Chương 20: Cân Bằng Của Mệnh Cục Đẩu Số
Quá trình diễn tiến cuộc sống, có thể ví von như là một người đạp lên trên 1 khối cầu không hoàn toàn tròn trịa, ở trên bề mặt nhấp nhô khúc khủy của Thời Gian và Không Gian tạo thành mà tiến về phía trước. Bên ngoài lại còn có kình phong thổi tới, tùy vào các thời điểm khác nhau mà thay đổi hướng. Vì để tránh bị ngã xuống, buộc phải dựa vào tất cả mọi thứ vốn có của mình (tức khối cầu đang dẫm lên), phối hợp với hướng gió thổi đến, né tránh các khu vực lồi lõm, tùy lúc tùy nơi mà thay đổi con đường đi tiếp. Khi thì đi tới, lúc thì đi lui, khi thì né bên trái, khi thì hướng bên phải, và thỉnh thoảng lại thay đổi tư thế của thân thể khiến trọng tâm ổn định. Luôn luôn phải tìm ra một điểm thăng bằng, nếu không sẽ bị té từ trên trái cầu xuống, lại còn phải tùy cơ mà ứng biến, nếu như mất đi thăng bằng thì sẽ sinh ra đủ các loại tai họa như: Bệnh nặng, thất nghiệp, phá sản, ly hôn, tai nạn xe cộ…
Cho nên ở trong Mệnh Cục, chỉ cần có 1 cung nhân sự bị mất đi cân bằng, thì sẽ sinh ra mầm tai vạ. (nói trước một chút, không được ngã từ trên trái cầu xuống, vì ngã xuống là liền mất đi tất cả tài nguyên, tức là biểu thị sự tử vong).
Tử Bình Bát Tự là từ mối quan hệ sinh khắc Ngũ Hành của Thiên Can – Địa Chi trong bát tự mà tuyển chọn lấy Dụng Thần điều hòa gia giảm, lại cùng với mối quan hệ sinh khắc Ngũ Hành theo vận hạn, mà cân nhắc điểm thăng bằng cường nhược ngũ hành, rồi phán đoán biến hóa cát hung vận trình. Cho nên Bát Tự chính là lấy ngũ hành sinh khắc chế hóa xem đã cân bằng chưa để làm tiêu chuẩn cơ bản của quá trình phán đoán vận hạn cát hung.
Tử Vi Đẩu Số thì hoàn toàn không (coi trọng việc) áp dụng mối quan hệ ngũ hành sinh khắc chế hóa để làm tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá có cân bằng hay không, có 3 nhân tố tiêu chuẩn cơ bản được dùng để cân nhắc thăng bằng của Tử Vi Đẩu Số:
* Tổ hợp các Sao
* Tứ Hóa năm sinh
* Mối quan hệ xung chiếu hội nhập của Cách Cục trên lá số Gốc & lá số Đại Hạn.
1. Tổ hợp các sao
Trước tiên bàn một chút về quan hệ cân bằng của tổ hợp các sao. Phàm là an bài lá số, trước hết phải đánh giá tổ hợp các sao của mỗi một cung để quyết định về sự cao thấp tốt xấu của mệnh cục. Giả như sát tinh quần tụ trong một cung nào đó thì nhất định là vấn đề nằm ở chỗ cái cung ấy, trong cuộc sống của người chủ cái lá số ấy, xác định cái cung ấy chủ về người hoặc sự việc gì, dẫn dắt tới chuyện đáng tiếc cả đời. Người viết đã xem qua rất nhiều cung Phu Thê có 2 sát tinh tọa thủ, thì người phối ngẫu của họ nếu không bị đột tử thì cũng là dính líu tới xã hội đen, hoặc hung man tàn bạo. Người có loại tổ hợp ấy rất kỳ quái, cũng không phải điều kiện bản thân họ không được tốt, thế nhưng năng lực kén vợ kén chồng lại không thế nào cao minh được. Ngay trong lúc có rất nhiều người theo đuổi, thường lại chọn trúng kẻ kém nhất. Đương nhiên cũng có bị hoàn cảnh vội vã, mà không phải là không có sự lựa chọn (như kiểu bị thủ đoạn cưỡng ép kết hôn).
Cho nên tổ hợp sao không đẹp, mất đi lực lượng kiềm chế lẫn nhau, tức đại biểu cho sự đánh mất ảnh hưởng thăng bằng, cái cung đó sẽ nổi lên sóng gió, sản sinh tai họa, ngăn trở cuộc sống. Hơn nữa, từ chỗ biểu hiện của lá số Gốc, đại diện cho sự trở ngại ảnh hưởng cả đời, bất kể là trải qua Đại Hạn nào đi nữa cũng sẽ không thay đổi cái ảnh hưởng bất lợi của nó đến cả cuộc đời của đương số. Nếu như cung nào đó của lá số Đại Hạn gặp phải tổ hợp kể trên, thì cái Đại Hạn ấy cũng sẽ có chuyện bất lợi phát sinh ở cung đó, nhưng khi vượt qua cái Đại Hạn ấy thì chuyện bất lợi kia sẽ trời quang mây tạnh. Loại ảnh hưởng của tai họa ở Đại Hạn kiểu này thì chỉ có 10 năm hiệu lực mà thôi. Đây chính là nguyên tắc của việc luận đoán cát hung từ mối quan hệ cân bằng của tổ hợp các sao.
Có người sẽ hỏi: Trong một cung mà có cả cát tinh và lại có cả sát tinh thì phải luận như thế nào đây? Đúng là cái vấn đề ấy làm cho người khác bối rối. Căn cứ cái tiêu chuẩn cơ bản nào để có thể phân định xem tổ hợp sao tọa thủ ở cùng chung một cung thì có làm mất đi sự cân bằng hay không? Phương pháp đánh giá rất đơn giản, có thể quy nạp như sau:
Một, trong cùng 1 cung có từ 2 sát tinh trở lên tụ tập, như đoạn nói về cung Phu Thê ở trên có song Sát xâm nhập đồng cung đã nói rõ.
Hai, sát tinh tuy chỉ có một ngôi, nhưng cùng với Chính tinh tạo thành cách cục ác liệt như các loại là: “Linh Xương Đà Vũ, hạn tới nhảy sông”, “Cự Hỏa Kình dương, cuối đời treo cổ”, “Thái Âm Hỏa Linh, phản thành thập ác”, “Xương Tham cư Mệnh, thịt nát xương tan”,… các bạn đọc đều có thể từ những kinh nghiệm của các bậc tiên hiền lưu lại trong Thái Vi Phú, Phát Vi Luận, Chư tinh Vấn Đáp,… chọn ra các Cách Cục khả tín để áp dụng. Nếu như người viết có thời gian, thì sẽ nói rõ những cổ văn này đã nêu, hiện tại trên thị trường có rất nhiều sách vở giải thích nhưng một số nội dung bị sai lệch, cũng có một số tác giả là học Bát Tự, rồi lại dùng hình thức tư duy của Bát Tự để giải thích khiến phát sinh sai lệch.
Ba, những sao chậm trễ an nhàn, thì ưa được một sao có tính mạnh mẽ nhanh chóng để kích phát, chủ hăng hái có thành tựu. Nhưng mà có từ 2 sát tinh trở lên xâm nhập thì mất đi cân bằng mà đe dọa hung hiểm. Thí dụ như Thiên Đồng thủ Mệnh thì chủ lười biếng, thích hưởng thụ, nếu có Hỏa Tinh đồng cung sẽ kích phát ý chí phấn đấu, nhưng lại có thêm 1 sát tinh nữa xâm nhập thì sẽ trở thành dè dặt, do dự bất quyết, mà bỏ phí rất nhiều cơ hội.
Bốn, tổ hợp tinh tú của Đối Cung và Bản Cung, về cơ bản thì tổ hợp Chính Tinh của tinh hệ Tử Phủ là không thay đổi, còn tổ hợp của các Phụ tinh, Sát diệu thì khá biến động. Giả như có 2 sát tinh chia ra chiếm cứ ở Bản Cung & Đối Cung, thì sẽ sản sinh tác dụng và hiệu lực như dưới đây:
Kiềm chế lẫn nhau: lực lượng của 2 sát tinh kiềm chế lẫn nhau, khiến cho hung lực triệt tiêu, biểu hiện ở những người gặp được trong cuộc sống, rất ngang ngược nên phải tiêu hao rất nhiều tinh lực khắc phục sự phiền nhiễu. Tuy nhiên đều có thể đạt thành mục tiêu, nhưng đã sức cùng lực kiệt rồi, khiến cho thành tựu đạt được giảm đi không ít.
Nối giáo cho giặc: sự cấu kết với nhau của 2 sao đối lập, tăng mạnh ảnh hưởng lực của sát tinh, đối với Chính tinh của Bản cung sinh ra khuếch trương nguy hại hoặc xu hướng hư hỏng. Ở hiện tượng nhân sự, thì có các loại hiện tượng như: cá tính thấp thỏm bất ổn, tráo trở bất thường, tư tưởng quái dị, tính tình thô bạo, tiểu nhân âm thầm phá hoại, kiềm chế, khiến cho tất cả nỗ lực vốn có đều trôi theo nước chảy.
2. Tứ Hóa năm sinh
Ở trên mới thuần túy lấy trạng thái tổ hợp sao để luận về quan hệ cân bằng, chỉ có điều nói về tổ hợp sao nếu có Hóa tinh của năm sinh rơi vào, thì Tứ Hóa năm sinh sẽ sinh ra hiệu ứng tăng giảm về lực lượng cát hung của tổ hợp sao. Nếu như tổ hợp hung ác gặp Hóa Lộc, Hóa Khoa đồng cung, thì có hiệu lực gặp dữ hóa lành, đụng tới lúc cam go thì luôn luôn xoay chuyển ra đường sống, khiến tổn thất rất ít hoặc giữ được tài nguyên. Nếu như Hóa Kị xâm nhập, thì thành ra dâng mỡ miệng mèo, nối giáo cho giặc, khiến cho tổ hợp sao hung ác sinh ra lực phá hoại mạnh mẽ hơn. Nếu như tổ hợp cát lợi gặp phải Hóa Kị đồng cung, thì có ngăn ảnh hưởng ngăn trở, nhưng không tổn hại đến thành tựu, chẳng qua chỉ khiến con đường tới thành công bị vất vả hơn mà thôi. Đương nhiên, nếu như tổ hợp sao cát lợi gặp Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa khoa, thì như là gấm được thêm hoa khiến thành tựu thêm huy hoàng hơn, xuất sắc hơn.
Tứ Hóa năm sinh rơi vào cung dựa theo tổ hợp của nó lại chia ra thành các tình huống: chỉ có 1 ngôi Hóa tinh rơi vào, hoặc 2 ngôi Hóa tinh trở lên rơi vào. 2 ngôi Hóa tinh trở lên rơi vào đồng cung thì e rằng sẽ quá vượng mà làm cho mất đi cân bằng, phản chuyển thành không luận là cát. Nói như thế nào đây? Các cung Tài Bạch và Quan Lộc mà có 2 ngôi Hóa tinh cát lợi rơi vào thì đương nhiên tốt, nhưng các cung vị như Tật Ách, Phu Thê lại không thể quá vượng, nếu như cung Tật Ách quá vượng sẽ chủ thân thể dễ có u bướu dài, mà cung Phu Thê quá vượng thì có ý nghĩa nhiều phối ngẫu. Cho nên, tổ hợp quá vượng cũng phải nhìn kỹ cung vị, giúp cho có được sự giải thích hợp lý, đây là 1 điểm khác để cân nhắc điểm thăng bằng.
3. Mối quan hệ xung chiếu hội nhập của cách cục lá số Gốc & lá số Đại Hạn
Trạng thái thăng bằng của hành vận lại cần phân định như thế nào đây? Đương nhiên là không nằm ngoài 2 yếu tố:
* Tổ hợp sao
* Tổ hợp Tứ Hóa
Tổ hợp sao thì như đã bàn ở phần trước, nhưng mối quan hệ của Tứ Hóa nhất định phải nghiên cứu các mối quan hệ tổ hợp của:
* Tứ Hóa ở các cung của Lá số Gốc
* Tứ Hóa ở các cung của Lá số Đại hạn
mới có thể biết là cân bằng hay không! Đương nhiên Tứ Hóa bao quát 4 ngôi Lộc, Quyền, Khoa, Kị cần được cân nhắc đồng thời, chứ không thể chỉ xem một Hóa tinh nào đó mà thôi. Trên cơ bản thì Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa là cát lợi, còn Hóa Kị chủ không được thuận lợi. Tại đây chúng ta chỉ thảo luận mối quan hệ tổ hợp của Hóa Kị trên lá số Đại Hạn với Hóa Kị trên lá số Gốc, để quyết định trạng thái cân bằng của Mệnh với Vận.
Tốt rồi! Rốt cuộc thì mối quan hệ cân bằng của Hóa Kị trên lá số Gốc & Hóa Kị trên lá số Đại Hạn được định nghĩa như thế nào? Nhớ kỹ một số nguyên tắc căn bản dưới đây:
* Bất luận cung nào hóa Kị tới xung cung Mệnh cũng đều không tốt:
– Cung nào đó của Lá số gốc hóa Kị xung tới cung Mệnh gốc,
– Cung nào đó của lá số Đại Hạn hóa Kị xung tới cung Mệnh của Đại Hạn, hoặc
– Cung nào đó của lá số Gốc hóa Kị xung tới cung Mệnh của Đại Hạn, hoặc
– Cung nào đó của Đại Hạn hóa Kị xung tới cung Mệnh gốc,
Đều là xu hướng bất lợi, đại biểu cho mối quan hệ giữa cung Mệnh và cung nào đó, có xu hướng thoát ly, chia lìa, mất đi.
* Nếu như cung Mệnh hóa Kị xung 11 cung còn lại thì cũng là bất lợi:
– Cung Mệnh gốc hóa Kị xung tới cung nào đó của lá số Gốc, hoặc
– Cung Mệnh gốc hóa Kị xung tới cung nào đó của lá số Đại Hạn, hoặc
– Cung Mệnh của Đại Hạn hóa Kị xung tới cung nào đó của lá số Gốc, hoặc
– Cung Mệnh của Đại Hạn hóa Kị xung tới cung nào đó của lá số Đại Hạn,
Những cái này cũng là có xu hướng giải khai, chia lìa, thoát ra.
* Cung đồng loại của lá số Gốc không được hóa Kị xung cung đồng loại của lá số Đại Hạn
– Cung Mệnh của lá số Gốc hóa Kị xung cung Mệnh của lá số Đại Hạn,
– Cung Huynh Đệ của lá số Gốc hóa Kị xung cung Huynh Đệ của lá số Đại Hạn,
– Cung Phu Thê của lá số Gốc hóa Kị xung cung Phu Thê của lá số Đại Hạn,
– Cung Tử Tức của lá số Gốc hóa Kị xung cung Tử Tức của lá số Đại Hạn,
– Cung Tài Bạch của lá số Gốc hóa Kị xung cung Tài Bạch của lá số Đại Hạn,
– Cung Tật Ách của lá số Gốc hóa Kị xung cung Tật Ách của lá số Đại Hạn,
– Cung Thiên Di của lá số Gốc hóa Kị xung cung Thiên Di của lá số Đại Hạn,
– Cung Nô Bộc của lá số Gốc hóa Kị xuug cung Nô Bộc của lá số Đại Hạn,
– Cung Quan Lộc của lá số Gốc hóa Kị xung cung Quan Lộc của lá số Đại Hạn,
– Cung Điền Trạch của lá số Gốc hóa Kị xung cung Điền Trạch của lá số Đại Hạn,
– Cung Phúc Đức của lá số Gốc hóa Kị xung cung Phúc Đức của lá số Đại Hạn,
– Cung Phụ Mẫu của lá số Gốc hóa Kị xung cung Phụ Mẫu của Đại Hạn,
Nếu có các tình huống kể trên, thì thì cái cung nhân sự ấy sẽ có phát sinh tình huống bất lợi, nếu là các cung lục thân mà nói thì phát sinh các sự việc ngoài ý muốn, ngã bệnh, tử vong,… nếu mà là các cung sự việc thì phát sinh các sự việc quan tụng, biến động, chuyển nhà, mất tiền,…
* Cung đồng loại của lá số Đại hạn cũng không được hóa Kị xung tơi cung đồng loại của lá số Gốc.
– Cung Mệnh của lá số Đại Hạn hóa Kị xung cung Mệnh của lá số Gốc,
– Cung Huynh Đệ của lá số Đại Hạn hóa Kị xung cung Huynh Đệ của lá số Gốc,
– Cung Phu Thê của lá số Đại Hạn hóa Kị xung Phu Thê của lá số Gốc,
– Cung Tử Tức của lá số Đại Hạn hóa Kị xung cung Tử Tức của lá số Gốc,
– Cung Tài Bạch của lá số Đại Hạn hóa Kị xung cung Tài Bạch của lá số Gốc,
– Cung Tật Ách của Đại Hạn hóa Kị xung cung Tật Ách của lá số Gốc,
– Cung Thiên Di của lá số Đại Hạn hóa Kị xung cung Thiên Di của lá số Gốc,
– Cung Nô Bộc của lá số Đại Hạn hóa Kị xung cung Nô Bộc của lá số gốc,
– Cung Quan Lộc của lá số Đại Hạn hóa Kị xung cung Quan Lộc của lá số Gốc,
– Cung Điền Trạch của lá số Đại Hạn hóa Kị xung cung Điền Trạch của lá số Gốc,
– Cung Phúc Đức của lá số Đại Hạn hóa Kị xung cung Phúc Đức của lá số Gốc,
– Cung Phụ Mẫu của lá số Đại Hạn hóa Kị xung cung Phụ Mẫu của lá số Gốc.
Nếu có những tình huống kể trên, thì các cung đương sự sẽ phát sinh các tình huống bất lợi, nếu là các cung lục thân mà nói thì phát sinh các sự việc ngoài ý muốn, ngã bệnh, tử vong,… nếu mà là các cung sự việc thì phát sinh các sự việc quan tụng, biến động, chuyển nhà, mất tiền,…
Giả như một cung vị nào đó của lá số Gốc & lá số Đại Hạn đều xuất hiện một trong những tình huống kể trênthì cái cung vị đó nhất định sẽ sản sinh tai họa.
4. Ứng dụng
Trong khi suy đoán:
* Trước tiên kiểm tra cách cục của lá số Gốc: Xem 1 cung nào đó khiến hóa Kị xung tới cung Mệnh của lá số Đại Hạn, có lúc xung tức là đại biểu cái cung ấy ở cái Đại Hạn ấy đã có tiềm ẩn cái nguyên nhân gây họa rồi. Trở lại kiểm tra cung đồng loại của Đại Hạn: Xem xem có hóa Kị xung tới cung Mệnh gốc hoặc là cung đồng loại của nó trên lá số Gốc hay không. Nếu như mà có bị, thì chứng tỏ là các cung đồng loại ấy của lá số Gốc và của lá số Đại Hạn đã bị mất đi cân bằng. Vì vậy, nhất định sẽ gây hoạ, hình tượng hoặc tình cảnh của tai họa, lại cần dùng tổ hợp tinh tú ở cung đồng loại mà bị xung để làm biểu tượng của hình ảnh sự việc. Nếu như có các sát tinh hoặc Tứ Hóa năm sinh, ắt phải cân nhắc tăng giảm mức độ nghiêm trọng của nó.
Cái mà nó biểu hiện ở trên lá số Gốc, chỉ là gieo Tượng mà thôi, đại diện cho 1 cung nào đó của lá số Gốc bị yếu nhất hoặc vượng quá, làm mất đi thăng bằng. Giống như là bị 1 tên cường đạo lấy dao dí vào bên hông thông thường, phải co phần bụng dưới lại để tránh. Khi ở Đại Hạn sẽ phải chú ý nhiều hơn nữa, từ tất cả mọi cung trên lá số Gốc mà phi xuất Tứ Hóa ra ngoài. Nếu như mà Hóa Kị của cung nào đó trong các cung ấy xung tới cung đồng loại của Đại Hạn hoặc cung Mệnh của Đại Hạn, ắt biểu thị là cái Đại Hạn ấy cần phải lưu ý đến hiện tượng bất lợi của cái cung đó. Nếu như mà Đại Hạn lại còn gặp thêm tình huống mà cung đồng loại xung cung Mệnh thì cái cung đó sẽ mất đi cân bằng, vốn đã bị dí dao rồi lại còn bị xô một phát mà mất thăng bằng, nhất định sẽ khiến cho hung tinh tàn phá làm người thụ thương, nảy sinh tai họa.
(Dẫn theo trang www.huyenhocvadoisong.com)