Phi tinh màn đàm
1. “Quan Kị nhập Phụ xung Tật” – người nhẫn tâm
“Quan Kị phi nhập”, tức là cung Quan Lộc có thiên can mà khiến cho tinh đẩu ở 1 cung nào đó hóa Kị. Ví dụ như, Quan lộc cung có thiên can là Giáp mà Phụ Mẫu cung có Thái Dương tọa thủ, thì gọi là “Quan Kị nhập Phụ”. Bởi vì Kị tinh xung vào cung xung đối, mà Phụ Mẫu chính là cung xung đối với Tật Ách, nên tạo thành thế “Quan Kị nhập Phụ xung Tật”.
“Quan Kị nhập Phụ xung Tật”, bị coi là hành vi (của người làm Quan / trong công việc đối xử với người khác) mai một lương tâm, nhẫn tâm (đây là cái tật). Là người khẩu độc, tâm cũng độc. Gặp việc thì né tránh, đùn đẩy, thậm chí còn thừa cơ hội để lấy cớ trách mắng, vặn vẹo luôn người khác.
Tất nhiên, điều này không nhất thiết có thể khẳng định (về toàn diện) con người đó là xảo quyệt, thâm hiểm, nhưng chắc chắn khẳng định (về cư xử trong công việc) thì đó là kẻ tồi (nguyên văn đoạn này dùng từ “ác nhân” nhưng Hai Chén sửa đi thành “kẻ tồi” cho phù hợp mức độ hành vi).
Trải qua kiểm chứng thực tế, quả nhiên là không sai. Khi thấy có cách “Quan Kị nhập Phụ xung Tật”, nhìn xem có (tướng mạo) điển hình của ác nhân như vẻ ngoài hung dữ, thâm hiểm hay không, hoặc là nhìn “ngoài cứng trong mềm” tức là chỉ mạnh mồm nhưng nhát gan, thì phân biệt được ngay mức độ ác hiểm hay là tồi, kém cư xử.
2. “Thời cơ mua nhà lầu” – Tài Kị nhập Điền, Điền tự hóa Lộc.
Trên đã nói về cách dùng “Kị xung” rồi nói về xem cách “kẻ nhẫn tâm”. Giờ ta thảo luận tới cách “Kị nhập” nhé.
Phi Kị, bản thân nó đại diện cho ý nghĩa là “thu hồi nợ, lấy lại, dẹp bỏ nợ, hoặc là được hưởng lợi tức, được hưởng lương, lĩnh lương, thu về, hấp thụ,…”
Cho nên, nếu bạn phát giác Lưu Niên (tiểu hạn) có “Tài Kị phi nhập Điền” và “Điền tự hóa Lộc” thì đó là lúc bạn có thể được lợi nhuận lớn từ việc mua bán, giao dịch nhà đất, bất động sản.
Bởi vì “Kị nhập” đại biểu cho sự hấp thu, thụ hưởng. Vì vậy mà Tài Bạch cung phi Kị nhập Điền Trạch, lại gặp được Điền Trạch tự hóa Lộc, thì Lộc xuất tiết ra tiền tài vừa vặn đúng lúc cho cung Tài Bạch hấp thụ được.
Thế nhưng, nhất thiết phải không được sai lầm về phương hướng đi: Có người thấy thân chủ có cách “Tài Lộc nhập Điền” liền kêu thân chủ bán nhà, còn giục: “Có Lộc nhập rồi! Không ngờ sự lại tốt đến thế! Mau bán nhà nhanh đi!”.
(QNB chú: “thân chủ” ở đây có nghĩa là để chỉ đương số theo cách gọi của người được thuê tư vấn mệnh lý. Giống như kiểu ông luật sư gọi người mà ông ta được thuê để bảo vệ là “thân chủ”).
Thật là không may, trùng hợp làm sao mà thân chủ ấy liền gặp cách “Điền Trạch tự hóa Kị”. Lộc của Tài bị Kị của Điền như tượng nước nhỏ bị cuốn phăng đi, thiết nghĩ trường hợp này không mất tiền, phá tán, thì kể cũng hơi khó.
(QNB chú: ví dụ này là để bàn đến sự phân biệt về hướng phi nhập của Kị, của Lộc.
Như cách mà Tài Bạch cung có thiên can khiến cho tinh đẩu ở Điền Trạch cung hóa Kị, đồng thời thiên can của Điền Trạch cung lại tự khiến cho tinh đẩu ở trong cung của nó hóa Lộc – đây mới là cách hấp thụ được tiền tài, là thời điểm thu được lợi lộc, hoặc là buôn bán bất động sản.
Còn cách (ngược lại) mà Tài Bạch cung có thiên can khiến cho tinh đẩu ở Điền Trạch cung hóa Lộc, đồng thời thiên can của Điền Trạch cung tự khiến cho tinh đẩu bên trong nó hóa Kị – thì đây là cách phá tán tiền tài, như kiểu gió vào nhà trống, đem ví Kị như dòng lũ cuốn phăng, nuốt chửng Hóa Lộc vừa phi nhập).
3, Mệnh Kị nhập Hữu – chính là người có nghĩa khí (can Mệnh phi Kị và cung Nô, tức Giao Hữu cung).
Nhắc lại, “Phi Kị” hay “Kị nhập” mang ý nghĩa của sự hấp thu. Cho nên “Mệnh Kị phi nhập Hữu” có ý nghĩa là sự “quan tâm”, “sốt sắng” của người có nghĩa khí đối với bạn bè vậy.
Thí dụ như, “Mệnh Kị nhập Hữu”, biểu hiện là coi trọng nghĩa khí, lại thêm Huynh đệ cung mà ở Khố vị (QNB chú: hiểu nôm na là ở Mộ cung) lại xung với Khố đối diện là thể hiện ý nghĩa không tiếc tiền và sẵn sàng cho bạn vay tiền tài, giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn.
Có thực là vĩ đại như thế không? Trên thực tế, phải xét xem các yếu tố khác nữa. Còn quan trọng xét thêm tính tình của đương số qua sao chủ Mệnh và cung Mệnh để xác quyết thêm độ chắc chắn.
4. “Tài Lộc nhập Hữu, Hữu tự hóa Kị” là vì bạn bè mà sẽ gặp xui xẻo, phá tài, mất của.
Trước đã từng thảo luận qua cách người nghĩa khí chắc chắn sẽ là người đặt tình nghĩa cao hơn tiền bạc (như thành ngữ “sơ tài trượng nghĩa”, “trọng nghĩa khinh tài” ), nhưng suy cho cùng thì đó cũng chính là vì bạn bè mà tốn tiền, hoặc gặp khó khăn, xui xẻo. Vậy lại yêu cầu phải xem thêm các cung vị khác và lưu niên vận nữa rồi nhỉ.
Thiên can của cung Tài mà khiến cho Hóa Lộc bay vào cung Nô (cung Hữu, Giao Hữu), cung Nô lại tự hóa Kị, có ý nghĩa là liên tục muốn/đòi hỏi bạn bè chi trả tiền bạc. Bản thân hiện tượng này chẳng có gì gây hại lớn cả, nhưng nếu như không có đúng mệnh cách của “người có nghĩa khí” mà trên lưu bàn gặp cách nói trên (tức gặp cách Tài Lộc nhập Hữu, Hữu tự hóa Kị) thì đó chính là biểu hiện của việc vì bạn mà ta bị mất của, gặp xui xẻo, phá tài,… Vào lúc đó không nên tùy tiện mà bảo lãnh cưu mang bạn bè hoặc không có đủ kiện để cho bạn bè vay tiền.
5. “Giao Hữu trùng phùng Mệnh, Thiên, Tật, Quan, Tài” – người trọng nghĩa mà lại đa tai đa nạn.
(QNB chú: chữ Thiên này là để chỉ cung Di, Thiên Di)
Tại mục thứ 3 của phi tinh mạn đàm đã nói tới cách cục của “người trọng nghĩa khí”, và vì loạt bài này chỉ là “mạn đàm”, cho nên không có dự định nói quá sâu thêm, cho nên bài này làm một tổng kết nhỏ.
Nếu mà bản Mệnh có hiện tượng “người có nghĩa khí”, như thế cần xem Mệnh với cung Nô (giao Hữu):
– Cùng đại hạn hay lưu niên của Mệnh cung mà trùng điệp, thì sẽ chuốc lấy phiền não trong mối quan hệ với người khác.
– Cùng đại hạn hay lưu niên của Thiên Di cung mà trùng điệp, thì sẽ có thị phi hoặc là sẽ bị người ta bán đứng.
– Cùng đại hạn hay lưu niên của Tật Ách cung, Quan Lộc cung mà trùng điệp thì sẽ này sinh ra vấn đề không hay trong nhân sự.
– Cùng đại hạn hay lưu niên của Tài Bạch cung trùng điệp, sẽ bị phá tài.
6 – “Hóa nhập tái chuyển Hóa” – phi tinh chuyển di
(còn gọi là “Hóa đến rồi Hóa đi”)
Đây cũng chẳng phải là bí kíp võ lâm cái quái gì cả…
Ở những bài trước, chúng ta đã thảo luận về “phi Hóa” (cụ thể là nói về cách “Kị nhập”) của 2 cung, và cũng nói đến “xung chiếu” (cụ thể là nói về cách “Kị xung”). Thế nhưng đó cũng mới chỉ là mối quan hệ đơn giản của phi tinh giữa 2 cung với nhau mà thôi.
Trường hợp mà can cung Mệnh khiến cho tinh đẩu ở cung Thiên Di hóa thành Hóa Kị thì gọi là “Mệnh Kị nhập Thiên”, mang ý nghĩa nghĩa hình tượng cá nhân ở bên ngoài môi trường hoặc khi ta đi ra bên ngoài thường thể hiện là người cương trực, liêm khiết, ngay thẳng. Và trường hợp “Mệnh Kị nhập Tật” cũng mang ý nghĩa chỉ tính tình của người ngay thẳng, chính trực. Loại tình huống kiểu này cùng với nơi mà có Hóa Kị gốc theo can năm sinh cũng có điểm tương tự.
Vậy nếu như mà trường hợp “Mệnh Kị nhập Tật” đồng thời lại có can cung Tật phi Kị vào Thiên Di (tức là “Tật Kị nhập Thiên”) thì sao? Cách này được gọi là “Mệnh Kị nhập Tật, tái chuyển nhập Thiên), loại này ngược lại (với cách đơn thuần ở trên), nó mang ý nghĩa là lừa thày phản bạn, bất tín, bất nghĩa.
Biểu diễn dưới dạng: Mệnh — Kị –> Tật — Kị –> Thiên (Di).
Kỳ thực khá dễ thấy. Xét vế cuối “Tật Kị nhập Thiên”, cái tật (tức là tâm tính, ưu sự) theo thiên (bản năng thiên phú) mà hành sự, với đơn thuần 2 cung như vậy thì thật khó mà thấy được bản chất vấn đề tốt xấu, bởi vì cặp 2 cung chẳng qua là hướng tới sự hỗ động của hiện tượng thôi. Nhưng mà, khi có thêm vế đầu (tức “Mệnh Kị nhập Tật”) là Mệnh phi Kị vào tổ hợp này, thì nhất định việc diễn ra theo việc, mà mang ý nghĩa như trên.
Một yếu tố thêm vào tổ hợp, khiến cho có sự thay đổi lớn như vậy đấy.
7. “Theo Mệnh can của mệnh gốc mà định can cung của đại hạn” sẽ dịch chuyển thiên can của cung.
Ban đầu viết tiêu đề là “phi tinh mạn đàm” chỉ là mong muốn rằng lấy cái thú vị của hình thức đối thoại nhàn nhã một chút để trình bày kinh nghiệm cá nhân của tôi, cho bản thân có thêm hứng thú nghiên cứu “Phi tinh tử vi đẩu số”. Nào ngờ lại khiến Tử Vi phi tinh gây được hứng thú với các đại gia (QNB chú: “đại gia” ở đây là là chỉ các chuyên gia, học giả, bực thầy,…), thực sự là khiến cho người ta vui mừng đó mà. (Lúc đầu) Tôi còn tưởng rằng sẽ không có ai có hứng thú với thể loại học thuyết phiền toái này.
Vốn dĩ không muốn ở trong khuôn khổ của “Mạn đàm” mà lại đi thuyết trình quá nhiều về các lý luận cơ bản, bởi vì nó có thể sẽ gây nhàm chán. Thế nhưng mà, tôi nhận thấy rằng ở các mục “phi tinh mạn đàm 2.” cùng “phi tinh mạn đàm 5.” của tôi nói bên trên đã đề cập tới ứng dụng của “hoạt bàn”, nếu như mà chính bản thân tôi mà lại không có căn bản về lý luận của hoạt bàn theo “phi tinh phái” thì cũng rất có thể tôi đã áp dụng sai lầm mất thôi. Cho nên, tôi lại phải dài dòng mà nói sơ qua một chút về các yếu tố cơ bản. Hy vọng là các đại gia đừng chấp mà sẽ đại xá cho vậy.
Trong một số mục đã nói, tôi cũng đã bàn về sự Phi Hóa của Mệnh bàn. Bởi vì Can cung Mệnh gốc là cố định trọn đời, lại cũng không cải biến được, cho nên khỏi cần phải phiền toái với vấn đề của Can cung dịch chuyển.
Can của cung Đại Hạn cũng là dùng kiểu giống như Can của cung Mệnh gốc, ví dụ như Mệnh đóng tại cung Nhâm Ngọ, người Dương nữ Âm nam thì Đại Hạn thứ 2 sẽ đi theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, cũng chính là 13-22 Tân Tị, như vậy là Mệnh cung của Đại Hạn thứ hai ở ngay tại Tị, có Can cung là Tân.
Theo đó thì, cung Huynh đệ của đại hạn sẽ ở Canh Thìn, cung Phu Thê của đại hạn sẽ ở Kỷ Mão,… cứ thế mà suy ra.
Lưu ý, chỉ là cung vị di động, chứ cung Can không biến đổi, cũng cùng giống như một dạng của Mệnh gốc.
(QNB chú: độc giả lưu ý, tác giả loạt bài viết này cũng dùng phép khởi đại hạn từ cung Mệnh, như ở ví dụ trên là cung Mệnh Nhâm Ngọ thì ứng đại hạn đầu tiên 3-12 của Mộc 3 Cục. Và khi xét về hạn thì họ coi cung nhập hạn chính là nơi mà Mệnh đi đến, nên mới gọi là “Mệnh cung của đại hạn”, tức là họ cũng sử dụng luôn phép Lưu Cung, di cung, hay gọi như ta thường nói là cung Lưu Mệnh.
Sau đó, đối với hệ quy chiếu đại hạn thì họ coi đây là 1 tầng lá số thứ 2 với các cung vị Mệnh, Bào, Phu Thê,… đủ cả 12 cung dịch chuyển nhưng Thiên Can của các cung khi xét đại hạn thì không hề có sự biến đổi so với cung Mệnh gốc).
Cái này thì Tam Hợp Phái cũng thường đều dùng như là những lý luận cơ bản vậy. Và đại đa số các trình an lá số cũng lấy lý luận này mà coi như là cơ sở.
Thế nhưng, đối với Lưu niên, Tiểu hạn, Nguyệt hạn, Nhật hạn cùng Thời hạn thì khác, không chỉ có Cung vị biến hóa mà còn có cả sự biến hóa của Can cung nữa. Điều này thì các trình an lá số trên máy tính chưa thể hiển thị được, bởi vì chỉ có các phái Phi tinh mới đặc biệt lưu ý tới sự biến hóa của Can cung.
Sự biến đổi của Can cung (lúc đó cần) sử dụng đến phép “Ngũ Hổ độn” cùng “Ngũ Tý độn” đấy.
8. “Lưu niên Thái Tuế Can Chi định lưu niên Mệnh cung” – cần lưu ý theo phép “Ngũ hổ độn”
Mọi người đều biết rằng Mệnh cung của lưu niên thì dùng “Chi” của lưu niên mà quyết định. Tỷ dụ như Lưu niên tại Dậu thì Mệnh cung lưu niên năm nay ở ngay tại Dậu cung.
Vậy thì Can của cung ấy sẽ là gì? Có thể dùng Can của lưu niên thái tuế mà xác định. Năm nay là năm Ất Dậu, như vậy Mệnh cung ở tại cung Dậu, và Can cung là Ất. Cứ thế mà suy rộng ra, Phụ Mẫu cung là Bính Tuất, Phúc Đức cung là Đinh Hợi, Điền Trạch cung là Mậu Tý, Quan Lộc cung là Kỷ Sửu,…
Như thế thì cung Giao Hữu (QNB chú: tức cung Nô Bộc) có phải là Canh Dần không?
Không phải, theo cách sắp xếp Mệnh bàn gốc thì cùng một dạng, bời vì theo Ngũ Hổ độn thì đó chính là khởi điểm, cho nên ta đã từng lặp lại trước đó 2 Can rồi.
Cho nên theo đó mà cung Giao Hữu là Mậu Dần, Thiên Di cung là Kỷ Mão, Tật Ách cung là Canh Thìn, Tài Bạch cung là Tân Tị, Tử Tức cung là Nhâm Ngọ, Phu Thê cung là Quý Mùi, Huynh Đệ cung là Giáp Thân.
Cũng không đơn giản à nha. Cần lưu ý rằng lá số an theo trình an sao từ máy tính sẽ không cho ta kiểu Can cung dịch chuyển như thế được, bởi vì Tam Hợp phái chú trọng vào Lưu niên Mệnh cung cung Can tứ Hóa mà thôi, cho nên Can cung dịch chuyển của cung khác (đối với Tam Hợp phái mà nói thì) dẫu không dịch chuyển cũng chẳng ảnh hưởng gì. Thế nhưng dưới nhãn quan của phái Phi Tinh thì có quan hệ và ảnh hưởng lớn đấy nhé.
(Chúng ta) còn chưa chính thức sử dụng đến “Ngũ hổ độn quyết” cùng Ngũ Tý độn quyết” nhỉ. Mục dưới đây sẽ mở đầu giảng về sự biến hóa của Can trong Tiểu hạn, lưu nguyệt, lưu nhật, lưu thời hạn. Có khả năng là tương đối khó đấy, các đại gia hãy chuẩn bị tâm lý nhé.
(Người viết bài) chú: Trên thực tiễn “Phi tinh phái” có sử dụng Lưu niên Tuế can, cũng có sử dụng cả Lưu niên cung Can nữa. Cụ thể xin xem thêm ở mục “phi tinh mạn đàm 28.” – cung Can độn quyết bổ chú.
Độc giả lưu ý:
Theo cách hành văn và thuật ngữ sử dụng của tác giả của loạt bài này thì “Phi tinh phái” sử dụng 2 cung để coi về vận hạn trong 1 năm. Đó là:
– Cung có Lưu Thái Tuế, được chỉ bởi cụm từ “Lưu niên” hoặc “Lưu niên Thái Tuế”.
– Cung Tiểu Hạn, được chỉ bởi cụm từ “Tiểu Hạn”. Cái này tương đồng ý nghĩa với “Lưu niên Tiểu Hạn” mà chúng ta vẫn thường dùng.
Ví dụ như, ở đề mục mạn đàm số 8., có nói về dùng Can-Chi của “Lưu niên Thái Tuế” để mà xác định Thiên Can của “Lưu niên Mệnh cung”:
– Cụm từ “Lưu niên Mệnh cung” ở đây chính là chỉ cung Lưu Mệnh trong niên hạn 1 năm nào đó.
– Cách mà tác giả sử dụng là: lấy Địa Chi của niên hạn cần xét để mà xác định “cung nhập hạn”, tức là lấy cung có “Lưu Thái Tuế” năm ấy đến đóng mà làm mốc, như xét năm Dậu thì Lưu Thái Tuế ở cung Dậu và người ta coi đây là “Lưu niên Mệnh cung” của năm Dậu. Tiếp đó, lấy ngay Thiên Can của năm đang xét mà làm Thiên Can của cung nhập hạn luôn, như đang xét năm Ất-Dậu thì lấy luôn Can Ất của năm này áp vào thành Can Ất cho cung Dậu trên lá số. Rồi từ cung Ất-Dậu ấy trên lá số, lần lượt xác định Thiên Can cho 11 cung còn lại, theo chiều thuận -> Bính Tuất -> Đinh Hợi -> Mậu Tý -> Kỷ Sửu — đến đây phải dừng lại mà lưu ý đến quy tắc Ngũ Hổ độn, để không được chuyển liền từ Kỷ Sửu sang Canh Dần, bởi vì Dần cung luôn luôn phải được dùng làm điểm khởi đầu trong phép Ngũ Hổ Độn, cho nên phần sau đó tác giả mới giải thích về cung Dần mang Can là Mậu, rồi theo đó mà lần lượt thuận chiều Mậu Dần -> Kỷ Mão -> Canh Thìn -> Tân Tị -> Nhâm Ngọ -> Quý Mùi -> Giáp Thân -> (Ất-Dậu).
Chính vì thế cho nên tác giả cũng nói “chưa thực sự dùng đến phép Ngũ Hổ độn”, mà tác giả mới nhắc nhở là khi xét Thiên Can cho cung Lưu Mệnh ở cung Lưu Thái Tuế thì đến chỗ cung Dần là cần phải lưu ý đến điểm khởi đầu trong phép Ngũ Hổ độn để mà đỡ có sai lầm thôi.
QNB lấy luôn trường hợp này làm ví dụ cho dễ hiểu:
Ví dụ, năm nay là Giáp Ngọ tại cung Ngọ là mệnh, sau đó Ất mùi = phụ mẫu…. chứ không tính can cung của đại vận đó? (Ngũ hổ độn).
Ta không cần quan tâm cung Mệnh gốc của đương số nằm ở đâu trên lá số, hễ cứ là xét hạn năm Ngọ theo Lưu niên Thái Tuế thì ta cứ lấy cung Ngọ (nơi có Lưu Thái Tuế của năm Ngọ đóng) làm “lưu niên Mệnh cung” – tức cung Lưu Mệnh.
Lại xét hạn năm nay là năm Giáp-Ngọ chứ gì, vậy thì cung Lưu Mệnh của đương số có Thiên Can là Giáp luôn.
Tức là lấy luôn Can-Chi của năm ấy mà ốp vào cung có Lưu Thái Tuế đóng.
Thế rồi lần lượt theo chiều thuận từ Lưu Mệnh là cung Giáp Ngọ -> (L. Phụ Mẫu) Ất Mùi -> (L.Phúc Đức) Bính Thân ->…. -> (L. Thiên Di) Canh Tý -> (L.Tật Ách) Tân Sửu — tạm dừng lại nhớ đến điểm khởi đầu của Ngũ Hổ độn —> (L.Tài Bạch) Canh Dần -> (L. Tử Tức) Tân Mão -> (L. Phu Thê) Nhâm Thìn -> (L. Huynh Đệ) Quý Tị -> (trở về Lưu Mệnh là cung Giáp Ngọ).
9. Can cung Đại Hạn gia thêm Ngũ Hổ độn quyết để xác định Can cung tiểu hạn.
Phần trước đã bàn qua về phép xác định của Can cung Đại Hạn cùng Can cung lưu niên. Còn đối với Tiểu hạn, lưu Nguyệt, cùng với lưu Nhật hạn sẽ cần dùng đến phép “Ngũ Hổ độn”; với lưu Thời hạn thì dùng đến phép “Ngũ Tý độn”.
Phép khởi Tiểu Hạn, lấy Chi của năm làm chuẩn, không phân Âm Dương gì cả, cứ Nam thì thuận còn Nữ thì nghịch:
Thân Tý Thìn thì khởi tại Tuất
Hợi Mão Mùi thì khởi tại Sửu
Dần Ngọ Tuất thì khởi tại Thìn
Tị Dậu Sửu thì khởi tại Mùi.
Khi tìm được cung vị sở tại của Tiểu Hạn, cần tìm luôn Can cung nhé. Rất nhiều học thuyết đều dùng Can cung của Mệnh gốc mà tính Can cung của Tiểu Hạn, kỳ thực thì Can cung ấy lại phải dùng Can cung Mệnh bàn thông qua phép “Ngũ Hổ độn” mà xác định, chỉ có điều lần này dùng Can cung của nơi Đại hạn đóng.
Ngũ Hổ độn quyết:
Giáp Kỷ chi niên Bính Dần thủ
Ất Canh chi tuế Mậu Dần đầu
Bính Tân tiện do Canh Dần khởi
Đinh Nhâm hoàn tòng Nhâm Dần lưu
Duy hữu Mậu Quý hà phương lạc
Giáp Dần chi thượng hảo thôi cầu.
Mệnh bàn sau đây là ví dụ, năm Nhâm Tý lấy Tuất cung mà khởi Tiểu hạn đầu tiên, giả sử muốn tìm Tiểu Hạn của năm sau 34 tuổi, liền từ cung Tuất nghịch hành tới cung Sửu. Đồng thời Đại hạn 34 tuổi đang tại cung Bính Ngọ, có Can cung của Đại Hạn là Bính; với Ngũ Hổ độn quyết thì “Bính Tân tiện do Canh Dần khởi”, cho nên từ cung Canh Dần khởi đếm thuận đến tận cung Sửu:
Canh Dần -> Tân Mão -> Nhâm Thìn ->… -> Kỷ Hợi -> Canh Tý -> Tân Sửu.
(Theo đó) Can-Chi của cung Tiểu Hạn năm 34 tuổi sẽ chính là Tân Sửu.
[QNB chú: độc giả lưu ý, tuy tác giả viết hơi vắn tắt nên có thể người đọc sẽ thấy lằng nhằng khó hiểu 1 chút, nhưng để ý kỹ theo suốt mạch văn thì sẽ thấy rất rõ ràng như sau:
Phía trên, ở mục 8., tác giả đang nói là “năm nay là năm Ất Dậu” thì ta hiểu rằng lúc tác giả viết loạt bài này chính là năm 2005 – Ất Dậu.
Rồi tác giả lấy ví dụ là một người sinh năm Nhâm Tý, và giả thiết muốn tìm Tiểu Hạn “năm sau” tức là Tiểu Hạn năm 2006 – Bính Tuất. Cái chữ “năm sau” là so với thời điểm tác giả đang viết bài. Và tính đến 2006 – Bính Tuất thì đương số Nhâm Tý (1972) được 34 tuổi (thực chất phải là 35 tuổi ta mới đúng).
Đương số Nhâm Tý này phải là Nữ nên Tiểu Hạn mới khởi từ cung Tuất – kể là Tý mà đi nghịch đến cung Sửu thì chính là cung Tiểu Hạn năm Tuất.
Con số tuổi 34 đưa ra chỉ là cái mốc liên quan đến Đại Hạn đang thuộc cung nào mà thôi, và tác giả cho biết Đại Hạn của đương số đang ở cung Bính Ngọ.
Sau đó, tác giả dùng ngay Can của cung Đại Hạn làm yếu tố để dùng Ngũ Hổ độn mà xác định Can của cung Tiểu Hạn năm Tuất vì cho rằng Tiểu Hạn năm 34 tuổi đó đang 1 năm thuộc về thời gian 10 năm của Đại Hạn trên cung Bính Ngọ (đẻ năm Nhâm nên cung Ngọ của lá số gốc có Can Bính).
Tóm lại, phương pháp của tác giả dùng là: Lấy Thiên Can của cung Đại Hạn (có chứa số tuổi tương ứng với năm Tiểu Hạn sẽ xét) mà dùng Ngũ Hổ độn để xác định Thiên Can của cung Tiểu Hạn năm đó].
(Tác giả) chú: Kỳ thực thì Can cung Dần Mão đồng dạng với Can cung Tý Sửu nên có thể đếm nghịch cũng tính ra được.
Nếu như mọi người còn chưa thấy chán thì dưới đây sẽ nói tiếp đến Lưu nguyệt hạn cùng với Lưu nhật hạn.
10. “Can cung Lưu niên gia thêm Ngũ Hổ độn để xác định Can cung Lưu nguyệt” – còn Lưu nhật thì sẽ xem theo Can cung lưu nguyệt.
Mấy bài trên đã từng đàm luận qua về cách xác định Can cung của Đại Hạn, rồi của Lưu Niên, cùng với của Tiểu Hạn ra sao, để lấy mà làm cơ sở cho Phi Tinh Phái có thể phi hóa trên hoạt bàn. Ngoại trừ Can cung Mệnh gốc với Can cung Đại Hạn ra thì các Can cung của Tiểu Hạn, Lưu Niên, Lưu Nguyệt, Lưu Nhật, Lưu Thời đều không ngừng biến hóa. Như vậy, để vận dụng được Phi tinh thì cần phải đặc biệt chú ý đến điểm này.
Bây giờ sẽ tiếp tục nói đến Lưu Nguyệt và Lưu Nhật.
“Khởi Can cung của Lưu nguyệt hạn”
Từ “mệnh cung lưu niên” khởi nghịch đếm đến tháng sinh, lại từ cung ấy mà đếm thuận đến giờ sinh.
Dùng mệnh tạo sau đây để mà làm ví dụ, Lưu niên mệnh cung tại Dậu, can cung Thái Tuế là Ất (vừa khéo thế nào mà lại cùng với cung Mệnh gốc cùng 1 dạng Can là Ất) đếm nghịch đến tháng sinh là tháng 9 thì tới cung Sửu, lại từ cung Sửu kể là giờ Tý mà đếm thuận đến giờ sinh là giờ Hợi thì tới cung Tý. Cung Tý này chính là chỗ của Lưu niên đẩu quân của năm Ất Dậu, cũng chính là tháng đầu tiên của Lưu nguyệt hạn. Tháng thứ hai của Lưu nguyệt là ở cung Sửu, tháng thứ ba của Lưu nguyệt là ở cung Dần,… cứ thế mà suy rộng ra.
Lấy Can cung lưu niên là Ất để làm chuẩn, áp dụng Ngũ Hổ độn “Ất Canh chi niên Mậu Dần đầu”, cho nên sự phân bố của 12 cung chính là từ cung Mậu Dần. Tại ví dụ này khá cá biệt, vừa khéo thế nào mà Can cung của cung Dần theo Mệnh gốc lại cũng là Mậu. Cho nên xem như là khá dễ dàng, Can cung của tháng 4 ở cung Mão chính là Kỷ.
“Khởi Can cung lưu nhật hạn”
Cung Lưu nhật thì ngày thứ nhất chính là ở tại cung vị của Lưu nguyệt, cứ thế mà thuận hành các ngày thứ 2, 3,… vân vân. Lấy hôm nay là ngày 20 làm ví dụ, do (lưu nguyệt hạn) tháng 4 từ Mão cung mà bắt đầu đếm thuận cho đến 20 thì sẽ đến cung Tuất.
Can cung lại dùng Ngũ Hổ độn để mà xác định, lần này thì ta dùng Can cung của cung lưu nguyệt mà làm chuẩn. (Vì) Cung Lưu nguyệt có Can là Kỷ, mà “Giáp Kỷ thì Bính Dần thủ” cho nên Dần cung sẽ mang Can là Bính, đếm thuận đến Tuất cung thì chính là can Giáp. Do đó mà hạn Lưu nhật của ngày 20 tháng 4 sẽ ở trên cung Giáp Tuất.
Còn như xác định “Lưu thời hạn” thì lại phải dùng đến “Ngũ Tý độn”. Bài dưới đây sẽ tiếp tục nói đến.
11. Can cung Lưu nhật gia thêm Ngũ Tý độn để xác định Can cung Lưu thời.
Ngũ thử (Tý) độn quyết:
Giáp Kỷ chi nhật khởi Giáp Tý
Ất Canh chi nhật thành Bính Tý
Bính Tân chi nhật khởi Mậu Tý
Đinh Nhâm chi nhật khởi Canh Tý
Mậu Quý chi nhật khởi Nhâm Tý
Trước là phải tìm ra Can ngày rồi mới vận dụng Ngũ Tý độn quyết. Sử dụng luôn ví dụ Mệnh bàn ở ngay bên trên đây, đã biết là ngày 20 tháng 4 là Giáp Tuất, đếm thuận tới ngày 24 tháng 4 chính là: Giáp Tuất (20) -> Ất Hợi (21) -> Bính Tý (22) -> Đinh Sửu (23) -> Bính Dần (24 – khởi điểm của phép Ngũ Hổ độn, can Bính là trùng lặp lại).
(Vậy) ngày 24 tháng 4 là tại Dần cung, có Can cung là Bính.
Lấy “Ngũ Tý độn” mà khởi Can từ cung Tý, theo câu “Bính Tân chi nhật khởi Mậu Tý”, cho nên giờ Tý của ngày 24 tháng 4 là ở tại cung Tý và Can cung là Mậu; giờ Sửu ở tại cung Sửu với Can cung là Kỷ,… cư thế mà suy ra.
Liền một mạch mà nói quá nhiều về các lý luận cơ bản thì khả năng sẽ làm cho mọi người khó mà tiêu hóa được, thành thực xin lỗi vậy. Nhưng để bắt đầu thảo luận về hoạt bàn phi tinh, thì những lý luận đó đúng là không thể không biết được.
Nếu như quý vị có lưu ý, thì ta chưa hề vận dụng “Ngũ hổ độn quyết” cùng “Ngũ thử độn quyết” của Phi Tinh phái để mà phân biệt ở tại Tiểu Hạn, Lưu Nguyệt, Lưu Nhật cùng Lưu Thời.
Làm thế nào để biết thời cơ kiếm tiền? Các bài tiếp theo sẽ bàn tới ứng dụng phi tinh để biết thời cơ kiếm tiền.
(Nguồn: sưu tầm)