Tiêu thị dịch lâm
2) Tiêu-Cống 焦 贛, tự Diên-thọ 延 壽 (có thuyết lại cho là Tiêu Diên-Thọ tự Cống), người đất Lương, làm Thiếu-hoàng-lệnh dưới triều Hán-Chiêu-đế. Ông viết ra “Tiêu-thị Dịch-lâm 焦 氏 易 林” chứa đầy dịch-tượng của thời Sơ-Hán. Vì mỗi quẻ kép có thể động từ 0 cho đến 6 hào, nên sách bao gồm cả thẩy 212 cặp (Nguyên-quái, Biến-quái). Mỗi cặp được lý-giải bằng một câu súc-tích, với từ-ngữ cổ phong-phú. Đời sau, vài nhà trị-dịch có chú-thích sách này. Ta có thể tham-khảo các sách “Tiêu-thị Dịch-lâm Chú 焦 氏 易 林 注” và “Tiêu-thị Dịch-học焦 氏 易 學” của Thượng Bỉnh Hòa尚 秉 和 (1870-1950), “Dịch-lâm Thích-văn易 林 釋 文” của Đinh-Yến 丁 晏, thân-phụ của Đinh Thọ Xương, hoặc “Dịch-lâm Khám-phức易 林 勘 複” của Từ-Ngang徐 昂 (1877-1953).
3) Kinh-Phòng 京 房 (79-37), tự Quân-minh 君 明, chế ra Nạp-giáp và Trang Chi để phổ Can Chi vào từng quẻ kép và chế ra Bát-cung, lấy 8 quẻ Bát-thuần làm chuẩn, theo sau là nhất-thế, nhị-thế, tam-thế, tứ-thế, ngũ-thế, du-hồn, và quy-hồn (236).
12 | 1 | 18 |
9 | 6 | 4 |
2 | 36 | 3 |
Khi cắt nghiã Kiền sách, ông chế ra tích-phương bậc 3:
Plaijk = 216 với i,j,k,l = (1,2,3) và i / j / k.
Bảng 9.05 Bát-cung của Kinh-Phòng
Xin giới-thiệu với độc-giả 2 điện-toán-tử rất hữu-ích khi học Dịch là AND và XOR (eXclusive OR). Nếu ta thế 2 bits 0 và 1 bằng 2 hào âm (?), dương (>), ta có:
Bảng 9.06 Phép CỘNG đẳng-thặng 2 Bảng 9.07 Phép NHÂN đẳng-thặng 2
Chẳng hạn, về mặt Đại-số Trừu-tượng (Abstract Algebra), với luật CỘNG ⊕ tức XOR và luật NHÂN ⊗ tức AND, hai hào âm ? và dương > lập thành một đại-số-trường F (field), với phép cộng và phép nhân đẳng-thặng 2.
Muốn biết một quẻ bất-kỳ ở vị-thế nào trong cung nào của Bát-cung, ta chỉ cần áp-dụng Quy-tắc Việt Chi cho Bát-cung:
Áp dụng luật CỘNG ⊕ cho thượng-quái và hạ-quái của quẻ sở-quan, ta sẽ được một quẻ đơn cho ta biết vị-thế của quẻ trong bản cung cũng như tên bản cung đúng như bảng dưới đây:
⊕ | / | “ | # | ! | ) | – | % | + |
Tên quẻ | Khôn | Chấn | Đoài | Kiền | Tốn | Cấn | Ly | Khảm |
Vị-thế Bát-cung | Bát- thuần | Sơ- biến | Nhị- biến | Tam- biến | Tứ- biến | Ngũ- biến | Du- hồn | Quy- hồn |
Tên bản cung | Thác Nội quái | Ngoại quái | Ngoại quái | Ngoại quái | Thác Nội quái | Thác Nội quái | Thác Nội quái | Nội quái |
Bảng 9.08 Bản-chất và Bản cung của Biệt-quái
Khi XOR với nhau, 4 cặp quẻ Thác : (Kiền, Khôn), (Di, Dại-quá), (Khảm, Ly), (Trung-phu, Tiểu-quá), đều cho quẻ Kiền, phần-tử trung-hoà của phép nhân đẳng-thặng 2. Khi AND với nhau, chúng đều cho quẻ Khôn, phần-tử trung-hoà của phép cộng đẳng-thặng 2.
Tương-tự, khi 28 cặp quẻ Tổng XOR với nhau, chúng sẽ cho 1 trong 7 quẻ Thác: Kiền (1), Di (27), Đại-quá (28), Khảm (29), Ly (30), Trung-phu (61), Tiểu-quá (62). Quẻ Khôn (2) vắng mặt vì là phần-tử trung-hoà cho phép CỘNG (XOR) đẳng-thặng 2 :
1-2. 01, 3-4. 61, 5-6. 61, 7-8. 29, 9-10. 62, 11-12. 01, 13-14. 29, 15-16. 61, 17-18. 01, 19-20. 61, 21-22. 62, 23-24. 27, 25-26 27, 27-28. 01, 29-30. 01, 31-32. 29, 33-34. 61, 35-36. 30, 37-38. 28, 39-40. 28, 41-42. 29, 43-44. 27, 45-46. 28, 47-48. 62, 49- 50. 61, 51-52. 30, 53-54. 01, 55-56. 27, 57-58. 30, 59-60. 27, 61-62. 01, 63-64. 01.
Người đời sau diễn-dịch “Thập-lục Quái biến十 六 卦 變” cuả ông thành: “自 初 至 五 不 動 復。下 飛 四 往 伏 用 飛。上 飛 下 飛 復 本 體便 是 十 六 變 卦 例。” (Từ Sơ đến Ngũ không động về. Phi xuống về Tứ Phục dùng Phi. Phi lên phi xuống về bản-thể. Ấy là 16 Biến-quái-lệ). Để minh-họa xin đơn-cử thí dụ quẻ Kiền:
Tự biến | Kiền A | Nguyên-quái |
Sơ hào biến | Cấu l | Sơ-biến (Nhất thế) |
Nhị hào biến | Độn a | Nhị-biến (Nhị thế) |
Tam hào biến | Bĩ L | Tam-biến (Tam thế) |
Tứ hào biến | Quan T | Tứ-biến (Tứ thế) |
Ngũ hào biến | Bác W | Ngũ-biến (Ngũ thế) |
Ngoại-quái sơ hào biến (Há phi tứ vãng) | Tấn c | Du-hồn-quái |
Há phi tam hào biến | Lữ x | Ngoại-tại-quái |
Há phi nhị hào biến | Đỉnh r | Nội-tại-quái |
Há phi sơ hào tái biến | Đại-hữu N | Quy-hồn-quái |
Bất biến thướng phi (nhị hào biến) | Ly ^ | Tuyệt-mệnh-quái |
Tái thướng tam hào tái biến | Phệ-hạp U | Huyết-mạch-quái (Huyết mạch lưu-truyền) |
Tái thướng tứ hào tái biến | Di [ | Cơ-nhục-quái |
Tái thướng ngũ hào tái biến | Ích j | Hài-cốt-quái |
Tái há phi tứ hào biến | Vô-võng Y | Quan-quách-quái |
Tái há phi tam hào biến | Đồng-nhân M | Mộ-khố-quái |
Tái há phi nhị hào biến | Kiền A | Hoàn-nguyên-quái |
Bảng 9.09 Thập-lục Quái-biến
Xin độc-giả loại suy cho 63 quẻ còn lại và nhập tâm “Thập-lục Quái biến” và đọc lại Hệ-truyện với nhãn-quan Kinh-Tiêu để suy gẫm về những đột-biến thế-sự cũng như cảm-thông vì sao người giỏi Dịch không cần bói mà đã biết trước, nghiã là “vị bốc tiên tri 未卜 先 知”.
Hồi nhỏ đọc Truyện Tam-quốc do cụ Phan-Kế-Bính dịch, tôi nhớ mãi cảnh Quan Công ngồi đánh cờ vây (Go) trong khi danh-y Hoa-Đà giải-phẫu cánh tay Ngài. Sau này, ngồi đánh cờ vây với ông bạn toán và bói toán Lê-Xuân-Mai, thấy bàn cờ mỗi bề 19 ô tôi cứ thắc-mắc hoài về con số 19 này. Bây giờ tôi vỡ lẽ, nhờ nhị-thức bát-quái cuả Dịch: 192 = (20 – 1)2 = 400 – 2 x 20 + 1 = 360 + 1. Ô chính giữa biểu-thị bằng số 1 chính là Thái-cực tức Thái-nhất, 360 ô còn lại cho 360 ngày trong một năm bình-dân. Ngoài ra con số 19 còn biểu-thị thời khoảng 19 năm của Chương-nguyệt 章月 (chu-trình Meton).
Kinh Phòng cũng sáng-nghĩ ra các ý-niệm bói toán về thế-ứng 世 應, phi-phục飛伏, quái-thân卦 身, quý-tiện貴 賤, hào-đẳng爻 等, trinh hối貞 悔, ngũ-hành五行, chiêm-nghiệm 占驗, xem mông-khí 蒙氣 mưa gió, nóng lạnh, khởi tháng từ thế-quái. Chính ông đã đem “Hoả-châu-lâm 火 珠 林” của Mạnh Hỉ vào việc bói toán và khởi xướng việc thay thế 50 cọng thi bằng 3 đồng tiền khi bói Dịch.
4) Mã-Dung 馬 融 (81-166), tự Quý-trưởng 季 長, là người có tuấn-tài. Hồi trẻ được Chí Tuân ở Kinh-triệu dạy cho nho-thuật, bèn ở ẩn tại Nam-sơn, quyết chí không xuất chính, nổi tiếng khắp miền Quan-tây. Tuân mến tài Dung, mới gả con gái cho. Về sau ông có ra làm quan đến chức Thái-thú Nam-quận, nhưng hoạn-lộ lận đận. Sau khi từ-quan, ông về nhà dạy học, môn sinh có cả nghìn người, nhưng trội hơn cả là Lư-Thực ở Trác-quận, và Trịnh-Huyền ở Bắc-hải. Ông có soạn ra: Xuân-Thu Tam-truyện Dị-đồng-thuyết, chú thích Hiếu-kinh, Luận-ngữ, Kinh Thi, Kinh Dịch, Tam-Lễ, Kinh Thư, Liệt-nữ-truyện, Lão-tử, Hoài-nam-tử v.v., cả thẩy 21 thiên. Theo Thất-Lục 七 錄 của Nguyễn Hiếu Tự, ông có viết Chu Dịch Chương-cú (9 Q). Tuỳ-thư Kinh-tịch-chí chép:”Lưỡng Hán có Nam-quận Thái-thú Mã Dung 1 quyển, nay đã mất”. E sách in nhầm chữ “cửu 九“ thành chữ “nhất 一“. Huống hồ, Thích-văn Tự-lục cũng như Đường-thư Nghệ-văn-chí đều chép Dịch-truyện của Mã Dung gồm 10 quyển. Lại thêm Khổng Dĩnh Đạt, Lục Đức Minh, Lý Đỉnh Tộ đều có dẫn rất nhiều dịch-thuyết của Mã Dung, xem như họ có đọc Dịch-truyện của họ Mã. Nên nay ta chẳng hiểu được tại sao Tuỳ-thư lại chép như thế. Ông chủ-trương Thái-cực là Bắc-thần tức Bắc-đẩu hay Bắc-cực.
5) Trịnh-Huyền 鄭 玄 (127-200), tự Khang-thành 康 成, là nhà kinh-học nổi tiếng nhất thời Đông-Hán. Ngoài việc chú-thích 8 pho Dịch-vỹ 易 緯 (237) (Kiền Khôn Tạc-độ 乾 坤 鑿 度, Biện-chung-bị 辨 終 備, Thị-loại-mưu 是 類 謀, Kiền-tạc-độ乾 鑿 度, Thông-quái-nghiệm 通 卦 驗, Khôn-linh-đồ 坤 靈 圖, Kê-lãm-đồ 稽 覽 圖và Kiền-nguyên Tự-chế-ký 乾 元 序 制 記), ông còn viết ra quyển sách giá-trị về Chu Dịch trong đó ông vẽ ra “Hào-thần-đồ 爻 辰 圖”. Sách này đã được nhiều nhà trị Dịch đời sau chú-thích, như Vương Ứng-Lân 王 應 麟, đời Tống, với “Chu Dịch Trịnh Khang-thành chú周 易 鄭 康 成 注”, Hồ Chấn Hanh 胡 震 亨, đời Minh với Trịnh-Huyền Dịch-giải Phụ-lục 鄭 玄 易 解 附 錄, Đinh-Kiệt 丁 杰, đời Thanh, với Chu Dịch Trịnh chú 周 易 鄭 注, Hà Thu Đào 何 秋 濤, đời Thanh, với Chu Dịch Hào-thần thân Trịnh nghiã 周 易 爻 辰 申 鄭 義 (352), Huệ-Đống 惠 棟, đời Thanh, với Trịnh-thị Chu Dịch 鄭氏 周 易 và Chu Dịch Hào-thần-đồ周 易 爻 辰 圖, Trương-Huệ-Ngôn 張 惠 言, đời Thanh, với Chu Dịch Trịnh-thị nghiã 周 易 鄭 氏 義 (341 ) và Từ Ngang 徐 昂 với Thích Trịnh-thị Hào-thần bổ 釋 鄭 氏 爻 辰 補và Hào-thần-biểu 爻 辰 表.
Hình 9.05 Hào-thần và Nhị-thập-bát Tú Hình 9.06 Hào-thần 12 tháng
Trong Hình 9.05, vòng trong cùng là Nhị-thập-bát-tú, vòng giữa là 12 hào 2 quẻ Kiền, Khôn ứng với 12 cung địa-bàn, vòng ngoài cùng là 24 tiết-khí. Trong Hình 9.06, vòng ngoài là 12 hào 2 quẻ Kiền, Khôn, vòng giữa là 12 cung địa-bàn, và vòng trong là 12 Luật-Lã: Hoàng-chung 黃 鍾, Đại-lã 大 呂, Thái-thốc太 簇, Giáp-chung 夾 鍾, Cô-tẩy 姑 洗, Trọng-lã仲 呂, Nhuy-tân 蕤 賓 , Lâm-chung 林 鍾, Di-tắc 夷 則 , Nam-lã 南 呂, Vô-dịch 无 射 và Ứng-chung 應 鍾. Luật ở vị-trí lẻ (dương), Lã ở vị-trí chẵn.
Xin bàn sơ qua về luật-lã-số. Gọi s là số thứ-tự của luật-lã tương-sinh, l2n+1 là luật-số và l2n là lã-số. Chúng ta có may mắn là sống ở đầu thế-kỷ 21, cái gì cũng nhậm lẹ. Chẳng hạn đọc đoạn tràng-giang đại-hải “Luật quản (ống sáo) tương sinh chi thuận-tự 律 管 相 生 之 順 序 ”trong thiên “luật-thư律 書”của Sử-ký cũng giống như đọc đoạn Philosophae Naturalis Principia Naturalis, Newton phát-biểu nguyên-lý căn-bản của động-lực-học (F = ma) trong già nửa trang La-ngữ. Ta có thể tóm tắt luật “Cách bát tương-sinh 隔 八 相 生” như sau (C.S. = Chromatic scale):
Cung | Luật-Lã | Nốt | C.S. | Ngũ-âm | Thất-âm | Tương-sinh | Loại | Số s |
Tý | Hoàng-Chung | Do | C | Cung | Cung | Hoàng-Chung | Luật | 1 |
Sửu | Đại-lã | Do# | C# | Lâm-chung | Lã | 2 | ||
Dần | Thái-thốc | Ré | D | Thương | Thương | Thái-thốc | Luật | 3 |
Mão | Giáp-chung | Ré# | D# | Nam-lã | Lã | 4 | ||
Thìn | Cô-tẩy | Mi | E | Giốc | Giốc | Cô-tẩy | Luật | 5 |
Tị | Trọng-lã | Fa | F | Ứng-chung | Lã | 6 | ||
Ngọ | Nhuy-tân | Fa# | F# | BiếnChuỷ | Nhuy-tân | Luật | 7 | |
Mùi | Lâm-chung | Sol | G | Chuỷ | Chuỷ | Đại-lã | Lã | 8 |
Thân | Di-tắc | Sol# | G# | Di-tắc | Luật | 9 | ||
Dậu | Nam-lã | La | A | Vũ | Vũ | Giáp-chung | Lã | 10 |
Tuất | Vô-dịch | La# | A# | Vô-dịch | Luật | 11 | ||
Hợi | Ứng-chung | Si | B | BiếnCung | Trọng-lã | Lã | 12 |
Bảng 9.10 Ý-nghĩa âm-nhạc cuả Luật-Lã
6) Tuân Sảng tức Tế 荀 爽/際 (128-90), tự Từ-minh 茲 明. Hồi nhỏ siêng học, mới 12 tuổi đã thông Xuân-Thu, Luận-ngữ. Thái-uý Đỗ-Kiều gặp ông, có khen rằng có thể làm thầy thiên-hạ được. Vùng Dĩnh-xuyên có câu ngạn-ngữ: “Tuân thị bát long, Từ-minh vô song”. Ông phát huy dịch-tượng bằng cách dùng dịch-số, dịch-chế và dịch-lý: nào là Kiền Khôn thăng-giáng, Dịch thượng thời-trung, quái-biến, tiêu-tức-quái, nào là phi-phục, quái-thế, du-hồn, quy-hồn, lưỡng-tượng đối-hợp, phản-quái và hỗ-quái. Ông góp nhặt được 31 dật-tượng. Ông chú-giải Kinh, căn-cứ vào các sách văn-tự-học như Nhĩ-Nhã, Thuyết-văn Giải-tự và trích-dẫn quần-kinh để thích-nghiã uyên-áo cuả Dịch. Ông dùng sử-ký để minh-hoạ Kinh Dịch. Ông cũng dung-hợp sở-trường cuả các nhà chú-dịch như Mạnh-Hỉ, Kinh-Phòng, Phí-Trực, Mã Dung. Thuyết-quái-truyện thất lạc từ giao thời Tần/Hán nên không thấy Sử Thiên nhắc tới. Đời Hiếu-tuyên-đế, cô gái Hà-nội mới phát-giác từ cổ-ốc ra cổ-văn Thuyết-quái-truyện cũng như Đạo-đức-kinh. Về sau, họ Tuân có giải-thích Thuyết-quái-truyện. Ông năng dùng Truyện giải Kinh. Sau hết ông luôn luôn dựa vào nhân-sự mà tin vào thế-đạo hằng ngày.
7) Khổng Dung 孔融 (153-208), tự Văn-cử 文舉, người nước Lỗ, con Khổng-Trụ từng làm Thái-sơn Đô-úy, cháu 20 đời cuả Khổng-tử. Ông là một đại-nho sống thời loạn-lạc cuối thời Đông Hán, trải qua bốn triều Hoàn, Linh, Thiếu, Hiến. Ông có làm thái-thú Bắc-hải, nên cũng được gọi là Khổng Bắc-hải. Bác-học, đa-tài, ông đứng hàng đấu Kiến-an Thất-tử (sáu người kia là Vương-Sán, Trần-Lâm, Từ-Cán, Nguyễn-Vũ, Ưng Dương, và Lưu-Trinh). Ai có học Tam-tự-kinh (Vi nhân tử, Phương thiếu thì, Thân sư hữu, Tập lễ-nghi … Dung tứ tuế, Năng nhượng lê, Đễ ư trưởng, Nghi tiên tri.) hoặc có đọc Tam-quốc-chí Diễn-nghiã cuả La Quán-Trung, hẳn còn nhớ nhân-vật lịch-sử trung-kiên này.
Thuở bé có dị-tài và hiếu-học. Thời Linh-đế, ông làm tại Tư-đồ Dương-tứ-phủ. Đỗ cao (185), ông làm Thị-ngự-sử, nhưng vì không hạp với Trung-thừa, ông bèn cáo ốm từ quan. Thời Đổng Trác, ông làm Nghị-lang. Năm 195, Lưu Bị tiến-cử ông làm Thanh-châu Thứ-sử. Cuối cùng, vì ganh ghét Tào Tháo dâng sớ vu-cáo hạ-ngục ông rồi phanh thây bỏ chợ. Chính vì vụ án oan-khiên này, mà sử-gia thời Hậu-Hán Trần-Thọ đã không dám chép Truyện cuả ông vào chính-sử Tam-quốc-chí.
Văn của ông còn giữ được trong “Khổng Thiếu-phủ Tập” và thơ của ông trong “Toàn Hậu Hán Thi”. Ngoài ra Văn Tuyển (002) cũng có chép hai bài của ông là “Luận Thịnh Hiếu Chương Thư 論盛孝章書”, tr. 594-5 và “Tiến Nhĩ Hoành Biểu 薦禰衡表”, tr. 525-6. Cổ-văn-uyển có chép hai bài tạp-thi cuả ông,
Chính ông đã cùng với Vương Sung王充 , Trọng Trường Thông 仲長通, Vương Phù, 王符và nhất là Trương Hoành 張衡góp phần xây-dựng vào Lịch Kiền Tượng 乾象của Lưu Hồng 劉洪 (Xin xem bài kỳ 10), dựa vào quan-sát, thực-nghiệm và quy-nạp để đả-phá các loaị Lịch đương thời của Lưu Hâm劉歆, Cốc Vĩnh 谷永v.v., dựa vào truyền-thống sấm-vỹ và diễn-dịch (Xin tham-kiến Liệt-truyện 89 (Trương Hoành) của Hậu Hán Thư, 019, tr. 1201-18).
Trong thơ gửi Ngu Phiên (Khổng Văn-cử Thư, 264, tr. 92-3), ông viết: “Theo như Dịch-truyện của ông, Dịch từ đời Thương Cù (Tử-hạ) đến giờ mắc rất nhiều sai lầm. Đời Thánh-nhân xa rồi, chúng-thuyết sính từ nghe như lý-nhạc Diên-lăng thuở trước, nay xem sách trị dịch cuả ông, mới biết cái đẹp miền đông-nam không phải là đồ trúc-giản vùng Cối-kê. Lại thêm xem tượng, vân-vật, xét ứng hàn-ôn, vốn hoạ-phúc khế-hợp với thần-minh, có thể nói là thám-sách bàng-thông, ngay thẳng nơi thế-thanh. Thánh Thượng cầu hiền Lương Khâu đã hiến quái-phệ (003, Chương 55, tr. 671-82), Trọng-phiên đã tâu lên Dịch-chú rằng: “Thần nghe đầu mối Lục-kinh, không gì lớn hơn âm-dương. Ấy là Phục-hi ngửng nhìn trời, xem huyền-tượng mà lập ra 8 quẻ (Bát-quái sinh ra từ nạp-giáp nên mới nói: ngửng xem huyền-tượng của trời). Xem biến-động lục-hào thành 64 biệt-quái để thông thần-minh, để phân-loaị vạn-vật. Cao tổ-phụ Cố của thần là Linh-lăng Thái-thú Quang Thiếu, trị Dịch của Họ Mạnh (Trong thất-thập-tử của thời Lưỡng Hán trở về sau, duy có học của Họ Mạnh là chính-truyền). Tằng-tổ-phụ xưa là Bình-hưng-lịnh Thành tán-thuật nghiệp của người, đến tổ-phụ của thần là Phụng đúc-kết thêm vào, thần quên không khảo. Nên Nhật-nam Thái-thú Hâm (Sách Bắc-Đường Thư Sao, Quyển 102, dẫn Cối-kê Điển Lục nói: Ngu Hâm, tự Văn-túc, làm Lịch-quận-thú, tiết-tháo cao-lệ. Khi Tào-Thực làm Đông-a Vương, Đông-a trước có 32 tấm bia phần nhiều là giả dối. Thực sai đem xoá hết chỉ trừ tấm bia của Hâm. Lại sách Ngự Lãm, Quyển 411, dẫn Cối-kê Điển Lục, chép: Ngu Cố, tự Quý-hồng, hồi trẻ có hiếu-hạnh, sau làm Thái-thú Nhật-nam, dường như chỉ là một người) nhận được sách xưa từ Ngài Phụng, truyền đến thần là được năm đời. Tiền-nhân thông-giảng năng ưa thích chương-cú tuy có bí-thuyết nơi kinh-sớ khoát-đạt. Thần sinh gặp thời loạn-lạc, sở-trường nơi quân-lữ, tập kinh nơi bào-cổ, giảng-luận trên yên ngựa, đội thuyết cuả tiên-sư, y kinh lập chú (không truyền năm đời khảo dịch, và đội thuyết tiên-sư, không tài nào chú dịch được). Lại nữa, khi thần làm Quận-sứ ở Trần-đào, có nằm mơ thấy thần nhân cùng một đạo-sĩ xoã tóc mặc áo lông cừu bảo là dịch-đạo nằm trọn trong hai thiên-hào là đầy đủ rồi (tại thiên thành tượng, nạp-giáp chỉ căn-cứ vào 2 hào này). Thần thụ-mệnh ứng đương, biết rằng chư-gia giải dịch không dời nghiã lưu-tục, không đáng tin liền, ắt phải kiểm-soát, cải-định cẩn-thận. Đức Khổng-tử nói: “Trong đạo Kiền mà biết dùng số 9, có thể bình-trị được thiên-hạ” (Kiền, Văn-Ngôn XV). Và: “Đấng thánh-nhân quay mặt về phương nam mà nghe thiên-hạ” (Thuyết-quái-truyện V/2). Hơn cả, lấy ở quẻ Ly, lòng thành ấy thiên-tử nên mang. Hợp âm dương mà đem đạo lân-phụng đến thành-công. Kính cẩn dâng thư này lên thánh-thượng mà mong rằng không đắc-tội.
Ngu-Phiên lại tâu: “Các Kinh không Kinh nào vỹ-đại hơn Kinh Dịch. Từ Hán-sơ đến nay, hải-nội anh-tài đọc Dịch thì nhiều, mà giải Dịch lại rất hiếm. Trong sách Giám-thiết, Hoàn-Khoan luận việc Tang Khuyển-Phu vấn-nạn về một sự việc cuả Dịch, mà 68 nhà thạc-học Sơn-đông không ai giải-đáp được”. Ban-Cố soạn Truyện Mạnh-Hỉ, không nghị-luận câu “Cơ-tử chi minh-di” Minh-di lục-ngũ) mà đọc Cơ-tử thành cai-tư.
Đến khoảng Hiếu-linh-đế, Dĩnh-xuyên Tuân-Tế (tức Tuân Sảng), gọi là biết Dịch, thần được xem chú cuả ông ta, càng thấy là tục-nho”. Ngu-Phiên luận Lưỡng-Hán Dịch rất phục Từ-minh (Tuân-Sảng), nhưng chỉ bất-mãn có điều vừa kể mà thôi. Ngu-Phiên chú Dịch, đại để dựa vào thăng-giáng, quái-biến, tiêu-tức-quái của Từ-minh. Đoạn nói đến “Tây-nam đắc bằng, đông bắc táng bằng”, điên-đảo phản-phúc không tài nào hiểu được. Họ Tuân cho là từ ngọ đến thân được thể khôn là “đắc bằng”, từ tý đến dần mất thể khôn là “táng bằng” : Ngu-Phiên căn-cứ vào thuyết nạp-giáp cho không phải là như thế. Khổng-tử than Dich rằng: “Ai biết đạo biến-hoá thì biết biết việc làm cuả thần ru ?” (Hệ-Thượng IX/9). Lấy mỹ-đại diễn công-tác cuả tứ-tượng. Ở đây, tứ-tượng phải hiểu ngầm là tượng, lưỡng-tượng, tam-tượng, tứ-thời cùng là nhuận, bởi chưng Hệ-Thưọng XI/9 nói: “Dịch có bốn tượng để chỉ cho người ta nhận xét”. Đoạn trên là trích từ Chương Cú Thủ cuả Tuân-Sảng. Thật đáng buồn cười là Nam-quận Thái-thú Mã-Dung nổi tiếng là có tuấn-tài mà giải-thích thua xa Tuân-Tế.
Đức Khổng-tử nói: “Có hạng người, có thể cùng học, chưa có thể cùng tiến đến chính-đạo. Có hạng người, có thể cùng tiến đến chính-đạo, chưa có thể cùng giữ vững chính-đạo. Có hạng người, có thể cùng giữ vững chính-đạo, chưa có thể cân-nhắc sự nặng nhẹ quyền-biến” (Luận-ngữ IX/29). Há chẳng như Bắc-hải (Khổng Dung), Trịnh Nguyên (tức Trịnh-Huyền), âm-dương Tống-Trung, tuy đều có lập chú nhưng còn sai lầm, chưa vào được cửa ngõ. Chỉ một tiết “Hiện quần long” cũng đủ thắng chư nho rồi. Khó lòng chỉ bảo cho đời.
8) Phí-Trực 費 直 (không rõ năm sinh và năm mất), là một nhà trị Dịch thời Tây-Hán. Ta có thể nghiên cứu dịch-thuyết cuả ông trong sách “Chu Dịch Phí-thị-học周 易 費 氏 學” cuả Mã Thông Bá馬 通 伯 (219). Dịch cuả ông lưu-truyền trong dân-gian, nên Dich này có thể coi là tiêu-biểu cho Cổ-văn Dịch dân gian.
Phí-Trực, tự Trường-Ông, người Bình-độ, Đông-lai (nay thuộc Dịch-huyện tỉnh Sơn-đông). Các sách Khang-Hi Bình-độ Châu-ký và Quang-Tự Bình-độ Chí-yếu có chép tiểu-truyện cuả ông.
Nhờ trị Dịch được xung chức lang, làm quan đến chức Đơn-phụ-lệnh (Đơn-phụ nay thuộc tỉnh Hà-nam). Sách Kinh-nghiã-khảo (quyển 8) dẫn Chu-Mục có chép rằng: “Phí-Trực tự cho là người trị Dịch truyền cho nhau, nguyên không có sư-truyền”. Hán-thư Nho-lâm-Truyện nói: “Dịch cuả ông, không có chương-cú, môn-sinh lấy mười thiên Thoán, Tượng-từ, Văn-Ngôn để giải-thuyết Thượng Hạ Kinh. Người Lang-nha Vương Hoàng Bình-Trung truyền Phí-thị Dịch”. Hán-thư Nghệ-văn-chí nói: “Lưu-Hướng lấy Kinh Dịch Trung-cổ-văn để nhuận-sắc Dịch cuả ba nhà Thi-Mạnh-Lương-khâu. Ba bộ Dịch này thường thoát mất các từ bói toán “vô-cữu”, “vô-hối”, “hối vong”, chỉ có Dịch cuả họ Phí là giống Dịch Cổ-văn mà thôi”. Hậu-Hán-Thư Nho-lâm-Truyện nói: “Lại có Đông-lai Phí-trực truyền Dịch cho Lang-nha Vương-Hoàng, là Phí-thị-học. Vì dùng cổ-tự nên được mệnh-danh là Cổ-văn Dịch”. Phí-Trực sáng lập Phí-thị học-phái trong Hán Dịch, khác hẳn Dịch cuả quan-phương (trường-ốc), tuy chưa được lập thành quan-phủ, mà dân-gian đã học tập nhiều. Tùy-thư Kinh-tịch-chí nói nói: “Trần Nguyên, Trịnh Chúng, đời Hậu-Hán, đều truyền Phí-thị Học. Mã Dung viết truyện cho Dịch này và truyền cho Trịnh-Huyền. Huyền làm ra Dịch-chú, Tuân Sảng lại làm ra Dịch-truyện. Đời Ngụy, Vương Túc, Vương Bật đều làm Chú, từ đó Phí-thị Dịch đại-hưng”. Bàn về đặc-điểm cuả Phí-thị Dịch, trong sách Kinh-điển Thích-văn Tự-lục Sớ-chứng, Ngô Thừa Sĩ viết : “Phí-thị Dịch khác Dịch cuả bốn nhà kia ở năm điểm : 1) Không có sư-truyền ; 2) Dùng cổ-tự nên gọi là Cổ-văn Dịch ; 3) Lấy Đại-truyện thuyết Kinh; 4) Kim-văn Dịch thường thoát các từ bói-toán như “hối vong”, “vô-hối”, “vô-cữu”, riêng Phí-thị Dịch là ứng với cổ-văn ; 5) Họ Phí sở-trường về quẻ bói, mà Nghệ-văn-chí không hề liệt-kê sách Phí-thị Quái-phệ, nên ta thấy rõ là là Phí-Trực không đồng-lưu với Mạnh-Hỉ, Kinh Phòng, Tiêu Cống”. Từ khi có Dịch cuả Mã Dung, Trịnh Huyền, Phí-Trực Dịch từ từ suy-vi. Từ khi Dịch-chú cuả Vương-Bật được lưu-hành, chúng thuyết cũng dần dần lu mờ.
Tác-phẩm cuả họ Phí gồm có Chu Dịch Chú, nay đã thất-truyền. Kinh-điển Thích-văn Tự-lục Sớ-chứng ghi thêm Chương-Cú, e rằng hai quyển là một. Nay sách Tập-dật-bản cuả Mã Quốc-Hàn có ghi thêm Dịch-Lâm, Chu-Dịch Phệ-chiêm-lâm, Dịch Nội-thần, đều trác-lạc cả.
Kể từ đời Ngụy-Tấn trở về sau Vương-Bật Dịch thịnh-hành miền giang-tả (tức tối-hạ-lưu sông Dương-tử, tức thị vùng tỉnh Giang-tây bây giờ). Bật là cháu gọi Lưu-Biểu bằng cậu, mà Biểu là truyền-nhân cuả Phí-thí Dịch. Bật khi thuyết Dịch lại không hoàn-toàn tôn-sùng họ Phí, mà lại vứt bỏ hết tượng-số, chuyên về huyền-lý diễn-dịch, tự cho là được ý quên tượng, lại chia thành Hệ, Thoán, Tượng-truyện, viết ngay dưới Kinh Văn. Học-giả thấy là thanh-tuấn, tân-dĩnh, lại giản-tiện nên uà nhau tôn-sùng. Do đó Dịch cuả Thi Thù Lương-khâu đều tiêu vong. Cổ Dịch cuả họ Phí bị đảo loạn nên mất hết chân diện mục. Vả chăng, Vương-Bật mất sớm hồi 24 tuổi, nên chưa kịp chú-thích Hệ-từ và ba Thiên Thuyết-quái. Người đời sau đành lấy Chú cuả Hàn Khang-Bá (411, 412) thế vào.
Loạn Vĩnh-gia tức Bát-vương chi Loạn xẩy ra trong thời-gian trị vì cuả Tấn Huệ-đế. Vĩnh-hưng nguyên-niên (304 AD), quý-tộc hung-nô Lưu-Uyên thừa cơ vua mới lên ngôi, khởi binh tại Ly-thạch (nay thuộc tỉnh Sơn-tây), quốc-hiệu Hán. Vĩnh-gia năm thứ tư (310 AD), Tấn Hoài-đế Lưu-Uyên mất, con là Thông kế-vị. Năm sau, Lưu-Thông cho lệnh Thạch-Lặc giết hại 10 vạn quân Tấn ở thành Ninh-bình, huyện Khổ (nay ở tây-nam Lộc-ấp, thuộc tỉnh Hà-nam), bắt giam rồi hạ-sát nhóm Thái-úy Vương-Diễn. Cùng năm, lại sai Lưu-Diệu lĩnh binh đánh phá Lạc-dương, bắt giam Hoài-đế, cho lính đốt phá kinh thành, sát hại vương công và dân chúng trên 2 vạn người. Trong loạn này, kinh-tịch tán-thất. Lý Đường thống nhất thu nhặt các sách vở còn sót lại sau binh-hoả, tuy bản văn lục kinh may không bị đốt cháy, nhưng sư-thuyết, truyện chú thời Lưỡng-Hán truyền lại, mười phần cháy mất bẩy, tám. Khổng Dĩnh-Đạt sớ Dich, tôn sùng Vương-Bật mà truất-phế Trịnh-Huyền. Nên Nhà Thái-học Tư-nghiệp lấy Vương chú làm chính bản, Cổ Dịch không còn thấy nữa rồi. Căn cứ vào Chu-Dịch Tập-chú cuả Lý Đỉnh-Tộ (234, 235), góp nhặt tàn-khuyết, sưu tập Hán-chú được trên 30 nhà. Người đời sau khi nói đến Hán-học không ai là không dùng sách ấy, để tạo cơ-hội đăng cao tạo cực. Đến trung-diệp đời Mãn Thanh, bốn nhà trị Dịch Vương Niệm-Tôn (1744-1832), Huệ Đống (1697-1758), Trương Huệ-Ngôn (1761-1802) và Tiêu-Tuần (1763-1820) đều tinh-cứu Hán-Dịch. Dịch cuả Trịnh-Huyền và Ngu-Phiên trái với Dịch-lý cuả Đổng Trọng-Thư, mà học-thuyết cuả Thi Thù, Lương-khâu Hạ tuyệt tích vĩnh viễn trên cõi đời này. Đáng tiếc thay !
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Bảng 9.04 Tích-phương bậc 3
Bát-thuần | Kiền A | Đoài z | Ly ^ | Chấn s | Tốn y | Khảm ] | Cấn t | Khôn B |
Sơ biến | Cấu l | Khốn o | Lữ x | Dự P | Tiểu-súc I | Tiết | | Bí V | Phục X |
Nhị biến | Độn a | Tụy m | Đỉnh r | Giải h | Gia-nhâne | Truân C | Đại-súcZ | Lâm S |
Tam biến | Bĩ L | Hàm _ | Vị-tế +&� | Hằng ` | Ích j | Ký-tế? %, | Tổn i | Thái K |
Tứ biến | Quan T | Kiển g | Mông D | Thăng n | Vô-võngY | Cách q | Khuể f | Đại-trángb |
Ngũ biến | Bác W | Khiêm O | Hoán { | Tỉnh p | Phệ-hạp U | Phong w | Lý J | Quyết k |
Du-hồn | Tấn c | Tiểu-quá~ | Tụng F | Đại-quá | Di [ | Minh-di d | Trung-phu } | Nhu E |
Quy-hồn | Đại-hữuN | Quy-muội v | Đồng-nhânM | Tùy Q | Cổ R | Sư G | Tiệm u | Tỷ |
(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)