ẢNH HƯỞNG CỦA TỨ HÓA ĐỐI VỚI VẬN THẾ
Sự nổ tung của bầu tinh vân cổ đại (QNB chú: ám chỉ vụ nổ Bigbang) sinh ra vũ trụ trong 1 sát na, Thời Gian liền bắt đầu được tính toán, Thời Gian lại giống như một sợi dây dài vô tận đem chúng ta ngay tại giờ khắc này liên kết với tự cổ chí kim. Mặc dù nó chỉ có tiến tới chứ không bao giờ quay trởi lại, nhưng nó cũng khắc họa lại những hình bóng rõ nét gắn liền với thời gian. Khi bạn cảm nhận được sự tồn tại của sợi giây này thì bạn liền có thể nhận thức rõ ràng bản thân mình ở chỗ nào. Từ cổ chí kim cho dù xa xôi mà bàng bạc nhưng suy cho cùng thì cũng là sự lần lượt bước qua của Thời Gian, dọc theo cái đầu mối này, bạn liền có thể tìm ra sự phát triển của lịch sử. Thời Gian chính là gốc rễ của Lịch Sử, là khởi thủy của Sinh Mệnh, là quy luật vĩnh cửu (hằng thường) của ngàn đời.
Mà sinh mệnh con người chẳng qua chỉ có năm tháng cuộc đời ngắn ngủi, có sinh mệnh thì mới có sự tồn tại của vận mệnh, sự biến hóa của vận mệnh chính là lấy đơn vị Tuổi tác để đo lường, hoặc lấy đơn vị Thời Gian của Lịch Pháp để đo lường.
Số Tuổi: Là độ dài ngắn của thời gian từ lúc bắt đầu cất tiếng khóc chào đời cho tới hôm nay (QNB chú: có lẽ ám chỉ ngày mà tác giả viết cuốn sách này, ngày 30 tháng 11 năm 1993), vừa khéo được 40 tuổi 3 tháng lẻ 10 ngày.
Thời Gian của Lịch Pháp: nếu như sinh ra vào ngày 20 tháng 8 năm 1952 năm, cho tới hôm nay (ngày 30 tháng 11 năm 1993) mới thôi, tổng cộng là 40 năm 3 tháng lẻ 10 ngày.
Hai khái niệm đó là không hề giống nhau, mệnh vận của con người là theo sự biến đổi của Số Tuổi mà thay đổi, còn Thời Gian của Lịch Pháp lại không hề bị thay đổi theo những yếu tố như sự chỉnh sửa Lịch Pháp, sự khác biệt về quy định quy ước của Lịch Pháp. Nếu như quy định quy ước của Lịch Pháp mà sai lầm thì tất nhiên toàn bàn đều sai lầm.
Khi chúng ta đang lúc suy tính vận thế của Lưu Nguyệt, Lưu Niên, thì cái Năm – Tháng – Ngày mà các bạn nói đến ấy là dùng Thời Gian của Lịch Pháp để làm chuẩn hay là dùng Số Tuổi để làm chuẩn đây?
Thời Gian của Lịch Pháp và Số Tuổi sinh mệnh, giữa 2 cái này có mối quan hệ gì để hỗ trợ nhau trong việc tính toán sợi dây của Thời Gian? Hai khái niệm này lại cần dựa vào đầu mối liên kết chặt chẽ của loại quan hệ nào để khởi? Vì sao chúng ta chia thành các khoảng thời gian vận khí của Lưu Niên, Lưu Nguyệt, Lưu Nhật vận khí lúc, đây chính là lấy Thời Gian của Lịch Pháp để làm chuẩn ư?
* Khởi Dần thủ (Thiên Can cung Dần / theo phép Ngũ Hổ độn) nhất định chính là Thiên Can tháng Giêng của năm mà đương số được sinh ra đời.
Cho nên Can cung của các cung sau khi an bài lá số (mệnh bàn) tương đồng với Thiên Can của các tháng trong năm Âm Lịch mà đương số được sinh ra. Lấy nó để mà suy đoán vận trình cát hung của Đại Hạn hoặc Lưu Niên hoặc Lưu Nguyệt, chứ không phải áp dụng Thiên Can của cái năm Lưu Niên đang xem đó. Rồi lại khởi Dần thủ để mà tìm ra Can mới của cung nhằm biểu diễn Tứ Hóa, đại diện cho suy luận mệnh bàn. Tất cả đều phải lấy Thiên Can năm sinh của đương số, cho nên Thiên Can Dần thủ (ngũ Hổ độn) chính là tiêu chuẩn cơ bản. Điều này biểu thị Số Tuổi của đương số cùng với Thời Gian của Lịch Pháp mượn phép Ngũ Hổ độn khởi Thiên Can cung Dần để mà khiến 2 khái niệm hợp lại làm một. Do đó, mệnh bàn khởi Dần thủ Thiên Can chính là một việc vô cùng trọng yếu, bởi vì Thiên Can của các cung, đại diện cho Thiên Can của mỗi tháng trong 12 tháng của năm mà đương số được sinh ra đời. Cho nên suy luận thời gian ứng nghiệm của sự việc, quyền quyết định là ở chỗ Thiên Can chứ không phải ở chỗ các Địa Chi.
[Thời gian Ứng nghiệm]: Phối hợp các tình huống hội hợp xung chiếu của Tứ Hóa ở trên mệnh bàn, từ Thiên Can của cung mà khởi phi Tứ Hóa, xác định ra cung vị Địa Chi của Lưu Niên ứng nghiệm.Muốn phán đoán là lúc nào phát sinh, nhất định phải xem là cái Thiên Can 1 cung nào bị Hóa Kị xung tới để mà phán đoán thời kỳ ứng nghiệm, Thiên Can của cung khởi phi chính là “Thời Gian” ứng nghiệm.
Tại vì sao ở các chương trước đây có nhắc tới “Địa Chi” đại biểu cho “Thời Gian”, thế này lại chẳng hóa ra là trước sau mâu thuẫn ư? Trước đây đã từng nói qua, Địa Chi dựa vào sự biến đổi của Thiên Can, bóng nắng mặt trời (nhật ảnh) mà có sự tăng giảm, nó chính là tuân theo sự thay đổi của Thiên Can di chuyển mà có sự biến đổi. Thiên Can là dựa vào sự thay đổi của quý tiết (mùa, thời kỳ), các địa phương khác nhau thì cũng có thể thay đổi khác nhau. Địa Chi thì sau khi trải qua sự xác định rõ, không hề còn sự biến đổi, cố định lại (bởi vì cổ nhân cho rằng mà Địa/Đất thì bất động, còn Thiên/Bầu Trời thì chuyển động xung quanh Địa vậy). Nó đối với tất cả mọi người là giống y như nhau, đối với mệnh bàn mà nói, thì nó chính là đại diện cho mỗi 1 ô vuông có tên gọi theo trình tự thuận chiều, trừ điều đó ra, trong khi đoán mệnh với vận thì nó chẳng có ảnh hưởng gì. Do nó là cố định nên phải dựa theo diễn biến Tứ Hóa của Thiên Can để mà định ra thời kỳ ứng nghiệm.
Còn như “Ứng nghiệm kỳ” là năm nào ư? Đương nhiên là lấy Địa Chi của chỗ Thiên can sở tại là năm ứng nghiệm, như: cung Dậu, thì Thiên Can của nó có khả năng là 5 Can âm gồm Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý; chứ chẳng phải là tất cả Can cung đều có thể phát sinh sự việc, mà mỗi một Thiên Can mang tính chất riêng khiến cho các Hóa tinh thay đổi, phát ra năng lượng hoặc cát hoặc hung mới có thể làm phát sinh sự kiện. Cũng không phải là cứ đến cung Dậu, chỉ cần thấy các sao tọa thủ giống nhau thì đều sẽ phát sinh sự kiện giống nhau, mà phải biết sẽ phát sinh hay không là mấu chốt nằm ở “Thiên Can” .
Cho nên “Thời gian của Ứng nghiệm” chính là lấy Thiên Can của cung nào đó trên lá số (mệnh bàn), kết hợp với Địa Chi của Lưu Niên mà tìm ra cái năm lưu niên ứng nghiệm sự kiện.
(Tử vi mệnh vận phân tích tác giả Từ Tăng Sinh, Quách Ngọc Bội biên dịch)