KỸ THUẬT LUẬN ĐOÁN ĐỊA BÀN
Địa bàn tổng cộng có 14 chính diệu. Về cách an, toàn bộ giống như Thiên bàn, trong đó thì phép an sao Tử Vi có khác.
Tử vi của “Thiên bàn” là lấy thiên can của Năm sinh và ngũ hành Dần thủ, để tìm Nạp âm của cung mệnh, rồi lấy Nạp âm ngũ hành để tra Cục số., thì xác định được cung vị của Tử Vi.
Tử Vi của “Địa bàn” cũng vậy, ta lấy thiên can của Năm sinh, và ngũ hành Dần thủ, nhưng không phải để tìm ngũ hành nạp âm của cung Mệnh, mà là tìm ngũ hành Nạp âm của cung Thân. Do đó “Địa bàn” lấy cung Thân làm chủ. Sau đó tra được nạp âm của cung Thân, chiếu theo phương pháp của “Thiên bàn”, căn cứ ngũ hành Cục số, để tìm cung vị Tử vi.
Sau khi đã biết “Địa bàn”, ta rất dễ xem xét được căn nguyên của thiên tính và bản chất Tiên thiên của mệnh tạo. Nhờ vậy, ta sẽ hiểu tại sao rất nhiều người có địa vị cao quý trong xã hội, nhưng họ lại có những hành vi nhỏ mọn rất là hạ lưu. Đây là vì các sao của cung mệnh tại “Địa bàn” rất tốt, nhưng các sao của cung mệnh ở “Thiên bàn” tiên thiên lại không cao quý cho lắm.
Trái lại, có rất nhiều người nghèo nàn, hoặc không được hưởng một sự giáo dục tốt, nhưng họ lại có tư tưởng rất thanh cao, và hành vi rất đáng khâm phục. Đây là do các sao ở cung mệnh ở “Thiên bàn” phần nhiều là sao xấu, nhưng ở “Địa bàn” lại có nhiều sao rất tốt cung hội chiếu.
Các sao của “Địa bàn” cũng vậy, cần phải chú ý xem chúng nhập miếu hay lạc hãm, sinh vương hay tử mộ, để phân biệt sự cao thấp của chúng.
Xin đơn cử ví dụ, người sinh giờ Tị, ngày 17 tháng 5, năm Quý Sửu, Vương Đình chi tôi chú giải như sau: (sách Tử Vi Đẩu Số giảng nghĩa bổ chú)
Lục tiên sinh chủ trương dùng “địa bàn” để tìm “căn nguyên tiên thiên”. Đây là điểm rất đáng chú ý, không phải là phát biểu của một người hiểu biết nửa vời. Nhưng dùng “địa bàn” để tính “giao thế thời” thì Lục tiên sinh hoàn toàn không có nhắc đến.
Theo Vương Đình Chi, thì mỗi giờ sinh của một người có thể chia thành “tam bàn” Thiên – Địa – Nhân. Điều này, cần phải căn cứ vào Tổ đức để phân biệt, chứ không nhất định giới hạn trong “giao thế thời”.
Liên quan đến phương pháp an sao ở “địa bàn” và “nhân bàn”, điều mà xưa nay vẫn được coi là “bí truyền”, thực ra rất là đơn giản.
Trước tiên, cứ theo phương pháp an sao của mệnh bàn, mệnh bàn này tức là “Thiên bàn”, rồi lấy cung Thân của “thiên bàn” đổi thành cung mệnh, dùng can chi của cung Thân để định Cục và Ngũ hành, an Tử vi và Thiên phủ, như vậy là được thêm một bàn khác, gọi là “địa bàn”.
Nếu không dùng cung Thân, thì lấy cung Phúc Đức của “thiên bàn” đổi thành cung mệnh, rồi dùng can chi của cung Phúc Đức để định cục ngũ hành, sau đó an Tử vi và Thiên phủ, như vậy là được thêm một mệnh bàn khác nữa, gọi là “nhân bàn”, nói một cách chính xác thì đay là “nhân bàn của địa bàn”.
Nếu cung Mệnh và cung Thân đồng cung, thì “thiên bàn” và “địa bàn” hoàn toàn giống nhau. Nếu cung Thân và cung Phúc đức đồng cung, thì “địa bàn” và “nhân bàn của địa bàn” hoàn toàn giống nhau.
Chú ý phân biệt, “Thiên bàn” – “Địa bàn” – “Nhân bàn”, chỉ có cung Mệnh là khác cung độ, trong đó 14 chính diệu được bài bố khác nhau, còn các sao khác ở các cung viên đều không thay đổi.
(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)