Chương 16: Vận Thế Lưu Chuyển
Có vài người trông thấy cung Phu Thê toàn là các sao Thiên Đồng, Tử Vi, Thiên Phủ, Thái Âm, về mặt con chữ thoạt nhìn đều là các sao cát lợi, thì liền thầm tự sướng rằng sẽ có một vị hôn phối tốt rồi; cũng có người thấy cung Tài Tạch có các sao may mắn như Tử Vi, Thái Âm, Vũ Khúc, Thiên Phủ, đã cao hứng cho rằng trọn đời sẽ không ngại thiếu thốn. Trên thực tế có đúng như vậy hay không? Tin rằng những ai đã từng an lá số của người ta thì trong lòng cũng sẽ có nghi vấn: Vì sao không thấy xuất hiện những may mắn như là ở trên phương diện con chữ của các sao? Đây là bởi vì bỏ quên nhân số biến hóa của Thời Gian và Không Gian, mà chỉ theo sự cao thấp của mệnh cách để đoán mệnh, cho nên phát sinh những suy đoán không phù hợp với thực tế. Chỉ có thấy tên gọi của sao tốt thì cũng không có nghĩa là sẽ có thể có đợc danh tiếng, địa vị hoặc tài phú. Mà phải từ những nỗ lực hậu thiên trải Thời Gian qua năm này tháng nọ, phối hợp với sự rèn luyện ảnh hưởng trong Không Gian, mới có thể tạo nên cuộc đời thành công, cho nên Mệnh tốt không bằng Vận tốt, Vận tốt cũng không bằng có nghị lực chăm chỉ tốt.
Có người sinh ra trong nhà giàu, vận lúc nhỏ tuổi là không tệ, có gia nghiệp to lớn của cha bao che. Thế nhưng liệu có thể bảo đảm anh sẽ trọn đời được phú quý như thế hay không? Chưa chắc, có thể sau khi cha của anh ta qua đời, sẽ chẳng để lại tài sản gì; nhưng cũng có một khoảng thời gian khốn đốn mà tới trung niên thì tay trắng làm nên, trở thành một thí dụ về mệnh giàu có. Những câu chuyện này đầy rẫy quanh quý vị, và chúng nói rõ một điểm, vận mệnh của con người là sự biến động. Cho nên việc đoán mệnh không thể chỉ suy tính bản mạng mà bỏ qua suy luận lý lẽ thăng trầm của vận đồ, bằng không thì sự tốt xấu của mệnh vận sẽ sai một ly mà đi ngàn dặm rồi. Nếu theo sự tốt xấu của mệnh cách để đoán mệnh, thì không thể nắm được động thái biến hóa của vận, mà muốn nắm được động thái biến hóa của vận thì cần phải lý giải được cái ý nghĩa thay đổi trên hoạt bàn (lá số động, tinh bàn của vận).
Vận mệnh là một hệ đồ thị 3 chiều của “Thời Gian, Không Gian, Sự Kiện”, giả như chúng ta lấy quan niệm vi mô để quan sát, thì lý giải nó không phải như một đồ thị đường thẳng trên mặt phẳng. Thí dụ như đem những chuyện đã xảy ra trong một ngày của người ta, các nhân tố thời gian và không gian, vẽ thành đồ thị thì nhất định là một cái đường cong không liên tục có đầy rẫy các bước ngoặt, điểm uốn. Thế nhưng đem khoảng thời gian từ 1 ngày mở rộng thành 1 năm hoặc 10 năm qua quan sát, tựa hồ là một cái đồ thị trơn tru. Hơn nữa, lại giống như cái biểu đồ giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán, có quy luật biến hóa nhất định. Những quy luật biến hóa đó, qua những nghiên cứu của các nhà khoa học hiện nay chính là từ chế độ chủ quản của gen di truyền. Tuy nhiên nền khoa học hiện nay vẫn chưa có cách nào dùng các loại nhân tố như gen hay hoocmon để phân tích sự thăng trầm số phận của một cá nhân. Thế nhưng, mệnh lý học có thể thông qua một số công cụ phân tích xu thế vận mệnh. Chỉ có điều, với cái đồ thị phức tạp như vậy thì để phân tích vận mệnh cả đời của một cá nhân thì cũng cần đem vận mệnh cả đời để chia làm các đoạn mà phân tích, như thế thì mới có thể nắm giữ những hình ảnh sự kiện chuẩn xác hơn, theo như cách thức phân chi hiện hành, có 6 loại giai đoạn như sau:
Bản Mệnh (Mệnh gốc): Vận của cả đời người.
Đại Hạn: Vận của 10 năm.
Lưu Niên: Vận của 1 năm.
Lưu Nguyệt: Vận của 1 tháng.
Lưu Nhật: Vận của 1 ngày.
Lưu Thời: Vận của 1 giờ.
Trong đó tính ứng dụng của Lưu Thời vẫn còn ở giai đoạn kiểm chứng, chưa có ai có thể suy đoán chính xác tới mức độ Lưu Thời cả, mà hầu hết đều chính xác tới mức độ Lưu Nguyệt, nếu như người nào hiểu rõ mệnh lý học thì sẽ đạt được độ khó cao của sự chính xác tới mức độ Lưu Nguyệt mà thôi.
Thực ra chỉ thường xài chỉ có 4 loại thế cục lá số là Bản Mệnh, Đại Hạn, Lưu Niên, Lưu Nguyệt các loại bốn cái Mệnh bàn mà thôi, và 4 cái thế cục lá số này lại hoàn toàn liên kết, tầng tầng điều khiển. Nếu như giữa chúng có một khâu nào đó không có mối liên hệ, thì cái kết quả sau cùng liền không thể tạo ra được. Cho nên suy luận vận mệnh cũng chính là ở chỗ lý giải ra mối quan hệ ảnh hưởng của những khâu này.
Đại Hạn là chủ vận 10 năm, nếu Ngũ hành Cục là Thổ Ngũ Cục của tiểu thư A sinh năm Giáp Thìn (thuộc Dương Nữ, nên Đại Hạn đi nghịch chiều), thì Đại Hạn thứ nhất từ 5-14 tuổi. Vượt qua 14 tuổi thì cung Mệnh liền nhảy sang cung Huynh Đệ, điều này tức là cung Đại Hạn thứ hai, chủ quản vận mười năm từ 15-24 tuổi. Mười một cung khác cũng căn cứ theo trình tự chuyển đổi như vậy (hình 41), mà thu được mệnh bàn theo Đại Hạn mới (Lá số của Đại Hạn mới / hoạt bàn Đại Hạn mới). Trong khi ứng dụng thực tế, cũng không cần đem 12 cung Đại Hạn để viết cả vào trong lá số, để tránh khỏi rối rắm, chỉ ghi chú rõ cung 3 trọng yếu là Mệnh – Tài – Quan mà thôi.
Sau Đại Hạn mới tới phân chia Lưu Niên, mệnh bàn của Đại Hạn với mệnh bàn của Lưu Niên có quan hệ mật thiết. Thí dụ như tiểu thư A năm nay (1998) là 35 tuổi, đã tiến vào cung Đại Hạn thứ tư, cho nên các cung vị của vận Lưu Niên 35 tuổi và của Đại Hạn thứ tư sản sinh mối quan hệ, còn đối với cung vị của Đại Hạn thứ ba thì nó đã tách biệt rồi nên không liên quan nữa (hình 41). Cung Mệnh của Lưu Niên 35 tuổi ở Dần, cái 11 cung khác cũng theo thứ tự lần lượt điền vào. Nhưng vì để tránh cho lá số lem nhem bẩn thỉu, chỉ ghi chú rõ ở góc cung Dần số 35 mà thôi, biểu thị [cung Mệnh của Lưu Niên] 35 tuổi dừng chân ở chỗ này.
Còn quy tắc phép khởi của Lưu Nguyệt là:
Từ cung Mệnh của Lưu Niên bắt đầu tính, nghịch kim đồng hồ đếm tới tháng sinh, rồi tại cung mà tháng sinh rơi vào ấy bắt đầu tính là giờ Tý, thuận kim đồng hồ đếm tới giờ sinh, chính là chỗ sở tại của tháng Giêng của Lưu Nguyệt, với 11 tháng còn lại thì cứ thuận kim đồng hồ theo như tự viết vào bên trong cung là được. Cung sở tại của tháng Giêng gọi là là Đẩu Quân (hình 10/2).
Trong lúc đoán mệnh, thông thường đều từ cung Mệnh của Đại Hạn bắt đầu xem đi, có vài người suy tính vận Lưu Niên lại hay dùng cung Mệnh của Lưu Niên để suy tính, đây là quan niệm không chính xác. Bởi vì cát hung của Lưu Niên sẽ ứng nghiệm ở Lưu Nguyệt, không hề chủ tốt xấu của Lưu Niên, còn cát hung của Lưu Niên cần phải từ Đại Hạn để suy tính. Nếu không thì cứ mỗi 12 năm sẽ lặp lại một lần, muốn phân biệt sự khác nhau giữa chúng thì hoàn toàn phải dựa vào Đại Hạn, cho nên Đại Hạn là một khâu vô cùng trọng yếu.
Mối quan hệ của Bản Mệnh, Đại Hạn, Lưu Niên, Lưu Nguyệt là như hình trên, trong đó đã nói ra sự phân biệt rõ ràng về mối quan hệ của Bản Mệnh, Đại Hạn, Lưu Niên, Lưu Nguyệt, giữa chúng có quan hệ xen khớp từng tầng từng tầng. Thấu triệt được loại quan hệ này mới có thể lần dò đầu mối để mà tìm ra nơi và thời gian phát sinh sự kiện.
Thí dụ như: Muốn tài vận của Lưu Niên, thì trước tiên xem Tứ Hóa của cung Tài Bạch của Mệnh gốc và cung Tài Bạch của Đại Hạn được phân bố trên lá số ở góc độ nào? Có hay không sự hình thành góc độ đặc biệt, nếu như hình thành góc độ đặc biệt thì sẽ sinh ra lực cảm ứng lành dữ. Lúc này sẽ lại căn cứ tổ hợp tinh tú để suy đoán cát hung của tài vận Lưu Niên. Tuyệt đối không thể trực tiếp dùng Tứ Hóa hoặc tổ hợp tinh tú của cung Tài Bạch Lưu Niên để suy đoán liền về năm đó tài vận có may mắn hay không, như thế nhất định sẽ phạm sai lầm, bởi vì thiếu đi 2 cái mắt xích liên kết với Mệnh gốc và Đại Hạn, thì sự kiện cũng sẽ không thể thành lập được.
Cho nên, lúc suy đoán vận Lưu Niên thì Đại Hạn chính là dấu vết đã bước qua của sự suy đoán Lưu Niên, còn Lưu Niên chính là thừa hưởng những kết quả sau khi ảnh hưởng của Mệnh gốc và Đại Hạn, ngàn vạn lần không thể nhầm lẫn cái thứ tự này.
Từ quan niệm ấy để xem, lúc đoán Lưu Niên, là [Dụng] các sao Tứ Hóa của Đại Hạn, xem mối quan hệ giữa chúng với cái [Thể] của lá số gốc, cho nên lúc đoán Lưu Niên thì lấy lá số gốc làm [Thể], lá số Đại Hạn làm [Dụng], đầy đủ Thể Dụng mới có thể suy đoán được vận đồ. Nếu khi đoán Lưu Nguyệt, thì lá số Đại Hạn làm [Thể], lá số Lưu Niên làm [Dụng]; sao Hóa Kị của [Dụng] không được xung vào [Thể], nếu xung tới thì ắt có hung tượng phát sinh. Đương nhiên, các sao Hóa cát như Khoa Quyền Lộc của [Dụng] mà nhập vào [Thể] hoặc chiếu đến [Thể] thì đều chủ về cát tượng. Đây chính là quan niệm cơ bản của việc đoán mệnh, không thể không biết! Sau khi sáng tỏ mối quan hệ của [Thể] với [Dụng], là có thể nắm được quy tắc cơ bản của Tứ Hóa phi tinh, sẽ không còn cái nghi hoặc kiểu “Phi lai Hóa khứ, bất tri sở dĩ nhiên” (nghĩa là, bay đến lại hóa đi mà không hiểu nguyên cớ vì sao lại vậy).
Suy tính về vận biến động, tối trọng yếu ở Lưu Niên, có thể nắm được cát hoặc hung của Lưu Niên thì liền có thể kế thừa cái trước mà tạo ra cái mới, xâu chuỗi mối quan hệ Không Gian – Thời Gian. Bởi vì Lưu Niên chính là từ ảnh hưởng của Mệnh gốc và Đại Hạn mà hiển lộ ra dấu hiệu, nếu Lưu Niên có dấu hiệu thì đến khi suy tính Lưu Nguyệt mới có ý nghĩa, nếu Lưu Niên không có dấu hiệu lại đi đi suy tính thẳng đến Lưu Nguyệt thì chẳng có ý nghĩa gì cả. Vì vậy, lúc đoán mệnh cần lần lượt từng bước từ từ mà thâm nhập. Đương nhiên, còn phải cân nhắc mối quan hệ giưa lá số Đại Hạn và lá số gốc, cũng chính là cần xem kỹ cung X của Đại Hạn là cái cung vị nào của lá số gốc? Thí dụ như: cung Mệnh của Đại Hạn là cung Phu Thê của lá số gốc, thì nam nữ đều có xu hướng kết hôn rất rõ ràng. Nếu cung Tài Bạch của Đại Hạn là cung Nô Bộc của lá số gốc, thì sự tốt xấu của tiền tài sẽ có quan hệ rất rõ ràng với bạn bè. Đây mới chỉ là một dạng cách xem thô thiển, cơ chế ảnh hưởng thực tế còn phải có sự dính líu đến Tứ Hóa mới có thể biết được mối quan hệ thực sự.
(Dẫn theo trang www.huyenhocvadoisong.com)