Cơ sở nguyên lý của Tử Vi tượng học
Chương 1: Đại cương về Thiên Văn, Lịch Pháp
Soạn giả (khuyết danh) chú: Chương này giới thiệu về kiến thức thiên văn lịch pháp, là cơ sở của nguyên lý tượng học trong Tử Vi.
Hiện tượng ánh sáng đẹp đẽ của bảy tinh diệu ở bầu trời, là Nhật Nguyệt và Ngũ Tinh vậy. Nhật là chủ của Dương tinh, Nguyệt là chủ của Âm tinh, Ngũ Tinh là các sao của ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).
Chúng tinh phân bố mà bày ra, còn Thể (QNB chú: bản thân ta, ám chỉ trái đất của ta) thì Sinh ở mặt đất, trong khi các Tinh thì Thành ở trên bầu trời. Chỗ ở của từng chòm dịch chuyển đều có sở thuộc của nó cả, như ở tại thiên nhiên thì lấy vật làm tượng, tại triều đình thì lấy quan làm tượng, tại con người thì lấy sự việc làm tượng. Cái đó là dùng thần mà gán vào năm loại vậy, chính là có 35 cái tên, Một cư ở trung ương gọi là Bắc đẩu, bốn phương sắp xếp mỗi nơi có bảy chòm là thành ra có 28 xá, Nhật Nguyệt vận hành, trải qua biểu thị cát hung vậy.
Đoạn thoại của đích thân Trương Hành thời Đông Hán, có thể coi là tổng cương của Thiên Văn học cổ đại Trung Quốc.
Tiết thứ nhất: Xem bầu trời (thiên quan)
1.1 Ba thuyết thiên tượng học cổ đại.
Cổ thiên tượng học gồm có ba thuyết là Tuyên Dạ thuyết, Cái Thiên thuyết và Hồn Thiên thuyết.
1.1.1 Thuyết Tuyên Dạ
Thuyết Tuyên Dạ này do Hi Minh người Hán ghi theo thuyết của người xưa trong truyện về Tổ ở Tuyên Thành, dùng phương pháp quan trắc thiên văn chuyên vào ban đêm đứng tại mặt đất mà quan trắc Nhật Nguyệt với Ngũ tinh hoạt động. Thuyết Tuyên Dạ này cho rằng, bầu trời không có hình dạng nhất định, cũng chẳng phải do vật chất cấu thành, cao vời vợi mà chẳng có chỗ tận cùng, Nhật Nguyệt tinh thần đều trôi nổi lơ lửng trong không trung, động với tĩnh đều nương nhờ vào Khí.
Loại quan điểm này thể hiện sự mộc mạc và sắc thái của chủ nghĩa hư vô.
(QNB chú: nội dung của thuyết nằm ở quan điểm hư vô, hư không mà cho rằng: bầu trời trống rỗng vô tận, Nhật Nguyệt và các sao chỉ lá Khí tích lại và chúng trôi lơ lửng trong không trung).
1.1.2 Thuyết Hồn Thiên
Thuyết Hồn Thiên có nguồn gốc từ triều Hán, thời kỳ Vũ Đế, do Trương Hành chế ra Hồn Thiên Nghi. Hồn Thiên phái này xem các thiên thể trên trời là một tổng thể, còn đất như cái nhân mà nằm ở giữa, có các cực Bắc Nam, đề xuất quan điểm “Thiên bao ư ngoại, địa cư kỳ trung” (trời bao bọc ở bên ngoài, đất nằm ở bên trong).
Loại phương pháp xem này gần với cách xem của khoa học thiên văn hiện đại.
(QNB chú: Ngày nay thường diễn nghĩa thuyết Hồn Thiên bằng hình tượng: Bầu trời (Thiên cầu) tựa như là quả trứng còn trái đất là lòng đỏ nằm ở giữa. Vòm trời có khí ở bên trong, phía dưới chân trời là nước, trái đất nổi ở trên nước. Trên vòm trời có ba Thần là Nhật, Nguyệt và Tinh. Dưới đất có ba Hình là Thủy, Thổ và Khí. Thần và Hình thì đều có thể trong thấy được. Mặt Trời như nằm trên cái vòng xoay mà chạy mãi không ngừng. Ngoài vòm trời thì không gian vô tận gọi là Vũ Trụ).
Hồn Thiên phái cho rằng, Thiên Cầu có Bắc thì cao mà Nam thì thấp, xoay tròn xung quanh thông qua trục của Thiên Cực mà vận hành. Từ Thiên trục của Thiên Cầu, lấy vuông góc ra mà được vòng tròn lớn gọi là Thiên Xích đạo, phân chia Thiên Cầu thành hai nửa Nam Bắc đều nhau, Xích đạo với Hoàng đạo nghiêng 1 góc khoảng 24 độ, Thái Dương ở trên đường Hoàng đạo mà vận hành. Thiên Cầu xoay quanh trục Nam Bắc cực mỗi vòng tương ứng với một ngày.
Vào ngày Hạ Chí, Thái Dương ở tại điểm tối Bắc của hoàng đạo, chu nhật (chu trình trong một ngày) của Thái Dương có đến quá nửa là ở trên mặt đất (QNB chú: ý muốn nói mặt trời lên đến điểm cao nhất trên thiên cầu, nên gióng sang Thiên trục Bắc Nam thì được điểm Bắc cao nhất, và ngày thì dài nhất trong năm nên thời gian mặt trời chiếu trên mặt đất là có tới hơn một nửa so với tổng thời gian mà nó đi hết một vòng quay), còn nửa ít ỏi kia là nó nằm phía dưới của mặt đất (ý nói mặt trời lặn và thời gian của đêm rất ngắn), biểu hiện là Thái Dương ở trên mặt đất với thời gian lâu hơn, còn ở dưới mặt đất thì với thời gian ít hơn.
Vào ngày Đông Chí, Thái Dương ở tại điểm tối Nam của hoàng đạo, chu nhật của nó có tới quá nửa là ở dưới đất, còn nửa ít ỏi kia là ở trên mặt đất, Thái Dương ở trên mặt đất với quá ít thời gian còn ở dưới mặt đất thì quá nhiều (ý nói ngày ngắn mà đêm dài), mặt trời mọc ở phương Đông Nam và lặn ở phương Tây Nam.
Tại đài thiên văn Tử Kim Sơn ở Nam Kinh cho tới nay vẫn có Hồn Thiên Nghi, thông qua so sánh với các quan sát bằng kính viễn vọng thiên văn hiện đại mà đối chiếu, thì có thể thấy nguyên lý cấu tạo với phương pháp quan trắc thì về cơ bản là không sai. Phép quan trắc của Hồn Thiên phái sau này hậu nhân phát triển thành một môn khoa học độc lập dùng cùng với phương quan trắc thiên văn nguyên thủy, theo đó mà có một số phát hiện phản ánh quy luật tự nhiên dễ là không có liên quan gì cả.
1.1.3 Thuyết Cái Thiên
Thuyết Cái Thiên còn được gọi là thuyết Chu Bễ, chính là phép xem thiên văn tối cổ. Từ thời Hán Tấn về sau đã tiêu vong, những chuyên luận còn lưu tồn ở hậu thế đều không hoàn chỉnh, chỉ thấy các phần rời rạc tản mát.
Quan điểm của Cái Thiên phái, chính là người đứng ở trên mặt đất bằng mà quan sát thiên tượng, đúng là phương pháp quan sát của việc lấy tĩnh mà quan trắc động, cho nên chỉ có thể trông thấy một nửa từ mặt đất phẳng trở lên mà thôi, còn nửa dưới mặt đất thì chỉ có thể đứng mà đợi cho đến khi nó chuyển tới thì tái quan sát. Cho nên phương pháp này chính là “diện Nam” (quay mặt về Nam mà ở ban ngày xem Nhật ảnh (bóng mặt trời), “diện Bắc” mà ở đêm khảo sát cực tinh. Phương pháp của phép xem Nhật ảnh chủ yếu trông vào trắc ảnh của Thổ Khuê và trắc ảnh của Tiêu Can (các dụng cụ đo bóng nắng bằng thước ngọc và bằng cọc, cây nêu) cùng với toán pháp về Khắc Lậu (phép tính theo dụng cụ do thời gian bằng cái chậu có đục lỗ ở dưới đáy); còn ban đêm khảo cực tinh thì chủ yếu dựa vào quan sát các tình huống mà bắc đẩu quay xung quanh sao Bắc cực.
(QNB chú: Ngày nay người ta thường tóm tắt thuyết Cái Thiên với hình dung vòm trời như cái lồng bàn ( hoặc nắp vung bán cầu) úp xuống, bao trùm lấy mặt đất, và mặt đất ở dưới chân thì vuông bốn góc như bàn cờ. Mưa ở trên trời rớt xuống thành 4 bể. Vòm trời cũng xoay và Nhật Nguyệt cũng chuyển động nhưng ngược chiều với vòm trời).
Phái Cái Thiên cho rằng, chu nhật của Thái Dương ở tại cái nắp vung vận động trong mỗi một năm có 7 đạo lộ thứ tự, gọi là “Thất Hành”. Đạo lộ thứ nhất ở trong cùng gọi là “Nội Hành”, vào ngày Hạ Chí thì Thái Dương đến gần với Nội Hành mà đi một vòng; còn cái vòng Đạo lộ ở ngoài cùng gọi là “Ngoại Hành”, vào ngày Đông Chí thì đó chính là con đường đi của Thái Dương; vào các Tiết Khí khác thì Thái Dương vận hành trên 5 đạo lộ còn lại ở bên trong. Đây chính là “Thất Hành Lục Gian” của các chuyên gia Cái Thiên phái.
Phái Cái Thiên thông quan việc “ngẩng đầu lên xem, cúi đầu xuống xét” (ngưỡng quan phủ sát) mà đề xuất ra học thuyết “Trời tròn đất vuông” (thiên viên địa phương).
Thời kỳ đầu của thuyết Cái Thiên nói rằng, Trời tựa như là một cái bát lớn úp xuống trùm lên đất có hình như cái bàn cờ, cái thuyết này rất nhiều người hiểu sai, ngỡ rằng Trời là tròn đấy, Đất là vuông đấy, “Lễ Ký: Đại đới lễ” thì nghi vấn: Nếu như quả thực là như vậy, đem Trời tròn úp lên Đất vuông thì 4 gốc của Đất nó lại chẳng lòi ra ngoài mất hay sao?
Rốt cuộc kỳ thực là cái hướng trong phương pháp của việc quan trắc thiên tượng mà thôi, ngẩng lên mà trông trong đêm để khảo sát cực tinh, cúi xuống lúc ban ngày mà tham khảo bóng ảnh, chứ không phải nói về cái hình hài của Thiên Địa là vuông tròn.
Về giai đoạn sau này, các chuyên gia phái Cái Thiên chủ trương rằng, thiên tượng hình tròn giống như cái đấu úp, địa tượng như cái mâm đậy vào (Sách “Chu Bễ toán kinh”: Thiên tượng như cái lồng bàn, địa tượng như cái mâm úp), cả hai đều có hình vòm chính giữa thì cao mà chu vi bốn bề lại thấp, cách kiến giải kiểu này dễ làm cho người ta thông tỏ.
(QNB chú: Thời kỳ đầu của thuyết Cái Thiên chính là thời Xuân Thu, còn giai đoạn phát triển sau này là thuộc về thời Chiến Quốc).
Phái Cái Thiên đứng ở trên bình địa mà quan trắc thiên tượng, chỉ có thể khán từng nửa từng nửa mà thôi, vào ban ngày thì đứng quay về Nam (diện Nam) mà quan sát Thái Dương đông thăng tây lạc (mọc ở Đông mà lặn đằng Tây) lấy Nhật ở giữa trời mà Ngọ; vào ban đêm thì đứng quay mặt về Bắc (diện Bắc) mà theo (độ sáng của) tinh tú đo lường mờ-vừa-tỏ rồi lấy nửa đêm làm Tý. Thông qua những cái ngẳng xem cúi xét như thế này mà ghi chép lại các dấu hiệu, phát hiện là chúng đều có quy luật mà biến hóa đấy nhé. Như vậy, một thiên thể ở trong khi chịu tác động từ quy luật của thiên tượng cũng ảnh hưởng đến sực vật mà nó sở hữu, phải chăng là cũng do sự tương thông vốn có về mối liên hệ theo quy luật của chúng?
Bước triển khai kế tiếp, đem vận dụng những quy luật này vào thực tế, chứng thực từ cái lớn như Trời Đất, cái nhỏ như cỏ cây, mà chẳng kể xa gần, sự không kể to nhỏ, đều không thể vượt khỏi những quy luật tự nhiên như thế. Bởi vì vậy, sau đó liền sản sinh ra Dịch học với Bát quái, Hà đồ, Lạc thư, cùng một loạt các hệ thống đồ tượng ký hiệu tương ứng.
Sở dĩ, Cái Thiên được nói là khởi thủy của Dịch học Trung Quốc, cũng như các đồ tượng Bát quái, Hà đồ, Lạc Thư, đều là do thông qua sự quan sát Thiên Văn mà ghi chép lại, nó phù hợp với từng bước phát triển của Thiên Văn, nó phản ánh những thực thể được quan trắc thiên văn từ phái Cái Thiên.
Hai bức cổ đồ mà phối với Nhị thập bát tú, Bát quái, Bắc đẩu thất tinh, Địa lý, Can Chi, (ở bên trên), đã cho thấy các chuyên gia phái Cái Thiên đã thông qua việc “ngưỡng quan phủ sát” mà quan sát được một loạt các ký hiệu của Dịch học, tuy rằng hậu nhân có không vừa ý, nhưng đại để nó vẫn cứ phản ánh rõ các yếu chỉ của phép quan sát theo Cái Thiên.
1.2 Vận dụng thuyết Cái Thiên Hồn Thiên với Can Chi
Cái Thiên phái với Hồn Thiên phái vốn có rất nhiều điểm không tương đồng, nhưng điểm chủ yếu nhất vẫn cứ phù hợp với sự vận dụng trên Can Chi.
Cái Thiên phái chỉ căn cứ vào việc xem bán diện cho nên tách biệt việc sử dụng Can Chi, vả lại 10 Thiên Can cùng với 12 Địa Chi chỉ dụng Ngũ Lục mà coi như cơ số, như “Nội Kinh” thì đem Thiên Can phân ra thành Ngũ vận và đem Địa Chi phân ra thành Tam dương Tam âm của Lục nguyên, chính là phương pháp biểu diễn nửa vòng chu thiên vậy.
Hồn Thiên phái lại dụng sự kết hợp của Can Chi, biểu diễn 60 hoa giáp, gọi là Hồn Thiên giáp tý, như phương pháp Nạp Âm, nhấn mạnh toàn thể việc phối hợp sử dụng Can Chi.
Cái Thiên, Hồn Thiên, xưa nay phân biệt rõ ràng, thực khó mà sử dụng đồng thời. Thí dụ như trong Bát Tự học vốn có Nạp Âm, sau này bị đào thải, mà chuyên lấy Can Chi Ngũ Hành sinh khắc chế hóa làm phương pháp luận. Lại như Lục Hào chiêm bốc, nguyên cũng có Nạp Âm, nhưng sau này cũng biến thành dụng đơn mà lấy Địa Chi sinh khắc hình hại để luận cát hung. Duy chỉ có Tử Vi Đẩu Số là ngoại lệ, cho thấy nó có quy luật đặc biệt.
1.3 Tử Vi tượng học đích thực là phép xem Cái Thiên
Trời động mà Đất tĩnh, Càn Khôn phân ngôi. Rốt cuộc thì kỳ thực Tử Vi tượng học chính là phép xem Cái Thiên, lất Đất làm bản Thể (hệ tham chiếu) mà xem xét tượng của sao Trời. Đất là tĩnh vì thế mà lấy Thổ của Thái Ất làm tôn, Tử Phủ đều dẫn đôi hệ tinh diệu xoay quanh, chia chu thiên ra hai nửa, xem một nửa mà thấy toàn bộ, đó chính là lý do biến hóa của “Thất chính”, “Nhị thập bát tú” mà thành ra 14 tinh đẩu, và biến hóa của triền xá 12 cung lấy một nửa thành 6 đạo Cái Thiên.
Dần-Thân, Mão-Dậu, Thìn-Tuất, Tị-Hợi, Tý-Ngọ, Sửu-Mùi, chính là 6 đạo lộ của Cái Thiên, theo thứ tự khoảng cách, được Âm Dương mà Cục mang đến số 6, chúng giao hợp Số cũng do bởi từ 1 đến 6.
Dần cung là điểm nguyên thủy khởi Mệnh bàn của môn Đẩu Số, giống như gốc tọa độ của một hệ tọa độ, cho nên Tử Phủ xuất ở Thân mà nhập ở Dần, tức là khởi điểm các cục từ Dậu Ngọ Hợi Thìn Sửu Dần (QNB chú: chính là nói đến “Kê Mã Trư Long Ngưu Hổ” trong cách an sao Tử Vi) đến Dần là Một.
Tổng quát mà nói, sao nào đó đến Dần cung hay đến Thân cung cũng là có cùng chung một cách cục, bởi vì Dần Thân là cùng nằm trên 1 tuyến, chính là đạo lộ thứ nhất của Cái Thiên, gọi là “Dịch Mã tuyến”, cũng là Động thái tuyến, hay còn gọi là Giao hội tuyến. Sáu “nhu tinh” là Cơ, Nguyệt, Lương, Đồng, Cự, Nhật ở tại đây đều giao hội chứ chẳng độc tọa (tại Tý Ngọ, Sửu Mùi, Mão Dậu, Thìn Tuất, Tị Hợi thì còn có độc tọa), chỉ có các “cương tinh” như Sát Phá Tham thì ngoại lệ (tức là có độc tọa đơn tinh trên trục Dần Thân). Cái lý tương tự, bất kể đơn tinh hay song tinh lạc nhập Mão hay Dậu, Thìn hay Tuất, Tị hay Hợi, Tý hay Ngọ, Sửu hay Mùi, cũng đúng như vậy.
Cho dù cung nào đó vô tinh, cũng phải “tá nhập” (mượn nhập) tinh ở đối cung mà nghiên cứu, có thể nói “Tam hợp bất như đối chiếu” (tam hợp chiếu không bằng đối chiếu), đây chẳng phải là là một biểu hiện khác của phép luận theo Cái Thiên đó ru?
“Nội kinh” cũng là phép luận Cái Thiên, bởi vì chỉ xem bán diện, cho nên mới đem 12 Địa Chi mà phân ra làm Tý Ngọ, Sửu Mùi, Dần Thân, Mão Dậu, Thìn Tuất, Tị Hợi, 6 nhóm bao gồm có âm dương, mỗi nhóm tương hỗ về mâu thuẫn, lấy Dần Thân, Mão Dậu, Thìn Tuất làm Thiếu Dương, Dương Minh cùng Thái Dương; lấy Tị Hợi, Tý Ngọ, Sửu Mùi làm Quyết Âm, Thiếu Âm cùng Thái Âm, vị chi là “Tam âm Tam dương”, hợp xưng là “lục nguyên”. Bởi vậy có thể thấy được “Nội kinh” có tồn tại 6 đạo của Cái Thiên.
Tiết thứ hai: Nhật Nguyệt
Nhật Nguyệt tức Thái Dương với Nguyệt Lượng (hình cầu), Thái Dương gọi tắt là “Nhật” còn Nguyệt Lượng gọi tắt là “Nguyệt”, tên cổ gọi là Thái Âm. Chúng là những thiên thể có quan hệ với Địa Cầu đúng thực là cực kỳ mật thiết. Loài người hiện nay đã biết Lịch Pháp với cặp tinh thể này có mối quan hệ trực tiếp. Ở trong môn Tử Vi Đẩu Số thì có Thái Dương tinh với Thái Âm tinh là cặp sao đối ứng. Vả lại áp dụng với Thái Dương cùng Nguyệt Lượng cũng tương quan về Âm Dương đắp đổi.
2.1 Mối quan hệ của Địa Cầu với Thái Dương theo đúng tri thức khoa học thiên văn
Ngày nay Thiên Văn học hiện đại chính là quan sát theo Hồn Thiên, trước hết lý giải quan sát hệ tham chiếu của vũ trụ chính là Địa Cầu.
Địa Cầu là một hành tinh thành viên của hệ mặt Trời. Địa cầu cùng lúc vừa quay quanh Thái Dương nhưng nó cũng vừa tự xoay quanh Địa trục của mình.
Địa Cầu xoay quanh Địa trục gọi là tự quay, giả sử chúng ta ở tại xích đạo thì phía tay trái đích thị là hướng Đông, phía tay phải đích thị là Tây (QNB chú: họ mặc định hiểu là mặt luôn hướng về Nam), phép tự quay của Địa Cầu là từ Tây sang Đông. Một vòng tự xoay của Địa cầu ước chừng khoảng 24 giờ nhỏ (tiểu thì), trên thực tế thì chính xác là 23 giờ 56 phút 46 giây), thời gian này là 1 ngày đêm.
Địa cầu từ Tây đi vòng quanh, hướng về phía Đông mà xoay quanh Thái Dương gọi là chu trình quay, và chu trình quay này là một vòng tròn khép kín có hình elip. Quỹ đạo mà Địa cầu xoay quanh Thái Dương có độ dài khoảng chừng chín trăm ba mươi triệu km. Bởi vì quỹ đạo này có hình elip cho nên Địa Cầu có lúc thì gần với Thái Dương, có lúc lại xa so với Thái Dương. Trái đất đi trên quỹ đạo quanh mặt trời với vận tốc 29.8 km/s, và trải qua 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây là đi được 1 vòng xung quanh mặt trời. Người ta lấy thời gian này mà quy định là 1 năm.
Trái đất xoay quanh mặt trời với một đặc điểm quan trọng, chính là trục tự xoay của nó xiên nghiêng đối với mặt phẳng của quỹ đạo quanh mặt trời, hình thành 1 góc là 66 độ 30 phút. Hơn nữa, trong quá trình xoay quanh mặt trời thì trục của trái đất luôn luôn chỉ về hướng sao Bắc Cực.
Thái Dương là trung tâm của Thái Dương hệ, và nó cách trái đất một cự ly trung bình khoảng 1 trăm năm mươi triệu km, khối lượng trung bình gấp 333 ngàn lần khối lượng trái đất. Mặt Trời mà ta nhìn thấy trên không trung đó chính là sự biểu kiến.
QNB chú: lược bỏ một đoạn khá dài về các thông số của Mặt Trời theo thiên văn học hiện đại như, nhiệt độ, thành phần hóa học của vật chất trên Mặt trời, điểm đen,…
2.2 Nguyên nhân hình thành Ngày, Đêm và Bốn mùa
Địa Cầu tự xoay từ Tây sang Đông, hướng một mặt về phía Thái Dương mà nhận ánh dương quang chiếu tới, đó là Ban Ngày. Còn nửa lưng kia của địa cầu là Đêm tối. Bởi vì địa cầu luôn luôn tự xoay quanh trục của mình, cho nên các địa phương ở trên địa cầu đều có hiện tượng thay đổi từ ngày qua đêm. Và các địa phương phía Đông sẽ thấy Mặt trời sớm hơn các địa phương ở phía Tây.
Vì trục Trái Đất luôn nghiêng một góc 23.5 độ trong khi xoay quanh Mặt Trời, nên lượng ánh sáng và đồng thời là lượng nhiệt mà các phần bề mặt của trái đất nhận được từ sự chiếu xạ của Mặt Trời là không đều nhau. Có nơi nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt lượng hơn, ngày cũng dài hơn thì gọi thời gian đó là mùa Hè. Đến khi chính nơi ấy nhận được ít ánh sáng và lượng nhiệt, đêm lại dài hơn thì gọi thời gian đó là mùa Đông. Có 2 khoảng thời gian mà 2 nửa bán cầu nhận được lượng nhiệt tương đối đều nhau, ngày và đêm có thời gian tương đương nhau, đó là vào 2 mùa Xuân và Thu.
2.3 Mặt Trăng theo tri thức khoa học thiên văn
Nguyệt cầu là thiên thể ở gần với Địa cầu nhất, khoảng cách trung bình là 384400 km, với hình dạng là một khối cầu tròn vành vạnh. Đường kính trung bình khoảng 3476 km, diện tích là 38 triệu km vuông, khối lượng vào khoảng 1/80 khối lượng của trái đất. Trên bề mặt của Mặt Trăng hầu như không có khí quyển và hơi nước.
Mặt Trăng quay quanh Trái Đất với hướng từ Tây qua Đông, theo quỹ đạo hình elip, nên mới có điểm Cận và điểm Viễn theo cự ly khoảng cách từ nó tới Trái Đất. Mỗi ngày, vào cùng một giờ so với ngày hôm qua, ta thấy Mặt Trăng mọc đến đúng địa điểm mà nó đã ở đó về phía Tây là chậm đi 50 phút. Trung bình cứ 27.3 ngày thì đi hết một vòng quỹ đạo quanh Trái Đất. Nhưng trong khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất thì Trái Đất cũng đang quay quanh Mặt Trời, do đó khoảng thời gian giữa 2 lần Trăng tròn (ngày Rằm) là ước chừng 29.53 ngày.
Mặt Trăng không phát ra ánh sáng, mà cũng như Trái Đất, nó chỉ phản chiếu ánh sáng của Mặt Trời mà thôi. Từ lúc bắt đầu “Trăng non” (Sóc), thì các trình tự của Nguyệt Tướng là Sóc, Thượng Huyền, Vọng, Hạ Huyền. Thời gian từ ngày Sóc (mồng 1) tới Thượng Huyền là 7 ngày, rồi 7 ngày tiếp theo là sẽ đến Vọng (rằm). Khi ở các thời điểm Thượng Huyền và Hạ Huyền thì Mặt Trăng có hình bán nguyệt, nhưng ở Thượng Huyền thì nửa sáng nằm ở phía Tây còn vào Hạ Huyền thì nửa sáng ở phía Đông.
Vì Mặt Trăng xoay quanh Trái Đất, trong khi Trái Đất lại xoay quay Mặt Trời, cho nên có lúc Mặt Trăng sẽ nằm ở vị trí giữa của khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời, do đó nó không phản chiếu chút ánh sáng nào từ Mặt Trời xuống Trái Đất được. Thời gian lúc đó được gọi là không trăng hoặc là Trăng Non. Và bắt đầu đánh dấu ngày Sóc, ngày mồng Một – thời điểm khởi đầu của một tháng Sóc Vọng âm lịch.
2.4 Sơ lược về Nhật Thực và Nguyệt Thực
Để xảy ra Nhật Thực thì phải thỏa mãn 2 điều kiện, đó là:
– Phải nhất định là vào ngày Sóc.
– Mặt Trăng phải đi sát đến điểm giao của 2 đường Hoàng Đạo với Bạch Đạo.
Hoàng Đạo là đường đi của Trái Đất quanh Mặt Trời và Bạch Đạo là đường đi của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Các đường đi được chiếu lên trên Thiên cầu. Hai mặt phẳng của 2 quỹ đạo này lệch nhau một góc 5 độ 9 phút, cho nên không phải ngày Sóc nào cũng xuất hiện Nhật thực.
Nhật Thực có thể phân làm 3 loại là: Nhật Thực toàn phần, Nhật Thực từng phần và Nhật Thực vành khăn.
Nguyên lý xảy ra Nguyệt thực so với Nhật Thực thì còn đơn giản hơn nhiều, đó là do khi Trái Đất nằm ở giữa khoảng cách từ Mặt Trăng tới Mặt Trời, khiến choTrái Đất sẽ che khuất ánh sáng chiếu từ Mặt Trời đến Mặt Trăng, cũng đồng nghĩa là bóng của Trái Đất lúc đó đang bao trùm lên bề mặt của mặt Trăng nên Mặt Trăng không thể phản chiếu ánh sáng Mặt Trời về phía Trái Đất được nữa.
Nguyệt Thực chỉ có 2 loại là Nguyệt Thực toàn phần và Nguyệt Thực từng phần.
2.5 Hoàng Đạo
Tử Vi tượng học với Hoàng Đạo thì không có liên quan trực tiếp, nhưng mà Hoàng Đạo lại là một nội dung rất quan trọng của Lịch pháp.
Do Trái Đất quay quanh Mặt Trời, nên từ mặt đất mà quan sát thì Hoàng Đạo là đường quỹ đạo của Thái Dương trên Thiên Cầu. Hoàng đạo lấy điểm Xuân Phân làm điểm khởi đầu, kinh độ của nó gọi là Hoàng Kinh, vĩ độ của nó gọi là Hoàng Vĩ. Trong đó, 4 điểm hoàng kinh 0 độ, 90 độ, 180 độ, 270 độ được gọi là điểm Xuân Phân, điểm Hạ Chí, điểm Thu Phân và điểm Đông Chí. Người xưa quen gọi là “Nhị Phân nhị Chí”.
Trên mặt phẳng kéo dài vô hạn của xích đạo địa cầu, nó sẽ cắt Thiên Cầu tạo thành một vòng tròn lớn gọi là Thiên Xích Đạo. Thiên xích đạo này giao với Hoàng đạo ở 2 điểm là Xuân phân và Thu phân, góc giao của chúng được gọi là góc giao hoàng xích (ước chừng 24 độ), đây là thuyết hoàng đạo vơi xích đạo của phép xem Hồn Thiên.
Trên Thiên Cầu mà lấy hoàng đạo làm khu vực hình vành khuyên trung tâm, gọi là vành đai Hoàng đạo, với bề rộng khoảng 16 độ, mỗi phía Nam Bắc đều 8 độ, thì ngoại trừ Diêm Vương tinh, thì Nhật Nguyệt và các hành tinh trong Thái Dương hệ đều di chuyển trong vành đai Hoàng Đạo.
Theo biểu hiện của Thái Dương ở trên các vị trí của Hoàng đạo mà người xưa đem phân chia vành đai Hoàng đạo thành 12 đoạn, gọi là Hoàng đạo thập nhị cung, lấy đích danh của chòm sao ở đó mà đặt tên. Lấy điểm Xuân Phân làm điểm khởi đầu, theo thứ tự của Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Thất Nữ, Thiên Xứng, Thiên Hạt, Nhân Mã, Ma Yết, Bảo Bình, Song Ngư.
Người Trung Quốc xưa đã căn cứ vào vị trí của Thái Dương ở trên Hoàng Đạo mà phát minh ra một phương pháp phân chia Hoàng Đạo thành 24 Tiết Khí. Đó là 24 đoạn mà mỗi đoạn bình quân khoảng 15 ngày, cùng với Hoàng đạo thập nhị cung có sự đối ứng chuẩn xác.
Tên gọi của 24 Tiết Khí đối ứng với hàm nghĩa của mối quan hệ giữa sinh vật với khí hậu như sau:
Lập Xuân: thì Lập có ý nghĩa khởi đầu, Xuân là sự rục rịch, biểu thị rằng vạn vặt bắt đầu có sinh khí, vào ngày này thời kỳ của mùa Xuân bắt đầu.
Vũ Thủy: giáng Vũ khai Thủy (bắt đầu mưa xuống).
Kinh Chập: Vang động tiếng Sấm mùa Xuân, kinh động đến những sinh vật có giấc ngủ đông trong lòng đất, bắt đầu chui lên khỏi mặt đất để hoạt động.
Xuân Phân: đây chính là điểm trung tâm của 90 ngày mùa Xuân, ngày và đêm có thời gian tương đồng. Người xưa còn gọi Xuân Phân với Thu Phân là “Trú Dạ phân”, tức “phần Ngày Đêm”.
Thanh Minh: Trời trong trẻo sáng sủa thuần khiết, khí hậu ấm cúng, bắt đầu chồi lộc nảy nở sum xuê.
Cốc Vũ: Mưa xuống sinh cho ý nguyện của các loại cây lương thực, biểu thị rằng nước mưa bắt đầu tăng nhiều.
Lập Hạ: Ngày Hè bắt đầu, vạn vật dần dần nương theo khí hậu ấm áp để mà sinh trưởng.
Tiểu Mãn: Mãn ở đây là để ám chỉ hạt giống sung mãn, lúa và các loại cây mùa hè lúc này bắt đầu kết trái cũng như là trổ đòng đòng, sắp sung mãn, mẩy hạt.
Mang Chủng: bắt đầu có sự chín chắn ở các cây trồng, lúc này cũng là lúc mà mùa vụ bận rộn nhất của việc thu hoạch các cây trồng từ mùa xuân.
Hạ Chí: Ban ngày rất dài, ban đêm rất ngắn, vào ngày này thì Thái Dương ở vị trí tối cao trên vòm trời, và bóng nắng ngắn nhất, cổ đại còn gọi ngày này là “Nhật Bắc chí” hoặc là “Trường Nhật chí”.
Tiểu Thử: với Thử chính là rất nóng nực, lúc này vẫn chưa đạt đến nhiệt độ cao nhất.
Đại Thử: là lúc mà mức độ nóng nực cũng như nhiệt độ là cao nhất.
Lập Thu: ngày Thu bắt đầu, cây cối gần chín chắn.
Xử Thử: với Xử có nghĩa là ngưng lại, biểu thị cái khí nóng nực (Thử) đến lúc chấm dứt.
Bạch Lộ: Thủy khí trên mặt đất ngưng kết lại thành sương, có sắc trắng, khí trời bắt đầu chuyển sang mát mẻ.
Thu Phân: chính là điểm chính giữa của thời gian 90 ngày mùa Thu, ngày này có thời gian của Ngày và Đêm dài như nhau, giống như lúc Xuân Phân, Thái Dương theo Chính Đông mà mọc lên và theo Chính Tây mà lặn xuống.
Hàn Lộ: Sương nước lúc trước thì trắng mà sau thì lạnh, khí hậu đang dần chuyển sang lạnh.
Sương Giáng: Sương lạnh đã đến.
Lập Đông: với Đông có nghĩa là cuối cùng, ý tứ là cây trồng sau khi thu hoạch thì phải cất giữ, bảo tồn. Vào ngày này là bắt đầu mùa Đông đến.
Tiểu Tuyết: bắt đầu có tuyết rơi, nhưng vẫn còn chưa nhiều.
Đại Tuyết: Lương Tuyết xuống đã từ ít mà thành nhiều rồi.
Đông Chí: vào chính Ngọ của ngày này thì Thái Dương ở vị trí thấp nhất trên vòm trời, ban ngày ngắn nhất và ban đêm dài nhất trong năm. Cổ đại còn gọi là “Đoản nhật chí” hoặc là “Nhật Nam Chí”.
Tiểu Hàn: Khí lạnh tích lũy lâu ngày mà thành ra giá rét, nhưng lúc này vẫn chưa đến cực điểm.
Đại Hàn: Sự giá rét đã đến cực điểm.
Danh xưng của Tiết Khí phần lớn là mô tả mối quan hệ và phản ứng của vạn vật đối với khí hậu, nói về lúc khởi điểm hay là trung điểm của thời gian mùa vụ, lấy làm phương tiện cho việc canh nông.
Bởi vì trên thực tế Tiết Khí phản ánh sự thay đổi của khí hậu ứng với chỗ vận hành của Thái Dương, cho nên 24 Tiết Khí là sản phẩm tự nhiên của dương lịch, không có liên quan tới âm lịch. Để điều hợp sự khác biệt của năm dương lịch hồi quy với âm lịch tính theo trăng, nông lịch dùng 24 Tiết Khí cứ số chẵn thì gọi là Trung Khí – gọi tắt là Khí, số lẻ thì gọi là Tiết Khí – gọi tắt là Tiết, mà lại còn đem mỗi Trung Khí tiêu chuẩn hóa vào trong các tuần trăng nông lịch, như Vũ Thủy thì định là ở tháng Giêng, Xuân Phân thì định ở tháng Hai, Cốc Vũ định tại tháng Ba,… cứ thế suy ra. Ngoài ra, tên tháng cũng phải hòa hợp đối ứng với Trung Khí.
Trong 24 Tiết Khí lấy Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu, Thu Phân, Lập Đông và Đông Chí làm 8 Tiết Khí tối trọng yếu. Mỗi cái ước chừng cách nhau 46 ngày. Mỗi một năm phân làm bốn mùa, lấy “Lập” mà biểu thị Tiết ở sự bắt đầu của mỗi mùa, lấy “Phân” với “Chí” để biểu thị Tiết ở giữa của mùa.
Vì công lịch với Tiết Khí đều y theo năm Mặt Trời quy định, cho nên công lịch với 24 Tiết Khí có sự đối ứng tương đối chuẩn xác, trước sau đều không có sự sai lệch quá 2 ngày. Người ta tổng kết ra ca quyết dưới đây (mỗi chữ là một Tiết Khí):
Tiết khí ca:
Xuân vũ kinh xuân thanh cốc thiên,
Hạ mãn mang hạ thử tương liên;
Thu thử bạch thu hàn sương giáng,
Đông tuyết tuyết đông tiểu đại hàn.
Thượng bán niên lục nhật nhập nhất,
Hạ bán niên bát nhật nhập tam;
Mỗi niên nhị nguyệt khai thủy toán,
Tối đa tương soa nhất lưỡng thiên.
(Xin độc giả xem lại bảng chi tiết vầ 24 Tiết Khí bên trên, trong bài này thì khổ thơ sau nói về cách nửa năm đầu thì dùng ngày 6 và ngày 21 để định Tiết Khí, còn nửa năm sau thì dùng ngày 8 và ngày 23. Mỗi năm dùng tháng 2, tức là vào Xuân Phân, lúc mặt trời ở kinh độ 0 để bắt đầu tính, tối đa của sự lệch các Tiết Khí là không được sai quá 2 ngày).
Đó là bởi vì Địa Cầu chuyển động với quỹ đạo hình elip quanh Mặt Trời, cho nên tại nơi gần với điểm cận mặt trời nhất thì nó di chuyển với tốc độ khá nhanh, còn tại nơi cần với điểm xa mặt trời nhất thì nó di chuyển với tốc độ chậm.
2.6 Bạch Đạo
Bạch Đạo tức là lấy mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng quay quanh Địa Cầu kéo dài vô hạn ra giao với Thiên Cầu thành một vòng tròn lớn. Mặt Trăng vốn quay quanh Địa Cầu một vòng hết 27 ngày 7 giờ 43 phút, nhưng đồng thời Mặt Trăng lại theo Trái Đất mà chuyển động xung quanh Mặt Trời, cho nên một chu kỳ Nguyệt Tướng với tháng Sóc Vọng luôn là 29 ngày 12 giờ 44 phút.
Mối tương quan các loại hình thái ánh trăng thuộc Hối Sóc, Thượng Huyền, Hạ Huyền chính là được hiểu dưới dạng Tướng vị (vị trí của đại lượng có sự biến đổi theo biểu đồ hình sin), xin tham khảo thêm kiến thức về nguyệt cầu ở tiết 1. Cần phải chú ý rằng, mỗi tháng trong nông lịch đều lấy ngày Sóc (tức là ngày mà không thấy ánh trăng) để làm ngày đầu tiên trong tháng.
Bởi vì quỹ đạo của Mặt Trăng là có dạng hình elip, nó vận hành với tốc độ có lúc chậm lúc nhanh, cổ nhân tổng kết là:
Mỗi tháng từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 4 thì mặt trăng tiến rất nhanh – mỗi ngày đêm đi khoảng hơn 14 độ,
từ ngày mồng 5 tới ngày mồng 8 thì tốc độ tiến mỗi ngày đêm đi khoảng hơn 13 độ,
từ ngày mồng 9 tới ngày 19 tốc độ rất chậm – chỉ khoảng hơn 12 độ một ngày đêm,
từ ngày 20 tới ngày 23 thì mặt trăng lại di chuyển với tốc độ hơn 13 độ một ngày đêm,
từ ngày 24 đến ngày 30 thì mỗi ngày đêm lại di chuyển khoảng hơn 14 độ một ngày đêm.
Do Mặt Trăng có kỳ vận chuyển là hơn 27 ngày, trong khi đó lại có 28 chòm sao, thành ra gần như mỗi một ngày đêm thì Mặt Trăng đi qua 1 chòm sao. Theo đó mà người xưa đã coi Mặt Trăng cùng với Nhị Thập Bát Tú có sự đối ứng qua lại (có sự bất đồng về kiến giải, chưa phân biệt rõ thực hư, cái này là ở trong thuyết của Lục Nhâm):
Chính nguyệt sơ nhất khởi vu Thất;
Nhị nguyệt sơ nhất khởi vu Khuê;
Tam nguyệt sơ nhất khởi vu Vị;
Tứ nguyệt sơ nhất khởi vu Tất;
Ngũ nguyệt sơ nhất khởi vu Sâm;
Lục nguyệt sơ nhất khởi vu Quỷ;
Thất nguyệt sơ nhất khởi vu Trương;
Bát nguyệt sơ nhất khởi vu Giác;
Cửu nguyệt sơ nhất khởi vu Đê;
Thập nguyệt sơ nhất khởi vu Vĩ;
Đông nguyệt sơ nhất khởi vu Đẩu;
Tịch nguyệt sơ nhất khởi vu Hư.
(QNB chú: tức là ứng với mồng Một của Tháng Giêng thì ở sao Thất,… mồng Một tháng Chạp thì ở sao Hư)
Mỗi tháng khởi ở mồng Một,
Mỗi ngày đi được 1 chòm sao
Gặp Khuê, Trương, Tỉnh, Dực, Đê
Thì lưu lại một ngày
Đếm tới ngày âm lịch, tức chỗ của Thái Âm.
Cái này thuộc diện đạo đồ cổ về Nguyệt (bên dưới), dành cho tham khảo nghiên cứu
2.7 Đông Hạ thì tập trung vào Nhật (Đông Hạ trí Nhật), và Xuân Thu thì tập trung vào Nguyệt (Xuân Thu trí Nguyệt)
Lấy 12 Địa Chi, 28 Tú, phối ở đồ hình 12 cung viên, có thể biết chỗ Tị Ngọ Mùi 3 cung là Tung hệ, còn Dần Mão Thìn 3 cung là Hoành hệ, trước thì lấy Xuân Thu tập trung vào Nguyệt để tính toán, sau thì dùng lấy Đông Hạ tập trung vào Nhật để tính toán. Cho nên “Nội Kinh” lấy Tị Hợi, Tý Ngọ, Sửu Mùi làm Tam Âm, lấy Dần Thân, Mão Dậu, Thìn Tuất làm Tam Dương.
Lấy Đông Chí làm điểm khởi đầu, tất Thái Dương xuất ở giờ Thìn và nhập ở giờ Thân. Xuân Thu Phân thì tất Thái Dương xuất ở giờ Mão mà nhập ở giờ Dậu. Hạ Chí tất Thái Dương xuất ở Dần mà nhập ở Tuất. Đó được gọi là “Nhật hành tam đạo” (3 con đường vận hành của Nhật), tức là Đông Hạ thì tập trung vào quy luật của Nhật.
Nếu như lấy Xuân Phân làm điểm khởi đầu, thì Thái Âm xuất ở Hợi mà nhập ở Tị. Nhị Chí thì tất Thái Âm xuất ở Tý mà nhập ở Ngọ. Thu Phân thì Thái Âm xuất ở Sửu mà nhập ở Mùi. Được gọi là “Nguyệt hành tam đạo” (3 con đường vận hành của Nguyệt), tức là Xuân Thu thì tập trung vào quy luật của Nguyệt.
Chuyên gia phái Cái Thiên lấy Xuân Thu tập trung vào Nguyệt, đem thời gian Xuân Thu Phân mà có ngày đêm bằng nhau chia đều thành 180 độ, cảm thấy Nhật đi 1 độ, Thái Âm ở trên Nguyệt đạo đi 13 độ lẻ 7/19, được gọi là “Nguyệt hành bội ly” (Nguyệt vận hành với khoảng cách gấp bội phần).
2.8 Tử Vi với Nhật Nguyệt
Sách “Thái Ất Tinh Kinh”, chương Thiên Văn có viết:
Thiên tả toàn, tự đông nhi tây, chu thiên thập nhị thì, thị vi nhất nhật, cố trú dạ tương thế. Nhật hữu toàn, tự tây hướng đông, chu thiên tam bách lục thập ngũ nhật tứ phân chi nhất, thị vi nhất tuế, cố hàn thử tương dịch. Nguyệt hữu toàn, tự tây hướng đông, chu thiên nhị thập thất nhật tam phân chi nhất; nguyệt vô quang, dĩ nhật quang thành tượng, nhân hữu sóc vọng, sóc nhi phục sóc, nhị thập cửu nhật nhị phân chi nhất, thị vi nhất nguyệt, cố doanh khuy tương gian.
=
Trời xoay về bên trái (ngược chiều kim đồng hồ), từ Đông sang Tây, vòng Chu Thiên là 12 canh giờ, chính là một ngày, cho nên ban ngày ban đêm thay nhau đắp đổi. Nhật quay về bên phải (thuận chiều kim đồng hồ), từ Tây sang Đông, vòng Chu Thiên là 365 lẻ 1/4 ngày, chính là một năm, cho nên nóng lạnh thay nhau đổi trao. Nguyệt quay về bên phải, từ Tây sang Đông, vòng Chu Thiên là 27 lẻ 1/3 ngày, Nguyệt chẳng có ánh sáng, lấy ánh sáng của Nhật thành tượng, theo đó mà có Sóc Vọng, từ Sóc này đến Sóc kế tiếp là 29 lẻ 1/2 ngày, chính là một tháng, cho nên có tròn có khuyết đan xen.
“Trời xoay về bên trái” (Thiên tả toàn), tức là cái lý của việc Địa Cầu tự xoay ngày nay, nguyên nhân là do phái Cái Thiên lấy Địa làm Bản Thể, mà do Địa Cầu tự xoay cho nên thấy như là bầu Trời xoay về bên trái, bởi vậy phân chia thành 12 giờ, chính là tham số thời gian của Tử Vi. (QNB chú: xin lưu ý rằng đây là nói trong sách Thái Ất Tinh Kinh, người quan sát đứng ở mặt đất, nhìn về phía Bắc = diện Bắc, để quan sát ngôi sao Thái Ất = sao Bắc Cực, cho nên mới thấy bầu trời như đang quay quanh ngôi Thái Ất chí tôn, từ phía Đông ở bên tay phải mà xoay về bên trái là phía Tây).
Cái cụm “Ngày đêm thay nhau đắp đổi” (Trú dạ tương thế) chính là vào lúc 23h:00 của Lịch của phương Tây ngày nay, tức lúc 11 giờ 0 phút 0 giây của đêm ngày hôm trước (Cái thuyết giờ Tý sớm với giờ Tý muộn là sai lầm không chấp nhận được, khiến cho để lại di hại vô cùng).
Thuật Tử Vi lấy Tháng và Giờ để mà xác định Mệnh cung, nguyên nhân thì cổ thư diễn đạt không thỏa đáng, thành ra các học giả lý giải loằng ngoằng. Nghiên cứu kỹ thì thực ra chính là lấy giờ Tý làm kim la bàn chỉ hướng, lấy thêm bàn pháp để mà quan sát (tham khảo thêm chương 1 nhân đạo mệnh học cương), thì sẽ rõ ràng ngay cái ý của nó.
Cái gọi là “Đông Hạ trí Nhật” nguyên nhân do thuật Thất Chính Tứ Dư lấy Nhật làm chủ, cho nên lấy Thái Dương xuất Mão nhập Dậu của Xuân Thu nhị Phân mà làm chuẩn, tức là áp dụng việc lấy chi Mão trong 3 “Tung” là giờ Mão để mà làm kim chỉ nam Lập Mệnh.
Cái gọi là “Xuân Thu trí Nguyệt”, nguyên nhân là do Đẩu Số lấy Nguyệt làm chủ, lại lấy Thái Âm xuất Tý nhập Ngọ của Đông Hạ nhị Chí mà làm chuẩn, tức là lấy giờ Tý trong 3 “Hoành” để làm kim chỉ nam Lập Mệnh.
Đây chính là nguyên lý Lập Mệnh ở trong các thuật Thất Chính Tứ Dư với Tử Vi Đẩu Số.
(QNB chú: tam Tung với tam Hoành, xem lại ở mục 2.7 thì sẽ rõ).
Lấy Địa làm bản thể (hệ tham chiếu), thì Nhật Nguyệt có vẻ như là đều theo bầu trời mà quay về bên trái, nhưng Nhật Nguyệt tự riêng nó cũng vận chuyển về phía bên phải, Thái Dương lấy 365.2425 làm một chu kỳ hoàn thành trên vòng Hoàng Đạo, gọi là “Tuế chu” (chu kỳ 1 năm), tức là ngày nay được hiểu rằng Trái Đất quay được 1 vòng trên quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời. Bởi vì Tử Vi Đẩu Số lấy Nguyệt làm chủ, cho nên một niên chu là 354 hoặc 355 ngày, năm nhuận có 383 hoặc 384 ngày, mà không có liên quan gì đến chu kỳ của Thái Dương trên Hoàng Đạo cả.
Chu kỳ quay quanh Địa Cầu của Nguyệt vốn chỉ là 27.33 ngày, do lấy Địa làm bản thể cho nên không thể xem kỹ, (khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất thì Trái Đất cũng đang đồng thời quay quanh Mặt Trời) duy chỉ có thể quan sát chu kỳ Sóc Vọng của Nguyệt Tướng, gọi là “tháng Sóc Vọng” với chu kỳ của nó là 29.53 ngày, đó là nguyên nhân mà Lịch Pháp phân chia tháng đủ thì có 30 ngày, tháng thiếu thì có 29 ngày, bình quân là có 29 lẻ 1/2 ngày.
Tử Vi lấy số ngày của lịch Thái Âm để phối hợp với Nạp Âm cung khí để mà xác định Tử Vi tọa lạc ở cung nào, lấy Thái Âm làm chủ, mà không giống với thuật Thất Chính Tứ Dư lấy Nhật làm chủ, quả thực là “Nguyệt Tướng pháp”.
“Thái Ất Tinh Kinh” viết:
Nhật hành nhất độ, nguyệt hành thập tam độ thập cửu phân chi thất, cố nhất chương thập cửu niên, thất nhuận, nhuận hữu thập tam nguyệt.
=
Nhật hành 1 độ, Nguyệt hành 13 độ lẻ 7/19, chu nên cứ một kỳ 19 năm (QNB chú: thuật ngữ Thiên Văn cổ gọi 1 kỳ 19 năm = 1 Chương) lại có 7 năm nhuận, mỗi năm nhuận có 13 tháng.
Cái này chính là vấn đề “Nguyệt hành bội ly” của Thiên Văn học cổ. Tại sao mà mỗi Chương có 7 Nhuận, cùng với “Nguyệt hành bội ly” trùng khớp như thế? Việc này là cái kỳ diệu của Thiên Địa, quả thực không phải là cái mà tâm lực thiển cận của Minh Đăng tôi có thể sáng tỏ được vậy.
Tiết thứ 3: Lịch Pháp
3.1 Thuật sơ lược về Lịch Pháp
Lịch Pháp chính là phương pháp tính toán các đơn vị thời gian Năm Tháng Ngày Giờ, theo một tổ hợp quy tắc nhất định, tạo điều kiện cho loài người có thể tính toán rõ ràng một hệ thống thời gian dài hạn. Từ cổ chí kim, trong và ngoài nước thì có rất nhiều cách làm lịch, nhưng mà xét cho tới cùng thì không nằm ngoài 3 loại là: Thái Dương lịch, Thái Âm lịch, và Âm Dương hợp lịch. Ngoài ra Trung Quốc còn có một bộ lịch pháp ghi chép lại hệ thống Can Chi (Can Chi không phải là lịch pháp, mà nó chỉ là một loại phương pháp ghi chép của thời gian, để rõ hơn thì xem trong cương lĩnh của ngũ hành số học).
Trong ba loại lịch pháp trên, thì Năm với Ngày căn cứ theo yếu tố của Thiên Tượng gọi là Dương lịch. Tháng với Ngày căn cứ theo yếu tố của Thiên Tượng gọi là Âm lịch. Năm Tháng Ngày đều căn cứ vào yếu tố Thiên Tượng gọi là Âm Dương hợp lịch.
Thái Dương lịch là hoàn toàn căn cứ vào quy luật Địa Cầu quay quanh Thái Dương mà đặt ra lịch pháp, Dương lịch hiện tại chính là 1 dạng thông dụng (thuộc nhóm Cao Thụy lịch) của Thái Dương lịch, nó hoàn toàn không suy xét đến các tình huống mà Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
Thái Âm lịch là dựa vào quy luật mà Mặt Trăng quay quanh Trái Đất để mà đặt ra lịch pháp. Thời cổ đại, người ta đã tổng hợp quy luật tròn khuyết của Mặt Trăng, lấy cái ngày mà Trăng tròn gọi là ngày Vọng, lấy cái ngày mà hoàn toàn không có Trăng gọi là ngày Sóc, quy định mỗi tháng thì ngày mồng Một là ngày Sóc, mỗi tháng thì ngày 15 hoặc 16 là ngày Vọng. Bởi vì Nguyệt Tướng có chu kỳ là 29.53 ngày, cho nên lại phân chia ra có tháng đủ 30 ngày và có tháng thiếu 29 ngày, cứ lấy ngày đầu tháng nhất định là Sóc, ngày giữa tháng nhất định là vọng, đây chính là Thái Âm lịch thuần túy.
Do quy tắc ấy không quan tâm đến các tình huống của năm hồi quy (tức là năm mặt trời), thời gian một ngày là bao lâu, cho nên sẽ gặp phải tình huống mà mùa hạ xuất hiện ở tháng 11 hay tháng 12, khiến cho có sự bất lợi đối với việc canh nông cũng như các hoạt động xã hội. Chính vì vậy đã tự nhiên đưa đến nhu cầu sinh ra một loại lịch pháp mới, đó là loại hợp lịch để điều hòa giữa Thái Âm lịch với Tiết khí, gọi là Âm Dương hợp lịch.
Âm Dương hợp lịch là loại lịch pháp mà vừa dựa vào sự Tròn hay Khuyết của Mặt Trăng, lại vừa khảo sát trù định tháng Nhuận sao cho cân đối với năm mặt trời. Cho nên trên thực tế nó phải chú ý đồng thời đến cả Hoàng Đạo (Thái Dương chu kỳ) và Bạch Đạo (Thái Âm chu kỳ).
Âm Dương hợp lịch lấy nông lịch làm điển hình, nông lịch ước chừng có tới 1 vạn năm lịch sử, lấy lịch pháp triều Hạ để làm đại biểu, cho nên gọi là “Hạ lịch”. Trừ thời Thái Bình Thiên quốc ban hành “Thiên lịch” ra, trước cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc thì lịch pháp đều thuộc về Âm Dương hợp lịch. Ngoài những đặc thù là đã coi trọng Nguyệt Tướng tròn khuyết như thế nào, lại kiêm cả biểu thị Tiết Khí nóng lạnh ra làm sao, độ dài của tháng đều dựa vào thiên tượng. Lịch tháng với lịch năm quả thực là có giá trị quân bình ở tháng Sóc Vọng với năm Mặt Trời, tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày, mỗi tháng lấy Nguyệt Tướng mà khởi điểm, trung bình 1 năm có 12 tháng, có 354 hoặc 355 ngày, cứ 19 năm lại có 7 năm nhuận; năm nhuận có 13 tháng và cả năm có 384 hoặc là 385 ngày.
Từ xưa tới nay, nông lịch đều là lịch pháp có thành văn, lịch sử từ thời khai thủy Chuyên Húc lịch, trước sau đã có cả thảy 94 lần thay đổi lịch, xuất hiện rất nhiều lịch pháp như Chuyên Húc lịch (từ thời tối cổ cho đến thời Hán), Tứ Phân lịch (thời kỳ Chiến Quốc), Thái Sơ lịch (Đông Hán), Tam Thống lịch (Tây Hán), Càn Tượng lịch (Tam quốc – Ngô), Cảnh Sơ lịch (Tam quốc – Ngụy), Nguyên Gia lịch, Đại Minh lịch (Nam triều), Khai Hoàng lịch, Đại Nghiệp lịch (triều đại Tùy), Sùng Nguyên lịch (triều đại Đường), Thống Thiên lịch (Triều đại Tống), Thụ Thời lịch (Triều đại Nguyên),… Nông lịch hiện hành chính là nông lịch tốt nhất được triều Thanh ban hành gọi là Thời Hiến lịch.
3.2 Giới thiệu sơ lược về Công Lịch (dương lịch phương Tây).
Công Lịch còn được gọi là Cách Liệt lịch, là một loại Thái Dương lịch thuần túy, là loại lịch pháp quốc tế thông dụng hiện nay được công nhận có tính chính xác. Từ năm 1911, khi Dân Quốc thành lập trở về sau, Trung Quốc vẫn luôn chọn dùng loại lịch pháp này. Công Lịch đã có đến gần 4000 năm lịch sử, sớm nhất có thể truy nguyên đến Thái Dương lịch của Ai Cập cổ đại, trong lịch sử của nó đã có hơn hai lần cải cách trọng đại.
Người Ai Cập cổ đại căn cứ vào sự ẩn hiện của sao Thiên Lang cùng với quy luật ngập lụt của con sông Ni – La (tức sông Nin, còn gọi là Ni La hà), tính toán ra một năm có 365 ngày, rồi theo đó mà bày ra Thái Dương lịch, về sau dần dần được các dân tộc khác tiếp thu lấy để dùng.
Vào thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên, vị đại đế độc tài của La Mã là ông Khải Tát (tức Gaius Julius Caesar) đã mời chuyên gia thiên văn học của Ai Cập, lấy lịch pháp Thái Dương của người Ai Cập làm cơ sở, tiến hành lần chỉnh sửa trọng đại thứ nhất, người đời sau gọi là “Khải Tát lịch” (Lịch Julius), điểm thành quả chính yếu trong Khải Tát lịch chính là “Tứ niên nhất nhuận” (4 năm có 1 năm nhuận).
Nguyên nhân của 4 năm có 1 nhuận là, mỗi chu kỳ của năm Mặt Trời là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, mà trong phép làm lịch chỉ có khả năng sử dụng số ngày là con số nguyên để làm đơn vị. Thông thường thì lấy 365 ngày làm 1 năm Nhật lịch, nhưng như thế thì cứ 4 năm lại sai lệch 23 giờ 15 phút 4 giây, là gần một ngày, cứ 50 năm sau thì lại sai lệch chừng 50 ngày, cứ thế mãi về sau, thì có thể sẽ xảy ra tình huống mà ngày đầu năm Nhật lịch rơi vào mùa hè, trong khi trên thực tế thì ngày đầu năm phải rơi vào mùa đông. Thế nên Khải Tát lịch quy định: năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba mỗi năm đều là 365 ngày, gọi là năm thường (Bình niên), đến năm thứ tư thì cộng thêm 1 ngày là 366 ngày, gọi là năm nhuận (Nhuận niên).
Khải Tát lịch lấy mỗi năm chia thành 12 tháng riêng biệt, trong đó tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12 đều là tháng đủ 31 ngày, ngoài ra đều là tháng thiếu, mỗi tháng đều có 30 ngày, riêng tháng 2 là có 28 ngày. Nguyên nhân gây ra cái tình huống này nghe nói là Khải Tát đại đế sinh vào tháng 7, ông ta kế nhiệm Giả Áo Cổ Tư Đô hoàng đế (tức ông Augustus) – người sinh vào tháng 8. Cả hai ông này đều khăng khăng lấy cái tháng sinh của mình phân định là tháng đủ 31 ngày, cho nên cái ông hiệu đính lịch khi ấy chẳng biết làm thế nào đành phải xử lý ở tháng 2 mà trước đó vốn đã được định là 30 ngày, lấy ra 2 ngày để phân vào tháng 7 và tháng 8, làm thỏa mãn yêu cầu của Hoàng Đế, rồi đến năm nhuận mà thêm vào 1 ngày thì sẽ thêm vào ở tháng 2. Theo đó mà mỗi năm thường thì tháng 2 có 28 ngày, còn đến năm nhuận thì tháng 2 có 29 ngày.
Phép xử lý năm nhuận kể trên trong lịch pháp Khải Tát còn chưa đủ độ chính xác, nguyên nhân là nó đem 23 giờ 15 phút 4 giây mà coi như là 1 ngày, thiếu so với thực tế là 44 phút 56 giây. Để giải quyết vấn đề này, năm 1582 thì Giáo Hoàng Cách Liệt Cao Thụy (QNB chú: Gregory XIII đã bỏ đi 10 ngày sai lệch trong tháng 10/1582 là từ 4/10 nhảy ngay sang 15/10) đã tiến hành lần cải cách trọng đại thứ hai, và quy định: năm nhuận phải có số chia hết cho 4, và năm cuối cùng của thế kỷ (tức là năm có số cuối là 00) thì phải chia hết cho 400. Đó chính là Cách Liệt lịch (Lịch Gregory) mà ta đang sử dụng cho đến ngày nay.
Sau khi trải qua 2 lần cải cách nói trên, thì lịch pháp càng trở nên chính xác, nhưng mà vẫn đang còn sai số nhỏ sau dấu phẩy, đòi hỏi cứ 4000 năm lại phải giảm đi 1 năm nhuận. Vì vậy, người lại bổ xung quy định: phàm là các năm công nguyên 4000, 8000, 12000,… mà chia hết cho 4000, thì không tính là năm nhuận.
3.3 Giới thiệu sơ lược về lịch Thời Hiến
Bộ lịch Thời Hiến thuộc thời kỳ Thuận Trị triều Thanh, do một người Đức có tên là Thang Nhược Vọng (Johann Adam Schall von Bell, vẫn gọi tắt là Adam Schall) từ triều đại nhà Minh sửa chữa dựa trên cơ sở của bộ “Sùng Trinh lịch thư” mà hoàn thành được bộ Âm Dương hợp lịch này. Chọn dùng các số liệu thiên văn của Tây phương, nhưng vẫn bảo lưu hình thức lịch pháp truyền thống của Trung Quốc, tuần tự có hai phiên bản “Giáp Tý nguyên lịch” cùng “Ất Mão nguyên lịch”. Cái trước (Giáp Tý nguyên lịch) lấy năm Khang Hi thứ 38 (tức là năm 1648, Giáp Tý) làm khởi điểm suy tính, chọn áp dụng số liệu năm hồi quy Đệ Cốc (Tycho Brahe, cũng có thể là phiên âm tên của ông Đề-Các – Descartes) là 365,2421875 ngày, còn cái sau (Ất Mão nguyên lịch) lại lấy năm Ung Chính thứ nhất (1723, Ất Mão) làm khởi điểm, áp dụng số liệu năm hồi quy Ngưu Đốn (Newton) là 365,2423 ngày. Loại lịch này chính là loại Âm Dương hợp lịch tiên tiến nhất và khoa học nhất, hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc và các Hoa kiều.
So với lịch pháp trước đây thì Lịch Thời Hiến có hai sự cải cách lớn nổi bật:
a, Lần đầu quy định, tháng Nhuận là một tháng như tháng kế trước đó, nhưng tháng được coi là Nhuận phải không chứa Trung Khí.
b, Thời triều Minh mạt thì lịch Đại Thống dùng phương pháp một giờ trăm khắc vạn phút, áp dụng đồng hồ do phương Tây chế ra, quy định mỗi nửa Thần (tức là nửa canh giờ cũ) coi là một tiểu giờ, mỗi tiểu giờ đó có 4 khắc, mỗi Thần là 8 khắc, mỗi khắc là 15 phút, một ngày là 96 khắc, tức 1440 phút. Tức là phương pháp chia thời gian như là ngày nay thông dụng.
Chú: Đặc điểm thứ hai trong lịch Thời Hiến nói trên thì có mối quan hệ cực kỳ mật thiết đối với Thiết Bản Thần Số. Còn đặc điểm thứ nhất thì có mối quan hệ mật thiết với Tử Vi Đẩu Số.
Ngoài ra thì lịch Thời Hiến còn có các đặc điểm như dưới đây:
c, Quy luật 19 năm 7 nhuận
Năm thường của nông lịch có 24 Tiết Khí, gồm 12 tháng, mỗi tháng Sóc Vọng đó có bình quân là 29.53 ngày, 12 x 29.53 = 354.36, cho nên năm thường của lịch Thời Hiến là 354 hoặc 355 ngày, mà năm thực tế (theo một vòng hoàng đạo) là 365.2422 ngày. Hai cái ấy sai lệch khoảng 11 ngày, lấy bội số chung nhỏ nhất của năm thực tế 365.2422 với Sóc Sách (độ dài tháng Sóc Vọng) 29.53, thì được 6939.6 ngày, tức khoảng 19 năm mặt trời (năm hồi quy), 235 tháng Sóc Vọng, 235 – 19×12 = 7, cho nên cứ 19 năm thì phải thiết lập 7 tháng nhuận.
d, Thiếp lập tháng Nhuận
Có hai loại phương pháp xác định Tiết Khí, một loại là phép Bình Khí (các khoảng thời gian giữa các Tiết Khí là bằng nhau), loại thứ hai là phép Định Khí (lúc giao Tiết Khí thì vị trí của Thái Dương là cố định bất biến), lịch Thời Hiến áp dụng phép Định Khí.
Tiết Khí bình quân là 30.44 ngày, độ dài một tháng Sóc Vọng là 29.53 ngày, giá trị sai lệch của nó tạo thành Nhuận dư, gần bằng 1 ngày, cho nên trong lịch Thời Hiến thì mỗi Tiết hoặc mỗi Khí đều lui về sau 1 ngày, tích lũy gần 15 ngày, Trung Khí sẽ chạy tới cuối tháng, như thế thì vào tháng sau tất nhiên không còn Trung Khí, mà chỉ có 1 Tiết Khí, tháng này chính là tháng Nhuận (nó không có tên tháng, nhưng được tiếp tục sử dụng tên của tháng ngay trước đó, gọi là “tháng… nhuận”).
e, Hiện tượng năm Nhuận
Có tháng Nhuận, nên thành ra là năm Nhuận. Năm nhuận nông lịch có 25 Tiết Khí, trong đó có 2 tiết Lập Xuân ở đầu năm và ở cuối năm, gọi là “Lưỡng đầu Xuân”, mà năm tiếp theo của năm Nhuận thì tất nhiên không có Lập Xuân, mà chỉ có 23 Tiết Khí, gọi là “Cách đầu Xuân” (chữ “Cách” có nghĩa là cách trở, ngăn cách, xa cách).
Bảng năm Nhuận theo lịch Thời Hiến đối chiếu từ năm công nguyên 1800 đến 2050:
Trong bảng trên cứ mỗi 19 năm lại có 7 năm nhuận, theo đó mà từ 1800 đến 2050 cộng 150 năm. Không nhuận vào các tháng: Giêng, tháng Một (Đông nguyệt), tháng Chạp (Tịch nguyệt).
QNB chú: Bảng trên là những năm Nhuận tháng Nhuận trong Lịch Thời Hiến, số liệu của nó giống với Lịch Vạn Niên được sử dụng ở VN nhưng lại khác với Âm Dương Lịch VN.
f, Tháng đủ với tháng thiếu
Tháng đủ là 30 ngày, so với tháng Sóc Vọng nhiều hơn 11 tiếng 15 phút 58 giây; còn tháng thiếu thì có 29 ngày, so với tháng Sóc Vọng thì ít hơn 12 tiếng 44 phút 2 giây. Trung bình thì mỗi tháng đủ và tháng thiếu lệch với tháng Sóc Vọng 1 tiếng 48 phút 4 giây, do đó mà tháng đủ nhiều hơn so với tháng thiếu mới có thể giữ nguyên được sự đồng bộ của Sóc Vọng. Trải qua thống kê, các tháng đủ ước chiếm 53% tổng số tháng, còn tháng thiếu thì ước chiếm 47%, hơn nữa là trong mỗi năm thì tháng nào đủ tháng nào thiếu là không giống nhau giữa năm nọ với năm kia.
g, Tiết Khí
Nông lịch chính là Âm Dương hợp lịch, trong đó cái gọi là “Dương” biểu thị có quan hệ với Thái Dương, biểu hiện tại chỗ chú giải thuyết minh về Tiết Khí.
Tiết Khí đối với việc trồng trọt nông canh là rất có sự tương trợ, tổng số 24 thành phần, biểu thị vị trí của Thái Dương ở trên đường Hoàng Đạo, một loại dùng đem Hoàng Kinh ra để mà đo lường, theo điểm bắt đầu 0 độ tại Xuân Phân, mỗi 15 độ là một Khí hoặc là 1 Tiết. Trong đó thì mỗi tháng sẽ có 1 Tiết với 1 Khí, tổng cộng là 12 loại Tiết và 12 loại Trung Khí (tháng Nhuận là ngoại lệ).
Trên thư tịch của lịch Thời Hiến, có thể hiểu rõ về ngọn ngành về Tiết với Khí.
h, Tháng Giêng
Lịch Thời Hiến lấy tháng Dần làm tháng Giêng, xưng là “Kiến Dần” hoặc là “Dần Chính”.
Kiến Dần quy định từ triều Hán cho suốt về sau các triều đại đều tiếp tục sử dụng, chưa từng bao giờ thay đổi. Nhưng trước thời đại nhà Hán thì từng xuất hiện lịch pháp không giống thế mà lại Kiến Tý hoặc Kiến Sửu hoặc Kiến Hợi.
3.4 Tử Vi với Lịch Pháp
Tử Vi với Lịch Pháp có mối liên hệ rất mật thiết, nó áp dụng Thái Âm lịch, nhưng lại không phải Thái Âm lịch thuần túy mà còn có cả Âm Dương hợp lịch.
Cái gọi là Thái Âm lịch thuần túy, phải là không xét đến Thái Dương đi qua các cung, Tiết Khí với vấn đề tháng Nhuận của lịch pháp. Vì cơ bản là Thái Âm lịch không có khả năng xảy ra vấn đề tháng Nhuận, mỗi năm nó có 354 hoặc 355 ngày, giá trị sai số của nó với 365.2425 ngày của Tuế Chu hàng năm cứ tích lại ngày càng lớn, rồi sẽ xuất hiện lúc bắt đầu của lịch pháp lại xuất hiện ở ngày thuộc mùa Hè trong khi đúng ra thì nó phải thuộc vào mùa đông. Như thế thì bất lợi cho việc canh nông cùng với các hoạt động xã hội, tôn giáo, nên dần phải bị đào thải, và hiện nay thì không tìm được những thư tịch ghi chép đầy đủ về nó nữa.
Tử Vi biểu lộ rõ ràng sự giải quyết riêng của nó đối với tháng Nhuận, nó vẫn cứ phải suy xét đến vấn đề Tuế Chu của Mặt Trời, tại các tháng trước và sau của tháng Nhuận, điều đó với Âm Dương hợp lịch (Lịch Thời Hiến) là hoàn toàn tương đồng. Nói cách khác, Tử Vi tuy rằng không suy xét đến việc Thái Dương quá cung nhưng lại phải khảo xét chu kỳ của năm hồi quy, chứ không phải là hoàn toàn không suy xét đến Thái Dương. Bởi vì vậy, nếu mà nói là Tử Vi không xét đến Thái Dương quá cung, rồi mà lại nói dùng lịch pháp thuần túy Thái Âm lịch, thì đúng là kiểu kiến giải phiến diện.
Nguyên nhân của việc không suy xét đến Thái Dương đi đến cung nào thì rất đơn giản. 14 chính tinh của Tử Vi phải lấy ngày tháng âm lịch để định vị. Thái Dương với Thái Âm, mỗi loại đều đi trên đường của nó, mỗi tháng theo tháng Thái Dương có 30.44 ngày, mỗi tháng theo tháng Thái Âm có 29.53 ngày, mà ngày âm lịch là hoàn toàn căn cứ vào những tình huống xác định Sóc Vọng theo Thái Âm, cho nên trường hợp mà ngày mồng Một của âm lịch trở thành ngày Tiết Khí là rất khó thấy ở trong Âm Dương hợp lịch. Vì thế, nếu như mà áp dụng Tiết Khí để định tháng sinh trong khi lại áp dụng ngày của âm lịch (phản ánh vị trí của Thái Âm) để mà định 14 chính tinh, thì sẽ sa vào một tình cảnh cực kỳ khó xử:
Giả sử như hôm nay âm lịch là ngày mồng 6 tháng 6, thì Thái Dương vẫn còn chưa qua cung mà đến chỗ Tiểu Thử, tra cứu thuyết Tiết Khí, vậy Nguyệt Tướng tháng thứ 5 nắm lệnh, nhưng theo âm lịch đã sang tới tháng 6 rồi ; Nếu như toán theo Tiết Khí, đem ngày mồng 6 tháng 5, thì có thể thấy rằng ngày mồng 6 tháng 5 của âm lịch lại sớm đã qua lâu rồi. Hơn nữa, cái ngày mồng 6 của Âm lịch này với tháng 5 của tháng Thái Dương lại chẳng có tí liên quan gì cả, mà nó chỉ cùng với tháng 6 của tháng Thái Âm có liên quan thôi, biểu hiện là ngày thứ tự thứ 6 của tháng này. Do đó, số của tháng này chỉ có thể là số chu kỳ của tháng Thái Âm, mà tuyệt đối không thể là số chu kỳ của tháng Thái Dương.
Tử Vi trọng Thái Âm Bạch Đạo, còn Bát Tự thì trọng Thái Dương Hoàng Đạo, căn cứ lập luận của hai cái môn đó hoàn toàn không giống nhau. Một trong những căn cứ của việc nhập bàn của 14 chính tinh là theo ngày tháng nông lịch, cũng chính là trạng thái Sóc Vọng của Trăng (ánh trăng), lại tiến thêm một bước nữa nói là vị trí của Bạch Đạo.
Cơ thể con người có 80% là nước, chính như hiện tượng thủy triều đối với tác dụng của lực hấp dẫn của mặt trăng, khí huyết của cơ thể con người, kinh mạch của con người chịu ảnh hưởng lớn nhất của Mặt trăng. Cho nên Tử Vi Đẩu Số đặc biệt coi trọng vị trí và tác dụng của Thái Âm, cái điều này so với lý luận về nhịp sinh học hiện đại là trùng khớp.
Nguyên nhân chính là như thế, một tuần trăng là 29.53 ngày, hay là một chu kỳ Bạch Đạo, là số chu kỳ của “tháng Thái Âm” (tháng Sóc Vọng), chứ tuyệt đối không thể là số chu kỳ của “tháng Thái Dương”. Không được phép, tại lúc an 14 chính tinh thì dùng tháng Thái Âm, mà tại lúc tính toán số tháng thì lại dùng tháng Thái Dương được. Do đó mà tại vấn đề tháng sinh nêu trên, nó không xét đến Tiết Khí.
Tiết thứ tư: Ngũ Tinh
Ngũ Tinh, ngày xưa còn gọi là “Ngũ Vĩ”, là để chỉ 5 khối hành tinh trong Hệ Mặt Trời là Thủy Tinh, Kim Tinh, Hỏa Tinh, Mộc Tinh và Thổ Tinh.
Thái Dương hệ có 9 đại hành tinh (năm 2003 phát hiện ra hành tinh thứ 10) là Thủy Tinh, Kim Tinh, Địa Cầu, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh và Diêm Vương Tinh. Chín hành tinh này chính là đối tượng nghiên cứu của thuật Thất Chính Tứ Dư, mà ở trong lý luận của Tử Vi Đẩu Số thì Ngũ Tinh cũng có địa vị tương đương.
4.1 Kiến thức khoa học thiên văn của mối quan hệ Ngũ Tinh.
Thủy Tinh, Kim Tinh, Hỏa Tinh với Địa Cầu có chung đặc điểm là: Thể tích tương đối nhỏ, mật độ tương đối lớn, có cùng bề mặt ngoài là thể rắn, nham thạch, có rất nhiều các loại nguyên tố kim loại, như vậy mà nói thì mặt ngoài có nhiệt độ tương đối cao, tốc độ tự quay tương đối chậm, vệ tinh tương đối ít. Về tính chất của các loại hành tinh này thì khả dĩ dùng Địa Cầu làm đại biểu, theo Thiên Văn học thì gọi là “Loại địa hành tinh” (hành tinh giống như Địa Cầu).
Mà đặc điểm chung của Mộc Tinh, Thổ Tinh (còn có cả Thiên Vương Tinh với Hải Vương Tinh) chính là: Thể tích khá lớn, mật độ tương đối nhỏ, nhiệt độ bề mặt ngoài tương đối thấp, không có thể rắn ở bề mặt ngoài, nhẹ, thành phần chủ yếu gồm có Hydro, Heli, Nitro, Carbon; tốc độ tự quay khá nhanh, có nhiều vệ tinh. Về tính chất của các loại hành tinh này thì có thể lấy Mộc Tinh làm đại biểu, trong Thiên Văn học gọi là “Loại mộc hành tinh” (hành tinh giống như Mộc Tinh).
Các hành tinh lớn bé trong Thái Dương hệ, trên thực tế có con số về đường kính và cự ly với là vô cùng lớn. Như đường kính của Thái Dương lớn gần gấp 10 lần đường kính của sao Mộc, mà sao Mộc vốn được coi là hành tinh lớn nhất trong số các hành tinh của Thái Dương hệ. Sao Thủy cách Thái Dương 3600 vạn dặm Anh, mà sao Diêm Vương thì lại có cự ly lớn hơn 100 lần con số đó. Ở trong đồ hình trên, không thể biểu diễn được là tỷ lệ thực tế của chúng.
Thủy tinh còn gọi là Thần Tinh, ở trong 9 đại hành tinh thì có cự ly so với Mặt Trời là gần nhất, thể tích và khối lượng là bé nhất. Bình thường thì với mắt thường rất là khó nhận biết được. Nó đúng là một quả cầu đá trơ trụi, 1 cái mặt mà nó hướng về phía mặt trời thì đặc biệt nóng; còn 1 cái mặt lưng kia của nó lại đặc biệt lạnh.
Do tốc độ quay của sao Thủy quanh Mặt Trời là rất nhanh, tốc độ tự quay của nó lại rất chậm, cho nên bình thường cứ ẩn hiện khó nhận biết, chỉ khi nào đó chạy đến 2 bên của Mặt Trời và ở vào chỗ xa Mặt trời nhất trên quỹ đạo của nó thì mới có thể thấy được.
Trước khi mà Mặt Trời lặn xuống dưới sau núi thì nó xuất hiện tại khoảng trời ở chỗ đường chân trời phía Tây, còn sau một thời gian nữa thì nó lại xuất hiện lúc tờ mờ sáng ở phương Đông, thông thường vào hạ tuần tháng 3 cho tới mấy ngày đầu tháng 4, Thủy Tinh với Kim Tinh gần kề nhau, thông qua ánh sáng rực rỡ của Kim Tinh mà chúng ta có thể thấy được Thủy Tinh, sau đó thì Thủy Tinh đến gần Mặt Trời và ta không thể thấy được nó nữa.
Kim Tinh còn được gọi là Khải Minh tinh (sao Mai), là Trường Canh tinh (sao Hôm), là Thái Bạch Tinh, Minh Tinh. Là một trong những hành tinh có cự ly rất gần với Địa Cầu. Ở trên bầu trời thì độ sáng của nó gần như chỉ đứng sau Nhật Nguyệt, tới mức mà vào ban ngày cũng có thể thấy được.
Về độ lớn bé, thể tích, khối lượng và mật độ đều gần tương tự như là Địa Cầu. Bầu khí quyển bề mặt của Kim Tinh dày gấp khoảng 100 lần bầy khí quyển bề mặt của Trái Đất. Tầng cao nhất của khí quyển có chủ yếu là khí Ôxy, tầng trung là vào khoảng 95% CO2, còn N2 có không quá 3%, O2 dưới 0.1%. Mặt mà Kim tinh hướng về phía Mặt Trời có nhiệt độ cao, mặt lưng của nó thì có nhiệt độ âm.
Sự tự quay của Kim Tinh lại có phương hướng không giống như của Thủy Tinh và của Trái Đất, nó tự quay từ Đông sang Tây, ngược với chiều quỹ đạo của nó khi quay quanh Mặt Trời. Do quỹ đạo quay của Kim Tinh quanh Mặt Trời là nằm phía trong quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời, cho nên Kim Tinh gần Mặt Trời hơn, vì thế mà đứng ở Trái Đất thì chỉ thấy nó ở quanh quẩn phía 2 bên của Mặt Trời. Lúc Kim Tinh ở phía Đông của Mặt Trời thì vào khi mà Mặt Trời lặn xuống phía sau núi thì ta có thể thấy Kim Tinh ở phía đằng Tây trên bầu trời hoàng hôn, cho nên gọi là Sao Hôm. Còn lúc Kim Tinh ở phía Tây của Mặt Trời, thì vào lúc bình minh, trước khi Mặt Trời xuất hiện là ta có thể thấy Kim Tinh ở phía đằng Đông của bầu trời, cho nên gọi là Sao Mai.
Hỏa Tinh có đa phần bề mặt là sắc đỏ, lấp lánh như lửa, mà độ sáng lại có sự thay đổi, hơn nữa là lúc đi xa thì hoặc là từ Đông chuyển qua Tây hoặc là từ Tây chuyển sang Đông, tình huống rất phức tạp, khiến cho người ta mê hoặc khó nắm bắt, cho nên có danh là Huỳnh Hoặc. Thể tích của nó nhỏ hơn so với Địa Cầu, chu vi khí quyển cực kỳ mỏng manh, có 2 tiểu vệ tinh.
Với Địa Cầu thì nó rất tương tự, cũng có ngày đêm và phân chia thành 4 mùa. Độ dày khí quyển cơ bản trên Hỏa Tinh so với khí quyển của Địa Cầu cũng tương đương là khoảng 15 đến 18 km, chủ yếu là CO2, sau đó là Argon, Oxygen, hàm lượng hơi nước vào khoảng 1/1000 cho nên trên Hỏa Tinh không có sinh vật. Nhiệt độ xích đạo trên Hỏa Tinh rất cao, tới gần khu vực Nam Cực của nó thì co lớp băng là với độ âm rất sâu.
Mộc Tinh cũng xưng là Tuế Tinh, do tại vành đai Hoàng Đạo nó đi mỗi năm một Thứ (Thứ có nghĩa là Trạm, theo thuật ngữ “triền thứ” trong Thiên Văn), tức là mỗi năm nó đi qua một cung trong 12 cung nên mới có cái tên là Tuế tinh. Khoảng chừng 12 năm thì nó đi được 1 vòng quanh Mặt Trời, thường dùng để ghi niên kỷ.
Thể tích với khối lượng của nó còn lớn hơn cả thể tích của tổng số 8 hành tinh kia cộng lại. Tốc độ tự quay của nó rất nhanh, hình dẹt mà rộng. Khí quyển xung quanh rất dày. Có tới 14 vệ tinh. Vì nó cách nguồn nhiệt rất xa cho nên nhiệt độ cực thấp, thành phần khí quyển chủ yếu là Hydro vào chừng 75%, còn 25% kia thì Heli chiếm quá nửa, còn lại là NH3, nước và khí CH4.
Mộc Tinh tự quay quanh trục gần như thẳng đứng so với mặt phẳng quỹ đạo của nó, do đó mà ở trên sao Mộc không có 4 mùa. Bởi vì sao Mộc có thể tích rất lớn, tốc độ tự quay lại nhanh, nên vật chất có xu hướng dạt về phía xích đạo của nó, và hình thành nên một vành đai xích đạo nhô ra, mà mà ở 2 cực lại dẹt.
Thổ Tinh cũng được gọi là Điền Tinh, Trấn Tinh, Tín Tinh. Có chu kỳ quay quanh Mặt Trời là 29.45 năm. Đại thể là tương xứng với số lượng của Nhị Thập Bát Tú. Nói chung mỗi năm nó tiến nhập một Tú, như là thay phiên bổ xung hoặc tọa trấn Nhị Thập Bát Tú, cho nên mới được gọi là Trấn Tinh.
Quang sắc của nó màu vàng, ánh sáng của nó thì trừ các hằng tinh ở chòm sao Thiên Lang ra, ít có sao nào có thể sánh được. Ngoại trừ 10 vệ tinh ở phía ngoài, nó còn có một vành sáng nhưng rất mỏng, mắt thường khó mà phân biệt được. Mật độ thấp nhất trong 9 đại hành tinh. Thổ tinh có nhiệt độ ở lớp vỏ rất thấp. Tốc độ quay xung quanh Mặt Trời là rất chậm, tốc độ tự quay thì rất nhanh.
Từ Đông sang Tây của Thổ Tinh có ánh sáng rất đẹp, trên bầu trời nó đúng là một đại kỳ quan. Quầng sáng của nó dọc theo đường xích đạo bao bọc lấy Thổ Tinh nhưng không hề tiếp xúc với nó, mà vận độ tự do trong không gian. Đó chính là do vô số tiểu vệ tinh tập hợp lại mà thành.
QNB chú: đã lược bỏ không dịch khá nhiều những đoạn nói chi tiết về thành phần hóa học, đường kính, tốc độ quay,… của cả 5 hành tinh trên theo kiến thức của khoa học thiên văn hiện đại.
4.2 Tử Vi với Ngũ Tinh
Thổ, Mộc, Hỏa, Kim, Thủy, hợp xưng là Ngũ Tinh, ở tại Thiên thì thành Tượng, tại Địa thì hóa Hình, còn gọi là “Ngũ Đức”, “Ngũ Vĩ”, thứ tự của chúng không thay đổi.
Sách “Thái Ất tinh kinh”, chương Thiên Văn, viết rằng:
Thủy tinh mỗi nhật nhất lục thì kiến bắc phương, mỗi niên nhất lục nguyệt kiến bắc phương, mỗi nguyệt nhất lục nhật hội nhật nguyệt vu bắc phương, cố nhất lục hợp thủy vu bắc. Hỏa tinh mỗi nhật nhị thất thì kiến nam phương, mỗi niên nhị thất nguyệt kiến nam phương, mỗi nguyệt nhị thất nhật hội nhật nguyệt vu nam phương, cố nhị thất hợp hỏa vu nam. Mộc tinh mỗi nhật tam bát thì kiến đông phương, mỗi niên tam bát nguyệt kiến đông phương, mỗi nguyệt tam bát nhật hội nhật nguyệt vu đông phương, cố tam bát hợp mộc vu đông. Kim tinh mỗi nhật tứ cửu thì kiến tây phương, mỗi niên tứ cửu nguyệt kiến tây phương, mỗi nguyệt tứ cửu nhật hội nhật nguyệt vu tây phương, cố tứ cửu hợp thủy vu tây. Thổ tinh mỗi nhật ngũ thập thì kiến trung ương, mỗi niên ngũ thập nguyệt kiến thiên trung, mỗi nguyệt ngũ thập nhật hội nhật nguyệt vu thiên trung, cố ngũ thập hợp thổ vu trung.
=
Thủy Tinh mỗi ngày vào giờ 1, 6 thấy ở Bắc phương; mỗi năm vào tháng 1, 6 thì thấy ở Bắc phương; mỗi tháng vào ngày 1, 6 thì hội với Nhật Nguyệt ở Bắc phương. Cho nên 1, 6 hợp Thủy ở Bắc.
Hỏa Tinh mỗi ngày vào giờ 2, 7 thì thấy ở Nam phương; mỗi năm vào tháng 2, 7 thì thấy ở Nam phương; mỗi tháng vào ngày 2, 7 thì hội với Nhật Nguyệt ở Nam phương. Cho nên 2, 7 hợp Hỏa ở Nam.
Mộc Tinh mỗi ngày vào giờ 3, 8 thì thấy ở Đông phương; mỗi năm vào tháng 3, 8 thì thấy ở Đông phương; mỗi tháng vào ngày 3, 8 thì hội với Nhật Nguyệt ở Đông phương. Cho nên 3, 8 hợp Mộc ở Đông.
Kim Tinh mỗi ngày vào giờ 4, 9 thì thấy ở phương Tây; mỗi năm vào tháng 4, 9 thì thấy ở phương Tây; mỗi tháng vào ngày 4, 9 thì hội với Nhật Nguyệt ở Tây phương. Cho nên 4, 9 hợp Kim ở Tây.
Thổ Tinh mỗi ngày vào giờ 5, 10 thì thấy ở Trung Ương; mỗi năm vào tháng 5, 10 thì thấy ở giữa trời; mỗi tháng vào ngày 5, 10 thì hội với Nhật Nguyệt ở giữa trời. Cho nên 5, 10 hợp Thổ ở trung tâm.
Đây chính là Hà Đồ tinh tượng, xưa nay học giả chỉ biết truyền thuyết Long Mã Linh Quy, mà chẳng biết Hà Đồ vốn ở tại thiên tượng. Hà Đồ là sự khái quát của quy luật ẩn hiện của ngũ tinh, vì cớ gì mà lại đi gán ghép chuyện long mã với linh quy các truyền thuyết quái đản (nói kỹ thêm hãy xem ở chương 1 phần đại cương về âm dương dịch học).
Vì vậy dựa vào Hà Đồ, Ngũ tinh là căn nguyên của ngũ hành, mà theo sinh số của ngũ hành, thứ tự của Ngũ tinh là Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ, đây chính là sở luận của “Hồng Phạm” mà hậu nhân đều biết.
Mà theo sự sắp xếp thứ tự của tự nhiên đối với Ngũ Tinh thì là Thổ, Mộc, Hỏa, Kim, Thủy.
Lấy Thổ là đầu tiên, Mộc Hỏa cùng một thể, Kim Thủy cùng một nhà. Từ Trung ương là 5, 10 Thổ mà chuyển sang Đông phương 3, 8 Mộc; từ đó mà thuận hành đến Nam phương 2, 7 Hỏa; đến Tây phương 4, 9 Kim; đến Bắc phương 1, 6 Thủy; tức là hoàn thành.
Sự sắp xếp trình tự của Ngũ Tinh này, ở trong Tử Vi tượng học gọi là “Ngũ Tinh bản tự” (thứ tự gốc của Ngũ Tinh) vốn có ý nghĩa rất trọng đại.
Từ đồ hình bên trên có thể thấy, trình tự này thực tế chính là trình tự xắp xếp của 5 hành tinh trong Thái Dương hệ trong Thiên Văn học.
Lấy Địa Cầu làm gianh giới, thì bên trái là Kim Thủy, bên phải là Hỏa Mộc Thổ, là âm dương lưỡng hệ.
“Thái Ất Tinh Kinh” chương Thiên Văn viết:
Ngũ tinh thổ mộc hỏa kim thủy, thổ mộc hỏa vu ngoại, kim thủy vu nội, các ti thất thập nhị nhật, vi kiền khôn chi số. Tức, ngũ tinh mỗi tinh các hành 72 thiên, tắc hợp chu thiên 360 độ, tiền giả ( mộc hỏa thổ ) đích quỹ đạo đại nhi tại ngoại, kháp hợp Càn quái sách số 216; hậu giả ( kim thủy nhị tinh ) quỹ đạo tiểu nhi tại nội, kháp hợp Khôn quái sách số 144, cố viết”Càn Khôn chi số”.
=
Ngũ tinh Thổ Mộc Hỏa Kim Thủy, thì Thổ Mộc Hỏa ở ngoài, còn Kim Thủy ở trong, các ti 72 ngày, là số của Càn Khôn. Tức là, Ngũ Tinh mỗi tinh đều đi 72 ngày thì hợp vòng chu thiên 360 độ. Quỹ đạo nhóm sao trước (Thổ Mộc Hỏa) là kích thước rộng lớn mà ở phía ngoài, vừa đúng hợp số sách 216 trong quái Càn. Nhóm các sao sau (2 sao Kim, Thủy) có quỹ đạo nhỏ mà ở phía trong, vừa đúng hợp số sách 144 của quái Khôn. Cho nên viết “Càn Khôn chi số” (Số của Càn Khôn).
Sách “Thái Ất Tinh Kinh” viết:
Ngũ tinh chi thứ tự, thổ mộc hỏa kim thủy, tự trung ương hỏa khởi, nghịch số tam, lịch hỏa thổ kim mộc thủy nhi vô cùng, cố hỏa nhất thổ nhị kim tam mộc tứ thủy ngũ, dĩ thất khứ chi, hỏa lục thổ ngũ kim tứ mộc tam thủy nhị, cố hỏa hàm thổ, thổ hàm kim, kim hàm mộc, mộc hàm thủy, tử phủ thụ khí nhi phát, xuất thân nhập dần, dĩ thành hóa dục chi công hĩ.
=
Thứ tự của Ngũ Tinh, Thổ – Mộc – Hỏa – Kim – Thủy, từ chính giữa là Hỏa mà khởi, đếm nghịch số 3, trải qua sẽ là Hỏa -> Thổ -> Kim -> Mộc -> Thủy… cứ thế đến vô cùng. Cho nên Hỏa 1, Thổ 2, Kim 3, Mộc 4, Thủy 5. Lấy 7 mà trừ đi sẽ được Hỏa 6, Thổ 5, Kim 4, Mộc 3, Thủy 2. Cho nên Hỏa hàm Thổ, Thổ hàm Kim, Kim hàm Mộc, Mộc hàm Thủy, Tử Phủ thụ nhận khí mà phát sinh, xuất ra ở Thân nhập vào ở Dần, mà thành cái công dưỡng dục vậy.
Ngũ Tinh vốn tự hàm chứa nguyên lý của Cục số nạp âm (xem nói rõ hơn ở “luận về cái gốc ban đầu của Chính Tinh”).
Tiết thứ 5: Thất Chính và Tinh kỳ
5.1 Thất Chính
Nhật Nguyệt và Ngũ Tinh, chính là Thất Chính, tức là 5 hành tinh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ cùng với Mặt Trời và Mặt Trăng, người xưa còn gọi là Thất Vĩ, Thất Diệu. Xưa nay, văn hóa truyền thống của Trung Quốc vốn rất coi trọng Thất Chính. Còn các thuật Thất Chính Tứ Dư với Chiêm Tinh phương Tây theo đó mà làm phương pháp luận.
Giang Vĩnh “Hà Lạc Tinh Uẩn” từ Hà Đồ đã suy diễn ra Đồ hình cao thấp của Thất Chính:
Thổ trung ngũ thập
Mộc đông tam bát
Hỏa nam nhị thất
Nhật hỏa chi tinh
Kim tây tứ cửu
Thủy bắc nhất lục
Nguyệt thủy chi tinh
(Thổ ở giữa, 5, 10
Mộc ở Đông, 3, 8
Hỏa ở Nam, 2, 7
Nhật là tinh của Hỏa
Kim ở Tây, 4, 9
Thủy ở Bắc, 1, 6
Nguyệt là tinh của Thủy)
Nói ngắn gọn về cái lý của nó, Ngũ Tinh lấy thanh – trọc (trong – đục) mà phân chia ngôi vị cao thấp, cái trọc (đục) thì ở trên, cái thanh (trong) thì ở dưới. Trong ngũ hành thì Thổ là trọc nhất, cho nên cư cao nhất, thứ đến là Mộc Hỏa, còn Nhật là tinh của Hỏa cho nên cư ở bên dưới của Hỏa, thứ đến nữa là Kim Thủy, mà Nguyệt là tinh của Thủy cho nên Nguyệt cư ở dưới của Thủy. Để rõ hơn, xem Giang Vĩnh – “Hà Lạc Tinh Uẩn” – quyển 8.
QNB chú: Giang Vĩnh sống ở thời nhà Thanh, cái lý luận cho việc sắp xếp ấy có lẽ không phải là của Giang Vĩnh, mà xem trong “Vân Đài Loại Ngữ” của cụ Lê Quý Đôn thì thấy nói rằng, người phương Tây vào Trung Quốc giảng về Thiên Văn đã nói rằng Trời có 9 tầng, cao nhất là tầng Tôn Động Thiên không có sao gì cả, tầng thứ hai là Liệt Tú Thiên, tầng thứ ba là Trấn Tinh Thiên (tầng trời của Thổ Tinh), tầng thứ tư là Tuế Tinh Thiên (tầng trời của Mộc Tinh), tầng thứ năm là Huỳnh Hoặc Thiên (tầng trời của Hỏa Tinh), tầng thứ sáu là Thái Dương Thiên (tầng trời của Thái Dương), tầng thứ bảy là Kim Tinh Thiên (tầng trời của Kim Tinh), tầng thứ tám là Thủy Tinh Thiên (tầng trời của Thủy Tinh), tầng thứ chín thấp nhất là Thái Âm Thiên (tầng trời của Thái Âm).
Vậy thì cách sắp xếp này chính là xuất phát từ người phương Tây.
Sắp xếp thứ tự bài bố này của Thất Chính, ở trong Tử Vi tượng học gọi là “Thất Chính bản tự” (thứ tự gốc của Thất Chính), là đúng với sự giãn nở của thứ tự gốc đối của Ngũ Tinh.
Thứ tự gốc của Thất Chính cũng thể hiện tư tưởng gốc của Lục Hợp (xem đồ hình trên), tức Tý Sửu hợp Thổ là 1, Dần Hợi hợp Mộc là 2, Mão Tuất hợp Hỏa là 3, Thìn Dậu hợp Kim là 4, Tị Thân hợp Thủy là 5, Ngọ Mùi hợp Nhật Nguyệt cư ở Mão Tuất với Tị Thân là sau cùng.
Thuật Thất Chính Tứ Dư có Thất Chính nhập viên đồ, cũng là cái lý đó, cái uyên áo sâu xa trong đó cần phải nghiên cứu thêm một bước nữa.
Trong thứ tự gốc của Thất Chính có hàm chứa cái nguyên lý bài bố của hai hệ tinh diệu các chính tinh theo Tử Phủ trong môn Đẩu Số (rõ hơn hãy xem “Chính tinh bản nguyên luận”).
5.2 Tinh Kỳ (Tuần Lễ)
Người Ai Cập cổ đại đối với Thất Chính đã có những kiến giải đặc thù, người ta đem Thất Chính phân ra trị mỗi ngày, 7 ngày là một chu kỳ, quan niệm đó cũng là sản phẩm của Thái Âm lịch của người Ai Cập cổ đại. Căn cứ vào Tháng Sóc Vọng từ Sóc tới Thượng Huyền, từ Thượng Huyền tới Vọng, từ Vọng tới Hạ Huyền, từ Hạ Huyền tới Hối, đều trải qua 7 ngày.
Thế kỷ thứ 3 sau Công Nguyên, phương Tây đem quan niệm này nạp nhập vào lịch pháp Thái Dương của họ, tạo thành 7 ngày của Tuần Lễ (QNB chú: Tinh Kỳ có nghĩa là chu kỳ của sao, vì chu kỳ đó là 7 ngày nên cứ 1 chu kỳ thì gọi là 1 Tuần Lễ).
Tuần Lễ (Tinh Kỳ), là khái niệm thời gian của người ta thường dùng, nhưng có biết bao nhiêu người hàng ngày vẫn sử dụng mà không biết được cái lý của nó. Mà từ tiếng Nhật Bản hoặc tiếng Triều Tiên rất hay phản ánh về quan hệ đối ứng của tuần lễ với thất chính:
Tinh kỳ:.…TK-Nhật….TK-Nhất….TK-Nhị….TK-Tam….TK-Tứ….TK-Ngũ….TK-Lục
Thất chính:..Nhật………Nguyệt………Hỏa……….Thủy………Mộc………Kim………Thổ
QNB chú: không chỉ trong tiếng Nhật với tiếng Hàn, mà ngay cả trong Tiếng Anh cũng có thể thấy có sự liên quan như Sun-day, Mo(o)n-day,… Satur(n)-day; còn Tuesday thì trong tiếng Đức (vốn là gốc của tiếng Anh) gọi là “Tiu day” với Tiu là vị thần cai quản chiến tranh và bầu trời theo phong tục của dân Scandinavia, chiến tranh là đặc trưng được gán cho sao Hỏa; hay như Wednesday vốn xuất xứ từ “Woden day” với Woden là vị thần có quyền năng cao nhất của người Đức,…
Từ cái này có thể thấy, Tinh Kỳ thực tế là một loại hình thức bài bố sắp xếp của Thất Chính. Loại sắp xếp này so với thứ tự gốc của Thất Chính là có sự biến đổi.
Giang Vĩnh triều Thanh cho rằng, “Trung Quốc có Giáp Tý, mà không biết lấy Tú trị ngày. Các nước phương Tây lấy Tú để trị ngày, mà lại không biết Giáp Tý. Về sau hợp nhất lịch Trung Quốc và lịch Công Nguyên (chú: chỉ triều Thanh ban hành lịch Thời Hiến dùng cho tới nay), cho nên lịch ngày nay cũng có phép lấy Tú mà trực nhật”, cái đó gọi là phép lấy Tú trị nhật (ngày), tức Tinh Kỳ (Tuần Lễ).
Giang Vĩnh còn phát hiện việc 28 Tú cùng với Thất Chính là đích thực có quy luật đối ứng, là thực chất của Tinh Kỳ:
“28 Tú, tức là 4 lần của 7 vậy, là căn cứ theo trình tự cao thấp của Thất Chính, mà lấy Tú phối vào. Mỗi Tú trị nhất nhật, mỗi nhất nhật phân chia thành 24 tiểu giờ (QNB chú: tức 24 tiếng. Tác giả chú: lúc Giang Vĩnh tại thế, thì lịch Thời Hiến được ban hành, đã tiến hành chế độ dùng 24 tiếng một ngày theo Tây phương), mỗi tiểu giờ trải qua một Diệu. Như ở phương Đông có Thanh Long 7 Tú, lấy Giác làm đầu, cho nên Giác thuộc Mộc, từ đầu đến cuối thì mỗi tiểu giờ trải qua 1 Diệu, tất 24 tiểu giờ sẽ được 1 ngày, đến ngày kế tiếp là tú Cang trị nhật, tới Kim, nên Cang thuộc Kim, sau đó đều cách 4 Diệu mà đếm đi (chú: thực tế 28 trừ 24 chính là được hiệu số 4), thứ Thổ, thứ Nhật, thứ Nguyệt, thứ Hỏa, thứ Thủy, mà trở lại ở Mộc”.
Kết luận nghiên cứu kể trên của Giang Vĩnh có giá trị khiến cho việc nghiên cứu tiến bộ vượt bậc.
Đoạn này sách viết không được rõ ràng, thực ra là cần phải nói rằng bộ Lịch Thời Hiến có sự cải cách lớn về việc xác định Tiết Khí bằng phép Định Khí thay thế cho phép Bình Khí được dùng trong các bộ lịch trước đó. Theo đó khoảng thời gian giữa các Tiết Khí không cố định nữa mà xê dịch, chỉ có vị trí Mặt Trời là cố định theo vận tốc tức thời ở thời điểm chuyển giao Tiết Khí. Cho nên việc xác định tháng Nhuận sẽ dễ hơn và lịch sẽ đạt độ chuẩn xác hơn.
Đối với quy ước “Không được Nhuận vào các tháng Một, Chạp, Giêng” thì trong Lịch Thời Hiến cũng có sử dụng, và QNB cho rằng nguyên nhân dẫn đến việc này rất có thể liên quan đến tính chất Tôn Giáo.
Bộ Lịch Thời Hiến, thực chất là được ông Thang Nhược Vọng và các quan cả Tây lẫn Tàu thuộc Khâm Thiên Giám triều Minh đem sửa lại từ bộ Lịch Đại Thống. Thời đó trong bộ phận làm Lịch của Khâm Thiên Giám triều Minh có 2 Cục chính là Đông Cục (quan làm lịch người Hán) và Tây Cục (Từ Quang Khải và các giáo sĩ phương Tây), ngoài ra còn có một Cục nữa là Cục Hồi Hồi (còn gọi là Ti Thiên Giám Hồi Hồi, được đặt ra từ năm Hồng Vũ thứ nhất, Mậu Tuất, 1368).
Đây chính là nguyên nhân có cái quy ước “Không được Nhuận vào các tháng Một, Chạp, Giêng”.
Bởi vì, Lịch Hồi Giáo vốn chính là bộ Thái Âm Lịch thuần túy (gần như là duy nhất trên thế giới vẫn sử dụng), và có quy ước “Không được Nhuận vào các tháng Dhu al-Qi’dah, Dhu al-Hijjah, Muharram” và các tháng đó lại trùng khớp với các tháng Một, Chạp, Giêng. Và quy ước đó trong Kinh Coran vào khoảng năm thứ 9 thứ 10 của Lịch Hồi Giáo, tức là thuộc thế kỷ thứ 7 CN.
Các tháng của Lịch Hồi Giáo
1. Muharram (hay Muḥarram al Ḥaram)
2. Safar (hay Ṣafar al Muzaffar)
3. Rabi’ al-awwal (Rabī’ I)
4. Rabi’ al-thani (hay Rabī’ al Thānī hoặc Rabī’ al-Akhir) (Rabī’ II)
5. Jumada al-awwal (Jumādā I)
6. Jumada al-thani (hay Jumādā al-akhir) (Jumādā II)
7. Rajab (hay Rajab al Murajab)
8. Sha’aban (hay Sha’abān al Moazam)
9. Ramadan (hay Ramzān, dạng dài: Ramaḍān al Mubarak)
10. Shawwal (hay Shawwal al Mukarram)
11. Dhu al-Qi’dah
12. Dhu al-Hijjah
Tiết thứ 6: Bắc Cực với Nam Bắc đẩu
6.1 Bắc Cực
Bắc Cực ở đây tức là sao Bắc Cực, còn gọi là Thái Ất, Thái Nhất, Đế Tinh, Cực Tinh, Tử Vi,… là một sao sáng nhất ở trong Tử Vi Viên, do sự di chuyển của nó là cực kỳ nhỏ (quan trắc bằng kính viễn vọng thiên văn, thì bán kính di chuyển của nó chỉ khoảng gần 1 độ), cho nên cổ nhân từng cho rằng nó không di chuyển, điều mà họ gọi là “Tử Vi cao chiếu” chính là chỉ sao này tọa trấn Bắc Cực, vĩnh viễn không bao giờ chìm xuống.
Bắc Cực chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng trong văn hóa Trung Quốc cổ đại, bởi vì nó luôn luôn nằm ở Trung Tâm thiên cực phía Bắc. Trục tự quay của Trái Đất kéo dài vô hạn sẽ luôn luôn gặp Bắc Cực, và lại Bắc Đẩu thất tinh lại cũng luôn vận chuyển xung quanh nó, người xưa lấy đó để làm tiêu chuẩn định vị phương Bắc. Cho nên có điềm báo của Đế Vương, theo thuật Thái Ất, còn các nhà y thì dùng linh quy thám huyệt đều có phương pháp xét Thái Ất ở cửu cung, đại để là có sự gắn bó rất mật thiết.
Bởi vì tồn tại Tuế Sai, trên thực tế thì Bắc Cực tinh vẫn có sự di chuyển cực kỳ chậm, như ở thời kỳ nhà Chu cách nay khoảng 3000 năm thì lúc đó Bắc Cực Tinh ở tại Đế Tinh, còn thời Tùy Đường cách nay khoảng 1500 năm thì lúc đó Bắc Cực Tinh là Thiên Xu (Thiên Khu), còn ngày nay thì Bắc Cực Tinh là Câu Trần, trải qua 5 vạn năm nữa thì Bắc Cực tinh sẽ trở lại vị trí Đế Tinh.
6.2 Bắc Đẩu
Bắc Đẩu thất tinh là một tổ hợp sao rất được người ta chú ý, nằm ở trên bầu trời khu vực phía Bắc của Trung Quốc. Vào thời cổ đại thì thuộc Tử Vi Viên, còn Thiên Văn học ngày nay thì gọi là chòm sao Đại Hùng, nó sắp xếp theo hình cái Đấu tửu (gáo múc rượu), mỗi năm vào cả 4 mùa đều có thể quan sát được.
Cổ “Tinh Kinh” có bài Thiên Ca viết:
Bắc đẩu chi tú thất tinh minh,
Nhất Xu nhị Tuyền tam Cơ tinh.
Đệ tứ danh Quyền đệ ngũ Hành,
Khai Dương, Dao Quang lục thất danh.
(Bảy sao Bắc Đẩu sáng bao la
Xu một, Tuyền hai, Cơ thứ ba
Thứ bốn Quyền tinh, Hành kế tiếp
Khai Dương, Dao Quang sáu bảy nha).
Danh xưng và kết cấu ước lược như hình bên dưới (QNB chú: 2 sao cao nhất trong hình là các sao thứ 8, thứ 9, gọi là Tả Phụ, Hữu Bật, vì mờ hơn nên không được xếp vào nhóm 7 sao).
Tham Lang, Lộc Tồn, Cự Môn, Văn Khúc, bốn sao này tạo thành Đấu Khôi (đầu của cái gáo), cùng được gọi là Tuyền Cơ.
Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân, ba sao này tạo thành Đấu Bính (đuôi của cái gáo), cũng được gọi là Đấu Chước hoặc là Ngọc Hành.
“Sử Ký” viết:
“Đẩu vi đế xa, vận vu trung ương, lâm chế tứ phương. Phân âm dương, kiến tứ thì, quân ngũ hành, di tiết độ, định chư kỷ, giai hệ vu đẩu.”
=
Đẩu là Đế Xa (cái xe của vua), chuyển động tại trung ương, phỏng theo định chế bốn phương. Phân chia Âm Dương, thấy ở 4 mùa, quân bình ngũ hành, thay đổi tiết độ, định ra chư kỷ, đều là ở Đẩu cả.
Lại nói:
“Bắc đẩu thất tinh, sở vị huyền cơ ngọc hành dĩ tề thất chính. Chước huề long giác, hành ân nam đẩu, khôi chẩm tham thủ.”
=
Bắc Đẩu thất tinh, cái gọi là Huyền Cơ, Ngọc Hành mà như thất chính. Chước nắm Long Giác, Hành thì chăm Nam đẩu, Khôi gối đầu Sâm”.
Ý tức là, theo Đấu Chước kéo thẳng ra thì sẽ vừa đến phương Đông sao Giác, theo Ngọc Hành (Liêm Trinh) mà kéo thẳng ra thì sẽ vừa đến Nam đẩu, theo Đấu Khôi mà kéo thẳng ra 2 đường thì sẽ vừa đến trên 2 vai của sao Sâm.
Bắc đẩu thất tinh vận hành xung quanh của sao Bắc Cực, như là cái xe của vua Bắc Cực, thay trời mà hành lệnh. Cho nên có cái thuyết của Cửu cung Thái Ất, như cây gậy chỉ huy của sự vận hành của trời. Nhưng cũng phân rõ Đông Tây Nam Bắc cùng phương vị của 28 Tú.
Bởi thế mà lời xưa nói: Hiểu được Bắc đẩu thì đi được khắp thiên hạ. Thí dụ như, đường kéo dài nối từ 2 sao Lộc Tồn và Tham Lang hướng về phía trước 1 khoảng là 5 lần khoảng cách của chúng thì sẽ thấy được chỗ sở tại của Bắc Cực Tinh, bởi vậy mà cặp sao này còn được gọi là “chỉ Cực Tinh”.
Lại như, cổ thư đều nói: Đẩu Bính chỉ hướng Đông thì khắp thiên hạ đều vào mùa Xuân, Đẩu Bính chỉ hướng Nam thì thiên hạ đều Hè, Đẩu Bính chỉ hướng Tây thì khắp thiên hạ đều vào Thu, Đẩu Bính chỉ hướng Bắc là khắp thiên hạ đều Đông.
Ngoài ra, còn có thể dùng Bắc Đẩu để xác định thời gian, như lấy Đẩu Kiến để mà định Tiết Khí, mỗi năm 24 Tiết Khí đều lấy việc Bắc Đẩu gặp gỡ hay không để mà xác định. Cổ nhân tổng kết quy luật đó là, mỗi tháng thì Nhật Nguyệt tương hội một lần là Tiết, nếu như Đẩu lại đến hội thì tất sẽ là một Khí, còn như Nhật Nguyệt tuy tương hội nhưng mà Đẩu lại không đến hội thì tất Tiết Khí cũng không thể thành lập, đó chính là tháng Nhuận.
Bên cạnh đó, bởi vì Đẩu Bính mỗi ngày vận chuyển 1 độ, vì thế mà có thể dùng để xác định ngày.
Cái gọi là “Nguyệt Kiến” là, Kiến chính là Đẩu kiến chi vị, đó là Đẩu Bính (cán chòm sao Đẩu) chỉ vào tháng nào, mà phân biệt đối với Nguyệt Tướng tại nhật triền. Vì vậy mà “Tinh Tông” viết: phàm ở chỗ Nguyệt Kiến, tất đúng là cán chòm Đẩu chỉ vào vậy, duy chỉ có tháng Nhuận thì cán chòm Đẩu chỉ xéo vào giữa của 2 Thần (tức là tên gọi của 2 Địa Chi làm chủ 2 cung). Mỗi năm có 12 Tiết hậu, thì Đẩu Chước tùy theo Nguyệt Kiến mà chuyển.
Cổ nhân vào đêm mà khảo Cực tinh, chính là lấy Thiên đỉnh Bắc Cực làm tiêu chuẩn định vị, lấy khu vực gianh giới của 28 Tú làm những vạch chia nhỏ, lấy 12 cung thứ làm vạch chia lớn lấy cán của chòm Bắc Đẩu để làm kim chỉ dẫn, hình thành 24 Tiết Khí cùng với việc xác định tháng Nhuận, để mà quan sát Ngũ Tinh với Nhật Nguyệt xem các tình huống biến hóa như thế nào.
6.3 Nam Đẩu
Cuốn “Chiêm Kinh thời Khai Nguyên đời Đường, quyển 61” có ghi:
Nam đẩu, nhất danh thiên phủ thiên quan, nhất danh thiên ky, nhất danh thiên đồng, thiên tử kỳ dã, bắc nhị tinh, thiên phủ đình, trung ương nhị tinh, tương dã, nam nhị tinh, thiên khố lâu dã, thiên lương dã.
=
Nam Đẩu, một tên Thiên Phủ Thiên Quan, một tên Thiên Cơ, một tên Thiên Đồng, cờ của Thiên Tử vậy, Bắc nhị tinh, Thiên Phủ Đình, ở giữa nhị tinh, Tướng vậy, Nam nhị tinh,Thiên Khố Lâu vậy, Thiên Lương vậy.
Sách “Linh Đài Bí Uyển” phần đồ hình 7 sao phương Bắc viết:
Nam đẩu, kỳ trạng tự bắc đẩu.
=
Nam đẩu cũng tựa như Bắc đẩu.
Quyển Nhị của nó lại viết:
Nam đẩu lục tinh, nguyên quy chi thủ ( chú: chỉ huyền vũ đích quy thân bộ phân ), diệc vi thiên miếu tể tướng chi vị. Chủ bao hiền tiến sĩ, bẩm thụ tước lộc, cố đẩu vi lượng khí, sở dĩ châm chước nhi thụ tước dã.
=
Sáu sao Nam đẩu, tạo thành đầu của con rùa (chú: chỉ bộ phận trên thân thể con rùa của chòm Huyền Vũ), cũng là vị trí của miếu trời của Tể Tướng. Chủ về chiêu hiền tài, tiến cử kẻ sĩ, trình và trao tước lộc, cho nên Đẩu là cái khí cụ đo lường, đó là lý do cân nhắc mà trao tước vị vậy.
Lại viết:
Binh diệc viết thiên ky, nam nhị tinh viết khôi, khố lâu thiên lương dã, trung nhị tinh, tương dã, thiên phủ, kiến chước dã, sơ viết bắc đình, hựu viết thiên quan, hựu viết phu việt.
=
Việc binh cũng viết Thiên Cơ, 2 sao Nam viết Khôi, Khố Lâu Thiên Lương vậy, ở giữa 2 sao, Tướng vậy, Thiên Phủ, kiến Chước vậy, ban đầu viết Bắc Đình, lại viết Thiên Quan, lại viết Phu Việt.
Trên đây là 2 sách đều thuộc Bắc Chu, điển tịch tinh học đại quan triều Đường, theo ghi chép của các sách ấy, có thể thấy:
a, Nam đẩu tổng cộng có 6 sao, nằm ở trong Tú Đẩu của chòm Huyền Vũ ở phương Bắc, thật là Cự tinh của Đẩu tú.
b, Danh xưng của Nam đẩu lục tinh là: Thiên Phủ (còn tên là Thiên Quan, Bắc Đình, Phu Việt), Thiên Cơ, Thiên Đồng, Thiên Tướng, Thiên Khố Lâu, và Thiên Lương, đều có chữ “Thiên” cả.
c, vị trí và kết cấu của nó suy đoán có khả năng như hình nêu trên (so với thuyết pháp của “Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư” thì không giống nhau).
Tác giả chú: Theo các số liệu dân gian chân truyền “Thái Ất châm kinh thập tam thức” (13 thức châm cứu kinh mạch Thái Ất) giới thiệu thì có đoạn văn này đáng chú ý:
“Nhâm, đốc nhị mạch phân bố tại thể biểu cơ phu hạ thâm xử, tịnh thả nhâm, đốc nhị mạch xử vu tương đối vị trí. Nhâm mạch đả khai, tòng đầu khai thủy tuần hoàn, kinh hung phúc thối đáo cước, nhiên hậu tái phản hồi đáo đầu, xưng vi nhất đại tuần hoàn. Nhâm mạch dữ đốc mạch tương bỉ giác, nhâm mạch dung dịch đả khai, nhâm mạch đả khai hậu tại thể nội vu huýnh tuần hành đích lộ tuyến dữ thiên văn tinh tương trung đích nam đấu lục tinh tương nhất trí, tại hung phúc tuần hành khúc chiết vu huýnh thất đoạn, xưng chi vi”Thất kinh”, tẩu đích đô thị thể biểu phù mạch, huyệt mạch hữu thâm hữu thiển. Tâm tạng đích trọng tân khải động, hoàn dương pháp, hoàn hồn tỉnh não, giai thị nhâm mạch đả khai chi hậu đích công hiệu; nho y đạo thính đồ thuyết, tương thất kinh đỗ soạn thành”Kỳ” kinh, giá tựu thị ngã môn hiện tại khán đáo đích”Kỳ kinh bát mạch” đích kỳ tự”.
=
Hai mạch Nhâm Đốc phân bố trên cơ thể tại chỗ sâu dưới da thịt, mà vả lại 2 mạch Nhâm Đốc cũng có vị trí trái ngược nhau. Nhâm mạch mở ra từ trên đầu mà xuất phát tuần hoàn, xuyên qua ngực bụng cẳng chân đến bàn chân, sau đó lại đi ngược lên đầu, gọi là một vòng tuần hoàn lớn. Nhâm mạch khá hơn so với Đốc mạch, vì Nhâm mạch có thể mở ra được, và nó mở ra sau khi tại bên trong cơ thể đi tuần hành vòng vèo mà lại cùng một dạng với Nam Đẩu lục tinh ở trong thiên văn, ở chỗ ngực bụng thì tuần hành quanh co vòng vèo 7 đoạn, gọi là “Thất Kinh”, đi ở phù mạch bên ngoài, chỗ huyệt mạch lại có nông có sâu. Sự khởi động mới của tạng Tâm, phép hoàn dương, tỉnh não hoàn hồn, đều là công hiệu của việc sau khi khai mở được mạch Nhâm; nhiều ông Nho Y lại nghe hơi nồi chõ, rồi đem Thất Kinh hư cấu thành “Kỳ Kinh”, cái này chính là chúng ta hiện đang chứng kiến văn tự đặc sắc của “Kỳ Kinh Bát Mạch”.
Phương pháp này chính là tiêu chuẩn của Trung Y dân gian, chuyên trị các quái chứng cùng nham chứng (QNB chú: “Nham chứng” trong Đông y mới chính là Ung thư ác tính – Cancer – hiện nay), người ta nói là Trung Y chính thống thực sự, chê bai “Chu Dịch”, “Nội Kinh” với cả Linh Quy thám Huyệt là tà thuyết, có thể thấy rằng những chuyện bí ẩn của dân gian với sách vở là có 1 khoảng cách sai biệt cực kỳ lớn.
Tiết bảy: Nhị Thập Bát Tú
Các hằng tinh (định tinh) được Thiên Văn học cổ đại phân thành Tam Viên và Nhị Thập Bát Tú.
Tam Viên là chỉ 3 khu vực phân bố các hằng tinh trên bầu trời, tức là Tử Vi Viên (còn gọi là Tử Vi cung, Tử cung), Thái Vi Viên (Thái Vi cung) và Thiên Thị Viên. Trong đó, Tử Vi Viên là cung viên nằm ở chính giữa, ở Đông Bắc của Bắc Đẩu, có 15 chòm sao, bày ra Đông Tây, lấy Bắc Cực tinh là trung tâm để xoay quanh mà tạo thành một hàng rào bảo vệ;
Còn Thái Vi Viên là cung viên ở phía trên, tại phía Nam của Bắc Đẩu, gồm Chẩn và sao Dực có 10 sao, lấy Ngũ Đế Tòa làm trung tâm để xoay quanh mà làm hàng rào bảo vệ;
Còn Thiên Thị Viên là cung viên phía dưới, ở Đông Bắc gồm Phòng với Tâm có 12 sao, lấy Đế Tòa làm trung tâm để xoay quanh mà làm hàng rào bảo vệ.
Người xưa khi xem xét bầu trời có phân biệt thời gian, kinh độ mà đo đạc dài hạn đối với Ngũ Tinh tại Thiên Xích Đạo với các vùng phụ cận Hoàng Đạo, lựa chọn 28 nhóm hằng tinh, mệnh danh là Nhị Thập Bát Tú, cũng gọi là 28 Xá hoặc 28 Tinh, gọi tắt là các chòm sao.
Hai mươi tám sao này là:
Đông phương có Thanh Long 7 sao: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ.
Nam phương có Chu Tước 7 sao: Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.
Tây phương có Bạch Hổ 7 sao: Khuê, Lâu, Vị, Chủy, Tất, Mão, Sâm.
Bắc phương có Huyền Vũ 7 sao: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích.
Mỗi Tú đều có một hằng tinh tạo ra khởi điểm của Tú ấy, gọi là Cự Tinh, khoảng cách ở giữa 2 bên của cự tinh gọi là Cự Độ. Nhật Nguyệt và Ngũ Tinh khi vào trong Tú ấy tương đối với góc độ Cự Tinh gọi là Nhập Cự Độ, tương đối với góc độ của Bắc Cực tinh thì gọi là Cực Độ. Các yếu tố này cùng tạo thành hệ thống tọa độ Thiên Cầu cổ đại, để mà biểu thị vị trí của tinh thể trên bầu trời.
Tên và Cự Độ của 28 Tú theo cách sắp xếp nghịch chiều kim đồng hồ là:
1, Đông phương Thanh Long thất tú, hình thì như con rồng, sắc như màu xanh: Giác 12 độ, Cang 10 độ, Đê 15 độ, Phòng 5 độ, Tâm 5 độ, Vĩ 8 độ, Cơ 17 độ.
2, Nam phương Chu Tước thất tú, hình như con chim, sắc như màu đỏ: Tỉnh 33 độ, Quỷ 4 độ, Liễu 15 độ, Tinh 7 độ, Trương 18 độ, Dực 18 độ, Chẩn 17 độ.
3, Tây phương Bạch Hổ thất tú, hình như con hổ, sắc như màu trắng: Khuê 16 độ, Lâu 14 độ, Vị 14 độ, Mão 11 độ, Tất 16 độ, Chủy 2 độ, Sâm 9 độ.
4, Bắc phương Huyền Vũ thất tú, hình như con rắn, sắc như màu đen: Đẩu 26 độ, Ngưu 8 độ, Nữ 12 độ, Hư 10 độ, Nguy 17 độ, Thất 16 độ, Bích 9 độ.
Vì có tồn tại Tuế Sai, nên liệt Tú ước chừng khoảng 70 năm lại dịch về phía Tây 1 độ, cho nên trải qua các thời đại đều có số liệu không đồng nhất.
Bởi vì 12 cung thì về cơ bản là chia đều nhau, mà 28 Tú lại rộng hẹp không được đồng nhất, cho nên một số sao lại vượt ra ngoài cung, số liệu cận đại về cung dộ của chúng như bên dưới:
Vì sao mà lại có con số 28 Tú?
Cổ nhân cho rằng, 28 Tú lúc ban đầu là do khi quan sát hành độ của Mặt Trăng mà được, bởi vì số ngày mà Mặt Trăng di chuyển ước chừng 27 và 1/3 ngày là hết một vòng chu thiên, khoảng chừng mỗi ngày hành trình qua 1 Tú, trải qua 28 ngày lại quay lại chỗ Tú ban đầu, cho nên hình thành con số 28 hằng tinh đó.
Trải qua sự nghiên cứu của người ngày nay thì thấy độ số của 28 Tú là ít nhiều không đồng đều với nhau, với sao ít thì không được 1 độ, với sao nhiều thì lên tới 31 độ, nên mới đưa ra mối quan hệ về quy luật của 28 Tú với Nguyệt Thực. Thí dụ như, cự ly ngắn nhất của khoảng không gian điểm Nguyệt Thực là chưa đến 1 độ, còn cự ly lớn nhất của khoảng ấy là hơn 30 độ. Bởi vì cứ 19 năm thì có 28 lần Nguyệt Thực, cho nên mới có con số 28 của các Tú ấy.
28 Tú cũng đối ứng với Thất Chính, xưa có môn thuật số Diễn Cầm Pháp, tức là lấy Thất Chính phối với 28 Tú, được sự đối ứng của chúng như dưới đây:
Mộc…..Kim…….Thổ……Nhật……Nguyệt……Hỏa……Thủy
Giác….Cang…….Đê……Phòng……Tâm………Vĩ……….Cơ
Tỉnh….Quỷ……..Liễu…..Tinh…..Trương…..Dực…..Chẩn
Khuê….Lâu……..Vị……..Mão………Tất……….Chủy……Sâm
Đẩu…..Ngưu…..Nữ…….Hư……….Nguy…….Thất…….Bích
Cái này chính là hình thức bài bố của Thất Chính mà cũng là biến dạng của thứ tự gốc của Thất Chính.
Tiết thứ 8: Tứ Độ
Gom các giờ thành ngày, gom các ngày thành tháng, gom các tháng thành năm. Năm tháng ngày giờ chính là 4 dạng tham số thời gian đầu vào của Tử Vi tượng học, cũng chính là 4 loại số liệu của lịch pháp. Tử Vi tượng học gọi đó là Tứ Độ.
8.1 Niên Độ
Phép biểu thị Niên Độ có 3 loại: một là ghi năm theo Công Lịch, lấy con số biểu thị, như năm nay là năm Công Nguyên 2004; hai là ghi năm theo Dân Quốc, lấy năm Công Nguyên 1911 là năm đầu tiên của Dân Quốc (dó cách mạng Tân Hợi là 1911), hiện nay ở Đài Loan vẫn còn sử dụng, như năm nay là năm Dân Quốc thứ 93; ba là ghi năm theo Can – Chi, như năm nay là năm Giáp Thân.
Niên Độ có 3 loại hàm nghĩa:
thứ nhất theo Công Lịch thì biểu thị mỗi một năm từ ngày 1 tháng 1 cho đến ngày 31 tháng 12, trong khoảng thời gian này có tổng trường độ là 365 hoặc 366 ngày;
thứ nhì, ở Bát Tự học là khoảng thời gian mà Thái Dương tại Hoàng Đạo từ điểm Lập Xuân này đến điểm lập Xuân sau, tổng trường độ là 365.2422 ngày;
thứ ba, ở Tử Vi Đẩu Số là thời gian của Nhật Nguyệt hội hợp 13 lần, tức là khoảng thời gian từ ngày mồng 1 tháng Giêng cho đến ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp của âm lịch, tổng trường độ thời gian là 354 hoặc 355 ngày (năm Nhuận là 383 hoặc 384 ngày).
Tử Vi tượng học cùng với Bát Tự học đều áp dụng phép ghi năm theo Can-Chi, Niên độ đều có thể lấy Can Chi để mà biểu thị. Tuy nhiên như thế cũng không có nghĩa là đánh đồng mối quan hệ của năm Can Chi trong Bát Tự học với Tử Vi tương học đâu đấy, điểm này phải phân biệt cho rõ. Chính như đã nói từ trước, Tử Vi tượng học áp dụng Âm Dương hợp lịch, nhưng không khảo xét đến việc Thái Dương quá cung, tất nhiên là tồn tại bất đồng với Thái Dương lịch nhưng cái nổi trội của nó lại là “Niên”.
Tục ngữ vẫn nói “Tuế tuế niên niên”, nhưng kỳ thực thì Niên với Tuế vốn không phải 2 khái niệm giống nhau, trong Thiên Văn Lịch Pháp thì Tuế là chỉ 1 vòng chu thiên của Thái Dương, tức là theo Thái Dương đi qua điểm Xuân Phân cho đến lúc Thái Dương quay lại điểm Xuân Phân là 1 chu kỳ. Thí dụ như theo lời người xưa chính là Tuế Thực, Tuế Sai, Tuế Chu, Tứ thời thành Tuế, Lưu niên Thái Tuế,… còn Niên là chỉ chu kỳ của 12 tháng Sóc Vọng trong Lịch Pháp, lấy Ngày đối Ngày, tức là theo ngày mồng 1 tháng Giêng cho tới ngày cuối cùng của tháng Chạp là 1 năm.
Niên thì đại diện cho Âm lịch, Tuế thì đại diện cho Dương lịch, hai cái hợp dụng là minh chứng cho việc dùng Âm Dương hợp lịch của người Trung Quốc.
Thông thường thì người hiện đại cứ nói Niên là chỉ năm Thái Dương hồi quy (năm Mặt Trời), bất kể là năm Công Nguyên nào theo lịch Cách Liệt Cao Thụy, hay là năm Can Chi nào trong Bát Tự học, đều là do Thái Dương định đoạt, là 365 ngày, bởi lẽ người hiện đại áp dụng Thái Dương lịch, cho nên cái khái niệm Niên với Tuế nó mới cơ bản không phân chia. Bởi vì bất kể là theo Công Lịch hay là theo Bát Tự học đều lấy 365 ngày là 1 chu kỳ của năm hồi quy. Còn Tử Vi Đẩu Số thì cơ bản là không khảo xét Thái Dương quá cung với Tiết Khí, vì vậy mà mỗi năm của nó là tổng số có 12 tháng Sóc Vọng riêng biệt, tức là mỗi năm 354 hoặc 355 ngày (năm nhuận là ngoại lệ).
Bởi thế mà trong Bát Tự học có thuyết Vận Tuế, mà ở trong kỹ thuật của Tử Vi lại biến thành Hạn Niên, nguyên nhân nằm ở chỗ Vận với Hạn là đúng so về Tháng, ở Bát Tự lại dùng tháng Thái Dương gọi là Vận, còn trong Đẩu Số dùng tháng Sóc Vọng nên gọi là Hạn, ở trong Bát Tự dùng Thái Tuế là năm Thái Dương, còn trong Đẩu Số dùng Niên là năm Thái Âm, các loại này cần phải phân biệt mà nắm cho rõ.
Thí dụ như, người nào đó sinh ra vào tháng Chạp nông lịch năm Nhâm Tý, có thể tra cứu Hoàng Đạo Tiết Khí, đã qua tiết Lập Xuân, như thế năm sinh của người này là tính là năm sau ư? Hay là vẫn tính theo chính năm ấy? Nói cách khác, rốt cuộc là người này cầm tinh con gì?
Niên Can (Thiên Can của Năm) của kỹ thuật của Tử Vi truyền thống là số thứ tự chu kỳ của Hoàng Đạo, mà các Can cung của mệnh bàn là do “độn” Niên Can mà ra. Rất nhiều người bị ảnh hưởng của lý luận trong Bát Tự học, câu nệ vào thành kiến, mà đều đã nghĩ đến việc dùng “Tháng” của Hoàng Đạo để thay thế cho số thứ tự chu kỳ của Bạch Đạo, cái này chắc chắn là tưởng nó đương nhiên thế.
Căn cứ vào Lịch pháp Thái Âm, năm của kỹ thuật Tử Vi bên trên, chính là 354 hoặc 355 ngày, tháng sinh là ám chỉ chu kỳ thứ mấy của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất trong năm đó, chứ không phải là cung vị thứ mấy của Mặt Trời ở trên Hoàng Đạo. Năm với Tháng của Âm Lịch vẫn có thể dùng Can Chi để biểu thị như cũ, chứ không phải Can Chi là “độc quyền” của Hoàng Đạo.
Do đó, đối với đáp án cho đề mục nêu trên, nếu mà dùng Bát Tự học thì người ấy phải thuộc tuổi Trâu, nếu mà dùng kỹ thuật Tử Vi thì người ấy thuộc về tuổi Chuột. Có thể thấy sự bất đồng của lịch pháo sẽ dẫn đến năm Can Chi bất đồng ở 2 môn ấy. Nhưng thông thường dân gian vẫn nói việc cầm tinh con gì, bất luận Tiết Khí là gì, chỉ nói về năm mới thôi.
Tóm lại, chính là như ngày Tết của người Trung Quốc không khảo xét đến tiết Lập Xuân, chỉ lấy điểm gianh giới của ngày 30 tháng Chạp năm cũ với ngày mồng 1 tháng Giêng năm mới để làm chuẩn. Kỹ thuật Tử Vi lấy ngày mồng 1 tháng Giêng mỗi năm làm điểm bắt đầu.
Tóm lại là điểm bắt đầu của năm trong kỹ thuật Tử Vi ở tại ngày mồng 1 tháng Giêng của lịch Thời Hiến, ngày cuối cùng của năm âm lịch là ngày 30 tháng Chạp, tổng cộng có 354 hoặc 355 ngày (năm nhuận là ngoại lệ).
8.2 Nguyệt Độ
Nguyệt Độ có 3 loại phương pháp biểu thị, một là tháng của Công Lịch, hai là tháng theo nông lịch, ba là tháng Can-Chi.
Tuy nhiên kỹ thuật Tử Vi truyền thống đều không lấy tháng Can Chi ra biểu thị, nhưng trên thực tế thì Đẩu Số vẫn cứ có tháng Can Chi. Thiên Can của các cung trên mệnh bàn là lấy Can năm dùng “Ngũ Hổ độn” mà tính ra, trên thực tế chính là Thiên Can của Tháng.
Do đó, kỹ thuật Tử Vi và Bát Tự học đều áp dụng phép ghi tháng Can Chi. Nguyệt Độ đều lấy Can Chi để biểu thị. Tuy là như thế, Can Chi trong Bát Tự học với Can Chi trong Đẩu Số không phải là đánh đồng như nhau được, điểm này nhất thiết phải chú ý.
Bát Tự học áp dụng Thái Dương lịch, trọng yếu ở Tiết Khí mà định tháng Sinh. Bởi vậy, điểm đầu cuối của Can Chi tháng của nó là từ bắt đầu Tiết của tháng này cho đến hết Trung Khí của tháng này.
Kỹ thuật Tử Vi áp dụng Âm Dương hợp lịch, tháng với ngày đều lấy Thái Âm Bạch Đạo làm chuẩn, điểm đầu cuối của Can Chi tháng là ngày Sóc mỗi tháng cho đến ngày Hối là 29 hoặc 30 cuối tháng đó.
Ở trong số thứ tự của tháng, cũng lấy Thái Âm Bạch Đạo làm chuẩn, tức là số của tháng âm lịch trong sách lịch. Thí dụ như, hôm nay là ngày 8 tháng 11 dương lịch năm 2004, tra ngày tháng âm lịch là 26 tháng 9 năm Giáp Thân, thì Nguyệt Độ theo kỹ thuật của Tử Vi là tháng 9 al, có Can Chi là tháng Giáp Tuất; nhưng mà đối chiếu với quy tắc của Bát Tự học thì có sự bất đồng, vì ngày 7 tháng 11 dương lịch đã tới tiết Lập Đông cho nên Nguyệt Độ theo Bát Tự học là tháng 10 al, có Can Chi là Ất Hợi.
Trong giới Tử Vi thì có người lấy Tiết Khí để mà xác định Nguyệt Độ, phương pháp kiểu này là có sai lầm ở chỗ có sự hiểu sai khá lớn đối với lịch pháp trong kỹ thuật của Tử Vi, lẫn lộn giữa Bát Tự học Thái Dương lịch pháp với Đẩu Số Thái Âm lịch pháp. Xin xem lại tiết 1 ở chương lịch pháp có nội dung liên quan.
Nguyệt Độ còn có một vấn đề rất trọng yếu tức là vấn đề về tháng Nhuận, xem ở nội dung tiếp sau.
8.3 Nhật độ
Nhật độ có ba loại phương pháp biểu thị, một là ngày theo Công Lịch (dương lịch), hai là ngày theo Âm lịch, ba là ngày Can – Chi.
Bát Tự học dùng ngày Can – Chi, kỹ thuật Tử Vi dùng ngày Âm Lịch, mà ngày Âm lịch chỉ có thể thông qua việc tra ở sách lịch mới có thể biết được, nhưng từ trước tới nay đều có những người giỏi nghề, có những người tìm ra được việc lợi dụng công thức số học để mà hoán chuyển ngày dương lịch thành ngày âm lịch.
Phép dùng công thức số học của việc hoán chuyển ngày dương lịch thành ngày âm lịch:
Giả thiết số của năm công nguyên là N, lấy N trừ đi 1977 hoặc 1901, số đạt được lại chia cho 4, thì được thương số là Q với số dư là R.
tìm M = 14Q+10.6(R+1)+số thứ tự của ngày trong năm,
Lại lấy M chia cho 29.5 xem số dư được bao nhiêu, số dư này chính là ngày âm lịch.
Ví dụ: tìm ngày âm lịch của ngày Dương lịch là 7 tháng 5 năm 1994?
1994 – 1977 = 17
17 / 4 = 4 dư 1
Do Q = 4 và R = 1
nên M = 14 x 4 + 10.6(1 +1) + (31 + 28 + 31 + 30 + 7)
<=> M = 56 + 10.6 x 2 + 127 = 21.2 + 183 = 204.2
204.2 / 29.5 = 6 dư 27.
Vậy âm lịch chính là ngày 27.
Chú: ứng dụng phép này có thể thu được kết quả với hầu hết các trường hợp, nhưng có một vài trường hợp bị sai lệch 1 ngày.
8.4 Thời Độ
Thời độ có 2 loại phép biểu thị, một là dùng 24 tiểu giờ của lịch Công Nguyên, lấy số để biểu thị, như 12 giờ, 23 giờ,… thứ hai là dùng 12 thời thần như người xưa, thông thường dùng Can Chi để biểu thị, Đẩu Số và Bát Tự học đều dùng cái này.
Quy định thập nhị thời thần vào thời Tây Chu đã sử dụng, vào thời Hán có những tên gọi như:
Dạ Bán (nửa đêm),??? Minh, Bình Đán (tảng sáng), Nhật Xuất (Mặt trời mọc), Thực Thời (giờ ăn), Ngung Trung (giữa góc), Nhật Trung (giữa trưa), Nhật Điệt (xế bóng), Bô Thời (quá trưa), Nhật Nhập (đang lặn), Hoàng Hôn, Nhân Định (người nghỉ ngơi),
Nhưng cũng lại vừa sử dụng 12 Địa Chi để sử dụng, lấy nửa đêm lúc 23h00 đến 1h00 là giờ Tý, từ 1h00 đến 3h00 là giờ Sửu,… Từ thời nhà Tống về sau lại thực hiện quy định 24 khoảng cho 12 thời thần, lấy mỗi canh giờ chia đôi ra làm nửa Sơ và nửa Chính, có dạng như Tý sơ, Tý chính, Sửu sơ, Sửu chính,… theo đó chia làm 24 khoảng, tương đương với cách dùng 24 giờ hiện nay. Đến nhà Thanh ban hành lịch Thời Hiến, phát triển quy định 24 tiểu giờ theo phương Tây, nhưng trong dân gian vẫn quen dùng 12 thời thần.
Việc xác định của thời thần đối với người xưa không phải là vấn đề gì cả, bởi vì ngay ấy không có loại thời gian cho 1 nước thống nhất, lại cũng không có cái gọi là “mùi giờ”, càng không có loại đồng hồ phổ cập như bây giờ. Người ta đều dùng thời gian địa phương để làm chuẩn. Nhưng khoa học hiện đại phát triển khiến cho thời gian có thể đo được hết sức chính xác đến từng giây, cho nên lại xuất hiện vấn đề: rốt cuộc là lấy thời gian vùng nào làm chuẩn? Trung quốc nằm trên 5 múi giờ thì việc xác định thời gian sẽ như thế nào?
Tử Vi chủ yếu là căn cứ vào tự nhiên bản xứ mà có sự thay đổi thời gian để mà xác định chính tinh của Mệnh chủ, điều này phù hợp với vận khí bà sự tương ứng với tự nhiên của con người, tùy sự biến hóa của tự nhiên mà có sự biến hóa theo quy luật.
Do đó, các địa phương mà căn cứ vào thời gian Bắc Kinh để xác định giờ sinh là sai lầm lớn. Các khu vực đều có vị trí kinh độ là không giống nhau trên bề mặt của trái đất, và tự nhiên ở đó cũng thay đổi có sớm có muộn, cho nên cần phải lấy thời gian địa phương làm chuẩn. Các kiểm nghiệm thực tiễn cũng đã chứng minh sáng tỏ, phải lấy “thời điểm quan sát Thái Dương” ở địa phương mà làm chuẩn.
Trong giới Bát Tự học với Đẩu Số có một thuyết là “Giờ Thái Dương chuẩn xác”, chủ trương thống nhất tiêu chuẩn giờ đều hoán chuyển thời gian giờ thành giờ ở địa phương, khảo xét tính toán sự chuyển động không đều của Địa cầu mà suy tính ra “giờ Thái Dương chuẩn xác”.
(bỏ qua 1 đoạn phân tích rất cặn kẽ chi tiết các trường hợp ở từng vùng của Trung quốc khi xét kinh độ, múi giờ,… Tựu chung cũng chỉ để chứng minh việc xác định giờ sinh là căn cứ vào giờ tự nhiên theo Mặt Trời ở địa phương nơi sinh)
8.5 Thời khắc
Trải qua tìm tòi và những nghiệm chứng thực tế, Tử Vi tượng học đột phá sự giới hạn phân loại của Tử Vi Đẩu Số truyền thống, có thể lấy một thời thần (1 canh giờ) mà phân làm 12 đoạn, mỗi đoạn là 10 phút, mỗi một đoạn giờ lại tương ứng với 1 loại hình, loại đơn vị thời gian này gần như không thể tìm được loại nào tượng tự từ thời xưa, gần như là chỉ có sự gần tương tự ở trong “Đạo Tạng Tử Vi Đẩu Số” với “Đạt Ma nhất chưởng kinh” phần <Tổng luận về độ số thời khắc tinh mệnh> mục phép phân chia “Khắc”.
Sự áp dụng quy định 100 khắc ở Trung Quốc có khả năng là khởi nguyên ở thời đại nhà Thương, tức là phân chia 1 ngày-đêm thành 100 khắc đều nhau, sự ra đời của nó với việc sử dụng Lậu Khắc (đồng hồ nước, đục lỗ dưới đáy) là có mối quan hệ. Như “Linh Khu kinh” nói: “Lậu thủy hạ bách khắc, dĩ phân trú dạ” (Nước ở trong đồng hồ nước xuống dưới 100 khắc, lấy phân làm 1 ngày đêm). Đến thời nhà Hán lại cải tạo thành một ngày-đêm có 120 khắc, sau đến Nam Triều lại cải tạo thành có 96 khắc, rồi 108 khắc, v.v… nhiều lần lặp lại, mãi đến thời Minh mạt có tri thức về Thiên Văn của người Châu Âu đưa vào mà đề xuất ra cải cách mỗi ngày có 96 khắc, rồi vào đầu thời Thanh được định làm chế độ phân khắc chính thức, quy định trong lịch Thời Hiến triều Thanh, mỗi thời thần (canh giờ) là 2 tiểu giờ, là 8 khắc (tức là mỗi khắc 15 phút). Môn “Thiết bản thần số” áp dụng phép phân loại thời gian loại này.
Tiết thứ chín: Thập nhị cung
Thập nhị cung, ám chỉ việc lấy Tý Sửu Dần Mão… 12 Địa Chi thuận theo kim đồng hồ mà sắp xếp thành 12 cung vị, tượng cho 1 vòng chu thiên 360 độ, người xưa gọi là Thập Nhị cung hoặc là Thập Nhị Chi Thần. 12 cung ở trong Thiên Văn học vốn là hình tròn, sau này là để thuận lợi cho mục đích trực quan, thì trong các chủng loại thuật số đều dùng một loại là hình vuông.
Con số 12 là con số cự kỳ trọng yếu của Thiên Văn ở trong văn hóa cổ đại Trung Quốc. Trong “Hoàng Cực kinh thế” Thiệu Tử đã chỉ ra, trong khoảng trời đất có 2 loại nhịp điệu của tính căn bản là 12 với 30 (hoặc 10). Người xưa từ rất sớm đã phát hiện ra ở trong tính quy luật chu kỳ của Thiên Văn với Địa Lý, rồi tổng kết ra quan niệm của 12 Thứ.
Thái Dương cùng với Nguyệt Lượng, theo vành Hoàng Đạo mà vận hành một vòng là một năm, hội hợp 12 Thứ, tức 12 tháng, mỗi Thứ hội hợp đều có vị t trí riêng biệt, thông qua sự quan sát trường kỳ mà cổ nhân đem vòng Hoàng Đạo quanh trời 360 độ chia ra làm 12 đoạn, mỗi đoạn là 30 độ, gọi là Thập Nhị Thứ, mỗi Thứ một Tiết một Khí, một vòng (1 năm) có 12 cặp Tiết-Khí. Tên của chúng gọi theo thứ tự là: Tinh Kỷ, Huyền Hiêu, Tưu Tử, Giáng Lâu, Đại Lương, Thực Trầm, Thuần Thủ, Thuần Hỏa, Thuần Vĩ, Thọ Tinh, Đại Hỏa, Tích Mộc, các Thứ đều có tiêu chí định ra đối với Nhị Thập Bát Tú.
Cổ nhân cho rằng, trong 5 hành tinh lớn, thì Mộc Tinh có ảnh hưởng tới con người mạnh nhất. Các số liệu Thiên văn học hiện đại chứng tỏ khối lượng của sao Mộc là gấp bội tổng khối lượng của 8 loại hành tinh trong Thái Dương hệ, sự bức xạ tín hiệu của nó đối với sự sống trên Trái Đất có ảnh hưởng rất lớn (cổ đại gọi là “Mộc tinh đại xung”). Chu kỳ quay quanh Mặt Trời của Mộc Tinh là 11.86 năm, và điểm tương đối gần Mặt Trời nhất của nó cùng với Trái Đất hội hợp là đúng 12 năm, trong một chu kỳ hội hợp có 11 lần Mộc tinh đại xung, mà thân thể con người có 12 đường kinh mạch, lại có 11 tạng phủ (lục phủ ngũ tạng), dường như đều cùng có mối quan hệ này, do đó có 12 năm là một chu kỳ của sự thay đổi.
Tiến sĩ Lý Ước, học giả người Hán cho biết, tiền nhân Trung Quốc đã giả tưởng ra một thiên thể mà tương phản với sự vận hành của Mộc Tinh, gọi là “phản Mộc tinh”, lấy Thập Nhị viên làm chu kỳ, thay thế khái niệm thập nhị thứ lúc đầu, tức Thập nhị thần, cái thiên thể giả tưởng đó chính là “Thái Tuế”, tuế chính biệt hiệu của Mộc Tinh từ thời cổ đại.
Do sự suy xét chu kỳ 12 năm của thập nhị thần tới chu kỳ 12 tháng của 1 năm, lại diễn sinh ra khái niệm của 12 Nguyệt Kiến với 12 Nguyệt Tướng, hai cái này đều biểu thị hoàng đạo thập nhị cung nhưng có sự khác biệt.
12 Nguyệt Kiến, chính là cái chuôi của Bắc Đẩu chỉ vào 12 cung, lấy 12 Địa Chi để biểu thị, nguyên nhân do Bắc Đẩu xoay thuận theo chiều kim đồng hồ, cho nên 12 cung cũng thuận chiều kim đồng hồ mà bài bố là Tý, Sửu, Dần, Mão,… phân giới của cung tương ứng với “Tiết” của Hoàng Đạo trong Lịch Pháp, các môn chiêm bốc Lục Hào, thuật Kỳ Môn, Bát Tự học đều dùng thuận số cả.
12 Nguyệt Tướng, tức là triền cung của Thái Dương, chính là do mỗi năm có vị trí xác định của 12 tháng Thái Dương. Bởi vì ở trên hoành đạo thì Thái Dương vận chuyển nghịch chiều kim đồng hồ, cho nên ngược chiều kim đồng hồ mà bài bố 12 cung, lần lượt là Đăng Minh, Hà Khôi, Tòng Khôi, Truyền Tống, Tiểu Cát, Thắng Quang, Thái Ất, Thiên Cương, Thái Xung, Công Tào, Đại Cát, Thần Hậu, phân giới của cung tương ứng với “Khí” của Hoàng Đạo trong Lịch Pháp, thuật số Lục Nhâm, Chiêm Tinh Tây phương, thuật Thất Chính Tứ Dư đều dùng cả.
Sách “Thái Huyền” viết:
“Đẩu tả hành, kiến thập nhị thứ, nhật hữu hành, chu nhập bát xá”,
=
Đẩu từ trái mà đi, thiết lập 12 Thứ, Nhật từ phải mà đi, vòng quanh 28 Xá.
cho nên khác biệt của Nguyệt Kiến với Nguyệt Tướng ở chỗ không cùng hệ tham chiếu, Nguyệt Kiến thì thuận chiều kim đồng hồ mà từ trái đi sang, còn Nguyệt Tướng thì nghịch chiều kim đồng từ phải sang. Mặt khác, do bình quân 15 ngày sai khác của Tiết với Khí, cho nên Nguyệt Kiến với Nguyệt Tướng tồn tại 15 độ sai lệch về cung vị.
Liên quan về mối quan hệ của Nguyệt Kiến với Nguyệt Tướng, cổ nhân có một kết luận rất trọng yếu: Đẩu Bính (chuôi sao Đẩu) chỉ vào Tý thì Nhật Nguyệt hội ở Sửu, Đẩu Bính chỉ Sửu thì Nhật Nguyệt hội ở Tý, Đẩu Bính chỉ Dần thì Nhật Nguyệt hội ở Hợi, Đẩu Bính chỉ Hợi thì Nhật Nguyệt hội ở Dần. Tức là Nguyệt Kiến với Nguyệt Tướng vĩnh viễn có mối quan hệ tương hợp, đây chính là nguồn cơn của quan niệm Địa Chi lục hợp. Lục Hợp lại cũng thường thấy ở trong các điển tịch về âm luật cổ đại.
Mối quan hệ tương ứng của Thập nhị thứ, Thập nhị cung, Thập nhị Nguyệt Tướng, Thập nhị chòm sao, với ngày tháng Công Lịch, Tiết Khí nông lịch, cùng Hoàng kinh độ số, 28 Tú, có thể biểu thị dưới đây (phải chú ý đến vấn đề khác biệt cung vị):
Cổ nhân nhận thấy, trời có 12 Thứ, Đất có 12 thần, Người có 12 cung, Thiên Địa Nhân tương hỗ cảm ứng, biết Số của Thiên Địa thì có thể đoán được số của Nhân Mệnh.
Do đó mà các loại phương pháp Mệnh lý, bất luận là nội ngoại hay cổ kim, đều lấy 12 cung 12 Địa Chi làm mô hình cơ bản, Bát Tự học, Thất Chính Tứ Dư, Chiêm Tinh phương Tây, Tử Vi Đẩu Số, Đạo tạng Tử Vi Đẩu Số, Thái Ất mệnh pháp, Lục Nhâm thuật,… đều không có ngoại lệ.
Phụ (Thêm):
Chú giải về Chương Thiên Văn của sách Thái Ất Tinh Kinh
– Thiên động nhi địa tĩnh, kiền khôn phân yên.
(Trời động mà Đất tĩnh, Càn Khôn phân ngôi).
Chú giải: Xưa có quan sát vòm trời theo Cái Thiên, theo Hồn Thiên. Tử Vi chính là quan sát theo vòm trời của Cái Thiên mà lấy Địa làm bản thể (hệ tham chiếu), quan sát tượng của các sao trên trời. Địa thì tĩnh cho nên lấy chỗ của Thái Ất (sao Bắc Cực) làm Tôn chủ, phân chia vòng trời thành hai nửa, trông một nửa để biết toàn bộ. Vì thế mà một nửa Xá của 28 Tú là 14 Chính tinh, một nửa Xá của 12 cung là 6 đạo. Cùng với Hồn Thiên giáp tý rất khác biệt. Học giả sau này không biết cái lý của Cái Thiên, thì sẽ chần chừ lưỡng lự, gây ra đi vào con đường sai lầm.
– Thiên tả toàn, tự đông nhi tây, chu thiên thập nhị thì, thị vi nhất nhật, cố trú dạ tương thế.
(Trời xoay về bên trái, từ Đông sang Tây, vòng trời 12 giờ, đúng là 1 ngày, nên ngày đêm đắp đổi).
Chú giải:
Trời xoay về bên trái (tả toàn, nghịch chiều kim đồng hồ), tức là cái lý tự quay quanh trục của Trái Đất ngày ngay, do lấy Địa (mặt đất) làm bản thể cho nên thấy Trời xoay sang trái (QNB chú: lúc quan sát sao Thái Ất = sao Bắc Cực, là người quan sát đứng ở mặt đất và hướng mặt về phía Bắc nên thấy bầu trời như từ phía Đông bên tay phải mà quay sang phía Tây bên tay trái). Do đó, phân chia thành 12 giờ, chính là tham số của Tử Vi. Còn “ngày đêm đắp đổi” là lúc theo Tây lịch ngày nay đến thời điểm 23h00, tức là 11 giờ 0 phút 0 giây của đêm hôm trước (cái thuyết giờ Tý sớm giờ Tý muộn là sai lầm không chịu được, để lại di hại vô cùng).
Tử Vi Đẩu Số lấy Tháng Giờ mà định Mệnh cung, bởi lẽ cổ thư diễn đạt không rõ ràng thành ra học giả về sau cứ lý giải loạn cả lên. Nghiên cứu rõ bản chất, chính là lấy giờ Tý làm kim chỉ dẫn, lấy phương pháp cộng thêm trên bàn và trừ đi quan sát, tức là chủ ý của nó rất rõ ràng, cái điều mà người ta gọi là “Đông Hạ trí Nhật”, “Xuân Thu trí Nguyệt”, cho nên Tinh Tông lấy Nhật làm chủ, nguyên do là lấy giờ Mão ở trong tam “Tung” mà kim chỉ dẫn Lập Mệnh; nhưng mà Tử Vi lấy Nguyệt làm chủ, lại lấy giờ Tý ở trong tam “Hoành” làm kim chỉ dẫn Lập Mệnh; đều là cái lý tự nhiên trong Trời Đất cả. Còn như tại sao lại lấy phép công thêm bàn pháp, thì tham khảo thêm ở Tinh Tông pháp thì biết ngay.
– Nhật hữu toàn, tự tây hướng đông, chu thiên tam bách lục thập ngũ nhật tứ phân chi nhất, thị vi nhất tuế, cố hàn thử tương dịch.
(Nhật xoay về bên phải, từ Tây hướng về Đông, vòng trời 365 lẻ 1/4 ngày, chính là một năm, cho nên nóng lạnh đổi trao).
Chú giải:
Dùng Địa làm bản thể, thì Nhật Nguyệt như là đều theo trời xoay về bên trái, nhưng mà Nhật Nguyệt đều tự riêng nó chuyển động, Nhật lấy 365.2425 làm chu kỳ hoàn thành một vòng Hoàng Đạo, thì Nhật từ Tây hướng về Đông mà xoay chuyển.
Bởi vì Tử Vi lấy Nguyệt làm chủ, cho nên một năm (1 vòng chu thiên) là 354 hoặc 355 ngày, năm nhuận thì có 384 ngày (giống như Dịch Kinh có 384 hào), mà không có liên quan đến chu kỳ Hoàng đạo thái dương vậy.
– Nguyệt hữu toàn, tự tây hướng đông, chu thiên nhị thập thất nhật tam phân chi nhất; nguyệt vô quang, dĩ nhật quang thành tượng, nhân hữu sóc vọng, sóc nhi phục sóc, nhị thập cửu nhật nhị phân chi nhất, thị vi nhất nguyệt, cố doanh khuy tương gian.
(Nguyệt xoay về bên phải, từ Tây hướng về Đông, vòng trời 27 lẻ 1/3 ngày; vốn dĩ Nguyệt không có ánh sáng, lấy ánh sáng của Nhật mà thành tượng, do có Sóc Vọng, từ Sóc mà trở lại Sóc là 29+1/2 ngày, chính là 1 tháng, cho nên tròn khuyết đan xen nhau).
Chú giải:
Xem phần chú bên trên. Chu kỳ gốc của Nguyệt quay quanh Địa Cầu là 27.3 ngày, do lấy Địa làm bản thể, không thể quan sát được, chỉ có thể lấy Nguyệt Tướng (hình dạng mặt trăng) Sóc Vọng mà theo dõi chu kỳ của nó, gọi là “tháng Sóc Vọng” với chu kỳ là 29.53 ngày (QNB chú: thực ra là do khi Mặt Trăng đang quay quanh Trái Đất thì Trái Đất cũng đồng thời đang quay quanh Mặt Trời, cho nên phải đủ 29.53 ngày thì đứng ở Trái Đất mới có thể thấy lại hiện tượng trăng tròn – Vọng, hay là không ánh trăng – Sóc, tiếp theo của lần thấy trước đó). Vì chu kỳ Sóc Vọng chỉ có 29 ngày rưỡi cho nên Lịch pháp chia ra tháng đủ thì có 30 ngày, còn tháng thiếu thì có 29 ngày.
Mà Tử Vi lấy số ngày Thái Âm lịch phối hợp cung khí Nạp Âm để xác định Tử Vi đến cung nào, đại thể là Tử Vi lấy Thái Âm làm chủ, mà không giống với việc lấy Nhật làm chủ của Tinh Tông. Việc lấy Thái Âm làm chủ này đích thực là “Nguyệt Tướng pháp” (Phép xem hình dạng Mặt Trăng).
– Bắc đẩu thất tinh, toàn cơ ngọc hành dĩ tề thất chính. Đẩu bính chỉ nguyệt kiến, nhật nguyệt hội, tắc kiến tiết khí, nhật nguyệt bất hội, tắc đẩu bính tà chỉ lưỡng thần chi gian, tắc nhuận.
(Bắc đẩu thất tinh, Tuyền Cơ Ngọc Hành nhằm đồng thời với Thất Chính. Đẩu Bính (cán chòm Bắc đẩu) chỉ vào Nguyệt Kiến, Nhật Nguyệt hội thì thấy Tiết Khí, mà Nhật Nguyệt không hội thì Đẩu Bính chỉ xéo vào khoảng giữa 2 Thần thì sẽ là Nhuận).
Chú giải:
Bắc đẩu thất tinh, có thể chỉ thị Bốn Mùa thậm chí là cả đơn vị thời gian Tháng, Giờ, gọi là “Đẩu Bính tư kiến”. Đẩu Bính chỉ tới 12 cung, là chỗ của Nguyệt Kiến, chính là chỗ mà Nhật Nguyệt tương hội, tức là cung vị của Nguyệt Tướng với cung vị của Nguyệt Kiến tương hợp với nhau. Đẩu Bính hướng về chỗ cung vị mà nếu như Nhật Nguyệt đến hội thì thành một Tiết Khí, còn nếu như Nhật Nguyệt không đến hội thì không thành lập Tiết Khí mà thành ra tháng Nhuận, lúc đó chắc chắn Đẩu Bính chỉ vẹo vào chỗ giữa của 2 khoảng của Thần (thần = tên địa chi của cung). Lịch pháp lấy tháng Sóc Vọng mà không có Trung Khí định là tháng Nhuận đúng chăng, thực ra là phù hợp không có mâu thuẫn gì cả, mà tháng nhuận hay không nhuận chính là do thiên địa tạo hóa cho phép, chứ chẳng phải là do cách làm lịch gây ra.
Nhu cầu cần phải chỉ ra sự phân bố của chính tinh cũng mô phỏng Đẩu Bính tư kiến, mới lấy sao nào đó đại biểu cho Đẩu Bính, lại lấy sao nào đó đại biểu cho Nguyệt Kiến với Nguyệt Tướng, mối quan hệ của 3 cái đó không xuất phát từ cái này, vậy huyền cơ của Tử Vi mà học giả lại không nắm được cái lý của nó thì khó tránh khỏi sự không hiểu được điều kỳ diệu.
Riêng vấn đề tháng Nhuận, cho đến nay vẫn tranh luận không ngừng, mà thuật Thái Ất (nguyệt kế Thái Ất) đã sớm có cái nhìn nhận sáng tỏ rồi, đoạn này cũng tiết lộ yếu chỉ của nó, nghiên cứu thực chất của nó, chính là vấn đề tính toán cung khí của tháng Nhuận ra sao. Nói cách khác là, xác định Can Chi của tháng Nhuận như thế nào? Đáp án của vấn đề này chính là lời giải thỏa đáng cho việc lập Mệnh của tháng Nhuận. Các học giả đời sau không nghiên cứu Thiên Văn Lịch Pháp khó mà tránh được tự mình chuốc lấy phiền toái.
– Nhật hành nhất độ, nguyệt hành thập tam độ thập cửu phân chi thất, cố nhuận hữu thập tam nguyệt, nhất chương thập cửu niên, thất nhuận.
(Nhật đi 1 độ, Nguyệt đi 13+7/19 độ, cho nên năm Nhuận có 13 tháng, một Chương = 19 năm thì có bảy lần Nhuận).
Chú giải:
Cái này chính là vấn đề “Nguyệt hành bội ly” (Nguyệt đi xa gấp bội) của Thiên văn học cổ đại, vì cớ gì mà một Chương 19 năm lại có 7 Nhuận cùng với “Nguyệt hành bội ly” lại phù hợp như thế? Đây cũng là cái vi diệu của Thiên Địa.
– Ngũ tinh thổ mộc hỏa kim thủy, thổ mộc hỏa vu ngoại, kim thủy vu nội, các ti thất thập nhị nhật, vi kiền khôn chi số.
(Ngũ tinh Thổ Mộc Hỏa Kim Thủy, với Thổ Mộc Hỏa ở phía ngoài, Kim Thủy thì ở phía trong, các ti sở 72 ngày mà thành số của Càn Khôn).
Chú giải:
Thổ Mộc Hỏa Kim Thủy gọi chung là Ngũ Tinh, ở tại Thiên thì thành tượng, tại Địa hóa Hình, lại cũng gọi là “Ngũ đức”, “Ngũ Vĩ”, thứ tự của chúng chắc chắn không thay đổi. Phân chia thành 2 hệ là Thổ Mộc Hỏa hệ có số 216 là số sách của quái Càn, với Kim Thủy hệ có số 144 là số sách của quái Khôn, cho nên viết “Càn Khôn chi số”.
– Thủy tinh mỗi nhật nhất lục thì kiến bắc phương, mỗi niên nhất lục nguyệt kiến bắc phương, mỗi nguyệt nhất lục nhật hội nhật nguyệt vu bắc phương, cố nhất lục hợp thủy vu bắc. Hỏa tinh mỗi nhật nhị thất thì kiến nam phương, mỗi niên nhị thất nguyệt kiến nam phương, mỗi nguyệt nhị thất nhật hội nhật nguyệt vu nam phương, cố nhị thất hợp hỏa vu nam. Mộc tinh mỗi nhật tam bát thì kiến đông phương, mỗi niên tam bát nguyệt kiến đông phương, mỗi nguyệt tam bát nhật hội nhật nguyệt vu đông phương, cố tam bát hợp mộc vu đông. Kim tinh mỗi nhật tứ cửu thì kiến tây phương, mỗi niên tứ cửu nguyệt kiến tây phương, mỗi nguyệt tứ cửu nhật hội nhật nguyệt vu tây phương, cố tứ cửu hợp thủy vu tây. Thổ tinh mỗi nhật ngũ thập thì kiến trung ương, mỗi niên ngũ thập nguyệt kiến thiên trung, mỗi nguyệt ngũ thập nhật hội nhật nguyệt vu thiên trung, cố ngũ thập hợp thổ vu trung.
(Thủy Tinh mỗi ngày vào giờ 1, 6 thấy ở Bắc phương; mỗi năm năm vào tháng 1, 6 thì thấy ở Bắc phương; mỗi tháng vào ngày 1, 6 thì hội với Nhật Nguyệt ở Bắc phương. Cho nên 1, 6 hợp Thủy ở Bắc.
Hỏa Tinh mỗi ngày vào giờ 2, 7 thì thấy ở Nam phương; mỗi năm vào tháng 2, 7 thì thấy ở Nam phương; mỗi tháng vào ngày 2, 7 thì hội với Nhật Nguyệt ở Nam phương. Cho nên 2, 7 hợp Hỏa ở Nam.
Mộc Tinh mỗi ngày vào giờ 3, 8 thì thấy ở Đông phương; mỗi năm vào tháng 3, 8 thì thấy ở Đông phương; mỗi tháng vào ngày 3, 8 thì hội với Nhật Nguyệt ở Đông phương. Cho nên 3, 8 hợp Mộc ở Đông.
Kim Tinh mỗi ngày vào giờ 4, 9 thì thấy ở phương Tây; mỗi năm vào tháng 4, 9 thì thấy ở phương Tây; mỗi tháng vào ngày 4, 9 thì hội với Nhật Nguyệt ở Tây phương. Cho nên 4, 9 hợp Kim ở Tây.
Thổ Tinh mỗi ngày vào giờ 5, 10 thì thấy ở Trung Ương; mỗi năm vào tháng 5, 10 thì thấy ở giữa trời; mỗi tháng vào ngày 5, 10 thì hội với Nhật Nguyệt ở giữa trời. Cho nên 5, 10 hợp Thổ ở trung tâm).
Chú giải:
Đây chính là Hà Đồ tinh tượng, xưa nay học giả chỉ biết truyền thuyết linh quy, mà chẳng biết Hà Đồ vốn ở tại thiên tượng.
Hà Đồ là sự khái quát của quy luật ẩn hiện của ngũ tinh. Điều này thể hiện trí tuệ của hiền nhân Trung Quốc, vì cớ gì mà lại đi gán ghép chuyện long mã với linh quy các truyền thuyết quái đản?
Tử Vi Đẩu Số cũng ngụ ý bao hàm các quy luật của Hà Lạc, mà cái lý kỳ diệu của nó thực là khó có thể thấu hiểu.
– Thiên địa định vị, lôi phong tương bạc, sơn trạch thông khí, thủy hỏa tương xạ.
(Trời Đất định vị, Lôi Phong tương bạc, Sơn Trạch thông khí, Thủy Hỏa tương xạ)
Chú giải:
Đây chính là nói về phương vị của Tiên Thiên Bát Quái.
Tiên Thiên Bát Quái chính là căn nguyên của nạp giáp, mà nạp giáp là gốc của Tứ Hóa trong Tử Vi Đẩu Số. Như lấy dương nhất cục của Thiên Can chính tinh hóa Lộc mà xem xét, thì có thể thấy sơ sơ được cái ý của nó.
– Càn nạp giáp, khôn nạp ất, chấn nạp canh, tốn nạp tân, cấn nạp bính, đoài nạp đinh, ly nạp nhâm, khảm nạp quý.
Chú giải:
Đây là nói về phép nạp giáp.
Nạp giáp có Tiên Thiên thai dục pháp với Hậu Thiên lưu hành pháp. Huyền không địa lý chính là dùng Hậu Thiên nạp giáp, học giả ngỡ rằng nguyên cớ là 24 Sơn không có Mậu Kỷ, mà không biết là Khảm Ly Nhâm Quý chính là cái tuyệt diệu của trời đất tự nhiên, không ai mạnh hơn cả.
Tử Vi Đẩu Số kiêm dụng cả hai (loại nạp giáp) mà thành ra cái dụng của Lộc Kị.
– Khôn ất tựu tốn tân, tốn tân tựu đoài đinh, đoài đinh tựu khảm quý, khảm quý quy khôn ất. Chấn canh tựu ly nhâm, ly nhâm tựu càn giáp, càn giáp tựu cấn bính, cấn bính quy chấn canh.
Chú giải:
Đây là nói về nguyên lý của Tiên Thiên Bát Quái biến Hậu Thiên Bát Quái.
Biến của dương quái (tức là Dương quái Tiên Thiên chuyển vị thành quái Hậu Thiên), đầu mối quan trọng của nó ở tại Thất Sát. Biến của âm quái, đầu mối then chốt của nó ở tại Phá Quân (vì sao Thất Sát, vì sao Phá Quân? Từ đây có thể thấy được), cho nên hai sao Thất Sát với Phá Quân ở trên mệnh bàn Đẩu Số luôn luôn xung vào 2 sao Phủ Tướng, đều là căn cứ vào cái lý của Quái, cái mà gọi là “Đắc thử tức hiểu Thất Sát ý, minh chi khả giải Phá Quân tình” (Có được nó thì hiểu được tâm nguyện của Thất Sát, sáng tỏ được nó thì có thể giải được tính tình của Phá Quân).
Đoạn này cũng vạch ra nguyên cớ của Đẩu Số Tứ Hóa, phép nạp giáp chính là nguồn cội của Đẩu Số Tứ Hóa, rồi diễn hóa theo Tiên Hậu Thiên.
(Quyết viết:
Tiên thiên Lộc Kỵ, Âm dữ Dương,
Khảm Ly Ký Tế thành lưỡng phương.
Thủy Hỏa tương dịch Mậu Kỷ Môn,
Thiên phiên Địa phúc kiến Cơ Lương.
Điên đảo Càn Khôn tư thành mệnh,
Cát hung đắc triệu Lộc Kỵ chương.
Dục vấn Hóa Quyền cứu hà ý,
Càn Khôn Nhâm Quý huyền cơ tàng).
cái lý trong đó thâm sâu, lại không phải là “phiến ngôn chích ngữ” (chỉ dùng một vài lời) là có thể thấy rõ được.
Riêng cái huyền diệu của Tử Vi Đẩu Số, đa phần là ở tại hệ thống Tứ Hóa của nó, do Phá Quân Thiên Tướng Lộc Kị đạo dẫn đồ, Thập nhị cung Tiên Thiên Lộc Kị lưu chuyển đồ, Tiên Thiên Âm Dương Lộc Kị lai vãng đồ, Càn Khôn điên đảo đồ, Phiên thiên đảo địa đồ, Khảm Ly Ký Tế đồ, Cát hung thành triệu đồ hơn 10 loại bức đồ, có thể chứng tỏ sự khác biệt của Tiên Thiên Lộc Kị với Hậu Thiên Lộc Kị, quá trình diễn hóa của Tiên Hậu Thiên Lộc Kị Quyền tinh chính là nguyên lý của Thập Can Lộc Kị.
– Bắc cực nhất khảm phương, thiên kỷ cửu ly phương, hà bắc tam chấn phương, thất công đoái phương, tứ phụ tốn phương, thiên trù lục kiền phương, hổ bí nhị khôn phương, hoa cái bát cấn phương, ngũ đế cư trung ương.
(Bắc Cực 1 ở phương Khảm, Thiên Kỷ 9 ở phương Ly, Hà Bắc 3 ở phương Chấn, Thất Công 7 ở phương Đoài, Tứ Phụ 4 ở phương Tốn, Thiên Trù 6 ở phương Càn, Hổ Bôn 2 ở phương Khôn, Hoa Cái 8 ở phương Cấn, Ngũ Đế 5 cư ở Trung Ương).
Chú giải:
Đây là nói về phương vị của số Lạc Thư, với Thiên Kỷ, Hà Bắc, Tứ Phụ,… đều là tên sao thời xưa, ý nghĩa của nó với Lạc Thư đồ là không khác nhau.
– Đông bắc tây nam, long quy hổ điểu, tứ tượng thất chính, thành nhập bát túc. Đông phương thương long, giác, kháng, để, phòng, tâm, vĩ, cơ, thất thập ngũ số; bắc phương huyền quy, đẩu, ngưu, nữ, hư, nguy, thất, bích, cửu thập bát số hựu tứ phân chi nhất; tây phương bạch hổ, khuê, lâu, vị, mão, tất, chủy, sâm, bát thập số; nam phương chu điểu, tỉnh, quỷ, liễu, tinh, trương, dực, chẩn, bách thập nhị số.
(Đông Bắc Tây Nam, Long Quy Hổ Điều, là tứ tượng thất chính, tạo thành 28 Tú. Phương Đông có Thanh Long gồm Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, số bảy mươi lăm (75); phương Bắc có Huyền Quy gồm Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, số 98 lẻ 1/4 (98.25); Tây phương có Bạch Hổ gồm Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm, số tám mươi (80); phương Nam có Chu Điểu gồm Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn, số một trăm mười hai (112)).
Chú giải:
Đây là nói về 28 Tú. Vị quan xem Thiên Văn ngày xưa lấy 28 Tú làm Kinh, lấy Ngũ Tinh làm Vĩ, mà đo lường thiên tượng, nhằm chiêm nhân sự. 14 chính tinh của Tử Vi Đẩu Số chính là hóa thân của 28 Tú, mà không phải là ngôi sao thực nào cả, chính là rút ra tính quy luật của của sự đối ứng (tương ứng, phù hợp) của mối quan hệ giữa 28 Tú và Ngũ Tinh, mà hình thành nên “Hư tinh” vậy. Chứ nó với Nam Đẩu lục tinh và Bắc Đẩu thất tinh là không có liên can gì, chỉ mượn cái tên của chúng như thế thôi.
Nam đẩu lục tinh nằm ở phương Bắc chỗ Tú Đẩu của chòm Huyền Vũ và do 6 ngôi sao cấu thành nên, vị quan xem thiên văn xưa gọi là Thiên Phủ, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thiên Cơ, Thiên Đồng cùng với Thiên Khố Lâu, trong số đó thì Tử Vi mượn dùng 5 ngôi.
Bắc đẩu thất tinh là Tham Lang, Văn Khúc, Liêm Trinh, Cự Môn, Vũ Khúc, Phá Quân, Lộc Tồn, trong đó Tử Vi cũng mượn dùng 5 ngôi (chính tinh), ngoài ra thêm Thất Sát, Tử Vi, Nhật Nguyệt là gọi chung bằng 14 chính tinh.
– Nhất tuế nhật nguyệt tương hội thập hữu nhị, viết: tinh kỷ, huyền hiêu, giáng lâu, đại lương, thực trầm, thuần thủ, thuần hỏa, thuần vĩ, thọ tinh, đại hỏa, tích mộc, nhập bát túc liệt yên, ngũ tinh kiến yên.
(Mỗi một năm thì Nhật Nguyệt tương hội 12 lần, viết: tinh kỷ, huyền hiêu, giáng lâu, đại lương, thực trầm, thuần thủ, thuần hỏa, thuần vĩ, thọ tinh, đại hỏa, tích mộc, chỗ của 28 Tú bày ra, nơi Ngũ Tinh được thấy).
Chú giải:
Đây là nói về 12 Thứ, cái gọi là “Nhập bát tú liệt yên, ngũ tinh kiến yên” đó chính là ý nghĩa của Kinh và Vĩ, cho nên Ngũ Tinh còn có tên là “Ngũ Vĩ”. Cùng với đoạn dưới 12 Thần, 12 cung, tương hợp, tức là Thiên Địa Nhân tương giao cảm ứng, cho nên toàn bộ Tượng của Tử Vi đều có thể thể hiện ở trong 12 cung vị tại Địa Bàn.
– Thiên hữu thập nhị thứ, địa hữu thập nhị thần, nhân hữu thập nhị cung.
(Thiên có 12 Thứ, Địa có 12 Thần, Nhân có 12 cung).
Chú giải: xem chú giải ở trên.
– Thiên khai vu tý, địa tịch vu sửu, nhân sinh vu dần. Chu chính kiến tý, ân chính kiến sửu, hạ chính kiến dần.
(Trời mở ở Tý, Đất mở ở Sửu, Người sinh ở Dần.
Chú giải:
Tý Sửu Dần chính là Thiên Địa Nhân tam nguyên (3 cái căn bản đầu tiên) của Đẩu Số, cái lý vô cùng của nó xuất phát từ đây. Cho nên quyển nhị “chương Lý Tượng” viết: “Tý Tham Lang, Sửu Phá Quân, Dần Thất Sát. Thiên Địa Nhân tam tài đủ cả vậy”.
QNB chú: cái đoạn “Chu chính kiến tý, ân chính kiến sửu, hạ chính kiến dần”, theo QNB hiểu thì muốn nói đến việc sử dụng lịch pháp của 3 triều đại, nhà Chu dùng lịch kiến Tý, nhà Ân dùng lịch kiến Sửu, nhà Hạ dùng lịch kiến Dần”.
– Dần thân nhất, mão dậu nhị, thìn tuất tam, tị hợi tứ, tý ngọ ngũ, sửu mùi lục.
(Dần Thân 1, Mão Dậu 2, Thìn Tuất 3, Tị Hợi 4, Tý Ngọ 5, Sửu Mùi 6).
Chú giải:
Đây là nói về lục đạo. Dần cung làm điểm gốc tọa độ, là điểm gốc 0 độ trong hệ tọa độ, cho nên Tử Phủ xuất ở Thân mà nhập ở Dần (tức là khởi điểm nhịp rung động của các Cục trong Tử Vi là Dậu Ngọ Hợi Thìn Sửu Dần, quyển 2 “chương Lý Tượng” có phân tích), nên Dần là 1. Dần Thân, Mão Dậu, Thìn Tuất, Tị Hợi, Tý Ngọ, Sửu Mùi chính là 6 đạo của Cái Thiên quan, theo thứ tự sắp xếp khoảng cách, được âm dương ngũ cục, số giao của chúng cũng đều do 1 đến 6.
– Mão thìn tị ngọ mùi hoàng đạo, dậu tuất hợi tý sửu hắc đạo, kỳ dữ nhật nguyệt hà như tai?
(Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Hoàng Đạo, Dậu Tuất Hợi Tý Sửu Hắc Đạo, cái đó cùng với Nhật Nguyệt như thế nào mới phải?)
Chú giải:
Nguyệt có 9 đạo, Tử Vi chỉ dùng có Hắc đạo Hoàng đạo. Cho nên giảng Nhật Nguyệt, có thuyết Hoàng Đạo Hắc Đạo, cái này thường thấy ở trong các bài phú cổ “Chư tinh vấn đáp luận”.
(Nguồn: sưu tầm)