Trương Quả tinh tông

(dưới đây sẽ viết tắt: TQTT)

TQTT 1

Nhập môn khởi lệ (Các quy ước bắt đầu nhập môn)

* Nạp âm sở thuộc của Lục Giáp

Giáp tý, ất sửu kim,

bính dần, đinh mão hỏa,

mậu thìn, kỷ tị mộc,

canh ngọ, tân mùi thổ,

nhâm thân, quý dậu kim,

Giáp tuất, ất hợi hỏa,

bính tý, đinh sửu thủy,

mậu dần, kỷ mão thổ,

canh thìn, tân tị kim,

nhâm ngọ, quý mùi mộc,

Giáp thân, ất dậu thủy,

bính tuất, đinh hợi thổ,

mậu tý, kỷ sửu hỏa,

canh dần, tân mão mộc,

nhâm thìn, quý tị thủy,

Giáp ngọ, ất mùi kim,

bính thân, đinh dậu hỏa,

mậu tuất, kỷ hợi mộc,

canh tý, tân sửu thổ,

nhâm dần, quý mão kim,

giáp thìn, ất tị hỏa,

bính ngọ, đinh mùi thủy,

mậu thân, kỷ dậu thổ,

canh tuất, tân hợi kim,

nhâm tý, quý sửu mộc,

giáp dần, ất mão thủy,

bính thìn, đinh tị thổ,

mậu ngọ, kỷ mùi hỏa,

canh thân, tân dậu mộc,

nhâm tuất, quý hợi thủy.

(QNB chú: đây là 60 Hoa giáp, và ngũ hành ở trên là Ngũ Hành Nạp Âm)

* Thiên Can

Giáp: dương, ất: âm, bính: dương, đinh: âm, mậu: dương, kỷ: âm, canh: dương, tân: âm, nhâm: dương, quý: âm.

* Địa chi

Tý, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi.

* Phương vị

Đông phương; giáp ất dần mão mộc.

Nam phương; bính đinh tị ngọ hỏa.

Trung ương; mậu kỷ thìn tuất sửu mùi thổ.

Tây phương; canh tân thân dậu kim.

Bắc phương; nhâm quý hợi tử thủy.

* Quái cung

Càn cư tuất hợi, khảm tý cung.

Cấn lập sửu dần, chấn mão trung.

Tốn tại thìn tị, ly ngọ vị.

Khôn chiêm mùi thân, đoài dậu đồng.

* Năm khởi tháng, ngày khởi giờ, đó là phương pháp quy ước khởi bát tự, tứ trụ vậy.

Giáp kỷ khởi bính dần,

ất canh khởi mậu dần,

bính tân khởi canh dần,

đinh nhâm khởi nhâm dần,

mậu quý khởi giáp dần.

(QNB chú: đây là phép Ngũ Hổ Độn)

Như, sinh vào tháng 5 của năm Giáp, tức là tháng Giêng ta khởi Bính Dần, thuận số đến tháng 5 thì là Canh Ngọ vậy, ngoài ra cứ phỏng theo quy ước ấy.

Giáp kỷ khởi giáp tý,

ất canh khởi bính tý,

bính tân khởi mậu tý,

đinh nhâm khởi canh tý,

mậu quý khởi nhâm tý.

(QNB chú: đây là phép Ngũ Tý độn)

Như, sinh vào giờ Mão của ngày Kỷ, tức là giờ Tý ta khởi Giáp Tý, thuận đến giờ Mão là Đinh Mão vậy, ngoài ra cứ phỏng theo đó.

* Sở thuộc của cung phận

Tý thổ Bảo Bình tề thanh vị,

Sửu thổ Ma Yết việt dương châu,

Dần mộc Nhân Mã yên u địa,

Mão hỏa Thiên Hạt tống dự cầu,

Thìn kim Thiên Xứng trịnh duyện phân,

Tị thủy Song Tử sở kinh khâu,

Ngọ nhật tam hà chu Sư Tử,

Mùi nguyệt Cự Giải tần ung lưu,

Thân thủy ích ngụy Âm Dương vị,

Dậu kim triệu ký thị Kim Ngưu,

Tuất hỏa Bạch Dương lỗ từ quận,

Hợi mộc Song Ngư vệ bân thu.

(Tý thổ, là cung Bảo Bình, ở địa phận nước Tề khi xưa

Sửu thổ, là cung Ma Yết, chỗ Dương Châu, nước Việt khi xưa

Dần mộc, là cung Nhân Mã, chỗ nước Yên ngày xưa

Mão hỏa, là cung Bọ Cạp, chỗ nước Tống khi xưa

Thìn kim, là cung Song Nữ, chỗ nước Trịnh khi xưa

Tị thủy, là cung Thiên Xứng (Cái Cân), chỗ địa phận của Kinh Châu

Ngọ mặt trời, là cung Sư Tử, chỗ Tam Hà của nước Liêu cũ

Mùi mặt trăng, là cung Cự Giải, nơi của nước Tần khi xưa

Thân thủy, là cung Âm Dương (có lẽ là cung Xử Nữ), chỗ nước Ngụy cũ

Dậu kim, là cung Kim Ngưu, nơi nước Triệu ngày xưa

Tuất hỏa, là cung Bạch Dương, chỗ nước Lỗ cũ

Hợi mộc, là cung Song Ngư, chỗ nước Vệ khi xưa).

QNB bình chú:

Qua bà “cung phận sở thuộc” này, ta nhận thấy:

– Trong môn Tử Vi có sử dụng một số thuật ngữ từ môn Thất Chính Tứ Dư (cụ thể ở trên là qua môn phái Quả Lão), như là “Song Ngư” để chỉ cung Hợi (xuất hiện ở phần bàn về sao Thiên Diêu trong cuốn Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư) và “Song Tử/Nữ” để chỉ cung Tị trong bài “Tuế hạn niên cung – nghi kị

Hỏa hành Dần Ngọ cộng Xà hương

Kim phùng Song Nữ Thân Dậu phương

Mộc đắc Hợi cung Dần Mão vị

Thủy Thổ Thân Hợi Tý vi hương

Hỏa hành Tuất Hợi tiện vi tai

Thủy Thổ Long Xà kị hữu ai

Kim ngộ Sửu Dần ta hữu hại

Mộc hành Thân Dậu dã vô nhai

– Xét sở thuộc của cung phận trong bài trên thì thấy nói “Mão – hỏa” và “Dậu – Kim” thì ta có thể liên hệ ngay đến trường hợp câu “Triệt đáo Kim cung, Tuần lâm Hỏa/Mộc địa” và “Mão Dậu nhị Không…”, có lẽ nghi nan về chỗ lâm vào của Tuần đã được giải đáp, nói Hỏa địa hay Mộc địa đều đúng nếu hiểu chỗ đó là cung Mão (xem thêm mục “Phương Vị” ở bên trên có đề cập tới Mão thuộc phương Đông mộc).

 

* Sở thuộc của độ số

Giác mộc giao thập nhị,

Cang kim long cửu độ,

Để thổ hạc thập lục,

Phòng nhật thố ngũ thuộc lục tú,

Tâm nguyệt hồ thập bát,

Vĩ hỏa hổ, Cơ thủy báo cửu hề nhập tứ,

Đẩu mộc giải, Ngưu kim ngưu diệc lục thập số,

Nữ thổ bức cửu độ, Hư nhật thử, Nguy nguyệt yến thập ngũ,

Thất hỏa trư thập thất,

Bích thủy du cửu hề thập bát,

Khuê mộc lang, Lâu kim cẩu thập nhị,

Vị thổ trĩ thập ngũ,

Mão nhật kê thập chỉ thập lục,

Tất nguyệt ô, Tư hỏa hầu tá bán, Sâm thủy viên sổ thập, Tỉnh mộc ngạn tạp nhất nhị độ,

Quỷ kim dương thập nhị,

Liễu thổ chương, Tinh nhật mã lục độ,

Trương nguyệt lộc thập lục,

Dực hỏa xà thập cửu,

Chẩn thủy dẫn thập thất.

(QNB chú: Chỗ này đang nói đến độ số của các sao trong Nhị Thập Bát Tú, và những thứ sở thuộc của chúng).

Nghĩa là:

Sao Giác: mộc, con thuồng luồng, 12,

Sao Cang: kim, rồng, 9,

Sao Đê: thổ, chim hạc, 16,

Sao Phòng: Nhật, thỏ, 5, 15,

Sao Tâm: Nguyệt, cáo, 18,

Sao Vĩ: hỏa, hổ ; sao Cơ: thủy, con báo; 9, 24,

Sao Đẩu: mộc, con giải; sao Ngưu: kim, con trâu; cùng mang độ số 60,

Sao Nữ: thổ, con dơi, 9,

Sao Hư: Nhật, con chuột ; sao Nguy: Nguyệt, chim yến; mang số 15,

Sao Thất: hỏa, con lợn, 17,

Sao Bích: thủy, du 9, 18

Sao Khuê: mộc, chó sói; sao Lâu: kim, chó; 12,

Sao Vị: thổ, chim trĩ, 15,

Sao Mão: nhật, gà, 10, 16,

Sao Tất: nguyệt, con quạ; sao Tư: hỏa, khỉ, một nửa,

Sao Sâm: thủy, con vượn, 10,

Sao Tỉnh: mộc, chó rừng, 31, 32,

Sao Quỷ: kim, con dê, 12,

Sao Liễu: thổ, con hoẵng; sao Tinh: nhật, ngựa; 6,

Sao Trương: nguyệt, con hươu, 16,

Sao Dực: hỏa, con rắn, 19,

Sao Chẩn: thủy, con giun, 17.

* Chỗ của Độ số

Giác, Cang, Đê sơ tổng tại thìn,

Đê nhất, Phòng, Tâm, Vĩ mão tồn,

Vĩ tam, Cơ, Đẩu tại dần vị.

Đẩu tứ, Ngưu, Nữ sửu cung chân.

Nữ nhị, Hư, Nguy đồng tại tý.

Nguy thập nhị độ hợi cung hành

Thất, Bích, Khuê hề đô tại hợi,

Khuê nhất, Lâu, Vị tuất cung thân.

Vị tam, mão, tất đồng triền dậu.

Tất lục, Tư, Sâm, Tỉnh tại thân.

Tỉnh bát, Quỷ, Liễu câu tại mùi.

Liễu tam, Tinh, Trương ngọ vị nghênh.

Trương thập ngũ hề, Dực, Chẩn tị,

Chẩn thập hoàn quy tại vu thìn.

(QNB chú: hai bài trên là nói về Độ Số của Nhị thập bát tú, và chỗ sở tại của độ số của các sao ấy)

* Thái Dương hành độ

Lập xuân Hư nhất khởi,

Vũ thủy Nguy cửu cầu,

Kinh trập Thất lục độ,

Xuân phân Bích tam du,

Thanh minh Khuê cửu hạ,

Cốc vũ Lâu lục lưu,

Lập hạ Vị bát biên,

Tiểu mãn Mão bát thu,

Mang chủng Tất thập nhất,

Hạ chí Sâm cửu đầu,

Tiểu thử Tỉnh thập tam,

Đại thử Tỉnh niệm cửu,

Lập thu Liễu thập độ,

Xử thử Trương ngũ hữu,

Bạch lộ Dực nhị lập,

Thu phân Dực thập thất,

Hàn lộ Chẩn thập tam,

Sương hàng Giác thập cập,

Lập đông Đê nhị hành,

Tiểu tuyết Phòng nhị chí,

Đại tuyết Vĩ lục lâm,

Đông chí Cơ tứ bức,

Tiểu hàn Đẩu thập liên,

Đại hàn Ngưu nhị trực.

* Thái Âm hành độ

Dục thức Thái Âm hành độ thì,

Chính nguyệt chi tiết khởi ư Nguy,

Mỗi nhật thường hành thập tam độ,

Tam nhật lưỡng cung thứ đệ di,

Nhị Khuê, tam Vị, tứ tòng Tất,

Ngũ Tỉnh, lục Liễu, Trương cư thất,

Bát nguyệt Dực tú dĩ vi sơ,

Long Giác thu quý nhậm du lịch,

Thập nguyệt Phòng tú tác nguyên thần,

Kiến tý, Cơ tử tế tầm mịch,

Sửu nguyệt khiên Ngưu thiết yếu tri,

Chu thiên chi độ vô sai thắc.

QNB bình chú:

Hai bài “Thái Dương hành độ” và “Thái Âm hành độ” là căn cứ vào Tiết Khí với Nhị Thập Bát Tú dùng để xác định cung độ của Nhật. Và căn cứ vào Nhị Thập Bát Tú và ngày sinh trong tháng để mà xác định cung độ của Nguyệt.

Việt xác định cung độ của Nhật, Nguyệt này rất quan trọng, có lẽ sách này mặc định là nó quan trọng đến mức hiển nhiên phải biết nên không đề cập chăng???

Vậy nó là cái gì?

Thưa, chính là lấy Nhật độ để xác định cung Mệnh (từ cung có Nhật, hô tên địa chi của giờ sinh, đếm đến Mão thì an Mệnh). Còn lấy Nguyệt độ để xác định cung an Thân (cung nào chứa Nguyệt thì là cung an Thân).

Từ cung Mệnh, đi nghịch từng cung lần lượt định các cung: Tài Bạch, Huynh Đệ, Điền Trạch, Tử Tức, Nô Bộc, Phu Thê, Tật Ách, Thiên Di, Quan Lộc, Phúc Đức, Tướng Mạo.

Tức là, môn Thất Chính Tứ Dư này cũng có 12 cung giống như trong môn Tử Vi, nhưng cách bài bố 12 cung này không có cấu trúc giống trên bàn lá số Tử Vi, duy có trường hợp cung Tướng Mạo thì ở môn Tử Vi là cung Phụ Mẫu. Điều này lý giải vì sao trong các bài phú của Bạch Ngọc Thiềm và Hi Di tiên sinh lại dùng thuật ngữ “Tướng Mạo cung” để chỉ cung Phụ Mẫu. Và hiện nay, rất nhiều người cũng còn gọi cung Phụ Mẫu là cung Tướng Mạo. Một số người khi xem Tử Vi thì vẫn thường dùng cung Phụ Mẫu để luận tướng mạo hình dáng của đương số.

QNB chú:

Lược bỏ không dịch những phần luận về cung độ và các sao di chuyển trên cung độ, vì đó là chuyên sâu của môn Thất Chính Tứ Dư, không mấy có ích cho chúng ta so sánh, liên hệ với môn Tử Vi. Đại khái phần này bao gồm:

– Luận về thời gian Sóc Vọng, Hối Minh của Nhật Nguyệt.

Thái Dương thì mỗi ngày đêm đi một độ, một tháng đi 1 cung, 1 năm đi hết vòng chu thiên.

Thái Âm thì mỗi ngày đêm đi 13 độ, 2 ngày rưỡi thì đi được 1 cung, 1 tháng đi hết vòng chu thiên.

– Tuế Tinh (tức sao Mộc – Mộc Đức – Jupiter), đi thuận 5 ngày đi 1 độ, ước chừng mỗi năm 1 cung, 12 năm đi hết một vòng chu thiên.

– Huỳnh Hoặc (tức sao Hỏa – Vân Hán – Mars), đi thuận 1 ngày rưỡi đi 1 độ, ước chừng 2 tháng 1 cung, 2 năm đi hết một vòng chu thiên.

– Trấn Tinh (tức sao Thổ – Thổ Tú – Saturn), đi thuận 10 ngày 1 độ, ước chừng 28 tháng 1 cung, 28 năm đi hết một vòng chu thiên.

– Thái Bạch (tức sao Kim – Venus), đi thuận mỗi ngày 1 độ, ước chừng mỗi tháng 1 cung, mỗi năm đi 1 vòng chu thiên.

– Thần Tinh (tức sao Thủy – Thủy Diệu – Mercury), đi thuận mỗi ngày một độ, ước chừng mỗi tháng 1 cung, mỗi năm 1 vòng chu thiên.

(QNB chú: 7 sao trên gọi là Thất Chính, còn 4 sao dưới đây là Tứ Dư – tức là 4 hư tinh, La Hầu & Kế Đô chính là giao điểm của quỹ đạo tạo ra Nhật Nguyệt thực, còn Tử Khí & Nguyệt Bột là hiện tượng sao chổi và sao băng. Các sao này đều có trong hệ thống của Chiêm Tinh Vệ-Đà)

– Tử Khí, 29 ngày đi một độ, ước chừng 19 tháng đi 1 cung, 29 năm đi 1 vòng chu thiên.

– Nguyệt Bột, 9 ngày đi 1 độ, 9 tháng đi 1 cung, 9 năm đi 1 vòng chu thiên.

– La Hầu, 18 ngày đi 1 độ, 18 tháng đi 1 cung, 18 năm đi 1 vòng chu thiên.

– Kế Đô, 18 ngày đi 1 độ, 18 tháng đi 1 cung, 18 năm đi 1 vòng chu thiên.

Ngoài ra, đối với phương pháp luận của môn này thì sách cũng đề cập đến việc xét tam phương tứ chính thông qua việc Xung chiếu, Củng chiếu, Giáp cung, Sinh Khắc Chế Hóa, Suy Vượng,… tựa như là trong khoa Tử Vi Đẩu Số.

Cường cung được coi là: Mệnh, Quan, Điền, Phu Thê, Tử Tức, Phúc Đức, Tài Bạch.

Nhược cung gồm có: Huynh Đệ, Nô, Tướng Mạo, Thiên Di.

Sau đây chúng ta sẽ đến với Trương Quả Tinh Tông phần 2. Với nội dung rất thú vị về các Thần-Sát và cách bài bố của chúng, trong đó có khá nhiều liên quan tới bộ môn Tử Vi Đẩu Số.

**********

TQTT 2

Chư tinh khởi lệ (định lệ khởi an các sao), sau này thì chư tinh khởi lệ đều tuân theo Thiên Can của năm làm chủ.

* Biến diệu

Giáp hỏa ất bột bính chúc mộc,

Đinh thị kim tinh mậu thượng cầu.

Kỷ nhân thái âm canh thị thủy,

Tân khí nhâm kế quý la hầu.

(Giáp thì Hỏa Tinh biến,

Ất thời Nguyệt Bột biến,

Bính thì Mộc Đức biến,

Đinh thì Kim Tinh (Thái Bạch) biến,

Mậu thì Thổ Tinh (Thổ Tú) biến,

Kỷ thì Thái Âm biến,

Canh thì Thủy Diệu biến,

Tân thì Tử Khí biến,

Nhâm thì Kế Đô biến,

Quý thì La Hầu biến).

Ca quyết viết:

Lộc, ám, phúc, hao, ấm,

Quý, hình, ấn, tù, quyền.

Hỏa, bột, mộc, kim, thổ,

Nguyệt, thủy, khí, kế, la.

Giả như, người sinh năm Giáp, muốn suy ra sao nào hóa Quý, thì theo bài trên sẽ thấy từ Lộc tới Quý là chữ thứ 6, lại cũng lần lượt từ các sao Hỏa Tinh trong bài trên là từ chữ Hỏa mà đếm đến chữ thứ 6 là chữ Nguyệt thì đó là sao Thái Âm, nó hóa Quý và năm Giáp.

Ngoài ra thì cứ phỏng theo 2 bài đó.

Phàm đương niên mà sao nào biến làm Thiên Lộc, thì chính là sao ấy quản về Quan Lộc vậy.

Biến làm Ám thì nó chủ Tướng Mạo,

Biến làm Phúc thì nó chủ Tài Bạch, Phúc Đức, Thiên Di,

Biến làm Hao thì nó chủ Huynh Đệ,

Biến làm Ấm thì nó chủ Thê Thiếp,

Biến làm Quý thì nó chủ Tử Tức,

Biến làm Hình thì nó chủ Nô Bộc,

Biến làm Ấn thì nó chủ Điền Trạch,

Biến làm Tù thì nó chủ Tật Ách,

Biến làm Quyền thì nó chủ Mệnh cung,

Cái này chính là Biến Diệu sở thuộc vậy,

Nguyên nhân là ở cái kho cải quản các tinh vân.

– Thiên Lộc

Kẻ sĩ mà gặp được thì chủ được hưởng thực lộc, bổng lộc. Còn kẻ thứ dân mà có thì cũng chủ hưởng phúc.

Lộc chủ đương sinh nhập mệnh cung,

Điền tài vượng khí đại hanh thông.

Quan tinh cánh tại cao cường vị,

Niên thiếu thanh danh đạt thánh thông.

(Năm sinh mà Lộc nhập Mệnh cung,

Tiền tài ruộng đất vượng hanh thông

Quan lộc thăng chức lên cao vị

Niên thiếu thanh danh được hanh thông).

Phàm Lộc chủ với quan Lộc mà sáng sủa tốt lành, nhất là cư ở 7 cường cung, thứ nhì là hợp chiếu vào Mệnh, thứ ba là mừng thuận hành, thứ tư là miếu vượng, thứ năm là quan trọng nạp âm năm sinh lại được ở chỗ các cung Tràng Sinh, Lâm Quan, Đế Vượng, thì chủ đại phú quý. Còn nếu như mà ở 5 nhược cung, hoặc là nhập 4 sát vị, thêm nữa là vận đi nghịch, đó là nguyên nhân khiến cho phúc chẳng được thuần, chủ nhân đình trệ, chẳng được toại ý.

– Thiên Ám,

Nó làm cát tinh hóa hung cho nên cát mà chẳng được tốt là vậy.

Phú quý nhân hà phúc bất vinh,

Chích duyên mệnh lý ám thương tinh.

Cao cường giai thị vi hung ác,

Nhập hãm cô cao họa tự khinh.

(Phú quý vì sao phúc chẳng vinh

Chỉ vì mệnh lý Ám hại tinh

Càng mạnh thì nó càng hung ác

Nhập hãm đơn côi, họa lại vơi).

Thường thì Thiên Ám tinh với Tướng Mạo cùng tương thôi, sao ấy tối kị ở tại Quan cung cùng với Quan Khôi Văn tinh, Thân Mệnh mà gặp thì đều không được phát đạt.

– Thiên Phúc,

Là nền tảng của Phúc, Đức, cũng là cái đức của lãnh tụ, có tất được phúc thọ vậy.

Thân cung cập mệnh phúc tinh lâm,

Miếu vượng cao cường hưởng phúc thâm.

Nhược ngộ hãm cung tịnh ác diệu,

Vinh hoa tiêu thước họa nan cấm.

(Thân cung cùng Mệnh, Phúc tinh lâm

Miếu vượng cao cường hưởng phúc thâm

Nếu gặp hãm cung cùng ác diệu

Vinh hoa mất đẹp, họa khó cấm)

Phàm Thiên Phúc dự vào chỗ Phúc Đức, Tài Bạch, Thiên Di mà cùng tốt đẹp, hợp chiếu Phúc Đức là hay nhất, chiếu vào Thân Mệnh thì là kém hơn chút, ở Tử Tức cung mà gặp cũng là thượng cát. Tại miếu vượng mà lại kiêm đi thuận thì đoán là phúc, còn như hãm nhược cùng đi nghịch thì đoán kém hơn.

– Thiên Hao,

Thiên hao chi tinh bất khả phùng,

Sinh lai tài bạch hóa vi không.

Nhược lâm quý địa tịnh quyền lộc,

Thượng tự khu khu đãi hạn thông.

(Thiên Hao sao ấy chẳng nên phùng

Khiến cho tài bạch hóa thành không

Nếu lâm quý địa cùng quyền lộc

Gạo còn một đấu để mà đong).

Thường thì Thiên Hao tinh với Huynh đệ cung tương thôi, sao này là thần của hao tài, là nguyên cớ khiến cho huynh đệ phải cưu mang, rất kị lâm vào hai cung Điền và Tài, các cung khác thì không đến nỗi quá tệ hại.

– Thiên Ấm,

Chủ phụ mẫu, vinh quý mà được ấm phong cho con cháu.

Ấm tinh bàng trứ hữu thao trì,

Tu thị cao cường miếu vượng thì.

Phúc lộc ấn quyền tịnh quý hội,

Quan vinh cực phẩm diệu thiên trì.

(Ấm tinh cũng khéo giỏi lược thao

Nên nơi miếu vượng nó lâm vào

Phúc, Lộc, Ấn, Quyền cùng Quý hội

Thềm rồng vinh hiển tước quan cao)

Thường thì Thiên Ấm tinh với Thê Thiếp cùng tương thôi, hỉ nhập Sinh Vượng cung được thê tài. Nhập vào chỗ Tử Tuyệt cung thì chủ bệnh; đi thuận thì cát mà đi nghịch thì hung. Tại 7 cường cung mà gặp thì hay, ở 5 nhược cung thì bất lợi, sao này mà cư Thiên Di thì chủ về chàng rể, tại Nô bộc thì không hợp với chính hôn, ở các cung tứ chính thì chủ có thê tài, nếu không có ác tinh xâm phạm thì phu thê giai lão vậy.

– Thiên Quý,

Ở chỗ giáp với cát tinh thì chủ sang quý, còn nếu có hung tinh củng chiếu hay giáp thì sẽ hèn.

Thân ngộ cao cường cập ấn quyền,

Mệnh cung tam hợp canh tương liên.

Quý đa hình thiểu cư quan lộc,

Chức vị vinh hoa lộc canh thiên.

(Thân gặp sáng đẹp với Ấn, Quyền

Mệnh cung tam hợp thêm tương liên

Quý nhiều hình ít cư Quan lộc

Chức vị vinh hoa, lộc triền miên).

Thường thì Thiên Quý tinh với Tử Tức cùng một lối, nếu sao này mà cư vào 7 cường cung và thuận hành, lại miếu vượng, cùng với gặp được Quý nhân Lộc Mã thì chủ sinh quý tử; nếu tại Thiên Di Nô Bộc Huynh Đệ cung thì chủ con riêng; hoặc lại 5 nhược cung lại bị ác diệu hình phá thì thường chủ thương khắc; thêm Tử Tức cung có sao hãm thì chủ tuyệt tự; còn Tử Tức cung mà có sao tốt thì lại có con.

– Thiên Hình,

Chủ tội phạm, đạo tặc, đạo chích, ám sát,…

Thiên hình nhược hãm tối vi ác,

Thân mệnh điền trạch phạ phùng trứ.

Hạn lâm tất chủ thân bất toàn,

Kình diện văn thân phương miễn khước.

(Thiên Hình nếu hãm thì rất ác

Thân Mệnh, Điền trạch chớ nên gặp

Hạn lâm tất chủ thân khó vẹn

Thích chữ, xăm mình, không tránh được).

– Thiên Ấn,

Mừng gặp Quan Lộc và các sao cùng loại.

Sinh lai tu hữu hoàng ân mệnh,

Quan lộc cao cường lại thử tinh.

Nhược ngộ khoa danh khoa giáp quý,

Nhân tư thực lộc bá vương đình.

(Cuộc đời mà được hưởng hoàng ân

Quan lộc cao cường nhờ Ấn tinh

Nếu gặp Khoa Danh cùng giáp Quý

Là được thực lộc chốn vương đình).

Thường thì Thiên Ấn với Điền Trạch đều cùng một lối, sao ấy mừng cư vào cung Điền Trạch, cùng với 7 cường cung, nhập miếu sinh vượng địa thì chủ nhiều sản nghiệp. Còn nếu như nghịch lưu vô khí lại thêm nhàn hãm, hung tinh hội chiếu thì không được hưởng tổ nghiệp.

– Thiên Tù,

Nếu gặp phải Quán Sách Tướng Tinh thì chủ hoạn nạn lao ngục.

Thiên tù nhược tại tứ hình cung,

Nùng huyết thương tàn mệnh yêu chung.

Nhược thị thọ tinh lâm chiếu trứ,

Dã tu vi phúc bất vi hung.

Thường thì Thiên Tù với Tật Ách cùng tương thôi, sao này không nên nhập vào 7 cường cung, cùng với đi nghịch hoặc lâm Thân, chiếu Mệnh. Nếu gặp Tử Vi tinh Mộc tinh thì vẫn có tính tù nhưng bản tính thì lại thiện, người tuổi Mậu Quý ít chịu ảnh hưởng từ họa của nó.

– Thiên Quyền,

Chủ chấp chưởng chức quyền sinh sát, chủ có uy quyền.

Quyền tinh ngộ quý tại cao cường,

Túng hữu hình tù diệc bất phương.

Canh ngộ hợp cung cao cách cục,

Định tu quan đáo tử vi lang.

(Quyền tinh ngộ Quý tại miếu cung

Dẫu có Hình Tù cũng không ngại

Thêm gặp hợp chiếu cách cục tốt

Định rằng quan đến cẩm tía bào)

Thường thì Thiên Quyền tinh với Mệnh cùng 1 lối, nếu sao này chiếu Mệnh Thân lại nhập miếu, đi thuận, thì chủ đắc quý nhân phù trì, lại thêm Thái Dương Phúc Lộc đồng cung thì đẹp vô cùng tận.

(QNB chú: đã hết 10 Biến Tinh, các sao do Thất Chính Tứ Dư biến ra theo Thiên Can của năm)

– Thiên Ất

Thiên ất quý nhân giáp kiến mùi,

Mậu Canh tại sửu, Ất thân vị.

Kỷ tý, Bính dậu, Tân cư dần,

Đinh hợi, Nhâm thố, tị phùng Quý.

Thiên ất quý nhân tức là trú quý nhân (quý nhân ngày) vậy.

– Ngọc đường

Ngọc đường quý nhân giáp kiến sửu,

Mậu Canh tại mùi, Đinh cư dậu.

Bính hợi, Ất tý, Kỷ phùng thân,

Nhâm tị, Quý mão, Tân ngọ thủ.

Ngọc đường quý nhân tức là dạ quý nhân (quý nhân đêm) vậy.

QNB bình chú:

Chỗ 2 sao Thiên Ất quý nhân và Ngọc Đường quý nhân này, khiến cho chúng ta liên hệ ngay đến cặp quý nhân Khôi Việt trong Tử Vi Đẩu Số.

Đa số các sách TVĐS dùng cách an Khôi – Việt như sau:

Dựa vào Thiên Can năm sinh. Dùng khẩu quyết

Giáp Mậu Canh ngưu dương

Ất Kỷ thử hầu phương

Bính Đinh trư kê vị

Lục Tân phùng mã hổ

Nhâm Quý thố xà tàng

Lần lượt theo thứ tự mà an Khôi trước Việt sau.

Ngưu = Trâu, tức ám chỉ cung Sửu. Dương = Dê, tức ám chỉ cung Mùi.

Thử = Chuột, ————————- Tý. Hầu = Khỉ, ———————— Thân.

Trư = Lợn, ————————— Hợi. Kê = Gà, ————————– Dậu.

Mã = Ngựa, ————————- Ngọ. Hổ = Hổ, ————————- Dần. (lục Tân = 6 năm Tân trong 60 Hoa Giáp).

Thố = Thỏ, ————————– Mão. Xà = Rắn, ———————— Tị.

Ta đều nhận thấy, lời thơ trong bài khẩu quyết an Khôi-Việt trong Tử Vi Đẩu Số không có nói rõ an Khôi ở đâu, Việt ở đâu, cách diễn nghĩa sau đó mà trước nay vẫn dùng đều là mặc định hiểu “Khôi trước, Việt sau”. Điều này khiến cho không ít người cảm thấy băn khoăn và khó hiểu khi muốn tìm quy luật bản chất của chúng.

Nay ta xét bài an Thiên Ất và Ngọc Đường trong môn Thất Chính Tứ Dư (phái Quả Lão này) và xét phương pháp an “Thiên Ất quý nhân” trong các môn khác thì sẽ thấy đúng như QNB đã từng đề cập:

Xét về bát quái Tiên Thiên và bát quái Hậu Thiên khi chúng phối với 12 cung địa bàn: Khôn thổ xuất Thiên Ất Quý Nhân (viết tắt: QN), tính chất của QN là chẳng tọa Võng La và không đến nơi Xung với sinh vị.

– Tiên Thiên Bát Quái, Khôn thổ tại Tý, phối với Giáp Kỷ hợp hóa. Kể là Kỷ sinh Dương Quý Nhân tại Tý, hành thuận sẽ có: Canh sinh QN tại Sửu, Tân sinh QN tại Dần, Nhâm sinh QN tại Mão, (Thìn = La, Thiên Cương thì QN chẳng ở), Quý sinh QN tại Tị, (Ngọ xung Tý là nơi sinh QN nên nó không đến), Giáp sinh QN tại Mùi, Ất sinh QN tại Thân, Bính sinh QN tại Dậu, (Tuất = Võng, Hà Khôi thì QN chẳng ở), Đinh sinh QN tại Hợi, Mậu sinh QN tại Sửu.

– Hậu Thiên Bát Quái, Khôn thổ tại Thân, Phối giáp Kỷ hợp hóa. Kể là Kỷ sinh Âm Quý Nhân tại Thân, hành nghịch sẽ có: Canh sinh QN tại Mùi, Tân sinh QN tại Ngọ, Nhâm sinh QN tại Tị, (Thìn QN chẳng ở), Quý sinh QN tại Mão, (Dần xung Thân là nơi sinh QN nên nó không đến), Giáp sinh QN tại Sửu, Ất sinh QN tại Tý, Bính sinh QN tại Hợi, (Tuất QN chẳng ở), Đinh sinh QN tại Dậu, Mậu sinh QN tại Mùi.

Phương pháp này thống nhất trong khá nhiều bộ môn, và nó thỏa mãn bài ca quyết:

Giáp Mậu Canh, ngưu dương

Ất Kỷ, thử hầu phương

Bính Đinh, trư kê vị

Lục Tân phùng hổ mã

Nhâm Quý, thố xà tàng

Thử thị quý nhân phương.

và đồng thời xác định được rõ Khôi an ở đâu và Việt an ở đâu. Có quy luật và biện chứng.

QNB không biết học giả Thiên Kỷ Quý biện luận cụ thể như thế nào, nhưng QNB biết là ông ấy cũng sử dụng cách an giống như trên. – Văn xương,

Sao này mà nhập Mệnh viên thì chủ đại quý.

Giáp ất tị ngọ báo quân tri,

Bính mậu thân cung đinh kỷ kê.

Canh trư tân khuyển nhâm phùng hổ,

Quý nhân kiến thỏ nhập vân thê.

(Giáp Ất an tại Tị Ngọ cung

Bính Mậu tại Thân, Đinh Kỷ Dậu

Canh Hợi, Tân Tuất, Nhâm tại Dần

Quý an Văn Xương tại Mão cung)

Sao Văn Xương này, chính là chỗ Thiên Can tàng trong Địa Chi mà được tương sinh sinh vậy. Giáp sinh Bính tại Tị,

Ất sinh Đinh tại Ngọ,

Bính sinh Mậu,

Mậu sinh Canh tại Thân,

Đinh sinh Kỷ,

Kỷ sinh Tân tại Dậu,

Canh sinh Nhâm tại Hợi,

Nhâm sinh Giáp tại Dần,

Quý sinh Ất tại Mão,

độc có Tân là bất dĩ sinh ở Tuất mà làm Văn Xương, Tuất ở tại phương vị của Tân????

Văn Xương ưa hiển chứ không ưa ẩn.

QNB bình chú:

Chúng ta có thể liên hệ đến sao Lưu-Niên Văn Tinh của Tử Vi Đẩu Số, sao này một số phái Tử Vi bên Tàu còn gọi là sao Lưu Văn Xương.

Ở đây có sự khác biệt về vị trí của nó ở năm Tân, nhưng xem cái cách biện luận của sách này thì chả ăn nhập gì cả.

Về sao LN Văn Tinh thì Tử Vi việt nói nó vừa chủ lộc vừa chủ học vấn,… còn ông Vương Đỉnh Chi trong cuốn “VDC đàm Đẩu Số” có nó Lưu Văn Xương vừa chủ học vấn vừa chủ lễ nhạc,… họ Vương còn đề cao việc xem hạn gặp sao này mà hội Hồng Loan/L.Hồng Loan thì là hỉ sự, hôn sự,…).

– Thiên Trù

Giáp ất tị ngọ bính tại tý,

Đinh mậu tị ngọ kỷ thân trữ.

Canh lạc dần trung tân tầm ngọ,

Nhâm trù cư dậu quý lâm trư.

(Giáp thì Trù an tại Tị, Ất tại Ngọ, Bính tại Tý,

Đinh tại Tị, Mậu tại Ngọ, Kỷ tại Thân,

Canh tại Dần, Tân tại Ngọ,

Nhâm tại Dậu, Quý tại Hợi).

Thiên Trù là tên của Thực Thần lộc. Giả như, người sinh năm Giáp thì nó ở Tị, đó là Giáp thực Bính, mà Bính thì Lộc tại Tị; còn như người sinh năm Ất thì Trù cư Ngọ, đó là Ất thực Đinh, mà Đinh thì Lộc cư Ngọ vậy.

QNB bình chú:

Sao Thiên Trù ở đây giống như cách an sao Thiên Trù trong môn Tử Vi Đẩu Số, chỉ khác duy nhất ở can Quý, các sách ta vẫn dùng là can Quý thì an Trù cư Tuất còn ở đây nói là cư Hợi.

Với việc biện luận Thiên Trù chính là Thực Thần thì cũng giống như là học giả Thiên Kỷ Quý coi Trù là Thực Thần, và ông ấy an theo Thần Sát Khởi Lệ như sau:

Họ cho rằng: “Thiên Trù chủ về ăn uống, đăng khoa tiến cử, gặp may”. Lý do vì Can gặp Thực Thần Lâm Quan gọi là Phúc, chủ may mắn và ăn uống. Ta thấy rõ Thiên Trù chính là Thực Thần Lâm Quan.

– Giáp lấy Bính làm Thực Thần, Bính Lâm Quan ở Tỵ nên an Thiên Trù ở đó.

– Ất lấy Đinh làm Thực Thần, Đinh Lâm Quan ở ngọ nên an Thiên Trù ở đó.

– Bính lấy Mậu làm Thực Thần, Mậu Lâm Quan ở Tỵ nên an Thiên Trù ở đó.

– Đinh lấy Kỷ làm Thực Thần, Kỷ Lâm Quan ở Ngọ nên an Thiên Trù ở đó.

– Mậu lấy Canh làm Thực Thần, Canh Lâm Quan ở Thân nên an Thiên Trù ở đó.

– Kỷ lấy Tân làm Thực Thần, Tân Lâm Quan ở Dậu nên an Thiên Trù ở đó.

– Canh lấy Nhâm làm Thực Thần, Nhâm Lâm Quan ở Hợi nên an Thiên Trù ở đó.

– Tân lấy Quý làm Thực Thần, Quý Lâm Quan ở Tí nên an Thiên Trù ở đó.

– Nhâm lấy Giáp làm Thực Thần, Giáp Lâm Quan ở Dần nên an Thiên Trù ở đó.

– Quý lấy Ất làm Thực Thần, Ất Lâm Quan ở Mão nên an Thiên Trù ở đó).

– Lộc Huân, Dương Nhận, Đường Phù, Quốc Ấn

Đường Phù còn có tên gọi là Phi Nhận (lưỡi dao bay)

Lộc tiền hiệu nhận vi binh khí,

Thân mệnh phùng chi tính hoành thị.

Chích phạ thiên hùng chư sát lâm,

Nhược phùng ngũ quỷ tần tao phối.

Lộc tiền bát vị hiệu đường phù,

Đệ cửu danh vi quốc ấn cung.

Thân mệnh phùng chi ưng hiển tước,

Thảng phùng không hãm chủ bần cùng.

(Ngay trước Lộc gọi là Dương Nhận là binh khí

Thân Mệnh mà gặp thì tính hung bạo, dữ dằn

Chỉ sợ gặp Thiên Hùng và chư sát lâm vào

Nếu gặp Ngũ Quỷ thì luôn sánh đôi

Trước Lộc tám vị trí gọi là Đường Phù

Trước Lộc chín vị trí chính là Quốc Ấn

Thân Mệnh mà gặp được vẻ vang chức tước

Nhưng gặp Không Vong thì lại nghèo túng).

Năm Giáp thì Lộc đến Dần, ở Mão là Dương Nhận, ở Dậu là Phi Nhận Đường Phù, ở Tuất là Quốc Ấn.

Năm Ất thì Lộc đến Mão, ở Thìn là Âm Nhận, ở Tuất là Phi Nhận Đường Phù, ở Hợi là Quốc Ấn.

Năm Bính thì Lộc tại Tị, ở Ngọ là Dương Nhận, ở Tý là Phi Nhận Đường Phù, ở Sửu là Quốc Ấn.

Năm Đinh thì Lộc tại Ngọ, ở Mùi là Âm Nhận, ở Sửu là Phi Nhận Đường Phù, ở Dần là Quốc Ấn.

Năm Canh thì Lộc cư Thân, ở Dậu là Dương Nhận, ở Mão là Phi Nhận Đường Phù, ở Thìn là Quốc Ấn.

Năm Tân thì Lộc đến Dậu, ở Tuất là Âm Nhận, ở Thìn là Phi Nhận Đường Phù, ở Tị là Quốc Ấn.

Năm Nhâm thì Lộc cư Hợi, ở Tý là Dương Nhận, ở Ngọ là Phi Nhận Đường Phù, ở Mùi là Quốc Ấn.

Năm Quý thì Lộc cư Tý, ở Sửu là Âm Nhận, ở Mùi là Phi Nhận Đường Phù, ở Thân là Quốc Ấn.

(QNB chú: dịch nguyên văn mà không thấy đề cập đến năm Mậu, Kỷ)

QNB bình chú:

Chúng ta có thể nhận thấy rằng:

– Lộc Huân ở môn này giống là như Lộc Tồn ở trong môn Tử Vi Đẩu Số.

– Dương Nhận ở môn này thì giống là Kình Dương ở trong môn TVDS. Có điểm đặc biệt trong môn TCTD này, mặc dù tên gọi chung (khi nêu trên đề mục) là Dương Nhận, nhưng đến chỗ diễn giải ở bên dưới thì cứ năm Dương thì họ mới gọi là Dương Nhận, còn năm Âm thì họ lại gọi là Âm Nhận.

– Đường Phù ở môn TCTD này được an thuận cách 8 vị từ vị trí của Lộc (luôn xung đối với sao Nhận). Còn Đường Phù ở môn TVDS được an nghịch cách 8 vị từ vị trí của Lộc (luôn xung đối với Đà La).

– Quốc Ấn thì an giống hệt không khác gì với Quốc Ấn trong môn TVDS.

Chỉ lưu ý là trong môn TCTD này còn có sao Thiên Ấn và được coi là cái ấn, cái ngọc tỉ của Trời; còn Quốc Ấn là cái ấn của vua dưới trần. Nếu coi Thiên Ấn là cái ấn của Hoàng Đế thì Quốc Ấn chỉ như cái ấn của các vua của các nước chư hầu. Tức là có phân biệt về chính phụ, cấp độ lớn bé. Điều này có lẽ như mối tương quan giữa Thiên Tướng (hóa khí là Ấn) với Quốc Ấn ở trong môn Tử Vi Đẩu Số.

– Lộc Huân, Dương Nhận, Đường Phù, Quốc Ấn

Đường Phù còn có tên gọi là Phi Nhận (lưỡi dao bay)

Lộc tiền hiệu nhận vi binh khí,

Thân mệnh phùng chi tính hoành thị.

Chích phạ thiên hùng chư sát lâm,

Nhược phùng ngũ quỷ tần tao phối.

Lộc tiền bát vị hiệu đường phù,

Đệ cửu danh vi quốc ấn cung.

Thân mệnh phùng chi ưng hiển tước,

Thảng phùng không hãm chủ bần cùng.

(Ngay trước Lộc gọi là Dương Nhận là binh khí

Thân Mệnh mà gặp thì tính hung bạo, dữ dằn

Chỉ sợ gặp Thiên Hùng và chư sát lâm vào

Nếu gặp Ngũ Quỷ thì luôn sánh đôi

Trước Lộc tám vị trí gọi là Đường Phù

Trước Lộc chín vị trí chính là Quốc Ấn

Thân Mệnh mà gặp được vẻ vang chức tước

Nhưng gặp Không Vong thì lại nghèo túng).

Năm Giáp thì Lộc đến Dần, ở Mão là Dương Nhận, ở Dậu là Phi Nhận Đường Phù, ở Tuất là Quốc Ấn.

Năm Ất thì Lộc đến Mão, ở Thìn là Âm Nhận, ở Tuất là Phi Nhận Đường Phù, ở Hợi là Quốc Ấn.

Năm Bính thì Lộc tại Tị, ở Ngọ là Dương Nhận, ở Tý là Phi Nhận Đường Phù, ở Sửu là Quốc Ấn.

Năm Đinh thì Lộc tại Ngọ, ở Mùi là Âm Nhận, ở Sửu là Phi Nhận Đường Phù, ở Dần là Quốc Ấn.

Năm Canh thì Lộc cư Thân, ở Dậu là Dương Nhận, ở Mão là Phi Nhận Đường Phù, ở Thìn là Quốc Ấn.

Năm Tân thì Lộc đến Dậu, ở Tuất là Âm Nhận, ở Thìn là Phi Nhận Đường Phù, ở Tị là Quốc Ấn.

Năm Nhâm thì Lộc cư Hợi, ở Tý là Dương Nhận, ở Ngọ là Phi Nhận Đường Phù, ở Mùi là Quốc Ấn.

Năm Quý thì Lộc cư Tý, ở Sửu là Âm Nhận, ở Mùi là Phi Nhận Đường Phù, ở Thân là Quốc Ấn.

(QNB chú: dịch nguyên văn mà không thấy đề cập đến năm Mậu, Kỷ)

QNB bình chú:

Chúng ta có thể nhận thấy rằng:

– Lộc Huân ở môn này giống là như Lộc Tồn ở trong môn Tử Vi Đẩu Số.

– Dương Nhận ở môn này thì giống là Kình Dương ở trong môn TVDS. Có điểm đặc biệt trong môn TCTD này, mặc dù tên gọi chung (khi nêu trên đề mục) là Dương Nhận, nhưng đến chỗ diễn giải ở bên dưới thì cứ năm Dương thì họ mới gọi là Dương Nhận, còn năm Âm thì họ lại gọi là Âm Nhận.

– Đường Phù ở môn TCTD này được an thuận cách 8 vị từ vị trí của Lộc (luôn xung đối với sao Nhận). Còn Đường Phù ở môn TVDS được an nghịch cách 8 vị từ vị trí của Lộc (luôn xung đối với Đà La).

– Quốc Ấn thì an giống hệt không khác gì với Quốc Ấn trong môn TVDS.

Chỉ lưu ý là trong môn TCTD này còn có sao Thiên Ấn và được coi là cái ấn, cái ngọc tỉ của Trời; còn Quốc Ấn là cái ấn của vua dưới trần. Nếu coi Thiên Ấn là cái ấn của Hoàng Đế thì Quốc Ấn chỉ như cái ấn của các vua của các nước chư hầu. Tức là có phân biệt về chính phụ, cấp độ lớn bé. Điều này có lẽ như mối tương quan giữa Thiên Tướng (hóa khí là Ấn) với Quốc Ấn ở trong môn Tử Vi Đẩu Số.

 

– Lộc Huân, Dương Nhận, Đường Phù, Quốc Ấn

Đường Phù còn có tên gọi là Phi Nhận (lưỡi dao bay)

Lộc tiền hiệu nhận vi binh khí,

Thân mệnh phùng chi tính hoành thị.

Chích phạ thiên hùng chư sát lâm,

Nhược phùng ngũ quỷ tần tao phối.

Lộc tiền bát vị hiệu đường phù,

Đệ cửu danh vi quốc ấn cung.

Thân mệnh phùng chi ưng hiển tước,

Thảng phùng không hãm chủ bần cùng.

(Ngay trước Lộc gọi là Dương Nhận là binh khí

Thân Mệnh mà gặp thì tính hung bạo, dữ dằn

Chỉ sợ gặp Thiên Hùng và chư sát lâm vào

Nếu gặp Ngũ Quỷ thì luôn sánh đôi

Trước Lộc tám vị trí gọi là Đường Phù

Trước Lộc chín vị trí chính là Quốc Ấn

Thân Mệnh mà gặp được vẻ vang chức tước

Nhưng gặp Không Vong thì lại nghèo túng).

Năm Giáp thì Lộc đến Dần, ở Mão là Dương Nhận, ở Dậu là Phi Nhận Đường Phù, ở Tuất là Quốc Ấn.

Năm Ất thì Lộc đến Mão, ở Thìn là Âm Nhận, ở Tuất là Phi Nhận Đường Phù, ở Hợi là Quốc Ấn.

Năm Bính thì Lộc tại Tị, ở Ngọ là Dương Nhận, ở Tý là Phi Nhận Đường Phù, ở Sửu là Quốc Ấn.

Năm Đinh thì Lộc tại Ngọ, ở Mùi là Âm Nhận, ở Sửu là Phi Nhận Đường Phù, ở Dần là Quốc Ấn.

Năm Canh thì Lộc cư Thân, ở Dậu là Dương Nhận, ở Mão là Phi Nhận Đường Phù, ở Thìn là Quốc Ấn.

Năm Tân thì Lộc đến Dậu, ở Tuất là Âm Nhận, ở Thìn là Phi Nhận Đường Phù, ở Tị là Quốc Ấn.

Năm Nhâm thì Lộc cư Hợi, ở Tý là Dương Nhận, ở Ngọ là Phi Nhận Đường Phù, ở Mùi là Quốc Ấn.

Năm Quý thì Lộc cư Tý, ở Sửu là Âm Nhận, ở Mùi là Phi Nhận Đường Phù, ở Thân là Quốc Ấn.

(QNB chú: dịch nguyên văn mà không thấy đề cập đến năm Mậu, Kỷ)

QNB bình chú:

Chúng ta có thể nhận thấy rằng:

– Lộc Huân ở môn này giống là như Lộc Tồn ở trong môn Tử Vi Đẩu Số.

– Dương Nhận ở môn này thì giống là Kình Dương ở trong môn TVDS. Có điểm đặc biệt trong môn TCTD này, mặc dù tên gọi chung (khi nêu trên đề mục) là Dương Nhận, nhưng đến chỗ diễn giải ở bên dưới thì cứ năm Dương thì họ mới gọi là Dương Nhận, còn năm Âm thì họ lại gọi là Âm Nhận.

– Đường Phù ở môn TCTD này được an thuận cách 8 vị từ vị trí của Lộc (luôn xung đối với sao Nhận). Còn Đường Phù ở môn TVDS được an nghịch cách 8 vị từ vị trí của Lộc (luôn xung đối với Đà La).

– Quốc Ấn thì an giống hệt không khác gì với Quốc Ấn trong môn TVDS.

Chỉ lưu ý là trong môn TCTD này còn có sao Thiên Ấn và được coi là cái ấn, cái ngọc tỉ của Trời; còn Quốc Ấn là cái ấn của vua dưới trần. Nếu coi Thiên Ấn là cái ấn của Hoàng Đế thì Quốc Ấn chỉ như cái ấn của các vua của các nước chư hầu. Tức là có phân biệt về chính phụ, cấp độ lớn bé. Điều này có lẽ như mối tương quan giữa Thiên Tướng (hóa khí là Ấn) với Quốc Ấn ở trong môn Tử Vi Đẩu Số.

– Thiên Hùng, Địa Thư,

Thiên Hùng tức Bạch Hổ, Địa Thư tức Tang Môn.

Thiên hùng địa thư phân cát hung,

Giá tiền tam vị cửu cung trung.

Kị lâm quan lộc hòa thân mệnh,

Phong nhận liêm đồng bất thiện chung.

(Thiên Hùng, Địa Thư chia cát hung

Ở trước Thái Tuế, ba, chín cung

Kiêng vào Quan Lộc, cùng Thân Mệnh

Mũi dao bén ngọt, rất là hung).

Trước Tuế giá tam cung là Thiên Hùng (tức Bạch Hổ), trước Tuế giá chín cung là Địa Thư (tức Tang Môn).

Lại nói: Địa Thư luôn đối cung với Thiên Hùng, kiêng kị gặp phải Lộc chủ.

QNB bình chú:

Bạch Hổ, Tang Môn ở môn TCTD này (gọi là Thiên Hùng, Địa Thư) mới đọc lên thì có vẻ như là giống với cách an Bạch Hổ, Tang Môn ở trong môn TVĐS vì 2 sao này luôn ở vị trí xung đối với nhau. Nhưng đọc kỹ thì thấy có khác biệt:

– Nếu tính từ ngay vị trí Thái Tuế là 1 thì đến vị trí thứ 3 phía trước nó là Thiên Hùng, tức Bạch Hổ (giá tiền tam vị). Ở môn TVĐS thì tính ở chỗ Thái Tuế là 1 thì đến vị trí thứ 3 lại là Tang Môn chứ không phải Bạch Hổ.

Tương tự với trường hợp của Địa Thư.

– Nếu ta xét kỹ hơn nữa theo cách hành văn thì sẽ nhớ đến câu “Giá tiền nhất vị thị Thiên Không” để an vị trí sao Thiên Không trong TVĐS. Như vậy thì, cách hành văn cho thấy phải tính từ vị trí trước Thái Tuế mới bắt đầu đếm là 1, vậy thì theo “giá tiền tam vị” sẽ dẫn đến trường hợp bị lệch đi 1 cung nữa về phía trước so với cách tính ở trên.

QNB cứ phân rõ ra như vậy để rộng đường độc giả tham khảo.

– Niên Phù,

Niên Phù tức là Niên Quan Phù vậy, còn có tên là Ngũ Quỷ phi phù.

(QNB chú: chữ Phù đây có nghĩa là cái phù tiết, lệnh bài, ấn tín… -> Niên Quan Phù = Quan Phù theo năm)

Niên chi thuận số đệ ngũ vị,

Cung thần danh hiệu quan phù quỷ.

Cánh gia dương nhận sát lai phùng,

Tọa mệnh lâm thân phi hoạnh hối.

(Theo Địa Chi đếm tới năm cung

Thần ngự tên là Quan Phù quỷ

Nếu gặp thêm Nhận đến nơi ấy

Tọa Mệnh lâm Thân, hối hận lớn).

– Nguyệt Phù,

Nguyệt Phù tức là Nguyệt Quan Phù vậy.

(QNB chú: nguyệt Quan Phù = Quan Phù theo tháng)

Dĩ ngọ khởi vi thủ,

Thuận số luân cung tẩu.

Ngộ trụ sinh nguyệt trung,

Lâm chi đa tranh đấu.

(Lấy Ngọ làm chỗ khởi đầu

Đếm thuận luân chuyển cung đâu rõ ràng

Đến tháng sinh ấy thì an

Lâm vào Thân Mệnh ngang tàng đấu tranh).

Tuế giá tiền ngũ vị là Quan Phù, còn có tên là Phi Phù, Niên Phù, là Ngũ Quỷ vậy.

Còn lấy tháng Giêng (chính nguyệt) mà khởi tại Ngọ, đếm đến tháng sinh thì là Nguyệt Phù.

(Chúng) đều đáng ngại khi lâm vào Thân, Mệnh, Hạn.

– Đại Hao, Tiểu Hao

Đại hao tiểu hao tối vi hiềm,

Giá tiền lục thất vị tương liên.

Thân mệnh điền tài câu trị thử,

Túng nhiên phát đạt phá gia diên.

(Đại Tiểu Hao kia rất khó ưa

Trước Tuế sáu, bảy, tiếp nối đưa

Thân Mệnh Điền Tài mà gặp chúng

Đúng là trúng chỗ phá tổ thừa)

Trước vị trí Thái Tuế 6 vị là Tiểu Hao, (trước Thái Tuế) 7 cung là Đại Hao vậy. (Chúng) đáng ngại khi ở tại Thân, Mệnh, Điền, Tài cung, hoặc Thân Mệnh Điền Tài (đến hạn) mà gặp thì chủ bất cát.

QNB bình chú:

Xem chỗ an sao Quan Phù theo năm (niên Quan Phù) trong môn TCTD này thì thấy cách an giống hệt như an sao Quan Phù trong môn Tử Vi Đẩu Số, an trước Thái Tuế 5 cung và luôn tam hợp với Thái Tuế.

Từ phần nói về Tang Môn, Bạch Hổ cho đến hết phần nói về Đại Tiểu Hao (an theo địa chi) thì ta thấy rằng các sao đi theo Thái Tuế đã có đến 6 sao rồi, và con số các Thần – Sát đi theo Thái Tuế có dừng lại ở con số 6 sao này?

Xin xem tiếp hồi sau sẽ rõ !

 

– Thiên Hao

Chính thất nhị bát tý dần phương,

Tam cửu tứ thập thìn ngọ đương.

Ngũ thập nhất thân sửu mùi tuất,

Tất chủ lôi oanh hổ giảo vong.

Như tháng Giêng tháng 7 ở tại Tý, tháng 2 tháng 8 ở tại Dần, danh viết Thiên Hao, lại chính là Lôi Đình Sát.

QNB bình chú:

Ở câu thứ ba trong bài ca quyết trên chỉ đề cập đến tháng 5 và tháng 11, nhưng lại có đến bốn địa chi khiến cho ta có thể hơi khó hiểu. Tuy nhiên, cứ theo như mạch văn mà suy ra thì biết sao này được an theo tháng sinh, đi thuận và có bước nhảy cách 1 cung.

Tháng Giêng an tại Tý -> thuận cách 1 cung -> tháng Hai an tại Dần -> thuận cách 1 cung -> tháng Ba an tại Thìn -> …. tháng Sáu an tại Tuất -> thuận cách 1 cung -> tháng Bảy an tại Tý -> tháng Tám an tại Dần -> …. tháng Chạp an tại Tuất.

Bởi vậy bài quyết trên nghĩa là:

Giêng bảy tại Tý, hai tám Dần

Ba chín cư Thìn, bốn mười Ngọ

Năm Một tại Thân, Sáu Chạp Tuất

Nhất định sét đánh, hổ cắn toi.

Té ra, chữ “Sửu, Mùi” ở câu thứ ba trong bài quyết trên là nói đến tên địa chi của tháng (tháng Sửu = tháng Chạp, còn tháng Mùi = tháng 6).

– Địa Hao

Chính thất nhị bát dậu hợi cung,

Tam cửu tứ thập sửu mão đồng.

Ngũ thập nhất nguyệt lâm tị thượng,

Lục thập nhị nguyệt sửu mùi trung.

(Giêng Bảy, Hai Tám, Dậu Hợi cung

Ba Chín, Bốn Mười, Sửu Mão cùng

Tháng Năm, tháng Một, lâm vào Tị

Tháng Sáu, tháng Chạp tại Mùi trung).

Tháng Giêng tháng Bảy tại Dậu, tháng Hai tháng Tám tại Hợi, danh là Địa Hao, sao Hao này cũng tựa như sao Thiên Hao nói trên mà đoán.

QNB bình chú:

Sao Địa Hao này cũng tựa như Thiên Hao, nhưng được khởi an tại Dậu cho tháng Giêng, và cũng đi thuận với bước nhảy cách 1 cung.

Trong môn Tử Vi Đẩu Số, có sao Âm Sát là có lối an gần tương tự như hai sao trên, nhưng Âm Sát khởi tại Dần và đi nghịch, nhảy cách 1 cung.

– Đích Sát

(Phá Toái)

Nhân mệnh như phùng phá toái sát,

Phá tài kháp tự thang kiêu tuyết.

Hành niên vận hạn canh gia lâm,

Quan sự liên miên vô hưu hiết.

Tý, ngọ, mão, dậu,

Xà đầu vấn khẩu,

Dần, thân, tị, hợi

Kê đầu phấn toái,

Thần, tuất, sửu, vị

Ngưu đầu đại kỵ,

Hựu vị chi phá toái.

(Nhân mệnh nếu phùng Phá Toái sát

Phá tài như tuyết gặp nước sôi

Hành niên vận hạn lâm vào nó

Quan tụng liên miên mãi chẳng thôi.

Tý Ngọ Mão Dậu nhân

Nó ở tại Tị phần

Tuổi Tị Hợi Dần Thân

Toái cư nơi Dậu vị

Thìn Tuất Sửu Mùi ấy

Sát nhắm Sửu cung lâm

Còn tên là Phá Toái.

QNB bình chú:

Sao Đích Sát (Phá Toái) trong môn TCTD này an giống hệt sao Phá Toái trong môn TVDS.

– Hàm Trì

Thân tý thìn kê khiếu loạn nhân luân,

Dần ngọ tuất thỏ tòng mao lý xuất.

Tị dậu sửu dược mã nam phương tẩu,

Hợi mão mùi thử tử đương đầu kỵ.

(Thân Tý Thìn, tại Dậu làm loạn nhân luân

Dần Ngọ Tuất, tại Mão theo cỏ dại xuất ra

Tị Dậu Sửu, cư Ngọ đi về phương nam

Hợi Mão Mùi, nó cư Tý chớ đối đầu).

Thân Mệnh tọa Hàm Trì, hoặc là Hàm Trì tinh nhập Thân Mệnh, lại thêm hội với Kim Tinh, Thủy Tinh, Nguyệt Bột thì nam bị bệnh tật khốn khổ, nữ thì phong trần. Còn có tên là Đào Hoa.

QNB bình chú:

Sao Hàm Trì trong TCTD này giống hệt như sao Hàm Trì – Đào Hoa trong môn TVDS.

– Đại Sát

(Phi Liêm)

Đại sát tý nhân tiên thị hầu,

Sửu kê dần khuyển vấn lai do.

Mão xà thần ngọ tị phùng mùi,

Ngọ hổ mùi thỏ thân long đầu.

Dậu trư tuất thử nan hồi tị,

Tuần hoàn hợi thượng khước phùng ngưu.

(Đại Sát tuổi Tý an tại Thân

Sửu Dậu, Dần Tuất hỏi nguyên nhân

Mão Tị, Thìn Ngọ, Tị Mùi vị

Ngọ Dần, Mùi Mão, Thân tại Thìn

Dậu Hợi, Tuất Tý, tránh đi đâu

Tuần hoàn tuổi Hợi gặp tại Sửu).

Đại Sát tức là Phi Liêm, thân mệnh hạn độ đều kỵ gặp, khiến họa đến rất nhanh.

QNB bình chú:

Sao Đại Sát (Phi Liêm) trong môn TCTD này không an giống như sao Phi Liêm trong môn TVDS mà ta thường biết.

– Không Vong

Giáp Tý tuần trung tuất hợi không,

Giáp Tuất tuần trung thân dậu không.

Giáp Thân tuần trung ngọ mùi không,

Giáp Ngọ tuần trung thìn tị không.

Giáp Thìn tuần trung dần mão không,

Giáp Dần tuần trung tý sửu không.

Nhưng năm Dương thì Không ở cung Dương, năm Âm thì Không ở cung Âm. Năm Dương thì là Không, năm Âm thì là Vong.

– Cô Hư

Kim không tắc minh hỏa không phát,

Thủy không nhật dạ lưu bất hiết.

Mộc không tắc chiết thổ không băng,

Trú hỉ nhật không dạ nghi nguyệt.

(Kim Không thì sáng, Hỏa Không hưng,

Thủy Không ngày đêm chảy chẳng ngừng

Mộc Không thì gãy, Thổ Không sụp

Ngày hỉ Nhật Không, đêm hợp Nguyệt).

Đối cung của Không Vong chính là Cô Hư vậy. Như, trong tuần Giáp Tý thì Không Vong ở Tuất Hợi, chỗ đối cung với nó là Cô Hư. Dương là Cô mà Âm là Hư, đó là bí pháp vậy.

QNB bình chú:

Chỉ có vài dòng nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa cô đọng về Không Vong. Xin đọc giả lưu ý suy ngẫm, vận dụng theo cách hiểu của mình.

QNB chỉ bình chú bên lề:

Chỗ này có hơi khác với Cô Hư ở trong Kỳ Môn Độn Giáp một chút, vì trong đó coi chỗ tọa Không thì là Cô còn chỗ đối xung với Cô là Hư. Cho nên mới có cái phép “bối Cô kích Hư” (tựa vào phương Cô mà đánh sang phương Hư) thì đắc thắng, và đây là cái khiến cho dân cờ bạc sau này áp dụng, rồi sinh ra thuật ngữ “Cờ bạc Cỏ Giả”. Có lẽ là từ Hư = giả, không thực,… cho nên gọi “Cờ bạc Cô Hư” -> “Cờ bạc Cỏ Giả” -> sau này nói tắt và biến âm thành “Cò Giả” gắn với cái câu của giới cờ bạc là “Cò giả đòi mổ Cò thật” vì áp dụng phép “bối Cô kích Hư” đánh bạc thì mình tọa phương Không cũng cần phải làm “không” cái túi của mình trước, hoặc mang 1 chút xíu tiền thôi :D

Có lẽ cái từ “Cò”, “Cò mồi” hiện nay, là từ lóng để ám chỉ những kẻ chuyên môi giới ăn tiền, cũng được xuất phát từ cái gốc trên.

 

– Cô thần, Quả tú

Dần mão thìn nhân phạ tị sửu,

Tị ngọ mùi nhân úy thân thìn.

Thân dậu tuất nhân hiềm hợi mùi,

Hợi tý sửu nhân dần tuất sân.

Cô thần thiết kỵ nam phương phụ,

Quả tú tu giáo nữ hại phu.

Huynh đệ diệc đương ly biệt khứ,

Da nương cốt nhục bất đồng cư.

(Tuổi Dần Mão Thìn, e Tị Sửu

Tuổi Tị Ngọ Mùi, kị Thân Thìn

Tuổi Thân Dậu Tuất, lo Hợi Mùi

Tuổi Hợi Tý Sửu, giận Dần Tuất

Cô Thần thì ngại nam hại vợ

Quả Tú thời lo nữ hại chồng

Huynh đệ cũng đành phân ly biệt

Mẹ cha cốt nhục chẳng ở chung).

Người nam thì kị Cô Thần, người Nữ thì kị Quả Tú. Thân Mệnh mà gặp chúng hoặc phu thê tử tức cung mà phạm vào thì chủ góa bụa cô độc vậy.

– Kiếp Sát

Cũng gọi là Thiên Quan Phù, trước Kiếp Sát 1 vị thì có sao tên là Tai Sát, trước Kiếp Sát 2 vị thì có sao tên là Thiên Sát. Tổng viết Tam Sát.

Thân tý thìn tị thượng hóa vi trần,

Dần ngọ tuất hợi thượng bất tu thuyết.

Tị dậu sửu dần thượng hưu khai khẩu,

Hợi mão mùi thân thượng vật tao trị.

(Thân Tý Thìn, Kiếp Sát cư Tị hóa trần ai

Dần Ngọ Tuất, Kiếp Sát cư Hợi chẳng nói hết

Tị Dậu Sửu, Kiếp Sát cư Dần ngưng mở miệng

Hợi Mão Mùi, Kiếp Sát cư Thân chẳng nên gặp).

– Vong thần

Thân tý thìn hợi thượng bất kham thân,

Dần ngọ tuất tị thượng động chỉ bút.

Tị dậu sửu phùng thân tu liễm thủ,

Hợi mão mùi phùng dần thiết tu kỵ.

(Thân Tý Thìn, Vong Thần cư Hợi, chớ có gần

Dần Ngọ Tuất, Vong Thần cư Tị làm động bút

Tị Dậu Sửu, Vong Thần cư Thân, nên ẩn dấu

Hợi Mão Mùi, Vong Thần cư Dần, kiêng gặp phải).

Vong Thần với Kiếp Sát xung đối, cát hung cùng đoán.

– Thiên La, Địa Võng

Thìn vi Thiên La kỵ Ất sinh nhân,

Tuất vi Địa Võng phạ Tân sinh nhân.

Kinh nói: Thìn Tuất là chỗ đất ác hiểm, Thiên Ất chẳng đến, Thiên Ất là quý nhân vậy.

Lại nói: Thìn là Thiên La, Tuất là Địa Võng, người tuổi Ất Tân chớ nên gặp phải.

– Phản Ngâm, Phục Ngâm

Thái tuế cung vi phản ngâm,

Tuế phá cung vi phục ngâm.

Kinh nói: phản ngâm, phục ngâm, buồn thương khóc lóc ròng ròng.

Lại nói: phản ngâm mà gặp là mất sạch, phục ngâm mà gặp thì lệ tuôn ròng ròng vậy.

– Giá tiền thần sát ca,

dĩ niên thuận số

(Ca quyết những Thần – Sát trước Thái Tuế, lấy năm đếm thuận)

Tuế giá kiếm phong phục thi ký,

Nhị vi thiên không nhưng khả úy.

Tang môn địa thư hiếu phục lai,

Tứ vi quán sách câu thần lự.

Quan phù ngũ quỷ cập phi phù,

Tử phù tiểu hao nguyệt đức cụ.

Tuế phá đại hao lan can tịnh,

Bát vi bạo bại thiên ách chí.

Cửu thị bạch hổ tức thiên hùng,

Thiên đức giảo sát quyển thiệt kỵ.

Thập nhất điếu khách dữ thiên cẩu,

Thập nhị bệnh phù mạch việt vị.

(Tuế giá gươm nhọn gửi xác người

Hai là Thiên Không vẫn đáng sợ

Tang Môn – Địa Thư, mặc tang phục

Bốn là Quán Sách khiến thần lo

Quan Phù – Ngũ Quỷ, với Phi Phù

Tử Phù – Tiểu Hao, Nguyệt Đức bày

Tuế Phá – Đại Hao, cùng Lan Can

Tám là Bạo Bại – Thiên Ách tới

Chín là Bạch Hổ, tức Thiên Hùng

Thiên Đức – Giảo Sát, Quyển Thiệt ấy

Mười một Điếu Khách cùng Thiên Cẩu

Mười hai là chỗ của Bệnh Phù).

QNB bình chú:

Xin xem lại Bạch Hổ với Tang Môn ở phần trên (Thiên Hùng, Địa Thư). Tại bài ca quyết Giá Tiền Thần Sát này lại cho biết Tang Môn ở vị trí thứ 3 so với Thái Tuế, còn Bạch Hổ ở vị trí thứ 9. Như vậy là có sự nhầm lẫn nào đó giữa 2 bài.

Nếu theo cách an Tang Hổ ở bài Giá Tiền Thần Sát này thì vị trí của chúng giống hệt trong môn Tử Vi vẫn dùng.

– Giá hậu thần sát ca,

dĩ niên nghịch số

(Ca quyết những Thần – Sát sau Thái Tuế, lấy năm đếm nghịch)

Tý niên hồng loan mão vi thủ,

Thiên hỉ đối cung tại vu dậu.

Huyết nhận phù trầm cập giải thần,

Tuất thượng phân minh lao xế trửu.

Thiên khốc hoàn tòng ngọ thượng tầm,

Phi đầu canh hướng thìn cung cứu.

Lưu niên chư sát dữ chư hung,

Nghịch nhận địa chi luân cung thủ.

(Năm Tý, Hồng Loan thủ ở Mão

Thiên Hỉ đối cung ở tại Dậu

Huyết Nhận, Phù Trầm, cùng Giải Thần

Trên Tuất phân minh rõ cản trở

Thiên Khốc trở về tại Ngọ cung

Phi Đầu thêm hướng Thìn cung ấy

Lưu niên chư sát với chư hung

Nghịch biết địa chi mà luân chuyển).

 

– Dịch Mã

Thân Tý Thìn nhân Mã cư Dần,

Dần Ngọ Tuất nhân Mã cư Thân,

Tị Dậu Sửu nhân Mã tại Hợi,

Hợi Mão Mùi nhân Mã tại Tị.

– Thiên Mã Địa Dịch,

chủ các loại thăng tiến, di dời, biến đổi, di chuyển, rong ruổi, truyền đi,…

Thân Tý Thìn niên dụng Hỏa Mộc,

Dần Ngọ Tuất nhân thị Thủy Kim.

Hợi Mão Mùi sinh khán Mộc Hỏa,

Tị Dậu Sửu niên Kế Thủy chân.

(QNB chú: Hỏa, Mộc, Thủy, Kim, Kế Đô ở đây là các sao trong TCTD)

Phép này lấy Dịch Mã cung độn lộc can, tương ứng là Địa Dịch, lộc can hóa Lộc là Thiên Mã. Như người tuổi Thân Tý Thìn, Dịch Mã cư Dần, thì độn Giáp lộc tại Dần, lấy Giáp mộc là Địa Dịch, lấy Giáp hỏa làm Thiên Mã; lại như người tuổi Dần Ngọ Tuất có Mã cư Thân, thì độn Canh lộc cư Thân, lấy Canh kim làm Địa Dịch, lấy Canh thủy làm Thiên Mã; ngoài ra thì cứ phỏng theo đó mà suy.

Quả Lão có Thiên Mã, Địa Dịch, quy tắc phép khởi không giống nhau, lấy ngũ Hổ độn xem Quan Lộc cung thủ như thế nào mà định (độc giả lưu ý).

(QNB chú: ở một đoạn khác thì sách này có viết):

Thiên Mã, Địa Dịch

Thiên Mã, Địa Dịch, mà Quả Lão trước tác, cùng với các phái trước đây có sự bất đồng. Thiên Mã theo ngũ hổ độn, độn qua Quan Lộc cung mà luận. Luận xem Can đắc lộc tại chỗ nào, chỗ đó tương ứng là nơi định Chi thần Thiên Mã. Lại xem cung viên Quan Lộc thuộc loại nào mà suy ra Địa Dịch, nó chỉ ở tại Tị Hợi Dần Thân cục.

Bất luận cung thần tại Chi nào, thì tức là Chi thần mà Thiên Mã thuộc. Lấy Can năm mà khởi ngũ Hổ độn, thuận số tới Quan Lộc xem được Can gì, thì chỗ thủ của Lộc của Can đó là Thiên Mã, còn chỗ thủ của Mã của Quan là Địa Dịch.

Ví dụ như người sinh năm Giáp mà an Mệnh tại Dần, lấy “Giáp Kỷ chi niên khởi Bính Dần”, theo cung Dần mà khởi Bính, đếm thuận tới Tị là Quan Lộc được Kỷ Tị. Mà ta biết, Lộc của Kỷ cư Ngọ, lấy Ngọ hỏa làm Thiên Mã. Còn lấy “Tị Dậu Sửu thì Mã tại Hợi”, dùng Hợi thủy làm Địa Dịch.

Ngoài ra thì cứ phỏng theo phép ấy.

QNB bình chú:

Dịch Mã của môn Thất Chính Tứ Dư này thì trong môn Tử Vi chính là sao Thiên Mã.

Nhưng trong môn TCTD, thì ngoài Dịch Mã còn phân định ra Thiên Mã và Địa Dịch. Lấy phần Thiên là dùng Thiên Can của cung Quan Lộc để định Mã, xét xem Lộc Vị của Can đó nằm ở đâu thì chỗ đó là Thiên Mã. Lại lấy phần Địa là dùng Địa Chi của Tam Hợp Cục của cung Quan Lộc mà định Dịch Mã.

Xem ra việc xét như thế này có vẻ như trong môn TCTD này rất xem trọng việc xác định nơi thăng tiến, hưởng lộc, cũng như là nơi di chuyển, đi tới,… mà liên quan tới công việc, nghề nghiệp.

– Ngũ hành Trường Sinh lệ,

lấy chỗ thủ của nạp âm năm sinh.

………………Sinh…..bại…..đới…..quan…..vượng…..suy…..bệnh…..tử…..mộ…..tuyệt…..thai…..dưỡng

Mộc:………..hợi……..tý……sửu…..dần…….mão……thìn………tị…….ngọ…mùi……thân….dậu…….tuất.

Hỏa:………..dần…..mão…thìn……..tị……….ngọ…….mùi……thân…..dậu…tuất…….hợi……tý………sửu.

Thổ Thủy:.thân…..dậu….tuất…….hợi………tý……….sửu……dần….mão…thìn……..tị…….ngọ…….mùi.

Kim:…………tị……..ngọ….mùi……thân…….dậu……..tuất…….hợi…….tý…..sửu……dần…..mão……thìn.

Sinh tức trường sinh,

Bại tức mộc dục,

Đới tức quan đới,

Quan tức lâm quan,

Đế tức đế vượng.

Hoàng Đạo:

Hoàng đạo lấy điểm Xuân Phân làm điểm khởi đầu, kinh độ của nó gọi là Hoàng Kinh, vĩ độ của nó gọi là Hoàng Vĩ. Trong đó, 4 điểm hoàng kinh 0 độ, 90 độ, 180 độ, 270 độ được gọi là điểm Xuân Phân, điểm Hạ Chí, điểm Thu Phân và điểm Đông Chí. Người xưa quen gọi là “Nhị Phân nhị Chí”.

Trên mặt phẳng kéo dài vô hạn của xích đạo địa cầu, nó sẽ cắt Thiên Cầu tạo thành một vòng tròn lớn gọi là Thiên Xích Đạo. Thiên xích đạo này giao với Hoàng đạo ở 2 điểm là Xuân phân và Thu phân, góc giao của chúng được gọi là góc giao hoàng xích (ước chừng 24 độ), đây là thuyết hoàng đạo vơi xích đạo của phép xem Hồn Thiên.

Trên Thiên Cầu mà lấy hoàng đạo làm khu vực hình vành khuyên trung tâm, gọi là vành đai Hoàng đạo, với bề rộng khoảng 16 độ, mỗi phía Nam Bắc đều 8 độ, thì ngoại trừ Diêm Vương tinh, thì Nhật Nguyệt và các hành tinh trong Thái Dương hệ đều di chuyển trong vành đai Hoàng Đạo.

Theo biểu hiện của Thái Dương ở trên các vị trí của Hoàng đạo mà người xưa đem phân chia vành đai Hoàng đạo thành 12 đoạn, gọi là Hoàng đạo thập nhị cung, lấy đích danh của chòm sao ở đó mà đặt tên. Lấy điểm Xuân Phân làm điểm khởi đầu, theo thứ tự của Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Thất Nữ, Thiên Xứng, Thiên Hạt, Nhân Mã, Ma Yết, Bảo Bình, Song Ngư.

(Hình này không có trong sách. chỉ dùng để minh họa cho đoạn văn trên).

Người Trung Quốc xưa đã căn cứ vào vị trí của Thái Dương ở trên Hoàng Đạo mà phát minh ra một phương pháp phân chia Hoàng Đạo thành 24 Tiết Khí. Đó là 24 đoạn mà mỗi đoạn bình quân khoảng 15 ngày, cùng với Hoàng đạo thập nhị cung có sự đối ứng chuẩn xác.

Bảng 24 tiết khí

Tiết khí danh xưng……Thái dương hoàng kinh……Ngày tháng DL……..Tháng Âm Lịch

Lập xuân ( tiết )……………….315 độ……………………..ngày 4, 5 tháng 2……..Tháng Giêng

Vũ thủy ( khí )………………….330 độ……………………..ngày 19, 20 tháng 2

Kinh chập ( tiết )………………345 độ……………………..ngày 5, 6 tháng 3……..Tháng Hai

Xuân phân ( khí )……………….0 độ……………………….ngày 20, 21 tháng 3

Thanh minh ( tiết )…………….15 độ………………………ngày 4, 5 tháng 4………Tháng Ba

Cốc vũ ( khí )…………………….30 độ………………………ngày 20, 21 tháng 4

Lập hạ ( tiết )…………………….45 độ………………………ngày 5, 6 tháng 5……….Tháng Tư

Tiểu mãn ( khí )…………………60 độ………………………ngày 21, 22 tháng 5

Mang chủng ( tiết )……………75 độ……………………….ngày 5, 6 tháng 6……….Tháng Năm

Hạ chí ( khí )……………………..90 độ……………………….ngày 21, 22 tháng 6

Tiểu thử ( tiết )………………….105 độ………………………ngày 7, 8 tháng 7……….Tháng Sáu

Đại thử ( khí )……………………120 độ………………………ngày 22, 23 tháng 7

Lập thu ( tiết )……………………135 độ………………………ngày 7, 8 tháng 8……….Tháng Bảy

Xử thử ( khí )…………………….150 độ……………………….ngày 23, 24 tháng 8

Bạch lộ ( tiết )……………………165 độ……………………….ngày 7, 8 tháng 9……….Tháng Tám

Thu phân ( khí )………………..180 độ……………………….ngày 23, 24 tháng 9

Hàn lộ ( tiết )……………………..195 độ……………………….ngày 8, 9 tháng 10……..Tháng Chín

Sương giáng ( khí )……………210 độ……………………….ngày 23, 24 tháng 10

Lập đông ( tiết )…………………225 độ……………………….ngày 7, 8 tháng 11………Tháng Mười

Tiểu tuyết ( khí )…………………240 độ……………………….ngày 22, 23 tháng 11

Đại tuyết ( tiết )…………………..255 độ……………………….ngày 7, 8 tháng 12………Tháng Một

Đông chí ( khí )…………………..270 độ……………………….ngày 22, 23 tháng 12

Tiểu hàn ( tiết )…………………..285 độ………………………..ngày 5, 6 tháng 1………..Tháng Chạp

Đại hàn ( khí )…………………….300 độ………………………..ngày 20, 21 tháng 1

(Đồ hình phương vị của 24 Tiết Khí)

Tên gọi của 24 Tiết Khí đối ứng với hàm nghĩa của mối quan hệ giữa sinh vật với khí hậu như sau:

Lập Xuân: thì Lập có ý nghĩa khởi đầu, Xuân là sự rục rịch, biểu thị rằng vạn vặt bắt đầu có sinh khí, vào ngày này thời kỳ của mùa Xuân bắt đầu.

Vũ Thủy: giáng Vũ khai Thủy (bắt đầu mưa xuống).

Kinh Chập: Vang động tiếng Sấm mùa Xuân, kinh động đến những sinh vật có giấc ngủ đông trong lòng đất, bắt đầu chui lên khỏi mặt đất để hoạt động.

Xuân Phân: đây chính là điểm trung tâm của 90 ngày mùa Xuân, ngày và đêm có thời gian tương đồng. Người xưa còn gọi Xuân Phân với Thu Phân là “Trú Dạ phân”, tức “phần Ngày Đêm”.

Thanh Minh: Trời trong trẻo sáng sủa thuần khiết, khí hậu ấm cúng, bắt đầu chồi lộc nảy nở sum xuê.

Cốc Vũ: Mưa xuống sinh cho ý nguyện của các loại cây lương thực, biểu thị rằng nước mưa bắt đầu tăng nhiều.

Lập Hạ: Ngày Hè bắt đầu, vạn vật dần dần nương theo khí hậu ấm áp để mà sinh trưởng.

Tiểu Mãn: Mãn ở đây là để ám chỉ hạt giống sung mãn, lúa và các loại cây mùa hè lúc này bắt đầu kết trái cũng như là trổ đòng đòng, sắp sung mãn, mẩy hạt.

Mang Chủng: bắt đầu có sự chín chắn ở các cây trồng, lúc này cũng là lúc mà mùa vụ bận rộn nhất của việc thu hoạch các cây trồng từ mùa xuân.

Hạ Chí: Ban ngày rất dài, ban đêm rất ngắn, vào ngày này thì Thái Dương ở vị trí tối cao trên vòm trời, và bóng nắng ngắn nhất, cổ đại còn gọi ngày này là “Nhật Bắc chí” hoặc là “Trường Nhật chí”.

Tiểu Thử: với Thử chính là rất nóng nực, lúc này vẫn chưa đạt đến nhiệt độ cao nhất.

Đại Thử: là lúc mà mức độ nóng nực cũng như nhiệt độ là cao nhất.

Lập Thu: ngày Thu bắt đầu, cây cối gần chín chắn.

Xử Thử: với Xử có nghĩa là ngưng lại, biểu thị cái khí nóng nực (Thử) đến lúc chấm dứt.

Bạch Lộ: Thủy khí trên mặt đất ngưng kết lại thành sương, có sắc trắng, khí trời bắt đầu chuyển sang mát mẻ.

Thu Phân: chính là điểm chính giữa của thời gian 90 ngày mùa Thu, ngày này có thời gian của Ngày và Đêm dài như nhau, giống như lúc Xuân Phân, Thái Dương theo Chính Đông mà mọc lên và theo Chính Tây mà lặn xuống.

Hàn Lộ: Sương nước lúc trước thì trắng mà sau thì lạnh, khí hậu đang dần chuyển sang lạnh.

Sương Giáng: Sương lạnh đã đến.

Lập Đông: với Đông có nghĩa là cuối cùng, ý tứ là cây trồng sau khi thu hoạch thì phải cất giữ, bảo tồn. Vào ngày này là bắt đầu mùa Đông đến.

Tiểu Tuyết: bắt đầu có tuyết rơi, nhưng vẫn còn chưa nhiều.

Đại Tuyết: Lương Tuyết xuống đã từ ít mà thành nhiều rồi.

Đông Chí: vào chính Ngọ của ngày này thì Thái Dương ở vị trí thấp nhất trên vòm trời, ban ngày ngắn nhất và ban đêm dài nhất trong năm. Cổ đại còn gọi là “Đoản nhật chí” hoặc là “Nhật Nam Chí”.

Tiểu Hàn: Khí lạnh tích lũy lâu ngày mà thành ra giá rét, nhưng lúc này vẫn chưa đến cực điểm.

Đại Hàn: Sự giá rét đã đến cực điểm.

Danh xưng của Tiết Khí phần lớn là mô tả mối quan hệ và phản ứng của vạn vật đối với khí hậu, nói về lúc khởi điểm hay là trung điểm của thời gian mùa vụ, lấy làm phương tiện cho việc canh nông. Thổ, Mộc, Hỏa, Kim, Thủy, hợp xưng là Ngũ Tinh, ở tại Thiên thì thành Tượng, tại Địa thì hóa Hình, còn gọi là “Ngũ Đức”, “Ngũ Vĩ”,…

Sách “Thái Ất tinh kinh”, chương Thiên Văn, viết rằng:

Thủy tinh mỗi nhật nhất lục thì kiến bắc phương, mỗi niên nhất lục nguyệt kiến bắc phương, mỗi nguyệt nhất lục nhật hội nhật nguyệt vu bắc phương, cố nhất lục hợp thủy vu bắc.

Hỏa tinh mỗi nhật nhị thất thì kiến nam phương, mỗi niên nhị thất nguyệt kiến nam phương, mỗi nguyệt nhị thất nhật hội nhật nguyệt vu nam phương, cố nhị thất hợp hỏa vu nam.

Mộc tinh mỗi nhật tam bát thì kiến đông phương, mỗi niên tam bát nguyệt kiến đông phương, mỗi nguyệt tam bát nhật hội nhật nguyệt vu đông phương, cố tam bát hợp mộc vu đông.

Kim tinh mỗi nhật tứ cửu thì kiến tây phương, mỗi niên tứ cửu nguyệt kiến tây phương, mỗi nguyệt tứ cửu nhật hội nhật nguyệt vu tây phương, cố tứ cửu hợp thủy vu tây.

Thổ tinh mỗi nhật ngũ thập thì kiến trung ương, mỗi niên ngũ thập nguyệt kiến thiên trung, mỗi nguyệt ngũ thập nhật hội nhật nguyệt vu thiên trung, cố ngũ thập hợp thổ vu trung.

Nghĩa là:

(Thủy Tinh mỗi ngày vào giờ 1, 6 thấy ở Bắc phương; mỗi năm năm vào tháng 1, 6 thì thấy ở Bắc phương; mỗi tháng vào ngày 1, 6 thì hội với Nhật Nguyệt ở Bắc phương. Cho nên 1, 6 hợp Thủy ở Bắc.

Hỏa Tinh mỗi ngày vào giờ 2, 7 thì thấy ở Nam phương; mỗi năm vào tháng 2, 7 thì thấy ở Nam phương; mỗi tháng vào ngày 2, 7 thì hội với Nhật Nguyệt ở Nam phương. Cho nên 2, 7 hợp Hỏa ở Nam.

Mộc Tinh mỗi ngày vào giờ 3, 8 thì thấy ở Đông phương; mỗi năm vào tháng 3, 8 thì thấy ở Đông phương; mỗi tháng vào ngày 3, 8 thì hội với Nhật Nguyệt ở Đông phương. Cho nên 3, 8 hợp Mộc ở Đông.

Kim Tinh mỗi ngày vào giờ 4, 9 thì thấy ở phương Tây; mỗi năm vào tháng 4, 9 thì thấy ở phương Tây; mỗi tháng vào ngày 4, 9 thì hội với Nhật Nguyệt ở Tây phương. Cho nên 4, 9 hợp Kim ở Tây.

Thổ Tinh mỗi ngày vào giờ 5, 10 thì thấy ở Trung Ương; mỗi năm vào tháng 5, 10 thì thấy ở giữa trời; mỗi tháng vào ngày 5, 10 thì hội với Nhật Nguyệt ở giữa trời. Cho nên 5, 10 hợp Thổ ở trung tâm.

Đây chính là Hà Đồ tinh tượng, xưa nay học giả chỉ biết truyền thuyết Long Mã, Linh Quy, mà chẳng biết Hà Đồ vốn ở tại thiên tượng. Hà Đồ là sự khái quát của quy luật ẩn hiện của ngũ tinh, vì cớ gì mà lại đi gán ghép chuyện Long Mã với các truyền thuyết quái đản.

Vì vậy dựa vào Hà Đồ, Ngũ tinh là căn nguyên của Ngũ Hành.

Xét thứ tự của Ngũ tinh (từ trên xuống dưới) là Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ, đây chính là cơ sở luận của Ngũ Hành trong “Cửu Trù Hồng Phạm” đó ư.

Giang Vĩnh viết trong cuốn “Hà Lạc Tinh Uẩn” từ Hà Đồ đã suy diễn ra Đồ hình cao thấp của Thất Chính:

Thổ trung ngũ thập

Mộc đông tam bát

Hỏa nam nhị thất

Nhật hỏa chi tinh

Kim tây tứ cửu

Thủy bắc nhất lục

Nguyệt thủy chi tinh

Nói ngắn gọn về cái lý của nó, Ngũ Tinh lấy thanh – trọc (trong – đục) mà phân chia ngôi vị cao thấp, cái trọc (đục) thì ở trên, cái thanh (trong) thì ở dưới. Trong ngũ hành thì Thổ là trọc nhất, cho nên cư cao nhất, thứ đến là Mộc Hỏa, còn Nhật là tinh của Hỏa cho nên cư ở bên dưới của Hỏa, thứ đến nữa là Kim Thủy, mà Nguyệt là tinh của Thủy cho nên Nguyệt cư ở dưới của Thủy.

Thứ tự của Thất Chính cũng thể hiện tư tưởng gốc của Lục Hợp, tức:

Tý Sửu hợp Thổ là 1,

Dần Hợi hợp Mộc là 2,

Mão Tuất hợp Hỏa là 3,

Thìn Dậu hợp Kim là 4,

Tị Thân hợp Thủy là 5,

Ngọ Mùi hợp Nhật Nguyệt.

Đây chẳng phải chính là lục hợp mà Thiệu Khang Tiết từng đề cập đến hay sao.

(Quách Ngọc Bội biên dịch)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.