Vòng Tràng Sinh: Giới thiệu
Vòng Tràng sinh tượng trưng 12 thời chuyển biến của đời người. Theo ý nghĩa luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác con người do bào thai đúc kết được nuôi dưỡng sinh ra khôn lớn tranh đua với đời đến lúc cực thịnh rồi cũng phải suy tàn bệnh tật, chết đi còn lại nấm mộ rồi cũng tan biến hết.
Vòng tràng sinh biến chuyển từ dưỡng đến vượng theo hướng đi lên, từ Suy đến Thai theo hướng đi xuống, cần tỉnh táo trong mọi hành động cương nhu cho hợp với tính con người.
Trong 12 thời – Thai dưỡng là lúc ẩn dật chờ xuất thế.
Tràng sinh là lúc nhập thế – Mộc dục còn thơ ấu – Quan đới là lúc học hành, thi cử dự bị đón thời, Lâm quan là lúc đấu tranh lập nghiệp, Dế vượng là lúc thịnh thời, Suy bệnh là lúc nhược thời – Tử là tàn thời, Mộ là dư khí thời Mộ khố, là nơi tàng khí nên có dư ít nhiều, Tuyệt là hết thời.
Như vậy trong 12 chỉ có 5 thời là hành khí có sức ảnh hưởng đáng kể là: Sinh – Mộc dục – Lâm Quan – Đế vượng – Mộ.
Vòng tràng sinh chỉ cho biết những nơi tốt xấu thịnh suy của hành mà cục mang cho. Sách cổ viết:
Mệnh hay cục Mộc -> Hạn đến cung Ngọ -> Bị tai ương hoạ hại mặc dầu hạn được tươi sáng
Mệnh hay cục Hoả -> Hạn đến cung dậu -> Bị tai hoạ lớn – khó tránh nguy khốn
Mệnh hay cục Kim -> Hạn đến cung tí -> hạn bị suy bại -. Sức khoẻ kém có thương tích.
Mệnh hay cục Thuỷ -> Hạn đến cung Sửu dần -> Mọi sự bế tắc đình trệ.
Mệnh hay cục Thổ -> Hạn đến cung Mão Thìn Tị -> hạn suy nhược – đau ốm – nhiều bênh tật đáng sợ.
Các chính tinh gặp Cục và các sao của vòng tràng sinh cần được so sánh ngũ hành để biết sự tăng cường hay giảm lực của sao đó với đương số.
Ví dụ: Thuỷ Cục thì Thiên Tương – Phá Quân – Thái Âm – Thiên Đồng – Cự Môn được tăng cường – Nếu các chính tinh này gặp Tràng Sinh – Mộc Dục – Suy thì càng thêm sức mạnh.
Với Cục Mộc thì Liêm Trinh được tăng cương nếu lại gặp Bệnh hay Tử thì càng mạnh và hợp nhau.
Vòng tràng sinh còn có ý nghĩa với các cung Mệnh Thân Đại Hạn, Vì Mệnh Thân Đại hạn liên quan đến Cục.
Hành của Cục So với cung an thân cho biết sự thành công hay thất bại của đương số. Ví dụ: Cung thân an tại Ngọ mà Thuỷ cục thì khó thành công nếu thiếu nhiều trung cát tinh miếu vượng – Vì thuỷ cục khắc hoả cung an Thân – Xem đại hạn cũng vậy! Đại hạn ở Mão mà Kim cục thì du có nhiều sao Miếu vượng, hạn cũng gặp nhiều trắc trở khó khăn.
Luận Tràng sinh Cục và Mệnh – Đại Hạn Phải tuân theo tam hợp và đạt hay không là do chính tinh miếu vượng đắc hãm.
Nếu Vô chính diệu thì xét trung tinh hay hung tinh đắc địa.
Tràng Sinh – Đế Vương – Mộ: đặt công việc lên trên tình cảm
Mệnh Tràng Sinh: Cởi mở hồn nhiên – thích làm việc thiện
Mệnh Tràng Sinh: Cởi mở hồn nhiên – thích làm việc thiện
Mệnh Đế vượng: Thể hiện hết sức về cuộc sống năng động và hoàn bị
Mệnh có Mộ: Thể hiện cuộc sống phấn đấu từng lãnh vực nhưng có lĩnh vực ứng xử không thích hợp.
Mộc Dục – Suy – Tuyệt: Công việc bấp bênh, chưa vững chắc, thường có sự thay đổi, làm cho đương số lạc hướng, hay mất hướng đi.
Mệnh có Mộc Dục: Khoe khoang, chưng diện cho mình về vật chất
Mệnh có Suy: Mưu lược tính toán, có tư tưởng cao đẹp xây dựng xã hội
Mệnh có Tuyệt: Bon chen, giành giật, ghen ghét, uy quyền
Quan Đới – Bệnh – Thai: Sử dụng tình cảm trong hành động, tuy giận hờn, dễ bị u mê, vướng mắc, tình cảm không đạt được mong muốn.
Mệnh có quan đới: Thường ràng buộc việc này với việc khác, biết làm ăn tính toán việc nhỏ – Việc lớn phải có Lộc tồn hay Thanh Long mới đạt được – Cuộc sống thiên về tình cảm.
Mệnh có Bệnh: Không thích hoạt động – Không thích đông người nếu có cô quả thích làm việc nơi vắng vẻ – Mỗi người mỗi việc, bảo thủ, hay giận hờn.
Mệnh có Thai: Sống theo kiểu bè phái – vây cánh nên phải đi theo quỹ đạo có Triệt thì khó khăn, có tuần thì máy móc – muốn dứt mà không được.
Lâm quan – Tử – Dưỡng: Tình cảm và lý trí rõ ràng – giận thương không cần biết. Tự lo, tự làm, tự tin. Cuộc sống ổn định vững chắc nhưng cứng nhắc.
Mệnh có Lâm quan: Tự lo – Tự chuẩn bị trước những công việc của mình
Mệnh có tử: Tự tìm hiểu, tự biết, tự lo về tinh thần
Mệnh có Dưỡng: Tự lực – Tự lo cho bản thân mình về cuộc sống
Sinh Vượng Mộ mà Chính tinh hãm -> Bối cảnh thuận lợi dễ dàng nhưng bất chính
Dục Suy Tuyệt mà chính tinh hãm -> Thường làm việc nguy hiểm như buôn lậu
Đới Bệnh Thai mà chính tinh hãm -> Thường mua chuộc lợi dụng tình cảm để làm ăn phi nghĩa.
Lâm Tử Dưỡng mà chính tinh hãm -> Công việc tuy khuôn thược nhưng cũng có bất chính
Mệnh Sinh Vượng Mộ: Chết ởt đại hạn Dục Suy Tuyệt
Mệnh Dục Sinh Tuyệt: Chết ở đại hạn Đới Bệnh Thai
Mệnh Đới Bệnh Thai chết ở đại hạn Dục Suy Tuyệt
Mệnh Lâm Tử Dưỡng gặp gian nan ở đại hạn Dục Suy Tuyệt nhưng chết ở đại hạn Đới Bệnh Thai.
*Các cách trên nếu đại hạn có chính tinh sinh mệnh thì cứu được.
Vòng Tràng Sinh là quá trình phát triển của sinh mệnh chia ra 12 giai đoạn. Vòng Tràng Sinh đứng mỗi cung một “sao”. Theo các sách Trung Quốc thì số nam đi theo chiều thuận, số nữ đi theo chiều nghịch. Khoa Tử Vi Việt thì Dương Nam Âm Nữ đi theo chiều thuận, và Âm Nam Dương Nữ đi theo chiều nghịch.
Vòng Tràng Sinh có một khúc mắc ấy là sao Mộ (hay giai đoạn phát triển Mộ) chỉ có theo chiều thuận thì Mộ mới đóng ở Thìn Tuất Sửu Mùi là cung Mộ khố mà thôi, theo chiều nghịch sao Mộ không đóng ở bốn cung đó.
Vậy thì Thìn Tuất Sửu Mùi vốn vẫn là tứ Mộ hay còn có sao Mộ nữa. Nếu phải có sao Mộ vào Thìn Tuất Sửu Mùi thì chuyện thuận nghịch của vòng Tràng Sinh không tồn tại nữa và vòng này chỉ có một chiều thuận mà thôi cho nam hay nữ, dương hay âm.
Câu phú: Phu cung đóng ở miền tứ Mộ. Gia Hồng Loan ấy số khóc chồng.
Dịch từ câu: “Sở ai giả, Hồng Loan tứ Mộ liệt Phu quân chi vị” sẽ phải luận đoán thế nào? Hồng Loan ở Thìn Tuất Sửu Mùi hoặc đứng với sao Mộ? Muốn gỡ nút rối này thì chỉ có một con đường chấp nhận vòng Tràng Sinh đi theo một chiều như vòng Thái Tuế.
Rõ ràng câu phú trên chỉ vào chỗ đứng Thìn Tuất Sửu Mùi của sao Hồng Loan vì ở Thìn Tuất Sửu Mùi Hồng Loan thường gặp Cô Thần Quả Tú. Cô Thần Quả Tú không bao giờ đứng ở các cung Tí Ngọ Mão Dậu. Trong khi Tràng Sinh đi nghịch thì Mộ lại ở Tí Ngọ Mão Dậu.
Toàn bộ các Hành đều sinh trưởng theo chu kỳ như sau:
Thai (Hành khí mới bắt đầu kết tinh, thời kỳ gây mầm mống)
Dưỡng (Hành khí đang tăng lên, như con được nuôi trong bụng mẹ)
Tràng Sinh (Hành khí được sinh ra, như trẻ con mới sinh, thời kỳ manh nha phát động của Hành)
Mộc Dục (Hành khí còn non yếu, như con còn ấu thơ, được tắm gội cho sạch sẽ, chân tay còn vô lực, không chống đỡ cầm giữ được gì cả, còn non yếu dễ chết, còn gọi là bại địa)
Quan đới (Hành khí đã lớn, như con đã lớn cho đội mũ)
Lâm Quan (Hành khí ở trong thời kỳ mạnh mẽ, tràng vượng, con phát triển được, như con trai đã trở thành thanh niên lớn khỏe đi làm quan, nên đương cần vị trí của Lâm Quan còn gọi là Lộc vị)
Đế Vượng (Hành khí vượng đến cực điểm, sắp sửa đi vào giai đoạn suy, gọi là vượng địa)
Suy (Hành khí bước vào giai đoạn bắt đầu suy yếu, là dư khí vì lúc đó khí thịnh của đế vượng vẫn còn sót lại)
Bệnh (Hành khí suy yếu lắm rồi, như già bị ốm đau)
Tử (chết, Hành khí tan)
Mộ (chôn vùi, tạo hoá thấu tàng, có dư khí, hồi quang phản chiếu)
Tuyệt (khí tuyệt, hoàn toàn hết không còn gì cả, còn gọi là tuyệt địa)
Trong chu kỳ trên, Hành khí có sức ảnh huởng đến ngoài đáng kể là Tràng Sinh, Mộc Dục, Lâm Quan, Đế Vượng và Mộ)
Phân định ảnh huởng: trong chu kỳ 12 trên thì chỉ có vị trí của Tràng Sinh, Mộc Dục, Lâm Quan, Đế Vượng và Mộ là có khí sức để có thể ảnh hưởng ra bên ngoài
Phân định Âm Dương:
Thai, Dưỡng, Tràng Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan thuộc về Dương, huớng thịnh, theo chiều thuận.
Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt thuộc Âm, huớng suy, theo chiều nghịch
(Dẫn theo trang hoc-tuvi.blogspot.com)