Ý nghĩa Cự Môn và một số sao khác
a) NHỮNG BỘ SAO TỐT
– Cự, Nhật đồng cung ở Dần:
Vinh hiển và danh giá suốt ba đời (ông, cha, mình). Nếu ở Thân thì không bằng ở Dần, chỉ khá giả mà thôi, trước có công danh, sau mới có tiền bạc.
– Nếu thêm Quyền, Phượng:
Sự tốt đẹp tăng thêm. Tuy nhiên nếu gặp Lộc Tồn thì lại xấu, suốt đời bất đắc chí.
– Mệnh cũng Cự Nhật đồng cung chiếu:
Cũng được tốt đẹp như Cự, Nhật tọa thủ.
– Cự Cơ ở Mão và Dậu:
Có quan chức lớn, tài lộc dồi dào (tại phú). Ở Dậu thì kém hơn ở Mão. Đặc biệt bốn tuổi Ất, Kỷ, Tân thì càng thịnh đạt và cả hai mặt phú và quí.
– Nếu có thêm Đại, Tiểu, Hao:
Rất giàu có và uy quyền danh tiếng lừng lẫy, nhưng tính tình phóng đãng, ăn tiêu hoang phí.
– Cự Khoa ở Thìn Tuất:
Có biệt tài về ăn nói, có khả năng du thuyết.
– Tuổi Tân, Mệnh ở Tứ Mộ, Cự tọa thủ:
Vẫn khá giả dù Cự hãm địa. Nếu thêm Tả, Hữu, tai họa bị chiết giảm đi nhiều, dù cho Hóa kỵ đồng cung.
b) NHỮNG BỘ SAO XẤU
– Cự hãm, Kình, Đà:
Người yếu đuối, bị bệnh nan y. Nếu không bệnh thì trộm cắp, đàng điếm, phá hoại, nữ thì lăng loàn.
– Cự Hỏa Linh:
Rất xấu, có thể bị chết thảm nếu hạn xấu.
– Nếu thêm Kình hay Đà:
Có thể tự tử bằng cách tự trầm hay thắt cổ. Nếu không chân tay bị tàn tật, phỏng nặng.
– Cự ở Tý Ngọ gặp Lộc Tồn đồng cung:
Có học, có tài nhưng bất đắc chí vì không gặp thời.
– Cự ở Hợi Tý gặp Lộc Tồn đồng cung:
Không phát huy được tài năng, dù được Lộc Quyền hội họp. Đây là trường hợp một người có cao vọng nhưng bất toại chí.
– Nữ mệnh có Cự kỵ:
Con gái thì thất trinh, đàn bà thì thất tiết.
– Cự Tham Hao:
Bị tù tội
8. Ý NGHĨA CỦA CỰ MÔN Ở CÁC CUNG
Những bộ sao trên có giá trị và ý nghĩa khi tọa lạc ở hai cung Mệnh và Thân. Ở các cung khác, Cự môn thường có nghĩa xấu.
a) TẬT
– Cự Kỵ: chết đuối (hay Cự Tham Riêu)
– Cự Kình Hỏa đồng cung: bệnh do tửu sắc gây nên.
Về mặt bệnh lý, Thái Thứ Lang cho rằng Cự môn ở Tật thì có bệnh ở hạ bộ, mặt thường có vết, lúc ít tuổi có nhiều mụn nhọt.
b) Ở DI
– Cự Môn: bị khẩu thiệt, thị phi.
– Cự, Hỏa, Linh: chết đường vì tai nạn nguy hiểm.
Nếu đắc địa, ra ngoài được vị nể, tín nhiệm, dễ kiếm tiền.
c) Ở NÔ
– Cự Môn: tôi tớ, bạn bè hay nói xấu, oán trách.
– Cự Môn ở hãm địa: bị phản bội.
d) Ở ĐIỀN
– Cự Cơ ở Mão Dậu: rất nhiều nhà cửa.
e) Ở PHÚC
– Cự Cơ: được hưởng phúc thọ, phú quí, họ hàng giàu có quí hiển.
– Nếu Cự Hãm: giảm thọ, suốt đời chật vật, bất toại, hay mắc tai nạn, kiện tụng, tha phương cầu thực.
f) Ở PHỤ
– Cự Môn: cha mẹ bất hòa, dù Cự đắc hay hãm địa.
– Tại Hợi, Tý, Ngọ: cha mẹ giàu nhưng khác tính với con.
– Tại Tỵ: cha mẹ xa cách nhau, nếu không cha hay mẹ chết sớm.
– Tại Thìn Tuất: cha mẹ bỏ nhau.
– Tại Dần: cha mẹ giàu có, quí hiển, sống lâu.
g) Ở PHU THÊ
– Cự Môn ở Tý, Ngọ, Hợi: vợ chồng đẹp đôi, quí hiển nhưng hay bất hòa.
– Tại Thìn, Tuất, Tỵ: vợ chồng bỏ nhau. Trai hay gái phải nhiều lần lập gia đình.
i) Ở TỬ
– Cự Cơ: có con dị bào, cùng mẹ khác cha.
– Cự Phá, Quả: sát con.
j) Ở TÀI
– Tại Hợi, Tý, Ngọ: phát tài, tay trắng làm nên.
– Tại Dần: giàu có lớn, dễ kiếm tiền. Ở Thân thì phải vất vả hơn nhiều.
– Tại Thìn Tuất: tiền tài khi vô khi ra, bị mất của vì kiện tụng. (Như Cự Đồng đồng cung).
– Cự Cơ: kinh doanh buôn bán nên rất giàu có.
k) Ở QUAN
– Tại Tý Ngọ: văn võ kiêm toàn. Có nhiều tài năng, nhất là khoa ăn nói, mưu trí, tài tổ chức, được người trọng vọng vì lời nói.
– Tại Hợi: có công danh nhưng có cao vọng.
– Tại Tỵ: công danh trắc trở, chức nhỏ, hay gặp nạn.
– Tại Thìn Tuất: sự nghiệp về sau mới phát. Có tài xét đoán, lý luận, nhưng thường bị thị phi, oán trách.
l) Ở HẠN
– Cự Kỵ: tai nạn dưới nước hay xe cộ.
– Cự Môn: bị tai tiếng, kiện tụng.
– Nếu sáng sủa: Cự là Quyền tinh, rất dễ thăng tiến, được tín nhiệm, có kiện tụng cũng thắng.
Riêng tại Hợi gặp Lộc,thì có nhiều tiền của nhưng có thể bị hao hụt nếu mưu đại sự.
– Nếu xấu xa: bị thị phi, tai tiếng, hao tài, đau yếu, có tang, cá thể bị bãi chức và bị tai nạn xe cộ. Nếu Đại Hạn cũng xấu thì chết.
– Cự Tang Hỏa Linh: đau ốm, tán tài, có tang, có thể bị cháy nhà.
Hiện TuviGLOBAL có chuyên gia chấm trực tiếp lá số tử vi của từng đương số, xin vui lòng nhấn vào đây để biết thêm chi tiết.
Nguồn TuviGLOBAL lược trích từ “Tử vi Hàm số” của Nguyễn Phát Lộc.
Hiện sách E-book có bán tại TuviGLOBAL.