Chương 5: Lịch Tiết Khí

Lập lá số Tử Vi thì không cần sử dụng lịch Tiết Khí. Tuy nhiên lịch Tiết Khí được sử dụng rộng rãi trong các trường phái đoán mệnh khác như Tử Bình, Hà Đồ Lạc Thư, Quỷ Cốc Đoán Mệnh và đặc biệt là Bói Dịch.

 I. Lịch Tiết Khí

Tiết Thanh Minh rủ nhau đi tảo mộ”.

Chữ “Tiết Thanh Minh” là tên gọi của một trong 24 Tiết Khí.

“Tiết Khí” tương ứng với bốn mùa: Xuân – Hạ – Thu – Đông của một năm. Nếu chúng ta đem bốn mùa phân chia thành sáu giai đoạn nhỏ, mỗi đoạn nhỏ khoảng 15 ngày ( thực tế khoảng cách giữa hai tiết khí kề nhau sẽ ở trong khoảng 14-16 ngày ) thì cả năm có thể phân thành 24 đoạn nhỏ, do đó sinh ra 24 tiết, khí.

Từ thời Tần Hán của Trung Quốc đã đặt tên cho 24 tiết, khí là: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn.

Tên gọi của 24 tiết khí phần lớn đã thể hiện sự biến đổi của bốn mùa như sau:

– Lập xuân, Xuân phân, Lập hạ, Hạ chí, Lập thu, Thu phân, Lập đông, Đông chí gồm tám tiết khí.

– Lập xuân, Lập hạ, Lập thu và Lập đông gọi là “Tứ lập”, biểu thị bắt đầu bốn mùa.

* Lưu ý: vì khí hậu các nơi khác nhau cho nên thời gian bắt đầu và độ dài ngắn của bốn mùa cũng khác nhau.

Phản ánh sự biến đổi của khí hậu có:

– Tiểu thử, Đại thử, Xử thử, Tiểu hàn, Đại hàn gồm năm tiết, khí.

Phản ánh hiện tượng khí hậu có:

– Vũ thủy, Cốc vũ, Bạch lộ, Hàn lộ, Sương giáng, Tiểu tuyết, Đại tuyết, gồm bảy tiết, khí.

Phản ánh các hiện tượng mùa vụ gồm có:

– Kinh trập, Thanh minh, Tiểu mãn, Mang chủng gồm bốn tiết, khí.

Tiết Khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°.

Bảng dưới đây liệt kê hai mươi tư tiết khí trong lịch Trung Hoa

Kinh độ Mặt Trời Tiếng Việt Ý nghĩa Ngày dương lịch
315° Lập xuân Bắt đầu mùa xuân 4 tháng 2
330° Vũ thủy Mưa ẩm 19 tháng 2
345° Kinh trập Sâu nở 5 tháng 3
Xuân phân Giữa xuân 21 tháng 3
15° Thanh minh Trời trong sáng 5 tháng 4
30° Cốc vũ Mưa rào 20 tháng 4
45° Lập hạ Bắt đầu mùa hè 6 tháng 5
60° Tiểu mãn Lũ nhỏ, duối vàng 21 tháng 5
75° Mang chủng Chòm sao Tua Rua mọc 6 tháng 6
90° Hạ chí Giữa hè 21 tháng 6
105° Tiểu thử Nóng nhẹ 7 tháng 7
120° Đại thử Nóng oi 23 tháng 7
135° Lập thu Bắt đầu mùa thu 7 tháng 8
150° Xử thử Mưa ngâu 23 tháng 8
165° Bạch lộ Nắng nhạt 8 tháng 9
180° Thu phân Giữa thu 23 tháng 9
195° Hàn lộ Mát mẻ 8 tháng 10
210° Sương giáng Sương mù xuất hiện 23 tháng 10
225° Lập đông Bắt đầu mùa đông 7 tháng 11
240° Tiểu tuyết Tuyết xuất hiện 22 tháng 11
255° Đại tuyết Tuyết dày 7 tháng 12
270° Đông chí Giữa đông 22 tháng 12
285° Tiểu hàn Rét nhẹ 6 tháng 1
300° Đại hàn Rét đậm 21 tháng 1

Người ta quy định Tiết Lập Xuân là tiết mở đầu cho Mùa Xuân, cũng là khởi đầu cho một năm ( mặc dù không mấy khi Tết Ta trùng với ngày Lập Xuân cả). Tuy nhiên có một điều rất hay, đầu tiết Lập Xuân này qua đầu tiết Lập xuân của năm sau vừa đúng 365 ngày ( gần giống với Dương Lịch ta đang sử dụng ).

II. Xác Định Can Chi Năm Sinh

Để xác định được chính xác Can Chi của năm sinh thì chúng ta cần dựa vào bảng Lục Thập Hoa Giáp tại ĐÂY.

III. Xác Định Can Chi Tháng Sinh

Để xác định được can và chi của tháng sinh người ta lấy thiên can của năm sinh để tìm ra thiên can của tháng giêng năm đó (nên gọi là “Dần thủ”, bởi vì tháng giêng là kiến Dần), phương pháp tìm ra “Dần thủ” gọi là “Ngũ hổ độn”.

Bảng Xác Định Can Chi Tháng Sinh

 CAN  Tháng Giêng  Tháng Hai  Tháng Ba 
 Giáp – Kỷ   Bính Dần  Đinh Mão  Mậu Thìn
 Ất – Canh   Mậu Dần  Kỷ Mão  Canh Thìn
 Bính – Tân   Canh Dần  Tân Mão  Nhâm Thìn
 Đinh – Nhâm   Nhâm Dần  Quý Mão  Giáp Thìn
 Mậu – Quý   Giáp Dần  Ất Mão  Bính Thìn

* Các Tháng còn lại các quý bạn tự tính, dựa vào CAN và CHI.

Trường hợp đặc biệt năm có tháng nhuận : cũng cùng 1 nguyên tắc với 1 tháng bình thường, là địa chi của tháng cũng lấy tiết lệnh làm chuẩn, trước giao tiết thì lấy tiết lệnh tháng trước, sau giao tiết thì lấy tiết lệnh tháng sau. Nếu sinh đúng vào ngày giao tiết thì phải tra vạn niên lịch xem giao tiết là lúc mấy giờ để lấy trụ tháng cho chính xác.

IV. Xác Định Can Chi Ngày Sinh

– Dùng Lịch Vạn Niên hoặc tìm kiếm Âm Lịch trên Google, có rất nhiều trang.

– Can Chi ngày sinh không phụ thuộc vào Năm và Tháng sinh, chỉ phụ thuộc vào Vòng Giáp Tý, cứ 60 ngày thì hết một vòng. Do vậy các trường hợp căn cứ vào Tiết lệnh mà thay đổi Can Chi Năm sinh, Tháng sinh so với Niên lịch, không ảnh hưởng gì đến Can Chi Ngày sinh.

– Can Chi Ngày sinh phụ thuộc vào Can Chi giờ sinh trong trường hợp sau đây. Nếu Chủ thể sinh vào giờ từ 23 giờ đến 01 giờ thì giờ đó được tính là Giờ Tý, là giờ bắt đầu của một ngày âm lịch ở nước ta. Vì vậy chủ thể sinh từ 23 giờ đến 24 giờ, tuy ngày dương lịch còn là ngày hôm trước nhưng ngày âm lịch đã chuyển sang ngày mới rồi, Can Chi ngày sinh của chủ thể cần được tính theo ngày mới đó.

-Trường hợp ngày sinh trùng với ngày chuyển tiết lệnh, thì phải xem Giờ chuyển tiết lệnh. Nhưng việc xem giờ chuyển tiết lệnh chỉ ảnh hưởng đến việc xác định tính tháng sinh, không vì thế mà thay đổi ngày sinh.

Ví Dụ Về Cách Xác Định Can Chi Ngày Sinh

*Âm Lịch   Bát Tự ( Can Chi )
 Ngày 29 tháng 12, năm 2019   Giờ Bính Tí, ngày Ất Sửu, tháng Đinh Sửu, năm Kỷ Hợi
 Ngày 30 tháng 12, năm 2019   Giờ Mậu Tí, ngày Bính Dần, tháng Đinh Sửu, năm Kỷ Hợi
 Ngày 1 tháng 1, năm 2020   Giiờ Canh Tí, ngày Đinh Mão, tháng Đinh Sửu, năm Canh Tí
 Ngày 2 tháng 1, năm 2020   Giờ Nhâm Tí, ngày Mậu Thìn, tháng Đinh Sửu, năm Canh Tí
 Ngày 3 tháng 1, năm 2020   Giờ Giáp Tí, ngày Kỷ Tỵ, tháng Đinh Sửu, năm Canh Tí
 Ngày 4 tháng 1, năm 2020   Giờ Bính Tí, ngày Canh Ngọ, tháng Đinh Sửu, năm Canh Tí
 Ngày 5 tháng 1, năm 2020   Giờ Mậu Tí, ngày Tân Mùi, tháng Đinh Sửu, năm Canh Tí
 Ngày 6 tháng 1, năm 2020   Giờ Canh Tí, ngày Nhâm Thân, tháng Đinh Sửu, năm Canh Tí
 Ngày 7 tháng 1, năm 2020   Giờ Nhâm Tí, ngày Quý Dậu, tháng Đinh Sửu, năm Canh Tí
 Ngày 8 tháng 1, năm 2020   Giờ Giáp Tí, ngày Giáp Tuất, tháng Đinh Sửu, năm Canh Tí
 Ngày 9 tháng 1, năm 2020   Giờ Bính Tí, ngày Ất Hợi, tháng Đinh Sửu, năm Canh Tí
 Ngày 10 tháng 1, năm 2020   Giờ Mậu Tí, ngày Bính Tí, tháng Đinh Sửu, năm Canh Tí
 Ngày 11 tháng 1, năm 2020   Giờ Canh Tí, ngày Đinh Sửu, tháng Đinh Sửu, năm Canh Tí
 Ngày 12 tháng 1, năm 2020   Giờ Nhâm Tí, ngày Mậu Dần, tháng Mậu Dần, năm Canh Tí

Tử Vi sử dụng Âm Lịch nên đến tháng 1 sẽ được tính là tháng Dần.

Bát Tự sử dụng Lịch Tiết Khí nên dù đến tháng 1 nhưng chưa đến ngày chuyển tiết Lập Xuân thì vẫn tính là tháng Sửu và đến ngày 12 tháng 1 mới tính là tháng Dần.

V. Xác Định Can Chi Giờ Sinh

Để xác định được can và chi của giờ sinh người ta lấy thiên can của ngày sinh để tìm ra thiên can của giờ trong ngày đó, phương pháp tìm ra “Dần thủ” gọi là “Ngũ hổ độn”.

Bảng Xác Định Can Chi Giờ Sinh

Can Ngày   Giáp – Kỷ  Ất – Canh  Bính – Tân  Đinh – Nhâm  Mậu – Quý
 Tý (23g – 1g)   Giáp Tý  Bính Tý  Mậu Tý  Canh Tý  Nhâm Tý
 Sửu (1g – 3g)   Ất Sửu  Đinh Sửu  Kỷ Sửu  Tân Sửu  Quý Sửu
 Dần (3g – 5g)   Bính Dần  Mậu Dần  Canh Dần  Nhâm Dần  Giáp Dần
 Mão (5g – 7g)   Đinh Mão  Kỷ Mão  Tân Mão  Quý Mão  Ất Mão
 Thìn (7g – 9g)   Mậu Thìn  Canh Thìn  Nhâm Thìn  Giáp Thìn  Bính Thìn
 Tỵ (9g – 11g)   Kỷ Tỵ  Tân Tỵ  Quý Tỵ  Ất Tỵ  Đinh Tỵ
 Ngọ (11g – 13g)   Canh Ngọ  Nhâm Ngọ  Giáp Ngọ  Bính Ngọ  Mậu Ngọ
 Mùi (13g – 15g)   Tân Mùi  Quý Mùi  Ất Mùi  Đinh Mùi  Kỷ Mùi
 Thân (15g – 17g)   Nhâm Thân  Giáp Thân  Bính Thân  Mậu Thân  Canh Thân
 Dậu (17g – 19g)   Quý Dậu  Ất Dậu  Đinh Dậu  Kỷ Dậu  Tân Dậu
 Tuất (19g – 21g)   Giáp Tuất  Bính Tuất  Mậu Tuất  Canh Tuất  Nhâm Tuất
 Hợi (21g – 23g)   Ất Hợi  Đinh Hợi  Kỷ Hợi  Tân Hợi  Quý Hợi

(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.