Chương 2: 64 Quẻ Dịch
Vô Cực sinh Thái Cực
Thái Cực sinh Lưỡng Nghi
Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng
Tứ Tượng sinh Bát Quái
Bát Quái sinh vô lượng
Câu nói trên gắn liền với hình vẽ của Phục Hy ( Tiên Thiên Bát Quái )
THỨ TỰ “TIÊN THIÊN BÁT QUÁI” CỦA PHỤC HY
Truyền thuyết cho rằng vua Phục Hy nhân thấy con vật đầu rồng mình ngựa trên lưng có 55 khoáy lông đen trắng mà hiểu được lẻ biến hóa của vu trụ bèn vẽ HÀ ĐỒ vạch BÁT QUÁI
Long mã trên nóc lầu Tứ Phương Vô Sự
Lầu Tứ Phương Vô Sự là công trình kiến trúc hai tầng, nằm trên đài Bắc Khuyết của Hoàng thành Huế.
TỪ HÀ ĐỒ ĐẾN BÁT QUÁI
Vẽ vòng 360 độ số biểu thị THÁI CỰC
Vòng chia thành hai nửa: Dương và Âm
Dương là Vạch Liền
Âm là Vạch Đứt
Vẽ vòng thứ hai và chia làm 90 độ
Dùng vạch liền thay chỗ của mỗi vệt trắng
Dùng cái vạch đứt thế chỗ của mỗi vệt đen
4 Tượng: Thiếu Âm , Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm
Vẽ vòng thứ ba và chia làm 45 độ
Người quan sát đứng từ trung tâm Thái Cực nhìn ra, bao quát thấy trên ba vòng liên tiếp mỗi cung độ 45, chất chồng Trắng Đen và Đen Trắng có trình tự tự nhiên như thế.
Tại 8 khúc chặng trên 3 vòng liên tiếp, dùng cái vạch liền thế chỗ các vệt trắng, dùng vạch đứt thế chỗ các vệt đen : BÁT QUÁI HIỂN HÌNH
Truyện Thuyết Quái nói: “Trời đất định ngôi, núi chầm thông khí, sấm gió xát nhau, nước lửa không bắn nhau, tám quái mài nhau. Kể cái đi rồi là thuận, biết cái sắp tới là nghịch”.
Thiệu Tử nói rằng: Càn nam, Khôn bắc, Ly đông, Khảm tây, Chấn đông bắc, Đoài đông nam, Tốn tây nam, Cấn tây bắc từ Chấn đến Càn là thuận, từ Tốn đến Khôn là nghịch. Phương vị của sáu tư quẻ sau đây cũng theo lẽ đó.
Truyền Thuyết kể rằng Hậu Thiên Bát Quái thì được cho là do Văn Vương nhà Chu vẽ ra khi ở trong ngục Dữu Lý.
Có Sách thì lại ghi chép: Lạc Thư là sách do nơi sông Lạc mà được lập thành. Nguyên vua Võ, sanh lối 2.206 năm trước Tây lịch, Thỉ Tổ nhà Hạ, khi nước lụt, người ta trấn nước ở bực sông Lạc, khi nước cạn, có một con Linh Qui đội cầu, trên lưng có 9 số, vua Võ theo đó mà sắp đặt thành bản đồ Hậu Thiên Bát Quái.
Sau, vua Văn Vương phỏng theo Lạc Thư và lập thành TÁM QUẺ Hậu Thiên Bát Quái, để hình dung những hiện tượng trong trời đất. Thế nên vị trí các quẻ của Hậu Thiên Bát quái hoàn toàn khác với Quẻ của Tiên Thiên Bát Quái.
Lý do tại sao Văn vương vẽ Hậu thiên bát quái theo trật tự không có tính đối xứng vẫn còn là một đề tài để cho các học giả nghiên cứu.
Nhận xét về Hà Đồ và Lạc Thư
Bát quái có hai mô hình : một gọi Thiên thiên Bát quái Phục Hy, một gọi Hậu thiên Bát quái Văn Vương.
Hai mô hình xuất hiện ở hai thời đại xa cách trước sau những mấy nghìn năm, chữ tiên, hậu thường được hiểu theo ý này.
Học về Bát quái, thánh hiền phân ra hai cấp học :
Thiên thiên học về nguồn gốc Bát quái sinh thành tức sự học về nguyên lý cấu tạo.
Hậu thiên học về dụng quái tức sự học về nguyên lý vận dụng bát quái.
8 Quái “Xếp Chồng” lên nhau và sinh ra 64 Quẻ.
Ba Hào Dưới của quẻ, được gọi là Nội Quái, được coi như xu hướng thay đổi bên trong.
Ba Hào Trên của quẻ, được gọi là Ngoại Quái, được coi như xu hướng thay đổi bên ngoài (bề mặt).
Sự thay đổi chung của quẻ là liên kết động của những thay đổi bên trong và bên ngoài.
(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)