Lời tựa cuốn đẩu số luận bệnh tật của Tử Vân

Thượng tuần tháng sáu, trở về từ chuyến du lịch Châu Âu hơn một tháng, thể xác và tinh thần còn đang đắm chìm trong cảnh đẹp và những kỳ quan của Châu Âu, vừa bước vào cửa đã nhận được điện thoại của Tử Vân tiên sinh nhờ ta viết Tự cho cuốn « Đẩu số luận Bệnh tật » này. “Vô luận Trung, Tây y lý, Ngài cũng đều là chuyên gia, Đẩu số Ngài cũng là người trong nghề, bản thảo Ngài cũng đã xem qua, phiền Ngài viết thiên Tự”, Tử Vân trong điện thoại nói như thế.

Người viết may mắn là đồng môn học Tử vi cùng Tử Vân tiên sinh, không quên người cũ, mỗi lần Tử Vân hoàn thiện một bản thảo thì ta luôn có thể được đọc đầu tiên. Lần này trước khi xuất ngoại nhận được bản thảo cuốn

«    Đẩu số luận Bệnh tật » này, lúc ấy ban ngày bận rộn chỉ có thể đọc lúc đêm khuya rảnh rỗi. Trước sau mất ba đêm, cẩn thận đọc qua bản thảo hai lần. Đọc xong cảm thấy đây là một quyển sách có sáng kiến đặc biệt nhưng chỉ sợ không dễ là một trước tác thật tốt. Lúc ấy sắp đến thời gian

đi du lịch nên ta chỉ đưa ra được vài đề nghị về phương diện bệnh lý cho Tử Vân tiên sinh. Khi xuất ngoại tưởng là sách đã được xuất bản, không nghĩ tới Tử Vân tiên sinh lại vô cùng thận trọng, nhất định phải để ta đọc lại.

Chỉnh thể mà nói: Quyển sách này vẫn giữ nguyên phong cách tiêu chuẩn theo một loạt trước tác chuyên nghiệp của Tử Vân tiên sinh. Mệnh lý và Y lý, y học và luận giải trong các ví dụ được lựa chọn đan xen lẫn nhau mà lại có thể rõ ràng, trật tự cho thấy tác giả thật là nhọc lòng nhọc sức.

Trong quyển sách này, tác giả đưa ra hai luận điểm và kỹ xảo vận dụng đặc biệt khác với quan niệm của Tử vi truyền thống và cũng không giống lắm phương pháp phán đoán suy luận mà tác giả đã đề ra trong các trước tác trước. Nhưng lý luận mệnh lý cơ bản và chủ trương quan niệm mệnh lý nguyên bản của tác giả trước sau hô ứng: Cũng không có mâu thuẫn. Một là vận dụng các thông số của bố mẹ; một điểm khác là phá vỡ hạn chế của các cung vị trong lá số để phán đoán suy luận vấn đề cần nghiên cứu thảo luận.

Bất quá, theo cách nhìn của người viết thì quyển sách này có hai thứ không thể thực sự gọi là “khuyết điểm”, người học Tử vi bình thường nếu không rõ thì khó có khả năng tiếp nhận cách viết của quyển sách này, không thể hiểu được nỗi khổ tâm của tác giả, đương nhiên cũng không thể nào trải nghiệm hai luận điểm quan trọng mà tác giả đưa ra trong sách. Thứ nhất, đây là một bản Tử vi mệnh lý phán đoán suy luận bệnh tật chuyên nghiệp nhưng kẻ yêu thích Tử vi chỉ sợ khó mà tiêu hóa đại lượng y lý, kiến thức y học trong sách. Thứ hai, theo góc độ nghề thuốc, các bệnh tật được đưa ra trong các lá số ví dụ của trứ tác này và phạm vi bệnh lý lại chưa phủ đủ.

Người viết sở dĩ có cái nhìn này, chính là vì “Mệnh” và “Y” là hai thuật trong ngũ thuật (sơn, y, mệnh, bặc, tương). Từ lý luận mà nói, trong lá số Tử vi có thiết kế cung Tật ách hiển nhiên là vượt quá giới hạn. Từ Tử vi mệnh lý luận giải sức khỏe tất nhiên chạm đến y lý, kiến thức y học, nhưng Tử vi mệnh lý vốn là dễ học mà khó tinh, y lý, kiến thức y học cũng như thế không phải dễ mà hiểu. Các kiến thức bình thường thì dễ biết nhưng muốn thấu triệt tinh thông thì không khổ công là không thể. Bởi vậy nếu muốn kiêm thông cả mệnh lý, y lý và kiến thức y học thì nói dễ hơn làm! Đọc lướt qua cả hai thì không có vấn đề gì, nhưng nếu muốn kết hợp hai lý luận này thì chắc chắn phải có năng lực và sự kiên nhẫn nhất định. Cho nên từ xưa đến nay, lý thuyết về cung Tật ách trong Tử vi đều tàn khuyết không đủ, người bình thường cũng có giới hạn trong việc lý giải dùng sao nào ứng với loại triệu chứng bệnh tật nào đó.

Quyển sách này đầu tiên chỉ sợ độc giả cần phải chuẩn bị vượt qua phương diện truyền thống, ngoài có chút kiến thức với Trung Tây y còn cần bỏ đi quan niệm dùng cung Tật ách cung phán đoán suy luận bệnh tật.

Tử Vân tiên sinh viết kiểu này thật khiến người cảm phục đối với tinh thần cầu chân cầu thiện đối với Tử vi. Trên lập trường học thuật mà nói là có tính đại biểu và tính đột phá.

Tính đại biểu là từ xưa tới nay chưa từng có ai kết hợp Tử vi và y lý, kiến thức y học lại với nhau mà sâu như vậy, suy nghĩ toàn diện, lại đem tâm đắc nói ra rõ ràng rành mạch. Tính đột phá là quyển sách này lấy Tử vi mệnh lý cách cục làm cơ sở, bên cạnh đó lấy thuần y lý, kiến thức y học để luận giải bệnh tật. Dù y lý, kiến thức y học chưa thể rất thâm nhập hoàn chỉnh, nhưng dẫn dắt sử dụng lý luận chính xác, có thể trong lời có ý sâu xa, thành thực đáng ngưỡng mộ.

Theo góc độ nghề thuốc mà nói, các ví dụ về bệnh tật trong quyển sách này cũng không đủ rộng, giải thích luận thuật về y lý, kiến thức y học cũng chưa thật đầy đủ tường tận. Tuy nhiên đây cũng là chuyện bất đắc dĩ, con đường từ Tử vi thông đến y lý, kiến thức y học có thể được mở ra đến thế này đã chẳng hề dễ dàng, thực sự khó có thể yêu cầu thập toàn thập mỹ. Huống hồ tác giả cũng rất khiêm tốn đề cập rằng mục đích chủ yếu của cuốn sách này là mở ra một cánh cửa trên con đường từ Tử vi thông đến y lý, kiến thức y học, kỹ càng hơn còn chờ nỗ lực của hậu bối.

Tuy nhiên, trong nghề xem môn đạo, độc giả chắc chắn có đủ tuệ nhãn, xuyên thủng chướng ngại, hấp thu hai loại lý luận và phương pháp đặc biệt tác giả đề ra trong sách này.

Một, vận dụng thông tin về bố mẹ. Nguyên tắc vận dụng “Thái Tuế nhập quẻ pháp” đã từng được tác giả nhắc đến trong các trứ tác trước đây, tuy nhiên vì được dùng trong nghiên cứu thảo luận bệnh tật nên phương thức vận dụng hơi có khác biệt, còn khác biệt ở đâu nếu độc giả đọc mà không đoán được thì đành phải tự mình đi tìm Tử Vân tiên sinh mà thỉnh giáo. Đưa thông tin của bố mẹ vào lá số sẽ khiến lá số tràn ngập Hóa Lộc Hóa Kỵ, cũng thấy khắp nơi Kình Dương Đà La dễ làm cho người hoa mắt hỗn loạn không biết lấy hay bỏ thế nào. Kỹ xảo vận dụng thực tế đương nhiên liên quan đến trình độ lý giải với Tử vi mệnh lý và công lực kinh nghiệm suy đoán lá số, cần sự hứng thú, sức chịu đựng và danh sư chỉ điểm, chứ không phải chỉ dăm ba câu là có thể chứng minh rõ ràng.

Thuần nghĩa lý mà nói, đưa thông tin của bố mẹ vào tự nhiên có thể giải quyết vấn đề giờ sinh, có thể phát sinh các vấn đề Đặc biệt cá biệt. Cùng một lá số chưa chắc đã có cùng một bệnh vì bố mẹ khác biệt, điểm này không khó lý giải lắm. Khi đang chữa bệnh, bệnh biến phát sinh do di truyền cơ hồ rất khó nhận biết, trừ phi điều tra lịch sử bệnh lý của cả gia tộc nếu không rất khó nhìn được bệnh tật có phải do di truyền hay không từ bản thân người bệnh. Nếu chẩn bệnh qua lá số Tử vi có thể nhanh chóng phân loại bệnh nhân, cân nhắc được các triệu cứng tiềm ẩn.

Hai, phá vỡ hạn chế về mặt lý luận đối với các cung vị trong lá số. Điểm này trong các trước tác của Tử Vân đều đã mơ hồ đề cập đến, còn trong quyển sách này thì mọi ví dụ đều dùng đến loại phán đoán suy luận lý luận này, chợt nhìn lại cảm thấy có chút hỗn loạn, rất khó lý giải, nhưng tác giả chưa từng viết mà không có đạo lý nghị luận, trong sách tự có chứng minh.

Có sinh mệnh liền có bệnh tật, sinh lão bệnh tử, như bóng với hình. “Danh lợi” vốn khó cầu, kỳ thật “Sức khỏe” mới thật sự là tài phú. Nguyên nhân gây nên bệnh có rất nhiều, y học ngoài mục đích chữa bệnh còn không ngừng nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh, nghiên cứu ngăn chặn, dự phòng bệnh tật sinh ra. Chẩn đoán bệnh tật qua Tử vi dĩ nhiên không phải thay thế công dụng của ngành y nhưng từ góc độ ngăn chăn, dự phòng mà xem thì bất luận cái gì có thể cung cấp manh mối đều không nên cực tuyệt hoặc coi như là không có căn cứ.

Cuốn sách này của Tử Vân có hai phần nghị luận đặc biệt như thế, chẳng những lột đi vỏ ngoài thần bí của Tử vi mà còn chứng thực mạch lạc rõ ràng về tư duy lý tính học thuật trong mệnh lý, còn có thể chuẩn hoá, phổ biến hóa, làm mệnh lý có thể phát huy càng nhiều chức năng. Một thời gian nữa, có lẽ Tử vi sẽ có thể được dùng để hỗ trợ rộng rãi trong việc chữa bệnh, chẩn bệnh, vậy có lẽ việc dự phòng bệnh tật sẽ có đột phá trọng đại.

Người viết lười nhác thành tính, tuy có chút tâm đắc với cả y lý, kiến thức y học và mệnh lý nhưng không thể như Tử Vân tiên sinh chăm chỉ không ngừng, viết sách lập thuyết, Tử Vân là người mà ta tán thưởng bội phục, ta thật tâm chúc phúc.

Vân Lâm – Liễu Hồng

Ngày 15 tháng sáu năm 1996

….

Tục ngữ nói, người không lo về áo cơm mới biết vinh nhục. Nhưng theo người viết với kinh nghiệm nhiều năm luận Mệnh nghiệp dư thì người không lo áo cơm thì lại coi trọng một vấn đề phổ biến khác đó chính là sức khỏe, vì một người dù có được quyền thế, địa vị, phú quý, danh lợi hiển hách thế nào đi nữa mà đã mất đi sức khỏe thì hết thảy đều là vật ngoài thân, những cái vật ngoài thân đó chẳng thể nào so được với sức khỏe.

Hoàn thành chuyên luận mười hai cung vị trong Tử

vi    là tâm nguyện nhiều năm qua của người viết. Trong đó phương diện luận giải “Bệnh tật” trong Tử vi là một tâm nguyện nặng nề nhất trong lòng người viết. Vì vấn đề liên quan đến bệnh tật dù ai cũng coi trọng nhưng mệnh lý cổ truyền nghị luận và ghi chép nếu không phải cẩu thả vô nghĩa thì cũng như thiên mã hành không, căn bản chẳng có kết cấu gì mà theo. Cho nên trong Mệnh lý cổ truyền phần liên quan đến bệnh tật phán đoán suy luận, như Tử Vi Đấu Sổ mà nói, là khâu yếu nhất, cũng khiến người đời sau không thể tiếp thu được một phần nào.

Cổ truyền đã thế mà người thời nay đối với vấn đề này cũng không chịu bỏ nhiều công sức. Có một vấn đề làm người viết thấy khó có thể lý giải được trong gần hai mươi năm qua là dường như nhân tài trong giới Tử vi xuất hiện lớp lớp, viết sách lập thuyết như vũ bão, trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng, phi thường náo nhiệt. Thế nhưng giở ra xem, chỉ thấy sau muôn màu rực rỡ thì đối với phương diện nghiên cứu bệnh tật không phải theo y nguyên cổ truyền cũng chính là tránh né. Truy cứu nguyên nhân, rất có thể vì các vấn đề liên quan đến bệnh tật căn bản không thể nghiên cứu hữu hiệu gì từ Tử vi mệnh lý. Bởi vậy xem cung Tật ách trên lá số căn bản khó có thể phát huy tác dụng mệnh lý thực tế của cung vị hư huyền này. Theo người viết thì đa số người đang nghiên cứu Tử vi đẩu số hiện nay không thiếu người nghĩ các vấn đề liên quan đến bệnh tật và sức khỏe, chữa bệnh các loại nên để cho bác sĩ đảm nhiệm, còn mệnh lý không nên nhảy vào lĩnh vực này. Nếu theo quan niệm như thế thì một công ty kinh doanh hưng suy hẳn nên đi tìm chuyên gia về quản trị doanh nghiệp mà thỉnh giáo; hôn nhân có vấn đề hẳn là đi hỏi ý kiến chuyên gia tư vấn hôn nhân gia đình; đầu tư quản lý tài sản cũng sẽ có những người chuyên nghiệp để lĩnh giáo. Những người chuyên nghiệp này, chí ít tại lĩnh vực chuyên môn của họ, đều có thể đưa ra các phương án hữu hiệu cho mọi người.

Nếu những biến thiên của cuộc sống đều có thể được những người chuyên nghiệp giúp đỡ giải quyết vậy tất cả mệnh lý học chỉ như phế vật vứt vào sọt rác cho xong. Người viết từ trẻ đã lăn lộn kiếm ăn trong xã hội, kinh qua không ít việc đời bởi vậy đã lĩnh giáo không ít các chuyên gia. Nhưng vài chục năm nay, mỗi khi gặp vấn đề trọng đại mang tính then chốt thì lại thường tham khảo Tử vi để đưa ra những chọn lựa trọng yếu nhất. Các cụ có câu: “Thước có sở đoản, tấc có sở trường”, đạo lý trong đó có lẽ chỉ những người từng trải qua tang thương mới có thể có trải nghiệm.

Người bị ốm thì đương nhiên phải đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh bệnh nhẹ thành bệnh nặng, cuối cùng thần dược cũng khó cứu. Nhưng theo quan điểm bảo vệ sức khoẻ thì việc cần thiết là chú ý giữ gìn sức khỏe và chạy chữa kịp thời. Một số bệnh tật sinh ra hoặc biến thành nghiêm trọng thường là vì trường kỳ không biết giữ gìn sức khoẻ, chú ý tĩnh dưỡng, hoặc vì không chẩn đoán được sớm mà thành xấu. Bởi vậy theo quan điểm chữa bệnh thì việc hàng ngày chú ý chăm sóc sức khỏe là một việc cực kỳ quan trọng không thể xem thường.

Từ mục đích giữ gìn sức khỏe mà nói thì phòng bệnh chưa xảy ra – “Y học dự phòng” – chắc sẽ là một mục tiêu trọng yếu của ngành y sau này. Vì dù là Trung hay Tây y phát triển cực nhanh thì đến cùng vẫn có rất nhiều bệnh tật thường do trước đó không đề phòng vì chưa xảy ra hoặc bệnh quá mới nên thúc thủ vô sách. Với trình độ y học tiên tiến hiện nay mà còn như thế, chưa nói đến việc dự báo các loại bệnh tật chưa bao giờ xuất hiện thì khó có thể dự báo chính xác.

Công năng sinh lý của cơ thể theo tuổi tác và biến động của hoàn cảnh mà có biến hóa. Mà các biến hóa của công năng sinh lý thường có quan hệ chặt chẽ với bệnh tật. Bởi vậy, nếu y học có thể nghiên cứu để dự đoán chuẩn xác biến hóa của công năng trong tương lai thì mới có thể đạt tới mục đích chữa bệnh chân chính, giúp con người luôn khỏe mạnh. Đương nhiên hai mục đích này còn cần một chặng đường dài dằng dặc.

Người viết theo thầy học Tử vi đã gần ba mươi năm, luôn chờ mong có thể thảo luận về vấn đề bệnh tật. Ngoại trừ Liễu Hồng là người có cùng sở thích, càng mong trong giới Trung y có người cũng nghiên cứu Tử vi cùng tham khảo trao đổi, nếu có thể dùng Tử vi mệnh lý để dự đoán và chẩn bệnh, sau đó tiến thêm một bước nghiên cứu và mở rộng hành y tế thế cùng Trung y thì Tử vi mệnh lý càng có lợi với thiên hạ thương sinh, công đức vô lượng vậy.

Quyển sách này đều lấy các lá số thực tế, độc giả không cần hoài nghi hay là người viết tự bịa ra. Chỉ là độc giả cũng không cần phỏng đoán lá số là của người nào, trên phương diện này người viết có quyền và nghĩa vụ giữ bí mật. Quyển sách này như thế, chuyện xưa cũng như thế, sau này tự nhiên cũng là như thế.

Trong quá trình viết quyển sách này được tiến sĩ Thẩm Trừng Vũ làm việc tại một bệnh viện lớn và giáo sư Trương Duy Quân dạy tại học viện Trung Y nhiệt tình giúp đỡ. Họ với sở học uyên bác và kiến thức chuyên nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến quý giá. Còn có Vương Vân Phong tiên sinh giúp hiệu đính mới thuận lợi hoàn thiện bản thảo.

Ở đây đặc biệt bày tỏ lòng cảm tạ đối với sự giúp đỡ của họ.

Nói về vấn đề bệnh tật thì các kiến thức y lý, y học khá phong phú. Bởi vậy, quyển sách này cũng được nhiều đồng môn sư huynh đệ trong Tử vi, được Hồng Thạc Phong là truyền nhân của tiên đạo phái Ẩn Tiên có trình độ dược sĩ và giáo viên Trung y thẩm duyệt giúp sửa bản thảo đưa đi in. Người trong nghề hiệp trợ, lòng vô cùng cảm kích, nói không thể hết.

Cuối cùng, người viết nhắc lại chuyện xưa, liên quan đến việc nghiên cứu thảo luận bệnh tật, quyển sách này chỉ là khởi đầu, tựa như một bộ quyền thuật khởi thủ, hai ba chiêu làm nóng người, muốn sâu hơn nữa, suy luận thực dụng hơn nữa thì cũng không phải chỉ vẻn vẹn lý luận và phương pháp được nhắc đến trong quyển sách này được. Trong sách đưa ra luận điểm, kỹ xảo, hi vọng sẽ không giống người viết lúc trước đưa ra pháp “Thái Tuế nhập quái” bị một số người nghiên cứu Tử vi dùng sai nhưng lại nói ầm lên là quá sai lầm!

Mở ra cánh cửa này mất gần ba mươi năm của người viết, chỉ mong Tử vi mệnh lý có thể phát huy ra công năng thực của nó. Chỉ có tâm nguyện như vậy, không còn cầu mong gì khác.

Tử Vân

Tháng Tý năm Bính Tý

(Đẩu số luận bệnh tật – Tử Vân)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.