Vương Đình Chi -02
6. Nhận thức toàn bộ tinh hệ
“Tử Vi Đẩu Số” có người hiện nay chia ra Giáp cấp tinh, Ất cấp tinh,…cho đến Mậu cấp tinh (1), cách phân loại này có nguồn gốc từ danh gia Bắc phái là Trương Khai Quyển tiên sinh, nhưng Vương Đình Chi cho rằng đáng bàn thảo để đưa đến xác thực, bởi vì cho dù là một sao trong Mậu cấp tinh có khi cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi lưỡng cấp tinh Giáp Ất tạo thành tính chất của tinh hệ, như Tham Lang Liêm Trinh đồng thủ cung Tật Ách, giải thích thông thường là “can dương thượng kháng chi bệnh” (bệnh do gan hoạt động thái quá gây ra), nhưng chỉ cần gặp một sao Thiên Nguyệt trong nhóm “Đinh cấp tinh” thì lại chủ cái mũi mẫn cảm quá, dễ bị cảm lạnh gây nghẹt mũi hay thường chảy nước mũi, chính điều này bị tác động bởi sao Thiên Nguyệt, há chỉ là “Đinh cấp” thôi sao.
Bởi vậy, Vương Đình Chi cho rằng đừng quay lưng lại với những kiến thức Tử vi cổ xưa, không cần sáng tạo thành cái mới hoàn toàn mà vẫn theo cổ nhân lấy tinh diệu chia ra làm năm loại chủ yếu là “Chính diệu”, “Phụ diệu Tá diệu”, “Hóa diệu”, “Tạp diệu” và “Lưu diệu” ; và một điều nữa Vương Đình Chi hy vọng độc giả học tập “Đẩu Số” thì quan trọng có một khái niệm về nó, không thể truy nhặt từng sao hội chiếu đến mà hiểu rõ đặc tính được của nó, mà ắt hẳn phải nhận thức trọn cả tinh hệ thủ chiếu. Tỷ như tinh hệ có liên quan với Tử Vi thì có 6 cách cục là “Tử Vi Thiên Phủ”, “Tử Vi Thất Sát” “Tử Vi Phá Quân”, “Tử Vi Tham Lang”, “Tử Vi Thiên Tướng” cùng với “Tử Vi độc tọa”; xa hơn việc giải thích đặc tính 6 hệ này, là tương tác biến hóa với các sao phụ tá, sao hóa, tạp diệu cùng sao lưu, tính chất tinh hệ lập tức sẽ phức tạp lên, hình thành nên những đặc tính mới mà khả năng suy đoán ra những tính chất khác nhau và không nhất quán, phải đi cùng với hoàn cảnh gặp gỡ.
Nếu chỉ nhận thức, nghiên cứu mỗi một sao có khi khó tránh khỏi tình trạng hoàn toàn không ăn nhập gì nhau, và cố gắng nhận thức toàn bộ tinh hệ là điều cần nhấn mạnh nhất từ “Trung Châu Phái”.
Chú thích:
(1) Phân nhóm các sao thành các cấp có khác một chút so với phái Tử Vi VN (như bàng tinh, hung tinh, quý tinh,…) nhưng chi tiết hơn, có sự tác động qua lại hoặc không tác động trong những điều kiện nhất định. Còn lấy tên Giáp, Ất, Bính, Đinh,… chẳng qua là một trong những cách đánh dấu kiểu liệt kê của tiếng Hoa.
(sẽ giới thiệu sau về các cấp sao này, hiện giờ ko có thời gian lục lại).
7. Tam đại tinh hệ của Tử vi Đẩu số
“Tử vi Đẩu số” có 3 nhóm tinh hệ lớn là “Bắc đẩu tinh hệ”, “Nam đẩu tinh hệ” và “Trung thiên tinh hệ”.
Chủ tinh của Bắc đẩu tinh hệ là Tử Vi, các chánh diệu là Tham Lang, Cự Môn, Lộc Tồn, Văn Khúc, Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân; trợ diệu là Tả Phụ, Hữu Bật, Kình Dương, Đà La; một số trong những sao này trong khoa Phong Thủy cũng có ứng dụng, tức là cái gọi là “Tham Cự Lộc Văn Liêm Vũ Phá Phụ Bật”. “Trung Châu phái” hẳn kiêm học Phong Thủy, có thể một lúc nào đó ngẫu hứng hãy học nó, nhưng ở khoa Phong Thủy lại không thích hệ thống sao (tinh hệ), nếu mà dùng lại thành “Tử bạch phi tinh, huyền không trang quái” chi thuật, tức phương pháp của “Tam nguyên gia” (1), ấy lại cùng Đẩu số có điều khép mở, không rành mạch.
Chủ tinh Nam đẩu tinh hệ là Thiên Phủ, chánh diệu là Thiên Cơ, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thiên Đồng, Thất Sát, Văn Xương; trợ diệu là Thiên Khôi, Thiên Việt, Hỏa Tinh, Linh Tinh.
Chủ tinh Trung thiên tinh hệ là Thái Âm, Thái Dương. Chánh diệu là tứ hóa, là Hóa Lộc Hóa Quyền Hóa Khoa Hóa Kị, kiêm quản các sao phụ tá tạp tinh còn lại.
Ở “Trung Châu phái”, ba hệ thống tinh diệu cộng lại có 145 sao cả thảy, thường sử dụng 115 sao, có 30 sao là tinh diệu trọng yếu thuộc về “Tùng thần gia” (2), nhưng lúc suy đoán Đẩu số thì chỉ khi cần thì mới tìm vị trí của nó; như thấy có nguy hiểm mất tiền của, sau đó mới đi tìm sao “Phi Tài” xem có thể phát sinh việc bị cướp bóc hay không ; hay cần thấy rõ tai ương nguy hiểm máu me ra sao, mới đi tìm sao “Huyết Nhận” và “Sát Nhận” mà xác định tính chất sự việc.
Chú thích:
(1) “Tam nguyên gia” : ba phái lớn của khoa Phong thủy, gồm Huyền không, Bát trạch, một phái nữa hình như là Loan đầu (không chắc). Trung quốc hiện nay có rất nhiều phái Phong thủy như Bát trạch, Huyền không phi tinh, Tam hiệp, Huyền không đại quái, Tam nguyên phái,…
Phong thủy Huyền không của Trung Châu phái có truyền nhân được thừa nhận chính thức chính là Vương Đình Chi, Trung châu phái chỉ truyền cho duy nhất một người mỗi thế hệ (chính truyền), đến VĐC thì phá lệ, ông truyền cho hơn 40 người học trò, chưa kể những người học khác từ những học trò này thì vô số… Phái này đặc sắc ở chổ kết hợp Tử vi và Phong thủy, nên trong bài đề cập đến Phong thủy hơi nhiều.
(2) “Tùng thần gia”: thần sát thường dùng trong xem trạch cát như : Phi tài, Địa tài, Câu thần, Huyết nhận, Sát nhận,… Thần sát này xuất hiện rộng rãi từ thời Hiếu Vũ Đế, tức vua nhà Tấn Tư Mã Diệu (362 – 396), trong “Sử ký – Nhật giả liệt truyện”, khi chiêm việc mổ xẻ, đụng đến máu me sống chết thì rất xấu (đại hung).
8. Năm loại sao trong Đẩu số
Trước đã bàn về “Đẩu số tam đại tinh hệ”, có một số thuật ngữ được dùng dường như bị loạn, bởi vì cổ nhân sử dụng thuật ngữ cũng không định nghĩa quá rõ ràng, bởi thế nên từ “Chánh diệu” liền có hai hàm nghĩa, một là lúc thì như nói về chánh diệu của tinh hệ (hệ thống sao), còn lúc thì như đang suy đoán một chánh diệu thực tế. Bây giờ, Vương Đình Chi căn cứ vào những người nghiên cứu TV hiện nay thì thấy họ thường phân nhóm các sao như sau:
– Chánh diệu: Tử Vi, Thiên Cơ, Thái Dương, Vũ Khúc, Thiên Đồng, Liêm Trinh, Thiên Phủ, Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân; cộng là 14 sao cả thảy.
– Phụ tá sát diệu: Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Văn Xương, Văn Khúc (thường gọi là Lục cát); cùng với Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La (thường gọi là Tứ Sát) cộng lại là mười sao.
– Hóa diệu: là hóa khí của mười Can, hóa thành Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Hóa Kị, mỗi can bốn sao, cộng lại là bốn mươi sao hóa.
– Tạp diệu: tức các sao Địa Không, Địa Kiếp, Tam Thai, Bát Tọa, Thiên Hình, Thiên Riêu, Cô Thần, Quả Tú, Hồng Loan, Thiên Hỉ.
– Lưu diệu: tức 3 tổ hợp lớn sao lưu niên, cùng với các sao lưu niên Lộc Tồn, lưu niên Xương, lưu niên Văn Khúc, lưu niên Thiên Mã, lưu niên Kình Dương, lưu niên Đà La.
“Trung Châu phái” cũng tính toán phân ra như vậy nhưng thấy khuyết điểm là không chú ý đến Lộc Tồn và Thiên Mã, hai sao này tất nhiên không thể quy là chánh diệu, lại cũng không thuộc về loại sao phụ tá.
Theo ý kiến Vương Đình Chi, thật ra có thể đem phụ, tá, sát diệu phân loại rõ như sau:
– Phụ diệu: Tả Phụ, Hữu Bật; Thiên Khôi, Thiên Việt.
– Tá diệu: Văn Xương, Văn Khúc; Lộc Tồn, Thiên Mã.
– Sát diệu: Kình Dương, Đà La; Hỏa Tinh, Linh Tinh.
127. “Cự Cơ đồng lâm” cũng có khuyết điểm
“Cự Cơ đồng lâm cách” – tức cung mệnh có Cự Môn và Thiên Cơ đồng thủ cung Mão Dậu (có hình). Cổ ca rằng:
Cự Môn miếu vượng ngộ Thiên Cơ
Cao tiết thanh phong thế hãn hi
Học tựu nhất triều đằng đạt khứ
Nguy nguy đức nghiệp chấn hoa di”
(Cự Môn miếu vượng gặp Thiên Cơ, như đời gặp cảnh cây cao gió mát (hiếm), sự học thành tựu thẳng một đường phẳng lặng mà tạo sự nghiệp vẻ vang, vinh hiển.)
Thiên Cơ Cự Môn đồng cung một tại cung Mão, một tại Dậu. Cổ nhân bình: “Thiên Cơ dữ Cự Môn đồng cư mão dậu, tất thoái tổ nhi tự hưng” (Cự Cơ mão dậu tất tổ nghiệp suy vi, tự mình phải vực dậy” hay như “Cơ Cự dậu thượng hóa cát giả, túng ngộ tài quan dã bất vinh” (Cơ Cự cư dậu hóa cát, nhưng Tài Quan cư đấy cũng khó vinh hiển), đổi lại cư Mão lại tốt hơn, nguyên nhân vì Thiên Cơ hành mộc, vào cung dậu thụ Kim khắc chế, không bằng tại Mão cung đắc được mộc vượng khí.
Bởi vậy có thể thấy trong “Cự Cơ đồng lâm” cách, Thiên Cơ mới thật sự là yếu tố mấu chốt, chủ yếu do Thiên Cơ chủ cơ biến, linh động, nếu Thiên Cơ bị khắc chế, kềm hãm tất Ám tinh là Cự Môn cũng khó mà dễ dàng dàn xếp ổn thỏa.
Song “Cự Cơ đồng lâm” dù có khuyết điểm, nhưng nó dễ linh động cho phù hợp với hoàn cảnh, có điểm xấu nữa là “đa học vô thành” (học nhiều mà không thành). Cổ ca khi nói sự học là “Học tựu nhất triều đạt đằng khứ”, chỉ là cho rằng “học nghiệp thành tựu”, chứ cho rằng nhất định thành quan công hầu bá, thì e rằng phải xem hậu thiên bổ cứu như thế nào đã.
“Cự Môn giao nhân, thủy thiện chung ác ” (giao du với người Cự Môn, trước lành sau ác), thấy rằng “Cơ cự đồng lâm cách” có khuyết điểm riêng, nhưng nếu nhận biết rõ khuyết điểm ấy mà tiến hành tu chỉnh như gần người quân tử, xa lánh tiểu nhân, tất tự nhiên trở nên “cao phong lượng tiết” (thanh cao độ lượng) vậy.
(hết mục 127)
Trong phần luận giải trên có có vài chỗ Cự Cơ thấy thắc mắc :
“Thiên Cơ dữ Cự Môn đồng cư mão dậu, tất thoái tổ nhi tự hưng” (Cự Cơ mão dậu tất tổ nghiệp suy vi, tự mình phải vực dậy”
Theo Cự Cơ thì Mệnh có Cự Cơ thì Phụ Mẫu có Tử Tướng vì vậy mà nhận định tổ nghiệp suy vi thì có phần không hợp lý ?
——————
– “thoái tổ” là sự nghiệp dòng họ lâm cảnh suy vi, chỉ yếu tố cung phúc đức, Cự Cơ cư mệnh là Thiên Luơng phúc cung ở Tị, chủ : “Phúc cung có Thiên Luơng tị hợi thì có nhiều tai họa, họ hàng ly tán, tha phuơng lập nghiệp, con trai bụi đời, con gái dâm dật khắc chồng con” (Trích sách TV hàm số của N.P.Lộc). Trung Châu Phái coi trọng cung Phúc lắm, bạn có thể tìm lại những bài viết của bác VDTT và Kim Hac trong post “Tin ngắn Tử Vi” để hiểu về trường phái này.
– “tự hưng” là tự bản thân mình (tự) làm cho hưng thịnh (hưng), có thể hiểu nôm na là người có thực tài ko cần nhờ đến cha mẹ dòng họ giúp đỡ, đó là bản chất của Cơ Cự chủ linh động và thích nghi rất tốt với hoàn cảnh, lại có mưu lược tính toán tốt (Cơ) và tài ăn nói (Cự) nên chính mình có thể lập nghiệp (tự hưng là ý này).
– Cự Cơ rất tốt cho người Ất Kỷ Bính Tân, ông Vuơng Đình Chi trích phú là có ý so sánh giữa 2 cung Mão và Dậu mà thôi. Chứ ko phải cho là Cự Cơ tại Dậu xấu.
P/S: PL dịch chứ không phải bình sách, nếu có gì sai sót, các bạn thông cảm !
103. “Tả Hữu đồng viên” thuộc về ngụy cách
Tả Hữu đồng viên cách tức Tả Phụ Hữu Bật đồng cung, lại hội hợp thêm các sao khoa danh trong Đẩu số như Văn Xương, Văn Khúc, Hóa Khoa.
Cổ ca rằng:
Khác phùng Phụ Bật mệnh trung lâm
Gia hội khoa tinh phúc canh thâm
Sự nghiệp ngang ngang truy Ngụy Trịnh
Quan cư đài các vạn nhân khâm.
(Phùng Phụ Bật đồng cung thủ mệnh như người được kính trọng, gia hội các sao khoa bảng thì càng phát phúc, sự nghiệp hiên ngang to lớn như học theo đời nhà Ngụy, nhà Trịnh của Trung Quốc, làm quan thì uy nghi đài các, vạn người tín phục)
Cách cục này, với xã hội hiện đại có thể nhận ra sự vô lý, căn cứ chỉ ra điều đó là cổ nhân cứ cho rằng “Tả Hữu đồng cung, Phi la y tử” (Tả Hữu đồng cung cùng người áo tía lọng vàng), kỳ thật, khi an sao Tả Phụ Hữu Bật đơn thuần căn cứ vào tháng sinh, như sinh tháng 4 tất Tả Hữu đồng cung ở mùi; sinh tháng 10 tất Tả Hữu đồng cung sửu, khi gặp cách cục này, chẳng nhẽ người nào sinh tháng 4 hoặc tháng 10 đều là mệnh tốt, đều là “Phi la y tử” hay “quan cư đài các” cả sao?
Tả Phụ Hữu Bật trong Đẩu số chỉ là sao có tính chất “phụ tá”, ví như tiệc rượu phải có “đồ nhậu nóng sốt” (hữu như diên tịch thượng đích “lưỡng nhiệt huân”), tác dụng của Tả Hữu cũng giống như vây của con cá, bởi vậy Tả Hữu tuyệt đối không thể thành cách khi đứng một mình .
Do tính chất phụ tá, cho nên hai sao này khi giáp biên Tử Vi hoặc Thái Dương cư miếu vượng cung thì giúp cho Tử Vi/ Thái Dương cực mạnh, ngược lại khi đồng cung lực giúp đỡ của Tả Hữu có sự bất cập (thua sút, không bằng giáp cung), nếu Tả Hữu đồng cung có khả năng “sự nghiệp ngang ngang truy Ngụy Trịnh “, vậy “Tả Hữu phò Đế” thành ra lạc cách, há chẳng phải là chẳng cần bọn thuộc hạ giúp Hoàng đế sao?
Cách cục cổ nhân xác định sai đúng, tối nghĩa lẫn lộn, thậm chí phải đọc lời mà tìm nghĩa, “Tả Hữu thủ viên cách” là một trong số đó, tốt nhất là nên lược bỏ để tránh vàng thau lẫn lộn.
(hết mục 103)
(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)