Chương 13: Ba Vòng Nhân Sinh

I. Vòng Thái Tuế

Thái Tuế là tên gọi của một Sao bao giờ cũng đóng tại Cung có cùng Tên với Tuổi.

Nghĩa đen của Thái Tuế : Tuế là tuổi, Thái là tối cao ở vị trí cực đại, trái với Thiếu là còn non trẻ.

Ví dụ:

– Sinh tuổi Hợi thì Thái Tuế đóng tại Cung Hợi.

Sinh tuổi Tuất thì Thái Tuế đóng tại Cung Tuất.

– Các tuổi còn lại cũng tương tự.

Vòng Thái Tuế:

– Thái Tuế, Thiếu Dương, Tang Môn, Thiếu Âm, Quan Phù, Tử Phù, Tuế Phá, Long Đức, Bạch Hổ, Phúc Đức, Điếu Khách, Trực Phù

Sinh năm nào thì an Thái Tuế ở cung đó, rồi theo chiều thuận an tiếp các sao còn lại.

Bảng an Vòng Thái Tuế theo Chi năm sinh

Sao Thái Tuế đứng đầu Vòng Thái Tuế gồm 12 Sao, chia thành 4 Tam Hợp :

Tam Hợp I ( Thái Tuế – Quan Phù – Bạch Hổ )

Tam Hợp II ( Thiếu Dương – Tử Phù – Phúc Đức )

Tam Hợp III ( Tuế Phá – Điếu Khách- Tang Môn )

Tam Hợp IV ( Trực Phù – Thiếu Âm – Long Đức )

(1) Tam Hợp I ( Thái Tuế – Quan Phù – Bạch Hổ )

Thái Tuế là ngôi vị có tính cách thịnh vượng cao cả của người thọ lãnh nhiệm vụ, chủ quyền chỉ huy công việc có ảnh hưởng bao trùm sâu rộng trong Quần Chúng. Mệnh nào đóng trúng Thái Tuế hoặc trong Tam Hợp Tuổi của mình là người đó đã được sắp xếp mọi sự thỏa mãn như mình ở đất nhà mình, dầu tốt xấu gì cũng thuộc về mình, mình có toàn quyền sử dụng theo ý muốn không phải e dè ai như là người ở nhờ hay thuê mướn, tức là thỏa mãn, hài lòng tùy theo vị trí mức độ để mình thụ hưởng, dĩ nhiên nhà mình, mình ra công bù đắp, chứ không có ý phá hoại. Đó là tư cách của Cá Nhân ở vị trí Thái Tuế.

(2) Tam Hợp II ( Thiếu Dương – Tử Phù – Phúc Đức )

Nếu Mệnh, Thân gặp Tam Hợp II ( Thiếu Dương – Tử Phù – Phúc Đức ) dù khôn ngoan lanh lợi, nhiều ưu thế lúc trẻ, tuy sớm có thành công ở Tiền Vận, cũng nên biết kiềm chế Dục Vọng, phát huy được chữ “Đức” thì dễ tránh được Nghịch Cảnh ở cuối Đời.

(3) Tam Hợp III ( Tuế Phá – Điếu Khách – Tang Môn )

Nếu Mệnh THÂN nằm trong vòng Tam Hợp III ( Tuế Phá – Điếu Khách- Tang Môn ) với Tuế Phá tại Mệnh thuở nhỏ đã nhiều bất mãn không hài lòng, luôn luôn làm ngược với điều Cha Mẹ muốn khi còn bé, lớn lên luôn luôn phản kháng trong tranh luận, đôi khi dẫn đến xô sát dễ đưa đến Thưa Kiện – với Bộ Sát Phá Tham + Sát Tinh dễ đi vào xa ngã ở Lứa Tuổi từ 16 đến 22, đây là Thời Điểm dễ xuống Vực Thẳm trong cuộc Đời ( bụi đời, nghiện hút, trộm cắp, sa ngã …) nếu không được quan tâm lưu ý bởi Gia Đình và Học Đường

(4) Tam Hợp IV ( Trực Phù – Thiếu Âm – Long Đức )

Nếu Mệnh, Thân nằm trong Tam Hợp IV ( Trực Phù – Thiếu Âm – Long Đức ) với Trực Phù dù có thiệt thòi với công lao không được đãi ngộ xứng đáng cũng nên dùng Long Đức mà an ủi chịu thiệt thòi, không nên bon chen dễ bị lầm lẫn tin người vì bản tính Nhân Hậu và Thiện Lương, khi ấy dễ trở nên Khờ Dại !.

II. Vòng Lộc Tồn

Lộc Tồn coi như Thiên Lộc ( Lộc do Trời ban cho ).

Khi Lộc Tồn ở vị trí Thái Tuế như các tuổi Giáp “Dần, Ngọ, Tuất “, tuổi Ất “Hợi, Mão, Mùi “, tuổi Canh “Thân, Tý, Thìn”, tuổi Tân “Tỵ, Dậu, Sửu” thì Cá Nhân đó được hưởng trọn Thiên Lộc trong cuộc Đời Phú và Qúy ( kể cả các Tuổi có Lộc Tồn đóng tại Mệnh ), còn các tuổi khác chỉ khi nào gặp trong Vận mới được thọ hưởng.

Vòng Lộc Tồn:

– Lộc Tồn, Bác Sỹ*, Lực Sỹ, Thanh Long, Tiểu Hao, Tướng Quân, Tấu Thư, Phi Liêm, Hỷ Thần, Bệnh Phù, Đại Hao, Phục Binh, Quan Phủ

* Bác Sỹ luôn luôn đồng cung với Lộc Tồn.

Lộc Tồn là tên của một Sao được an theo hàng Can năm sinh, an Lộc Tồn xong, cứ Dương Nam, Âm Nữ theo chiều thuận; Âm Nam, Dương Nữ theo chiều nghịch.

Bảng an Vòng Lộc Tồn theo Can năm sinh – Dương Nam và Âm Nữ

Bảng an Vòng Lộc Tồn theo Can năm sinh – Âm Nam và Dương Nữ

Cũng giống như Vòng Thái Tuế, Lộc Tồn đứng đầu Vòng Sao có 12 sao chia thành 4 Tam Hợp :

Tam Hợp I ( Lộc Tồn – Tướng Quân – Bệnh Phù )

Tam Hợp II ( Lực Sỹ – Tấu Thư – Đại Hao )

Tam Hợp III ( Thanh Long – Phi Liêm – Phục Binh )

Tam Hợp IV ( Tiểu Hao – Hỷ Thần – Quan Phủ )

(1) Tam Hợp I ( Lộc Tồn – Tướng Quân – Bệnh Phù )

Tam Hợp I ( Lộc Tồn – Tướng Quân – Bệnh Phù ) thuộc Vòng Lộc Tồn : gặp Tam Hợp Thái Tuế dễ trở thành Đại Phú, ở Thế Chủ Chốt, Quang Minh, Nhân Hậu ( Bác Sĩ ), Hiên Ngang có óc Lãnh Tụ ( Tướng Quân ), nên nhớ , cũng dễ suy tàn ( Bệnh Phù ) nếu biết bớt độc đoán và chuyên quyền.

(2) Tam Hợp II ( Lực Sỹ – Tấu Thư – Đại Hao )

Tam Hợp II ( Lực Sỹ – Tấu Thư – Đại Hao ) thuộc Vòng Lộc Tồn: Cổ nhân có câu là “thoái tổ ly tông”, Lực Sỹ là sự cố gắng nỗ lực, là quyền. Quyền của Lực Sỹ, chính là uy tín được tạo ra do sự hiểu biết sâu của Tấu Thư. Người ôm lấy sách vở, với nghiệp viết lách, tất không thể ngồi một chỗ với đống sách vở mà có thành tựu được. Kiến thức được hấp thụ qua sách vở, cần có sự kết hợp với hiểu biết thực tế bên ngoài, với những trải nghiệm sâu rộng của cuộc sống. Do đó cần có sao Hao để “ly tổ thoái tông”, đi ra bên ngoài giao lưu tìm hiểu, có thế mới có tư liệu để viết, những tư liệu thực tế kiểu “đi một ngày đàng học một sàng khôn” được thể hiện, ghi chép trong những áng văn chương, tài liệu mới khiến Tấu Thư giá trị, và mới khiến sự cố gắng của Lực Sỹ biến thành uy quyền.

(3) Tam Hợp III ( Thanh Long – Phi Liêm – Phục Binh )

Tính chất chung của Tam Hợp III ( Thanh Long – Phi Liêm – Phục Binh ) thuộc Vòng Lộc Tồn: Thanh Long là kiểu người có linh cảm, trực giác tốt, còn giỏi chiều chuộng người khác là Phục Binh và làm việc nhanh nhẹn đó là Phi Liêm. Mẫu người thường gặp may mắn nhưng lại quá vội vàng xung động khi thời cơ đến, không để ý những hệ lụy và nguy hiểm đang chực chờ.

(4) Tam Hợp IV ( Tiểu Hao – Hỷ Thần – Quan Phủ )

Tính chất chung của Tam Hợp IV ( Tiểu Hao – Hỷ Thuần – Quan Phủ ) thuộc Vòng Lộc Tồn: Dù gặp Hỉ Thần cũng không nên tỏ vẻ Hào Phóng mà vung tay quá trán ( Tiểu Hao – gây nên điều hối hận, tiếc thương ), nên nhớ Quan Phủ + Đà La luôn luôn chờ sẵn đem đến Thị Phi Đàm Tiếu, đôi khi còn mang họa vào thân !.

III. Vòng Trường Sinh

Vòng Trường Sinh được coi như “kết qủa phụ thuộc” của 2 Vòng Thái Tuế và Lộc Tồn, biểu hiện chuỗi Thời Gian nối tiếp nhau (tuần hoàn).

Từ khi chào đời ( Tràng Sinh ) đến lúc Tuyệt tưởng là hết, nhưng lại gặp Thai, Dưỡng tiếp nối Tràng Sinh để luân chuyển bất tận có thể coi như Luân Hồi của 1 Kiếp Nhân Sinh.

Do đó ta có thể coi Vòng Trường Sinh là hình bóng của 2 Vòng Thái Tuế và Lộc Tồn hợp nhất. Dù Mệnh hay Thân không được Vòng Thái Tuế ( có vị trí cao cả để hưởng lợi trong Xã Hội ) và Vòng Lộc Tồn ( Tài Lộc do Trời đem đến hay may mắn trong hành động ), nhưng với Vòng Tràng Sinh ở cung Mệnh,Thân cũng được an ủi về Phú Quý ở mức Trung Bình của 2 Vòng nói trên.

Vòng Trường Sinh:

– Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng.

Vòng Trường Sinh được an theo Ngũ Cục ( vị trí của Mệnh + Thiên Can ).

Phân biệt Dương Nam – Âm Nữ và Âm Nam – Dương Nữ.

Bảng an Vòng Trường Sinh theo Ngũ Cục ( vị trí của Mệnh + Thiên Can ) theo Dương Nam – Âm Nữ

Bảng an Vòng Trường Sinh theo Ngũ Cục ( vị trí của Mệnh + Thiên Can ) theo Âm Nam – Dương Nữ.

Vòng Trường Sinh cũng chia thành 4 Tam Hợp :

Tam Hợp I ( Trường Sinh – Đế Vượng – Mộ )

Tam Hợp II ( Mộc Dục – Suy – Tuyệt )

Tam Hợp III ( Quan Đới – Bệnh – Thai )

Tam Hợp IV ( Lâm Quan – Tử – Dưỡng )

(1) Tam Hợp I ( Trường Sinh – Đế Vượng – Mộ )

Mệnh Thân gặp Tam Hợp I (Trường Sinh – Đế Vượng – Mộ ) của Vòng Trường Sinh ở Bố cục có lợi, xa lánh Sát Tinh, tuy không được như Tam Hợp I của 2 Vòng Thái Tuế và Lộc Tồn nhưng cuộc Đời từ lúc khôn lớn ( Trường Sinh ) đến Trưởng Thành ( Đế Vượng ) cũng gặp nhiều may mắn – dù gặp Môi sinh biến động ( giặc giã, tai họa ), trong suốt cuộc đời vẫn dễ gặp Qúy Nhân giúp đỡ để vượt qua dễ dàng cho đến Cuối Đời.

(2) Tam Hợp II ( Mộc Dục – Suy – Tuyệt )

Mệnh Thân gặp Tam Hợp II dù ở Bố cục nào thì thời gian ở tuổi Dậy Thì không có kinh nghiệm sống dễ thay đổi lại gặp Suy, Tuyệt khi đi Vận Hạn không tốt, nếu không gặp được Môi trường tốt +sự khuyên giải, săn sóc của gia đình : rất dễ xa ngã.

(3) Tam Hợp III ( Quan Đới – Bệnh – Thai )

Mệnh Thân gặp Tam Hợp III của Vòng Trường Sinh rủi ro ( Bệnh, Thai ) nhiều hơn may mắn ( Quan Đới ) cần nhiều nghiên cứu kỹ trước khi có quyết định để thực hiện những Dự Án quan trọng – cần phải tham khảo ý kiến của các Cố Vấn hay các bậc Trưởng Thượng nhiều Kinh Nghiệm đã kinh qua cuộc Sống. Nên nhớ ham Công Danh dễ gặp nhiều khó khăn ( bệnh tật ) dù cố gắng bù đắp. Cần phải “Tri Mệnh” sẽ hưởng được lợi lộc ( với điều kiện tri túc, không quá ham hố ).

(4) Tam Hợp IV ( Lâm Quan – Tử – Dưỡng )

Mệnh Thân gặp Tam Hợp IV của Vòng Trường Sinh dù gặp may mắn thành công cũng không nên tự hào và khoe khoang, dù có phát đạt cũng dễ gặp Sầu Thảm ( Tử ). Nên Tu Dưỡng, kín đáo sẽ được đền bù để bắt đầu gặp Tái Sinh ( Tam Hợp I ).

(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.