Nguyên lý của 60 hoa giáp
Mọi sinh vật sống trong vũ trụ đã được nhận định theo luật âm dương. Cây cỏ cũng có hoa đực hoa cái, côn trùng con kiến cũng có con cái con đực, cho đến vật dụng hàng ngày hầu như cũng dị biệt giữa đực và cái . Luật âm dương chi phối vũ trụ mọi sự sinh hoạt . Không gian đã có thiên là phải có địa. Thời gian càng chịu ảnh hưởng nhiều hơn.
Đã có mùa đông giá lạnh, phải có mùa hạ nóng hầm, mùa xuân ấm tươi, phải có mùa thu dịu tàn.
Âm dương là tinh thần, phần vật chất là ngũ hành, Thiên can là dương, Địa chi là âm. Thiên can có ngũ hành của Can, Địa chi có ngũ hành của Chi. Ngũ hành của Can có cái dương và cái âm. Địa chi cũng vậy . Âm dương ngũ hành của Can có 10 chữ rất rành mạch. Nhưng địa chi sao lại 12, thấy trội dư 2 cái Thổ (1 dương và 1 âm) .
Thấy rằng thời gian của 4 thời tiết từ cái xanh tươi (xuân) đến nắng gắt (hạ) lần theo mát dịu (thu) kế tiếp lạnh lẽo (đông) rồi lại nối đến xanh tươi (xuân)… thời gian cứ quanh quẩn như thế phải mất trên 365 khoảng mặt trời đồng thời gian đêm tối.
Căn cứ theo đó đăt tên là 1 năm có 365 ngày trung bình. Khoảng thời gian này cứ cách 2 lần lại phải điều chỉnh thêm chút ít cho đúng như thời tiết luân lưu . Đó là năm nhuận dầu rằng âm lịch hay dương lịch cũng vậy (1). Một đằng tính 29 hay 30 ngày làm một tháng (âm lịch) một đằng lấy 30 hay 31 ngày là một tháng (trừ tháng 2 có 28 ngày) thì đến năm nhuận , một đằng lấy thêm một tháng , một đằng lấy thêm một ngày cho vào tháng 2 là 29 ngày.
Khoảng 365 ngày căn cứ theo 4 mùa, nếu cũng lấy 10 địa chi như bên can thì chia nó lệch lạc, phải lấy thêm 2 cái thổ để ấn định thêm 2 tháng, mỗi tháng khoảng chừng 30 ngày , tức mỗi mùa 3 tháng tròn , cứ như thế luân lưu lấy 4 mùa làm một khoảng thời gian chủ đích làm 1 năm.
Đáng lý 10 hoa giáp vào với 12 chi sẽ thành 120, nhưng xếp dương vào với dương, âm đứng với âm (can và chi) nên chỉ còn con số 60 gọi là 60 hoa giáp.
Nhìn vào 60 hoa giáp từ Giáp Tí đến Quí Hợi, 2 chữ Can Chi đứng chung với nhau không khác gì một tiểu gia đình. Can đứng trên làm gốc (chồng) , chi tiếp theo là phụ (vợ) . Biết rằng mỗi Can hay Chi đều có một tính chất riêng biệt là ngũ hành. Gia đình nào phu thê đầm ấm , sự nghiệp dầu lớn hay nhỏ hẳn là bước đường đời phải cứ sự tươi đẹp tương đối hơn ai, trái ngược vợ chồng xung khắc. ngày tháng trôi nổi trống đánh xuôi , kèn thổi ngược, tưởng sự bất hạnh phải lâu nhiều hơn người.
Năm tuổi căn cứ vào Can và Chi, từ Giáp đến Quí ( Can) vào với Tí đến Hợi (Chi) hẳn có sự luân phiên thay đổi, nhưng thay đổi tốt hay xấu phải phân tích cho ra nguyên lý và cũng là nguyên “ý“ của Phục Hy âm thầm chỉ dẫn kín đáo.
Theo luật ngũ hành cái gì tương sinh là tốt, tương khắc là xấu. Vậy có thể hoạch phát một nguyên tắc như:
a/ Tốt nhất: Can sinh Chi (ví dụ tuổi Giáp Ngọ. Can Giáp ( Mộc) sinh Chi Ngọ (Hoả).
b/ Tốt thứ nhì: Can và Chi đồng hành ( Ví dụ tuổi Giáp Dần. cả 2 đều là Mộc).
c/ Tốt thứ ba: Chi sinh Can (ví dụ tuổi Giáp Tí . Chi Tí (Thuỷ) sinh Can Giáp (Mộc).
d/ Xấu tương đối: Can khắc Chi ( ví dụ tuổi Giáp Thìn. Can Giáp Mộc khắc Chi Thìn (Thổ) .
đ/ Nghịch cảnh: Chi khắc Can (ví dụ tuổi Giáp Thân: Chi Thân (Kim) khắc Can Giáp (Mộc)
Năm trường hợp này chỉ là một tấm thu hình rất nhỏ của kiếp nhân sinh . Sự hên xui đã ấn định như thế đó, còn tuỳ định mệnh phác hoạ hạnh phúc (vòng lộc tốn) tuỳ vị trí an Mệnh Thân (vòng Thái Tuế bổ khuyết tư thế) , nhất là Thân ( chính đương số với vòng tràng sinh) đã khuôn xử làm được những gì để mua chuộc.
Như tuổi Ất Mùi , Mệnh ở Mùi (Thái Tuế) , Thân ở di (Tuế Phá) biết chữ ất (Mộc) khắc chữ Mùi (Thổ) là đời tất nhiên gặp nhiều bước khó khăn. Nhưng Hợi Mão Mùi là 3 tuổi được hưởng hạnh phúc (Lộc tồn của tuổi Ất) Thân ở Di (nghịch cảnh) là cung Sửu cô lập được chữ THỌ cho phụ mẫu , thì định mệnh mới ngăn cản được phần nào, nhiều hay ít là do chữ Tài được mệnh điều động đến ách cung .
Tóm lại vận hạn của từng cá nhân, nguyên lý là do thời tiết. Đã có cái nóng phải có cái lạnh, đã có xanh tươi phải có vàng héo từng năm xuống đến tháng ngày giờ sinh thì đắc cách , khắc thì tai ương, phần chánh yếu là ở cái gốc (hàng can).Gốc được tưới bón hợp thời, cây được xanh tốt, gốc mà bị chặt cắt, dầu cây đương có nhiều hoa nụ tươi thắm, cũng phải úa vàng héo gục.
(1) Âm lịch thì cách 2 năm có 1 năm nhuận. Dương lịch thì 3 năm
(Tử vi nghiệm lý toàn thư – tác giả Thiên Lương)