Ngự định TINH LỊCH KHẢO NGUYÊN

(Quách Ngọc Bội dịch)

Lược thuật trọng điểm

Chúng thần cẩn thận làm thành 6 cuốn “Ngự định Tinh Lịch Khảo Nguyên”, năm thứ 52 đời Khang Hi, Thánh tổ nhân Hoàng đế ngự định. Ban đầu, năm thứ 22 đời Khang Hi, triều đình lệnh cho chúng thần lập hội đồng sửa sách “Tuyển trạch thông thư” và “Vạn niên thư” cùng một lượt để ban hành, mà 2 sách này không thể hòa một [1], ngoài ra theo như các thuyết xưa cũng đa phần không thể cải chính. Hàng năm theo giản mệnh (QNB chú: lệnh vua truyền xuống dưới dạng thẻ tre goi là “giản thư”) các cựu thần tinh thông Tinh Học (QNB chú: cái học về các tinh tú, tức Thiên Văn Học) và Số Học, ở trong cung được nuôi dưỡng mà biên tập toán pháp, các sách nhạc luật, bèn lấy “Lịch Sự Minh Nguyên” của Tào Chấn Khuê, đem báo với Đại học sĩ Lý Quang Địa cùng các trọng thần làm khảo định mà thành biên tập. Tất cả các mục lục chia thành: một là Tượng Số Khảo Nguyên, hai là Niên Thần Phương Vị, ba là Nguyệt Sự Cát Thần, bốn là Nguyệt Sự Hung Thần, năm là Nhật Thời Tổng Loại, sáu là Dụng Sự Nghi Kị. Mỗi một mục thì làm thành một quyển.

Xét người xưa, việc ngoại giao dùng Cương Nhật, việc nội vụ dùng Nhu Nhật, những ngày ấy thì dùng phép Bói (Bốc) chứ không dùng Trạch (Tuyển Chọn). Trong cuốn “Mạnh Tử chú” của Triệu Kỳ: “Thiên thời là Cô Hư Vượng Tướng”, vì thời Chiến Quốc dùng Tiệm mà giảng. Nhưng nói về Thần – Sát, lại không ai biết cái cách khởi của chúng. Sách “Dịch vĩ Càn tạc độ” có phép Thái Ất hành Cửu Cung, sao Thái Ất, quý thần của Trời vậy. Sách “Hán chí – Binh gia Âm Dương loại” cũng đề cao thuận thời thì phát, suy ra Hình Đức, tùy theo Đấu Kích, căn cứ Ngũ Thắng, mượn quỷ thần mà làm cho có sự trợ giúp. Lại như các Âm Dương gia, gọi là vượt ra khỏi cửa Hi Hòa, người hạn chế mà thành, chính là liên quan tới những điều cấm kị, buông xả việc nhân sự mà đảm đương với quỷ thần. Những phép tắc nói về Thần – Sát, từ thời Hán đã thịnh hành vậy.

Quỷ thần vốn ở nhị khí, nhị khí hóa thành ngũ hành, lấy tương sinh tương khắc làm dụng. được cái khí của sự tương sinh ấy, thì là thần cát; được các khí của sự tương khắc ấy, thì là thần hung, đó cũng là cái lý của tự nhiên vậy.

Đến như tên của các thần ấy, tuy tựa hồ vu vơ, nhưng mà vật vốn đã vô danh, phàm có tên đều là do con người thêm vào. Như khắp các sao vòng quanh trên bầu trời, mỗi cái tên của chúng, cũng đều là con người thêm vào, chứ vốn nó chẳng có. Thì cái gọi là thần này thần kia, chẳng qua là sự giả lập, mượn cái phương vị của nó mà phân biệt cái tính tình của nó mà thôi, khỏi cần tốn lời hại ý vậy. Trải qua các thời kỳ các nhà “phương kỹ” (QNB chú: tên gọi chung của các nghề Y, Bốc, Chiêm tinh, Tướng mệnh) truyền lại không có sự thống nhất, qua người nọ người kia thêm bớt, các thuyết về chúng càng phức tạp, đòi hỏi lấy sự không mâu thuẫn ở cái ý của Âm Dương Ngũ Hành mà tiếp cận xem xét.

Sách này đãi lọc các nhà, san định lại những chỗ mâu thuẫn mà bao quát những phần cương yếu của chúng, lấy sự thuận theo đạo của trời, hợp với việc sử dụng của người. Bậc đại Thánh Nhân hướng về bách tính, mọi việc đều mong muốn tìm lành tránh dữ, cái gì cũng nói tới vậy.

Năm thứ 46 đời Càn Long, tháng 10,

Tổng biên tập các quan thần kỷ Vân thần lục tích hùng thần Tôn Sĩ Nghị,

Tổng hiệu quan thần Lục Phí Trì.

Ngự định Tinh Lịch Khảo Nguyên – quyển nhất

Tượng số bản yếu

(gốc rễ quan trọng của Tượng – Số)

Thiên Địa

(Trời Đất)

Dịch nói: Đạo của sự tạo lập thành Trời nói Âm với Dương, đạo của sự tạo lập thành Đất nói Cương với Nhu. Thánh nhân hội cái ngay ngắn của Âm Dương, hợp cái thích đáng của Cương Nhu. Sắp đặt Lịch bày tỏ thời gian, nhằm hòa hợp sự biến hóa của Thiên Địa, tuân theo thời giờ đài thiên văn, sống ngay ngắn với Thất Chính (QNB chú: bao gồm Nhật Nguyệt và ngũ tinh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ), tới nay hẵng còn tôn sùng vậy.

Nhưng có cái Hình của Trời Đất ở chỗ nào, thì lại có cái Vận của Trời Đất chỗ đó. Lấy cái Hình mà nói, sách truyền dẫn thuyết của Hồn Thiên, viết: “Hình của Trời như như quả trứng chim, Đất ở khoảng giữa của nó, Trời bao bọc bên ngoài Đất như cái lòng đỏ của quả trứng, tròn như viên đạn, cho nên gọi là Hồn Thiên, nói về cái hình của chúng chất phác như vậy. Chu Tử nói: “Trời bao bọc bên ngoài Đất, chỗ của Đất ở bên trong Trời, cho nên Hình của Trời một nửa trùm lên trên Đất, nửa còn lại cuộn lấy bên dưới Đất, mà xoay ngược chiều kim đồng hồ (tả toàn) mãi không ngưng, các chỗ đầu mối then chốt của chúng bất động chính là Bắc Cực và Nam Cực. Nay chiểu theo vòng Trời 360 độ, phân chia thành 12 cung, vòng Đất cũng 360 độ. Mà cái 1 độ ở Trời, tương ứng với 200 dặm ở Đất, đã định ra sự cao thấp của chỗ vùng Bắc Cực, sự trước sau của Mặt trời mọc lặn, sự sớm muộn của Tiết Khí Thời Khắc, thì Trời đúng là tròn trịa, Đất đúng là tròn trịa vậy.

Lấy cái Vận mà nói, “Thư Truyện” của Thái thị nói: “cái thân thể của Trời rất tròn, chu vi 365 độ lẻ 1/4, quay ngược chiều kim đồng hồ quanh Đất mỗi ngày, mỗi lần đi qua 1 độ. Mặt trời tựa vào Trời mà thong thả, cho nên Mặt trời đi mỗi ngày, cũng quay quanh Đất 1 vòng mà chưa đủ 1 độ Trời. Mặt trăng tựa vào trời mà nhanh nhẹn, mỗi ngày gần đủ 13 độ Trời lẻ 7/19 độ. Chu Tử nói: “Các nhà làm Lịch tính toán cái độ thoái lui, nhưng mà nói Mặt trời đi 1 độ, Mặt trăng đi 13 độ có lẻ, đó chính là phép phân đoạn”. Cho nên có cái thuyết nói về Nhật Nguyệt và Ngũ Tinh đi về bên phải.

Sử Bá Tuyền nói: “Trời chẳng có thân thể vậy, 28 Tú cùng với chúng tinh chính là thể của nó vậy. 28 Tú cùng các sao quay ngược chiều kim đồng hồ quanh Đất mỗi ngày mỗi đêm, mà mỗi vòng thì Nhật Nguyệt cùng với hết thảy đều vận chuyển, nhưng lại chẳng kịp sự vượt trội của chúng. Thì dần dần phản chuyển lại có vẻ như thoái lui về phía bên phải. Nay chiểu theo Trời phân chia thành 9 tầng, tầng thứ nhất là Nguyệt Thiên, tầng thứ hai là Thủy Tinh cũng gọi là Thần Tinh, tầng thứ ba là Kim tinh cũng gọi là Thái Bạch, tầng thứ tư là Nhật thiên, tầng thứ năm là Hỏa Tinh cũng gọi là Huỳnh Hoặc, tầng thứ sáu là Mộc Tinh cũng gọi là Tuế Tinh, tầng thứ bảy là Thổ Tinh cũng gọi là Trấn Tinh, tầng thứ tám là Tam Viên 28 Tú chính là các Hằng Tinh (các sao cố định) cũng chính là các Kinh Tinh (các sao được dùng làm Kinh tuyến), tầng thứ chín là Tôn Động Thiên, Tôn Động quay nghịch chiều kim đồng hồ, Nhật Nguyệt các sao chuyển về bên phải, càng cao đi càng chậm, càng thấp lại càng nhanh. Cho nên Mặt trăng mỗi tháng đi được 1 vòng trời, Kim Thủy với Mặt Trời lại phải mất cả năm, còn sao Hỏa phải mất 2 năm mới đi hết 1 vòng trời, mà sao Mộc lại mất 12 năm mới đi hết 1 vòng trời, còn sao Thổ phải mất 28 năm mới đi hết 1 vòng trời, còn lại các Kinh Tinh quanh bầu trời mỗi năm dịch về phía Đông 51 giây, chính là Tuế Sai. Coi là phép suy tính, nay Thất Chính từng sao lấy Thổ, Mộc, Hỏa, Kim, Thủy làm thứ tự, lấy cao, thấp, chậm, nhanh, làm phân hạng vậy. Nếu như đều luận là quay nghịch chiều kim đồng hồ (tả toàn), thì cái chậm là nhanh, cái nhanh là chậm. Cái một vòng trời của Nhật Nguyệt với các sao, đều do không cùng 1 vòng của trời mà thôi.

Tóm lại, Trời động vậy, Đất tĩnh vậy, Nhật Nguyệt Tinh Thần tựa và Trời, theo trời mà động, cho nên Kinh với Vĩ đan xen nhau mà thành phù hiệu vậy. Bằng không thì, trời mỗi ngày 1 vòng, Nhật Nguyệt Tinh Thần cũng theo trời mà bất động, thì lại toàn là cái vật đứng yên, mà cái vật mỗi năm như thế thì mãi mãi sẽ cũng như thế, liệu có còn được gọi là Lịch hay chăng?

Ngũ Kỷ

(Năm Giường Mối)

“Hồng Phạm” viết: “Ngũ Kỷ: một gọi là Tuế (năm), hai gọi là Nguyệt (tháng), ba gọi là Nhật (ngày), bốn gọi là Tinh Thần (các sao), năm gọi là Lịch Số”. Cái gọi là Tuế, ấy là Mặt trời với bầu trời hợp lại vậy, Mặt trời mỗi ngày đi 1 độ, 365 ngày có lẻ đi quanh Trời 1 vòng, quay lại hội hợp với trời, chính là 1 năm. Mà Xuân, Hạ, Thu, Đông hết thảy đều nằm trong thời gian đó vậy. Cái gọi là Nguyệt, ấy là Mặt trời với Mặt trăng hội hợp vậy, Mặt trời mỗi ngày đi 1 độ, Mặt trăng mỗi ngày đi 13 có lẻ nên cứ 27 ngày có lẻ thì đi quanh bầu trời 1 vòng, thêm 2 ngày có lẻ nữa mà cùng với Mặt trời hội hợp, chính là 1 tháng, mà Hối, Sóc, Vọng, Huyền hết thảy đều nằm trong thời gian đó vậy. Mặt trời ló ra khỏi đất mà thành Ban Ngày, chui vào đất mà thành Ban Đêm, dùng cái việc đi về bên phải (hữu hành) mà nói thì chính là đi về phía đông (đông hành) 1 độ, nếu dùng cái việc đi nghịch chiều kim đồng hồ (tả toàn) mà nói thì thường chưa đủ 1 độ trời, cũng 1 vòng vậy. Cho nên hội hợp Ban Ngày và Ban Đêm làm thành Ngày, mà sớm trưa chiều tối hết thảy đều nằm trong thời gian đó vậy. Cái gọi là Tinh, tên của hàng loạt (sao); cái gọi là Thần, nơi ở của triền thứ. (Tinh) Viên (tinh) Tú dựa vào trời mà đi, Ngũ tinh thì nhanh chậm không giống nhau. Trời phân ra 12 Thần, mỗi Thần có 30 độ, lần lượt vận chuyển tuần hoàn, hết vòng trở lại mối ban sơ. Cho nên một nóng một lạnh coi là Tuế (năm), một tròn một khuyết coi là Nguyệt (tháng), một sáng một tối coi là Nhật (ngày), một Kinh một Vĩ coi là Tinh. Tuế, Nguyệt, Nhật, Tinh có giường mối ở Thần, hợp Tuế Nguyệt Nhật Tinh Thần mà thành Lịch Số, nhằm điều hòa cái khí Bốn mùa, để đúng kỳ hạn của Hối Sóc, để xác định Tiết của sớm chiều, phát triển từng bước để khảo xét vận hành của chúng, tiến hành xem các Hậu (mỗi khoảng 5 ngày) để dòm thấy chỗ triền xá của chúng, đó là lý do thành công việc của năm, mà đủ cả Thất Chính, to lớn vô cùng, từ đó mà cuối cùng thành Lịch Số.

Bát Quái

(Tám Quẻ)

Càn nam, Khôn bắc, Ly đông, Khảm tây, Chấn đông bắc, Đoài đông nam, Tốn tây nam, Cấn tây bắc, chính là Tiên Thiên Bát Quái. Ly nam, Khảm bắc, Chấn đông, Đoài tây, vị trí Càn Khôn Cấn Tốn dùng Tứ Duy thì chính là Hậu Thiên Bát Quái. Từ thời Hán tới nay, chỉ biết có Hậu Thiên mà thôi, thậm chí bọn Tiêu Diên Thọ, Kinh Phòng, cái học của Nạp Giáp quái khí thì lại một mình một nhà, và Tiên Hậu Thiên đều không lẫn nhau vậy. Quái khí khởi ở Trung Phu, có 12 hào của Tích, Công, Hầu, Khanh, Đại Phu. Các nhà làm lịch xưa nay khi chú lịch đều dùng, cho tới Thiệu Tử đời Tống chính là được cái học Tiên Thiên, mà truyền cái thuyết ấy, thì lại lấy Phục Cấu làm nhị Chí, Lâm Độn làm nhị Phân (QNB chú: chỗ này ám chỉ lấy quẻ Phục làm Đông Chí, quẻ Cấu làm Hạ Chí, quẻ Lâm làm Xuân Phân, quẻ Độn làm Thu Phân) trái phải thuận nghịch xuất từ bức vẽ ký tự của các quái tự nhiên, cùng với quái khí của các nhà Hán Nho 2 thuyết khác xa. Người ngày nay dựa theo Chu Tử Bản Nghĩa dùng 12 Tích Quái, do đó tưởng lầm là thuyết của Thiệu Tử, thì là không đúng vậy.

Ngũ Hành

(Năm Hành)

Lục kinh luận về Ngũ Hành, ban đầu thấy từ thời vua Vũ, tác phẩm là “Hồng Phạm” vậy, “Một, Ngũ Hành một gọi là Thủy, hai gọi là Hỏa, ba gọi là Mộc, bốn gọi là Kim, năm gọi là Thổ”. Phần bày tỏ với Hoàng Đế cũng nói, Thủy Hỏa Kim Mộc Thổ, lúa gạo chỉ xây đắp theo sự tác động của chúng, (họ) Cống cũng nói rằng, Lục phủ tu sửa thông suốt đều nói Ngũ Hành vậy, có người nói nguyên gốc của chúng khởi ở Số của Hà Đồ Lạc Thư, đại khái ở trong Đồ Thư thì 1 – 6 Thủy vậy, 2 – 7 Hỏa vậy, 3 – 8 Mộc vậy, 4 – 9 Kim vậy, 5 – 10 Thổ vậy, tại Đồ thì quay nghịch chiều kim đồng hồ (tả toàn) mà (nhận lấy sự) tương sinh, tại Thư thì quẹo sang phải (hữu chuyển) mà (nhận lấy sự) tương khắc vậy. Nhưng mà Thổ ở Đồ Thư cư ở chỗ số của 5 – 10 tại Trung Cung, vốn vô định vị, không nắm giữ cái thể vậy, duy có Lã thị Nguyệt Lệnh thì lấy Thổ trực ở tháng Quý Hạ, lấy thứ tự thuận tương sinh, cái học của người Hán thì lại lấy Thổ trực ở Tứ Quý là Thìn Tuất Sửu Mùi mà phân ra vượng ở bốn mùa, phần quan trọng của thuyết ấy đều không thể bỏ đi, khảo xét hai hành Thổ của Khôn Cấn ở Văn Vương Hậu Thiên Đồ, chỉ cư ở chỗ giao thời của Hạ Thu và Đông Xuân, Hỏa cần được Thổ mà sau đó có thể thành Kim, Thủy cần được Thổ mà sau đó có thể sinh Mộc, chính là Thổ tuy gửi vượng ở khoảng thời gian của ngũ hành bốn mùa, mà lại ở hai nơi đó thì công dụng của nó là rất thiết thực, Trương Tử và Chu Tử cũng nói Thủy Hỏa mà thiếu Thổ thì không thể chế, chỉ có Mộc Kim là sở sinh của Thổ vậy, cái ý nghĩa của nó thật tinh túy thay.

Giáp Lịch

(Bộ lịch thứ nhất)

Sách “Thông Giám Cương Mục” (bản trước) có nói, Họ Thiên Hoàng ban đầu định tên của Can Chi, dùng định chỗ sở tại của Tuế, sách Nhĩ Nhã nói, Thái Tuế tại Giáp gọi là Át Bàng, tại Ất gọi là Chiên Mông, tại Bính gọi là Nhu Triệu, tại Đinh gọi là Cường Quốc, tại Mậu gọi là Trước Ung, tại Kỷ gọi là Đồ Duy, tại Canh gọi là Thượng Chương, tại Tân gọi là Trọng Quang, tại Nhâm gọi là Nguyên Dặc, tại Quý gọi là Chiêu Dương, chính là Tuế (năm). Dương tại Dần gọi là Nhiếp Đề Cách, tại Mão gọi là Đơn Át, tại Thìn gọi là Chấp Từ, tại Tị gọi là Đại Hoang Lạc, tại Ngọ gọi là Đôn Tang, tại Mùi gọi là Hiệp Hợp, tại Thân gọi là Thôn Than, tại Dậu gọi là Tác Ngạc, tại Tuất gọi là Yêm Mậu, tại Hợi gọi là Đại Uyên Hiến, tại Tý gọi là Khốn Đôn, tại Sửu gọi là Xích Phấn Nhược, chính là Tuế Danh (tên gọi của năm), nguyên nhân Chi phối với Địa cho nên có phương cố định, Can phối với Thiên cho nên có chỗ vô định, Can Chi tương phối lục Giáp mà thành một vòng thiên đạo, chính là Giáp Lịch. Thế nhưng cái Can Chi đó, chỗ khởi của chúng từ đâu?

Thập Can

(Mười Thiên Can)

Sách “Độc Đoạn” của Thái Ung nói: “Can vậy, tên của chúng có mười, chính là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý vậy.

Sách “Lễ Ký – Nguyệt Lệnh” nói: “Tháng Xuân ngày của nó Giáp Ất, tháng Hạ ngày của nó Bính Đinh, Trung Ương Thổ ngày của nó Mậu Kỷ, tháng Thu ngày của nó Canh Tân, tháng Đông ngày của nó Nhâm Quý”. Trịnh chú viết: “Nói tới Ất là đua chen vậy, hành trình xuân của Nhật, phát sinh vạn vật, Nguyệt làm phụ tá, thời kỳ vạn vật đều cởi bỏ cái vỏ áo (phu giáp), tự chen trổ mà nảy ra, theo đó làm thành tên Nhật ở chỗ này, Ất không là cái Nguyệt, vua thống quản công lao tôi thần vậy. Nói tới Bính là tỏ rõ vậy, hành trình Hạ trưởng của Nhật, thúc dục vạn vật, Nguyệt là phụ tá, thời kỳ vạn vật tỏ rõ mà lớn mạnh, lại theo đó mà thành tên Nhật ở chỗ này. Nói tới Mậu là sum sê vậy, nói tới Kỷ là thành lập vậy, hành trình trong thời gian của bốn mùa, vạn vật tới lúc này đều tươi tốt sum sê cành lá, ngậm bông của nó cong mình mà nẩy lên, cho nên theo đó mà thành tên Nhật ở chỗ này.

Họ Khổng viết: “sách Luật Lịch Chí nói: ‘xuất giáp vu giáp, tắc giáp thị phu giáp dã.’ (ra khỏi vỏ hạt ở Giáp, do Giáp chính là cái vỏ hạt vậy), lại nói tiếp hăng hái chen trổ ở Ất, do Ất chính là cựa mình chen chúc vậy. Lại nói, sáng tỏ ở Bính, do Bính là tỏ rõ vậy. Lại nói to lớn ở Đinh, do Đinh là trưởng thành vậy. Lại nói, sum sê tươi tốt ở Mậu, do Mậu là sum sê vậy. Lại nói, sửa sang ở Kỷ, do Kỷ là sửa sang quản lý vậy, gọi là chỉnh lý kỷ cương vậy. Lại nói thay đổi ở Canh, do Canh là chuyển đổi vậy, gọi là vật sửa đổi vậy. Lại nói hoàn toàn mới ở Tân, do Tân là mới vậy. Lại nói, ôm ấp đảm nhiệm ở Nhâm, do Nhâm là đảm nhiệm vậy. Lại nói, sắp xếp đánh giá ở Quý, do Quý là sắp xếp đánh giá vậy, gọi là bày biện vật ra có thể đánh giá đo lường vậy.

Tào Chấn Khuê nói: “Giáp Ất phối phương Đông, Mộc vậy; Bính Đinh phối phương Nam, Hỏa vậy; Mậu Kỷ phối Trung Ương, Thổ vậy; Canh Tân phối phương Tây, Kim vậy; Nhâm Quý phối phương Bắc, Thủy vậy. Chiểu 10 Can phối Ngũ Hành, thì Ngũ Hành các cặp của 10 Can phân chia phép tắc Âm Dương mỗi thứ một nửa. Cho nên Giáp dương Mộc, Ất âm Mộc, Bính dương Hỏa, Đinh âm Hỏa, Mậu dương Thổ, Kỷ âm Thổ, Canh dương Kim, Tân âm Kim, Nhâm dương Thủy, Quý âm Thủy vậy. Như họ Trịnh chú thích rằng cái gọi là Nguyệt (tháng) chính là cái phụ tá quả đúng là như vậy. Chu Tử nói: “Dương biến Âm hợp, mà sinh Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ”. Lại nói: “Ngũ Hành nhất Âm Dương vậy”. Đúng là như thế!

Thập Nhị Chi

(Mười hai Chi)

Sách “Độc Đoạn” của Thái Ung viết: “Chi, cành nhánh vậy”. Tên của chúng có 12, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Tào Chấn Khuê viết: “Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất là sáu Thần dương, dùng phối Càn vậy. Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi là sáu Thần âm, dùng phối Khôn vậy. Căn cứ theo dương sinh ở Tý, tại Luật là Hoàng Chung, đúng là Thiên thống. Theo thứ tự Dần là Đại Thốc, Thìn là Cô Tẩy, Ngọ là Nhuy Tân, Thân là Di Tắc, Tuất là Vô Xạ, đều lấy Dương Luật phối vào, cho nên thuộc Dương. Âm sinh ở Mùi, tại Luật là Lâm Chung, đúng là Địa thống. Theo thứ tự Dậu là Nam Lã, Hợi là Ứng Chung, Sửu là Đại Lã, Mão là Giáp Chung, Tị là Trọng Lã, đều phân chia Lã phối vào, cho nên thuộc Âm.

Sách “Hán Thư – Luật Lịch Chí” nói: “Nảy sinh ở Tý, do cái Tý là sự nảy nở vậy; nhú răng ở Sửu, do cái Sửu là sự nhú ra vậy; vươn lên ở Dần, do Dần là sự vươn ra vậy; như cỏ bạch mao ở Mão, do Mão là cỏ bạch mao vậy, gọi là mọc thành khóm thành cụm vậy; tươi tốt ở Thìn, do Thìn là dày dặn vậy; phồn thịnh ở Tị, do Tị gọi là dương khí đã xuất ra mà mạnh mẽ vậy; ùn ùn bày ra ở Ngọ, do Ngọ là bày ra vậy; che giấu ẩn núp ở Mùi, do Mùi là che giấu vậy; cứng rắn ở Thân, do Thân là vững chắc vậy; lưu giữ ở Dậu, do Dậu là lưu vậy; hoàn tất thu thập ở Tuất, do Tuất là nhập vào vậy; cần vùi lấp ở Hợi, do Hợi là cần phải như thế vậy. Lấy bốn mùa mà nói, thì Dần Mão Thìn là Xuân, Tị Ngọ Mùi là Hạ, Thân Dậu Tuất là Thu, Hợi Tý Sửu là Đông. Lấy Ngũ Hành mà nói, thì Dần Mão phương Đông Mộc, Tị Ngọ phương Nam Hỏa, Thân Dậu phương Tây Kim, Hợi Tý phương Bắc Thủy, Thìn Tuất Sửu Mùi là ở Tứ Duy (4 gianh giới góc) Thổ.

Thập nhị nguyệt Tích Quái

(Quẻ vua 12 tháng)

Bổ sung về Nguyệt Kiến và Nguyệt Tướng

Tháng Giêng kiến Dần, quẻ Thái, lệnh tháng Mạnh Xuân.

Trịnh chú viết: “Mạnh Xuân ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Tưu Tử mà Đẩu trỏ vào thần của Dần vậy. Tháng Giêng tháng của tam dương; Thái, quẻ có ba hào dương, cho nên dùng phối vào”.

Tháng Hai kiến Mão, quẻ Đại Tráng, lệnh tháng Trọng Xuân.

Trịnh chú viết: “Trọng Xuân ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Giáng Lâu, mà Đẩu trỏ vào thần của Mão vậy. Tháng Hai, tháng của tứ dương; Đại Tráng, quẻ có bốn hào dương, cho nên dùng phối vào”.

Tháng Ba kiến Thìn, quẻ Quải, lệnh tháng Quý Xuân.

Trịnh chú viết: “Quý Xuân ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Đại Lương, mà Đẩu trỏ vào thần của Thìn vậy. Tháng Ba, tháng của ngũ dương; Quải, quẻ có năm hào dương, cho nên dùng phối vào.

Tháng Tư kiến Tị, quẻ Càn, lệnh tháng Mạnh Hạ.

Trịnh chú viết: “Mạnh Hạ ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Thực Trầm, mà Đẩu trỏ vào thần của Tị vậy. Tháng Tư, tháng của thuần dương; Càn, quẻ của thuần dương, cho nên dùng phối vào”.

Tháng Năm kiến Ngọ, quẻ Cấu, lệnh tháng Trọng Hạ.

Trịnh chú viết: “Trọng Hạ ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Thuần Thủ, mà Đẩu trỏ vào thần của Ngọ vậy. Hạ Chí, nhất âm bắt đầu sinh ra; Cấu, quẻ của một hào âm, cho nên dùng phối vào”.

Tháng Sáu kiến Mùi, quẻ Độn, lệnh tháng Quý Hạ.

Trịnh chú viết: “Quý Hạ ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Thuần Hỏa, mà Đẩu trỏ vào thần của Mùi vậy. Tháng Sáu, tháng của nhị âm; Độn, quẻ của hai hào âm, cho nên dùng phối vào”.

Tháng Bảy kiến Thân, quẻ Bĩ, lệnh tháng Mạnh Thu.

Trịnh Chú viết: “Mạnh Thu ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Thuần Vĩ, mà Đẩu trỏ vào thần của Thân vậy. Tháng Bảy, tháng của tam âm; Bĩ, quẻ của ba hào âm, cho nên dùng phối vào”.

Tháng Tám kiến Dậu, quẻ Quan, lệnh tháng Trọng Thu.

Trịnh Chú viết: “Trong Thu ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Thọ Tinh, mà Đẩu trỏ vào thần của Dậu vậy. Tháng Tám, tháng của tứ âm; Quan, quẻ của bốn hào âm, cho nên dùng phối vào”.

Tháng Chín kiến Tuất, quẻ Bác, lệnh tháng Quý Thu.

Trịnh Chú viết: “Quý Thu ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Đại Hỏa, mà Đẩu trỏ vào thần của Tuất vậy. Tháng Chín, tháng của ngũ âm; Bác, quẻ của năm hào âm, cho nên dùng phối vào”.

Tháng Mười kiến Hợi, quẻ Khôn, lệnh tháng Mạnh Đông.

Trịnh chú viết: “Mạnh Đông ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Tích Mộc, mà Đẩu trỏ vào thần của Hợi vậy. Tháng Mười, tháng của thuần âm; Khôn, quẻ của thuần âm, cho nên dùng phối vào”.

Tháng Một (11) kiến Tý, quẻ Phục, lệnh tháng Trọng Đông.

Trịnh chú viết: “Trọng Đông ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Tinh Kỷ, mà Đẩu trỏ vào thần của Tý vậy. Tháng Một, Đông Chí, nhất dương bắt đầu sinh ra; Phục, quẻ của một hào dương, cho nên dùng phối vào”.

Tháng Chạp (12) kiến Sửu, quẻ Lâm, nguyệt lệnh Quý Đông.

Trịnh chú viết: “Quý Đông ấy, Nhật Nguyệt hội hợp ở Huyền Hiêu, mà Đẩu trỏ vào thần của Sửu vậy. Tháng Chạp, tháng của nhị dương; Lâm, quẻ của hai hào dương, cho nên dùng phối vào”.

Đối chiếu với “Sử Ký” viết: “Bởi lúc hoàn hôn kiến Tiêu; nửa đêm kiến Hành; rạng sáng kiến Khôi”. Sách “Xuân Thu vận Đẩu Xu” nói: “Thứ nhất Thiên Xu, thứ hai Tuyền, thứ ba Cơ, thứ tư Quyền, thứ năm Hành, thứ sáu Khai Dương, thứ bảy Dao Quang, từ (ngôi) thứ nhất đến (ngôi) thứ tư là Khôi, từ (ngôi) thứ năm đến (ngôi) thứ bảy là Tiêu, hợp lại thành (Bắc) Đẩu”. Như tháng Giêng mới bắt đầu hoàng hôn thì dùng Đẩu Tiêu chỉ Dần; nửa đêm thì dùng Đẩu Hành chỉ Dần; rạng sáng thì dùng Đẩu Khôi chỉ Dần vậy. Chỗ cung mà Nhật Nguyệt hội hợp được gọi là Nguyệt Tướng, Tưu Tử chỗ Hợi vậy, Giáng Lâu chỗ Tuất vậy, Đại Lương chỗ Dậu vậy, Thực Trầm chỗ Thân vậy, Thuần Thủ chỗ Mùi vậy, Thuần Hỏa chỗ Ngọ vậy, Thuần Vĩ chỗ Tị vậy, Thọ Tinh chỗ Thìn vậy, Đại Hỏa chỗ Mão vậy, Tích Mộc chỗ Dần vậy, Tinh Kỷ chỗ Sửu vậy, Huyền Huyên chỗ Tý vậy.

Tý gọi là Thần Hậu, Sửu gọi là Đại Cát, Dần gọi là Công Tào, Mão gọi là Thái Xung, Thìn gọi là Thiên Cương, Tị gọi là Thái Ất, Ngọ gọi là Thắng Quang, Mùi gọi là Tiểu Cát, Thân gọi là Truyền Tống, Dậu gọi là Tòng Khôi, Tuất gọi là Hà Khôi, Hợi gọi là Đăng Minh. Nguyệt Kiến vận dụng đạo trời mà quay nghịch chiều kim đồng hồ (tả toàn) làm cửa trời, Nguyệt Tướng bẩm thụ đạo đất mà quay phải (hữu chuyển) làm địa trục.

24 Phương vị

Tứ Chính và Tứ Ngung phân phối Bát Quái, chính là 8 phương. Nhưng khoảng giữa của Chính (thẳng hướng) và Ngung (góc) lại cách nhau rất xa, lại lấy 12 tượng Địa Chi, đều có phương vị xác đinh. Song, 12 lại không thể phân chia ở 8 phương, riêng Tý Ngọ Mão Dậu vừa là chính lại ứng với vị trí của Tứ Chính, cho nên lấy Tý đại diện cho Khảm, lấy Ngọ đại diện cho Ly, lấy Mão đại diện cho Chấn, lấy Dậu đại diện cho Đoài, còn lại thì ghép cặp với chỗ Tứ Ngung. Lại lấy 10 Can chia ra Ngũ Hành, chỉ có Mậu Kỷ phối với Trung Ương, còn lại thì ghép cặp với chỗ Tứ Chính, hợp tất cả lại gồm 4 Quái, 12 Địa Chi, 8 Thiên Can, tổng cộng là 24. Mỗi phương có 3 là Tuất Càn Hợi vậy, Nhâm Tý Quý vậy, Sửu Cấn Dần vậy, Giáp Mão Ất vậy, Thìn Tốn Tị vậy, Bính Ngọ Đinh vậy, Mùi Khôn Thân vậy, Canh Dậu Tân vậy, phân chia 8 quái 24 phương vị là nguyên do này mà định ra vậy.

24 Khí ứng 24 Phương vị

Lập Xuân Cấn, Vũ Thủy Dần, Kinh Chập Giáp, Xuân Phân Mão, Thanh Minh Ất, Cốc Vũ Thìn, Lập Hạ Tốn, Tiểu Mãn Tị, Mang Chủng Bính, Hạ Chí Ngọ, Tiểu Thử Đinh, Đại Thử Mùi, Lập Thu Khôn, Xử Thử Thân, Bạch Lộ Canh, Thu Phân Dậu, Hàn Lộ Tân, Sương Giáng Tuất, Lập Đông Càn, Tiểu Tuyết Nhâm, Đông Chí Tý, Tiểu Hàn Quý, Đại Hàn Sửu, trong đó “Tứ Lập” “Nhị Phân” Nhị Chí” chính ứng Bát Quái đó chính là 8 Tiết.

Thời khắc ngày đêm Mặt trời mọc lặn (xuất nhập)

Mặt trời đi trên đường Hoàng Đạo, xuất nhập ở trong ngoài của Xích Đạo Thiên Cầu. Xuân và Thu Phân, thì chính ngay giữa chỗ giao của Hoàng Đạo Xích Đạo, mà với mặt đất giao ở Mão Dậu, Mặt trời xuất ở Mão Chính, nhập ở Dậu Chính, nơi mặt đất thì độ số trên dưới tương đồng cho nên ban ngày với ban đêm cân bằng, đó là cái được gọi là “Nhật trung”, “Tiêu trung” (Ngày trung bình, Đêm trung bình) vậy. Từ Xuân Phân trở về sau, (Mặt trời) đi ở Xích Đạo Bắc, đến Hạ Chí đạt tới cực Bắc, là chỗ ranh giới của độ trời, (thời gian nó ở) phía trên mặt đất thì nhiều (thời gian nó ở) phía dưới mặt đất thì ít, cho nên Ban Ngày dài còn Ban Đêm ngắn, chính là cái được gọi là “Nhật vĩnh” (Ngày dài) vậy; từ Thu Phân trở về sau, (Mặt trời) đi ở Xích Đạo Nam, tới Đông Chí thì đi đến cực Nam, là chỗ ranh giới của độ trời, (thời gian nó ở) phía trên mặt đất thì ít (còn thời gian nó ở) phía dưới mặt đất thì nhiều, cho nên Ban Ngày ngắn còn Ban Đêm dài, chính là cái được gọi là “Nhật đoản” (ngày ngắn) vậy.

Trước sau 2 điểm Phân, Mặt trời đi ở chỗ giao của 2 Đạo, vĩ độ của nó đi nhanh cho nên mấy ngày là lệch 1 khắc. Trước sau 2 điểm Chí, Măt trời đi ở sau lưng của 2 vòng cung, vĩ độ của nó đi chậm cho nên nửa tháng mới lệch 1 khắc, điều này là tóm lược mỗi năm vậy.

Từ Kinh đô (QNB chú: tức ám chỉ Bắc Kinh, thủ đô của nhà Thanh lúc viết sách này) đến phía Bắc, ngày mùa Hè khá dài, ngày mùa Đông khá ngắn, là gần với Bắc vậy; nếu như đến tận Bắc cực, dưới của Xích Đạo Thiên Cầu, là đất bằng thì mùa Hè sẽ có Ban Ngày mà không có Ban Đêm, còn mùa Đông sẽ có Ban Đêm chứ chẳng có Ban Ngày, cái đó là cực của Bắc vậy. Từ Kinh đô đến phía Nam, ngày mùa Hè khá ngắn, ngày mùa Đông khá dài, là gần với Nam vậy, phía dưới của Xích Đạo Thiên Cầu lại là thiên đỉnh của Xích Đạo Thiên Cầu, Đông Chí tại Nam, Hạ Chí tại Bắc, cách nhau khoảng quân bình, thì mùa Đông với mùa Hè tương đồng. Xích Đạo phía nam, thì Bắc Cực nhập vào dưới mặt đất, Nam Cực xuất hiện lên trên mặt đất, Đông Chí thì Mặt trời rời vùng gần nhất với thiên đỉnh nên Ban Ngày phản chuyển lại dài dần ra; Hạ Chí thì Mặt trời rời vùng xa nhất với thiên đỉnh nên Ban Ngày phản chuyển lại ngắn dần lại; nếu như đến chỗ dưới Nam cực, thì Xích Đạo Thiên Cầu là mặt đất, mùa Đông chỉ có Ban Ngày mà không có Ban Đêm, mùa Hè chỉ có Ban Đêm mà không có Ban Ngày, cái đó là cực của Nam vậy. Nam Bắc không giống nhau, Thời Khắc có khác biệt, cho nên Mặt Trời mọc lặn thời khắc ngày đêm ở các tỉnh các huyện đều phải dùng vĩ độ của mặt đất để mà xác định cho rõ ràng.

Posted Image

Tiết Khí Thời Khắc

Trong vòng 1 năm, Mặt trời đi 1 vòng quanh Thiên Cầu, trải qua 12 cung. Điểm giao của nó với chỗ 15 độ của mỗi cung thì là Tiết, điểm giao của nó với chỗ độ khởi đầu (sơ độ) thì là Khí. Nhưng hành trình của Thất Chính khởi ở Tý, ngay khi giờ Tý Chính ngày hôm nay chưa tới, mà giờ Tý Chính của ngày hôm sau đã qua, thì lại dùng cái thuật Tam Suất mà tìm để biết được của nó là Thời Khắc nào vậy. Nhưng kinh độ của mặt đất không giống nhau, cho nên lúc Thủ Đô đang là Chính Ngọ, thì từ phía Đông ngó tới lại đã quá (Ngọ) mất rồi, từ phía Tây trông đến đến lại vẫn chưa tới (Ngọ) vậy. Vậy thì tại những địa phương phía Đông thì giao Tiết muộn, tại những nơi phía Tây thì giao Tiết sớm, Đông với Tây không giống nhau, Thời Khắc có khác biệt, cho nên Thời Khắc Tiết Khí ở các tỉnh các huyện đều phải dùng kinh độ của mặt đất để mà xác định cho rõ ràng.

(QNB chú: Khi nắm rõ yếu chỉ của đoạn này thì dân chơi Tử Vi, Tử Bình sẽ thấu triệt được phương pháp lập lá số sao cho chuẩn xác đối với người sinh ra ở các địa phương khác nhau, thí dụ ngày nay xem số cho người sinh ở Âu Mĩ… bằng phần mềm an sao theo Âm lịch Việt Nam hay Âm lịch Tàu, hoặc người sinh ra ở Việt Nam mà dùng phần mềm lập lá số của Trung Quốc thì liệu sẽ lập đúng được bao nhiêu lá số đây???)

Thần Hôn, Mông Cảnh

(Sớm Chiều, Mờ Tỏ)

Cái thể của Mặt trời to lớn, trước khi mọc đã đi tới, sau khi cách mặt đất trong khoảng 18 độ thì đều có ánh sáng, chính là Mông Cảnh. Nhưng để thuật toán suy tính được, thì 18 độ (gom) là 1 vậy. Và các Giờ, các nơi Thời Khắc không như nhau, các Giờ khác nhau ấy do độ trời gây ra vậy. Ở cái eo của cái vung Xích Đạo Thiên Cầu trong ngày thì độ của nó rộng rãi. Từ Xích Đạo Thiên Cầu tới (các phía) Nam, Bắc, cứ xa dần thì hẹp dần lại, cho nên gần chỗ Nhị Phân (QNB chú: Xuân Phân và Thu Phân) thì Mông Cảnh thường ít; gần chỗ Nhị Chí (QNB chú: Hạ Chí, Đông Chí) thì Mông Cảnh thường nhiều vậy. Các nơi không giống nhau ấy, do địa thế gây ra vậy. Gần Xích Đạo Thiên Cầu thì Mặt trời đi thẳng, mà thẳng thì gần đường kính; ở chỗ 2 Cực thì Mặt trời đi xiên, mà xiên thì vòng vèo. Cho nên càng về phía Bắc thì Mông Cảnh lại thường càng nhiều, càng về phía Nam thì Mông Cảnh lại thường càng ít vậy. Nhưng cái thể của Đất tròn trịa, vị trí của con người như đang ở mặt hình cầu, bốn bề thấp mà ở giữa cao, cho nên Mặt trời mọc lặn ở chính Đông Tây và Mông Cảnh của nó ngắn. Vào các thời điểm Xuân Phân và Thu Phân, Mặt trời mọc ở Mão lặn ở Dậu, nên Thần Hôn Mông Cảnh đều 6 khắc 5 phút. Nhưng chỗ bên dưới mặt đất 18 độ, hãy còn nghiêng về Bắc vậy, chỉ có đường đi Mặt trời ở chỗ dưới mặt đất 9 độ cùng với phạm vi Mão Dậu tương giao, thì trên mặt đất cư ở phía Nam phạm vi Mão Dậu, dưới mặt đất 18 độ cư ở phía Bắc phạm vi Mão Dậu, đều ngay lúc cao nhất của mặt cầu, cho nên ở thủ đô ngày Mông Cảnh ngắn nhất, 1 tại Kinh Chập, 1 tại Hàn Lộ, còn Thần Hôn đều 6 khắc 4 phút. Phương pháp của nó chính là bán kính và khoảng cảnh Xích Đạo Thiên Cầu với thiên đỉnh, so với Chính Huyền (QNB chú: đường hình sin trong toán học) đều ở 9 độ, Chính Huyền cùng với khoảng cách vĩ độ so với Chính Huyền vậy, Đông Chí thì Mặt trời mọc lặn lệch Nam, mặt đất của chỗ ấy thấp cho nên Thần Hôn Mông Cảnh đều 6 khắc 13 phút, chính là tương đối dài, nhưng ở chỗ bên dưới mặt đất 18 độ thì hãy còn xiên xuống chính Đông Tây vậy, vừa xiên hướng chính Đông Tây là do nơi đó là chỗ cao của mặt đất, cho nên tuy dài ở Xuân Thu Phân mà vẫn không quá dài vậy. Nếu như Hạ Chí thì đều mọc lặn lệch Bắc, chỗ bên dưới mặt đất 18 độ càng xiên về hướng Bắc, cho nên Thân Hôn Mông Cảnh đều 8 khắc 8 phút, chính là dài nhất. Nếu như chỗ càng Bắc, cực càng cao thì Mặt trời đi càng xiên, thì mùa Hè chì có Ban ngày mà chẳng có Ban đêm. Bên dưới Xích đạo Thiên Cầu thì Xích Đạo Thiên Cầu sáp gần vào ranh giới Mão Dậu, Mặt trời đi thẳng với độ rộng, cho nên ngày của Nhị Phân thì Mông Cảnh ngắn nhất, chỉ có 4 khắc 12 phút. Xích Đạo Thiên Cầu lấy Nam làm tương phản, cái việc đó là sự phân chia của Thiên độ với Địa thế, gồm cả sự khác biệt Nam Bắc địa cầu, cho nên thời khắc Mông Cảnh có sự khác nhau tùy lúc tùy chỗ vậy.

Posted Image

Ngũ Hành Dụng Sự

(Ngũ hành nắm quyền)

Sách “Thần Khu Kinh” viết: Ngũ hành vượng đều có thời, duy chỉ có Thổ cư ở nơi không xác định, chính là ở chỗ đằng trước của Tứ Lập tất cả vượng được 18 ngày.

“Lịch Lệ” viết: “Lập Xuân mộc, Lập Hạ hỏa, Lập Thu kim, Lập Đông thủy, đều vượng 72 ngày, Thổ ở trước Tứ Lập đều vượng 18 ngày, hợp lại được 72 ngày (18×4), tổng được 360 (72×5) mà thành một Năm vậy”.

72 Hậu

Sách “Cấp chủng Chu thư” viết:

“Ngày của Lập Xuân, gió Đông (QNB chú: ở TQ thì mùa xuân có gió từ hướng Đông thổi tới, nên gọi là gió Đông) làm tan băng tuyết, thêm 5 ngày, các loài con trùng ngủ đông bắt đầu cựa mình, thêm 5 ngày, lớp băng phía trên mặt hồ nay có vẻ như cá đang cõng băng trên lưng; ngày của Vũ Thủy, loài Rái cá tế cá, thêm 5 ngày, chim Hồng nhạn tới nay có vẻ như hầu nhạn bắc, thêm 5 ngày, cỏ cây manh động; ngày của Kinh Chập, cây Đào bắt đầu trổ hoa, thêm 5 ngày, chim Thương Canh hót, thêm 5 ngày, con chim Ưng hóa làm chim Cưu; ngày của Xuân Phân, chim đầu đàn tới, thêm 5 ngày, Sấm lại phát tiếng, thêm 5 ngày, bắt đầu Chớp giật; ngày của Thanh Minh, cây Ngô Đồng bắt đầu trổ hoa, thêm 5 ngày, loài Chuột đồng hóa làm chim Cun cút, thêm 5 ngày, Cầu Vồng bắt đầu hiện ra; ngày của Cốc Vũ, cây Bèo bắt đầu sinh ra, thêm 5 ngày, chim Cưu rũ lông, thêm 5 ngày, chim Đái Thắng đậu xuống cành dâu; ngày của Lập Hạ, loài dế kê gáy, thêm 5 ngày, loài giun ló ra, thêm 5 ngày, Dưa vua sinh ra; ngày của Tiểu Mãn, rau Cải đắng trổ hoa, thêm 5 ngày, cỏ rạp chết, thêm 5 ngày, nắng nhẹ đến nay thu hoạch lúa mạch; ngày của Mang Chủng, Bọ ngựa sinh ra, thêm 5 ngày, chim Chàng Làng bắt đầu gáy, thêm 5 ngày, trở ngược lưỡi không sửa; ngày của Hạ Chí, sừng Hươu tách ra, thêm 5 ngày, loài Ve sầu (Điêu) bắt đầu kêu, thêm 5 ngày, cây Bán Hạ sinh ra; ngày của Tiểu Thử, gió ấm đến, thêm 5 ngày, Dế mèn ở trên tường, thêm 5 ngày, chim Ưng mới bắt chước nay thành Ưng nở ra; ngày của Đại Thử, cỏ mục thành Đom đóm, thêm 5 ngày, ruộng đất nhuận nóng ẩm, thêm 5 ngày, thời mưa lớn lưu hành; ngày của Lập Thu, gió mát đến, thêm 5 ngày, sương trắng rơi, thêm 5 ngày, Ve sầu (Hàn thiền) kêu; ngày của Xử Thử, con Ưng nay thành chim, thêm 5 ngày, trời đất bắt đầu thu liễm, thêm 5 ngày, lúa mới chín; ngày của Bạch Lộ, chim Hồng Nhạn đến, thêm 5 ngày, chim đầu đàn trở về, thêm 5 ngày, đàn chim dâng đồ ăn; ngày của Thu Phân, Sấm bắt đầu im tiếng, thêm 5 ngày, côn trùng lấp tổ, thêm 5 ngày, nước bắt đầu cạn; ngày của Hàn Lộ, chim Hồng Nhạn lại ghé thăm, thêm 5 ngày, chim Sẻ vào sông lớn, thêm 5 ngày, hoa Cúc nở vàng; ngày của Sương Giáng, chó Sói đi săn thú, thêm 5 ngày, cỏ cây vàng rơi, thêm 5 ngày, côn trùng náu co lại; ngày của Lập Đông, nước bắt đầu đóng băng, thêm 5 ngày, đất bắt đầu lạnh giá, thêm 5 ngày, chim Trĩ vào sông lớn tìm sò hến; ngày của Tiểu Tuyết, Cầu vồng ẩn không thấy nữa, thêm 5 ngày, khí trời đằng đằng nay bốc lên, khí đất giáng xuống, thêm 5 ngày, hoang vu mà thành mùa đông; ngày của Đại Tuyết, chim Bói Cá không kêu, thêm 5 ngày, loài Hổ bắt đầu giao cấu, thêm 5 ngày, cây Vải ưỡn ra nay rộ lên; ngày của Đông Chí, loài giun kết lại, thêm 5 ngày, sừng Hoẵng nảy ra, thêm 5 ngày, Sông suối rục rịch; ngày của Tiểu Hàn, chim Nhạn bắc trở về quê, thêm 5 ngày, chim Thước bắt đầu vô tổ, thêm 5 ngày, chim Trĩ kêu nay lại chẳng còn tiếng nữa; ngày của Đại Hàn, con Gà bắt đầu đẻ nay không còn thấy nữa, thêm 5 ngày, loài chim dữ nay đánh nhau, thêm 5 ngày, Đầm nước kiên cố.

Đó chính là 5 ngày 1 Hậu, mỗi tháng 6 Hậu, mỗi năm có 72 Hậu, bởi vì ứng nghiệm với cái Khí của Trời Đất, cái hình tượng thời gian của muông thú cỏ cây, tức là cái ý nghĩa thuyết minh trong Nghiêu điển vậy. Nhưng ngày trôi qua có đầy có vơi, cho nên từ Hậu thứ ba cho đến Hậu thứ tư, từ Hậu thứ sáu cho đến Hậu đầu tiên của tháng sau đó, có thể 4 ngày hoặc 6 ngày, có ở chỗ chú thích, theo Nguyệt lệnh mà nói cho rõ vậy.

Tháng Nhuận

“Tả truyện” viết: “Ngay thời chấp chính của tiên vương, bước đầu tạo ra, bầu cái Chính ở giữa, quy cái Dư ở cuối. Bước đầu tạo ra, thứ tự không có sai lầm, bầu cái Chính ở giữa, người noi theo không ngi ngại, quy cái Dư ở cuối, sự việc noi theo không trái đạo lý”.

“Thái thị thư truyện” viết: “Năm có 12 tháng, tháng có 30 ngày, cái 360 ấy là hằng số của 1 năm vậy. Cho nên Mặt trời với bầu trời hội hợp mà quá 5 ngày với 235/940 ngày nữa, là Khí doanh (Khí dư ra). Mặt trăng với Mặt trời hội hợp mà thiếu 5 ngày với 592/940 ngày nữa, là Sóc hư (Sóc vơi thiếu), hợp cả Khí Doanh với Sóc Hư mà Nhuận được sinh ra. Cho nên 1 năm nhuận (thừa ra), suất là 10 ngày với 827/940 ngày nữa; 3 năm một nhuận, là 32 ngày với 601/940 ngày nữa; 5 năm lại nhuận, là 54 ngày với 375/940 ngày nữa; 19 năm có 7 nhuận làm theo Khí Sóc chia ra hợp lại ngay ngắn, chính là 1 Chương vậy”.

“Hán Chí” viết: “Chí Sóc cùng ngày, chính là Chương; cùng tại đầu ngày, gọi là [X] (chữ gì đó, không đọc được), [X] hết 6 Tuần, gọi là Kỷ; Tuế Sóc lại quay trở lại gọi là Nguyên, cho nên Ngày dùng thực, Tháng dùng nhuận, Mùa dùng phân (phút), Năm dùng vòng, Chương dùng minh, [X] dùng bộ, Kỷ dùng ký, Nguyên dùng nguyên. Nguyên pháp, 4560; Kỷ pháp 1520; [X] pháp, 76; Chương pháp, 19. Cho nên cứ 19 năm gọi là 1 Chương, 4 Chương gọi là 1 [X], 20 [X] gọi là 1 Kỷ, 3 Kỷ gọi là 1 Nguyên”.

“Cấp trủng Chu thư” viết: “Trung khí dùng ngay khi ứng, Nhuận là tháng không có Trung Khí, mà Đẩu Bính chỉ vào khoảng giữa của 2 Thần, cho nên tháng trước của Nhuận thì Trung Khí tại Hối; tháng sau của Nhuận thì Trung Khí tại Sóc; tháng của Nhuận thì Tiết nằm ở giữa tháng, nửa trước thì dùng tháng trước nắm quyền; nửa sau dùng tháng sau nắm quyền. Đó là lý do mà định bốn mùa thành năm, chẳng vượt ra khỏi cái này vậy.

Can Chi Ngũ Hành

(hình vẽ)

Posted Image

……Tị………..Ngọ……….Mùi………Thân

Thủy……….Nhật………Nguyệt……….Thủy

…Thìn……………………………………Dậu

Kim…………………………………………..Kim

…Mão……………………………………Tuất

Hỏa………………………………………….Hỏa

…Dần……….Sửu…………Tý…………Hợi

Mộc………….Thổ………..Thổ………….Mộc

Thiên Can thì Giáp Ất thuộc Mộc, Bính Đinh thuộc Hỏa, Mậu Kỷ thuộc Thổ, Canh Tân thuộc Kim, Nhâm Quý thuộc Thủy. Địa Chi thì Dần Mão Thìn thuộc Mộc, phối phương Đông vậy; Tị Ngọ Mùi thuộc Hỏa, phối phương Nam vậy; Thân Dậu Tuất thuộc Kim, phối phương Tây vậy; Hợi Tý Sửu thuộc Thủy, phối phương Bắc vậy; nhưng Thổ ký vượng ở chỗ của Thìn Tuất Sửu Mùi, phối với Tứ Quý vậy. Cái đó các thuyết xưa này đều như nhau, nhưng Tinh Mệnh Gia (mấy bố xem mệnh bằng các sao) lại lấy Dần Hợi thuộc Mộc, Mão Tuất thuộc Hỏa, Thìn Dậu thuộc Kim, Tý Sửu thuộc Thổ, mà Ngọ thì là Nhật (mặt trời), Mùi thì là Nguyệt (mặt trăng), thuyết này có sự khác biệt, là sao vậy? Cái mà Tinh Mệnh Gia lấy 12 cung sắp đặt trên dưới bốn phương, Tý Sửu ở dưới cho nên là Thổ; Ngọ Mùi ở trên cho nên là Nhật Nguyệt, Dần Mão Thìn Tị Thân Dậu Tuất Hợi phân bố trái phải chính là như sự lưu hành của của bốn mùa ở trong khoảng trời đất, cho nên việc hợp cung của Trái và Phải mà phân biệt ra thứ tự Mộc, Hỏa, Kim, Thủy vậy. Đến như Ngũ Hành của Nạp Âm, thì có dùng 60 ngày mà cách 8 tương sinh, mở rộng phối làm thuyết, lại có dùng Can CHi khởi số tương phối, và phân chia Nạp Âm Ngũ Hành, nói cụ thể ở phần sau.

Nạp Âm

“Thông Giám – Cương mục tiền biên” viết: “Hoàng Đế lệnh cho Đại Nạo tìm tinh yếu của Ngũ Hành, dòm xem chỗ sở kiến của Đẩu Bính, ban đầu là Giáp Tý, Can Chi tương phối thành tên, mà định ra Nạp Âm. Nhưng người nói về ngũ hành xưa nay, lấy Khí lúc ban đầu còn Hình lúc sau chót, là thứ tự theo Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ của Hồng Phạm vậy. Lấy chỗ dời đi ở bốn mùa tương sinh, làm thứ tự theo Mộc, Hỏa, Thổ, Kim Thủy của Nguyệt Lệnh vậy, lấy sửa trị có sẵn Ngũ Tài tương khắc, làm thứ tự theo Thủy, Hỏa, Kim, Mộc, Thổ của Vũ Mô vậy.

Nạp Âm ngũ hành đầu tiên là Kim, thứ đến là Hỏa, thứ đến là Mộc, thứ đến là Thủy, thứ đến là Thổ, xong hết không quay về đầu mối gốc, lại không áp dụng ở sinh khắc, cho nên người ta nói, chẳng biết chỗ nó ở đâu đến. Nay đối chiếu với nguồn gốc của các thuật, chẳng qua bắt chước theo ý của Dịch Tượng, phép của Nạp Âm, cũng đều gồm cả cái lý của Tiên Hậu Thiên mà dùng vậy, các bức đồ để sáng tỏ vậy.

Ngũ Hành Nạp Âm ứng Tiên Thiên Đồ

(hình vẽ)

Posted Image

……Khôn……Cấn…….Khảm……..Tốn…….Chấn……..Ly……..Đoài……..Càn

…………….Thổ…………..Thủy………………Mộc…………..Hỏa…………….Kim…….

Đồ hình Tiên Thiên, Càn Đoài ở đầu thuộc Kim; thứ đến là Ly thuộc Hỏa; thứ đến là Chấn Tốn thuộc Mộc; thứ đến là Khảm thuộc Thủy; chung cuộc ở Cần Khôn thuộc Thổ, cho nên ban đầu ở Kim rồi chung cuộc ở Thổ vậy, cái nghĩa của Càn khởi đầu Khôn thành tựu vậy. Kim áp dụng với cái cứng rắn của trời, Thổ áp dụng ở cái nhu hòa của đất, Hỏa phụ theo trời, Thủy phụ ở đất, mà Mộc lấy sinh khí ở giữa, đó là gốc của Nạp Âm ở thứ tự Tiên Thiên vậy.

Ngũ Hành Nạp Âm ứng Hậu Thiên Đồ

(hình vẽ)

Posted Image

…………………………Ly…………………………

……………………….Hỏa………………………..

…….Tốn……………………………..Khôn……

……..Mộc………………………………………….

Chấn……………….Thổ…………………Đoài

………………………………………………Kim…..

……..Cấn……………………………..Càn…….

……………………….Thủy……………………….

……………………….Khảm………………………

Đồ hình Hậu Thiên, cũng lấy Càn làm đầu mà nghịch chuyển, từ Kim của Càn Đoài, vượng ở Tây phương; thứ đến chuyển là Ly Hỏa, vượng ở Nam phương; thứ nữa chuyển đến Mộc của Chấn Tốn, vượng ở Đông phương; thứ đến lại chuyển tới Khảm Thủy, vượng ở Bắc phương; mà Thổ vượng ở Tứ Quý, cho nên trả lại Cấn Khôn mà chỗ ở cuối cùng, , đó là gốc của Nạp Âm ở thứ tự Hậu Thiên vậy.

Ngũ Hành Nạp Âm

Giáp tý ất sửu kim, bính dần đinh mão hỏa, mậu thìn kỷ tị mộc, canh ngọ tân mùi thổ, nhâm thân quý dậu kim,

Giáp tuất ất hợi hỏa, bính tý đinh sửu thủy, mậu dần kỷ mão thổ, canh thìn tân tị kim, nhâm ngọ quý mùi mộc,

Giáp thân ất dậu thủy, bính tuất đinh hợi thổ, mậu tý kỷ sửu hỏa, canh dần tân mão mộc, nhâm thìn quý tị thủy,

Giáp ngọ ất mùi kim, bính thân đinh dậu hỏa, mậu tuất kỷ hợi mộc, canh tý tân sửu thổ, nhâm dần quý mão kim,

Giáp thìn ất tị hỏa, bính ngọ đinh mùi thủy, mậu thân kỷ dậu thổ, canh tuất tân hợi kim, nhâm tý quý sửu mộc,

Giáp dần ất mão thủy, bính thìn đinh tị thổ, mậu ngọ kỷ mùi hỏa, canh thân tân dậu mộc, nhâm tuất quý hợi thủy.

Đối chiếu: Từ xưa có các loại của Hải Trung Kim, Lô Trung Hỏa, ý nghĩa không áp dung, tại đây không đăng lại.

Đồ hình Nạp Âm ngũ hành phân chia Tam Nguyên ứng Nhạc luật nhập vào khoảng cách tương sinh

(hình vẽ)

Posted Image

Bên phải đồ hình lấy Giáp Tý Ất Sửu làm Kim của Thượng Nguyên, Nhâm Thân Quý Dậu làm Kim của Trung Nguyên, Canh Thìn Tân Tị là Kim của Hạ Nguyên, ba Nguyên đã hết vòng, thì lại truyền cho Mậu Tý Kỷ Sửu làm Hỏa Thượng Nguyên, Bính Thân Đinh Dậu làm Hỏa Trung Nguyên, Giáp Thìn Ất Tị làm Hỏa của Hạ Nguyên. Từ đó về sau, đều theo như thứ tự trước của Kim, Hỏa, Mộc, Thủy, Thổ mà dùng. Nhạc Luật cũng đồng vị, phép của cưới vợ cách 8 sinh con, lấy chung cuộc ở Đinh Tị mà Nạp Âm tiểu thành, rồi từ khởi Giáp Ngọ Ất Mùi làm Kim của Thượng Nguyên, như phép trước đó lấy chung cuộc ở Đinh Hợi mà Nạp Âm đại thành.

Đối chiếu: 10 Can 12 Chi đan xen nhau thành ra 60 ngũ âm 12 luật, tăng theo cấp số nhân cũng là 60, cho nên phép của Nạp Âm kiêm cả hai mà dùng. Giáp Tý kim, mà Ất Sửu cũng là kim, đồng vị cưới vợ vậy. Ất Sửu kim mà Nhâm Thân cũng là Kim, cách 8 sinh con vậy. Một lượt các Tam Nguyên, mà hậu truyền ở lượt thứ hai, do Xuân có ba tháng Mạnh Trọng Quý, mà hậu truyền ở Hè vậy; từ Giáp Tý đến Đinh Tị mà một vòng Tam Nguyên của Ngũ Hành, hãy còn ba lần biến đổi, là tiểu thành vậy; từ Giáp Ngọ đến Đinh Hợi mà Tam Nguyên của Ngũ hành là 1 vòng, hãy còn 6 lần biến đổi, là đại thành vậy. Phương pháp thành lập của nó là tương ứng với Luật Lã.

Nạp Âm Can Chi khởi số hợp Ngũ Hành

Giáp, Kỷ, Tý, Ngọ: 9

Ất, Canh, Sửu, Mùi: 8

Bính, Tân, Dần, Thân: 7

Đinh, Nhâm, Mão, Dậu: 6

Mậu, Quý, Thìn, Tuất: 5

Tị, Hợi, đều thuộc số 4.

Cái này do Dương Tử Vân (QNB chú: tức Dương Hùng, tên tự là Tử Vân) ở Thái Nguyên luận số của luật âm thanh vậy. Phàm phối hợp lưỡng Can lưỡng Chi, số dư của nó được 4,9 thì là Kim; được 1,6 thì là Hỏa; được 3,8 thì là Mộc; được 5,10 thì là Thủy; được 2,7 thì là Thổ. Thí dụ như Giáp Tý đều là 9, được số 18, Ất Sửu đều là 8, được số 16, hợp lại được số 34, cho nên là Kim. Nhâm 6 Thân 7 được số 13, Quý 5 Dậu 6 được số 11, hợp thành 24, cho nên thuộc Kim vậy. Ngoài ra cứ theo hình trên mà suy ra.

Nhưng chỗ phối các số 1 6, 2 7 lại bất đồng với số của Hà Đồ. Nay đối chiếu với 50 số của Đại Diễn, cái Dụng của nó dùng 49, lấy hợp số của 2 Can 2 Chi ở 49, số dư của nội giảm, nếu tròn 10 lại trừ đi, dư 1 6 là Thủy, dư 2 7 là Hỏa, dư 3 8 là Mộc, dư 4 9 là Kim, dư 5 10 là Thổ, tất cả dùng cái tương sinh ngũ hành làm Nạp Âm, như thế thì cùng với Hà Đồ tương đồng. Còn phép bói cỏ thi, dùng số sách dư để định Cơ Ngẫu, cái này dùng số dư để định Ngũ Hành, cái lý của nó về cơ bản là tương hợp.

Như Giáp 9 Tý 9, Ất 8 Sửu 8, hợp số của chúng 34, từ 49 mà nội giảm đi, dư ra 15 (tức là 49-34), gặp 10 không dùng, dư lại 5 thuộc Thổ, mà Thổ sinh Kim, cho nên chúng (Giáp Tý, Ất Sửu) gọi là Kim.

Như Bính Dần, Đinh Mão, cộng hợp được số 26, từ 49 mà nội giảm đi, còn dư ra 23, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 3 thuộc Mộc, mà Mộc sinh Hỏa, cho nên chúng gọi là Hỏa.

Như Mậu Thìn, Kỷ Tị, cộng hợp được số 23, từ 49 mà nội giảm đi, dư ra 26, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 6 thuộc Thủy, mà Thủy sinh Mộc, cho nên chúng gọi là Mộc.

Như Canh Ngọ, Tân Mùi, cộng hợp được số 32, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 17, mà 10 không dùng, dư lại 7 thuộc Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ, cho nên chúng gọi là Thổ.

Như Nhâm Thân, Quý Dậu, cộng hợp được số 24, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 25, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 5 thuộc Thổ, mà Thổ sinh Kim, cho nên chúng gọi là Kim.

Như Giáp Tuất, Ất Hợi, cộng hợp được số 26, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 23, (hai lần) 10 không dùng dư lại 3 thuộc Mộc, mà Mộc sinh Hỏa, cho nên chúng gọi là Hỏa.

Như Bính Tý, Đinh Sửu, cộng hợp được số 30, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 19, mà 10 không dùng dư lại 9 thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy, cho nên chúng gọi là Thủy.

Như Mậu Dần, Kỷ Mão, cộng hợp được số 27, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 22, (hai lần) 10 không dùng dư lại 2 thuộc Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ, cho nên chúng gọi là Thổ.

Như Canh Thìn, Tân Tị, cộng hợp được số 24, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 25, (hai lần) 10 không dùng dư lại 5 thuộc Thổ, mà Thổ sinh Kim, cho nên chúng gọi là Kim.

Như Nhâm Ngọ, Quý Mùi, cộng hợp được số 28, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 21, (hai lần) 10 không dùng dư lại 1 thuộc Thủy, mà Thủy sinh Mộc, cho nên chúng gọi là Mộc.

Như Giáp Thân, Ất Dậu, cộng hợp được số 30, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 19, mà 10 không dùng dư lại 9 thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy, cho nên chúng gọi là Thủy.

Như Bính Tuất, Đinh Hợi, cộng hợp được số 22, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 27, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 7 thuộc Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ, cho nên chúng gọi là Thổ.

Như Mậu Tý, Kỷ Sửu, cộng hợp được số 31, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 18, mà 10 không dùng, dư lại 8 thuộc Mộc, mà Mộc sinh Hỏa, cho nên chúng gọi là Hỏa.

Như Canh Dần, Tân Mão, cộng hợp được số 29, từ 49 mà giảm trừ, dư ra 21, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 1 thuộc Thủy, mà Thủy sinh Mộc, cho nên chúng gọi là Mộc.

Như Nhâm Thìn, Quý Tị, cộng hợp được số 20, từ 49 mà giảm trừ, dư ra 29, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 9 thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy, cho nên chúng gọi là Thủy.

Lại như Giáp Ngọ, Ất Mùi, cộng hợp được số 34, từ 49 mà giảm trừ, dư ra 15, mà 10 không dùng, dư lại 5 thuộc Thổ, mà Thổ sinh Kim, cho nên chúng gọi là Kim.

Như Bính Thân, Đinh Dậu, cộng hợp được số 36, từ 49 mà giảm trừ, dư ra 13, mà 10 không dùng, dư lại 3 thuộc Mộc, mà Mộc sinh Hỏa, cho nên chúng gọi là Hỏa.

Như Mậu Tuất, Kỷ Hợi, cộng hợp được số 23, từ 49 mà nội giảm đi, dư ra 26, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 6 thuộc Thủy, mà Thủy sinh Mộc, cho nên chúng gọi là Mộc.

Như Canh Tý, Tân Sửu, cộng hợp được số 32, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 17, mà 10 không dùng, dư lại 7 thuộc Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ, cho nên chúng gọi là Thổ.

Như Nhâm Dần, Quý Mão, cộng hợp được số 24, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 25, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 5 thuộc Thổ, mà Thổ sinh Kim, cho nên chúng gọi là Kim.

Như Giáp Thìn, Ất Tị, cộng hợp được số 26, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 23, (hai lần) 10 không dùng dư lại 3 thuộc Mộc, mà Mộc sinh Hỏa, cho nên chúng gọi là Hỏa.

Như Bính Ngọ, Đinh Mùi, cộng hợp được số 30, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 19, mà 10 không dùng dư lại 9 thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy, cho nên chúng gọi là Thủy.

Như Mậu Thân, Kỷ Dậu, cộng hợp được số 27, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 22, (hai lần) 10 không dùng dư lại 2 thuộc Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ, cho nên chúng gọi là Thổ.

Như Canh Tuất, Tân Hợi, cộng hợp được số 24, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 25, (hai lần) 10 không dùng dư lại 5 thuộc Thổ, mà Thổ sinh Kim, cho nên chúng gọi là Kim.

Như Nhâm Tý, Quý Sửu, cộng hợp được số 28, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 21, (hai lần) 10 không dùng dư lại 1 thuộc Thủy, mà Thủy sinh Mộc, cho nên chúng gọi là Mộc.

Như Giáp Dần, Ất Mão, cộng hợp được số 30, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 19, mà 10 không dùng dư lại 9 thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy, cho nên chúng gọi là Thủy.

Như Bính Thìn, Đinh Tị, cộng hợp được số 22, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 27, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 7 thuộc Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ, cho nên chúng gọi là Thổ.

Như Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, cộng hợp được số 31, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 18, mà 10 không dùng, dư lại 8 thuộc Mộc, mà Mộc sinh Hỏa, cho nên chúng gọi là Hỏa.

Như Canh Thân, Tân Dậu, cộng hợp được số 29, từ 49 mà giảm trừ, dư ra 21, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 1 thuộc Thủy, mà Thủy sinh Mộc, cho nên chúng gọi là Mộc.

Như Nhâm Tuất, Quý Hợi, cộng hợp được số 20, từ 49 mà giảm trừ, dư ra 29, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 9 thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy, cho nên chúng gọi là Thủy.

Ngày xưa QNB cũng chế ra 1 cách nhìn vào Hà Đồ là có thể nhẩm ngay được Nạp Âm Ngũ Hành như sau:

Thứ tự của Hành Nạp Âm là [Kim – Hỏa – Mộc – Thủy – Thổ], nhưng cứ di chuyển được 3 Hành thì lại bỏ trống 1 Hành, đồng nghĩa với việc chuyển được 6 Can 6 Chi thì Hành Nạp Âm phải nhảy 1 bước.

Tý Ngọ: [Kim – Hỏa – Mộc – (Thủy -) Thổ] – [Kim

Tuất Thìn: Hỏa – (Mộc -) Thủy – Thổ] – [Kim – (Hỏa -) Mộc

Dần Thân: Thủy – Thổ] – [(Kim -) Hỏa – Mộc – Thủy (- Thổ)].

Posted Image

Cái này sẽ khiến cho chúng ta hiểu được ẩn ý câu nói của cổ nhân “Khí xuất phát từ phương Đông – Mộc, chuyển thuận; còn Âm xuất phát từ phương Tây – Kim, chuyển nghịch” nghĩa là muốn nói đến Phương Hướng và Ngũ Hành theo Hà Đồ, trong đó:

– Cái được gọi là “Khí” tức là ám chỉ Chính Ngũ Hành theo 4 Mùa Xuân Hạ Thu Đông chuyển thuận, Chính Ngũ Hành cũng là sự tương ứng về Khí Hậu trên địa cầu với quy luật ẩn hiện của Ngũ Tinh (5 Hành Tinh, đã nói rõ ở phần Thiên Văn và phần Hà Đồ).

– Cái được gọi là “Âm” tức là ám chỉ Nạp Âm Ngũ Hành theo cao độ từ Âm thanh của Kim chuyển nghịch trầm dần xuống tới âm thanh của Thổ. Quy luật của các nhịp điệu âm thanh cũng chính là căn cứ để tính ra được quy luật vận chuyển của Ngũ Tinh (xem ở ví dụ trong Hà Đồ ở hình trên).

Tới đây thì chúng ta có thể sẽ hiểu rõ hơn về đoạn này :D

Nạp Âm Ngũ Hành phân thuộc Ngũ Âm đồ

Chu Tử viết: “Tiếng nhạc là Thổ, Kim, Mộc, Hỏa, Thủy”. Theo “Hồng Phạm” là Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ, tức là theo ý nghĩa đó, có thể triển khai phương pháp của Nạp Âm vậy. Thiên Can có 10, Địa Chi có 12, đều thuộc Ngũ Hành, nhưng Can Chi đan xen nhau mà thành 60 Hoa Giáp, cho nên có Ngũ Hành Nạp Âm, lấy sự sinh hóa của việc phối hợp Can Chi mà định ra.

Cái Nạp Âm ấy, lấy Can Chi phân phối ở Ngũ Âm, mà vốn Ngũ Hành của chỗ sinh ra âm thanh được gọi là Âm của nó được Nạp Can Chi. Ngũ âm của Cung – Thương – Giốc – Chủy – Vũ.

Ban đầu lấy 5 Can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm để nạp vào, rồi lại gắn vào Ngũ Tý. Bên dưới tiếng Cung được Giáp Tý, rồi Ất Sửu theo sau; bên dưới tiếng Thương được Bính Tý, rồi Đinh Sửu theo sau; bên dưới tiếng Giốc được Mậu Tý, rồi Kỷ Sửu theo sau; bên dưới tiếng Chủy được Canh Tý, rồi Tân Sửu theo sau; bên dưới tiếng Vũ được Nhâm Tý, rồi Quý Sửu theo sau. Can Chi của Ngũ Tý đều là Dương, còn Can Chi của Ngũ Sửu đều là Âm, dùng Âm tòng thể Dương, như cái ý nghĩa của Càn vững chắc còn Khôn nhu thuận vậy.

Tiếng Cung là Thổ, cái mà Thổ sinh ra là Kim, cho nên Giáp Tý & Ất Sửu nạp âm Kim; tiếng Thương là Kim, cái mà Kim sinh ra là Thủy, cho nên Bính Tý & Đinh Sửu nạp âm Thủy; tiếng Giốc là Mộc, cái mà Mộc sinh ra là Hỏa, cho nên Mậu Tý & Kỷ Sửu nạp âm Hỏa; tiếng Chủy là Hỏa, cái mà Hỏa sinh ra là Thổ, cho nên Canh Tý & Tân Sửu nạp âm Thổ; tiếng Vũ là Thủy, cái mà Thủy sinh ra là Mộc, cho nên Nhâm Tý & Quý Sửu nạp âm Mộc; đó là thanh âm được nạp của 10 Can ban đầu.

Thứ đến lấy 5 Can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm để nạp vào, rồi lại gắn vào Ngũ Dần. Với các Dương Chi thì Tý đứng đầu, sau đó thì là Dần, với Ngũ Âm thì Cung đứng đầu, sau đó thì là Thương, đứng đầu Thiên Can của Tý hệ là Giáp Tý được Cung, còn đứng đầu Thiên Can của Dần hệ thì tiếp đó được Thương cho nên Giáp Dần được Thương, rồi Ất Mão theo sau, nạp âm là Thủy; Bính Dần được Giốc, rồi Đinh Mão theo sau, nạp âm là Hỏa; Mậu Dần được Chủy, rồi Kỷ Mão theo sau, nạp âm là Thổ; Canh Dần được Vũ, rồi Tân Mão theo sau, nạp âm là Mộc; Nhâm Dần được Cung, rồi Quý Mão theo sau, nạp âm là Kim. Đó là âm được nạp của thập can 2 con giáp vậy.

Chiếu theo đương nhiên Nhâm Tý, Quý Sửu, mà lần lượt được tiếng Vũ, mà Vũ là sau cùng của Ngũ Âm, sau cùng mà quay trở lại mối ban sơ, thì kế sau Vũ là Cung, kế sau Nhâm Tý, Quý Sửu là Nhâm Dần, Quý Mão, cho nên Nhâm Dần, Quý Mão được tiếng Cung mà nạp âm Kim vậy. Vậy ngũ hành theo thứ tự cùng nhau xoay chuyển, sinh sinh bất diệt vậy.

Thứ ba lấy 5 Can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm, rồi lại gắn vào Ngũ Thìn. Với các Dương Chi thì thứ hai là Dần nên thứ ba của nó là Thìn, với Ngũ Âm thì thứ hai là Thương nên thứ ba của nó là Giốc, đứng đầu Thiên Can của Dần hệ là Giáp Dần được Thương, còn đứng đầu Thiên Can của Thìn hệ thì tiếp đó được Giốc cho nên Giáp Thìn được Giốc, rồi Ất Tị theo sau, nạp âm là Hỏa; Bính Thìn được Chủy, rồi Đinh Tị theo sau, nạp âm là Thổ; Mậu Thìn được Vũ, mà Kỷ Tị theo sau, nạp âm được Mộc; Canh Thìn được Cung, rồi Tân Tị theo sau, nạp âm là Kim; Nhâm Thìn được Thương, rồi Quý Tị theo sau, nạp âm là Thủy; đó là âm được nạp của thập can 3 con giáp vậy.

Thứ tư lấy 5 Can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm, rồi lại gắn vào Ngũ Ngọ. Nếu theo thước đo (trượng) bày thuận ra, Giáp Thìn đã được Giốc, thì Giáp Ngọ được Chủy; mà Chi Ngọ kế đến là Thân, thứ đến nữa là Tuất, thì Giáp Thân được Vũ, mà Giáp Tuất lại quay trở lại được Cung, như thế tuần tự trong vòng Ngũ Âm chỉ có tiếng Cung là được 2 con giáp, ngoài ra đều được 1 con giáp, quay về cái ý nghĩa của tuần hoàn chung thủy, không hòa vào nhau vậy.

So sánh tương đối Thiên Can cùng với Địa Chi ấy, là sự phân chia của Âm Dương nhị khí, lấy Lục Thập Hoa Giáp phối Ngũ Âm. Thì các Thiên Can giống như là mấu chốt (yếu lĩnh), bởi vì do 10 Can chi Âm Dương đều có 5, lấy ngay thứ tự của sự phân bố Ngũ Âm vậy, cho nên Dương sinh ở Tý, đương nhiên Giáp Tý sẽ chốt ở Quý Tị, còn Âm sinh ở Ngọ, đương nhiên Giáp Ngọ sẽ chốt ở Quý Hợi. Thế là bèn lấy Giáp Ngọ với Giáp Tý cùng liệt vào tiếng Cung, mà Ất Mùi theo sau, nạp âm là Kim; Bính Ngọ với Bính Tý cùng liệt vào tiếng Thương, mà Đinh Mùi theo sau, nạp âm là Thủy; Mậu Ngọ với Mậu Tý cùng liệt vào cùng liệt vào Giốc, mà Kỷ Mùi theo sau, nạp âm là Hỏa; Canh Ngọ với Canh Tý cùng liệt vào Chủy, mà Tân Mùi theo sau, nạp âm là Thổ; Nhâm Ngọ với Nhâm Tý cùng liệt vào Vũ, mà Quý Mùi theo sau, nạp âm là Mộc; đó là âm được nạp của thập can 4 con giáp vậy.

Thứ năm lấy 5 Can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm, rồi lại gắn vào Ngũ Thân. Với các Dương Chi thì sau Ngọ là đến Thân, Giáp Ngọ đã được Cung, thì Giáp Thân được Thương mà Ất Dậu theo sau, nạp âm là Thủy; Bính Thân được Giốc, mà Đinh Dậu theo sau, nạp âm là Hỏa; Mậu Thân được Chủy, mà Kỷ Dậu theo sau, nạp âm là Thổ; Canh Thân được Vũ, mà Tân Dậu theo sau, nạp âm là Mộc; Nhâm Thân được Cung, mà Quý Dậu theo sau, nạp âm là Kim; đó là âm được nạp của thập can 5 con giáp vậy.

Thứ sáu lấy 5 Can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm, rồi lại gắn vào Ngũ Tuất. Với các Dương CHi thì sau Thân là đến Tuất, Giáp Thân được Thương, thì Giáp Tuất được Giốc, mà Ất Hợi theo sau, nạp âm là Hỏa; Bính Tuất được Chủy, mà Đinh Hợi theo sau, nạp âm là Thổ; Mậu Tuất được Vũ, mà Kỷ Hợi theo sau, nạp âm là Mộc; Canh Tuất quay lại được Cung, mà Tân Hợi theo sau, nạp âm là Kim; Nhâm Tuất được Thương, mà Quý Hợi theo sau, nạp âm là Thủy. Đó là âm được nạp của thập can 6 con giáp vậy.

Quan trọng Can ứng ở thiên, Chi ứng ở địa, Hoa Giáp ứng ở nhân, đương nhiên xác lập vị trí của Nạp Âm, mà Tam Tài thỏa tất cả ngũ hành của chuyên môn nó nắm giữ vậy.

Cung thuộc Thổ sinh Kim: Giáp Tý, Ất Sửu, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Nhâm Dần, Quý Mão, Canh Thìn, Tân Tị, Canh Tuất, Tân Hợi.

Thương thuộc Kim sinh Thủy: Bính Tý, Đinh Sửu, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Giáp Thân, Ất Dậu, Giáp Dần, Ất Mão, Nhâm Thìn, Quý Tị, Nhâm Tuất, Quý Hợi.

Giốc thuộc Mộc sinh Hỏa: Mậu Tý, Kỷ Sửu, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Bính Dần, Đinh Mão, Giáp Thìn, Ất Tị, Giáp Tuất, Ất Hợi.

Chủy thuộc Hỏa sinh Thổ: Canh Tý, Tân Sửu, Canh Ngọ, Tân Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Bính Thìn, Đinh Tị, Bính Tuất, Đinh Hợi.

Vũ thuộc Thủy sinh Mộc: Nhâm Tý, Quý Sửu, Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Canh Dần, Tân Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tị, Mậu Tuất, Kỷ Hợi.

Nạp Giáp

Trực đồ

Càn…..Khôn…..Cấn…..Đoài…..Khảm…..Ly…..Chấn…..Tốn…..Càn…..Khôn

Giáp…….Ất……..Bính…..Đinh……Mậu……Kỷ…..Canh…..Tân….Nhâm…..Quý

Càn nạp Giáp Nhâm, Khôn nạp Ất Quý, Càn Không bao quát cái nghĩa thủy chung vậy. Còn lại sáu quái, thì từ dưới lên trên, phỏng theo đồ hình mà từ tuần tự dưới lên trên vậy. Chấn Tốn âm dương khởi ở dưới, cho nên Chấn nạp Canh, Tốn nạp Tân; Khảm Ly âm dương giao ở giữa, cho nên Khảm nạp Mậu, Ly nạp Kỷ; Cấn Đoài âm dương cực ở bên trên, chon nên Cấn nạp Bính, Đoài nạp Đinh. Các Can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thì nạp vào quái dương, còn các Can âm là Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý đều nạp vào quái âm.

Viên đồ

(hình vẽ)

Posted Image

Các này lấy 6 quái ứng với Nguyệt Hậu (QNB chú: tức 6 Hậu trong tháng, mỗi Hậu là 5 ngày), mà Khảm Ly là bản thể của Nhật Nguyệt, cư ở giữa không dùng, Chấn trực sinh Minh, nhất dương bắt đầu sinh, đồng thời lúc sinh Minh lấy lúc khoảng bắt đầu hoàng hôn, thấy Trăng ở phương Canh vậy; Đoài trực Thượng Huyền, nhị dương từ từ hưng thịnh, đồng thời lúc Thượng Huyền, lấy lúc khoảng bắt đầu hoàng hôn, thấy Trăng ở phương Đinh vậy; Đoài trực Vọng, tam dương thịnh mãn, đồng thời lúc Vọng lấy lúc khoảng bắt đầu hoàng hôn, thấy Trăng ở phương Giáp vậy; Tốn trực sinh Phách, thì nhất âm bắt đầu sinh, đồng thời lúc sinh phách lấy lúc khoảng bình minh, thấy trăng ở phương Tân vậy; Cấn trực Hạ Huyền, nhị âm dần dần hưng thịnh, đồng thời lúc Hạ Huyền lấy khoảng bình minh, thấy trăng ở phương Bính; Khôn trực Hối, thì ba âm thịnh mãn, đồng thời lấy khoảng bắt đầu bình minh, trăng thấy ở phương Ất vậy. Đều lấy Nạp Giáp mà tương ứng.

Nạp Giáp, đồ hình nạp 12 Chi

(hình vẽ)

Posted Image

Các này lấy 6 vạch của Bát Quái, dùng phương pháp chia ra nạp 6 Thần.

Phàm ở nội quái của Càn thì là Giáp, rồi nạp Tý, Dần, Thìn, như hào Sơ Cửu là Giáp Tý, hào Cửu Nhị là Giáp Dần, hào Cửu tam là Giáp Thìn vậy; ở ngoại quái của Càn thì là Nhâm, rồi nạp Ngọ, Thân, Tuất, như hào Cửu Tứ là Nhâm Ngọ, hào Cửu Ngũ là Nhâm Thân, hào Thượng Cửu là Nhâm Tuất vậy.

Phàm ở nội quái của Khôn thì là Ất, rồi nạp Mùi, Tị, Mão, như hào Sơ Lục là Ất Mùi, hào Lục Nhị là Ất Tị, hào Lục Tam là Ất Mão vậy; tại ngoại quái của Khôn thì là Quý, rồi nạp Sửu, Hợi Dậu, như hào Lục Tứ là Quý Sửu, hào Lục Ngũ là Quý Hợi, hào Thượng Lục là Quý Dậu vậy.

Do Càn Khôn đều nạp lưỡng Can, cho nên mới có sự khác biệt ở hai quái Nội – Ngoại.

Còn như Chấn chỉ nạp Canh, cho nên hào Sơ Cửu là Canh Tý, hào Lục Nhị là Canh Dần, hào Lục Tam là Canh Thìn, hào Cửu Tứ là Canh Ngọ, hào Lục Ngũ là Canh Thân, hào Thượng Lục là Canh Tuất.

Còn như Tốn chỉ nạp Tân, cho nên hào Sơ Lục là Tân Sửu, hào Cửu Nhị là Tân Hợi, hào Cửu Tam là Tân Dậu, hào Lục Tứ là Tân Mùi, hào Cửu Ngũ là Tân Tị, hào Thượng Cửu là Tân Mão.

Còn lại 4 quẻ như Khảm, Ly, Cấn Đoài cùng theo y như Chấn, Tốn mà suy ra,

Đối chiếu: Phép Nạp Giáp không biết khởi nguyên từ đâu, căn cứ vào việc lấy 6 quái trực Nguyệt hậu, Minh, Phách, Tử, Sinh, Âm Dương tiêu tức với Tiên Thiên cho nên có sự tương tự ấy, sách Đạo cổ “Tham Đồng Khế” bên trong đó có kể về cái thuyết Nạp Giáp, nhưng Chu Tử cho rằng đó là truyền từ Tiên Thiên vậy. Từ thời Khổng Tử về sau, các nhà Nho không nắm được, mà bên ngoài bị rơi vào vòng bí mật, cùng nhau rao giảng tưởng là cái thuật của luyện Đan. Nay đối chiếu Bát Quái đồ của Tiên Thiên, mà Nạp Giáp ngoại trừ Khảm Ly coi là nhị Dụng. Thì phương pháp của nó cũng không hoàn toàn hợp. Hoặc nói đến Quái ngôn là Thiên Địa định vị, Sơn Trạch thông khí, Lôi Phong tương bạc, chính là lấy Tam Dương Tam Âm đến Nhất Dương Nhất Âm làm thứ tự, rồi sau đó mới nói đến Thủy Hỏa bất tương xạ, chừng lấy 6 quái ký thác tiêu tức, mà dùng Thủy Hỏa làm Dụng, hoặc giả từ cổ xưa đã nói như thế vậy. Đến nối sai lầm sót lại của nó là phương pháp của 6 Thần, thì Dương đều thuận hành, Âm đều nghịch chuyển, cái Âm Dương ấy, Dài, Vưa, Ngắn hay sai lệch 1 vị trí, duy chỉ có Chấn với Càn như nhau, là con cả nối tiếp cha vậy, Khôn thì không khởi ở Sửu mà lại khởi ở Mùi, khác với số Ngẫu của Lạc Thư khởi vị ở Mùi, theo Hậu Thiên đồ thì Khôn cư ở Tây Nam, nhạc luật Lâm Chung là địa thống mà tương hợp ứng khí của tháng Mùi, cho nên trong các thuật thì chỉ có Nạp Giáp là gần với lý lẽ, bây giờ Hỏa Châu Lâm bốc quái, chính là phương pháp của nó vậy.

Tinh tượng 12 Thần 28 Tú

(hình vẽ)

Posted Image

Tượng cầm thú 12 Thần, Tý chuột, Sửu Trâu, Dần Hỏ, Mão Thỏ, Thìn Rồng, Tị Rắn, Ngọ Ngựa, Mùi Dê, Thân Khỉ, Dậu Gà, Tuất Chó, Hợi Lơn. Thuyết của nó theo như cũ đã lâu, chẳng biết từ đâu mà đến. Tuy rằng trong kinh điển không thấy, nhưng lấy Truyện, Ký, Sử mà tham khảo, thì chẳng những mình nước Tống mà nước Hàn “Mao Dĩnh truyện” gọi là: “Thực vu Mão địa” (Ăn ở đất Mão)., “Sái Trương viên ngoại văn” gọi là: “Hổ thủ nhi khứ, lai Dần kỳ chủy” (Hổ lấy rồi đi, đến Dần nó hỏi). Đến thời nhà Đường lại có “Quản Lộ truyện” suy từ việc xem bói Long Xà của Đông Phương Sóc, cho rằng biến hóa đẩy qua lại lẫn nhau, hội ở Thìn Tị. Thêm nữa Tiêu Châu nói Tư Mã là chủ trì Ngọ, đó là thời Hán, Tấn, có những thuyết như vậy. Ngược dòng thời gian, Tấn Sư ba lợn qua sông, mà Khổng Tử cho rằng là Kỷ Hợi, cái tương phối của Can Chi, Ất Hợi là 1 lợn, Đinh Hợi là 2 lợn, đến Kỷ Hợi là 3 lợn vậy. Trần Kính Trọng bói cỏ thi nói, đang hưng thịnh ở nước của họ Khương, mà buông Xuân Thu, Lục Tú của Quan được Tân Mùi, Tân là Tốn, là trưởng nữ, Mùi là dê, dê (dương) thêm nữ là Khương, chính là thời CHu cũng có vậy. Cho đến như tượng cầm thú của 28 Tú, thì thời cận đại mới có cái ý này, dựa theo chỗ áp dụng của 12 Thần, mà gán ghép thuyết đó vậy.

Tại sao 12 Thần lấy Tý Ngọ Mão Dậu là 4 trung cung? cho nên mỗi cung đều quản 3 tượng, cung Tý có tú Nữ, tú Hư, tú Nguy, mà tú Hư ở giữa, cho nên thành tượng của chuột, tú Nữ là con dơi, tú Nguy là con én, chính là đồng loại của con chuột vậy, dùng phối vào. Cung Mão có tú Đê, tú Phòng, tú Tâm, mà tú Phòng ở giữa, cho nên thành tượng của con thỏ, tú Đê là con hạc, tú Tâm là con cáo, chính là giống như con thỏ vậy, dùng phối vào. Cung Ngọ có tú Liễu, tú Tinh, tú Trương, mà tú Tinh cư ở giữa, cho nên thành tượng của ngựa, tú Liễu là con hoẵng, tú Trương là con hươu, chính là giống như con ngựa vậy, dùng phối vào. Cung Dậu có tú Vị, tú Mão, tú Tất, mà tú Mão ở giữa, cho nên lấy tượng của gà, tú Vị là con trĩ, tú Tất là con quạ, chính là giống như con gà vậy, dùng phối vào. Ngoài ra còn lại 8 cung Dần, Thân, Tị Hợi, Thìn Tuất, Sửu Mùi, mỗi cung quản lưỡng tượng, nếu cái nào mà gần giữa cung thì dùng làm chủ cung ấy, cung Thìn có tú Cang gần giữa cung, cho nên thành bản tượng của con rồng, tú Giác cư ở bên cạnh thì lấy thuồng luồng là đồng loại của rồng để phối vào. Cung Dần có tú Vĩ ở gần giữa cung, cho nên lấy bản tượng của con Hổ, tú Cơ cư ở bên cạnh, thì lấy con báo là đồng loại của nó mà phối vào. Cung Sửu có tú Ngưu ở gần giữa, cho nên lấy bản tượng của con trâu, tú Đẩu cư bên cạnh thì lấy con Giải Trãi là đồng loại của nó phối vào. Cung Hợi có tú Thất ở gần giữa cung, cho nên lấy lợn làm bản tượng, tú Bích cư bên cạnh, thì lấy Du là đồng loại của lợn phối vào. Cung Tuất có tú Lâu ở gần giữa cung, cho nên lấy con chó làm bản tượng, tú Khuê cư ở bên cạnh, thì lấy chó sói là đồng lạ của chó phối vào. Cung Thân có tú Chủy ở gần giữa cung, cho nên lấy con khỉ làm bản tượng, tú Sâm ở bên cạnh, thì lấy con vượn là đồng loại của nó phối vào. Cung Mùi có tú Quỷ ở gần giữa cung, cho nên lấy con dê làm bản tượng, tú Tỉnh ở bên cạnh, thì lấy con chó rừng là đồng loại với dê mà phối vào. Cung Tị có tú Dực ở gần giữa cung, cho nên lấy con rắn làm bản tượng, tú Chẩn ở bên cạnh, thì lấy con giun là đồng loại của rắn phối vào vậy.

Sự phân phối Thất Diệu của chúng, dùng cho việc Trạch Nhật (chọn ngày), sẽ trình bày ở quyển 5.

Ngũ Hổ độn

từ Dần tính lên lấy 5 Dương Can phối 5 Dần cho nên là Ngũ Hổ

Giáp Kỷ chi niên Bính tác thủ,

Ất Canh chi tuế Mậu vi đầu,

Bính Tân cánh hướng Canh dần khởi,

Đinh Nhâm, Nhâm vị thuận hành lưu,

Mậu Quý niên tòng hà xứ khởi,

Giáp Dần chi thượng hảo thôi cầu.

Đối chiếu: Loại lịch đầu tiên từ thời thượng cổ, Năm, Tháng, Ngày, Giờ đều khởi ở Giáp Tý, hay là năm Giáp Tý thì tháng Giáp Tý là tháng 11 Đông Chí của năm trước đó vậy, mà tháng Giêng kiến Dần, cho nên được Bính Dần, tháng Hai được Đinh Mão, theo thứ tự thuận tính, cho đến năm tiếp theo thì tháng Giêng được Mậu Dần, cho nên năm Ất thì tháng Giêng khởi Mậu Dần, từ Giáp cho đến Kỷ, vượt qua 5 năm, tổng cộng được 60 tháng Hoa Giáp, quay vòng trở lại ban đầu, cho nên tháng Giêng lại là Bính Dần, tức là ý nghĩa của Giáp với Kỷ hợp vậy.

Ngũ Thử độn

từ Tý tính lên lấy 5 Dương Can phối 5 Tý cho nên có tên là Ngũ Thử

Giáp Kỷ hoàn gia Giáp,

Ất Canh, Bính tác sơ,

Bính Tân tòng Mậu khởi,

Đinh Nhâm, Canh Tý cư,

Mậu Quý tầm Nhâm Tý,

Thì nguyên định bất hư.

Đối chiếu: Ngày Giáp Tý khởi giờ Giáp Tý, từ Giáp Tý đếm thuận đến giờ Tý của ngày tiếp theo thì được Bính Tý, cho nên ngày Ất khởi Bính Tý, từ Giáp cho đến Kỷ, vượt qua 5 ngày, tổng cộng là 60 ngày Hoa Giáp, quay vòng trở lại ban đầu, cho nên giờ Tý lại là Giáp Tý vậy.

Tam Hợp

Thân Tý Thìn hợp Thủy cục,

Hợi Mão Mùi hợp Mộc cục,

Dần Ngọ Tuất hợp Hỏa cục,

Tị Dậu Sửu hợp Kim cục.

Đối chiếu: Cái Tam Hợp ấy, lấy 3 chỗ Sinh Vượng Khố làm hợp cục vậy. Như Thủy thì Sinh ở Thân, Vượng

ở Tý, Mộ khố ở Thìn, cho nên Thân Tý Thìn hợp Thủy cục vậy; Mộc thì Sinh ở Hợi, Vượng ở Mão, Mộc ở Mùi, cho nên Hợi Mão Mùi hợp Mộc cục vậy; Hỏa thì Sinh ở Dần, Vượng ở Ngọ, Mộ ở Tuất, cho nên Dần Ngọ Tuất hợp Hỏa cục vậy; Kim thì Sinh ở Tị, Vượng ở Dậu, Mộ ở Sửu, cho nên Tị Dậu Sửu hợp Kim cục vậy.

Ngũ Hợp

Giáp với Kỷ hợp, Ất với Canh hợp, Bính với Tân hợp, Đinh với Nhâm hợp, Mậu với Quý hợp.

Đối chiếu: Ngũ Hợp ấy, tức là 5 chỗ tương đắc mà có sự hợp vậy. Hà Đồ 1 với 6, 2 với 7, 3 với 8, 4 với 9, 5 với 10 đều có sự hợp. Lấy thứ tự của 10 Can mà nói, thứ nhất là Giáp, thứ sáu là Kỷ, cho nên Giáp với Kỷ hợp; thứ nhì là Ất, thứ bảy là Canh, cho nên Ất với Canh hợp; thứ ba là Bính, thứ tám là Tân, cho nên Bính với Tân hợp; thứ tư là Đinh, thứ chín là Nhâm, cho nên Đinh với Nhâm hợp; thứ năm là Mậu, thứ mười là Quý, cho nên Mậu với Quý hợp. Các số của nó thì 1, 3, 5, 7, 9 là Cơ, còn 2, 4, 6, 8, 10 là Ngẫu vậy, cho nên Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thuộc Dương, còn Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thuộc Âm.

Lục Hợp

Tý với Sửu hợp, Dần với Hợi hợp, Mão với Tuất hợp, Thìn với Dậu hợp, Tị với Thân hợp, Ngọ với Mùi hợp.

Đối chiếu: Cái Lục Hợp ấy, lấy Nguyệt Kiến với Nguyệt Tướng làm tương hợp vậy. Như tháng Giêng kiến Dần, Nguyệt Tướng ở Hợi, cho nên Dần với Hợi hợp; tháng Hai kiến Mão, Nguyệt Tướng tại Tuất, cho nên Mão với Tuất hợp vậy. Nguyệt Kiến thì theo thời tiết (thiên đạo) mà đi nghịch chiều kim đồng hồ (tả toàn), Nguyệt Tướng theo Mặt trời vận hành mà xoay về bên phải (hữu chuyển, thuận nghịch giá trị với nhau, cho nên thành Lục Hợp.

Hết quyển 1.

Ngự định Tinh Lịch Khảo Nguyên – quyển nhị

Niên Thần Phương Vị

(phương hướng, vị trí, các thần của năm)

Tam Nguyên niên cửu tinh

“Hoàng Đế độn Giáp kinh” viết: “Cái Tam Nguyên ấy, khởi ở Cửu Cung vậy. Lấy cửa Hưu là Nhất Bạch, của Tử là Nhị Hắc, của Thương là Tam Bích, cửa Đỗ là Tứ Lục, Trung Cung là Ngũ Hoàng, cửa Khai là Lục Bạch, cửa Kinh là Thất Xích, cửa Sinh là Bát Bạch, cửa Cảnh là Cửu Tử”.

“Quỷ Cốc Tam Nguyên ca” viết:

“Hiên Viên hoàng đế chiến xi vưu,

Trác Lộc kinh kim khổ vị hưu,

Ngẫu ngộ thiên thần thụ phù quyết,

Đăng đàn trí tế cẩn kiền tu.

Thần long phụ đồ xuất Lạc Thủy,

Thái hoàng hàm thư bích vân lý,

Nhân mệnh phong hậu diễn thành văn,

Độn Giáp Kỳ Môn tòng thử thủy,

Tiên tu chưởng thượng bài cửu cung,

Tung hoành thập ngũ tại kỳ trung,

Tu tương bát quái luân bát tiết,

Nhất khí thống tam vi chính tông.”

Dịch Nghĩa:

“Hiên Viên Hoàng Đế đánh nhau với Xi Vưu, vùng Trác Lộc trải qua đau khổ không ngừng, vô tình được thiên thần truyền thụ phù quyết, đăng đàn kính xin. Rồng thần cõng đồ hình hiện ra ở Lạc Thủy sắc vàng mang chữ trong mây xanh, theo lệnh diễn thành văn, Độn Giáp Kỳ Môn theo đó bắt đầu, trước tiên cần trên bàn tay an bài 9 cung, mỗi hàng ngang dọc có tổng là 15, cần đem Bát Quái luân chuyển 8 Tiết, một khí thống quản ba là chính tông”.

“Thông Thư” nói: “Cái Cửu Cung ấy, rùa thần cõng chữ trên lưng, vua Vũ nhân đó mà bày ra Cửu Trù, tức Lạc Thư. Đội 9 đạp 1, trái 3 phải 7, 2 với 4 là vai, 6 với 8 là chân, 5 ở giữa, dọc ngang chéo đều thành 15 vậy. Hà Đồ thì Thiên Nhất, Địa Nhị, Thiên Tam, Địa Tứ, Thiên Ngũ, Địa Lục, Thiên Thất, Địa Bát, Thiên Cửu, Địa Thập. Mà các nhà Nho trước đây có thuyết bỏ 10 dùng 9, điều mà họ gọi là Hà Đồ Lạc Thư cùng nhau làm thành Kinh Vĩ, Bát Quái Cửu Chương cùng nhau làm thành Biểu Lý vậy.

Trương Hành thời Đông Hán biến Cửu Chương thành Cửu Cung, từ Nhất Bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử. Chia ra Tam Nguyên Lục Giáp. Lấy số làm phương. Mà Nhất Bạch cư Khảm, Nhị Hắc cư Khôn, Tam Bích cư Chấn, Tứ Lục cư Tốn, Ngũ Hoàng trung cung, Lục Bạch cư Càn, Thất Xích cư Đoài, Bát Bạch cư Cấn, Cửu Tử cư Ly, chính là Cửu Cung. Tĩnh thì tùy theo phương mà xác định, Động thì tùy theo số mà lưu hành.

Đối chiếu: Thượng Nguyên Giáp Tý thì Trung Cung khởi Nhất Bạch, Trung Nguyên Giáp Tý khởi Tứ Lục, Hạ Nguyên Giáp Tý khởi Thất Xích, Tam Nguyên 180 năm là một vòng. Cái 180 đó, dùng 9 số ở các cung với 60 Hoa Giáp đều có thể trải qua hết vậy, hàng năm chuyển nghịch. Như năm Giáp Tý thì Trung Cung khởi Nhất Bạch, năm Ất Sửu thì Trung cung khởi Cửu Tử, mà kỳ thực năm Giáp Tý thì Nhất Bạch ở Trung Cung, đến năm Ất Sửu thì Nhất Bạch ở Càn Lục, cho nên Tử (sắc tía, tím) tại Trung Cung, tưởng là nghịch mà thực ra lại thuận vậy, lấy cái năm mà sao nào trực để nhập vào Trung Cung, thuận hành Cửu cung. Như năm Khang Hi thứ 23, Giáp Tý sao Nhất Bạch nhập Trung Cung, Nhị Hắc ở càn, Tam Bích ở Đoài, Tứ Lục ở Cấn, Ngũ Hoàng ở Ly, Lục Bạch ở Khảm, Thất Xích ở Khôn, Bát Bạch ở Chấn, Cửu Tử ở Tốn vậy. Ngoài ra cứ phỏng theo đó.

Thể là Địa Bàn, Dụng là Thiên Bàn

Tốn tứ lục…………….Ly cửu tử…………….Khôn nhị hắc

Chấn tam bích….Trung ngũ hoàng…….Đoài thất xích

Cấn bát bạch…….Khảm nhất bạch……..Càn lục bạch

Tốn tứ………..trung ngũ………..Càn lục

Chấn tam……………………………Đoài thất

Khôn nhị……………………………..Cấn bát

Khảm nhất……………………………Ly cửu

Tĩnh thì tùy theo phương mà xác định, Động thì tùy theo số mà lưu hành.

Tam Nguyên niên cu tinh nhp Trung Cung

Năm Khang Hi thứ 23 Giáp Tý là Thượng nguyên

Thượng ng…..Trung ng…..Hạ nguyên..Tam nguyên thái tuế sở tại

Nhất bạch……..tứ lục………..thất xích…….giáp tý, quý sửu, nhâm ngọ, tân mão, canh tý, kỷ dậu, mậu ngọ.

Cửu tử…………..tam bích……lục bạch…….ất sửu, giáp tuất, quý mùi, nhâm thìn, tân sửu, canh tuất, kỷ mùi.

Bát bạch……….nhị hắc……..ngũ hoàng…bính dần, ất hợi, giáp thân, quý tị, nhâm dần, tân hợi, canh thân.

Thất xích……….nhất bạch…..tứ lục………..đinh mão, bính tý, ất dậu, giáp ngọ, quý mão, nhâm tý, tân dậu.

Lục bạch……….cửu tử……….tam bích…….mậu thìn, đinh sửu, bính tuất, ất mùi, giáp thìn, quý sửu, nhâm tuất.

Ngũ hoàng…….bát bạch……nhị hắc………kỷ tị, mậu dần, đinh hợi, bính thân, ất tị, giáp dần, quý hợi.

Tứ lục…………….thất xích……nhất bạch…..canh ngọ, kỷ mão, mậu tý, đinh dậu, bính ngọ, ất mão.

Tam bích……….lục bạch…….cửu tử………..tân mùi, canh thìn, kỷ sửu, mậu tuất, đinh mùi, bính thìn.

Nhị hắc…………ngũ hoàng….bát bạch……nhâm thân, tân tị, canh dần, kỷ hợi, mậu thân, đinh tị.

Tam Nguyên nguyt cu tinh

Thượng Nguyên Giáp Tý, tháng Giêng khởi Bát Bạch ở Trung Cung, cái này do tháng 11 Giáp Tý năm trước đó khởi Nhất Bạch, tháng 12 khởi Cửu Tử, cho nên tháng Giêng của năm nay khởi Bát Bạch vậy, 3 năm là một vòng, cái này do 3 năm có 36 tháng, lấy số 12 tháng với số 9 cung, đều có thể trải qua hết vậy, cho nên lấy các năm Tý Ngọ Mão Dậu làm Thượng Nguyên, tháng Giêng khởi Bát Bạch, các năm Thìn Tuất Sửu Mùi làm Trung Nguyên, tháng Giêng khởi Ngũ Hoàng, các năm Dần Thân Tị Hợi làm Hạ Nguyên, tháng Giêng khởi Nhị Hắc, cũng lấy trực tinh của nó nhập Trung Cung, thuận hành 9 cung, với niên cửu tinh là tương tự vậy.

Tam Nguyên nguyt cu tinh nhp trung cung

Thượng Nguyên Tý Ngọ Mão Dậu 4 Trọng niên

Trung Nguyên Thìn Tuất Sửu Mùi 4 Quý niên

Hạ Nguyên Dần Thân Tị Hợi 4 Mạnh niên

(lần lượt)

Tháng 1 Bát Bạch ………. Tháng 1 Ngũ Hoàng ………. Tháng 1 Nhị Hắc

Tháng 2 Thất Xích ………. Tháng 2 Tứ Lục ……………… Tháng 2 Nhất Bạch

Tháng 3 Lục Bạch ………. Tháng 3 Tam Bích ………….. Tháng 3 Cửu Tử

Tháng 4 Ngũ Hoàng …… Tháng 4 Nhị Hắc …………….. Tháng 4 Bát Bạch

Tháng 5 Tứ Lục ………….. Tháng 5 Nhất Bạch …………. Tháng 5 Thất Xích

Tháng 6 Tam Bích ………. Tháng 6 Cửu Tử ……………… Tháng 6 Lục Bạch

Tháng 7 Nhị Hắc …………. Tháng 7 Bát Bạch …………… Tháng 7 Ngũ Hoàng

Tháng 8 Nhất Bạch ……… Tháng 8 Thất Xích ………….. Tháng 8 Tứ Lục

Tháng 9 Cửu Tử ………….. Tháng 9 Lục Bạch ………….. Tháng 9 Tam Bích

Tháng 10 Bát Bạch ………. Tháng 10 Ngũ Hoàng ……. Tháng 10 Nhị Hắc

Tháng 11 Thất Xích ………. Tháng 11 Tứ Lục …………… Tháng 11 Nhất Bạch

Tháng 12 Lục Bạch ………. Tháng 12 Tam Bích ……….. Tháng 12 Cửu Tử

TuếĐức

“Tằng Môn Kinh” viết: “Tuế Đức ấy, là Đức thần trong Năm vậy. Trong 10 Can, thì có 5 Can là Dương, 5 Can là Âm, Cái Dương ấy, đạo của vua vậy, cái Âm ấy, đạo của bề tôi vậy. Đức của vua thì tự mình nghiêm trị, Đức của thần phải theo vua vậy, cái lý của nó, tụ hợp tất cả vạn phúc, các tai ương tự lánh đi, thích với những việc tu sửa mưu cầu, đồng thời thu hoạch phúc”.

“Quảng Thánh Lịch” viết: ” Giáp thì Đức tại Giáp, Ất thì Đức tại Canh, Bính thì Đức tại Bính, Đinh thì Đức tại Nhâm, Mậu thì Đức tại Mậu, Kỷ thì Đức tại Giáp, Canh thì Đức tại Canh, Tân thì Đức tại Bính, Nhâm thì Đức tại Nhâm, Quý thì Đức tại Mậu”.

Đối chiếu: Luật Lã lục dương, vị trí cai quản tự đắc, lục âm cư ở chỗ xung của chúng. Tuế Đức, thì 5 Dương Can vị trí tự đắc, 5 Âm Can thì lấy chỗ hợp của chúng. Cái Dương lấy chỗ tự đắc làm Đức, mà Âm dùng theo Dương làm Đức vậy.

Tuế Can Hp

“Kim Quỹ Kinh” viết: “Tuế Can Hợp ấy, Thiên Địa Âm Dương phối hợp vậy, chủ trừ diệt tai họa tội lỗi, mà hưng thịnh ban phúc vậy. Chỗ của cái lý của nó, có thể tu sửa mưu cầu, khởi công động thổ, thượng quan, giá thú, viễn hành, yết kiến”.

“Lịch Lệ” viết: “Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Canh, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Nhâm, năm Mậu tại Quý, dùng cái đó với Tuế Can tương hợp vậy. Lịch hiện nay Ngày, Năm chuyển vần, cát thần không luận điều ấy.

TuếĐức Hp

Đối chiếu: Tuế Đức Hợp ấy, chính là Can của Tuế Đức ngũ hợp vậy. Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Ất, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Đinh, năm Mậu tại Quý, năm Kỷ tại Kỷ, năm Canh tại Ất, năm Tân tại Tân, năm Nhâm tại Đinh, năm Quý tại Quý. Cho nên Tuế Đức thuộc Dương, Tuế Đức Hợp thuộc Âm.

Tuế Chi Đức

“Thần Khu Kinh” viết: “Tuế Chi Đức ấy, Đức thần trong năm vậy. Đức ấy, đắc vậy, đắc vị của phúc vậy. Chủ cứu nguy rồi đưa tới thành tựu. Chỗ của cái lý của nó, lợi dùng hưng tạo, làm những việc công.”

Lý Đỉnh Tộ viết: “Chi Đức ấy, từ Thái Tuế hướng về trước với thần của Ngũ Hợp vậy. Giả sử Tuế tại Giáp Tý, hướng về phía trước gặp Kỷ Tị, mà Giáp với Kỷ hợp, tức là Tị thành Chi Đức vậy. Lại như Tuế tại Bính Tý, hướng về phía trước gặp Tân Tị, mà Bính với Tân hợp, tức là Tị thành Chi Đức vậy. Ngoài ra cứ phòng theo đó. Lịch hiện nay Ngày, Năm chuyển vần, cát thần không luận điều ấy.

Thái Tuế

“Thần Khu Kinh” viết: “Thái Tuế, tượng của người vua, dẫn đầu các thần, thống lãnh phương vị chính giữa, Can vận chuyển theo thứ tự thời gian, tổng thành công hiệu của Tuế. Lấy Thượng Nguyên khi Át gặp năm Khốn Đôn, bắt đầu thấy ở Tý, Tuế chuyển 1 vị trí (tức mỗi năm đi được 1 cung), 12 năm 1 vòng. Nếu quốc gia tuần thú tỉnh lị địa phương, xuất quân mưu tính đất đai, xây dựng cung điện, mở mang biên giới, không thể lấy hướng (Thái Tuế) được. Còn quần chúng lê dân xây sửa nhà cửa, đắp lũy xây tường, cũng cần tránh né (phương hướng có Thái Tuế).

“Hoàng Đế Kinh” viết: “Chỗ của Thái Tuế, nhất định không được xâm phạm”.

“Nhĩ Nhã chú” viết: “Tuế ấy, lấy hành trình của Tuế Tinh ở mỗi Thứ vậy”. (QNB chú: chữ Thứ này ám chỉ Tuế Thứ tức là tên gọi 12 cung trên Thiên Cầu).

Tào Chấn Khuê viết: “Thái Tuế ấy, Tuế Tinh vậy. Cho nên Mộc Tinh 12 năm đi 1 vòng trời, mỗi năm đi 1 Thứ vậy”.

Tu Thư

“Quảng Thánh lịch” viết: Tấu Thư ấy, Thanh Thần của Tuế vậy (QNB chú: Thanh nghĩa là màu xanh, nhưng ở đây ám chỉ là cái thẻ tre có cật tre màu xanh. Xưa, cái thẻ tre viết chữ gọi là sát thanh, để khắc chữ gọi là hãn thanh, các quan Thái Sử dùng cật tre ghi chép công việc nên sử sách gọi là Sử Xanh). Nó chấp chưởng ghi chép tấu lên vua, chủ về quan sát, xem xét. Chỗ của cái lý của nó, phù hợp cúng tế cầu phúc, xây dựng cung điện, sửa sang vườn tường”.

“Bồng Doanh thư” viết: “Tuế ở phương Đông, Tấu Thư tại góc Đông Bắc; Tuế ở phương Nam, Tấu Thư ở góc Đông Nam; Tuế ở phương Tây, Tấu Thư ở góc Tây Nam; Tuế ở phương Bắc, Tấu Thư ở góc Tây Bắc”.

Tào Chấn Khuê viết: “Tấu Thư ấy, Thủy Thần vậy. Là thần can gián của vua Tuế, giám sát cá nhân, thần của tâm nguyện phẩm hạnh vậy. Thường ở kề cận góc đằng sau Tuế, gọi là cái đạo của phụ tá không dám đứng trước vậy. Ban đầu khởi Càn, thuận theo cái đạo trời vậy. Chỗ của cái lý của nó, có thể tiến cử người tài, có lợi cho đất nước.

Bác Sĩ

“Quảng Thánh Lịch” viết: “Bác Sĩ ấy, Thiện Thần của Tuế vậy. Chấp chưởng công văn, chủ soạn thảo dự tính. Chỗ nó cư, lợi cho việc khởi công xây dựng, trùng tu”.

“Kham Dư Kinh” viết: “Bác Sĩ ấy, thường cùng với Tấu Thư đối xung. Như Tấu Thư tại Cấn thì Bác Sĩ tại Khôn vậy”.

Tào Chấn Khuê viết: “Bác Sĩ ấy, Hỏa Thần vậy. Chấp chưởng minh đường của Thiên Tử, thần của kỷ cương chính trị vậy. Thường đứng ở phương góc, không dám chuyên quyền vậy. Ban đầu khởi ở Tốn, Minh Đường vậy. Chỗ của cái lý của nó, có thể truy tìm hiền tài, có ích cho đất nước”.

Lc Sĩ

“Kham Dư Kinh” viết: “Lực Sĩ ấy, Ác Thần của Tuế vậy. Chủ về hình phạt uy phong, chấp chưởng chém giết. Chỗ nó cư, không phù hợp để hướng về, nếu phạm vào lệnh của nó thì người lắm bệnh tật đau khổ”.

“Minh Thời Tổng Yếu” viết: “Tuế tại phương Đông, Lực Sĩ ở góc Đông Nam; Tuế tại phương Nam, thì nó ở góc Tây Nam; Tuế tại phương Tây, thì nó ở góc Tây Bắc; Tuế ở phương Bắc, thì nó ở góc Đông Bắc”.

Tào Chấn Khuê viết: “Lực Sĩ ấy, là hộ vệ của Thiên Tử, ngự lâm quân vậy. Thường cư ở góc trước Tuế, không dám rời xa vua vậy, chỗ sở tại của nó có thể nói, thần của phương ấy dùng giết kẻ có tội”.

TuếĐức

“Tằng Môn Kinh” viết: “Tuế Đức ấy, là Đức thần trong Năm vậy. Trong 10 Can, thì có 5 Can là Dương, 5 Can là Âm, Cái Dương ấy, đạo của vua vậy, cái Âm ấy, đạo của bề tôi vậy. Đức của vua thì tự mình nghiêm trị, Đức của thần phải theo vua vậy, cái lý của nó, tụ hợp tất cả vạn phúc, các tai ương tự lánh đi, thích với những việc tu sửa mưu cầu, đồng thời thu hoạch phúc”.

“Quảng Thánh Lịch” viết: ” Giáp thì Đức tại Giáp, Ất thì Đức tại Canh, Bính thì Đức tại Bính, Đinh thì Đức tại Nhâm, Mậu thì Đức tại Mậu, Kỷ thì Đức tại Giáp, Canh thì Đức tại Canh, Tân thì Đức tại Bính, Nhâm thì Đức tại Nhâm, Quý thì Đức tại Mậu”.

Đối chiếu: Luật Lã lục dương, vị trí cai quản tự đắc, lục âm cư ở chỗ xung của chúng. Tuế Đức, thì 5 Dương Can vị trí tự đắc, 5 Âm Can thì lấy chỗ hợp của chúng. Cái Dương lấy chỗ tự đắc làm Đức, mà Âm dùng theo Dương làm Đức vậy.

Tuế Can Hp

“Kim Quỹ Kinh” viết: “Tuế Can Hợp ấy, Thiên Địa Âm Dương phối hợp vậy, chủ trừ diệt tai họa tội lỗi, mà hưng thịnh ban phúc vậy. Chỗ của cái lý của nó, có thể tu sửa mưu cầu, khởi công động thổ, thượng quan, giá thú, viễn hành, yết kiến”.

“Lịch Lệ” viết: “Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Canh, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Nhâm, năm Mậu tại Quý, dùng cái đó với Tuế Can tương hợp vậy. Lịch hiện nay Ngày, Năm chuyển vần, cát thần không luận điều ấy.

TuếĐức Hp

Đối chiếu: Tuế Đức Hợp ấy, chính là Can của Tuế Đức ngũ hợp vậy. Năm Giáp tại Kỷ, năm Ất tại Ất, năm Bính tại Tân, năm Đinh tại Đinh, năm Mậu tại Quý, năm Kỷ tại Kỷ, năm Canh tại Ất, năm Tân tại Tân, năm Nhâm tại Đinh, năm Quý tại Quý. Cho nên Tuế Đức thuộc Dương, Tuế Đức Hợp thuộc Âm.

Tuế Chi Đức

“Thần Khu Kinh” viết: “Tuế Chi Đức ấy, Đức thần trong năm vậy. Đức ấy, đắc vậy, đắc vị của phúc vậy. Chủ cứu nguy rồi đưa tới thành tựu. Chỗ của cái lý của nó, lợi dùng hưng tạo, làm những việc công.”

Lý Đỉnh Tộ viết: “Chi Đức ấy, từ Thái Tuế hướng về trước với thần của Ngũ Hợp vậy. Giả sử Tuế tại Giáp Tý, hướng về phía trước gặp Kỷ Tị, mà Giáp với Kỷ hợp, tức là Tị thành Chi Đức vậy. Lại như Tuế tại Bính Tý, hướng về phía trước gặp Tân Tị, mà Bính với Tân hợp, tức là Tị thành Chi Đức vậy. Ngoài ra cứ phòng theo đó. Lịch hiện nay Ngày, Năm chuyển vần, cát thần không luận điều ấy.

Thái Tuế

“Thần Khu Kinh” viết: “Thái Tuế, tượng của người vua, dẫn đầu các thần, thống lãnh phương vị chính giữa, Can vận chuyển theo thứ tự thời gian, tổng thành công hiệu của Tuế. Lấy Thượng Nguyên khi Át gặp năm Khốn Đôn, bắt đầu thấy ở Tý, Tuế chuyển 1 vị trí (tức mỗi năm đi được 1 cung), 12 năm 1 vòng. Nếu quốc gia tuần thú tỉnh lị địa phương, xuất quân mưu tính đất đai, xây dựng cung điện, mở mang biên giới, không thể lấy hướng (Thái Tuế) được. Còn quần chúng lê dân xây sửa nhà cửa, đắp lũy xây tường, cũng cần tránh né (phương hướng có Thái Tuế).

“Hoàng Đế Kinh” viết: “Chỗ của Thái Tuế, nhất định không được xâm phạm”.

“Nhĩ Nhã chú” viết: “Tuế ấy, lấy hành trình của Tuế Tinh ở mỗi Thứ vậy”. (QNB chú: chữ Thứ này ám chỉ Tuế Thứ tức là tên gọi 12 cung trên Thiên Cầu).

Tào Chấn Khuê viết: “Thái Tuế ấy, Tuế Tinh vậy. Cho nên Mộc Tinh 12 năm đi 1 vòng trời, mỗi năm đi 1 Thứ vậy”.

Tu Thư

“Quảng Thánh lịch” viết: Tấu Thư ấy, Thanh Thần của Tuế vậy (QNB chú: Thanh nghĩa là màu xanh, nhưng ở đây ám chỉ là cái thẻ tre có cật tre màu xanh. Xưa, cái thẻ tre viết chữ gọi là sát thanh, để khắc chữ gọi là hãn thanh, các quan Thái Sử dùng cật tre ghi chép công việc nên sử sách gọi là Sử Xanh). Nó chấp chưởng ghi chép tấu lên vua, chủ về quan sát, xem xét. Chỗ của cái lý của nó, phù hợp cúng tế cầu phúc, xây dựng cung điện, sửa sang vườn tường”.

“Bồng Doanh thư” viết: “Tuế ở phương Đông, Tấu Thư tại góc Đông Bắc; Tuế ở phương Nam, Tấu Thư ở góc Đông Nam; Tuế ở phương Tây, Tấu Thư ở góc Tây Nam; Tuế ở phương Bắc, Tấu Thư ở góc Tây Bắc”.

Tào Chấn Khuê viết: “Tấu Thư ấy, Thủy Thần vậy. Là thần can gián của vua Tuế, giám sát cá nhân, thần của tâm nguyện phẩm hạnh vậy. Thường ở kề cận góc đằng sau Tuế, gọi là cái đạo của phụ tá không dám đứng trước vậy. Ban đầu khởi Càn, thuận theo cái đạo trời vậy. Chỗ của cái lý của nó, có thể tiến cử người tài, có lợi cho đất nước.

Bác Sĩ

“Quảng Thánh Lịch” viết: “Bác Sĩ ấy, Thiện Thần của Tuế vậy. Chấp chưởng công văn, chủ soạn thảo dự tính. Chỗ nó cư, lợi cho việc khởi công xây dựng, trùng tu”.

“Kham Dư Kinh” viết: “Bác Sĩ ấy, thường cùng với Tấu Thư đối xung. Như Tấu Thư tại Cấn thì Bác Sĩ tại Khôn vậy”.

Tào Chấn Khuê viết: “Bác Sĩ ấy, Hỏa Thần vậy. Chấp chưởng minh đường của Thiên Tử, thần của kỷ cương chính trị vậy. Thường đứng ở phương góc, không dám chuyên quyền vậy. Ban đầu khởi ở Tốn, Minh Đường vậy. Chỗ của cái lý của nó, có thể truy tìm hiền tài, có ích cho đất nước”.

Lc Sĩ

“Kham Dư Kinh” viết: “Lực Sĩ ấy, Ác Thần của Tuế vậy. Chủ về hình phạt uy phong, chấp chưởng chém giết. Chỗ nó cư, không phù hợp để hướng về, nếu phạm vào lệnh của nó thì người lắm bệnh tật đau khổ”.

“Minh Thời Tổng Yếu” viết: “Tuế tại phương Đông, Lực Sĩ ở góc Đông Nam; Tuế tại phương Nam, thì nó ở góc Tây Nam; Tuế tại phương Tây, thì nó ở góc Tây Bắc; Tuế ở phương Bắc, thì nó ở góc Đông Bắc”.

Tào Chấn Khuê viết: “Lực Sĩ ấy, là hộ vệ của Thiên Tử, ngự lâm quân vậy. Thường cư ở góc trước Tuế, không dám rời xa vua vậy, chỗ sở tại của nó có thể nói, thần của phương ấy dùng giết kẻ có tội”.

Tàm Tht

“Kham Dư Kinh” viết: “Tàm Thất ấy, Hung Thần của Tuế vậy. Chủ về sự việc của kén tằm kéo sợi trắng. Chỗ của cái lý của nó, không thể tu sửa, nếu phạm vào, tơ tằm mất mùa.

“Quảng Thánh Lịch” viết: “Tàm Thất ấy, thường đối xung với Lực Sĩ”.

Tào Chấn Khuê viết: “Tàm Thất ấy, chỗ của Tằm Thần vậy”.

“Lễ Ký” nói: “Thời xưa từ Thiên Tử tới Chư Hầu, nhất định có cây dâu đực, kén tằm, gần sông mà thành, xây cung 1 Nhẫn 3 Thước (QNB chú: Nhẫn là đơn vị đo chiều dài cổ, thời Chu thì 1 Nhẫn = 6 thước 4 tấc 8 phân, thời Hán thì 1 Nhẫn = 8 thước), Cức tường mà chặn bên ngoài (QNB chú: Cức là 1 loại cây táo mà thời nhà Chu trồng ở sân trước hoàng cung, thường thành cụm 3 cây Hòe 9 cây Cức, lúc các quan chờ tới giờ vào chầu thì phân chia thứ bậc để ngồi, tước Tam Công ngồi ở 3 cây Hòe, tước Cửu Khanh thì ngồi ở 9 cây Cức, sau này Tam Công Cửu Khanh còn gọi là Tam Hòe Cửu Cức), và buổi sáng lúc bình minh, da của vua có dấu đốm trắng, chọn phu nhân của tam cung, cát lợi của phụ nữ, dùng đưa vào Tàm Thất, dâng giống tắm ở sông, cây dâu so với cây dâu đực, gióng dừng mới ăn vậy”.

“Nguyệt Lệnh” viết: “Tháng của Quý Xuân, đám hậu phi tề giới, thân thích đích thân chăn tằm, cấm phụ nữ xem, bỏ bớt phụ nữ đã dùng, dùng khuyến khích việc chăn tằm, việc chăn tằm đã chín, chia kén đo tơ, dùng làm trang phục của giao miếu, không dám biếng nhác”.

Như thế có thể thấy, chính là Tàm Thất khởi ở Khôn. Khôn ấy, vị trí của Ngọc Đường, chỗ của hậu cung, đất của sông rộng. Chỗ tuần hành của nó ở Tứ Duy. Cái áp dụng ở vị trí thổ của Tứ Quý, áp dụng cái nghĩa của gần sông, phương hướng sở tại, từ Thiên Tử tới thứ dân đều nguyện cúng tế.

Tàm Quan

“Lịch Lệ” viết: “Tàm Quan ấy, thần của năm chấp chưởng tơ tằm vậy. Chỗ của nó quản lý, kị xây dựng cung thất, phạm vào thì tằm mẹ lắm bệnh, kén tằm thất thu”.

Lê Cán viết: “Tuế tại phương Đông, cư Tuất; tại phương Nam, cư Sửu; tại phương Tây, cư Thìn; tại phương Bắc, cư Mùi”.

Đối chiếu: Tàm Quan ấy, nói chung về các quan coi việc phòng dâu tằm, khiến tằm được nuôi vậy. Như Tuế ở phương Đông thuộc Mộc, mà Mộc thì có Dưỡng ở Tuất, cho nên (Tàm Quan được an) tại Tuất. Tuế ở phương Nam thuộc Hỏa, mà Hỏa có Dưỡng ở Sửu, cho nên tại Sửu. Tuế tại phương Tây thuộc Kim, mà Kim có Dưỡng ở Thìn, cho nên tại Thìn. Tuế tại phương bắc thuộc Thủy, mà Thủy có Dưỡng ở Mùi, cho nên tại Mùi vậy.

Tàm Mnh

“Lịch Lệ” viết: “Tàm Mệnh ấy, thần chấp chưởng mệnh của tằm vậy. Chỗ của nó quản lý, không thể cử động, trăm sự phạm vào, chủ hại tằm thất thu tơ kén”.

Lê Cán viết: “Tuế tại phương Bắc, (Tàm Mệnh) cư Thân; Tuế tại phương Đông, cư Hợi; Tuế tại phương Nam, cư Dần; Tuế tại phương Tây, cư Tị”.

Đối chiếu: Tàm Mệnh ấy, chỗ được sinh của tằm vậy. Như Tuế tại phương Bắc thuộc Thủy, mà Thủy có (Tràng) Sinh ở Thân, cho nên (Tàm Mệnh ở Thân); Tuế tại phương Đông thuộc Mộc, Mộc Sinh ở Hợi, cho nên tại Hợi; Tuế tại phương Nam thuộc Hỏa, Hỏa Sinh ở Dần, cho nên tại Dần; Tuế tại phương Tây thuộc Kim, Kim Sinh ở Tị, cho nên tại Tị.

Tàm Mệnh ngày nay, năm Tý, tại Mùi; năm Sửu tại Ngọ; năm Dần, tại Hợi; năm Mão, tại Tuất; năm Thìn tại Tị; năm Tị, tại Sửu; năm Ngọ, tại Dần; năm Mùi, tại Thân; năm Thân, tại Mão; năm Dậu, tại Thìn; năm Tuất, tại Tý; năm Hợi, tại Dậu. Những cái này e rằng có sự sai lầm.

Lại đối chiếu: Vạn Toàn Quảng Tế nói: “năm Hợi Tý Sửu, Mùi Khôn Thân; năm Dần Mão Thìn, Tuất Càn Hợi; năm Tị Ngọ Mùi, Sửu Cấn Dần; năm Thân Dậu Tuất, Thìn Tốn Tị”. Giả như năm Hợi Tý Sửu, Tàm Quan tại Mùi, Tàm Thất tại Khôn, Tàm Mệnh tại Thân vậy, ngoài ra cứ phỏng theo đó.

Thái Âm

“Thần Khu Kinh” viết: “Thái Âm ấy, phía sau Tuế vậy, thường cư ở sau Tuế 2 thần. Chỗ nó quản lý, không thể khởi công xây dựng, sửa chữa”.

“Bồng Doanh Thư” viết: “Tuế tại Tứ Mạnh, thì cùng với Đại Tướng Quân hợp; ở Tứ Trọng, tên là Quần Sửu”.

Tào Chấn Khuê viết: “Chỗ của hậu phi ấy, hậu cung vậy. Sao của hậu cung, ở tại chỗ sau Đế 2 sao. Tử Vi viên, Bắc cực ngũ tinh, sao thứ 2 là Đế tinh, sao thứ tư là hậu cung. Cho nên Thái Âm thường ở sau Thái Tuế 2 thần, năm Tý khởi Tuất thuận hành 12 thần. Như năm Tý tại Tuất thì năm Sửu tại Hợi, năm Dần tại Tý vậy”.

Đại Tướng Quân

“Thần Khu Kinh” viết: “Đại Tướng Quân ấy, Đại Tướng của Tuế vậy. Thống ngự uy vũ, tổng lĩnh chiến phạt. Nếu tướng lệnh của quốc gia xuất quân, công thành, đánh trận, thì hợp đảm nhiệm, còn thông thường thì phát động bắt đầu làm cái gì cũng đều không được phạm vào”.

Lý Đỉnh Tộ viết: “Mạnh Tuế Dần Thân Tị Hợi lấy Thắng Quang Ngọ. Trọng Tuế Tý Ngọ Mão Dậu lấy Tiểu Cát Mùi, Quý Tuế Thìn Tuất Sửu Mùi lấy Truyền Tống Thân, thêm trên Tuế gặp Thiên Cương Thìn, làm Đại Tướng Quân. Như năm Tý là năm Trọng, thì lấy Mùi thêm Tý của Tuế, đếm thuận tới Dậu được Thìn, thì Dậu là Đại Tướng Quân vậy. Ngoài ra cứ phỏng theo đó. (QNB chú: chỗ này sách viết có điểm nhầm lẫn, độc giả lưu ý).

Tào Chấn Khuê viết: “Đại Tướng Quân, đức của nó trung trực, thường cư ở Tứ Chính, 3 năm 1 lần chuyển dịch, chỗ nó quản lý, có thể lấy tướng lệnh ra quân, tuyển uy dũng, dùng chinh phạt bất nghĩa”.

Đối chiếu: Đại Tướng Quân ấy, thống ngự chức của võ thần, có tượng của Hộ Vệ Hổ Bôn. Cho nên cư ở vị trí Tứ Chính, mà theo sau của vua Tuế vậy. Như Dần Mão Thìn Tuế ở phương Đông, thì cư ở chính Bắc; Tị Ngọ Mùi Tuế ở phương Nam, thì cư ở chính Đông; Thân Dậu Tuất Tuế ở phương Tây, thì cư ở chính Nam; Hợi Tý Sửu Tuế ở phương Bắc, thì cư ở chính Tây vậy.

Tuế Hình

“Tằng Môn Kinh” viết: “Tuế Hình ấy, thần của nhục hình vậy. Kim cứng lửa mạnh, tất cả các nơi nó trông giữ, cây rụng về cội, nước chảy tới cạn”.

Dực Phụng viết: “Tị Dậu Sửu, vị trí của Kim, Hình tại phương Tây, nói Kim ỷ vào thứ cứng rắn của nó, chớ có đối đầu; Dần Ngọ Tuất, vị trí của Hỏa, Hình tại phương Nam, nói hỏa ỷ vào thứ mạnh mẽ của nó, chớ có đối đầu; Hợi Mão Mùi, vị trí của Mộc, Hình tại phương Bắc, nói Mộc ỷ vào vinh hoa, cho nên âm khí hình, khiến cho tàn tạ; Thân Tý Thìn, vị trí của Thủy, Hình tại phương Đông, nói Thủy ỷ vòa tính âm tà, cho nên dương khí hình, khiến cho không hồi phục. Vì lẽ đó Tý Hình Mão, Sửu hình Tuất, Dần hình Tị, Mão hình Tý, Tị hình Thân, Mùi hình Sửu, Thân hình Dần, Tuất hình Mùi, Thìn Ngọ Dậu Hợi là tự hình vậy”.

“Quảng Thánh Lịch” viết: “Chỗ của Tuế Hình, công phá thành, đánh trận không thể phạm vào, động thổ, khởi công cũng cần phải tránh, phạm vào thì gặp nhiều tranh đấu”.

Đối chiếu: Thuyết của tương hình, họ Dực nói rất rõ ràng. Đại thể lấy Tị Dậu Sửu hình Thân Dậu Tuất, thì Tị hình Thân, Dậu tự hình, Sửu hình Tuất vậy; lấy Dần Ngọ Tuất hình Tị Ngọ Mùi, thì Dần hình Tị, Ngọ tự hình, Tuất hình Mùi vậy; lấy Thân Tý Thìn hình Dần Mão Thìn, thì Thân hình Dần, Tý hình Mão, Thìn tự hình vậy; lấy Hợi Mão Mùi hình Hợi Tý Sửu, thì Hợi tự hình, Mão hình Tý, Mùi hình Sửu vậy.

Tuế Phá

“Quảng Thánh Lịch” viết: “Tuế Phá ấy, thần của chỗ xung với Thái Tuế vậy. Chỗ của nó không thể tu sửa, khởi tạo, di tỷ (dọn chuyển, thay đổi), giá thú, viễn hành, phạm vào thì chủ hao tài tốn vật hại đến phụ huynh. Chỉ có việc chiến phạt hướng đến thì cát”.

“Mình Thời Tổng Yếu” viết: “Tuế Phá ấy, năm Tý tại Ngọ, thuận hành 12 thần vậy”.

Tuế Sát

“Thần Khu Kinh” viết: “Tuế Sát ấy, âm khí rất độc, gọi là sát vậy. Thường cư ở Tứ Quý, gọi là âm khí của Tứ Quý, có thể đi lại trên bầu trời”.

Lý Đỉnh Tộ viết: Dần Ngọ Tuất, Sát tại Sửu; Tị Dậu Sửu, Sát tại Thìn; Thân Tý Thìn, Sát tại Mùi; Hợi Mão Mùi, Sát tại Tuất”.

“Quảng Thánh Lịch” viết: “Chỗ của Tuế Sát, không thể nói bừa, xây dựng, kinh doanh, di tỷ (dọn chuyển, thay đổi), phạm vào thị hại đến con cháu, lục súc”.

Tào Chấn Khuê viết: “Sát ấy, vị trí tam hợp ngũ hành thành hình, cái gọi là dưỡng chính là vậy, đại để thành hình của vật, mẹ phải có tổn thương, cho nên gọi là sát”.

Kiếp Sát

“Thần Khu Kinh” viết: “Kiếp Sát ấy, âm khí của Tuế vậy, chủ có sự sát hại. Chỗ của nó quản lý, kị có sự hưng tạo, phạm vào chủ có tai nạn, trộm cướp, sự việc đao thương”.

Lý Đỉnh Tộ viết: năm Dần Ngọ Tuất tại Hợi, năm Hợi Mão Mùi tại Thân, năm Thân Tý Thìn tại Tị, năm Tị Dậu Sửu tại Dần vậy.” Ý nghĩa xem ở tiết bên dưới.

Tai Sát

“Thần Khu Kinh” viết: “Tai Sát ấy, vị trí của ngũ hành âm khí vậy”. Thường cư ở trước Kiếp Sát 1 thần, chủ về tai bệnh, tật ách. Chỗ của nó quản lý, không thể đặt hướng, xây dựng, kiến tạo. Phạm vào thì chủ gánh lấy có bệnh hoạn.

“Động Nguyên Kinh” viết: “Kiếp Sát khởi ở Tuyệt, Tai Sát khởi ở khắc. Giả như năm Thân Tý Thìn hợp Thủy cục, Thủy tuyệt ở Tị, cho nên Kiếp Sát tại Tị, Thai ở Ngọ, thêm Thủy với với Ngọ Hỏa tương khắc, cho nên Tai Sát tại Ngọ vậy; năm Tị Dậu Sửu hợp Kim cục, Kim Tuyệt ở Dần cho nên Kiếp Sát tại Dần, Thai ở Mão, thêm Kim với Mão Mộc tương khắc, cho nên Tai Sát tại Mão vậy. Ngoài ra phỏng theo đó”.

Đối chiếu: Kiếp Sát, Tai Sát, Tuế Sát chính là Tam Sát. Như họ Tào nói thì là vị trí của tam hợp ngũ hành Tuyệt Thai Dưỡng vậy, mà đối với Tuyệt Thai Dưỡng thì Mộ khố ở sau và Trường Sinh ở trước. Thần Khu Kinh gọi là âm khí chính là vậy, hoặc gọi là Tam Sát ấy, chỗ xung của tam hợp ngũ hành, cho nên có thuyết của việc hợp hướng về và không hợp với tọa, như Thân Tý Thìn hợp Thủy cục, Thủy vượng ở phương Bắc, thì phương Nam là chỗ xung của nó vậy, cho nên Tam Sát ở tại phương Nam gồm Tị Ngọ Mùi, ngoài ra cứ phỏng theo đó.

Phc Binh Đại Ha

“Lịch Lệ” viết: “Phục Binh, Đại Họa ấy, ngũ binh của Tuế vậy. Chủ thay đổi việc binh, hình sát, chỗ của nó quản lý, kỵ xuất binh, hành quân và tu tạo, phạm vào chủ có sai lầm hại binh, nhục hình”.

Lê Cán viết: “Năm Dần Ngọ Tuất, Phục Binh tại Nhâm, Đại Họa tại Quý; năm Hợi Mão Mùi, Phục Binh tại Canh, Đại Họa tại Tân; năm Thân Tý Thìn, Phục Binh tại Bính, Đại Họa tại Đinh; năm Tị Dậu Sửu, Phục Binh tại Giáp, Đại Họa tại Ất chính là vậy”.

Tào Chấn Khuê viết: “Phục Binh Đại Họa ấy, lấy Dương Can của tướng vị tam hợp ngũ hành làm Phục Binh, Âm Can là Đại Họa. Phục Binh tai vạ rất lớn, tổn hại nhẹ. Nhưng Mộc Hỏa lấy cái nó đến khắc, Kim Thủy thì lấy cái nó bị khắc, đại khái Kim là Bạch Hổ, có thể giết vạn vật, Thủy là Huyền Vũ, có thể sau rốt vạn vật. Cho nên ngược lại lấy cái sở khắc làm kị vậy”.

Đối chiếu: Phục Binh Đại Họa ngay cạnh chỗ khoảng của Tam Sát, như năm Thân Tý Thìn thì Tam Sát tại Tị Ngọ Mùi, Phục Binh Đại Họa sẽ ở Bính Đinh chính là vậy, ngoài ra cứ phỏng theo đó.

Quan Phù

“Lịch Lệ” viết: “Quan Phù ấy, hung thần của Tuế vậy. Chủ sự việc của quan phủ, tố tụng. Chỗ của nó quản lý, không thể khởi công động thổ, phạm vào thì chủ có việc hình ngục kiện tụng. Thường cư ở trước Tuế 4 thần.

Tào Chấn Khuê viết: “Quan chấp chưởng tín phù trong năm, chức của văn quyền vậy. Thường cư ở thần trước tam hợp, cho nên tiền thần là văn quan, hậu thần là võ chức. Giả sử Tuế tại Dần, mà Dần Ngọ Tuất là tam hợp Hỏa cục, thì Ngọ có Quan Phù, văn quyền vậy; Tuất có Bạch Hổ, võ chức vậy. Ngoài ra cứ phỏng theo đó.

Kim Thn

“Hồng Phạm Thiên” viết: “Kim Thần ấy, tinh của Thái Bạch, thần của Bạch Thú. Chủ về chiến tranh, loạn lạc chết chóc, thủy hạn, dâm dịch (dịch bệnh tràn lan). Chỗ của nó quản lý, kị xây thành trì, lập cung thất, dựng lầu gác, mở vườn tược, khởi công, thượng lương, xuất quân, chinh phạt, di tỷ, giá thú, viễn hành, phó nhậm, nếu phạm vào Kim Thần ấy thì tai vạ rất nặng”.

“Kham Dư Kinh” viết:

“Giáp Kỷ chi niên tại Ngọ, Mùi, Thân, Dậu

Ất Canh chi niên tại Thìn, Tị

Bính Tân chi niên tại Tý, Sửu, Dần Mão, Ngọ, Mùi

Đinh Nhâm chi niên tại Dần, Mão, Tuất, Hợi

Mậu Quý chi niên tại Thân, Dậu, Tý, Sửu”.

Tào Chấn Khuê viết: “Kim Thần ấy, lấy Can năm ngũ hổ, bắt đầu trải qua gặp vị trí của Canh, Tân và Nạp Âm Kim thì chính là nó vậy. Giả sử như năm Giáp năm Kỷ, khởi Bính Dần, tư Dần thuận hành được Canh Ngọ, Tân Mùi, lại thêm Nhâm Thân và Quý Dậu đều có Nạp Âm là Kiếm Phong Kim, cho nên năm Giáp Kỷ thì Ngọ, Mùi, Thân, Dậu là Kim Thần vậy. Ngoài ra cứ phỏng theo đó”.

Phá Bi Ngũ Qu

“Càn Khôn Bảo Điển” viết: “Ngũ Quỷ ấy, tinh khí của ngũ hành vậy, chủ các việc hư hao, chỗ của nó quản lý không thể khởi sự, đề cử, phạm vào chủ hao tán tài vật”.

“Lịch Lệ” viết: “Năm Giáp Nhâm tại Tốn; năm Ất Quý tại Cấn; năm Đinh tại Chấn, năm Mậu tại Ly; năm Kỷ tại Khảm; năm Canh tại Đoài; năm Tân tại Càn”.

Tào Chấn Khuê viết: “Thiên Văn Chí nói rằng, Tú (chòm sao) Quỷ có 5 nguyên nhân, lấy làm tên cái phá bại, xung mà tán vậy”.

Đối chiếu: Phép Nạp Giáp, Càn nạp Giáp Nhâm, chỗ xung của nó (tức Càn) ở Tốn, cho nên năm Giáp Nhâm (thì Phá Bại Ngũ Quỷ) tại Tốn vậy; Khôn nạp Ất Quý, chỗ xung của nó (Khôn) ở Cấn, cho nên năm Ất Quý (thì Phá Bại Ngũ Quỷ) ở tại Cấn vậy; Cấn nạp Bính, chỗ xung của nó (Cấn) ở Khôn, cho nên năm Bính (thì Phá Bại Ngũ Quỷ) ở tại Khôn vậy; Đoài nạp Đinh, chỗ xung của nó (Đoài) ở Chấn, cho nên năm Đinh (thì Phá Bại Ngũ Quỷ) ở tại Chấn vậy; Khảm nạp Mậu, chỗ xung của nó (Khảm) tại Ly, cho nên năm Mậu (thì Phá Bại Ngũ Quỷ) ở tại Ly vậy; Ly nạp Kỷ, chỗ xung của nó (Ly) tại Khảm, cho nên năm Kỷ (thì Phá Bại Ngũ Quỷ) ở tại Khảm vậy; Chấn nạp Canh, chỗ xung của nó (Chấn) tại Đoài, cho nên năm Canh (thì Phá Bại Ngũ Quỷ) ở tại Đoài; Tốn nạp Tân, chỗ xung của nó (Tốn) tại Càn, cho nên năm Tân (thì Phá Bại Ngũ Quỷ) tại Càn vậy.

Thái Tuế t h thn sát xut du nht

“Lịch Lệ” viết: “Thái Tuế xuất du nhật ấy, ngày Giáp Tý xuất du ở Đông, ngày Kỷ Tị quay lại vị trí; ngày Bính Tý xuất du ở Nam, ngày Tân Tị quay lại vị trí; ngày Mậu Tý xuất du ở Trung Cung, ngày Quý Tị hoàn vị; ngày Canh Tý xuất du ở Tây, ngày Ất Tị hoàn vị; ngày Nhâm Tý xuất du ở Bắc, ngày Đinh Tị hoàn vị; tổng cộng xuất du 25 ngày”.

Tào Chấn Khuê viết: “Thái Tuế chư thần ấy, cái hóa Địa Chi của âm khí vậy. Từ Tý đến Tị là các thần Dương khí tráng kiện thịnh vượng, âm khí thụ chế ở Dương thần, không dám nắm quyền, cho nên người ta nói nó xuất du vậy”.

Đối chiếu: Xuất du nhật, đều dùng can ngày ngũ Tý làm nơi đi đến. Giáp là Mộc phương Đông, cho nên ngày Giáp Tý nó Đông du; Bính là Hỏa phương Nam, cho nên ngày Bính Tý nó Nam du; Canh là Kim phương Tây, cho nên ngày Canh Tý nó Tây du; Nhâm là Thủy phương Bắc, cho nên ngày Nhấm Tý nó Bắc du; Mậu là Thổ ở Trung Ương, cho nên ngày Mậu Tý nó du hành ở Trung Cung. Số 5 ấy, là cực của số Sinh, cho nên mọi cái đều xuất du 5 ngày, (nên) 5 (lần) 5 (của nó) là 25 vậy.

Ngũ Tính tu trch

Tiếng Cung là Thổ, tiếng Thương là Kim, tiếng Giốc là Mộc, tiếng Chủy là Hỏa, tiếng Vũ là Thủy, nếu như Tuế gặp vị trí Tuyệt, là khí Tuyệt, Thai, là Bạch Hổ. Bản thân Mộ là Đại Mộ, xung Mộ là Tiểu Mộ, khắc Tuế Chi là hại tài vật, cái Tuế Chi đến khắc là Quỷ tặc, đồng loại là Đại Thông, tương sinh là là Tiểu Thông.

Như họ nhà Cung thuộc Thổ, có Trường Sinh ở Thân, thì năm Tị khí Tuyệt, năm Ngọ Bạch Hổ, năm Thân Dậu Tiểu Thông, năm Thìn Đại Mộ, năm Tuất Tiểu Mộ, năm Sửu Đại Thông, năm Hợi Tý hại tài, năm Dần Mão Quỷ Tặc vậy.

Họ nhà Thương thuộc Kim, năm Dần khí Tuyệt, năm Mão Bạch Hổ, năm Sửu Đại Mộ, năm Mùi Tiểu Mộ, năm Tị Ngọ Quỷ Tặc, năm Thân Dậu Đại Thông, năm Thìn Tuất Hợi Tý Tiểu Thông vậy.

Họ nhà Giốc thuộc Mộc, năm Thân là khí Tuyệt Quỷ Tặc, năm Dậu là Bạch Hổ Quỷ Tặc, năm Mùi là Tiểu Mộ, năm Thìn Tuất là hại tài, năm Dần Mão là Đại thông, năm Tị Ngọ Hợi Tý là Tiểu Thông vậy.

Họ nhà Chủy thuộc Hỏa, năm Hợi là Khí Tuyệt Quỷ Tặc, năm Tý là Bạch Hổ Quỷ Tặc, năm Tuất là Đại Mộ, năm Thìn là Tiểu Mộ, năm Thân Dậu là Hại tài, năm Dần Mão Sửu Mùi là Tiểu Thông, năm Tị Ngọ là Đại Thông vậy.

Họ nhà Vũ thuộc Thủy, thì năm Tị là Khí Tuyệt, năm Ngọ là Bạch Hổ, năm Sửu Mùi là Quỷ Tặc, năm Thìn là Đại Mộ, năm Tuất là Tiểu Mộ, năm Dần Mão Thân Dậu là Tiểu Thông, năm Hợi Tý là Đại Thông vậy.

Khởi Tháng với Năm như nhau, hợp tháng Đại Thông Tiểu Thông, không hợp tháng Đại Mộ Tiểu Mộ, như tuyển trạch tu tạo bao lâu không dùng nó, đang còn lưu dùng chiếu theo sách cổ.

Nam N cu cung

Thượng Nguyên Giáp Tý nam khởi cung 7, nữ khởi cung 5; Trung Nguyên Giáp Tý nam khởi cung 1, nữ khởi cung 2; Hạ Nguyên Giáp Tý nam khởi cung 4, nữ khởi cung 8; nam thuận nữ nghịch, nam cung 5 thì gửi ở cung 2, nữ cung 5 thì gửi cung 8. Nay lấy định lệ của Tam Nguyên Cửu Tinh mà suy, thì cái khởi Đoài 7, chính là dưới đó không thể không là Thượng Nguyên vậy, cái mà khởi Khảm 1, chính là Thượng Nguyên không phải là Trung Nguyên vậy, cái mà khởi Tốn 4, chính là Trung Nguyên chẳng phải Hạ Nguyên vậy, không biết truyền lại từ khi nào. Nay các Âm Dương Gia dùng làm cái dụng hợp hôn, chẳng có lý giải, đến nỗi dùng Trung 5 phối cái 2 8, thì do các thuyết của Khôn Cấn thuộc Thổ vậy.

Hết quyển 2

Ngđịnh Tinh Lch Kho Nguyên – Quyn Tam

Nguyt s cát thn

Thiên Đạo

“Càn Khôn Bảo Điển” viết: “Cái Thiên Đạo ấy, cái Dương ban sơ của trời, chỗ thuận lý vậy. Chỗ của nó hợp khởi tạo đề cử các sự việc công chúng, hướng về là thượng cát”.

“Quảng Thánh Lịch” viết: “Thiên Đạo, tháng Giêng tháng 9 tại phương Nam; tháng 2 tại phương Tây Nam; tháng 3 tháng 7 tại phương Bắc; tháng 4 tháng 12 tại phương Tây; tháng 5 tại phương Tây Bắc; tháng 6 tháng 10 tại phương Đông; tháng 8 tại phương Đông Bắc; tháng 11 tại phương Đông Nam vậy”.

Đối chiếu: Thiên Đạo ấy, phương sở tại của Thiên Đức vậy. Ý nghĩa xem tiết bên dưới.

Thiên Đức

“Càn Khôn Bảo Điển” viết: “Thiên Đức ấy, phúc đức của trời vậy. Chỗ của nó quản lý, ngày của nó trực, có thể động thổ, dựng cung thất”.

“Kham Dư Kinh” viết: “Thiên Đức ấy, tháng Giêng Đinh, tháng Hai Khôn, tháng Ba Nhâm, tháng Tư Tân, tháng Năm Càn, tháng sáu Giáp, tháng Bảy Quý, tháng Tám Cấn, tháng Chín Bính, tháng Mười Ất, tháng Một (11) Tốn, tháng Chạp Canh”.

Tào Chấn Khuê viết: “Bốn tháng Mạnh, lấy Can Âm làm cái Thiên Đức, chính là thiên đạo tạo thuận lợi cho cái của nó chưa sinh ra vậy. Tháng Giêng Bính hỏa sinh, mà Đinh hỏa chưa sinh; tháng Tư Canh kim sinh, mà Tân kim chưa sinh; tháng Bảy Nhâm thủy sinh, mà Quý thủy chưa sinh; tháng Mười Giáp mộc sinh, mà Ất mộc chưa sinh; cho nên lấy Can Âm làm Đức vậy. Bốn tháng Quý, lấy Can Dương làm cái Thiên Đức, chính là thiên đạo tạo thuận lợi cho cái của nó tự mộ vậy. Tháng Ba Nhâm thủy Mộ, tháng Sáu Giáp mộc Mộ, tháng Chín Bính hỏa Mộ, tháng Chạp Canh kim Mộ, cho nên Can Dương làm Đức vậy. Bốn tháng Trọng, lấy các Quái ở Tứ Duy làm cái Đức, chính là thiên đạo tạo thuận lợi biến hóa thành công vậy. Tháng Hai vạn vật tương sinh, tập trung phục vụ ở Khôn vậy; tháng Năm âm khí tương sinh, Càn đạo biến hóa vậy; tháng Tám vạn vật sắp thâu tàng, thành lời ở Cấn vậy; tháng Một (11) âm khí tán, dương khí nhập Tốn vậy, gió vì thế tan đi vậy”.

Đối chiếu: Thiên Đức ấy, khí của Tam Hợp vậy. Như Nguyệt Kiến Giêng, Năm, Chín, Dần Ngọ Tuất hợp Hỏa Cục, cho nên lấy Hỏa làm Đức. Tháng Giêng Đinh, tháng Chín Bính, tháng Năm Càn, Tuất hỏa Mộ tại Càn cung vậy. Nguyệt Kiến Hai, Sáu, Mười, Mão Mùi Hợi hợp Mộc Cục, cho nên lấy Mộc làm Đức, tháng Sáu Giáp, tháng Mười Ất, tháng Hai Khôn, Mùi mộc Mộ tại cung Khôn vậy. Nguyệt Kiến Ba, Bảy, Một (11), Thìn Thân Tý hợp Thủy Cục, cho nên lấy Thủy làm Đức vậy, tháng Ba Nhâm, tháng Bảy Quý, tháng Một (11) Tốn, Thìn thủy Mộ tại cung Tốn vậy. Nguyệt Kiến Tư, Tám, Chạp, Tị Dậu Sửu hợp Kim Cục, cho nên lấy Kim làm Đức, tháng Tư Tân, tháng Chạp Canh, tháng Tám Cấn, Sửu kim Mộ tại Cấn cung vậy. Các tháng Dần Thân Tị Hợi, chính là vị trí ngũ hành Trường Sinh, cho nên phối Can Âm; Thìn Tuất Sửu Mùi chính là chỗ ngũ hành Mộ Khố, cho nên phối Can Dương; Tý Ngọ Mão Dậu chính là chỗ ngũ hành đương vượng, cho nên phải phối Mộ thần, không dùng quái của bản cung, mà dùng Can ấy, vì Chi là Đất vậy, Can là Trời vậy, danh gọi là Thiên Đức, cho nên dùng Thiên Can. Lại dùng 4 quái nhằm đại diện Thìn Tuất Sửu Mùi ấy mà không dùng Địa Chi, cho nên mới thế.

Nguyệt Đức

“Thiên Bảo Lịch” viết: “Nguyệt Đức ấy, là đức thần của tháng vậy. Chọn đất, xây doanh, hợp hướng về phương của nó, yến nhạc, thượng quan, lợi dùng cái ngày của nó”.

“Lịch Lệ” viết: “Nguyệt Đức ấy, tháng Giêng Năm Chín tại Bính, tháng Hai Sáu Mười tại Giáp, tháng Ba, Bảy Một (11) tại Nhâm, tháng Tư Tám Chạp tại Canh”.

Tào Chấn Khuê viết: “Nguyệt Đức ấy, dương đức của trong tháng vậy. Cho nên Can là tôn, Chi là ti, chính là tôi thần cầu cái đức của vua vậy. Lấy tam hợp ngũ hành dương can làm Đức. Giả như lệnh tam hợp Dần Ngọ Tuất là Hỏa, lấy Bính làm Đức, chính là đều mong Can tự vượng làm ứng, trợ vậy. Ngoài ra cứ phỏng theo đó”.

Thiên Đức Hợp

“Thiên Bảo Lịch” viết: “Thiên Đức Hợp ấy, thần của hợp đức vậy. Nơi nó quản lý, thích hợp dựng doanh, tạo cung thất, sửa xây thành trì, ngày của nó trực thì thích hợp gia ân, ban thưởng, đặc xá, tướng lệnh xuất quân, cầu lễ núi sông, cầu xin phúc nguyện”.

“Lịch Lệ” viết: “Thiên Đức Hợp ấy, tháng Giêng Nhâm, tháng Ba Đinh, tháng Tư Bính, tháng Sáu Kỷ, tháng Bảy Mậu, tháng Chín Tân, tháng Mười Canh, tháng Chạp Ất vậy. Các tháng tứ Trọng thì Thiên Đức cư ở Tứ Duy, cho nên không Hợp vậy”.

Đối chiếu: Thiên Đức, Hợp ấy. Tức là đều lấy tháng của chúng, và Can sở hợp của Thiên Đức mà thành.

Nguyệt Đức Hợp

“Ngũ Hành Luận” viết: “Nguyệt Đức Hợp ấy, dấu hiệu tinh hoa (tinh phù) của ngũ hành vậy. Hội, làm hợp vậy. Chỗ của nó quản lý, các điều ác đều tiêu tán, ngày của nó trực, bách phúc cùng tụ hội, lợi dùng xuất quân, lệnh tướng, thượng sắc, thụ phong, cúng tế, trông sao, xây dựng cung thất”.

“Lịch Lệ” viết: “Nguyệt Đức Hợp ấy. Các tháng Giêng Năm Chín tại Tân; các tháng Hai Sáu Mười tại Kỷ; các tháng Ba Bảy Một (11) tại Đinh; các tháng Tư Tám Chạp tại Ất”.

Đối chiếu: Nguyệt Đức, Hợp ấy. Tức là đều lấy Can sở hợp của Nguyệt Đức mà thành.

(Nguồn TVLS)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.