Sự ứng dụng vào khoa Tử Vi

Những nhận xét sau đây đáng được nêu lên :

1) Khoa Tử – Vi bị Âm Dương hóa và Ngũ hành hóa

a) Về tuổi có tuổi Âm, tuổi Dương. Vì tuổi gồm 2 yếu tố Can và Chi, nên Can, Chi cũng bị Âm Dương hóa. Chẳng hạn như:

– Dương gồm 5 can: Giáp, Bính, Mậu, Danh, Nhâm, và 6 chi Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất.

– Âm gồm có 5 can: Ất, Đinh, Kỷ, Tây, Quý, và 6 chi: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi.

Mỗi tuổi có một hành riêng như Giáp Tý, Ất Sửu thuộc hành Kim, Bính Dần, Đinh Mão thuộc hành Hỏa v.v…

b) Ngày, tháng, giờ cũng có can, chi riêng. Ví dụ sinh vào ngày 8 tháng 8 giờ Dần thì là ngày Tân Sửu, tháng Mậu Thân, giờ Canh Dần. Như vậy, ngày sinh này cũng có cả Âm Dương Ngũ Hành pha trộn nhau.

c) Cục cũng có hành riêng. Vì mỗi hành trấn ngự một số cung và theo một phương hướng riêng, nên hành của cục cũng bị qui tắc ngũ hành chi phối.

d) Mệnh của mỗi người đóng một cung được Âm Dương hóa. Ví dụ ở cung Dần là Dương, Mão là Âm, cả 2 thuộc Mộc.

e) Chính tinhTrợ tinh, mỗi sao có một hành riêng. Ví dụ cung Mệnh ở Dần (Dương Mộc) có Liêm Trinh (Hỏa) tọa thủ thì sẽ gặp sự chi phố của cung Dương Mộc đối với sao Hỏa này.

2) Tương quan quá ư phức tạp giữa các đối tượng của hệ thống Âm Dương Ngũ Hành

Sự kiện năm tháng ngày giờ, can, chi, mệnh, cục, chính tinh, phụ tinh và các cung bị Âm Dương và Ngũ hành chi phối đồng loạt đã gây lên một hệ thống tương quan phức tạp giữa các đối tượng. Điều này làm cho người giải đoán Tử – Vi lâm vào một mê hồn trận hầu như không có lối thoát.

Thật vậy, người ta thấy ít nhất phải có sự cân nhắc giữa các chiều hướng chi phối sau:

– Sự chi phối giữa Bản Mệnh và Cục về mặt ngũ hành.

– Sự chi phối giữa tuổi Dương, tuổi Âm đối với Mệnh ở Dương hay Âm cung.

– Sự chi phối giữa cung an Mệnh với chính tinh thủ Mệnh. Trong trường hợp chính tinh thủ Mệnh có 2 ngôi khác hành nhau, sự chi phối càng thêm phức tạp.

– Sự chi phố giữa chính tinh thủ mệnh và hành của Bản Mệnh.

– Sự chi phối giữa chính tinh và phụ tinh thủ Mệnh với hành của cung an Mệnh.

Đó là chưa kể các sự chi phối của cung Phúc Đức. Cung này được xem như rất quan trọng vì có hiệu lực chi phối trên 2 cung khác.

Nếu phải quan tâm cân nhắc tất cả các mối liên hệ chằng chịt đó, sự luận đoán chắc chắn sẽ rơi vào chỗ võ đoán, vì không có một nguyên tắc nào ưu thắng: tất cả đều có tầm quan trọng hầu như ngang nhau. Mỗi yếu tố chi phối là hàm số của yếu tố khác. Thành thử, ta có một hệ thống hàm số vô cùng phức tạp đến nỗi khó lòng tìm được một phương trình chung. Điều này làm cho khoa Tử – Vi tối nghĩa, khó hiểu, làm giảm đi giá trị của môn học này. Cho đến nay, chưa thấy sách vở nào khai phá được phương trình hàm số bách biến đó. Nếu chỉ tìm được một phương trình tổng quát thì sự luận đoán không cụ thể, làm giảm giá trị khoa bói toán.

Tuy nhiên, dù không tìm được phương trình bách biến đó, ta vẫn có thể suy diễn được vài nguyên tắc căn bản hướng dẫn việc luận đoán.

a) Quan trọng nhất là qui luật Âm Dương

Theo đúng lý thuyết thì 2 khí Âm Dương là động cơ nguyên thủy phát sinh ra 4 mùa và 5 hành. Luật biến hóa của Âm Dương thế thất phải quan trọng hơn luật biến hóa của ngũ hành. Nói khác đi, luật biến hóa của ngũ hành là luật nhỏ, bị đóng khung trong qui luật Âm Dương. Điểm này có nhiều hệ luận trong khoa Tử – Vi.

Mệnh ai tương hợp với luật Âm Dương thì lợi lộc hơn. Chẳng hạn con trai có tuổi Dương, mệnh đóng ở cung Dương, sinh vào ban ngày (thời gian ảnh hưởng của Thái Dương), được các dương tinh tọa thủ, sẽ có nhiều tương hợp thuận lý, lợi cho lá số.

Hai sao Thái ÂmThái Dương càng sáng sủa thì càng đắc cách. Thái Dương biểu tượng cho bên nội, cho cha, cho chồng, Thái Âm biểu tượng cho bên ngoại, cho mẹ, cho vợ. Hai sao Nhật Nguyệt mà sáng sủa thì nguyên lý Âm Dương tương thuận: đương số sẽ ảnh hưởng được dương phúc và âm phúc của 2 giòng họ, của cha và mẹ, của vợ và chồng, chưa kể ảnh hưởng tốt đẹp đến con trai, con gái. Như vậy, tác dụng của Âm Dương có tính cách di truyền khá mạnh và khá rộng. Vì vậy, quan niệm người xưa cho rằng qui tắc Âm Dương mà thuận lợi thì nhân sinh quan của đương số sẽ hương vượng. Như thế, ý niệm phúc đức nhân sinh liên hệ chặt chẽ với ý niệm tương thuận của nguyên lý Âm Dương của vũ trụ. Nhân sinh quan và vũ trụ quan liên đới mật thiết với nhau. Phần phúc đức của con người gắn liền với sự tương hợp của yếu tố Âm Dương trong vũ trụ. Có lẽ hàm số hạnh phúc nhân loại tùy thuộc vào biến số hợp vị của nguyên lý vũ trụ này.

b) Qui luật ngũ hành quan trọng nhì

Ngũ Hành là hậu quả của sự tác hóa Âm Dương, giống như cái ngọn phát sinh từ cái gốc. Do đó, qui luật ngũ hành tất phải kém quan trọng hơn qui luật Âm Dương.

Sự đi đôi của Âm Dương và Ngũ Hành được thể hiện trong hầu hết các sao, nhất là chính tinh. Ví dụ như Thái Dương là Dương tinh thuộc hành Hỏa, Phá quân là Âm tinh thuộc hành thủy, Văn Xương là Dương tinh hành Kim.

Nhưng, có một số lớn phụ tinh có ngũ hành mà lại thiếu Âm Dương. Ví dụ như Địa không, Địa kiếp không có Âm Dương mà chỉ có hành Hỏa. Chưa có tác giả nào cắt nghĩa được sự thiếu sót này. Chính sự thiếu sót này đã mâu thuẫn với lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành song đôi. Thật vậy, Ngũ Hành không tự sinh mà phải thoát thai từ Âm Dương, cho nên Ngũ Hành là phải có Âm Dương đi kèm. Không hiểu tại sao Trần Đoàn lại bỏ sót việc Âm Dương hóa một phụ tinh. Phải chăng, các tác giả hậu sinh đã bỏ sót?

Dù sao sự thiếu sót đó làm cho lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành chưa được hoàn bị. Vấn đề đặt ra là, về mặt thực dụng, sự thiếu sót đó có di lụy nào cho việc giải đoán?

Trước hết, ta thiếu yếu tố để cân nhắc tinh vi.

Thứ đến mà ta không đối chiếu được 2 loại sao có và không có Âm Dương tinh. Chung cuộc chỉ còn các xét các sao về mặt ngũ hành mà thôi, tức là phải bỏ gốc xét ngọn, dù biết đó là một thiếu sót.

Riêng về mặt ngũ hành, qui tắc chi phối giữa các sao vẫn là qui tắc lý thuyết. Qui tắc này gồm 5 điểm:

Hai Hành kế tiếp nhau thì tương sinh.

Thứ tự kế tiếp là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Như vậy, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy và Thủy sinh Mộc.

Hai hành đứng cách nhau một hành thì tương khắc.

Như thế Mộc khắc Thổ, Hỏa khắc Kim, Thổ khắc Thủy, Kim khắc Mộc.

Sự tương sinh hay tương khắc chỉ theo một chiều.*

Cụ thể là Mộc sinh Hỏa chớ hỏa không sinh Mộc, Kim khắc Mộc chứ Mộc chẳng khắc được Kim. Không khắc được dĩ nhiên không có nghĩa là sinh. Trong việc sinh khắc, co một hành tích cực (sinh, khắc) và một hành tiêu cực (được sinh, bị khắc).

Hành sinh tiêu cực được lợi hơn

Mộc sinh Hỏa thì Hỏa được phù trợ, trong khi Mộc bị hao tán.

Hành khắc tích cực ưu thế hơn

Kim khắc Mộc vị tất Kim phải ưu thắng, Mộc bị thiệt.

Nói theo nhãn quan Tử – Vi thì ngũ hành các sao càng tương sinh nhiều thì càng lợi cho người đó. Ngược lại, nếu có nhiều tương khắc thì càng bất lợi.

c) Tương thuận, tương nghịch giữa Âm Dương và Ngũ Hành

Qui luật sinh khắc giữa các sao về Âm Dương Ngũ Hành rất phức tạp. Càng có nhiều sao can dự, càng rắc rối. Sự sinh khắc qua lại giữa nhiều sao chắc chắn đưa đến một mê hồn trận cho người giải đoán, nhất là khi chúng ta chưa tìm được công thức phức tạp về sinh khắc.

Đây là một sự phức tạp cố hữu, không thể giản lược. Mọi nỗ lực giản dị hóa đều bao hàm nhiều sai số. Cho nên, tuy ta không tìm được công thức sinh khắc chung, chúng ta cũng sẽ không thể giản dị hóa qui luật sinh khắc. Nhưng, có thể có 4 trường hợp sinh khắc tổng quát, giản dị nhất giữa 2 sao, về mặt Âm Dương lẫn Ngũ Hành. Đó là các trường hợp:

– Thuận Âm Dương, thuận Ngũ Hành.

– Nghịch Âm Dương, nghịch Ngũ Hành.

– Thuận Âm Dương, nghịch Ngũ Hành.

– Nghịch Âm Dương, thuận Ngũ Hành.

Nếu chỉ căn cứ vào đó mà đánh giá hay dở, thì trường hợp đầu tiên là lý tưởng nhất. Hai trường hợp sau lợi hại tương đương. Nhưng tác giả cho rằng trường hợp thứ 3 (thuận Âm Dương, nghịch Ngũ Hành) tương đối tốt hơn trường hợp chót. Dự đánh giá đó căn cứ vào thứ tự ưu tiên chi phối của Âm Dương trên ưu tiên chi phối của Ngũ Hành.

Tác giả không tìm được công thức cho 3 sao trở lên.

d) Ngũ hành của chính tinh với phụ tinh

Tử – Vi học chi thành chính tinh và phụ tinh. Tính chất chính hay phụ, tự nó quyết định thứ tự quan trọng rồi: chính tinh phải xem như quan trọng hơn phụ tinh.

Vì vậy, về mặt ngũ hành, theo thiển ý hành của chính tinh phải trội yếu hơn hành của phụ tinh. Trong trường hợp có tương khắc, phải đánh giá sự hay dở theo thứ tự quan trọng đó.

Nếu 1 phụ tinh khắc hành với chính tinh, sự khắc chế này không quan trọng lắm. Nhưng, nếu 1 trong cung có quá nhiều phụ tinh khắc hành với chính tinh, thì chính diệu này bị nghịch cảnh lớn. Rất khó xác định số lượng phụ tinh trong trường hợp này.

e) Ngũ hành của các cung và sao

Cung là môi trường sinh trưởng của sao. Vì vậy, hành của cung ảnh hưởng trực tiếp đến hành của sao. Theo thiển ý, hành cung quan trọng hơn hành sao, vì làm cho hành sao tăng hay giảm giá trị. Chẳng hạn sao Hỏa đóng ở cung Thủy sẽ mất nhiều tác dụng. Ngược lại, sao Hỏa đóng cung Mộc sẽ thịnh hơn. Giữa cung và sao chỉ có tác dụng bị ảnh hưởng: không có sự chi phối ngược lại.

Nếu đi tìm một hình ảnh, thì cung ví như đất, sao ví như cây cối. Đất xấu làm cây xấy, đất tốt sinh cây tốt.

Vì vậy, hành của cung rất quan trọng và quan trọng hơn hành sao vì chi phối vào hành sao theo một chiều nhất định. Việc luận đoán Tử – Vi không nên bỏ qua yếu tố này.

Ngũ hành của cung được quy định như sau:

– Cung Mộc ở 2 ô Dần và Mão.

– Cung Hỏa ở 2 ô Tỵ và Ngọ.

– Cung Kim ở 2 ô Thân và Dậu.

– Cung Thủy ở 2 ô Hợi và Tý.

– Cung Thổ ở 4 ô Thìn, Tuất, Sửu và Mùi.

Chỉ riêng Thổ chiếm đến 4 cung và xen kẽ với các cung khác Hành.

f) Vị trí quan trọng của cung hành Thổ

Trong khi mỗi hành Mộc, Hỏa, Kim, Thủy, Thổ chiếm 2 cung liền nhau thì hành Thổ chiếm 4 cung, mà vị trí ở xen kẽ 2 cung khác hành.

Sự bố trí này dường như bắt nguồn từ quan niệm cho rằng đất ở rải rắc khắp nơi và chứa đựng 4 nguyên hành khác. Theo Đổng Trọng Thư thì “Thổ ở giữa gọi là Thiên nhuận. Thổ là chân tay của Trời, đức là Thổ tươi tốt không thể dựa vào công việc riêng của một mùa mà mệnh danh cho Thổ được: cho nên có ngũ hành mà chỉ có Tứ Thời là vì Thổ kiêm cả Từ Thời”.

Bốn cung Thổ được gọi là 4 cung Mộ (hay Tứ Mô hoặc Tứ Quí) đệm ở giữa 2 hành tương sinh. Theo Nguyễn Mạnh Bào thì trong khoảng 2 hành sinh nhau lại có Tứ Quí thuộc Thổ, tức con đệm ở trong để dung hòa đều đặn, tránh những gì quá sức động mà có hại cho sự sinh tồn”.

Có tác giả dựa vào đó mà cho rằng người nào cung Mệnh an tại Tứ mộ là có thiên phước, được dành cho chỗ vừa ý, lại có tính đảm đang, thích ứng được với nhiều hoàn cảnh. Tuy nhiên, nhận định hãy còn nhiều phiến diện và tổng quát, chưa hẳn có giá trị quyết định.

g) Tương quan giữa Mệnh, chính tinh thú Mệnh và cung an Mệnh

Trên mặt ngũ hành phải đặc biệt quan tâm đến tương quan giữa 3 yếu tố quan trọng của lá số là Bản Mệnh, chính tinh thủ mệnh và cung an Mệnh. Trong 3 yếu tố này, Bản Mệnh bao giờ cũng quan trọng hơn hết.

Nếu Bản Mệnh được hưởng sự phù sinh càng nhiều thì càng đắc lợi. Qui tắc phù sinh lý tưởng nhất là:

Cung an Mệnh sinh được chính tinh thủ Mệnh, chính tinh thủ Mệnh lại sinh được Bản Mệnh. Ví dụ như cung Mệnh an tại Mão thuộc Mộc, có Thái Dương thuộc Hỏa tọa thủ, Bản Mệnh lại thuộc Thổ. Nhờ vậy, Thổ mệnh được phù sinh ở 2 hệ cấp: cung an Mệnh phù sinh chính tinh, rồi chính tinh phù sinh Bản Mệnh.

Nếu có 1 tương khắc thì kém tốt, nếu có đến 2 cấp khắc thì xấu cho Bản Mệnh. Ngoài ra, nếu Bản Mệnh sinh chính tinh hay khắc chính tinh, hoặc khắc cung an Mệnh thì bất lợi cho Mệnh.

h) Tương quan giữa Bản Mệnh và Cục

Như đã trình bày Mệnh phải được Cục phù sinh thì mới tốt, bằng không, nếu Mệnh sinh Cục, nhất là Cục khắc Mệnh thì xấu, cần được cứu gỡ lại bằng Phúc tốt mới quân bình được.

Tóm lại, về ngũ hành trong Tử – Vi, một hàm số Bản Mệnh chỉ tốt khi gặp nhiều tương thuận về Âm Dương Ngũ Hành. Càng có nhiều trục trặc, độ số tốt càng giảm đi.

i) Ngũ hành của 10 can và 12 chi

Tuổi hay năm sinh của người Đông Phương được xem như sự kết hợp giữa 2 yếu tố can và chi.

Có tất cả 10 can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí.

Có tất cả 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Như đã trình bày 10 can và 12 chi cũng bị âm dương hóa và ngũ hành hóa.

Về can, thì sự phân định Âm Dương và Ngũ Hành như sau:

Vậy, trên mặt Âm Dương Ngũ Hành của can, có sự tế phân chi tiết rõ rệt. Có tuổi Dương Mộc, có tuổi Âm Mộc, cũng có tuổi Dương Thủy và Âm Thủy. Có tác giả căn cứ vào đó mà tìm thêm ý nghĩa uẩn khúc của can trong tuổi. Chẳng hạn như cho rằng tuổi Bính là Dương Hỏa thì người tính nóng như lửa, dễ giận, dễ nguội… Nhưng, thiết tưởng lối suy diễn này chỉ vì căn cứ trên 1 yếu tố duy nhất nên ít giá trị.

Về 12 chi, ngoài sự phân định Âm Dương, Ngũ Hành khoa Tử – Vi còn định cung và định hướng, cũng như cho cả màu sắc tương ứng với ngũ hành đồng thời vị trí hóa trong hệ đồ bát quái.

Sự phân định trên đây rất đầy đủ. Nhưng, đáng tiếc là khoa Tử – Vi không nêu rõ qui tắc chi phối tinh vi đối với hàm số Âm Dương Ngũ Hành phúc tạp của Can Chi. Ví dụ người tuổi Giáp (Dương Hỏa), Tý (Dương Thủy) sẽ có vận số như thế nào căn cứ trên sự kết hợp Dương Hỏa với Dương Thủy? Tác dụng của việc định hướng ra sao đối với vận số? Quẻ Khảm có nghĩa gì đối với đương sự?

Đó là những ẩn số và những mâu thuẫn chưa có giải đáp. Trên bảng này chỉ có phương hướng là có ít nhiều tác dụng cắt nghĩa được. Như sao Thái Dung sẽ thuận vị ở các cung hướng Đông, sao Nam Đẩu lợi địa ở cung hướng Nam, Bắc đẩu ở hướng Bắc.

Hiện TuviGLOBAL có chuyên gia chấm trực tiếp lá số tử vi của từng đương số, xin vui lòng nhấn vào đây để biết thêm chi tiết.

Nguồn TuviGLOBAL lược trích từ “Tử vi Hàm số” của Nguyễn Phát Lộc.

Hiện sách E-book có bán tại TuviGLOBAL.

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.