Tự học tứ trụ (bát tự, tử bình)
01. LỊCH PHÁP
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Để giúp các bạn tiếp cận với môn Tứ trụ – giải đoán Mệnh số, các bạn nên hiểu thêm về lịch pháp
Dương lịch
Dương lịch là lịch mặt trời, tức là công lịch hiện hành, là lịch pháp quốc tế.
Khi mặt trời đi qua điểm xuân phân, theo hướng đông của Hoàng đạo đi một vòng trở về điểm xuân phân, trải qua 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây là một năm hồi quy. Lấy tròn 365 ngày là một năm, còn thừa 5 giờ 48 phút 46 giây, tính sau 4 năm lại gần đủ một ngày. Cho nên cứ 4 năm lại tăng thêm một ngày, theo vị trí thêm vào tháng 2. Tháng 2 năm bình thường có 28 ngày, năm nhuận sẽ có 29 ngày, và như vậy năm bình thường có 365 ngày và năm nhuận có 366 ngày. Nếu 4 năm có 1 năm nhuận thì (5 giờ 48 phút 46 giây ) x 4 = 23 giờ 15 phút 04 giây. Như vậy một lần nhuận lại quá lên 44 phút 56 giây, dồn 25 lần nhuận (100 năm) là 17 giờ 58 phút, tức bằng khoảng 3/4 ngày, và cứ 100 năm bỏ một lần nhuận thì 400 năm sau lại không bỏ nhuận. Nếu cứ 4 năm có một nhuận và cứ 400 năm giảm 3 nhuận, tính bình quân, mỗi 365 ngày 5 giờ 49 phút 12 giây, thì 3000 năm sau sẽ có độ sai lệch là hai ngày.
Phương pháp bố trí nhuận là nhằm trên cách lấy kỷ nguyên dương lịch, tính số của năm chia cho 4 để lấy năm nhuận, năm không nhuận. Số năm của thế kỷ chia hết cho 4 thì là năm nhuận. Dương lịch mỗi năm là 12 tháng, từ tháng 1 tới tháng 7 tháng số lẻ là 31 ngày, tháng số chẵn là 30 ngày, từ tháng 8 tới tháng 12 tháng số lẻ là 30 ngày, tháng số chẵn là 31 ngày
Hình mô phỏng đó là đúng thực tế, người xưa quy định phía trên tờ giấy là Nam, phía dưới tờ giấy là Bắc, phía trái tờ giấy là Đông, phía phải tờ giấy là Tây. Quả đất quay quanh mặt trời với một hình Elip gần như tròn, như vậy hình elip này sẽ được xác định có 2 tâm. Điển phình ra của hình elip này sẽ được thể hiện một chiều quay lên phía trên tờ giấy và một chiều theo hướng ngược lại, tức phía dưới tờ giấy. Quả đất ở vào vị trí gần Mặt trời nhất là ở phía trên tờ giấy nên điểm O chính là vị trí mặt trời cần để xác định thời điểm mùa Hạ, và ngược lại với phía dưới tờ giấy, mặt trời sẽ có khoảng cách xa nhất so với điểm O nên là mùa Đông.
Về hình học thuần túy. Bạn có thể coi bất cứ điểm nào O hoặc O* là vị trí mặt trời đều đúng, nếu bảo nó là O thì bỏ O*, nếu bảo nó là O* thì bỏ O, cả hai đều xảy ra tương tự việc mặt trời khi gần nhất với điểm này (hạ) thì đối diện qua tâm phía bên kia là khoảng cách xa nhất (đông), hai bên còn lại là khoảng cách trung bình (xuân + thu) và bạn có xoay nó thế nào thì khoảng cách và chu vi của hình elip đó vẫn không đổi, và nó không ảnh hưởng gì tới tính toán cả, tôi đưa ra thông tin này trước đó với câu hỏi: “Tâm quỹ đạo quay của trái đất là ở đâu để xem khả năng nội suy thông thường của các bạn đọc tới đâu thôi, nó chẳng có gì ghê ghớm cả.
Trân trọng
Nguyễn Nhuận
02. LỊCH PHÁP
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Để giúp các bạn tiếp cận với môn Tứ trụ – giải toán Mệnh số, các bạn nên hiểu thêm về lịch pháp
Âm lịch
Âm lịch còn gọi là lịch mặt trăng, lập theo biểu kiến mặt trăng quay quanh trái đất
Trái đất quay một vòng quanh mặt trời mất 365 ngày 6 giờ 9 phút 9 giây. Từ xuân phân trở về xuân phân cần 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. Quỹ đạo vận hành của mặt trăng gọi là Bạch đạo. Bạch đạo và Hoàng đạo là hai quỹ đạo tròn lớn trên thiên cầu, giao lệch nhau 5 độ 09 phút. Mặt trăng quay một vòng quanh trái đất, hiện khuất hai lần với hoàng đạo, qua 27 ngày 7 giờ 43 phút 11 giây ½ là thời gian cần thiết cho một vòng quay của mặt trăng, gọi là tháng hằng tinh.
Khi mặt trăng quay quanh trái đất, do trái đất quay nên vị trí với xích đạo thay đổi tới khoảng 27 độ, còn mặt trăng mỗi ngày dịch chuyển 13độ 15phút, cho nên mặt trăng tự quay hết một vòng quanh trái đất, trở lại chu kỳ cần 29 ngày 12giờ 44phút 2giây 8/10, gọi là tháng sóc vọng. Bởi vì số ngày trong mỗi tháng không kể thêm mấy giờ mấy phút… nên lấy theo tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày
Âm lịch, mỗi tháng, ngày lập lại chu kỳ là mồng một, tới khoảng ngày 15 trăng tròn. Mỗi năm, lấy ngày sóc (mồng 1) tiếp cận Lập xuân làm ngày đầu năm. Vì rằng trái đất quay một vòng quanh mặt trời thì mặt trăng quay quanh trái đất 12 + 1/2lần. Để làm tròn số, mỗi năm có 12 tháng, với 354 ngày thiếu 11 ngày, trong 3 năm sẽ dư khoảng 32 ngày, cho nên cứ 3 năm lại phải bù thêm một tháng. Cứ 19 năm phải bổ xung 7 tháng nhuận, vì vậy tháng nhuận là tháng hữu tiết vô khí. Năm có tháng nhuận là năm nhuận. Nói chung năm bình thường có 12 tháng, năm nhuận có 13 tháng
Một năm có 24 tiết khí, gồm 12 tiết, 12 khí. Sự sắp xếp tiết, khí xen kẽ nhau, 1 tiết, 1 khí lệch nhau cỡ 15 + 2/10 ngày, cho nên mỗi tháng có 1 tiết và một khí. Nếu đối chiếu tiết khí với tháng, bình quân hai tiết hoặc hai khí lệch nhau khoảng 30 ngày + 4/10 ngày, mà theo âm lịch số ngày trong mỗi tháng chỉ khoảng 29 ngày, nên cứ 34 tháng sẽ gặp 2 tháng hữu tiết vô khí với hữu khí vô tiết.
Cho nên, những tháng hữu khí vô tiết thì không thể là tháng nhuận, tháng hữu tiết vô khí mới là tháng nhuận của âm lịch.
03. LỊCH PHÁP
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Quyết 24 tiết khí (tạm lược)
Lập xuân Mậu thổ ngũ triều vinh, thập nhật bính hỏa kiến sơ sinh
Vũ thủy chi trung giáp mộc vượng
Nghĩa là: Từ Lập xuân đến hết ngày thứ 5, Mậu thổ nắm quyền, từ ngày thứ 6 đến hết ngày thứ 14 Bính hỏa nắm quyền, từ ngày thứ 15 tới hết tháng – Giáp mộc nắm quyền.
Kinh trập dương mộc cập trung minh
Xuân phân Ất mộc manh nha địa
Nghĩa là: Từ Kinh trập đến hết ngày thứ 10, vẫn Giáp mộc nắm quyền, từ ngày 11 tới hết tháng Ất mộc nắm quyền.
Thanh minh Ất mộc thất nhật năng. Bát nhật Quý thủy quy thìn gốc
Cốc vũ tiền tam Mậu thổ tình (thịnh)
Nghĩa là: Từ Thanh minh đến hết ngày thứ 7, Ất mộc nắm quyền, từ ngày thứ 8 tới hết ngày thứ 15, Nhâm + Quý thủy nắm quyền, từ ngày thứ 16 đến hết tháng là Mậu thổ nắm quyền.
Lập hạ mậu thổ quy lộc ngũ, thập nhật Canh kim tại kỷ sinh
Tiểu mãn đản minh Bính hỏa thịnh
Nghĩa là: Từ Lập hạ tới hết ngày thứ 5, Mậu thổ nắm quyền, từ ngày thứ 6 đến hết ngày thứ 14 Canh kim nắm quền, từ ngày thứ 16 tới hết tháng Bính hỏa nắm quyền.
Mang chủng Kỷ thổ lộc quy đình
Hạ chí âm sinh Đinh hỏa cục
Nghĩa là: Từ Mang chùng tới ngày thứ 10 Bính hỏa nắm quyền, từ ngày thứ 11 tới hết tháng Đinh hỏa nắm quyền.
Tiểu thử Đinh hỏa thất triều minh, Bát nhật Ất mộc quy vượng địa – Đại thử thời lai Kỷ thổ hưng
Nghĩa là: Từ Tiểu thử đến hết ngày thứ 7 Đinh hỏa nắm quyền, từ ngày thứ 8 tới hết ngày 15 Giáp Ất mộc nắm quyền, từ ngày thứ 16 tới hết tháng Kỷ thổ nắm quyền.
Lập thu Mậu thổ khôn sinh ngũ, thập nhật Nhâm thủy bán cung sinh
Xử thử Canh kim quy Lục địa
Nghĩa là: từ Lập thu đến hết ngày thứ 5 mậu thổ nắm quyền,từ ngày thứ 6 tới hết ngày thứ 14 nhâm thủy nắm quyền, từ ngày thứ 15 tới hết tháng Canh kim nắm quyền.
Bạch lộ trực thị thái bạch kim
Thu phân chính vượng Tân kim địa
Nghĩa là: Từ Bạch lộ tới hết ngày thứ 10 Canh kim nắm quyền, từ ngày thứ 11 tói hết tháng Tân kim nắm quyền.
Hàn lộ Tân Kim thất nhật sinh, bát nhật Đinh hỏa Quy vượng xứ
Sương giáng Mậu thổ hướng thịnh dương
Nghĩa là: từ Hàn lộ tới hết ngày thứ 7 Mậu thổ nắm quyền, từn ngày thứ 8 tới tới hết ngày 15, từ ngày thứ 16 tới hết tháng Mậu thôt nắm quyền.
Lập đông Giáp mộc sơ sinh hợi
Tiểu tuyết Nhâm thủy vệ phương hành
Nghĩa là: từ Lập đông đến hết ngày thư 5 Mậu thổ nắm quyền, từ ngày thứ 6 tới hết ngày thứ 14 Giáp mộc nắm quyền, từ ngày thứ 15 tới hết tháng Nhâm thủy nắm quyền.
Đại tuyết dương sinh Đinh hỏa cục
Đông chí Quý thủy lục quy manh
Nghĩa là: từ Đại tuyết tới hết ngày thứ 10 Nhâm thủy nắm quyền, từ ngày thứ 11 đến hết tháng Quý thủy nắm quyền.
Tiểu hàn Quý thủy thất nhật vượng, bát nhật Tân kim sửu tàng hình
Đại hàn Kỷ thổ bán minh nguyệt, tứ minh bát tiết tồn tế kinh.
Nghĩa là: từ Tiểu hàn cho tới hết ngày thứ 7 Quý thủy nắm quyền, từ ngày thứ 8 tới hết ngày thứ 15 Canh kim nắm quyền, từ ngày thứ 16 tới hết tháng Kỷ thổ nắm quyền
Theo tiêu chí những ngày nguyệt lệnh nắm, ứng dụng với thiên can địa chi, có thể phân định sự mạnh yếu của can và chi, nó có tác dụng rất lớn trong việc dự đoán.
04. LỊCH PHÁP
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Để giúp các bạn tiếp cận với môn Tứ trụ – giải toán Mệnh số, các bạn nên hiểu thêm về lịch pháp
Huyền Sóc, Vọng Hối
Mặt trăng chuyển động quanh trái đất, góc độ lệch giữa mặt trăng và trái đất mỗi ngày đêm ước chừng 13độ 10phút. Do độ lệch góc mặt trăng, theo chu kỳ sáng dần đến tối dần và ngược lại. Khi mặt trăng ở vào vị trí giữa mặt trời và trái đất, lúc ấy mặt trăng và mặt trời cùng kinh độ. Chúng ta chỉ nhìn thấy ánh sáng phía sau của mặt trăng nên sinh ra hiện tượng mờ tối và gọi là ngày sóc (ngày mồng một); và sau đó cỡ 5 ngày thì độ độ lệch của mặt trăng với mặt trời là khoảng 60độ, lúc này mặt trăng có hình lưỡi liềm gọi là Huyền, và đến 7, 8 ngày sau đó độ lệch này cỡ 90độ thì ánh sáng mặt trăng là một nửa hình tròn đầy gọị là bán nguyệt Thượng huyền. Khi độ lệch là 180độ, mặt trăng và mặt trời thẳng hàng cùng một kinh độ, ánh sáng mặt trăng được thấy nguyên hình tròn, gọi là Mãn nguyệt (Vọng). Sau khi trăng tròn, phần sáng mặt trăng dần dần nhỏ khuyết lại thành Hạ huyền, dần đến tối hẳn và chu kỳ lập lại tròn một tháng.
Trái đất tự quay một vòng là một ngày, còn gọi là ngày mặt trời. Chúng ta dùng đồng hồ để tính giờ, gọi là giờ mặt trời trung bình. Tai sao gọi là giờ mặt trời trung bình ? Vì trái đất quay với tốc độ không có quy tắc biến hóa gì nên mới lấy trung bình. Mặt trái đất hướng về mặt trời là ban ngày, mặt trái đất quay lưng về phía mặt trời là ban đêm.
Sau tiết xuân phân, mặt trời chiếu bắc bán cầu dần dần dài thêm. Cho nên bắc bán cầu đêm ngắn ngày dài. Còn Nam bán cầu thì trái ngược lại. Sau tiết thu phân, mặt trời chiếu nam bán cầu dần dần dài thêm, nên Nam bán cầu ngày dài đêm ngắn còn bắc bán cầu trái ngược lại.
Theo sự phân bố ngày đêm, lịch mặt trời chia ra 24 giờ. Mỗi giờ có 4 khắc, mỗi khắc 15 phút, cộng là 60 phút. Trong một ngày một đêm là 1440 phút. Mỗi phút 60 giây nên một ngày có 86.400 giây.
Âm lịch (lịch mặt trăng) chia một ngày một đêm là 12 giờ, mỗi giờ này ứng với hai giờ dương lịch. Mỗi một giờ lại chia làm đầu giờ và chính giờ. Hợp tính một giờ là 8 khắc, tức đầu giờ 4 khắc và chính giờ 4 khắc. 12 giờ lấy địa chi là đại diện (danh xưng).
05. LỊCH PHÁP
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Để giúp các bạn tiếp cận với môn Tứ trụ – giải toán Mệnh số, các bạn nên hiểu thêm về lịch pháp
Can Chi
Can Chi là gọi chung Thiên can và Địa chi.
Người xưa dùng để ghi năm, tháng, ngày. Nghĩa của Can là cành nhánh cây cối. Lần lượt lấy thiên can phối với địa chi, mười can và 12 địa chi phối hợp một vòng là 60 năm thì khép kín. Tục gọi là giáp tý xoay vần trở về ban đầu, sử dụng tuần hoàn… Ý nghĩa ban đầu của Can, Chi và cách sắp xếp thứ tự là để chỉ một quá trình Sinh, Trưởng, Hóa, Thu, Tàng của vạn vật, dùng để chỉ sự sinh sản, phát triển, suy thoái diệt vong của vạn vật, phục hồi luân chuyển một quá trình sống. Người thời nay cho Can Chi là Lượng, Số lượng, cùng cụ thể hóa tính chất thời, không, sinh vật hướng lượng.
Là một hệ thống tập hợp có tính độc lập, có hàm ý sâu xa về bối cành thời gian – không gian,thể hiên tính tương đối và tính nhất quán của thiên văn học cổ.
Địa chi còn gọi là thập nhị chi, thời trung cổ cũng dùng để biểu thị ngày, tháng, năm; ; gọi chung là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Ý nghia ban đầu và cách sắp xếp của địa chi cũng để chỉ quá trình sinh trưởng hóa thu tàng của sự vật, thể hiện sự phát sinh, phát triển, diệt vong của cả quá trình hoàn chỉnh của sự vật
Địa chi phố âm dương, phương vị, ngũ hành, thời gian, bát quái, Hà Lạc .v.v. thể hiên tư tưởng đầy đủ của “ trời người tương ứng” với quan hệ hữu cơ giữa các sự vật với nhau
Cách tính Can chi của năm
Từ ngày xưa, người ta đã dùng can chi để tính năm. So với công nguyên, năm thứ 4 công nguyên là năm Giáp tý. Vì thễ lấy năm theo công nguyên trừ đi ba, chia cho 60 (60 là một vòng hoa giáp), số dư là số thứ tự của can chi.
Công thức; (số năm ta cần tìm – 3) : 60 = thương và số dư. Số dư là số thứ tự của can chi theo bảng dưới:
Hoặc bạn muốn đơn giản hơn. Vào dịch vụ Viettel Plus – Xã hội – Lịch âm dương – Nhập chỉ số ngày tháng âm hoặc dương cần tra cứu, sẽ được thông tin bạn cần dùng.
Địa chi của giờ là cố định không đổi. Từ 23 giờ tới 1 giờ là giờ Tý, từ 1- 3 là Sửu, từ 3 – 5 là Dần, từ 5 – 7 là Mão, từ 7 – 9 là Thìn, từ 9 – 11 là Tỵ, từ 11 – 13 là Ngọ, từ 13 – 15 là Mùi, từ 15 – 17 là Thân, từ 17 – 19 là Dậu, từ 19 – 21 là Tuất, từ 21 – 23 là Hợi.
Thiên can giờ thì dựa vào thiên can ngày để tính. Bởi một ngày bắt đầu từ giờ Tý lúc nủa đêm. Sau đó theo chu kỳ lục thập hoa giáp, Giáp Tý, Ất sửu… tuần tự kết thúc cho nên ta biết can chi của giờ cho chùng ngày
Can chi của giờ không được dịch vụ trên cung cấp, bạn có thể theo khẩu quyết dưới dây để tự tính:
Giáp, Kỷ Hoàn giáp tý, Ất Canh Bính tác sơ
Bính Tân Sinh Mậy tý, Đinh Nhâm Canh tý thủ,
Mậu Quý Khởi Nhâm tý, chu nhi phục khởi cầu.
06. DỰ BÁO MỆNH SỐ
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Lời dẫn nhập
Hy Di Trần Đoàn là một đạo sỹ nổi tiếng đầu đời bắc Tống. Là một nhà Dịch học lớn. Ông soạn ra Vô cực đồ, tiên thiên đồ, ông cho rằng vạn vật nhất thể, chỉ có “Nhất đại pháp lý” vượt hẳn vạn hữu là tồn tại. Tư tưởng của ông sau được Chu Đôn Di, Thiệu Ung suy diễn thêm trở thành bộ phận cấu thành Lý học đời Tống, nó là một cống hiến tương đối lớn trong sự phát triển của lịch sử tư tưởng và triết học cổ. Người xưa hay gọi ông là Trần Đoàn Lão Tổ.
Những kiến thức làm ông nổi tiếng đương thời là thuộc về khoa Lý Số mà các học giả đời sau nhất nhất khẳng định ông là tổ sư, là người sáng lập. Đây là một khoa nghiên cứu và tiên đoán về con người, đời người, dựa trên yếu tố chính là năm tháng ngày giờ sinh của một con người.
Dòng chảy nảy được khởi thủy, hình thành khoảng 4000 năm trước công nguyên, và thẩm thấu đến tận hôm nay.
Năm tháng ngày giờ sinh là một tiêu chí mà từ đó một vài nhánh học thuật khác khai thác. Từ sự diễn đạt quy luật của vũ trụ, với nền tảng học thuyết âm dương ngũ hành, nó được sử dụng như một phương tiện truyền đạt thông tin. Năm tháng ngày giò sinh còn gọi là Bát Tự, hay bát tự Hà Lạc, hay Tứ Trụ, Nó dùng thiên can địa chi để biểu diễn quy luật khác nhau của sinh mệnh, sinh mệnh con người do từ trường của trái đất, lực hấp dẫn và các loại trường cảm ứng, tương tác khác gây nên với mỗi quy luật riêng và bối cảnh khong thời gian cụ thể nào đó, nó gắn liền với một quy luật Sinh Lão Bệnh Tử của con người, nó cũng giống như một quy luật phổ biến của bốn mùa chẳng hạn, hoặc tươi tốt, hoặc già cỗi và chết.
Khoa dự đoán lý số hay khoa dự đoán tứ trụ đêu là một nhánh thuật phát sinh từ Dịch. Nó là một môn học vấn xem xét sự cân bằng tổng thể của các can chi từ tám chữ thiên can địa chi trong năm tháng ngày giờ sinh để nói lên quy luật sinh mệnh của con người. Nó giống như các môn dự đoán khác là có thể do lường được.
Đã có nhiều sự so sánh khác nhau, giữa xem tướng đoán mệnh chẳng hạn rằng cái nào hơn cái nào? nó là một hay là hai môn thuật? Vì sao từ tám chữ Can Chi lại hình thành họa phúc một cuộc đời? Biết được mệnh vận thì tốt hơn hay không biết thì tốt hơn? Biết hay không biết thì có thể làm thay đổi phần nào về mệnh vận của mình không ? Những điều này hình thành nỗi buồn vui của một cuộc sống, và do vậy nó là nguyện vọng của nhiều người muốn tìm hiểu khám phá nó.
Chúng tôi cũng sẽ trích lọc một vài mảng kiến thức cơ bản và các yếu lĩnh trong nghệ thuật dự đoán cần được quy nạp tương đối hệ thống để bạn đọc tham khảo, với quan niệm rằng: chúng tôi sẽ cố gắng để đạt tới mức độ cao nhất tới các bạn.
Cuộc sống là người thầy vĩ đại nhất đễ chúng ta kiểm chứng và học tập.
07. TAM NGUYÊN CỦA TỨ TRỤ
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Mỗi người chúng ta sống trong thế giới này, vì sinh vào các trạng thái khác nhau của vũ trụ nên được hưởng một khí âm dương bẩm sinh trong đục, vượng suy khác nhau. Bát tự hà lạc hay năm tháng ngày giờ sinh của một người còn được gọi là Tứ trụ, lấy sự vượng suy của can Ngày trong tứ trụ làm trung tâm, còn những can chi khác theo hành khí ngũ hành mà có thể sinh khắc phù trợ hay hạn chế can ngày sinh để tổ hợp thành một hệ thống. Tổ hợp của can ngày sinh với các can chi khác trong tứ trụ là biểu tượng của âm dương ngũ hành cấu tạo thành đặc điểm của một con người cụ thể. Phú quý, phúc họa của con người đều xuất phát từ can ngày sinh và thông qua nó để thể hiện trạng thái của người đó được chung kết lại trong vũ trụ, do đó can ngày sinh được gọi là “Nhật nguyên” hay “Nhật chủ”.
Nhật chủ xác định mười thần. Nhật chủ là tôi, là chính mình. Quan hệ giữa thuộc tính ngũ hành đối với Nhật chủ với ngũ hành của các can chi còn lại hiển thị trong một tứ trụ không ngoài: Chính – Thiên – Sinh – Khắc.
Can ngày là dương gặp các can dương khác là sự gặp gỡ đồng tính nên gọi là Thiên;
Can ngày là dương gặp các can âm khác là sự gặp gỡ khác tính nên gọi là Chính;
Can ngày là âm gặp các can khác là âm đó là sự gặp gỡ đồng tính nên gọi là Thiên;
Can ngày là âm gặp các can dương khác là sự gặp gỡ khác tính nên gọi là Chính;
Các can khác với Nhật chủ còn có năm một quan hệ: Ngang bằng tôi; Sinh tôi; Tôi sinh; Khắc tôi và Tôi khắc.
* Cái sinh ra tôi là nghĩa Cha Mẹ nên đặt tên là Ấn thụ. Ấn tức là âm, tụ tức là được. Ví dụ cha mẹ có ân đức thì che chở cho con cháu, con cháu dduwwcj hưởng phúc của cha mẹ. Nhà nước cho làm quan phong cho chức tước là được nhận Ấn quyền – quyền quản lý trong tay. Quan không có Ấn là không có chỗ dựa, cũng như người ta không được nương tựa vào cha mẹ vậy.
* Cái tôi sinh nghĩa là con cái nên đặt tên là Thực thần. Côn trùng ăn hoa quả làm tổn thương cây cối, Nhưng con ngườ ăn của cải lại tạo ra của cải.
* Cái khắc tôi là tôi bị khốn chế, bị ràng buộc, nên đặt tên là Quan Sát. Nhà nước phong quan cho tức là mình thuộc người nhà nước, phải phục vụ mãi đến già mới thôi. Như thế tuy được chức quan nhưng vì đó mà bị ràng buộc vậy.
* Cái tôi khắc là cài bị tôi khống chế, ràng buộc nên đặt cho tên là Thê Tài. Như người ta lấy vợ lại được của hồi môn là gia trang điền thổ, tài sản cấp cho dùng tức vợ đãi cho tôi. Tôi được vợ là nội trợ trong nhừ nên giảm bớt khó khăn.
* Cái ngang hòa tôi là anh em. Nên đặt tên là Ngang vai hoặc Huynh Đệ.
Trong các mổi quan hệ sinh khắc, chế hóa ở trên, khi can nhật chủ của tôi là dương gặp các can âm khác của tứ trụ là Chính, gặp các can dương khác là Thiên. Ví dụ: Can Nhật chủ dương gặp can Âm cử tứ trụ sinh tôi là Chính Ấn, nếu gặp can dương của tứ trụ sinh tôi là Thiên Ấn. Như vậy mối quan hệ ngũ hành trong tứ tru sẽ có sự phát sinh 10 thần.
— Sinh tôi là cha mẹ. Can âm sinh tôi dương, Can Âm sinh tôi dương là Chính Ấn.
Can dương sing tôi dương, can âm sinh tôi âm là Thiên ấn
— Tôi sinh là con cái. Tôi âm sinh can dương, tôi dương sinh can âm là Thương quan. Tôi âm sinh can âm, tôi dương sinh can dương là Thực thần
— Khắc tôi là Quan sát. Can âm khắc tôi dương, can dương khắc tôi âm là Chính quan. Can âm khác tôi âm, can dương khắc tôi dương là Thất sát
— Tôi khắc là thê tài. Tôi âm khắc can dương, tôi dương khắc can âm là Chính tài. Tôi âm khác can âm, tôi dương khắc cam dương là thiên tài.
— Ngang hòa tôi là anh em. Can âm gặp tôi âm, can dương gặp tôi dương là ngang vai gọi là Tỷ. can âm gặp tôi dương, cam âm gặp tôi dương gọi là Kiếp tài.
08. THIÊN NGUYÊN VÀ CÁCH XÁC LẬP
MỘT LÁ SỐ THEO TỨ TRỤ
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Các can và chi trong tứ trụ tượng trưng cho khí âm dương, trong đục của trời đất. Thiên can chủ về lộc. Địa chi chủ về thân. Con người là vật trong trời đất, trong địa chi vốn đã tàng chứa khí trung hòa bẩm sinh của âm dương ngũ hành, là chủ mệnh. Sự phán đoán tổng hợp là một thể thống nhất trong mệnh lý học có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua sự khảo sát về can chi của một người, ta có thể chỉ ra gần như toàn bộ cát hung, tiền đồ, họa phúc, thuận nghịch của cả đời người đó. Bản thân mệnh của con người vốn gắn chặt với các thông tin từ tứ trụ – “Đó là tổng hợp của mọi phép tắc”. Tất cả mọi suy đoán đều lấy Can Chi trong tứ trụ làm cơ sở. Nếu kết hợp với tướng tay, tướng mặt trạch vận…thì có thể đạt tới sự chính xác, và chi tiết tới kỳ diệu.
Thiên nguyên tức là hàng can trong năm tháng ngày giờ sinh trong tứ trụ. Địa nguyên là hàng chi trong năm tháng ngày giờ sinh. Và nhân nguyên là khí trung hòa bẩm sinh của âm dương ngũ hành trong địa chi – Nó tựa như Can tàng trong chi vậy. Sự suy đoán về thiên nguyên, chủ yếu thông qua sự luận đoán về sự hóa hợp hình xung sinh khắc của ngũ hành giữu can ngày với ba can còn lại, cũng là sự ước đoán vè mười thần, nó là sự suy luận để phán đoán về sự mạnh yếu tổn hại hay có ích của sự việc tương úng mà can Ngày làm chủ được lộ tra trong tứ trụ.
Từ trong thiên tượng, có thể thấy được mức độ trong sáng, nặng nhẹ của khí bẩm sinh con người. Trong mười thần lộ ra, dưới điều kiện tiên quyết với độ mạnh yếu, vượng hay suy của tứ trụ không bị phá vỡ bởi sụ xung khắc hay hình hại thì tổ hợp đó trong sáng.
Tứ trụ lộ ra là Thực (thương) sinh Tài; Tài sinh Quan (sát); Quan (sát) sinh Ấn; và Ấn sinh Thân (nhật chủ) – Hoặc giả là Thực thần chế Sát – Thương quan hợp Sát; Thương quan (thực thần) mang Ấn (phủ ấn) – Nghĩa là sự trình diễn của của ngũ hành qua nguyên tắc sinh khắc chế hóa là có tình (thuận quy tắc) – Đó là những yếu tố ám chỉ một mệnh số Phú Quý.
Những tổ hợp còn lại thì cần căn cứ vào sự khác nhau mà kết luận.
Thiên can lộ ra tức là thiên can của tứ trụ xác định mười thần.
Đề xuất cho một mẫu lá số tứ trụ
09. Đề xuất mẫu một lá số tứ trụ
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Ví dụ: một người sinh hồi 2g ngày 13 tháng 12 năm 1973 âm lịch.
Thuật dự đoán tứ trụ thiết lập một mẫu bảng biểu như ở dưới:
Khôn tạo – sinh lúc 02:00 ngày 5 tháng 1 năm 1974 (Dương lịch) (13/12/1973 ÂL)
Tiểu hàn vào hồi 0g16′ ngày 7 tháng 1 (Dương lịch)
Mạng: Tang đồ mộc Thai nguyên: Ất Mão Sinh vào mùa: Đông
Mệnh: 6 Bạch Cung mệnh: Ất Mão
Nó bao gồm một bảng biểu bốn cột dọc và hai cột ngang:
Tính từ trái qua phải:
— Cột dọc thứ nhất: ghi nhận các thông tin xuất hiện liên quan tới năm sinh – gọi là trụ năm
— Cột dọc thứ hai: tương tự cho trụ tháng
— Cột dọc thứ ba: tương cho trụ ngày
— Cột dọc thứ tư: tương thự cho trụ giờ.
Tính từ trên xuống dưới:
— Hàng ngang thứ nhất:
+ Dòng thứ nhất ghi mười thần lộ ra theo bốn can của năm tháng ngày giờ sinh của người đó – Độ vượng suy của 12 cung ký sinh theo trụ tháng
+ Dòng thứ hai ghi trị số của năm tháng ngày giờ sinh của người đó và tên gọi Can chi của năm tháng ngày giờ sinh (ghi theo âm lịch).
+ Dòng thứ ba ghi các Can tàng phục trong chi theo các chi từng cột dọc tương ứng.
+ Dòng thứ tư ghi mười thần theo các can tàng trong chi theo các cột tương ứng.
— Hàng ngang thứ hai: Ghi các sao hoặc thần xuất hiện theo các can chi với các quy nạp khác.
Các cột dọc tương tự nhau, lần lượt ghi:
— Dòng 1: Giới hạn tuổi bước vào vận, tên Can Chi của vận
— Dòng 2: Mười thần đương quyền, độ vượng suy của nhật chủ theo chi vận
— Dòng 3 (hoặc 4 hoặc 5): Những năm gặp thiên khắc địa xung với từng trụ: năm tháng ngày giờ, kèm theo trị số tuổi của năm đó.
Lập thêm quẻ Dịch để tăng bổ, nếu ta biết về Dịch. Ở đây ta dành thêm một cột ghi các sao không hiện ra theo Can Chi của tứ trụ, chờ tăng bổ ở vận hoặc lưu niên để suy đoán
Và cuối cùng là lời dự đoán
10. Thử luận giải một lá số
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
– Xét mối cân bằng về ngũ hành, Người này thân nhược chứ không thể là thân vượng được, bởi lực làm hao tổn khắc chế xì hơi mạnh áp đảo lực sinh trợ. Dụng thần thứ nhất là Kiêu (Giáp) lại bị hợp nên mất. Dụng thần thứ hai là Kiếp tàng trong Ngọ lại bị xung nên cũng mất
– Đặc điểm lớn nhất của người này là nhiệt tình hướng ngoại (Bính hỏa mùa đông được mộc sinh vượng)
– Mệnh có hợp xung hình hại đan xen là quan hệ xã hội phức tạp. Tài tàng và chỉ là dư khí thôi nên người này không thể giàu dù rất tiết kiệm
– Thích đẹp và “thích cả tiền”. Lãng mạn và chọn lọc theo cả hai tiêu chí. Khoảng từ 21 tới 30 có thể buông thả trong tình dục – Từ 51 tới 60 cũng vậy.
– Bạo ngôn. Ly hôn và tái giá (Thương – Quan trùng lặp lại gặp Kình dương và âm dương sai lệch)
– Cội nguồn không rõ ràng (Kiêu ở ngôi tý là không có mộ tổ)
– Không giàu, nhưng ngày ba bữa cơm vô lo. Có lối sống kiểu mệnh phụ
– Tuổi thọ có thể không cao
11. QUY TẮC HỢP HÓA – SINH KHẮC
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Đầu tiên là can chi hợp. Ở đây có sự phân biệt giữa sự hợp có hóa và sự hợp không hóa.
Thiên can có hợp hóa được hay không phải lấy can ngày làm chủ. Can tháng hoặc can giờ làm hợp, chi tháng thấu ra ngũ hành giống nhau thì mới gọi là hợp hóa.
Ví dụ: Giáp hợp với Kỷ, Giáp hoặc Kỷ phải là can ngày, can tháng hoặc can giờ là can hợp. Khi can ngày là Giáp thì can tháng hoặc can giờ là Kỷ, hoặc khi can ngày là Kỷ thì can tháng hoặc can giờ phải là Giáp. Giáp kỷ hợp – hành mà nó hóa là thổ nên chi tháng phải là thổ, nó có thể là thổ của Thìn Tuất Sử hoặc Mùi.
Còn hai trường hợp cũng có thể hóa: một là thiên can của năm và tháng cùng hợp, chi năm là cùng hành với hành mà can hợp đòi hỏi hóa, hai là can ngày và can tháng, hoặc can ngày và can giờ hợp nhưng hành của chi tháng không đáp ứng hành mà nó hóa, nhưng ngũ hành mà nó đòi hỏi để hóa lại được thể hiện ở tam hợp cục hoặc hội cục trong các chi của tứ trụ thì cũng được coi như sự hợp có hóa.
Ví dụ ngày Canh hợp với tháng Ất, chi tháng không phải là Thân hoặc Dậu, nhưng trong tứ trụ có tam hợp Thân Tý Thìn hoặc hội cục Thân Dậu Tuất.
Địa chi hợp có hóa được hay không là do hai chi kề sát nhau, can đồng hành chi trong đó phải lộ ra hành mà nó đòi hỏi để hóa. Ví dụ Mão hợp với Tuất hành nó đòi hỏi để hóa là Hỏa, vậy hàng can đồng hành của hai chi này phải thể hiện là Bính hoặc Đinh hỏa – Ở đây, một phải là Đinh mão hoặc phải là Bính tuất. Những sự hợp không nằm kề liền nhau thì dù có hóa nhưng lực giảm đi nhiều.
Khi là thiên hợp, hoặc địa hợp, thì sau khi hợp hóa, hành mà nó hóa ra đã làm mất đi tác dụng của hành ban đầu đơn lẻ. Khi gặp hợp mà không hóa thì ngũ hành của nó vẫn độc lập giữ nguyên, nhưng khi đến đại vận hoặc lưu niên cùng mang hàn khí mà nó có thể hóa thì hợp lực đó được xác định, sức mạnh của nó tăng lên.
Thiên can tương sinh – Sự tương sinh của các can kề liền cho lực mạnh hơn các can cách nhau. Sự tương sinh của can đồng tính mạnh hơn can khác tính. Can sau khi sinh thì sức mạnh sẽ bị giảm, can được sinh thì khí mạnh lên.
Thiên can tương khắc – Hai can khắc nhau thì đều bị tổn thương, can bị khắc sẽ tổn thương lớn hơn. Khắc cách ngôi mà có can ở giữa hóa khắc thì không gọi là khắc nữa. Ví dụ Bính khắc Canh, nhưng tứ trụ có Mậu Kỷ thồ, thì Bính xì hơi sinh thổ, để thổ sinh kim, nêm gọi là liên tục tương sinh.
Trong khắc có hợp. Hợp mất sự khắc thì không còn là khắc nữa. Ví dụ Bính khắc Canh, nhưng trong tứ trụ có Tân thì nõ hợp Tân mà không khắc Canh nữa.
Can ngày bị một can nào đó khắc, nhưng can khắc đó lại bị một can khắc chế ngự (khắc nó), như vậy can ngày không bị khắc nữa.. Ví dụ can ngày là Canh, Canh bị Bính khắc nhưng Bính lạ bị Nhâm khắc – Như thế gọi là Nhâm Bính khắc nhau.
Các bạn nhớ cho là: Nó có thể tham hợp mà quên khắc, nó có thể tham hợp mà quên sinh. Chỉ khi hành đủ sức mạnh mới khắc nổi hành khác, nó là điềm gốc như gốc tọa độ vậy. Và một chân lý đơn giản phải nhớ là: “Tôi” khắc được “anh” thì anh không đủ sức để khắc “nó” – Nó là cái thứ ba được sinh thoát mà phát triển. Tôi là hành khí được xác định là khởi đầu cho một lẽ sinh hay khắc nào đó.
12. QUY TẮC HỘI CỤC – HỢP XUNG
“Hãy bắt đầu từ những điều đỏ nhất”
Thiên can hợp hóa là khí tốt. Địa chi hợp cục là phúc đức. Can hợp Chi hợp là hòa thuận, hài hòa, nói chung tốt nhiều hơn xấu. Tứ trụ có hình hại, xung là biểu hiện can chi của mệnh cục không hòa thuận, xấu nhiều hơn tốt. Đi vào cụ thể thì cần phải phân tích sự hợp đó là tốt hay có hại cho dụng thần; hình hại xung là có ích hay làm tổn thương dụng thần.
Trong các cách cục, tam hình và lục hại gặp hợp không nhiều. Nhìn chung hình hại xung chỉ có thể là từng cặp một hoặc cái hình xung hoặc hai đối với ba cái. Thông thường các trường hợp trong cách cục xuất hiện tam hội, tam hợp cục bán hợp cục, lục xung và lục hợp. Nói chung lực của tam hội cục lớn hơn lực của những cái khác, vì tam hội sẽ hình thành khí cùng một phương. Sau đó mới tới tam hợp cục. Chỉ cần ba chi của hội cục hoặc tam hợp cục đầy đủ thì chi còn lại không thể gây ra trở ngại gì đối với chúng. Khi tam hội gặp lục xung thì vẫn được xem là hội cục mạnh hơn. Khi tam hợp cục gặp lục xung thì trừ trường hợp Tý Ngọ Mão Dậu trong hợp cục bị chi liền đó xung phá ra, còn các trường hợp khác vẫn đều được xem là hợp (hợp đó tồn tại). Các chi của tam hợp cục vượng, hợp lại với nhau thì được xem là trường sinh đế vượng. Đế vượng hợp với bán mộ kho (như Hơi với Mão và Mão với Mùi). Trường sinh và mộ kho gặp nhau thì không phải là bán hợp vượng (Hợi với Mùi). Khi chi vượng bán hợp với chi liền cạnh, nhưng lại gặp chi vượng liền cạnh xung thì cũng bị xem là xung. Bán hợp bị chi vượng bên cạnh xung, nhưng xung không động thì cũng được xem là bán hợp. Bán hợp gặp chi cách ngôi xung thì bị xem là xung.
Trong bán hợp cách ngôi, nếu chi ở giữa không quan trọng, ngũ hành mà bán hợp thấu ra như bán hợp Hợi Mão chẳng hạn, chi khác là chi không quan trọng thì bán hợp đó vô dụng, nhưng tam hợp cục là hóa mộc, nếu can thấu Giáp hoặc thấu Tý thì có thể được, là có ích thì bán hợp đó được xem là có ích, ngược lại là bán hợp vô dụng. Bán hợp mà chi vượng gặp lục hợp trừ khi lục hợp đó có lực ra, nếu không thì vẫn được xem là xung (như năm Mùi, tháng Ngọ, Ngày Tý – Ngọ mùi hợp thổ, Mùi có lực thì khôn được xem là Ngọ bị xung). Khi các chi xung có Tý Ngọ Mão Dậu là sự xung của khí gốc. Tý xung Ngọ, Tý làm chủ khắc, Ngọ bị khắc, nớ có tính tương tranh, rất kịch liệt. Lực xung của Dần Thân Tỵ Hợi yếu hơn. Sự xung của Thìn Tuất Sửu Mùi là sự xung khí gốc của thổ, vì được kích lên mà vượng nên có nghĩa chỉ xung chứ không khắc. Song trong đó, quan hệ giwuax bản khí và dư khí củ can tàng trong chi được xem là sinh hoặc khắc. Sự xung cách ngôi là xung không có lực nên khôn đáng kể. Nguyên tắc là khi gặp Tam hội cục, tam hợp cụn, bán hợp vượng bán hợp mộ thì khí của hợp cục có lợi cho tứ trụ thì được xem là hỉ và ngược lại là kỵ. Khi xung có lợi cho tứ trụ thì dduwowccj xem là hỉ và ngược lại là kỵ thế thôi.
13. NHẬT NGUYÊN CỦA TỨ TRỤ
“ Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Trong mệnh lý cho dù là can ngày vốn đã yếu không được phù trợ, hay can ngày vốn đã vượng lại còn được phù trợ, đều chứng tỏ đó là mầm mống của mầm bệnh. Tứ trụ đó có được bổ cứu hay không cần phải xem xét Dụng thần
Khi can ngày yếu, nên được sinh phù. Can ngày mạnh, nên được khống chế làm hao tán hoặc xì hơi. Nhưng tứ trụ chỉ có tám chữ. Giống như một cái cân, bên này nặng thì chìm xuống và bên kia nhẹ thì ngóc lên. Dụng thần chính là cái dùng để bù thêm vào bên nhẹ hoặc làm bớt đi ở bên nặng. Vận tốt là lúc dụng thần đến quyền, nó mang lại khí đủ để cân bằng đối với tứ trụ bị mất cân bằng, nó ví như được dịch chuyển điểm đặt cái đòn gánh trên vai về trước hoặc sau để được cân bằng cho đôi quang ở hai đầu. Lúc gặp được dụng thần như thế, gọi là mệnh cục gặp được dụng thần đắc lực, vận trình đó là thời kỳ tốt đẹp nhất của cuộc đời.
Trong mệnh có dụng thần thì vận mệnh gặp nhiều thuận lợi. Dụng thần có lực thì cuộc sống nhẹ nhàng, dụng thần yếu thì cuộc sống vất vả hơn. Dụng thần bị phá hại thương tổn thì gian nan càng nhiều. Dụng thần đã yếu lại còn bị khắc chế thì chẳng khác gì, thậm chí còn tồi tệ hơn cả không có dụng thần, lúc đó phải nhờ dụng thần ở vận hoặc mong chờ và lưu niên để bổ cứu. Can ngày vượng tức thân vượng, hoặc ngược lại là thân nhược. Sự phán đoán thân vượng hay thân nhược lầ bước đầu quan trọng để tiếp tục phát triển các giai đoạn dự đoán phía sau.
Sự phán đoán cát hung của cả cuộc đời được bắt đầu từ đây.
Can ngày vượng bao gồm bốn mặt: Được lệnh, đắc địa, được trường sinh, được sinh và được trợ giúp.
* Được lệnh: Can ngày được vượng khí theo chi tháng khi rơi vào các cung: Trường sinh, Mộc dục,Quan đới, Lâm quan, và đế vượng
* Đắc địa: Can ngày gặp được trường sinh ở các chi còn lại – Với điều kện can ngày phải dương; gặp Lộc, Kình dương (khí gốc của can ngày tàng trong chi là tỷ hoặc kiếp, hoặc gặp mộ kho (can ngày dương gặp mộ kho là có gốc, can ngày âm là không có gốc hay vô khí)
* Được sinh: Can ngày được chính ấn hay thiên ấn của các chi khác trong tứ trụ tương sinh thì gọi là được sinh.
* Được trợ giúp: Can ngày và các can khác trong tứ trụ cùng loại gọi là gặp tỷ hòa hay kiếp tài trợ giúp thân, như thế gọi là được trợ giúp.
Trong mệnh cục của tứ trụ, muốn biết can ngày vượng hay không, trên mức độ lớn là phải xem can ngày theo lệnh tháng ở trạng thái như thế nào. Can ngày sinh vượng ở lệnh tháng là được lệnh, nhưng nếu không đác địa, không được sinh, không được trợ giúp thì tất sẽ bị khắc cho xì hơi, sự hao tổn lớ hơn phần được trợ giúp nên nhật chủ từ vượng có thể biến thành nhược.Tuy nhiên nếu can ngày rơi vào tháng suy, tức là không được lệnh tháng nhưng lại nhận được sự sinh trợ nhiều mà vượng thì can ngày không phải là nhược nữa.
14. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐOÁN THÂN VƯỢNG – NHƯỢC
“Hãy bắt đầu ừ những điều nhỏ nhất”
Đầu tiên là can ngày phải được lệnh, đó là điều quan trọng nhất để phán đoán thân vượng.
Thứ hai, dưới tiền đề can ngày được lệnh tháng, còn phải được một trong ba điều: đác địa, được sinh hoặc được trợ giúp, và những yếu tố đó cũng phải vượng tức có lực. Thì có thể khẳng định là thân vượng, nếu được cả ba điều thì thân quá vượng – Vượng đến cực độ
Thứ ba, trong trường hợp can ngày không được lệnh, nhưng lại có được hai diều trở lên trong số ba điều: được sinh, đắc địa, được trợ giúp, những yếu tố đó có lực mạnh thì cũng được xem là thân vượng, hoặc rất cường vượng.
Thứ tư, trong trường hợp tuy can ngày không được lệnh tháng và nó cũng chỉ được một trong ba điều được sinh, đắc địa, được trọ giúp, nhưng tam hợp cục hoặc tam hội cục trong tứ trụ là ấn cục sinh thân hoặc tỷ cục trợ giúp cho can ngày thì cũn được gọi là thân vượng
Thứ năm là trong trường hợp tuy can ngày không được lệnh tháng nhưng lại có được hai trong ba điều: đắc địa, được sinh, được trợ giúp mà hai điều đó lực lại mạnh thì vẫn được coi là thân vượng. Nhưng nếu trong các thành phần đắc địa, trường sinh, lộc, kình dương, mộ chiếm ít thì thành phần địa chi khắc tôi làm hao tán, xì hơi tôi sẽ nhiều. Can ngày sẽ rơi vào tình trạng nửa vượng nửa nhược, rất khó cân bằng, như thế rất khó tìm dụng thần, vận tốt xấu cũng khó lượng trước được. Trong trường hợp như thế, ta căn cứ thêm vào một vài điểm sau đây để lựa chọn:
a/ Nếu các ngũ hành hợp hóa của thiên can hoặc các ngũ hành hợp hóa của các địa chi là sinh phù, trợ giúp nhật chủ thì được xem là thân vượng, nếu khác chế thật chủ thì phải coi là thân nhược.
b/ Nếu bán hợp hay bán hội của địa chi, sinh phù hoặc trợ giúp nhật chủ thì được xem là thân vượng và ngược lại
c/ Nếu những khí khắc, là hao tán nhật chủ không đủ lực (không được lệnh tháng). Còn những khí sinh phù trợ giúp cho nhật chủ lại vượng địa thì gọi là thân vượng, ngược lại là thân nhược.
d/ Các can chi khắc chế, làm hao tán hoặc xì hơi mình, gặp xung hoặc được chế phục, bị hợp mất hoặc cách xa thì xem là thân vượng; ngược lai là thân nhược. Đối với các thành phần là các can chi được sinh nhiều hay ít cũng theo cách lý giải tương tự.
Số thành phần thiên can được trợ giúp là bao nhiêu cũng được hiểu theo nguyên lý này. Ví dụ, can ngày Giáp thân nhược được các thiên can khác là tỷ kiếp trợ giúp thì được xem là có trợ giúp, mức độ trợ giúp hữu ích là bao nhiêu thì phải xem nó có bị hợp làm giảm lực hay hợp làm tăng lực trợ giúp nhật chủ, tức là xem sự tăng hay giảm lực trợ giúp thực tế của tỷ kiếp…
Điều kiện để phán đoán thân vượng, nhược là sau khi có bản lĩnh về phán đoán, trên cơ sở nắm vững những điều kiện tiên quyết nên. Việc phán đoán thân nhược hay thân vượng là then chốt trong thuật suy đoán theo tứ trụ. Sự phức tạp của vấn đề là ở chỗ ngoài sự dự liệu từ can ngày, người dự đoán phải biết cân đong đo đếm tính tương hỗ lẫn nhau về hành khí trong tám chữ, để ước lượng sự hữu ích của các hành khí với nhau, không câu lệ rằng nó là sinh phù, trợ giúp, hay khắc chế hao tán thân cái nào tốt hơn cái nào. Bản lĩnh dự đoán cao hay thấp, đúng hay sai đều dựa vào năng lực của cá nhân người thực hành dự đoán. Đây là điều thật khó giảng giải, khó truyền thụ được uyển chuyển cho nhau. Nó là cái duyên và bản lĩnh của người học.
15. VƯỢNG SUY – SINH KHẮC CỦA MƯỜI THẦN
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Mười thần là chỉ Tôi – Tài – Quan – Ấn – Thực theo mười can lộ ra, trong đó bao gồm cả các can tàng trong địa chi. Mối quan hệ sinh khắc giữa chúng cũng tức là quan hệ sinh khắc của ngũ hành. Mười thần nghiêng về phân tích người và sự việc, ngũ hành nghiêng nghiêng về phản ánh mức độ khí chất bẩm sinh của con người. Cả hai cái bổ xung cho nhau, không được xem nhẹ bên nào, tuy rằng có lúc chúng được bàn chung hoặc có lúc được tách ra để bàn riêng.
Tương sinh của mười thần là: Tài sinh Quan sát – Quan sát sinh Kiêu Ấn – Kiêu ấn sinh Tỷ Kiếp của Nhật chủ – Tỷ Kiếp sinh Thương Thực và Thương Thực quay trở lại sinh Tài.
Tương khắc của mười thần là: Tài khắc Kiêu Ấn – Kiêu Ấn khắc Thương Thực – Thương Thực khắc Quan Sát – Quan Sát khắc Tỷ Kiếp tức Nhật chủ. Rồi Nhật chủ khắc tài. Đồ hình tương tự đồ hình sinh khắc chế hóa của ngũ hành vậy.
Sinh hoặc khắc của mười thần, không phải hễ thấy sinh là tốt, thấy khắc là xấu. Mệnh tốt hay xấu cũng không hẳn là lấy sinh hặc khắc để mà bàn.
Phàm sinh hay khắc, cho dù là âm dương hay ngũ hành đều có thể sinh có thẻ khắc. Ví dụ Giáp mộc có thể sinh Bính hỏa nhưng cũng có thể sinh Đinh hỏa. Giáp khắc Mậu Kỷ, nhưng giáp sinh Bính hỏa hoặc khắc Mậu thổ là dương sing dương hoặc dương khắc dương tương sinh hoặc tương khắc đồng tính thì lực lớn.
Phàm bàn về Mệnh, khi nói đến sinh khắc theo mười thần lộ ra, lực sinh hoặc khăc của chúng mạnh hay yếu (to hay nhỏ) là căn cứ vào sự sinh khắc hợp hóa của các thiên can và ngũ hành để định đoạt, tổng hợp giữa địa nguyên và nhân nguyên, giữa các thiên can mà không bàn đến xung.
Sự sinh khắc của mười thần cũng có quy tắc giống như quy tắc sinh khắc của âm dương ngũ hành – Quan hệ tương sinh thì theo tuần hoàn kề ngôi – Quan hệ tương khắc thì theo vòng tuần hoàn cách ngôi hình dưới.
MườI thần lộ ra trong tứ trụ, trong đó bao gồm mười thần của các can tàng trong địa chi. Sau khi xác định rõ can ngày có được lệnh, đắc địa, được sinh được trợ giúp hay ngược lại – Tức xác định thân nhược hay vượng được thể hiện rõ,nhưng cũng cần xác định được rằng vượng hay nhược đến mức nào ?
1/ Xem hai bên phải trái của can ngày theo những điều kiện ở trên xem can ngày đóng dưới địa chi nào, tưc là can ngày được chi ngày sinh trợ hay khắc chế, làm xì hơi hao tổn. tức là xem chúng là hỷ hay kỵ. Đồng thời còn phải xem can tháng can giờ cũng là hỷ hay kỵ, như thế mới có thể đo lường được mức độ hữu ích cho can ngày là được bao nhiêu. Nếu là hỷ thì đó là thân vượng, và nếu là kỵ thì đó là thân nhược. Việc tiếp tục xem sự hỷ kỵ nếu được nếu được hợp sinh hay hợp mất hỷ, hoặc bị xung khắc hoặc thiên khắc địa xung, hoặc bị khắc chế hay hình hại. Cuối cùng mới xét đến những can chi khác ở xa hơn nó là hỷ kỵ như thế nào tương tự đới với can ngày rồi tăng thêm hay giảm đi độ vượng suy của nhật chủ.
2/ Xem mức độ vượng suy của các can chi khác đến đâu ? Lầm lượt xem xét can năm can tháng can giở theo lệnh tháng rơi vào trạng thái nào trong 12 cung ký sinh. Xong xem các chi khác đóng dưới các can xem nó là hỷ hay là kỵ của tùng can trong tứ trụ. Nghĩa là tổng hợp mức độ vượng suy của Tài Quan Ấn Thực mới có khả năng xác định năng lực sinh trợ hay chế áp của các hỷ kỵ tới nhật chủ hoặc dụng thần.
3/ Cuối cùng là tổng hợp mối quan hệ. Nếu các can năm tháng giờ có lực mạnh, có quan hệ là làm tổn hao, chế áp nhật chủ thì nó làm cho nhật chủ có thể từ vượng trở thành nhược hoặc nhật chủ vốn đã nhược thành quá nhược. Mối quan hệ của tài quan là mối quan hệ tương sinh thực lực khắc chế nhật chủ. nhật chủ có đủ sức chịu đựng hay không đủ sức chịu đụng sự khắc chế hoặc làm tổn hao này.
Phương pháp ước lượng sự vượng suy của nhật chủ biến hóa trong vòng 60 giáp tý có tới khoảng 520.000 dạng thức có thể xảy ra theo tứ trụ. Chúng ta phải nắm vững và thuần thục phép cân bằng khí của nhật chủ theo 10 thần với mối quan hệ sinh phù hay áp chế để diều hầu cân bằng cho tứ trụ để tìm ra phép luận đoán chính xác.
16. CÔNG NĂNG CỦA MƯỜI THẦN
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Công năng của Chính Quan
Chính quan là cái khắc chế tôi (nhật can). Can dương gặp can âm hoặc can âm gặp can dương là khắc. Chức năng của Chính Quan là quản những điều tốt, ví dụ đối với con người phải chịu sự ràng buộc và phải tuân thủ Pháp luật của nhà nước. Chính quan nói chung được coi là cát thần.
Năng lực phù trợ hay áp chế của Chính quan là bảo vệ Tài, sinh Ấn, áp chế Thân (nhật chủ), khắc chế Kiếp. Thân cường Tài nhược thì tốt nhất là có Chính quan để bảo vệ Tài. Thân cường Ấn nhược thì chính Quan sẽ sinh Ấn. Nhật can cường vượng thì chính quan sẽ hạn chế. Nhật chủ cường vượng, Tỷ Kiếp nhiều thì chính quan sẽ khắc chế Kiếp.
Trong tứ trụ được hiển thị chung bời một chữ QUAN
Công năng của thất sát
Thất sát là cái khắc chế tôi. Dương gặp dương, âm hoặc âm thì khắc. Chức năng của thất sát là chuyên tấn công Nhật chủ. Nếu nhật chủ vô lễ thì bị khắc chế nên nhật can bị tổn thương. Vì vậy nếu nó n bị khắc chế, tức có thương quan thực thần chế ngự thì gọi là thiên quan, khi không có chế ngự thì gọi là Thất sát – Thất sát nói chung được coi là hung thần.
Năng lực sinh phù hay chế áp của thất sát là làm tổn hao Tài, sinh Ấn, công phá Thân, khắc chế Kiếp. Nhật can cường vượng mà tài yếu thì Thất sát là tổn hao Tài. Nhật can Cường vượng mà Quan Ấn yếu thì nó phò trợ quan, sinh Ấn. Ấn Quan yếu tài cường vượng thì thát sát công phá thân. Nhật can mạnh mà Kiếp yếu thì thất sát khắc chế Kiếp
Trong tứ trụ được hiển thị chung một chữ SÁT
Công năng của chính tài, Thiên tài
Thiên tài và Chính tài là cái bị tôi khắc chế. Chính tài là can dương gặp nhật can âm hoặc can âm gặp nhật can dương là khắc. Thiên tài là dương gặp dương, âm gặp âm khắc.
Chức năng của chính tài, thiên tài, là vật dưỡng mệnh, người người cần có, nhưng không phải ai ai cũng có được, xưa nay đều như thế. Chính tài, thiên tài nói chung được xem là cát thần.
Năng lực phù trợ hay chế áp của tài tinh là sinh Quan, làm xì hơi thương thực, áp chế Kiêu thần. làm hại Chính ấn. Nhật can vượng mà Quan Sát nhược thì Tài sinh Quan Sát. Nhật can vượng mà kiêu thần vượng thì Thiên tài chế áp Kiêu thần. Nhật can vượng mà chính ấn vượng thì chính tài làm hỏng chính ấn.
Trong tứ trụ được hiển thị chung là TÀI, cũng có thể hiển thị rõ là Chính tài hoặc Thiên tài
Công năng của Thiên ấn, Chính ấn
Thiên ấn và chính ấn là cái sinh tôi. Chính ấn là can dương gặp can ngày âm – Can âm gặp can ngày dương thì sinh. Thiên ấn là can dương gặp can ngày dương hoặc can âm gặp can ngày âm thì sinh.
Chức năng của thiên chính ấn là nguồn khí của tôi, như cha mẹ sinh ra tôi. Chính ấn nói chung là cát thần, thiên ấn nói chung là hung thần. Thiên ấn gặp thực thần thì sẽ cướp đoạt nên gọi là kiêu thần.
Năng lực phù trợ hay chế áp của chính ấn thiên ấn là sinh thân, là xì hơi quan sát, chống lại thương thực. Nhật can nhược mà quan sát mạnh thì ấn tinh là xì hơi quan sát và sinh thân. Nhật can yếu mà thực thương mạnh thì Chính ấn chống lại thương thực
Trong tứ trụ được hiển thị chung là Ấn và Kiêu
Công năng của Thương quan, Thực thần.
Thương quan, Thực thần là cái do tôi sinh ra. Thương quan là dương gặp can ngày âm hoặc âm gặp can ngày dương là sinh. Thực thần là dương gặp can ngày dương hoặc âm gặp can ngày âm là sinh.
Chức năng của Thương quan, Thực thần. Thương gặp Quan thì khắc, ngoài trường hợp nhật can thuận theo đạo lý (luật pháp), nói chung nó được coi là hung thần. Thực thần gặp Sát thì có thể chế ngự làm cho nhật can được yên ổn không bịn ti họa nên nói chung được coi là cát thần.
Năng lực phù trợ hay áp chế của thương thực là làm xì hơi thân, sinh tài, đối địch với thất sát, làm tổn thương quan. Thân vượng mà tài quan nhược thi thực thần sinh tài, thân nhược mà quan sát vượng thì thực thần sẽ đối địch với thất sát thương làm tổn hại quan.
Trong tứ trụ được hiển thị chung là Thương hoặc Thực.
Công năng của Tỷ Kiếp
Tỷ kiếp là cái cùng vai với tôi. Kiếp tài là dương gặp can ngày âm hoặc âm gặp can ngày dương. Ngang vai (Tỷ) là dương gặp dương hoặc âm gặp âm.
Chức năng của tỷ kiếp là đối địch của Tài. Nếu Nhật can vượng nói chung được coi là hung thần
Năng lực phù trợ hay chế áp của Tỷ Kiếp là: Giúp thân, phù trợ quan sát, hóa xì hơi kiếp đoạt tài. Nhật can nhược có tỷ kiếp giúp thân. Nhật can nhược có tỷ kiếp phù trợ quan sát, nhật can nhược có tỷ kiếp thì không sợ bị xì hơi. Nhật can can nhược có tỷ kiếp thì có thể đoạt được tài.
17. TÂM TÍNH CỦA MƯỜI THẦN
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Các thiên can lộ ra mười thần, trong dự đoán còn được hiểu là thiên tính lộ ra, giống nhưng tính chất của ngũ hành đại biểu cho tính của con người. Các tài tinh quan tinh, ấn tinh lộ ra trong thiên can hoắc các can tàng trong địa chi đều là những tiêu chí về sự sinh khắc của sự vật, sự việc (các can tàng tron địa chi thì được coi là ẩn chư không coi là lộ ra). Trong mệnh cục của tứ trụ, tôi đã khắc được anh thì không còn lực để khắc “nó”, nên “nó” sẽ sinh thoát (xuất hiện). “Nó” này là đại biểu cho tâm tính xuất hiện sau khi anh bị khắc, bị phá hại. Nó trong tứ trụ đóng vai trò gì ? Có thể là Nhật can, cũng có thể là các thiên can khác. Ở đây bàn về tâm tính của “nó” không phải từ ý đồ muốn bảo vệ cho tâm tính của nhật chủ mà chỉ là khi sự cân bằng của tứ trụ xuất hiện bên này khắc bên khác, bên khác vì thế không có lực để khắc bên thứ ba, nên bên thứ ba được phát triển, và vì thế tâm tính của nó được lộ ra.
Rõ ràng bên thứ ba đã được sinh thoát ra nên trong sự cân bằng của tứ trụ, nó phải là bên có sức sống. Ví dụ: Thương quan vì bị phá hoại (khắc) nên không khác nổi Chính quan, do đó Chính quan có cơ hội xuất hiện. Cái khắc Thương quan ngoài nó bị hình xung hợp ra thì chủ yếu là Chính ấn. Chính quan nhờ thương quan bị khắc chế mà xuất hiện, mối quan hệ phù trợ hay áp chế của nó đối với nhật can tất nhiên sẽ đóng một vai trò chủ đạo là tốt hay xấu, trên cơ sở đó mà xác định cát cách hay bại cách của tứ trụ.
Mối quan hệ của tâm tính mười thần là : “Phá thì Lập”. Ấn khắc Thương, Thương không khắc được Quan – Tâm tính Chính quan xuất hiện. Kiêu đoạt Thực, Thực không chế ngự được Sát – Tâm tính Thất sát xuất hiện. Kiếp tranh Tài, Tài không làm tổn thất được Ấn – Tâm tính Chính ấn xuất hiện. Tỷ đoạt Tài, Tài không khắc được Kiêu – Tâm tính Kiêu thần xuất hiện. Thương khắc Quan, Quan không chế ngự được Kiếp – Tâm tính kiếp tài xuất hiện. Thực chê áp Sát, Sát không chế ngự được Tỷ, nên tâm tính Ngang vai xuất hiện.
Tài làm tổn ấn, Ấn không khắc được thương – Tâm tính Thương quan xuất hiện. Tài áp chế Kiêu, Kiêu không đoạt được thực – Tâm tính thực thần xuất hiện. Quan khắc Kiếp, Kiếp không phá được Tài Tâm tính Chính tài xuất hiện. Sát Chế áp Ngang vai, Ngang vai không kiếp được Tài – Tâm tính của Thiên tài xuất hiện.
Ví dụ: nếu Nhật can vượng, can năm là Tài, can tháng là Ấn, can giờ là Thương. Nếu tài có đủ lực thì có thể khắc chế được Ấn, Ấn không có lực để khắc chế Thương nữa, bản thân nhật chủ vượng lại không bị tổn hao nên sinh phù Thương – Tâm tính Thương quan lộ rõ là điều chắc chắn.
Người thương quan lộ rõ thì tâm tính hiên ngang, thanh tao, không sợ quỷ thần, nếu thân vượng thì tính nóng gấp đến độ hung hăng, dám chửi cả quỷ thần., người này tính nết xấu, bề trên không dám đụng đến nó, kẻ tiểu nhân thì sợ hắn mà lánh xa. Thương quan trong mênh cục của tứ trụ này nhờ có thân vượng, nó là hỷ thần của dụng thần (tài tinh). Khi hành đến vận tài thì phú quý tự nhiên đến. Nhưng đối với người thân nhược thì tính tình vẫn là Thương quan, chỉ có điều không ghê gớm bằng người thân vượng mà thôi, mức độ hung hăng giận dữ giảm đi, nhưng khi nổi cơn thì cũng làm nhiều người khiếp sợ.
Có người từ khi tuổi nhỏ đã có bản lĩnh kinh doanh, cho dù văn hóa của họ rất tấp, nhưng tính toán rất nhanh, khá chuẩn làm nhiều người nể phục. Loại người đó trong mệnh cục lộ rõ tâm tính của Chính tài. Theo mệnh lý mà nói, Tài vượng thì khắc Ấn, Ấn chủ về Văn, nên người tài vượng thì văn hóa ít, không cao. Loại người này không ham đọc sách, đi làm kiếm tiền rất sớm. Đó là vì quy luật Tài khắc ấn chỉ dạng người thân nhược. Người thân vượng có thể thắng tài, nếu thân vượng tài ít thì không hành nghề buôn bán được, nhưng ấn vượng lại học giỏi nên hy vọng khắc ấn để tránh khỏi kiếp tài. Tài thấu có ý nghĩa là khảng khái, phong lưu nhưng hay hoang phí. Nói chung thân và Tài ngang nhau thì tài là dụng thần. Chúng ta nên quan sát từ hiện tượng này ở ngoài xã hội để kiểm nghiệm thêm trong quá trình nghiên cứu học thuật.
TÂM TÍNH CỦA CHÍNH QUAN
Chính quan đại biểu cho chức quan, chức vụ thi cử bầu cử, học vị danh dự, địa vị. Phụ nữ thì đại biểu cho tình cảm với chồng và đường con cái. Nam giới đại biểu cho đường tình cảm với vợ.
Tâm tính của Chính quan là chính trực, có tinh thần trách nhiệm, đoan trang nghiêm túc, làm việc có khoa học, có đầu có cuối và nghiêm túc. Song dễ bảo thủ cứng nhắc, thái quá lại trở thành người không kiên định.
TÂM TÍNH CỦA THIÊN QUAN
Thiên quan đại biểu cho chức vụ về quân cảnh han hành pháp, tư pháp, đại diện cho ti cử bầu cử. Nữ cũng là tình cảm với chồng, với con cái, nam giới đại biểu cho tình cảm với vợ và con cái.
Tâm tính của Thiên quan là hào hiệp năng động, thiến thủ, đại diện cho sự uy nghiêm, nhanh nhẹn. Nhưng dễ bị kích động. Thái quá sẽ trở thành ngang ngược thậm chí sa vào sự trụy lạc
TÂM TÍNH CỦA CHÍNH ẤN
Chính ấn đại biểu chi chức vụ, quyền lợi, học hành, ngề nghiệp, học thuật, sự nghiệp, danh dự, địa vị, phúc thọ và đại biểu cho tình mẹ
Tâm tính của chính ấn là thể hiện sự thông minh, lòng nhân từ, không tham danh lợi, thể hiện sự chịu đựng nhung vì thế mà ít tiến thủ. Thái quá thành chậm chạp trì trệ.
TÂM TÍNH CỦA THIÊN ẤN
Thiên ấn đại biểu cho quyền uy trong ngề nghiệp, năng lực trong nghệ thuật, biểu diễn diễn xuất, y học, luật sư, tôn giáo kỹ thuật , nghể tự do, hoạt động dịch vụ, còn thể hiện tình mẹ kế (dì ghẻ).
Tâm tính của Thiên ấn là tinh thông tay nghề, phản ứng nhanh nhạy, nhiều tài nghệ, nhưng dễ cô độc, thiếu tình cảm, thái quá tì ích kỷ, ghẻ lạnh.
TÂM TÍNH CỦA NGANG VAI
Ngang vai đại biểu cho tay chân, cấp dưới hoặc đồng nghiệp, cùng phe phái, tranh lợi đoạt tài, khắc vợ khắc cha. Nữ đại biểu cho tình tình chị em. Nam đại diện cho tình aanh em.
Tâm tính của ngang vai là chắc chắn, cương nghị, mạo hiểm hoặc lòng dũng cảm, tính tiến thủ, nhưng dễ cô độc, ít hòa nhập, có thể đơn côi.
TÂM TÍNH CỦA KIẾP TÀI
Kiếp tài cũng đại diện cho tay chân cấp dưới hoặc bạn bè. Còn đại biểu cho sự hao tổn tài, bị đoạt vợ, khắc cha, hay tranh giành quyền lợi, thích lang thang. Nữ đại diện cho tình anh em, Nam đại biểu cho tình chị êm.
Tâm tính của Kếp tài là Nhiệt thành thẳng thắn, có ý chí và kiên nhẫn. Phấn đấu bất khuất, nhưng dễ thiển cận mù quáng, thiếu lý trí, thái quá hay manh động liều lĩnh.
TÂM TÍNH CỦA THỰC THẦN
Thực thần đại biểu cho phúc thọ, dáng người, về hưu, lộc. Nữ đại biểu cho tình cảm với con gái. Nam đại biểu cho tình cảm với con trai.
Tâm ính của thực thần là ôn hòa, rộng rãi với mọi người, hiền lành, thân mật, nhưng không thực bụng dễ biểu hiện bề ngoài, tài ẩn thì giả tạo.
TÂM TÍNH CỦA THƯƠNG QUAN
Thương quan đại biểu cho việc bất lợi cho chồng và cho người nhà, là biểu hiện cảu việ thất học, mất quyền chức hay mất ngôi. Thể hiện việc thi cử khó khăn, khó trúng tuyển. Nữ đại diện cho tình cảm với con trai. Nữ đại diện cho tình cảm với con gái.
Tâm tính của thương quan là thể hiện sự thông minh hợt bát, tài hoa dồi dào, hiếu thắng và dễ tùy tiện, thiếu sự kiên nhẫn kiềm chế, không muốn sự ràng buộc. Thái quá thì lại là kẻ tự do vô chính phủ.
TÂM TÍNH CỦA CHÍNH TÀI
Chính tài đại biểu cho tài lộc, sản nghiệp, tài vận tiền lương, tình cảm với vợ.
Tâm tính của chính tài là cần cù, tiết kiệm, chắc chắn thật thà, nhưng đôi khi có thể cẩu thả, thiếu tính tiến thủ. Thái quá lại là người nhu nhược, không có tài năng.
TÂM TÍNH CỦA THIÊN TÀI
Thiên tài đại biểu cho của riêng, trúng thưởng, sự phát tài nhanh, thể hiện sự vượt trội trong cờ bạc. đại diện cho quan hệ tình cảm với vợ lẽ.
Tâm tính của Thiên tài là khảng khái trọng tình, nhạy bén lạc quan, phóng khoáng
Nhưng thái qua lại trở thành ba hoa, thiếu sự kìm chế thậm chí phù phiếm
Trên đây là bàn về mối quan hệ “phá thì lập”. Nhưng có một loại “không phá cũng lập”, tức là một thiên can nào đó vượng nhưng không phá hại, như nhật chủ có nhiều tỷ kếp nhưng mệnh không có quan tinh tức là tỷ liếp không bị khắc chế thì tâm tính của Ngang vai lộ rõ – Nó tự độc vượng và tự lập.
18. VƯỢNG SUY CỦA QUAN – SÁT
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Chính quan
Chính quan là cái khắc tôi. Chính quan có nghĩa là quang minh chính đại. Quan tức là quản, là tự ràng buộc mình để làm điều tốt.
Chính quan thấu ra không có thiên quan (thất sát) thì thanh cao tinh túy. Khi thân vượng thì rất tốt. Nếu chính quan quá nhiều là sự khắc chế quá nhiều, sự trói buộc mạnh mẽ thì trở thành nhu nhược, không có năng lực, hơn nữa quan nhiều là bị sát, chủ về cuộc sống gia đình không đầy đủ, tiền đồ học tập gặp nhiều trắc trở, nếu không có Ấn Kiêu hóa giải hoặc cứu trợ – Quan sinh Ấn (quan xì hơi ở Ấn) – Ấn sinh thân thì càng có hại. Chính quan sợ nhất là gặp thương quan – Là họa trăm đường đến. Nhưng cũng có trường hợp Chính quan nhiều mong gặp được Thương quan.
Quan tinh gặp lệnh tháng ở trường sinh, mộc dục, quan đái, lâm quan, đế vượng lại không bị hình xung, không, phá thì cấp quan sẽ cao, thích hợp cho những người công chức. Nếu gặp suy bệnh tử mộ tuyệt thì rất kém gặp thai dưỡng thì tạm được. * Chính quan xuất hiện ở trụ năm: người mệnh cục trụ năm gặp chính quan là nhờ âm đức tổ tiên lớn. Trụ năm chỉ lúc tuổi còn nhỏ nên sớm có ý chí, con đường học hành tốt. Đó có nghĩa là nhân tố tiên thiên tốt. Song còn phải phối hợp với sự cố gắng của các vận trình để tổng hợp. Nếu tiên thiên là người có khả năng học tập nhưng vận trình không tốt thì con đường học tập thi cử bị trắc trở. Người như thế thường đế tuổi trung niên, thậm chí tuổi cao mới có cơ hội đỗ đạt hay thành đạt. Can chi của trụ năm là chính quan nếu không bị hợp mất hoặc không gặp kỵ là hiển thị người đó xuất thân trong một gia đình tượng đối, ví dụ là gia đình quan chức hoặc có địa vị trong một vùng. Đồng thời cũng biểu thị bản thân người đó cũng có công danh địa vị.
* Chính quan xuất hiện trên trụ tháng: Can tháng hoặc chi tháng gặp được quan tinh xuất hiện, đó là người con được cha mẹ nuông chiều, cuộc đời ít khó nhọc. Là người chính trực, có tinh thần trách nhiệm với người khác, trọng chữ tín nghĩa, học hành công danh có kết quả. Trụ tháng có cung phụ mẫu là người có nhiều anh em có phúc lộc và công danh.
* Chính quan xuất hiện trên trụ ngày: Quan tinh đóng ở trụ ngày hiển tgij người đó tông minh mưu lược, có tài ứng biến. Thân vượng lại gặp được Tài thì phát đại phúc. Đối với nam thì địa chi ngày là vợ là gặp được hỷ quan, vợ đơn trang hiền hậu. Đối với nữ trụ ngày gặp quan là gặp được chồng quý.
* Chính quan xuất hiện trên trụ giờ. Can giờ là con trai – Chi giờ là con gái. Trụ giờ có chính quan chủ về con cái hiếu thuận, bản thân cuối đời được hưởng hạnh phúc.
Hỷ quan ở đây chỉ thân và quan tinh tương đương, không đến nỗi bị khắc hay áp chế, như thế thân có thể thắng quan. Quan là lộc nên có công danh, thành đạt. Điều bạn đọc cẩn thấu ró là Quan là hỷ hay kỵ của thân chủ.
Vượng suy của Thiên quan
Thiên có nghĩa là không chính hoặc không phải là chính thống. Quan có nghĩa là quản. Mệnh cục có thực thần và thương quan chế ngự là thiên quan, không có chế ngự thì gọi là thất sát. Để tiện sắp xếp trong tứ trụ, thông thường người ta hay hiển thị là thất sát. Mệnh cục đã gặp thiên quan thi không nên gặp chính quan. Người có thực thần thương quan chế ngự chủ về túc kế đa mưu, có quyền uy. Thực thần chế sát, thương quan khắc sát. Hợp sát không nên nhiều vì như thế không còn là quý mà trở thành thấp hèn. Cho nên tứ trụ có thất sát thì chỉ khi thân sát tương đương thì mới là tốt.
Thân vượng, sát nhược, tài tinh vượng mới là mệnh tốt. Ngược lại thân nhược, sát vượng lại còn gặp tài tinh thì nghèo đói và nhiều tai ách, trầm trọng hơn thì có thể là tai họa sát thân. Đã có thiên quan thì không nên gặp chính quan, vì như thế là gặp quan sát hỗn tạp, dễ mắc họa lao tù hoặc kiện tụng, nghịch nhiều thuận ít, mọi việc khó thành hoặc trở thành kẻ tiểu nhân. Vì vậy tốt nhất là thực thần thương quan hoặc được chế ngự, hoặc hợp mất một quan, hoặc một sát để giảm bớt điều xấu. Thân nhược, sát vượng thì phải dựa vào quan ấn để hóa giải. Nếu trong tứ trụ thân và sát ngang nhau, Sát Ấn phùng sinh là chủ về công danh hiển đạt, sự nghiệp phát triển, văn võ song toàn, quyền uy nổi tiếng. Có sát mà không có ấn là có lực mà không oai phong, trung hậu đa tình, ít vui. Sát hặc quan nhiều khắc trụ ngày thì không tốt, chủ về tính cách nhu nhược, không có năng lực, không gặp tai nạn thì chết yểu, hoặc cơ thể chân tay có tật. Thiên quan ở trường sinh tới đế vượng thì vinh hoa phú quý. Thiên qua ở tử mộ tuyệt thì tiền đồ học hành trắc trở, quan lộc tổ thất.
— Thiên quan xuất hiện ở trụ năm: Con đầu nếu không phải là trai thì nó cũng đã có anh hoặc chị, xuất thân trong gia đình nghèo khó. Nếu có chế thì người đó có chức vụ và nổi tiếng. Thân nhược không có chế thì là người xuất thân trong gai đình đói khổ.
— Thiên quan ở trụ tháng: Can năm và can giờ có thực thần, thương quan chế ngự thì đó là quý mệnh.
— Thiên quan xuất hiện ở chi ngày: Người đó phần nhiều lấy được vợ (hoặc chồng) cương nghị quật cường, tiết tháo. Nếu không có thực thần chế ngự thì vợ chồng không hòa thuận, nếu gặp xung thì phần nhiều là gặp tai họa hoặc bệnh tật. khi có thực thần chế ngụ hoặc gặp được hợp để hóa thì có sự hòa giải.
— Thiên quan xuất hiện ở trụ giờ: là kỵ thần, phần nhiều con cái không hiếu thảo. Trong tứ trụ có thực chế ngự thì lại sinh được đứa con phú quý. Chi giờ chế ngự can giờ, Nhật nguyên lại vượng, lại có tài tinh, ấn tinh không bị xung phá đó là mệnh đại phú quý, là người nắm quyền tới cấp tướng (hoặc tương đương), là người có uy danh nổi khắp một vùng.
19. ẤN TINH
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Ấn tinh có tính chất che chở và bảo vệ, phù trì và bao dung, học tập và hấp thu. Ấn tinh là lực lượng “sinh và phù trợ cho bản thân mình”. Xét trên mối quan hệ xã hội, là người hướng dẫn và giúp đỡ, chăm sóc và quan tâm bảo vệ bản thân ta, có “địa vị lớn hơn bản thân ta” hoặc ở các phương diện khác có quan hệ với mình giống như tính chất trên đều thuộc phạm vi của Ấn tinh. Do đó, người đại diện cho ấn tinh là cha mẹ chú bác, cô dì, giáo viên, bề trên, là huấn luyện viên, là tăng ni cha đạo, là bậc hiền triết thiện sỹ. Chính ấn là lực lượng sinh trợ nhưng khác tính chất với nhật can. Lực sinh trợ của nó là sự tận tâm vô điều kiện. Thiên ấn là lực lượng sinh trợ có cùng tính chất với nhật can, lực sinh trợ của nó hư vô, không thực hoặc thường có điều kiện. Do đó, chính ấn đại diện cho người tận tâm giáo dục và có năng lực chỉ đạo, có thể giúp mình vô điều kiện. Thiên Ấn đại diện cho người không tận tâm giáo dục hoặc không có năng lực chỉ đạo, giúp đỡ mình luôn có điều kiện
Người có mệnh ấn tinh không tách khỏi người mẹ hoặc bề trên là nữ giới, giống như trẻ em được mẹ cưng chiều, cơm mang tận miệng, không biết tự mặc quần áo. Do đó mệnh này có nhiều khí “quý nhân”. Từ nhỏ được cưng chiều sẽ thành thói quen lười nhác, làm việc đầu voi đuôi chuột, làm việc gì cũng cần có người khác thúc dục. Kiểu người này giống như nhân vật A đẩu trong “Tam quốc diễn nghĩa”, nhu nhược yếu mềm, giống như đứa trẻ không thể trưởng thành, thiếu thực tế, không có tinh thần trách nhiệm, không có khả năng sáng tạo, mất tính cạnh tranh, không theo đuổi vật chất, phù hợp với tôn giáo, dễ béo phì hơn người bình thường.
CHÍNH ẤN
Chính ấn đại diện cho người mẹ và tất cả bề trên là nữ giới. Do chính ấn là sinh trợ bản thân mình nên người có mệnh chính ấn giống như đứa trẻ lười nhác, thường hay ngủ. Kiểu người này có khả năng khơi gợi tình mẫu tử của người khác mà không biết tự giác chăm sóc bản thân và mọi người. Trong cuộc sống, họ thường được sự trợ giúp, chuyển hung thành cát. Do đó người mẹ thường có tâm từ bi, là nội hàm tính cách của chính ấn, nên tận sâu trong nội tâm của kiểu người này thường có ước muốn “thế giới hào bình, mọi người vui vẻ, khỏe mạnh”
Họ thường dùng sự lương thiện hài hòa làm xuất phát điểm để đối đãi với người và sự vật khác, hiểu nguyên tắc “dùng sức cảm hóa”, tự mình làm gương để người khác noi theo mà không phải dùng biện pháp lấn át hay áp đặt. Do đó, mọi người luôn muốn tâm sự và giãi bày những khó khăn, khúc mắc trong lòng với họ. Họ có khí chất, tư tường mạnh mẽ, có văn hóa, da trắng, tướng mạo hiền hậu. Tuy nhiên suy nghĩ có phần cố chấp, kiên trì theo ý kiến của mình mà không để tâm đến quan điểm của người khác. Do khó trao đổi, quá cứng nhắc nên dễ ảnh hưởng đến quan hệ giao tiếp. Chính ấn cũng đại diện cho quyền lực, giống như sau khi đóng dấu mới được tính hiệu lực
Tính cách của chính ấn là trọng tình cảm, thích đọc sách, trung hậu thật thà, thiếu cảm xúc, khả năng linh hoạt và dung hòa. Biết điểm dừng, có tu dưỡng, không tham danh lợi, không thích thay đổi, thiếu chí tiến thủ, luôn khép mình, nghĩ cho người khác, không tranh đoạt quyền lợi, có thể mang đến an toàn và phúc khí. Ý thức tự bảo vệ mạnh, không dám đấu tranh với thế lực hung ác, tích cực đối với những việc từ thiện. Mệnh có quá nhiều chính ấn thường thiếu tinh thần độc lập
THIÊN ẤN
Thiên ấn đại diện cho tất cả các bậc bề trên là nữ giới có thể chăm sóc bản thân mình. Người phụ nữ có thể thay thế mẹ, ví dụ mẹ kế, dì. Người lớn lên dưới sự chăm sóc của mẹ kế luôn sớm trưởng thành, dễ hình thành lòng nghi kỵ trong các mối quan hệ. Trong mắt họ không nhìn thấy cái tốt, cái thân thiện của người khác, luôn nghi ngờ sự quan tâm của người khác, dễ cảm thấy mình bị thiệt thòi, dẫn đến vô tình vô nghĩa. Điểm này vừa đúng tương phản với chính ấn. Chính ấn ngây thơ lạc quan, tin tưởng vào tương lai. Thiên ấn ngược lại, luôn nghi ngờ và có phần bi quan trước tương lai
Thiên ấn còn gọi là kiêu thần, tính tình cô lập, không tình nguyện cống hiến, bàng quan trước thời cuộc, nghiêm túc khiến người khác khó hiểu, tạo cảm giác khó tiếp cận, thường không hòa hợp với người khác. Tài năng thiên về sáng tạo, khả năng học tập và lĩnh hội tốt, mẫn cảm đối với sự vật, giỏi làm điều tra, tình báo, trinh sát. Thích hợp phát triển theo các lĩnh vực như tôn giáo, thuật số kỳ bí, kỹ nghệ đặc thù. Mệnh nữ có nhiều thiên ấn không có duyên với con cái.
Họ thường có tâm lý bất an, cô lập, thích suy nghĩ theo hướng ngược lại hoặc khác lạ so với người khác. Biết nhìn nhận và đánh giá chính xác, có khả năng nhìn sắc mặt để hành sự, phản ứng nhanh nhạy, năng lực học tập tốt, không theo quy tắc thông thường mà thường có kiến giải riêng. Thích hoạt động mang tính kích thích, mới mẻ, hay thay đổi, dùng sự tinh quái khôn khéo để lấy lòng mọi người. Dùng logic khác với nhiều người để có được sự chú ý. Mục dích là không để người khác hiểu suy nghĩ của họ. Nhạy cảm, có thể hiểu thấu tâm tình người khác. Đây không nhất định là việc tốt vì thiên phú này sẽ khiến họ không coi trọng người khác, tự cho mình là đúng, cô độc, từ đó phá hoại quan hệ giao tiếp. Họ dường như bất chấp tất cả, như hóa thân của chính nghĩa. Họ vừa chính vừa tà, người cùng chiến tuyến cho rằng họ có bản lĩnh, không quan tâm tới đàm tiếu của người khác, những người không cùng chiến tuyến sẽ thấy họ khẩu phật tâm xà, không giống ai, không theo luân thường đạo lý
20. THỰC THẦN VÀ THƯƠNG QUAN
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Thực thương có tính chất biểu hiện, phát huy, sự lưu loát, sáng tạo và hao tiết. Thực thương là “lực lượng được mình sinh trợ”. Xét từ mối quan hệ xã hội, là người được nuôi dưỡng giáo dục, ủng hộ giúp đỡ, chăm sóc và chỉ dẫn, được quan tâm bảo vệ, mình có địa vị lớn hơn họ, hoặc ở các phương diện khác có quan hệ với mình giống như tính chất trên đều thuộc phạm vi của thực thương. Do đó người đại diện cho thực thương là con cháu, hậu bối, học sinh, đồ đệ, thậm chí còn là người già trẻ nhỏ, người cô độc, cô quả. Thực thần là lực lượng tiết hao cùng tính chất với nhật can, lực tiết hao lâu và chậm. Thương quan là lực lượng tiết hao khác tính chất với nhật can, lực tiết hao ngắn và nhanh. Do đó, thực thần đại diện cho người có ngôn từ hàm xúc, thái độ ôn hòa, tốc độ tiếp thu kiến thức chậm nhưng khá kiên trì nhẫn nại. Thương quan đại diện cho người có ngôn từ thiếu tính hàm xúc, vội vàng, tiếp thu nhanh nhưng thiếu nhẫn nại
THỰC THẦN
Dục vọng, ham muốn biểu hiện, nhu cầu tình dục cao, biết tự thỏa mãn với những gì mình có, lạc quan, đam mê tìm hiểu, dễ nổi trội trong lĩnh vực âm nhạc, mỹ thuật và vũ đạo, nhiếp ảnh. Thích ăn, có đồ ăn dễ thương lượng. Làm việc không huênh hoang, không để ý đến khen ngợi người khác, chỉ lặng lẽ hy vọng được tán đồng, không giả dối, không công kích, luôn muốn theo đuổi sự hoàn mỹ, không cho phép tác phẩm của mình có tỳ vết
Ưu điểm là lạc quan, tin tưởng nhưng do quá lạc quan sẽ dẫn đến thiếu chí tiến thủ và không cầu tiến. Họ thích tự mình làm, tự mình hưởng thụ. Thích hợp với các công việc mang tính sáng tạo cá nhân và không thích hợp làm việc theo nhóm. Điều này bắt nguồn từ khí chất ưu nhã hiếu học, ở nam giới rõ nét hơn nữ giới.
Thực thần luôn tự thỏa mãn với những gì mình có, rất lạc quan, tấm lòng rộng mở, cơ thể béo mập, hỷ nộ ai lạc dễ biểu hiện ra ngoài, không giữ được tâm sự trong lòng, thích đàm luận. Khi thực thần là dụng thần, hệ thống tiêu hóa tốt, khỏe mạnh, là người thông minh, đa tài đa nghệ, diện mạo tuấn tú. Nhật chủ yếu mà thực thần mạnh chủ về cả đời bệnh tật, thiếu tâm tiến thủ, không muốn sáng nghiệp, say sưa với vẻ đẹp hình thức mà quên đi cuộc sống thực tế
THƯƠNG QUAN
Khác với thực thần, thương quan không xem xét hay để tâm tới ý kiến người khác. Họ thích phê phán, lời nói sắc sảo, không khách khí, thường thẳng thắn, không thích nói nhiều. Dễ nhận ra khuyết điểm và thiếu xót của người khác. Do đó trong mệnh của các nhà bình phẩm lớn thường có thương quan. Hiếu thắng, tính công kích mạnh, lấn át, thích biểu hiện, khả năng biểu cảm phong phú, đa tài đa nghệ, lập dị, cá tính thoải mái, thích mới ghét cũ, cũng mong muốn được tán đồng. Nếu nói Thực thần là người đứng trong cánh gà, thì thương quan chính là người đứng trước sân khấu. Họ luôn muốn được thể hiện mình, hy vọng được chú ý, thích nổi trội, sợ người khác không biết dến sự tồn tại của mình. Họ rất nhanh trở thành tiêu điểm được chú ý. Tiếp thu nhanh, học một biết mười, phản xạ tốt, thích thử nghiệm
Thích biểu hiện, kiên trì quan điểm bản thân, có tinh thần khai thác nghiên cứu, không thích bó buộc, thích tự do biến hóa. Địa vị cao hơn người khác thì hà khắc nghiêm túc. Địa vị thấp thường không tuân thủ nguyên tắc.
Thực Thương là chỉ tài hoa phát tiết ra ngoài. Khi phát tiết thường ngạo mạn tự kiêu, coi thường người khác. Thực thần chủ về trầm mặc, tinh thần chuyên nhất. Thương quan coi trọng phát huy, bác học giỏi giang nhưng không tập trung khi học. Thực thần thường chú tâm tới lĩnh vực hứng thú. Thương quan lĩnh vực gì cũng muốn học. Họ có nhiều sáng kiến, khả năng tiếp thu cao, hành vi nhanh. Tuy nhiên thiếu kiên trì mà chỉ nhiệt tình nhất thời, có thể chuyên sâu vào một lĩnh vực và có nhiều thành tựu trong lĩnh vực này. Thương quan thường không nhìn nhận rõ thực lực của mình, tư tưởng tiêu cực thái quá. Khi hành động không được tán thành họ thường bi quan. Thường làm mất lòng người khác, dẫn dến quan hệ giao tiếp căng thẳng, tình cảm nam nữ. Trong tình yêu họ đặc biệt coi trọng tướng mạo và thân hình. Đôi khi duy trì mối quan hệ không phải tình yêu mà có hứng thú tìm hiểu về đối tượng khác giới
21. TỶ KIÊN VÀ KIẾP TÀI
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Tỷ Kiếp có tính chất cạnh tranh, động lực, ý thức, bổ trợ, thao tác, tổ chức. Tỷ Kiếp là lực lượng “giống mình”. “tương đương mình”. Xét trên mối quan hệ xã hội, người có địa vị ngang hàng mình, độ tuổi tương đương, thân phận và điều kiện tương đồng, chí hướng tương hợp hoặc ở các phương diện khác có quan hệ với mình giống như tính chất trên đều thuộc phạm vi tỷ kiếp. Do đó, người đại diện cho tỷ kiếp là anh em, chị em, bạn bè bạn học, đồng nghiệp, người đồng hành, đồng đạo, đồng hương, đồng chí, đồng tộc đồng bào.
Tỷ là lực lượng tương trợ cùng tính chất với nhật can.
Kiếp là lực tương tương trợ khác tính chất với nhật can
Tỷ Kiếp tương đồng với mình, do đó có tính chất cạnh tranh, kích bác, không chịu thua, hiếu thắng, kiên định. Nhiều toan tính đôi khi quá chú trọng ý kiến của người khác, dễ tuột mất cơ hội tốt.
TỶ
Có ngũ hành tương đồng với mình, do đó lực lượng của nhật chủ tăng gấp đôi. Mọi việc lấy mình làm trung tâm, yêu cầu quá cao đối với bản thân, ý chí mạnh mẽ, tay trắng lập nghiệp. Lấn át, cao ngạo tự phụ, không thích giao tiếp, thích một mình xông pha, phấn đấu để có địa vị. Từ nhỏ họ đã so sánh với người khác, về chiều cao, tướng mạo, so sánh với bạn nam, bạn nữ, so sánh điểm xuất phát. Thích tìm đối thủ, đặc biệt nhạy cảm với thắng thua. Từ nhỏ đã có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào đều nghĩ cách đứng đầu “thằng thì tiếp tục duy trì, thua thì sau này có thể đuổi kịp bạn”. Nhưng nếu bại trận, họ dễ có tư tưởng chán chường tiêu cực, dễ bị lôi kéo, bạn bè khắp thiên hạ nhưng tri kỷ không có mấy người vì họ đặc biệt cẩn trọng đề phòng khi kết bạn. Không quan tâm cảm nhận của người khác, biết bản thân muốn gì, mục tiêu ở đâu. Chuyên tâm vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích. Quan minh chính đại, công bằng cạnh tranh. Họ dũng cảm xông pha, trên đường gặp nhiều đối thủ. Trong hoàn cảnh bị kẻ địch bao vây, họ sẽ ngang nhiên chống trả hoặc giữ thế thủ hòa hoãn. Trong môi trường an nhàn, họ có thể là người mạnh nhất nhưng cũng dễ có tư tưởng hạn chế “Ếch ngồi đáy giếng”, muốn thuyết phục kiểu người này cần có bản lĩnh lớn hơn họ
KIẾP
Kiếp tài và nhật chủ có thuộc tính âm dương tương phản, là khế hợp bổ xung. Trong quan hệ giao tiếp thường khôn khéo, mềm dẻo, vui vẻ giúp đỡ. Nhân duyên tốt, trọng tình nghĩa, động tĩnh đều hợp, vì danh lợi không tiếc cả tính mạng bản thân. Có thể quan tâm đến suy nghĩ và lập trường của người khác, hy vọng mọi người được hưởng niềm vui. Có tinh thần hợp tác và khả năng kêu gọi, năng lực ngoại giao tốt. Ở nhà dựa vào cha mẹ, ra ngoài dựa vào bạn bè”. Thích sỹ diện, bạn bè nhiều, nhiệt tình nhưng không ngạo mạn, không khiến người khác khó chịu do đó dễ thu hút người bên cạnh. Tuy nhiên, họ thường do dự không quyết định, nội tâm mâu thuẫn. Họ không thích đơn độc làm việc khi không có sự trợ giúp hỗ trợ người khác. Cũng giống như thập thần Chính tài, Thiên tài – Kiếp tài đều bị mê hoặc bởi tiền bạc, luôn tìm thấy niềm vui trong sự hưởng thụ. Kiếp tài không qua khỏi cửa ải của chữ ‘lợi”, muốn có được sự giúp đỡ của họ tốt nhất dùng lợi ích trao đổi. Kiếp tài không có quan niệm quản lý kinh tế tốt, khi hết tiền mới nhận ra tất cả những gì làm cho bạn bè đều không được ghi nhận, báo đáp. Nhưng họ không chỉ “bị người cướp tiền tài” mà còn “ cướp tiền tài của người”. Người trong tứ trụ có kiếp tài tình cảm thường gặp trắc trở, đầu tư không đúng chỗ mà cuối cùng thành trắng tay. Họ nên nhận thức được rằng: “ Có đầu óc đầu tư mới có thể làm giàu. Nếu Tỷ và Kiếp đồng thời xuất hiện, thường mệnh chủ không thích biểu đạt ý nguyện trọng tâm, không tin vào mình, thường hay thay đổi quyết định. Không nên nên mượn tiền của người khác, cũng không nên hợp tác, nếu không khó tránh bị lừa gạt. Bề ngoài lạc quan nhưng nội tâm nghĩ không thông. Khi ý niệm mới xuất hiện dễ làm việc theo trực giác, cả đời bị tình cảm chi phối do thân tâm khó được yên ổn. Suy nghĩ không chuyên nhất, dễ phân tâm, thường nghĩ đến điều không tốt, dễ cạnh tranh, tranh chấp tiền tài với bạn bè
Kiếp tài có ý thức cạnh tranh, tranh đoạt, Kiếp tài phù trợ không cần báo đáp. Nếu là dụng thần chủ về mệnh có nhiều bạn bè, giàu ý chí nghị lực. Không coi trọng dục vọng nhục thể, mạnh mẽ nhưng lỗ mãng. Có tính tranh đấu, hào hiệp nghĩa khí, có thể bất ngờ lật lại bạn bè
22. TÀI TINH
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Tài tinh có tính chất khống chế, chiếm hữu, điều khiển, mê đắm, cố chấp. Tài tinh là cái bị mình khắc và quản chế. Xét trên mối quan hệ xã hội, là người bị mình thao túng, chi phối và lấn át, hoặc tuyển dụng quản lý và giáo huấn, chịu bó buộc của mình, phụ thuộc vào của cải của mình hoặc ở các phương diện khác có quan hệ với mình, giống như tính chất trên đều thuộc phạm vi của tài tinh. Dựa vào đặc tính đó,Tài tinh đại diện cho thê thiếp, tình nhân của mệnh nam, nhân viên, cấp dưới, người hầu, người làm thuê, thuộc hạ kỹ nữ hoặc nô lệ.
Chính tài là lực lượng trộm khí, khác tính chất với nhật can. Lực trộm khí là lưu tình và ít biến hóa
Thiên tài là lực lượng trộm khí, có cùng tính chất với nhật can. Lực lượng trộm khí mạnh mẽ, ít tình và nhiều biến hóa.
Do đó, chính tài có thể không làm mình phí tâm sức hoặc hành sự cẩn thận hoặc bình thường để trao đổi với mình. Thiên tài thường làm mình phí tâm sức hoặc làm việc thường hay thay đổi, khó lường trước, hoặc bình thường không thể trao đổi với mình. Do tài tinh chính là cái bị mình cai quản, nên lo lắng và phiền não của người mệnh tài tinh khá ít, vui vẻ nhiều. Tuy gặp việc đột ngột, cảm xúc cũng không chán nản quá lâu. Nếu cần giải quyết công việc gì đều biết cách sử dụng đồng tiền để tháo gỡ. Nếu được sự hỗ trợ về tiền bạc thường dễ tiến hành mọi công việc. Khi sự việc được giải quyết tinh thần đương nhiên không phiền não.
CHÍNH TÀI
Chính tài đại diện tiền bạc và thê thiếp đối với mệnh nam, chỉ đại diện tiền bạc đối với mệnh nữ. Chính tài đại diện tiền bạc do vất vả mà có được, bất động sản, thu nhập ổn định, cũng đại diện cho thói quen chăm lo gia đình, không thích thay đổi, bảo thủ, làm việc chắc chắn, khó có đột phá, thậm chí không thay đổi, khiến con người tránh xa. Nỗ lực phấn đấu, cần kiệm, bị ảnh hưởng của vợ (chồng) khá lớn. Họ không thiếu tiền và không sợ không có tiền, vì thế dễ có tâm lý hưởng thụ. Khi đối mặt với nguy cơ căng thẳng họ luôn biết cách để kiếm được lượng tiền đủ để vượt qua cửa ải khó khăn.
Cũng có nhiều người từ nhỏ hưởng thụ cuộc sống đầy đủ, tạo thành thói quen thích tiêu tiền nhưng luôn phung phí tiền, tiêu xài xa xỉ không đúng lúc đúng chỗ
Chính tài có đặc điểm thường suy nghĩ kỹ càng được mất, không dễ tin người khác, bản tính thành thực nhưng thiếu khôn khéo. Kinh doanh buôn bán thường đề ra những nguyên tắc cứng nhắc, không biết kinh doanh, thiếu linh hoạt, không thích đầu cơ mạo hiểm. Biểu hiện ở ở tiền tài là tiết kiệm, tuy nhiều tiền nhưng không lãng phí. Trong cuộc sống gia đình biết trân trọng vợ nhưng cũng trú trọng thực tế, có phương pháp sử dụng con người.
THIÊN TÀI
Thiên tài chỉ tất cả những người phụ nữ có thể thay thế địa vị của vợ như thiếp, tình nhân, bạn gái. Duyên khác giới của tài tinh đều tốt, hơn nữa thiên tài tốt hơn chính tài. Đa phần họ yêu vợ lẽ, tình nhân, không yêu vợ cả, tình cảm không chung thủy, thái độ lằng lơ, chìm đắm tửu sắc, phong lưu đa tình, xa xỉ lãng phí, trọng nghĩa khinh tài, khảng khái hào phóng, hành sự khôn khéo. Thiên tài duyên phận bạc với bề trên. Mệnh nam dù quan tâm đến người bố nhưng không biết cách thể hiện ra sao, luôn âm thầm giữ trong lòng.
Thiên tài thích đầu cơ, đoạt lợi, có đầu óc và mạo hiểm trong kinh doanh, không vì lợi nhỏ mà thỏa mãn. Cả đời họ luôn theo đuổi tiền bạc, không tách rời trò chơi tiền bạc, không thể khống chế tham vọng vật chất của mình, thích tiêu xài xa xỉ. Khả năng xã giao tốt, tiêu tiền hào phóng, do đó có nhiều mối quan hệ tốt. Nếu bạn muốn mở rộng quan hệ giao tiếp thì thiên tài là lựa chọn hàng đầu
Với mệnh nam, Thiên tài thể hiện tình cảm phong phú, đa tình thích theo đuổi mối quan hệ giao tiếp rộng. Không biết giữ chừng mực trong quan hệ nam nữ. Nếu không cẩn thận dễ dẫn đến thói đào hoa, trêu hoa ghẹo nguyệt, khiến người khác ghét bỏ.
Thiên tài có sở thích đầu cơ, dám mạo hiểm, trọng nghĩ khinh tài, khảng khái hào hiệp. Do đó có nhiều quan hệ tốt, có khả năng thích ứng với môi trường, không thích sự yên ổn, công việc đơn điệu, thích được bôn ba để kinh doanh. Luôn bận khai thác thị trường. Thiên tài cả đời có duyên cơ, đặc biệt về phương diện tiền tài hoặc phụ nữ, luôn có ly hợp được mất đầy kịch tính.
23. TIỂU LUẬN VẬN – LƯU NIÊN TỐT XẤU
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Vận và lưu niên tuẩn tự mà tới. Vận và lưu niên được coi như trụ thứ 5 và thứ 6 của mệnh, nó tham gia vào sự sinh khắc chế hóa với ngũ hành của tứ trụ mà tăng giảm sự cát hung. Nhìn chung chúng ta có thể nhận ra những diễn biến sau:
a. Sự sinh khắc chế hóa là có lợi cho dụng thần, tức là vận tốt, phú quý lập tức đến.
b. Tuy có lợi cho dụng thần, nhưng một chữ nào trong mệnh cục bị hợp đi hoặc bị hình, xung, hại, thì vận này chuyển lại bình thường.
Thí dụ: dụng thần là ất (mộc), đi hạn gặp quý (thủy) thì quý sinh ất chắc là tốt rồi, nhưng chẳng may trong mệnh cục có 1 chữ mậu (thổ), thì mậu, quý hợp, chữ quý mất nguyên chất của thủy, không thể giúp cho ất (mộc) được, thì bạn này cũng không có gì hay. Hoặc dụng thần là chữ ngọ trong địa chi, đi hạn gặp dần, mộc sinh hỏa, lại dần, ngọ tam hợp, ắt là vận tốt, nhưng chẳng may trong mệnh cục có 1 chữ thân, thì thân xung dần, như vậy vận này cũng không có gì tốt.
c. Bất lợi cho dụng thần, chắc chắn là vận xấu, nhưng trong mệnh cục có 1 chữ hợp hay xung khắc chỗ xấu đi, thì vận này cũng được bình thường không có gì xấu lắm.
Thí dụ: dụng thần là ất (mộc), hạn gặp chữ tân, thì tân khắc ất, ắt là vận xấu, nhưng nhờ trong mệnh cục có 1 chữ bính hợp tân, thì tân sẽ không khắc ất nữa. Hay dụng thần là ngọ trong địa chi, hạn gặp tý là vận xấu, nhưng nhờ trong mệnh cục có chữ sữu hợp tý, tý sẽ không xung ngọ nữa, ấy là có cát thẩn cứu giải, cho nên cũng không xấu xa vậy.
Một vận có 10 năm, thường thì tác dụng thiên can 5 năm đầu là mạnh hơn. Địa chi 5 năm thể hiện rõ ràng hơn. Nhưng phải lấy địa chi làm trọng. Họa phúc cũng do nơi vận khiến, cho nên coi số là chỉ coi vận mà thôi, lấy dụng thần coi vận hạn, ấy là phép đoán số. Nay thêm bớt chút xíu để các bạn rõ hơn.
1. Nhật nguyên mạnh, thương quan, thực thần, gặp hạn có tài, không có quan tinh, chắc chắn mập lên, và tăng tài tiến lộc.
2. Chánh quan làm dụng thần, trong cục có thương quan phá cục nên nhập hạn phải có tài hay ấn, là vận tốt, việc làm như ý.
3. Dụng thần là thương quan nhưng quá nhiều, nếu gặp phải, vận nên có ấn.
4. Dụng thần thương quan ít, rất kỵ vận có ấn.
5. Dụng thần thương quan, rất kỵ gặp quan tinh chắc chắn có đại họa xảy đến như tù tội, bị đâm bởi vật kim khí hay tai họa khủng khiếp. Nếu có cát thần quý nhân cứu giải, cũng phải có bịnh nặng, hoặc đụng xe mang thương tích…v.v.
6. Dụng thần tỷ kiếp, trong mệnh có sẵn quan tinh, gặp hạn thực, thương tới khắc chế quan tinh, thì nguyên cục được sạch sẽ, hạn này tốt đẹp, làm giàu dễ dàng, công việc tiến bước, võ quan tiến chức.
7. Dụng thần thương quan hay cách cục là thương quan trong mệnh cục có ấn chế thương quan, thì không nên gặp hạn có tài, nếu có chắc là vận xấu bởi tài phá ấn, nên thương quan hoạnh hành, làm bậy, có việc phạm đến pháp luật.
8. Thương quan cách dụng thần. Là ấn, hạn gặp quan, sát hay ấn đều là tốt đẹp, nếu gặp thương quan cũng không trở ngại, chỉ kỵ vận tài thì xấu xa lắm.
9. Thương quan cách có nhiều ần chế hay nhiều tỷ, kiếp. Như vậy chắc là nhật nguyên mạnh, hạn gặp tài, hoặc thực, thương nên là vận tốt.
10. Nhật nguyên mạnh, trong cục lấy thương làm dụng thần, hạn gặp tài, chắc chắn phát đạt, danh lợi hưng thịnh, nếu mệnh cục có tài tinh, là thượng cách, dụng thần là tài, thì phát thêm lên nên tỷ phú.
11. Mệnh cục sát hay ấn cách, nguyên cục có thương quan, hạn gặp ấn là tốt, hoặc gặp thương cũng khác, chỉ sợ gặp vận tài, nếu gặp phải thì tính mạng sẽ lâm nguy.
12. Thất sát cách, nhật nguyên mạnh, là 1 cục mệnh quý phái, hạn gặp thương chế sát thăng quan, tiến tài.
13. Thất sát ở thiên can tại giờ sinh, cũng như ôm hổ mà ngủ, rất xấu xa, hạn gặp chế sát rất tốt (thực, thương chế sát).
14. Nhật nguyên có lộc hay có trường-sinh, nguyên cục có thất sát cũng có lộc. Thí dụ: ngày giáp gặp ngày giáp dần hay giờ hợi, canh sát là canh thân, ấy là sát vượng, nhật nguyên mạnh, hạn gặp ấn, thăng quan tiến chức, người thường phát tài mạnh khỏe.
15. Nhật nguyên mạnh, sát yếu, lại có thực, thương chế áp. Sát hoặc có ấn hóa sát, mệnh cục này là 1 người nghèo. Tuy có học thức cũng không được hiển đạt, nếu hạn gặp tài, thì tài sinh sát, phú quý sẽ đến, quyền uy hiễnhách vậy.
16. Nhật nguyên có kình, lại có sát gặp lộc, phú quý cực độ, nhưng kỵ có vận tài sinh sát, thì lập tức nguy khốn, tốt lắm là gặp ấn, phú quý song toàn.
17. Nhật nguyên yếu, sát mạnh, nhờ có ấn làm dụng thần, nên kỵ hạn gặp tài, rất xấu xa, có tang tóc của cha mẹ.
18. Nhật nguyên yếu sát mạnh, nguyên cục thiếu ấn hạn gặp phải mộ, tử, tuyệt tính mạng sẽ lâm nguy.
19. Nhật nguyên mạnh, sát yếu, hạn gặp sát, không có nguy hiểm, nhưng cũng bình thường mà thôi.
20. Nhật nguyên mạnh, sát cũng mạnh, nguyên cục không có thực, thương chế sát, đi hạn gặp sát, dễ bị mất chức, giáng chức,
21. Nguyên cục sát mạnh, nên có ấn hay thực, thương, thì sát bị chế hóa không làm hại. Nếu không có 2 thần đó thì đi hạn gặp quan hay sát, sẽ bị nghèo túng hay chết.
22. Thất sát cách, đi hạn gặp quan, ấy là hỗn tạp, hoặc thương quan chế sát quá mạnh, thì hạn nầy bị mất chức hoặc bị chết thê thảm.
23. Nguyên cục lấy thực làm dụng thần để chế sát, nhưng sát mạnh thực yếu, hạn gặp thực, thương là vận tốt. Trái lại, thực mạnh sát yếu, hạn gặp tài cũng là vận tốt.
24. Nguyên cục sát và thực đều quân-bình, nhưng nhật nguyên yếu, hạn gặp ấn, tỷ là vận tốt.
25. Nhật nguyên kỵ có quan, sát hổn lộc, có thực thì khứ sát lưu quan, có thương thì hợp sát lưu quan.
Thí dụ: ngày ất gặp phải canh tân ấy là quan, sát hỗn tạp có đinh (thực) thì khắc đi tân (kim), có bính (thương) thì bính, tân hợp, nhật nguyên yếu, hạn gặp ấn là vận tốt.
26. Nhật nguyên yếu, có ấn cũng yếu, sát mạnh đi hạn gặp tài, tai họa liên miên, tính mạng lâm nguy.
27. Nhật nguyên mạnh, sát cũng mạnh, đi hạn gặp ân là vận tốt.
28. Nhật nguyên mạnh, quan cục, đi hạn gặp quan thành cục. Thí dụ: ngày giáp sinh tháng dậu, đi hạn gặp sửu, nguyên cục có chữ tỵ, thì tam hợp tỵ, dậu, sửu, hạn này tiến chức, phát tài, (nhưng phải là ngày dần hay giờ dần mới tốt).
29. Nhật nguyên yếu, tài và quan mạnh, lại có sát hỗn tạp, hạn gặp phải tài, quan, sát, sẽ dễ bị tù đày.
30. Quan cách, thiên can lộ nhiều, hoặc cũng gặp sát tinh. hạn gặp quan, sát tai họa liên miên.
31. Quan cách, kỵ gặp hạn có sát (tỷ như quan là bính, hạn gặp đinh).
32. Nhật nguyên yếu tài quan mạnh, hạn gặp phải quan chắc chắn mắc phải bệnh nan y.
34. Nguyên cục lấy quan làm dụng thần, kỵ hạn gặp phải thương quan, hay cũng kỵ gặp hình, xung, phá, hại.
35. Quan cục, nhật nguyên yếu, hạn gặp ấn, tỷ thì tốt, gặp tài, quan thì xấu.
36. Thương quan, nguyên cục có quan tinh nên lấy ấn làm dụng thần, hạn gặp ấn thì tốt.
37. Thực thần cách, hay nguyên cục nhiều thực thần hạn gặp ấn là tốt, nếu thực ít kỵ hạn có ấn, gặp lộc hoặc trường sinh là 1 vận phát tài vô lượng. Chỉ kỵ gặp phải ấn phá hoại, không tốt.
38. Nhật nguyên mạnh, có ấn giúp, nên đi hạn gặp tài. Nhật nguyên yếu, có ấn giúp, đi hạn gặp sát cũng không có hại. Chính ấn hay thiên ấn cục, nguyên cục có tỷ, gặp hạn có tài không ngại, nếu không có tỷ, ắt là nguy khốn.
40. Chính ấn hay thiên ấn cục, nguyên cục có tài, hạn gặp tỷ, kiếp là tốt. Gặp tài là hạn chết
41. Nhật nguyên yếu, ấn kiêu tài cách, nên lấy ấn, tỷ làm dụng thần, hạn gặp ấn, tỷ chắc phát đạt.
42. Nguyên- cục ấn yếu, gặp hạn quan, sát. Nguyên cục ấn mạnh, hạn gặp tài.
43. Nhật nguyên yếu, tài mạnh, sợ gặp tài.
44. Nhật nguyên mạnh, tài yếu, nên gặp tài hay thực, thương.
45. Nhật nguyên yếu, tài mạnh, nên gặp tỷ, kiếp.
46. Nhật nguyên mạnh, nguyên cục không có tài, hạn gặp tài cũng không được hiễn đạt.
47. Nhật nguyên yếu, tài mạnh, hạn gặp quan chắc là vận xấu, họa nhiều.
48. Nhật nguyên yếu, tài mạnh, nên có ấn giúp nhật nguyên.
49. Nhậtnguyên mạnh, tài yếu, sợ tỷ, kiếp phá hại.
50. Nguyên cục nhiều tỷ, kiếp hạn gặp phải tỷ, kiếp nghèo túng khó khăn.
lưu niên (tiểu hạn mỗi năm)
(Chữ hạn dùng ở đây là viết giản tiện, nên hiểu đó là vận hoặc lưu niên)
Không phải thời gian đã trôi qua mà là chúng ta đã bước qua. Những gì chúng ta đang có là minh chứng cho sự hiện diện của chúng ta trong vũ trụ mênh mông này, nó phải hiện hữu một sự sống đầy năng lượng do sự cố gắng của chúng ta mà hình thành.
24. QUYỀN CỦA NGUYỆT KIẾN
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Coi nguyệt kiến bất luận năm nào, tháng giêng là dần, nhưng lưu niên có 10 thiên can, cho nên luận nguyệt kiến nên lấy can đó mà giảng ra chữ nào dẫn đầu, thì lấy can chi đó làm chủ.
Thí dụ: năm giáp dần, chắc chắn tháng giêng là bính dần, các bạn cũng đã hiểu rõ rồi. Coi nguyệt kiến cũng là lấy can chi mà luận, chánh tài cục thích hợp với can chi của nguyệt kiến là tháng tốt, bất lợi cho dụng thần là tháng đó xấu. Nhưng có 1 điều nên chú ý:
1. Mùa xuân vượng về hành mộc, cho nên nguyệt kiến có giáp dần, ất mão, giáp thìn, thì mộc thêm cường mạnh. Gặp bính dần, đinh mão, bính thìn, thì mộc và hỏa thịnh. Gặp mậu dần, kỷ mão, thổ bị mộc khắc, hai hành mộc và thổ cũng không kiện toàn, ảnh hưởng cho dụng thần. Nếu lấy thổ, mộc làm dụng thần thì không tốt, không xấu. Gặp canh dần, tân mão, canh thìn, kim yếu, mộc mạnh, chỉ lấy hành mộc làm chủ động. Gặp nhâm dần, quý mão, nhâm thìn, thủy yếu mộc mạnh, lấy hành mộc làm chủ động.
2. Mùa hạ vượng về hành hỏa. Gặp đinh tỵ, bính ngọ, đinh mùi, hỏa thêm cường mạnh. Gặp kỷ tỵ, mậu ngọ, kỷ mùi, thổ mạnh gặp tân tỵ, canh ngọ, tân mùi, kim yếu, hỏa là chủ động. Gặp quý tỵ, nhâm ngọ, quý mùi, thủy yếu, hỏa mạnh. Gặp ất tỵ, giáp ngọ, ất mùi, mộc sinh hỏa, hỏa rất mạnh.
3. Mùa thu vượng về hành kim. Gặp canh thân, tân dậu, canh tuất, thêm cho kim càng mạnh. Gặp nhâm thân, quý dậu, nhâm tuất, kim thủy cả 2 đều mạnh. Gặp giáp thân, ất dậu, giáp tuất, kim làm chủ, vì mộc bị khắc. Gặp bính thân, đinh dậu, bính tuất, hỏa yếu, kim mạnh. Gặp mậu thìn, kỷ dậu, thổ bị kim rút khí, nên hành kim làm chủ động.
4. Mùa đông vượng về hành thủy. Gặp nhâm-tý, quý-hợi, quý-sữu, thêm cho thủy càng mạnh. Gặp ất hợi, giáp tý, ất sữu, mộc được thủy sinh, mộc làm chủ động. Gặp đinh hợi, bính tý, đinh sữu hỏa bị thủy khắc, thủy làm chủ động. Gặp kỷ hợi, mậu tý, thổ yếu, thủy làm chủ động. Gặp tân hơi, canh tý, tân sữu, kim bị thủy rút khí. Thủy làm chủ động.
5. Trước tứ lập 18 ngày (lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông), vượng về hành thổ. Gặp mậu thìn, kỷ mùi, mậu tuất, kỷ sữu, thổ- tinh hành quyền mạnh lắm. Coi vận hạn, nên lấy đại vận là lưu niên làm chủ, nguyệt kiến phụ giúp, cộng là 6 can chi (Lục trụ), để so với dụng thần, nếu 6 can chi này hòa hợp, thì khá tốt.
Thí dụ : đại vận canh thân, lưu niên giáp dần, nguyệt kiến ất- ữu, đại vận khắc lưu niên, rất xấu, nguyệt kiến hợp đại vận. Nếu dụng thần là mộc, 10 năm xấu, trong năm giáp dần được bình thường, tháng sửu xấu. Dụng thần là kim, 10 năm tốt, trong năm giáp dần được bình thường, tháng sửu tốt. Các bạn thường suy-luận, chắc cũng để biết và tận dụng, họa phúc sẽ thấy ngay.
25. LỤC THÂN – NGƯỜI THÂN THIẾT
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Tứ trụ thể hiện thông tin về bản thân là rõ nhất, thông tin về lục thân kém rõ ràng hơn, phong thủy phần mộ tổ tiên là thứ ba, có phần hơi mơ hồ. Do đó xem về tình hình lục thân chỉ có thể đưa ra những luận đoán tổng quát, không thể chi tiết như dự đoán về bản thân
Mệnh Nam: Tỷ đại diện cho anh em, kiếp tài đại diện cho chị em. Chính ấn đại diện mẹ. Thiên ấn đại diện ông nội và mẹ kế. Thực thần đại diện bà ngoại. Thương quan dại diện bà nội. Chính quan đại diện con gái. Thất sát đại diện con trai. Chính tài là vợ, Thiên tài là cha hoặc thiếp.
Mệnh Nữ: Tỷ đại diện cho chị em, kiếp tài đại diện cho anh em và bạn bè khác giới. Chính ấn đại diện mẹ kế. Thiên ấn đại diện mẹ đẻ. Thực thần đại diện con gái. Thương quan dại diện con trai. Chính quan đại diện chồng. Thất sát đại diện người tình. Chính tài là cha, Thiên tài là bà nội.
Ngoài ra niên trụ đại diện cung phụ mẫu. Nguyệt trụ là cung huynh đệ kiêm cung phụ mẫu. Nhật trụ đại diện cung phu thê. Thời trụ đị diện cung tử nữ
Khi thập thần là dụng thần của mệnh cục bị khắc chế tất lục thân mà thập thần này đại diện có tai họa. Khi một thập thần là kỵ thần vượng tướng nếu bị khắc thì không thể đoán là lục thân do thập thần đó đại diện có tai họa, chỉ khi làm tổ thương đến dụng thần của nhật can mới có thể luận đoán như vậy.
Như thiên tài là hỷ thần của nhật can. Thiên tài bị tổn thương có thể luận là cha có tai họa, nhưng khi thân yếu. Thiên tài là kỵ thần, trường hợp này không thể luận như vậy.
Lục thân càng vượng ảnh hưởng càng lớn đến nhật can, lục thân yếu thì ảnh hưởng đến nhật can nhỏ. Khoảng cách giữa lục thân và nhật can càng gần thì ảnh hưởng càng trực tiếp và có lực, khoảng cách xa thì ảnh hưởng càng nhỏ. Ảnh hưởng tốt hay bất lợi cần xem hỷ kỵ của lục thân để xác định, hỷ thì ảnh hưởng tốt, kỵ thỉ ảnh hưởng bất lợi.
Trên thực tế, dụng thần của nhiều mệnh cục không phải cố định mà thay đổi theo Tuế Vận. Do đó Hỷ Kỵ của lục thân và cung vị cũng thay đổi theo tuế vận. Từ đó tình hình sang giàu nghèo hèn của lục thân cũng như quan hệ lục thân và mệnh chủ cũng thay đổi. Có thể là vào khoảng một vận trình nào đó, quan hệ với lục thân không tốt, bạn không được sự trợ ích nhiều của người đó. Sau khi vận trình thay đổi, quan hệ của hai người sẽ dần được hài hòa
Lục thân là dụng thần của nhật can chứng tỏ mệnh chủ và lục thân này có quan hệ hài hòa. Khi lục thân là kỵ thần của nhật can chứng tỏ mệnh chủ và lục thân này không thể sống hòa hợp bên nhau. Muốn biết tác dụng của dụng thần đối với nhật can nhiều hay ít trước tiên xem hỷ kỵ của cung vị của lục thân này, sau đó xem tổ hợp của lục thân trong mệnh cục có phát huy tác dụng hay không
Lục thân là dụng thần của nhật can nhưng yếu hoăc không có, chứng tỏ lục thân này muốn giúp mệnh chủ nhưng năng lực bản thân và điều kiện không tốt, chỉ có thể giúp mệnh chủ bằng việc khích lệ, động viên. Nếu lục thân nào đó là dụng thần của nhật can có lực nhưng do tổ hợp không giúp nhật can, chúng tỏ lục thân này có thể giúp đỡ, hỗ trợ mệnh chủ nhưng không có lòng muốn giúp.
Hỷ Kỵ của cung vị cũng đại diện tình hình giàu sang, nghèo hèn của lục thân. Cung vị nào đó là dụng thần chứng tỏ lục thân do cung vị này đại diện có điều kiện kinh tế tốt. cung vị nào đó là kỵ thần chứng tỏ lục thân do cung vị này đại diện có điều kiện gia đình kém, kị thần càng vượng càng tượng trưng cho sự nghèo khó. Mức độ giàu sang của lục thân không phải không thay đổi, cần kết hợp với đại vận mới có thể đoán định lục thân ở thời kỳ nào có hoặc không có tài lộc.
26. CUNG VỊ VÀ THẬP THẦN
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Niên trụ đại diện cung Phụ mẫu, niên can đại diện ông nội, niên chi đại diện bà nội. Nếu niên can là Tỷ Kiếp, dù là hỷ thần hay kỵ thấn cũng nhất định khắc ông bà nội. không phải ông nội, người cha cả đời nhiều hung họa thì bản thân cũng sớm mất ông. Vì niên can là vị trí của ông nội, bị khắc tinh chiếm cứ tất ông nội chẳng thể yên ổn. Lại như mệnh nam có tỷ kiếp tọa nhật chi, dù là hỷ hay kỵ thần cũng nhất định hôn nhân không thuận. Mệnh nữ có thương quan tọa nhật chi cũng tương tự.
Hỷ kỵ của lục thân có thể chỉ cho thấy quan hệ mệnh chủ và lục thân này có được trợ ích hay không, còn hỷ kỵ của cung vị cho thấy tình hình giàu sang, nghèo hèn của lục thân.
Ví như niên, nguyệt can là dụng thần, chứng tỏ gia cảnh tổ tiên tốt. Nếu niên can là phụ mẫu (Thiên tài hoặc Chính ấn) chứng tỏ cha mẹ có tiền, điều kiện gia đình tốt, bản thân nhận được nhiều trợ giúp. Dụng thần càng vượng, trợ lực càng lớn. Nếu niên nguyệt can là kỵ thần mà phụ mẫu là dụng thần, chứng tỏ quan hệ giữa phụ mẫu và nhật can tốt. Mệnh chủ và cha mẹ tình cảm dung hòa nhưng cha mẹ ở điều kiện không tốt, muốn giúp con nhưng lực bất tòng tâm. Nếu niên, nguyệt can là dụng thần mà phụ mẫu là kỵ thân chứng tỏ cha mẹ điều kiện tốt, nhưng nếu quan hệ nhật can và phụ mẫu không tốt biểu hiện cha mẹ ít có sự giúp đỡ.
– Tài tinh là dụng thần: Lục thân được tài tinh này đại diện có điều kiện tốt, chủ về giàu có
– Quan tinh làm dụng thần: Lục thân được quan tinh này đại diện làm quan nắm quyền, chủ về sang quý, có thân phận dịa vị
– Thực thương là dụng thần: Lục thân được thực thương này đại diện thông minh tài hoa, phần lớn là mệnh nho nhã, ham hiểu biết.
– Ấn tinh là dụng thần; Lục thân được ấn tinh đại diện thích đọc sách, sinh bậc văn nhân, chủ về sang quý
– Tỷ Kiếp là dụng thần: Lục thân được Tỷ Kiếp đại diện sẽ tay trắng lập nghiệp mà trở nên giàu có
+ Quan tinh là kỵ thần: Lục thân được quan tinh đại diện sẽ gặp quan tai, nhiều bệnh tật hoạn nạn
+ Tài tinh là kỵ thần: Lục thân được tài tinh đại diện sẽ vì tiền bạc hoặc phụ nữ mà gặp tai ương hoặc bị bó buộc vì tiền tài
+ Thực thương là kỵ thần: lục thân được thực thương đại diện không thành tâm, có tài nhưng không gặp thời, nhiều bệnh thương tai.
+ Ấn tinh làm kỵ thần: lục thân được ấn tinh đại diện trung hậu, thật thà, sống cảnh thanh bần
+ Tỷ kiếp là kỵ thần: Lục thân được tỷ kiếp đại diện cả đời lao lực bôn ba. Phần lớn là lao động chân tay
Trong tám chữ hà lạc, chúng ta có thể tiến hành phân tich để tìm được các thông tin của người thân: Ông bà, cha mẹ, anh em, vợ con. Ngoài ra, có thể biết được quá trình phát triển của bản thân từ lúc ra đời đến khi mất
* Người sinh giờ Tý, Ngọ Mão Dậu: Là người thanh tú, anh tuấn. Đa số anh em là bạn, cha mẹ dung mạo bình thường – Sinh vào đầu giờ phần lớn cha mất trước. Sinh vào cuối giờ mẹ mất trước – Tài lộc vinh hoa cần nỗ lực, danh vọng địa vị vang khắp nơi
* Người sinh vào giờ Dần Thân Tỵ Hợi: Là người thông minh, giỏi văn chương. Sinh vào chính giữa giờ có 4-5 anh em. Sinh vào đầu giờ hoặc cuối giờ thường có 2 anh em – Cha mẹ thân sơ không có chỗ dựa. Tự nhiên phúc cao tọa hoa đường
* Người sinh giờ Thìn Tuất Sửu Mùi: Sinh vào chính giữa giờ phần lớn cha mất trước.
Sinh đầu giờ hay cuối giờ mẹ mất trước. Anh em không chỗ dựa, tổ nghiệp không giữ được. Khó làm quan, chỉ làm phục dịch, Nam là tăng đạo, nữ là ni cô
27. TÌNH HÌNH CHA MẸ – ÔNG BÀ
“Hãy bắt đẩu từ những điều nhỏ nhất”
Niên trụ là cung phụ mẫu, niên trụ đại diện cha mẹ, Niên Can là đại diện cha, niên Chi đại diện mẹ. Nếu niên can và niên chi tương sinh biểu hiện tình cảm cha mẹ dung hòa. Nếu niên can niên chi tương khắc biểu thị tình cảm cha mẹ không tốt, hay có mâu thuẫn, tình cảm không đủ hài hòa.
Ví như năm Nhâm Tuất. Tuất thổ mạnh khắc Nhâm thủy, biểu thị tính khí của người mẹ khá mạnh mẽ, chủ động khắc cha (lấn át). Dù cha có mạnh nhưng luôn sau mẹ, kết quả là cả hai đều bị tổn thương. Lâu dần không tổn thương đến sức khỏe cũng có thể chia đôi đường. Lại ví như năm Giáp Tuất. Giáp mộc mạnh khắc Tuất thổ, biểu thị tính khí cha không tốt, chủ động khắc mẹ, dù mẹ cũng đấu tranh nhưng luôn kém cha.
Can chi của niên trụ tương sinh biểu thị tình cảm dung hòa. Như năm Bính Dần. Dần mộc sinh Bính hỏa, phụ mẫu tương sinh biểu thị quan hệ hai người hài hòa, mẹ đảm đang, giỏi nội trợ, cha được nhiều trợ ích, quan hệ hai người hài hòa tốt đẹp. Như năm Nhâm Dần, Nhâm thủy sinh Dần mộc. Quan hệ hai người hài hòa, cha giỏi giang, mẹ đảm đang, quan hệ hai người bền chặt
Can chi niên trụ ngang hòa, biểu thị tình cảm bình tĩnh, Như năm Canh Thân, can chi đều là dương kim tuy có tranh cái nhỏ hoặc thiếu lãng mạn nhưng lại có thể duy trì hôn nhân, bầu bạn lâu dài. Lại như năm Quý hợi, can chi đều âm thủy, biều thị tình cảm hai người bình thường, có thể sống với nhau lâu dài
Thiên tài đại diện cha, nếu không có thiên tài dùng chính tài đại diện. Chính Ấn đại diện mẹ, nếu không có dùng thiên ấn dại diện. Thông qua việc xem xét quan hệ giữa dụng thần, kỵ thần của tài tinh, Ấn tinh và quan hệ mạnh yếu có thể phán đoán tình cảm giữ cha và mẹ. Nhưng tài tinh và Ấn tinh bản chất luôn tương khắc, tưc tài khắc Ấn. Ví nhu tài tinh là mộc. Ấn tinh chắc chắn phải là thổ. Mộc khắc thổ, biểu thị cha khắc mẹ. Phụ mẫu bản chất là tương khắc, không thẻ dùng sinh khắc để phán đoán, chỉ có thể xem xét sự mạnh yếu khi chúng là dụng thần hay kỵ thần để luận cát hung.
Nếu tài tinh là dụng thần, vượng mà gặp Ấn. Ấn tinh là kỵ thần, yếu mà bị chế phục. biểu thị cha mẹ hài hòa. Ngược lại nếu kỵ thần là Ấn vượng gặp sinh, dụng thần yếu bị chế phục biểu thị quan hệ hai người không tốt. Nếu Ấn tinh là dụng thần, vượng mà gặp sinh. Tài tinh là kỵ thần, yếu mà bị chế phục biểu hiện quan hệ cha mẹ khá hài hòa. Ngược lại nếu kỵ thần là phụ mẫu vượng gặp sinh, dụng thân Ấn yếu mà bị chế phục thì biểu thị quan hệ hai người không tốt.
HAI LOẠI SAO TỬ NỮ
Tử nữ tinh có hai hàm nghĩa, một loại chỉ bản thân mệnh chủ vì bản thân là con của cha mẹ; một loại chỉ con cái của mệnh chủ, đối với mệnh chủ mà nói là phận con cái. Xem quan hệ giữa cha mẹ chủ yếu là xem niên trụ, xem trạng thái phụ mẫu. nếu thông quan tử nữ tinh xem tình hình cha mẹ là tương đối phiến diện và mang tính võ đoán. Nếu phụ mẫu sinh trợ nhật chủ, có tác dụng tốt đối với nhật chủ, biểu hiện quan hệ cha mẹ dung hòa, có thể chăn lo cho con cái. Nếu phụ mẫu khắc hại nhật chủ, có tác dụng xấu đối với nhật chủ, biểu hiện quan hệ cha mẹ không đủ dung hòa.
Nếu thực thương sinh trợ dụng thần tài tinh, biểu thị quan hệ cha mẹ dung hòa. Nếu thực thương sinh trợ kỵ thần tài tinh biểu thị quan hệ cha mẹ không tốt. Nếu thực thương là dụng thần nhưng bị Ấn tinh khắc chế, biểu tị quan hệ cha mẹ không đủ dung hòa. Nếu Thực thương là kỵ thần nhưng bị Ấn tinh khắc chế, biểu thị cha mẹ khá dung hòa
ĐIỂM TỐT LIÊN QUAN ĐẾN ÔNG BÀ CHA MẸ
– Niên can ấn tinh là dụng thần, ông cha là người có văn hóa
– Niên can nguyệt can và thời can xuất hiện nhiều ấn, từ nhỏ được người khác nuôi mà được dưỡng dục thành người
– Niên chi Ấn tinh là dụng thần, xuất thân danh giá, cha mẹ nhất định có người học rộng, hiểu biết nhiều
– Niên trụ là thiên tài tọa Dịch mã, dịch mã không bị hợp, cha là người sáng nghiệp ở xa.
– Niên chi là Quan tinh gặp tướng tinh, chủ về cha mẹ giàu có trung hậu.
– Trong trụ Ấn và Kiêu cùng xuất hiện, nhất định có mẹ nuôi hoặc mẹ kế
– Nhật chủ vượng khắc thiên tài, thực thương tọa niên can, nguyệt can, cha sống thọ khỏe mạnh
– Thiên tài tọa đào hoa, mộc dục, cha thông minh tuấn tú, nhiều tài nghệ
– Chính ấn tọa đào hoa mộc dục mẹ có dung mạo đẹp đa tình
– Thiên tài tọa trường sinh, cha khỏe mạnh, gia đình hòa thuận
– Niên can và nguyệt can có thiên tài trung hòa, cha nắm quyền trong nhà
– Niên can chính quan làm dụng thần ông bà làm quan cao. Con cháu có thể kế thừa tổ nghiệp. Quý khí hanh thông
– Niên chi chính quan bị thương quan khắc phà thì ông cha ốm yếu. Quan vượng thân yếu, quan có chế phục chủ về sinh quý tử, có thể làm rạng tổ tông
– Niên can nguyệt can có Sát Ấn tương sinh là dụng thần, cha có quyền thế, có uy và nhân từ. Niên can thuần sát là dụng thần cha có quyền uy
– Chính tài hoặc chính quan tọa niên can, niên chi làm hỷ thần và dụng thần, tổ nghiệp có nền tảng tốt, bản thân hưởng phúc tổ tiên, là kỵ thần thì không được tổ tiên phù hộ
– Tài quan tọa niên can và nguyệt can tương sinh, là hỷ thần, dụng thần cha hoặc anh có quan vận, thế lực, bản thân cũng làm quan nắm quyền
– Chính tài gặp thiên tài hoặc thực thương trên niên can nguyệt can, cha mẹ giàu có trường thọ
ĐIỂM KHÔNG THUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ÔNG BÀ CHA MẸ
– Chính ấn là dụng thần gặp Thương, mẹ vất vả, cả đời khốn khó bấp bênh
– Chính ấn bị khắc chế, khắc mẹ. Tài thái quá cha mẹ bất hòa
– Ấn thái quá lại tụ Nhẫn, mẹ mạnh mẽ, cha mẹ bất hòa
– Mệnh phạm Kiêu thần đoạt thực thần, bất hòa với mẹ khó hợp với con
– Thiên ấn gặp tọa chi Tỷ Kiếp, phần lớn là con nuôi
– Tỷ kiếp nhiều, chịu khắc lại không có thực thương cứu ứng thì khắc cha
– Nguyên cục có Nguyên thần đoạt thực thần, tài lại bị khắc, cha mẹ mất sớm
– Niên can thương quan dù là hỷ hay kỵ đều chủ về không được kế thừa nghiệp tổ
– Niên can là Nhâm Thời can là Ất hoặc niên can là Ất thời can là Nhâm mẹ là vợ lẽ
– Tứ trụ thuần dương, Ấn quá vượng hoặc quá yếu, mẹ mất sớm, thời can khắc niên can, khi còn nhỏ đã mất mẹ. Thời can không khắc niên can, trung niên mất mẹ.
– Tứ trụ thuần âm, tài quá vượng hoặc quá yếu, cha mất sớm, thời can khắc niên can, khi còn nhỏ đã mất cha. Thời can không khắc niên can, trung niên mất cha.
– Niên chi nguyệt chi nhật chi thời chi và thai chi đều khắc can, cha mẹ mất sớm.
– Tài nhiều, Ấn yếu hoạc tài nặng ấn nhẹ chủ về cha mẹ bệnh tật nhiều, thậm chí gặp hình khắc.
-Tài nhiều nhật chủ yếu, hành vận đại kỵ: tử mộ tuyệt bệnh suy haocj chỗ tài vượng, chủ khắc mẹ.
– Chi hội hợp tài cục mà nhật chủ yếu, xuất thân nghèo khó, sơm khắc cha mẹ
– Chính tài gặp tọa chi là kiếp tài, trong chi hợp tỷ kiếp cục hoặc sớm hành vận tỷ kiếp, cha mất sớm, gia nghiệp tổ tiên phá bại
– Chính tài gặp tọa chi là Ấn, tài vượng khắc ấn yếu, mẹ chồng nàng dau bất hòa. Khắc mẹ
– Niên trụ và nguyệt trụ đều có tài gặp Ấn, Tượng nhiều cha, cha hoặc bản thân xuất thân không tốt.
– Thiên tài gặp tọa chi là mộ mà tuế vận gặp kiếp tài, có họa mất cha.
– Thiên tài gặp tọa chi là Sát, nhật chủ yếu Thất Sát hao tài khắc chế nhật chủ. Phiêu bạt cùng cha, gặp biến cố nơi đất khách quê người.
– Thiên tài gặp tọa chi là tỷ kiếp, niên trụ phụ mẫu bất hòa, ch mẹ không hòa hợp.
– Thiên tài gặp tọa chi là kình, cha mạnh mẽ
– Niên chi và thười chi phạm phục ngâm: Khi sinh ông bà đã mất hoặc ông bà qua đời trước khi tròn 6 tuần tuổi
– Ấn tinh bị khắc nghiêm trọng, chủ khắc mẹ
– Niên trụ có Chính tài tọa chính tài, nhật chủ yếu khắc mẹ> Mẹ của mệnh chue cơ thể yếu lại nhiều bệnh, vợ phần lớn bất hòa với mẹ.
– Niên trụ có tài tọa Ấn, Gia nghiệp tổ tiên bị phá hoại, trước giàu sau nghèo
– Niên trụ có Chính ấn tọa Kình, nhật chủ vượng, cơ nghiệp tổ tiên bị tổn hại, không có tài sản, gặp kiếp tài chủ khắc cha mẹ.
28. ANH EM
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
NGUYỆT TRỤ LÀ CUNG HUYNH ĐỆ
Nguyệt trụ có thể xem về tình hình của anh chị em. Nếu nguyệt trụ có tổn hao, ví như bị hình xung tất ảnh hưởng đến tình hình của anh chị em. Nguyệt trụ bị phá hại hình xung tất anh chị em không thể ở bên nhau, thường lập nghiệp ở xa quê cha đất tổ. Nếu lập nghiệp xa quê có thể tai họa sẽ được hõa giải, nếu không khó tránh tai họa.
Nếu trong cung huynh đệ có kỵ thần của tỷ kiếp – quan sát hoặc thực thương, trong anh chị em nhất định có người mất sớm hoặc bệnh tật, lao ngục. Vì huynh đệ ở nguyệt trụ là nơi của tỷ kiếp, nếu có khắc tinh của tỷ kiếp tất anh chị em chẳng thể yên ổn. Dù là hỷ thần hay kỵ thần đều chủ về tai họa. thậm chí khó giữ mạng. Khi là hỷ thần, dụng thần của nhật can, ngoài khắc anh chị em cũng chứng tỏ những người này có quý khí. Trong mệnh cục, bản khí của địa chi nào đó là quan sát mà trong đó có khí dư của tỷ kiếp cũng chủ về anh chị em có hao tổn hoặc thương vong.
Thương quan là sao chủ bệnh tật, thương tàn, tử vong, lao ngục. Khi tọa ở cung vị nào người mà cung vị tương ứng với nó đại diện sẽ bị tổn thương. Do đó thương quan tọa nguyệt trụ tất gây ảnh hưởng bất lợi đến anh chị em
Kiếp tài xuất hiện ở niên can tất có anh em khác giới đồng lòng cũng có cả người không đồng lòng. Vì niên can là vị trí của tài tinh, là cha. Kiếp tài khắc tài tinh, cha bị khắc, có tượng mất sớm hoặc cha mẹ ly biệt, cha mẹ kết hôn hai lần. Từ một góc độ khác, Kiếp tài lại có thể xem là thực thương của ấn tinh. Đối với mệnh nữ, thực thương khắc quan tinh. Quan tinh là chồng. Thực thương là địch thủ của quan tinh, kẻ địch của chồng và là người tình của mình. Niên can là nhà của cha, mà người tình của mẹ chiếm cứ vị trí của cha, chứng tỏ mẹ ngoại tình
LUẬN ĐOÁN SỐ ANH CHỊ EM
Luận đoán số lượng anh chị em có trường hợp chính xác và có trường hợp sai số do trong xã hội hiện đại thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. Tuy nhiên trong đó cũng tồn tại một số quy luật
– Nhật chủ trung hòa hoặc yếu, dùng tỷ kiếp để luận về anh chị em
– Nhật chủ quá yếu, dùng ấn, tỷ kiếp luận về anh chị em
– Nhật chủ vượng dùng quan sát luận về anh chị em
Người xưa quy định đối với lục thân dùng ngũ hành của nhật can ở trạng thái cân bằng lý tường để định nghĩa. Trên thực tế ít mệnh cục cân bằng hoàn toàn. Đồng thời tứ trụ thuộc lưu thông cân bằng, trong đó bất kỳ một hành nào đều có lực khiến cho ngũ hành có xu hướng cân bằng hoặc để mệnh cục thiên về trạng thái thuần khiết. Đây là quy luật tất yếu của ngũ hành, biến hóa thuận ứng tứ thời. Khi nhật chủ yếu, tỷ kiếp đến hỗ trợ. Khi nhật chủ vượng Quan sát đến chế phục là điều tiết tự nhiên
Do đó nhật chủ yếu dùng tỷ kiếp làm anh chị em. Nhật chủ cường vượng dùng quan sát làm anh chị em. Đối với trường hợp nhật chủ quá yếu dùng tỷ kiếp thêm ấn tinh, đây là sự khác biệt của nhật chủ yếu và nhật chủ quá yếu. Không khó lý giải khi nhật chủ quá yếu, Ấn tinh không những có thể sinh tỷ kiếp tương trợ mà còn có thể hóa tiết qua sát để nhật chủ cân bằng
THÔNG TIN CÁT LỢI VỀ ANH EM
– Sát vượng không có thực thương hoặc sát nhiều không có ấn, được kiếp tài hợp sát, nhất định được trợ giúp từ anh em
– Sát vượng, thực nhẹ, hoặc ấn yếu gặp tài, được tỷ đối địch sát, chế phục tài, anh em có lực
– Tài sinh Sát nhiều. Tỷ kiếp hỗ trợ nhật chủ, khi trường thành có thể được sống gần nhau
– Nhật can suy nhược nhưng được ấn vượng sinh trợ, đông anh em
– Tứ trụ gặp nhiều tỷ kiếp, chủ về nhiều anh em
– Nguyệt trụ gặp quan tinh chủ về anh chị em quý trọng nhau
– Nhật chủ vượng, tài yếu, nhiều anh chị em
– Tỷ kiếp thái quá cũng không bất cập, anh em thương yêu nhau
– Tỷ kiếp là dụng thần, được anh em giúp đỡ
THÔNG TIN BẤT LỢI VỀ ANH EM
– Ngyệt trụ thương quan, khắc anh chị em, anh chị em đoản mệnh, hoặc ốm yếu
– Bản khí nguyệt chi là quan sát mà trung khí và dư khí ẩn tàng tỷ kiếp, anh chị em đoản mệnh, bệnh tật
– Can chi của nguyệt trụ là quan sát, khắc anh chị em, anh chị em nhất định có bệnh, thương tàn
– Nguyệt trụ Giáp thìn, Ất mùi. Can bị chặt mất chân, chủ về anh chị em có tổn thương, ít nhất có một người hôn nhân không thuận
– Nhật trụ nguyệt trụ có can giống nhau nhưng chi xung khắc, không có anh em
– Nhật trụ hoặc thời trụ là Đinh sửu Đinh mùi, không có anh em, nếu có cũng thương tàn
– Người sinh ngày Mậu dần, Kỷ mão khắc anh chị em
– Nhật chủ yếu, can không có tỷ kiếp. Địa chi ẩn tàng tỷ kiếp lại bị hình xung khắc tiết, không có anh em, nếu có cũng bị tổn hại
– Niên can và Nguyệt can là thất sát, bản thân không phải là con trưởng
– Nguyệt chi là thất sát, bản thân là con trưởng, trưởng nữ, con một. Nếu không anh em tất có hình thương
– Niên can là tỷ kiếp bị hợp, trong anh chị em nhất định có người nhờ người khác nuôi hay nhận mẹ nuôi
– Chính quan tại nguyệt can, bản thân không phải là con trưởng
– Chính quan chính ấn chính tài đều hiển lộ, nhất định là con trưởng
– Niên can và niên chi đều là thiên tài, khi còn nhỏ là con nuôi
– Mệnh nam có thất sát vượng gặp tỷ kiếp, có anh không có em
– Quan nhẹ thương nặng, ấn thụ chế phục thương, khó tránh khỏi lo lắng
– Sát nặng không có ấn hóa tiết, chủ về suy bại
– Nhật chủ vượng gặp kiêu, kiếp nhiều không có quan hóa tiết, cô độc một mình
– Kiêu tỷ gặp nhau, tài nhẹ bị khắc, khó tránh phiền muộn vì không được giúp đỡ
– Tỷ kiếp phá hoại dụng thần, anh em mệt mỏi
– Tỷ kiếp bị dụng thần phá, bản thân hưng thịnh, anh em suy bại
– Tỷ kiếp cầu phù trợ mà không được phù trợ hoặc cầu ức chế mà không được ức chế, đông anh em nhưng sự quan tâm lẫn nhau ít
LUẬN VỀ TÌNH HÌNH ANH CHỊ EM
– Người sinh ngày giáp niên trụ hoặc nguyệt trụ là giáp thân hoặc canh thân tất không có anh chị em, hoặc phải sống xa nhau
– Người sinh ngày ất, niên trụ hoặc nguyệt trụ là ất dậu hoặc tân dậu không có anh chị em, hoặc phải sống xa nhau
– Người sinh ngày Bính, niên trụ hoặc nguyệt trụ là Bính tý hoặc Nhâm tý, không có anh chị em, hoặc phải sống xa nhau
– người sinh ngày Đinh, Niên trụ hoặc nguyệt trụ là Đinh hợi hoặc quý hợi không có anh chị em, hoặc phải sống xa nhau
– Người sinh ngày mậu, niên trụ hoặc nguyệt trụ là Mậu dần hoặc giáp dần, không có anh chị em, hoặc phải sống xa nhau
– Người sinh ngày kỷ, niên trụ hoặc nguyệt trụ là kỷ mão hoặc Ất mão, không có anh chị em, hoặc phải sống xa nhau
– Người sinh ngày Canh, niên trụ hoặc nguyệt trụ là canh dần hoặc bính dần, không có anh chị em, hoặc phải sống xa nhau
– Người sing ngày tân, niên trụ hoặc nguyệ trụ là tân mão hoặc Đinh mão, không có anh chị em, hoặc phải sống xa nhau
– Người sinh ngày Nhâm, niên trụ và nguyệt trụ là nhâm tuất hoặc Bính ngọ, không có anh chị em, hoặc phải sống xa nhau
– Người sinh ngày Quý, niên trụ và nguyệt trụ là quý Tỵ hoặc Đinh tỵ,không có anh chị em, hoặc phải sống xa nhau
29. LUẬN ĐOÁN CON CÁI
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
THẬP THẦN VÀ CUNG VỊ
Trong tứ trụ của mệnh nam. Thực thần đại diện con trai, thương quan đại diện con gái. Khi không có thực thương, Thất sát đại diện con trai, Chính quan đại diện con gái.
Trong tứ trụ mệnh nữ. Thực thần đại diện cón gái, Thương quan đại diện con trai.
Thời trụ đại diện cung tử nữ. Với mệnh nam, thời can đại diện con trai, thời chi đại diện con gái. Với mệnh nữ, thời can đại diện con gái, thời chi đại diện con trai. Thời trụ kỵ kề gần Kiêu Ấn, nếu Kiêu Ấn tại thời trụ lại là kỵ thần thường chủ về khắc con. Ngoài ra dùng hỷ thần hay kỵ thần để xác định tốt xấu, thông minh hay trí tuệ kém của con cái. Cung tử nữ là hỷ thần, dụng thần vượng tướng không bị chế phục đều là tượng may mắn, nếu là dụng thần suy yếu lại bị chế phục đều là tượng hung. Tử nữ tinh là hỷ thần nhưng xa cách nhật can, duyên mỏng với con cái, tuy con cái giỏi giang nhưng lập nghiệp xa, hoặc tuy ở bên cạnh nhưng tình cảm lạnh nhạt.
CÁCH NHÌN CHI TIẾT VỀ CON CÁI
Luận giàu nghèo:
Tài tinh là dụng thần, mệnh cục có thực thương sinh tài, con cái giàu có.
Tài tinh là dụng thần, thực thương không sinh tài, con cái nghèo khó.
Tài tinh là kỵ thần, thực thương không sinh tài, con cái giàu có.
Tài tinh là kỵ thần, thực thương sinh tài, con cái nghèo khó.
Quan vận của con cái:
Quan sát là dụng thần, thực thương không chế phục Quan sát, con cái có địa vị hoặc làm công chức.
Quan sát là dụng thần, Thực thương chế phục quan sát, con cái không có địa vị, dễ gây chuyện tai tiếng.
Quan sát là kỵ thần, Thực thương chế ngự quan sát, con cái có địa vị.
Quan sát là kỵ thần, Thực thương không chế phục quan sát, con cái không có địa vị, dễ gây chuyện tai tiếng, kiện tụng
Học nghiệp của con cái:
Thực thương là dụng thần, Ấn tinh không chế phục thương thực, con cái học giỏi.
Thực thương là dụng thần, Ấn tinh chế phục thực thương, con cái học kém
Thực thương là kỵ thần, Ấn tinh chế phục Thực thương, con cái học giỏi
Thực thương là kỵ thần, Ấn tinh không chế ngự thực thương, con cái học kém
Con cái ngoan có hiếu;
Thực thương là dụng thần, vượng tướng có lực, con cái ngoan và có hiếu
Thực thương là kỵ thần, vượng tướng có lực, con cái bất hiếu
Thực thương là dụng thần, chế phục kỵ thần có lực, con cái không chỉ ngoan có hiếu mà giỏi giang
Thực thương là kỵ thần, chế phục dụng thần có lực, con cái bất tài, bất hiếu
Thực thuơng là dụng thần, gần sát nhật chủ lại ở thế vượng, con cái ngoan ngoãn hiếu thảo, tình cảm với mệnh chủ tốt
Thực thương là kỵ thần, gần sát mệnh chủ lại ở thế vượng, con cái bất hiếu, quan hệ không tốt với mệnh chủ.
Thực thương là kỵ thần, suy mà bị chế phục con cái ngoan hiếu thảo giỏi giang
Thực thương là dụng thần, cách xa nhật can bị chế phục con cái bất hiếu bất tài.
Con cái thọ yểu:
Thực thương là dụng thần, vượng tướng không bị chế phục, con cái trường thọ khỏe mạnh
Thực thương là dụng thần suy nhược, bị chế phục, con cái nhiều tai nạn
Thục thương là kỵ thần suy nhược lại bị chế phục, con cái khỏe mạnh trường thọ
Thực thương là kỵ thần vượng tướng lại gặp sinh trợ con cái nhiều nhưng hung tai hoạn nạn
GIỚI TÍNH CỦA CON CÁI
Giới tính của con cái không hoàn toàn quyết định bởi thực thương mà còn cần xem xét kết hợp với tuế vận. Không phải nguyên cục có Thực thần (nam) thì sinh con trai, có thương quan (nữ) thì sinh con gái. Cụ thể cần xem quan hệ tác dụng giữa hỷ thần kỵ thần và tuế vận để xác định,
Ví dụ như nguyên cục có thực thần mà vợ mang thai vào năm thương quan thường sinh nữ. Ngược lại nếu mang thai ở năm thực thần thường sinh con trai.
THÔNG TIN CÁT LỢI VỀ CON CÁI
– Mệnh nữ có thời can là Tài thực thương quan là hỷ thần, dụng thần đắc khí, con cái có tiền đồ
– Mệnh nam có thời can là Tài quan là hỷ thần, dụng thần đắc khí, cho cái có tiền đồ
– Nhật can vượng, Ấn thụ nặng, thực thương nhẹ, có tài tinh, chủ về con cái đông hiếu thảo
– Nhật can vượng, không có ấn thụ, có thực thương, đông con
– Nhật can vượng, không có ấn thụ, thực thương, có quan sát thì đông con
– Nhật can vượng, tỷ kiếp nhiều, không có ấn thụ, thực thương, đông con
– Nhật can vượng, thương quan vượng, không có tài ấn, đông con, con có tài
– Nhật can vượng, Thương quan nhẹ, có ấn thụ. Tài đắc cục, đông con lại giàu có
– Thực thần phù trợ dụng thần, con cái có tướng mạo đẹp
– Nhật can yếu, Thực thương nặng, có ấn thụ, không có tài tinh, con hiếu thảo
– Nhật can yếu, không có quan tinh, có thực tương, con hiếu thảo
– Thực thương không gặp xung khắc, con hiếu thảo
– Thực thương ưa phù trợ mà được phù trợ, cần ức chế được ức chế, chủ về đông con
– Dụng thần trong mệnh là thực thương, chủ về con cái nhiều mà đắc lực
– Dụng thần ở thời trụ, con cái nhiều, hoặc được con cái chăm lo phụng dưỡng.
THÔNG TIN BẤT LỢI VỀ CON CÁI
– Mệnh nữ có thời trụ là Kiêu ấn, khắc con cái, phần lớn xảy thai, khó sinh, con cái yểu mệnh
– Mệnh nữ có nhật can vượng, thời chi gặp kình dương hoặc kiêu thần, khó sinh hoặc phải mổ
– Nhật chi và thời chi có thìn tuất tương xung, trung niên và cuố đời khắc con
– Thời trụ có kiêu thần, niên trụ và nguyệt trụ hiển lộ tài tinh, mệnh nữ khắc con
– Thời trụ mang thương quan, thất sát vượng không có chế phục, con cái bất hiếu
– Mệnh nữ gặp mộc dục, con đầu khó nuôi
– Thời trụ mang quan phù không hình khắc, chủ về người cha thường kiện tụng, thị phi
– Mệnh nam có thực thương nhiều, con cái khó thành tài, duyên mỏng với con
– Mệnh nữ có Ấn Kiêu nhiều, con cái khó thành tài, duyên mỏng với con.
– Mệnh nữ có nhật trụ và thời trụ tương xung, thìn thìn tự hình, khó sinh hoặc phải sinh mổ
– Tứ trụ của nam không có tài, tứ trụ của nữ không có quan, phần lớn không con
– Nhật can là hỏa, Thiên can của các trụ khác đều là thủy, khí lạnh quá nặng chủ về không có con trai. Kiêu thần kẹp nhật trụ cũng chủ về hiếm muộn đường con cái
– Tứ trụ không có kim thủy, cả dời không có con, chức năng thận không tốt, khi đi mông cong, vùng môi và miệng có sắc đen
– Mệnh có nguyệt trụ Đinh mùi thời trụ Tân sửu, con đầu khó nuôi dễ tàn tật, nếu không thì anh em khó tránh thương tật
– Thời chi gặp tọa chi là thất sát, không có em trai em gái
– Nhạt can vượng, ấn thụ nặng, thực thương nhẹ ít con
– Nhạt can yếu Ấn thụ nhẹ, thực thương nặng, chủ vè ít con
– Nhật can yếu, thực thương nhẹ, không có tỷ kiếp có quan tinh, chủ về không có con
– Nhật can yếu, thực thương vượng, có ấn thụ, gặp tài tinh, có con cũng như không
– Nhạt can vượng, có ấn thụ không tài tinh, ít con
– Nhật can vượng, Ấn thụ nặng, không có tài tinh, hiếm muộn đường con cái
– Nhật can yếu quan sát vượng, hiếm muộn con cái
– Nhật can yếu Thực thương vượng, không có ấn thụ, hiếm muộn con cái
– Hỏa nóng thổ khô, thủy tràn lan mộc trôi, kim lạnh thủy lạnh, Ấn thụ trùng điệp chủ về hiếm muộn con cái
– Tài quan quá vượng hiếm muộn con cái
– Mệnh cục toàn thực thương, hiếm muộn con cái
– Thực thương gặp xung khắc, hoặc được phù trợ thái quá, bị ức chế thái quá hoặc phá hoại dụng thần đều chủ hiếm muộn con cái hoặc con không được hỗ trợ giúp đỡ
– Dụng thần ở thời trụ bị khắc phá, chủ về con cái không được giúp đỡ
– Kỵ thần thực thương, trong toàn cục không bị chế phục, chủ hiếm muộn con cái
– Kỵ thần ấn thụ trong toàn cục không bị chế phục hiếm muộn con cái
– Điều hầu không thích hợp, tức quá lạnh, quá nóng, qúa khô, quá ẩm đều chủ về hiếm muộn con cái
– Thực thương là dụng thần, ở thế suy nhược lại bị chế phục, chủ về không có con hoặc hiếm muộn
– Thực thương là kỵ thần vượng lại không bị chế phục, chủ về không có con hoặc hiếm muộn
– Nhật chi thực thương là dụng thần yếu mà bị chế phục chủ về không có con, có cũng hình khắc nhau
– Nhật chi thực thương là kỵ thần, vượng mà gặp sinh chủ về không có con, nếu có cũng hình khắc
30. DỰ ĐOÁN BỆNH TẬT
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Bệnh tật và tử vong đều do âm dương ngũ hành trong mệnh cục mất cân bằng gay nên. Niên trụ đại diện đầu, nguyệt trụ đại diện ngực, nhật trụ đại diện bụng, thời trụ đại diện chi dưới. Thiên can đại diện bên phải của cơ thể và phía bên ngoài là da, cơ thịt. Địa chi đại diện bên trái cơ thể và hệ thống nội tạng.
– Thiên can phối với ngũ tạng: Giáp là mật. Ất là gan. Bính là ruột non. Đinh là tim. Mậu là dạ dày. Kỷ là lá lách. Canh là ruột già. Tân là phổi. Nhâm là bàng quang. Quý là thận.
– Địa chi phối với tạng phủ: Tý là mật. Sửu là gan. Dần là phổi. Mão là ruột già. Thìn là dạ dày. Tỵ là lá lách. Ngọ là tim. Mùi là ruột non. Thân là ruột già. Dậu là thận. Tuất là Tâm bào. Hợi là tam tiêu.
– Địa chi phối với thân thể: Tý là vai. Sửu là bụng, chân. Dần là lông, tóc. Mão là ngón tay, ngón chân. Thìn là vai, ngực. Tỵ là mặt, họng, răng.Ngọ là mắt. Mùi là xương sống. Thân là kinh mạch. Dậu là tinh huyết. Tuất là mệnh môn, chân. Hợi là đầu
QUY TẮC DỰ ĐOÁN BỆNH – THƯƠNG TẬT
Vị trí cơ thẻ mà ngũ hành vượng nhât trong mệnh cục và ngũ hành bị ngũ hành vượng nhất khắc đại diện dễ có bệnh. Kết hợp ngũ hành ở trụ nào trong tứ trụ, can hay tại chi để tổng hợp phán đoán. Như giáp mộc tại niên can bị khắc có thể khẳng định là đầu có bệnh, vì giáp là đầu, vị trí niên can đại diện là đầu.
Bệnh và thương tật khác nhau. Đặc điểm của bênh lầ ngũ hành nào đó yếu, bị ngũ hành vượng khắc mà không có lực phản kháng hoặc ngũ hành nào dó quá vượng dẫn đến bệnh nặng. Đặc điểm của thương tật là: hai ngũ hành vượng tương chiến, lại không có thông quan, không chế phục nhau. Kim Mộc tương chiến chủ về gân bị tổn thương. Mộc Thổ tương chiến phần lớn bị thương ở da thịt. Thủy Hỏa tương chiến phần lớn là bị cháy mà tổn thương, bỏng và tai nạn lên quan tới máu. Hỏa Kim tuơng chiến phần lớn là bị độc, vết thương có máu.Tuy nhiên nhất định là hai bên đều có khí mới có thể tương chiến, một bên vượng, một bên hưu tù thì không thể xảy ra.
31. NẠP ÂM LUẬN MỆNH
CHỈ LUẬN NIÊN TRỤ
(Hãy băt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Lý luận và phương pháp luận mệnh của nạp âm không những có nội hàm sâu sắc mà còn là nội dung không thể thiếu trong dự đoán tứ trụ. Với sự xuất hiện của Ngũ hành nạp âm, dự đoán tứ trụ càng được toàn diện. Dù lấy thông tin của bản thân mệnh cục hay đón cát tránh hung đều là những phương pháp quan trọng. Nạp âm là một hình thức biểu hiện khác của hệ thống âm dương ngũ hành, đứng ngang hàng với chính ngũ hành. Hai hệ thống ngũ hành này tự nâng đỡ các vấn đề thuộc nội hàm âm dương ngũ hành, bổ xung cho nhau trong dự đoán tứ trụ. Nhờ sự kết hợp của chúng mới tạo thành hệ thống dự đoán tứ trụ hoàn chỉnh
Ngũ hành nạp âm chỉ dùng đối với năm, không thich hợp vận dụng đối với tháng ngày giờ. Hai năm dùng chung một ngũ hành nạp âm, như Giáp tý và Ất sửu đều là Hải trung Kim. Ngũ hành nạp âm của 2 năm được chia thành 1 năm âm, 1 năm dương. Điều này cho thấy mức độ sinh khắc âm dương được ngũ hành nạp âm phản ánh vô cùng sâu sắc
Ngũ hành nạp âm và chính ngũ hành quan trọng như nhau và có ưu thế riêng. Tác dụng của chính ngũ hành thiên về Mệnh vận của cá nhân. Tác dụng của ngũ hành nạp âm tập trung vào quan hệ giữa người với người. Dùng tứ trụ kết hợp nạp âm luận đoán hôn nhân vừa đơn giản lại có tính chính xác cao. Một đôi nam nữ có duyên hay không, có thể ở bên nhau mãi mãi hay không chỉ cần dúng nạp âm có thẻ nhanh chóng tìm ra kết quả
Ngũ hành nạp âm dùng sinh khắc là hình thức cơ bản, nhưng có nét khác với chính ngũ hành. Sinh của nạp âm không đơn giản là để bên được sinh tăng lực mà còn được lợi, Như Kim sinh Thủy, kết quả là Thủy được lợi ích. Khắc của ngũ hành nạp âm là chế ước, quản thúc, cưỡng chế. Dưới áp lực của bên khắc, bên bị khắc phải tuân thủ thứ gì đó mà bản thân không thích.
Hỗ trợ của ngũ hành nạp âm không phải bên được phù trợ tăng lực mà giữa hai bên tồn tại lực đẩy nhau. Do đó, mệnh giống như tranh mệnh, xảy ra tranh đấu liên miên. Nếu lực hao tiết của ngũ hành nạp âm nhỏ, thường có thể không cần xem xét, nhưng khi lực lượng ngũ hành nào đó nhiều lên mới phải xem xét, như trong nhà có hai người mệnh thủy sẽ hao tiết người có mệnh kim.
Phương pháp nạp âm có ý nghĩa quan trọng đối với việc luận đoán cát hung. Nếu tứ trụ của một người có đường hôn nhân không thuận nhưng chưa thể khẳng định có thể ly hôn hay không. Lúc này áp dụng nạp âm ngũ hành có thể đưa ra kết luận khá chính xác
2. NẠP ÂM HỢP HÔN
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Cách xem hôn nhân dựa vào nạp âm năm sinh của nam nữ làm chuẩn. Tiến hành xem tổ hợp của nó. Nguyên tắc là: Nạp âm Nam Nữ tương sinh là tổ hợp đẹp. trong lý luận về niên mệnh tương khắc, nam khắc nữ là khắc bình thuờng, nhưng trong khẩu quyết có cách nói không cát lợi, trên thực tế ảnh hưởng không nhiều. Ngược lại, niên mệnh nữ khắc niên mệnh nam là không cát lợi.
– Mệnh nam khắc mệnh nữ: nam khắc nữ là chính khắc, người khắc mình là Quan. Do đó, thời xưa nữ giới thường gọi chồng là “quan nhân”. Khắc này không phải từ “khắc” của khắc vợ, khắc chồng mà là mệnh nam thành chỗ dựa của mệnh nữ. Người mình khắc là khắc tài, vợ là tài. Vợ là tài không phải tài phú vật chất mà là vì tình yêu mà bảo vệ, yêu thương chăm sóc vợ, một bên có chỗ dựa, một bên chăm sóc đối phương, tự nhiên tình cảm hài hóa.
– Mệnh Nam Nữ tương sinh: Như mệnh nam là thủy, mệnh nữ là mộc, hoặc ngược lại. Có một số người được sinh nhưng luôn không cảm nhận được hoặc không cọi trọng, có phúc mà không biết hưởng. Hiện tượng này thường gặp ở mệnh nữ có năm sinh dương.
– Mệnh Nam Nữ tương đồng: Cùng mệnh là tranh mệnh, hôn nhân đa phần không hài hòa, không ly hôn thì cả đời cũng khó tránh mâu thuẫn. Biểu hiện cụ thể là hai người không tìm được tiếng nói chung, quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề khác nhau.
– Nam dương nữ âm là cát lợi: Nam là dương, nữ là âm thuộc tính tự nhiên, trái quy luật này tất phát sinh ảnh hưởng không tốt. Như mệnh nam sinh canh thìn thuộc kim, mệnh nữ sinh Quý mùi thuộc mộc, niên mệnh nam là dương, niên mệnh nữ là âm, tổ hợp này không cát lợi cũng không dẫn đến ly hôn. Nếu mệnh nam Canh thìn, mệnh nữ là Nhâm ngọ, tuy cũng là mệnh nam khắc mệnh nhưng không bằng tổ hợp trước vì mệnh nữ là dương. Thường thì mệnh nữ sinh năm dương đều khá mạnh mẽ, thích phấn đấu trong sự nghiệp. Trong thực tiễn khi dự đoán về kết hôn, cần kết hợp nạp âm và chính ngũ hành để xem mới có thể đưa ra luận đoán chính xác, vì cả hai từ góc độ khác nhau có ảnh hưởng đến vận mệnh đời người. Nguyên tắc kết hợp là chính ngũ hành và nạp âm đều tốt, chắc chắn cát lợi. Nếu chỉ một phương diện đạt cát lợi, hôn nhân không tốt nhưng không nhất định ly hôn. Nếu cả hai đều không tốt, tất khí tránh kết cục xấu là Ly hôn
Ví dụ: Mệnh Nam thủy gặp mệnh Nữ mộc:
“Nam Thủy nữ Mộc lắm điều hay
Tình thắm chồng giỏi, vợ xinh hiền
Cùng giường hòa mục xây sự nghiệp
Tiền của tự đến chẳng khổ công”
(Phú quyết).
33. NẠP ÂM ĐOÁN GIA ĐÌNH
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Từ góc độ của ngũ hành nạp âm, yêu chiều là tương sinh của nạp âm. Bản thân là mệnh Kim. Cha mẹ là một bên là mệnh thổ chính là yêu chiều mình. “Yêu chiều” này không thể lý giải là tình yêu đơn giản như tình yêu cha mẹ dành cho con cái. “Yêu chiều” này là đảm bảo con cái có thể có môi trường trưởng thành lành mạnh về nhân cách. “Quản lý” chính là cha mẹ có niên mệnh khắc mình. Niên mệnh cha mẹ và niên mệnh con có ảnh hưởng lớn đến đến môi trường trưởng thành của con. Nếu cùng sống với con còn có các thành viên khác thì niên mệnh của họ cũng là một trong những yếu tố cấu thành môi trường. Môi trường có sinh có khắc là môi trường lành mạnh. Nếu niên mệnh của cha mẹ đều sinh niên mệnh của con gọi là có sinh không khắc, trẻ từ nhỏ không nghe lời, sau khi trưởng thành tín cách ngỗ nghịch, tùy tiện, nếu niên mệnh cha mẹ đều khắc niên mệnh con thì từ nhỏ con trẻ nhát gan, ủy mỵ, yếu đuối hoặc thần kinh quá mẫn cảm.
– Hai vợ chồng có niên mệnh đều là Ấn của con: Con thường được nuông chiều tử nhỏ, năng lực tự lập kém
– Hai vợ chồng niên mệnh đều là Tài của con: Con không bị chế ước, không nghe lời, thích tự làm theo ý mình
– Hai vợ chồng niên mệnh đều là Quan của con: Con thường không có cá tính, thật thà, quá nghe lời, thậm chí sức khỏe không tốt.
– Hai vợ chồng niên mệnh đều là Tỷ Kiếp của con: Giữa các thành viên trong gia đình thường hay tranh cãi
– Hai vợ chồng niên mệnh đều là thực thương của con: Con cái có trách nhiệm với bản thân và gia đình, tự giác học hành, hiếu thuận với cha mẹ. Tuy nhiên người con có sức khỏe không tốt.
Nạp âm mệnh của vợ chồng tương đồng không những bất lợi cho hôn nhân mà còn bất lợi cho con. Con dù sinh năm nào nhưng nếu quan hệ và nạp âm niên mệnh của cha mẹ không hài hòa, không phải quá khắc hoặc quá tiết, sinh phù quá mức. Như vậy, là gây bất lợi cho sự trưởng thành, thậm chí ảnh hưởng toàn bộ vận mệnh của con trẻ. Môi trường có sinh có khắc là tốt nhất, sinh là yêu chiều cho đi. Khắc là quản lý ức chế, Một đứa trẻ không được yêu chiều quan tâm tất khó trưởng thành, không được quản lý dạy dỗ cũng khó tránh mắc sai lầm trong cuộc đời
34. TUẾ VẬN CÓ THỂ THAY ĐỔI DỤNG THẦN
ĐẠI VẬN DẪN ĐẾN THAY ĐỔI CÁCH CỤC
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
– Mệnh cục là một thời điểm mà thời gian và không gian ở trạng thái tĩnh, bất động (satna – tạm dừng). Khí ngũ hành của nó tồn tại ở một điểm cân bằng so với bản thân. Do tổ hợp của tọa độ không thời gian khác nhau nên lượng ngũ hành cũng khác nhau. Sự tham gia của đại vận sẽ khiến tổ hợp ngũ hành tĩnh xuất hiện điểm cân bằng mới nay có thể sẽ khiến dụng thần, kỵ thần trong mệnh cục ở trạng thái tĩnh thay đổi. Mức độ hỷ kỵ của nguyên cục và hành vận sẽ xuất hiện hiện tượng “ưa không phải ưa mãi, kỵ không phải kỵ mãi”
Nếu tứ trụ có nhật chủ yếu dùng Ấn Tỷ. Trong mệnh cục có Ấn tinh lại có Tài Quan tương sinh thì sự thay đổi của hành vận và dụng thần, kỵ thần cần dựa vào mỗi đại vận khác nhau để phân tích. Tài Quan Ấn trong mệnh cục liên tục tương sinh. Tài tinh đã là dụng thần, khi hành đến tài vận là dụng thần đại vận. Tại sao lưu niên tỷ kiếp của tài tinh xuất hiện dụng thần đối với nguyên cục. Đại vận xuất hiện thì luận như vậy. Ngược lại, nếu là kỵ thần, Tỷ Kiếp khắc chế tài tinh, không sinh quan tinh. Tứ trụ giống nhau dùng ấn tinh, không có Tài quan tương sinh mà khắc chế ấn. Ở lưu niên, Tỷ Kiếp của tài vận ứng với cát lợi. Đây chính là sự thay đổi.
– Đại vận nắm giữ 10 năm vận hành của mệnh cục. Đến đại vận khiến mệnh cục vào môi trường mới, chủ quản phương hướng xu thế mới của mệnh cục. Đại vận chỉ là một trạng thái hỷ kỵ của nhật can, không phải mấu chốt quyết định cát hung. Nó cho biết tình trạng nhật can trong khoảng một thời gian. Mức độ cát hung thực sự xuất hiện khi có mặt của lưu niên. Do tổ hợp khác nhau, mệnh cục sẽ thay đổi theo đại vận. Mệnh cục vốn có thân nhược sẽ dần biến thành thân vượng. Mệnh cục thân vượng sẽ dần biến thành thân nhược. Đây đều do đại vận. Đại vận đóng vai trò quyết định tăng giảm âm dương của mệnh cục. Đại vận sẽ dẫn đến dụng thần thái quá. Trường hợp này luôn xuất hiện trong tứ trụ trong nguyên cục khá trung hòa. Do dụng thần thái quá nên sẽ xuất hiện điểm cân bằng mới, dụng thần biến thành kỵ thần, kỵ thần biến thành dụng thần
Do lực lượng ngũ hành của nguyên cục khác nhau, cùng với tăng giảm âm dương của đại vận sẽ thay đổi sự vượng suy ngũ hành trong nguyên cục. Thay đổi vượng suy ngũ hành khiến cách cục ban đầu thay đổi. Nhật chủ yếu ban đầu chuyển thành vượng, nhật chủ vượng chuyển thành nhược. Tòng cách giả biến thành phù ức cách. Do biến hóa của cách cục sẽ khiến mức độ hỷ kỵ thay đổi. Nếu không thay đổi phương pháp luận mà phải dựa vào hỷ kỵ ban đầu thì ắt sẽ sai sót.
Biến hóa tiến thoái của đại vận khiến mệnh cục ở trạng thái tĩnh chuyển sang trạng thái mới. Điều này khiến khí trường ngũ hành của nguyên cục phát sinh một sự “biến chất”. Giữa đại vận và dụng thần tồn tại tình trạng biến đổi về khoảng cách xa gần với mức độ tiến thoái của khí trường. Biến đổi này quyết định giai đoạn và giới hạn của dụng thần, kỵ thần. Khi bước vào khí trường mới qua một quá trình biến đổi. Điểm biến đổi giữa đại vận này với dụng thần chính là điểm ranh giới. Biến đổi của điểm ranh giới này quyết định mức độ “tổn có dư, bổ không đủ”. Nắm được vị trí biến đổi này sẽ quyết định được mức độ cát hung lưu niên. Không hiểu rõ điểm này sẽ không phân biệt được dụng thần và kỵ thần. Đối với dụng thần Lưu niên hung họa, kỵ thần lưu niên cát lợi càng khó có thể phân biệt được.
Con người thường chịu ảnh hưởng của ngũ hành địa khí. Do đó dùng địa chi làm chủ đạo, như hành vận ưa gặp thiên can ngũ hành, địa chi lại không phù trợ thiên can. Mười năm hành vận tưởng là cát lợi nhưng thực chất suy yếu. như địa chi là hỷ thần, dụng thần, Thiên can là Kỵ thần, mức độ ứng cát lợi giảm đi. Vượng suy của thiên can chịu ảnh hưởng của địa chi mà địa chi không chịu ảnh hưởng bởi Thiên can.
35. LƯU NIÊN
DỰ ĐOÁN CHÍNH XÁC MỖI NĂM
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Đại vận là tình hình thay đổi năng lượng khí trường Ngũ hành của tứ trụ trong niên hạn nhất định. Lưu niên là chủ tể của trường năng lượng ngũ hành không gian vũ trụ trong một năm nhất định, xoay quanh đại vận và mệnh cục. Đoán mệnh chính là dùng tứ trụ là chủ thể, dùng đại vận và lưu niên làm khách thể, xem ảnh hưởng của khách quan với chủ thể. Chúng ta nghiên cứu khách quan (thiên thể vũ trụ) làm thế nào để thay đổi chủ thể (con người) chứ không thể làm ngược lại.
Con người nhận khí ngũ hành mà sinh ra. Hình thức phân bổ ngũ hành ở điểm thời gian, không gian và năng lượng lớn nhỏ khi con người sinh ra được biểu hiện thành hình thức tổ hợp can chi của tứ trụ và mức độ vượng suy. Trong mệnh cục, năng lượng ngũ hành bắt đầu từ nguyệt lệnh, dựa vào trạng thái của ngũ hành tại nguyệt lệnh và thông căn, thấu can, nguồn sinh để phán đoán tố chất tiên thiên của ngũ hành. Sau khi vào đại vận, địa chi đại vận là nguồn gốc vượng suy của ngũ hành mồi năm. Luận đoán tứ trụ chính là phân tích trạng thái ngũ hành trong mệnh cục, phán đoán tố chất tiên thiên ngũ hành. Cùng với thay đổi của tuế vận, chúng ta có thể biết được tình hình ngũ hành biến hóa như thế nào để phán đoán cát hung. Do đó hình thức tổ hợp tứ trụ là hình thức tổ hợp thời gian không, gian được sinh ra, thụ bẩm khí chất ngũ hành của con người. Sự xuất hiện của đại vận, lưu niên dẫn tới sự hình thành lực lượng ngũ hành mới, tạo thành cát hung thuận nghịch
Đại vận thay đổi trạng thái cân bằng tương đối ban đầu để mệnh cục có điểm cân bằng mới. Xuất hiện điểm cân bằng của đại vận này cần tới sự xuất hiện của lưu niên. Lưu niên tăng thêm điểm mất cân bằng của đại vận, khiến nhật chủ ứng với hung họa hay giảm nhỏ điểm mất cân bằng của đại vận, nhật can ứng với cát lợi
Cát hung cụ thể của lưu niên chịu sự khống chế bởi đại vận. Sau khi xác định điểm cân bằng của đại vận, lưu niên có thể trực tiếp tác động tới đại vận, mệnh cục. Lưu niên là động thái, luôn nhắc nhở nguồn gốc thông tin cát hung của nhật can. Nhưng điều kiện hình thành thông tin cát hung lại do đại vận quyết định.
Địa chi lưu niên còn gọi là thái tuế, là chủ tể của một năm, có địa vị thống trị tối cao. Nó không thể vì hợp với đại vận hoặc mệnh cục mà thay đổi bản chất chủ tể của mình và hợp hóa thành ngũ hành khác. Địa chi lưu niên và đại vận mệnh cục tác hợp chỉ có tác dụng tăng giảm lực hoặc dẫn tới hợp cục. Nếu địa chi lưu niên là thìn thổ, không thể vì mệnh cục có thân tý mà hình thành thân tý thìn hợp thành thủy cục, thìn thổ biến thành thủy. Thìn thổ năm này là đương lệnh chính là thổ chủ sự, bản tính của thổ khắc thủy. Nếu vì mệnh cục hợp mà biến thành thủy thì phải chăng năm thổ biến thành thủy sao ?
Tam hợp, Tam hội ở các địa chi lưu niên khác nhau ở mức độ khác biệt lớn. Dù tam hợp, tam hội có thể hợp hóa thành công không, tăng lực hay giảm lực thì mấu chốt là xem chi nào lâm thái tuế.
Như tam hợp cục Tỵ Dậu Sửu.
– Nếu lưu niên là Sửu tăng lực cho hợp cục
– Nếu lưu niên là Dậu kim cục vượng nhất
– Nếu lưu niên là Tỵ – Hỏa vượng thư nhất – Thổ vượng thứ hai – thổ không thể thông quan với hỏa vì hỏa khắc kim, kim bị giảm lực
36. TUẾ QUÂN VÀ THÁI TUẾ
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Tuế quân (thiên can lưu niên) chủ về ngoại tượng của sự việc mà năm nào đó phát sinh, có tác dụng phụ trợ cát hung. Thái tuế (Địa chi Lưu niên) chủ về cát hung, cũng chủ về nguyên nhân của sự việc phát sinh trong năm bất kỳ. Địa chi Lưu niên là dối tượng chấp hành mệnh lệnh cát hung. Thiên can lưu niên là đối tượng công bố thông tin. Thông tin của thiên can lưu niên dùng thập thần của nó để luận. Khi thiên can lưu niên ở địa chi lưu niên là vượng tướng, thiên can đó chủ về cát hung. Như Canh Thân, Canh chủ về cát hung, Như Canh ngọ, Canh không chủ về cát hung. Khi thiên can trong mệnh cục thấu lộ dụng thần, thiên can lưu niên hợp hoặc khắc dụng thần cũng chủ về cát hung nên mức độ cát hung của Thái tuế có thể dùng địa chi lưu niên để phán đoán. Thiên can lưu niên là dụng thần cũng không hẳn có nghĩa là cát lợi. Thiên lưu niên là kỵ thần cũng không hẳn chủ về hung tai. Mức độ cát hung dùng dịa chi lưu niên phán đoán. Địa chi lưu niên là dụng thần. Thập thần của thiên can lưu niên biểu hiện thông tin chính diện. Khi địa chi là kỵ thần, thiên can lưu niên tuy không chủ về cát hung nhưng tham gia với sinh khắc ngũ hành, có mức dộ ảnh hường cát hung không lớn.
Thiên can chủ về ngoại tượng của sự vật là sự việc lộ ra ngoài, mọi người đều có thể nhìn thấy, cảm giác được, nếu thiên can có Tài vượng, là tài hiện rõ, mọi người đều biết, nếu địa chi ẩn tàng bên trong, có tài không lộ, người khác đều không biết. Điều này giống với đạo lý Quan Ấn Thực thương. Quan Ấn lộ là hỷ thần, dụng thần gọi là quan hiển đạt, người khác đều biết. Nếu thôi chức vụ người khác cũng biết.
* Hợp của LUU NIÊN
– Lưu niên hợp niên trụ: Sẽ vì người lớn, cấp trên mà bản thân không có tiến triển, có khả năng đầu tư, làm ông chủ
– Lưu niên hợp nguyệt trụ: Tất cả mọi việc đầu chán chường, không có dộng lực, không thể phát huy được khả năng, khó thoát ra khỏi hoàn cảnh bó buộc, nghĩ nhiều kế hoạch nhưng chưa hành động
– Lưu niên hợp nhật trụ: Sự nghiệp sẽ vì quan hệ của vợ, chồng mà không thể triển khai. Người chưa kết hôn muốn kết hôn, muốn nhưng chưa hành động, hy vọng tạo dựng sự nghiệp mới
– Lưu niên hợp thời trụ: Sự nghiệp không tiến triển, chăm lo cho gia đình, ưu phiền vì co cái, không thể triển khai sự nghiệp
* Xung của LƯU NIÊN
– Lưu niên xung niên trụ: Dễ xung đột với bề trên, cấp trên, ý kiến không hợp hoặc không thể điều hòa, cần chú ý vấn đề sức khỏe
– Lưu niên xung nguyệt trụ: tâm tính có thay đổi, sẽ có xung đột với những người bằng vai vế
– Lưu niên xung Nhật trụ: Chưa kết hôn sẽ có người theo đuổi, đối tượng kết hôn sớm xuất hiện nhung sau vợ chồng dễ xung đột hoặc có biến động
– Lưu niên xung thời trụ: Sự nghiệp có sóng gió lớn có xung đột với con hoặc bề dưới
* Hại của LƯU NIÊN
– Lưu niên hại niên trụ: Vì việc của bề trên hoặc thân thể mà ưu phiền, có ấm ức, mâu thuẫn thế hệ với bề trên, dễ đổi cấp dưới
– Lưu niên hại Nguyệt trụ: Tâm tính bất thường, có nối khổ không nói thành lời, kế hoạch sẽ có thay đổi không thể hoàn thành, có khả năng chuyển nhà.
– Lưu niên hại Nhật trụ: Chưa kết hôn có thể chia tay. Nếu đã kết hôn sẽ muốn ly hôn hoặc sống riêng
– Lưu niên hại thời trụ: Sự nghiệp trắc trở, biến dộng, phân ly với con hoặc con sẽ xảy ra chuyện không nghe lời
* Hình của LƯU NIÊN
– Lưu niên hình niên trụ: Mâu thuẫn với cấp trên, bề trên, luôn có cảm giác khó chịu
– Lưu niên hình nguyệt trụ: Vợ chồng sẽ vì lời nói, hành vi của bề trên mà chán nản
– Lưu niên hình Nhật trụ: Ông bà và con cháu, cấp trên cà cấp dưới có cảm giác mang nợ lẫn nhau
– Lưu niên hình thời trụ: Độ hòa hợp với con cái hoặc cấp dưới không đủ, sẽ có tâm lý đối địch.
37. THẬP THẦN CHỦ VỀ CÁC SỰ VIỆC
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
– Tuế quân là Tỷ Kiếp: Sẽ phát sinh các sự việc có liên quan đến ý nghĩa mà tỷ kiếp đại diện như bạn bè, anh chị em, đồng nghiệp, phá tài, thị phi kiện tụng, tranh cãi, tranh đấu, khắc vợ, khắc chồng. Khi thái tuế làm dụng thần, năm này sẽ được trợ giúp của bạn bè hoặc quý nhân, hợp tác được tiền tài. Nếu thái tuế là kỵ thần sẽ vì bạn bè đồng nghiệp, anh chị em mà có thể phá sản, tranh cãi và khắc vợ khắc cha
– Tuế quân là Ấn tinh: Sẽ phát sinh sự việc có liên quan tới ý nghĩa mà ấn tinh đại diện như học tập, công việc, đơn vị, danh dự, séc, phòng ở, xe cộ, văn thư, khế ước, bệnh tật, tài vận
– Tuế quân là tài tinh: Sẽ phát sinh sự việc liên quan tới ý nghĩa của tài tinh, đại diện như vợ, cha, công việc, thân thể, và tình cảm hôn nhân
– Tuế quân là Quan sát: Sẽ phát sinh những sự việc liên quan đến ý nghĩa mà quan sát đại diện như cha, chông việc, chức vụ, nghề nghiệp, danh dự thị phi kiện tụng, bệnh tật, tai nạn, phạm tiểu nhân
– Tuế quân là thực thương: Sẽ phát sinh sự việc liên quan đến ý nghĩa của thực thương đại diện nhu tai nạn, bệnh tật, quan tai, tác phẩm, diễn thuyết, ngôn luận, diễn xuất, trưng bày, du lịch xuất ngoại, khắc cha, tình cảm hôn nhân, đầu tư, kế hoạch
Khi dự đoán cụ thể cần kết hợp đại vận, cung vị tứ trụ, xem thái tuế dẫn động quan vị nào để phán đoán tổng hợp các sự việc, sự vật. Phối hợp dẫn động cung vị để để phán đoán, thu nhỏ phạm vi thủ tượng
** Đối với mệnh cục, lưu niên và đại vận là tầng thứ ngũ hành trên. Giữa lưu niên và đại vận tồn tại quan hệ như sau:
+ Tầng thứ ngũ hành trên có quyền “sinh khắc hợp xung hình hại” tầng thứ ngũ hành dưới. Tầng thứ ngũ hành dưới chỉ có thể bị “sinh khắc hợp xung hình hại” chứ không thể “sinh khắc hợp xung hình hại” ngược lại
+ Giữa tầng thứ ngũ hành dưới có hợp và xung khi có tầng thứ ngũ hành trên tham gia vào thì tầng thứ ngũ hành dưới không có quyền giải hợp và xung giữa tầng thứ ngũ hành trên
+ Tầng thứ ngũ hành trên và tầng thứ ngũ hành dưới có hợp. Tầng thứ ngũ hành dưới có thể thay đổi thuộc tính của bản thân ngũ hành mà thành hóa. Tầng thứ ngũ hành trên không thể thay đổi thuộc tính ngũ hành, chỉ có thể dẫn đến tác dụng hóa hợp hội cục
+ Tầng thứ ngũ hành trên và tầng thứ ngũ hành dưới hợp hội. Tầng thứ ngũ hành trên có thể hợp trụ ngũ hành tầng dưới. Tầng thứ ngũ hành dưới không thể hợp trụ với tầng thứ ngũ hành trên. Tầng thứ ngũ hành trên đồng thời khi hợp trụ tầng thứ ngũ hành dưới vẫn có tác dụng “sinh khắc xung hợp hình hại” các ngũ hành khác trong mệnh cục ban đầu
+ Tầng thứ ngũ hành trên có thể thông quan tầng thứ ngũ hành dưới. Tầng thứ ngũ hành dưới không có quyền thông quan tầng thứ ngũ hành trên
+ Vượng suy của tầng thứ ngũ hành dưới chịu ảnh hưởng của tấng thứ ngũ hành trên. Vượng suy của nó thay đổi theo chuyển biến của tầng thứ ngũ hành trên. Vượng suy của tầng thứ ngũ hành trên chỉ bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ sinh khắc bản thân can chi. Tầng thứ của ngũ hành dưới có thể dùng tầng thứ ngũ hành trên làm gốc. Tầng thứ ngũ hành trên không thể dùng tầng thứ ngũ hành dưới làm gốc
38. NGŨ HÀNH NẠP ÂM
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Thiên can và địa chi có thuộc tính ngũ hành riêng biệt. Sau khi phối hợp với nhau theo nguyên tắc dương với dương, âm với âm, khí của tổ hợp can chi biến đổi thành một loại ngũ hành mới, gọi là ngũ hành nạp âm – Ngũ hành ban đầu của thiên can và địa chi gọi là chính ngũ hành. Ngũ hành nạp âm biến đổi ra gọi là “giả tá Ngũ hành”. Ngũ hành nạp âm giả tá ngũ âm cổ đại ( Cung; Thương; Giốc; Chủy; Vũ) và 12 âm luật. Ngũ hành nạp âm gồm 5 loại: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là quy định của người xưa; một ngũ hành lại phân thành 6 mệnh nạp âm có tên gọi khác nhau. Như vậy xẽ có được 30 cặp loại mệnh nạp âm
Phương pháp tính nhanh ngũ hành nạp âm:
Người xưa gán số cho Can:
Giáp Ất là 1; BÍnh Đinh là 2; Mậu Kỷ là 3; Canh Tân là 4 và Nhâm Quý là 5
Người ta cũng gán số cho chi:
Tí Sửu Ngọ Mùi là 1; Dần Mão Thân Dậu là 2’ Thìn Tỵ Tuất Hợi là 3
Cộng số can chi tạo thành nào đó được một tổng, số lớn hơn 5 thì trừ đi 5, Được số dư là Ngũ hành nạp âm – Mộc 1; Kim 2; Thủy 3, Hỏa 4 và thổ 5
Ví dụ: Mậu tuất; Mậu là 3, Tuất là 3 Tổng là 6 – Dư số khi trừ 5 là 1. Số 1 chính là nạp âm mộc của Mậu tuất
NẠP ÂM CÓ THỂ XEM KHÍ SỐ THỊNH SUY
Ngũ hành nạp âm được ứng dụng rộng rãi trong tử vi đẩu số và tứ trụ học. Tứ trụ học cho rằng; ngũ hành nạp âm nắm giữ xu hường khí số nhân nguyên. Tam nguyên trong ngũ hành: Thiên can dại diện Thiên nguyên; Địa chi đại diện địa nguyên; Nạp âm đại diện Nhân nguyên. Tam nguyên mỗi loại có phạm vi vận hành và thao tác đối ứng. Ngũ hành thông qua sinh khắc chế chế hóa của lưu niên đại vận hỗ trợ phán đoán cát hung, thành bại. Thông qua ngũ hành nạp âm có thể quan sát khí số thịnh suy. Ngũ hành nạp âm là tổ hợp thiên can địa chi khác nhau Sinh Hóa, liên hệ với nhiều vật chất cụ thể như: Hải kim trung; Lư trung hỏa… đẻ tiến hành phân tích dự đoán.
Mọi người có thể tìm ra nhiều lý do sử dụng nạp âm. Khí ngũ hành của tứ trụ có nguồn từ khí ngũ hành nạp âm. Khí của ngũ hành nạp âm có thể bổ xung chỗ thiếu hụt của khí ngũ hành tứ trụ. Ngũ hành nạp âm là được cụ thẻ hóa bằng ngũ hành tứ trụ. Ngũ hành tứ trụ là bộ phạn cấu thành nên ngũ hành nạp âm. Ngũ hành nạp âm có thể mượn sự trợ giúp của ngũ hành tứ trụ để đưa ra phán đoán chính xác, Ngũ hành tứ trụ có thể dựa vào thế thái phối hợp ngu hành nạp âm quan sát thịnh suy. Tồn tại trong ngũ hành tứ trụ thêm vào ngũ hành nạp âm tất suy diễn mệnh lý càng linh hoạt phong phú
TÁC DỤNG CỦA NGŨ HÀNH NẠP ÂM
– Thể hiện chất lượng cùa ngũ hành, như: Hải trung kim; Sa trung kim; Kiếm phong kim; Thoa kim xuyến; Bạch lạp kim; Kim bạc kim. Chất lượng lớn – quán tính lớn – lực lượng lớn không dễ bị tổn hao – Chất lượng nhỏ quán tính nhỏ; Lực lượng nhỏ dễ bị tổn hao. Ngũ hành nạp âm chất lượng lớn chủ về thành công lớn và sức khỏe tốt.
– Thể hiện được mục đích sử dụng của vật chất ngũ hành, như: Kiếm phong kim dùng làm binh khí. Thoa kim xuyến dùng làm vật trang sức.
– Thể hiện không gian của vật chất ngũ hành, như Hải trung kim, là kim trong biển ẩn giấu mà không lộ rõ; Sa kim trung là kim trong cát dễ bị phát hiện và khai thác
– Thể hiện quan hệ sinh khắc giữa chúng có được hình thành không, dùng để so sánh mối quan hệ thân sơ của con người, như: Nước biể lớn vị mặn nên không thể sinh mộc, cũng giống như nạp âm Đại hải thủy không thể thân thiện với người có nạp âm Mộc. Ngược lại Trường lưu thủy, Thiên hà thủy có thể sinh bát kỳ nạp âm mộc nào.
Chúng ta cần lưu ý; Ngũ hành nạp âm không thể tham gia vào quá trình sinh khắc cảu chính ngũ hành, Vì ngũ hành nạp âm không hiển thị tính thời gian
NẠP ÂM LUẬN MỆNH CHỈ LUẬN NIÊN TRỤ
Lý luận và phương pháp luận mệnh của nạp âm không những có nội hàm sâu sắc mà còn là nội dung không thể thiếu trong dự đoán tứ trụ. Với sự xuất hiện của Ngũ hành nạp âm, dự đoán tứ trụ càng được toàn diện. Dù lấy thông tin của bản thân mệnh cục hay đón cát tránh hung đều là những phương pháp quan trọng. Nạp âm là một hình thức biểu hiện khác của hệ thống âm dương ngũ hành, đứng ngang hàng với chính ngũ hành. Hai hệ thống ngũ hành này tự nâng đỡ các vấn đề thuộc nội hàm âm dương ngũ hành, bổ xung cho nhau trong dự đoán tứ trụ. Nhờ sự kết hợp của chúng mới tạo thành hệ hống dự đoán tứ trụ hoàn chỉnh
Ngũ hành nạp âm chỉ dùng dối với năm, không thích hợp vận dụng đối với tháng ngày giờ. Hai năm dùng chung một ngũ hành nạp âm, như Giáp tý và Ất sửu đều là Hải trung Kim. Ngũ hành nạp âm của 2 năm được chia thành 1 năm âm, 1 năm dương. Điều này cho thấy mức độ sinh khắc âm dương được ngũ hành nạp âm phản ánh vô cùng sâu sắc
Ngũ hành nạp âm và chính ngũ hành quan trọng như nhau và có ưu thế riêng. Tác dụng của chính ngũ hành thiên về Mệnh vận của cá nhân. Tác dụng của ngũ hành nạp âm tập trung vào quan hệ giữa người với người. Dùng tứ trụ kết hợp nạp âm luận đoán hôn nhân vừa đơn giản lại có tính chính xác cao. Một đôi nam nữ có duyên hay không, có thể ở bên nhau mãi mãi hay không chỉ cần dúng nạp âm có thẻ nhanh chóng tìm ra két quả
Ngũ hành nạp âm dùng sinh khắc là hình thức cơ bản, nhưng có nét khác với chính ngũ hành. Sinh của nạp âm không đơn giản là để bên được sinh tăng lực mà còn được lợi, Như Kim sinh Thủy, kết quả là Thủy được lợi ích. Khắc của ngũ hành nạp âm là chế ước, quản thúc, cưỡng chế. Dưới áp lực của bên khắc, bên bị khắc phải tuân thủ thứ gì đó mà bản thân không thích.
Hỗ trợ của nhũ hành nạp âm không phải bên được phù trợ tăng lực mà giữa hai bên tồn tại lực đẩy nhau. Do đó, mệnh giống như tranh mệnh, xảy ra tranh đấu liên miên. Nếu lực hao tiết của ngũ hành nạp âm nhỏ, thường có thể không cần xem xét, nhưng khi lực lượng ngũ hành nào đó nhiều lên mới phải xem xét, như trong nhà có hai người mệnh thủy sẽ hao tiết người có mệnh kim.
Phương pháp nạp âm có ý nghĩa quan trọng đối với việc luận đoán cát hung. Nếu tứ trụ của một người có đường hôn nhân không thuận nhưng chưa thể khẳng định có thể ly hôn hay không. Lúc này áp dụng nạp âm ngũ hành có thể đưa ra kết luận khá chính xác
39. NẠP ÂM VÀ HÔN NHÂN
“Hãy bắt đầu từ nhũng điều nhỏ nhất”
Xem hôn nhân dựa vào nạp âm căn cứ vào nạp âm năm sinh của nam nữ làm chuẩn, tiến hành xem tổ hợp của nó. Nguyên tắc là: Nạp ân nam nữ tương sinh là tổ hợp đẹp. Trong lý luận về niên mệnh tương khắc, nam khắc nữ là bình thường, nhưng cũng có một vài sách nói không cát lợi, trên thực tế ảnh hưởng không nhiều. Ngược lại niên mệnh nữ khắc mệnh nam là không tốt
– Mênh nam khắc mệnh nữ: nam khắc nữ là chính khắc, người khắc mình là quan. Do đó, thời xưa nữ giới thường gọi chồng là “quan nhân”. Khắc này không phải “từ” khắc của khắc vợ, khắc chồng mà là mệnh nam thành chỗ dựa của mệnh nữ. Người mình khắc là tài, vợ là Tài. Vợ là Tài không phải tài phú vật chất mà là vì tình yêu mà bảo vệ, yêu thương chăm sóc vợ. Một bên có chỗ đựa, một bên chăm sóc đối phương, tự nhiên tình cảm hài hòa
– Mệnh nữ khắc mệnh nam: Nữ khắc Nam là trái quy luật chồng là quan, vợ là tài, trừ khi mệnh nam tính ôn hòa có phần ủy mỵ, nữ tính, nếu không gia đình khó được hài hòa
– Mệnh nam nữ tương sinh: Như mệnh nam thủy, mệnh nữ mộc, hoặc ngược lại. Có một số người được sinh luôn không cảm nhận được, hoặc không coi trọng, có phúc mà không biết hưởng. Hiện tượng này thường gặp ở mệnh nữ sinh năm dương
– Mênh nam nữ tương đồng: Cùng mệnh là tranh mệnh, hôn nhân đa phần không hài hòa, không ly hôn thì cả đời cũng khó tránh mâu thuẫn. Biểu hiện cụ thể là hai người không tìm được tiếng nói chung, quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề khác nhau
– Nam dương nữ âm là cát lợi: Nam là dương, nữ là âm thuộc tính tự nhiên, trái quy luật này tất phát sinh ảnh hường không tốt. Như mệnh nam sinh năm Canh thìn thuộc kim, mệnh nữ sinh năm Quý mùi thuộc mộc. Niên mệnh nam là dương, niên mệnh nữ là âm, tổ hợp này tuy không cát lợi cũng không dẫn đến ly hôn. Mệnh nam là Canh thìn, Mệnh nữ là Nhâm ngọ, tuy cũng là mệnh nam khắc mệnh nữ, nhưng không bằng tổ hợp trước. Thường mệnh nữ sinh năm dương đề khá mạnh mẽ, thích phấn đấu trong sự nghiệp.
Trong thực tế khi dự đoán về kết hôn cần kết hợp nạp âm và chính ngũ hành để xem mới có thể đưa ra luận đoán chính xác, vì cả hai từ góc độ khác nhau có ảnh hưởng tới vận mệnh con người. Nguyên tắc kết hợp là chính ngũ hành và nạp âm đều tốt, chắc chắn là cát lợi. Nếu chỉ một phương diện cát lợi, hôn nhân đó không tốt nhưng không nhất định ly hôn. Nếu cả hai đều không tốt, kết cục ly hôn tất khó tránh.
(Chép lại từ facebook chú Nguyễn Văn Nhuận. Tiêu đề người chép lại tự đặt)