Sáu thời kì lớn phát triển sự nghiệp cá nhân
Sáu hào của quẻ Càn đều là long (rồng): tiềm long (rồng lận), kiến long (rồng hiện), thích long (rồng cảnh giác), diệu long (rồng vọt nhảy), phi long (rồng bay), cang long (rồng kiêu căng), biểu thị 6 thời kì trải qua của rồng từ dưới đất bay lên trời. Trên thực tế tất cả mọi sự vật đều không phải là bản thân của “sự vật” mà chẳng qua là mọi quá trình biến đổi mà thôi.
Quẻ Càn trình bày, chính là quá trình biến đổi từ “tiềm long” đến “cang long”. Cũng giống như chúng ta ngồi trong một toa tàu, bị đưa đi qua từng ga một, đây là quá trình chúng ta tiến dần đến nơi định đến.
Quá trình thiên biến vạn hóa này là dùng thời gian để biểu thị, không có thời gian thì sự biến hóa cũng mất ý nghĩa. Không có biến hóa, thời gian cũng sẽ ngừng lại. Vì vậy, chúng ta hiểu thời gian là khoảng trống giữa các sự vật trước sau xảy ra.
Quá trình vận hành của tự nhiên, luôn phải qua mấy giai đoạn như sau: tiềm tàng ấp ủ sức sống; nảy mầm mọc ra: trưởng thành khó khăn, lớn lên mạnh mẽ; nở hoa kết trái, hoa rơi là rụng. Sau đó, trở lại ban đầu, bắt đầu lập lại, tuần hoàn không ngừng. Đây chính là quy luật vận hành của giới tự nhiên.
Quy luật của tự nhiên: lớn nhất, trung dung nhất, ngay thẳng nhất, có công năng to lớn nhất là tạo đặt nền móng, hanh thông (thuận lợi), tốt lành và kiên trinh quay trở lại tử đầu, đến vô cùng vô tận là điển hình hành vi của loài người đến “chí cao vô thượng” (cao nhất không có gì vượt qua).
Chúng ta nên bắt chước quy tắc này, hiểu rõ đạo trời từ không đến có, từ được đến mất, như thế trong sự nghiệp mới có thể nắm chắc thời cơ biết tiến biết lui.
Tác giả của “Kinh Dịch” từ quy tắc của đạo trời hiểu rõ được quy tắc xử thế của người quân tử. Cho rằng người quân tử trong phát triển sự nghiệp cũng có 6 thời kì:
Thời kì ẩn náu của “tiềm long vật dụng” (rồng ẩn không phát huy tác dụng)
Thời kì hiển hiện của “kiến long tại điền” (rồng xuất hiện tại ruộng).
Thời kì trưởng thành của “chung nhật kiền kiền” (suốt ngày hiện rõ tư thái luôn luôn tự cường).
Thời kì lớn mạnh của “hoặc diệu tại uyên” (hoặc vọt lên hoặc lặn xuống).
Thời kì cực thịnh của “phi long tại thiên” (Rồng bay trên trời).
Thời kì suy bại của “cang long hữu hối” (bay lên tột đỉnh, có hối hận).
Khi ở thời kì ẩn náu, người quân tử phải nên giác ngộ, không để phát ra lực lượng mà cần kiên định niềm tin, nín lặng chờ đợi thời cơ, không được manh động.
Khi ở thời kì hiển hiện, người quân tử nên lấy điều thành tín (chân thành tin tưởng) làm gốc kết hợp với sức lực tiếp gần quần chúng, như vậy mới có thể giành được chỗ đứng.
Khi ở thời kì trưởng thành, người quân tử nên phải có hành vi mạnh mẽ, luôn luôn tự cường, làm phong phú, đầy đủ lực lượng. Đồng thời càng cần phải biết cảnh giác và biết sợ để tránh nguy hiểm dẫn đến bị tổn thất và hủy hoại.
Khi ở thời kì lớn mạnh, người quân tử nên củng cố cơ sớ đoàn kết quân chúng, thận trọng nắm chắc thời cơ có lợi nhất, hành động một lần là thành công.
Khi ở thời kì cực thịnh, người quân tử cần phải giữ nguyện ước ban đầu thực thi hoài bão, chọn người hiền tài giao công việc, tạo phúc cho quần chúng, làm cho từng người có được vị trí của họ và từng người đều thu được lợi ích của họ.
Khi ở thời kì suy bại, người quân tử phải bình tĩnh đối xử, từng giờ từng phút phải cảnh giác, không được hấp tấp vội vàng, phải đề phòng và ngăn ngừa kiêu ngạo, thuận theo lẽ tự nhiên tùy cơ ứng biến, cứng rắn kết hợp mềm dẻo, tiến thoái hợp thời. Kiên trì giữ trong sáng tránh tà ác.
Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy “Kinh Dịch” không chỉ là diễn giải đạo Trời, Đất mà còn giảng giải đạo làm người nữa.
Đạo là để dùng cho người, cho nơi dùng, xét đến cũng là giảng đạo làm người. Mỗi người trong cuộc đấu tranh sinh tồn biến đổi, đều muốn có một năng lực phân rõ khoảng cách của thời gian, không có năng lực này sẽ không thể nắm chắc một cách chính xác thời thế, dẫn đến bỏ lỡ mất thời cơ.
Những điều mà “Kinh Dịch” dạy chúng ta chính là năng lực này, gợi ý cho chúng ta bồi dưỡng năng lực này ra sao. Quẻ Càn dùng 6 tình huống của Rồng (long) biểu thị rõ người quân tử tiến thủ nên tung ra những cử động như thế nào trong từng thời kì khác nhau để đạt thành công.
Ý nghĩa của việc học tập “Kinh Dịch” là ở chỗ:
1. Làm cho chúng ta có thể biết chính xác mình đang trong thời kì lịch sử hoặc giai đoạn phát triển như thế nào?
2. Giúp chúng ta đưa ra các chiến thuật, chiến lược tương ứng.
3. Điều chỉnh phương hướng hoặc phương thức tư duy vốn có của chúng ta.
Trên thực tế, bất cứ sự vật nào đều tồn tại 6 tình huống như thế. Chỉ có điều là người ta không rõ ràng hoặc không rõ ràng lắm. Nếu chúng ta có thể hiểu một cách sâu sắc ý nghĩa của quẻ Càn thì bất kể gặp tình huống sự việc gì đều có thể bình tĩnh xử lí. Nhìn rõ phát triển tương lai của sự việc, xác định được địa vị của mình. Vì thế, quẻ Càn không chỉ là chỉ một sự việc, một cá nhân riêng lẻ, nó thích hợp với tất cả mọi sự việc và mọi người. Nó là một loại triết học.
(Trích từ cuốn sách Thiên Thời – Bạch Huyết)