Chương 22: Thuyết Khí Vận Lưu Chuyển
“Khí” là một danh từ rất trừu tượng, ở trong Y học, Nhân Tướng học truyền thống của Trung Hoa đều có rất nhiều chỗ nói tới “Khí” nhưng nó nhìn không thấy, cũng sờ không tới, càng khó sử dụng văn từ đễ diễn đạt. Bởi vậy, trong khi đọc văn từ giải thích, nhất định phải phỏng đoán thông hiểu ý tứ, mới có thể lĩnh hội sự ảo diệu mà về sau hiểu rõ trong lòng, từ trong đó mà vận dụng linh hoạt. Ở trong Đẩu Số, cũng có vấn đề của “Khí”.
Các Thiên Can, Địa Chi, Tinh tú ở trên mệnh bàn, có thể biến hóa thành vạn sự vạn vật, chất chứa sự kỳ diệu của Thiên địa tạo hóa. Nhưng khó để nói cho rõ ràng, chỉ là viết ẩu vài chữ mà thôi, không thể nói hết cái ảo diệu bên trong. Các sao dựa vào Thiên Can mà hóa thành Tứ Hóa nhập vào các cung vị, biến hóa thành Tứ Hóa phi tinh của vạn sự vạn vật, chính là vấn đề vận chuyển “Khí” trong Đẩu Số. Trên mệnh bàn, chúng có thể dựa vào các Can cung mà biến hóa nhập vào cung vị khác nhau. Lại từ cung vị khác biệt tái phi hóa Tứ Hóa nhập vào cung khác nào đó nữa, rồi lại có thể tái chuyển phi Tứ Hóa đi tiếp nữa, đây chính là “Khí vận lưu chuyển” của Phi tinh Tử Vi Đẩu Số.
Trước đây đã từng nói qua về cách hiểu đối với việc tinh tú có [tại Số] và [hóa Khí], trong đó [hóa Khí] chính là sự biến hóa sản sinh ra từ các tinh tú sau khi trải qua tác động của Thiên can Tứ Hóa mà ảnh hưởng đến tính chất của chúng, như: Sao Liêm trinh, căn cứ chương Ngũ Xuẩn sách Hàn Phi Tử có nói: Nay anh em bị (kẻ xấu) xâm lấn thì nhất định người tấn công (kẻ xấu) là Liêm vậy; biết bạn bè bị (kẻ xấu) làm nhục thì người oán hận (kẻ xấu) là Trinh vậy; hành động của Liêm Trinh trọn vẹn, nhưng phạm vào phép vua vậy. (Sự sáng tạo của các bậc tiên hiền trong môn Đẩu Số là rất có học vấn)
Đó là ý nghĩa gốc của nó. Trải qua tác động thúc đẩy biến hóa của Thiên can Bính: Liêm Trinh hóa Kị, đặc tính của sao Liêm trinh như nói trên hoặc như tính chất của phần giảng trong [chương phú văn giải thích tính chất sao] đã nói. Thông qua Thiên can Bính thúc đẩy biến hóa mà vi phạm tới pháp luật của nhà nước, sẽ phải bị nhốt vào nhà giam. Cho nên “Liêm Trinh hóa Khí gọi là Tù”; Nếu như là Thiên can [Giáp] khiến cho [Liêm Trinh hóa Lộc] thì ắt biến thành công chức chấp pháp chủ trì chính nghĩa, giữ gìn pháp luật. Đây chính là sự lý giải rõ về [hóa Khí] của sao Liêm Trinh.
Còn sự lý giải rõ về [tại Số] của nó: Sẽ phải xem là nó đang ở một cung vị nào đó để quyết định các giải thích về nó, như ví dụ này là ở 2 cung vị [cung Quan Lộc] và [cung Mệnh] để giải thích. Bởi vậy việc giải thích hình ảnh một sao thì cần phải phân biệt sao đó tại cung chức khác nhau, mỗi cung đều khiến sao đó có một ý nghĩa sở chủ khác nhau.
Sự lý giải về [hóa Khí] của tinh tú: các sao thông qua tác động của Thiên can Tứ Hóa mà biến đổi tính chất của nó. Có thể chia thành 4 loại biến hóa là Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Hóa Kị. Sau khi trải qua sự thúc đẩy biến hóa bởi Thiên can mà phản ứng và xuất ra năng lượng cát hung của chúng. Điều khác biệt là, tại cung chức khác nhau thì có cách giải thích hình tượng khác nhau.
Nhất là rất nhiều người mới học, đem Tứ Hóa và Hóa tinh gộp lại để bàn luận, rất dễ lẫn lộn không rõ. Cần phải đem Hóa tinh và Tứ Hóa tách biệt ra để mà thảo luận, lối suy nghĩ mới có thể rõ ràng, minh xác.
Mặt khác, sự biến hóa của Hóa tinh có thể chia làm 2 loại tình huống:
1, Hóa tinh do Thiên can cung chức (chỗ mà nó) tọa lạc, hóa thành Tứ Hóa phi xuất đi.
Ví dụ như: (hình 1) cung Mệnh tại Tý có sao Thiên Lương tọa thủ, can cung là Giáp, can Giáp có Tứ Hóa là:
Liêm Trinh hóa Lộc ở Phụ Mẫu —- hiếu thuận với cha mẹ.
Phá Quân hóa Quyền ở Nô Bộc —- có năng lực lãnh đạo, quan tâm bạn bè.
Vũ Khúc hóa Khoa ở Nô Bộc ——- là quý nhân của bạn bè, trợ giúp bạn bè.
Thái Dương hóa Kị ở Thiên Di —- trong lòng háo hức tin tức về thế giới sôi động bên ngoài, thích hợp đi ra bên ngoài phát triển.
Lấy “Mệnh” mà nói, Tứ Hóa từ cung Mệnh phi xuất đi, đại biểu ý nghĩa là từ bản thân mệnh tạo (đương số) đi “Quan tâm” người khác / tha cung, cho nên là hành vi của bản thân.
Theo “Khí thế” mà nói, khi Đại Hạn đi vào cung Phụ Mẫu, Nô Bộc, Thiên Di, bởi vì Tứ Hóa từ cung Mệnh Gốc phi đến, cho nên vận đồ của 3 Đại Hạn và Tứ Hóa cung Mệnh Gốc có sự liên quan mật thiết.
Như khi Đại Hạn tiến vào cung Phụ Mẫu, căn cứ vào mối liên hệ cung Mệnh phi hóa Lộc vào cung vị, cho nên Đại Hạn này khá thuận lợi cát tường.
Nếu lúc Đại Hạn tiến vào cung Nô Bộc, căn cứ vào mối liên hệ với vị trí tọa thủ của hóa Quyền, hóa Khoa, cho nên Đại Hạn ấy khá quyết chí tự cường, có ý chí phấn đấu, mà lại nhiều quý nhân tương trợ, lời nói rất có trọng lượng với bạn bè. Nhưng lúc đi vào Đại Hạn cung Nô Bộc, cũng là Đại Hạn từ 54 – 63 tuổi, chính là lúc về hưu, cho nên vận trình tuổi già chắc chắn vất vả khó nhọc.
Khi đi đến Đại Hạn 64- 73 tuổi, bởi vì chính là cung vị mà cung Mệnh khiến Thái Dương hóa Kị nhập vào, nên Đại Hạn ấy chắc chắn bất lợi, người lớn tuổi cẩn thận đề phòng các loại bệnh tật cao huyết áp, bệnh tim, trúng gió.
Ở trên là những ảnh hưởng của “Mệnh” & “Vận Thế” từ việc cung Mệnh phi Tứ Hóa vào các cung. Đương nhiên, nếu là khi “Chiếu” các cung Đại Hạn, thì cũng có thể phỏng theo cách giải thích như trên.
2, Hóa từ những Can cung chức khác phi Tứ Hóa tiến đến ngã cung
Loại hiện tượng này chính là Can của những cung chức khác khiến cho một Hóa tinh tọa trong cung nào đó sản sinh ý nghĩa biến hóa của Tứ Hóa.
Ví dụ như: (hình 2) cung Mệnh ở Thìn, có sao Tham Lang tọa trong cung, can cung là Mậu.
Cung Mệnh can Mậu —- Tham Lang tự hóa Lộc, chăm lo nhân duyên, nói chuyện nhân tình (chuyện của chính mình)
Cung Phụ Mẫu can Kỷ —- Tham Lang hóa Quyền, cha mẹ và các bậc trưởng bối hài lòng với ta, coi trọng ta.
Cung Nô Bộc can Quý —- Tham Lang hóa Kị, bạn bè quan tâm ta, nói chuyện nghĩa khí.
Lấy “Mệnh” mà nói, phàm là Tha cung phi hóa nhập Ngã cung, đều là người khác đem tới cho ta, gây ra cho ta, còn mệnh tạo (đương số) chỉ là tiếp nhận mà thôi.
Lấy “Vận thế” mà nói, cung Mệnh Tham Lang tự hóa Lộc biểu thị khi còn bé cũng rất có nhân duyên, chiếm được sự yêu mến của mọi người. Lúc Đại Hạn đi vào cung Phụ Mẫu, do ở tại đây quan hệ hóa Quyền, tràn ngập lòng cầu tiến, nỗ lực tiến thủ, giàu sức sống, cũng dễ có được sự trọng dụng hoặc đề bạt của trưởng bối, thầy cô (bởi vì cung Phụ Mẫu vừa chủ thầy cô, trưởng bối, người quản lý).
Còn như cung Nô Bộc hóa Kị nhập vào cung Mệnh ta, vì hóa Kị chủ tình nghĩa, quan tâm về mặt tinh thần mà thôi, không chủ vật chất, cho nên không được có giao dịch tiền bạc qua lại với bạn bè, nếu như có thì thường kẻ tổn thất chính là mình. Khi Đại Hạn đi vào cung Nô Bộc, bởi vì phi hóa Kị nhập cung Mệnh cho nên Đại Hạn ấy nhất định không được thuận lợi, thân thể nhiều bệnh, ước đoán có bệnh dẫn đến tử vong bởi vì cung Mệnh Gốc đã biến thành cung Tật Ách của Đại Hạn.
Hai loại tình huống kể trên, đều là thuộc về sự lưu chuyển của Khí. Trong một đời người, vận thế có mạnh yếu, có lên xuống, chính là ở sự lưu chuyển của phi tinh Tứ Hóa dẫn đến. Phối hợp trạng thái tổ hợp các sao trong cung Đại Hạn để phân định vận thế mạnh yếu lên xuống , giống như sự lưu chuyển của bốn mùa.
Mùa Xuân đến rồi, sẽ phải trồng trọt, gieo hạt.
Mùa Hè đến rồi, sẽ phải làm cỏ, bón phân.
Mùa Thu tới, sẽ thu gặt, phơi nắng.
Mùa Đông tới, sẽ tồn trữ lương thực cho tốt qua mùa Đông.
Trong một đời người cũng vậy, phải tùy theo thời mà nỗ lực, biết tiến biết thủ, chờ đời thời cơ mà hành động, sáng lập thành công, tiến để bảo tồn thành quả, tổ chức lâu dài. Nếu như không tuân theo trình tự bốn mùa mà làm, ngược lại nếu như đi ngược đường thì sự thất bại chỉ là vấn đề thời gian.
Hình ảnh Hóa Kị của Tứ Hóa phi tinh kiểu này, phân bố vào tam phương của Mệnh gốc, nhất định là cuộc đời lận đận, vận hạn công việc tiến thoái khốn quẫn. Lại có thêm “Kị tinh” tới xung, nhất định thất bại. Cho nên sao hóa Kị lấy xung là hung nhất, bay tới phân bố ở phương Tam Hợp của đối cung là kém hơn. Nếu như có thể thuận thế mà làm, thủ thế mà phát, thì mới có thể làm từ một nửa mà thành gấp đôi.
Đường bay của Hóa tinh của Tứ Hóa khởi phi, nhập vào, lại tái chuyển hóa, có 2 loại hiệu dụng: Thu liễm và phát tán. Các loại hiệu dụng này khiến cho vận đồ sản sinh nước ngoặt lên xuống. Cho nên con đường phi hóa của Tứ Hóa phi tinh đã hàm chứa bên trong nó mối quan hệ nhân quả cát hung của sự kiện.
Cũng có thể dựa vào quan sát “Bề ngoài của người” mà sẽ nhận ra khí thế và tinh thần của một cá nhân, nhưng cách này chỉ có thể dựa vào hiện trạng ở kề cận mới xem được. Nếu như đã trang điểm quá mức hoặc là quan sát khí sắc 3 tháng nữa, thì không thể nhìn ra được để mà phán đoán nếu chẳng được trời ban cho “Con mắt thấy được tương lai”. Nhưng mà thông qua lá số thì không gặp phải những hạn chế đó.
Hóa từ Tha Cung nhập Ngã Cung hoặc từ Ngã Cung hóa nhập Tha Cung, lại từ Can cung mà Hóa nhập để tái chuyển phi Tứ Hóa nhập các Tha Cung khác,
Loại này tức là “Cung nào đó” hóa Lộc nhập cung A, Thiên can cung A lại tái chuyển hóa Lộc nhập cung B, phương thức phi hóa của Thiên can cung B lại tái hóa Lộc nhập cung C, chính là đại biểu cho việc sử dụng “Lộc khí” của cung nào đó phi hóa cấp cung A, cung B, cung C. Bởi vì Hóa phi xuất đi, có thể thu hồi hay không thì phải xét xem sau chuyển hóa thì có sự quay trở lại cái “Cung nào đó” hay không? Nếu như có quay trở lại cái “Cung nào đó” thì đại biểu là “Trạng thái thu liễm”, Lộc tinh hóa xuất đi có thể thu trở về.
Nếu như Hóa xuất đi cung A, cung A chuyển hóa nhập cung B, mà Can cung B tự hóa, thì đại biểu Khí bị tiết ra, nếu là “Hóa Lộc”, biểu thị “Lộc khí” sẽ bị tiết lộ mất ở “cung B”. Loại này thuộc về “Trạng thái Phát tán”, không cách nào thu về của Hóa xuất đi, mà hiện ra ý nghĩa “Hung”, bởi vì là trao đi mà lại không có biện pháp để thu về.
[Tác dụng Thu liễm] và [Tác dụng Phát tán]:
Con đường khởi phi của Tứ Hóa và diễn tiến của việc tái chuyển phi Tứ Hóa, đại biểu cho sẵn có mối liên hệ nào đó giữa cung khởi phi và cung nhập vào. Nếu quá trình phi hóa không có Tự Hóa, đại biểu cho [Tác dụng Thu liễm] sẵn có, trao đi lại có thể thu về.
Nếu có cung vị Tự Hóa hoặc Hóa xuất, thì đại biểu cho [Tác dụng Phát tán], khí phát đi bị tiêu hao mất, không có cách ào để thu hồi.
[Khí vận Lưu chuyển]:
Phương thức phi tinh của loại này là cung nào đó khởi phi Tứ Hóa, nhập vào cung nào đó, lại từ cái cung nhập vào ấy tái chuyển phi Tứ Hóa gọi là [Khí vận Lưu chuyển].
Trong mệnh bàn:
Phương thức phi hóa của Cung nào đó phi Tứ Hóa rồi lại tái chuyển hóa Tứ Hóa nhập vào cung nào đó, biểu thị sự Lưu chuyển của Khí. Thường những nơi mà khí liên thông, chính là có tồn tại tính liên quan chặt chẽ với cung phát xạ. Đây chính là Khí thế của lá số. Nó có thể dựa vào đây quan sát khí vận mạnh yếu tốt đẹp của cả đời đương số, không cần lại đi xem thêm về “Sắc mặt” của người, có thể tránh được hạn chế về Thời Gian hoặc về “Thực thể”.
Có rất nhiều ví dụ luận mệnh cho thấy, có một số mệnh bàn mà tam phương hội sát, cách cục bị phá, nhưng là mệnh giàu có nhất một phương hoặc quyền uy nhất một thời. Sự khác biệt trong đó ở chỗ: “Lưu chuyển của Khí thế” cho đến những người có cùng mệnh mà thành tựu có cao thấp khác nhau, là do có nắm giữ thế cục của khí vận hay không, thuận thế mà hành động hay không.
Chỉ cần mệnh bàn không có Tự Hóa tiết mất Khí, thì loại mệnh tạo này suốt đời được cát tường. Nếu có Tự Hóa, thì hầu như sẽ không nắm giữ được cơ hội, hoặc có cơ hội tới cũng không có năng lực nắm cho chắc, vô duyên cớ hối tiếc về việc để cho nó trôi qua hoặc là cung Tự Hóa mà phá hỏng. Mà trong cuộc đời khí vận tương đối thất thế, nhất định phải bằng lòng với số mệnh, mới có thể thường được an vui.
Đối với mệnh tạo có Khí vận Phát tán, cố gắng gấp bội cũng không đảm bảo tuyệt đối là sẽ thành công, đổi lại nên giữ vững thái độ sống “Vui vẻ biết đủ”, không nên cưỡng cầu “Danh và lợi” mới có thể thường được yên vui. Bởi vậy, mệnh bàn dù có Tự Hóa phá hủy sự ngưng tụ của “Khí”, nhưng đối với mệnh tạo cũng không sản sinh ảnh hưởng xấu, nếu như ngược đường mà đi ắt gặp hung hiểm, thất bại.
Mặt khác, khi phân tích mệnh bàn, không nên coi các cung Tử Tức, Phụ Mẫu, Tật Ách, Nô Bộc là các cung thứ yếu hoặc nhàn cung và không nên chỉ coi trọng ba cung Mệnh, Tài Bạch, Quan Lộc (sự nghiệp) mà thôi. Cung Tật Ách một khi đã phá, cho dù tiền tài tựa như núi vàng thì cũng chẳng còn mạng sống để tiêu xài, thì tiền tài còn có ý nghĩa gì nữa chứ? Cho nên 12 cung đều không thể bỏ qua, mỗi một cung vị đều rất trọng yếu, mà sự Lưu chuyển của “Hoá Khí” lại chính là biểu hiện những đặc trưng cát hung mạnh yếu của mối quan hệ giữa “Cung” với “Cung”.
Khi đoán mệnh, 12 cung không thể bỏ qua, mỗi một cung vị đều rất trọng yếu.
(Dẫn theo trang www.huyenhocvadoisong.com)