Cách sắp xếp các loại bát quái
Như chúng ta đã biết qua các bài trước về phép tính Bát San bằng số Lạc:
A) Ngũ hành đồng loại hoặc Tương Sinh
Hợp Số Sinh Thành là Sinh Khí
Cùng Số là Phục Vị
Tổng số (bỏ 10) 5 là Thiên Y
Tổng số 10 là Diên Niên
B ) Ngũ hành tương khắc
Tổng số 1 & 9 là Họa Hại
Tống số 2 & 8 là Tuyệt Mệnh
Tổng số 3 & 7 là Ngũ Quỷ
Tổng số 4 & 6 là Lục Sát
Trong quy tắc Thiên Can Ngũ Hóa
Giáp Kỷ hóa Thổ
Ất Canh hóa Kim,
Bính Tân hóa Thũy
Đinh Nhâm hóa Mộc
Mậu Quý hóa Hỏa
Ta thấy rằng tất cả 5 hóa đều do sự tương tác của ngũ hành tương khắc mà Hóa. Nếu ta sắp 10 Can theo vòng tròn thì ta thấy 5 cặp Giáp-Kỷ, Ất-Canh, Bính-Tân, Đinh-Nhâm, Mậu-Quý, đều ớ vị trí tương xung đối diện với nhau.
Ta lại thấy trong Tiên Thiên Bát Quái, 4 cặp Thiên-Địa, Sơn-Trạch, Lôi-Phong, Thũy-Hỏa đều là tương xung đối diện với nhau, nhưng lại hợp 10.
Tất cả các loại Bát Quái sau đây đều căn cứ theo sự thu nhập, tức nhìn từ ngoài vào trong.
Bát Quái Sinh Khí
[7][6][4]
[8][-][3]
[9][1][2]
——-
6-1, 7-2, 8-3, 9-4 = Sinh Khí
Bát Quái Thiên Y
[9][4][7]
[3][-][2]
[8][1][6]
——-
4-1, 9-6, 3-2, 8-7 = 5 Thiên Y
Bát Quái Họa Hại
[6][1][7]
[9][-][2]
[4][8][3]
——-
1-8, 6-3 = 9
9-2, 4-7 = 1
1, 9 Họa Hại
Bát Quái Ngũ Quỷ
[6][1][8]
[4][-][3]
[9][2][7]
——-
1-2, 6-7 = 3
4-3, 9-8 = 7
3, 7 Ngũ Quỷ
Bát Quái Tuyệt Mạng
[6][1][8]
[9][-][3]
[4][7][2]
——-
1-7, 6-2 = 8
9-3, 4-8 = 2
2, 8 Tuyệt Mạng
Bác Quái Lục Sát
[9][4][8]
[1][-][3]
[6][2][7]
——-
4-2, 9-7 = 6
1-3, 6-8 = 4
4, 6 Lục Sát
(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)