Đếm sao

Trời lạnh quá, ngủ gật, trong giấc mơ màng bỗng nhiên lại thấy 1 bóng đạo sĩ quen quen đang phất phơ áo đen đi lướt qua, bèn gọi giật lại:

– Ma Y đạo trưởng đi đâu vội thế?

– Ồ, tiểu huynh đệ đấy hả, lâu nay vẫn mạnh giỏi chứ, đi đâu mà lạc tới đây. Bần đạo đang vội tới chỗ lão Cóc Trắng để uống trà chanh chém gió.

– A, khéo quá, vừa hay tiểu đệ cũng đang muốn tới Vũ Di Sơn để kiếm Bạch Ngọc Thiềm tiên sinh thỉnh giáo một chuyện.

– Vậy chúng ta cùng đi mau kẻo tối trời.

Đỉnh Vũ Di chiều đông lạnh lẽo,

Đại Hồng Bào ấp ủ Ô Long.

Tam tam lục lục lượn vòng,

Hữu tình sơn thủy mặc lòng mộng mơ.

– … Quách lão đệ, mơ màng chi đó. Núi vẫn 36 ngọn, suối vẫn là 9 khúc, trà Ô Long vừa pha xong, nóng hổi mới ra lò. Hôm nay lại tới hỏi chuyện luyện đan hả.

– Thưa, không phải. Hôm nay tiểu đệ chỉ hỏi một câu thôi. Rốt cuộc thì tại sao lại sáng chế ra cái môn Đẩu Số?

– Haizzz… hỏi chi xoáy vậy, thôi đệ hỏi lão Áo Đen đi.

– Khà khà… lão Bạch xem giải Ngoại Hạng Anh nhiều nên chuyền bóng khéo thế. Ma Y tôi tới đây uống trà chứ có tới để đếm sao đâu. Rốt cuộc cũng là tại sao… tại vì sao cả đó mà.

– À, tiểu đệ hiểu rồi. Tại vì uống trà nhiều nên mất ngủ, mất ngủ nên nằm ngắm các vì sao, ngắm sao thì phải đếm sao, mà đếm sao thì sinh ra cái môn đẩu số :lol:

 

– À, còn chuyện này nữa, nhưng mà tiểu đệ cần hỏi trước rằng bộ phú Hoàng Kim ở trong môn Đẩu Số có phải có một tay của Ma Y đạo trưởng góp vào để chế ra hay không?

– Cái này sao lại hỏi ta. Cả nhà cả cửa ta gom góp vốn liếng, chế được mỗi một bộ phú Ma Thị thôi mà, đem đi in bán lấy tiền uống rượu mà tụi xuất bản xã nó mặc cả bản quyền hẻo quá, cho nên ta tung ra nhân gian free luôn cho nó oách xà lách. Cái vụ phú Hoàng Kim là do huynh đệ nhà lão Bạch làm đấy.

– Hây da,… lão Hắc à. Ta chuyền bóng xong thì lão dứt điểm đi chứ, cớ sao lại trả bóng cho tuyến hai vậy. Nhớ lại hồi đó, ta bảo Hoàng lão đệ ghi chép lại 2 bộ phú Thái Vi và Cốt Tủy để sau này hậu học có cái mà photocopy, đâu dè hắn nổi hứng chế riêng ra một bộ phú nữa. Cái tay này căn cơ linh lợi, vốn tinh thông nhiều môn, đặc biệt là Bốc Phệ, đã từng chế một bộ phú cho môn ấy rồi. Nhưng mà chỉ có điều hắn rất tinh quái, chơi chữ giấu chiêu là kỹ thuật thường xuyên sử dụng… Mà chuyện này thì có liên quan gì đến việc tiểu đệ muốn nói?

– Thì đệ muốn minh oan cho Cự Môn một phen.

– Oan khuất ở đâu?

– Thì ở trong Hoàng Kim Phú đó, cái câu “Cự Môn hợi tý kị ngộ Lộc Tồn, nhi phùng Quyền Lộc, kiếm xạ Đẩu Ngưu” khiến lâu nay người ta cứ ngỡ nói về vấn đề mồm miệng, nói đại ngôn, ví cái sự bốc phét của Cự Môn trong trường hợp này như chỉ kiếm lên trời đòi bắt tú Đẩu tú Ngưu. Nhưng có phải như vậy đâu, chẳng qua là lão Hoàng vịn vai chú Cự Môn để làm điểm đánh dấu bố cục Chính Tinh trên thiên bàn, còn lại điểm trọng tâm thì lão giấu đi.

– Giấu như thế nào?

– Lẽ thường, theo âm vận, người ta đọc 4 chữ một hơi, thế mà lão Hoàng lại chơi dư lày:

Cự Môn Hợi,

Tý kị ngộ Lộc Tồn,

nhi phùng Quyền Lộc,

kiếm xạ Đẩu Ngưu.

Nghĩa là:

Cự Môn ở Hợi,

Mệnh lập tại Tý thì không ưa có Lộc Tồn đóng tại đó,

mà còn gặp thêm Quyền Lộc,

chỉ kiếm vào sao Đẩu sao Ngưu.

Thực chất cái câu phú ấy là nói về Mệnh cung có Thiên Tướng tọa thủ tại Tý chứ không phải nói đến Cự Môn, mà chỉ dùng Cự Môn làm điểm đánh dấu bố cục Chính Tinh và dùng Lộc Tồn làm điểm đánh dấu Thiên Can của tuổi.

Khi mà Cự Môn đóng ở Hợi thì ở cung Tý là cặp Liêm Tướng tọa thủ, mà Mệnh lập tại cung Tý với bố cục Chính Tinh như thế thì không ưa (nói trắng ra là rất sợ) đồng cung với Lộc Tồn tại Tý, bởi vì như thế nghĩa là tuổi Quý, nó khiến cho Triệt án ngữ tại Mệnh. Dù có Lộc Tồn tọa thủ nhưng bị Không Vong, có Phá Quân hóa Quyền hội về và Cự Môn hóa Lộc giáp cung cũng thành vô dụng. Bởi vì Thiên Tướng là sao tối kị, cự kỳ sợ, bị Triệt án ngữ do dễ gây ra tai nạn thảm khốc hoặc ra trận trên chiến trường hoặc làm hỏng việc ở triều đình là sẽ bị chém đầu (Tướng có tượng là đầu là khuôn mặt, Triệt là chặt chém là cắt đứt). Phú Nôm ở nước Nam nhà đệ còn có câu:

Thiên Tướng ngộ Triệt tại miền

Vừa ra tới trận, đầu liền phân thây

Cái cụm từ “kiếm xạ Đẩu Ngưu” là cách dùng từ ngữ thành ngữ rất “đắt”, phải nói là tuyệt hảo trong câu phú này. Thành ngữ ấy ám chỉ những người nói mồm thì hay nhưng làm thì chẳng đến nơi đến chốn, kiểu như là cầm thanh kiếm mà chỉ (xạ) lên trời đòi bắt sao Đẩu sao Ngưu. Nó mô tả đúng với tính tình của cái ông Thiên Tướng bị Triệt án ngữ, chỉ to mồm mà sợ chết, chưa ra trận thì ăn như rồng cuốn nói như rồng leo mà làm thì như mèo mửa, cho nên khi vào việc thì làm hỏng, hoặc xông ra trận chưa đánh đấm được gì đã bị chém bay đầu. Nói cái cách dùng thành ngữ rất “đắt” còn bởi vì khi Lộc Tồn ở cung Tý thì Kình Dương ở cung Sửu, mà cung Sửu chính là chỗ của các tú Đẩu và tú Ngưu của chòm Huyền Vũ tại phương Bắc – lúc nãy đếm sao thì tiểu đệ có dòm thấy chúng, đồng thời Kình Dương (hóa khí là Hình) có tượng là thanh kiếm nằm ngay tại chỗ 2 tú Đẩu Ngưu ấy cho nên mới gọi là “kiếm xạ Đẩu Ngưu”, nhưng Kình Dương ở đó ngộ Triệt thì có tượng là thanh kiếm gãy nên chỉ có thể chỉ trỏ vớ vỉn chứ chẳng thể chém với bắt được cái gì hết, ý là vô dụng, cũng mô tả tính chất y như Tướng Triệt với Lộc Triệt vậy.

– Khà khà, thì ra là như vậy, lão Hoàng chơi ác thật.

 

Lạc Thư được sắp xếp dưới dạng Ma Phương 3×3 ô, tức là Cửu cung, là một dạng Ma Phương cơ bản nhất, cổ nhân dựa vào mô hình toán học của các dạng Ma Phương này để mà dùng tính toán sự vận hành của các Hành Tinh trong lãnh vực Thiên Văn Học cổ đại.

Posted Image

Mô hình tính toán Thiên Văn này không phải là sản phẩm độc quyền của người Hán ở Trung Quốc, mà các dân tộc khác tại các nước như Ấn Độ, Ai Cập, Ả Rập, Babylon và các nước phương Tây cũng có những mô hình tính toán Thiên Văn này. Hiện nay, các di tích văn hóa tâm linh, các đền thờ, các môn thuật số bói toán (điển hình là trong môn bói bằng bài Tarot với Ma Phương chữ 4×4) ở phương Tây vẫn còn sử dụng chúng. Loại Ma Phương 3×3 được gọi là Ma Phương Thổ Tinh (Saturn), loại 4×4 được gọi là Ma Phương Mộc Tinh (Jupiter), loại 5×5 được gọi là Ma Phương Hỏa Tinh (Mars), loại 6×6 được gọi là Ma Phương Thái Dương (Sola), loại 7×7 được gọi là Ma Phương Kim Tinh (Venus), loại 8×8 được gọi là Ma Phương Thủy Tinh (Mercury), loại 9×9 được gọi là Ma Phương Thái Âm (Luna). Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng các dạng Ma Phương với các mô hình toán học của chúng đều có ý nghĩa đặc biệt trong việc tính toán Thiên Văn Học, cụ thể ở đây là Thất Chính (Nhật Nguyệt và Ngũ Tinh) đều có đặc trưng ở 7 loại Ma Phương đã nói.

Posted Image

Các con số Âm Dương trong Cửu Cung Lạc Thư (tức Ma Phương Thổ Tinh), cộng tổng các chiều theo dọc, ngang, chéo, đều cho ra con số 15. Nếu cộng tổng tất cả các số thì cho con số 45 (= 1+2+3+4+5+6+7+8+9). Coi số 5 là Thái Cực thì ở 4 phía Tứ Chính và Tứ Ngung sẽ thu được tổng các số Dương bằng tổng các số Âm là 20 (= 2+4+6+8 = 1+3+7+9).

Với số tổng bằng 15, mỗi cung 3 số phân bố vào 12 cung, chúng ta liền nhận được mối quan hệ cực kỳ quan trọng trong môn Tử Vi Đẩu Số, đó chính là tương tác Tam Hợp chiếu, Tam Hợp Cục, các bộ ba của số [1 – 5 – 9] cũng với tổng số bằng 15 luôn vĩnh viễn tạo thành các hệ Tam Hợp.

Ở trong môn thuật số Chiêm Tinh Phương Tây hay Chiêm Tinh Vedic cũng sử dụng nguyên tắc này, thuật ngữ của họ gọi là Grand Trine – Đại Tam Hợp, trong phương pháp luận của họ còn có kết hợp với các nhóm Tứ Nguyên Tố là Đất – Nước – Lửa – Khí, cũng tương tự như trong môn Tử Vi Đẩu Số luận 4 nhóm Tam Hợp Cục là [Dần – Ngọ – Tuất] thuộc Tam Hợp Cục Hỏa, [Thân – Tý – Thìn] thuộc Tam Hợp Cục Thủy, [Tị – Dậu – Sửu] thuộc Tam Hợp Cục Kim, [Hợi – Mão – Mùi] thuộc Tam Hợp Cục Mộc, các Hành Khí của các Tam Hợp Cục này đều lấy các cung ở Tứ Chính – tức là chỗ Vượng của Hành Khí theo Tam Hội Cục để mà làm đặc trưng của chúng theo Ngũ Hành.

Thông qua đây, chúng ta cũng có thể nhận thấy, các môn thuật số tuy có hình thức khác nhau nhưng xét cho cùng thì cũng đều có chung nguồn gốc và đều phải dựa vào các tính toán theo Thiên Văn Lịch Pháp cũng như phải suy luận dựa trên sự vận hành của Khí Hậu nóng lạnh thịnh suy biến đổi trên địa cầu.

Posted Image

Các ký hiệu bên trong Cửu Cung của hình trên chính là các Bán Thủ trong Thái Huyền Kinh của Dương Hùng (tự là Tử Vân, 53 TCN – 18 SCN, thời Tây Hán), ông mô phỏng Dịch Kinh mà sáng tạo ra một hệ thống số Thái Huyền rất đặc sắc, Dịch Kinh triển khai số theo hệ nhị phân Âm Dương lũy thừa sáu = 64 = (1 + 1)6, còn Thái Huyền Kinh triển khai số theo hệ tam phân với Tam Thủ lũy thừa bốn = 81 = (1 + 1 + 1)4, trong đó mỗi cung quản số 81 (Thủ) nên Cửu Cung có số 729 (= 81×9, chính là số của các Tán – tương tự với Dịch có 384 Hào), đem mỗi Tán quản ½ ngày cho nên 729 Tán quản 364.5 ngày, chính là số ngày của 1 năm Mặt Trời, cũng chính là số ngày Tuế Tinh đi được 1 cung trong 12 cung.

Posted Image

Việc phân chia vòng tròn 12 cung thành 36 cung như trên cũng được Thiệu Khang Tiết sử dụng, ông tổng kết trong bài phú Quan Vật Ngâm rằng “Thiên căn Nguyệt quật thường lai vãng, tam thập lục cung đô thị xuân”, nghĩa là, Thái Dương Nguyệt Lượng thường qua lại, ba mươi sáu cung tràn nhựa sống. Nếu như ai có thắc mắc về nguồn gốc con số 36 của phố phường Hà Nội cổ thì nó chính là xuất phát từ cái gốc Thiên Văn của thuật số. Lại nói, con số 36 cung không phải là độc quyền của người Trung Quốc, bởi vì 36 cung chính là các Decans (các cung 10 độ) trong hệ thống Thiên Văn của người Ai Cập, Ấn Độ và Babylon cổ đại, chúng cũng đều là các hệ thống cung độ tín hiệu của Mặt Trời, ngày nay vẫn có thể dễ dàng thấy các môn bói toán bằng Tarot, Chiêm Tinh Vedic, Chiêm Tinh Zodiac sử dụng.

Posted Image

Posted Image

 

Nhìn lại Nhị Thập Bát Tú và 12 Cung để rõ chiêu “Kiếm xạ Đẩu Ngưu” của Hoàng lão tà :D cũng là tiền đề cho bài kế tiếp Thanh lý Môn Hộ… í nhầm… Giải mã Thiên Môn và Địa Hộ.

Mỗi Tú (chòm sao) đều có một hằng tinh (sao cố định) tạo ra khởi điểm của Tú ấy, gọi là Cự Tinh, khoảng cách ở giữa 2 bên của Cự Tinh gọi là Cự Độ. Nhật Nguyệt và Ngũ Tinh (Hành tinh = sao di động) khi đi vào trong Tú ấy tương đối với góc độ Cự Tinh gọi là Nhập Cự Độ, tương đối với góc độ của Bắc Cực tinh thì gọi là Cự Độ của Thất Chính. Các yếu tố này cùng tạo thành hệ thống tọa độ Thiên Cầu cổ đại, để mà biểu thị vị trí của tinh thể trên bầu trời.

Tên và Cự Độ của 28 Tú theo cách sắp xếp nghịch chiều kim đồng hồ là:

1, Đông phương Thanh Long bảy tú, hình dạng thì như con rồng, sắc như màu xanh: Giác 12 độ, Cang 10 độ, Đê 15 độ, Phòng 5 độ, Tâm 5 độ, Vĩ 8 độ, Cơ 17 độ.

2, Bắc phương Huyền Vũ bảy tú, hình dạng như con rắn con rùa, sắc như màu đen: Đẩu 26 độ, Ngưu 8 độ, Nữ 12 độ, Hư 10 độ, Nguy 17 độ, Thất 16 độ, Bích 9 độ.

3, Tây phương Bạch Hổ bảy tú, hình dạng như con hổ, sắc như màu trắng: Khuê 16 độ, Lâu 14 độ, Vị 14 độ, Mão 11 độ, Tất 16 độ, Chủy 2 độ, Sâm 9 độ.

4, Nam phương Chu Tước bảy tú, hình dạng như con chim, sắc như màu đỏ: Tỉnh 33 độ, Quỷ 4 độ, Liễu 15 độ, Tinh 7 độ, Trương 18 độ, Dực 18 độ, Chẩn 17 độ.

(Chú ý, do có tồn tại Tuế Sai, cho nên số liệu về Độ Số của các Tú theo các thời đại có khác biệt).

Posted Image

Posted Image

Tên gọi đầy đủ, sự đối ứng Kinh – Vĩ của 28 Tú với Thất Chính và Cầm Tinh (cầm thú làm chủ tượng trưng cho sao) cụ thể như sau:

Giác Mộc Giao: (Kinh tinh) Chòm sao Giác: (Vĩ tinh) sao Mộc: (Cầm tinh) con thuồng luồng.

Cang Kim Long: (Kinh tinh) Chòm Sao Cang: (Vĩ tinh) sao Kim: (Cầm tinh) con rồng.

Đê Thổ Hạc: (Kinh tinh) Chòm Sao Đê: (Vĩ tinh) sao Thổ: (Cầm tinh) chim hạc.

Phòng Nhật Thố: (Kinh tinh) Chòm Sao Phòng: (Vĩ tinh) Mặt Trời: (Cầm tinh) con thỏ.

Tâm Nguyệt Hồ: (Kinh tinh) Chòm Sao Tâm: (Vĩ tinh) Mặt Trăng: (Cầm tinh) con cáo.

Vĩ Hỏa Hổ: (Kinh tinh) Chòm Sao Vĩ: (Vĩ tinh) sao Hỏa: (Cầm tinh) con hổ

Cơ Thủy Báo: (Kinh tinh) chòm sao Cơ: (Vĩ tinh) sao Thủy: (Cầm tinh) con báo.

Đẩu Mộc Giải: (Kinh tinh) Chòm sao Đẩu: (Vĩ tinh) sao Mộc: (Cầm tinh) con giải.

Ngưu Kim Ngưu: (Kinh tinh) Chòm sao Ngưu: (Vĩ tinh) sao Kim: (Cầm tinh) con trâu.

Nữ Thổ Bức: (Kinh tinh) Chòm sao Nữ: (Vĩ tinh) sao Thổ: (Cầm tinh) con dơi.

Hư Nhật Thử: (Kinh tinh) Chòm sao Hư: (Vĩ tinh) Mặt Trời: (Cầm tinh) con chuột.

Nguy Nguyệt Yến: (Kinh tinh) Chòm sao Nguy: (Vĩ tinh) Mặt Trăng: (Cầm tinh) chim yến.

Thất Hỏa Trư: (Kinh tinh) Chòm sao Thất: (Vĩ tinh) sao Hỏa: (Cầm tinh) con lợn.

Bích Thủy Du: (Kinh tinh) Chòm sao Bích: (Vĩ tinh) sao Thủy, Du (không rõ con gì)

Khuê Mộc Lang: (Kinh tinh) Chòm Sao Khuê: (Vĩ tinh) sao Mộc: (Cầm tinh)con chó sói.

Lâu Kim Cẩu: (Kinh tinh) Chòm sao Lâu: (Vĩ tinh) sao Kim: (Cầm tinh) con chó.

Vị Thổ Trĩ: (Kinh tinh) Chòm sao Vị: (Vĩ tinh) sao Thổ: (Cầm tinh) chim trĩ.

Mão Nhật Kê: (Kinh tinh) Chòm sao Mão: (Vĩ tinh) Mặt Trời: (Cầm tinh) con gà.

Tất Nguyệt Ô: (Kinh tinh) Chòm sao Tất: (Vĩ tinh) Mặt Trăng: (Cầm tinh) con quạ.

Chủy Hỏa Hầu: (Kinh tinh) Chòm sao Chủy: (Vĩ tinh) sao Hỏa: (Cầm tinh) con khỉ.

Sâm Thủy Viên: (Kinh tinh) Chòm sao Sâm: (Vĩ tinh) sao Thủy: (Cầm tinh) con vượn.

Tỉnh Mộc Ngan: (Kinh tinh) Chòm sao Tỉnh: (Vĩ tinh) sao Mộc: (Cầm tinh) con chó rừng.

Quỷ Kim Dương: (Kinh tinh) Chòm sao Quỷ: (Vĩ tinh) sao Kim: (Cầm tinh) con dê.

Liễu Thổ Chương: (Kinh tinh) Chòm sao Liễu: (Vĩ tinh) sao Thổ: (Cầm tinh) con hoẵng.

Tinh Nhật Mã: (Kinh tinh) Chòm sao Tinh: (Vĩ tinh) Mặt Trời: (Cầm tinh) con ngựa.

Trương Nguyệt Lộc: (Kinh tinh) Chòm sao Trương: (Vĩ tinh) Mặt Trăng: (Cầm tinh) con hươu.

Dực Hỏa Xà: (Kinh tinh) Chòm sao Dực: (Vĩ tinh) sao Hỏa: (Cầm tinh) con rắn.

Chẩn Thủy Dẫn: (Kinh tinh) Chòm sao Chẩn: (Vĩ tinh) sao Thủy: (Cầm tinh) con giun.

….

5.4 Thập nhị cung

Thập nhị cung, ám chỉ việc lấy Tý Sửu Dần Mão… 12 Địa Chi thuận theo kim đồng hồ mà sắp xếp thành 12 cung vị, tượng cho 1 vòng trời 360 độ, người xưa gọi là Thập Nhị cung hoặc là Thập Nhị Chi Thần. 12 cung ở trong Thiên Văn học vốn là hình tròn, sau này là để thuận lợi cho mục đích trực quan, thì trong các chủng loại thuật số đều dùng một loại là hình vuông.

Posted Image

Con số 12 là con số cự kỳ quan trọng của Thiên Văn ở trong văn hóa cổ đại Trung Quốc. Trong “Hoàng Cực kinh thế” Thiệu Tử đã chỉ ra, trong khoảng trời đất có 2 loại nhịp điệu của tính căn bản là 12 với 30 (hoặc 10). Người xưa từ rất sớm đã phát hiện ra ở trong tính quy luật chu kỳ của Thiên Văn với Địa Lý, rồi tổng kết ra quan niệm của 12 Thứ.

Thái Dương cùng với Nguyệt Lượng, theo vành Hoàng Đạo mà vận hành một vòng là một năm, hội hợp 12 Thứ, tức 12 tháng, mỗi Thứ hội hợp đều có vị trí riêng biệt, thông qua sự quan sát trường kỳ mà cổ nhân đem vòng Hoàng Đạo quanh trời 360 độ chia ra làm 12 đoạn, mỗi đoạn là 30 độ, gọi là Thập Nhị Thứ, mỗi Thứ có một Tiết và một Khí, một vòng (1 năm) có 12 cặp Tiết-Khí. Tên của 12 Thứ lần lượt là Tinh Kỷ, Huyền Hiêu, Tưu Tử, Giáng Lâu, Đại Lương, Thực Trầm, Thuần Thủ, Thuần Hỏa, Thuần Vĩ, Thọ Tinh, Đại Hỏa, Tích Mộc, các Thứ đều có tiêu chí định ra đối với Nhị Thập Bát Tú.

Cổ nhân cho rằng, trong 5 hành tinh lớn, thì sao Mộc có ảnh hưởng tới con người mạnh nhất. Các số liệu Thiên văn học hiện đại chứng tỏ khối lượng của sao Mộc là gấp bội tổng khối lượng của 8 loại hành tinh trong Thái Dương hệ, sự bức xạ tín hiệu của nó đối với sự sống trên Trái Đất có ảnh hưởng rất lớn (cổ đại gọi là “Mộc tinh đại xung”). Chu kỳ quay quanh Mặt Trời của Mộc Tinh là 11.86 năm, và điểm tương đối gần Mặt Trời nhất của nó cùng với Trái Đất hội hợp là đúng 12 năm, trong một chu kỳ hội hợp có 11 lần Mộc tinh đại xung, mà thân thể con người có 12 đường kinh mạch, lại có 11 tạng phủ (lục phủ ngũ tạng), dường như đều cùng có mối quan hệ này, do đó có 12 năm là một chu kỳ của sự thay đổi.

Tiến sĩ Lý Ước, học giả người Hán cho biết, tiền nhân Trung Quốc đã giả tưởng ra một thiên thể mà tương phản với sự vận hành của sao Mộc, gọi là “phản Mộc tinh”, lấy 12 cung viên làm chu kỳ, thay thế khái niệm 12 Thứ trước đó, tức 12 Thần, cái thiên thể giả tưởng đó chính là “Thái Tuế”, tuế chính biệt hiệu của Mộc Tinh từ thời cổ đại. Sao Mộc trên thực tế đi nghịch chiều còn Thái Tuế (phản Mộc tinh) là giả tinh thì đi thuận chiều.

Do sự suy xét chu kỳ 12 năm của thập nhị Thần tới chu kỳ 12 tháng của 1 năm, lại diễn sinh ra khái niệm của 12 Nguyệt Kiến với 12 Nguyệt Tướng, hai cái này đều biểu thị hoàng đạo thập nhị cung nhưng có sự khác biệt.

12 Nguyệt Kiến, chính là cái chuôi của Bắc Đẩu chỉ vào 12 cung, lấy 12 Địa Chi để biểu thị, nguyên nhân do Bắc Đẩu chuyển thuận theo chiều kim đồng hồ tính theo tháng, cho nên 12 cung cũng thuận chiều kim đồng hồ mà bài bố là Tý, Sửu, Dần, Mão,… phân giới của cung tương ứng với “Tiết” của Hoàng Đạo trong Lịch Pháp, các môn Lục Hào chiêm bốc, thuật Kỳ Môn, Bát Tự học đều dùng thuận số cả.

12 Nguyệt Tướng, tức là triền cung của Thái Dương, chính là do mỗi năm có vị trí xác định của 12 tháng Thái Dương. Bởi vì ở trên hoàng đạo thì Thái Dương vận chuyển nghịch chiều kim đồng hồ, cho nên ngược chiều kim đồng hồ mà bài bố 12 cung, lần lượt là Đăng Minh, Hà Khôi, Tòng Khôi, Truyền Tống, Tiểu Cát, Thắng Quang, Thái Ất, Thiên Cương, Thái Xung, Công Tào, Đại Cát, Thần Hậu, phân giới của cung tương ứng với “Khí” của Hoàng Đạo trong Lịch Pháp, thuật số Lục Nhâm, Chiêm Tinh Tây phương, thuật Thất Chính Tứ Dư đều dùng cả.

Sách “Thái Huyền” viết:

“Đẩu tả hành, kiến thập nhị thứ; Nhật hữu hành, chu nhập bát xá”.

=

Đẩu từ trái mà đi, thiết lập 12 Thứ, Nhật từ phải mà đi, vòng quanh 28 Xá.

Posted Image

Cho nên, khác biệt của Nguyệt Kiến với Nguyệt Tướng ở chỗ không cùng hệ tham chiếu. Nguyệt Kiến thì thuận chiều kim đồng hồ mà từ trái đi sang, còn Nguyệt Tướng thì nghịch chiều kim đồng từ phải sang. Mặt khác, do bình quân 15 ngày sai khác của Tiết với Khí, cho nên Nguyệt Kiến với Nguyệt Tướng tồn tại 15 độ sai lệch về cung vị.

Liên quan về mối quan hệ của Nguyệt Kiến với Nguyệt Tướng, cổ nhân có một kết luận rất quan trọng: Đẩu Bính (chuôi sao Đẩu) chỉ vào Tý thì Nhật Nguyệt hội ở Sửu, Đẩu Bính chỉ Sửu thì Nhật Nguyệt hội ở Tý, Đẩu Bính chỉ Dần thì Nhật Nguyệt hội ở Hợi, Đẩu Bính chỉ Hợi thì Nhật Nguyệt hội ở Dần. Tức là Nguyệt Kiến với Nguyệt Tướng vĩnh viễn có mối quan hệ tương hợp, đây cũng chính là nguồn cơn của quan niệm Địa Chi lục hợp. Lục Hợp lại cũng thường thấy ở trong các điển tịch về âm luật cổ đại.

Mối quan hệ tương ứng của 12 Thứ, 12 Cung, 12 Nguyệt Tướng, 12 chòm sao, với ngày tháng Công Lịch, Tiết Khí nông lịch, cùng Hoàng kinh độ số, 28 Tú, có thể biểu thị dưới đây (phải chú ý đến vấn đề khác biệt cung vị):

Posted Image

Posted Image

Cổ nhân nhận thấy, trời có 12 Thứ, Đất có 12 Thần, Người có 12 Cung, Thiên Địa Nhân tương hỗ cảm ứng, biết Số của Thiên Địa thì có thể đoán được số của Nhân Mệnh.

Do đó mà các loại phương pháp Mệnh Lý, bất luận là nội ngoại hay cổ kim, đều lấy 12 cung 12 Địa Chi làm mô hình cơ bản, Bát Tự học, Thất Chính Tứ Dư, Chiêm Tinh phương Tây, Tử Vi Đẩu Số, Đạo tạng Tử Vi Đẩu Số, Thái Ất mệnh pháp, Lục Nhâm thuật,… đều không có ngoại lệ.

Tên các Cầm Tinh của 12 cung do đâu mà có?

Bản thân các chữ Tý, Sửu, Dần, Mão,… Hợi, ở trong Hán ngữ không có nghĩa là các con vật Chuột, Trâu, Hổ, Mèo (Thỏ),… Lợn. Mà cái ý nghĩa tương quan đến 12 loài cầm thú làm 12 Thần của đến từ sự trú ngụ của Nhị Thập Bát Tú tại 12 cung.

Cung Tý thì tú Hư chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Hư Nhật Thử: (Kinh tinh) Chòm sao Hư, (Vĩ tinh) Mặt Trời, (Cầm tinh) con chuột. Vì vậy lấy con Chuột làm tượng của Tý.

Cung Sửu thì tú Ngưu chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Ngưu Kim Ngưu: (Kinh tinh) Chòm sao Ngưu, (Vĩ tinh) sao Kim, (Cầm tinh) con trâu. Vì vậy lấy con Trâu làm tượng của Sửu.

Cung Dần thì tú Vĩ chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Vĩ Hỏa Hổ: (Kinh tinh) Chòm Sao Vĩ, (Vĩ tinh) sao Hỏa, (Cầm tinh) con hổ. Vì vậy lấy con Hổ làm tượng của Dần.

Cung Mão thì tú Phòng chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Phòng Nhật Thố: (Kinh tinh) Chòm sao Phòng: (Vĩ tinh) Mặt Trời, con thỏ. Vì vậy lấy con Thỏ làm tượng của Mão (nhưng Việt Nam dùng con Mèo làm tượng cung Mão có lẽ là do các lý luận: vì trong Mão có chứa tú Tâm có Cầm Tinh là con Cáo; vì lấy Tứ Chính là Tý Ngọ Mão Dậu phối tượng các con vật gần gũi hay xuất hiện trong nhà là Chuột, Ngựa, Mèo, Gà; vì cung Mão còn giáp với cung Dần có tượng con Hổ là cùng loài con Mèo).

Cung Thìn thì tú Cang chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Cang Kim Long: (Kinh tinh) Chòm sao Cang, (Vĩ tinh) sao Kim, (Cầm tinh) con rồng. Vì vậy lấy con Rồng làm tượng của Thìn.

Cung Tị thì tú Dực chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Dực Hỏa Xà: (Kinh tinh) Chòm sao Dực, (Vĩ tinh) sao Hỏa, (Cầm tinh) con rắn. Vì vậy lấy con Rắn làm tượng của Tị.

Cung Ngọ thì tú Tinh chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Tinh Nhật Mã: (Kinh tinh) Chòm sao Tinh, (Vĩ tinh) Mặt Trời, (Cầm tinh) con ngựa. Vì vậy lấy con Ngựa làm tượng của Ngọ.

Cung Mùi thì tú Quỷ chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Quỷ Kim Dương: (Kinh tinh) Chòm sao Quỷ, (Vĩ tinh) sao Kim, con dê. Vì vậy lấy con Dê làm tượng của Mùi.

Cung Thân thì tú Chủy chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Chủy Hỏa Hầu: (Kinh tinh) Chòm sao Chủy, (Vĩ tinh) sao Hỏa, con khỉ. Vì vậy lấy con Khỉ làm tượng của Thân.

Cung Dậu thì tú Mão chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Mão Nhật Kê: (Kinh tinh) Chòm sao Mão, (Vĩ tinh) Mặt Trời, (Cầm tinh) con gà. Vì vậy lấy con Gà làm tượng của Dậu.

Cung Tuất thì tú Lâu chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Lâu Kim Cẩu: (Kinh tinh) Chòm sao Lâu, (Vĩ tinh) sao Kim, (Cầm tinh) con chó. Vì vậy lấy con Chó làm tượng của Tuất.

Cung Hợi thì tú Thất chiếm phần lớn và chiếm độ số chính giữa của cung, mà Thất Hỏa Trư: (Kinh tinh) Chòm sao Thất, (Vĩ tinh) sao Hỏa, (Cầm tinh) con lợn. Vì vậy lấy con Lợn làm tượng của Hợi.

Giải mã xong Thiên Môn, bi chừ tới lượt câu tiếp theo trong bộ phú Hoàng Kim:

Cự Nhật dần thân thiên môn nhật lãng, kị ngộ Lộc Tồn ái giao Quyền Phượng.

Sắp xếp lại:

Cự Nhật dần, thân,

Thiên Môn nhật lãng,

Kị ngộ Lộc Tồn

Ái giao QuyềnPhượng.

 

a, Cái vế “Kị ngộ Lộc Tồn” (ghét gặp Lộc Tồn) là nói cho trường hợp Cự Nhật ở Dần, nếu đồng cung với Lộc Tồn thì đồng nghĩa đó là can Giáp nên khiến cho bản cung Nhật hóa Kị (mà Cự Kị cũng là cách xấu), đồng thời khi ấy Hóa Lộc & Hóa Quyền lại rơi cả vào cung Tật (Liêm Phá) nên vô dụng (Thái Thứ Lang gọi là không được việc).

Vì thế mà trường hợp này em nó không thích (kị) chung buồng với anh Lộc Tồn.

b, Cái vế “Ái giao Quyền, Phượng” (thích gặp Hóa Quyền, Phượng Các) là nói cho 2 vị trí, mỗi vị trí thì thích 1 sao là:

b1, Vị trí thứ nhất là về chữ Thân (khỉ), Cự Nhật ở Thân thì thích (ái) gặp Hóa Quyền vì Nhật mà hóa Quyền đồng nghĩa với can Tân, nên Cự hóa Lộc, tức là có cả Hóa Lộc và Hóa Quyền đồng cung.

b2, Vị trí thứ hai là “Thiên Môn Nhật lãng“, với Thiên Môn = cung Hợi (hoặc cung Tuất, nhưng do có chữ Lãng ở sau nên ta biết đây là nói riêng cung Hợi) và chữ “lãng” 浪 này là buông thả phóng túng phiêu lãng trên sóng (cung Hợi là thủy cung còn có tượng biển) chứ không phải là chữ “lãng” 朗 mang nghĩa sáng rực rỡ. Nhật lãng = Thái Dương lênh đênh phiêu lãng ở đó.

Cần Phượng để làm gì? để có Giải mà giúp cho Đà La nó đỡ tương anh Thái Dương vỡ mồm :lol: Bởi vì sao Thái Dương ở Hợi cung đồng cung với Phượng Các nghĩa là tuổi Hợi. Tuổi Tân Hợi thì Thái Dương hóa Quyền, Cự Môn ở đối cung hóa Lộc, là cát hóa 2 vị trí hãm địa, vốn không gặp Đà La. Nhưng tuổi Quý Hợi thì Cự Môn hóa Quyền và Thái Dương không được cát hóa, liền nảy sinh ra vấn đề khá nghiêm trọng là Thái Dương đã hãm lại còn gặp khắc tinh của nó là Đà La. Nhưng thật may mắn là tuổi Hợi có Phượng Các và Giải Thần đồng cung thì Phượng Giải có thể hóa giải cái tai họa ấy. Tuổi Quý cũng sẽ khiến cho Thái Dương phản bối tại Hợi gặp được Khôi Việt ngoại triều (từ các cung Mão và Tị cùng chầu về), Thái Âm đang hãm tại Mão được cát hóa bởi Khoa. Đây cũng chính là một trong 12 bố cục điển hình của câu “Nhật Nguyệt phản bối, hà vọng thanh quang, tối hỉ ngoại cung, lai triều Khôi Việt“.

Phượng Các và Giải Thần chính là cặp sao chuyên giải họa của cặp Kình Đà.

Chúng ta có thể thấy rõ với câu phú nói trường hợp Đồng Âm cư Ngọ là hãm địa, tuổi Bính tuổi Mậu gặp Kình Dương tại Ngọ là cách Mã Đầu Đới Kiếm/Tiễn (kiếm/tên kề cổ ngựa) rất nguy hiểm, nhưng có Phượng Giải đồng cung thì lại thành uy danh nhất thế (một đời được uy danh hiển hách), trấn ngự biên cương (trấn giữ biên thùy),…

Hoàng Kim Phú là một bộ phú rất hiểm hóc, như câu phú bên trên trong 1 câu mà đưa ra 3 vị trí ở vế đầu của câu, rồi lại sử dụng 3 dữ kiện ở vế sau của câu để bổ nghĩa cho từng vị trí ở vế đầu ấy.

Giải những câu phú như thế này, nếu không tỉnh táo thì hoặc là bị rối khiến cho khó hiểu hoặc là thừa thiếu dữ kiện tùm lum rồi đi vào thế bí.

 

yếu tố giải họa chính tác động lên Kình Đà là sao Giải Thần.

Nhưng sao Phượng Các nó chính là sao Giải Thần đấy, trước môn Tử Vi Đẩu Số chỉ có 1 sao là Giải Thần thôi, nhưng một sao lại có nhiều tính chất độc lập nên mà cổ nhân khi thiết lập môn Tử Vi Đẩu Số mới tách sao này thành 2 sao riêng biệt để phân lập nhóm tính chất may mắn, hoa lệ, đẹp đẽ, dịu dàng, điềm vui mừng gắn với lễ nhạc và văn chương, chủ cái lầu gác, đường đi,… rồi đem gán cho 1 sao và đặt tên nó là Phượng Các. Còn để cho Giải Thần chuyên chủ về nhóm tính chất giải trừ, tháo gỡ, tách ra, làm tan đi, thông suốt, suôn sẻ,… với tác dụng chuyên cứu giải tai nạn.

Nguyên nhân đặt tên nó là Phượng Các lại xuất phát từ sao Long Trì. Cái sao Long Trì này vốn ban đầu chính là sao Quan Phù, nhưng cũng có các nhóm tính chất khác biệt cho nên được tách làm 2 sao, cho nhóm tính chất may mắn, hanh thông, biến hóa, vui mừng gắn với lễ nhạc văn chương, chủ cái sân, cái giếng, cái hồ,… gán cho 1 sao rồi đặt tên nó là Long Trì, bởi vì bắt đầu từ năm Tý thì Thái Tuế khởi tại Tý và cái sao ấy (Phù – Trì) khởi tại Thìn là chỗ tú Giác tú Cang có cầm tinh là con rồng nên mới lấy tên Long đặt cho nó. Đã có Long thì cái sao cặp đôi với nó khởi ở đối cung mà lại đi nghịch chiều được tách ra từ Giải Thần cần đặt tên là Phượng để tạo thành bộ Long Phượng là cặp hình tượng các linh vật cao quý may mắn. Đối với phần còn lại của sao Niên Phù (tên cổ của sao Quan Phù, còn gọi bằng tên khác nữa là Ngũ Quỷ Phi Phù) có nhóm tính chất chủ việc quan, việc công đường, hành chính, thưởng phạt, luật lệ,… thì đặt tên là Quan Phù.

Việc tách sao này là có chủ ý rất rõ ràng, thí dụ như nói hạn gặp Long Phượng với cát tinh thì thường cưới xin hoặc có con cái, những việc hỉ, việc vui mừng… thì phải dùng các tên ấy để nói cho rõ ý nghĩa, chứ không thể nói là hạn ấy gặp Quan Phù với Giải Thần được vì nó rất tối nghĩa, chẳng ai mà hiểu được những cái việc vui kia thì liên quan quái gì đến cái việc công đường luật lệ hành chính với giải trừ tháo gỡ cả, cái việc cưới xin là tác hợp đôi lứa mà lại nói hạn gặp sao chủ giải tán cởi bỏ là Giải Thần thì nó chối tỉ, chẳng ai chấp nhận được. Ấy thế mà trên lá số thì vẫn nghiễm nhiên xuất hiện 2 bố Quan Phù với Giải Thần ở trong hạn, bởi vì Quan Phù luôn luôn đồng cung với Long Trì còn Phượng Các luôn luôn đồng cung với Giải Thần mà. Đó chính là ý nghĩa của việc tách nhóm tính chất của 1 sao thành 2 sao chủ mỗi sao một nhóm tính chất độc lập, nhằm làm rõ ý tượng muốn đề cập.

Thế sao Long Trì có khả năng hóa giải họa của Kình Đà hay không?

Thưa, hoàn toàn KHÔNG THỂ, bởi vì Quan Phù (Long Trì) rất sợ gặp Kình Đà (tên cổ của Kình Dương là Dương Nhận), cái thằng Dương Nhận chủ tranh đoạt, cạnh tranh mà gặp Quan Phù (Long Trì) chủ việc quan, hình luật, thì luôn gây ra các sự kiện xui xẻo như dính đến kiện tụng, tranh cãi ở công đường, gây ra tai hối (tai nạn hối hận),…

Quan Phù (Long Trì) mà gặp sao Thiên Thương (tên cổ là Thiên Hao) thì gây ra chuyện vì dính đến quan tụng mà hao tán, bị hình phạt, đặc biệt rõ nét khi gặp thêm Thiên Hình.

Quan Phù (Long Trì) mà gặp Sát hung tinh tụ tập thì mắc nạn tù ngục như Công Dã Tràng chính là vì vậy.

Quan Phù (Long Trì) mà gặp Thiên Hình với Địa Kiếp thì mắc nạn bị tiểu nhân ghen ghét hãm hại, đẩy vào cảnh kiện tụng hoặc khiến cho rơi vào vòng lao lý, cũng chính là vì vậy.

Thế sao Giải Thần có tượng linh vật riêng hay không mà tôi lại phải dụng tượng con Phượng?

Nó có tượng riêng, đó là con Giải Trãi, là một loài thú thần thoại có sừng nom vừa giống con bò rừng, vừa giống con huơu con dê, loài này rất biết phân biệt phải trái, hễ ai tranh chấp cãi cọ thị phi thì nó liền xông ra húc cái bên sai trái. Trong truyện Tây Du Ký có nhắc đến con vật này đoạn thuật về con khỉ sáu tai biến làm Tôn Ngộ Không giả, đánh nhau khắp nơi từ âm ti cho đến thiên đình, cũng từng nhờ con thú này ra phân biệt ai là hàng xịn còn kẻ nào là hàng nhái, con Giải Trãi tuy biết được rõ kẻ giả mạo nhưng sợ con khỉ sáu tai kia pháp thuật cao cường nên không dám nói ra,…

Trong môn Tử Vi Đẩu Số có nhiều sao được tách ra nhằm phân lập nhóm tính chất hay không?

Thưa có, rất nhiều là đằng khác, nhưng trải qua hàng trăm năm tồn tại và phát triển, nhiều sao đã bị lược bỏ đi vì một phần để đơn giản hóa cho gọn, một phần là do người đời sau tùy tiện bỏ đi vì không hiểu rõ tác dụng của nó.

Tôi thí dụ sao Tuế Phá, còn được gọi với tên khác là Đại Hao (tên này ngày nay ai học môn Phong Thủy sẽ biết ngay vì bây giờ vẫn dùng), lại còn có tên khác là sao Lan Can (ai học môn Thất Chính Tứ Dư, Quả Lão Tinh Tông thì biết sao này). 3 cái tên đều chỉ 1 sao, cũng có thể gọi là 3 sao cùng chung 1 chỗ, cũng có thể gọi là 3 sao được tách ra đại diện cho các nhóm tính chất riêng mà mỗi sao đại diện cho một nhóm.

Cái tên Phá với Hao thì dễ hiểu vì tính chất hao phá, hao tán, yếu thế,… cho nên việc tách ra không mang nhiều ý nghĩa, bỏ cái tên Hao đi vẫn có thể hiểu được nó nếu dùng tên Tuế Phá và hiểu hết tính chất ý nghĩa của nó. Cái tên Lan Can vốn mang nghĩa cái hàng rào, cái lan can,… để đại diện cho nhóm tính chất ngáng trở, ngăn chặn, cô lập, yếu thế,… bỏ cái tên Lan Can đi thì vẫn có thể tạm chấp nhận được nếu hiểu kỹ ý nghĩa và tính lý của sao Tuế Phá còn có tác dụng ngăn cản, cản trở. Nhưng bở đi rồi thì khiến cho hậu học sẽ bị mất một căn cứ rất khó để nhận ra sự hữu dụng và cần thiết của nó.

Cái hữu dụng đáng quý ấy là cái gì? Thưa, là cái rất quan trọng để hóa giải trường hợp Mã ngộ Không Vong.

Ai học Tử Vi cũng biết rằng “Mã ngộ Không Vong chung thân bôn tẩu” tức là cả đời phải bôn ba lang bạt, không yên vị, không ổn định về tinh thần lẫn vật chất. Nhưng hầu như không có ai biết được yếu tố gì có thể hóa giải được trường hợp này. Trong khi các sách Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư và Tử Vi Đẩu Số Toàn Tập có viết sờ sờ ra rằng “Phàm Mã ngộ Không Vong hữu Lan hữu an tắc vi cát, tắc hữu đình chỉ, vô Lan giả tắc vi tán Mã” nghĩa là Hễ mà Mã gặp Không Vong có “Lan” có yên cương thì là cát, thì có sự ngừng lại, còn nó mà không có “Lan” thì là ngựa chạy tán loạn lung tung. Sách viết rõ vậy đấy, nhưng vì hầu như không ai biết đã từng có cái sao Lan Can cho nên chẳng ai hiểu được cái chữ “Lan” trong câu ấy để ám chỉ là cái gì, thành ra đã bỏ qua một ý nghĩa rất quan trọng là khi mà Thiên Mã bị Không Vong án ngữ – nếu như có sao Lan Can thì sẽ như ngựa được có yên cương quản chế mà dừng lại không chạy tán loạn nữa.

Ngày xưa tôi từng nghe ai đó hoặc đã từng đọc ở sách nào đó (giờ tôi không nhớ rõ chi tiết), đã nói rằng “Đại Hao có thể giải Không Vong”, thì ngay khi ấy tôi cũng bĩu môi mà cho rằng nói như thế là nhảm nhí. Nhưng về sau tôi suy ngẫm kỹ thì nói như vậy cũng có lý nhưng buộc phải hiểu Đại Hao mà người ta nhắc đến là tên gọi khác của sao Tuế Phá đồng thời ám chỉ Lan Can, và phải hiểu rằng cái tính hóa giải ở đây là nói cho trường hợp Mã gặp Không Vong.

Nếu mà đã thuộc cách an sao, thì sẽ rút ra một hệ quả rất quan trọng là những người tuổi Dần, Thân, Tị, Hợi sẽ được miễn nhiễm sự bôn ba lang bạt nếu như Mệnh Thân gặp cách Mã ngộ Không Vong, bởi vì 4 tuổi này nghiễm nhiên là Tuế Phá – Lan Can đã đồng cung với Mã nên dù có Không Vong án ngữ thì đã tự có sẵn yếu tố hóa giải sự bôn ba ấy rồi.

Điều này tôi đã kiểm nghiệm lại đúng rất nhiều trên các lá số thực tiễn, mọi người cũng có thể tự mình kiểm tra lại để đối chứng lý luận và thực tiễn.

Mọi người thử suy ngẫm xem lý do tại đâu mà sao Quan Phù lại được đặt tên như vậy và trước đó thì nó được đặt tên là Ngũ Quỷ (Phi Phù)?

Phải lần lại từ xuất phát điểm ban đầu.

Năm Tý thì Thái Tuế đóng tại cung Tý, đếm từ đó với số vị là 1 thuận chiều tới cung Thìn thì có số vị là 5, tại đó đặt một giả tinh (sao quy ước) rồi dùng tính chất sinh khắc của ngũ hành kết hợp với số vị của nó để mà đặt tên.

Cung Thìn có chứa khí Thổ, khắc khí Thủy ở cung Tý, mà theo kiến thức tiết học ngũ hành thì ta biết rồi “khắc ngã giả vi Quan Quỷ”. Cho nên đặt tên cho cái giả tinh tại Thìn là Ngũ Quỷ, với Ngũ là chỉ số vị = 5, còn Quỷ là do tính tương khắc.

Sau dựa vào tính chất báo hiệu, dấu hiệu, liên quan tới công vụ hành chính, công đường,… của nó gắn liền với tính chất của Thái Tuế mà gọi nó là Phi Phù (chữ Phi nghĩa là bay, là phát tán… còn chữ Phù nghĩa là dấu hiệu, tín hiệu, phù hiệu,…).

Kế đó, vì sao này an theo đơn vị thời gian Năm (niên) cho nên lại còn gọi nó là Niên Phù.

Sau điều chỉnh lại thành tên gọi Quan Phù dùng ổn định trong hầu hết các môn thuật số. Với chữ Quan vừa thể hiện được bản chất tương khắc ngũ hành, vừa thể hiện được ý nghĩa liên đới đến việc quan, công vụ, công đường,…

(Sưu tầm bài của Quách Ngọc Bội trên TVLS)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.