Chương 24: Bàn Luận Về Thời Gian Ứng Nghiệm Sự Kiện

Muốn tìm ra chỗ biểu hiện về thời gian ứng nghiệm sự kiện trong mệnh bàn, cần phải áp dụng trình tự 3 bước, dùng hết thảy để tìm ra manh mối có tính liên quan trong đó, mới có thể nhận định thời gian phát sinh. Bởi vậy quá trình của nó là phức tạp nhất, nhất định phải đối chiếu từng bước theo Mệnh bàn (lá số theo Mệnh Gốc) và Hạn bàn (lá số ở các Hạn), từ trong các mối quan hệ hội nhập xung chiếu của Tứ Hóa, kéo tơ bóc kén để tìm ra manh mối, xác định ra thời điểm phát sinh.

Trình tự 3 bước được nói ở đây, chính là 3 lá số Thiên Địa Nhân bàn trong Đẩu Số. Còn như việc Thiên Địa Nhân bàn rốt cuộc là ám chỉ chính là sự cấu thành từ các cục trong Lá số Gốc, La số Đại Hạn, Lá số Lưu Niên hay La số Lưu Nguyệt, La số Lưu Nhật? Nhất định phải dựa vào trình độ suy lý tinh tế, mà định ra Thiên Địa Nhân bàn tương ứng:

Thí dụ như muốn suy đoán sự kiện phát sinh trong Lưu Niên, thì lấy Lá số Gốc là Thiên bàn, Lá số Đại Hạn là Địa bàn, Lá số Lưu Niên làm Nhân bàn. Rồi lại thông qua việc xâu chuỗi các tầng Tứ Hóa của Thiên Địa Nhân bàn gia tăng tác dụng. Hoặc các cát tinh từng tầng tăng mạnh, hoặc các hung tinh từng tầng phá hoại, sẽ khiến cho sự kiện phát sinh ở trong Lưu Niên.

Tương tự, muốn suy đoán sự kiên phát sinh trong Lưu Nguyệt, thì lấy Lá số Đại Hạn là Thiên bàn, Lá số Lưu Niên là Địa bàn, Lá số Lưu Nguyệt là Nhân bàn. Dựa vào sự tăng cường trùng lặp của Tứ Hóa và sát tinh, tích lũy ảnh hưởng, khiến cho sự kiện lộ tượng thành hình.

Thời gian là từ Địa Chi để biểu thị như: Tháng Dần đại biểu tháng Giêng, tháng Mão đại biểu tháng Hai v.v… Từ trong mệnh bàn suy tính thời gian phát sinh sự kiện, chính là từ mối quan hệ xung chiếu hội hợp của Lá số theo Mệnh Gốc và Lá số của Đại Hạn, mà tìm ra hiệu ứng cát hung của sự kiện phát sinh. Cũng từ bên trong mối quan hệ của tính chất sao và cung vị trùng lặp mà định ra hình tượng sự kiện. Nhưng sẽ phát sinh tại một năm nào đó, yếu tố thời gian kiểu này chính là vô cùng trọng yếu, nhất định phải tìm ra mới được, bằng không thì 10 năm Đại Hạn đều phải đề phòng thì cũng quá mệt mỏi.

Thông thường chúng ta đều lấy khoảng thời gian từ mấy tuổi đến mấy tuổi là 10 năm Đại Hạn, hơn nữa còn là lấy tuổi mụ làm chuẩn. Có người sinh tháng 11 và sinh tháng 1 đều là cùng một tuổi, lẽ nào Số Tuổi và Số Năm của Lịch Pháp ở trong mệnh lý học là như nhau sao?

Trong môn Bát Tự học có phép tắc suy tính rất rõ ràng, quy định thời điểm năm đó tháng đó này đó là lúc chuyển giao Đại Vận. Còn môn Đẩu Số về mặt này có vẻ rất mông lung, không được đủ rõ ràng, theo như kinh nghiệm phán đoán và những gì người viết được học, tất cả hoàn toàn lấy thời gian Lịch Pháp làm thời điểm chuyển giao Đại Hạn, Lưu Niên, ví dụ như:

Người nào đó sinh ngày 20 tháng 5 năm 50 Dân Quốc theo âm lịch, Thổ Ngũ Cục, thì vào ngày mùng 1 tháng giêng năm thứ 74 Dân Quốc chính thức tiến vào Đại Hạn 25 đến 34 tuổi. Còn sự sự tiếp nối của Lưu Niên cũng là lấy mùng 1 đầu năm âm lịch hàng năm là điểm chuyển giao. Như với ví dụ trên, vận đồ Lưu Niên 30 tuổi bắt đầu tại ngày mùng 1 tháng Giêng năm 79 Dân Quốc. Nói cách khác, Lưu Nguyệt trên của mệnh bàn: bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng Giêng âm lịch. Chứ không phải là sau khi lấy thời điểm sinh nhật khởi tính rồi lại khởi tháng Giêng của Mệnh Cục. (cung sở tại của Lưu Nguyệt tháng Giêng gọi là Đẩu Quân. Dùng cung Mệnh của Lưu Niên làm chuẩn đếm nghịch đến tháng sinh rồi đếm thuận đến giờ sinh là sẽ ra vị trí của tháng Giêng, các tháng khác đếm thuận để điền vào)

Trước đây từng nhắc tới sự kiện chính là từ các mắt xích đan xen giữa Thiên Địa Nhân bàn mà định ra thời gian phát sinh ra sự kiện, hiệu ứng cát hung, hình tượng sự vật và mức độ nghiêm trọng. Như vậy rốt cuộc là cái cấu trúc nào gây ra ảnh hưởng của các mắt xích đan xen? Ở trong mệnh bàn thì lấy dấu hiệu gì sản sinh ảnh hưởng mắt xích đan xen?

Giản dị mà nói, ảnh hưởng mắt xích đan xen là do:

Tổ hợp sao tọa thủ của lá số Gốc, của lá số Đại Hạn và tác dụng liên kết Tứ Hóa của Thiên Địa Nhân bàn mà cấu tạo nên ảnh hưởng mắt xích đan xen kiểu này. Trong đó Tứ Hóa làm chất xúc tác, lớp lớp tăng cường, thúc giục biến hóa mà khiến phóng ra lực lượng cát hoặc hung, khiến cho sự kiện thành hình, phát sinh, đưa đến các ký hiệu tính toán ảnh hưởng mắt xích đan xen. Cũng chính là Can cung của các cung phi Tứ Hóa, lấy Tứ Hóa do Can cung biến thành làm lực lượng họa phúc cát hung, lấy Xung Chiếu Hội Nhập làm con toán giống như là các ký hiệu của phép toán cộng trừ nhân chia. Đem lực lượng của cát hung họa phúc cân nhắc mức độ tăng gấp bội, triệt tiêu hoặc giảm bớt, khiến cho sự kiện phát sinh.

Còn như việc vì yếu tố nào mà làm giảm bớt hoặc tăng gấp bội ư? Do có quan hệ cung vị của Thiên Bàn và Địa Bàn ở chỗ khởi phi và nhập vào khi phi Tứ Hóa, ví dụ như: cung Phu Thê hóa Khoa nhập vào cung Tử Tức, thì biểu thị người phối ngẫu là quý nhân của con cái. Rất quan tâm đối với việc giáo dục con cái, hơn nữa lại còn biến sự quan tâm thành các hành động. Đó là lấy lá số Gốc để giảng giải luận đoán. Nếu như cung Phu Thê của Đại Hạn lại hóa Khoa nhập vào cung Tử Tức của Đại Hạn, bởi vì có ảnh hưởng hóa Khoa hai tầng của lá số Gốc và Đại Hạn, nên sự giáo dưỡng của người phối ngẫu đối với con cái ắt có tính duy trì liên tục, sẽ không vì nguyên nhân gì mà có thể bị gián đoạn; Nếu như cung Phu Thê của Đại Hạn hóa Kị nhập vào cung Tử Tức thì sẽ giảm bớt lực ảnh hưởng của việc cung Phu Thê đã hóa Khoa nhập vào cung Tử Tức trên lá số Gốc, thành ra tuy rằng vốn có sự quan tâm giáo dưỡng con cái nhưng ở trong Đại Hạn ấy lại lực bất tòng tâm, hoặc do công việc bận rộn hoặc bởi vì hoàn cảnh gấp rút không thể tự mình chiếu cố nên lơ là chểnh mảng việc giáo dưỡng.

Như thế thì sự chuyển biến được sinh ra sau khi trải qua quá trình giảm bớt hoặc tăng cường này sẽ phơi bày hình tượng như thế nào, từ cái gì để mà hiển lộ ra? Chính là từ mối tương quan cung can phi Tứ Hóa của cung vị để xem quan hệ Xung Chiếu Hội Nhập của chúng mà xác định cát hung. Còn từ tổ hợp tinh tú tọa thủ ở cung chức liên đới để mà hiển hiện hình tượng của chúng. Lại nói về thời gian ứng nghiệm, từ mối quan hệ của cát tinh sát hung tinh hội nhập vào Tam Phương Tứ Chính hoặc sự Xung Chiếu Hội Nhập của Thiên Địa Nhân bàn, định nghĩa ra hình ảnh của sự kiện. Vậy thì đến năm nào sẽ phát sinh vậy? Đáp án của vấn đề này không phải chỉ có duy nhất 1 quy tắc mà thôi, căn cứ kinh nghiệm người viết thì chí ít có thể quy nạp như sau: (đương nhiên lúc ứng dụng thì nhất định phải suy xét ảnh hưởng của Tứ Hóa và Tam Hợp phương)

Thứ nhất, Đồng loại tương Xung: Bất kể là cung Đồng loại của Thiên Bàn hóa Kị xung Địa Bàn, hoặc Địa Bàn hóa Kị xung Thiên Bàn, đều thuộc dạng Xung cùng loại. Lấy thời điểm khi mà xung tới cung Đồng loại của Nhân Bàn là năm ứng nghiệm. Thí dụ như: cung Tài Bạch của Đại Hạn hóa Kị xung cung Tài Bạch gốc, chính là Đồng loại tương xung của Tài Bạch, lúc Lưu Niên đi tới cung Thiên Di gốc, Kị tinh của cung Tài Bạch Đại Hạn hóa tới, vừa khớp vào trong cung Tài Bạch của Lưu Niên, cho nên Lưu Niên ấy ứng nghiệm. Đương nhiên là nếu như kết cấu cung Tài Bạch của Lưu Niên khác không có được cát lợi thì cũng có thể phát sinh sự bất lợi về quản lý tài chính ở tại Lưu Niên đó.

Thứ hai, khi Xung cung Mệnh: cung Mệnh là chủ soái, bất luận là cung vị gì cũng không nên hóa Kị xung tới cung Mệnh. Nếu có sự xung đến thì có ý nghĩa của sự thất thoát, cởi bỏ. Tới lúc Lưu Niên đi qua đúng vị trí thụ nhận sự tương Xung thì phải cẩn thận, sẽ bị mất đi [Người / Sự Việc / Vật] được đại biểu bởi cái cung vị mà đến xung đó. Ví dụ như: cung Phụ Mẫu hóa Kị tới xung cung Mệnh, thì có thể mất đi cha mẹ, khi nghiêm trọng thì chính là điềm báo cha mẹ dễ bị tử vong.

Thứ ba, Hỗ xung Kị: cung nào đó trên lá số Gốc hóa Kị nhập cung A, mà cung nào đó trên lá số của Đại Hạn hóa Kị tại đối cung của cung A. Tức là cùng với chỗ sở hóa Kị trên lá số Gốc hiện ra trạng thái đối xung. Đây chính là Hỗ xung Kị. Tới lúc Lưu Niên đi tới trục Hỗ xung Kị thì sẽ phát sinh

Thứ tư, Trùng điệp Kị: cung nào đó trên lá số Gốc hóa Kị và cung nào đó trên lá số Đại Hạn hóa Kị đều tiến vào cùng một cung, ở trong cái cung vị này liền có lực ảnh hưởng của Hóa Kị kép, khi Lưu Niên đi vào đối cung hoặc trong cung Trùng điệp Kị, đều sẽ phát sinh sự cố.

Thứ năm, Tam hợp Kị: cung nào đó trên lá số Gốc và lá số Đại Hạn hóa Kị mà hình thành góc độ Tam hợp. Cái được gọi là Tam Hợp chính là [Hợi Mão Mùi], [Thân Tý Thìn], [Dần Ngọ Tuất], [Tị Dậu Sửu]. Ví dụ như: lá số Gốc hóa Kị tại Tý, lá số Đại Hạn hóa Kị ở Thân, liền cấu thành Tam hợp Kị của [Thân Tý Thìn], lúc Lưu Niên đi vào cung Thìn thì sẽ phát sinh tổn thất, tai họa.

Thứ sáu, Phản đạn Kị: lá số Gốc hóa Kị xung lá số Đại Hạn, rồi lá số Đại Hạn hóa Kị xung lá số Gốc. Cái kiểu hiện tượng của Ngươi xung Ta, Ta xung Ngươi, như thế này chính là Phản đạn Kị, bị xung tới chắc chắn có tai ương, là hiện tượng Kị xung rất hung ác.

Thử bảy, Kị nhập Đồng loại: có người nói Kị Nhập chủ thu liễm, có nghĩa là đạt được, không chủ hung hiểm. Câu này có chút phiến diện. Nó cần có một vài điều kiện tiên quyết, nếu như có một vài điều kiện này thì nó mới có thể như câu nói trên. Nếu không có sự phối hợp của các điều kiện tiên quyết thì cũng là bất lợi, đặc biệt là đi qua chỗ Kị xung sẽ rất không được thuận lợi, sau khi trải qua Lưu Niên ấy mới có thể khổ tận cam lai, chuyển nguy thành an.

Thứ tám, Đơn Kị: sao Hóa Kị của lá số Gốc và lá số Đại Hạn phi hóa nhưng không tạo thành các tổ hợp như trên, chính là Đơn Kị. Tình huống Đơn Kị mà cần phải đặc biệt chú ý là, lúc sao Hóa Kị của lá số Gốc và lá số Đại Hạn chia nhau ra chiếm cứ cung Mệnh của Lưu Niên và cung đồng loại của Lưu Niên, hung lực của những chỗ này sinh ra cũng không thua kém so với các trường hợp kể trên.

Các loại tổ hợp sao Hóa Kị kể trên đều chủ hung hiểm hoặc tổn thất.

Còn như nguyên nhân gây ra là gì? Hiện lên loại hung tượng nào?

Nhất định cần phải phối hợp cung vị và tinh tú để biến đổi hình tượng. Nói cách khác thì kết cấu của Tứ Hóa chủ cát hung, còn sự kết hợp của tinh tú và cung vị thì chủ nắm giữ hình tượng của sự kiện. Các vị có thể dùng những bản đã từng ghi lại đầu đuôi sự kiện liên quan đến lá số của bạn bè thân thích đem ra đối chiếu thêm xem thử, có thể lĩnh hội rõ ý nghĩa kể trên. Người viết cũng tổ chức câu lạc bộ nghiên cứu Đẩu Số mà cá nhân lại vừa đảm nhiệm công tác cố vấn trong xí nghiệp nhỏ, cũng nhân tiện công việc, bỏ ra thời gian hơn mười năm để ghi lại tỉ mỉ rất nhiều ví dụ số mệnh, mới có thể từ đó khám phá ra những chỗ áo diệu của Đẩu Số Tứ Hóa phi tinh.

Có cát hung và hình tượng rồi mới có thể xác định được sẽ phát sinh loại sự kiện nào.

Rốt cuộc thì lúc nào sẽ phát sinh?

Nhất định phải từ các loại tổ hợp sao Hóa Kị để cân nhắc thời gian ứng nghiệm của Nhân Bàn. Phần đầu đã có đề cập tới, Nhân Bàn chỉ là kết quả của sự tiếp thụ từ Thiên Bàn, Địa Bàn, giúp cho đúng thời điểm hiển hiện ra mà thôi. Cho nên suy tính thời gian ứng nghiệm của Nhân Bàn, nhất định phải bắt đầu điều tra từ Thiên Bàn và Địa Bàn, ở lưỡng tầng lá số Thiên Bàn Địa Bàn đều có dấu hiệu rồi, thì mới có thể biểu hiện ra rõ ràng hình ảnh cát hung của sự việc ở Nhân Bàn. Giả như chỉ có mỗi Thiên Bàn hoặc riêng Địa Bàn có gieo tượng, vì lực lượng khá nhỏ như thế nên hiển hiện ra hiệu ứng cát hung của sự vật tượng ở Nhân Bàn cũng khá nhẹ nhàng.

Phối hợp mối quan hệ của Địa Bàn phi Tứ Hóa với Thiên Bàn, Nhân Bàn, bổ chính cho sự xác định thời gian ứng nghiệm. Việc quyết định thời gian ứng nghiệm có quy tắc dưới đây có thể tự tham khảo:

Thứ nhất, lấy cung bị xung hung nhất, đem Địa Bàn chuyển động, lúc đi qua cung có Kị xung là sẽ xảy ra sự kiện.

Thứ hai, lúc tổ hợp tinh tú trong cung đồng loại của Địa Bàn cực kỳ tồi tệ, lại xem xét cân nhắc tổ hợp sao Hóa Kị của Thiên Bàn, Địa Bàn. Nếu như là lại còn bị Kị xung, ắt là ứng nghiệm ở Địa Bàn đó.

Thứ ba, lúc đi qua cung nhập vào của sao Hóa Kị ở Thiên Bàn, cũng có thể phát sinh sự kiện. Lúc này, trước hết cần phải từ bắt đầu điều tra theo năm của số tuổi Đại Hạn để tra. Nếu năm Lưu Niên đầu tiên ấy đi vào cung khởi phi của sao Hóa Kị trên Thiên Bàn nhưng chưa đi tới cung bị xung, thì phải chú ý đến năm Lưu Niên của cung khởi phi; nếu năm đầu tiên ấy đi đến cung bị xung thì phải chú ý đến năm Lưu Niên của cung bị xung, có thể sẽ là năm xảy ra ứng nghiệm.

Thứ tư, lúc sao Hóa Kị xung cung Quan Lộc của Nhân Bàn. Bởi vì sự nghiệp chủ về tình trạng vận đồ, nếu như sao Hóa Kị xung Quan Lộc thì sẽ không được thuận lợi, hiện tượng của sự cản trở. Lại phối hợp trạng thái tổ hợp sao Hóa Kị của Thiên Bàn, Địa Bàn, nếu mà không tốt thì ắt là lúc Nhân Bàn ứng nghiệm.

Thứ năm, nếu là tình huốngủa Đơn Kị thì cần phải chú ý lúc Nhân Bàn đi vào cung vị đối xung với cung vị nhập vào của Hóa Kị trên Thiên Bàn, biểu thị đã dẫm phải hung lực sao Hóa Kị (giống như dẫm phải quả mìn, dẫm ở trạng thái bất động thì không ảnh hưởng gì, nếu như lại có Kị tới xung, không thể không động, sẽ bị nổ tung), nếu cung đồng loại của Nhân Bàn lại có tổ hợp không cát, thì sẽ phát tác sự kiện không may mắn.

Các quy tắc kể trên quý vị độc giả có thể cầm mệnh bàn (tìm) cách ứng dụng vào xem có hợp hay không? Nhưng bởi vì liên quan tới tổ hợp Hóa Kị khác nhau, cho nên vừa mới bắt đầu sử dụng thì nhất định rất trúc trắc, can cung không ăn nhập, sau này vận dụng thành thạo thì tự nhiên quen tay hay việc.

(Dẫn theo trang www.huyenhocvadoisong.com)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.