Hóa hợp Thiên Can
thienkhanh
Càn: Bính Dần – Canh Tý – Ất Dậu – Ất Dậu
1. Thiên can ngũ hợp:
Ất – Canh hợp không hoá. Qui tắc hợp hoá: Thiên can ngũ hợp cần dẫn thần tại nguyệt chi. Ví dụ: Ất – Canh hợp muốn hoá thì phải sinh vào tháng kim vượng như Thân, Dậu. Nếu sinh vào tháng Sửu thì kim khí cần đắc thế; đồng thời thế đó phải dẫn được kim từ Sửu.
Bính – Tân hoá thuỷ ở chỗ nào trong bát tự?
2. Hợp hoá kiểu đó thì xem vượng suy như thế nào?
Hợp mà không hoá thì xem vương suy như… bình thường.
3. Phiến Ấn cách
Vượng Suy Pháp và Cách Cục Pháp là 2 trường phái khái nhau. Khi mới học chỉ chọn 1 thôi.
4. Tiết Đại Tuyết: Ất Canh hợp hoá mộc.
Ất – Canh hợp hoá mộc là phu tòng thê hoá. Canh khắc hợp Ất nên Canh là phu, Ất là Thê. Phu tòng thê hoá cần phải có điều kiện là thê tinh đắc khí, đắc thế rất lớn mới có thể hoàn thành. Bởi vì đối với trường hợp Ất – Canh hợp, thê tòng phu hoá, tức Ất – Canh hợp hoá kim là thường lý; phu tòng thê hoá tức Ất – Canh hợp hoá mộc là biến lý. Biến lý là trường hợp rất hiếm. Nếu chỉ coi theo tiết khí thì dù thê tinh khi đắc khí (như trường hợp này Ất mộc sinh vào tiết Đại Tuyết) nhưng đó vẫn chỉ là có khí mà chưa có đủ thế để bắt phu tinh phải tòng theo.
Bắt đầu học, nếu em muốn tham khảo vượng suy thì nên đọc sách của ông Thiệu Vỹ Hoa. Ở VN sách Nhập Môn Tử Bình của TVH có 2 hay 3 cuốn gì đó. Mấy quyển này có thể không nói hết các vấn đề hoặc không đề cập đến các bí quyết nhưng tổng thể thì có thể tin tưởng được, không phải man thư. Còn nếu em muốn tham khảo cách cục thì thử hỏi những vị khác, vì anh không nghiên cứu Cách Cục Pháp.
Những vấn đề em hỏi ở trên, em nên tự đọc sách, vì đó đều là các vấn đề cơ bản, có thể tự tìm hiểu được. Em hỏi như vậy ít ai muốn trả lời. Nhưng thôi, anh giúp em 1 chút cũng được.
1. Quan khố là gì?
Mệnh mộc (nhật chủ là Giáp Ất) thì Quan Sát là kim, kim khố/mộ tại Sửu, nên Sửu là Quan/Sát khố.
Mệnh hoả, Quan/Sát khố tại Thìn.
Mệnh thổ, Quan/Sát khố tại Mùi.
Mệnh kim, Quan/Sát khố tại Tuất.
Mệnh thuỷ, Quan Sát khố tại Tuất. Nhưng trường hợp này hơi đặc biệt, anh không giải thích thêm.
2. Thiên Ấn và Kiêu Thần
Thiên Ấn hữu tình (có ích) gọi là Thiên Ấn. Thiên Ấn vô tình (có hại) thì gọi là Kiêu Thần. Một số sách qui định khi Thiên Ấn đoạt Thực (khắc Thực Thần) thì gọi là Kiêu Thần.
Tuy nhiên, mọi người thống nhất (ngầm thôi, không có luật qui định cụ thể) gọi Thiên Ấn là Kiêu vì lí do ngắn gọn, tiện lợi.
Đồng thời theo quan điểm Tử Bình cổ điển thì các thần Thiên Ấn, Thương Quan, Thất Sát, Kiếp Tài là hung thần, cho nên gọi Thiên Ấn là Kiêu (Thần) cũng phản ánh quan điểm đó. Tuy nhiên một nhánh của Vượng Suy tân phái không công nhận luật này mà chỉ qui định hữu tình là cát thần, vô tình là hung thần.
3. Cách tìm dụng hỷ kỵ cừu
Tự đọc sách.
4. Kiếp Sát và các ứng dụng hệ thống thần sát:
Tự đọc sách, tự đi coi lá số thực tế, tự kiểm nghiệm. Còn chỉ học Tử Bình để giải lá số của mình hay để gọt số của người khác (đã biết trước vận hạn, chỉ giải thích lại bằng Tử Bình) thì không thấy được vấn đề này.
5. Bát tự không Tài Quan thì Quan có phải là Chính Quan?
Chính Quan chỉ là 1 tên gọi, không liên quan đến việc có xuất hiện trong bát tự hay không. Ví dụ mệnh Ất, bát tự không có Chính Quan Canh kim. Khi đại vận hoặc lưu niên gặp Canh thì vẫn là gặp Chính Quan.
6. Dụng thần thấu lộ: dễ bị lên xuống thăng trầm
Xem trả lời số 4.
7. Khi tìm được dụng thần thì nó liên quan thế nào đến đại vận
Thường đại vận gặp dụng hỷ là tốt, gặp kỵ cừu là xấu. Tuy nhiên có trường hợp gặp dụng hỷ lại xấu. Phần này còn cần nắm vững sự vận động của từng bát tự riêng biệt, qui tắc vận niên thiết nhập mệnh cục (bát tự), đồng thời phải nhìn được khí thế của toàn cục (mệnh + vận + niên).
8. Dụng thần là Quý thuỷ hay Bính hoả
Anh giúp em luận bát tự của em 1 chút.
Càn: Bính Dần – Canh Tý – Ất Dậu – Ất Dậu
Mệnh Ất sinh trọng đông tháng Tý, tướng: đắc tiết; Ất thông căn tại Dần: vững. Toạ 2 Dậu, lại thấu Canh: Canh vững mạnh. Canh đến hợp chế Ất thì mộc tổn, nhưng toạ Tý có hoá kim khí một ít (kim sinh thuỷ). Cộng thêm niên trụ thấu Bính tuy thất tiết (hoả sinh trọng đông tháng Tý là đất Tử) nhưng Bính hoả thu kim thuỷ khí (Canh -> Tý -> Dần -> Bính), lại toạ căn (Dần tàng Bính) vững mạnh, lại toạ Dần trường sinh liên miên (Bính trường sinh tại Dần): Bính có thế có lực khắc Canh kim.
Mệnh này có các điểm cần chú ý:
(1) Dậu Dậu tự hình nên cần phòng ngừa kim khí 1 chút (không giải thích thêm).
(2) Dần là sinh cơ
(3) Mệnh toạ Tý Dậu Dậu hơi hàn một chút, đã có Bính hoả điều hậu thì giải hàn nhưng cần bảo vệ hoả này, thành ra dụng hoả vẫn có tác dụng điều hậu.
Kim khí vừa bị tiết, vừa bị chế, thành ra mệnh này Ất mộc thiên vượng (hơi vượng 1 chút).
Dụng hoả vừa tiết mộc vượng, vừa khắc kim phù trợ mộc (vì Canh toạ Dậu – Dậu hình nên cần ngăn ngừa), vừa có tác dụng điều hậu trong trường hợp niên vận xấu. Mộc, kim là nhàn thần, có tốt có xấu, tuỳ tổ hợp niên vận.
Mệnh này dụng Quý thuỷ không lợi.
9. Mệnh Ất gặp Giáp: đằng la hệ Giáp, khả xuân khả thu.
Việc Ất gặp Kiếp Tài Giáp còn cần xem Giáp là hỷ hay kỵ. Tức là tuỳ vào bố cục của từng bát tự cụ thể mà luận. Rõ ràng đây là suy nghĩ theo tân phái, không phải lối suy nghĩ cổ điển Kiếp Tài (Giáp) là hung thần.
(Dẫn theo trang hoc-tuvi.blogspot.com)