Mạnh cuả Hoả (Chủy cuả Di Tắc). Bính Thân lấy vợ Đinh Dậu, cách 8 sinh con Giáp Thìn, là Quý cuả Hoả (Chủy của Cô Tẩy).

Giáp Thìn lấy vợ Ất Tị (Chủy cuả Trọng Lã), cách 8 sinh con Nhâm Tý, là Trọng cuả Mộc. (Giốc cuả Hoàng Chung), Hỏa này kết thúc Tam Nguyên, ắt sẽ đi về bên trái mà truyền đến Mộc ở phương Đông. Cứ đi về bên trái như thế cho đến Quý Tị, Cung ở Trung Cung, Ngũ Âm kết thúc lần thứ nhất.

Lại bắt đầu từ Giáp Ngọ, Trọng cuả Kim lấy vợ Ất Mùi, cách 8 sinh con Nhâm Dần, nói rằng Nhuy Tân lấy vợ Lâm Chung trên Chủy cuả Thái Thốc, tiến trình lại tương tự như trên và sẽ kết thúc ở Quý Hợi.

Từ Tý đến Tị là Dương, cho nên từ Hoàng Chung cho đến Trung Cung thì cái sinh đều là Hạ Sinh, từ Ngọ đến Hợi là Âm, cho nên từ Lâm Chung đến Ứng Chung thì cái sinh đều Thượng Sinh. Giáp Tý, Ất Sửu là Dương Luật, mà Dương Luật thì đều Hạ Sinh. Giáp Ngọ, Ất Mùi là Âm Lã, mà Âm Lã thì đều Thượng Sinh. Sáu Luật sáu Lã tương phản nhau cho nên phân chia thành một kỷ, Ngũ Âm biến theo vòng Giáp nên mỗi con giáp đều hàm chứa 5 âm, ắt thành con số 30 vị trí có Âm Dương mà biến thành 60 Hoa Giáp.

Phàm nói Thượng Sinh với Hạ Sinh chính là nói đến Thiên khí giáng xuống, Điạ khí bốc lên. Dịch nói “Thiên Địa giao Thái” là quẻ Kiền và quẻ Khôn giao nhau thành quẻ Địa Thiên Thái, cho nên sinh ngừng ở 3 cũng là nghĩa cuả Tam Nguyên, nên Kinh nói “3 mà thành Thiên, 3 mà thành Địa, 3 mà thành Nhân, số Hào của đơn quái trong Dịch cũng lấy số 3”. Lão Tử nói “Một sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba sinh vạn vật” cho nên mới có Đầu có Giữa có Cuối, đầy đủ cả.

 Dương Hùng dùng Số Thái Huyền trong Thái Huyền Kinh của mình để giải thích Nạp Âm rằng:

Số của Tý Ngọ là 9, Sửu Mùi 8, Dần Thân 7, Mão Dậu 6, Thìn Tuất 5, Tị Hợi 4, vì vậy Luật số 42, Lữ số 36, gộp số của Luật Lữ hoặc Hoàn hoặc Phủ, hễ là số của 78 là số của Hoàng Chung lập ở đó, lấy nó làm độ, đều sinh Hoàng Chung.

Lại nói: Số của Giáp Kỷ là 9, Ất Canh 8, Bính Tân 7, Đinh Nhâm 6, Mậu Quý 5. Thanh sinh ở Nhật (ngày), Luật sinh ở Thời (Giờ), Thanh lấy tính chất, Luật lấy hòa thanh, Thanh với Luật hợp với nhau mà bát âm sinh. Tông phái trải qua nhiều đời đến nay, đến đó là số của thiên nhiên.

Nhìn lại chỗ Giáp Kỷ, Tý Ngọ tại sao lại lấy là 9; Ất Canh, Sửu Mùi tại sao lại lấy là 8, thì hiếm có việc luận bình chính xác! Nay xét Tý Ngọ này là chỗ Càn Chấn nạp vào; Sửu Mùi này là chỗ nạp vào của Khôn Tốn; Dần Thân nầy là chỗ Khảm nạp vào; Mão Dậu này là chỗ Ly nạp vào; Thìn Tuất này là chỗ Cấn nạp vào; Tị Hợi này là chỗ Đoài nạp vào. Số Dương cực ở 9, số Âm cực ở 8, vì vậy Càn Khôn được vậy. Chấn Tốn là trưởng nam trưởng nữ mà thống quản thay phụ mẫu Càn Khôn, ngoài ra theo thứ tự trở xuống. Nhị Đại (cha mẹ), lục tử (6 con), thứ tự của nam nữ trưởng thiếu (lớn, nhỏ). Trật tự như vậy không rối loạn thật không ai có thể cưởng ép làm được. Nếu lấy thứ tự 10 ngày, thì lại tùy theo hóa khí thọ yểu của số mà cũng không tạo tác một chút nào ở trong đó.

Giáp Kỷ hợp hóa Thổ, với Thổ từ cổ xưa không bị hủy, tự tách rời ra là vi trần, rong chơi trống trải láng giềng mà chất của nó vốn tại ở đó là rất thọ, vì vậy số là 9. Chỗ tiếp theo thì là Kim, tuy hỏa rèn nung cũng có thời là khí tán ra của chất tro mà kiên cố là vạn vật vương vậy, Ất Canh hợp hóa là Kim vậy. Lại tiếp nữa là Thủy, gió nóng ban ngày mà Hỏa nung nấu cũng có thời khô cạn hết mà chẳng bằng Kim, nó nhu nhược chuyển vận mới có thể thọ lâu dài mà chẳng bằng vật vậy, Bính Tân hợp hóa là Thủy vậy. Lại tiếp theo nữa là Mộc, trong một năm tươi tốt hay héo rụng có trong định kỳ, Đinh Nhâm hợp hóa là Mộc vậy. Lại theo nữa thì là Hỏa, khoảng một ngày một đêm hiển lộ ra hay u ám cũng có định kỳ, Mậu Quý hợp hóa là Hỏa vậy, vì vậy tiếp theo là Đinh Nhâm. Còn Giáp Kỷ vận Thổ sinh Ất Canh vận Kim, rồi Kim sinh Bính Tân vận Thủy, rồi Thủy sinh Đinh Nhâm vận Mộc, rồi Mộc sinh Mậu Quý vận Hỏa. Chồng chất mà xuống dưới. Lại là số tự nhiên như vậy.

Nhưng tại sao không có 10 và 1, 2, 3. Nói rằng số hết ở 9, nên 10 tức là 1 vậy. Ví bằng 1, 2, 3 chính là đại số của Thiên-Địa-Nhân, không được cố ý ký gửi ở khoảng của một ngày, một giờ. Còn nói 9-8-7-6-5-4, thì 1-2-3 ở tại gốc của chúng. Vì vậy Hoàng Chung là 81, nhưng 12 thời chỉ được 78, mà Dương Tử nói rằng số của Hoàng Chung lập ở đó, đại khái 81 mà hư ba số thì thành 78 vậy.

 Cách tính Ngũ Hành Nạp Âm bằng Số Thái Huyền:

Giáp Kỷ – Tý Ngọ dùng số 9

Ất Canh – Sửu Mùi dùng số 8

Bính Tân – Dần Thân dùng số 7

Đinh Nhâm – Mão Dậu dùng số 6

Mậu Quý – Thìn Tuất dùng số 5

Tỵ Hợi dùng số 4.

Cộng dồn tổng số từng cặp đôi Âm Dương của Can-Chi, lấy số Đại Diễn là 49 trừ đi, số thu được lớn hơn 10 thì cứ thừa trừ cho 10 để lấy số đơn vị. Áp dụng vào Ngũ Hành theo số Hà Đồ. Ngũ Hành Nạp Âm sẽ là Hành của số tính được tương sinh cho:

Số 1, 6 thuộc Thuỷ,

Số 2, 7 thuộc Hoả,

Số 3, 8 thuộc Mộc,

Số 4, 9 thuộc Kim,

Số 5, 10 thuộc Thổ.

Thí dụ 1, Giáp Tý (dương), Ất Sửu (âm): Giáp là 9, Ất là 8, Tý là 9, Sửu là 8 vậy -> 9 + 8 + 9 + 8 = 34. Lấy số 49 – 34 = 15, bỏ số 10 còn lại 5, số 5 thuộc Thổ, theo nguyên tắc Thổ sinh Kim, vậy Giáp Tý và Ất Sửu có Ngũ Hành Nạp Âm là Kim.

Thí dụ 2, Bính Dần (dương), Đinh Mão (âm): Bính là 7, Đinh là 6, Dần là 7, Mão là 6 vậy -> 7 + 6 + 7 + 6 = 26. Lấy số 49 – 26 = 23, bỏ số 20, còn lại 3, số 3 là thuộc hành Mộc, Mộc sinh Hoả vậy Bính Dần Đinh Mão thuộc Hoả.

Thí dụ 3, Mậu Thìn (dương), Kỷ Tị (âm): Mậu là 5, Kỷ là 9, Thìn là 5, Tị là 4 vậy -> 5 + 9 + 5 + 4 = 23. Lấy số 49 – 23 = 26, bỏ 20 còn 6, số 6 thuộc Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, vậy Mậu Thìn, Kỷ Tỵ thuộc hành Mộc.

 Cũng tương tự như quá trình phát triển lý luận của Chính Ngũ Hành, sau này các nhà Nho Dịch, các Âm Dương gia và Đạo Gia đã đem Nạp Âm Ngũ Hành từ Tinh mà mà chuyên luận về Khí. Nguyên nhân của việc này là do người xưa ưa phối Tượng để lý luận, cũng tựa như sự phối Tượng của Âm Dương, Chính Ngũ Hành và Bát Quái,… thì Ngũ Hành Nạp Âm cũng có những Tượng đặc trưng riêng của nó. Theo đó mà 60 Nạp Âm, 60 Hoa Giáp có Số của Tượng là 30, và Ngũ Hành thì mỗi Hành gồm có 6 Tượng, với 2 Tượng được quy thành dạng Ấu (non) 2 Tượng được quy thành dạng Tráng (cường tráng) 2 Tượng được quy thành dạng Lão (già). Vì vậy mà Ngũ Hành Nạp Âm, tự bản tên gọi đầy đủ gồm phần Hành và phần Tượng của nó đã bao hàm luôn cả sự định tính và định lượng.

  Chúng ta hãy xem đoạn luận của Đào Tông Nghi về Tượng của Nạp Âm Ngũ Hành:

Giáp Tí, Ất Sửu, là Hải Trung Kim, Tý thuộc Thuỷ lại là cái hồ, lại là đất vượng của Thuỷ, kiêm Kim tử ở Tý, Mộ ở Sửu, Thuỷ vượng mà Kim tử Mộ, vì vậy đặt là Hải Trung Kim (vàng dưới biển).

Bính Dần, Đinh Mão, là Lô Trung Hỏa, Dần là tam Dương, Mão là tứ Dương (thuộc quẻ Đại Tráng của 12 quẻ tiêu tức) nên Hỏa đã đắc địa, lại được Mộc của Dần Mão mà sinh ra như thế thời đó trời đất như mở lò ra, vạn vật bắt đầu sinh vì vậy gọi là Lô Trung Hỏa (lửa trong lò).

Mậu Thìn, Kỷ Tị, là Đại Lâm Mộc, Thìn là chốn thôn dã, Tị là lục Dương (thuần Dương, Tỵ là quẻ Càn của 12 quẻ tiêu tức), Mộc đến lục Dương thì cành tốt tươi, lá rậm rạp phong phú. Lấy sự tốt tươi thịnh vượng của Mộc mà vốn ở chốn thôn dã, vì vậy đặt là Đại Lâm Mộc (cây rừng lớn).

Canh Ngọ, Tân Mùi, là Lộ Bàng Thổ, Mộc ở trong Mùi (vì Mùi tàng Can Ất) mà sinh vượng Hỏa của ngôi vị Ngọ. Hỏa vượng thì Thổ bị đốt khô đi, Mùi có thể nuôi nấng vạn vật, giống như lộ bàng thổ, vì vậy đặt là Lộ Bàng Thổ (đất bên đường).

Nhâm Thân, Quý Dậu, là Kiếm Phong Kim, Thân Dậu là chính vị của Kim, Kim Lâm Quan ở Thân, Đế Vượng ở Dậu, Kim đã sinh vượng thì thành cương (là thép) vậy, cương thì vượt hơn ở kiếm phong, vì vậy đặt là Kiếm Phong Kim (kim mũi kiếm).

Giáp Tuất, Ất Hợi, là Sơn Đầu Hỏa, Tuất Hợi là Thiên Môn, Hỏa chiếu thiên môn, ánh sáng của nó lên rất cao, chí cao vô thượng, vì vậy đặt là Sơn Đầu Hỏa (lửa đầu núi).

Bính Tý, Đinh Sửu, là Giản Hạ Thuỷ, Thuỷ vượng ở Tý, suy ở Sửu, vượng mà lật lại là suy thì không thể là giang hà (sông lớn) được, vì vậy đặt là Giản Hạ Thuỷ (nước dưới khe).

Mậu Dần, Kỷ Mão, là Thành Đầu Thổ, thiên can Mậu Kỷ thuộc thổ của Dần là Cấn thổ tích lại mà thành núi, vì vậy đặt là Thành Đầu Thổ (đất đầu thành).

Canh Thìn, Tân Tị, là Bạch Lạp Kim, Kim Dưỡng ở Thìn, Sinh ở Tỵ hình chất mới sơ thành, chưa thể vững chắc ích lợi được, vì vậy đặt là Bạch Lạp Kim (kim đế nến).

Nhâm Ngọ, Quý Mùi, là Dương Liễu Mộc, Mộc Tử ở Ngọ, Mộ ở Mùi, Mộc đã Tử Mộ tuy được Thuỷ của Thiên Can Nhâm Quý sinh để sống, chung lại là nhu nhược, vì vậy đặt là Dương Liễu Mộc (cây dương liễu).

Giáp Thân, Ất Dậu, là Tuyền Trung Thuỷ, Kim Lâm Quan ở Thân, Đế Vượng ở Dậu, Kim đã vượng thì Thuỷ do đó sinh ra, như vậy là mới đang lúc sinh ra, lực lượng chưa lớn, vì vậy đặt là Tuyền Trung Thuỷ (nước dưới suối).

Bính Tuất, Đinh Hợi, là Ốc Thượng Thổ, Bính Đinh thuộc Hỏa, Tuất Hợi là thiên môn, Hỏa đốt cháy ở trên thì Thổ không ở dưới mà sinh ra được, vì vậy đặt là Ốc Thượng Thổ (đất trên nóc nhà).

Mậu Tý, Kỷ Sửu, là Tích Lịch Hỏa, Sửu Tý thuộc Thuỷ, Thuỷ cư ở chính vị mà nạp âm chính là Hỏa, Hỏa ở trong Thuỷ nếu không phại là Thần Long thì không thể làm được, vì vậy đặt là Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét).

Canh Dần, Tân Mão, là Tùng Bách Mộc, Mộc Lâm Quan ở Dần, Đế Vượng ở Mão, Mộc đã vượng thì không thể nhu nhược được, vì vậy đặt là Tùng Bách Mộc (gỗ tùng bách).

Nhâm Thìn, Quý Tị, là Trường Lưu Thuỷ, Thìn là Mộ của Thuỷ, Tỵ là nơi Kim Sinh, Kim sinh thì Thuỷ tính đã giữ lại, lấy Mộ Thuỷ mà gặp sinh Kim thì nguồn suối không cạn, vì vậy đặt là Trường Lưu Thuỷ (dòng nước dài).

 Giáp Ngọ, Ất Mùi, là Sa Trung Kim, Ngọ là đất Hỏa Vượng, Hỏa vượng thì Kim chảy ra, Mùi là đất Hỏa Suy, Hỏa suy thì Kim Quan Đới. Hỏa Suy mà Kim Quan Đái thì Mùi có thể thịnh mãn, vì vậy đặt là Sa Trung Kim (kim trong cát).

Bính Thân, Đinh Dậu, là Sơn Hạ Hỏa, Dậu là cửa nhập của nhật (mặt trời lặn), nhật đã đến ở thời đó thì ánh sáng tàng ẩn, vì vậy đặt là Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới núi).

Mậu Tuất, Kỷ Hợi, là Bình Địa Mộc, Tuất nguyên là chốn thôn dã, Hợi là đất Mộ sinh ra, Mộc sinh ra ở chốn thôn dã thì không thể là một rễ cây, một gốc cây, vì vậy đặt là Bình Địa Mộc (cây đồng bằng).

Canh Tý, Tân Sửu, là Bích Thượng Thổ. Sửu tuy là chính vị nhà của Thổ, mà Týlà đất của Thuỷ vượng, Thổ gặp Thuỷ nhiều thành là bùn, vì vậy đặt là Bích Thượng Thổ (đất trên vách).

Nhâm Dần, Quý Mão, là Kim Bạc Kim. Dần Mão là đất của Mộc vượng, Mộc vượng thì Kim gầy yếu; lại nữa, Kim Tuyệt ở Dần, Thai ở Mão. Kim đã vô lực vì vậy đặt là Kim Bạc Kim (kim pha bạc).

Giáp Thìn, Ất Tị, là Phúc Đăng Hỏa. Thìn là thực thời (giờ ăn), Tị là ở trong khu vực, trong tướng của nhật, Dương rực rỡ, thế sáng sủa, phong quang ở thiên hạ, vì vậy đặt là Phúc Đăng Hỏa (lửa đèn lồng).

Bính Ngọ, Đinh Mùi, là Thiên Hà Thuỷ, Bính Đinh thuộc Hỏa, Ngọ là đất Hỏa vượng, mà nạp âm chính là Thuỷ, Thuỷ từ Hỏa xuất ra, nếu không phải là ngân hà thì không thể có nước nầy, vì vậy đặt là Thiên Hà Thuỷ (nước sông trời).

Mậu Thân, Kỷ Dậu, là Đại Dịch Thổ, Thân là Khôn, Khôn là địa, Dậu là Đoài, Đoài là trạch (đầm). Thổ của Mậu Kỷ gia lên trên địa trạch nầy chẳng phải cái nào khác là Thổ phù bạc, vì vậy đặt là Đại Dịch Thổ (đất rộng lớn).

Canh Tuất, Tân Hợi, là Thoa Xuyến Kim, Kim đến Tuất mới Suy, đến Hợi mới Bệnh thì đúng thật là nhu vậy, vì vậy đặt là Thoa Xuyến Kim (kim trâm thoa hay vàng trang sức).

Nhâm Tý, Quý Sửu, là Tang Chá Mộc, Tý thuộc Thuỷ, Sửu thuộc Kim, Thuỷ sinh Mộc còn Kim khắc Mộc (Mộc mới sinh thì yếu giống như cây tang chá), vì vậy đặt là Tang Chá Mộc (gỗ cây dâu).

Giáp Dần, Ất Mão, là Đại Khê Thuỷ, Dần là góc Đông Bắc, Mão là chính Đông, Thuỷ chảy chính Đông (“chúng thuỷ triều Đông” – muôn nhánh sông đều chảy về phương Đông) thì thuận tính nó, nên sông suối, khe, ao, đầm, hồ đều hợp với nhau mà quay trở về, vì vậy đặt là Đại Khê Thuỷ (nước khe thác lớn).

Bính Thìn, Đinh Tị là Sa Trung Thổ, Thổ Mộ ở Thìn, Tuyệt ở Tỵ mà Hỏa của Thiên Can Bính Đinh đến Thìn là Quan Đái, đến Tỵ là Lâm Quan, Thổ đã Mộ Tuyệt, vượng Hỏa quay lại sinh Thổ, vì vậy đặt là Sa Trung Thổ (đất lẫn cát).

Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, là Thiên Thượng Hỏa, Ngọ là đất Hỏa vượng, Mộc ợ trong Mùi lại phục sinh, tính Hỏa cháy ở trên, lại gặp sinh địa, vì vậy đặt là Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời).

Canh Thân, Tân Dậu, là Thạch Lựu Mộc, Thân là tháng 7, Dậu là tháng 8, thời ấy thì là Mộc tuyệt vậy, duy mộc của thạch lựu, trái lại bền chắc, vì vậy đặt là Thạch Lựu Mộc (gỗ cây thạch lựu).

Nhâm Tuất, Quý Hợi, là Đại Hải Thuỷ, Thuỷ Quan Đái ở Tuất, Lâm Quan ở Hợi, Thuỷ vượng thì lực hậu (dầy), kiêm Hợi là giang (sông lớn) nên lực mạnh thế tráng, không phải Thuỷ ấy thì không thể như thế, vì vậy đặt là Đại Hải Thuỷ (nước trong biển lớn).

 Lăng Ba Vi Bộ do QNB cũng chế ra để nhìn vào Hà Đồ là có thể nhẩm ngay được Nạp Âm Ngũ Hành như sau:

Thứ tự của Hành Nạp Âm là [Kim – Hỏa – Mộc – Thủy – Thổ], nhưng cứ di chuyển được 3 Hành thì lại bỏ trống 1 Hành, đồng nghĩa với việc chuyển được 6 Can 6 Chi thì Hành Nạp Âm phải nhảy 1 bước.

Tý Ngọ: [Kim – Hỏa – Mộc – (Thủy -) Thổ] – [Kim

Tuất Thìn: Hỏa – (Mộc -) Thủy – Thổ] – [Kim – (Hỏa -) Mộc

Dần Thân: Thủy – Thổ] – [(Kim -) Hỏa – Mộc – Thủy (- Thổ)].

Cái này sẽ khiến cho chúng ta hiểu được ẩn ý câu nói của cổ nhân “Khí xuất phát từ phương Đông – Mộc, chuyển thuận; còn Âm xuất phát từ phương Tây – Kim, chuyển nghịch” nghĩa là muốn nói đến Phương Hướng và Ngũ Hành theo Hà Đồ, trong đó:

– Cái được gọi là “Khí” tức là ám chỉ Chính Ngũ Hành theo 4 Mùa Xuân Hạ Thu Đông chuyển thuận, Chính Ngũ Hành cũng là sự tương ứng về Khí Hậu trên địa cầu với quy luật ẩn hiện của Ngũ Tinh (5 Hành Tinh, đã nói rõ ở phần Thiên Văn và phần Hà Đồ).

– Cái được gọi là “Âm” tức là ám chỉ Nạp Âm Ngũ Hành theo cao độ từ Âm thanh của Kim chuyển nghịch trầm dần xuống tới âm thanh của Thổ. Quy luật của các nhịp điệu âm thanh cũng chính là căn cứ để tính ra được quy luật vận chuyển của Ngũ Tinh (xem ở ví dụ trong Hà Đồ ở hình trên).

 Đồ hình Nạp Âm ngũ hành phân chia Tam Nguyên ứng Nhạc luật nhập vào khoảng cách tương sinh

(hình vẽ)

Bên phải đồ hình lấy Giáp Tý Ất Sửu làm Kim của Thượng Nguyên, Nhâm Thân Quý Dậu làm Kim của Trung Nguyên, Canh Thìn Tân Tị là Kim của Hạ Nguyên, ba Nguyên đã hết vòng, thì lại truyền cho Mậu Tý Kỷ Sửu làm Hỏa Thượng Nguyên, Bính Thân Đinh Dậu làm Hỏa Trung Nguyên, Giáp Thìn Ất Tị làm Hỏa của Hạ Nguyên. Từ đó về sau, đều theo như thứ tự trước của Kim, Hỏa, Mộc, Thủy, Thổ mà dùng. Nhạc Luật cũng đồng vị, phép của cưới vợ cách 8 sinh con, lấy chung cuộc ở Đinh Tị mà Nạp Âm tiểu thành, rồi từ khởi Giáp Ngọ Ất Mùi làm Kim của Thượng Nguyên, như phép trước đó lấy chung cuộc ở Đinh Hợi mà Nạp Âm đại thành.

Đối chiếu: 10 Can 12 Chi đan xen nhau thành ra 60 ngũ âm 12 luật, tăng theo cấp số nhân cũng là 60, cho nên phép của Nạp Âm kiêm cả hai mà dùng. Giáp Tý kim, mà Ất Sửu cũng là kim, đồng vị cưới vợ vậy. Ất Sửu kim mà Nhâm Thân cũng là Kim, cách 8 sinh con vậy. Một lượt các Tam Nguyên, mà hậu truyền ở lượt thứ hai, do Xuân có ba tháng Mạnh Trọng Quý, mà hậu truyền ở Hè vậy; từ Giáp Tý đến Đinh Tị mà một vòng Tam Nguyên của Ngũ Hành, hãy còn ba lần biến đổi, là tiểu thành vậy; từ Giáp Ngọ đến Đinh Hợi mà Tam Nguyên của Ngũ hành là 1 vòng, hãy còn 6 lần biến đổi, là đại thành vậy. Phương pháp thành lập của nó là tương ứng với Luật Lã.

 Nạp Âm Ngũ Hành phân thuộc Ngũ Âm đồ

Chu Tử viết: “Tiếng nhạc là Thổ, Kim, Mộc, Hỏa, Thủy”. Theo “Hồng Phạm” là Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ, tức là theo ý nghĩa đó, có thể triển khai phương pháp của Nạp Âm vậy. Thiên Can có 10, Địa Chi có 12, đều thuộc Ngũ Hành, nhưng Can Chi đan xen nhau mà thành 60 Hoa Giáp, cho nên có Ngũ Hành Nạp Âm, lấy sự sinh hóa của việc phối hợp Can Chi mà định ra.

Cái Nạp Âm ấy, lấy Can Chi phân phối ở Ngũ Âm, mà vốn Ngũ Hành của chỗ sinh ra âm thanh được gọi là Âm của nó được Nạp Can Chi. Ngũ âm của Cung – Thương – Giốc – Chủy – Vũ.

Ban đầu lấy 5 Can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm để nạp vào, rồi lại gắn vào Ngũ Tý. Bên dưới tiếng Cung được Giáp Tý, rồi Ất Sửu theo sau; bên dưới tiếng Thương được Bính Tý, rồi Đinh Sửu theo sau; bên dưới tiếng Giốc được Mậu Tý, rồi Kỷ Sửu theo sau; bên dưới tiếng Chủy được Canh Tý, rồi Tân Sửu theo sau; bên dưới tiếng Vũ được Nhâm Tý, rồi Quý Sửu theo sau. Can Chi của Ngũ Tý đều là Dương, còn Can Chi của Ngũ Sửu đều là Âm, dùng Âm tòng thể Dương, như cái ý nghĩa của Càn vững chắc còn Khôn nhu thuận vậy.

Tiếng Cung là Thổ, cái mà Thổ sinh ra là Kim, cho nên Giáp Tý & Ất Sửu nạp âm Kim; tiếng Thương là Kim, cái mà Kim sinh ra là Thủy, cho nên Bính Tý & Đinh Sửu nạp âm Thủy; tiếng Giốc là Mộc, cái mà Mộc sinh ra là Hỏa, cho nên Mậu Tý & Kỷ Sửu nạp âm Hỏa; tiếng Chủy là Hỏa, cái mà Hỏa sinh ra là Thổ, cho nên Canh Tý & Tân Sửu nạp âm Thổ; tiếng Vũ là Thủy, cái mà Thủy sinh ra là Mộc, cho nên Nhâm Tý & Quý Sửu nạp âm Mộc; đó là thanh âm được nạp của 10 Can ban đầu.

 Thứ đến lấy 5 Can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm để nạp vào, rồi lại gắn vào Ngũ Dần. Với các Dương Chi thì Tý đứng đầu, sau đó thì là Dần, với Ngũ Âm thì Cung đứng đầu, sau đó thì là Thương, đứng đầu Thiên Can của Tý hệ là Giáp Tý được Cung, còn đứng đầu Thiên Can của Dần hệ thì tiếp đó được Thương cho nên Giáp Dần được Thương, rồi Ất Mão theo sau, nạp âm là Thủy; Bính Dần được Giốc, rồi Đinh Mão theo sau, nạp âm là Hỏa; Mậu Dần được Chủy, rồi Kỷ Mão theo sau, nạp âm là Thổ; Canh Dần được Vũ, rồi Tân Mão theo sau, nạp âm là Mộc; Nhâm Dần được Cung, rồi Quý Mão theo sau, nạp âm là Kim. Đó là âm được nạp của thập can 2 con giáp vậy.

Chiếu theo đương nhiên Nhâm Tý, Quý Sửu, mà lần lượt được tiếng Vũ, mà Vũ là sau cùng của Ngũ Âm, sau cùng mà quay trở lại mối ban sơ, thì kế sau Vũ là Cung, kế sau Nhâm Tý, Quý Sửu là Nhâm Dần, Quý Mão, cho nên Nhâm Dần, Quý Mão được tiếng Cung mà nạp âm Kim vậy. Vậy ngũ hành theo thứ tự cùng nhau xoay chuyển, sinh sinh bất diệt vậy.

 Thứ ba lấy 5 Can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm, rồi lại gắn vào Ngũ Thìn. Với các Dương Chi thì thứ hai là Dần nên thứ ba của nó là Thìn, với Ngũ Âm thì thứ hai là Thương nên thứ ba của nó là Giốc, đứng đầu Thiên Can của Dần hệ là Giáp Dần được Thương, còn đứng đầu Thiên Can của Thìn hệ thì tiếp đó được Giốc cho nên Giáp Thìn được Giốc, rồi Ất Tị theo sau, nạp âm là Hỏa; Bính Thìn được Chủy, rồi Đinh Tị theo sau, nạp âm là Thổ; Mậu Thìn được Vũ, mà Kỷ Tị theo sau, nạp âm được Mộc; Canh Thìn được Cung, rồi Tân Tị theo sau, nạp âm là Kim; Nhâm Thìn được Thương, rồi Quý Tị theo sau, nạp âm là Thủy; đó là âm được nạp của thập can 3 con giáp vậy.

  Thứ tư lấy 5 Can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm, rồi lại gắn vào Ngũ Ngọ. Nếu theo thước đo (trượng) bày thuận ra, Giáp Thìn đã được Giốc, thì Giáp Ngọ được Chủy; mà Chi Ngọ kế đến là Thân, thứ đến nữa là Tuất, thì Giáp Thân được Vũ, mà Giáp Tuất lại quay trở lại được Cung, như thế tuần tự trong vòng Ngũ Âm chỉ có tiếng Cung là được 2 con giáp, ngoài ra đều được 1 con giáp, quay về cái ý nghĩa của tuần hoàn chung thủy, không hòa vào nhau vậy.

So sánh tương đối Thiên Can cùng với Địa Chi ấy, là sự phân chia của Âm Dương nhị khí, lấy Lục Thập Hoa Giáp phối Ngũ Âm. Thì các Thiên Can giống như là mấu chốt (yếu lĩnh), bởi vì do 10 Can chi Âm Dương đều có 5, lấy ngay thứ tự của sự phân bố Ngũ Âm vậy, cho nên Dương sinh ở Tý, đương nhiên Giáp Tý sẽ chốt ở Quý Tị, còn Âm sinh ở Ngọ, đương nhiên Giáp Ngọ sẽ chốt ở Quý Hợi. Thế là bèn lấy Giáp Ngọ với Giáp Tý cùng liệt vào tiếng Cung, mà Ất Mùi theo sau, nạp âm là Kim; Bính Ngọ với Bính Tý cùng liệt vào tiếng Thương, mà Đinh Mùi theo sau, nạp âm là Thủy; Mậu Ngọ với Mậu Tý cùng liệt vào cùng liệt vào Giốc, mà Kỷ Mùi theo sau, nạp âm là Hỏa; Canh Ngọ với Canh Tý cùng liệt vào Chủy, mà Tân Mùi theo sau, nạp âm là Thổ; Nhâm Ngọ với Nhâm Tý cùng liệt vào Vũ, mà Quý Mùi theo sau, nạp âm là Mộc; đó là âm được nạp của thập can 4 con giáp vậy.

 Thứ năm lấy 5 Can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm, rồi lại gắn vào Ngũ Thân. Với các Dương Chi thì sau Ngọ là đến Thân, Giáp Ngọ đã được Cung, thì Giáp Thân được Thương mà Ất Dậu theo sau, nạp âm là Thủy; Bính Thân được Giốc, mà Đinh Dậu theo sau, nạp âm là Hỏa; Mậu Thân được Chủy, mà Kỷ Dậu theo sau, nạp âm là Thổ; Canh Thân được Vũ, mà Tân Dậu theo sau, nạp âm là Mộc; Nhâm Thân được Cung, mà Quý Dậu theo sau, nạp âm là Kim; đó là âm được nạp của thập can 5 con giáp vậy.

  Thứ sáu lấy 5 Can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm, rồi lại gắn vào Ngũ Tuất. Với các Dương CHi thì sau Thân là đến Tuất, Giáp Thân được Thương, thì Giáp Tuất được Giốc, mà Ất Hợi theo sau, nạp âm là Hỏa; Bính Tuất được Chủy, mà Đinh Hợi theo sau, nạp âm là Thổ; Mậu Tuất được Vũ, mà Kỷ Hợi theo sau, nạp âm là Mộc; Canh Tuất quay lại được Cung, mà Tân Hợi theo sau, nạp âm là Kim; Nhâm Tuất được Thương, mà Quý Hợi theo sau, nạp âm là Thủy. Đó là âm được nạp của thập can 6 con giáp vậy.

Quan trọng Can ứng ở thiên, Chi ứng ở địa, Hoa Giáp ứng ở nhân, đương nhiên xác lập vị trí của Nạp Âm, mà Tam Tài thỏa tất cả ngũ hành của chuyên môn nó nắm giữ vậy.

 Cung thuộc Thổ sinh Kim: Giáp Tý, Ất Sửu, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Nhâm Dần, Quý Mão, Canh Thìn, Tân Tị, Canh Tuất, Tân Hợi.

Thương thuộc Kim sinh Thủy: Bính Tý, Đinh Sửu, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Giáp Thân, Ất Dậu, Giáp Dần, Ất Mão, Nhâm Thìn, Quý Tị, Nhâm Tuất, Quý Hợi.

Giốc thuộc Mộc sinh Hỏa: Mậu Tý, Kỷ Sửu, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Bính Dần, Đinh Mão, Giáp Thìn, Ất Tị, Giáp Tuất, Ất Hợi.

Chủy thuộc Hỏa sinh Thổ: Canh Tý, Tân Sửu, Canh Ngọ, Tân Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Bính Thìn, Đinh Tị, Bính Tuất, Đinh Hợi.

Vũ thuộc Thủy sinh Mộc: Nhâm Tý, Quý Sửu, Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Canh Dần, Tân Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tị, Mậu Tuất, Kỷ Hợi.

————————

5.4 Nạp Giáp

Cái gọi là Nạp Giáp, là ám chỉ mối quan hệ đối ứng của sự thành lập giữa Thiên Can với các Quái. Chỉ có Quái mới nói đến Nạp Giáp. Nạp Âm cùng Nạp Giáp là cặp đại lý luận trụ cột của hệ thống lý luận trong môn Tử Vi Đẩu Số. Chính Tinh vốn từ Nạp Âm, Tứ Hóa vốn từ Nạp Giáp, hai cái này đều là bí pháp mật truyền xưa nay.

Đem Thiên Can phối vào các Quái trong Bát Quái tại các cung thì trong các môn thuật số có nhiều loại, thí dụ như đem Giáp nạp vào vị trí Quái Khôn tại cung Tý của Tiên Thiên Bát Quái rồi lại đem Giáp nạp vào vị trí Quái Khôn tại cung Thân của Hậu Thiên Bát Quái liền tính toán được các sao Thiên Ất Quý Nhân và Ngọc Đường Quý Nhân trong môn Thất Chính Tứ Dư (ở môn Lục Hào Bốc Phệ và Phong Thủy Địa Lý và một số môn khác gọi chung là các sao Quý Nhân, ở môn Tử Vi Đẩu Số gọi là Thiên Khôi và Thiên Việt), hoặc thí dụ như đem Giáp mà nạp vào vị trí quái Chấn tại cung Mão liền tính toán được các quẻ Nhân Mệnh của môn Quỷ Cốc Toán Mệnh,… ở đây tôi chỉ giới thiệu sơ lược 2 phép Nạp Giáp chính, được dùng phổ biến, đó là Nạp Giáp cho Quái Kép của Kinh Phòng và Nạp Giáp cho Quái Đơn của Huyền Không.

5.4.1 Nạp Giáp cho Quái Kép của Kinh Phòng

Kinh Phòng căn cứ theo thứ tự Ngũ Hành Mộc – Hỏa – Thổ – Kim – Thủy phối ứng với số Tiên Thiên Ngũ hành 3 – 2 – 5 – 4 – 1, cặp số 3 – 2 thuộc Xuân – Hạ mà Dương trước Âm sau, cặp 4 – 1 thuộc Thu – Đông mà Dương sau Âm trước. Càn Khôn là gốc của Âm Dương, là đầu cuối của Âm Dương 64 Quẻ cho nên lần lượt nạp Giáp Ất Nhâm Quý, chính là trọn vẹn có đầu có cuối. Khi nạp Thiên Can vào Quẻ thì căn cứ theo thứ tự Thiên Can và thứ tự của Tiên Thiên Bát Quái Giáp thuộc Dương, đứng đầu 10 Thiên Can liền nạp vào quẻ Càn thuộc Dương và được sinh từ Thái Dương của Tứ Tượng, lại đứng đầu Bát Quái. Ất thuộc Âm, liền nạp vào quẻ Khôn thuộc Âm và được sinh từ Thái Âm của Tứ Tượng và Khôn cũng là đối ứng của Càn (Thiên Địa định vị). Bính thuộc Dương, đem nạp vào quẻ Cấn thuộc Dương và được sinh từ Thái Âm của Tứ Tượng. Đinh thuộc Âm, đem nạp vào quẻ Đoài thuộc Âm và được sinh từ Thái Dương của Tứ Tượng và Đoài cũng là đối ứng của Cấn (Sơn Trạch thông khí).

Như thế là bao quát vòng ngoài của 4 quẻ sinh ra từ Thái Dương và Thái Âm.

Mậu thuộc Dương, đem nạp vào quẻ Khảm thuộc dương và được sinh ra từ Thiếu Dương của Tứ Tượng. Kỷ thuộc Âm, đem nạp vào quẻ Ly thuộc Âm và được sinh từ Thiếu Âm của Tứ Tượng và Ly cũng là đối ứng của Khảm (Thủy Hỏa bất tương xạ). Canh thuộc Dương, đem nạp vào quẻ Chấn thuộc Dương và được sinh từ Thiếu Âm của Tứ Tượng. Tân thuộc Âm đem nạp vào quẻ Tốn thuộc Âm và được sinh từ Thiếu Dương của Tứ Tượng và Tốn cũng là đối ứng của Chấn (Lôi Phong tương bạc).

Như thế là bao quát vòng trong của 4 quẻ sinh ra từ Thiếu Dương và Thiếu Âm.

Còn lại hai Can là Nhâm Quý thì vòng trở lại nạp vào 2 Quái phụ mẫu là Càn Khôn. Nhâm thuộc Dương đem nạp vào Càn thuộc Dương. Quý thuộc Âm đem nạp và Khôn thuộc Âm.

Như vậy thì trọn vẹn 10 Can, và Càn Khôn bao quát có đầu có cuối, và cũng chính thế nên khi chồng Quái Đơn lên thành Quái Kép mà quẻ Bát Thuần Càn có Nội Quái nạp Giáp và Ngoại Quái nạp Nhâm, còn quẻ Bát Thuần Khôn có Nội Quái nạp Ất và Ngoại Quái nạp Quý, còn các quẻ khác thì dù là Nội Quái hay Ngoại Quái cũng chỉ có 1 Can được nạp theo Quái đơn của nó.

(Hình bên dưới)

Các môn thuật số như Lục Hào Bốc Phệ, Thiết Bản Thần Số, Hà Lạc Lý Số, trường phái Bát Trạch của môn Phong Thủy Địa Lý,… cũng đều ứng dụng phép Nạp Giáp này. Nhìn vào hình trên thì có thể dễ dàng nhận thấy [Thiên, Địa, Sơn, Trạch] chính là nhóm được gọi là Tây Tứ Trạch, còn [Thủy, Hỏa, Lôi, Phong] chính là nhóm được gọi là Đông Tứ Trạch. Người xưa tổng kết phép Nạp Giáp này:

Nhâm Giáp tòng Càn số, (Nhâm Giáp theo số Càn)

Ất Quý hướng Khôn cầu. (Ất Quý tìm hướng Khôn)

Canh lai Chấn thượng lập, (Canh đến lập trên Chấn)

Tân tại Tốn phương du. (Tân dạo ở Tốn phương)

Mậu tòng Khảm xứ xuất, (Mậu theo nơi Khảm xuất)

Kỷ dĩ Ly vi đầu. (Kỷ lấy Ly làm đầu)

Bính vu Cấn môn lập, (Bính lập nơi cửa Cấn)

Đinh hướng Đoài gia thu. (Đinh hướng nhà Đoài thu).

Nạp Giáp Kinh Phòng phối Số là đem Bát Quái Tiên Thiên và Bát Quái Hậu Thiên cùng Nạp Giáp Kinh Phòng mà phối vào Cửu Cung Lạc Thư thì sẽ thu được số của các quái. Các trường phái Dịch Tượng Số thường ứng dụng Số của các Quẻ Đơn lẫn Quẻ Kép theo nguyên tắc này. Môn Bát Tự Hà Lạc thì dùng Số của Thiên Can theo Nạp Giáp Kinh Phòng mà phối Hậu Thiên Bát Quái vào Cửu Cung Lạc Thư, cho nên Giáp Nhâm theo Càn số 6, Ất Quý tìm Khôn số 2, Canh đến Chấn số 3, Tân tại Tốn số 4, Mậu theo Khảm số 1, Kỷ lấy Ly số 9, Bính ở Cấn số 8, Đinh hướng Đoài số 7, số 5 ở Trung Cung không dùng đến gọi là “Hư Số” (số bỏ trống); còn Số của Địa Chi mà môn Hà Lạc Lý Số này dùng là dùng theo Số Ngũ Hành của Hà Đồ với Hợi Tý thuộc Thủy số [1, 6], Tị Ngọ thuộc Hỏa số [2, 7], Dần Mão thuộc Mộc số [3, 8], Thân Dậu thuộc Kim số [4, 9], Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc Thổ số [5, 10].

(Hình bên dưới)

 5.4.2 Nạp Giáp cho Quái Đơn của Huyền Không

Gần tương tự như phép Nạp Giáp Kinh Phòng, nhưng ở trong phép Nạp Giáp Huyền Không có điểm khác biệt là đem Mậu Kỷ nhập vào Trung Cung với số 5 và bỏ trống (Hư) không dùng. Cho nên kết quả là Giáp nạp vào quẻ Càn, Ất nạp vào Khôn, Bính nạp vào Cấn, Đinh nạp vào Đoài, Mậu Kỷ hư trung, Canh nạp vào Chấn, Tân nạp vào Tốn, Nhâm nạp vào Ly, Quý nạp vào Khảm.

Đây chính là nguyên do mà người ta thấy 24 Sơn Hướng ở trong Huyền Không Phong Thủy Địa Lý vắng mặt Mậu Kỷ.

 Dùng Nạp Giáp có thể giải thích được sự biến hóa vị trí các Quái trong Tiên Thiên Bát Quái chuyển vị sang Hậu Thiên Bát Quái như sau:

Theo đồ hình A cho thấy, căn bản của 4 Quái Dương ở Tiên Thiên chuyển vị sang Hậu Thiên là ở chỗ theo Thiên Ấn, tức là Giáp → Bính → Mậu → Canh → Nhâm → Giáp.

(QNB chú: thay vì dùng thuật ngữ “Thiên Ấn” của Tứ Trụ, ta có thể sử dụng ngôn ngữ của Âm Dương Ngũ Hành mà nói, là sự tương sinh của ngũ hành của Thiên Can cùng tính âm dương, cụ thể là Can dương tương sinh cho Can dương).

Như quái Càn ở Tiên Thiên Bát Quái nạp can Giáp tại cung vị số 9, Giáp là Thiên Ấn của Bính (dương Mộc sinh dương Hỏa), Bính là sở nạp của quái Cấn, cho nên quái Càn ở Tiên Thiên di chuyển đến vị trí quái Cấn ở Tiên Thiên để hình thành vị trí quái Càn Hậu Thiên, tức là Càn từ cung vị số 9 chuyển về cung vị số 6.

Bính là Thiên Ấn của Mậu (dương Hỏa sinh dương Thổ), cho nên quái Cấn ở Tiên Thiên di chuyển đến chỗ của Mậu, nhưng mà Mậu ở Trung Cung phải bỏ trống (hư) các quái không được nhập vào, do đó lập tức phải theo Thiên Ấn mà chuyển vị, Mậu là Thiên Ấn của Canh (dương Thổ sinh dương Kim), cho nên Cấn lập tức chuyển vị đến chỗ của Canh là sở nạp của quái Chấn ở Tiên Thiên để hình thành vị trí quái Cấn ở Hậu Thiên, tức là Cấn từ cung vị số 6 chuyển vào Trung Cung số 5 rồi lập tức chuyển đến cung vị số 8.

Canh là Thiên Ấn của Nhâm (dương Kim sinh dương Thủy), cho nên quái Chấn ở Tiên Thiên di chuyển đến chỗ của Nhâm là sở nạp của quái Ly ở Tiên Thiên để hình thành vị trí quái Chấn ở Hậu Thiên, tức là Chấn từ cung vị số 8 chuyển về cung vị số 3.

Nhâm là Thiên Ấn của Giáp (dương Thủy sinh dương Mộc), cho nên quái Ly ở Tiên Thiên di chuyển đến chỗ của Giáp là sở nạp của quái Càn ở Tiên Thiên để hình thành vị trí quái Càn ở Hậu Thiên, tức là Ly từ cung vị số 3 chuyển về cung vị số 9.

Lại theo như đồ hình B nêu lên, căn bản của 4 Quái Âm ở Tiên Thiên chuyển vị sang Hậu Thiên là ở chỗ theo Thất Sát, tức là tức Ất → Tân → Đinh → Quý → Kỷ → Ất.

(QNB chú: thay vì dùng thuật ngữ “Thất Sát” của Tứ Trụ, ta có thể sử dụng ngôn ngữ của Âm Dương Ngũ Hành mà nói, đó là sự tương khắc của ngũ hành của Thiên Can có cùng tính âm dương, cụ thể là Can âm tương khắc Can âm).

Khôn nạp Ất, chuyển vị đến chỗ Thất Sát của nó là Tân (âm Kim khắc âm Mộc), tức là Khôn từ cung vị số 1 chuyển về cung vị số 2.

Tân là sở nạp của Tốn, chuyển vị đến chỗ Thất Sát của nó là Đinh (âm Hỏa khắc âm Kim), tức là Tốn từ cung vị số 2 chuyển về cung vị số 4.

Đinh là sở nạp của Đoài, chuyển vị đến chỗ Thất Sát của nó là Quý (âm Thủy khắc âm Hỏa), tức là Đoài từ cung vị số 4 chuyển về cung vị số 7.

Quý là sở nạp của Khảm, chuyển vị đến chỗ Thất Sát của nó là Kỷ (âm Thổ khắc âm Thủy), nhưng mà Kỷ ở Trung Cung phải bỏ trống cho nên lập tức theo Thất Sát mà chuyển vị, Ất là Thất Sát của Kỷ (âm Mộc khắc âm Thổ) cho nên Khảm vừa nhập Trung Cung lại di chuyển ngay đến chỗ của Ất vốn là sở nạp của Khôn, tức là Khảm từ cung vị số 7 chuyển về cung vị số 5 của rồi lập tức chuyển về cung vị số 1.

 Sau 2 quá trình chuyển vị của các Quái theo tính lý Âm Dương và Ngũ Hành, thì từ đồ hình vị trí Tiên Thiên Bát Quái đã hình thành đồ hình vị trí Hậu Thiên Bát Quái. Như ta đã biết ở Tiết học về Bát Quái, thứ tự và phương vị của Tiên Thiên Bát Quái mô tả về đạo của Tự Nhiên, sự phân bố của và vận hành của Trời Đất, coi trọng sự Đối Đãi, coi trọng đạo của Trời Đất. Còn thứ tự và phương vị của Hậu Thiên Bát Quái coi trọng sự Lưu Hành, Hậu Thiên Bát Quái bàn về Nhân sự, coi trọng đạo của Con Người trong Trời Đất. Cho nên Nạp Giáp pháp là trung gian chuyển hóa đóng vai trò quan trọng trong lý luận Thiên Nhân hợp nhất, xét Thiên tượng mà suy đoán Nhân mệnh.

  5.4.3 Nạp Giáp và Nguyệt Quang Doanh Khuy đồ

Ngụy Bá Dương (là đạo gia có ngoại hiệu là Hỏa Long Chân Nhân, thời nhà Hán) qua cuốn Tham Đồng Khế đã dùng đồ hình Tròn Khuyết của Ánh Trăng phối hợp Nạp Giáp để mô tả sự vận hành tiêu tức đầy vơi của Nguyệt (Mặt Trăng) với các Ngày trong Tháng.

Posted Image

Đồ hình trên được chia thành 5 vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng chia làm 6 phần được đánh số thứ tự từ 1 đến 6 để biểu trưng cho 6 phase tiêu tức của Nguyệt theo các Ngày trong Tháng, kể từ trong ra ngoài ta có:

– Vòng trong cùng: 6 ảnh tượng đặc trưng sáng tối tròn khuyết của Trăng.

– Vòng tiếp theo bên ngoài: 6 Quái đặc trưng (chiều của quái nhìn từ phía ngoài vào) gồm ở phần 1 là Chấn, ở phần 2 là Đoài, ở phần 3 là Càn, ở phần 4 là Tốn, ở phần 5 là Cấn, ở phần 6 là Khôn. Các Quái này chính là chứa Nạp Giáp để theo phương vị của chúng mà biết được phương vị của Trăng.

– Vòng tiếp theo bên ngoài: 6 Ngày đặc trưng gồm ngày Mồng Ba, ngày Mồng Tám, ngày Mười Lăm, ngày Mười Tám, ngày Hai Mươi Ba, ngày Ba Mươi.

– Vòng tiếp theo bên ngoài: 6 câu mô tả các đặc tính tương ứng gồm, ở phần 1 nói “Dương lấy 3 để lập, ngày 3 động ở Chấn”, ở phần 2 nói “Âm lấy 8 để thông, ngày 8 đi đến Đoài”, ở phần 3 nói “Ba lần năm đạt được đức, ở Càn là chỗ thành” (3×5=15, ngày rằm, ánh sáng doanh mãn, trăng tròn tại Càn), ở phần 4 nói “Tại Tốn kế tiếp hệ thống, theo đó mà vận hành”, ở phần 5 nói “Ở Cấn chủ đang tiến tới chỗ ngưng lại, phép độ giữ kỳ hạn hạ huyền”, ở phần 6 nói “Sáu lần năm ở Khôn mà kết thúc đạt được chung thủy” (6×5=30, ngày Hối, kết thúc Tuần Trăng, mất hết ánh sáng, có đầu có cuối, tới cuối lại là điểm khởi đầu cho nên nói “kết quát chung thủy”).

– Vòng tiếp theo là vòng ngoài cùng: 6 Hào Từ của quẻ Thuần Càn gồm, ở phần 1 là hào Sơ Cửu Tiềm Long (rồng ẩn), ở phần 2 là hào Cửu Nhị Hiện Long (rồng hiện), ở phần 3 là hào Cửu Tam Tịch Dịch (đêm tế trăng thận trọng), ở phần 4 là hào Cửu Tứ Hoặc Dược (nhảy vượt qua vực), ở phần 5 là hào Cửu Ngũ Phi Long (rồng bay lên), ở phần 6 là hào Thượng Cửu Kháng Long (rồng cao quá nên ngạo).

 Ngày Sóc (Trăng sống lại, Mồng 1) tại Khảm thủy Ly hỏa, phối Mậu Kỷ cư trung, giữa ngày Nguyệt (thủy) theo Nhật (hỏa).

Ngày mồng 3 sinh phách tại Chấn nạp Canh, Nguyệt xuất ở phương Canh.

Ngày mồng 8 thượng huyền tại Đoài nạp Đinh, Nguyệt thấy hiện ra ở phương Đinh.

Ngày 15 trăng tròn tại Càn nạp Giáp Nhâm, Nguyệt mọc ở phương Giáp.

Ngày 18 trăng khuyết tại Tốn nạp Tân, Nguyệt lui về lặn ở phương Tân.

Ngày 23 hạ huyền tại Cấn nạp Bính, Nguyệt lui về lặn ở phương Bính.

Ngày 30 là Hối không trăng tại Khôn nạp Ất Quý, Nguyệt diệt ở phương Ất.

 Con số Ngày mà Ngụy Bá Dương sử dụng là Ngày theo Âm Dương Lịch, theo Tuần Trăng (tức Tháng 30 ngày) trong đó có 3 Tuần nhỏ mỗi Tuần gồm 10 ngày gọi là Thượng Tuần, Trung Tuần và Hạ Tuần. Tiếp theo chúng ta sẽ xét xem người Babylon cổ đại nói gì nhé! Họ cũng có đồ hình Tròn Khuyết của Trăng tương tự như của Ngụy Bá Dương, nhưng chia làm 4 Tuần, mỗi Tuần 7 Ngày, các Ngày ở đây được tính theo loại Âm Dương Lịch cổ của họ, tại điểm cuối của mỗi Tuần thì đại diện cho các phase sáng tối của Trăng, có 4 Tuần cho nên có 4 Moon Phase gồm: ngày 7 Bán Nguyệt (Thượng Huyền, nửa sáng của Trăng ở phía Tây, còn gọi là First Quater = ¼ thứ nhất của quỹ đạo), ngày 14 Trăng Tròn (Rằm, Sáng hoàn toàn, còn gọi là Full Moon), ngày 21 Bán Nguyệt (Hạ Huyền, nửa sáng của Trăng ở phía Đông, còn gọi là Third Quater = ¼ thứ ba của quỹ đạo), ngày 28 thì không Trăng trước khi trở lại Mồng 1 (Sóc = Trăng sống lại, Newmoon).

Posted Image

Như chúng ta đã biết về Tuần Lễ (Tinh Kỳ) 7 ngày ở Chương nói về Thiên Văn Lịch Pháp, Tiết nói về Thất Chính, mỗi ngày là sự đại diện của Nhật Nguyệt cũng Ngũ Tinh (Hỏa, Thủy, Mộc, Kim, Thổ), mỗi tuần là biểu trưng cho sự vận hành của Nhật Nguyệt và Ngũ Tinh. Bây giờ lại hiểu rõ rằng các phase sáng tối tròn khuyết của Trăng lại bao hàm các ngày đó, đồng thời bao hàm cả Nạp Giáp như các đồ hình của Ngụy Bá Dương, nói cách khác thì Nạp Giáp cũng là một trong những cơ sở quan trọng để tính toán sự vận hành của Nhật Nguyệt và Ngũ Tinh, đồng thời xác lập được vai trò quan trọng của Nạp Giáp ở trong Tử Vi Đẩu Số nói riêng và các môn thuật số khác nói chung.

————————

II. Chương 2

Các khái niệm sơ lược về Dịch Học

Theo các tài liệu khảo cổ lịch sử và văn bản học thì cuốn Kinh Dịch (Chu Dịch) cổ nhất mà người ta phát hiện tại mộ Hán ở Mã Vương Đôi (Trường Sa) là cuốn Bạch Thư Chu Dịch (sách Chu Dịch viết trên lụa), vốn chỉ có các quẻ 6 vạch chứ không hề đề cập tới Thái Cực, Bát Quái (8 quẻ đơn có 3 vạch) hay nói tới các lý luận của Âm Dương Ngũ Hành, Can Chi, Đồ Thư,… Các nhà nghiên cứu cho rằng, các lý luận này đến thời Đông Chu, tiên Tần, lưỡng Hán, mới được các nhà trị Dịch đưa vào, còn cuốn Chu Dịch nguyên bản vốn là cuốn sách ghi chép lại những sự kiện gắn liền với các quẻ bói toán bằng mu rùa trong vương triều nhà Tây Chu, những quẻ này đều là các quẻ 6 vạch. Chính vì thuở đó còn nặng tính bói toán cho nên bộ sách Chu Dịch đã thoát được cái nạn đốt sách của Tần Thủy Hoàng. Trải qua năm tháng, các học giả của các đời cứ đem kiến thức tích góp, phối hợp cùng Dịch Kinh để lý giải về vũ trụ quan và nhân sinh quan, dần dần mà Dịch Kinh đã trở thành một bộ sách có khối lượng kiến thức tổng hợp về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, vô cùng khổng lồ như hiện nay.

Chính vì thế mà Dịch Học vốn luôn được coi là bác đại tinh thâm, không phải kẻ phàm nhân nào cũng có thể tìm tòi minh bạch mọi lẽ được. Hơn nữa người ta vẫn thường nói “Trì Dịch giả bất dụng, dụng Dịch giả bất trì” (người nghiên cứu lý luận Dịch thì lại chẳng chú trọng đến ứng dụng, còn người chú trọng ứng dụng Dịch lại chẳng chú trọng nghiên cứu lý thuyết), từ xưa đến nay nghiên cứu Dịch Kinh viết sách lập thuyết nổi tiếng thì đa phần là các vị Nho gia chỉ lý luận lý thuyết theo cái Đạo của Nho mà không chú trọng vào chứng minh thực tế với thực dụng, các thư tịch Dịch học thông thường hầu hết là lý luận lý thuyết. Điều này cũng một phần do trong sự phát triển của Dịch Học và đời sống con người trải qua các hình thái xã hội có những sự thay đổi khác nhau, có thời kỳ coi trọng Tượng Số của Dịch mà ứng dụng chiêm nghiệm, có thời kỳ lại coi trọng Nghĩa Lý của Dịch mà đề cao lý thuyết về Đạo của tự nhiên (ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo).

Chương này, tôi tạm thời gác lại lịch sử thứ tự hình thành của Dịch Học (thí dụ như khái niệm Thái Cực, Bát Quái hay thuyết Âm Dương Ngũ Hành từ thời Tây Chu vẫn chưa được ghép vào với Dịch Kinh,…) để trình bày thứ tự theo mô thức được ghi trong phần Hệ Từ là “Dịch hữu Thái Cực, thị sinh Lưỡng Nghi. Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng. Tứ Tượng sinh Bát Quái. Bát Quái định cát hung.” (Dịch có Thái Cực, nó liền sinh ra Lưỡng Nghi. Lưỡng Nghi sinh ra Tứ Tượng. Tứ Tượng sinh ra Bát Quái. Bát Quái phân định ra lành dữ), trong đó trình bày gộp luôn cả khái niệm Âm Dương, rồi sau này sẽ trở lại trình bày riêng các khái niệm Âm Dương, Ngũ Hành, Tam Tài, Bát Quái, Hà Đồ Lạc Thư, Can Chi,…

Tiết thứ nhất: Dịch, Thái Cực, Lưỡng Nghi

1.1 Sơ lược về chữ Dịch và Dịch Lý:

Bồ Điền Trịnh thị cho rằng chữ Dịch là do hai chữ Nhật Nguyệt tạo thành (易 = 日 + 月) và lại nói “Dịch tòng Nhật tòng Nguyệt thiên hạ chi lý nhất Cơ nhất Ngẫu nhi tận hĩ” nghĩa là “Dịch theo hai vầng Nhật Nguyệt tạo nên cái Lý của khắp thiên hạ với một Chẵn một Lẻ mà đạt được thấu đáo tận cùng của mọi lẽ”.

Chữ Dịch còn có nghĩa là sự vận động, thay đổi,… cho nên Dịch Lý tức là cái nguyên lý vận động, là cái lý lẽ hay cái quy luật của sự vận động của vạn vật trong vũ trụ, gọi là Biến Dịch và nó có những quy luật như:

– Luật biến hóa: đạo của Dịch là biến đổi không ngừng, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Hễ cùng thì biến, biến thì thông, thông thì bền lâu. Cái gọi là Biến chính là do hai trạng thái một đóng một mở tạo ra, cái gọi là Thông ấy là do sự vận động chuyển hóa qua lại khôn cùng, còn cái gọi là Hóa ấy là sự thay đổi trạng thái như Khí tụ mà hóa Hình hay từ dạng Hình này mà hóa thành Hình khác.

– Luật tích tiệm: Biến và Hóa đều mang hàm nghĩa thay đổi chuyển dời, nhưng Biến thì nhấn mạnh tới điểm khởi đầu và quá trình của sự đổi dời, có tính “tiệm biến” (chuyển biến dần dần); còn Hóa thì nhấn mạnh đến điểm kết thúc và công cuộc đổi dời đã hoàn tất sang trạng thái mới, có tính biểu thị mối tương quan giữa nhân và quả. Quá trình chuyển biến dần dần ấy, chính là quá trình tích lũy để mà từ Biến tới Hóa vậy.

– Luật tương ứng tương cầu: Động cơ của sự biến dịch chính là do Âm Dương nhị khí có sự giao cảm với nhau để cho vạn vật được hóa sinh. Có sự tương ứng qua lại với nhau thì mới có tiếp xúc, ấy gọi là Giao; có mong muốn phối hợp qua lại với nhau thì mới có gắn bó, ấy gọi là Cảm. Vạn vật trong vũ trụ cũng như thế, bao giờ cũng tìm đối tượng đồng thanh để mà tương ứng, đồng khí để mà tương cầu.

– Luật phản phục: Dịch nói “vật cực tắc phản” nghĩa là tại thời điểm cùng cực của sự vận động sẽ sinh ra xu hưởng phản chuyển trở lại. Lại nói, “vô vãng bất phục” nghĩa là chẳng có đi thì sẽ không có trở lại, hình ảnh đơn giản nhất của nó chính là quá trình dao động của con lắc đồng hồ. Chu Liêm Khê lại nói “Thái Cực động nhi sinh Dương; động cực nhi tĩnh, tĩnh nhi sinh Âm. Tĩnh cực phục động. Nhất động nhất tĩnh, hỗ vi kỳ căn.” nghĩa là Thái Cực vận động nên sinh Dương, Động tới cực thì lại Tĩnh, có Tĩnh nên sinh Âm, Tĩnh tới cực thì Động trở lại, một Động một Tĩnh làm căn cơ hỗ trợ lẫn nhau.

Bên cạnh Biến Dịch thì Dịch còn mang đặc trưng Bất Dịch. Mọi sự vận động trong vũ trụ đều có thứ tự và có quy luật, cái tính chất thứ tự và quy luật ấy gọi là “thường hằng” mang tính bất biến trong một hệ quy chiếu nào đó. Bất Dịch chính là cái Lý, là quy luật mà các quá trình vận động tuân theo. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, như định luật bảo toàn vật chất, vạn vật không tự nhiên sinh ra cũng chẳng tự nhiên mất đi, mà chúng chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Bất Dịch ở một góc độ nào đó cũng được coi là một quy luật bảo toàn tổng quát bao trùm lên vạn vật trong vũ trụ.

Chữ Dịch còn có nghĩa là dễ dàng, giản dị,… cho nên Dịch Lý còn có nghĩa cái nguyên lý giản dị của tự nhiên.

1.2 Thái Cực

 Hình bên dưới

Các đồ hình Thái Cực cổ thì ước chừng có 3 loại này. Đồ hình thứ nhất là Chu Đôn Di – Thái Cực đồ, còn có tên là Thái Cực Tiên Thiên đồ, nghe nói là vào thời Tống thì Chu Đôn Di căn cứ vào Vô Cực đồ của đạo sĩ núi Hoa Sơn là Trần Đoàn mà vẽ ra; lại cũng có thuyết nói vào thời Tống thì Thái Nguyên Định (tự là Quý Thông, họ Thái còn đọc là Sái, 1135 – 1198, học trò của Chu Hy) nhận chỉ thị của Chu Hy vào đất Xuyên Thục theo một cao nhân ẩn danh mà đạt được, cái đồ hình này Chu Hi chưa từng trông thấy bao giờ trong đời cả, mà đồ hình này mãi đến đầu thời nhà Minh thì được con cháu nhà họ Thái truyền ra ngoài. Sau khi đồ hình này được lưu truyền rất rộng rãi, ảnh hưởng của nó vô cùng to lớn, dân gian gọi là “Âm Dương ngư đồ” (Đồ hình con cá âm dương), thậm chí đồ hình này còn bất ngờ xuất hiện trên quốc kỳ của Hàn Quốc. Còn đồ hình thứ hai là đồ hình hiệu chỉnh mở rộng thủy hỏa của Bành Hiểu thời nhà Hán. Còn đồ hình thứ ba là cổ Thái Cực đồ của Lai Chi Đức thời nhà Minh.

Chúng ta lược qua các quan niệm Thái Cực, Lý Khí, Hình Tượng (những lý luận rất quan trọng của môn Phong Thủy Địa Lý, Tử Vi Đẩu Số và các môn thuật số khác) của các nhà Nho Dịch thời Tống như sau:

– Chu Đôn Di (tự là Liêm Khê, 1017 – 1073) được coi như người khai sáng hệ thống Vũ Trụ luận Lý Khí của Tống Nho, ông cho rằng căn nguyên của Vũ Trụ là Thái Cực, nhưng bản chất của Thái Cực là không đầu không cuối (vô thủy vô chung) không Hình không Tượng. Cho nên Chu Liêm Khê lại dùng thêm một khái niệm nữa là Vô Cực theo mệnh đề rất xảo diệu “Vô Cực nhi Thái Cực” (Vô Cực mà Thái Cực). Cái khái niệm “Vô Cực” vốn là một phạm trù do Lão Tử đề xuất, nay được Chu Liêm Khê sử dụng để mô tả thêm cho Thái Cực, bởi vì sợ rằng các học giả đời sau hiểu lầm Thái Cực sinh ra Lưỡng Nghi (2 Khí âm dương) là Hình Tượng thì thành ra thuộc về Hình Nhi Hạ mất, cho nên mới dùng thêm cái Vô Cực để tái khẳng định rằng Thái Cực vốn vô Hình vô Tượng mà giữ vững tính chất Hình Nhi Thượng của nó. Cần phải hiểu rõ như thế chứ không phải là ông ấy muốn nói rằng Vô Cực sinh ra Thái Cực.

– Trương Tải (tự là Hoành Cừ, 1020 – 1077) kế tiếp ngay sau Chu Đôn Di, đã cho rằng Thái Cực là Một (Nhất), là Thái Hòa, là nguyên lý của Vũ Trụ. Ở trong Thái Hòa có hai thành phần đối lập với nhau là Hư và Khí. Cái gọi là “Hư” ấy, không phải là Vô và cũng không phải là Vật, mà nó là Lý, chỉ vì nó không có hình cũng không có chỗ cùng không cảm nhận được cho nên mới gọi nó là Hư. Trương Tải khi mô tả mối quan hệ của Hư (Lý) và Khí, đã nói “Khí không phải do Hư sinh ra”, “Hư mà không có Khí thì không tồn tại”, “Khí tụ thành vạn vật, còn khi vạn vật tan thì trở về Hư”.

Trương Tải còn viết rằng, cái Một có hai thể Khí, là Một cho nên thần diệu, có hai thể cho nên biến hóa. Một chính là Thái Cực, hai thể ấy chính là 2 khí Âm Dương.

Nói tóm lại, quan điểm của Trương Tải là quan điểm duy vật, coi Thái Cực bao gồm cả Lý và Khí, với Lý chính là nguyên lý vận động của 2 Khí âm dương, từ đó sinh ra biến hóa, tạo thành vạn vật trong Vũ Trụ.

– Trình Hạo (tự là Bá Thuần, hiệu là Minh Đạo, 1032 – 1085) và Trình Di (tự là Chính Thúc, hiệu là Y Xuyên, 1033 – 1107), họ là hai anh em, có lý luận gần như nhau nhưng Trình Di có đường lối lý luận dứt khoát hơn Trình Hạo. Cho rằng Thái Cực là Đạo, gồm có Khí phân ra Âm và Dương, Khí thì có Hình có Tính thuộc về Hình Nhi Hạ lệ thuộc vào Không Gian và Thời Gian, còn Đạo thì vô Hình thuộc về Hình Nhi Thượng mà siêu việt (vượt quá) Không Gian và Thời Gian. Đạo cũng chính là Lý vậy.

– Chu Hy (tự là Nguyên Hối, hiệu là Hối Am, 1130 – 1200), đã tiến hành một cuộc tổng hợp đại quy mô các lý luận Thái Cực của Chu Đôn Di, Thái Hòa (Hư – Khí) của Trương Tải, Lý Khí của anh em họ Trình. Ông cho rằng, Thái Cực chính là Lý của trời đất và vạn vật, lấy trời đất mà nói thì trong trời đất có Thái Cực, lấy vạn vật mà nói thì trong vạn vật đều có Thái Cực, trước khi tạo lập nên trời đất thì đã có sẵn cái Lý ấy, Động là làm Dương cũng chính là cái Lý ấy, Tĩnh mà làm Âm cũng chính là cái lý ấy.

Về mối quan hệ Lý Khí thì Chu Hy cho rằng, trong khoảng trời đất có Lý và Khí; Lý là cái bản thể thuộc Hình Nhi Thượng và là cái gốc của vạn vật, còn Khí là cái vỏ thuộc Hình Nhi Hạ và là cái khí cụ để tạo nên vạn vật. Cho nên, khi Người và Vật sinh ra, thì bẩm được cái Khí ấy mà thành Hình và thụ được cái Lý ấy mà thành Tính.

– Thiệu Ung (tự là Khang Tiết, 1011 – 1077), tuy cùng thời với các nhà Nho Dịch kể trên nhưng Thiệu Ung thuộc trường phái Tượng Số học, còn các vị kia thuộc trường phái Đạo học hay là phái Nghĩa Lý. Thiệu Ung cho rằng Thái Cực chính là Một, là căn nguyên của vũ trụ, mà Thái Cực cũng là Đạo, là Hoàng Cực, là Tâm.

Khang Tiết còn cho rằng, Thái Cực chẳng ở đâu xa, nó ở ngay trong Tâm của chúng ta, ở trong Hồn của vạn vật. Ông nói “Tâm vi Thái Cực”, “Đạo vi Thái Cực” (Tâm là Thái Cực; Đạo là Thái Cực), khi Thái Cực chưa tạo nên vạn vật thì gọi là Tiên Thiên, còn khi Thái Cực đã vận động để phân hóa mà sinh ra vạn vật thì gọi là Hậu Thiên.

Ông dùng Số 1 để tượng trưng cho Thái Cực, nói về Tượng Số chiêm nghiệm thì rằng: Tượng và Số như cái Đó (bắt cá) với tấm Lưới, còn Ý Nghĩa thì ví như Chim với Cá. Khi đạt được Ý rồi thì có thể quên Tượng quên Số đi cũng được, nhưng chưa đạt được Ý mà không biết Tượng biết Số thì làm thế nào để mà nắm bắt được Ý đây. Đại ý của đoạn này rất quan trọng cho các môn thuật số, rằng phải dùng Tượng và Số để làm công cụ mà suy luận mà tìm ra Ý Nghĩa, thiếu công cụ thì không có phương hướng hay căn cứ lý luận để mà suy Lý tìm Ý được. Còn khi đã nắm bắt được Ý Nghĩa thì không cần hoặc không nên bị ràng buộc vào công cụ là Tượng với Số nữa.

————————

1.3 Âm Dương Lưỡng Nghi

 Hình bên dưới

1.3.1 Sơ lược về thuyết Âm Dương

Âm Dương lưỡng nghi là một loại mô thức của sự diễn sinh trong Kinh Dịch, tức là cái mà người ta vẫn gọi là Thái Cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, đối với khoa học hiện đại mà nói thì đó là mô thức tăng theo hệ Nhị Phân.

Bởi vậy, từ đồ hình trên có thể thấy được, Thái Cực sinh ra Âm Dương lưỡng nghi, Lưỡng Nghi lại mỗi cái sinh ra lưỡng nghi mà thành Tứ Tượng, tứ tượng lại mỗi cái sinh ra lưỡng nghi mà thành Bát Quái, bát quái chồng chập lên nhau cấu thành 64 Trùng Quái, cho nên đồ hình này hàm chứa cái quy luật diễn hóa của toàn bộ hệ thống Dịch quái. Mà lưỡng nghi, lại là Âm Dương, nên nói tóm lại là Âm Dương là thừa số cơ bản của sự diễn hóa trong Dịch Kinh vậy.

Âm Dương là khái niệm rất cơ bản ở trong thuật số, cũng là một loại thế giới quan của cổ nhân, là vốn có sẵn tính tư duy biện chứng trong học thuyết. Họ cho rằng, vận sự vạn vật ở trong vũ trụ đều có thể phân chia thành 2 loại là Âm với Dương, mọi sự hình thành và phát triển với biến hóa của sự vật đều được quyết định ở sự hoán chuyển và vận động của 2 khí Âm Dương.

Khảo xét lai lịch của Âm Dương thì trong Kinh Thi và Kinh Thư (2 bộ sách viết từ thời Tây Chu và tương đối hoàn thiện vào thời Đông Chu, sau này các nhà Nho đưa vào thành 2 trong 5 cuốn sách giáo khoa gọi là Ngũ Kinh gồm Thư, Thi, Lễ, Dịch, Xuân Thu), trong 2 bộ Thi Thư đã có nhắc tới các khái niệm Âm Dương như, tiếp lý Âm Dương điều hòa trời đất, xem chỗ tối trời hoặc chỗ râm hay khuất coi là Âm còn xem chỗ trời sáng chỗ hiển lộ thì coi là Dương. Các khái niệm Âm Dương còn xuất hiện khá hoàn chỉnh với khái quát của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh là vạn vật đều cõng Âm mà bồng Dương. Trong cuốn Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn (cuốn sách được coi là cổ nhất về Y Học của Trung Quốc, được viết vào thời Chiến Quốc) cũng nhắc rất nhiều đến Âm Dương. Các cuốn sách kể trên thì vào thời đại của chúng là hoàn toàn tách biệt với Kinh Dịch. Nhưng tại khoảng thời gian thuộc nhà Đông Chu (gồm 2 thời Xuân Thu và Chiến Quốc) thì ở trong phần Hệ Từ của Kinh Dịch đã được lồng ghép và lý luận rất hoàn chỉnh về Âm Dương.

Hàm nghĩa nguyên thủy của Âm Dương vẫn có liên quan tới Thiên Văn Cổ. Bởi vì các chuyên gia phái Cái Thiên ngày thì quan sát Nhật ảnh, đêm thì quan sát Cực tinh, cho nên có thể thấy ánh Thái Dương ban ngày thì coi là Dương, còn khi không thấy ánh Thái Dương mà chỉ thấy ánh trăng (Thái Âm) trong đêm thì coi là Âm, cái này cũng là nguyên do để có thể hiểu được cái sự tạo thành cấu tạo nên cách viết của hai chữ Âm (có chữ Nguyệt) – Dương (có chữ Nhật).

Về sau, hàm nghĩa của Âm Dương cứ dần được triển khai ra mãi, phàm là vật thể có mặt hướng về dương thì là dương, còn mặt quay lưng lại với dương thì là âm. Tiếp đó, mở rộng đến nóng lạnh của khí hậu với các hiện tượng của giới tự nhiên và xã hội, như Minh – Ám, Nhật – Nguyệt, Nội – Ngoại, Động – Tĩnh, Thượng – Hạ, Đen – Trắng, Nhanh – Chậm, Cơ – Ngẫu (chẵn – lẻ), Thư – Hùng (trống – mái), Nam – Nữ, cường – nhược, v.v… ngoài ra ra còn có Âm mưu với Dương mưu, Âm gian với Dương gian, v.v… đều phản ánh quan niệm âm dương đã trải qua quá trình thâm nhập đến với mọi thể loại phương diện của các sinh hoạt trong xã hội.

Cổ nhân phân chia tiêu chuẩn cơ bản của Âm Dương là: phàm các loại đích thực tự tỏa sáng, mặt hướng lên, mặt ngoài đích thực, nóng đích thực, động đích thực, nhanh đích thực,… số lẻ, tính tích cực, đều thuộc Dương; phàm những loại hắc ám đích thực, mặt úp xuống đích thực, lạnh đích thực, tĩnh đích thực, chậm đích thực,… số chẵn, tính tiêu cực, đều thuộc âm.

Những tiêu chí cơ bản để khảo sát Âm Dương cũng có thể được phân chia thành: coi Âm Dương là hai chiều hai mặt của một bản thể duy nhất; coi Âm Dương là hai bản thể độc lập trong tương quan so sánh với nhau. Đại thể là khi muốn khảo sát Âm Dương phải cần có một hệ quy chiếu nhất định, thì sẽ phân chia được thuộc tính của chúng rất rõ ràng.

Thuyết Âm Dương cho rằng, âm dương là hỗ tương nương tựa vào nhau, dựa vào cái tương hỗ với nhau mà tồn tại, không có Dương thời cũng không có Âm, không có Âm thì cũng không xuất hiện Dương, chẳng có Nam thì cũng không có cái gọi là Nữ, chẳng có số Lẻ thì số Chẵn làm gì còn được ý nghĩa, đó chính là thuyết Âm Dương hỗ căn.

Ở trong quá trình vận động phát triển không ngừng của sự vật, âm với dương không ngừng phát sinh tiêu trưởng và biến hóa, dương tiêu thì âm trưởng, dương trưởng thì âm tiêu, như ngày với đêm dần cứ đắp đổi, nóng lạnh dần luân phiên, tức là hiện tượng sinh động của sự tiêu trưởng của âm dương, đó chính là thuyết Âm Dương tiêu trưởng.

Âm dương đôi đàng ở trong một điều kiện nhất định nào đó có thể chuyển hóa qua lại với nhau, đó chính là cái được gọi là Dương cực sinh Âm, Âm cực sinh Dương. Mối quan hệ của âm dương không phải là một sự hình thành bất biến, mà là dường như sau đó mới xác lập được khả năng tùy vào sự biến hóa của điều kiện ngoại cảnh mà có sự chuyển hóa ra làm sao, hơn nữa, sự tương hỗ bao hàm trong âm có dương, trong dương có âm, đó là cái thuyết Âm Dương chuyển hóa.

Thí dụ như, xem trên thân thể con người thì bộ ngực thuộc âm mà phân lưng thuộc dương, nhưng giữa mối quan hệ của ngực với bụng thì ngực ở trên thuộc dương còn bụng ở dưới thuộc âm; phía ngoài của một cuốn sách thuộc dương còn bên trong của nó thuộc âm, nhưng nếu mà đem sách mở ra đặt ở trên mặt bàn thì theo góc độ được chiếu xạ bởi ánh sáng thì đã khác nhau, âm dương lại có sự chuyển hoán.

Cho nên cổ nhân viết Âm Dương nhị khí, hun đúc khích lệ, hỗ tương giao cảm, cho nên chỉ có mình Dương không thể đơn độc sinh sôi, chỉ có mình Âm chẳng thể đơn độc trưởng thành, tất phải phối hợp, lấy lò mà luyện vậy, chính là vạn vật hóa thông, thì tất Trời có tượng của nó, Tinh Khí hạ xuống, đạo Đất hàm chứa mà hóa mà thành hình hài sơ khai. Âm Dương tiêu trưởng, sinh sát dụng thành, đã sáng tỏ được cái đạo thâm sâu khó hiểu của nó thì chẳng phải là Số không thể nghiên cứu cho rõ được.

QNB chú: Những điểm giới thiệu sơ bộ sau đây, khi nào học đến An Sao trong môn Tử Vi Đẩu Số thì các học viên sẽ hiểu rõ hơn, vì nhân tiện đang nói đến Âm Dương nên QNB giới thiệu sơ lược qua, sau này mọi người sử dụng làm tư liệu nghiên cứu cấu trúc của môn Tử Vi Đẩu Số thì sẽ có giá trị rất thiết thực.

1.3.2 Thái Ất phân Càn Khôn

Thái Ất là như thế nào? Giống như cái gọi là Thái Cực vậy. Trong thiên văn học cổ đại, Thái Ất là chỉ ngôi sao Bắc Cực, cũng gọi là Thái Nhất, Bắc Thần, Đế Tinh, Tử Vi tinh, môn thuật số Thái Ất vẫn thường dùng cái này. Trong Thiên Văn học hiện đại đã phát hiện ra, trục tự quay của Trái Đất mà kéo dài ra vô hạn thì sẽ giao hội cùng với Bắc Cực tinh. Cho nên Thái Ất thực chất là trung tâm xoay chuyển của tâm Trái Đất, hoặc là nói nó đại diện cho Thái Cực của Vũ Trụ mà bày tỏ cái bản nguyên nhất thể của sự vật, là Thiên Địa chí tôn.

Thái Cực phân Âm Dương Lưỡng Nghi, Tử Vi Đẩu Số cũng vậy, hai chòm Tử Vi (gồm 6 sao) và Thiên Phủ (gồm 8 sao) ở trong Đẩu Số chính là Lưỡng Nghi. Các tinh diệu của chòm Tử Vi đều đi thuận, các tinh diệu Thiên Phủ đều đi nghịch. Từ đấy có thể thấy, các tinh diệu chòm Tử Vi chính là Dương nghi, còn các tinh diệu chòm Thiên Phủ là Âm nghi. Cái Dương thì chủ tiến, cái Âm thì chủ thoái.

Lấy Hỏa lục Cục làm ví dụ, mồng 6 thì sao Tử Vi nhập cung Dần, ngày 12 thì đến Mão, lại cách 6 ngày nữa thì nhập Thìn, lại cách 6 ngày nữa thì nhập Tị, lại cách 6 ngày nữa là ngày ngày 30 cuối tháng thì nhập Ngọ. Mỗi lần cách 6 ngày thì thuận chiều kim đồng hồ mà tiến 1 cung, gọi là là thuận tiến.

Lại lấy Mộc tam Cục làm ví dụ, ngày mồng 3 thì Thử Vi nhập Dần, mồng 6 thì Tử Vi đến Mão, mồng 9 thì Tử Vi nhập Thìn, sau đó cứ cách 3 ngày thì tiến một cung. Thổ, Kim, Thủy Cục đều cùng cái lý đó mà suy ra.

Cùng với Tử Vi mà tương phản, Thiên Phủ lại tùy theo sự tăng về số của ngày âm lịch mà nó lại đi ngược chiều kim đồng hồ, vị chi là nghịch thoái.

Thái Ất phân ra Âm Dương, cái động của nó là Dương, cái tĩnh là âm, tức là Tử Vi Thiên Phủ lưỡng tinh, lấy tượng Càn Khôn, cả hai đều thuộc Thổ, mà hai sao Tử Phủ thống lĩnh hai hệ 6 – 8 sao vận hành thuận nghịch, âm dương tương giao, hai bên gặp gỡ, tức là cấu thành lục đại cách cục âm dương cơ bản của Đẩu Số.

1.3.3 Âm Dương thuận nghịch trong Tử Vi

Thuận nghịch, tức là hiện tượng của Âm Dương tạo ra, trong môn Bát Tự học lấy âm dương ngũ hành làm lý chính, nói về tiến khí, thoái khí, cho nên Bát Tự học “Tích Thiên Tủy” có câu “Yếu dữ nhân gian khai lung hội, thuận nghịch chi cơ yếu lý hội” (muốn cùng với người ta khai thông khỏi điếc, thì phải lĩnh hội được cái cơ yếu của sự thuận nghịch).

Ở trong Tử Vi, âm dương tiến thoái cùng tồn tại, ví dụ như các cung Mệnh với Thân đều theo vị trí cung Tháng sinh rồi quay thuận quay nghịch ngược về 2 hướng theo Giờ sinh, rồi thì Tả Hữu hay Xương Khúc cũng đều phân bố thuận nghịch. Lại như, Dương nam Âm nữ với Âm nam Dương nữ có sự lưu hành về Đại Hạn là theo 2 hướng tương phản với nhau, phô bày ra hiện tượng một tiến một thoái, nhưng bởi vì nó ẩn tàng ở trong phương pháp bố cục an sao, mà nhiều nhà thuật số chưa chú trọng đến cách an sao nên chưa phát giác được.

Âm dương ở trong Tử Vi còn có sự phân chia Âm Dương cung, Âm Dương ngày, Âm Dương năm, Âm Dương giờ, Âm Dương Cục, Âm Dương Can, và các sao Âm Dương:

Âm Dương cung:

Mệnh cung là dương thì Thân cung tất là dương, ngược lại, Mệnh cung là âm thì Thân cung cũng tất sẽ là âm. Cụ thể mà nói, tháng dương giờ dương thì Mệnh Thân cung đều là dương, còn nếu tháng dương giờ âm thì Mệnh Thân cung đều âm,…

Âm Dương cục với Âm Dương ngày:

Khởi điểm đầu tiên của Dương Cục thì ngôi Tử Vi ở Dương cung, khởi điểm đầu tiên của Âm Cục thì ngôi Tử Vi ở tại Âm cung.

Âm Dương năm:

Tính chất âm dương của năm kết hợp cùng với giới tính của đương số mà phân chia thành Âm Dương Nam Nữ. Đại hạn của Dương nam Âm nữ thì thuận hành, Đại hạn của Âm nam Dương nữ thì nghịch hành.

Âm Dương tháng với Âm Dương giờ:

Hễ sinh vào tháng Dương, đồng thời sinh giờ Âm hay giờ Dương ngay sau giờ Âm ấy (như giờ Sửu Dần, hay giờ Mão Thìn) thì Mệnh cung có Nạp Âm giống nhau, Tử Vi đi đến cung giống nhau (cùng ngày).

Hễ sinh vào tháng Âm, đồng thời sinh giờ Dương hay giờ Âm ngay sau nó (như giờ Tý Sửu, hay giờ Dần Mão) thì Mệnh cung có Nạp Âm giống nhau, Tử Vi đi đến cung giống nhau (cùng ngày).

Các sao Âm Dương:

Ở một phương diện thì các sao của Tử Vi hệ là Dương và cùng với Thiên Can Dương có mối tương quan, các sao của Thiên Phủ hệ là Âm và cùng với Âm can có mối tương quan.

Ở một phương diện khác, Tử Vũ Liêm, Phủ Tướng, Sát Phá Tham là “cương tinh”, còn Cơ Đồng, Lương Nguyệt, Nhật Cự là “nhu tinh”. Cương tinh thì thường giao hội với cương tinh, còn nhu tinh thì thường giao hội với nhu tinh. Phủ Tướng mà tại Âm cung đều là đứng một mình, Sát Phá Tham tại Dương cung thì đứng 1 mình, mà các nhu tinh thì lại không như vậy – sự độc tọa với giao hội của nó đều ở vào 3 cung liên tiếp.

Té ra, gốc gác của Âm Dương & Ngũ Hành có nguồn gốc ở Nhật Nguyệt và Ngũ Tinh.

Thất Chính vận hành, Âm Dương đắp đổi ngày đêm, sáng tối; Ngũ Hành luân chuyển biểu thị các khí hậu ứng Xuân Hạ Thu Đông và tàng trong Mộ địa.

————————

Tiết thứ hai: Tứ Tượng, Bát Quái

2.1 Tứ Tượng

 Hình 1 bên dưới

Dịch nói “Thái Cực sinh lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ Tượng”. Tứ Tượng chính là theo sự biến hóa Âm Dương của Lưỡng Nghi mà tạo thành Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm. Chúng chính là cái mà người ta vẫn nói rằng “Ở trong Trời Đất, khởi đầu là hỗn độn, chỉ có Thái Cực, bởi vì có Động Tĩnh, liền phân chia Âm Dương, ở trong Dương lại có phân ra sơ động và cực động, chính là Thiếu Dương và Thái Dương, trong Âm có sơ tĩnh và cực tĩnh khác nhau, chính là Thiếu Âm với Thái Âm, vì thế có Tứ Tượng”. Lấy Động Tĩnh mà nói về Tứ Tượng là quan điểm theo Thiệu Khang Tiết.

 Hình 2 bên dưới

Tứ Tượng về sau được người ta lý giải là Mộc, Hỏa, Kim, Thủy. Lấy Mộc làm Thiếu Dương, lấy Hỏa làm Thái Dương, lấy Kim làm Thiếu Âm, lấy Thủy làm Thái Âm. Lấy sự lưu hành của 4 mùa làm quy ước, Mộc đại biểu cho Xuân, Hỏa đại biểu cho Hạ, ở thời gian hai mùa Xuân Hạ thì khí Dương thịnh mà khí Âm suy, cho nên thuộc Dương; lại lấy Kim đại biểu cho Thu, Thủy đại biểu Đông, ở thời gian của hai mùa Thu Đông thì khí Âm thịnh mà khí Dương suy, cho nên thuộc Âm; nóng lạnh thay đổi mà thành một năm, mà trong đó dương khí của Xuân quả là không như của Hạ, âm khí của Thu cũng chẳng như của Đông, cái này tức là Thái Thiếu Âm Dương có sự khác biệt.

Lấy 4 Mùa mà nói về Tứ Tượng là quan điểm theo Đổng Trọng Thư.

Ở trong Tứ Tượng thì Thủy Hỏa là cặp phương diện của sự đối lập, là Cực của Âm Dương. Thủy tại không gian là sao Thủy, tại thời gian là đại biểu mùa Đông, biểu thị âm thịnh tắc hàn. Hỏa tại không gian là sao Hỏa, tại thời gian đại biểu mùa Hè, dương thịnh tắc nhiệt. Cho nên “Tố Vấn” nói “Thủy hỏa giả, âm dương chi chinh triệu dã” (Thủy với Hỏa, dấu hiệu của âm dương vậy), hay nói đúng hơn là Thủy Hỏa là dấu hiệu rất rõ ràng của sự đối lập âm dương.

Mộc Kim là cặp phương diện của sự sinh thành, Mộc tại không gian là sao Mộc, tại thời gian đại biểu cho mùa Xuân, thảo mộc manh nha, vạn vật sơ sinh, là điểm khởi đầu. Kim tại không gian là sao Kim, tại thời gian là đại biểu cho mùa Thu, thảo mộc rụng lá, vạn vật lão thành, là điểm kết thúc. Cho nên “Tố Vấn” nói “Mộc kim giả, sinh thành chi thủy chung dã” (Mộc với Kim ấy, là thủy là cung của sự sinh thành vậy), hay nói đúng là Mộc với Kim là tuân theo quá trình từ sinh đến thành.

 Hình 3 bên dưới

Từ đồ hình cổ của Tứ Tượng có thể thấy nghĩa gốc của Tứ Tượng, Thiên Địa vạn vật đều là cái sở sinh của một khí Thái Cực, cái khí này căn cứ vào sự khác nhau về thanh – trọc (trong – đục) của nó mà phân âm dương (cái gọi là thanh trọc là một loại ví dụ của tiêu chuẩn phân âm dương). Cái thanh trong ở bên trên, cái trọng trọc ở bên dưới, chính là thủy hỏa. Mà bên trong thanh có trọc, ở trong trọc cũng có thanh. Cái trọc ở trong thanh hạ xuống làm thiếu dương, cái thanh ở trong trọc thăng lên làm thiếu âm, do đó có Mộc Kim. Cho nên Thủy Hỏa là trước, mà Kim Mộc là sau, đó là mấu chốt chân thực của Tiên Hậu Thiên vậy.

Trong Thiên Văn người xưa cũng lấy Nhị Thập Bát Tú phân chia thành Tứ Tượng là:

a. Chòm Thanh Long phía Đông gồm 7 sao: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ.

b. Chòm Huyền Võ phía Bắc gồm 7 sao: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích.

c. Chòm Bạch Hổ phía Tây gồm 7 sao: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm.

d. Chòm Chu Tước phía Nam gồm 7 sao: Tỉnh, Quỉ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.

Tứ Tượng còn được phân chia theo rất nhiều hạng mục khác nhau ở khắp trong Tự Nhiên cũng như đời sống xã hội, hay là trong học thuật của con người. Như:

– Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh, là 4 giai đoạn, là 4 dấu hiệu của sự vận động trong vũ trụ.

– Sinh, Trưởng, Thâu, Tàng, là 4 giai đoạn phát triển, 4 kỳ biến hóa của vạn vật trong đời, của cây cối trong năm (Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu thâu, Đông tàng).

– Người Ấn Độ và người phương Tây có thuyết về Tứ Đại và Tứ Nguyên Tố, là: Đất, Nước, Lửa, Khí.

– Phật Giáo có thuyết về 4 giai đoạn là Sinh, Thành, Trụ, Diệt.

– Đời người có 4 giai đoạn là Thiếu niên, Thanh niên, Trung niên, Lão niên.

– Lại có những phát hiện rất thú vị liên quan tới Tứ Tượng trong cơ thể sống của các sinh vật, thí dụ như con người có 4 nhóm máu (A, B, AB, O), các cơ thể sống được cấu tạo bởi 4 Amino Acid cơ bản (A = Adelynic acid; G = Guanilic acid; C = Cytidylic acid; U = Uridylic acid) và chúng hình thành 64 Nucleotides với cách sắp xếp thành 8 họ rất giống với cấu trúc và cách sắp xếp 8 họ các quẻ kép 6 hào của 64 quẻ Dịch của Kinh Phòng,…

Trong môn Tử Vi Đẩu Số, các Chính Tinh được phân đôi thành chòm sao Tử Vi (có 6 sao) và chòm sao Thiên Phủ (có 8 sao), 2 chòm này được coi là Lưỡng Nghi. Kế tiếp đó, Lưỡng Nghi lại phân ra Tứ Tượng gồm: [Cơ Nguyệt Đồng Lương] có đặc tính là cực tĩnh, nhu, lý thuyết 100%; [Cự Nhật] có đặc tính bán tĩnh, nhu, lý thuyết 60% và hành động 40%; [Tử Phủ Vũ Tướng Liêm] có đặc tính bán động, cương, lý thuyết 40% và hành động 60%; [Sát Phá Tham] có đặc tính cực động, cương, hành động 100%.

Một số trường phái lại quan niệm rằng, Tứ Tượng ở trong môn Tử Vi Đẩu Số là 4 vòng sao gồm: vòng Tràng Sinh, vòng Thái Tuế, vòng Lộc Tồn/Bác Sĩ, vòng Tướng Tinh.

 Nói về số 4, trong dân gian có cái quan niệm mê tín thái quái về nó và chữ Tử (gần như cách phát âm chữ Tứ) và chuỗi tuần hoàn Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Cho nên mới xảy ra chuyện vòng hạt có số hạt kiêng chia hết cho 4 (vì đếm 1 hồi sẽ kết thúc ở chữ Tử), thế mà chả ai chịu nhớ lại xem là tràng hạt 108 hạt vẫn chia hết cho 4 đấy ^^

Rồi thì cầu thang làm cái bậc số 3 nó cao vống lên, rồi bảo đó là cả bậc 3&4. Hài. Nên nhớ đại đa số chúng sinh đang ngủ trên giường 4 chân, ngồi bàn ghế 4 chân, dùng 1 tháng 4 tuần,… Hehe

————————

2.2 Bát Quái

Phù hiệu và cách nhận biết Bát Quái như sau:

 Hình bên dưới

Chữ Quái (quẻ) 卦 trong Bát Quái, là từ chữ Khuê 圭 với chữ Bốc 卜 mà tạo thành. Bốc là ý nguyện của việc suy đoán, ước lượng, đo đạc. Khuê là chỉ Thổ Khuê – cái trụ đất trát bùn được dùng để đo đạc, ước lượng Nhật ảnh (bóng nắng của Mặt Trời). Cho nên sách Chu Lễ viết “Dòng họ đứng đầu địa phương nắm giữ phương pháp của Thổ Khuê, để biết các tình huống của mặt trời”. Sau này lập 8 cái Khuê lấy để đo đạc ảnh của Mặt Trời (đo bóng nắng), tức là theo 4 hướng chính và 4 góc (tứ chính tứ ngung) để mà quan trắc ảnh của Mặt Trời, rồi tiến hành tổng kết và ghi chép lại, từ đó mà hình thành đồ hình các tượng của bát quái. Cho nên hồi xưa có thuyết tám cái biểu cùng tối/hoàng hôn, tức cái người ta gọi là “Bát phương, bát Tiết, bát Quái, bát Khuê, bát Biểu, cũng giống nhau vậy”. Sau này việc quan trắc nhật ảnh bằng Thổ Khuê có nhiều bất tiện cho nên người ta dùng cái Tiêu Can (cọc tiêu, cột trụ có đánh dấu vạch) để mà thay thế, chính là cái được gọi là “lập can kiến ảnh” vậy (dựng sào thấy bóng).

Đơn vị cơ bản của Bát Quái là Hào, và Hào chính là ghi chép ký hiệu chuyên môn đối với sự thay đổi của Nhật ảnh. Hào có hai loại: lấy vạch liền ___ biểu thị cho hào dương, bày tỏ ánh sáng của Mặt Trời, lấy vạch đứt _ _ biểu thị cho hào âm, bày tỏ ánh sáng của Mặt Trăng, bởi vì vào buổi tối thì không thể nào thấy Mặt Trời nên đối chiếu với ký hiệu của Nhật ảnh trên mặt đất, để quan trắc ánh sáng của Mặt Trăng. Hào Dương cũng là biểu tượng của Số Lẻ (Cơ), còn Hào Âm thì biểu tượng cho Số Chẵn (Ngẫu).

Mỗi quái có 3 Hào, biểu thị Tam Tài: Thiên Địa Nhân.

Phần Thiên của Tam Tài bao quát toàn bộ cái Thể của bầu trời vận hành cùng với khí tượng thay đổi, những cái này là khoa Tinh Tượng, xưa gọi là Thiên Văn. Văn, đan chéo nhau – giao thoa, xen lẫn vào nhau – vậy, Thiên Văn chính là xem trên cái Thể của bầu trời có các điểm giao nhau của Nhật Nguyệt và các sao, tức là thời điểm của sự giao hội. Như Nhật Nguyệt hội thì hình thành 12 Tiết, còn Nhật Nguyệt Đẩu hội thì hình thành 12 Khí.

Phần Địa của Tam Tài là chỉ sự quan trắc bóng nắng Mặt Trời ở trên mặt đất để có phương pháp tính toán chu kỳ của năm. Ngày xưa gọi là Địa Lý học, lấy cái lý của đất để lý giải toàn bộ quá trình sinh trưởng biến hóa thâu tàng.

Phần Nhân của Tam Tài là đem cả Thiên Văn với Địa Lý, cùng kết hợp với Nhân Sự, nhằm căn cứ vào những quy luật này để mà tiến hành các sinh hoạt và sản xuất.

Tính chất Âm Dương của mỗi quái trong Bát Quái được cổ nhân tổng kết trong Hệ Từ theo quy luật là “Dương quái đa Âm, âm quái đa Dương” (Quẻ có nhiều hào Âm thì là quẻ Dương, còn quẻ có nhiều hào Dương thì là quẻ Âm), nhưng quy luật này nhiều người cứ bám vào cái nghĩa đen và không để ý đến câu ngay sau đó, cho nên không hiểu mới đem 2 quẻ Càn (3 hào dương) và Khôn (3 hào âm) để mà thắc mắc, rồi có người cũng chẳng hiểu lại muốn giải thích bằng cách nói lấp liếm rằng Càn là thuần Dương và Khôn là thuần Âm là 2 quẻ gốc nên thuộc tính Âm Dương của chúng đã có sẵn.

Kỳ thực thì để giải thích cái thuộc tính Âm Dương của Bát Quái rất đơn giản, nó chính là Toán Học, áp dụng thuộc tính Cơ (Lẻ, Dương) và Ngẫu (Chẵn, Âm) của Số Học cho các Hào trong Bát Quái. Đây chính là ý nghĩa của câu ngay liền sau câu trên trong Hệ Từ là “Kỳ cố hà dã. Dương quái Cơ, Âm quái Ngẫu” (Nguyên nhân của nó là như thế nào? Là do quẻ Dương là Lẻ, quẻ Âm là Chẵn). Nguyên lý của nó chính là đem cả 3 Hào trong Quẻ mà cộng lại với nhau, nếu tổng thu được mà Chẵn (Âm) thì thì Quẻ đó mang thuộc tính Âm, nếu tổng thu được mà Lẻ (Dương) thì Quẻ đó mang thuộc tính Dương. Nắm được phép Giao Hào này, đem phối quái vào Cửu Cung sẽ là điểm mấu chốt rất quan trọng trong việc nghiên cứu Bát Trạch và Huyền Không trong môn Phong Thủy Địa Lý.

Thí dụ,

quẻ Càn có 3 Hào Dương, đem cộng lại [Lẻ + Lẻ + Lẻ = Lẻ] cho nên quẻ Càn có thuộc tính Dương;

quẻ Khôn có 3 Hào Âm, đem cộng lại [Chẵn + Chẵn + Chẵn = Chẵn] cho nên quẻ Khôn có thuộc tính Âm;

quẻ Đoài có 2 Hào Dương và 1 Hào Âm, đem cộng lại [Lẻ + Lẻ + Chẵn = Chẵn] cho nên quẻ Đoài mang thuộc tính Âm;

quẻ Khảm có 2 Hào Âm và 1 Hào Dương, đem cộng lại [Chẵn + Chẵn + Lẻ = Lẻ] cho nên quẻ Khảm mang thuộc tính Dương;…

các trường hợp khác cũng tính tương tự như vậy. Sự phân định thuộc tính Âm Dương của từng Quẻ trong Bát Quái là một bước rất quan trọng đối với việc từ Số để mà phối hợp Tượng cho Bát Quái như cha, mẹ, con trai, con gái, và vạn vật,…

Bát quái với Hà Lạc tương thông, do các nhà Nho Dịch chủ trương rằng Bát Quái là từ trong Hà Lạc mà ra, cái được gọi là “Hà xuất Đồ, Lạc xuất Thư, Thánh nhân tắc chi nhi họa quái”, đây chính là kiểu thuyết pháp truyền thống, bắt nguồn từ truyền thuyết. Hàm nghĩa cơ bản của các quái, có rất nhiều sách Dịch đều đề cập qua, trong số đó lấy vạn vật loại tượng của “Mai Hoa Dịch Số” là tương đối đầy đủ hơn cả, với 8 Tượng cơ bản là “Càn vi Thiên” (Càn có Tượng là Trời), “Khôn vi Địa” (Khôn có Tượng là Đất), “Cấn vi Sơn” (Cấn có Tượng là Núi), “Đoài vi Trạch” (Đoài có Tượng là Đầm), “Khảm vi Thủy” (Khảm có Tượng là Nước), “Ly vi Hỏa” (Ly có Tượng là Lửa), “Chấn vi Lôi” (Chấn có Tượng là Sấm), “Tốn vi Phong” (Tốn có Tượng là Gió), ngoài ra chúng còn được tổng hợp với các Tượng như sau:

Càn quái: Trời, đầu, tròn, vua, cha, ngọc, vàng, rét lạnh, băng đá, đỏ xẫm, các loại ngựa, các loại quả.

Khôn quái: Đất, bụng, trâu bò, mẹ, vải vóc bao bố, nồi, keo kiệt, đồng đều, xe lớn, chữ viết, đông người, cán / đuôi / chuôi, các loại đất ở chỗ màu đen.

Cấn quái: Núi, con chó, tay, đường nhỏ đường mòn, đá nhỏ / lượng đong nhỏ, cưa khuyết, ngón tay, con chuột, kết quả, gác chùa, mõm đen, các loại khúc gỗ vật dụng rắn chắc quan trọng.

Đoài quái: Đầm, con dê con cừu, cái miệng, thiếu nữ, thiếp, phù thủy, khẩu thiệt, gãy hỏng, quyết định gần kề, các loại vùng đất đất mặn.

Khảm quái: Nước, con lợn, cái tai, trung nam, kênh rạch, ẩn phục, giả bộ mềm mỏng, vòng cung, tâm bệnh, máu, đỏ, trăng, thông, trộm cắp, ra tay, lôi kéo, tâm tư cấp bách.

Ly quái: Hỏa, chim trĩ, con mắt, trung nữ, mặt trời, chớp điện, giáp trụ, vũ khí giáo thương, làm phúc cho người, con ba ba, con cua, thắng lợi, trai ngọc, rùa.

Chấn quái: Sấm, rồng, vàng xậm hơi đen, đường cái lớn, lắp đặt / trang trí, con cả, quả quyết nóng vội, chân, trán, cây trúc xanh, sung sức bền bỉ, các loại phên giậu che chắn.

Tốn quái: Gió, đùi, cây cối, trưởng nữ, dây/vật thẳng, kỹ công, trắng sáng, độ cao, tiến thoái, không kết quả, mùi thối, cái trán rộng, mắt nhiều lòng trắng, gần lãi gấp ba, quẻ nóng vội.

————————

2.2.1 Sơ lược về Tiên Thiên Bát Quái

Các nhà Nho Dịch cho rằng Tiên Thiên Bát Quái nói đến sự đối đãi, luận cái khí thế. Tiên Thiên Bát Quái coi trọng thứ tự, là Càn 1 Đoài 2 Ly 3 Chấn 4 Tốn 5 Khảm 6 Cấn 7 Khôn 8.

Tiên Thiên Bát Quái chính là lấy sự tăng trưởng của âm dương với hình thức cơ số 2 làm mô hình diễn hóa, như đem hào dương đặt ra làm 1, hào âm đặt làm 0, lấy 111 ghi quái Càn, 110 ghi Đoài, 101 ghi Ly quái, 100 ghi Chấn quái, 011 ghi Tốn quái, 010 ghi Khảm quái, 001 ghi Cấn quái, 000 là Khôn quái. Vì vậy từ Càn cho tới Khôn, 8 quái sắp xếp theo cơ số nhị phân dạng 111 – 110 – 101 – 100 – 011 – 010 – 001 – 000, dãy số này chính là một loại dãy số giảm dần. Khoảng trăm năm trước, có người Đức là Lai Bố Ni Tư (Leibnitz) phát hiện quy luật cơ số 2 này.

Bên cạnh đó, nếu triển khai dưới dạng cơ số mũ thì:

Thái Cực = 1 = (Âm + Dương)^0 = (1 + 1)^0

Lưỡng Nghi = 2 = (Âm + Dương)^1 = (1 + 1)^1

Tứ Tượng = 4 = (Âm + Dương)^2 = (1 + 1)^2

Bát Quái = 8 = (Âm + Dương)^3 = (1 + 1)^3

64 Quái = 64 = (Âm + Dương)^6 = (1 + 1)^6

 Hình bên dưới

Lấy thứ tự của loại Tiên Thiên Bát Quái này mà tiến hành suy diễn gọi là “Tiên Thiên Dịch”. Nhân vật đại diện của nó là Thiệu Ung (Thiệu Khang Tiết) nhà đại Dịch học ở thời nhà Tống. Hậu thế vẫn tôn xưng ông là Thiệu Tử, ông ấy đã dành cả cuộc đời mà sáng tạo ra lý luận của Hoàng Cực Kinh Thế. Nghe đâu có thể suy đoán được biến hóa của cả Trời Đất với thịnh suy của đời Người, nhưng cho đến nay thì vẫn chưa ai có khả năng giải thích được minh bạch Hoàng Cực Kinh Thế của ông ấy.

Còn phương vị của Tiên Thiên Bát Quái, vốn trong Thuyết Quái Truyện đã nói “Thiên Địa định vị. Sơn Trạch thông khí. Lôi Phong tương bác. Thủy Hỏa bất tương xạ. Bát quái tương thác.” (Thiên và Địa an định vị trí, Núi và Đầm thông khí với nhau, Sấm và Gió bám vào nhau, Nước và Lửa không tranh đấu với nhau, Bát Quái đắp đổi qua lại với nhau), nhìn vào đồ hình phương vị thì thấy rằng các cặp Quái nêu trên đều ở vị trí đồng trục và đối diện với nhau, tượng trưng cho sự đối đãi qua lại với nhau.

Có môn thuật số gọi là Mai Hoa Dịch Số, là một loại phương pháp chiêm bốc đơn giản nhưng rất linh nghiệm. Tương truyền do Thiệu Ung sáng chế ra (trên thực tế thì không có liên quan tới Thiệu Tử), chính là vận dụng dựa vào sự suy diễn 2 đồ hình trên.

Thứ tự và phương vị của Tiên Thiên Bát Quái, cùng với các Tượng và Số của chúng là mô tả về đạo của Tự Nhiên, sự phân bố của và vận hành của Trời Đất, coi trọng sự Đối Đãi, coi trọng đạo của Trời Đất. Nếu đem Nạp Giáp và phối Tiên Thiên Bát Quái vào Cửu Cung Lạc Thư để mà nghiên cứu sự vận động biến hóa của chúng thì lại là một chìa khóa hết sức quan trọng để mở ra cánh cửa huyền bí của trường phái Bát Trạch trong môn Phong Thủy Địa Lý. Môn Tử Vi Đẩu Số coi trọng đạo của Con Người, cho nên nó với Tiên Thiên Bát Quái có quan hệ không nhiều nhưng nó với Hậu Thiên Bát Quái lại có mối quan hệ chặt chẽ, bởi vì Hậu Thiên Bát Quái coi trọng Nhân đạo.

2.2.2 Hậu Thiên Bát Quái cùng với thuyết Cửu Cung

Với thuyết pháp của các nhà Nho Dịch, Hậu Thiên Bát Quái coi trọng sự Lưu Hành, Hậu Thiên Bát Quái bàn về Nhân sự, đạo của Con Người trong Trời Đất, cho nên lấy thứ tự thuận từ Cha Mẹ Con Cái mà sắp đặt, chính là một dạng Thời – Không (gian), mô hình trừu tượng của Thiên Nhân hợp nhất, mô hình này được áp dụng phổ biến rộng lớn, ở trong các thuật số Trung Quốc, các thuật Thái Ất, Kỳ Môn, Phong Thủy, Tướng pháp,… đều lấy làm lý luận nòng cốt.

 Hình bên dưới

Nếu như đem Hậu Thiên Bát Quái phối với Lạc Thư, thì cấu thành Cửu Cung Bát Quái, gọi tắt là Cửu Cung. Cái mà được gọi là “Cửu Cung” đầu tiên không phải là lấy tên của quái phối với cung, mà lại là các tên:

– Diệp Trập cung (cung lá/sâu lá ẩn náu, ngủ đông)

– Thiên Lưu cung (cung lưu giữ lại ngày / thời gian /trời).

– Thương Môn cung (cung cửa ngõ của kho khố, thương khố)

– Âm Lạc cung (chữ Âm có nghĩa như trong “âm dương”, chữ Lạc như trong “sông Lạc” ở Thiểm Tây)

– Thượng Thiên cung (cung thăng thượng lên trên trời)

– Huyền Ủy cung (cung phó thác, sâu xa, huyền bí)

– Thương Quả cung (cung kết quả của thương khố, kho đụn)

– Tân Lạc cung (chữ Tân nghĩa là mới, chữ Lạc có nghĩa như trong Âm Lạc bên trên)

– Trung cung (cung ở trung tâm).

Phương pháp hồi tưởng của Cửu cung (do Thái Nguyên Định chép lại) là: đội 9 đạp 1, trái 3 phải 7, vai mang 2 – 4, chân là 6 – 8. Dọc, ngang, chéo đều có tổng cộng = 15, trong số học chính là Huyễn Phương / Hoan Phương (ngày nay Việt Nam ta quen đọc là các ô Ma Phương, Ma Trận). Cho nên sách “Chu Bễ toán kinh” cho rằng Lạc Thư có chứa cái ý của sự viên tròn, toàn vẹn.

 Hình bên dưới

 Hình bên dưới

Thiên Văn cổ chính là lấy Bắc Cực làm tiêu chuẩn định vị, lấy cán chòm Bắc Đẩu làm kim chỉ lối, hai cái thì một là Thể còn một là Dụng, chủ trì sự vận hành của các thiên thể, quan trắc biến hóa của khí tượng. Bởi vì Bắc Cực còn được gọi là Thái Ất, loại quan niệm này chính là Thái Ất du cung. Bắc Cực vốn cư ở trung tâm, vì cớ gì lại có thể xuống phía dưới của Cửu Cung. Tiền nhân cho rằng, Bắc Cực là Thể, Bắc Đẩu là Dụng, lấy Đẩu làm Đế Xa (cái xe của Vua), dựa vào Bắc Đẩu bọc lấy Bắc Cực mà quay xung quanh. Chính là, tượng của Bắc Cực đế tinh cưỡi xe ngự giá đến tám phương, dựa vào cung vị tám phương mà Đẩu Bính (cán chòm sao Đẩu) chỉ vào. Thuận tiện cho việc có thể tính được 4 mùa 8 Tiết của sự biến hóa thay đổi khí tượng. Môn Thái Ất là môn thuật số thượng thừa vốn ban đầu có nguồn gốc là như thế. Trong sách Linh Khu – chương Cửu Cung Bát Phong, trong Thái Tố, đều có Cửu Cung Bát Phong đồ, dựa vào phương vị của Hậu Thiên Bát Quái rồi đem Bát Quái mà nạp vào trong đồ hình, dùng biểu thị âm dương tiêu trưởng cùng khí hậu biến hóa của một năm. Đối chiếu nó với thuyết của Trịnh Khanh Thành (tức Trịnh Huyền):

“Thái ất giả, bắc thần chi danh dã, cư kỳ sở, viết thái ất, thường hành vu bát quái nhật hành chi gian, viết thiên nhất hoặc thái nhất, xuất nhập kỳ sở, du tức vu tử cung chi nội ngoại, kỳ tinh đồ dĩ vi danh yên; “Tinh Kinh” viết: “Thiên nhất thái nhất, chủ khí chi thần, tứ chính tứ ngung sở cư, cố diệc danh chi viết cung, thiên nhất hạ hành, do thiên tử xuất tuần thú, tỉnh phương vực chi sự, mỗi suất tắc phục. Thái ất hành bát quái chi cung, mỗi tứ nãi hoàn trung ương, trung ương giả, bắc thần chi cư sở, cố nhân vị chi cửu cung.”

=

Ngôi Thái Ất, tên của Bắc Thần vậy, chỗ cư ngụ của nó, viết Thái Ất. Thường đi ở trong khoảng không gian của Bát Quái vận hành các ngày, gọi là Thiên Nhất hoặc là Thái Nhất, chỗ xuất nhập của nó, không cố định đối với trong ngoài của Tử cung (Tử nghĩa là màu tím, ám chỉ cung trong Tử Vi Viên), Tinh đồ của nó lấy làm tên gọi vậy; Sách “Tinh Kinh” viết: “Thiên Nhất, Thái Nhất, là Thần của chủ khí, nơi sở cư của Tứ Chính và Tứ Ngung (4 cung ở hướng Chính và 4 cung ở góc), cho nên cũng có tên gọi là Cung, Thiên Nhất di chuyển xuống dưới giống như vua ra ngoài đi tuần thú, thăm hỏi kiểm tra các sự việc của địa phương, mỗi một Suất thì quay trở lại. Thái Ất đi theo cung của Bát Quái, mỗi một Tứ thì mới trở về Trung Ương. Cái gọi là Trung Ương ấy, chính là chỗ sở cư của Bắc Thần. Cho nên theo đó được coi là Cửu Cung”.

Từ đoạn này rõ ràng nắm được mối quan hệ lai lịch của Cửu Cung với quy luật của Thái Ất hành cung. Bên trên đây cũng chính là yếu chỉ nguyên lý cơ bản của thuật Thái Ất cùng với phép Linh Quy thám huyệt của nhà Y (duy chỉ có Số cửu cung của thuật Thái Ất là phải đi nghịch chiều kim đồng hồ một vị , đây cũng là câu đố của ngàn đời).

Đối với tên gọi của Cửu Cung, giải thích của cổ nhân là:

“Khảm cung danh diệp chập cung, đông lệnh chủ chập phong tàng, chí nhất dương động thì, chập trùng thủy chấn, cố danh diệp chập; cấn cung danh thiên lưu giả, cấn vi sơn, chính nhi bất động, nhân dĩ vi danh; chấn cung vi thương môn giả, thương, tàng dã, thiên địa vạn vật chi khí thu tàng, chí đông phương xuân lệnh nhi thủy chấn động khai ích, cố danh thương môn; tốn cung danh âm lạc giả, lạc thư dĩ nhị tứ vi kiên, tốn cung cư đông nam, nhi chủ tứ nguyệt, nhân dĩ vi vi danh; khôn cung vi huyền ủy giả, khôn vi địa, huyền, u viễn dã, ủy, tùy thuận dã, địa đạo du viễn tùy thuận, thị dĩ danh chi; đoài cung danh thương quả giả, quả, thực dã, vạn vật chí thu nhi thu tàng thành thực, thị dĩ danh chi; càn cung danh tân lạc giả, lạc thư đái cửu lý nhất, nhất nãi kiền chi thủy dã. Thử cửu cung chi vị, ứng vu bát phương tứ thì, các tùy thì nhi mệnh danh dã.”

=

Cung Khảm tên là Diệp Trập cung, lệnh Đông chủ ẩn náu, che giấu, phủ kín; cho tới thời động của Nhất dương, các loài sâu ẩn náu mới cựa mình lay động; cho nên có tên là Diệp Trập.

Cung Cấn tên là Thiên Lưu, Cấn là núi, ngay thẳng mà bất động, nhân đó mà thành tên.

Cung Chấn là Thương Môn, Thương là kho tàng, là tàng chứa cất giấu vậy, ý muốn nói cái khí của thiên địa vạn vật đang thâu tàng mà lại tới phương Đông lệnh Xuân mà bắt đầu chấn động khai mở ra, cho nên thành tên Thương Môn.

Cung Tốn tên là Âm Lạc, trong Lạc Thư thì 2 với 4 là cái vai, Tốn thì cư ở Đông Nam mà chủ tháng 4, nhân theo đó mà thành tên.

Cung Khôn là Huyền Ủy, Khôn là đất, Huyền là sâu xa khó hiểu, là sâu thẳm vậy; Ủy là dựa theo, là phó thác vậy; đạo của Đất xa xăm đi thuận, cho nên lấy tên như vậy.

Cung Đoài tên là Thương Quả, với Quả là quả là hạt là thực tế đầy đặc vậy, vạn vật đến mùa Thu mà thâu liễm thành thực quả, cho nên có tên như vậy.

Cung Càn tên là Tân Lạc, với Lạc Thư đội 9 đạp 1, lấy 1 làm khởi đầu của Càn vậy.

Vị của 9 cung đó, ứng ở 8 phương 4 mùa, đều tuy theo thời theo mùa mà định danh vậy”.

(QNB chú: chỗ này nguyên văn bị thiếu mất cung Thượng Thiên ứng với cung Ly hỏa)

Sách “Linh Khu – chương Cửu Cung Bát Phong” kết hợp Số của Thái Ất du cung mà cho rằng:

“Thái ất thường dĩ đông chí chi nhật, cư diệp chập chi cung tứ thập lục nhật, minh nhật cư thiên lưu tứ thập lục nhật, minh nhật cư thương môn tứ thập lục nhật, minh nhật cư âm lạc tứ thập lục nhật, minh nhật cư thượng thiên tứ thập lục nhật, minh nhật cư huyền ủy tứ thập lục nhật, minh nhật cư tân lạc tứ thập ngũ nhật, minh nhật phục cư diệp chập chi cung, viết đông chí nhật.”

=

Thái Ất thông thường lấy ngày Đông Chí, cư ở cung của Diệp Trập 46 ngày, rồi ngày mai cư Thiên Lưu 46 ngày, rồi mai nữa cư Thương Môn 46 ngày, rồi mai nữa cư Âm Lạc 46 ngày, rồi mai nữa cư Thượng Thiên 46 ngày, rồi mai nữa cư Huyền Ủy 46 ngày, rồi mai nữa cư Tân Lạc 45 ngày, rồi mai nữa quay lại cư cung Diệp Trập, viết ngày Đông Chí”.

(QNB chú: chỗ này nguyên văn bị thiếu cung Thương Quả (ứng cung Đoài), phải có nó nữa mới đủ 8 cung x 46 ngày = 368 ngày, bớt đi 1 ngày ở cung Tân Lạc còn 367 ngày – mà nếu như Thái Ất ở cung Thương Quả cũng có 45 ngày thì tổng cộng ở 8 cung là được 366 ngày, vừa tròn 1 năm Dương Lịch, năm Thời Tiết).

Đại ý của của đoạn trên là, theo Đẩu Bính chỉ vào hướng Chính Bắc khởi đầu cung Diệp Trập, trải qua 3 Tiết là Đông Chí, Tiểu Hàn, Đại Hàn, tính toán là 46 ngày;

sau khi hết kỳ hạn, vào ngày tiếp theo đến Lập Xuân, di cư phương Đông Bắc là Thiên Lưu cung, trải qua 3 Tiết là Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh Trập, tính toán là 46 ngày;

sau khi hết kỳ hạn, vào ngày tiếp theo đến Xuân Phân, di cư phương Đông là ở cung Thương Môn, trải qua 3 Tiết là Xuân Phân, Thanh Minh, Cốc Vũ, tính toán là 46 ngày;

sau khi hết kỳ hạn, vào ngày tiếp theo đến Lập Hạ, di cư phương Đông Nam là ở cung Âm Lạc, trải qua 3 Tiết là Lập Hạ, Tiểu Mãn, Mang Chủng, tính toán là 45 ngày;

sau khi hết kỳ hạn, vào ngày tiếp theo đến Hạ Chí, di cư phương Nam là ở cung Thượng Thiên, trải qua 3 Tiết là Hạ Chí, Tiểu Thử, Đại Thử, tính toán là 46 ngày;

sau khi hết kỳ hạn, vào ngày tiếp theo đến Lập Thu, di cư phương Tây Nam là ở cung Huyền Ủy, trải qua 3 Tiết là Lập Thu, Xử Thử, Bạch Lộ, tính toán là 46 ngày;

sau khi hết kỳ hạn, vào ngày tiếp theo đến Thu Phân, di cư phương Tây là ở cung Thương Quả, trải qua 3 Tiết là Thu Phân, Hàn Lộ, Sương Giáng, tính toán là 46 ngày;

sau khi hết kỳ hạn, vào ngày tiếp theo đến Lập Đông, di cư phương Tây Bắc là ở cung Tân Lạc, trải qua 3 Tiết là Lập Đông, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết, tính toán là 45 ngày;

sau khi hết kỳ hạn, vào ngày tiếp theo quay lại đến cung Diệp Trập, lặp lại ngày Đông Chí mà thành 1 năm tuần hoàn.

Trên đây, Thái Ất (Thái Nhất) du cung, tổng cộng 366 ngày, chính là số ngày của kỳ hạn 1 năm.

Số Lạc Thư Cửu Cung, lấy 1, 3, 7, 9 làm số Dương; lấy 2, 4, 6, 8 làm số Âm; số Dương thì cư ở phương Tứ Chính mà bày tỏ khí Trời, số Âm thì cư ở Tứ Ngung mà bày tỏ khí Đất. Số 5 cư ở giữa, thuộc Thổ khí, là tổ của của các số ngũ hành, vị trí ở trung ương nhưng mà lại gửi gắm sự lớn mạnh ở Tứ Ngung, người xưa gọi là “Thổ bố Tứ Duy” (Thổ phân bố Tứ Duy), đều gửi gắm 18 ngày, các nhà thuật số lấy trung cung làm hư số là 0, chính là quan trắc đo đạc cùng với tính toán cơ sở khởi điểm của 4 mùa 8 tiết. Ít nhiều con số của Lạc Thư nêu lên được dấu vết của khí hậu nóng lạnh biến hóa cùng ngày đêm sáng tối, yếu mạnh của ánh sáng.

Bát Quái với Tử Vi Đẩu Số

2.2.3.1 Hậu Thiên Bát Quái phối 12 cung

Ở trong chương 1 – Thiên Văn Lịch Pháp, chúng ta đã biết đến Thập Nhị Cung với mối tương quan trên bầu Trời, vừa rồi lại được biết đến Cửu Cung với mối tương quan về Khí Hậu và đời sống vạn vật trong Trời Đất, khi tới phần Lạc Thư thì tôi sẽ nói thêm về mối tương quan của Cửu Cung về sự phân chia cương thổ và khu vực Địa Lý. Bây giờ, sẽ giới thiệu qua mối tương quan của Thập Nhị Cung đối với Khí Hậu, phương hướng,… trong Trời Đất.

Thập Nhị Cung còn được quan niệm là sự biến hóa của Cửu Cung với Thổ ở Trung Cung gửi gắm ra ở 4 phương, hình thành thêm 4 cung để kết hợp với 8 cung mà thành ra 12 cung, theo đó các cung:

– [Dần – Mão – Thìn] thuộc hướng Đông, chủ mùa Xuân, với 2 cung Dần Mão thống quản 72 ngày mùa Xuân mà Mộc khí thịnh vượng và cung Thìn thống quản 18 ngày cuối mùa Xuân khi Mộc khí suy mà Thổ khí vượng. Ba cung này được gọi là Tam Hội Mộc (Hội Cục Mộc) hoặc Phương Cục Mộc (chữ phương là ám chỉ phương hướng Đông), với cung Mão là Chính phương có Mộc khí vượng nhất, thời gian cây cối phát triển tươi tốt.

– [Tị – Ngọ – Mùi] thuộc hướng Nam, chủ mùa Hạ, với 2 cung Tị Ngọ thống quản 72 ngày mùa Hạ mà Hỏa khí thịnh vượng và cung Mùi thống quản 18 ngày cuối mùa Hạ khi Hỏa khí suy mà Thổ khí vượng. Ba cung này được gọi là Tam Hội Hỏa (Hội Cục Hỏa) hoặc Phương Cục Hỏa (chữ phương là chỉ phương hướng Nam), với cung Ngọ là Chính phương có Hỏa khí vượng nhất, thời gian khí hậu nóng bức do Địa Cầu nhận nhiều lượng nhiệt nhất từ Mặt Trời.

– [Thân – Dậu – Tuất] thuộc hướng Tây, với 2 cung Thân Dậu thống quản 72 ngày mùa Thu mà Kim khí thịnh vượng và cung Tuất thống quản 18 ngày cuối mùa Thu khi Kim khí suy mà Thổ khí vượng. Ba cung này gọi là Tam Hội Kim (Hội Cục Kim) hoặc Phương Cục Kim (chữ phương là chỉ phương hướng Tây), với cung Dậu là Chính phương có Kim khí vượng nhất, thời gian khí hậu mát mẻ se se lạnh, cây cối hoa quả đến kỳ chín chắn, thu hoạch, rụng lá.

– [Hợi – Tý – Sửu] thuộc hướng Bắc, với 2 cung Hợi Tý thống quản 72 ngày mùa Đông mà Thủy khí thịnh vượng và cung Sửu thống quản 18 ngày cuối mùa Đông khi Thủy khí suy mà Thổ khí vượng. Ba cung này được gọi là Tam Hội Thủy (Hội Cục Thủy) hoặc Phương Cục Thủy (chữ phương là chỉ phương hướng Bắc), với cung Tý là Chính phương có Thủy khí vượng nhất, thời gian khí hậu lạnh nhất, cây cối và vạn vật đều ẩn tàng ngủ đông.

 2.2.3.2 Tương quan giữa Tử Phủ và hai quái Càn Khôn

Trời động mà Đất tĩnh, Càn Khôn phân ngôi, cái động là Càn, cái tĩnh là Khôn, đó chính là nghĩa gốc của Dịch Kinh.

Càn quái biểu thị cho các Tượng là Trời, cái cao, cha, ông / người già, khỏe mạnh tráng kiện, đầu / đứng đầu / cầm đầu, Vua,… còn Khôn quái biểu thị cho các Tượng là Đất, rộng rãi / đông đúc, mẹ, tĩnh, bụng / nội tâm, người nữ,… cái này vốn ai cũng biết cả. Mà tính chất chung của 2 sao Tử Phủ cũng chính là như vậy, nên Tử Vi tinh có thể quy về tượng của quái Càn, còn Thiên Phủ tinh có thể quy về tượng của quái Khôn.

Càn, Trời vậy, Trời thì cao mà Đất thì xa, cho nên Tử Vi chính là cái chủ nghĩa lý tưởng, uyên thâm mà ít người hiểu rõ, tất nhiên đối với tinh thần chủ nghĩa hư không có thể là “Tâm bỉ thiên cao” (Tư tưởng cao tận trời xanh);

Càn, quân tử vậy, cho nên Tử Vi đế tinh vốn có địa vị tôn quý, ưa thích được nịnh nọt vỗ về, thích được cung phụng triều củng, nên bên cạnh chẳng thiếu tiểu nhân;

Càn, cha vậy, ông già vậy, cho nên Tử Vi là lão thành cẩn thận, ổn trọng, dẫu không u mê/hiểu biết nhưng cũng giả bộ u mê/hiểu biết.

Càn, động vậy, cho nên tư duy của Tử Vi vốn có đặc tính dao động, dễ lưỡng lự, không có chủ kiến mà cũng chẳng có định kiến.

Càn, đầu vậy, cho nên cái chứng tật của Tử Vi thường ở phần đầu, cũng có thể nói là ở bộ phận “đầu não”.

Càn, tròn vậy, cho nên Tử Vi thường co thường duỗi, duyên với Tả Hữu.

Khôn, Đất vậy, Đất chở vạn vật, cho nên Thiên Phủ lương thiện bao dung, mà đất lại rất to lớn rất rộng rãi, biểu hiện ngay trên bề mặt của nó, cho nên Thiên Phủ rất ưa thể diện, sĩ diện, dễ phô trương;

Khôn, vuông vậy, khó dung hòa với tròn, cho nên Thiên Phủ dễ tranh luận, bé xé ra to, không dễ nhận thua;

Khôn, tĩnh vậy, tĩnh thì khó thay đổi, cho nên Thiên Phủ bảo thủ, không ưa biến hóa thay đổi, có năng lực giữ gìn thành tựu nhưng mà không có khả năg khai sáng;

Khôn, bụng vậy, cho nên Thiên Phủ bụng to phúc hậu mà không phải loại phì phệ;

Khôn, nhu vậy, cho nên Thiên Phủ ôn hòa thông minh, sở trường lấy nhu khắc cương;

Khôn, thổ vậy, mà Kim Mộc Thủy Hỏa cuối cùng đều quy về Thổ nên Thổ là chủng loại trung hòa, cho nên Thiên Phủ đa học đa đăng, có năng lực lãnh đạo, sở trường nắm giữ cái trọng điểm.

Như thế thì vì sao Tử Vi là cái mà đại biểu quý nhân, vật phẩm trân quý,… chẳng phải là rõ ràng lắm ư; vì sao Thiên Phủ là cái mà biểu thị tài khố, cố chấp,… chẳng phải rõ ràng lắm ư. Tiến tới mà nói, Tử Vi Thiên Phủ còn có cái gì là không rõ về tượng, chẳng phải là có thể suy luận dễ dàng lắm ư.

————————

Tiết thứ ba: Lục Thập Tứ Quái

3.1 Lục thập tứ Quái

Tử Vi Đẩu Số có mối quan hệ không lớn với 64 quái, cho nên dưới đây chỉ giới thiệu sơ qua, chỉ có phần đáng lưu tâm là thuyết Quái Khí của Mạnh Hỉ và 12 Tiêu Tức Quái (Tịch Quái) của Kinh Phòng sẽ đề cập bên dưới.

64 Quẻ kép (mỗi quẻ có 6 Hào) của Dịch Kinh là các quẻ mang 64 Thoán Từ và 384 Hào Từ, là trọng tâm của Chu Dịch cổ, sau này được các nhà Nho Dịch bồi đắp mà viết thêm cho các quẻ phần Thoán Truyện và Tượng Truyện,… Nguyên cớ mà các quẻ Dịch từ thời Tây Chu đều là các quẻ 6 Hào, tại sao lại là số 6 chứ không phải con số khác, thì hiện nay vẫn còn là bí ẩn. Và người ta tạm thời bỏ qua mốc thời gian lịch sử xuất hiện của Quái Kép có trước Quái Đơn, để sử dụng phương thức lý giải được coi là hợp lý nhất theo sự hình thành từ tám quái đơn, mỗi quái chỉ có 3 Hào, khi chồng chập qua lại 8 quái này với nhau sẽ sản sinh ra 64 trùng quái (quái kép) mỗi quái có 6 hào.

Tên gọi của mỗi Quẻ kép này, cách gọi ngày nay thường theo cách gọi đầy đủ của trường phái Tượng Số, dùng tên Tượng của các Quẻ đơn ghép lại ở trước tên riêng của Quẻ kép, tên Tượng của Quẻ bên trên gọi trước, tên tượng của Quẻ đơn bên dưới gọi sau, tên riêng của Quẻ kép gọi sau cùng. Thí dụ, tên của quẻ “Thủy Lôi Truân”, gồm có quẻ đơn Khảm (có Tượng là Thủy) ở bên trên (gọi là ngoại quái) nên đọc chữ “Thủy” đầu tiên, kế đến quẻ đơn Chấn (có Tượng là Lôi) ở bên dưới (gọi là nội quái) nên đọc chữ “Lôi” tiếp theo, cuối cùng đọc tên riêng của Quẻ kép là “Truân”.

Riêng các Quẻ kép mà gồm có 2 Quẻ đơn giống nhau thì gọi là quẻ Bát Thuần và tên Quẻ đơn của nó, hoặc gọi thẳng tên Quẻ đơn và tên Tượng của nó. Thí dụ, quẻ “Bát Thuần Càn”, gồm có 2 quẻ đơn Càn chồng lên nhau, hoặc gọi theo tên khác của quẻ này là “Càn vi Thiên”.

 Hình 1 bên dưới

Trong 6 Hào của 1 Quẻ kép thì thứ tự các Hào được phân bố từ dưới lên trên, Hào Âm thì gọi là [Lục + vị trí của Hào], Hào Dương thì gọi là [Cửu + vị trí của Hào], hai chữ “Lục” và “Cửu” ở đây là nói đến cái Dụng của Hào, theo truyền thống của Dịch Kinh thì Dương dụng Cửu còn Âm dụng Lục.

Thí dụ, quẻ Địa Sơn Khiêm thì tên gọi của các Hào theo thứ tự là Sơ Lục, Lục Nhị, Cửu Tam, Lục Tứ, Lục Ngũ, Thượng Lục (chữ Sơ là chỉ Hào đầu tiên, tức Hào 1; còn chữ Thượng là chỉ Hào trên cùng, tức Hào 6).

Hào Sơ, tượng trưng cho sự manh nha, chủ tiềm tàng. Hào Nhị, tượng trưng cho sự xuất đầu lộ diện, nảy nở, tiến triển. Hào Tam, tượng trưng cho có chút thành tựu, cần thận trọng mà hành sự. Hào Tứ, tượng trưng cho sự việc phát triển tới mức cao, cần suy xét thời vận, hành sự cẩn trọng. Hào Ngũ, tượng trưng cho sự công thành danh toại, đã đến đỉnh cao nên cần đề phòng dấu hiệu suy thoái. Hào Thượng, tượng trưng cho sự việc đã tiến đến cực điểm rồi, có suy thoái vì vật cực tắc phản.

Trong 6 Hào thì các Hào ở vị trí Lẻ (1, 3, 5) là các vị trí thuộc Dương, còn các Hào ở vị trí Chẵn (2, 4, 6) là vị trí là các vị trí thuộc Âm, khi [Hào Dương cư ở dương vị] và [Hào Âm cư Âm vị] thì gọi là “đắc vị” (hoặc là “đắc chính”) vì Âm Dương thuận lý, còn [Hào Dương cư Âm vị] và [Âm cư Dương vị] thì gọi là “thất vị” (hoặc là “bất chính”) vì Âm Dương nghịch lý, “đắc vị” thì cát còn “thất vị” thì hung.

Trong 1 Quẻ Kép thì Hào Nhị nằm giữa Nội quái và Hào Ngũ nằm giữa Ngoại quái, ở giữa được gọi là Trung, nếu các Hào Âm Dương ở 2 vị trí đó mà “đắc vị” thì còn được gọi là “đắc trung”, chỉ có riêng 2 Hào này khi đủ điều kiện mới được gọi là “đắc trung đắc chính”, được vậy thì đại cát lợi.

Trong 1 Quẻ Kép thì có mối quan hệ Tương Ứng về tính Âm Dương giữa các cặp [Hào Sơ và Hào Tứ], [Hào Nhị và Hào Ngũ], [Hào Tam và Hào Thượng], Dương thì cầu Âm để tương ứng và Âm thì cầu Dương để tương ứng, nếu như 2 Hào trong mỗi cặp đều là Hào Âm hoặc đều là Hào Dương thì gọi là Vô Ứng hay là Bất Hòa. Có sự Tương Ứng thì tốt do có trợ giúp trợ lực, còn Vô Ứng thì xấu do vô lực.

Trong các Quẻ Đơn 3 Hào cũng phân chia thành Tam Tài, thì trong các Quẻ Kép 6 Hào cũng phân chia thành Tam Tài (còn gọi là Tam Cực), Hào Sơ và Hào Nhị ở vị trí thuộc Tài Địa, Hào Tam và Hào Tứ ở vị trí thuộc Tài Nhân, Hào Ngũ và Hào Thượng ở vị trí thuộc Tài Thiên.

 Hình 2 bên dưới

Thượng cổ có 3 Dịch là Chu Dịch, Liên Sơn Dịch, Quy Tàng Dịch, đều dùng 64 quái làm nội dung, nhưng tư tưởng và tôn chỉ khác nhau. Nhưng vì Nho gia chỉ tôn sùng mình Chu Dịch, tôn sùng nó làm đầu lĩnh của Ngũ Kinh. Cho nên hai bộ Dịch Liên Sơn với Quy Tàng kia ngày càng trở nên suy thoái và thế rồi dần thất truyền, chỉ thấy xuất hiện lẻ tẻ trong những câu chữ của vô vàn cổ tịch. Ngoài ra còn có Kinh Phòng Dịch ở thời nhà Hán, cũng dùng 64 quái, tức chính là tiền thân lý luận của môn Lục Hào Chiêm Bốc mà lưu truyền đến ngày nay, phép Chiêm này trải qua nghiệm chứng cả trăm cả ngàn năm, rất có thần nghiệm.

Theo bảng lập thành 64 Quẻ kép từ sự bài bố tung hoành thứ tự 8 Quẻ đơn với thứ tự Tiên Thiên Bát Quái nêu trên, chúng ta đã thu được Tiên Thiên Phương Đồ (đồ hình sắp đặt 64 Quẻ kép dạng vuông). Còn nếu dùng thứ tự của Tiên Thiên Bát Quái, cứ thế mà triển khai mãi ra 64 Quẻ kép rồi kết hợp 2 nửa Âm Dương của chúng thì sẽ thu được Tiên Thiên Viên Đồ (đồ hình sắp đặt 64 Quẻ dạng tròn). Vuông với Tròn ở đây chính là mô tả theo cái quan niệm về vũ trụ của người xưa, tượng trưng cho sự toàn vẹn, tượng trưng cho Trời tròn Đất vuông, tượng trưng cho tung hoành ngang dọc và bao quát càn khôn,…

 Hình 3 bên dưới

Phối hợp Tiên Thiên Phương Đồ và Tiên Thiên Viên Đồ, chúng ta sẽ thu được một dạng đồ hình rất thông dụng trong Dịch Kinh là “Tiên Thiên lục thập tứ quái phương viên đồ”.

 Hình 4 bên dưới

Dưới đây là 64 quái tự ca ở trong “Chu Dịch bản nghĩa” của Chu Hy, các sách Dịch Kinh ngày nay hầu hết đều sử dụng thứ tự các quẻ như thế, phân chia thành Thượng Kinh và Hạ Kinh:

Càn, Khôn, Truân, Mông, Nhu, Tụng, Sư,

Tỉ, Tiểu Súc hề, Lý, Thái, Bĩ.

Đồng Nhân, Đại Hữu, Khiêm, Dự, Tùy,

Cổ, Lâm, Quan hề, Phệ Hạp, Bí.

Bác, Phục, Vô Vọng, Đại Súc, Di,

Đại Quá, Khảm, Ly, tam thập bị.

Hàm, Hằng, Độn hề, cập Đại Tráng,

Tấn, dữ Minh Di, Gia Nhân, Khuê.

Kiển, Giải, Tổn, Ích, Quải, Cấu, Tụy,

Thăng, Khốn, Tỉnh, Cách, Đỉnh, Chấn kế.

Cấn, Tiệm, Quy Muội, Phong, Lữ, Tốn,

Đoài, Hoán, Tiết hề, Trung Phu chí.

Tiểu Quá, Ký Tế kiêm Vị Tế,

Thị vi hạ kinh tam thập tứ.

QNB chú: Các tên viết hoa đều là tên của mỗi quẻ, lần lượt thứ tự từ quẻ Bát Thuần Càn cho đến quẻ Bát Thuần Ly là hết 30 quẻ (tam thập bị) của phần Thượng Kinh trong khổ thơ đầu, kế đến khổ thơ sau là 34 quẻ của phần Hạ Kinh (Thị vi Hạ Kinh tam thập tứ). Chữ “hề” chỉ là dạng hư từ (từ đế đệm, không có nghĩa, nó giống như “à”, “ừ”, “ừm”,… trong tiếng Việt, nhiều khi trong tiếng Việt cũng dùng từ “hề” này mà ít ai để ý đến, thí dụ như người ta muốn trả lời “Không” nhưng e rằng âm của nó cụt lủn nên đế đệm “Không hề!”).

Quái Khí

Mạnh Hỉ (tự là Trường Khanh) thời Tây Hán, là một trong 3 người sáng lập ra 3 học phái lớn nhất thời bầy giờ về Dịch Học (người đời vẫn thường gọi là các học phái của ba họ Thi – Mạnh – Lương Khâu), ông là thầy của Tiêu Diên Thọ (người sáng tác bộ Dịch Lâm). Ông còn là tác giả của bộ Hỏa Châu Lâm, chế ra thuyết Quái Khí với đồ hình Quái Khí “Lục nhật thất phân” có 60 Quái Khí, 24 Tiết – Khí:

Theo thứ tự từ trong ra ngoài:

– Vòng trong cùng tượng trưng cho Thái Cực.

– Vòng ngay kế tiếp, bốn quẻ Bát Thuần làm chủ 4 phương là: Khảm (ở phương Bắc), Chấn (ở phương Đông), Ly (ở phương Nam), Đoài (ở phương Tây).

– Vòng kế tiếp là 24 Hào của bốn quẻ bá chủ 4 phương nói trên, lần lượt thuận chuyển.

– Vòng kế tiếp là 24 Tiết Khí, với Đông Chí ứng với chỗ quẻ Khảm hào Sơ Lục (vòng ngoài thì ứng với Chi Tý), lần lượt thuận chuyển.

– Vòng kế tiếp là 12 Địa Chi từ Tý đến Hợi tương ứng với 12 Tháng trong năm.

– Vòng kế tiếp (kề vòng ngoài cùng) là các tước vị của 60 Quái Khí (nằm ở vòng ngoài cùng), gồm: Công, Tích, Hầu, Đại Phu, Khanh.

– Vòng ngoài cùng là 60 Quái Khí (cụ thể xem hình bên dưới, lưu ý là Đông Chí khởi ở Quẻ Phục – Tháng Một, tức Tháng 11 AL, cũng chính là Tháng Tý).

 Bây giờ chúng ta xét sự tương ứng với đồ hình Quái Khí “72 Hậu” có 12 Tiêu Tức Quái (còn gọi là Tích Quái / Tịch Quái):

Theo thứ tự từ trong ra ngoài:

– Vòng trong cùng là 72 Hậu (người xưa phân định rằng, cứ 5 ngày gom thành 1 Hậu, mỗi Tiết hay mỗi Khí gồm 3 Hậu là Sơ Hậu – Thứ Hậu – Mạt Hậu, cho nên 72 Hậu x 5 ngày = 360 ngày = 24 Tiết Khí = 12 Tháng).

– Vòng kế tiếp là 12 Tích Quái bắt đầu từ cung Tý đi thuận mà khởi các Quẻ: Phục, Lâm, Thái, Đại Tráng, Quải, Càn, Cấu, Độn, Bĩ, Quan, Bác, Khôn.

– Vòng ngoài cùng là các Hào của các Quẻ, bắt đầu từ hào Sơ Cửu của Quẻ Phục.

 Thuyết Quái Khí sau này được Kinh Phòng (77 – 37 TCN, tự là Quân Minh) phát triển. Tương truyền Kinh Phòng đã từng là đệ tử Dịch Học của Dương Hà (ghi là tương truyền vì không rõ năm sinh năm mất của Dương Hà, mà ông này còn thuộc hàng tiền bối của Thi Thù, Mạnh Hỉ, Lương Khâu Hạ, lại còn có thuyết nói rằng Kinh Phòng truyền Dịch cho Lương Khâu Hạ?!!!) sau đó Kinh Phòng lại đến học Dịch của Tiêu Diên Thọ.

Trong cuốn “Kinh thị Dịch truyện”, Kinh Phòng nói rằng “(Quẻ) Dịch là phải đề cập đến Tượng, còn Hào là ký hiệu và công hiệu vậy. Thánh nhân vốn ngẩng mặt lên xem, cúi mặt xuống xét, mà trông Tượng của Trời Đất và Nhật Nguyệt Tinh Thần cùng với cỏ cây vạn vật, nếu thuận thì hòa, nếu nghịch thì loạn. 64 quẻ, phối 384 hào, xếp thứ tự thành 11.520 thẻ, xác định tình trạng của thiên địa vạn vật. Vì thế, khí của cát hung, thuận theo sáu hào trên dưới, thứ đến Số của tám chín sáu bảy (8 9 6 7), Tượng của kế thừa nối tiếp trong ngoài, do đó mà gọi là gồm cả Tam Tài và Lưỡng Nghi”. Đoạn thoại này nêu rõ yếu chỉ của trường phái Tượng Số chiêm nghiệm, cũng nói rõ luôn cơ sở của trường phái này gắn liền với các tính toán trong Thiên Văn – Lịch Pháp, xem xét thiên tượng cùng bóng nắng và sự vận hành của Khí Hậu để mà phân định các điềm cát hung.

 Kinh Phòng nói “Mỗi một tháng, Hào Sơ 3 ngày, Hào Nhị 3 ngày, Hào Tam 3 ngày, tên là Cửu Nhật (9 ngày). Dư có 1 ngày, tên gọi là Nhuận Dư. Lại dùng Hào Sơ 10 ngày làm Thượng Tuần, Hào Nhị 10 ngày làm Trung Tuần, Hào Tam 10 ngày làm Hạ Tuần. Ba Tuần là 30 ngày, tích Tuần thành Tháng, tích Tháng thành Năm. Tám lần tám (8×8) là 64 quẻ, có 384 hào, tạo thành 11520 thẻ (11.520 = 30 x 384)”. Ông cho rằng, Âm sinh Dương tiêu, Dương sinh Âm diệt, hai khí giao nhau thì vạn vật mới sinh ra. Dương nhập vào Âm, Âm nhập vào Dương, hai khí giao hỗ không ngừng, cho nên gọi thế là “Sinh”. Dương trong Âm, Âm trong Dương, hai khí Âm Dương hòa vào nhau mà thành “Tượng”. Kinh Phòng căn cứ vào Âm Dương khí hóa, Âm Dương thăng giáng và Âm Dương tiêu trưởng chuyển hóa đưa ra nguyên lý quẻ “ẩn – hiện”, trong đó quẻ “hiện” là quẻ hướng ngoại, lộ mặt, còn quẻ “ẩn” thì hướng nội, tiềm ẩn. Nói chung, tượng quẻ dương phần nhiều là quẻ “hiện”, tượng quẻ âm phần nhiều là quẻ “ẩn”. Theo ông, sự biến hóa Âm Dương là nguyên nhân khiến cho các thiên thể trong vũ trụ vận động, Âm Dương thăng giáng là quy luật vận động của Vũ trụ, sự chuyển hóa Âm Dương tiêu trưởng phản ánh mối liên hệ nội bộ Âm Dương.

  Tích Quái là 12 Quẻ Tiêu Tức (còn gọi là Nguyệt Quái – quẻ làm chủ nắm Lệnh của Tháng) ngày nay được diễn tả đơn giản như sau:

Quẻ Phục (Địa Lôi Phục) ở cung Tý, một vạch Dương ở dưới, là thời kỳ Dương bắt đầu sinh (Nhất Dương sinh. Cực Âm thì Dương sinh), Phục có nghĩa là trở lại, là Dương đã bắt đầu trở lại. Đặt ở giờ Tí, tháng Một (tháng 11 AL), phương Bắc rất lạnh, tiết Đông Chí giữa Mùa Đông.

Quẻ Lâm (Địa Trạch Lâm) ở cung Sửu, hai vạch Dương ở dưới, là thời kỳ Dương bắt đầu thịnh, Âm bắt đầu suy, Lâm có nghĩa là đến, đã tới, ra mặt, Dương đã đủ góp mặt rồi, đó là Dương tiến Âm thoái, Dương thịnh Âm suy, Dương trưởng Âm giáng. Đặt ở giờ Sửu lúc mặt trời bắt đầu đi lên (Dương tiến), tháng Chạp (tháng 12 AL), phương Đông Bắc (thiên Bắc), tiết Tiểu Đại Hàn, cuối mùa Đông đã bớt lạnh (Âm thoái).

Quẻ Thái (Địa Thiên Thái) ở cung Dần, ba vạch Dương ở dưới và ba vạch Âm ở trên, là thời kỳ Âm Dương quân bình, Thái có nghĩa là hanh thông. Dương thì nhẹ lại ở dưới nên bốc lên trên, Âm thì nặng ở trên hạ xuống dưới nên Âm Dương tiếp xúc, Âm Dương quân bình. Đặt ở giờ Dần lúc mặt trời đang đi lên, tháng Giêng (tháng 1 AL), phương Đông Bắc (thiên Đông), tiết Lập Xuân, đầu mùa Xuân tiết trời bắt đầu ấm áp, cây cỏ tốt tươi.

Quẻ Đại Tráng (Lôi Thiên Đại Tráng) ở cung Mão, bốn vạch Dương ở dưới, hai vạch Âm ở trên, là thời kỳ Dương thịnh, Âm suy. Đại Tráng là lớn mạnh, rất lớn, Dương đã lớn mạnh hơn Âm. Đặt ở giờ Mão, phương Đông, tháng 2 AL, ứng với tiết Xuân Phân, giữa mùa Xuân, tiết trời ấm áp trong sáng.

Quẻ Quải (Trạch Thiên Quải) ở cung Thìn, năm vạch Dương ở dưới, một vạch Âm ở trên, là thời kỳ Dương thịnh, Âm cực suy, sắp biến. Quải là quả quyết, dứt bỏ, Dương đã quyết dứt bỏ một Âm nằm một mình ở trên. Đặt ở giờ Thìn, tháng 3 AL, phương Đông Nam (thiên Đông), tiết Thanh Minh, cuối mùa Xuân, tiết giao mùa, sắp sang mùa Hạ, tiết trời trong sáng rạng rỡ.

Quẻ Càn (Càn Vi Thiên, Bát Thuần Càn) ở cung Tị, sáu vạch Dương, toàn Dương, là thời kỳ Dương cực thịnh, Âm đã biến mất. Càn là Trời, tính cương kiện. Khí Dương cực thịnh. Đặt ở giờ Tị, tháng 4 AL, phương Đông Nam (thiên Nam), tiết lập Hạ, đầu Mùa Hạ, tiết trời bắt đầu sang Hạ, nóng bức.

Quẻ Cấu (Thiên Phong Cấu) ở cung Ngọ, một vạch Âm ở dưới, là thời kỳ Dương đã cực nên Âm bắt đầu sinh ở dưới. (Nhất Âm Sinh. Dương cực thì Âm sinh), năm vạch Dương ở trên. Cấu là gặp gỡ. Âm đã bắt đầu tới gặp Dương. Đặt ở giờ Ngọ, tháng 5 AL, phương Nam, ứng với tiết Hạ Chí.

Quẻ Độn (Thiên Sơn Độn) ở cung Mùi, hai vạch Âm ở dưới, bốn vạch Dương ở trên, là thời kỳ Âm bắt đầu thịnh, Dương bắt đầu suy, Âm trưởng, Dương giáng. Độn là lẩn trốn, trốn tránh, Dương đã lẩn trốn, bớt đi rồi. Đặt ở giờ Mùi, tháng 6 AL, phương Tây Nam (thiên Nam), tiết Tiểu Đại Thử, cuối Mùa Hạ.

Quẻ Bĩ (Thiên Địa Bĩ) ở cung Thân, 3 vạch Âm ở dưới và 3 vạch Dương ở trên, tuy Âm Dương quân bình nhưng Dương ở trên cứ bốc lên, Âm ở dưới lại hạ xuống nên Âm Dương không gặp nhau nên bế tắc. Bĩ là bế tắc. Đặt ở giờ Thân, tháng 7 AL, phương Tây Nam (thiên Tây) tiết Lập Thu, đầu Mùa Thu, tiết trời trở nên mát mẻ với sự úa vàng của cây cỏ.

Quẻ Quan (Phong Địa Quan) ở cung Dậu, bốn vạch Âm ở dưới, hai vạch Dương ở trên, là thời kỳ Âm trưởng Dương tiêu, khí Âm thịnh lấn át khí Dương. Quan là xem xét, Dương phải xem xét hoàn cảnh không hay (đang suy giảm) của mình mà lo liệu. Đặt ở giờ Dậu, tháng 8 AL, phương Tây, ứng với tiết Thu phân, tiết trời khô mát, sáng sủa.

Quẻ Bác (Sơn Địa Bác), ở cung Tuất, năm vạch Âm ở dưới, một vạch Dương cheo leo ở trên, là thời kỳ Âm thịnh, Dương sắp suy biến. Bác là rơi rụng, Dương nằm ở thế cheo leo (một vạch Dương) sắp sửa rơi rụng hết rồi. Đặt ở giờ Tuất, tháng 9 AL, phương Tây Bắc (thiên Tây), tiết Hàn Lộ Sương Giáng, cuối Mùa Thu, giao mùa, trời bắt đầu trở lạnh, sắp bước sang mùa Đông.

Quẻ Khôn (Khôn Vi Địa, Bát Thuần Khôn) ở cung Hợi, sáu vạch Âm, toàn Âm , Âm khí cực độ, Dương khí đã biến mất. Khôn là đất, tính nhu thuận. Đặt vào giờ Hợi, tháng 10 AL, phương Tây Bắc (thiên Bắc), tiết Lập Đông, đầu mùa Đông, tiết trời trở sang lạnh giá.

Từ Phục đến Càn là sáu quẻ với quá trình Dương bắt đầu sinh đến trưởng, Âm bắt đầu suy đến tiêu dần. Từ Cấu đến Khôn là sáu quẻ với quá trình Âm bắt đầu sinh đến trưởng, Dương bắt đầu suy đến tiêu dần. Trên 12 cung Thiên Bàn, các Quẻ đối nhau trên trục Âm Dương thì tính chất cũng đối nhau như Càn và Khôn, Phục và Cấu, Thái và Bỉ. Từ quẻ Phục đến quẻ Càn thì Dương trưởng Âm tiêu. Từ Quẻ Cấu đến Quẻ Khôn thì Âm trưởng Dương tiêu. Âm Dương tiêu trưởng, tiến thoái nhưng luôn luôn trở về thế quân bình tại Quẻ Thái và Bỉ. Hai quẻ này nằm trên trục Dần Thần là trục đẹp nhất, là đường đi của Mộc Tinh, chính là thực tinh của Thái Tuế hư tinh.

————————

4.3 Giản thuyết của Lạc Thư

Đồ hình về bầu trời trong Thiên Văn cổ chính là chứng cứ của xuất xứ Lạc Thư đồ. Cổ nhân căn cứ vào nơi mà Đẩu Bính chỉ vào, trên bầu trời tìm ra chín phương vị của sao có ánh sáng rõ rệt mà đánh dấu, cho tiện việc phối hợp Đẩu Bính để mà phân biệt phương vị, phát hiện chín phương vị cùng với số sao của chúng, tức nguồn gốc của Lạc Thư.

Trung cung 5 sao gọi là Ngũ Đế Tọa, là chỗ ngồi của Đế Vương Tinh (Bắc Cực Tinh), là đầu mối của Ngũ Hành, cư ở Trung Ương nhưng mà lâm tới bốn phương. Phía dưới của Ngũ Đế Tọa chính là 1 sao Bắc Cực, luôn luôn cư ở phương Bắc, lấy đó làm định vị có thể xác định được đối cung với nó là phương Nam. Các chuyên gia Thiên Văn cổ, ban ngày thì diện Nam mà đứng để quan trắc nhật ảnh, cho nên tả hữu đông tây, thượng hạ nam bắc lấy mà định ra 4 vị trí, điều này so với phương vị ở trên bản đồ hiện đại ngày nay là ngược nhau về phương vị. Ở phương Nam đối cung với Bắc Cực chính là Thiên Kỷ 9 sao, ở chính Đông là Hà Bắc 3 sao, ở chính Tây là Thất Công 7 sao, bên trái của Thiên Kỷ là Tứ Phụ có 4 sao, bên phải của Thiên Kỷ là Hổ Bôn có 2 sao, bên trái của Bắc Cực là Hoa Cái có 8 sao, bên phải của Bắc Cực là Thiên Trù có 6 sao.

Hình 1 bên dưới.

Thiên Văn học xưa phân chia thành Tử Vi Viên, Thái Vi Viên và Thiên Thị Viên. Bản đồ tam viên vốn không phân quá rõ ràng, như Ngũ Đế Tọa, Hổ Bôn vốn ở Thái Vi Viên, Bắc Cực, Tứ Phụ, Thiên Trù, Hoa Cái vốn ở tại Tử Vi Viên, Hà Bắc vốn tại Thiên Thị Viên. Có thể thấy, Bắc Cực chính là được dùng làm sao để định vị, không nhất thiết hội tại trung cung của Thiên Đồ cố định nào cả, mà là lấy Ngũ Tinh Đế Tọa của nó hội tại trung cung. Những điều này đều là căn cứ vào đo đạc thực tế Thiên Văn mà đạt được.

Lại có thuyết nói rằng Lạc Thư được sắp xếp dưới dạng Ma Phương 3×3 ô, tức là Cửu cung, là một dạng Ma Phương cơ bản nhất, cổ nhân dựa vào mô hình toán học của các dạng Ma Phương này để mà dùng tính toán sự vận hành của các Hành Tinh trong lãnh vực Thiên Văn Học cổ đại.

Hình 2 bên dưới.

Mô hình tính toán Thiên Văn này không phải là sản phẩm độc quyền của người Hán ở Trung Quốc, mà các dân tộc khác tại các nước như Ấn Độ, Ai Cập, Ả Rập, Babylon và các nước phương Tây cũng có những mô hình tính toán Thiên Văn này. Hiện nay, các di tích văn hóa tâm linh, các đền thờ, các môn thuật số bói toán (điển hình là trong môn bói bằng bài Tarot với Ma Phương chữ 4×4) ở phương Tây vẫn còn sử dụng chúng. Loại Ma Phương 3×3 được gọi là Ma Phương Thổ Tinh (Saturn), loại 4×4 được gọi là Ma Phương Mộc Tinh (Jupiter), loại 5×5 được gọi là Ma Phương Hỏa Tinh (Mars), loại 6×6 được gọi là Ma Phương Thái Dương (Sola), loại 7×7 được gọi là Ma Phương Kim Tinh (Venus), loại 8×8 được gọi là Ma Phương Thủy Tinh (Mercury), loại 9×9 được gọi là Ma Phương Thái Âm (Luna). Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng các dạng Ma Phương với các mô hình toán học của chúng đều có ý nghĩa đặc biệt trong việc tính toán Thiên Văn Học, cụ thể ở đây là Thất Chính (Nhật Nguyệt và Ngũ Tinh) đều có đặc trưng ở 7 loại Ma Phương đã nói.

Hình 3 bên dưới.

 Các con số Âm Dương trong Cửu Cung Lạc Thư (tức Ma Phương Thổ Tinh), cộng tổng các chiều theo dọc, ngang, chéo, đều cho ra con số 15. Nếu cộng tổng tất cả các số thì cho con số 45 ( = 1+2+3+4+5+6+7+8+9). Coi số 5 là Thái Cực thì ở 4 phía Tứ Chính và Tứ Ngung sẽ thu được tổng các số Dương bằng tổng các số Âm là 20 ( = 2+4+6+8 = 1+3+7+9).

Với số tổng bằng 15, mỗi cung 3 số phân bố vào 12 cung, chúng ta liền nhận được mối quan hệ cực kỳ quan trọng trong môn Tử Vi Đẩu Số, đó chính là tương tác Tam Hợp chiếu, Tam Hợp Cục, các bộ ba của số [1 – 5 – 9] cũng với tổng số bằng 15 luôn vĩnh viễn tạo thành các hệ Tam Hợp. Ở trong môn thuật số Chiêm Tinh Phương Tây hay Chiêm Tinh Vedic cũng sử dụng nguyên tắc này, thuật ngữ của họ gọi là Grand Trine – Đại Tam Hợp, trong phương pháp luận của họ còn có kết hợp với các nhóm Tứ Nguyên Tố là Đất – Nước – Lửa – Khí, cũng tương tự như trong môn Tử Vi Đẩu Số luận 4 nhóm Tam Hợp Cục là [Dần – Ngọ – Tuất] thuộc Tam Hợp Cục Hỏa, [Thân – Tý – Thìn] thuộc Tam Hợp Cục Thủy, [Tị – Dậu – Sửu] thuộc Tam Hợp Cục Kim, [Hợi – Mão – Mùi] thuộc Tam Hợp Cục Mộc, các Hành Khí của các Tam Hợp Cục này đều lấy các cung ở Tứ Chính – tức là chỗ Vượng của Hành Khí theo Tam Hội Cục để mà làm đặc trưng của chúng theo Ngũ Hành.

Thông qua đây, chúng ta cũng có thể nhận thấy, các môn thuật số tuy có hình thức khác nhau nhưng xét cho cùng thì cũng đều có chung nguồn gốc và đều phải dựa vào các tính toán theo Thiên Văn Lịch Pháp cũng như phải suy luận dựa trên sự vận hành của Khí Hậu nóng lạnh thịnh suy biến đổi trên địa cầu.

 Các ký hiệu bên trong Cửu Cung của hình trên chính là các Bán Thủ trong Thái Huyền Kinh của Dương Hùng (tự là Tử Vân, 53 TCN – 18 SCN, thời Tây Hán), ông mô phỏng Dịch Kinh mà sáng tạo ra một hệ thống số Thái Huyền rất đặc sắc, Dịch Kinh triển khai số theo hệ nhị phân Âm Dương lũy thừa sáu = 64 = (1 + 1)^6, còn Thái Huyền Kinh triển khai số theo hệ tam phân với Tam Thủ lũy thừa bốn = 81 = (1 + 1 + 1)^4, trong đó mỗi cung quản số 81 (Thủ) nên Cửu Cung có số 729 ( = 81×9, chính là số của các Tán – tương tự với Dịch có 384 Hào), đem mỗi Tán quản ½ ngày cho nên 729 Tán quản 364.5 ngày, chính là số ngày của 1 năm Mặt Trời, cũng chính là số ngày Tuế Tinh đi được 1 cung trong 12 cung.

  Việc phân chia vòng tròn 12 cung thành 36 cung như trên cũng được Thiệu Khang Tiết sử dụng, ông tổng kết trong bài phú Quan Vật Ngâm rằng “Thiên căn Nguyệt quật thường lai vãng, tam thập lục cung đô thị xuân”, nghĩa là, Thái Dương Nguyệt Lượng thường qua lại, ba mươi sáu cung tràn nhựa sống. Nếu như ai có thắc mắc về nguồn gốc con số 36 của phố phường Hà Nội cổ thì nó chính là xuất phát từ cái gốc Thiên Văn của thuật số. Lại nói, con số 36 cung không phải là độc quyền của người Trung Quốc, bởi vì 36 cung chính là các Decans (các cung 10 độ) trong hệ thống Thiên Văn của người Ai Cập, Ấn Độ và Babylon cổ đại, chúng cũng đều là các hệ thống cung độ tín hiệu của Mặt Trời, ngày nay vẫn có thể dễ dàng thấy các môn bói toán bằng Tarot, Chiêm Tinh Vedic, Chiêm Tinh Zodiac sử dụng.

   Trở lại với Cửu Cung Lạc Thư, đem xét mối tương quan của các con số Âm Dương trong Lạc Thư thì ta nhận ra nó có mối quan hệ rất lớn đối với luật “Tham thiên Lưỡng địa”. Số 3 có thể lìa nhau được thì gọi là Tam, không lìa nhau được thì gọi là Tham, số 2 có thể lìa nhau được thì gọi là Nhị, không lìa nhau được thì gọi là Lưỡng. Số 3 lẻ thuộc Dương nên gọi là Số Thiên, số 2 chẵn thuộc Âm nên gọi là số Địa. Theo đó, 4 số lẻ ở Tứ Chính, khi đem nhân với 3 (nếu lớn hơn 10 thì cứ thừa trừ cho 10 để lấy số đơn vị) thì sẽ trở thành số kế tiếp theo chiều thuận. Bốn số chẵn ở Tứ Ngung, khi đem nhân với 2 (nếu lớn hơn 10 thì thừa trừ cho 10) thì sẽ thành số kế tiếp theo chiều nghịch. Đem số 5 để phối hợp với các số 3 và 2, khi đó thì các số lẻ ở Tứ Chính nhân với 7 (5+2) còn các số chẵn ở Tứ Ngung thì nhân với 8 (5+3), thì chiều vận hành của các số trong Lạc Thư sẽ chuyển ngược trở lại.

   

    Về quan niệm Ngũ Hành ở trong Lạc Thư, cổ nhân cho rằng, sự phân bố cặp số [2, 7] thuộc Hành Hỏa tại phương Tây và cặp số [4, 9] thuộc Hành Thổ tại phương Nam đã hình thành một mối quan hệ tương khắc nghịch chiều của Ngũ Hành trên Lạc Thư, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ. Chiều vận hành Tương Khắc này đi nghịch và nó ngược với chiều vận hành Tương Sinh ở trong Hà Đồ, cho nên các nhà Nho Dịch mới nói rằng, Hà Lạc có các chiều mà Ngũ Hành vận động theo nguyên lý Tụ – Tán.

    

     Cửu Cung Lạc Thư, ngoài mối liên hệ tới các khu vực trong Thiên Văn thì còn có một mối quan hệ rất đặc biệt đối với sự phân chia các khu vực đất đai Địa Lý. Điều này có liên quan tới quẻ Thủy Phong Tỉnh của Chu Dịch. Tỉnh (cái Giếng) chính là trọng tâm của phương thức phân chia đất đai cho các cụm làng mạc để sản xuất nông nghiệp ở thời Chu.

Khởi đầu từ ông tổ nhà Chu là Chu Công Lưu, khi dựng ấp (thủ phủ) ở đất Mân/Bân, đã bói quẻ đào giếng xem mạch nước có lành không (vừa là thăm dò xem đất ấy có nước hay không, có mạch nước dồi dào và không bị khô cạn thì đất mớt tốt mà thuận lợi cho nông nghiệp, vừa để xem đất ấy có phèn chua hay không – ta cần nhớ nhà Chu khởi nghiệp ở đất phía Tây là nơi có rất nhiều quặng kim loại nên nhiều chỗ bị nhiễm phèn, vừa để đánh dấu làm trung tâm cho việc phân chia đất đai,… Cái việc đào giếng thời ấy tuy gắn liền với bói toán nhưng kỳ thực là một phương pháp khảo sát chất lượng đất rất khoa học của người xưa để phục vụ mục đích nông nghiệp và sinh sống). Sau này, nhà Chu theo phép ấy, đặt ra lệ Tỉnh Điền, lấy chữ Tỉnh 井 để chia đất ra làm 9 phần gồm 1 “công” và 8 “tư”, mỗi phần rộng 100 mẫu. Phần “công điền” ở ô chính giữa (9) có cái Giếng đất xung quanh trồng trọt để nộp phần lợi tức của triều đình, phần đất “tư điền” (1 -> 8) ở các ô xung quanh chia cho dân làm. Đây chính là phương thức cải cách ruộng đất khiến cho trình độ nông nghiệp của nhà Chu cao hơn hẳn nhà Thương, khiến cho nhà Chu ngày càng cường thịnh hơn so với Ân Thương.

Sau này vào thời Đông Chu cũng chia lãnh thổ của Trung Quốc làm Cửu Châu, thông qua những phân bố về Phận Dã trong Thiên Văn Học, xét Cửu Cung trên bầu trời, các sao/chòm sao có hiện tượng gì mà suy đoán cát hung đối với Châu tương ứng Phận Dã ấy.

 4.4 Vài nét về phái Hà Lạc trong giới Tử Vi Đẩu Số.

Những năm 80′ của thế kỷ trước, giới Đẩu Số ở Đài Loan xuất hiện một phái rất coi trọng Tứ Hóa chứ không trọng các phụ tinh, đó là Hà Lạc phái. (QNB chú: Phái Hà Lạc này thuộc nhóm Bắc phái Phi Tinh do Tăng Quốc Hùng ở Đài Loan sáng lập). Quan điểm của phái Hà Lạc là có thể dùng 4 câu nói sau để khái quát:

Nhất lục cộng tông,

Khí số tại Cửu,

Cung vị điệp dụng,

Tứ Hóa cát hung.

Cái gọi là “Nhất Lục cộng tông”, chính là mượn cái quan niệm của Hà Đồ để mà trình bày một cái lý là: Mệnh cung cùng với nghịch số của nó đến cung Tật Ách là cung thứ 6, là có mối quan hệ đầu đuôi trong ngoài, liên quan tới vui buồn; cùng cái lý đó thì, các cung còn lại như Huynh Đệ cung, Phu Thê cung, các loại… bất cứ cung nào mà đếm nghịch từ nó đến cung thứ 6, thì đều có sự quan hệ biểu lý đầu đuôi, một cái lý này có thể áp dụng được cho cả 12 cung nhân sự.

Cái gọi là “Khí số tại Cửu”, là mượn dùng quan niệm của Lạc Thư, cho rằng 9 là số Cực, bất luận một cung nào đó mà nghịch số đến cung thứ 9 (tức Quan Lộc cung của nó) là vị trí Khí Số của nó. Bất kể là cung nào thì cát hung tốt xấu của nó đều cùng với Tứ Hóa của Thiên Can ở vị trí của Khí Số của nó là có mối quan hệ chặt chẽ nhịp nhàng. Riêng cái lý này cũng có thể áp dụng được cho bất kỳ cung nào trên lá số.

Cái gọi là “Cung vị điệp dụng”, là chỉ bất kỳ cung vị nhân sự nào đều có thể lấy Bản cung làm Mệnh cung, rồi khởi xuất 12 cung nhân sự của riêng nó. Thí dụ như, Phu Thê cung là cung Nô Bộc của cung Nô Bộc, lại cũng là Quan Lộc cung của cung Thiên Di, v.v… cứ thế mà triển khai suy ra 144 quyết biến hóa của cung vị.

Cái gọi là “Tứ Hóa cát hung”, là để nói về Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Hóa Kị, chỉ với 14 Chính Tinh và Tả Hữu Xương Khúc, để mà suy đoán đường đi của Mệnh cùng nhân sự.

Quan niệm của phái Hà Lạc là đúng là gán ghép của Hà Đồ Lạc Thư, cũng chính là quan tâm đến Tứ Hóa trên tinh bàn Đẩu Số. Kiểu gán ghép này có hợp lý hay không?

Theo nguyên lý bên trên của Hà Đồ với Lạc thư, cái gọi là “Nhất lục cộng tông” có vẻ như tương đối khiên cưỡng, cũng rất có thể nghĩ ràng nó không có chỗ nào ảo diệu cả. Mà ngược dễ dàng khiến người ta sinh ra nghi vấn: Mười hai cung nhân sự có 12, Hà Đồ lại là lấy 5 với 10 làm cơ số diễn dịch, hai cái này có quy định bất đồng, làm thế nào mà có thể sinh ra khớp nhau được? Lấy Mệnh cung theo dõi khởi điểm, căn cứ lý niệm nhất lục cộng tông của nó, đem diễn ra một vòng tuần hoàn cung vị của “Mệnh cung -> Tật Ách cung -> Phúc Đức cung -> Tử Tức cung -> Quan Lộc cung -> Huynh Đệ cung -> Thiên Di cung -> Phụ Mẫu cung -> Tài Bạch cung -> Điền Trạch cung -> Phu Thê cung -> Nô cung -> Mệnh cung”.

Thử hỏi, phép tắc của cái loại lý luận này với quy tắc tuần hoàn nhị nguyên của số Sinh Thành trong Hà Đồ của 1 – 6, có tính cùng thông ra làm sao? Thứ đến, tiền đề của việc thành lập lý niệm sáng tạo 12 cung nhân sự loại này, là sự mặc nhiên thừa nhận cách sắp xếp 12 cung nhân sự của Tử Vi Đẩu Số truyền thống là hợp lý, trong khi cách sắp xếp 12 cung nhân sự của Tử Vi Đẩu Số truyền thống có hợp lý hay không thì vẫn đang còn là ẩn số. Từ xưa này không thiếu những tiếng phản đối, nhưng cũng không thấy có ai tham gia dùng nguyên lý với thực chứng trong 2 cái đó hoặc cả 2 để mà chứng minh, bởi vậy mà loại lý niệm này khiến người ta nghi vấn trùng trùng. Trên thực tế, chỉ có thể nói là một loại thử nghiệm mạnh dạn, nhưng kết quả của khảo sát thì không khỏi khiến cho người ta lo lắng.

Cái lý niệm thứ hai của phái Hà Lạc là “Khí số tại Cửu”, ngược lại có thể khiến cho người ta gật đầu đồng ý, bởi vì các cung 1 – 5 – 9 là Tam Hợp, căn cứ vào phép luận Tam hợp, bất luận cung vị nào mà nghịch số (đếm ngược) đến cung thứ 9 tức Quan Lộc cung thì tất nhiên cùng với Bản cung liên quan về vui buồn. Nghiên cứu bản chất của nó, mối quan hệ của tam hợp là chuỗi tuần hoàn tam nguyên của 1 – 9 – 5, cùng với chuỗi tuần hoàn nhị nguyên của số Sinh Thành trong Hà Đồ là có tình cùng thông. Ở trong đồ hình vị trí gốc của các chính tinh: Tử Phủ cư Dần, Tử Vi – Liêm Trinh, Thiên Phủ – Thiên Tướng, đều cùng tồn tại ở cung mà ở cung đếm nghịch đến 9 của nó, chính là cung Ngọ. Cái ý nghĩa kỳ diệu trong đó càng khiến cho người ta suy nghĩ sâu xa.

————————

Tính chất Nam Bắc đẩu của các sao là gì, và dùng như thế nào?

Tính chất Nam Bắc đẩu của sao có nguồn gốc gắn liền với lý luận của Thiên Văn Học trường phái Cái Thiên. Cổ nhân căn cứ vào việc Diện Bắc (hướng mặt về phía bắc) hay Diện Nam (hướng mặt về phía nam) trong lúc quan sát Thiên Văn để mà phân chia các sao cùng các thiên tượng mang tính chất Nam đẩu hay Bắc đẩu. Việc làm đó bao hàm luôn tính Âm Dương theo bắc nam và theo ngày đêm (xem lại ở chương Thiên Văn trong bài giảng).

Vào môn Tử Vi Đẩu Số, việc phân chia tính chất Nam Bắc đẩu của các sao là bao hàm ý nghĩa Âm Dương động tĩnh, sự sớm muộn theo thời gian của chúng, để phục vụ cho việc luận đoán. Kể cả những người nghiên cứu Tử Vi lâu năm cũng rất ít người phân biệt rõ được ý nghĩa này. Bởi vì bản thân các sao đều đã có nói đến thuộc tính âm dương rồi.

Tuy nhiên cần phân biệt rõ, thuộc tính âm dương của các sao mà sách vở nói đến là thuộc tính âm dương theo Ngũ Hành, những thuộc tính này chủ yếu dùng để phân định cát hung của sao đồng thời phối hợp tính chất của các sao tạo thành các Cách. Thí dụ, Thất Sát là Dương Kim đới Hỏa thì nó hợp tính với Kình Đà là Âm Kim đới Hỏa nên khi Thất Sát miếu vượng có thể dụng được cặp sát tinh này. Hay Thiên Tướng là Dương Thủy thì có thể khắc chế được hung tính của Liêm Trinh là Âm Hỏa. Hoặc Thiên Lương là Âm Mộc đới Thổ thì có thể khắc chế được Phá Quân là Âm Thủy, nhưng mà Âm khắc Âm là Thiên Khắc cho nên vẫn không được toàn vẹn, cho nên cần có thêm Lộc Tồn là Dương Thổ cùng đến khắc chế Âm Thủy của Phá Quân, cho nên mới nói chỉ có Thiên Lương là có thể chế được tính hung của Phá Quân và Lộc Tồn có thể chế được tính cuồng của Phá Quân,…

Còn tính Âm Dương động tĩnh sớm muộn của các sao theo Nam Bắc đẩu lại có công dụng riêng biệt khác, khi gán thuộc tính cho các sao nếu mà cứ gọi là âm dương thì sẽ bị lẫn lộn dễ gây hiểu nhầm với âm dương tính theo Ngũ Hành, do đó mà cổ nhân mới dùng cái thuộc tính Nam đẩu hay Bắc đẩu để mà gọi.

Cái ứng dụng thuộc tính khi đoán số của chúng rất rõ ràng, thí dụ như:

– Cung Tử Tức mà có nhiều sao thuộc Nam đẩu thì sẽ sinh được nhiều con trai hơn con gái hoặc là sinh con trai đầu lòng sẽ dễ nuôi hơn là sinh con gái đầu lòng, bởi vì do Nam đẩu chủ dương, Bắc đẩu chủ âm.

– Nếu như hạn gặp các sao thuộc Nam đẩu thì khả năng sinh con trai rất cao, sinh con trai trong hạn này mới dễ nuôi, dễ hợp với cha mẹ hơn; hoặc hạn gặp các sao thuộc Bắc đẩu thì khả năng sinh con gái sẽ rất cao, sinh con gái trong hạn này mới dễ nuôi và dễ hợp với cha mẹ hơn.

– Nhập hạn gặp Nam đẩu tinh thì hợp với Dương Nam Âm Nữ, gặp Bắc đẩu tinh thì hợp với Âm Nam Dương Nữ. Các sách cổ gọi là Nam đẩu thì ban phúc cho Dương Nam Âm Nữ, còn Bắc đẩu thì ban phúc cho Âm Nam Dương nữ. Thực chất mà xét về thuộc tính âm dương thì đó là sự thuận lý âm dương, cho nên khi đã thuận lý thì gọi là hợp là được hưởng phúc, do đó mà cát hung cũng theo đó mà có thay đổi về cường độ, nếu hạn xấu mà hợp với sao thì bớt xấu, hạn tốt mà hợp với sao thì tăng tốt.

– Đối với các Bắc đẩu tinh thì ứng kỳ cát hung của chúng xảy ra vào nửa đầu của hạn, còn đối với các Nam đẩu tinh thì ứng kỳ cát hung của chúng xảy ra vào nửa cuối của hạn. Bởi vì Bắc đẩu thì chủ sớm mà Nam đẩu thì chủ muộn. Đây là điều rất quan trọng để phân chia các khoảng thời gian (kỳ hạn) trong một hạn nào đó để mà đoán lúc sự việc cát hung xảy ra.

– Ngoài ra, thuộc tính Nam Bắc đẩu còn cho phép chúng ra xem xét phối hợp các sao trong các Cách để phân rõ hơn tính chất cát hung. Thí dụ như Kình Đà là Bắc đẩu trợ tinh, cho nên tính sát của chúng ảnh hưởng đến các sao thuộc Bắc đẩu ít hơn và ảnh hưởng nhiều tới các sao thuộc Nam đẩu. Hay như Hỏa Linh là Nam đẩu trợ tinh cho nên tính sát của chúng ảnh hưởng ít tới các sao thuộc Nam đẩu và ảnh hưởng nhiều tới các sao thuộc Bắc đẩu,…

————————

Hóa Khí của sao

Trong Tử Vi ta thường hay bắt gặp các thuật ngữ “sao A hóa khí là…”, “sao B hóa khí là…”, ví như: Tử Vi hóa khí là Đế Tòa (ngôi đế vương), Tử Vi hóa khí là tôn quý; Thiên Cơ hóa khí là Thiện (lương thiện) ; Thái Dương hóa khí là Quý (quan chức quyền quý); Vũ Khúc hóa khí là Tài (tiền tài),… Kình Dương hóa khí là Hình ; Đà La hóa khí là Kị.

“Hóa khí” này của sao là mô tả tính chất đặc trưng điển hình của sao đó, nhưng tính đặc trưng này lại được coi như một trạng thái khí tiềm ẩn. Nói nôm na thì “hóa khí” này đại khái như là “năng khiếu / bản năng / bẩm tính trời phú” của sao vậy. Tùy vào điều kiện mà cái năng khiếu của nó được phát huy hay bị mai một.

Ví dụ như, Thiên Đồng hóa khí là Phúc, Thiên Lương hóa khí là Ấm, Thiên Cơ hóa khí là Thiện, thì ở những nơi miếu vượng đắc các sao ấy sẽ biểu lộ rất rõ tính chất tốt đẹp ấy của chúng, người mang sao ấy (đắc miếu) thủ Mệnh sẽ toát ra cái vẻ hiền lành phúc hậu, lương thiện,… ấy gọi là năng khiếu được môi trường thuận lợi mà phát huy thành tài năng. Còn như vào nơi hãm địa thì những tính chất ấy bị mai một, bị kiềm chế nên chẳng phát huy được sở trường của mình, như Đặng Thái Sơn mà không cho ông ấy ôm cây dương cầm mà lại tống vào khoa cơ khí trường Đại Học Bách Khoa thì ấy gọi là năng khiếu bị thui chột vậy.

Lại ví như, Liêm Trinh hóa khí là Tù, Cự Môn hóa khí là Ám, Kình Dương hóa khí là Hình, Đà La hóa khí là Kị, thì ở những nơi miếu vượng các sao này bị kìm hãm tính hung tính xấu của chúng, có thể phát huy được tính tốt như Liêm Trinh khi ấy sẽ là liêm khiết, thẳng thắn, chính trực, khuôn phép,… Cự Môn sẽ thành ăn nói khéo léo, hùng biện thuyết phục, Kình Dương như cây kiếm trong tay Dương Quá đại hiệp, Đà La như nghiên mực như bột màu của mấy ông họa sĩ. Thế nhưng, nếu một khi mấy ông này lại rơi vào hãm địa hoặc đi với cách cục môi trường xấu, đảm bảo là tính chất đặc trưng – “hóa khí” kia sẽ phát động ầm ầm mà gây họa, như Liêm hãm ở Tị Hợi thì các cụ bảo là dễ đi tù là vì thế, Kình Dương cư Ngọ là cách “mã đầu đới kiếm” (kiếm treo ở cổ ngựa) rất hung hiểm là vì thế, Đà La cư hãm địa thì có lắm bệnh/tật dai dẳng nếu Đà với Nhật Nguyệt cùng chỗ Đà hãm thì nó như đám mây đen che mờ Nhật Nguyệt nên mắt dễ bị đau, bị tật, cha mẹ dễ có tai ách,…

Nói tóm lại, điều kiện để hóa khí mang tính tích cực là miếu vượng hay kiêm cả hóa cát Khoa Quyền Lộc thì sao hiển lộ tính hóa khí tốt đẹp (cát), còn hãm địa hoặc kiêm hóa hung Kị thì sao hiển lộ tính hóa khí xấu/tiêu cực (hung).

Hóa khí nó có bà con họ hàng gì với Tứ Hóa (Khoa, Quyền, Lộc, Kị) hay không, thì tôi cần bản điều tra dân số của ông Trần Đoàn thì mới trả lời chính xác được he he…

Kỳ thực, Tứ Hóa là trạng thái thăng hoa, là đặc quyền của 11 ông ủy viên thường trực liên hợp quốc (Chính Tinh) và 4 ông ủy viên không thường trực (Tả Hữu, Xương Khúc) trong chu kỳ 10 năm. Mỗi năm có ông nhất định nào đó sẽ được cầm đầu quản lý một mảng, tiền tài lương thực, chính trị quyền lực, học vấn sức khỏe bệnh tật và và các vấn đề xung đột.

Ở những năm mà ông ấy không được quản lý mảng của mình thì ông ấy chẳng có tí liên quan gì đến các tính chất của mảng ấy cả. Thí dụ Liêm Trinh chỉ quản lý mảng tiền tài lương thực (Hóa Lộc) vào năm Giáp, còn lại các năm khác thì chẳng có tính chất liên quan gì đến mảng ấy.

Như vậy là nó khác với “hóa khí” – là tính đặc trưng luôn có của sao – chính là ở điểm này.

Vậy khi sao Hãm Địa mà hóa cát Khoa Quyền Lộc thì như thế nào?

Quá tốt, được thế thì còn gì bằng, nó ví như trạng thái từ vịt mà hóa thiên nga, từ vũng bùn mà thoát xác thành chói lọi, cho nên phú có câu:

Thiên Đồng Tuất cung vi phản bối, Đinh nhân hóa cát chủ đại quý.

Cự Môn Thìn Tuất vi hãm địa, Tân nhân hóa cát Lộc tranh vanh.

(Thiên Đồng ở Tuất là hãm địa, nhưng với người tuổi Đinh thì Thiên Đồng hóa Quyền, gọi là hóa cát, như thế lại thành ra chủ đại quý.

Cự Môn ở Thìn Tuất là hãm địa, nhưng với người tuổi Tân thì Cự Môn hóa Lộc, gọi là hóa cát, như thế lại thành ra được tài lộc cao chót vót).

Mệnh có Thiên Đồng ở cung Tuất vốn là chỗ hãm, nhưng người tuổi Đinh thì (ở bản cung Đồng hóa Quyền) ở Ngọ có Lộc Tồn, ở Dần có Cơ Âm hóa Lộc hóa Khoa, ở Thìn có Cự Môn hóa Kị (đắc Mộ cung), cùng xung và củng chiếu thì định là chủ đại quý, nếu thêm sát tinh thì dễ theo tăng đạo, định là hạ cục.

Cự Môn tọa Mệnh tại Thìn Tuất cung vốn là hãm địa, nhưng người tuổi Tân thì Cự Môn hóa Lộc, lại được ám hợp Lộc Tồn ở Dậu (khi Mệnh ở Thìn), được Lộc Tồn ở Dậu giáp Mệnh (khi Mệnh ở Tuất), tất sẽ chủ phú quý, nếu thêm sát tinh thì không phải như vậy.

Đại thể là bố cục của các Chính Tinh trong các Cách nói trên đều đang hãm đặc, nhưng được hóa cát hầu như toàn diện, cho nên phát huy tính chất tốt đẹp tính tích cực theo Khoa Quyền Lộc, hạn chế và giảm thiểu tính xấu tính tiêu cực do vị trí hãm gây ra.

————————

Đẩu Số cần chú trọng đến các Sao và bố cục của chúng, còn Ngũ Hành là thứ yếu. Tuy nhiên, cũng cần biết rõ để vận dụng cho tinh. Thí dụ:

Sinh thì có sinh của khác tính, gọi là Chính Sinh, cái mà cũng gọi là Hóa vậy. Còn sinh mà cùng tính gọi là Thiên Sinh. Trong đó, sự Chính Sinh rất hợp sự sinh hóa.

Khắc cũng có khắc khác tính, gọi là Chính Khắc, có khắc cùng tính gọi là Thiên Khắc, cái mà cũng gọi là Chế vậy. Trong đó, cái khắc cùng tính thì rất là vô tình.

Thế nào là sinh khắc hữu tình, vô tình?

“Sinh” ở đây là ý nói đến luật “Tương Sinh” của Ngũ Hành, còn “cùng tính” với “khác tính” là ý nói đến “tính chất Âm Dương của các Hành đó”.

“Thiên” nghĩa là thiên lệch, thiên vị,… ám chỉ sự cùng tính Âm Dương vậy.

“Chính” có nghĩa là ngay ngắn, chính đáng,… ám chỉ sự khác tính Âm Dương vậy.

Thí dụ:

+ như Giáp là Dương Mộc, tương sinh cho Bính là Dương Hỏa, thì được gọi là Tương Sinh cùng tính (Thiên Sinh), vì Mộc sinh Hỏa và chúng đều có thuộc tính là Dương.

+ như Ất là Âm Mộc, tương sinh cho Bính là Dương Hỏa, thì được gọi là Tương Sinh khác tính (Chính Sinh), vì Mộc sinh Hỏa nhưng chúng có thuộc tính Âm với Dương khác nhau.

+ như Mậu là Dương Thổ, tương khắc Nhâm là Dương Thủy, thì được gọi là Tương Khắc cùng tính (Thiên Khắc), vì Thổ khắc Thủy và chúng cùng có thuộc tính là Dương.

+ như Kỷ là Âm Thổ, tương khắc Nhâm là Dương Thủy, thì được gọi là Tương Khắc khác tính (Chính Khắc), vì Thổ khắc Thủy nhưng chúng có thuộc tính Âm với Dương khác nhau.

Dạy con từ thuở còn thơ

Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.

Cha là Dương còn Con là Âm, Chồng là Dương còn Vợ là Âm, dạy dỗ ấy là bảo ban uốn nắn như khắc chế vậy, nhưng Khắc đây là cái khắc khác tính Âm Dương, là Chính Khắc. Là đúng cái đạo người đóng vai trò trụ cột cần quản lý và bảo ban cho các thành viên theo thứ bậc trong trật tự chính đáng. Cho nên cái Khắc ở đây là cái Khắc hữu tình cho vào khuôn khổ chứ không phải là cái Khắc vô tình nhằm tiêu diệt hay áp bức.

Cha Mẹ thuộc bề trên là Dương, còn Con thuộc bề dưới là Âm, cha mẹ tương sinh phù trợ giúp đỡ cho con thì đó cái Sinh khác tính, đó là Chính Sinh, là chính đạo, khi con lớn lên lại sinh cháu và tương trợ cho nó, thành ra cái giòng sinh hóa bất tận không đứt đoạn.

Khắc cùng tính là cái Khắc vô tình, cây cong chẳng uốn nắn mà đem dao chặt bỏ, là hai cậu choai choai quệt xe ngoài đường nhảy vào choảng nhau chí chết, là hai mụ đàn bà ghét nhau xỉa xói cay nghiệt,…

Thái Hư Quan Vi Phú viết rằng:

Ngũ hành xảo diệu, sinh khắc chế hóa hữu chuyển cơ.

Tương khắc hữu tình, tuy tân lao hung chuyển thành cát.

Tương khắc vô tình, lạc tỉnh hạ thạch thương cánh trọng.

Nghĩa là:

Ngũ hành ảo diệu tuyệt vời

Sinh khắc chế hóa chuyển dời rất tinh.

Dẫu cho tương khắc, hữu tình

Trước thì cực khổ, sau sinh cát tường

Vô tình tương khắc, thảm thương

Họa vô đơn chí khó đường thoát thân (*)

Tương khắc hữu tình là trước thì phải rèn luyện trong gian khổ, trải qua khó khăn, thì con người được tôi luyện, sau nhờ đó mà có được thành công, cái cảnh ấy khác gì trước hung sau cát. Còn tương khắc vô tình như là đã rớt xuống giếng lại còn bị kẻ ở trên ném đá xuống (lạc tỉnh hạ thạch) thì biết trốn vào đâu, họa đến liên tiếp thì thương vong càng thêm nặng nề.

Lại nói, như Liêm Trinh là Âm Hỏa, Thiên Tướng là Dương Thủy, ấy là cái Khắc hữu tình, là Chính Khắc của Dương Thủy khắc Âm Hỏa, cho nên Thiên Tướng giải được cái Tù (hình ngục) tính, có khó tính khắc nghiệt của Liêm Trinh. Còn như Tham Lang là Âm Thủy đới Mộc (đới có nghĩa là liên đới, có thêm thuộc tính Mộc bên cạnh thuộc tính Thủy), thì khi nó gặp Liêm Trinh là thành ra cái Khắc vô tình của Âm Thủy khắc Âm Hỏa, là Thiên Khắc của cùng thuộc tính Âm, bên cạnh đó có cái Sinh của Âm Mộc sinh Âm Hỏa là Thiên Sinh – tức cái tương sinh thiên lệch khiến tính đào hoa sắc dục của cả 2 sao cùng phát tác mạnh, cho nên hung tính phát động, dễ rơi vào cảnh đam mê tửu sắc, bôn ba lang bạt hay tù đày hình ngục.

————————

Thiên Văn nghĩa là Văn của Trời, cổ nhân xem ở trên trời thấy Ngũ Tinh cùng Nhật Nguyệt vận hành (nên mới gọi là Hành Tinh) ngang qua bầu trời nên lấy đường đi của chúng làm các Vĩ Tuyến (do đó Ngũ Tinh còn được gọi là Ngũ Vĩ), lại thấy có những Sao và những chòm sao khác lại cố định (nên mới gọi là Định Tinh) trong đó Nhị Thập Bát Tú là 28 chòm sao (Tú) dễ nhận biết nhất nên dùng vị trí của chúng để làm các Kinh Tuyến (do đó 28 Tú còn được gọi là Kinh Tinh). Vĩ tuyến và Kinh tuyến giao với nhau đan chéo vào nhau nên gọi là Văn, cái chữ Thiên Văn ý nghĩa là như vậy. Giao điểm của chúng có tọa độ rõ ràng do các Hành Tinh vận chuyển có độ số của nó và các Kinh Tinh cũng có độ số theo các cung độ của nó.

Vào các môn thuật số, Thất Chính Tứ Dư đến từ Ấn Độ du nhập tới Trung Quốc liền được người Hán tiếp nhận và phát triển mạnh mẽ khi kết hợp với hệ thống Ngũ Tinh Chiêm của họ, vào thời nhà Đường thì nhà sư Nhất Hành (tên tục là Trương Trục) đem truyền cho các tăng nhân và đạo sĩ cũng như các thiên văn gia khác, cho nên môn này mới sinh ra mấy phái là Cầm Đường phái (chuyên chú đến Nạp Âm, do họ giỏi về nhạc lý), Tinh Tông phái (do Trương Quả Lão lập ra nên còn gọi là Quả Lão Tinh Tông) và Gia Luật phái (là dòng họ Gia Luật thuộc hoàng tộc của nước Đại Liêu).

Như nguyên lý lập Mệnh của môn Thất Chính Tứ Dư thì Nguyên lý thì căn cứ vào độ số của Thái Dương tại các chòm sao (Nhị Thập Bát Tú), tính theo tháng Tiết Khí, mỗi ngày Thái Dương đi được 1 độ. Từ vị trí Thái Dương tính bằng giờ sẽ suy ra được vị trí thiên văn của Mặt Trời tác động lên Địa Cầu vào giờ đương số sinh ra. Thí dụ, người sinh vào ngày Lập Xuân, giờ Ngọ. Khởi tại Tú Hư với độ số = 1 độ. Tú Hư (có Cầm Tinh là con chuột) thuộc cung Tý (hãy đọc lại phần nói về Nhị Thập Bát Tú và 12 Cung ở chương Thiên Văn). Vậy tại cung Tý hô Ngọ, thuận chuyển sang cung Sửu hô Mùi, cung Dần hô Thân,… cung Dậu hô Mão (ngừng lại). An Mệnh tại cung Dậu.

Tinh hệ của môn Thất Chính Tứ Dư ban đầu thì hầu hết đều là các thực tinh, tức là tính toán theo các sao có thật trên bầu trời như Nhật Nguyệt và Ngũ Tinh (Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ), cùng 4 Hư Tinh là La Hầu, Kế Đô (hiện tượng Thiên Văn của chúng là giao điểm của Bạch Đạo và Hoàng Đạo, nơi xảy ra Nhật Nguyệt thực) Nguyệt Bột, Tử Khí (sao chổi và sao băng). Mãi về sau này mới đưa thêm các Thần Sát là các Hư Tinh vào.

Sau này môn Thập Bát Phi Tinh (Phi Tinh tức là giả tinh, sao không có thực) cải tiến phương thức an Mệnh, bỏ không dùng độ số căn cứ theo 28 Tú nữa, thế bằng sao Thiên Trượng (một giả tinh là hóa thân của cái gậy đo bóng nắng). Nhưng vẫn giữ nguyên tắc lấy tháng 1 theo Tiết Khí nông lịch = từ ngày Lập Xuân tới ngay trước ngày Kinh Chập, và khởi Thiên Trượng tại cung Tý đi nghịch đến tháng sinh mà an sao (bản chất vẫn giống như 28 Tú đi nghịch, Lập Xuân tại Tú Hư 1 độ, nhưng phép dùng Thiên Trượng tính tương đối hơn). Khi an Thiên Trượng tại cung nào thì lại từ cung ấy hô tên Địa Chi giờ sinh, đếm thuận tới Địa Chi Mão thì dừng lại an Mệnh cung.

Tinh hệ của môn Thập Bát Phi Tinh có Tử Vi + 18 sao khác, phân ra làm 12 chính tinh (Tử Vi, Thiên Lộc, Thiên Phúc, Văn Xương, Quán Sách, Thiên Khố, Hồng Loan, Thiên Không, Thiên Thọ, Thiên Ấn, Thiên Quý, Thiên Hư) và 7 phụ tinh (Thiên Trượng, Thiên Dị, Mao Đầu, Thiên Nhận, Thiên Hình, Thiên Dao, Thiên Khốc).

Chúng ta liền nhận thấy rằng các môn này đều căn cứ vào độ số của Mặt Tời để mà lập Mệnh, căn cứ vào Ngũ Tinh và Nhị Thập Bát Tú để mà sử dụng làm các sao để tính toán ảnh hưởng của chúng đối với con người trên địa cầu. Mặc dù biến thể sau này từ các Thực Tinh thành ra các Hư Tinh, nhưng đều có căn cứ chặt chẽ vào các hiện tượng Thiên Văn cùng những tính toán thời gian theo Lịch Pháp, chứ không phải là bịa vu vơ ra các sao lung tung mà dùng.

Sau nữa, đến cuối thời nhà Đường, đầu thời nhà Tống, cái ông sáng tạo ra môn Tử Vi Đẩu Số (ta cứ tạm công nhận đó là ông Trần Đoàn đi) mới tiến hành cải cách một lần nữa. Lần này hoàn toàn sử dụng các Hư Tinh, ông ấy căn cứ theo nội dung chính của thuyết Cái Thiên trong Thiên Văn Học là trời tròn đất vuông, là xem một nửa để suy ra toàn bộ (vì phái Cái Thiên coi vòm trời là nửa hình cầu, ban ngày là nửa Nam còn ban đêm là nửa Bắc) mà đem Thất Chính phối hợp với Nhị Thập Bát Tú, lấy một nửa của nó là con số 14 để tạo ra các Chính Tinh trong môn Tử Vi Đẩu Số. Hiện tượng Thiên Văn của mỗi Chính Tinh trong 14 Chính Tinh đó chính là là giao điểm của Thất Chính (theo Vĩ tuyến) với Nhị Thập Bát Tú (theo Kinh tuyến).

Phương pháp lập Mệnh của môn Tử Vi Đẩu Số, mặc dù không cần chú trọng đến Tiết Khí nữa, nhưng thực chất thì vẫn có dùng đến nó, bởi vì Tiết Khí vốn đã được bao hàm ở trong Lịch Pháp Âm Dương rồi. Xét về bản chất thì cung Mệnh của môn Tử Vi vẫn cứ là vị trí tương ứng với Mặt Trời như tôi đã từng trình bày ở đầu topic này, và nó cũng chính là kế thừa phương pháp lập Mệnh căn cứ vào Mặt Trời của Thất Chính Tứ Dư và Thập Bát Phi Tinh. Nhưng mà môn Tử Vi Đẩu Số có cái đặc biệt là chú trọng đến ảnh hưởng của Mặt Trăng, cho nên mới dùng số ngày để tính toán, mà Số của ngày trong tháng lại chính là đến từ điểm Sóc (ngày mồng 1), vì sự vận hành của Mặt Trăng (27.3 ngày 1 vòng quanh Địa Cầu, 29.5 ngày 1 Tuần Trăng Sóc Vọng) có mối quan hệ gần gũi với vị trí của Nhị Thập Bát Tú (xem lại phần nói về Nhị Thập Bát Tú).

Bởi vậy mà trong Tử Vi Kinh mới chép là Trần Đoàn lão tổ thưa với Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận rằng: môn Tử Vi đã có từ lâu rồi, thần chỉ là người san định lại mà thôi, môn này kết hợp từ các môn Thiên Văn, Lịch Pháp, Ngũ Hành, Dịch Học, Hình Tượng, Tạp Chiêm,…

————————

Yếu tố giải họa Kình Đà là Phượng Các – Giải Thần.

Sao Phượng Các nó cũng chính là sao Giải Thần luôn, trước môn Tử Vi Đẩu Số chỉ có 1 sao là Giải Thần thôi, nhưng một sao lại có nhiều tính chất độc lập nên mà cổ nhân khi thiết lập môn Tử Vi Đẩu Số mới tách sao này thành 2 sao riêng biệt để phân lập nhóm tính chất may mắn, hoa lệ, đẹp đẽ, dịu dàng, điềm vui mừng gắn với lễ nhạc và văn chương, chủ cái lầu gác, đường đi,… rồi đem gán cho 1 sao và đặt tên nó là Phượng Các. Còn để cho Giải Thần chuyên chủ về nhóm tính chất giải trừ, tháo gỡ, tách ra, làm tan đi, thông suốt, suôn sẻ,… với tác dụng chuyên cứu giải tai nạn.

Nguyên nhân đặt tên nó là Phượng Các lại xuất phát từ sao Long Trì. Cái sao Long Trì này vốn ban đầu chính là sao Quan Phù, nhưng cũng có các nhóm tính chất khác biệt cho nên được tách làm 2 sao, cho nhóm tính chất may mắn, hanh thông, biến hóa, vui mừng gắn với lễ nhạc văn chương, chủ cái sân, cái giếng, cái hồ,… gán cho 1 sao rồi đặt tên nó là Long Trì, bởi vì bắt đầu từ năm Tý thì Thái Tuế khởi tại Tý và cái sao ấy (Phù – Trì) khởi tại Thìn là chỗ tú Giác tú Cang có cầm tinh là con rồng nên mới lấy tên Long đặt cho nó. Đã có Long thì cái sao cặp đôi với nó khởi ở đối cung mà lại đi nghịch chiều được tách ra từ Giải Thần cần đặt tên là Phượng để tạo thành bộ Long Phượng là cặp hình tượng các linh vật cao quý may mắn. Đối với phần còn lại của sao Niên Phù (tên cổ của sao Quan Phù, còn gọi bằng tên khác nữa là Ngũ Quỷ Phi Phù) có nhóm tính chất chủ việc quan, việc công đường, hành chính, thưởng phạt, luật lệ,… thì đặt tên là Quan Phù.

Việc tách sao này là có chủ ý rất rõ ràng, thí dụ như nói hạn gặp Long Phượng với cát tinh thì thường cưới xin hoặc có con cái, những việc hỉ, việc vui mừng… thì phải dùng các tên ấy để nói cho rõ ý nghĩa, chứ không thể nói là hạn ấy gặp Quan Phù với Giải Thần được vì nó rất tối nghĩa, chẳng ai mà hiểu được những cái việc vui kia thì liên quan quái gì đến cái việc công đường luật lệ hành chính với giải trừ tháo gỡ cả, cái việc cưới xin là tác hợp đôi lứa mà lại nói hạn gặp sao chủ giải tán cởi bỏ là Giải Thần thì nó chối tỉ, chẳng ai chấp nhận được. Ấy thế mà trên lá số thì vẫn nghiễm nhiên xuất hiện 2 bố Quan Phù với Giải Thần ở trong hạn, bởi vì Quan Phù luôn luôn đồng cung với Long Trì còn Phượng Các luôn luôn đồng cung với Giải Thần mà. Đó chính là ý nghĩa của việc tách nhóm tính chất của 1 sao thành 2 sao chủ mỗi sao một nhóm tính chất độc lập, nhằm làm rõ ý tượng muốn đề cập.

Thế sao Long Trì có khả năng hóa giải họa của Kình Đà hay không?

Thưa, hoàn toàn KHÔNG THỂ, bởi vì Quan Phù (Long Trì) rất sợ gặp Kình Đà (tên cổ của Kình Dương là Dương Nhận), cái thằng Dương Nhận chủ tranh đoạt, cạnh tranh mà gặp Quan Phù (Long Trì) chủ việc quan, hình luật, thì luôn gây ra các sự kiện xui xẻo như dính đến kiện tụng, tranh cãi ở công đường, gây ra tai hối (tai nạn hối hận),…

Quan Phù (Long Trì) mà gặp sao Thiên Thương (tên cổ là Thiên Hao) thì gây ra chuyện vì dính đến quan tụng mà hao tán, bị hình phạt, đặc biệt rõ nét khi gặp thêm Thiên Hình.

Quan Phù (Long Trì) mà gặp Sát hung tinh tụ tập thì mắc nạn tù ngục như Công Dã Tràng chính là vì vậy.

Quan Phù (Long Trì) mà gặp Thiên Hình với Địa Kiếp thì mắc nạn bị tiểu nhân ghen ghét hãm hại, đẩy vào cảnh kiện tụng hoặc khiến cho rơi vào vòng lao lý, cũng chính là vì vậy.

Thế sao Giải Thần có tượng linh vật riêng hay không mà tôi lại phải dụng tượng con Phượng?

Nó có tượng riêng, đó là con Giải Trãi, là một loài thú thần thoại có sừng nom vừa giống con bò rừng, vừa giống con huơu con dê, loài này rất biết phân biệt phải trái, hễ ai tranh chấp cãi cọ thị phi thì nó liền xông ra húc cái bên sai trái. Trong truyện Tây Du Ký có nhắc đến con vật này đoạn thuật về con khỉ sáu tai biến làm Tôn Ngộ Không giả, đánh nhau khắp nơi từ âm ti cho đến thiên đình, cũng từng nhờ con thú này ra phân biệt ai là hàng xịn còn kẻ nào là hàng nhái, con Giải Trãi tuy biết được rõ kẻ giả mạo nhưng sợ con khỉ sáu tai kia pháp thuật cao cường nên không dám nói ra,…

***

Trong môn Tử Vi Đẩu Số có nhiều sao được tách ra nhằm phân lập nhóm tính chất hay không?

Thưa có, rất nhiều là đằng khác, nhưng trải qua hàng trăm năm tồn tại và phát triển, nhiều sao đã bị lược bỏ đi vì một phần để đơn giản hóa cho gọn, một phần là do người đời sau tùy tiện bỏ đi vì không hiểu rõ tác dụng của nó.

Tôi thí dụ sao Tuế Phá, còn được gọi với tên khác là Đại Hao (tên này ngày nay ai học môn Phong Thủy sẽ biết ngay vì bây giờ vẫn dùng), lại còn có tên khác là sao Lan Can (ai học môn Thất Chính Tứ Dư, Quả Lão Tinh Tông thì biết sao này). 3 cái tên đều chỉ 1 sao, cũng có thể gọi là 3 sao cùng chung 1 chỗ, cũng có thể gọi là 3 sao được tách ra đại diện cho các nhóm tính chất riêng mà mỗi sao đại diện cho một nhóm.

Cái tên Phá với Hao thì dễ hiểu vì tính chất hao phá, hao tán, yếu thế,… cho nên việc tách ra không mang nhiều ý nghĩa, bỏ cái tên Hao đi vẫn có thể hiểu được nó nếu dùng tên Tuế Phá và hiểu hết tính chất ý nghĩa của nó. Cái tên Lan Can vốn mang nghĩa cái hàng rào, cái lan can,… để đại diện cho nhóm tính chất ngáng trở, ngăn chặn, cô lập, yếu thế,… bỏ cái tên Lan Can đi thì vẫn có thể tạm chấp nhận được nếu hiểu kỹ ý nghĩa và tính lý của sao Tuế Phá còn có tác dụng ngăn cản, cản trở. Nhưng bở đi rồi thì khiến cho hậu học sẽ bị mất một căn cứ rất khó để nhận ra sự hữu dụng và cần thiết của nó.

Cái hữu dụng đáng quý ấy là cái gì? Thưa, là cái rất quan trọng để hóa giải trường hợp Mã ngộ Không Vong.

Ai học Tử Vi cũng biết rằng “Mã ngộ Không Vong chung thân bôn tẩu” tức là cả đời phải bôn ba lang bạt, không yên vị, không ổn định về tinh thần lẫn vật chất. Nhưng hầu như không có ai biết được yếu tố gì có thể hóa giải được trường hợp này. Trong khi các sách Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư và Tử Vi Đẩu Số Toàn Tập có viết sờ sờ ra rằng “Phàm Mã ngộ Không Vong hữu Lan hữu an tắc vi cát, tắc hữu đình chỉ, vô Lan giả tắc vi tán Mã” nghĩa là Hễ mà Mã gặp Không Vong có “Lan” có yên cương thì là cát, thì có sự ngừng lại, còn nó mà không có “Lan” thì là ngựa chạy tán loạn lung tung. Sách viết rõ vậy đấy, nhưng vì hầu như không ai biết đã từng có cái sao Lan Can cho nên chẳng ai hiểu được cái chữ “Lan” trong câu ấy để ám chỉ là cái gì, thành ra đã bỏ qua một ý nghĩa rất quan trọng là khi mà Thiên Mã bị Không Vong án ngữ – nếu như có sao Lan Can thì sẽ như ngựa được có yên cương quản chế mà dừng lại không chạy tán loạn nữa.

Ngày xưa tôi từng nghe ai đó hoặc đã từng đọc ở sách nào đó (giờ tôi không nhớ rõ chi tiết), đã nói rằng “Đại Hao có thể giải Không Vong”, thì ngay khi ấy tôi cũng bĩu môi mà cho rằng nói như thế là nhảm nhí. Nhưng về sau tôi suy ngẫm kỹ thì nói như vậy cũng có lý nhưng buộc phải hiểu Đại Hao mà người ta nhắc đến là tên gọi khác của sao Tuế Phá đồng thời ám chỉ Lan Can, và phải hiểu rằng cái tính hóa giải ở đây là nói cho trường hợp Mã gặp Không Vong.

Nếu mà đã thuộc cách an sao, thì sẽ rút ra một hệ quả rất quan trọng là những người tuổi Dần, Thân, Tị, Hợi sẽ được miễn nhiễm sự bôn ba lang bạt nếu như Mệnh Thân gặp cách Mã ngộ Không Vong, bởi vì 4 tuổi này nghiễm nhiên là Tuế Phá – Lan Can đã đồng cung với Mã nên dù có Không Vong án ngữ thì đã tự có sẵn yếu tố hóa giải sự bôn ba ấy rồi.

Điều này tôi đã kiểm nghiệm lại đúng rất nhiều trên các lá số thực tiễn, mọi người cũng có thể tự mình kiểm tra lại để đối chứng lý luận và thực tiễn.

***

Mọi người thử suy ngẫm xem lý do tại đâu mà sao Quan Phù lại được đặt tên như vậy và trước đó thì nó được đặt tên là Ngũ Quỷ (Phi Phù)?

Phải lần lại từ xuất phát điểm ban đầu.

Năm Tý thì Thái Tuế đóng tại cung Tý, đếm từ đó với số vị là 1 thuận chiều tới cung Thìn thì có số vị là 5, tại đó đặt một giả tinh (sao quy ước) rồi dùng tính chất sinh khắc của ngũ hành kết hợp với số vị của nó để mà đặt tên.

Cung Thìn có chứa khí Thổ, khắc khí Thủy ở cung Tý, mà theo kiến thức tiết học ngũ hành thì ta biết rồi “khắc ngã giả vi Quan Quỷ”. Cho nên đặt tên cho cái giả tinh tại Thìn là Ngũ Quỷ, với Ngũ là chỉ số vị = 5, còn Quỷ là do tính tương khắc.

Sau dựa vào tính chất báo hiệu, dấu hiệu, liên quan tới công vụ hành chính, công đường,… của nó gắn liền với tính chất của Thái Tuế mà gọi nó là Phi Phù (chữ Phi nghĩa là bay, là phát tán… còn chữ Phù nghĩa là dấu hiệu, tín hiệu, phù hiệu,…).

Kế đó, vì sao này an theo đơn vị thời gian Năm (niên) cho nên lại còn gọi nó là Niên Phù.

Sau điều chỉnh lại thành tên gọi Quan Phù dùng ổn định trong hầu hết các môn thuật số. Với chữ Quan vừa thể hiện được bản chất tương khắc ngũ hành, vừa thể hiện được ý nghĩa liên đới đến việc quan, công vụ, công đường,…

————————

Thế giới có ~ 7,6 tỉ người, vậy thì bao nhiêu người có chung 1 lá số tử vi?

Thông thường, để tính tổng số mẫu lá số TV có thể lập được, người ta vẫn tính theo công thức:

60 năm x 12 tháng x 30 ngày x 12 giờ x 2 giới tính = 518.400 lá số.

Nhưng công thức đó không phải là công thức tính đúng vì nó sai nhiều lắm.

Cần phải tính theo phương pháp sau:

a, 1 Năm Âm Lịch có Số ngày = 354 hoặc 355 ngày, năm Nhuận thì có 384 ngày.

b, Theo Lịch Pháp thì cứ 19 năm có 7 năm Nhuận, nên 60 năm có ~ thêm [21 + 1 = 22] tháng Nhuận nữa ~ 22 x 30 = 660 ngày.

Vậy 60 năm sẽ có Số ngày ~ = [(354 x 60) + 660] = 21.900 ngày.

c, Đối với Thủy Nhị Cục thì số mẫu lá số trùng lặp là 6/30.

Đối với Thổ Ngũ Cục thì số mẫu lá số trùng lặp là 12/30.

Vậy thì số mẫu lá số trùng lặp trên tổng số 5 loại Cục có tỉ lệ 18/150. Nên các mẫu lá số còn lại có tỉ lệ là (150 – 18)/150

d, Như vậy tổng số lá số ~ = [21.900 ngày x 12 giờ x 2 giới tính] x [(150 – 18)/150]

= 525.600 x [132/150] ~ = 462.528 lá số.

Rốt cuộc có ~ [7,6×10^9 : 462.528] là có 164.314 người có chung 1 lá số tv.

Vậy hơn 16 vạn người ấy chung 1 lá số tv thì liệu có chung 1 số phận hay không?

Thưa, dĩ nhiên là không.

————————

Tính chất của Tuần Triệt và ứng dụng vào giải đoán lá số Tử Vi:

– Tuần và Triệt đều là là các trạng thái Không Vong chứ không phải là Sao cho nên Tuần Triệt không có khả năng chiếu tới tam phương tứ chính như các Sao thông thường.

– Triệt là Không Vong theo đơn vị Can-Chi của Tháng nên có cường độ tác dụng nhanh, mạnh mẽ, và cũng có thời gian hiệu lực ngắn, khoảng Tiền Vận (30 năm đầu đời), sau khi chuyển sang Hậu Vận (từ sau khoảng 30 tuổi trở đi) thì Triệt giảm hầu như gần hết tác dụng.

– Tuần là Không Vong theo đơn vị Can-Chi của Năm nên có cường độ tác dụng không mạnh như Triệt, mà chậm rãi đều đặn ổn định về cường độ, nhưng kéo dài cả khoảng 60 năm cuộc đời.

– Không Vong tạo ra môi trường trống rỗng, nên cái dụng của “Không” lại là có khả năng chứa đựng thêm, như cái nhà mà không có khoảng không thì không thể ở được, cái cốc nước càng trống rỗng bao nhiêu thì càng có khả năng để chứa đựng thêm bấy nhiêu ứng với cái khoảng trống ấy, chứ cái cốc mà đầy nước rồi thì nó chẳng có khả năng chứa thêm chút nào nữa, dù là 1 giọt cũng sẽ tràn đi. Chính vì thế mà những người có Không Vong án ngữ tại Mệnh, dù phải chịu những bất lợi riêng do chúng gây ra, nhưng lại có được một số lợi điểm khác mà một trong số đó là trí thông minh hơn người, nếu Mệnh VCD mà có Không Vong án ngữ thì càng thông minh.

– Chính Tinh bị ảnh hưởng Không Vong của Tuần Triệt gây ra là mạnh hơn so với các Phụ Tinh.

– Triệt tác động mạnh lên cung Dương, người sinh năm Dương.

– Tuần tác động mạnh lên cung Âm, người sinh năm Âm.

– Tại các vị trí mà Tuần / Triệt án ngữ, nhiều người nghiên cứu môn Tử Vi đều biết các vị trí mà Không Vong án ngữ đều có sự trục trặc hay bất thường gì đó, nhưng rất nhiều người không phân tích được rõ ràng từng cái “trục trặc” với “bất thường” ấy cụ thể là gì. Thực ra thì các tính chất bất thường đó đều không nằm ngoài 4 hiệu ứng chính của Không Vong gồm:

+ Hiệu ứng thứ nhất tính tiêu tán đối với tính chất các sao: có tác dụng làm giảm tất cả các tính chất đặc trưng của các sao khác bất kể là cát hay là hung, nói cách khác thì Không Vong làm tiêu tán đi các tính chất đặc trưng của các sao, như khiến cho các tài tinh thì không tụ được tài lộc, các quý tinh thì không thể quý hiển, các quý nhân tinh không cứu trợ nâng đỡ, sát hung tinh bị suy giảm không sát phạt giết chóc, cát tinh bị suy giảm cát tính chẳng thể ban phúc ban may mắn,… Nên nhớ rõ, Không Vong chỉ làm giảm tính chất đặc trưng của các sao, chứ không làm đảo lộn tính chất từ tốt biến thành xấu hay từ xấu biến thành tốt, còn mức độ làm giảm như thế nào thì phụ thuộc vào cường độ mạnh yếu cụ thể của Tuần án ngữ hay là Triệt án ngữ, vị trí án ngữ ở cung âm hay dương, thời gian nào (xem lại các tính chất bên trên).

Không Vong làm tiêu giảm cường độ của miếu vượng đắc hãm, tức là các sao miếu vượng đắc mà gặp Không Vong án ngữ thì giảm độ sáng đi, còn những sao lạc hãm mà gặp Không Vong án ngữ thì sẽ bớt hãm đi, đây cũng là một trong những nhu cầu cần thiết lập các vị trí Không Vong trong cấu trúc lá số nhằm cứu trợ những Sao lỡ thời lạc vị vào các chỗ hãm.

+ Hiệu ứng thứ hai là tính chất cô lập, ảnh hưởng cản trở gây ngăn cách đến các tương tác chiếu (tức sự cộng hưởng tính chất phối hợp) của các sao, bộ sao: Bản thân nơi mà Không Vong án ngữ vốn vẫn được gọi là Cô, còn nơi xung đối với nó thì được gọi là Hư, do một nơi bị cô lập nên nơi xung đối với nó bị mất lực đối xung (không còn đối ứng) vì thế mà tự nhiên trở thành hư hão, mất cân bằng.

Tại những nơi mà Tuần / Triệt án ngữ thì các sao ở trong đó đều bị cô lập và hầu như không có khả năng chiếu ra bên ngoài.

Triệt thì ảnh hưởng mạnh cho nên chặn khả năng chiếu của các sao mạnh, đặc biệt là tại các cung Dương thì chia cắt hoàn toàn các tương tác giữa các sao, không cho chúng có sự cộng hưởng tính chất dù kể cả đó là các sao đôi sao bộ, ngăn các sao ở trong chỗ nó án ngữ chiếu ra, chặn các sao ở bên ngoài chiếu tới chỗ nó án ngữ; nhưng ở tại các cung Âm thì tính chất này yếu hơn 1 chút, những sao đôi sao bộ vẫn có thể có một chút cộng hưởng tính chất với nhau. Giữa 2 cung Âm Dương nơi Triệt án ngữ thì cũng bị cô lập không có tương tác ảnh hưởng giáp cung. Đây chính là nguyên cớ mà người ta đặt tượng cho Triệt là cái đao chặt chém, là cái khiên chắn đỡ, cũng là nguyên cớ dẫn đến hệ quả rằng cung Tật Ách mà có Triệt án ngữ thì không có tai ách bệnh tật hoặc dù có thì tật bệnh gì cũng khỏi nhanh chóng, rồi cung Mệnh mà có Triệt án ngữ thì dù tam phương có đầy rẫy sát tinh thì vẫn bình chân như vại vì không sợ xung sát gì cả,… Tuy nhiên, do thời gian ảnh hưởng của Triệt ngắn cho nên tới khi mà Triệt giảm tác dụng thì các sao lại có thể chiếu đi lại ra vào chỗ nó án ngữ như thường.

Tuần thì ảnh hưởng nhẹ hơn Triệt cho nên việc chặn khả năng chiếu của các sao cũng không mạnh, nó chỉ đủ lực để ngăn cản các sao ở bên trong chỗ nó án ngữ chiếu ra ngoài chứ cái môi trường trống rỗng nó tạo ra lại tạo điều kiện thuận lợi cho các sao bên ngoài chiếu tới chỗ nó án ngữ thuận lợi, nói cách khác thì gọi là Tuần cho phép các sao ở tam phương tứ chính chiếu vào nơi nó án ngữ, đồng thời nó cũng tạo điều kiện cho các sao ở 2 cung Âm Dương nơi nó án có thể tương tác với nhau (mà gọi nôm na thì như 2 cung này được nối thông với nhau, ai muốn có thêm ví dụ về thông cung thì tìm lại bài luận của bác INDOCHINE về cung Phúc của ông Tân Mão). Đây chính là bản chất tạo ra cái tốt đẹp của cách Nhật Nguyệt Tịnh Minh với Mệnh an tại Mùi VCD có Tuần án ngữ, còn tại Quan ở Hợi có Thái Âm, tại Tài ở Mão có Thái Dương và Thiên Lương, cái cách này vẫn được cho rằng là có trên lá số của Khổng Minh. Tôi thì không quan tâm rằng có thật là lá số của Khổng Minh có cách cục như vậy hay không, mà tôi chỉ cần biết rằng cung VCD vốn đã chịu ảnh hưởng mạnh từ các sao ở các cung tam phương tứ chính, nay cung Mùi VCD lại có cả Tuần án ngữ thì nó sẽ nhận ảnh hưởng mạnh nhất từ Nhật Nguyệt Thiên Lương ở Hợi Mão chiếu về, kế đến là nhận ảnh hưởng mạnh từ Tử Vi ở Ngọ cung (vừa giáp hợp vừa có Tuần nối thông cung), cuối cùng mới là nhận ảnh hưởng từ Cự Đồng ở Sửu cung (bởi vì Cự Đồng ở Sửu là vị trí xung đối với Không Vong nên bản thân nó là vị trí Hư, nên dù vẫn có ảnh hưởng chiếu đến Mùi nhưng mà cường độ không phải là mạnh). Người có bố cục này, bản tính cực kỳ thông minh (đã VCD lại có cả Không Vong án ngữ, đồng thời được Nhật Nguyệt chiếu hư không chi địa) đường công danh quan quý phát mạnh vì Nhật Nguyệt đều miếu vượng, lại còn có ảnh hưởng của Tử Vi (vua) ở ngay bên cạnh, cho nên cổ nhân mới dùng tượng là “tá cửu trùng ư kim điện” (kề cận phò tá cho vua ở điện vàng). Nhân tiện, xét lại vấn đề người ta gán cho Khổng Minh lá số có cách này cũng không phải là ngoa, bởi vì ông ta thông minh và phò tá vua dựng đại nghiệp là điều mà ai cũng biết rõ, hơn nữa do Không Vong án ngữ tại Mệnh cung nên tuổi thơ của ông ta vất vả, phải đi xa khỏi nơi chôn nhau cắt rốn nương nhờ tại nhà chú – những cái này đều ứng hợp với các tính chất “thiếu niên tân khổ”, “thường phải ly tổ / rời quê đi xa thì tốt hơn”, rồi thì do vẫn có cả ảnh hưởng của Cự Đồng cho nên ông ta biện luận rất ghê gớm, mắng người cũng chua ngoa, thuyết phục người cũng rất khôn khéo. Tại đây, nếu nhìn nhận tinh tế một chút thì sẽ phát hiện rằng cái nguyên tắc cung VCD cần mượn ảnh hưởng của cặp Chính Tinh ở đối xung không phải công thức bất biến, mà còn phụ thuộc vào có xảy ra Không Vong án ngữ ở cung VCD hay ở đối cung hay không rồi mới định mức độ ảnh hưởng nặng nhẹ. Nhiều người kinh nghiệm hàng chục năm trời nhưng vẫn kêu oai oái khi luận về Mệnh VCD hay Mệnh có Không Vong là rất khó vì có lúc ứng lúc không, nhưng khi chúng ta nắm vững được nguyên lý Hư Thực và Chủ Khách như trường hợp này thì sẽ dễ dàng suy luận được lúc nào thì cần mượn cặp Chính Diệu đối cung mà luận, lúc nào thì phải coi trọng tam hợp chiếu trước rồi xét đến cặp Chính Diệu ở đối cung sau.

* Lưu ý 1: Ảnh hưởng của Tuần dù nói là nhẹ, nhưng cường độ của nó vẫn tác động rất rõ nét đến các Chính Tinh, , thí dụ như tại cung Mùi VCD, ở Hợi có Thái Âm miếu nhưng bị Tuần án ngữ, ở Mão có Thái Dương và Thiên Lương, thì Thái Âm vẫn bị Tuần ngăn cản không cho có sự cộng hưởng tương tác với Thái Dương mặc dù Nhật Nguyệt đủ bộ đủ cặp tính cộng hưởng mạnh, nếu ta luận cung Mùi hay cung Mão thì không cần chú trọng đến những ảnh hưởng của Thái Âm nữa. Nhưng với các Phụ Tinh thì lại cần lưu ý có sự khác biệt, thí dụ như cũng trường hợp trên mà tại Hợi có Văn Khúc và tại Mão có Văn Xương, thì Văn Khúc dù là bị Tuần án ngữ nhưng vẫn có sự cộng hưởng yếu tác dụng với Văn Xương, nguyên nhân là do Phụ Tinh chịu ảnh hưởng của Không Vong ít hơn so với Chính Tính, đồng thời do sự ngăn cản yếu của Tuần mà Văn Khúc vẫn có thể cộng hưởng (yếu) với Văn Xương là sao cặp của nó. Ở đây cần nhấn mạnh rằng, nếu như ở 1 thế đứng khác, Văn Khúc ở Tuất bị Tuần án ngữ mà ta đang luận cung Dần hay cung Ngọ thì không cần chú trọng đến ảnh hưởng của Văn Khúc nữa, vì tại những cung Dần/Ngọ khi ấy không gặp được Văn Xương là sao cặp của Văn Khúc cho nên không có lực cộng hưởng đáng kể.

* Lưu ý 2: Do không phải là Sao độc lập mà là trạng thái “thăng hoa, xuất thần” theo từng đơn vị Thiên Can, cho nên Tứ Hóa là ngoại lệ đối với hiệu ứng cản trở khả năng chiếu của Tuần Triệt, tức là đối với Tứ Hóa thì có thể chiếu ra vào thoải mái những chỗ mà Tuần Triệt án ngữ, thậm chí càng là môi trường trống rỗng thì càng thuận tiện cho Tứ Hóa có tương tác mạnh. Đây là một trong những hệ quả mà tôi rút ra được sau khi phân tích bố cục của hàng trăm câu phú cổ, và khi nắm rõ tính ngoại lệ này thì ta sẽ dễ dàng hiểu được nếu đối chiếu với các phương pháp luận của các phái Tử Vi coi trọng Tứ Hóa, điển hình là phái Tử Vân – dù thuộc phái Tam Hợp chú trọng đến Cách Cục nhưng đồng thời coi trọng ảnh hưởng của Tứ Hóa, họ vẫn an Tuần Triệt nhưng khi luận số thì không thấy luận đến ảnh hưởng của Tuần Triệt. Đồng thời khi nắm được ngoại lệ này thì sẽ hiểu thấu bản chất vì sao 1 cung VCD có Không Vong án ngữ thì ảnh hưởng rất mạnh khi có các sao Tứ Hóa ở tam phương tứ chính, giáp cung, nhị hợp, lục hại.

+ Hiệu ứng thứ ba là sự phối hợp cả tính chất tiêu tán lẫn cô lập của Không Vong tới các cung chức: Như Tuần Triệt án ngữ tại Mệnh thì thường xảy ra sự cô độc, mồ côi, sớm xa cách người thân trong gia đình hoặc ít nhận được sự chăm sóc của cha mẹ anh em, thường phải ly hương,… như Tuần Triệt án ngữ tại Bào cung thì anh em thường ở xa cách nhau hoặc ở gần nhau nhưng khó hòa hợp,… như Tuần Triệt án ngữ tại cung Phúc thì phúc khí khó tụ, họ hàng ly tán, ngôi mộ của tiền nhân trong nhà mà ảnh hưởng trực tiếp lại thường đặt ở bãi trống hoặc sát cạnh đường đi (đường trống),… Những điều này còn phải nói rất nhiều nữa, nhưng chúng ta sẽ để dành khi tới phần luận về các cung chức.

+ Hiệu ứng thứ tư là tính chất mà Tuần Triệt gây ra sự đảo nghịch âm dương động tĩnh theo phân chia Nam Bắc đẩu của các Sao: Tính chất này ảnh hưởng trực tiếp tới việc luận ứng kỳ (thời gian xảy ra) của các sự kiện trong các hạn, như Bắc đẩu tinh thường ứng kỳ vào khoảng nửa đầu của hạn nhưng khi bị Tuần Triệt án ngữ thì nó sẽ bị đảo ngược tính âm dương động tĩnh khiến cho ứng kỳ rơi vào cuối của hạn (sẽ nói rõ khi luận Vận Hạn). Tính chất này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới việc luận về giới tính hoặc các thuộc tính âm dương đực cái của các Nhân Sự có liên quan khi luận tổng quát hay luận vào sự kiện trong hạn, thí dụ như Bắc đẩu tinh thì chủ đối với Người là nữ, đối với Con Vật là con cái, đối với Sự Vật hay Sự Việc là âm tính, nhưng khi bị Tuần Triệt án ngữ thì lại phải đoán những Nhân Sự đó đều mang dương tính, nam, đực,…

– Tùy thuộc vào vị trí, mà ngay trong 14 chính tinh thì phụ thuộc vào tính chất và động hay tĩnh của chúng mà có một số sao rất sợ Triệt, một số sao rất sợ Tuần, hoặc có sao lại thích gặp Triệt, có sao lại thích gặp Tuần. Những điều này thực chất đều là hệ quả gây ra do những tính chất và hiệu ứng đã kể trên của Tuần Triệt gây ra. Như những sao có tính động mạnh thì bị ảnh hưởng mạnh bởi Không Vong, những sao có tính tĩnh thì chịu ảnh hưởng nhẹ hơn, những sao có tính ám thì ưa gặp Không Vong, những sao có tính chất chủ tài chủ quý hiển thì sợ gặp Không Vong, những sao đang ở vị trí sáng đang miếu vượng thì sợ gặp Không Vong còn nếu đang ở vị trí mờ ám hãm địa thì ưa gặp Không Vong,…

(Chép lại từ facebook Quách Ngọc Bội)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.