Thuật bàng môn

“Kì Môn”, “Lục Nhâm” và “Thái Ất” là ba di sản Văn hóa của các nhà hiền triết cổ trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên đã quan sát lâu dài, nghiệm chứng lặp đi lặp lại nhiều lần tổng kết nên. Nó chứa đựng tri thức các mặt như thiên văn, địa lí, toán học, binh pháp, dân tục. Cho nên từ xưa đã có thuyết “tinh thông tam thức nải vi thần” (hiểu biết cả ba môn là bậc thánh).

Ba bộ sách “bí tịch” này, lại được gọi là “Bàng môn tá thuật”. Đây là số sánh với các sách kinh điển mà những người hủ Nho học để nói. Nói một cách khách quan, nó là những sách tham khảo giúp cho người ta thành những việc lớn, lập được nghiệp lớn.

Thuật kì môn

Truyền thuyết có một câu chuyện như sau : Trước khi Lưu Bá Ôn xuống núi, thường một mình ẩn náu trong núi Hồng La sơn, phía nam thành huyện Thanh Điền, Xử châu, trồng những luống hoa, quét dọn là và cành tre rơi rụng, ngồi hướng về phía núi đọc nghiên cứu sách “Xuân Thu”. Bỗng nhiên có một hôm, vùng đất ở bên sườn dốc tách ra thành một tiếng vang, như một cánh cửa nặng của động mở chỉ vừa đủ cho một người nghiêng mình lách vào. Lưu Bá Ôn nhìn mãi hồi lâu, bỏ sách xuống đi vào bên trong động, trông thấy một phòng bằng đá rộng khoảng một trượng vuông, bốn bề xung quanh đều khắc sử “Vân long thần quỷ”, đẹp đẽ kì diệu đáng yêu. Phía chính giữa tường sau trắng như Oanh ngọc có khắc hai vị thần hình người, tay nâng tấm biển chữ vàng, trên viết “Mão kim đao, trì thạch xao”. Lưu Bá Ôn giải ra được ý của nó, liền lấy một tảng đá lớn đập vào nó, lấy được một hộp bằng đá, trong có 4 quyển sách. Tức thì đi ra, tường lại khép lại như cũ. Về sau gặp một đạo sĩ, Lưu Bá Ôn đưa sách ra thỉnh giáo, Đạo sĩ nói : “Sách này vốn có 12 quyến, để ứng với 12 tháng, phân thành Thượng, Trung, Hạ để ứng với Tam tài. Bốn quyển này chỉ là nội dung chính của nó, ứng với người và việc thôi.” Lại nói : “Xưa Tử Phòng, Khổng Minh, đồng thời được 6 quyển của nó, ta được 8 quyển. Nay con được 4 quyển này, cũng đủ để làm trong sạch thế tục”. Về sau Lưu Bá Ôn đã dựa vào sách này giúp Chu Nguyên Chương đánh chiếm thiên hạ, ghi được công đầu. Người ta truyền lại thuật “Kì Môn độn giáp” là xuất phát từ bộ sách này.

Theo sử liệu ghi chép “Kì Môn độn giáp’’ thành sách vào thời Chu, về sau kinh qua các nhà quân sự, nhà chính trị và các nhân vật lớn của ba đạo : Nho, Đạo, Phật sửa chữa và bổ sung trở thành một học thuyết “đoạt thiên địa tạo hóa”.

“Đoạt thiên địa tạo hóa” tức là chi đạo người đời nắm vững quy luật tự nhiên, vận dụng các yếu tố thời gian, không gian, làm cho nó phát huy hết sức mạnh vô hình, tạo phúc cho người và cho mình.

Sự phát minh “Kì Môn độn giáp”, tương truyền là khi Hoàng đế đánh nhau lớn với Si Vưu tại Trác Lộc, không có cách nào để giành thắng được. Một đêm nằm mộng thấy Cửu thiên Huyền nữ giáng xuống, truyền cho ông thuật “Kì Môn độn giáp”. Hoàng đế bèn để cho Phong Hậu, người thuộc hạ của mình, chế định ra “Kì Môn độn giáp’’.

Sách “Kì Môn độn giáp” của Phong Hậu đặt ra có 4320 cục, mỗi cục lấy một thời thần (giờ) làm đơn vị. Một năm có 365 ngày. Một ngày có 12 giờ, một năm tổng cộng có 4320 giờ, tức 4320 cục. Về sau Phong Hậu lại phân thành hai độn âm dương, tức lấy Đông chỉ là dương sinh, Hạ chỉ là âm sinh, đơn giản hóa thành 1080 cục. Tạo thức dạng thành 3 tầng, để gọi là Tam tài. Tầng trên tượng trưng Trời đế xếp đặt 9 sao : Thiên Bồng, Thiên Nhậm, Thiên Xung, Thiên Phụ, Thiên Anh, Thiên Nhuế, Thiên Đỗ, Thiên Tâm. Tầng giữa tượng trưng cho Người để mở Bát môn : Sinh, Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh, Hưu, Khai. Tầng dưới tượng trưng Đất để phân Bát quái : Cần, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Li, Khôn, Đoài.

Đến Thời Chu, Khương Tử Nha lại đơn giản hóa thêm đối với 1080 cục lần nữa. Đem một năm phân thành 8 tiết, dùng bát quái để đại diện. Mỗi tiết quản 3 khí, mỗi khí phân thành 3 hậu. Như vậy, một năm tính là 72 hậu, lập 72 cục.

Thuật Kì Môn độn giáp, chính là dùng 9 Thiên can trong 10 Thiên can để tính toán, mà Thiên can thứ nhất là Giáp thì ẩn đi, cho nên goi là “Độn Giáp”. Trong chín Thiên can lại phân “Tam kì” : Ất, Bính, Đinh và “Lục nghi” là Giáp Tí, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Giáp Dần. Tám phương vị phân thành Bát môn (Tám cửa), tức : Sinh, Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh, Hưu, Khai. Khi “Tam Kì” gặp được cửa cát trong Bát môn thì gọi là “Kì môn”.

Thời Minh Kiến Văn đế, Nhạc Trì ở Tứ Xuyên cáo dụ Trình Tế thông hiểu thuật độn giáp, giỏi xem tinh tượng, thấy sao Hỏa thủ tâm, suy biết tháng 7 năm sau ở phương Bắc sẽ có nạn hỏa tai lớn nổi lên xâm phạm Kinh sư, cho rằng vương khí nhìn thấy ở phưưng Sóc (phương Bắc) thì phương Bắc khởi binh sẽ có họa giết vua chiếm ngôi. Năm sau, Yên Vương là Chu Đệ dẫn quân tiến xuống phía Nam, Minh Huệ đế là Chu Doãn Vấn chỉ làm vua được 4 năm, liền bị chú là Chu Đệ chiếm đoạt ngôi Hoàng đế, Kiến Văn đế phải chạy trốn đến Tương Dương, bị phát hiện hành tung, bảo Trình Tế vạch kế đi trốn khỏi thành, Trình Tế nói : “Hôm nay là ngày Giáp Ngọ, ngày mai Ất Mùi, Kì môn đều không lợi. Chỉ đến ngày kia là Bính Thân, môn là Sinh phương, lại đang thuộc “Đinh kì đáo môn”, lại gặp Thiên Đức, quý nhân ở phương Tây bảo đảm không có việc gì cả. Trình Tế liền chọn ngày Bính Thân để vạch kế bảo đảm Kiến Văn đế chạy trốn khỏi Tương Dương (theo sách “Tục anh liệt truyện” hồi thứ 6 và hồi thứ 31). Trình Tế dùng thuật độn Giáp suy đoán ngày Bính Thân vừa đúng là ngày “Đinh kì” đến cửa Sinh môn người trốn ớ phía Tây, Tây thuộc Kim, Kim sinh Thủy, cho nên Trình Tế để cho Kiến Văn đế đi chiếc thuyền nhỏ từ cổng thành phía Tây chạy trốn.

Do trong truyền thuyết, thuật độn Giáp từ lâu là dùng trong quân sự, cho nên người đời sau trong truyền thuyết, thuật độn Giáp thường thường cũng được dùng trong quân sự. Sự kiện nổi tiếng nhất là “Bát trận đồ” Gia Cát Lượng thời Tam quốc bố trí. Trong sách “Đông Pha chí lâm. Bát trận đồ” của Tô Thức nói : “Gia Cát Lượng bày ra Bát trận đồ trên bãi cát ở bến Ngư Phúc, xếp đá thành tám hàng, cách nhau hai trượng. Hoàn Ôn Chinh từ lau cao ngắm nhìn nó, nói : “Nó giống thế núi liên tục như rắn lượn”. Các quan văn võ đều không nhận ra. Ta đã từng ngắm nghĩa nó, từ trên núi nhìn xuống hơn một trăm trượng, tất cả 8 hàng, thành 64 khoanh. Mỗi khoanh là vòng tròn không thấy có chỗ lồi lõm, như là cái nắp che, ta đã trông thấy đều là đá sỏi. Dần dần không thể phân biệt được nữa, thật là rất kì lạ”. Đã hơn 800 năm trôi qua, nhưng “Bát trận đồ” vẫn còn, làm cho người ta muốn nhìn thấy cảnh tượng lúc đó.

Hồi thứ 84 sách “Tam quốc diễn nghĩa” đã miêu tả tỉ mỉ đối với Bát trận đồ : Lục Tốn dẫn quân thừa thắng đuổi theo quân Thục, bỗng nhiên thấy ở phía trước nổi lên một luồng sát khí ngùn ngụt bốc lên trời, nghi ngờ có quân mai phục, bèn sai người đi dò xét xem sao, khi trở về nói ở bên sông chỉ có tám chín chục đống đá ngổn ngang không hề có người ngựa gì cả. Lục Tồn cho tìm người địa phuơng để hỏi, được trả lời là : “Nơi đây gọi là bến Ngư Phúc. Khi Gia Cát Lượng vào đất Xuyên, dẫn quân đi qua đây lấy đá xếp thành trận thế trên bãi cát. Từ đó thường có sát khí như mây từ trong đó bốc lên”. Lục Tốn nhìn thấy bốn mặt tám phương của trận này đều có cửa liền đi thẳng vào bên trong để xem, mải đến chiếu tối mới muốn ra ngoài trận, bỗng nhiên một trận cuồng phong nổi lên, làm cho đá bay cát chạy mù mịt phủ kín đầy trời, rồi thấy đá đựng ngược lên lởm chởm như gươm, đất cát chồng chất lên như núi. Lục Tốn không còn lối để ra, hốt hoảng kêu lên : “Ta mắc mưu Gia Cát Lượng rồi !”, đang khi sợ hãi bỗng có một cụ già dẫn ông ra khỏi trận đá. Lục Tốn hỏi : “Cụ là người đâu ta ? ” Ông cụ đáp : “Lão là Hoàng Cấp Ngạn, bố vợ của Gia Cát Khổng Minh đây. Khi con rể của lão vào Xuyên đã bày ra trận đá ở đây, gọi là “Bát trận đồ”, theo độn giáp gồm 8 cửa : Hưu, Sinh, Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai, mỗi ngày, mỗi giờ biến hóa không biết đâu mà lần, có thể sánh với mười vạn tinh binh. Khi sắp đi, đã từng dặn dò lão : “Sau này, có đại tướng Đông Ngô lạc vào đây, thì đừng nên dẫn ông ta ra”. Vừa rồi, lão đứng ở trên núi, trông thấy tướng quân đi vào từ ”cửa Tử”, chắc rằng không hiểu trận này, ắt sẽ bị lạc. Xưa nay lão hay làm phúc, không nỡ để tướng quân bị hãm chết ở đây, cho nên đã dẫn ra từ “cửa Sinh”. Nhà thơ lớn thời Đường là Đỗ Phủ đã có bài thở vịnh “Bát trận đồ” :

Công trùm nước chia ba.

Nổi danh “Bát trận đồ”.

Sông chảy đá chẳng xoay.

Đánh Ngô còn ôm hận.”

“Bát môn trận pháp” cũng là một phép bày trận theo “Bát môn độn giáp”, khi Chu Nguyên Chương chinh phạt Trương Sĩ Thành, con Trương Sĩ Thành là Trương Báo đã từng dùng trận pháp này. Doanh trại đóng ở phương chính Đông, quân mã đều dùng cờ xanh, giáp xanh, dàm ngựa xanh, trên theo sao Bắc đẩu Tham Lang trấn trại, ba ngày Giáp Ngọ, Canh Ngọ, Mậu Ngọ ứng với Hưu môn cần phải xuất quân ra trận. Chính Bắc trên là sao Văn Khúc, chính Nam trên là sao Liêm Trực ứng cứu theo nguyên lí tương sinh. Chính Tây phương, cờ trắng, giáp trắng ngựa trắng, trên theo sao Bắc Đâu Phá quân trấn trại, Quý Mão 3 ngày, Kỉ Mão 3 ngày ứng với Hưu môn, trên phương Đông Bắc sao Cự Môn, trên phương chính Bắc sao Văn Khúc ứng cứu. Phương chính Bắc cờ đen, giáp đen, ngựa đen, trên theo sao Bắc Đẩu Văn Khúc trấn trại, Giáp Tý 3 ngày, Mậu Tý 3 ngày, Nhâm Tý 3 ngày ứng Hưu môn, trên chính Đông phương sao Tham Lang, trên chính Tây phương sao Phá Quân ứng cứu. Chính Nam phương cờ đỏ, giáp đỏ, ngựa đỏ, trên theo sao Bắc Đẩu Liêm Trực trấn trại, Ất Dậu 3 ngày, Kỉ Dậu 3 ngày ứng Hưu môn. Trên hướng Đông Bắc sao Cự Môn, trên chính Đông phương sao Tham Lang ứng cứu. Phương Tây Bắc cờ, giáp và ngựa đều màu đen trắng xen nhau, trên theo sao Bắc Đẩu Vũ Khúc trấn trại, Canh Tí 3 ngày, Bính Tí 3 ngày ứng với Hưu môn. Trên phương Tây Nam sao Lộc Tồn và trên phương Đông Bắc sao Cự Môn ứng cứu. Phương Đông Bắc cờ, giáp và ngựa đều màu đen xanh xen nhau, trên theo sao Bắc Đẩu Cự Môn trấn trại, Bính Ngọ 3 ngày, Nhâm Ngọ 3 ngày ứng với Hưu môn, trên phương Tây Bắc sao Vũ Khúc, trên phương chính Nam sao Liêm Trực ứng cứu. Phương Đông Nam, cờ giáp và ngựa đều là xanh đỏ xen nhau, trên theo hai sao Bắc đẩu Phụ, Bật trấn trại, Quý Dậu 3 ngày, Tân Dậu 3 ngày ứng Hưu môn, trên chính Bắc phương sao Văn Khúc, trên chính Nam sao Liêm Trực ứng cứu. Tây Nam phương cờ, giáp và ngựa đều là màu trắng đỏ xen nhau, trên theo sao Bắc Đẩu Lộc Tồn trấn trại, Tân Mão, Ất Mão, Đinh Mão, 3 ngày ứng Hưu môn. Trên phương Tây Bắc sao Vũ Khúc, trên Đông Bắc sao Cự Môn ứng cứu. Trung ương là chủ soái, cờ giáp và ngựa đều màu vàng, trên theo Bắc cực Tử vi viên trấn Trung cung. Bên ngoài “Bát môn trận’’, phía Đông Nam có một cánh quân đội ngũ đều mang màu đỏ vàng xen nhau, trên theo Thái Vi viên ứng cứu bốn cửa : chính Đông, chính Nam, Đông Nam và Tây Nam. Phía Tây  Bắc có một cánh quân đội ngũ đều mang theo màu đen vàng xen nhau, trên theo Thiên Thị viên để ngoại ứng bốn cửa : chính Tây, chính Bắc, Tây – Bắc, Đông – Bắc. Một trận pháp như thế đã làm cho chủ soái của Chu Nguyên Chương là Từ Đạt phải đau đầu nhức óc, đêm nằm mơ gặp Thành Hoàng Cô Tô nói : ”Trận này tuy là có lí, chẳng qua là dùng Bắc đẩu cửu tinh và tám phương sinh khắc kết hợp với độn giáp của Hưu, Sinh, Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai mà thôi. Nguyên soái chỉ cần từ ngnyên li khắc chế, chia quân ra làm tám cánh tiến vào đánh, ông ta tất nhiên ứng cứu không kịp, nguyên soái nên dùng nguyên lí Thái cực Lưỡng nghi để kiềm chế nó”. Tử Đạt đã làm theo kế đó, quả nhiên vừa đánh đã thắng (xem kĩ trong sách “Anh liệt truyện”). “Bát môn trận pháp” tuy là huyền bí, nhưng chi cần tình thông nguyên lí độn Giáp, phân biệt tướng âm dương ngũ hành thì vẫn phá nó không có gì khó cả.

Từ đó ta thấy “Kì Môn độn giáp” là phương pháp sáng tạo thời cơ có lợi, khống chế phương vị có lợi, để đạt đến mục đích thành công.

Thời xưa, “Kì Môn độn giáp” chủ yếu ứng dụng vào việc đánh trận và bố trí trận (giàn trận). Bởi vì vận dụng thuật Kì Môn độn giáp có thể dự đoán, tính toán được “khắc ứng” và thời gian tác chiến.

Theo truyền thuyết, Trương Lương thời Hán rất tinh thông ”Kì Môn độn giáp”. Gia Cát Lượng và Lưu Bá Ôn cũng không ai không như vậy. Cho nên, Kì Môn độn giáp từ trước đến nay đều được xem là thuật phò tá quân vương, có liên quan đến an nguy của quốc gia và thái bình của thiên hạ. Do đó nên gọi là “học thuyết của đế vương”.

Trong xã hội hiện đại, “Kì Môn độn giáp” cũng có thể dùng vào các mặt. Xã hội đương đại tức đã trở thành nơi để các ngành, các nhân sĩ các hãng cạnh tranh. Ngoài việc dựa vào thực lực bản thân, nhân tố của thiên thời cũng vô cùng quan trọng.

So sánh với “Kinh Dịch”, việc tìm tòi của “Kì Môn độn giáp” đối với thiên thời càng trực tiếp rõ ràng, đồng thời còn biểu hiện một tư thái tích cực tiến thủ. Trên thực tế, tất cả mọi cái đều đang trong biến đổi, cũng có nghĩa là đang tranh thủ. Không ngừng tranh thủ, tức không thể vứt bở thời cơ có lợi.

Người xưa nói : “Cơ hội không thể mất, thời gian không thể quay trở lại”. Sự cố gắng, của thuật Kì Môn độn giáp, tức ở chỗ không làm cho cơ hội bị mất. Hàng ngàn năm nay, thuật Kì môn độn giáp luôn luôn lưu truyền mà không dứt, đang biểu hiện  khát vọng của con người đối với thành công, mong đợi đối với thiên thời.

Thuật Lục Nhâm

Nếu mười Thiên can phối hợp với mười hai Địa chi dùng để ghi năm, thì 60 năm là một vòng chu kì, gọi là Lục thập Giáp Tí. Trong một Giáp Tí có sáu Giáp, sáu Ất, … sáu Nhâm (tức Lục Nhâm), sáu Quý. Lục Nhâm là Nhâm Thân, Nhâm Ngọ, Nhâm Thìn, Nhâm Dần, Nhâm Tí, Nhâm Tuất. Đây vốn chỉ là một loại tổ hợp tự nhiên có quy luật, không có chút liên quan gì với việc lành dữ của nhân sự và tốt xấu của thời gian. Nhưng, người xưa lại đem nó biến thành một thuật chiêm bốc, họ đem thuật Lục Nhâm phân thành 64 khóa chế thành Thiên bàn và Địa bàn. Trên Thiên bàn có khắc 10 Thiên can, trên Địa bàn có khắc 12 Địa chi, đem Thiên bàn đặt chồng lên Địa bàn, khi chế định khóa, quay Thiên bàn đợi sau khi nó dừng lại ổn định xem Thiên bàn và Địa bàn được can chi và thời thần, sau đó dựa vào để xem cát hung. Người xưa cho rằng thuật Lục Nhâm chiêm nghiệm cát hung rất linh nghiệm, vì thế lại gọi thuật Lục Nhâm là Lục Nhâm thần khóa.

Thuật Lục Nhâm xuất hiện là một loại thuật chiêm bốc theo tương truyền bắt đầu từ Hoàng đế, nhưng các thời ghi chép không thống nhất. Sách “Quý tị loại cảo” quyển 10 của Du Chính Nhiếp đời Thanh có đoạn văn “Lục Nhâm cổ thức khảo” đã khảo cứu tỉ mỉ Lục Nhâm dạng cổ qua các thời đại, viết :

Việc khởi đầu của thuật Lục Nhâm theo sách ”Đạo tàng” nói từ Hoàng đế, có tên là Lục Nhâm, chế thắng như thần. Sách “Thái dương âm kinh” nói : Dạng theo Huyền Nữ có tên là “Lục Nhâm thức”. Huyền Nữ tạo ra chủ yếu bắt đầu từ vạn vật ở phuơng Bắc, vì Nhâm là chủ Giáp nên gọi là Lục Nhâm. Sách “Vũ Kinh tổng yếu” nói : Thuyết Lục Nhâm, sách “Đại diễn số” gọi Thiên Nhất sinh Thủy, bắt đầu ở phương Bắc. Sách “Thuyết văn” của Hứa Thận nói là Thủy, cũng đúng. Số sinh là một, nhưng số tạo thành là năm, lấy số của Thủy phối hợp với nó trở thành Lục Nhâm. Người thời Đường, Tống có hai thuyết. “Lục Nhâm đại chiêm” của Chúc Tiết nói : Sách phương thuật của Chu Quan Thệ biên tập tức Nhâm bàn. Theo văn kiện hiện nay Nhâm bàn không có 28 số. Thuyết của Chúc Tiết át hẳn sự quanh co. Thuật Lục Nhâm chủ Bắc phương là âm. Sách “Bạch Hổ thông” nói : Hợi, bắt đầu của âm. Thêm nữa, vị trí của Hợi là Càn của “Kinh Dịch”, là cửa của Trời. Nhâm gửi ở Hợi nên gọi là Lục Nhâm cũng phải. Phương pháp tính là lấy phương mà giờ của ngày tính rơi vào đó để tính.

Du Chính Nhiếp đã dày công khảo cứu, nhưng thường không được sử dụng vì quá phức tạp. Nhưng đoạn văn này đối với chúng ta tìm hiểu dạng Lục Nhâm cổ lại có ích rất lớn. Từ trong đoạn văn này ta có thể nhìn thấy, thuật Lục Nhâm bắt nguồn từ rất sớm, tuy nhiên việc bắt nguồn từ Hoàng Đế thì không thật tin lắm, nhưng nó cách thời kì dùng can chi thì không xa lắm. Hơn nữa vì thuật Lục Nhâm có phần kiêm cả quẻ “Dịch” và thuật Ngũ hành, do đó đại thể có thể đoán định thuật Lục Nhâm có thể xuất hiện vào thời Đông Hán. Thuật Lục Nhâm kiêm cả quẻ “Dịch” và nguyên lí sinh khắc của ngũ hành, đồng thời khi xuất hiện không lâu đã dùng Thiên bàn và Địa bàn đế chiêm bốc cát hung của nhân sự dựa theo “Lấy phương mà giờ của ngày tính sẽ rơi vào đó để tính toán”.

Thuật Lục Nhâm cũng ứng với số của Địa chi lập ra 12 thần, theo số của địa chi ứng với Ngũ hành để suy đoán cát hung của nó. Mười hai thần mà Lục Nhâm sừ dụng theo thứ tự là Thần Hậu, Đại Cát, Công Tào, Thái Xung, Thiên Cương, Thái Nhất, Thắng Tiên, Tiểu Cát, Truyền Tống, Tòng Khôi, Hà Khôi, Chinh Minh (Còn gọi là Đăng Minh, Vi Minh), các thuật sĩ Thời Minh Thanh hoặc gọi 12 thần là 12 tướng. Du Chính Nhiếp cho rằng ”lấy tên của Hà Khôi, Tòng Khôi, Thái Nhất, Thiên Cương và Thái Xung để dưỡng hóa hoàn nguyên phản ứng nó, biết 12 thần lấy sao gọi tên không lấy tiết khí trung khí gọi tên”. Mười hai thần phân chủ thiên can, “Thiên Nhất ở tại Giáp, Mậu, Canh vào buổi sớm là Đại Cát, vào chiều hôm là Tiếu Cát; Ất, Tị ban ngày là Thần Hậu, ban đêm Truyền Tống ; Bính Đinh buổi sáng sớm Đăng Minh, chiều tối Tòng Khôi ; Lục Tân ban ngày Thắng Tiên, ban đêm Công Tào ; Nhâm, Quý ban ngày Thái Nhất, ban đêm Thái Xung”. Thiên Nhất tức Thái Tuế, lấy ngày Thái Tuế đóng phân đặt 12 thần, Giáp, Mậu, Canh 3 ngày ban ngày là Đại Cát làm chủ, buổi chiều tối là Tiểu Cát làm chủ, ban đêm là Truyền Tống làm chủ, số còn lại cứ thế suy ra. Ở đây, “Thái Nhất đóng”, nhưng nói buổi sáng, buổi chiều tối rơi vào đêm mà không gọi âm dương, rõ ràng là muốn có chỗ phân biệt với thuật Ngũ hành.

Mặc dù có một số người muốn đem thuật Lục Nhâm phân biệt với thuật Ngũ hành, nhưng ảnh hưởng của thuật Ngũ hành đối với thuật Lục Nhâm lại ngày càng lớn. Sách “Ngũ hành đại nghĩa” của Tiêu Cát thi trực tiếp đem thuật Lục Nhâm liên hệ lại với thuyết Ngũ hành : “Mười hai tướng thì Thiên Nhất là Thổ tướng, số 1 trước là Đằng Xà là Hỏa tướng, số 2 trước là Chu Tước, Hỏa tướng, số 3 trước là Lục Hợp, Mộc tướng, số 4 trước là Câu Trần, Thổ tướng, số 5 trước là Thanh Long, Mộc tướng, số 1 sau là Thiên Hậu, Thổ tướng, số 2 sau là Thái âm, Kim tướng, số 3 sau là Huyền Vũ, Thủy tướng ; số 4 sau là Thái Thường, Thổ tướng, số 5 sau là Bạch Hổ, Kim tướng, số 6 sau là Thiên không, Thổ tướng” (“Ngũ hành đại nghĩa luận chủ thần”). Trong Lục Nhâm 12 tướng có Kim, Mộc, Thủy, Hỏa mỗi loại có hai, Thổ tướng có 4, so với 12 địa chi phối hợp số ngũ hành vừa vặn giống nhau. Các nhà Ngũ hành cho rằng, trong 12 địa chi, Dần Mão là Mộc, Tị Ngọ là Hỏa, Thân Dậu là Kim, Hợi Tí là Thủy, Thìn Tuất Sửu Mùi là Thổ. Mặc dù tên gọi của 12 tướng khác vơi Địa chi, nhưng dựa vào sự xếp sắp Địa chi của nó lại là dễ nhận ra. Lục Hợp trong 12 tướng đã biểu hiện rõ ràng hiện tượng này. Người xưa xem chọn ngày, mục đích chẳng qua chỉ là theo tốt tránh xấu, theo tốt chính là chọn được ngày tốt giờ đẹp. Vậy như thế nào là ngày tốt giờ đẹp ? Theo thuyết Lục Hợp nói, nguyệt kiến (tháng) hợp với ngày giờ, phù hợp nguyên lí sinh khắc chế hóa, chính là ngày tốt giờ đẹp. Lục Hợp chính là 6 hình thức xác đinh ngày tốt giờ đẹp, tức Tí hợp với Sửu. Dần hợp với Hợi. Mão hợp với Tuất, Thìn hợp với Dậu, Tị hợp với Thân, Ngọ hợp với Mùi. Ví như nguyệt kiến là Dần, ngày giờ là Hợi, Dần Mộc Hợi Thủy, Mộc được thủy sinh cho nên là nyày tốt. Ví như nguyệt (tháng) kiến là Thìn, ngày giờ là Dậu, Thìn là Thổ, Dậu là Kim, trong Thổ sinh Kim, cũng là ngày tốt. Ví như nguyệt kiến là Tí, ngày giờ là Sửu, Tí là Thủy, Sửu là Thổ, Thổ có khả năng làm âm thủy mà không thịnh cũng có thể phá thổ, cho nên là ngày tốt, còn lại cứ thế suy ra. Thuật Lục Nhâm vừa mang Ngũ hành, thì quan hệ Lục hợp trong 12 tướng với thuyết Ngũ hành tự nhiên có thể biết được.

Các thuật Lục Nhâm tuy không hoàn toàn giống hệt nhau, hoặc dựa vào quẻ “Dịch”, hoặc phù hợp tinh tượng, hoặc dựa thuyết Ngũ hành, nhưng dù biến đổi đến đâu cũng không tách rời với gốc của nó, đều là dùng 12 thần (tướng) phối hợp với Thiên can, Địa chi để chọn ngày tốt, bàn cát hung. Sách “Khách song nhàn thoại” của Ngô Xí Xương đời Thanh, có chép một chuyện của người thợ thêu là Trương Quân dùng thuật Lục Nhâm để chiêm bốc cát hung cho người khác. Câu chuyện đó đại để như sau : Trương Quân từ lúc nhỏ có nhiều bệnh tật, rất ít đọc sách, nhưng anh rất thông minh, đầu óc thông tuệ có thể hiểu được và lĩnh hội được sách vở. Khi lớn lên cảm thấy bấm tính yếu đuối không muốn lấy vợ. Một hôm, nhận được từ nhà một người bạn một quyển sách “Đại Lục Nhâm thư” đem về nhà đọc và nghiên cứu, say mê đến nỗi không để sách rời tay bao giờ. Trương Quân còn đến phưòng in sách đế sưu tầm các sách quý hiếm về thuật Lục Nhâm, không sợ giá đắt, không ngại đường xa, theo đuổi thu thập kì bằng được. Sau mười năm nghiên cứu kĩ lưỡng bỗng nhiên hiểu ra nói : “Đạo lí vốn không cách xa người, không phải sách là có thể thấu suốt tất cả !” liền bỏ sách xuống không xem nữa, cũng không muốn quyết đoán việc cho người khác nữa. Ngẫu nhiên tự lộ ra điều cơ mật của nó, không có điều gì không cảm thấy kì lạ ở trong. Bỗng có một hôm, bảo chị dâu dọn nhà đến một nhà bà con thân thích, nhưng bà chị dâu cố ý không muốn làm, lại khổ não van xin với mẹ nói : “Mười ngày nửa không dọn nhà thì con là người bất hiếu lớn, chỉ đành trách trời mà chịu tai họa thôi !” Người mẹ thấy thương con bèn sai người con trưởng dọn nhà đi. Đến ngày thứ 9, bà mẹ vẫn còn đang đôn đốc ở trong nhà củ, Trương Quân đột nhiên quay về, liền cõng mẹ chạy ngay, chưa đầy một chốc lát, có người báo tin nhà hàng xóm bên trái đã bị cháy, ngôi nhà cũ cũng trong chốc lát bị cháy trụi hết.

Một hôm Trương Quân đến nhà người anh họ là Vương Sinh chúc mừng nói : “Con trai că của ông anh năm nay đi thi sẽ đậu Hiếu liêm, chẳng phải là việc vui lớn còn gì ?” Hai người đi đến chợ để ăn uống, trên đường đi gặp một người bạn, Vương Sinh cùng mời đi luôn. Đến quán ăn, Vương Sinh gọi ba bát miến, Trương Quân nói, chỉ hai bát là đủ. Vương Sinh nói : “Sao ba người lại có 2 bát miến, ăn bằng cách nào ?” cứ gọi ba bát. Lúc đó, người nhà của người bạn đến báo mẹ anh ta ở nhà đột nhiên phát bệnh, vô cùng nguy hiểm. Người bạn ấy bỏ đũa xuống và đi. Vương Sinh vô cùng kinh ngạc, khen nói : “Em không phải là Tiên chứ ?” rồi bảo Trương Quân ăn nhanh, sau đó đi đến nhà người bạn để hỏi thăm. Trương Quân nói : “Không sao dâu, mẹ anh ay bị trúng cảm, một lát sẽ khỏi thôi”. Hai người đến nhà người bạn, quả nhiên mẹ anh ta bị trúng cảm, phưng đã sống lại. Năm đó, con trai người anh họ của Trương Quân đi thí quả nhiên trúng tuyển, thứ hạng so với lời Trương Quân nói không có gì sai khác, về sau, Trương Quân mắc bệnh, bệnh tình xem ra ngày càng nặng, người bà con tên là Lô Ông đến thăm nói : “Em bẩm sinh có tài trí, không học mà thành chính nghiệp, dốc hết tâm sức vào những việc không có ích, nên hao tổn tinh lực trở thành bệnh hiểm nghèo, cũng có hối hận chứ ? Trương Quân cười, nói : Mệnh dài ngắn là do Trời. Biết số cũng phải chết, không biết cũng chết. Mơ màng với nó, sao gọi là biết rõ ràng?”. Vì thế viết một là thư, dán kín lại dặn ông sau khi về đến nhà hãy bóc ra xem. Khi Lô Ông về đến nhà, bóc thư của Trương Quân ra xem lại vừa đúng là số tiền thu chi buôn bán ngày hôm đó của ông, sau khi kiểm lại sổ sách ghi chép chẳng sai chút nào. Lô Ông vô cùng thán phục lại đến thăm Trương Quân lần nữa, cho ông ta là thần tiên. Trương Quân nói : “Tiên thì không thể được, nhưng lục chí thần thông thì tôi mới có được hai, đáng tiếc là tôi biết nó hơi muộn, mà lại có phần cố chấp với khả năng của mình không được tinh tiến hơn để có thể kết thành nội đan. Hỡi ông Trời ! Giá như tôi mấy năm thì thành đạo được, như là tận số vào ngày tháng nào đó, từ đó phải vĩnh biệt mãi mãi thì cũng không đau lòng !” Trương Sinh quả nhiên đến ngày tháng đó thì mất. Trương Sinh nghiên cứu tinh thông thuật Lục Nhâm, không có thầy dạy mà thông hiểu có thể đoán cát hung phúc họa, nhân sự. Mặc dù vậy, dùng lời của Trương Quân nói là “lục thông chi mới có được hai”. Lục thông chính là theo Phật giáo là thần cảnh thông, thiên nhân thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc trú thông, lậu tận tông đó là 6 loại “thần thông lực” hay còn gọi là “lục chí thần thông”. Đây là một loại giới hạn mà việc “tu thân trì tính” của nhà Phật phải đạt được, đạt đến giới hạn này thì người không phải là Phật thì cũng là Tiên. Trương Quân học thuật Lục Nhâm lại tự xưng là “lục thông mình mới đạt được hai”, xem ra thì thuật Lục Nhâm đồng thời dựa vào thuyết Ngũ hành, “Dịch” lí, Tinh lịch, còn dựa thêm Phật giáo. Một loại thuật số lắt léo như vậy, mức độ phức tạp của nó không phải là chỉ năm câu ba chữ đã có thể nói được thật rõ ràng.

Thư tịch có ghi chép thuật Lục Nhâm, trong sử không thiếu. Sách “Hán thư. Nghệ văn chí” có ghi là “Chuyển vị thập nhị thần”, 25 quyển”. Thuật Lục Nhâm có 12 thần, khi xem chuyển động Thiên bàn, 12 thần cũng chuyển động tương đối theo phát sinh di chuyển vị trí, chỉ xét từ tên sách “Chuyển vị thập nhị thần” có thể chính là trước tác sớm nhất ghi chép thuật Lục Nhâm. Ngoài ra, trong các sách “Ngô Việt xuân thu”, “Việt tuyệt thư” xuất hiện từ tay người Đông Hán, đều có ghi chép phép ”Lục Nhâm thức”. Sách “Nhan thị gia huấn. Tạp nghệ thiên” của Nhan Chi Thôi, Bắc Tề viết : Tôi học “Lục Nhâm thức”, cũng có giá trị như một người thợ giỏi trong thế gian, tập hợp được khoảng hàng chục loại sách “Long thủ”, “Kim quỹ ngọc luận”, “Ngũ biến”, “Ngọc lịch”. Sách “Long thủ” tức là “Hoàng đế kinh long thủ kinh” tương truyền là sách Lục Nhâm. Sách “Tùy thư. Kinh tịch chí” có “Hoàng đế long thủ kinh” hai quyển, “Huyền nữ thức kinh yếu pháp” một quyển. Các trước tác của đời sau có quan hệ với thuật Lục Nhâm phần lớn đều có liên quan kế thừa với hai sách này. Thời Tùy Đường, thuật Lục Nhâm tương đối lưu hành trong các văn nhân và đại sĩ phu, Nhan Chi Thôi nói “Tôi học Lục Nhâm thức”, nhà thơ Vương Kiến thời Đường có câu thơ “Gần đây người không khoẻ, đôi lúc xem Lục Nhâm” (trong bài thơ “Bần cư” của Vương Kiến). Nhan Chi Thôi là nhà đại học vấn Thời Bắc Tề, sách “Nhan thị gia huấn” của ông đã từng sản sinh ảnh hưởng to lớn đối với nền văn hóa Trung Quốc Thời Tùy Đường về sau. Vương Kiến là nhà thơ nổi tiếng thời Đường. Họ đối với thuật Lục Nhâm nhiệt tình như thế, thì các văn nhân đại sĩ phu khác cũng có thể xem như là một đốm sáng. Đến thời Minh, Quách Tải tập hợp tất cả sách Lục Nhâm các đời lại và biên soạn “Lục Nhâm đại toàn” tất cả gồm 12 quyển, trở thành sách thông dụng của các thuật sĩ thời Minh Thanh. Sách “Minh sử. Nghệ văn chí” ghi chép sách “Lục Nhâm đại toàn” của Viên Tường, gồm 33 quyển. Song, đúng như Du Chính Nhiếp đã nói : “Nay Lục Nhâm cũng có tên gọi Là ”đại toàn”, làm cho bạn đọc không biết nguồn gốc bắt đầu của thuật này” (“Quý Tị loại cảo. Lục Nhâm thư bạt”). Các thuật sĩ không quan tâm đến những điều này, cái mà họ say sưa là làm thế nào dùng thuật Lục Nhâm để lừa gạt người khác làm sao được lừa người vào chỗ chết, hãm hại người vào chỗ chết để họ được vui cười, để họ được cảm kích đến rơi nước mắt.

Thuật Thái Ất

Thái Ất cửu cung còn gọi là số Thái Ất. Thái Ất tức là Thái Nhất là tên khác của Thần Bắc cực. Người xưa cho rằng tinh tú ở trên trời đều là thần kì, chúng thống trị các địa phương tương ứng trên mặt đất, mà thần Bắc cực lại là bậc chí tôn của các thần sao, tam viên Tử vi, Thái vi và Thiên thị, Nhị thập bát tú và các loại than sao, đều chịu sự điều khiển và quản hạt của nó, đúng giống như Hoàng đế thống trị nhân gian, cho nên có người gọi thần sao Thái Nhất là “Trung cung Đại đế” và “Thiên hoàng Đại đế”, “Hiệu thiên Thượng đế”. Thần Thái Nhất đã là Thiên đế, thế thì quyền thống trị và quyền chi phối của nó đối với thế gian cũng sẽ không còn nghi ngờ gì nữa. Dựa trên nhận thức này, người xưa đã đem Thái Ất liên hệ lại với Cửu cung. “Dịch vĩ. Càn tạc độ” nói “Nhất âm nhất dương, hợp nhi vi thập ngũ chi vị đạo. Dương biến thất chi cửu tức dã, âm biến bát chi lục tiêu dã, hợp vu thập ngũ, cố Thái Nhất thủ kì số dĩ hành cửu cung”. (Một âm một dương gộp lại là mười lăm gọi là đạo, dương biến bảy đến chín thì thôi, còn âm thì biến tám đến sáu bỏ, cộng gộp lại là mười lăm, do đó Thái Nhất chọn số của nó để làm Cửu cung). Cửu cũng là một phép tính toán thời xưa, chọn 1 đến 9 gồm chín số để tạo thành “phương trận”, số 2 và 4 đặt ở vai, số 6 và 8 đạt ở dưới chân, số 3 ở phía trái còn số 7 đặt ở phía phải, trên đội số 9, bụng ở dưới đặt số 1, ở giữa đặt số 5. Hình vẽ của phương trận như sau :  

Sự sắp xếp các số của Cửu cung, không phải là đơn giản chọn số tổng là 15 của nó mà là phải phù hợp với biến hóa của thông tin âm dương, dựa vào nguyên lí Ngũ hành sinh khắc, căn cứ vào hiện tượng biến đổi của tinh tú. Vì thế Thái Ất cửu cung trên phù hợp với tinh tượng, dưới ứng với âm dương kín đáo phù hợp với Ngũ hành. Sách “ngũ hành đại nghĩa. Luận cửu cung số” nói : “Cửu thiên cũng thuộc số của Bắc đẩu cửu tinh, cho nên ở dưới đối ứng với Cửu châu. Viêm thiên số 9 thuộc Khu tinh số 1 của Bắc đẩu ứng với cung Ly, tương ứng với Dương châu. Biến thiên số 8, thuộc toàn tinh số 2 của Bắc đẩu ứng với cung cấn, tương ứng với Duyễn Châu. Hiệu thiên số 7 thuộc Cơ tinh số 3 của Bắc đẩu, ứng với cung Đoài, tương ứng với Lương Châu. U Thiên số 6 thuộc Quyền tinh số 4 của Bắc đẩu ứng với cung Càn, tương ứng với Lĩnh Châu. Quân thiên số 5 thuộc Hành tinh số 5 của Bắc đẩu, ứng với trung cung, tương ứng với Dự châu. Dương thiên số 4, thuộc Khai dương tinh số 6 của Bắc đẩu, ứng với Tốn cung, tương ứng với Từ Châu. Thương thiên số 3 thuộc Giao quang tinh số 7 của Bắc Đẩu, ứng với cung Chấn, tương ứng với Thanh Châu. Chu thiên số 2 thuộc sao số 8 của Bắc đẩu, ứng với cung Khôn, tương ứng với Kinh Châu. Trá hung thiên số 1 thuộc sao số 9 của Bắc đầu, ứng với cung Khảm, tương ứng với Kí châu, hai sao số 8 và số 9 thuộc Bắc đẩu là âm mà không thấy, dùng chúng đối ứng với cung âm vậy. Sao Bắc đẩu vốn có bảy sao, vì để làm cho nó nhận số của 9 cung tăng thêm hai sao ứng với số của cung âm Khôn và Khảm là hai sao số 8 và số 9. ở đây, Cửu cung (chín cung) cũng có liên hệ với âm dương bát quái, bát quái ứng với tám cung, Trung ương ứng với trung cung cộng lại là cửu cung. Bát quái phối hợp với Ngũ hành, thuộc Thiên can đối với tám phương, do đó có Chấn ở phương Đông, Giáp Ất Mộc, Li ở Nam Bính Đinh Hỏa, Đoài ở Tây Canh Tân Kim, Khảm ở Bắc Nhâm Quý Thủy, Trung ương Mậu Kỉ Thổ, v.v… Do Thái Ất cửu cung bắt nguồn từ tinh tượng, “Dịch” lí và Ngũ hành nên rất phức tạp, những người mạo xưng là thuật sĩ thường thường nhìn ngó một chút rồi bỏ đi, không dám tự khoe khoang sở trường của mình. Đồng thời cũng chính là do nó vô cùng phức tạp, người ta mới cảm thấy nó rất thần bí, do đó mà càng thêm tin mê hơn.

Là một thuật chiêm bốc, Thái Ất cửu cung dùng thứ tự hàng của Thái Ất để xem cát hung nhân sự. Hàng của Thái Ất bắt đầu ở cung Khảm, mỗi tuổi chuyển một cung, từ Khảm ởcung 1 đến Li ở 9. Tiêu Cát trong “Ngũ hành đại nghĩa” dẫn “Cửu cung kinh” nói : “Hàng của Thiên Nhất bắt đầu ở cung Li, hàng của Thái Nhất bắt đầu ở cung Khảm, Thiên Nhất là chủ cây cối hoa màu tốt tươi, Thái Nhất chủ nước hạn, bình đao đói kém, hợp mười hai thần du hành cửu cung 12 vị trí từ ít đến nhiều”.

Các thuật sĩ căn cứ vào cung vị mà Thái Nhất đóng theo Thiên can Địa chi, căn cứ “Dịch” lí, ngũ hành để tuyển chọn ngày tốt giờ đẹp, dự đoán cát hung phúc họa. Các thuật sĩ còn nắm tâm lí sùng bái quỷ thần của người ta bày đặt ra cửu cung quỷ thần chủ quản cát hung lành dữ, Bắc là Thái Nhất, Tây Nam Nhiếp đề, chính Đông Hiên Viên, Đông Nam Chiêu giao, trung ương Thiên phù, Tây Bắc Thanh giai, Chính Tây là Hàm trì, Đông Bắc Thái Âm, chính Nam Thiên Nhất (xem sách “Mộng lương lục” của Ngô Tự Mục, thời Tống). Cửu cung thần thống nhất với bát quái, vận dụng ngũ hành, sao

Thiên Bồng, Thái Nhất tại Khảm, Thủy, màu trắng; sao Thiên Nhuế, Nhiếp đề tại Khôn, Thổ, màu đen ; sao Thiên Xung Hiên Viên, tại cung Chấn, Mộc màu xanh biếc ; sao Thiên phụ Chiếu giao tại Tốn, Mộc, xanh ; sao Thiên cầm, Thiên phù đóng trung ương. Thổ màu vàng ; sao Thiên Tâm Thanh Long tại cung Càn Kim, màu trắng ; sao Thiên trụ Hàm trì đóng tại Đoài Kim, màu đỏ, sao Thiên Nhậm Thái âm đóng tại Cấn, Thổ trắng ; sao Thiên Anh Thiên Nhất đóng tại cung Li, Hỏa, màu tím, có thuyết gọi là “thống lĩnh bát quái, vận hành theo ngũ hành, thổ (đất) bay vào giữa, số chuyển đến cực”. Như thế Thái Ất cửu cung và Lục Nhâm thần khóa sẽ càng có xu thế thống nhất lại với nhau.

Thái Ất cửu cưng trong dân gian và trong các bậc Đại sĩ phu đều lưu hành rất rộng rãi, trong sách “Dã thiêm tải” của Trương Loan, thời Đường có một câu chuyện như sau : Thời Đường Huyền Tông Khai Nguyên năm thứ hai (tức năm 714), đạo sĩ Lương châu là Lương Hư Châu dùng Thái Ất cửu cung đoán cho Trương Loan gặp năm Ngũ quỷ, Thiên cương lâm mệnh là tai ách lớn của một đời người. Lại dùng sách “Chu dịch” để xem gặp quẻ Hoán chủ kinh khủng, sau “phong hành thủy thượng”, việc sẽ tan. Năm đó, Trương Loan quả nhiên bị Ngự sử Lí Toàn Giao vạch tội ra lệnh xử tử, được Thượng Thư bộ Hình Lí Nhật Chi ra sức che chở mới thoát chết, bị đày đi Lĩnh Nam.

”Ngũ quỷ gia niên và Thiên cương lâm mệnh” mà Lương Hư Châu nói là những thuật ngữ của các thuật sĩ thường dùng. Ngũ quỷ tức là : trí cùng, học cùng, văn cùng, mệnh cùng, giao cùng (ý trí tuệ, học nghiệp văn nghiệp đều đã đến bước đường cừng, mệnh đã hết và kết giao bạn bè đến đó cũng hết). Hàn Dụ trong sách “Tống cùng văn” gọi là Ngũ cùng quỷ hoặc Ngũ quỷ. Các thuật sĩ nói một người nào đó “Ngũ quỷ gia niên” là nói gặp năm đó thì trăm việc đều bất lợi.

Ngoài việc dùng để chiêm bốc nhân sự cát hung, Thái Ất cửu cung còn có ứng dụng khác có giá trị, điều mà nhiều người đều biết rộng rãi là trong chiến tranh thời cổ đại thường xuất hiện “cửu cung bát quái trận”. Cửu cung bát quái trận là tuân theo phương vị của cửu cung bát quái, dựa vào nguyên lí ngũ hành sinh khắc để bố trí nên. Hồi thứ 76 sách “Truyện Thủy hử” đã miêu tả tỉ mỉ đối với trận pháp “Ngô Gia Lượng bày tứ đẩu và cờ Ngũ phương, Tống Minh Tông dàn Cửu tinh bát quái trận như sau :

Phương chính Nam bố trí đại tướng tiên phong ”Lửa sét” Tần Minh dẫn đội quân mang cờ đỏ, giáp đỏ áo đỏ, ngựa đỏ đeo dây tua màu đỏ son, mọi thứ đều là số của phương Nam, cung Li, Bính Đinh Hỏa, màu đỏ. Trên cờ đỏ của tướng thêu sáu sao Nam đẩu bằng kim tuyến dưới thêu hình Chu tước (chim sẻ) ; Phương chính Đông là Tả quân đại tướng, đại đao Quan Thắng dẫn đội quân toàn là cờ xanh, giáp xanh áo xanh, ngựa đeo tua xanh, phù hợp với số của phương Đông, cung Chấn, Giáp Ất Mộc, màu xanh, trên cờ xanh dẫn quân thêu bốn sao Đông đẩu bằng kim tuyến dưới thêu hình Thanh long (Rồng xanh) ; Phương chính Tây là Hữu quân đại tướng đầu báo Lâm Xung tất thảy mọi khí giới đều màu trắng, tương ứng với số của phương Tây, cung Đoài, Canh Tân Kim, màu trắng, trên cờ trắng dẫn quân thêu năm sao Tây đẩu bàng kim tuyến, dưới thêu hình Bạch Hổ (Hổ trắng) ; Hậu quân là Hợp hậu đại tướng roi đôi Hô Diên Chước dẫn đội quân tất cả mọi khí giới đều là màu đen, tương ứng với số của phương Bắc, cung Khảm, Nhâm Quý Thủy, màu đen, trên cờ đen dẫn quân thêu bảy sao Bắc đẩu bằng kim tuyến dưới thêu hình Huyền Vũ. Cánh quân phía Đông Nam, cờ xanh giáp đỏ, trên cờ dẫn quân thêu quẻ Tốn, dưới thêu Rồng bay. Cánh quân phía Đông Bắc cờ đen giáp xanh, trên cờ dẫn quân thêu quẻ Cấn, dưới thêu báo bay ; Cánh quân phía Tây Bắc cờ trắng giáp đen, trên cờ dẫn quân thêu quẻ Càn, dưới thêu hổ bay, cánh quân phía Tây Nam cờ đỏ giáp trắng, trên cờ dẫn quân thêu quẻ Khôn, dưới thêu Gấu bay.

Ớ trung ương của Bát trận là Tống Giang, Ngô Dụng đôn đốc quân sĩ, tất cả đều là màu vàng, phù hợp với số của trung ương Mậu Kỉ Thổ, màu vàng, trên cờ ở trung quân thêu 64 quẻ bằng kim tuyến, có lời văn ca ngợi “cửu cung bát trận” này : “Rõ ràng phân theo bát quái, nhưng ngầm hợp cửu cung. Xem cơ mật của trời đất, nắm khí tượng của gió mây. Trước sau bày hình rùa rắn, trái phải phân dáng rồng hổ. Xuất quân mà kì lạ đều dựa theo tạo hóa của âm dương. Bính Đinh tiến lên như hàng vạn ngọn núi lửa bừng bừng đốt cháy. Nhâm Quý theo sau như một mảng mây đen bao trừm lên mặt đất. Phía trái lượn vòng xuống như luồng khí xanh, phía phải xuống như xuyên một luồng sáng trắng. Ráng vàng phủ kín trung ương (ở giữa), cả một vùng màu vàng toàn dựa theo Mậu Ki. Tây Đông có thứ tự Năm Bắc có nhiều phương. Bốn bên đều phân thành Nhị thập bát tú, vòng về có biến đổi theo 64 quẻ”.

Trận thế sắp đặt theo phương vị cửu cung, dễ thủ dễ công, cùng xuất ứng, thuận tiện việc điều độ chỉ huy. Trong chiến tranh thời xưa lấy gươm đao thương kích làm vũ khí chủ yếu, loại trận thế này thường là trận thế được chọn trước để giữ thế của hai bên.

(Thiên thời – Bạch Huyết)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.