LÀ HÌNH KỴ, KHÔNG PHẢI HÌNH TÙ
Hình Tù giáp Ấn, hình trượng duy tư
(Hình Tù kẹp Ấn, phải chịu hình trượng)
Lời chú giải nói rằng: “Giả sử như mệnh thân có Thiên Tướng, nhưng lại bị Dương, Trinh kẹp hai bên, chủ về người bị kiện cáo chịu phạt hình trượng, suốt đời không phát đạt, nên làm tăng sư, đạo sĩ”.
Đoạn chú giải này thực sự sai lầm. Vì Thiên Tướng tuyệt đối không thể bị Liêm trinh kẹp một bên, cũng tức là Liêm Trinh chắc chắn không bao giờ ở vào cung bên cạnh cung có Thiên Tướng, đây là do quy luật của việc an sao quyết định, không có trường hợp ngoại lệ. Nhưng điều lạ lùng là cả Sao bản của Bát Hỷ Lâu đầu đời Thanh cũng nhầm như vậy, chúng tôi đoán rằng nguyên do của sai lầm này là ở chữ “Tù”. Liêm Trinh hóa khí là “Tù”, cho nên người chú giải nếu không suy nghĩ kỹ sẽ nói là “Dương Trinh giáp chi” (Kình Dương, Liêm Trinh kẹp hai bên).
Sự thực là “Hình Tù hiệp Ấn” là do truyền sai. chỉ có “Hình Kỵ giáp Ấn” chứ không có “Hình Tù giáp Ấn”. “Hình Kỵ giáp Ấn” là chỉ Cự Môn Hóa Kỵ, mà Thiên Lương và Kình Dương cùng cư chung một cung.
Phàm xem Thiên Tướng, phải xem cung hai bên, trong 14 Chính Diệu cũng chỉ có Thiên Tướng là có tính chất này. Thiên Tướng tất nhiên bị Thiên Lương, Cự Môn kẹp hai bên, cho nên Thiên Lương trên cơ bản có thể coi là Hình, Cự Môn trên cơ bản có thể coi là Kỵ. Khi có Hình Kỵ xung thì cách cục “Hình Kỵ giáp Ấn” mới được hình thành. Điều này trong đại hạn lưu niên cũng vậy, bất chấp kết cấu của nguyên cục.
Trong kết cấu của Đẩu Số, duy chỉ “Liêm Trinh, Thiên Tướng” tại Ngọ, người sinh vào can Đinh, sau đó mới hội cùng Thiên Lương, Kình Dương tọa ở cung Mùi, Cự Môn Hóa Kỵ tọa ở cung Tỵ, như thế mới là “Hình Kỵ giáp Ấn” thật sự. Cục này cung mệnh “Liêm Tướng kiến Lộc”, thông thường có lẽ người ta cho rằng rất tốt, sự thực vì Thái Dương tại Hợi, hội với Cự Môn Hóa Kỵ ở cung Huynh Đẹ, khi tuần hành 12 cung, cứ mỗi 6 năm ắt có một lần gặp kiện cáo, cho nên không tốt. (Xem hình 42)
Hình 42: Hình Kỵ giáp Ấn tại Ngọ, mỗi 6 năm có chuyện kiện cáo
(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)